Khóa luận Hợp đồng dân sự vô hiệu -Thực trạng và giải pháp

CHƯƠNG DẪN NHẬP 1. Lý do, mục đích, ý nghĩa khoa học của tiểu luận : Trong cuộc sống ngày nay, hợp đồng dân sự ( HĐDS ) là giao kết được thực hiện với một số lượng rất lớn, thông dụng và phổ biến; Hơn thế nữa, trong thực tiễn giao lưu dân sự, nhu cầu về giao kết hợp đồng dân sự đang trở thành vấn đề cấp thiết, phong phú về nội dung, đa dạng về đối tượng. Hàng ngày có vô số các hợp đồng dân sự được thoả thuận ký kết, từ những hợp đồng sinh họat đơn giản thường thấy , như : gửi giữ chiếc xe đạp, mua bán chiếc Tivi, cái tủ lạnh, xe máy, vay mượn . , đến những hợp đồng phức tạp: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở; hợp đồng dịch vụ về các đối tượng phức tạp, là thành quả của kỷ thuật công nghệ cao, chẳng hạn: thoả thuận về dịch vụ mang bầu thuê, tặng cho ADN, trứng; những hợp đồng qua fax, thư điện tử . Song vấn đề ở đây là tính pháp lý của các thoả thuận giao kết trên, là giá trị hiệu lực của các hợp đồng dân sự này có được bao đảm thi hành; Nhìn chung, bên cạnh số lượng lớn HĐDS phù hợp với qui định pháp luật , có giá trị thi hành, thực trạng còn nhiều HĐDS vô hiệu vẫn đang tồn tại, là một vấn đề bức xúc, tình trạng HĐDS được giao kết giả tạo, lừa dối nhau, thực hiện mua bán, tặng cho tài sản thuộc sở hữu của người khác, mua bán, tặng cho hàng hoá thuộc điều cấm của pháp luật, hình thức hợp đồng không tuân thủ theo qui định của pháp luật ., xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của các bên chủ thể, gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội . Việc ban hành Bộ luật dân sự vào năm 1995 là rất kịp thời , đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của giao lưu dân sự đang ngày một phong phú, đa dạng, sôi động, nhất là các qui định về HĐDS. Đến nay qua gần 10 năm thi hành, các qui định về HĐDS đã đi vào cuộc sống ; Một mặt hướng dẫn cách xử sự cho cá nhân, tổ chức trong giao lưu dân sự, mặt khác tạo cơ sở pháp lý để xác định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quan hệ hợp đồng, tạo căn cứ để Toà án và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về HĐDS, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, góp phần tạo sự ổn định và lành mạnh trong giao lưu dân sự, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, giao lưu hội nhập quốc tế. Bên cạnh những kết quả đạt được, các qui định pháp luật về HĐDS vẫn còn bộc lộ những vấn đề mang tính bất cập, các qui định có sự chồng chéo, trái ngược nhau, điều đó đã gây khó khăn cho việc nhận thức cũng như áp dụng các qui định pháp luật về HĐDS. Kết quả dẫn đến tồn tại rất nhiều HĐDS vô hiệu trên thực tế, không đem lại mục đích các bên chủ thể mong muốn, dẫn đến nhiều tranh chấp, khi giải quyết lại thiếu cơ sở pháp lý, gây khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền. Vì những nguyên nhân trên đây bài viết này đi sâu nghiên cứu thực trạng HĐDS vô hiệu, thống kê vụ việc, cập nhật nội dung để tìm ra những nguyên nhân cơ bản, từ đó có những kiến nghị nhất định, đưa ra giải pháp nhằm khắc phục tình trạng, giải quyết được hậu quả pháp lý của HĐDS vô hiệu, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên chủ thể, hoàn thiện hơn nữa các qui định pháp luật, kịp thời điều chỉnh các quan hệ dân sự, các quan hệ về HĐDS. 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Người nghiên cứu thực hiện chuyên đề về " Hợp đồng dân sự vô hiệu -Thực trạng và giải pháp ", phạm vi báo cáo : trọng tâm đi vào thực trạng HĐDS vô hiệu, các dạng tồn tại, nguyên nhân của thực trạng, đề ra giải pháp cụ thể. Vì các lẽ trên nên đối tượng cơ bản của nghiên cứu này là:"Hợp đồng dân sự vô hiệu " ( HĐDS vô hiệu) Chương 1 : Thực trạng về HĐDS vô hiệu Trong chương này người nghiên cứu nêu lên cơ sở pháp lý của HĐDS, đưa ra các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ về HĐDS Đồng thời nêu lên một số nội dung tranh chấp nhất định, những lĩnh vực cơ bản mà khả năng xảy ra các giao kết vô hiệu nhiều, rút ra được những dạng vô hiệu cụ thể, phân loại ra các thực trạng HĐDS vô hiệu phổ biến . Chương 2 : Nguyên nhân và giải pháp Với những thực trạng HĐDS vô hiệu nghiên cứu tại chương 1, chương này đã xác định được nguyên nhân cơ bản của thực trạng HĐDS vô hiệu, đề xuất phương hướng cụ thể nhằm khắc phục thực trạng.

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2036 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hợp đồng dân sự vô hiệu -Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớn, thông dụng và phổ biến; Hơn thế nữa, trong thực tiễn giao lưu dân sự, nhu cầu về giao kết hợp đồng dân sự đang trở thành vấn đề cấp thiết, phong phú về nội dung, đa dạng về đối tượng. Hàng ngày có vô số các hợp đồng dân sự được thoả thuận ký kết, từ những hợp đồng sinh họat đơn giản thường thấy , như : gửi giữ chiếc xe đạp, mua bán chiếc Tivi, cái tủ lạnh, xe máy, vay mượn ... , đến những hợp đồng phức tạp: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở; hợp đồng dịch vụ về các đối tượng phức tạp, là thành quả của kỷ thuật công nghệ cao, chẳng hạn: thoả thuận về dịch vụ mang bầu thuê, tặng cho ADN, trứng; những hợp đồng qua fax, thư điện tử ... Song vấn đề ở đây là tính pháp lý của các thoả thuận giao kết trên, là giá trị hiệu lực của các hợp đồng dân sự này có được bao đảm thi hành; Nhìn chung, bên cạnh số lượng lớn HĐDS phù hợp với qui định pháp luật , có giá trị thi hành, thực trạng còn nhiều HĐDS vô hiệu vẫn đang tồn tại, là một vấn đề bức xúc, tình trạng HĐDS được giao kết giả tạo, lừa dối nhau, thực hiện mua bán, tặng cho tài sản thuộc sở hữu của người khác, mua bán, tặng cho hàng hoá thuộc điều cấm của pháp luật, hình thức hợp đồng không tuân thủ theo qui định của pháp luật..., xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của các bên chủ thể, gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội . Việc ban hành Bộ luật dân sự vào năm 1995 là rất kịp thời , đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của giao lưu dân sự đang ngày một phong phú, đa dạng, sôi động, nhất là các qui định về HĐDS. Đến nay qua gần 10 năm thi hành, các qui định về HĐDS đã đi vào cuộc sống ; Một mặt hướng dẫn cách xử sự cho cá nhân, tổ chức trong giao lưu dân sự, mặt khác tạo cơ sở pháp lý để xác định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quan hệ hợp đồng, tạo căn cứ để Toà án và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về HĐDS, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, góp phần tạo sự ổn định và lành mạnh trong giao lưu dân sự, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, giao lưu hội nhập quốc tế. Bên cạnh những kết quả đạt được, các qui định pháp luật về HĐDS vẫn còn bộc lộ những vấn đề mang tính bất cập, các qui định có sự chồng chéo, trái ngược nhau, điều đó đã gây khó khăn cho việc nhận thức cũng như áp dụng các qui định pháp luật về HĐDS. Kết quả dẫn đến tồn tại rất nhiều HĐDS vô hiệu trên thực tế, không đem lại mục đích các bên chủ thể mong muốn, dẫn đến nhiều tranh chấp, khi giải quyết lại thiếu cơ sở pháp lý, gây khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền. Vì những nguyên nhân trên đây bài viết này đi sâu nghiên cứu thực trạng HĐDS vô hiệu, thống kê vụ việc, cập nhật nội dung để tìm ra những nguyên nhân cơ bản, từ đó có những kiến nghị nhất định, đưa ra giải pháp nhằm khắc phục tình trạng, giải quyết được hậu quả pháp lý của HĐDS vô hiệu, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên chủ thể, hoàn thiện hơn nữa các qui định pháp luật, kịp thời điều chỉnh các quan hệ dân sự, các quan hệ về HĐDS. 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Người nghiên cứu thực hiện chuyên đề về " Hợp đồng dân sự vô hiệu -Thực trạng và giải pháp ", phạm vi báo cáo : trọng tâm đi vào thực trạng HĐDS vô hiệu, các dạng tồn tại, nguyên nhân của thực trạng, đề ra giải pháp cụ thể. Vì các lẽ trên nên đối tượng cơ bản của nghiên cứu này là:"Hợp đồng dân sự vô hiệu " ( HĐDS vô hiệu) Hợp đồng dân sự : là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập , thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự ( theo qui định tại điều 394 - Bộ luật dân sự ); Hợp đồng dân sự được xác định là có hiệu lực khi hợp đồng được giao kết tuân theo điều kiện : Theo qui định tại điều 131 _ Bộ luật dân sự Người tham gia giao dịch phải có năng lực hành vi dân sự ; Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật và đạo đức xã hội; Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện ; Hình thức của giao dịch hoàn toàn phù hợp với pháp luật . Tuân theo nguyên tắc giao kết qui định tại điều 395_ Bộ luật dân sự Tự do giao kết nhưng không được trái pháp luật , đạo đức xã hội ; Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác . Hợp đồng dân sự bị coi là vô hiệu khi : hợp đồng được giao kết vi phạm các qui định nói trên, nghĩa là hợp đồng được giao kết do lừa dối , giả tạo, do nhầm lẫn, nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, bị đe doạ, ép buộc, hình thức không tuân thủ theo qui định pháp luật . 3. Phương pháp nghiên cứu Vì là chuyên đề nghiên cứu thực trạng, để các số liệu chính xác, trích dẫn được chi tiết, phản ánh trung thực, người thực hiện đã áp dụng và kết hợp hài hoà một số phương pháp cơ bản sau: Phương pháp thống kê : Trong báo cáo này người thực hiện đã tìm đọc chi tiết các số liệu lưư trữ tại sổ thụ lý án dân sự của TAND thị xã An Khê, của toà Dân sự - TAND tỉnh Gia Lai, sau đó thống kê lại tổng số án thụ lý, tổng số vụ việc về HĐDS vô hiệu, đồng thời ghi nhận chi tiết nội dung vô hiệu, từ đó xác định tỉ lệ HĐDS vô hiệu trong thực tế với số liệu có được trong quản lý của các cơ quan có thẩm quyền Phương pháp liệt kê : Từ các ghi nhận nói trên, người thực hiện đã liệt kê các dạng tranh chấp, đưa ra tiêu chí phân loại hợp đồng vô hiệu cơ bản đang tồn tại. Phương pháp xã hội học : Người thực hiện phát phiếu thăm dò thực tế, trao đổi với những người có thẩm quyền liên quan về vấn đề giao kết HĐDS để tìm ra các dạng tranh chấp, khái quát được thực trạng hợp đồng vô hiệu trong thực tiễn, xác định nguyên nhân tồn tại thực trạng này . 4. Nội dung nghiên cứu Chương 1 : Thực trạng về HĐDS vô hiệu Trong chương này người nghiên cứu nêu lên cơ sở pháp lý của HĐDS, đưa ra các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ về HĐDS, đồng thời ghi nhận các số liệu chi tiết về HĐDS vô hiệu, đối chiếu số lượng HĐDS vô hiệu tồn tại trong thực tế với số lượng HĐDS vô hiệu được đưa ra giải quyết tại các cơ quan có thẩm quyền, để nêu lên sự ảnh hưởng đáng kể, tác hại nghiêm trọng khi các cơ quan chức năng không quản lý được xác thực các HĐDS vô hiệu trong thực tiễn. Đồng thời nêu lên một số nội dung tranh chấp nhất định, những lĩnh vực cơ bản mà khả năng xảy ra các giao kết vô hiệu nhiều, rút ra được những dạng vô hiệu cụ thể, phân loại ra các thực trạng HĐDS vô hiệu phổ biến . Chương 2 : Nguyên nhân và giải pháp Với những thực trạng HĐDS vô hiệu nghiên cứu tại chương 1, chương này đã xác định được nguyên nhân cơ bản của thực trạng HĐDS vô hiệu, đề xuất phương hướng cụ thể nhằm khắc phục thực trạng, hạn chế giao kết HĐDS vô hiệu, giải quyết triệt để hậu quả pháp lý HĐDS vô hiệu, góp phần vào cơ sở lý luận để sửa đổi, bổ sung những bất cập trong pháp luật về HĐDS. CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU Phần A : Cơ sở pháp lý Hợp đồng dân sự ( HĐDS ) là một giao dịch dân sự rất phổ biến trong giao lưu dân sự hiện nay, thực tiễn cuộc sống việc giao kết HĐDS hiện là một hoạt động thông dụng, cập nhật, phức tạp, và rất cần thiết nhằm thoả mãn các nhu cầu về đời sống tinh thần, đáp ứng các mong muốn về vật chất, đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của các bên chủ thể, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự ổn định và phát triển kinh tế, xã hội . Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết, từ tầm quan trọng bởi các yêu cầu của các quan hệ về HĐDS, các cơ quan có thẩm quyền đã kịp thời ban hành các qui định để điều chỉnh các quan hệ về HĐDS . Bộ luật dân sự năm 1995 qui định về HĐDS tại các phần : Chế định Hợp đồng dân sự được qui định tại Chương I, II ; Phần thứ ba về Nghĩa vụ dân sự và Hợp đồng dân sự ; Các vấn đề khác có liên quan đến HĐDS còn được điều chỉnh bởi các qui định tại các phần khác nhau ở Chương 5 + Phần thứ nhất : Những qui định chung ; + Phần thứ hai : HĐDS về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ; + Phần thứ sáu : về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ ; + Phần thứ bảy : về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài . Để đưa vào áp dụng thực tiễn các qui phạm pháp luật điều chỉnh về HĐ DS, thời gian vừa qua, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành một số văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự : + Nghị định số 63/CP ngày 24 - 10 - 1996 của Chính phủ, qui định chi tiết về sở hữu công nghiệp, tiếp đó là thông tư số 3055/TT - SHCN ngày 31 - 12 - 1996 hướng dẫn thủ tục về việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác trong nghị định 63 ; + Nghị định số 76/CP, ngày 29 - 11 - 1996 của Chính phủ, hướng dẫn thi hành một số qui định về quyền tác giả trong Bộ luật dân sự. Gần đây, Bộ văn hoá thông tin dã ban hành thông tư hướng dẫn về hợp đồng sử dụng tác phẩm theo qui định tại Bộ luật dân sự và Nghị định 76/CP ; + Nghị định số 45/1998/NĐ-CP, ngày 01 - 07 - 1998 của chính phủ , qui định chi tiết về chuyển giao công nghệ ; + Nghị định 165/199/NĐ-CP, ngày 19 - 11 - 1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm + Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10, ngày 20 -08 - 1998 về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 - 07 -1991 ; Thời gian gần đây tại kỳ hợp Quốc Hội vào tháng 10, 11 năm 2004 cũng đã thông qua nhiều dự luật có liên quan đến quan hệ HĐDS. Ngoài ra các qui định điều chỉnh quan hệ về HĐDS còn được qui định trong các văn bản pháp luật khác + Các HĐDS liên quan đến quyền sử dụng đất được qui định trong luật đất đai 1993, luật đất đai năm 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ; + Các văn bản về hợp đồng vay tài sản ... Phần B : Thực trạng Qua thực tiễn thi hành Bộ luật dân sự, các qui định pháp luật về quan hệ HĐDS cho thấy, các qui định pháp luật dân sự nước ta, nhìn chung có tiến bộ, tương đối hoàn thiện và đầy đủ, điều chỉnh hầu hết các vấn đề cơ bản trong quan hệ về dân sự, kỷ thuật lập pháp có tiếp thu những tinh hoa lập pháp qua các thời kỳ, nội dung phù hợp với đặc thù kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, đặc thù dân tộc. Song các qui định về quan hệ HĐDS cũng không tránh khỏi những thiếu sót, bất cập bởi nền kinh tế thị trường đa dạng, năng động, phức tạp luôn vận động và phát triển, đời sống đi lên, trình độ dân trí nâng cao, nhu cầu giao dịch ngày càng phát sinh, trở nên cấp thiết đối với mọi cá nhân và tổ chức, hơn nữa chịu áp lực lớn trong quá trình hội nhập Quốc tế, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Kết quả của những tồn tại trên dẫn đến một thực trạng các HĐDS vô hiệu rất đáng kể, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự ổn định , phát triển kinh tế, xã hội, nguy hại đến pháp chế xã hội chủ nghĩa. Như vậy bên cạnh số lượng các HĐDS có hiệu lực thi hành đem lại lợi ích chính đáng cho các bên, thì con số các HĐDS vô hiệu cũng không phải nhỏ, vấn đề ở đây là những giao kết vô hiệu đó không được các cơ quan thẩm quyền quản lý, đa số vẫn được thực hiện trong thực tế ; Bàn về thực trạng HĐDS vô hiệu, chúng ta cần phải đề cập đến hai vấn đề cơ bản : Thứ nhất : HĐDS vô hiệu - Thực trạng và vấn đề quản lý, giám sát về HĐDS vô hiệu Qua điều tra khảo sát thực tế cho thấy, các quan hệ về HĐDS được giao kết không đúng qui định pháp luật đang tồn tại với số lượng lớn trong giao lưu dân sự, tuy nhiên vấn đề ở đây là, con số về HĐ DS vô hiệu là một con số ẩn , nghĩa là các HĐDS vô hiệu được giao kết là rất lớn, được giao kết hàng ngày, hàng giờ, nhưng hợp đồng vẫn được thực hiện, chấm dứt ; Số các HĐDS vô hiệu được giải quyết tại các cơ quan có thẩm quyền không nhiều, để lại hậu quả phức tạp, xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của các bên, của những người khác có liên quan, gây khó khăn cho việc giải quyết của cơ quan có thẩm quyền, xáo trộn trật tự đạo đức, xã hội. Điều này có thể nhận thấy chi tiết hơn qua những thống kê dưới đây Bằng phương pháp thăm dò xã hội học, điều tra thực tiễn , đặt câu hỏi với 25 người +Hỏi : Khi có nhu cầu về vốn, bạn thường đi vay ở đâu, lãi suất bao nhiêu ? => Có 17 người trả lời : Thường đi vay chỗ bạn bè bên ngoài, nhanh hơn, lãi suất khoản 2 - 3% một tháng; +Hỏi : Khi đi bán xe máy - tài sản là sở hữu của 2 vợ chồng , theo bạn bên bán ai ký vào giấy bán xe ? => Có 12 người trả lời : thì xe của tôi , tôi đứng tên trong " Cà vẹt " thì tôi có quyền mua bán , tôi là người ký Con số này phản ánh rằng : có từ 60 đến 70% các bên khi giao kết sẽ thiết lập và thực hiện các HĐDS vô hiệu. Trong khi bằng phương pháp tra cứu , thống kê các số liệu tại tòa án các cấp : Theo hồ sơ thụ lý án dân sự tại Toà án, đơn thư khiếu nại tại các cơ quan có thẩm quyền, thì các khiếu nại, khởi kiện về HĐDS lại thể hiện bằng con số rất khiêm tốn, thật vậy, Theo số liệu lưu trữ tại TAND thị xã An Khê _ tỉnh Gia Lai Năm 2003: +Tổng số án dân sự được thụ lý là : 62 vụ ; +Trong đó, tổng số khởi kiện về HĐDS vô hiệu : Không có thụ lý Số liệu trên được ký tổng kết đến ngày 31 tháng 12 năm 2003 Năm 2004 : +Tổng số án dân sự được thụ lý là : 52 vụ +Trong đó tổng số các khởi kiện về yêu cầu tuyên bố HĐDS vô hiệu, huỷ HĐDS chỉ có : 3 vụ Số liệu này được ký tổng kết đến ngày 31 tháng 10 năm 2004 Theo số liệu lưu trử tại Toà dân sự - TAND tỉnh Gia Lai Năm 2004 : +Tổng số án dân sự đã thụ lý (sơ thẩm và phúc thẩm) là : 48 vụ +Trong đó các khởi kiện về yêu cầu huỷ HĐDS, tuyên bố HĐ DS vô hiệu là : 12 vụ Số liệu này được ký tổng kết đến ngày 31 tháng 10 năm 2004 Qua các thống kê trên cho thấy, HĐDS vô hiệu hiện nay đang tồn tại rất nhiều, song vấn đề nghiêm trọng là, thực trạng này không nằm trong sự quản lý của các cơ quan chức năng, HĐDS vô hiệu được thực hiện ngoài tầm kiểm soát, giám sát của cơ quan có thẩm quyền, không tuân theo sự điều chỉnh của pháp luật ; Khi một HĐDS vô hiệu được giao kết, thực hiện, cũng có nghĩa là một hành vi vi phạm pháp luật được thực thi trên thực tế, gây xâm hại đến quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự, ảnh hưởng đến quản lý nhà nước, vi phạm nghiêm trọng pháp chế XHCN. Chúng cần phải kip thời điều chỉnh và giám sát . Thứ hai : Thực trạng về các dạng HĐDS vô hiệu cơ bản Thông qua điều tra thực tiễn, thăm dò ý kiến trong quần chúng, kết hợp việc nghiên cứu hồ sơ các vụ án tại TAND, đơn thư khiếu nại, tố cáo tại UBND các cấp, và các cơ quan ban ngành khác, có thể tổng kết được như sau: Căn cứ vào phạm vi các QHXH về HĐDS đã được pháp luật tác động, hay chưa, hiện nay thực trạng về HĐDS vô hiệu tồn tại dưới hai loại cơ bản : HĐDS vô hiệu do vi phạm pháp luật về HĐDS ( Loại hợp đồng này đã được pháp luật dự liệu và đã có quy phạm pháp luật điều chỉnh, nhưng việc giao kết hợp đồng vi phạm các qui định pháp luật ) ; HĐDS vô hiệu do các đối tượng giao kết của hợp đồng chưa được pháp luật điều chỉnh( Một số QHXH về HĐDS chưa đượcpháp luật dự liệu, chưa có QPPL điều chỉnh,nên việc giao kết hợp đồng không có cơ sở pháp lý ), nói cách khác, các đối tượng giao kết của hợp đồng chưa được pháp luật dân sự nói chung, pháp luật về HĐDS nói riêng dự liệu đến, và cũng chưa có một qui phạm pháp luật nào khác đề cập, chẳng hạn : hợp đồng mang bầu thuê, tặng cho trứng, ADN, hay các loại HĐDS ký qua fax, giao kết bằng thư điện tử . . . 1.1. HĐDS vô hiệu do vi phạm pháp luật về HĐDS ( Có PL điều chỉnh, nhưng việc giao kết hợp đồng không tuân thủ hoặc vi phạm PL ) Thực trạng vô hiệu này hiện không phải là vấn đề cơ bản, bức xúc trong dư luận, thế nhưng đây là tồn tại vi phạm nghiêm trọng pháp luật dân sự. Mặc dù những quan hệ về HĐDS này đã được rất nhiều chế định luật, ngành luật tương đối hoàn thiện, chi tiết, đầy đủ điều chỉnh, tuy nhiên với nhiều nguyên do khác nhau, khách quan có, chủ quan có, thêm vào đó là sự vận động phát triển phức tạp của cơ chế thị trường đã tạo nên tồn tại phong phú và đa dạng về HĐDS vô hiệu, trong trường hợp này gồm cả những HĐDS vô hiệu một phần, HĐDS vô hiệu toàn bộ, HĐDS vô hiệu về nội dung, vô hiệu về hình thức. 1.1.1. HĐDS vô hiệu do vi phạm pháp luật HĐDS về nội dung Đối với các HĐDS vô hiệu này là các điều khoản khác nhau trong hợp đồng không tuân thủ theo qui định pháp luật hoặc vi phạm pháp luật HĐDS, hoặc thiếu các điều khoản cơ bản mà qui định pháp luật HĐDS bắt buộc cần phải có..., chẳng hạn : đối tượng giao kết của hợp đồng mua bán là tài sản không thuộc sở hữu của bên bán, hoặc là tài sản thuộc sở chung của vợ, chồng, trong hợp đồng vay tài sản thì lãi suất cho vay lại quá cao, các HĐDS về chuyển nhượng đất thì QSDĐ được chuyển nhượng sai mục đích sử dụng... , phổ biến có các HĐDS vô hiệu trong các trường hợp: Các HĐ DS vô hiệu do có nội dung vi phạm điều cấm pháp luật và trái đạo đức xã hội ( Đ 137_BLDS ) HĐDS vô hiệu này là giao dịch dân sự vô hiệu được qui định tại điều137 Bô luật dân sự. Đây là thực trạng hợp đồng vô hiệu ẩn, nghĩa là các hợp đồng vô hiệu này không được lưu giữ, thông kê tại TAND hoặc cơ quan có thẩm quyền, nhưng qua số liệu thống kê xã hội học, thì đây lại là một con số đáng quan tâm Các HĐDS này là các thoả thuận mua bán hàng hoá quốc cấm, như : ma tuý, đồ cổ, động thực vật rừng cấm săn bắt, mua bán ; các thoả thuận về vay tài sản với lãi suất cao ; các hợp đồng mua bán, tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp nhưng người được nhận QSDĐ lại không có nhu cầu sử dụng đất theo qui định luật đất đai 1993 ; Chuyển nhượng Quyền SD đất không có hợp đồng... +Các hợp đồng vay tài sản lãi suất cao Xuất phát từ nhu cầu thường ngày vốn sản xuất, kinh doanh, do ốm đau, cưới sinh, các chủ thể có yêu cầu vay mượn nhanh chóng ( vay nóng ), thủ tục đơn giản, tiện lợi, nên các bên đã giao kết hợp đồng vay tài sản giữa các cá nhân với nhau, khi đó thủ tục vay đơn giản, vốn vay cập nhật, đáp ứng kịp thời theo yêu cầu, nếu hợp đồng vay có thế chấp thì không cần công chứng , chứng thực, ngược lại lãi suất vay thường cao hơn rất nhiều so với qui định lãi suất tối đa mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qui định ( thông thường 2% đến 3% trên 1 ngày 1 ngày, thậm chí lên đến 10% đến 15% trên 1 tháng ) . +Các hợp đồng mua bán vi phạm pháp luật Hiện nay trên địa bàn Gia Lai nói riêng, khu vực các tỉnh tây nguyên, miền núi nói chung đang diễn ra tình trạng mua bán xe máy, khai thác gỗ trái phép một cách ồ ạc . Do đặc thù nền kinh tế ở những địa phương này là sản xuất nông nghiệp, làm nương rẫy , khai thác rừng, kinh doanh gỗ, trong khi đó lãnh thổ gần biên gới, đường xá, địa hình là các đường dã chiến, đường mòn, sình lầy, đồi dốc dẫn đến nhu cầu về các loại phương tiện vận tải rẻ, động cơ mạnh, để lưu thông trên các đường rừng núi, dốc trơn; Đáp ứng các yêu cầu đó chỉ có những loại xe như : Citi Hàn Quốc, DH, " xe 67 " của Nhật, có điều tồn tại ở đây là hầu hết những xe này đều có nguồn gốc nhập lậu,không có kê khai đóng thuế Hải quan, dẫn đến các hợp đồng mua bán xe dạng này rất đơn giản, các bên mua bán với nhau bằng giấy "viết tay", các bên thoả thuận giá cả, thanh toán cho nhau ,nhận xe, không cần biển số kiểm soát , không cần giấy tờ đăng ký; Bên cạnh , nhu cầu về gỗ cũng không kém phần cấp thiết, thêm vào đó tài nguyên rừng của các địa phương này rất phong phú, đa dạng, với nhiều nguồn khai thác khác nhau, hợp pháp có , bất hợp pháp có. Song phần lớn các HĐDS mua bán gỗ để xây dựng thì cây gỗ được mua bán là gỗ khai thác trái phép ( gỗ lậu ), thế nhưng,khi cây gỗ thành phẩm được giao cho các bên tại công trình thì không ai kiểm tra, hiển nhiên cây gỗ thành phẩm đó trở thành gỗ được mua bán hợp pháp. Các HĐDS vô hiệu do các điều khoản cơ bản còn thiếu, chưa phù hợp, hoặc vi phạm pháp luật về HĐDS Thực trạng vô hiệu này đang rất phổ biến trong giao lưu dân sự, nội dung các loại hợp đồng vô hiệu này thường thiếu điều khoản theo quy định pháp luật, đối tượng giao kết vi phạm các qui định pháp luật dân sự, pháp luật về HĐDS, có nhiều vi phạm khác nhau, hợp đồng mua bán tài sản không thuộc sở hữu của mình, hoặc tài sản chung của vợ , chồng chỉ do một người vợ hay chồng đem bán, hợp đồng cầm cố ,thế chấp tài sản có đăng ký sở hữu nhưng bên cầm cố không phải là người có tên theo giấy đăng ký, hợp đồng xây dựng nhà không có giấy phép xây dựng... . Phần lớn các HĐDS này vi phạm qui định của pháp luật là do các bên chủ thể giả tạo, nhầm lẫn, lừa dối nhau, kết quả HĐDS vô hiệu theo qui định tại điều 138, 141, 142 Bộ luật dân sự. Về mặt pháp lý, tuy đối tượng này được pháp luật dân sự, pháp luật về HĐDS qui định tưong đối đầy đủ, chi tiết và chặt chẽ, các bên hoặc do không nhận thức đúng đắn, hoặc cố tình vi phạm, thực hiệu giao kết các HĐDS vi phạm pháp luật; +Các HĐDS mua bán tài sản thuộc sở hữu người khác HĐDS vô hiệu dạng này, đối tượng hợp đồng thường gây nên tranh chấp là các tài sản có đăng ký quyền sở hữu; Với những loại tài sản có đăng ký quyền sở hữu pháp luật dân sự qui định : khi thực hiện giao kết mua bán, tặng cho..., các bên phải lập hợp đồng bằng văn bản có công chứng , chứng thực, nếu liên quan đến QSD đất thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, nếu là tài sản chung của vợ-chồng, thì phải có sự đồng ý của cả hai, qui định là vậy , thực tiễn các bên vẫn lừa dối nhau, nhầm lẫn, giả mạo để giao kết; Các hợp đồng mua bán tài sản mà tài sản là tài sản có đăng ký sở hữu , thuộc sở hữu chung của vợ chồng, thường người đứng tên trong giấy đăng ký tự ý mua bán, tặng cho mà không cần có sự đồng ý của người kia, hợp đồng mua bán mà tài sản mua bán là di sản thừa kế, chia cho nhiều người, một người hưởng thừa kế tự ý đem bán mà chưa có sự đồng ý của các đồng thừa kế khác, tự ý cầm cố tài sản thuộc sở hữu của khác..., một số dẫn chứng dưới đây sẽ giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề này cụ thể và sâu sắc hơn -Theo bản án số : 14 / SST , ngày 25 tháng 08 năm 2000 của TAND Tp. Pleiku_tỉnh Gia Lai : Chị T.T. Thuỷ và anh N.V. Nhân là vợ chồng, hai người có mua xe ô tô hiệu Huyn-Dai, đây là tài sản chung của vợ chồng, chị Thuỷ đứng tên trong gấy đăng ký sở hữu xe; Ngày 16 - 03 - 1999 chị Thủy vào Tp. Hồ Chí Minh để chữa bệnh, ở nhà , anh N.V. Nhân đã tự ý bán chiếc xe ô tô nói trên cho bà L.T. Hoa Hợp đồng mua bán xe do UBND cấp xã xác nhận, chữ ký của chị T.T.Thuỷ là do anh N.V. Nhân giả mạo TAND cấp sơ thẩm đã tuyên hợp đồng mua bán xe trên là vô hiệu do giả tạo theo điều 138 - Bộ luật dân sự -Theo hồ sơ thụ lý số: 60 / DSST, ngày 26 - 11 - 2002 của TAND thị xã An Khê Ông T.T.Công có vay thế chấp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh An Khê ( NH-AK ) Tài sản thế chấp : xe ô tô nhãn hiêụ Kaz-Maz Khi đến hạn trả nợ, ông Công đã không trả được nợ; NH-AK tiến hành tịch biên, bán phát mãi xe nói trên, khi đó ôngT.D.Tiến là người đấu giá trúng xe Kaz Maz trên Tuy nhiên hợp đồng mua bán xe giữa ông Tiến và NH-AK trong cuộc đấu giá bị toà án tuyên là vô hiệu Lý do : Trong biên bản phát mãi tài sản xiết nợ, ông Công đã ký nhận vào biên bản, nhưng biên bản thiếu hồ sơ để thể hiện rằng ông Công muốn bán dứt điểm chiếc xe, mà chỉ có ý nghĩa rằng ông Công chỉ ký xác nhận đồng ý cho NH-AK kê biên mà thôi Nói cách khác : NH-AK chỉ kê biên xe ô tô của ông Công, quyền sở hữu vẫn của ông Công , như vậy NH-AK đã phát mãi xe ô tô Kaz-Maz khi không có uỷ quyền của chủ sở hữu, tức không có sự chấp thuận của ông Công. -Theo hồ sơ thụ lý án lưu trữ tại TAND thị xã An Khê ( Hồ sơ này hiện chưa được xet xử, người nghiên cứu không tiện nêu số thụ lý ) Nguyên bà L. Nhẫn có quyền sử dụng nhà ở gắn liền với đất ở, lúc còn sống : Bà Nhẫn đã viết di chúc thứ nhất để lại căn nhà nói trên cho cháu nội là ông H. Khoa Nhưng vì tình cảm của ông Khoa không tốt, nên bà Nhẫn đã viết lại di chúc thứ hai, để căn nhà nói trên cho cháu ngoại là bà D.T. Bích. Khi bà Nhẫn mất, bà Bích đi làm ăn xa chưa về, khoản một thời gian sau, ông Khoa đã cầm di chuc thứ nhất cùng giấy khai tử của bà Nhẫn làm thủ tục nhận di sản thừa kế, tiếp nữa, ông Khoa đã bán căn nhà thừa kế cho ông Hùng Sau này bà Bích về đã khởi kiện đòi lại nhà, như vậy di chúc thứ hai đã có hiệu lực thi hành, bà Bích là người thừa kế hợp pháp, dẫn đến hợp đồng mua bán giữa ông Khoa và ông Hùng là vô hiệu, vì đối tượng mua bán ( căn nhà ) không thuộc sở hữu của người bán là ông Khoa, mặc dù hợp đồng mua bán đã thực hiện đúng theo thủ tục pháp luật qui định. +Các HĐDS vô hiệu do có các điều khoản khác vi phạm pháp luật Dưới cơ chế của nền kinh tế thị trường, bộ mặt xã hội ngày càng thay đổi, đời sống ổn định , khấm khá hơn, tạo nên một diện mạo mới về các nhu cầu vật chất , nhất là các nhu câu về nhà ở ,nhu cầu về xây dựng, chuyển nhượng đất đai... Lĩnh vực hợp đồng về xây dựng nhà ở được pháp luật về HĐDS qui định rất cụ thể, khi xây dựng nhà ở , công trình kiến trúc phải có dự toán thiết kế công trình, giấy phép của cơ quan xây dựng, sự phê duyệt của UBND cấp có thẩm quyền ... Thực tế vẫn còn rất nhiều vi phạm nghiêm trọng, nhiều HĐDS xây dựng vô hiệu do vi phạm các qui định này, phần nhiều các hợp đồng xây dựng nhà ở không có giấy phép xây dựng, thiếu bản dự toán thiết kế công trình, chưa có sự cho phép của UBND cấp có thẩm quyền. Ngoài ra còn có các hợp đồng xây dựng nhà ở trên đất sử dụng vào mục đích khác, không được làm nhà ở trên đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản, các hợp đồng xây dựng nhà ở trên đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn đê điều, hành lang bảo vệ an toàn các công trình công cộng khác ...Điều đó đã gây nguy cơ đe doạ sự an toàn các công trình công cộng, gây nguy cơ đe doạ về an toàn tính mạng con người, tạo khó khăn cho quản lý nhà nước về công trình, đô thị ,gây ảnh hưởng nghiêm trọng lợi ích xã hội. Trên đây là những thực trạng hợp đồng vô hiệu rất nghiêm trọng, là phần chìm nguy hiểm của tản băng lớn về HĐDS vô hiệu trong giao lưu dân sự hiện nay, gây thiệt hại cho các lợi ích chính đáng, mất trật tự quản lý nà nước đe doạ pháp chế XHCN. 1.1.2. HĐDS vô hiệu do vi phạm qui định pháp luật về hình thức HĐDS Loại HĐDS vô hiệu này được qui định tại điều 139, Bộ luật dân sự. Để xác định một HĐDS phải ký kết theo hình thức nào, do nhiều nguồn luật khác nhau điều chỉnh, Bô luật dân sự 1995; NQ 58/ 1998/ NQ-UBTVQH10, ngày 20 tháng 08 năm 1998 về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 07 năm 1991, Luật đất đai 1993, Luật đất đai 2003 _ Phần về hợp đồng chuyển nhượng QSD đất, hợp đồng cho thuê, thế chấp, giá trị QSD đất, hoặc có liên quan đến QSD đất... Dạng tồn tại HĐDS vô hiệu do không tuân thủ qui định về hình thức ít phong phú, đa dạng, chỉ gồm hai lĩnh vực cơ bản: Loại hợp đồng có liên quan đến tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, tài sản khi mua bán phải đăng ký giao dịch bảo đảm; các HĐDS có liên quan đến quyền sử dụng đất và nhà ở. Tuy dạng hợp đồng vô hiệu này không phong phú ,đa dạng về lĩnh vực vi phạm, song đây là các hợp đồng vô hiệu có số vụ việc tranh chấp phổ biến, bức xúc nhất hiện nay, là một lĩnh vực cấp thiết, có nhiều tranh luận, là vấn đề thời sự nóng bỏng luôn được đề cấp tại các cấp, các ngành . Nhất là các HĐDS có liên quan đến QSD đất , nhà ở , hồ sơ khởi kiện, khiếu nại đang chiếm phần lớn trong thụ lý của TAND, hồ sơ lưu trữ tại UBND các cấp ( theo thống kê có được tại lưu trữ của toà dân sự _ TAND tỉnh Gia Lai, năm 2004, tổng số án dân sự thụ lý là 48 vụ, trong đó có 12 vụ yêu vầu huỷ HĐDS, tuyên bô HĐDS vô hiệu,thì chiếm đến 9 vụ có liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng QSD đất,mua bán nhà ở ) Nhìn chung trường hợp này tồn tại dưới 2 thực trạng : Các HĐDS vô hiệu do không tuân thủ về hình thức có liên quan đến QSD đất Các HĐDS loại này pháp luật dân sự, pháp luật đất đai qui định rõ rằng: -Hợp đồng phải được lập thành văn bản, phải có công chứng , chứng thực, được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, có xác nhận của chính quyền địa phương là đất không có tranh chấp ; -Đất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất . Qui định là vậy, song tại TAND, UBND các cấp hiện nay, hầu hết các hợp đồng bị khởi kiện ,khiếu nại đều không tuân thủ theo thủ tục, hình thức đã qui định. +Đối với những hợp đồng chuyển nhượng QSD đất được ký kết trước ngày 01 tháng 07 năm 2004,đa số là hợp đồng được xác nhận , chứng thực không đúng thẩm quyền ( các hợp đồng được giao kết trong thời gian này luật đất đai qui định là do phòng công chứng, hoặc UBND cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền chứng nhận ), phần lớn các hợp đồng lại là giấy viết tay, chỉ do UBND cấp xã chứng thực, hoặc do khóm trưởng, tổ trưởng tổ khu phố ký nhận, làm chứng ( điển hình của các trường hợp này là hợp đồng chuyển nhượng QSD đất, hợp đồng thế chấp giá trị QSD đất để vay tiền giữa các cá nhân với nhau,loại thế chấp này đôi khi là giao kết bằng hợp đồng miệng...); đất được chuyển nhượng ,tặng cho chưa có giấy chứng nhận QSD đất.. . +Riêng đối với các HĐDS liên quan đến QSD đất được ký từ ngày 01 tháng 07 năm 2004 trở đi ( ngày luật đất đai 2003 có hiệu luật thi hành ) thì vi phạm ngược lại. Theo qui định của luật đất đai 2003, phần các HĐDS liên quan đến QSD đất , thẩm quyền công chứng chứng thực các hợp đồng này được giao cho hai cơ quan : phòng công chứng và UBND cấp xã ( đối với hợp đồng giữa các bên giao kết là cá nhân , hộ gia đình ) ; Thực tế từ ngày 01 tháng 07 năm 2004 đến nay, qua hơn bốn tháng thi hành, tình trạng các hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất, nhất là hợp đồng chuyển nhượng QSD đất giữa các bên chủ thể là cá nhân, hộ gia đình vẫn còn do UBND cấp huyện chứng thực, điều này không đúng theo qui định của luật đất đai 2003. Thực trạng này được thu thập tại báo cáo của phòng công chứng số III, tỉnh Gia Lai, theo đó trong khoản thời gian từ ngày 01 tháng 07 năm 2004 đến ngày 20 tháng 12 năm 2004, phòng công chứng đã nhận sao y gần 100 hợp đồng chuyển nhượng QSD đất được ký kết từ ngày 01 tháng 07 năm 2004, do UBND cấp huyện chứng thực . Các HĐDS vô hiệu liên quan đến các lĩnh vực khác ( Tài sản phải đăng ký Sở hữu, tài sản khi giao dịch phải đăng ký giao dịch bảo đảm... ) Ngoài các vấn đề về đất đai, nhà ở, thực tiễn còn tồn tại các HĐDS vô hiệu khác ,như :Khi mua bán xe máy, mà xe máy được mua bán là tài sản chung của vợ chồng, nhưng giấy đăng ký chỉ mang tên của một người vợ hoặc tên của người chồng, người đứng tên trên giấy đăng ký đó thường tự ý bán xe, không cần có sự đồng ý của người sở hữu chung còn lại, hợp đồng được giao kết rất đơn giản, chỉ bằng giấy viết tay, không cần công chứng, chứng thực, sau đó bên bán nhận tiền, bên mua nhận xe và giấy đăng ký xe, không làm thủ tục sang tên đổi chủ Cũng liên quan đến vấn đề này, tại các hiệu cầm đồ hiện nay thường nhận cầm cố các loại xe máy, mà người đi cầm cố không phải là người có tên trong đăng ký xe ( không phải chủ sở hữu ), thủ tục đơn giản, không tuân thủ theo qui định của pháp luật, bên nhận cầm cố chỉ cần giao biên nhận, trả tiền, người cầm cố giao xe, không có giấy đăng ký sở hữu , hợp đồng không được lập thành văn bản , hợp đồng không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền ... 1.2. Hợp đồng dân sự vô hiệu do đối tượng của hợp đồng chưa được pháp luật dân sự , pháp luật về HĐDS qui định ( Pháp luật chưa dự liệu và điều chỉnh ) Bên cạnh thực trạng cấp thiết, nóng bỏng, mang tính thời sự của những HĐDS vô hiệu có liên quan đến đất đai, nhà ở, thực tế hiện nay đang tồn tại một thực trạng HĐDS vô hiệu khác đang được dư luận quan tâm, còn gây nhiều tranh luận, chưa có cở sở pháp lý điều chỉnh - Các HĐDS " có đối tượng giao kết mà pháp luật chưa qui định ", nghĩa là trong giao lưu dân sự có xuất hiện các đối tượng này, song vấn đề rằng đối tượng đó có được phép giao kết, hay bị cấm giao kết không, trình tự thủ tục ký kết như thế nào...,chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện, mặc dù những đối tưọng giao kết này là chính đáng, không trái đạo đức xã hội, đều do các bên bình đẳng, tự nguyện thoả thuận ( mang bầu thuê, HĐ DS qua email, fax... ) . Hiện nay xã hội ngày một văn minh ,tiến bộ; khoa học ngày càng phát triển, hiện đại. Đã có nhiều thành tựu khoa học được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống để phục vụ tốt hơn nũa, đáp ứng đầy đủ hơn nữa nhu cầu của con người, cải tạo xã hội loài người, nhất là các tiến bộ khoa học trong lĩnh vực sinh học, y học, công nghệ thông tin. Điều đó đã góp phần ổn định kinh tế , xã hội, văn hoá , chính trị, đồng thời dẫn đến sự thay đổi đáng kể về mặt quan điểm đạo đức xã hội. Thực tiễn đã xuất hiện các nhu cầu mới, hình thành nên các quan hệ xã hội mới mà pháp luật chưa dự liệu được, không có văn bản pháp luật điều chỉnh,điển hình : 1.2.1. HĐDS vô hiệu liên quan đến dịch vụ công nghệ cao( Mang bầu thuê, cải tạo ADN, thụ tinh nhân tạo.. ) Thực tế, tình trạng hiếm muộn đang là vấn đề phổ biến, có những cặp vợ chồng,trong cuộc sống hôn nhân gia đình họ không thể có khả năng sinh con ( điều kiện kinh tế ổn định ), nhu cầu họ rất cần một người con để làm gạch nối giữ gìn hạnh phúc gia đình. Ngược lại có những người khác lại có khả năng sinh con, nhưng điều kiện kinh tế khó khăn . Vì hạnh phúc gia đình ,hai bên chủ thể giao kết hợp đồng " mang bầu thuê ". Mục đích giao kết hợp đồng là rất nhân đạo, không trái đạo đức xã hội, không nhằm kinh doanh thu lợi nhuận , mà các bên chỉ mong muốn, người không có con sẽ có được đứa con để chăm sóc, người mang bầu thuê có được một khoản đền bù thoả đáng, không ảnh hưởng đến sức khỏe, đạo đức, vì y học ngày nay rất phát triển về thụ tinh nhân tạo, cấy gen, tặng cho trứng .... 1.2.2. HĐDS vô hiệu liên quan đến công nghệ thông tin ( HĐ ký kết qua Fax, email... ) Cũng thế đối với sự phát triển của công nghệ khoa học thông tin, trong các HĐDS mua bán, các bên giao kết với nhau qua fax, bán hàng thông qua email, như vậy hình thức giao kết dạng này cũng chưa thật sự có cơ sở pháp lý cụ thể, chính xác đề điều chỉnh ,nên khi có tranh chấp, các dạng HĐDS này đôi khi cũng bị xem là vô hiệu Các HĐDS giao kết kiểu này được các bên chủ thể mang ra công chứng, chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khi thụ lý những hồ sơ hợp đồng loại này, các cơ quan có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn trong việc xác định thẩm quyền, bởi lẽ các HĐDS thế này không vi phạn pháp luật, cũng không bị pháp luật cấm, song cũng chưa có cơ sở pháp lý để giải quyết . Thật ra đây là HĐDS vô hiệu cả về nội dung lẫn hình thức, để giải quyết hậu quả pháp lý cũng gặp rất nhiều vướng mắc. Ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tự nhiên phù hợp với đạo đức xã hội, không đảm bảo đầy đủ quyền và lợi ích chính đáng của các bên chủ thể. Tóm lại : Pháp luật về HĐDS nước ta, đặc biệt là chế định HĐDS được qui định trong Bộ luật dân sự là tương đối hoàn chỉnh, tiến bộ, đã điều chỉnh được phần lớn các vấn đề về HĐDS, có sự kế thừa và phát huy những ưu điểm của pháp luật trước đây. Tuy nhiên qua gần 10 năm thi hành Bộ luật dân sự, thực tiễn cho thấy chế định về HĐDS còn bộc lộ một số bất cập nhất định, gây khó khăn cho việc thực hiện giao kết HĐDS, dẫn đến một thực trạng đáng lo ngại về HĐDS vô hiệu. Phần lớn các HĐDS vô hiệu là do các bên chủ thể hoặc thiếu hiếu biết , hoặc cố tình vi phạm pháp luật về HĐDS trong khi giao kết. Các loại vi phạm phải kể đến là giao kết hợp đồng không đảm bảo các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, không đảm bảo yêu cầu về nội dung, không đảm bảo các quy định về hình thức . Các HĐDS vô hiệu bởi các bên chủ thể lừa dối, giao kết giả tạo, nhầm lẫn, hoặc những HĐDS vô hiệu toàn phần là do vi phạm điều cấm của pháp luật ( hợp đồng mua bán dâm, hợp đồng mua bán ma túy, mua bán vũ khí... ) Còn HĐDS vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực hợp đồng chuyển nhượng QSD đất, hợp đồng tặng cho, thế chấp giá trị QSD đất, hợp đồng mua bán nhà ở , hợp đồng cầm cố, mua bán tài sản có đăng ký sở hữu, giao dich có đăng ký bảo đảm ( mua bán xe mà thuộc tài sản chung về chồng, cầm cố xe thuộc sở hữu người khác... ). Con số các HĐDS vô hiệu trên thực tế là rất đáng kể, thế nhưng sự quản lý, kiểm tra , giám sát của các cơ quan có thẩm quyền là rất hạn chế, chỉ thông qua các đơn thư khiếu nại tại UBND các cấp, các tranh chấp bị khởi kiện tại tòa án. Trên đây là vấn đề mang tính thời sự cấp thiết, có nhiều tranh luận, bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng đến nhu cầu thiết thực, xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi chính đáng các bên đương sự. Thiết nghĩ chúng ta cần phải nhanh chóng đề ra những giải pháp thiết thực nhằm khắc phục bất cập của pháp luật, đảm bảo điều chỉnh toàn diện các nhu cầu trong giao lưu dân sự, ổn định kinh tế, chính trị, xã hội . ---------------- CHƯƠNG 2 NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP 2.1. Nguyên nhân . Theo báo cáo nghiên cứu ở chương 1, chúng ta thấy thực trạng các HĐDS vô hiệu là một tồn tại phong phú , đa dạng, phức tạp, là một vấn đề nghiêm trọng, bức xúc hiện nay. Vì nguyên nhân này hay nguyên nhân khác, chủ quan có, khách quan có, do đòi hỏi phức tạp của cơ chế thị trường, do kỹ thuật lập pháp còn nhiều bất cập, vấân đề giải thích pháp luật, thực tiễn áp dụng chưa có sự thống nhất... 2.1.1. Mặt khách quan Do kỷ thuật lập pháp của chúng ta còn chưa hoàn thiện, mặc dù đã có sự tham khảo pháp luật các nước, được sự giúp đỡ của chuyên gia các nước phát triển như Nhật, Pháp... Song các văn bản pháp luật vẫn còn sự chồng chéo, mâu thuẫn nhau; kết quả, các qui định pháp luật chưa bao quát toàn diện tất cả các lĩnh vực của đời sống , mọi quan hệ xã hội, chưa có sự giải thích chính thức, việc áp dụng không thống nhất . Hơn thế ngày nay, thế giới ngày càng phát triển, khoa học công nghệ ngày một tiến bộ, hiện đại, nền kinh tế thị trường vận động, phát triển phức tạp, nhu cầu trong giao lưu dân sự ngày càng xuất hiện các QHXH mới , phức tạp hơn , chính đáng và phù hợp với đạo đức xã hội; Nhưng pháp luật chưa có sự tiên liệu, nên không có qui phạm điều chỉnh kịp thời, như : mang bầu thuê, tặng cho trứng ,giao phối gen, hoặc các hợp đồng được ký kết bằng email, fax..., đã dẫn đến các HĐDS có nội dung, hoặc hình thức mà đó chưa phải là đối tượng điều chỉnh của pháp luật HĐDS, dẫn đến những tranh chấp loại này chưa có hướng dẫn giải quyết, không có cơ sở pháp lý để thực hiện. Ngoài ra , ở các địa phương ,các vùng miền nông thôn, vùng sâu vùng xa,đời sống còn khó khăn, cơ sở vật chất cò thiếu thốn, phương tiện thông tin đại chúng còn khang hiếm nên hiểu biết pháp luật còn hạn chế, điều kiện ngân sách để các cơ quan có thẩm quyền sử dụng để thực thi pháp luật, đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống còn gặp nhiều, khó khăn, vướng mắc, nên trình độ nhận thức pháp luật còn hạn hẹp là điều hiển nhiên. 2.1.2. Mặt chủ quan Mặc dù pháp luật đối với một số lĩnh vực nhất định đã được qui định chặt chẽ, chi tiết và đầy đủ, nhưng thực tế HĐDS vô hiệu trong lĩnh vực này vẫn chiếm một số lượng rất đáng kể. Hoặc do các bên chủ thể không có sự hiểu biết pháp luật, hoặc do các bên chủ thể có nhận thức tốt về pháp luật nhưng vẫn cố tình lẫn tránh. +Đối với các chủ thể thiếu hiểu biết pháp luật Khi giao kết hợp đồng, các bên thường theo tư duy thông thường, từ kinh nghiệm sống, quan điểm đạo đức của cá nhân để nhận định rằng việc giao kết như vậy là đúng pháp luật, đơn cử, trong nhiều trường hợp, tài sản thuộc đối tượng giao kết của hợp đồng là tài sản sở hữu chung vợ-chồng, là loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trên giấy đăng ký chỉ ghi tên một người, thông thường là tên người chồng. Như vậy người có tên trong giấy đăng ký tự hiểu rằng đó là tài sản thuộc sở hữu của mình nên có quyền mua bán , tặng cho không cần ý kiến của người còn lại. Liên quan đến quyền sử dụng đất, ý thức các chủ thể có một hạn chế nhất định, không hiểu được chính sách đất đai của nhà nước ta là: đất đai thuộc sở hữu toàn dân, trong giao dịch dân sự, thì chỉ có QSD đất mới là đối tượng của giao dịch . Trong hiểu biết của một số chủ thể, những mảnh đất do họ khai hoang, cải tạo, đất đai do ông bà cha mẹ để lại... là thuộc sở hữu của chính chủ thể đó, nên các chủ thể có quyền mua bán tặng cho, sử dụng vào mọi mục đích mà không cần có sự cho phép của bất cứ ai, cơ quan nào; cũng thế đối với nhà ở, khi cho thuê vẫn với quan điểm : nhà của mình thích cho thuê thì để thuê, khi cần thì lấy lại bất cứ lúc nào, không cần đảm bảo quyền lợi của bên thuê nhà theo qui định của pháp luật. Về phần người mua nhà, đất lại có quan điểm mua nhà, chuyển nhượng QSD đất là để ở, không nhằm mục đích kinh doanh, buôn bán, không mua đi bán lại nên không cần â thiết phải làm thủ tục giấy tờ theo qui định pháp luật. Nhận thức pháp luật còn hạn chế như trên đã dẫn đến nhiều chuyển nhượng QSD đất vô hiệu do đất được chuyển nhượng chưa có giấy chứng nhận QSD đất, hợp đồng chuyển nhượng chỉ viết giấy tay, do các bên ký nhận, không sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền, chuyển quyền sử dụng đất sai mục đích ; +Đối với các chủ thể có kiến thức về pháp luật Do sự hạn chế của các qui định PL : bất cập, nhiều mâu thuẫn, có nhiều qui định còn chung chung, thiếu chặt chẽ ; đã tạo kẽ hở cho các vi phạm pháp luật phát triển. Bằng nhiều cách khác nhau, các chủ thể này đã hợp thức hoá các thủ tục, giấy tờ theo qui định pháp luật một cách trái pháp luật để giao kết hợp đồng giả mạo, lừa dối, chẳng hạn : Đối với những tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng, khi giao kết , chỉ một bên sở hữu giả mạo chữ ký của người sở hữu kia, giả mạo giấy uỷ quyền để hợp thức hoá hồ sơ, thủ tục trong HĐ mua bán , tặng cho, nhằm để được công chứng, chứng thực tại các cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra do có sự am hiểu pháp luật, nên các bên chủ thể của hợp đồng vì lợi ích nhất định, trốn thuế... đã ngầm ký kết với nhau các hợp đồng sai qui định pháp luật, ví dụ : mua bán xe máy thuộc sở hữu chung của vợ chồng, chỉ người có tên trên giấy đăng ký sở hữu thực hiện giao kết, không có chứng nhận, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền, không đóng thuế, không thực hiện sang tên trước bạ. Lĩnh vực nhà ở, đất đai, các hợp đồng mua bán nhà, chuyển nhượng QSD đất, đối tượng của hợp đồng chưa được cấp giấy chứng nhận sở hữu, giấy chứng nhận QSD đất, hoặc đất đai, nhà ở chưa có giấy tờ gốc hợp pháp được chuyển nhượng qua nhiều lần với nhiều chủ thể khác nhau, nay không đủ cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục. Khác nữa là vì nguyên nhân kinh tế, chưa làm thủ tục đăng ký sang tên trước bạ thì bên mua và bên bán đỡ phải chi phí một khoản tiền về thuế và lệ phí trước bạï. Ngoài ra, tại một số địa phương vùng, nông thôn, miền núi, vùng ngoại thành, UBND tiến hành cấp giấy chứng nhận QSD đất rất ít, trong khi thị trường nhà đất rất biến động, giá cả tăng nhanh, người có đất tranh thủ bán đất để thu lợi nhuận, chỉ bán đất bằng giấy viết tay chỉ có chứng thực chính quyền phường xã ( các hợp đồng chuyển nhượng QSD đất trước ngày 01-07-2004 ). Trên đây là phát họa khái quát về một thực trạng HĐDS vô hiệu đáng báo động, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, chính trị, xã hội, làm xáo trộn trật tự xã hội, xâm phạm nghiêm trọng đến pháp chế xã hội chủ nghĩa, các cơ quan có thẩm quyền cầân đềâø ra giải pháp hữu hiệu, kịp thời để hạn chế, khắc phục thực trạng trên. 2.2. Kiến nghị và giải pháp. 2.2.1. Về kỷ thuật lập pháp Hạn chế lớn nhất của pháp luật Việt Nam hiện nay là tính ổn định chưa cao, ít khả thi, các văn bản ban hành gặp nhiều vướng mắc trong thực thi, nhanh chóng bị sửa đổi ,bổ sung, do không điều chỉnh được các QHXH, không phù hợp với thực tế, thậm chí có những văn bản vừa ban hành đã phải sửa đổi bổ sung ngay, điển hình : Quyết định số : 24/ 2004/ QĐ-BTNMT ( 01/11/2004 ), ban hành về giấy chứng nhận QSD đất, ghi như sau :" người sử dụng đất là hộ gia đình thì ghi : hộ ông, hoặc hộ bà, sau đó ghi tên, năm sinh của chủ hộ , sổ hộ khẩu, địa chỉ nơi đăng ký thường trú của hộ gia đình " Như vậy theo qui định này, giấy chứng nhận QSD đất chỉ ghi tên chủ hộ. Dẫn đến khi các hợp đồng, giao dịch có liên quan đến QSD đất mà người sử dụng đất là hộ gia đình, thì người thực hiện công chứng, chứng thực sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xác định những ai là thành viên của hộ gia đình, người công chứng, chứng thực không thể dựa vào sổ hộ khẩu gia đình, bởi lẽ những người có tên trong sổ hộ khẩu gia đình không đồng nhất rằng : người đó là thành viên của hộ gia đình theo qui định tại điều 116 - Bộ luật dân sự 1995 ( qui định về hộ gia đình ) ; Trong khi đó tại khoản 2, diều 146, nghị định 181/2004/NĐ-CP (29/10/2004), hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003 qui định : hợp đồng, văn bản tặng cho, góp vốn bằng QSD đất của hộ gia đình thì phải được tất cả các thành viên có năng lực hành vi dân sự của hộ gia đình thống nhất và ký kết...(*) Một xã hội mà tính ổn định pháp luật không cao sẽ dẫn đến sự ùchắp vá pháp luật, sự chồng chéo, mâu thuẫn của các các qui định pháp luật càng tăng, điều đó tạo khó khăn cho việc nhận thức, tuân thủ pháp luật, ảnh hưởng lớn đến việc điều chỉnh ổn định xã hội, quản lý nhà nước Một giải pháp cần có để khắc phục vấn đề này : cơ quan lập pháp phải nắm bắt được thực trạng xã họâi, dự liệu pháp luật mang tính lâu dài , ổn định Muốn thế : - Trước khi soạn thảo - ban hành văn bản pháp luật, các cơ quan lập pháp cần thành lập ban thông tin, khảo sát thực tiễn, nhiệm vụ ban này: + Thu thập, nắm bắt , xử lý các nguồn thông tin về các mối QHXH đang tồn tại, về sự tiến bộ, phát triển khoa học kỹ thuật, quan điểm đạo đức nhằm xác định có những quan hệ nào đang tồn tại, xu hướng phát triển của các QHXH đó (*) Bài viết của Hồng Tấn – Mục ý kiến và trao đổi – Trang 5 – Phần tư pháp – Báo pháp luật của bộ Tư pháp, ra ngày 14/ 12/ 2004 ( * ) : Bài viết của Hoàng Tấn - Mục ý kiến và trao đổi - Trang 5 - phần tư pháp - Báo pháp luật của bộ tư pháp, ra ngày 14/ 12/ 2004. + Tiếp thu, tập hợp các ý kiến, dư luận của xã hội về các QHXH nói trên, để nắm bắt được phản ứng xã hội về các QHXH này, ảnh hưởng của các QHXH đến đời sống, kinh tế , văn hóa xã hội, quan điểm đạo đức về các QHXH đó. + Ghi nhận các báo cáo, các phản ánh, vướng mắc của các cơ quan chuyên ngành về lĩnh vực quản lý, về những bất cập, sai sót của pháp luật trong từng lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Từ đó tổng hợp tất cả những thông tin trên, đưa ra yêu cầu chi tiết, rõ ràng để soạn thảo các qui phạm pháp luật cụ thể, tổng quát được các quan hệâ xã hội cần điều chỉnh, xác định điều chỉnh thế nào là phù hợp với yêu cầu của kinh tế chính trị, phù hợp với thực tế. Thứ nữa là có sự vận dụng kết hợp giữa khoa học pháp lý và các ngành khoa học khác để dự đoán trước những quan hệ chưa có nhưng sẽ có trong tương lai, để xây dựng được các quy phạm pháp luật mang tính dự liệu xa, ví dụ : với xu hướng phát triển về y học, về công nghệ gen, thì tương lai sẽ xuất hiện các HĐDS về lai tạo gen duy truyền, cải tạo gen, hay các hợp đồng về sinh sản vô tính. Tất cả đảm bảo cho việc ban hành pháp luật mang tính chính xác, ổn định cao, khả thi, ít sửa đổi bổ sung. Tạo nền tảng vững chắc về cơ sở pháp lý để điều chỉnh xã hội. 2.2.2.Về thực tiễn Pháp luật ban hành là để điều chỉnh các quan hệ xã hội, là cơ sở pháp lý, để hướng dẫn hành xử của các bên chủ thể trong quan hệ HĐ DS, muốn vậy các bên phải có sự nhận thức , am hiểu pháp luật, các cơ quan thực thi pháp luật phải có sự thống nhất pháp luật trên cả nước. Giải pháp đặt ra: + Bên cạnh việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản giaỉ thích pháp luật một cách chính thức, vì văn bản pháp luật sử dụng các thuật ngữ pháp lý, cấu thành quy phạm pháp luật sẽ kho ùnhận thức, khó được tiếp thu thống nhất, khi ban hành sẽ có nhiều cách hiểâu khác nhau. Kết quả : với các cơ quan thực thi pháp luật sẽ áp dụng không thống nhất giữa các địa phương, các cơ quan ban ngành; với người dân sẽ khó tiếp thu pháp luật, hiểu sai pháp luật, ảnh hưởng đến ý thức tuân thủ pháp luật + Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật: bằng cách tổ chức các cuôïc thi hiểu biết pháp luật, đưa pháp luật thành một môn học chính thức trong chương trình đào tạo tại nhà trường phổ thông. Pháp luật không chỉ ban hành để cơ quan hành pháp thực thi mà còn để các chủ thể nhận thức, tuân thủ. Không cách nào khác để đạt được mục đích đó thì mọi người phải am hiểu pháp luật, có trình độ nhận thức nhất định về pháp luật, vì thế chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật sâu rộng hơn nửa, phải có nhiều biện pháp để đưa pháp luật đến tùng người, từng nhà, từng địa phương, vùng miền. Khi pháp luật được nhận thức, việc tuân thủ sẽ được đảm bảo. + Thực tế hơn cả : việc thống nhất , bắt buộc đổi các giấy tờ chứng nhận tài sản mà tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng, sở hữu chung của nhiều đồng sở hữu, chỉ ghi tên một người đại diện thành các giấy chứng nhận ghi đầy đủ tên của các sở hữu chung, của các đồng sở hữu. Thực tế, các giấy chưng nhận loại này chỉ ghi tên một người đại diện , như vậy tạo điều kiện , tạo kẽ hở cho các chủ thể có tên trên giấy chứng nhận sở hữu thực hiện giao dịch đối với tài sản chung nói trên mà không cần sự đồng ý của những người sở hữu chung còn lại., Để hạn chế điều này, các cơ quan chức năng phải bắt buộc chuyển đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên một người nói trên thành giấy chứng nhận có ghi tên đầy đủ các đồng sở hưũ chung còn lại, như thế khi giao dịch đối với các loại tài sản này, các bên sẽ dễ dàng nhận biết được đây là tài sản thuộc sở hữu chung, không bị lừa dối. Rất mong báo cáo trên đây là những nghiên cứu hữu ích, góp phần khắc phục các thực trạng về HĐ DS vô hiệu, là ý kiến đóng góp vào lý luận khoa học pháp lý nhằm hoàn chỉnh pháp luật về HĐDS . -------------- KẾT LUẬN Nhìn chung pháp luật về HĐDS thời gian qua là tương đối hoàn thiện, các quy phạm pháp pháp luật đã điều chỉnh phần lớn các QHXH về HĐDS, thật sự là cơ sở pháp lý quan trọng để nhà nước quản lý , ổn định kinh tế, chính trị , xã hội, hướng dẫn hành xử cho các bên chủ thể trong việc giao kết HĐDS . Song với nhiều nguyên nhân khác nhau , khách quan có , chủ quan có, pháp luật về HĐDS tồn tại nhiều bất cập , mâu thuẫn , chồng chéo, chưa tiên liệu hết các QHXH về HĐDS phát sinh trong thực tiễn, từ đó tạo nên một thực trạng đáng lo ngại về HĐDS vô hiệu. Trong giao lưu dân sự một lượng đáng kể các hợp đồng vô hiệu đang được giao kết , thực hiện, thế nhưng sự quản lý , giám sát của các cơ quan có thẩm quyền thì không chặc chẽ, thiết thực. Điều đó gây ảnh hưởng đáng kể đến lợi các cá nhân, lợi ích xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đấng của các bên đương sự, chưa đáp ứng các nhu cầu cần thiết cho các chủ thể, xâm hại nghiêm trọng pháp chế XHCN. Nghiên cứu trên đây đã tìm ra được nguyên nhân cơ bản của thực trạng, đề ra được một số giải pháp thiết thực nhằm khắc phục hậu quả pháp lý của các HĐDS vô hiệu, cũng như hoạch định các phương pháp xây dựng các quy phạm pháp luật khả thi, mang tính ổn định lâu dài, điều chỉnh hiệu quả các QHXH; Tạo nền tản pháp lý hoàn chỉnh, vững chắc trong hội nhập, giao lưu quốc tế, góp phần xây dựng Việt Nam ngày một cao đẹp, giàu mạnh hơn. -------------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTIEU LUAN TN - KINH TE.doc
Tài liệu liên quan