Khóa luận Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam ở công ty Mỹ thuật trung Ương

Với đề tài “Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam ở công ty Mỹ thuật trung Ương”. Trong thời gian thực tập tại công ty Mỹ thuật trung Ương, qua sự tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu , tham khảo sách báo, tạp chí và ý kiến của ban lãnh đạo công ty em đã chon đề tài này và rút ra được một số chính sách, biện pháp chủ yếu hy vọng phần nào tháo gỡ được những vướng mắc hiện nay đang còn tồn tại trong khâu tổ chức, quản lý sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, khuyến khích họ đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu gắn liền với nâng cao hiểu quả sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hiểu quả xuất khẩu, đưa hàng thủ công mỹ nghệ lên vị trí cao hơn nữa xứng đáng với tiềm năng vốn có của nó.

doc70 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam ở công ty Mỹ thuật trung Ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y tăng đều qua bốn năm, là do công ty đã bổ sung thêm một số mặt hàng mới với mẫu mã phong phú, đa dạng, chất lượng cao hơn nên đã thu hút được thêm nhiều khácộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam hàng. Từ chỗ 5,5% năm 1998 đến năm 2001 chiếm 7,6% tổng kim nghạch xuất khẩu . Những mặt hàng còn lạI chiếm tỷ trọng nhỏ, mức tăng trưởng hàng năm không đều, tăng giảm không đáng kể. Qua số liệu trên chứng tỏ rằng, tốc độ tăng trưởng của tổng kim nghạch xuất khẩu ở công ty Mỹ thuật trung Ương đạt được ở mức cao những năm gần đây chủ yếu là do nhóm hàng đồ gỗ và đồ gốm sứ tạo ra. Đây là hai mặt hàng chủ lực và là thế mạnh của công ty. 2.2.2.2.Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường Là sản phẩm mang đậm chất văn hoá, hàng thủ công mỹ nghệ không phải là mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày cho nên việc tìm được thị trường tiêu thụ là rất khó khăn, nó là mấu chốt cuối cùng quyết định sự thành công hay thất bại, thậm chí đến cả sự tồn tại của một doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, mỗi thị trường có yêu cầu riêng biệt về chủng loại hàng hoá, màu sắc, kiểu dáng… Vì vậy, ngay từ những ngày đầu tiên công ty luôn chú ý và làm tốt vấn đề này. Bằng kinh nghiệm và sự năng động của mình, thời gian qua công ty đã tìm kiếm được một số thị trường quan trọng như: CHLB Đức, Vương quốc Bỉ, Canađa, Pháp, Đài Loan … Trong khi nhà nước mở ra chế cho mọi doanh nghiệp đều được xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ , công ty Mỹ thuật trung Ương lại càng phải vất vả chèo chống để tìm kiếm thị phần. Công ty một mặt lo tìm kiếm thị trường, mặt khác vẫn gắn bó với các cơ sở sản xuất và các làng nghề, tạo điều kiện để người lao động có công ăn viẹc làm ổn định và thu nhập cao. Đối với thị trường bên ngoài, công ty thường xuyên tham gia các cuộc triển lãm, đặt văn phòng đại diện ở nước ngoàI, … Đây là điều kiện thuận lợi giúp công ty nắm bắt rõ thị hiếu tiêu dùng của khách hàng để có xu hướng xuất khẩu phù hợp. Bảng4: Thị trường xuất khẩu của công ty (1998 - 2001) Đơn vị tính: USD Năm Thị trường 1998 1999 2000 2001 1. CHLB Đức 62.365 82.370 122.220 144.800 2. Vương quốc Bỉ 51.800 67.932 83.736 130.223 3. Canađa 32.183 45.070 50.070 57.680 4. Pháp 26.454 31.254 47.668 51.370 5. Đài Loan 11.972 29.110 18.766 17.162 Tổng kim ngạch 184.774 255.736 322.460 401.235 Nguồn: Báo cáo tình hình xuất khẩu của công ty Bảng trên cho ta thấy, cộng hoà liên bang Đức là thị trường nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất của công ty, với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, chứng tỏ tiềm năng ở thị trường này là rất lớn và có vẻ khả quan trong những năm tới.Từ chỗ chỉ có 62.365 USD kim nghạch xuất khẩu năm 1998 nhưng đến năm 2001 đã lên đến 144.800 USD, tăng 215% so với năm 1998, chiếm 36% tỷ trọng cả năm 2001.Tuy nhiên công ty cần chú ý quan tâm, có những biện pháp tót nhất để khai thác có hiểu quả hơn nữa vì trong buôn bán người Đức nói riêng và Châu Âu nói chung rất thận trọng và đề cao uy tín. Bỉ cũng đã và đang là một thị trường đầy hứa hẹn đối với công ty, qua bốn năm kim nghạch xuất khẩu tăng trưởng khá cao. Với kim ngạch năm 1998 là 16.800 USD đến năm 2001 đã đạt được 130.223 USD, chiếm 32,4% tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả năm. Sỡ dĩ có được kết quả này là do năm 2001 hai chính phủ đã chính thức có quan hệ cấp nhà nước, đã ký các hiệp định song phương, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại, bao gồm nhiều ưu đãi, trong đó có hàng thủ công mỹ nghệ Đối với thị trường Canađa và Pháp cũng có sự tăng trưởng nhẹ qua các năm nhưng không đáng kể. Đây cũng là những thị trường quan trọng, hàng năm có kim ngạch nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ rất lớn. Theo cơ quan xúc tiến thương mại Canađa thì hiện nay nước này nhập khẩu gần 300 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ . Năm qua, chúng ta cũng đã xuất khẩu sang Pháp 28,8 triệu USD. Vì vậy, công ty cần có chiến lược đúng đắn để củng cố các thị trường này. Còn thị trường Đài Loan, kim nghạch xuất khẩu có chiều hướng biến động nhưng không đáng kể, năm 2001 có xu hướng giảm. Hơn nữa, ta và Đài Loan chỉ có quan hệ buôn bán, không có quan hệ cấp quốc gia giữa hai chính phủ. Qua phân tích trên chúng ta thấy rằng, các nước Đức, Bỉ, Pháp, thuộc khối EU là những bạn hàng có mối quan hệ làm ăn rất tốt với công ty. Nếu tính chung, hiện nay các nước EU chiếm gần 50% kim nghạch xuất khẩu , đây là thị trường trọng điểm về đồ gỗ gia dụng,, cũng là nơi tiêu thụ rất mạnh các sản phẩm gốm , sứ mỹ nghệ của Đồng Nai, Bình Dương, Bát Tràng. Đây là thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng rất khắt khe. Bởi thế, muốn duy trì và phát triển mối quan hệ này hơn nữa, công ty cần nâng cao chất lượng hàng hoá, đa dạng hó mẫu mã, giao hàng đúng chất lượng, đúng hẹn để tăng cường thêm uy tín của mình. 2.2.2.3.Hiểu quả hoạt động xuất nhập khẩu Muốn biết một doanh nghiệp làm ăn có hiểu quả hay không thì chúng ta phải đánh giá hiểu quả sản xuất kinh doanh của nó. Có thể nói hiểu quả sản xuất kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh. Trên phương diện lý thuyết có nhiều cách khác nhau để phân tích và tính toán hiểu quả kinh doanh như: lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận,hiểu quả sử dụng vốn …Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp thương mại hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu thì ta thấy chỉ tiêu lợi nhuận và chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận là có giá trị phân tích cao nhất. a)Tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu: Lợi nhuận là chỉ tiêu hiểu quả kinh tế có tính tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Tổng lợi nhuận được xác định là lợi nhuận trước thuế được tính bằng: Công thức: LN = TR – TC LN : Lợi nhuận ; TR : Tổng doanh thu ; TC: Tổng chi phí Bảng5: Lợi nhuận từ hoạt động xuất nhập khẩu của công ty (1998- 2000) Đơn vị tính : Triệu VNĐ Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Doanh thu từ XK 2.624 3.714 4.795 6.039 Chi phí hoạt động XK 2.099,2 2.896,9 3.692,1 4.529,2 Lợi nhuận trước thuế 524,8 817,1 1.102,9 1.509,8 Nộp thuế 183,7 260 287,7 302 Lợi nhuận sau thuế 341,4 557,1 815,2 1.207,8 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty Tổng lợi nhuận được xác định là lợi nhuận trước thuế, được tính bằng doanh thu – chi phí. Trong các năm 1998,1999,2000,2001, tỷ trọng chi phí trong doanh thu bao gồm chi phí mua hàng, chi phí maketting, trả lương, chi phí vận chuyển, lưu ký, … chiếm trên 70%. Mặc dù, trong những năm qua do sự biến động của thị trường xuất nhập khẩu và sự biến động của tỷ giá hối đoái VNĐ/USD … nhưng tỷ trọng lợi nhuận trước thuế trong doanh thu vẫn có xu hướng tăng, năm 1998 là 20%, năm 1999:22%, năm 2000: 23%, năm 2001: 25%, trong khi đó chi phí lại giảm dần, tương ứng là: 80%, 78%, 77%, 75%. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty rất hiểu quả. Do có thị trường nước ngoài và nguồn hàng trong nước ổn định. Công ty đã phát huy thế mạnh của những mặt hàng chủ lực, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo nguồn lợi nhuận cao như: Đồ gỗ chảm khảm, gốm sư, mây tre đan … Những mặt hàng này luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch và mang lại lợi nhuận rất lớn. Đối với nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, công ty luôn nghiêm chỉnh chấp hành, thứ tự các năm 1998, 1999, 2000, 2001 tỷ trọng nộp ngân sách trong lợi nhuận trước thuế là:7%, 7%, 6%, 5% . Tỷ trọng nộp ngân sách giảm là do trong những năm gần đây nhà nước có chính sách khuyến khích xuất khẩu, đặc biệt ưu tiên cho hàng thủ công mỹ nghệ. Vì vậy, mức thuế luôn được điều chỉnh giảm dần xuống còn 0% đối với mặt hàng gỗ chảm khảm, các ấn phẩm văn hoá …, còn các mặt hàng khác chỉ giao động trên dưới 5%. Phần lợi nhuận sau thuế từ hoạt động xuất khẩu trung bình hàng năm chiếm khoảng 16,25% trong tổng doanh thu của công ty. Như vậy, không những hoàn thành nghĩa vụ đối với ngân sácộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam nhà nước vừa có tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và sau thuế cao. Có thể nói đây là một dấu hiểu tích cực phản ánh sự cố gắng của công ty trong hoạt động xuất nhập khẩu. b)Tỷ suất lợi nhuận của hoạt động xuất khẩu Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhận phản ánh hiểu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng của các doanh nghiệp thương mại hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, nó được thể hiện qua hai chỉ tiêu cơ bản sau: * Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí: Công thức: Dc = Lợi nhuận từ xuất nhập khẩu x 100 Tổng chi phí xuất nhập khẩu Dc: Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí Trong đó, lợi nhuận thường được tính là tổng lợi nhuận trước thuế của hoạt động xuất nhập khẩu, tức là phần còn lạI sau khi lấy doanh thu trừ đI chi phí. Chỉ tiêu này phản ánh khi bỏ ra 100 đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Bảng 6: Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí (1998 - 2001) Đơn vị tính: Triệu VNĐ Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Tổng chi phí XNK 2.099,2 2.896,9 3.692,1 4.529,2 Lợi nhuận trước thuế 524,8 817,1 1.102,9 1.509,8 Tỷ suất lợi nhuận theo Dc 25% 28% 29,87% 33,33% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty Qua bảng trên ta thấy, cứ mỗi năm 1998, 1999, 2000, 2001 công ty bỏ ra 100 đồng chi phí thì các năm đó lần lượt thu được số lợi nhuận là: 25 đồng, 28 đông, 29,87 đồng, 33,33 đồng. Lợi nhuận qua các năm tăng dần lên, điều này chứng tỏ công ty đã ngày càng tiết kiệm được chi phí trong các hoạt động như mua hàng hóa, chi phí maketting, trả lương, chi phí vận chuyển, lãi suất, phương thức thanh toán … * Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu: Công thức: Dr = Lợi nhuận từ xuất nhập khẩu x 100 Tổng chi phí xuất nhập khẩu Dr: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu Bảng 7: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu (1998 - 2001) Đơn vị tính: Triệu VNĐ Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Tổng doanh thu XNK 2.624 3.714 4795 6.039 Lợi nhuận trước thuế 524,8 817,1 1.102,9 1.509,8 Tỷ suất lợi nhuận theo Dr 20% 22% 23% 25% Nguồn: Báo báo kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty Với đội ngũ có trình độ, kinh nghiện và năng động nên đã tổ chức các khâu của hoạt động xuất nhập khẩu từ nghiên cứu thị trường đến tiêu thụ hàng hoá một cách khoa học vì vậy đã giảm đáng kể những chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh làm cho tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu không ngừng tăng lên và chỉ tiêu này tương đối ổn định. Trung bình, cứ 100 đồng doanh thu thì công ty thu về 22,75 đồng lợi nhuận. Tóm lại: Qua một số chỉ tiêu cơ bản ta có thể đánh giá được rằng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty bốn năm qua là tương đối hiểu quả. Kết quả tích cực này tạo nền tảng vững chắc để công ty có thể mở rộng hoạt động của mình cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong thời gian tới. 2.2.3.Phân tích hiểu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty Mỹ thuật trung Ương. 2.2.3.1.Hiểu qủa kinh tế Trong quá trình phát triển kinh tế ngày nay, chúng ta đã chọn tư tưởng phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu. Tư tưởng cơ bản của chiến lược tăng trưởng hướng về xuất khẩu là nhằm phát huy lợi thế so sánh và xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế quốc tế, mở rộng phân công lao động quốc tế. Thực chất của chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu đặt nền kinh tế quốc gia và nền sản xuất trong nước trong quan hệ cạnh tranh với thị trường quốc tế nhằm phát huy lợi thế so sánh, buộc nhà sản xuất trong nước luôn luôn phải đổi mới công nghệ, tăng năng xuất và nâng cao hơn nữa khả năng xúc tiến, tự do hoá thương mại. Mục đích cuối cùng là đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường với giá rẻ, chất lượng cao, kể cả thị trường trong nước và quốc tế. Hàng thủ công mỹ nghệ là những mặt hàng thuộc các làng nghề truyền thống, nhằm tôn vinh giá trị truyền thống của quốc gia đó. Đối với Việt Nam, một đất nước hơn 4000 năm lịch sử vì thế mà tiềm năng về hàng thủ công mỹ nghệ là rất lớn. Sau một thời gian lao đao tìm kiếm chuyển đổi thị trường và tổ chức lại sản xuất thích nghi với thị trường, dần dần hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta đã tự khẳng định vị trí của mình trên thị trường quốc tế. Theo thống kê của Bộ Thương mại, năm 1996 kim nghạch xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ chr mới đạt 78,6 triệu USD sang 79 thị trường, năm 1997 đạt 121 triệu USD, năm 1998 đạt 111 triệu USD, năm 1999 đạt 168 triệu USD, năm 2000 đạt 236,8 triệu USD, năm 2001 đạt gần 300 triệu USD với 120 thị trường (tăng gấp ba lần so với năm 1996), trong khi kim ngạch xuất khẩu chng của cả nước chỉ tăng có hai lần. Đây là một bước phát triển rất quan trọng, Nhà nước cần tăng cường các biện pháp duy trì và đẩy mạnh quá trình phát triển này. Hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu sẵn có ở trong nước, nguyên phụ liệu nhập khẩu thường không đáng kể, chỉ chiếm khoảng từ 3- 5% giá trị hàng hoá được sản xuất ra. Vì vậy, khác với các loạIihàng hoá khác, trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mức ngoại tệ thực thu rất cao (95 – 97%) so với một số loại hàng hoá khác, thí dụ như hàng may mặc, dày dép … tuy kim ngạch lớn hơn nhưng ngoại tệ thực thu lại thấp, chỉ chiếm khoảng 25% giá trrị xuất khẩu vì nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài. Về mặt kinh tế, với kim nghạch xuất khẩu năm 2001 sơ bộ là 237 triệu USD, nhóm hàng thủ công mỹ nghệ được xếp vào vị trí thứ 8 trong số 10 nhóm mặt hàng có kim nghạch xuất khẩu hàng năm trên 100 triệu USD cuả Việt Nam hiện nay, sau các nhóm mặt hàng: dầu thô, dệt may, dày dép, hải sản, gạo, cà phê, điện tử, máy tính . Các chuyên gia kinh tế dự báo trong thời gian tới, nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ trên thị trường trong nước và thị trường thế giới ngày càng tăng. Dự kiến kim nghạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ củ ta đến năm 2005 sẽ đạt 900 – 1 tỷ USD/năm. Trong đó nhóm hàng đồ gỗ gia dụng chiếm trị giá lớn nhất, đạt 350 – 400 triệu USD/ năm, sau đó đén các nhóm hàng gốm sứ đạt 250 đén 300 triệu USD/năm, đò gỗ mỹ thuật từ 120 – 180 triệu USD/năm. Do đó, khai thác tận dụng tiềm năng sẵn có trong nước để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ được coi là một lợi thế , một ưu việt cần được quan tâm phát huy tốt trong những năm tới. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công tác xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, nhưng trong những năm qua công ty Mỹ thuật trung Ương đã thu được kết quả đáng kể. Hàng năm doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm khoảng 20% trên tổng doanh thu của toàn công ty, góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, làm cho đời sống của người lao động ngày càng được nâng cao, làm tăng thêm nguồn vốn lưu động cho công ty Phát triển các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu còn góp phần tăng thu ngoại tệ cho quốc gia, góp phần vào tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, nhằm tích luỹ tạo nên cơ sở vật chất đẻ phát triển các làng nghề ngày một quy mô và hiện đại hơn, xứng đáng với tiềm năng và thế mạnh của đất nước, tang thêm sức hút kinh tế , xã hội cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam đất nước. 2.2.3.2.Hiểu quả xã hội Một quốc gi có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam hiện nay, nếu phát triển ngành nghề thủ công truyền thống sẽ thu hút mạnh mẽ nguồn lao động dồi dào trong nước. Một trong số đó là nghành thủ công mỹ nghệ, đang được xem là nghành bỏ vốn ra ít nhưng thu lời rất nhiều, đặc biệt là về mặt xã hội, giải quyết hàng vạn việc làm cho người lao động nghèo. Theo kim nghiệm tổng kết được, cứ xuất khẩu 1 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ thì tạo được việc làm và thu nhập cho khoảng 3000 –4000 lao động, chủ yếu là lao động tạI các làng nghề nông thôn, trong đó có lao động nông nhàn tại chỗ và vùng lân cận (trong khi chế biến hạt điều thì 1 triệu USD kim nghạch xuất khẩu chỉ thu hút được khoảng 400 lao động). Với kim nghạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mấy năm gần đây, khoảng 500.000 – 600.000 có việc làm và thu nhập khá, nếu tính cả việc sử dụng lao động nông nhàn thì con số này lên tới trên 1 triệu người. Nếu phấn đấu tăng mức sản xuất , xuất khẩu mức hàng này lên gấp 5 – 10 lần so với hiện nay, thì ý nghĩa xã hội của vấn đề này là vô cùng to lớn. Với tiềm năng dồi dào về nguyên phụ liệu, vật liệu sẵn có trong nước, đáp ứng tới 95 – 97% nhu cầu sản xuất và lực lượng lao động, đội ngũ nghệ nhân và thợ thủ công lành nghề thì việc phát triển sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ là một thuận lợi lớn của nước ta. Tuy có nhiều cố gắng, nhưng kim nghạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ hàng năm ở công ty Mỹ thuật trung Ương chưa phải là cao, song nó có tác dụng rất lớn trong việc tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho lao động thủ công chuyên nghiệp và nông nhàn, góp phần giải quyết thất nghiệp, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội do “vô công rồi nghề ” gây ra. Không những thế việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty còn tạo cơ hội sử dụng và đào tạo các nghệ nhân, thợ giỏi có tay nghề và kỷ xảo truyền thống góp phần bảo tồn, phát triển và truyền lại cho đời sau vốn quý nghề nghiệp này của dân tộc. 2.2.3.Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty Mỹ thuật trung Ương . 2.2.3.1.Kết quả đạt được Là một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ , trong những năm qua công ty đã tạo được việc làm cho số đông người lao động và góp phần bảo tồn các làng nghề truyền thống Việt Nam nhằm tôn vinh giá trị văn hoá dân tộc, góp phần giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp mà chủ yếu là lao động nông nhà. Qua đó tăng nguồn thu ngoại tệ cho công ty và mở rộng giao lưu văn hoá với các làng nghề, các công ty khác, với các nước trên thế giới. Về thị trường: Có thể nói thành công mang tính quyết định của hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty Mỹ thuật trung Ương hôm nay đó là việc tìm đầu ra hay thị trường cho hàng Thủ công mỹ nghệ xuất khẩu .Trong một đIều kiện không lấy gì làm thuận lợi và chịu sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty đã nổ lực không ngừng, liên tục nhiều năm thăm dò, tìm kiếm thị trường, cùng nhau đoàn kết nhất trí vượt qua những khó khăn vướng mắc. Công ty đã không ngừng tìm kiếm bạn hàng, mở rộng mối quan hệ. Trong những năm qua công ty đã tham dự triển lãm quốc tế EXPO 2000Hanover (Đức), triển lãm văn hoá Việt Nam tại Bỉ, ý, Đan mạch. NgoàI ra công ty còn mở văn phòng đại diện tại CHLB Đức, Bỉ, mở trung tâm văn hoá Việt Nam tại Hanover, đã có các trung tâm trung bày hàng mỹ nghệ, mỹ thuật ở Đức, Canađa, Bỉ. ậ các khu vực trên, công ty đã cử nhiều lao động sang làm việc và nghiên cứu thị trường nhằm hướng lâu dài. Họ sẽ liên kết chặt chẽ với phòng xuất nhập khẩu của công ty để thông tin chọ các mặt hàng xuất khẩu sang và nhập khẩu về một cách chính xác, có hiểu quả. - Về mặt hàng: Mặc dù không trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm xuất khẩu, nhưng với đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư giỏi luôn sát cánh cùng với phòng xuất nhập khẩu để nghiên cứu và sàng lọc các thị trường trên cỏ sở đó đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị hiêú của người tiêu dùng. Chính vì thế hàng hoá của công ty phần nào đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, với mẫu mã phong phú đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng cao hơn , giữ được uy tín và tìm được chố đứng trên thị trường. - Về nguồn hàng: Để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu được thông suốt và đạt hiểu quả cao, công ty luôn cử các nhân viên đi tìm kiếm nguồn hàng ở các địa phương trong cả nước. Đến nay công ty đã tạo lập được một số nguồn hàng chủ yếu ở các địa phương: Hà Tây, Bát Tràng, Đông Kỷ (Bắc Ninh), Thái Bình, Ninh Bình …. - Về công tác quản lý và cơ chế hoạt động: Với đội ngũ cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu tinh thông nghiệp vụ và có nhiều kinh nghiệm. Họ luôn năng động trong việc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm bạn hàng. Cùng với cơ chế hoạt động ngày càng hoàn thiện, giúp khai thác được một cách hiểu quả năng lực của toàn thể nhân viên trong công ty. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ xuất nhập khẩu ngày càng được nâng cao, do công ty chú trọng việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ thông qua việc cử đi học các lớp chuyên nghành và qua rèn luyện thực tế trong quá trình công tác. Bên cạnh đó, công ty luôn cố gắng giảm tối đa các chi phí trong hoạt động xuất khẩu . Bởi thế mà chi phí cho hoạt động xuất khẩu giảm dần qua các năm, tương ứng với nó là lợi nhuận trước thuế và sau thuế đều tăng. 2.2.3.2.Một số hạn chế Công ty Mỹ thuật trung Ương cũng như bất kỳ các doanh nghiệp khác trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đều có những mặt mạnh và những mặt còn tồn tại. Vấn đề đặt ra là phải dám nhìn nhận khuyết điểm một cách đúng mức để từ đó có những giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp. Đối với công ty Mỹ thuật trung Ương những tồn tại nằm ngay trong mặt mạnh của nó, nó tiềm ẩn và là trở ngại cho sự phát triển của công ty. - Về thị trường: Trong thời gian qua, thị trường của công ty cũng chưa được mở mang mấy mà chủ yếu chỉ xuất khẩu sang các thị trường truyền thống với tổng kim nghạch xuất khẩu còn ít, chưa xứng đáng với tiềm năng và thế mạnh của công ty hiện nay. - Về sản phẩm: Tuy cố gắng rất nhiều trong việc cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm nhưng sức cạnh tranh của công ty chưa cao. Bởi vì tình trạng chung của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam hiện nay là thường bị mối mọt, co ngót. Vì vậy công ty cũng không tránh khỏi vấn đè này. - Về nhân sự: Bộ máy hoạt động xuất nhập khẩu của công ty còn quá cồng kềnh, không tận dụng được hết dẫn đến tình trạng lãng phí và kém hiểu quả. - Về vốn: Với số vốn chỉ hơn 6 tỷ đồng mà chủ yếu được phân bổ cho hoạt động mỹ thuật, vì thế hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên bị thiếu vốn, không thu gom hàng được kịp thời làm bỏ lỡ nhiều thời cỏ và nhiều hợp đồng xuất khẩu có giá trị cao. Hơn nữa vì phải vay vốn nên thường kéo dài thời gian, phải mất nhiều chi phí và lãi suất nên lợi nhuận bị giảm. - Chi phí trong hoạt động xuất khẩu tuy có chiều hướng giảm dần, nhưng vẫn còn cao, chủ yếu là do công ty toàn bán giá FOB nên thất thu ngoạI tệ rất nhiều, làm cho kết quả kinh doanh chưa được cao lắm. - Bên cạnh đó các yếu tố ảnh hưởng do môi trường vĩ mô cũng làm ảnh hưởng đến công ty như các văn bản đIều hành xuất nhập khẩu, các chính sách về thuế, về tín dụng…. Như đã nói ở trên, do việc bị động trong sản xuất, phụ thuộc vào đơn đặt hàng của các đối tác, cũng như việc liên tục phải thay đổi mẫu mã nên công ty chưa có một đội ngũ thợ thủ công trực tiếp sản xuất được sản phẩm để xuất khẩu mà chủ yếu là đI thu gom từ các cơ sở sản xuất, do đó khó kiểm soát được chất lượng và không chủ động trong hoạt động kinh doanh do đó ảnh hưởng nhiều đến uy tín và lợi nhuận của công ty. Tóm lại:Tuy còn gặp phải một số khó khăn nhưng kể từ khi thành lập đến nay công ty Mỹ thuật trung Ương luôn coi trọng việc tạo dựng và vun đắp mối quan hệ tốt đẹp với các cơ sở sản xuất, các làng nghề truyền thống, các đối tác kinh doanh. Để hỗ trợ sản xuất, tạo cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, công ty đã có các chín sách ưu đãi, khuyến khích các làng nghề, các phường thợ, các hộ gia đình như hộ trợ một phần tài chính trong việc đầu tư nguyên vật liệu, trang thiết bị cũng như đầu ra cho họ. Trong công tác thị trường, công ty đã và đang cung cấp dịch vụ thông tin miễn phí về thị trường, thị hiếu tiêu dùng cho các hộ, cơ sở, nhờ hệ thống thu thập và xử lý thông tin tốt của công ty. Chương 3: Phương hướng phát triển và mộy số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở công ty Mỹ thuật trung Ương 3.1.Mục tiêu và phương hướng phát triển trong thời gian tới Công ty Mỹ thuật trung Ương bước vào năm 2002 trong tình hình nền kinh tế trong nước phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn gay gắt. Đặc biệt là trong khi Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập khối mẫu dịch tự do AFTA và đang trong quá trình đàm phán để gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nền kinh tế trong nước còn yếu kém, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, lạc hậu, các cuộc thiên tai nặng nề thường xuyên xảy ra. Mặc dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đề ra nhiều chính sách kinh tế và các biện pháp kích cầu để giải quyết nhưng thực tế không dễ tạo ra hiểu quả đột biến do khả năng thanh toán xã hội còn nhiều hạn chế. Tệ nạn xã hội trong đó có nạn buôn lậu vẫn cần có những cố gắng để tiếp tục khống chế, tạo môi trường lành mạnh cho sản xuất kinh doanh. Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách đổi mới kinh tế theo hướng đẩy mạnh cải cách, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chấn chỉnh sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích xã hội, quản lý chặt chẽ việc sử dụng ngoại tệ ... nối rộng hơn cho mọi thành phần kinh tế, đặc biệt trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhưng đối với doanh nghiệp nhà nước như công ty lại là một thách thức về cạnh tranh, về quản lý hạch toán tài chính, về số lượng và chất lượng cán bộ.... Thị trường bên ngoài mà trước hết là thị trường khu vực, thị ntrường châu á đang hồi phục và bắt đầu khởi sắc, đây vừa là dấu hiệu tốt cho hoạt động xuất khẩu của công ty nhưng cũng đồng thờ tăng thêm sức ép về cạnh tranh vì họ có lợi thế về nhiều mặt. Vừa là đối thụ cạnh tranh của công ty trên thị trường ngoài khu vực, vừa rất dễ dàng thâm nhập, chi phối cạnh tranh ngay trên thị trường trong nội địa của ta. Hơn thế nữa, chính phủ đang ban hành các chính sách tăng cường hội nhập hạn chế bảo hộ. Theo như nhận định trên ta có thể thấy được năm 2002 và những năm sau này hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu của công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn lớn, đòi hỏi phải phát huy sức mạnh trí tuệ tập thể của cả công ty để cố gắng làm mới, phù hợp với thị trường và pháp luật, để giữ vững ổn định sản xuất kinh doanh, việc làm và đời sống cán bộ công nhân viên. Từ khi thành lập công ty đã trải qua rất nhiều bước thăng trầm trong hoạt động kinh doanh, mục tiêu và phương hướng công ty đưa ra cũng khá nhiều. Trong đó mục tiêu lớn nhất mà công ty luôn đặt ra và cần đạt được đối với hoạt động xuất nhập khẩu, sự thành hay bại của mục tiêu này cũng chịu ảnh hưởng của các mục tiêu khác, như mục tiêu thị trường, sản phẩm, …Tất cả các mục tiêu trên lại phụ thuộc vào các mục tiêu này có cụ thể, có linh hoạt, có hợp lý, có khả thi, có nhất quán và hợp pháp không. * Về kim ngạch xuất khẩu: Công ty phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu vào năm 2002 là 6,4 tỷ đồng, vào năm 2003 là 7 tỷ đồng, đến năm 2005 khoảng 8,5 tỷ đồng. * Về thị trường: Công ty Mỹ thuật trung Ương sẵn sàng tham gia vào các dụ án sau: - Xây dựng xí nghiệp sản xuất các mặt hàng hàngthủ công mỹ nghệ xuất khẩu thuộc Công ty Mỹ thuật trung Ương tại phường Cẩm Thượng – thành phố Hải Dương. - Thành lập trung tâm dạy nghề truyền thống - Đang chuẩn bị mở siêu thị tại Bỉ (tháng 9 đi vào hoạt động) để trưng bày và bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, trưng bày trnh, sách báo Việt Nam đất nước con người, áo dài, lụa tơ tằm, mở nhà hàng ẩm thực, mở lớp học tiếng Việt,dạy võ Việt Nam, Có thể tổ chức luôn các đồ gỗ với đặc trưng là gia công và hoàn thiện sản phẩm để bán. - Tham gia triển lãm ở Lucxembua vào tháng 9/2002 - Tham gia hội chợ EXPO tại Nhật Bản vào năm 2005 - Hợp tác với các công ty nước ngoài trong việc tìm hiểu và phát triển thị trường * Về mẫu mã: - Xây dựng các cơ sở dữ liệu về văn hoá của các nước, các hoạt đông lễ hội, thị hiếu của người tiêu dùng về việc tạo dáng và mẫu mã. - Phối hợp với các chuyên viên của các viện nghiên cứu kinh tế, các nghệ nhân nghiên cứu tạo mẫu, kiểu dáng và tổ chức sản xuất. - Tổ chức nghiên cứu về các làng nghề Việt Nam, sưu tầm các mẫu mã và các sản phẩm lưu trữ. 3.2.Các giải pháp nhàm nâng cao hiểu quả hoạt động xuất khẩu ở Công ty Mỹ thuật trung Ương 3.2.1.Giải pháp về thị trường Thông qua sự hợp tác với bạn hàng, công ty cần chú ý tiếp cận xâm nhập và tìm hiểu thị trường hàng thủ công mỹ nghệ thế giới, năm bắt quy luật vận động củ thị trường và điều chỉnh cơ cấu đầu tư, nhịp độ phát triển các mặt hàng cho phù hợp, từng bước vươn lên chiếm nhiều thị phần trong nước và thế giới. Công ty vẫn tiếp tục duy trì bạn hàng cũ và tăng số lượng bạn hàng mới. Lựa chọn bạn hàng chủ lực và đa dạng hoá mặt hàng. Đây là cốt lõi của quá trình kinh doanh để thực sự làm chủ, chiếm lĩnh thị trượng. Công ty phải xác định được thị trường của mình để từ đó có kế hoạch xuất khẩu để phù hợp với nhu cầu thị trường. Xuất khẩu các mặt hàng mà thị trường cần chứ không phải cái mà thị trường có. Hơn nữa cứ tập trung vào một số thị trường đã có sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận nếu thị trường đó gặp bất trắc thì rủi ro sẽ rất lớn có thể dẫn đến giải thể. Tìm kiém các thị trường mới, mở rộng thị trường đã có nhưng thị phần của công ty còn ít. Giải pháp trước mắt là cần nghiên cứu tiếp cận thị trường Nhật, Mỹ. Nhật Bản là nước có nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ rất lớn, đặc biệt là các sản phẩm hàngthủ công mỹ nghệ do Việt Nam sản xuất được người tiêu dùng Nhật Bản đánh giá rất cao “hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam quen thuộc đến nỗi đã tạo nên một làn sóng du khách Nhật đến Việt Nam tham quan và mua hàng ngày một nhiều”. Trong hững năm qua Nhật Bản luôn là nước dẫn đầu về nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam, với kim nghạch hàng năm 35,3 triệu USD.Có thể nói thị trường hàng thủ công mỹ nghệ tại Nhật là mảnh đất màu mở mà hàng Việt Nam có thế mạnh riêng để tham gia. Đối với thị trường Mỹ, tuy là một thị trường mới mẻ nhưng đầy sức hấp dẫn. Trong vài năm gần đây Mỹ nhập khẩu khoảng 14 – 15 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Ngoài ra về mặt đối ngoại, tháng 7/1995 Mỹ đã bình thường hoá quan hệ với Việt Nam và tháng 10/2001 hai nước đã ký hiệp định thương mại Việt – Mỹ. Có thể nói đây là cơ hội tốt để hàng hoá Việt Nam thâm nhập vào thị trường Mỹ một cách thuận lợi với sức cạnh tranh sẽ được nâng cao, không thua kém gì hàng hoá của các nước khác. Bên cạnh đó, một số thị trường khác như Trung Đông, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc cũng là những thị trường đáng quan tâm của nghành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng. Về thị trường xuất khẩu hiện nay, những nước xung quanh như Trung Quốc, ấn Độ, Inđônêsia, Philippines ....đều chú trọng hàng thủ công mỹ nghệ với số lượng lớn, đa dạng các chủng loại, các loại còn tinh xảo và độc đáo hơn.. Do vậy , công ty cần phải năng động, nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị hiếu của từng thị trường, thậm chí của từng khách hàng, xây dựng quan hệ tốt, tín nhiệm để làm ăn lâu dài và tăng cường khả năng cạnh tranh. 3.2.2.Giải pháp về sản phẩm Công ty cần đầu tư chiều sâu về chất lượng sản phẩm của các mặt hàng xuất khẩu, khai thác các cơ hội. Cụ thể là liên kết với các làng nghề để đưa khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ xử lý mối mọt, co ngót đối với nhóm hàng gỗ, mây tre đan và đưa máy móc hiện đại và sản xuất gốm, sứ. Vì từ trước đến nay hàng gốm, sứ của ta chủ yếu là sản xuất thủ công nên chất lượng không cao, mẫu mã không nhiều, năng suất kém ...không thể cạnh tranh được với hàng của Trung Quốc. Công ty cần cải tiến mẫu mã, hình thức để có thể tung ra thị trường những mẫu mã độc đáo sát hợp với nhu cầu, thị hiếu của từng thị trường trong từng thời gian nhất định. Một mặt doanh nghiệp chủ động cải tiến sáng tạo những mẫu hàng mới để chào bán, Mặt khác doanh nghiệp có thể trực tiếp hoặc thông qua cơ quan thường vụ để hợp tác hoặc thuê Việt Kiều ở nước sở tại, mời hoặc thuê chuyên gia của khách mua hàng thiết kế mẫu mã, phù hợp sở thích, thị hiếu từng nơi... Hơn nữa, cũng phải nâng cao khả năng xử lý và bảo quản tại công ty để hàng có chất lượng tốt vì hàng thủ công mỹ nghệ đa phần là dễ bị co ngót, mối mọt, dễ vỡ .... 3.2.3.Giải pháp về vốn Ngoài yếu tố về thị trường, sản phẩm, thì yếu tố về vốn cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiểu quả sản xuất kin doanh của công ty. Mặc dù mỗi năm công ty có bổ sung vốn lưu động và vốn cố định nhàm nâng cao khả năng thanh toán, khả năng tự chủ trong hoạt động xuất khẩu, nhưng nguồn vốn này không đáng kể so với khả năng xuất khẩu ngày càng tăng của công ty. Do vậy, có lúc phải vay ngân hàng, vẫn phải lấy uy tín của mình để hưởng những ưu đãi của bạn hàng trong quá trình thanh toán tiền hàng. Với cách làm như trên không chỉ gây nên tình trạng hạn chế hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty mà còn làm lỡ nhiều cơ hội trong kinh doanh, ảnh hưởng đến hiểu quả kinh doanh của công ty. Để khắc phục, công ty cần có một số giải pháp định hướng tạo nguồn vốn và sử dụng có hiểu quả đồng vốn bỏ ra: Một mặt vẫn lấy uy tín của mình để hưởng ưu đãi trả chậm khi thu gom hàng xuất khẩu, một mặt duy trì mở rộng hợp tác với các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu để giảm chi phí bỏ ra khi mua hàng. Để làm được điều này, công ty phải xây dựng mối quan hệ tốt với bạn hàng. - Tranh thủ tối đa các nguồn vốn ưu đãi của nhà nước, từ các nguồn hỗ trợ quốc tế. - Huy động vốn từ lợi nhuận để lại, các khoản tiền mặt tạm thời chưa sử dụng như: quỹ tiền lương chưa đến kỳ thanh toán, quỹ khấu hao ... - Thực hiện liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. Với hình thức này, công ty vừa hạn chế được rủi ro về vốn, vừa giảm được lượng vốn đầu tư và kinh doanh. - Hạn chế tối đa các chi phí không cần thiết trong hoạt động kinh doanh, tránh lãng phí và kéo dài thời gian giao hàng. 3.2.4.Nâng cao công tác quản lý cán bộ Có thể nói nguồn nhân lực là yếu tố cực kỳ quan trọng, là chủ thể của mọi hoạt động kinh doanh. Với cơ chế như hiện nay, khi mà “kẻ mua thì ít, người bán thì nhiều” thì kinh doanh chỉ thực sử có hiểu quả khi ta có năng lực, trình độ, kinh nghiệm, tính toán trên cơ sở khả năng thực có của mình. Vì vậy, công ty phải không ngừng nâng cao trình độ cả về mặt lý luận lẫn thực tiện để có thể ký được nhiều hợp đồng tốt, thực hiện thành công hoạt động kinh doanh. Công ty nên có kế hoạch tổ chức đào tạo hoặc gửu đi đào tạo, đào tạo bổ sung cho các cán bộ chuyên làm công tác xuất nhập khẩu, đặc biệt là tổ chức các lớp học Marketting thị trường, mặt hàng có thể thâm nhập, khai thác tốt nhất những thị trường đã có và sắp có trong tương lai. Bên cạnh đó, công ty cũng cần có biện pháp khuyến khích tinh thần làm việc, tăng cường mối quan hệ mật thiết trong công ty, qua đó có thể hiểu nhau và phối hợp hài hoad các hoạt động. Ngoài ra công ty nên có chế độ thưởng cho những cán bộ năng nổ trong công việc và ký kết đuực nhiều hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc là tìm được các đối tác xuất khẩu cho công ty, để họ luôn thấy quyền lợi của mình và cống hiến hết mình cho công ty. 3.2.5.Mở rộng hình thức kinh nghiệm phát hiện thị hiếu Phát hiện thị hiếu của người nước ngoài một cách có hệ thống bằng cách tự mình phát triển “con mắt người nước ngoài”.Dưới đây là nột vài kinh nghiệm thực tế công ty có thể áp dụng. - Đi thăm đều đặn các cửa hàng thủ công mỹ nghệ hay một số của hàng khác có tiếng ở Hà Nội (Hàng Bông, Hàng Gai ...) và nếu như có dịp đi vào trong Nam và TPHCM (đường Đồng Khởi ...) đừng quên ghé thăm những cửa hàng lưu niệm trong các khách sạn 5 sao. Và hãy nói với người nước ngoài là mình đang có ý định mua một món quà nào đo cho người bạn ở nưóc ngoài nhưng do không biết sở thích của người nước ngoài như thế nào và cái gì thông dụng với họ. Rất nhiều người bán hàng sẽ cho chúng ta biết những lời khuyên về cách nhìn nhận của người nước ngoài đối với các sản phẩm. - Thông qua việc đọc các tạp chí như Heritage của Việt Nam Airlines, Tư vấn tiêu dùng hoặc báo Đẹp, chúng ta có thể tìm hiểu được một số đặc điểm về sản phẩm phù hợp với thị hiếu cũng như kiểu cách của người nước ngoài. - Nếu có bạn bè hay họ hàng, người quen ở nước ngoài, công ty hãy nhờ họ thu lượm các catalogue hay chụp ảnh, gửu địa chỉ của các nhà nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở nước họ cho công ty. Công ty cũng có thể hỏi sự giúp đỡ của các sứ quán nước ngoài ở Hà Nội đối với những yêu cầu của mình. - Công ty nên nghiên cứu các trang Web và các sản phẩm được trưng bày từ các công ty hàng đâù của Việt Nam và nước ngoài trong lĩnh vực mua bán hàng thủ công mỹ nghệ cũng như các shop trên mạng ở những nước phát triển. Mặc dù mất nhiều thời gian, công sức, sự kiên nhẫn và tiền bạc (do Internet ở Việt Nam vẫn còn chậm và đắt) nhưng có thể thu được nhiều ý tưởng từ Internet cho sản phẩm của công ty và ngày càng hoàn thiện “con mắt người nước ngoài” của công ty cũng như cho việc đầu tư này trở nên có giá trị. - Nếu công ty muốn đầu tư hơn nữa để học cách nhận biết thị hiếu của người nước ngoài, hãy tham gia hội chợ triển lãm quốc tế và hàng thủ công mỹ nghệ ở Thái Lan hoặc Trung Quốc. Khi cảm thấy đã biết khá đủ về sở thích của người nước ngoài và khi chắc chắn rằng sản phẩm của công ty có thể cạnh tranh được, thì công ty nên trưng bày sản phẩm của mình ở Thái Lan hoặc Trung Quốc trước khi quyết định mang sản phẩm trưng bày ở nước ngoài (tất nhiên sẽ dắt hơn và rủi ro hơn). Đồng thời công ty cũng có thể giới thiệu sản phẩm của mình trên trang Web riêng để nhận được sự phản hồi trực tiếp từ những khách hàng nước ngoài. Nắm bắt đúng thị hiếu là điều kiện quan trọng trước tiên cho công ty xuất khẩu thành công. Nhưng điều này vẫn chưa đủ. Công ty phải chắc chắn rằng sản phẩm của công ty phải có chất lượng cao theo đúng tiêu chuẩn, công ty là nhà cung cấp tin cậy và giá cả đưa ra phải hợp lý. Vào tháng 5/2000, một trong những nhà nhập khẩu lớn nhất các hàng thủ công mỹ nghệ của châu á ở châu Âu, một công ty Hà Lan đã viết như sau :”Chúng tôi thường nhập khẩu hàng hoá ở châu á. Đến nay chúng tôi có khoảng 4000 các sản phẩm khác nhau trong bộ sưu tập. Cách đây một vài năm, chúng tôi cũng đã mua các mặt hàng đó từ các công ty của Việt Nam nhưng bây giờ các mặt hàng tương tự như vậy sản xuất từ Trung Quốc với chất lượng tốt và giá rẻ hơn nhiều”. 3.2.6. Một số kiến nghị đối với chính sách xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Để có thể sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ theo phương hướng, mục tiêu nêu ở trên, ngoài việc tổ chức thực hiện tốt các chính sách biện pháp hiện có, đề nghị chính phủ cho sửa đổi bổ sung một số chính sách, biện pháp phù hợp với đặc điểm và ý nghiă của việc phát triển ngành nghề thuộc nhóm hàng này: - Xúc tiến thương mại là vấn đề gây bức xúc đối với nhiều doanh nghiệp. Cục xúc tiến thương mại cần đẩy mạnh thông tin thị trường, vì hiện nay nhiều nghệ nhân và doanh nhân nghành thủ công mỹ nghệ không có tiền tham gia hội chợ nước ngoài, cũng như nối mạng internet. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các đơn vị xuất khẩu có hiểu quả về kinh phí tổ chức hội chợ, khảo sát thị trường nước ngoài, tổ chức triển lãm giới thiệu sản phẩm; tổ chức định kỳ hàng năm hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ trong nước. - Chính phủ cần có các chính sách, biện pháp, nhằm đẩy nhanh sản xuất và xuất khẩu nhóm hàng này trong vài năm rới. Trước hết là chính sách về hỗ trợ và ưu đãi lãi sất vay đối với các cơ sở sản xuất - kinh doanh. Đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan xem xét trình chính phủ cho miễn giảm thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với sản xuất kinh doanh xuất khẩu một số loại hàng thủ công mỹ nghệ. Hàng xuất khẩu tại chỗ (bán cho khách nước ngoài vào Việt Nam công tác và du lịch) cũng được coi là hàng xuất khẩu và được hưởng thuế GTGT 0%, tức là cũng được khấu trừ hoàn thuế GTGT đầu vào. Xây dựng chính sách hộ trợ đối với các làng nghề, các nghệ nhân và chính sách đào tạo dạy nghề đối với lao động thụ công. Quy hoạch và tổ chức khai thác cung ứng nguyên liệu cho sản xuất một số loại hàng thủ công mỹ nghệ như nhóm hàng gỗ, mây tre, gốm sứ, ...Xây dựng các trung tâm giới thiệu sản phẩm và giao dịch mua bán hàng thủ công mỹ nghệ ở trong và ngoài nước. -Trong khâu xuất khẩu hàng hoá, đề nghị hải quan nên bỏ thụ tục kiểm hoá hải quan để giảm phí. Đề nghị không cho xuất khẩu nguyên liệu thô mà phải qua tinh chế để gia tăng giá trị. Hải quan cần có các biện pháp thông thoáng khi kiểm tra các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín. Cần có chính sách giảm nhẹ tiền cước vận chuyển và các lệ phí tại cảng, khẩu đối với hàng thủ công mỹ nghệ. Vì hàng thủ công mỹ nhgệ thường là những lọi hàng cồng kềnh, giá trị không cao (hàng mây tre đan, nhiều loại gốm sứ mỹ nghệ ... xuất khẩu, một cotainer 30 feet cũng chỉ được 7000 – 8000 USD theo giá FOB), nên cần có các chính sách hỗ trợ hoặc ưu đãi, đặc biệt là hàng mẫu gửu cho khách nước ngoài hoặc gửu hàng mẫu tham dự các hội chợ, triển lãm nước ngoài. - Đối với vấn đề thưởng xuất khẩu, chính phủ cần sửa đổi về tiêu chuẩn thưởng xuất khẩu đối với hàng thủ công mỹ nghệ. Theo quy định hiện hành, để được thưởng về kim nghạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, doanh nghiệp phải đạt mức kim nghạch 5 triệu USD/năm trở lên. Đây là một tiêu chuẩn quá cao đối với một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, sẽ rất hiếm có doanh nghiệp nào đạt được tiêu chuẩn này để được xét duyệt, thực tế hiện nay chưa có. Để khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tích cực tham gia đẩy mạnh xuất khẩu các loại hàng thủ công truyền thống, đồng thời cũng là một cách hỗ trợ cho họ vượt qua mọi khó khăn trong sản xuất – kinh doanh loại hàng này; đề nghị cho áp dụng tiêu chuẩn kim ngạch xét thưởng ở mức từ 2 triệu USD/ năm ; vì nếu có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt mức kim nghạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên 2 triệu USD/ năm, thì đó là điều đáng mừng. - Về phía các doanh nghiệp cần phối hợp với nhau về mẫu mã, giá cả và cung cách làm ăn với khách hàng nước ngoài. Cần sớm ra đời hiệp hội doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ, các doanh nghiệp cũng cần đưa ra các mẫu mã phong phú, giá cả thấp hơn hàng Trung Quốc, Philippines, Inđonesia....Chính sách trợ giá của nhà nước là rất cần thiết. Bên cạnh đó, vai trò của các tham tán thương mại Việt Nam tại các nước là hết sức quan trọng, là “cầu nối” các doanh nghiệp trong nước sang các thị trường quốc tế. Kết luận Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta coi xuất khẩu là mũi nhọn để phát triển nền kinh tế một cách cơ bản. Đẩy mạnh xuất khẩu nghĩa là tạo động lực cho công nghiệp hoá đát nước, cho sự phát triển và tăng truởng nền kinh tế mở. Đẩy mạnh xuất khẩu là nhằm thúc đấy sản xuất phát triển, thu hút lực lượng lao động, tạo nguồn vốn để nhập khẩu. tranh thủ công nghệ; chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng XHCN, nâng cao hiểu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam trong những năm qua phát triển khá mạnh mẽ, đã khẳng định được vị trí của nghành này trong nền kinh tế quốc dân. Hiện nay thị trường hàng thủ công mỹ nghệ trên thị trường thế giới cũng như trong nước luôn biến động và tình hình cung cầu không ổn định. Tuy vậy, với xu thế như hiện nay thì ttrong những năm tới Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển nghành nghề này. Song để đạt được những mục tiêu đặt ra cho nghành thủ công mỹ nghệ từ nay đến năm 2010, nghành hàng này sẽ còn đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, từ những vấn đề tồn tại trong sản xuất, xuất khẩu đến những khó khăn từ phía thị trường nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Với đề tài “Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam ở công ty Mỹ thuật trung Ương”. Trong thời gian thực tập tại công ty Mỹ thuật trung Ương, qua sự tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu , tham khảo sách báo, tạp chí và ý kiến của ban lãnh đạo công ty em đã chon đề tài này và rút ra được một số chính sách, biện pháp chủ yếu hy vọng phần nào tháo gỡ được những vướng mắc hiện nay đang còn tồn tại trong khâu tổ chức, quản lý sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, khuyến khích họ đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu gắn liền với nâng cao hiểu quả sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hiểu quả xuất khẩu, đưa hàng thủ công mỹ nghệ lên vị trí cao hơn nữa xứng đáng với tiềm năng vốn có của nó. Để hoàn thành khoá luận này, ngoài sự cố gắng của bản thân, em còn nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PTS Đoàn Đình Nghiệp, sự giúp đỡ của các anh chị ở phòng xuất nhập khẩu thuộc công ty Mỹ thuật trung Ương ... Nhưng với kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên đề tài chấc chắn còn nhiều thiếu sót. Em hy vọng sẽ nhận được sự đóng góp chân thành của thầy cô giáo và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PTS Đoàn Đình Nghiệp đã tận tình hướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu khoá luận. Tôi xin chân thành cảm ơn các cô, bác, anh chị ở công ty Mỹ thuật trung ương đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập tài liệu và nhận thức tình hình thực tế phục vụ cho nghiên khoá luận này. Hà Nội, ngày 19/4/2002 Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Loan Tài liệu tham khảo Giáo trình “Kinh tế đối ngoại” – Nhà xuất bản thống kê năm 1999 PGS – TS Võ Thanh Thu Giáo trình “Thương mại quốc tế” – Nhà xuất bản thống kê năm 1997 PGS – TS Nguyễn Duy Bột Giáo trình “Kinh tế học quốc tế” – Nhà xuất bản thống kê năm 1999 GS – PTS Tô Xuân Dân Giáo trình “Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu” PGS – PTS Trần Chí Thành Báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng năm của Bộ thương mại Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Mỹ thuật trung Ương Báo cáo kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty Mỹ thuật trung Ương Tạp chí “Thời báo kinh tế Việt Nam” các năm 2000, 2001 Mục lục Lời mở đầu Chương 1 : Những vấn đề chung về thương mại quốc tế 1.1.Thương mại quốc tế - ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1.Sự ra đời và khái niệm về thương mại quốc tế 1.1.2.Vai trò và ý nghĩa của thương mại quốc tế 1.1.3.Các hình thức và nhân tố ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu 1.1.3.1.Các hình thức của xuất nhập khẩu 1.1.3.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu 1.2.Chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua 1.2.1.Tiềm năng và xu thế hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam 1.2.2.Những nội dung cơ bản của chính sách xuất nhập khẩu hiện nay 1.2.3.Những kết quả và hạn chế của xuất nhập khẩu trong những năm qua Chương 2 : Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty mỹ thuật trung ương 2.1.Tổng quan về công ty mỹ thuật Trung ương 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển 2.1.2.Quy mô các nguồn lực 2.2.4.Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây 2.2.Tình hình kinh doanh xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở công ty Mỹ thuật Trung ương 2.2.1.Cách thức hoạt động 2.2.1.1.Nghiên cứu thị trường và lựa chọn sản phẩm xuất khẩu 2.2.1.2.Phương thức giao dịch 2.2.1.3.Ký kết hợp đồng xuất khẩu 2.2.2.Kim ngạch xuất khẩu 2.2.2.1.Kim ngạch xuất khẩu theo ngành hàng 2.2.2.2.Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường 2.2.2.3.Hiểu quả hoạt động xuất khẩu ở công ty Mỹ thuật trung Ương 2.2.3.Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty 2.3.Phân tích hiểu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở công ty Mỹ thuật Trung ương 2.3.1.Hiểu quả kinh tế 2.3.2.Hiểu quả xã hội 2.3.Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở công ty Mỹ thuật Trung ương 2.3.1.Những mặt đã đạt được 2.3.2.Những hạn chế Chương 3 : Phương hướng phát triển và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở công ty Mỹ thuật Trung ương 3.1.Mục tiêu và Phương hướng phát triển xuất khẩu trong thời gian tới 3.2. Các giải pháp nhàm nâng cao hiểu quả hoạt động xuất khẩu ở công ty Mỹ thuật trung Ương. 3.2.1.Giải pháp về thị trường 3.2.2.Giải pháp về sản phẩm 3.2.3.Giải pháp về vốn 3.2.4.Nâng cao công tác quản lý cán bộ 3.2.5.Mở rộng hình thức kinh nghiệm phát hiện thị hiếu 3.2.6.Một số kiến nghị đối với chính sách xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta kết luận 1 3 3 3 4 7 10 13 14 16 19 24 24 24 26 29 31 31 32 32 34 35 35 38 40 44 44 44 46 47 47 49 51 51 53 53 54 55 56 56 58 61 Lời mở đầu Chương 1 : Những vấn đề chung về thương mại quốc tế 1.1.Thương mại quốc tế - ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1.Sự ra đời và khái niệm về thương mại quốc tế 1.1.2.Vai trò và ý nghĩa của thương mại quốc tế 1.1.3.Các hình thức và nhân tố ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu 1.1.3.1.Các hình thức của xuất nhập khẩu 1.1.3.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu 1.2.Chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua 1.2.1.Tiềm năng và xu thế hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam 1.2.2.Những nội dung cơ bản của chính sách xuất nhập khẩu hiện nay 1.2.3.Những kết quả và hạn chế của xuất nhập khẩu trong những năm qua Chương 2 : Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty mỹ thuật trung ương 2.1.Tổng quan về công ty mỹ thuật Trung ương 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển 2.1.2.Quy mô các nguồn lực 2.2.4.Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây 2.2.Tình hình kinh doanh xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở công ty Mỹ thuật Trung ương 2.2.1.Cách thức hoạt động 2.2.1.1.Nghiên cứu thị trường và lựa chọn sản phẩm xuất khẩu 2.2.1.2.Phương thức giao dịch 2.2.1.3.Ký kết hợp đồng xuất khẩu 2.2.2.Kim ngạch xuất khẩu 2.2.2.1.Kim ngạch xuất khẩu theo ngành hàng 2.2.2.2.Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường 2.2.2.3.Hiểu quả hoạt động xuất khẩu ở công ty Mỹ thuật trung Ương 2.2.3.Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty 2.2.3.1.Tổng lợi nhuận từ hoạt động doanh thu xuất nhập khẩu 2.2.3.2.Tỷ suất lợi nhuận của hoạt động xuất nhập khẩu 2.3.Phân tích hiểu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở công ty Mỹ thuật Trung ương 2.3.1.Hiểu quả kinh tế 2.3.2.Hiểu quả xã hội 2.3.Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở công ty Mỹ thuật Trung ương 2.3.1.Những mặt đã đạt được 2.3.2.Những hạn chế Chương 3 : Phương hướng phát triển và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở công ty Mỹ thuật Trung ương 3.1.Mục tiêu và Phương hướng phát triển xuất khẩu trong thời gian tới 3.2. Các giải pháp nhàm nâng cao hiểu quả hoạt động xuất khẩu ở công ty Mỹ thuật trung Ương. 3.2.1.Giải pháp về thị trường 3.2.2.Giải pháp về sản phẩm 3.2.3.Giải pháp về vốn 3.2.4.Nâng cao công tác quản lý cán bộ 3.2.5.Mở rộng hình thức kinh nghiệm phát hiện thị hiếu 3.2.6.Một số kiến nghị đối với chính sách xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta Khoá luận tốt nghiệp Đề tài: Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty mỹ thuật trung ương Giáo viên hướng dẫn: PTS - Đoàn Đình Nghiệp Giáo viên phản biện : Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Loan Khoa : Quản trị kinh doanh Lớp : TM - XNK Niên khóa : 1998 – 2002 Hà Nội 2002

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34262.doc
Tài liệu liên quan