Qua quá trình thực tập tại Nhà máy em thấy công tác tổ chức Kế toán quản trị chi phí và giá thành nói riêng cũng như công tác Kế toán quản trị nói chung chưa được chú trọng. Để phục vụ cho mục đích quản trị của Nhà máy cần phải tổ chức tốt hơn công tác Kế toán quản trị. Sau đây em xin đưa ra một số ý kiến để tổ chức công tác Kế toán quản trị cũng như Kế toán quản trị chi phí và giá thành của Nhà máy được tốt hơn:
- Nhà máy cần đào tạo một số nhân viên Kế toán có kiến thức về Kế toán quản trị.
- Cần phải tổ chức lại bộ máy Kế toán để phù hợp với việc tổ chức, xây dựng mô hình Kế toán quản trị trong Nhà máy.
- Để thông tin Kế toán được tập hợp và cung cấp nhanh hơn phục vụ kịp thời cho các yêu cầu của nhà quản lý thì Nhà máy nên đầu tư vi tính hoá cho công tác Kế toán.
- Để có thể tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh được tốt thì phải xây dựng các tiêu chuẩn về các khoản mục chi phí. Điều này cũng giúp cho việc phân tích chi phí và giá thành của Kế toán quản trị chi phí và giá thành được dễ dàng hơn.
- Để hạch toán chi phí và giá thành đúng nguyên tắc thì phải xây dựng các tiêu thức phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cũng như chi phí sản xuất chung phù hợp với tình hình của Nhà máy ( phải chọn căn cứ phân bổ cho phù hợp)
- Để thực hiện tốt việc tổ chức Kế toán quản trị chi phí và giá thành được tốt thì phải tiến hành phân loại chi phí trên hệ thống Tài khoản Kế toán thành biến phí và định phí. Ngoài ra tuỳ theo yêu cầu của nhà quản lý mà nên phân loại chi phí theo những tiêu thức khác nhau. Khi báo cáo các thông tin phục vụ cho các chức năng của nhà quản trị thì cần phải thiết kế các Báo cáo quản trị cho phù hợp, không nên chỉ sử dụng các Báo cáo Tài chính.
79 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1839 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện tổ chức Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Nhà máy COSEVCO 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
41.599.029
…
297.135.931
…
41.599.029
…
Cộng số phát sinh
Số dư cuối kỳ
338.734.960 4.428.684
Căn cứ chứng từ phát sinh Kế toán lập bảng tổng hợp chi phí nhân công phát sinh trong kỳ và đối chiếu với sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp
Bảng số 8: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP QUÝ IV/2006
TT
Công đoạn sản xuất
Tiền lương
KPCĐ
BHXH
BHYT
Tổng
1
Bột liệu
297.135.931
5.942.718
29.713.592
5.942.719
338.734.960
2
Klinker
178.905.768
3.578.115
17.890.577
3.578.116
203.952.576
3
Ximăng bột
45.475.494
909.509
4.547.549
909.511
51.842.063
4
Ximăng bao
42.051.024
841.020
4.205.102
841.021
47.938.167
Cộng
563.568.217
11.271.362
56.356.820
11.271.367
642.467.766
Sau đó Kế toán đối chiếu với Sổ cái tài khoản chi phí nhân công trực tiếp được mở chi tiết cho từng phân xưởng theo từng công đoạn sản xuất.
Nhận xét: Quy trình kế toán chi phí nhân công trực tiếp tại Nhà máy tương đối tốt. Tuy nhiên khi ghi “ Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp” thì nên chia chi phí các khoản trích theo lương ra thành các khoản nhỏ là BHXH, BHYT và KPCĐ như vậy sẽ kiểm soát chi phí tiền lương tốt hơn.
1.5. Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung tại Nhà máy bao gồm các loại chi phí:
Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm các khoản: tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng. Tiền lương Nhân viên phân xưởng được tính trên căn cứ vào đơn giá tiền lương của cán bộ trực tiếp điều hành sản xuất.
ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG CÁN BỘ TRỰC TIẾP ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT
Nội dung
PX Liệu
PX Lò
PX Thành phẩm
Quản đốc
Thống kê
Quản đốc
Thống kê
Quản đốc
Thốngkê
Hệ số lương cơ bản
Hệ số chỉ đạo trực tiếp
Hệ số chức danh
Hệ số SP hoàn thành
Hệ số quản lý lao động
Hệ số xếp loại lao động
A=1,2; B= 1,0; C= 0,8
2,02
1,3
1,8
1,0
1,15
1,78
1,2
1,7
1,0
1,0
2,26
1,1
1,8
1,0
1,1
1,78
1,1
1,7
1,0
1,0
2,3
1,1
1,8
1,0
1.1
1,58
1,1
1,7
1,0
1,0
Lương nhân viên phân xưởng sẽ tính bằng cách lấy lương cơ bản nhân với hệ số.
Ví dụ: Lương của quản đốc phân xưởng bột liệu được tính như sau:
350.000 x 2,02 x 1,3 x 1,8 x 1,0 x 1,15 x 1,2 = 2.283.044 đồng
Các khoản trích theo lương được tính theo tỷ lệ quy định: 6% người lao động phải chịu và 19% Nhà máy chịu. Trong 19% có: 15% BHXH tính trên tổng tiền lương cơ bản, 2% BHYT tính trên tổng tiền lương cơ bản, 2% KPCĐ tính trên tổng lương thực tế.
- Chi phí nguyên vật liệu phục vụ sản xuất Nguyên vật liệu phục vụ phân xưởng bao gồm các loại như xăng, dầu, mỡ, củi,... và các phụ tùng thay thế phục vụ các phân xưởng.
- Chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng trực tiếp Các công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất gồm có: Các loại bảo hộ lao động, xe ba gông khuôn đúc, cờ lê, dây cu roa, cánh quạt bơm nước, tín lọc bụi,…Căn cứ vào giá trị xuất dùng thực tế, Kế toán phân bổ dần giá trị công cụ - dụng cụ vào chi phí sản xuất cho từng kỳ hạch toán tuỳ theo số kỳ phân bổ.
- Chi phí khấu hao TSCĐ tại Nhà máy TSCĐ được khấu hao theo phương pháp đường thẳng căn cứ vào QĐ 206 ngày 12/12/2006. Tỷ lệ khấu hao tuỳ theo thời gian hữu dụng của mỗi tài sản. Việc tính khấu hao được thực hiện trên “Bảng trích khấu hao TSCĐ” của Nhà máy do Kế toán tổng hợp và TSCĐ lập.
Bảng số 9: BẢNG TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ SẢN XUẤT QUÝ IV-2006
TT
Tên Tài sản
Nguyên giá
Khấu hao quý IV/2006
Luỹ kế đến 31/12/2006
GTCL đến 31/12/2006
1
2
3.
…
Xilô Nguyên liệu
Xilô Klinker
Xilô Ximăng
….
2.809.317
2.151.054
2.175.266
….
87.791,156
67.220,438
67.977,063
….
190.120,406
604.983,938
611.793,563
….
2.619.196,594
1.546.070,062
1.563.472,437
…..
Cộng
1.756.621,818
Đơn vị tính:1000 đồng
- Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm các chi phí như: chi phí điện sản xuất, điện thoại, nước, chi phí thuê gia công sửa chữa, chi phí hợp chuẩn chất lượng sản phẩm,…
- Chi phí bằng tiền khác: ngoài các khoản chi phí kể trên thì tại Nhà máy còn phát sinh một số chi phí bằng tiền khác như: chi phí nấu nước cho các nhân viên phân xưởng, tiền vận chuyển đất,…
Tài khoản sử dụng: TK627: Chi phí sản xuất chung. Tại Nhà máy, TK này có 6 tài khoản chi tiết.:
+ TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
+ TK 6272: Chi phí nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
+ TK 6273: Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất
+ TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
+ TK 6277: Chi phídịch vụ mua ngoài
+ TK 6278: Chi phí bằng tiền khác
Chứng từ sử dụng:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: Bảng thanh toán tiền lương nhân viên phân xưởng
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Bảng trích khấu hao TSCĐ
+ Chi phí nguyên vật liệu và chi phí công cụ dụng cụ: Phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác: Phiếu chi, Hóa đơn GTGT…
Quy trình kế toán chi phí sản xuất chung: Khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì Kế toán các phần hành liên quan sẽ ghi vào các sổ chi tiết tương ứng trên cơ sở các chứng từ gốc phát sinh. Đến cuối kỳ thì căn cứ vào các Bảng tổng hợp các loại chi phí ( “Bảng trích khấu hao TSCĐ”, các bảng phụ lục số 1 đến số 5 ) từ các phần hành báo cáo lên Kế toán tổng hợp sẽ tập hợp chi phí sản xuất chung toàn Nhà máy, đồng thời tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng công đoạn sản xuất.
Bảng số 10:
BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG QUÝ IV NĂM 2006
Đơn vị tính:đồng
TT
Khoản mục chi phí
Số tiền
1
2
3
4
5
6
Chi phí nhân viên phân xưởng
Chi phí khấu hao tài sản cố định
Chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất
Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí nhân bằng tiền khác
49.740.251
1.756.621.818
172.936.995
19.108.980
2.456.578.655
29.592.200
Tổng
4.484.578.899
* Phân bổ chi phí sản xuất chung
Sau khi tập hợp các loại chi phí Kế toán tổng hợp sẽ tiến hành tập hợp chi phí sản xuất. Để tập hợp chi phí sản xuất Kế toán phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức quy định của Nhà máy cho từng công đoạn sản xuất. Căn cứ vào định mức giá thành về các khoản mục chi phí sản xuất chung phục vụ sản xuất ở từng công đoạn sản xuất Nhà máy đã xây dựng hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng công đoạn sản xuất như sau:
Công đoạn sản xuấtBột liệu: 0,8960
Công đoạn sản xuất Klinker: 0,5015
Công đoạn sản xuất Ximăng bột: 0,7043
Công đoạn sản xuất Ximăng bao: 0,1000
Căn cứ vào hệ số phân bổ và tổng chi phí sản xuất chung của toàn Nhà máy Kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng và lập Bảng chi tiết phân bổ chi phí sản xuất chung như sau:
Tổng
1.824.953.534
1.021.444.417
1.434.503.096
203.677.850
4.484.578.897
CP bằng tiền
12.042.243
6.740.162
9.465.795
1.344.001
29.592.200
CP DV mua ngoài
999.679.569
559.530.473
785.797.233
11.571.381
2.456.578.655
CP KH TSCĐ
714.839.290
400.102.571
561.898.786
79.781.171
1.756.621.818
CP CC-DC
7.776.204
4.352.427
6.112.478
867.880
19.108.980
CP NVL
70,374.942
39.389.546
55.318.161
7.854.347
172.936.995
CP nhân viên PX
20.241.287
11.329.247
15.910.645
2.259.072
49.740.251
Hệ số phân bổ
0,896
0,5015
0,7043
0,1000
2,2018
Công đoạn
Bột liệu
Klin ker
Ximăng bột
Ximăng bao
Tổng
Bảng số 11: BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG QUÝ IV/ 2006
Nhận xét: Quy trình kế toán chi phí sản xuất chung tại Nhà máy chưa được tốt. Các chi phí sản xuất chung phát sinh từ các phân xưởng nên có thể tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng. Riêng chi phí khấu hao tài sản cố định Nhà máy cần tính riêng cho từng phân xưởng và tách riêng phần khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất và phần khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động khác. Nhà máy chưa mở “Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng”. Có thể thấy nhu cầu tổ chức Kế toán quản trị tại Nhà máy là chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý.
* Tập hợp chi phí sản xuất
Sau khi tập hợp các loại chi phí và tính chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng thì chi phí sản xuất của các công đoạn sản xuất được tập hợp như sau:
Bảng số 12 :BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT QUÝ IV NĂM 2006
Khoản mục chi phí
Bột liệu
Klinker
Ximăng bột
Ximăng bao
CP NVLTT
CP NCTT
CP SXC
3.711.085.571
338.734.960
1.824.953.534
203.952.576
1.021.444.417
425.027.988
51.824.063
1.434.503.096
1.191.453.120
47.938.167
203.677.850
Tổng
5.874.776.065
1.114.078.797
1.911.373.147
1.443.069.137
2.Tính giá thành sản phẩm
2..1. Đối tượng tính giá thành
Nhà máy COSEVCO 11 sản xuất liên tục theo một chu trình khép kín. Từ lúc nguyên liệu được đưa vào sản xuất đến khi hoàn thành, sản phẩm đi qua nhiều công đoạn chế biến khác nhau, bán thành phẩm công đoạn này là đối tượng chế biến của công đoạn tiếp theo. Do đó đối tượng tính giá thành là các bán thành phẩm của các công đoạn và thành phẩm của công đoạn cuối cùng. Giá thành tại Nhà máy được tính theo quý để phù hợp với việc lập Báo cáo Tài chính.
2.2. Phương pháp tính giá thành
Từ tình hình thực tế quá trình sản xuất tại Nhà máy nên phương pháp tính giá thành được áp dụng tại Nhà máy là phương pháp tính giá thành phân bước theo từng công đoạn sản xuất. Để tính giá thành thì sau khi tập hợp các chi phí phát sinh Kế toán phải tập hợp các chi phí dở dang có ở đầu kỳ và cuối kỳ của tùng công đoạn sản xuất. Việc tập hợp chi phí dở dang được căn cứ vào biên bản đánh giá sản phẩm dở dang của Hội đồng kiểm kê của Nhà máy. Để đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ thì hội đồng kiểm kê sẽ đo lương kết quả thực tế trên các Xilô bán thành phẩm và tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang từng loại một cách chi tiết.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm áp dụng tại Nhà máy tính như sau:
Giá thành bán thành phẩm Bột liệu =Chi phí dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ - Chi phí dở dang cuối kỳ
Giá thành bán thành phẩm Klinker = Chi phí dở dang đầu kỳ + Tổng giá thành bán thành phẩm Bột liệu chuyển qua +Chi phí phát sinh trong kỳ - Chi phí dở dang cuối kỳ
Giá thành bán thành phẩmXimăng bột = Chi phí dở dang đầu kỳ + Tổng giá thành bán thành phẩm bước 2 chuyển qua +Chi phí phát sinh trong kỳ - Chi phí dở dang cuối kỳ
Giá thành thành phẩm Ximăng bao = Chi phí dở dang đầu kỳ +Tổng giá thành bán thành phẩm bước 3 chuyển qua +Chi phí phát sinh trong kỳ - Chi phí dở dang cuối kỳ
Khi tính giá thành Kế toán tiến hành lập Bảng tính giá thành cho các sản phẩm của từng công đoạn sản xuất như sau:
Bảng số 13:BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH BÁN THÀNH PHẨM BỘT LIỆU QUÝ IV NĂM 2006
ĐVT: đồng
Giá thànhđơn vị
93.336
8.519
45.898
147.753
Bảng số14: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH BÁN THÀNH PHẨM KLINKER QUÝ IV NĂM 2006
ĐVT: đồng
Giá thành đơn vị Z2
167.978
24.583
128.952
321.509
Tổng giá thành Z1
3.702.060.220
337.910.992
1.820.514.494
5.860.485.706
Tổng giá thành Z2
3.627.755.343
530.907.708
2.784.911.739
6.943.574.791
CP Dở dang cuối kỳ
336.656.947
49.638.280
258.466.572
644.761.798
CP Dở dang dang cuối kỳ
69.629.586
4.428.684
23.859.784
97.918.054
CP Phát sinh trong kỳ
0
203.952.576
1.021.444.417
1.114.078.797
CP Phát sinh trong kỳ
3.711.088.950
338.734.960
1.824.953.534
5.874.777.444
Tổng Z2 chuyển sang
3.702.060.220
337.910.992
1.820.514.494
5.860.485.706
CP Dở dang đầu kỳ
60.600.856
3.604.716
19.420.744
83.626.316
Số lượng: 39664 tấn
Số lượng: 21.597 tấn
CP Dở dang đầu kỳ
262.352.070
38.628.420
201.419.400
502.453.890
Khoản mục chi phí
Chi phí NVLTT
Chi phí NCTT
Chi phí SXC
Cộng
Khoản mục chi phí
Chi phí NVLTT
Chi phí NCTT
Chi phí SXC
Cộng
Bảng số15: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH BÁN THÀNH PHẨM XIMĂNG BỘT QUÝ IV NĂM 2006
ĐVT: đồng
Giá thànhđơn vị Z3
156.464
22.372
162.896
341.731
Bảng số16: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH THÀNH PHẨM XIMĂNG BAO QUÝ IV NĂM 2006
ĐVT: đồng
Giá thành đơn vị Z4
203.215
24.253
170.888
398.355
Tổng giá thành Z4
5.178.922.012
618.077.209
4.355.071.231
10.152.088.453
Tổng giá thành Z3
3.987.486.892
570.139.042
4.151.393.381
8.709.019.133
CP Dở dang cuối kỳ
0
0
0
0
CP dở dang cuối kỳ
244.028.252
47.129.149
254.211.564
545.368.965
CP Phát sinh trong kỳ
1.191.453.120
47.938.167
203.677.850
1.4443.069.137
Phát sinh trong kỳ
425.027.988
51.842.063
1.434.503.096
1.911.373.147
Tổng Z3chuyển sang
3.987.486.892
570.139.042
4.151.393.381
8.709.019.316
Tổng Z2 chuyển sang
3.627.755.343
530.907.708
2.784.911.739
6.943.574.791
Số lượng: 25.485 tấn
Số lượng: 25.485 tấn
CP Dở dang đầu kỳ
0
0
0
0
CPDở dangđầu kỳ
178.731.630
34.518.420
186.190.110
399.440.160
Khoản mục chi phí
Chi phí NVLTT
Chi phí NCTT
Chi phí SXC
Cộng
Khoản mục chi phí
Chi phí NVLTT
Chi phí NCTT
Chi phí SXC
Cộng
3. Xây dựng chi phí định mức
Tại Nhà máy công tác xây dựng Chi phí định mức được xây dựng trên cơ sở định mức thực tế của năm trước. Đối với định mức chi phí nguyên vật liệu thì được xây dựng theo hai tiêu thức lượng định mức và giá định mức. Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được xây dựng theo giá định mức. Các chi phí được xây dựng cho từng công đoạn sản xuất.
Bảng số 17: BẢNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
CHO BÁN THÀNH PHẨM BỘT LIỆU
Tên NVL
ĐVT
Khối lượng
Đơn giá
Chi phí
1.Đá hộc
2.Đất đỏ
3.Than cám
4. Đá phụ gia
đ/kg
đ/kg
đ/kg
đ/kg
710 kg
130 kg
45 kg
130 kg
37,5đ
11,5 đ
35 đ
465 đ
26.625
1.495
1.575
60.450
Cộng
90.145
sau khi tính toán, định mức chi phí của từng công đoạn sản xuất sẽ được tập hợp trên “ Thẻ định mức chi phí” như sau:
Bảng số 18: THẺ ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CHO SẢN PHẨM XIMĂNG
Khoản mục chi phí
CĐ Bột liệu
CĐ Klinker
CĐXimăng bột
CĐXimăng bao
1. CP NVLTT
2. CP NCTT
3. CP SXC
90.145
8.582
46.438
169.259
24.956
129.948
158.873
36.683
165.502
205.673
32.566
8.000
Cộng
145.165
324.164
355.058
246.239
Như vậy với tình hình như hiện nay tại Nhà máy việc không lập định mức về lượng của chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thì không thể đáp ứng được yêu cầu quản lý của các nhà quản trị trong Nhà máy.
Trong khi nếu vận dụng kế toán quản trị, kế toán sẽ lập được bảng dự toán chi phí sản xuất kinh doanh; từ chi phí dự toán sẽ tính ra được giá thành sản phẩm; đồng thời qua việc lập dự toán các nhà quản lý sẽ dự trù được những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện sản xuất. Nhờ đó công ty sẽ tránh được tình thế bị động trong quá trình thực hiện sản xuất và sẽ đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn.
4.Phân tích biến động chi phí.
Tại Nhà máy việc phân tích chi phí phục vụ cho các quyết định quản trị chưa thực
sự được quan tâm. Nhà máy chỉ lập bảng so sánh giữa kết quả thực hiện và chỉ tiêu kế hoạch cho các khoản mục giá thành.
Bảng số 19: BẢNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH
QUÝ IV NĂM 2006
ĐVT: đồng
Khoản mục giá thành
Kế hoạch
Thực hiện
Tỷ lệ đạt
1.Chi phí NVLTT
2.Chi phí NCTT
3.Chi phí SXC
3.613.466.500
340.381.592
1.820.178.426
3.702.060.220
337.910.992
1.820.514.494
102,45%
99,27%
100,02%
Cộng
5.774.026.518
5.860.485.706
101,50%
Như vậy với việc lập Bảng đánh giá như trên thì Nhà máy chỉ đánh giá được tình hình thực hiện kế hoạch giá thành có đạt hay không, việc tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện sẽ không làm được. Do đó muốn tìm hiểu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch giá thành thì phải tiến hành phân tích các khoản mục chi phí.
5. Công tác lập Báo cáo Kế toán quản trị tại Nhà máy
Tại Nhà máy công tác Kế toán quản trị chưa được chú trọng nên việc lập các Báo cáo quản trị rất ít được thực hiện. Nhà máy chỉ sử dụng phần đa các Báo cáo tài chính cho mục đích quản trị, trong một số trường hợp các Báo cáo được thiết kế dựa trên các sổ sách của Kế toán tài chính liên quan như: bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( bảng số 2 và số 3 ), bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp (bảng số 8 ), bảng tổng hợp chi phí sản xuất ( bảng số 12), bảng tính giá thành ( bảng số 13 đến bảng số 16 ), thẻ định mức chi phí ( bảng số 18 )…
Như vậy Nhà máy nên chú trọng hơn việc thực hiện Kế toán quản trị nói chung và lập các báo cáo quản trị nói riêng để Nhà quản lý của Nhà máy có thể có được những thông tin chi tiết, cụ thể về hoạt động sản xuất của Nhà máy, từ đó có những quyết định đúng đắn cho hoạt động sản xuất của Nhà máy.
PHẦN III: HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
VÀ GIÁ THÀNH TẠI NHÀ MÁY COSEVCO 11
A- MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN
KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TẠI NHÀ MÁY.
I- VIỆC TỔ CHỨC VÀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TẠI NHÀ MÁY
I.1. Ưu điểm
Việc xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý tại Nhà máy được xây dựng hợp lý và được tinh giảm một cách gọn nhẹ để có thể đạt được hiệu quả cao. Chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận, phòng ban đã được quy định và phân quyền một cách rõ ràng trong quy chế điều hành sản xuất. Chính vì vậy đã khắc phục được các công việc chồng chéo lên nhau giữa các phòng ban và các phần hành, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong các phòng ban và trưởng các phòng ban phải có trách nhiệm đối với người lãnh đạo cao nhất là Giám đốc Nhà máy. Ngoài ra, dựa vào quy chế điều hành hoạt động sản xuất được quy định chung, một hệ thống quy chế điều hành sản xuất sẽ được xây dựng tại Nhà máy nhằm phân công quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong Nhà máy, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ máy quản lý tại các phòng ban hoạt động có hiệu quả.
Về công tác kế toán:
- Với quy mô và đặc điểm sản xuất của Nhà máy tổ chức và công tác kế toán được thực hiện khá khoa học và hợp lý. Công tác kế toán được thực hiện theo đúng chế độ kế toán của Nhà nước và Công ty quy định. Hệ thống chứng từ của Nhà máy đuợc tổ chức hợp lệ, hợp pháp. Nhà máy thực hiện tương đói tốt công tác kế toán từ việc kiểm tra chứng từ tới việc phản ánh ghi chép vào các sổ kế toán chi tiết và tổng hợp.
Với việc đưa vi tính vào trong công tác Kế toán đã làm cho khối lượng công việc được giảm nhẹ đáng kể mà vẫn đảm bảo tính chính xác, kịp thời của các số liệu. Phương pháp kế toán Nhà máy sử dụng là phương pháp KKTX phù hợp với tình hình của Nhà máy.
- Việc hạch toán chi phí và giá thành được thực hiện rõ ràng theo từng công đoạn sản xuất theo từng phân xưởng. Hệ thống tài khoản chi phí và giá thành được xây dựng đầy đủ, chi tiết theo từng công đoạn sản xuất đáp ứng được yêu cầu hạch toán chi phí tại Nhà máy. Hệ thống sổ sách theo dõi kịp thời, cụ thể, rõ ràng về toàn bộ chi phí phát sinh tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát chi phí. Ở một chừng mực nào đó Nhà máy công tác Kế toán chi phí và giá thành đã đáp ứng được yêu cầu quản lý mà Nhà máy đặt ra nên đã góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo hoạt động sản xuất của Nhà máy đạt hiệu quả cao.
I.2.Nhược điểm
Bên cạnh các mặt đạt được thì tại Nhà máy còn có một số tồn tại như sau:
- Đối với hình thức Nhật ký chung Nhà máy không mở “Sổ Nhật ký đặc biệt” cho từng bộ phận sản xuất, từng phần hành kế toán như “ Sổ Nhật ký thu tiền mặt”, “ Sổ Nhật ký mua hàng”,… điều đó gây khó khăn cho công tác quản lý, đối chiếu.
- Nhà máy chưa thực hiện các khoản chi phí trích trước cho việc sửa chữa lớn tài sản cố định.
- Tại Nhà máy hiện nay chưa có hệ thống quản lý chi phí và giá thành riêng để có thể cung cấp các thông tin về lĩnh vực này mặc dầu đây là vấn đề quan trọng đối với Nhà máy. Các chi phí chưa được phân loại theo cách ứng xử nên khó có thể thực hiện phân tích và đánh giá tình hình biến động chi phí.
- Kỳ tính giá thành tại Nhà máy tương đối dài nên không thể phản ánh chính xác thực trạng giá thành vào thời điểm bất kỳ, gây khó khăn trong việc điều chỉnh các biện pháp hạ giá thành sản phẩm.
- Việc theo dõi tình hình sản phẩm hỏng chưa được thực hiện nên không phản ánh các chi phí về sản phẩm hỏng một cách chính xác nên tập hợp chi phí sản xuất không chính xác vì cần loại trừ chi phí sản phẩm hỏng. Các nhà quản lý Nhà máy không thể nắm hết các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất hỏng để đề ra biện pháp khắc phục triệt để.
- Việc thiết kế các báo cáo Kế toán để phục vụ cho mục đích quản trị tại Nhà máy còn rất ít.
- Về công tác kiểm soát chi phí tại Nhà máy chưa quan tâm đến tình hình thực hiện các chi phí như thế nào, chưa so sánh, phân tích tìm nguyên nhân gây ra sự tăng cao, thất thoát chi phí nguyên vật liệu và có biện pháp để điều chỉnh kịp thời. Công tác tổ chức thu mua nguyên vật liệu chưa kịp thời, khi nguyên vật mua về thường không lập biên bản kiểm nghiệm để đánh giá chất lượng và số lượng. Nguyên vật liệu trong kho không bảo quản chặt chẽ. Đối với chi phí nhân công trực tiếp thì việc chấm công tại Nhà máy chỉ mang tính chấp hành mà chưa đi sát với thực tế như nhân viên buổi sáng đi làm nhưng giữa buổi có thể đi làm việc riêng, cuối giờ lại quay lại vẫn được chấm công đầy đủ…Đối với chi phí sản xuất chung Nhà máy chưa đi vào đánh giá, phân tích chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh so với kế hoạch nên cũng không phát hiện nhân tố ảnh hưởng để có biện pháp điều chỉnh thích hợp.
II-NHẬN XÉT KẾ HOẠCH LẬP CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY.
1.Ưu điểm
- Nhìn chung, hiện nay Nhà máy cũng đã xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu, tiêu hao nguyên vật liệu cho từng sản phẩm theo từng công đoạn. Đối với định mức này, Nhà máy đã xây dựng theo thực tế kỳ trước nên phần nào đó sát với thực tế.
Tuy định mức chi phí nhân công trực tiếp Nhà máy vẫn chưa xây dựng theo số giờ công lao động nhưng Nhà máy đã xây dựng bảng đơn giá chi phí nhân công trực tiếp theo khối lượng hoàn thành của từng công đoạn sản xuất sản phẩm. Chính việc này đã khuyến khích công nhân làm việc, hạn chế thời gian chết, qua đó giúp Nhà máy hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của Nhà máy trên thị trường.
2.Nhược điểm:
Trong công tác lập kế hoạch chi phí sản xuất Nhà máy vẫn chưa lập các dự toán chi phí sản xuất phục vụ cho việc thực hiện sản xuất như các dự toán: dự toán tồn kho thành phẩm, dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp và dự toán chi phí sản xuất chung.
Bên cạnh đó, đối với chi phí nhân công trực tiếp do Nhà máy cũng chưa lập dự toán mà chỉ xây dựng đơn giá theo khối lượng hoàn thành, điều này cũng làm phát sinh nhiều hạn chế, đó là người lao động chỉ chạy đua theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Trong khi với điều kiện cạnh tranh như hiện nay, nếu chất lượng sản phẩm không được quan tâm thì chắc chắn Nhà máy rất dễ mất chỗ đứng trên thị trường.
Nhà máy chưa tổ chức việc phân tích chi phí và giá thành một cách cụ thể, chi tiết để xem xét chi phí bỏ ra có phù hợp và đúng với thực tế tình hình sản xuất của Nhà máy hay không nên việc lập kế hoạch chi phí chưa được phù hợp.
Riêng đối với định mức chi phí, cần phải hội đủ hai yếu tố đó là định mức về lượng và định mức về giá thì mới đánh giá được hết tình hình thực tế chi phí của Nhà máy. Vì vậy Nhà máy nên xây dựng định mức về lượng đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Ngoài việc lập dự toán chi phí sản xuất, Nhà máy cũng nên tiến hành lập dự toán tồn kho sản phẩm, điều này sẽ giúp Nhà máy rút ngắn thời gian khi thực hiện sản xuất góp phần tăng số lượng sản phẩm sản xuất và tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ.
III – TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TẠI NHÀ MÁY COSEVCO 11
1.Tập hợp và tổ chức hệ thống cơ sở dữ liệu cho công tác Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Nhà máy
Để quá trình vận dụng kế toán quản trị có hiệu quả ở Nhà máy, nhất thiết phải sử dụng triệt để các thông tin của kế toán tài chính, dựa trên các chế độ chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính kế toán, nhất là các chế độ hướng dẫn cùng với các phương pháp riêng có của kế toán quản trị và nhu cầu thông tin đòi hỏi làm cơ sở để xử lý, định hướng lập báo cáo và truyền đạt cho từng nhu cầu của người cần có thông tin.
Để có thể tổ chức tốt kế toán quản trị, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ kế toán quản trị với kế toán tài chính trong bộ máy kế toán, trong cùng một quá trình xử lý thông tin và trên cùng một hệ thống kế toán thống nhất. Thông tin về chi phí tại các bộ phận rất quan trọng đối với các nhà quản trị, Kế toán tài chính và Kế toán quản trị đều có chung một điểm xuất phát, cùng sử dụng một nguồn thông tin đầu vào. Do đó việc xử lý thông tin Kế toán nói chung hay Kế toán tài chính nói riêng cho Kế toán quản trị cần được xác Nhà máy xác lập. Dựa vào những thông tin đó, nhà quản trị sẽ đưa ra quyết định hoặc xây dựng mức khoán hợp lý dựa trên số liệu được thu thập qua nhiều kỳ. Việc tổ chức, sắp xếp hệ thống dữ liệu về chi phí một cách khoa học để đưa ra thông tin một cách nhanh chóng và chính xác, đáp ứng yêu cầu của nhà quản trị là rất quan trọng. Bên cạnh đó còn giúp cho người thực hiện hoàn thành công việc được giao. Vì vậy Nhà máy cần phải tổ chức một hệ thống dữ liệu để quản lý chi phí sản xuất tại các phân xưởng một cách khoa học và hợp lý, mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng. Các loại chi phí trong hệ thống Tài khoản cần được phân loại thành biến phí và định phí để lập các Báo cáo quản trị phù hợp. Cơ sở dữ liệu tập hợp chi phí phải có tính linh hoạt và có ích cho Kế toán, phù hợp với vấn đề giải quyết ngay của Nhà máy.
Toàn bộ hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc quản trị chi phí và tính giá thành tại Nhà máy có thể thể hiện qua sơ đồ sau:
Kế toán vật tư và thành phẩm
-Phiếu xuất kho
- Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung
-Bảng tính giá thành sản phẩm
Phòng kế hoạch
-Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
-Lập kế hoạch giá thành
-
Các phần hành khác
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng khấu hao TSCĐ
Kế toán quản trị
Phân loại chi phí theo cách ứng xử
Xây dựng tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung và tiến hành phân bổ theo từng công đoạn sản xuất.
- Phân tích biến động chi phí
Bảng tổng hợp chi phí sản xuất
Bảng tính giá thành sản phẩm
2.Hoàn thiện định mức chi phí
Hiện nay tại Nhà máy chỉ xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo hai tiêu thức lượng và giá. Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung chưa được xây dựng theo tiêu thức lượng định mức, vì thế cần phải xây dựng lại định mức cho hai loại chi phí này. Việc xây dựng định mức chi phí chỉ dựa vào tình hình thực tế của năm trước nên định mức năm nay sẽ không phù hợp nếu thực tế có sự thay đổi. Muốn xây dựng định mức phù hợp thì không những dựa vào thực tế năm trước mà còn phải dựa vào các thông số kĩ thuật sẽ áp dụng trong sản xuất năm nay do bên kĩ thuật cung cấp cùng với bản kế hoạch hoạt động cuả năm nay.
Để xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp thì Nhà máy nên tiến hành tính đơn giá cho một giờ công lao động trực tiếp và định mức thời gian cho một đơn vị sản phẩm cho từng công đoạn sản xuất. Đơn giá cho một giờ công trực tiếp sẽ bao gồm tiền lương cơ bản của một giờ công, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương tương ứng. Vì ở mỗi công đoạn sản xuất tiền lương của mỗi công nhân khác nhau nên đơn giá một giờ công lao động trực tiếp sẽ phải tính bình quân tiền lương của công nhân sản xuất công đoạn đó. Đối với định mức thời gian cho một đơn vị sản phẩm: do thực tế tại Nhà máy mọi hoạt động sản xuất đều được vận hành bằng máy nên Nhà máy có thể xây dựng định mức thời gian cho một đơn vị sản phẩm theo từng công đoạn sản xuất như sau:
- Thời gian đứng máy: 2,7 giờ
- Thời gian giải lao và các nhu cầu cá nhân: 0,2 giờ
- Thời gian di chuyển: 0,2 giờ
- Thời gian lau chùi và chết máy: 0,3 giờ
Định mức thời gian cho một đơn vị sản phẩm: 3,4 giờ
Đơn giá cho một giờ công lao động là 2.524 đồng/giờ
Định mức chi phí nhân công trực tiếp= Định mức đơn giá giờ công x Định mức thời gian cho một đơn vị sản phẩm = 2.524 đồng/giờ x 3,5giờ = 8.582 đồng
Đối với chi phí sản xuất chung để thuận tiện cho việc phân tích chi phí sau này thì nên xây dựng định mức biến phí sản xuất chung và định mức định phí sản xuất chung riêng.
Đối với định mức biến phí sản xuất chung bao gồm định mức giá và định mức
lượng. Định mức giá là chi phí bỏ ra, định mức lượng là số giờ máy hoạt động hoặc số thời gian để tạo ra một sản phẩm.
Định mức định phí sản xuất chung cũng được xây dựng như biến phí sản xuất chung.
Giả sử theo kế hoạch đơn giá biến phí sản xuất chung là 3.408 đồng / giờ, đơn giá định phí sản xuất chung là 10.250 đồng / giờ. Tổng số giờ máy hoạt động là 3,4 giờ cho một đơn vị sản phẩm. Ta có định mức về các chi phí sản xuất chung như sau:
Định mức biến phí sản xuất chung: 3, 4giờ x 3.408 đồng / giờ = 11.588 đồng
Định mức định phí sản xuất chung: 3, 4giờ x 10.250 đồng / giờ = 34.850đồng
Sau khi xây dựng các định mức chi phí ta tập hợp vào “Thẻ định mức chi phí” cho từng công đoạn sản xuất như sau
Bảng số 20: THẺ ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT
BỘT LIỆU
Các khoản mục chi phí
ĐVT
Định mức
lượng
Định mức
giá
Chi phí
định mức
1.CP NVLTT
- Đá hộc
- Đất đỏ
- Than cám
- Phụ gia
2. CP NCTT
3. CPSXC
- Biến phí SXC
- Định phí SXC
đ/ kg
đ/ kg
đ/ kg
đ/ kg
đ/giờ
đ/giờ
đ/giờ
đ/giờ
710 kg
130 kg
130 kg
45 kg
3,4 giờ
3,4 giờ
3,4 giờ
3,4 giờ
37,500 đ
11,500 đ
465,000 đ
35,000 đ
2.452 đ
13.658đ
3.408 đ
10.250 đ
90.145
26.625
1.495
60.450
1.575
8.582
46.438
11.588
34.850
Cộng
145.165
Với việc lập định mức chi phí hàng từng kỳ thì sẽ dàng hơn trong việc đánh giá, phân tích chi phí phát sinh thực tế và việc lập dự toán chi phí tại Nhà máy cũng sẽ thuận lợi hơn.
3. Tổ chức và kiểm soát chi phí
Ngoài việc phân loại chi phí theo chức năng hoạt động như hiện nay Nhà máy áp dụng thì cần phân loại chi phí theo cách ứng xử. Việc phân tích chi phí theo cách ứng xử chi phí để bóc tách chi phí thành định phí và biến phí nhằm mục đích kiểm soát chi phí thuận tiện hơn, nhất là các khoản biến phí vì định phí là cố định, không thay đổi. Tại Nhà máy các chi phí sản xuất chung có thể phân loại thành biến phí và định phí như sau:
- Chi phí nhân viên phân xưởng: tiền lương phải trả được tính theo hệ số xếp loại lao động nên thay đổi tuỳ thuộc vào mức độ hoàn thành công việc của nhân viên, chi phí này là biến phí. Các loại chi phí BHXH, BHYT tính theo tiền lương cơ bản nên nó là định phí, chi phí KPCĐ trả dựa trên tổng tiền lương phải trả nên nó là biến phí.
- Chi phí khấu hao TSCĐ đây là định phí vì tại Nhà máy áp dụng tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
- Chi phí nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác là chi phí hỗn hợp.
Các nhà quản trị có thể xem xét các biến phí phát sinh có phù hợp với mức hoạt động hay không để từ đó có thể xây dựng các định mức chi phí phù hợp hơn nhằm tiết kiệm chi phí, mang lại hiệu quả trong kinh doanh. Ngoài ra để phục vụ cho việc ra các quyết định khác nhau của nhà quản trị thì chi phí tại Nhà máy phải được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau như phân loại chi phí thành chi phí gián tiếp, chi phí trực tiếp, chi phí kiểm soát được, chi phí không kiểm soát được, chi phí cơ hội...Tiến hành hạch toán chi phí đúng nguyên tắc. Chi phí phải được theo dõi chi tiết, cụ thể theo từng loại, ghi chép đầy đủ các chi phí phát sinh. Tính giá hàng tồn kho phải đúng phương pháp và phù hợp với tình hình theo dõi hàng tồn kho của Nhà máy... Việc tập hợp chi phí theo các yếu tố giá thành để lập báo cáo kiểm tra, đánh giá hoạt động sản xuất ở từng phân xưởng cần phải thực hiện. Để thuận tiện cho việc theo dõi và đánh giá chi phí thực tế phát sinh thì tại Nhà máy cần phải xây dựng các định mức chi phí để từ đó xây dựng các dự toán chi phí. Với việc xây dựng các dự toán chi phí, nhà quản lý của Nhà máy có thể lường trước được rủi ro khi ra quyết định sản xuất. Vào cuối mỗi kỳ phải tiến hành phân tích chi phí thực tế phát sinh tại Nhà máy so với dự toán chi phí đã lập để đánh giá tình hình sản xuất của Nhà máy từ đó có các quyết định hạ thấp giá thành sản xuất kỳ sau một cách hợp lý. Bên cạnh những đề xuất trên thì trong việc kiểm soát chi phí Nhà máy cần chú trọng những vấn đề sau:
+ Đối với chi phí nguyên vật liệu: Nhà máy nên đảm bảo tốt cung ứng nguyên vật liệu, cần lập kế hoạch dự trư vật tư để đảm bảo cung ứng kịp thời, thực hiện kiểm tra chất lượng và số lượng nguyên vật liệu khi mua về. Hệ thống kho cần phải đảm bảo được chất lượng của nguyên vật liệu.
+ Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Nhà máy cần tổ chức chặt chẽ việc chấm công cần tổ chức giám sát chặt chẽ hơn. Cần phải nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn của công nhân để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động.
+ Đối với chi phí sản xuất chung: Đối với chi phí sản xuất chung thì phải xây dựng tiêu thức phân bổ phù hợp cho các công đoạn sản xuất.
4.Phân tích biến động chi phí
Để phân tích biến động của chi phí tại Nhà máy cần phải xây dựng các định mức chi phí để lập các bản kế hoạch giá thành hoặc dự toán chi phí sản xuất để đánh giá tình hình chi phí thực tế của Nhà máy. Số liệu chi phí của Nhà máy trong quý IV được tập hợp như sau:
Bảng số 21: BẢNG SỐ LIỆU PHÂN TÍCH CHI PHÍ QUÝ IV NĂM 2006
ĐVT: đồng
Khoản mục chi phí
Định mức
Thực tế
Lượng
Giá
Chi phí
Lượng
Giá
Chi phí
1.NVLTT
- Đá hộc
- Đất đỏ
- Đá phụ gia
- Than cám
2.NCTT
3. SXC
- BP SXC
- ĐP SXC
710 kg
130 kg
45 kg
130 kg
3,4 giờ
3.4 giờ
3,4 giờ
3,4 giờ
37,5
11,5
35
465
2.524
13.658
3.408
10.250
90.145
26.625
1.485
1.575
60.450
8.582
46.438
11.588
34.850
713kg
130 kg
50 kg
135 kg
3,2 giờ
3,2 giờ
3,2 giờ
3,2 giờ
40,650
15,020
37,535
451,850
2.662
4.208
10.772
93.336
28.496
1.953
1.887
61.000
8.159
45.898
11.428
34.470
Cộng
145.165
147.753
Từ số liệu tập hợp được ta sẽ lập “Bảng phân tích chi phí” như sau
Bảng số 22: BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ QUÝ IV NĂM 2006 PX BỘT LIỆU
Khoản mục chi phí
Chi phí SX của 39.664 tấn Bột liệu
Biến động thực tế /Dự toán
Dự toán
Thực tế
Lượng
Giá
Tổng
1.NVLTT
- Đá hộc
- Đất đỏ
- Đá phụ gia
- Than cám
2.NCTT
3. SXC
- BP SXC
- ĐPSXC
3.613.466.500
1.056.037.500
60.214.000
62.475.000
2.434.740.000
340.381.592
1.841.916.832
459.626.432
1.382.290.400
3.702.060.220
1.150.557.600
74.438.100
78.644.720
2.398.419.800
337.910.992
1.820.514.494
1.367.206.137
453.308.357
45.667.500
5.62.5000
0
6.825.000
33.480.000
-20.022.387
-108.345.826
-27.034.626
-81.311.200
42.926.220
89.157.600
18.430.720
5.138.100
- 69.800.200
17.551.787
86.943.488
20.688.742
66.254.746
88.593.720
94.520.100
18.430.720
11.963.100
-36.320.200
- 2.470.600
-21.402.338
-6.345.884
-15.056.454
Cộng
5.795.764.924
5.860.485.706
-82.700.713
147.421.495
64.720.782
ĐVT: đồng Qua bảng phân tích ta thấy nhìn chung chi phí sản xuất trong giá thành của 39.664 tấn bột liệu tăng so với dự toán 64.720.782 đồng, việc tăng này là do khoản mục chi phí nguyên vật liệu tăng so với dự toán và chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung giảm so với dự toán.
Xét về lượng và giá ảnh hưởng đến khoản mục giá thành cho ta thấy:
- Nhân tố lượng: đã làm giảm thêm 82.700.713đồng là do lượng nguyên vật liệu tăng, còn lượng của nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung giảm. Đặc biệt biến phí và định phí sản xuất chung giảm mạnh ( 108.345.826 đồng ). Có tình trạng như vậy là do Nhà máy đã quản lý tốt giờ công lao động của công nhân và thời gian sản xuất nhưng lại chưa kiểm soát tốt tình hình nguyên vật liệu trực tiếp đưa vào sản xuất sản phẩm, định mức mà Nhà máy xây dựng là chưa hợp lý. Bên cạnh đó, Nhà máy được đầu tư thêm một số máy móc thiết bị mới nên làm giảm bớt nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và làm cho giờ sản xuất cũng giảm xuống. Điều này chứng tỏ công tác quản lý về giờ công đã thực hiện tốt và việc đầu tư các máy móc thiết bị mới cho sản xuất là đem lại hiệu quả. Nhưng Nhà máy cần xem xét lại tình hình sản xuất, phòng kĩ thuật của nhà máy cần phải tính toán lại lượng nguyên vật liệu trực tiếp tiêu hao cho từng loại sản phẩm để vừa tiết kiệm lượng nguyên vật liệu, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm của Nhà máy.
- Nhân tố giá: đã làm cho giá thành tăng thêm 147.421.495 đồng là do giá của phần lớn các loại nguyên vật liệu, giá giờ công lao động, giá của các loại chi phí sản xuất tăng. Đó là do giá thực tế của các loại nguyên vật liệu và giá thực tế giờ công lao động, chi phí sản xuất chung tăng lên, mà định mức của Nhà máy chưa điều chỉnh hợp lý. Do địa bàn mà Nhà máy đóng có cơ sở hạ tầng còn ở mức trung bình chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá nên Nhà máy phải chịu chi phí vận chuyển các loại chi phí vận chuyển nguyên vật liệu cao. Từ bảng phân tích ta thấy biến phí sản xuất chung của Nhà máy có giá tăng mạnh vì các biến phí sản xuất chung ở Nhà máy chưa kiểm soát tốt, các loại chi phí phát sinh bằng tiền chưa quản lý tốt, chưa hạch toán rõ ràng cho từng bộ phận sản xuất, còn phát sinh nhiều loại không cần thiết, thêm vào đó có một số chi phí Nhà máy đã hạch toán sai như các khoản chi phí nộp phạt do các nguyên nhân chủ quan, các khoản chi phí ủng hộ các cơ quan đoàn thể,...Thêm vào đó tại Nhà máy số máy móc thiết bị dùng sản xuất có nhiều thiết bị cũ, công tác bảo trì máy móc thiết bị chưa tốt dẫn đến lãng phí các chi phí về dầu, mỡ,… Nhà máy cần phải có biện pháp để quản lý các chi phí sản xuất chung tốt hơn.
Như vậy qua việc phân tích biến động chi phí của Nhà máy ta thấy việc kiểm soát chi phí sản xuất của Nhà máy chưa được tốt, bên cạnh đó việc xây dựng chi phí định mức chưa được chú trọng cho nên chi phí thực tế phát sinh tăng lên nhiều so với chi phí dự toán. Do đó Nhà máy cần chú trọng hơn việc xây dựng các định mức chi phí và theo dõi, kiểm soát chi phí. Từ việc phân tích trên các nhà quản lý của Nhà máy có thể thấy được thực trạng của Nhà máy từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục các yếu điểm để hoạt động sản xuất của Nhà máy tốt hơn.
5. Hoàn thiện phương pháp tính giá thành trong kế toán quản trị
Hiện nay tại Nhà máy đang áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp
toàn bộ. Để việc tính giá thành của Nhà máy tốt hơn em xin có một số kiến đóng góp như sau:
+ Với phương pháp này để việc tính giá được tốt hơn thì kỳ tính Nhà máy nên có kỳ tính giá ngắn hơn, có thể một tháng tính giá thành một lần.
+ Muốn tính chính xác giá thành của sản phẩm thì cần chú trọng hơn việc tổ chức theo dõi để tính giá thành theo từng yếu tố chi phí và theo dõi chặt chẽ chi phí của các khoản thiệt hại. Hàng năm, Nhà máy cần lập định mức cho sản phẩm hỏng. Đến kỳ hạch toán chi phí những sản phẩm hỏng trong định mức sẽ được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ còn chi phí của những sản phẩm hỏng ngoài định mức sẽ được theo dõi riêng và xem là khoản phí tổn thời kỳ và trừ vào thu nhập của Nhà máy. Chi phí sản phẩm hỏng ngoài định mức có thể theo dõi trên TK138 hoặc TK 154,…
+ Các chi phí sản xuất chung phải được hạch toán rõ ràng và theo đúng nguyên tắc phân bổ. Chi phí khấu hao TSCĐ không thể gộp chung mà cần phân biệt theo các chức năng sản xuất và quản lý. Tại nhà máy các máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất có giá trị lớn nhưng Nhà máy chưa thực hiện việc lập kế hoạch sửa chửa tài sản cố định và trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định.
Để sử dụng cho mục đích quản trị thì phương pháp toàn bộ còn một số hạn chế đó là: khi chi phí thực tế thay đổi thì chi phí cho một đơn vị sẽ thay đổi, phương pháp này chỉ thực hiện khi đến cuối kỳ sản xuất thêm vào đó kỳ tính giá thành tại Nhà máy lại dài nên khó có thể nắm đựoc tình hình giá thành sản phẩm một cách thường xuyên theo yêu cầu của nhà quản lý. Vì thế để phục vụ cho việc điều hành và ra quyết định của các nhà quản lý của Nhà máy thì nên áp dụng thêm phương pháp tính giá thành theo phương pháp trực tiếp. Theo phương pháp này chi phí tại Nhà máy phải phân loại theo cách ứng xử như đã nói ở trên. Theo cách phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí thì biến phí và định phí sản xuất chung tại Nhà máy được tập hợp như sau:
Bảng số 23: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
THEO CÁCH ỨNG XỬ QUÝ IV NĂM 2006
Đơn vị tính: đồng
TT
Khoản mục chi phí
Biến phí
Định phí
1
2
3
4
5
6
Chi phí nhân viên phân xưởng
Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí công cụ dụng cụ
Chi phí khấu hao tài sản cố định
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
47.599.142
82.936.995
8.676.980
956.578.655
9.592.200
2.141.109
90.000.000
10.432.000
1.756.621.818
1.500.000.000
20.000.000
Tổng
1.105.383.972
3.379.194.927
Sau khi tập hợp chi phí sản xuất thì Kế toan sẽ lập báo cáo chi phí sản xuất cho toàn Nhà máy. Tại Nhà máy tính giá hàng xuất kho theo phương pháp “Nhập trước – Xuất trước” nên sẽ lập báo cáo sản xuất theo phương pháp này.
.
Bảng số 24: BÁO CÁO SẢN XUẤT PHÂN XƯỞNG BỘT LIỆU QUÝ IV/ 2006
Đơn vị tính: Đồng
Tổng
Khối lượng tương đương và chi phí
NVLTT
NCTT
BPSXC
ĐPSXC
A.Kê khối lượng & xác định KLTĐ
+ Khối lượng DDĐK
+ Khối lượng đưa vào & bắt đầu SXTK
+ Khối lượng DDCK
Cộng
B. Tổng hợp chi phí
+ Chi phí PSTK
+ Chi phí đơn vị
C. Cân đối chi phí
- Nguồn chi phí
* Chi phí DDĐK
* Chi phí PSTK
Cộng
- Phân bổ chi phí
* CP DDĐK
+ Kỳ trước
+ Kỳ này: LĐTT(390 x 8464 )
BPSXC: (390 x11.266)
ĐPSXC: (390 x 34.442)
Cộng
- Bắt đầu sản xuất và hoàn tất trong kỳ
* DDCK:
NVLTT
NCTT
BPSXC
ĐP SXC
Cộng tổng chi phí
650 tấn
39.014 tấn
746 tấn
40.410 tấn
5.874.774.444
83.626.316
5.874.777.444
5.971.013.250
83.626.316
3.308.787
4.393.920
13.432.356
21.135.063
5.755.724.327
97.918.054
69.629.586
4.428.684
5.881.092
17.978.6292
5.971.013.250
0 tấn
39.014 tấn
746 tấn
40.410 tấn
3.711.088.950
93.337.247
60.600.856
3.771.088.950
3.711.689.806
60.600.856
3.641.459.364
69.6289.586
3.771.689.806
390 tấn
39.014 tấn
522 tấn
39.926 tấn
338.734.960
8.484
3.604.716
338.734.960
344.313.910
3.604.716
3.308.787
330.997.489
4.428.684
344.313.910
390 tấn
39014 tấn
522 tấn
39.926 tấn
449.824.705
11.266
9.364.744
449.824.705
459.189.449
9.364.744
4.393.920
439.549.693
5.881.092
459.189.449
390 tấn
39014 tấn
522 tấn
39.926 tấn
1.375.128.829
34.442
10.056.000
1.375.128.829
1.385.184.829
10.056.000
13.432.356
1.343.717.781
17.987.692
1.385.184.829
Sau khi tập hợp các biến phí sản xuất tại thời điểm cần tính giá thành và lập báo cáo sản xuất thì Kế toán sẽ lập “Bảng tính giá thành theo phương pháp trực tiếp” như sau:
Bảng số 25: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP TRONG QUÝ IV NĂM 2006
Bán thành phẩm Bột liệu: số lượng: 39.760 tấn
ĐVT: đồng
Khoản mục chi phí
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
CPNVLTT
CPNCTT
BPSXC
3.711.088.950
338.734.960
449.824.705
93.337
8.484
11.266
Cộng
4.499.648.615
113.087
Từ bảng tính giá thành theo phương pháp trực tiếp thì nhà quản trị của Nhà máy có thể biết được giá thành của các sản phẩm sản xuất trong kỳ theo các chi phí thay đổi từ đó ước tính được các thay đổi của các khoản chi phí này để đưa ra quyết định hợp lý cho việc hạ giá thành sản phẩm. Với việc lập bảng tính giá thành theo phương pháp trực tiếp thì nhà quản lý của Nhà máy sẽ dễ dàng hơn trong việc tập hợp các thông tin để phân tích mối quan hệ chi phí, sản lượng và doanh thu và phân tích điểm hoà vốn của Nhà máy. Thêm vào đó tại Nhà máy quy trình sản xuất được thực hiện liên tục theo một chu trình khép kín nên việc thực hiện phương pháp tính giá thành cho mục đích quản trị là rất hợp lý. Trường hợp nếu Nhà máy nhận được đơn đặt hàng trong kỳ thì phương pháp tính giá thành theo phương pháp trực tiếp sẽ giúp cho Kế toán mau chóng cung cấp thông tin về giá thành sản xuất cho lãnh đạo Nhà máy các thông tin về giá thành của phẩm trong kỳ để đưa ra giá bán phù hợp.
B - MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP KHÁC ĐỂ VIỆC TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI NHÀ MÁY TỐT HƠN.
Qua quá trình thực tập tại Nhà máy em thấy công tác tổ chức Kế toán quản trị chi phí và giá thành nói riêng cũng như công tác Kế toán quản trị nói chung chưa được chú trọng. Để phục vụ cho mục đích quản trị của Nhà máy cần phải tổ chức tốt hơn công tác Kế toán quản trị. Sau đây em xin đưa ra một số ý kiến để tổ chức công tác Kế toán quản trị cũng như Kế toán quản trị chi phí và giá thành của Nhà máy được tốt hơn:
- Nhà máy cần đào tạo một số nhân viên Kế toán có kiến thức về Kế toán quản trị.
- Cần phải tổ chức lại bộ máy Kế toán để phù hợp với việc tổ chức, xây dựng mô hình Kế toán quản trị trong Nhà máy.
- Để thông tin Kế toán được tập hợp và cung cấp nhanh hơn phục vụ kịp thời cho các yêu cầu của nhà quản lý thì Nhà máy nên đầu tư vi tính hoá cho công tác Kế toán.
- Để có thể tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh được tốt thì phải xây dựng các tiêu chuẩn về các khoản mục chi phí. Điều này cũng giúp cho việc phân tích chi phí và giá thành của Kế toán quản trị chi phí và giá thành được dễ dàng hơn.
- Để hạch toán chi phí và giá thành đúng nguyên tắc thì phải xây dựng các tiêu thức phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cũng như chi phí sản xuất chung phù hợp với tình hình của Nhà máy ( phải chọn căn cứ phân bổ cho phù hợp)
- Để thực hiện tốt việc tổ chức Kế toán quản trị chi phí và giá thành được tốt thì phải tiến hành phân loại chi phí trên hệ thống Tài khoản Kế toán thành biến phí và định phí. Ngoài ra tuỳ theo yêu cầu của nhà quản lý mà nên phân loại chi phí theo những tiêu thức khác nhau. Khi báo cáo các thông tin phục vụ cho các chức năng của nhà quản trị thì cần phải thiết kế các Báo cáo quản trị cho phù hợp, không nên chỉ sử dụng các Báo cáo Tài chính.
LỜI KẾT
e á f
Quản trị chi phí và giá thành là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp đối với nhà Quản lý doanh nghiệp trong điều kiện nước ta hiện nay. Cạnh tranh gay gắt diễn ra từng phút từng giờ, khả năng tạo ra lợi nhuận ngày càng bị thu hẹp thì chính việc vận dụng Kế toán quản trị chi phí và giá thành ngày càng đóng vai trò quan trọng. Qua việc lập dự toán và phân tích nó sẽ giúp cho doanh nghiệp kịp thời phát huy các tiềm năng và chấn chỉnh các nhược điểm, từ đó đề ra các giải pháp để cắt giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp có được chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong tình hình hiện nay với nhiều Công ty sản xuất Ximăng ra đời và cạnh tranh sản phẩm với Nhà máy Ximăng COSEVCO 11 thì việc tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm mà vẫn giữ được chất lượng là vấn đề cần quan tâm. Trong đề tài của mình em đã tìm hiểu về công tác Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Nhà máy cùng với những nhận xét về công tác Kế toán chi phí tại Nhà máy. Với một số đề xuất của mình trong đề tài em hi vọng công tác tổ chức Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Nhà máy sẽ tốt hơn. Tuy nhiên do thời gian thực tập ngắn và kiến thức còn nhiều hạn chế nên chuyên đề của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy giáo hướng dẫn và của các cô, chú trong phòng Kế toán của Nhà máy để chuyên đề của em hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo TS.Hoàng Tùng và các cô, chú trong phòng Kế toán của Nhà máy đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
PHỤ LỤC
Bảng số1: BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG NHÂN VIÊN QUẢN LÝ PHÂN XƯỞNG- THÁNG 10- NĂM 2006
ĐVT: đồng
Họ và tên
Tiền lương
BHXH
BHYT
KPCĐ
Tổng chi phí
Cơ bản
Thực nhận
I.PX Liệu
1. Lê Văn An
2. Trần Ngọc Tú
……
II. Phân xưởng Lò
1. Lê Văn Tâm
………
III.PX Thành phẩm
1.Hà Minh Trí
…..
707.000
623.000
….
791.000
…..
805.000
….
1.902.573
1.525.104
….
1.722.798
…..
1.753.290
…..
106.050
93.450
…..
118.650
...
120.750
…..
14.140
12.460
….
15.820
….
16.100
…..
38.050,74
30.502,08
….
34.455,96
…..
35.065,8
….
2.060.777,74
1.661.516,08
…..
1.891.723,96
…..
1.925.205,8
…..
Cộng
14.077.549
629.738
83.965
261.551
15.052.803
Bảng số 2:
BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU XUẤT DÙNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT – QUÝ IV/ 2006
ĐVT: đồng
TT
Nội dung
ĐVT
Số lượng
TK Nợ
TK Có
Số tiền
1
2
3
…
Củi sấy
Mỡ
Dầu
…
tấn
kg
lít
…
7,5
250
3.800
…
6272
6272
6272
….
1523
1523
1523
….
1.500.000
2.250.000
15.580.00
……
Cộng
172.936.995
Bảng số 3: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ CÔNG CỤ - DỤNG CỤ QUÝ IV/2006
ĐVT: đồng
TT
Tên CC- DC
ĐVT
Số lượng
TK Nợ
TK Có
Số tiền
1.
2
3
…
Áo quần bảo hộ lao động
Cờ lê
Rơ le nhiệt
….
bộ
cái
cái
…
10
11
2
…
6273
6273
6273
….
153
153
153
…
928.000
54.000
1.020.000
….
Cộng
19.108.980
Bảng số 4: BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ DỊCH VỤ MUA NGOÀI PHỤC VỤ SẢN XUẤT – QUÝ IV /2006
Chứng từ
Nội dung
Số tiền ( đồng)
Số
Ngày
HĐ 20
HĐ 21
HĐ10
…
01/10
12/10
30/10
…
Thuê ngoài sửa chửa Máy nghiền đá
Tiền quấn mô tơ
Tiền điện sản xuất tháng 10
…..
30.850.000
440.000
2.000.000
….
Cộng
2.456.578.655
Bảng số 5: BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ BẰNG TIỀN PHỤC VỤ
SẢN XUẤT QUÝ IV/ 2006
ĐVT: đồng
Chứng từ
Nội dung
Số tiền
Số
Ngày
PC 28
PC 30
PC 33
PC 36
…..
10/10
15/10
22/10
30/10
…..
Thanh toán tiền pho to
Tiền mua tài liệu
Chi phí nấu nước phục vụ sản xuất
Phân tích thử nghiệm xi măng
……
96.000
120.000
1.350.000
500.000
……
Cộng
29.592.000
Tài liệu tham khảo
1.Kế toán quản trị
Tác giả: Th.S Hồ Văn Nhàn – Th.S Nguyễn Thị Lãnh – Khoa Kế toán Trường ĐH Duy Tân
2. Kế toán quản trị. Nhà xuất bản Thống kê
Tác giả: Tập thể tác giả khoa kế toán- kiểm toán trường ĐH Quốc gia TP HCM, năm 2006
3. Kế toán quản trị. Lý thuyết căn bản và nguyên tắc ứng dụng trong quyết định kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2003
Tác giả: Nguyễn Tấn Bình
4. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh. Nhà xuất bản Tài chính
Tác giả: Th.s Nguyễn Phú Giang ĐH Thương Mại, năm 2003
5. Kế toán quản trị. Nhà xuất bản Tài chính
Tác giả: Trường ĐH Tài chính - kế toán Hà Nội
6. Kế toán quản trị. Nhà xuất bản Thống kê
Tác giả: Th.s Huỳnh Lợi- Th.s Nguyễn Khắc Tâm- TS. Võ Văn Nhị Trường ĐH kinh tế TP HCM, năm 2001
7. Kế toán quản trị doanh nghiệp. Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội- 1998
Tác giả: PGS.PTS. Đặng Văn Thanh, PTS Đoàn Xuân Tiến
8. Kế toán chi phí. Nhà xuất bản Thống kê
Tác giả: Trường ĐH Kinh tế TP HCM, năm 2001
9. Hướng dẫn tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp. Nhà xuất bản Thống kê, năm1998.
Tác giả: PTS. Phạm Văn Dược
10.Kế toán quản trị, năm 2006
Tác giả: PTS. Phạm Văn Dược
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 18023.doc