Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Da Giầy Hà Nội

Cuối cùng ta có thể khẳng định rằng: kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác quản lý kinh tế. Việc tìm ra một phương pháp quản lý chi phí sản xuất tốt nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là mục tiêu hướng tới của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Với những kiến thức đã lĩnh hội được ở nhà trường và sau thời gian thực tập tại Công ty da giầy Hà nội, đặc biệt đi sâu vào tìm hiểu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, đề xuất của cá nhân.

doc90 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Da Giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: chỉ, dây buộc, keo dán, khóa, móc... Nhiên liệu được dùng chủ yếu là than đốt lò hơi cung cấp cho quá trình lưu hoá giầy và ép đế. Phế liệu của Cty hiện nay thường là vải, da vụn giao cho Đoàn thanh niên bán thu hồi, số tiền này được sử dụng vào các phong trào của đoàn. Để tiện cho việc theo dõi, công ty đã thực hiện việc đánh số danh điểm vật tư cho từng loại nguyên vật liệu, vật liệu phụ, công cụ dụng cụ Căn cứ vào phiếu xuất kho vật tư do nhân viên thống kê các xí nghiệp gửi lên, kế toán NVL tập hợp và phân loại phiếu xuất kho theo từng chủng loại NVL để lập “ Bảng tổng hợp xuất NVL” (Biểu số 2), sau đó tính ra số lượng vật tư nhập - xuất - tồn rồi vào “ Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu”. Cuối tháng, căn cứ vào sổ chi tiết nguyên vật liệu, kế toán lập “ Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu”. Mỗi loại vật liệu được ghi một dòng bao gồm số lượng, giá trị của vật liệu nhập trong kỳ, xuất trong kỳ và tồn cuối kỳ. Trên cơ sở bảng tổng hợp nhập xuất tồn, cuối tháng kế toán tập hợp và lập “Bảng phân bổ nguyên vật liệu” (biểu số3). Bảng này tập hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong kỳ của xí nghiệp và có tác dụng cung cấp thông tin cho công tác tính giá thành sản phẩm. Đối với NVL là cao su và các loại hoá chất cấp cho XN cao su thì kế toán không theo dõi chi tiết cao su và hoá chất xuất dùng cho từng đơn hàng. Ví dụ như cùng một mẻ cao su cán luyện có thể dùng cho nhiều đơn hàng vì vậy không thể tách riêng cho đơn hàng FT hay Lexetart. Chính vì vậy đòi hỏi một cách tính toán đặc biệt để tính được trị giá của cao su và hoá chất xuất dùng cho việc sản xuất đế giầy của từng đơn đặt hàng để từ đó đưa vào chi phí NVL trực tiếp của đơn hàng. Trị giá cao su tiêu dùng của 1 đơn hàng = Trị giá 1 kg cao su tinh luyện * Tổng khối lượng cao su tiêu dùng cho đơn hàng Như vậy, xét về thực chất đây chính là việc phân bổ trị giá NVL là cao su và các loại hoá chất trong tháng cho từng đơn hàng theo tiêu thức là lượng tiêu hao định mức NVL. Biểu số 1:Tập hợp và phân bổ hoá chất xuất dùng trong tháng. Đơn hàng FT Đơn hàng Lexetart Các đ/hàng khác XN cao su Sao su và hoá chất tiêu dùng cho các đơn hàng trong tháng Tại Cty việc tiến hành sản xuất đựơc thực hiện theo đơn đặt hàng, mỗi đơn hàng được lập một phiếu tính giá thành riêng. Việc làm này sẽ giúp cho quản lý chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng được thuận tiện, chặt chẽ mặc dù theo cách này tốn nhiều thời gian. Phương pháp kế toán hàng tồn kho của Cty là phương pháp kê khai thường xuyên, do đó việc nhập xuất vật tư kế toán trực tiếp sử dụng trên TK152. Bên cạnh đó để hạch toán chi phí NVL trực tiếp cho sản xuất SP kế toán sử dụng TK621. Từ bảng kê xuất vật tư kế toán sẽ tính ra được số tổng cộng của tất cả NVL được xuất dùng trong tháng cho từng đơn hàng. Số liệu này sẽ được thể hiện trên bảng phân bổ NVL trong tháng (biểu số 3). Biểu số 2 Bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu Công ty Da giầy Hà nội tháng 3/2003 STT Tên vật tư Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Nguyên vật liệu chính 1.524.560.080 1 Vải navy 0106 mét 11525 19.500 224.737.500 2 Phin Peaco 0107 mét 12395 7.009 86.876.555 3 Vải be 0108 mét 20373 8.125 165.530.625 4 Da bò 0201 mét 9136 25.000 228.400.000 5 Da trâu 0202 mét 8128 16.300 132.486.400 6 Cao su 0301 Kg 26.107 22.000 574.354.000 7 Hoá chất 0302 Kg 155 25.000 3.875.000 8 Xăng 0303 Lít 3.550 6.000 21.300.000 ........ ......... ......... ........ ......... ........... Vật liệu phụ 150.473.560 1 Bìa Đài Loan 0012 Tấm 10.043 2.000 20.086.000 2 Giấy độn 0013 Kg 569 2.750 1.564.750 3 Băng dính 0014 cuộn 1.250 1.850 2.312.500 4 Chỉ may 0015 Cuộn 7.690 5.100 39.219.000 5 Mác 0016 Mét 2.510 3.125 7.843.750 6 Khoá 0017 Cái 35.000 800 2.800.000 7 Dây buộc 0018 mét 6.086 500 3.043.000 .......... ......... ........ ........ .......... .......... Cộng tổng 1.675.033.640 Biểu số 3 : Bảng phân bổ nguyên vật liệu Công ty Da giầy Hà Nội tháng 3/2003 Đơn vị tính:đồng TT Ghi có các TK Ghi nợ các TK Tài khoản 1521 Tài khoản 1522 Tổng cộng TK621:Chi phí NVL trực tiếp 1.524.560.080 150.473.560 1.675.033.640 1 Đơn hàng FT 1.114.397.294 100.295.756 1.124.693.050 2 Đơn hàng Lexetart 521.656.109 109.718.280 631.374.389 Kế toán chi phí sẽ ghi bút toán sau : Nợ TK621 : 1.675.033.640 Có TK1521 : 1.524.560.080 Có TK1522 : 150.473.560 Biểu số 4: Bảng kê chứng từ ( trích) TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Từ ngày 1/3/2003 đến ngày 30/3/2003 Đơn vị tính: đồng Ngày Số Chứng từ Diễn giải TK Đ/Ư PS Nợ PS Có 1/3 X12 Xuất Vải navy cho xí nghiệp May 1521 224.737.500 1/3 X13 Xuất da bò cho xí nghiệp May 1521 228.400.000 1/3 X20 Xuất cao su cho xí nghiệp Cao su 1521 574.354.000 2/3 X21 Xuất hoá chất cho xí nghiệp Cao su 1521 3.875.000 2/3 X30 Xí nghiệp May lĩnh chỉ may 1522 39.219.000 2.3 X31 Xí nghiệp Gò lĩnh băng dính 1522 2.312.500 ...... ....... .......... ........ ............. Cộng 1.675.033.640 Cuối tháng, căn cứ vào bảng kê trên, kế toán ghi chép vào Sổ cái TK621 (biểu số 5) - tổng hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong tháng 3/2003 của Công ty Da giầy Hà Nội. Biểu số 5 : Trích Sổ cái tài khoản 621 Công ty Da giầy Hà Nội năm 2003. Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này Tháng 3 1521 1.524.560.080 1522 150.473.560 Cộng phát sinh Nợ 1.675.033.640 Có 1.675.033.640 Số dư cuối tháng Nợ Có b.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chí phí nhân công trực tiếp là một trong các yếu tố cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm. Quản lý tốt chi phí tiền lương cũng như việc hạch toán đúng, đầy đủ khoản mục chi phí này có tác dụng giúp Công ty Da giầy Hà Nội có biện pháp xử lý tốt lao động, nâng cao chất lượng lao động, từ đó hạ thấp giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo thu nhập cho người lao động Hiện nay Công ty Da giầy Hà nội đang áp dụng hình thức trả lương sản phẩm đối với lao động trực tiếp. Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương tiên tiến, đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động. Theo hình thức này, tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất được tính theo số lượng sản phẩm đã hoàn thành đạt yêu cầu chất lượng quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm đó. Còn đối với các bộ phận phục vụ và quản lý, yêu cầu về chất lượng, khó xác định được định mức như : nhân viên văn phòng, xí nghiệp... thì Công ty tính lương theo thời gian. * Tập hợp chi phí tiền lương theo sản phẩm của từng đơn hàng. Chi phí nhân công trực tiếp là khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất SP, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ bao gồm :Tiền lương chính, các khoản phụ cấp, tiền trích KPCĐ, BHXH, BHYT. Dựa trên các bảng kê SP hoàn thành trong tháng của các phân xưởng kế toán tiền lương sẽ có được số sản phẩm hoàn thành của từng đơn hàng trong từng phân xưởng. Sau đây là công thức tính lương sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất: Lương CNSXTT tính theo sản phẩm = Đơn giá tiền lương sản phẩm * Số lượng sản phẩm hoàn thành Hàng ngày, nhân viên thống kê xí nghiệp theo dõi thời gian lao động và kết quả lao động của từng công nhân sản xuất để ghi vào phiếu năng suất lao động cá nhân và bảng chấm công. Phòng kỹ thuật và bộ phận lao động tiền lương của phòng tổ chức lập bảng “Đơn giá tiền lương cho từng công đoạn sản xuất ''. Mỗi xí nghiệp sẽ đảm nhiệm từng công đoạn cụ thể do vậy mà đơn giá tiền lương của mỗi công nhân trực tiếp sản xuất ở từng xí nghiệp có sự khác nhau. Sau đó, kế toán tiền lương tập hợp toàn bộ tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất tại các xí nghiệp đem phân bổ cho các đơn đặt hàng hoàn thành trong tháng theo lương sản phẩm của từng đơn hàng đó. Biểu số 6: Đơn giá tiền lương từng công đoạn STT Công đoạn Đơn giá (đồng) 1 Cán luyện cao su 1.178 2 Chặt mảnh 920 3 May hoàn chỉnh 1.390 4 ép đế 790 5 Gò giầy 1.250 6 Cắt diềm, dán kín 975 7 Xỏ dây 700 8 Tẩy bẩn, đánh si 550 9 Đóng gói, kiểm hoá 472 Cộng 8.225 Trong tháng 3, công ty hoàn thành hai đơn đặt hàng với số lượng tổng cộng là 50.215 đôi giầy Ta có bảng tính lương sản phẩm cho từng xí nghiệp như sau: Biểu số 7 Bảng tính lương sản phẩm Tháng 3/2003 STT Đơn hàng Số lượng (chiếc) Đơn giá (đồng) Lương sản phẩm (đồng) 1 FT 35.000 8.225 287.875.000 2 Lexetart 15.215 8.225 125.143.375 Tổng cộng 50.215 8.225 413.018.375 Toàn bộ tiền lương của từng công nhân trực tiếp sản xuất được ghi vào “Bảng thanh toán lương'' của từng xí nghiệp (biểu số 8). Sau đó bảng thanh toán lương sẽ được chuyển lên phòng tổ chức lao động tiền lương để kiểm tra lại tính chính xác, đúng đắn các khoản lương và phụ cấp theo chế độ hiện hành.Tại phòng kế toán của công ty có nhiệm vụ tổng hợp số liệu về tiền lương và tính toán các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Hiện nay, các khoản trích theo lương của Công ty Da giầy Hà Nội bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được trích theo tỉ lệ 19% - do công ty chịu và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh ( BHXH 15%, BHYT 2%, KPCĐ 2%) và 6% - do người lao động chịu và bị trừ vào lương (BHXH 5%, BHYT 1%). Hàng ngày cán bộ thống kê tại các xí nghiệp sẽ phản ánh đầy đủ số sản phẩm mà công nhân sản xuất trực tiếp hoàn thành theo yêu cầu từng công đoạn sản xuất của xí nghiệp. Ví dụ, trong tháng 3/2003 công nhân Lê Thị Mai hoàn thành công đoạn may hoàn chỉnh cho 486 mảnh giầy với đơn giá của công đoạn này là 1390đ/mảnh. Do vậy công nhân này sẽ được lĩnh lương theo sản phẩm là : 486 * 1.390 = 675.540đ Ngoài ra để khuyến khích tinh thần lao động của công nhân, ban giám đốc công ty có chế độ thưởng 20% lương sản phẩm cho mỗi công nhân.Với khoản ăn ca là 3.000đ/ công nhân/ngày. Như đã trình bầy, mỗi xí nghiệp thực hiện các công đoạn khác nhau của quy trình sản xuất sản phẩm giầy do đó mà đơn giá tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất tại các xí nghiệp có sự khác nhau. Cụ thể như sau: Xí nghiệp Cao su thực hiện hai công việc là cán luyện cao su và ép đế nên tổng đơn giá theo công đoạn là 1.968đ. Xí nghiệp May cũng thực hiện hai công đoạn là cắt, chặt mảnh (920đ) và may hoàn chỉnh (1390đ) nên có tổng đơn giá theo công đoạn là 2.310đ. Còn xí nghiệp Gò thực hiện các công đoạn còn lại như gò giầy, cắt diềm, dán kín, xỏ dây, tẩy bẩn, đánh si, đóng gói và kiểm hoá với tổng đơn giá là 3.947đ. Ta có bảng tính lương sản phẩm cho từng xí nghiệp ( biểu số 8). Biểu số 8: Bảng tính lương sản phẩm theo xí nghiệp STT Xí nghiệp Số lượng (chiếc) Đơn giá (đồng) Lương sản phẩm (đồng) 1 Cao su 50.215 1.968 98.823.120 2 May 50.215 2.310 115.996.650 Gò 50.215 3.947 198.198.605 Tổng cộng 50.215 8.225 413.018.375 Sau đây là bảng thanh toán lương của xí nghiệp May cho công nhân trực tiếp sản xuất trong tháng 3/2003. Với hai xí nghiệp còn lại ta thực hiện tính toán tương tự. Biểu số 9: Bảng Kê tính lương sản phẩm hoàn thành Công nhân sản xuất xí nghiệp May Tháng 3 năm 2003. Đơn vị tính:đồng STT Họ và tên Khối lưọng công việc hoàn thành Đơn giá công đoạn Lương sản phẩm Các khoản thu nhập Tổng lương Lĩnh kỳ I Thu BHXHBHYT Lĩnh kỳ II Thưởng Ăn ca Cộng 1 Lê Mai 486 1.390 675.540 135.108 78.000 213.108 888.648 200.000 40.532 648.116 2 Đỗ Việt 473 1.390 657.470 131.494 75.000 206.494 863.964 200.000 39.448 624.516 3 Nguyễn Ly 469 1.390 651.910 130.382 75.000 205.382 857.292 200.000 39.114 618.178 … … … … … … … … Tổng cộng 115.996.650 10.439.698 126.436.348 6.959.799 Biểu số 10: Bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội (trích) Xí nghiệp May - tháng 3/2003 Đơn vị tính: đồng STT Khoản mục TK 334 TK 338 Cộng có TK 338 Tổng lương phải trả Tiền lương SP Các khoản thu khác Cộng 3382 KPCĐ 3383 BHXH 3384 BHYT 1 CPNCTT 115.996.650 10.439.698 126.436.348 2.528.727 17.399.497 2.319.933 22.248.157 148.684.505 Biểu số 11: Bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội (trích) Xí nghiệp Cao su - tháng 3/2003 Đơn vị tính: đồng STT Khoản mục TK 334 TK 338 Cộng có TK 338 Tổng lương phải trả Tiền lương SP Các khoản thu khác Cộng 3382 KPCĐ 3383 BHXH 3384 BHYT 1 CPNCTT 98.823.120 8.894.080 107.717.200 2.154.344 14.823.468 1.976.462 18.954.274 126.671.474 Biểu số 12: Bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội (trích) Xí nghiệp Gò - tháng 3/2003. Đơn vị tính: đồng STT Khoản mục TK 334 TK 338 Cộng có TK 338 Tổng lương phải trả Tiền lương SP Các khoản thu khác Cộng 3382 KPCĐ 3383 BHXH 3384 BHYT 1 CPNCTT 198.198.605 17.837.874 216.036.479 4.320.729 29.729.790 3.963.972 38.014.491 254.050.970 Sau đó, tiền lương và các khoản trích theo lưong được phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo lương sản phẩm của từng đơn hàng đó. Tiền lương (BHXH) phân bổ cho từng đơn hàng = Lương SP của từng đơn hàng tại các XN x Tiền lương (BHXH) của công nhân sản xuất tại XN Tổng lương sản phẩm các XN Tháng 3/2003, công ty sản xuất 2 đơn đặt hàng. Ta tính tiền lương và khoản trích phân bổ cho đơn hàng FT như sau Tổng lương sản phẩm của 3 xí nghiệp : 413.018.375 Tổng lương công nhân sản xuất tại 3 xí nghiệp: 529.406.949 Lương sản phẩm của đơn hàng FT:287.875.000 Tổng các khoản trích của 3 xí nghiệp :79.216.922 Tiền lương phân bổ cho đơn hàng FT = 287.875.000 x 529.406.949 = 368.998.172 413.018.375 BHXH phân bổ cho Đơn hàng FT = 287.875.000 x 79.216.922 = 79.137.933 413.018.375 Tiền lương và BHXH cũng được tiến hành phân bổ như trên đối với các đơn hàng khác. Toàn bộ số liệu tính toán được thể hiện trên “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” ( Biểu số 13) Biểu số 13: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (trích) - Theo từng đơn hàng - tháng 3/2003 Đơn vị tính: đồng Đơn hàng Loại SP Lương CNTTSX Khoản trích 338 Tổng cộng FT Super-Next 368.998.172 79.137.933 424.212.595 Lexetart Conserve 160.408.776 23.923.510 184.332.286 Tiền lương thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất được tập hợp vào TK622 “Chi phí nhân công trực tiếp”, cuối tháng được hạch toán trên “Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội”. +Nợ TK622 - Đơn hàng Lexetart 184.332.286 Có TK334 160.408.776 Có TK338 23.923.510 +Nợ TK622 - Đơn hàng FT 448.136.105 Có TK334 368.998.172 Có TK338 79.137.933 Tổng chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong tháng (chi tiết thành tiền lương và các khoản trích theo lương) của tất cả các đơn hàng phải bằng với số phát sinh nợ của TK chi phí nhân công trực tiếp (TK 622). Kế toán định khoản : Nợ TK622: 632.468.391 Có TK334: 529.406.948 Có TK338: 103.061.443 Biểu số 14 : Trích Sổ cái tài khoản 622 Công ty Da giầy Hà Nội - năm 2003 Số dư đầu năm 0 0 Ghi có các TK đối ứng Nợ với TK này Tháng 3 334 529.406.948 338 103.061.443 Cộng phát sinh Nợ 632.468.391 Có 632.468.391 Số dư cuối tháng Nợ 0 Có 0 c.Hạch toán chi phí sản xuất chung. Đặc điểm chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong pham vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất chung của Công ty Da giầy Hà Nội gồm: Chi phí nhân viên xí nghiệp, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho xí nghiệp, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Tài khoản sử dụng Để tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK627 và được chi tiết theo yếu tố chi phí của từng xí nghiệp. TK6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272:Chi phí vật liệu TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. Tất cả các khoản mục chi phí sản xuất chung ở Công ty được được tập hợp cho toàn xí nghiệp, sau đó phân bổ cho từng đơn hàng theo tiền lương công nhân sản xuất. Phương pháp hạch toán c.1/ Kế toán chi phí nhân viên xí nghiệp. Chi phí nhân viên xí nghiệp của Công ty Da giầy Hà nội bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp của nhân viên quản lý và nhân viên phục vụ các xí nghiệp Cao su, May và Gò như : quản đốc, phó quản đốc, nhân viên thống kê xí nghiệp và các khoản trích theo lương về BHXH, BHYT của nhân viên xí nghiệp. Đối với nhân viên xí nghiệp, Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian vì đây là đội ngũ lao động gián tiếp. Căn cứ vào bảng chấm công, hệ số lương của nhân viên xí nghiệp quy định theo từng cấp bậc, chức vụ chuyên môn và thời gian công tác của nhân viên xí nghiệp; nhân viên thống kê các xí nghiệp tính ra tiền lương phải trả cho bộ phận nhân viên quản lý và phục vụ xí nghiệp theo công thức: Lương thời gian = Hệ số lương * 290.000 * Số ngày công thực tế Số ngày công chế độ (22 ngày) Các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương cũng được tính toán theo chế độ kế toán hiện hành. Căn cứ vào các Bảng thanh toán lương do phòng tổ chức lao động tiền lương chuyển sang, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ. Số liệu này sẽ được ghi vào sổ cái TK 627 theo định khoản: Nợ TK627 (6271): 54.629.781 Có TK 334: 49.295.976 Có TK 338: 7.333.805 Biểu số 15: Bảng tính lương Nhân viên xí nghiệp May Tháng 3 năm 2003. S T T Họ và tên Hệ số lưong chính Mức lương tối thiểu Ngày công thực tế Lương thời gian Các khoản thu nhập Cộng Lĩnh kỳ I Thu BHXHBHYT Lĩnh kỳ II Thưởng Ăn ca Cộng 1 Tô Hải 3.04 290.000 26 1.041.890 208.378 78.000 286.378 1.328.268 300.000 62.513 965.755 2 Mai Lan 2.98 290.000 26 1.021.327 204.265 75.000 279.265 1.300.592 300.000 61..279 939.313 3 Đỗ Hiếu 2.75 290.000 26 942.500 188.500 75.000 263.500 1.206.000 200.000 56.550 949.450 … … … … … … … … Tổng cộng 12.250.469 2.450.093 675.000 3.125.093 15.375.562 735.028 Biẻu số 16 Bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội (trích) Nhân viên xí nghiệp- tháng 3/2003 Đơn vị tính: đồng STT Xí nghiệp TK 334 TK 338 Cộng có TK 338 Tổng lương phải trả Tiền lương thời gian Các khoản thu khác Cộng 3382 KPCĐ 3383 BHXH 3384 BHYT 1 Cao su 11.650.345 3.080.069 14.730.414 294.608 1.747.551 233.006 2.275.165 17.005.579 2 May 12.250.469 3.125.093 15.375.562 307.511 1.837.570 245.009 .2390.090 17.765.652 3 Gò 13.675.000 3.515.000 17.190.000 343.800 2.051.250 273.500 2.668.550 19.858.550 47.295.976 7.333.805 54.629.781 Dựa vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán tập hợp chi phí nhân viên xí nghiệp vào bảng kê chứng từ TK 6271 toàn xí nghiệp Biểu số 15 Bảng kê chứng từ TK 6271 Từ ngày1/3/2003 đến ngày 30/3/2003 Đơn vị tính: đồng Chứng từ DIễn giải TK Đ/Ư PS Nợ PS Có Ngày Số 01/3 PX4 Phải trả CNV XN May 334 May 12.250.469 01/3 PX5 TríchBHXH,BHYT,KPCĐXN May 338 May 3.125.093 01/3 PX6 Phải trả CNV XN Cao su 334 Cao su 11.650.345 01/3 PX7 TríchBHXH,BHYT,KPCĐ XN Cao su 338 Cao su 2.275.165 01/3 PX8 Phải trả CNV XN Gò 334 Gò 13.675.000 01/3 PX9 TríchBHXH,BHYT,KPCĐ XN Gò 338 Cao su 2.668.550 Cộng 54.629.781 c.2/Chi phí vật liệu cho sản xuất chung : Chi phí vật liệu dùng cho sản xuất chung bao gồm các vật liệu như vải vụn, dầu máy,kìm, kéo,các phụ tùng thay thế được Cty giao khoán cho từng XN theo định mức tiêu hao tháng và sản lượng sản xuất. Cty theo dõi khoản mục này trên tiểu khoản 6272. Căn cứ vào phiếu xuất kho từng loại vật liệu dùng cho xí nghiệp, bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ, kế toán tập hợp toàn bộ chi phí vật liệu dùng cho xí nghiệp vào Bảng kê chứng từ TK 627 cho xí nghiệp may (Biểu số 17), căn cứ vào Bảng kê chứng từ TK 627, kế toán ghi vào sổ cái TK627 theo định khoản: Nợ TK 6272 ( XN May): 3.599.308 Có TK 1521: 195.630 Có TK 1522: 1.261.453 Có TK 1524: 2.142.225 Biểu số 17 Bảng kê chứng từ (trích) TK 6272 – Chi phí sản xuất chung XN May Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải TK đ/ứ PS Nợ PS Có Ngày Số Nguyên liệu chính may 195.630 12/3 PX12/3 XN May-lĩnh vải phủ bàn là 1521 195.630 Vật liệu phụ may 1.261.453 24/3 PX24/3 XN May lĩnh phấn may, dầu tẩy, dầu máy 1522 275.986 27/3 PX27/3 XN May lĩnh kim 1522 985.467 Phụ tùng sửa chữa thay thế may 2.142.225 10/3 PX10/3 XN May - Kìm cắt vòng 1524 563.000 15/3 PX 15/3 XN May - phụ tùng đồ điện 1524 1.579.225 Cộng 3.599.308 Tương tự dựa vào Bảng kê chứng từ TK 627 cho XN Cao su và XN Gò, kế toán cũng tổng kết và ghi bút toán cho chi phí vật liệu cho toàn bộ 3 XN. Nợ TK 6272: 19.454.650 Có TK 1521: 8.369.215 Có TK 1522: 4.687.149 Có TK 1524: 6.398.286 c.3/ Kế toán chi phí công cụ dụng cụ dùng chung cho xí nghiệp Công cụ dụng cụ đóng một vai trò quan trọng trong công việc sản xuất giầy mà cụ thể ở đây là phom giầy, dao chặt và khuôn. Chính vì vậy việc hạch toán công cụ dụng cụ có tầm quan trọng trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP. Tổng chi phí công cụ dụng cụ tập hợp được ở 3 xí nghiệp là 25.648.960 và được phản ánh vào Bảng kê chứng từ TK6273 (biểu số 18). Cuối tháng kế toán ghi vào sổ cái TK 627 theo định khoản: Nợ TK 6273: 25.684.960 Có TK 153 (1531): 25.684.960 Biểu số 18: Bảng kê chứng từ (trích) TK 6273 – Chi phí sản xuất chung Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải TK đ/ứ PS Nợ PS Có Ngày Số 1/3 PX1/3 Phom nhôm 1531 9.850.000 15/3 PX15/3 Dao chặt 1531 4.570.975 24/3 PX24/3 Khuôn 1531 11.236.985 Cộng 25.684.960 c.4/ Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ Để thu hồi lại giá trị hao mòn của tài sản cố định, Công ty tiến hành trích khấu hao bằng cách chuyển dần phần giá trị hao mòn tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh, vào giá trị của sản phẩm mới tạo ra, nhằm thu hồi vốn đầu tư tài sản cố định trong một khoảng thời gian nhất định để tái đầu tư khi tài sản cố định bị hư hỏng. Tại Công ty Da giầy Hà Nội việc tính khấu hao TSCĐ được thực hiện theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Theo phương pháp này, mức tính khấu hao hàng tháng được tính dựa trên nguyên giá, tỷ lệ khấu hao cơ bản hàng năm và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh qua các đối tượng sử dụng. Mức khấu hao bình quân tháng = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao cơ bản năm 12 Hàng tháng, căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao quy định tại Công ty, kế toán tài sản cố định tính ra số tiền phải trích khấu hao cho từng loại tài sản cố định và lập bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định cho từng xí nghiệp (Biểu số 19) và bảng kê chứng từ TK 214 - Hao mòn TSCĐ ( Biểu số 20) rồi vào Sổ cái TK 6271 theo định khoản: Nợ TK 6274: 49.560.397 Có TK 214: 49.560.397 Biểu số 19: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Công ty da giầy Hà nội Tháng 3 năm 2003. Đơn vị tính: đồng STT SHTK Tên TK TS TK khấu hao Tên TK khấu hao Giá trị phân bổ 1 214A Hao mòn nhà cửa nguồn ngân sách 6271 CPSX XN Cao su 2.125.630 2 214B Hao mòn nhà cửa nguồn tự bổ xung 6270 CP XN Gò 1.350.275 3 214A Hao mòn nhà cửa nguồn ngân sách 642 CPQLDN 3.560.000 4 214B Hao mòn nhà xưởng nguồn tự bổ xung 6271 CPSX XN may 13.657.225 5 214C Hao mòn máy móc thiết bị nguồn vay 6271 CPSX XN May 11.855.400 6 Hao mòn máy móc, thiết bị nguồn tự bổ xung 6271 CPSX XN May 4.955.630 … … … … … 214A Hao mòn phương tiện vận tải nguồn ngân sách 642 CPQLDN 65.250.000 … … … … … … Cộng 49.560.397 Ngày 30 tháng 3 năm 2003. Kế toán trưởng Người lập biểu ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 20: Bảng kê chứng từ TK 214 : Hao mòn Tài sản cố định Từ ngày 01/03/2003 đến ngày 30/3/2003. Đơn vị tính:đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng PS có Ngày Số 15/3 HM 01 Chi phí sản xuất XN Cao su 6274-Cao su 2.125.630 17/3 HM 02 Chi phí sản xuất XN May 6274-May 13.657.225 17/3 HM 03 Chi phí sản xuất XN May 6274-May 11.855.400 18/3 HM 04 Chi phí sản xuất XN May 6274- May 4.955.630 28/3 HM 06 Chi phí Văn phòng trụ sở 6274-VP 7.850.000 ... ... ... ... ... Tổng cộng 49.560.397 c.5/ Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài : Chi phí dịch vụ mua ngoài là các khoản công ty phải trả cho các dịch vụ mua ngoài công ty như: điện, nước, điện thoại.Để tập hợp chi phí nay kế toán căn cứ vào số liệu ở các nhật ký chứng từ có liên quan như NKCT số 1 (theo dõi việc chi trả tiền mặt), nhật ký chứng từ số 2 (theo dõi việc thanh toán TGNH), NKCT số 5 (theo dõi thanh toán với người bán), NKCT số 10 (theo dõi tạm ứng).... Cụ thể : Từ NCCT số 1: Kế toán chi phí biết được chi tiền mặt thanh toán tiền hơi nước sản xuất trong tháng 3 năm 2003 là : 4.580.630 đồng Từ NKCT số2 : kế toán chi phí biết được khoản tiền chuyển từ tiền gửi ngân hàng trả tiền điện phục vụ tháng 3 năm 2003 là : 81.001.765 đồng và trả cho Nhà máy nước Hà nội là:5.450.365đ Cuối tháng toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài được tập hợp vào bảng kê chứng từ TK 6277 toàn xí nghiệp và cuối cùng được ghi vào sổ cái TK 627 theo định khoản: Nợ TK 6277: 91.032.760 Có TK 111(1111): 4.580.630 Có TK 112: 81.001.765 Biểu số 21: Bảng kê chứng từ (trích) TK 6277 – Chi phí sản xuất chung các XN Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải TK đ/ứ PS Nợ PS Có Ngày Số 27/3 PT 01 Thanh toán phí hơi nước cho xưởng cơ điện 1111 4.580.630 27/3 PT02 Thanh toán tiền nước cho Nhà máy nước 1121 5.450.365 28/3 PT 03 Thanh toán tiền điện cho Điện lực HN 1121 81.001.765 Cộng 91.032.760 c.6/Kế toán chi phí khác bằng tiền. Tại Công ty Da giầy Hà Nội , các khoản chi phí khác bằng tiền là những khoản chi phí ngoài chi phí đã nêu trên, phục vụ cho nhu cầu sản xuất chung của toàn doanh nghiệp như: chi phí tiếp tân, hội nghị.... Hàng ngày, căn cứ vào các hóa đơn, phiếu chi tiền mặt, kế toán ghi sổ quỹ tiền mặt, phản ánh vào bảng kê và NKCT số 1- TK111; đồng thời kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo dõi và phản ánh vào Bảng kê chứng từ TK6278 (Biểu số 22) rồi ghi vào Sổ cái TK 627 theo định khoản Nợ TK6278: 5.925.495 Có TK 111(1111): 5.925.495 Biểu số 22: Bảng kê chứng từ (trích) TK 6278 – Chi phí sản xuất chung toàn XN Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải TK đ/ứ PS Nợ PS Có Ngày Số Chi phí khác bằng tiền 13/3 PC12/3 Hội nghị kỉ niệm 26/3 1111 3.560.000 19/3 PC14/3 Tiếp khách ký hợp đồng 1111 2.250.495 25/3 PC16/3 NV lễ tân mua giấy A4 1111 115.000 Cộng 5.925.495 Tổng hợp chi phí sản xuất chung. Cuối tháng trên cơ sở chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung cho toàn bộ xí nghiệp và lập” Bảng kê tổng hợp chi phí sản xuất chung” (Biểu số 23) Biểu số 23 Bảng kê tổng hợp chi phí sản xuất chung Tháng 3/2003 Đơn vị tính: đồng STT Diễn giải TK đối ứng Ghi nợ TK 627 1 Chi phí nhân viên phân xưởng 54.629.781 - Tiền lương phải trả NVPX 334 49.295.976 - Trích BHXH 3383 7.333.805 2 Chi phí NVL dùng chung cho PX 19.454.650 - Nguyên liệu chính may 1521 8.369.215 - Vật liệu phụ may 1522 4.687.149 - Phụ tùng sửa chữa thay thế may 1524 6.398.286 3 Chi phí công cụ dụng cụ 1531 25.684.960 4 Chi phí khấu hao TSCĐ 214 49.560.397 5 Chi phí dịch vụ mua ngoài 91.032.760 111 4.580.630 112 81.001.765 6 Chi phí khác bằng tiền 111 5.925.495 Cộng 246.288.043 Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng đơn hàng theo công thức sau: Mức phân bổ CPSXC cho từng đơn hàng = S CPSXC của các XN x Tiền lương CNSX của từng mã hàng S tiền lương CNTTSX của các XN Tháng 3/03: Tổng CPSXC của các XN: 246.288.043đ. Tổng tiền lương CNTTSX các XN : 529.406.949đ. Tiền lương CNTTSX đơn hàng FT : 368.998.172 Mức phân bổ CPSXC cho đơn hàng FT = 246.288.043 X 368.998.172 = 171.663.477 529.406.949 Tương tự ta tính được chi phí sản xuất chung phân bổ cho đơn hàng Lexetart Biểu số 24 Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung Công ty da giầy Hà nội Tháng 3/2003 Đơn vị tính: đồng STT Đơn hàng Sản phẩm TK 627- CPSXC 1 FT Super-next 171.663.477 2 Lexetart Conserve 74.624.566 3 246.288.043 Toàn bộ chi phí sản xuất chung tập hợp trong kỳ được ghi vào Sổ cái TK 627 (Biểu số 25). Số liệu trên dòng tổng cộng TK 627 được dùng để ghi vào Sổ cái TK 154 theo định khoản: Nợ TK 154: 246.288.043 Có TK 627: 246.288.043 Biểu số 25: Trích Sổ cái tài khoản 627 Công ty Da giầy Hà Nội - năm 2003. Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK đối ứng Nợ với TK này Tháng 3 111 1.506.125 112 81.001.765 152 19.454.650 1531 25.684.960 214 49.560.397 334 49.295.976 338 7.333.805 Cộng phát sinh Nợ 246.288.043 Có 246.288.043 Số dư cuối tháng Nợ Có 5.Tổng hợp chi phí sản xuất. *Kết chuyển các khoản mục chi phí Căn cứ vào các bảng phân bổ là bảng phân bổ NVL-CCDC, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán chi phí tiến hành định khoản các bút toán kết chuyển vào chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và phân bổ chi phí sản xuất chung vào TK154 - Chi phí SXKD dở dang cho các đơn hàng. Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK154: 2.553.790.074 Có TK621: 1.675.033.640 Có TK622: 632.468.391 Có TK627: 246.288.043 Biểu số 26: Trích Sổ cái tài khoản 154 Công ty Da giầy Hà Nội - năm 2003 Số dư đầu kỳ Nợ Có Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này Tháng 3 621 1.675.033.640 622 608.544.881 627 246.288.043 Cộng phát sinh Nợ 2.529.866.564 Có 2.529.866.564 Số dư cuối tháng Nợ 0 Có Sau đó tất cả các chi phí được tập hợp vào Bảng kê số 4- Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp - tổng hợp số phát sinh Có của các TK 152,153,214,334,338,621,622,627 Biểu số 27 Bảng kê số 4– Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp Công ty Da giầy Hà Nội – tháng 3 / 2003 Đơn vị tính: đồng Tài khoản ghi nợ Tài khoản ghi có Tổng cộng chi phí 152 153 214 334 338 621 622 627 Các TK phản ánh ở NKCT khác NKCT số 1 NKCT số 2 ........ TK154 1.675.033.640 608.544.881 246.288.043 2.529.866.564 ĐH FT 1.124.693.050 448.136.105 171.663.477 1.744.492.632 ĐH Lexetart 631.374.389 184.332.286 74.624.566 890.331.242 -TK621 1.675.033.640 1.675.033.640 ĐH FT 1.124.693.050 ĐH Lexetart 631.374.893 -TK622 529.406.948 103.061.443 632.468.391 ĐH FT 368.998.172 79.137.933 ĐH Lexetart 160.408.776 23.923.510 -TK627 19.454.650 25.684.960 49.560.397 49.295.976 7.333.805 4.580.630 81.001.765 246.288.043 ĐH FT 171.663.477 ĐH Lexetart 74.624.566 Tổng cộng 1.694.488.290 25.684.960 49.560.397 578.702.924 110.395.248 1.675.033.640 608.544.881 246.288.043 4.580.630 81.001.765 Kế toán trưởng Ngày.....tháng 3 năm 2003 Kế toán Tóm lại : Viêc hạch toán chi phí sản xuất, kế toán sử dụng TK 154 để phản ánh, trên TK 154 được mở chi tiết cho từng đơn hàng. Sở dĩ kế toán mở chi tiết như vậy là nhằm theo dõi chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cho từng đơn hàng. Nó là căn cứ giúp cho nhà quản lý nắm bắt được chi phí thực tế tiêu hao cho từng đơn hàng, để có hướng ký kết các hợp đồng. SP dở dang của Cty là những đơn hàng đưa vào sản xuất trong tháng nhưng cuối tháng chưa hoàn thành, do đó cuối tháng căn cứ vào mức độ hoàn thành tương đương mà phân bổ chi phí sản xuất chung.Còn chi phí NVL trực tiếp căn cứ vào phiếu xuất kho thực tế phát sinh cho từng đơn hàng mà phân bổ vào trong tháng. 6.Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang Theo tình hình thực tế chi phí phát sinh theo tính chất chung của ngành giầy là sản xuất theo đơn đặt hàng nên mọi chi phí phát sinh được tập hợp riêng cho từng đơn đặt hàng nên Công ty Da giầy Hà Nội không có kiểm kê đánh giá SP dở dang cuối kỳ. Vì ở Công ty Da giầy Hà Nội tập chi phí sản xuất theo từng đơn hàng, mà trong mỗi đơn hàng lại có yêu cầu riêng nên khi tập hợp chi phí phải tách riêng. Vì vậy việc đánh giá SP dở dang là không cần thiết. Cứ mỗi đơn đặt hàng kế toán chi phí tập hợp chi phí riêng, nếu đơn này có quá trình sản xuất kéo dài cũng không ảnh hưởng đến tính chính xác của việc tập hợp vì mỗi một đơn hàng kế toán chi phí đều lập thẻ tính giá thành riêng biệt. III/ Tình hình thực tế về công tác tính giá thành tại Công ty Da giầy Hà Nội 1. Đối tượng tính giá thành ở trên đã đề cập là Công ty Da giầy Hà Nội có đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng và đối tượng tính giá thành là từng đôi giầy trong đơn đặt hàng 2.Thời điểm tính giá thành. Thời điểm tính giá thành SP cho từng đôi giầy là vào cuối tháng của tháng hoàn thành đơn hàng tức là cùng thời gian tính tổng chi phí sản xuất của đơn hàng. 3.Tính giá thành SP ở các đơn hàng *Đơn hàng FT : đơn hàng hoàn thành sản xuất vào ngày 29/3/2003 cho nên đến cuối tháng 3 kế toán chi phí thực hiện việc tính tổng chi phí sản xuất của đơn hàng và tính giá thành SP cho đơn hàng. Theo trình bầy ở trên trong tháng 3 chi phí phát sinh cho đơn hàng FT bao gồm : + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 1.214.693.050 Trong đó : Nguyên liệu chính :` 1.114.397.294 Vật liệu phụ: 100.295.756 + Chi phí nhân công trực tiếp : 448.136.105 Trong đó :Tiền lương : 368.998.172 Các khoản trích theo lương: 79.137.933 + Chi phí sản xuất chung phân bổ cho đơn hàng FT là : 171.663.477 Tổng chi phí phát sinh cho đơn hàng FT trong tháng 3 là : 1.834.492.632 Giá thành 1 đôi giầy là : 1.834.492.632 = 52.414 đồng/đôi 35.000 Cuối tháng 3/2003 có thẻ tính giá thành của đơn hàng FT biểu số 28 Biểu số 28 : Thẻ tính giá thành sản phẩm Ngày sản xuất : 1/03/2003 Đơn hàng : FT Ngày hoàn thành : 29/3/2003 Kiểu giầy : Super-Next Số phiếu nhập : 24 Đơn vị: đồng Số lượng: 35.000 đôi Tháng Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung phân bổ Tổng chi phí SX phát sinh trong tháng NVL chính VL phụ Tiền lương KPCĐ, BHXH,BHYT 3 1.114.397.294 100.295.756 368.998.172 79.137.933 171.663.477 1.834.492.632 Tổng chi phí đơn hàng : 1.834.492.632 Giá thành một đôi giầy : 52.414 Khi tính giá thành SP xong, thẻ này được chuyển cho kế toán tiêu thụ làm căn cứ cho việc tính giá thành SP nhập kho và tính toán giá vốn hàng bán của đơn hàng FT. *Đối với đơn hàng Lexetart Chi phí sản xuất phát sinh cho đơn hàng này được tính như sau: +Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 631.374.389 Trong đó : Nguyên liệu chính :` 521.656.109 Vật liệu phụ: 109.718.280 +Chi phí nhân công trực tiếp : 184.332.286 Trong đó : Tiền lương : 160.408.776 Các khoản trích theo lương: 23.923.510 Chi phí sản xuất chung phân bổ cho đơn hàng Lexetart là :74.624.566 Vậy tổng cộng chi phí phát sinh trong tháng 3 của đơn hàng là: 890.331.241. Đơn hàng này được hoàn thành ngay trong tháng 3 không có số dư đầu và dở dang cuối kỳ nên ta có thể dễ dàng tính được giá thành đơn vị 1 đôi giầy (biểu số 29) Biểu số 29: Thẻ tính giá thành sản phẩm Ngày sản xuất : 1/3/2003 Đơn hàng : LEXETART Ngày hoàn thành : 30/3/2003 Kiểu giầy : Conserve Số phiếu nhập : 25 Số lượng : 15215 đôi Đơn vị: đồng Tháng Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung phân bổ Tổng chi phí SX phát sinh trong tháng NVL chính VL phụ Tiền lương KPCĐ, BHXH, BHYT 3 521.656.109 109.718.280 160.408.776 23.923.510 74.624.566 890.331.241 Cộng 521.656.109 109.718.280 89.213.152 11.895.086 71.370.522 890.331.241 Tổng chi phí đơn hàng : 890.331.241 Giá thành một đôi giầy : 58.582đ Phần thứ ba Một số ý kiến đề xuất góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty da giầy hà nội I/ Nhận xét chung về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty da giầy hà nội. 1.Ưu điểm. Trải qua thời gian dài đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giờ đây công ty Da giầy Hà nội đã xây dựng cho mình một quy mô sản xuất và trình độ quản lý lớn mạnh. Đó là cả một quá trình phấn đấu không ngừng của cán bộ công nhân viên toàn Công ty để từng bước hoàn thiện và nâng cao trình độ sản xuất cũng như quản lý. Với sự nỗ lực đó, công ty đã nhanh chóng hoà nhập bước đi của mình cùng với nhịp điệu phát triển của thời đại, đặc biệt là trong cơ chế thị trường hiện nay. Vận dụng sáng tạo các quy luật kinh tế thị trường đồng thời thực hiện các chủ trương cải tiến quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước, Công ty đã đạt được những thành tích đáng kể trong sản xuất, hoàn thành nghiã vụ nộp Ngân sách nhà nước, không ngừng cải thiện nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Trong công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở Công ty da giầy Hà nôị nhìn chung đã được thực hiện tương đối phù hợp với tình hình thực tế tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, phù hợp với yêu cầu quản lý và trình độ chuyên môn của mỗi nhân viên kế toán. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty phù hợp với thực tế sản xuất của công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm. 2.Hạn chế còn tồn tại. Bên cạnh những ưu điểm trong công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, ở Công ty vẫn còn một số vấn đề chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất nói riêng. Một là, công tác tập hợp chi phí sản xuất còn thiếu sót, thể hiện ở chỗ hiện nay Công ty vẫn chưa có khoản mục chi phí phải trả. Thuộc chi phí phải trả trong công ty Da giầy Hà nội là tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất.Công ty Da giầy Hà nội có một lực lượng công nhân trực tiếp sản xuất tương đối lớn, trong quá trình sản xuất chắc chắn sẽ có công nhân nghỉ phép. Nếu Công ty có thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất thì khoản chi phí này thực tế phát sinh, giá thành sản phẩm không bị ảnh hưởng nhiều. Hai là việc xử lý đối với sản phẩm hỏng chưa thật khoa học. Hiện nay tỷ lệ sản phẩm hỏng không nhiều nhưng lại luôn được tính vào tổng số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành. Do vậy không nâng cao được trách nhiệm của công nhân và giá thành sản phẩm sản xuất ra không được tính toán chính xác, thậm chí gây ra số liệu ảo trong báo cáo tài chính của Công ty. Ba là, với hệ thống sổ sách kế toán, công ty chưa mở Nhật ký chứng từ số 7. Điều này làm cho việc theo dõi chi phí phát sinh của xí nghiệp không thuận tiện và chưa khoa học, có thể gây khó khăn cho kế toán khi tính giá thành sản phẩm. II/ Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty da giầy Hà nội. Chúng ta đều biết rằng mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là hướng tới việc tối đa hoá lợi nhuận, không ngừng nâng cao lợi ích kinh tế xã hội, phát triển bền vững. Để đạt được mục đích này, các doanh nghiệp phải sử dụng đồng thời nhiều biện pháp từ khâu tổ chức quản lý đến khâu thực hiện kỹ thuật sản xuất. Một trong những biện pháp để tồn tại và đứng vững trong sự cạnh tranh khốc liệt của nên kinh tế thị trường là doanh nghiệp phải ra sức giảm thiểu chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm. Do vậy, việc tăng cường quản lý và hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một vấn đề quan trọng đối với toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty. Qua qúa trình tìm hiểu thực tế tại công ty, em thấy công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đựơc các nhân viên Phòng kế toán tài chính thực hiện khá khoa học và hiệu quả. Nhưng trong qúa trình hội nhập từng bước với nền kinh tế thị trường thường xuyên biến động, không thể tránh khỏi những bất cập trong công tác tổ chức kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất nói riêng. Dưới góc độ là một sinh viên thực tập tốt nghiệp tại Công ty, em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến có thể góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty. ý kiến thứ nhất: Trích trước tiền lương nghỉ phép. Tại Công ty Da giầy Hà Nội, lực lượng sản xuất chiếm tới 85% tổng số nhân viên toàn Công ty, do đó có thể phát sinh những đợt nghỉ phép mà công nhân sản xuất nghỉ phép nhiều, hàng loạt. Nếu không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép, sẽ làm cho giá thành sản phẩm tăng lên, không ổn định. Hơn nữa, do đặc thù sản xuất mang tính mùa vụ nên Công ty Da giầy Hà Nội thường tập trung sản xuất vào các tháng giáp Tết. Vào thời điểm này, toàn bộ cán bộ công nhân viên được huy động sản xuất tập trung để hoàn thành các đơn đặt hàng phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán. Các tháng sau Tết thì các đơn đặt hàng có phần giảm đi nên xảy ra trường hợp Công ty Da giầy Hà Nội buộc phải cho một số công nhân nghỉ sản xuất nhưng vẫn có lương tối thiểu. Do vậy mà công ty phải thực hiện trích trước để đảm bảo có kinh phí trả lương cho công nhân trong những ngày bị tạm ngừng sản xuất. Để đảm bảo chi phí sản xuất khỏi tăng lên đột biến không ngừng khi sản xuất, giá thành sản phẩm được ổn định, Công ty nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất. Số trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất được tính theo công thức: Mức trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của CNTTSX = Tiền lương chính phải trả cho CNTTSX trong tháng x Tỷ lệ % trích trước tiền lương nghỉ phép của CNTTSX Tỷ lệ % trích trước tiền lương nghỉ phép của CNTTSX = Tổng tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của CNTTSX x 100% Tổng tiền lương chính phải trả cho CNTTSX theo kế hoạch năm Tất cả các khoản phí trình bày ở trên nên được tập hợp vào tài khoản Chi phí phải trả còn gọi là chi phí trích trước là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán. Các khoản chi phí phải trả được theo dõi phản ánh trên TK335. Như vậy công ty nên sử dụng TK 335 - Chi phí phải trả - để tập hợp các khoản chi phí phải trả thực tế phát sinh cũng như để thực hiện trích trứơc theo kế hoạch, những khoản chi phí này tính vào chi phí sản xuất các kỳ. Ví dụ: trong tháng 3 năm 2003, công ty có thể tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Tỉ lệ trích trước là 1% tính trên tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp. Đối tượng Số tiền được trích trước CN trực tiếp sản xuất đơn hàng FT 1% * 368.998.172=3.689.981,72 CN trực tiếp sản xuất đơn hàng Lexetart 1% * 521.656.409 = 5.216.564,09 Kế toán ghi bút toán sau: Nợ TK 622 : 8.906.545,81 Có TK 335 : 8.906.545,81 ý kiến 2: Về việc hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng. Sản phẩm hỏng là SP không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng.Vì thiệt hại SP hỏng trong sản xuất là một khoản không nên có làm tăng chi phí sản xuất nên nhiệm vụ của Cty là không ngừng phấn đấu khắc phục và hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại đó làm cho giá thành được hạ thấp và nâng cao được tỷ trọng SP sản xuất. Tại Cty, do đặc điểm sản xuất là theo đơn đặt hàng và thị trường tiêu thụ của Cty chủ yếu là thị trường ngoài nước nên SP hỏng không nhiều (chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng giá trị SP) trong quá trình sản xuất SP có chịu ảnh hưởng tiêu cực của nhân tố chủ quan như: Người công nhân chưa thực sự quan tâm nhiều SP mình sản xuất hoặc nhân tố khách quan đã làm cho khối lượng SP hỏng phát sinh...đối với một DN sản xuất nói chung thì vấn đề này không thể tránh khỏi. Hiện tại, mọi chi phí phát sinh do SP hỏng kế toán không tiến hành theo dõi riêng mà để toàn bộ chi phí sản xuất của SP hỏng đều tính vào giá thành thực tế của SP của đơn hàng có sản phẩm gánh chịu-có nghĩa là tất cả chi phí sản xuất của SP hỏng đều tính vào giá thành thực tế SP của đơn hàng có SP đó (kể cả chi phí vượt định mức). Điều này chưa hợp lý vì chưa gắn trách nhiệm của người công nhân trực tiếp với SP của mình sản xuất vì khi công nhân sản xuất SP hỏng, chi phí sản xuất SP hỏng chưa được xác định do vậy mà chưa xác định được trách nhiệm của người làm thiệt haị. Theo em, để đánh giá thành phẩm được chính xác mà đặc biệt là làm giảm sản lượng SP hỏng, gắn trách nhiệm của người sản xuất với kết quả sản xuất của mình, Cty cần hạch toán riêng được khoản chi phí sản xuất SP hỏng từ đó xác định được trách nhiệm bồi thường thuộc về ai, làm cho giá thành sản xuất thể hiện đúng bản chất của nó. Cty hiện đang áp dụng hình thức trả lương theo SP, việc xác định được SP hỏng từ đó quy trách nhiệm cho người sản xuất sẽ góp phần khắc phục được tình trạng đua theo số lượng mà không quan tâm đến yếu tố chất lượng SP được sản xuất. Khoản thiệt hại về SP hỏng sau khi trừ phần phế liệu thu hồi có thể khấu trừ vào tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất hay tính vào chi phí bất thường, chi phí quản lý DN tuỳ theo quyết định xử lý. Tuỳ theo mức độ mà sản phẩm hỏng được chia thành hai loại: - Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được là những sản phẩm hỏng mà về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa có lợi về mặt kinh tế - Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là những sản phẩm mà về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sưả chữa nhưng không có lợi về mặt kinh tế. Trong quan hệ với công tác kế hoạch, cả hai loại sản phẩm hỏng trên đều được chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức hoạc sản phẩm hỏng ngoài định mức. Sở dĩ phần lớn doanh nghiệp chấp nhận một tỉ lệ sản phẩm hỏng bởi vì họ không muốn tốn thêm chi phí để hạn chế hoàn toàn sản phẩm hỏng do việc bỏ thêm chi phí này tốn kém nhiều hơn việc chấp nhận một tỉ lệ tối thiểu về sản phẩm hỏng. Với sản phẩm hỏng ngoài định mức, giá trị thiệt hại thường được kế toán theo dõi riêng để xem xét từng nguyên nhân gây ra sản phẩm hỏng để có biện pháp xử lý. Toàn bộ giá trị thiệt hại có thể theo dõi trên một trong các TK 1381,154,627..(chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức), sau khi trừ đi số phế liệu thu hồi, số thiệt hại thực sẽ được tính vào giá vốn hàng bán hay chi phí hoạt động khác hoặc trừ vào quỹ dự phòng tài chính. Cách thức hạch toán cụ thể như sau: +Tập hợp các khoản thiệt hại: Nợ TK 138 (1381): Thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức Có TK 154,155,157,632: giá thành sản phẩm hỏng không sửa chữa được chờ xử lý. Có TK 152,334,338,214: Chi phí sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được + Xử lý sản phẩm hỏng ngoài định mức Nợ TK 152,1388,334,111...:Giá trị thu hồi hay bồi thường của người gây ra sản phẩm hỏng Nợ TK 632,811,415....:Xử lý số thiệt hại thực về sản phẩm hỏng Có TK 138 (1381): Thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức ý kiến thứ 3: Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán Hiện nay công ty Da giầy Hà nội đã áp dụng chế độ kế toán mới theo hình thức nhật ký chứng từ, song do đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất kế toán giá thành đã không mở nhật ký chứng từ số 7. Việc này làm cho công tác tập hợp chi phí để tính giá thành không được dễ dàng và khoa học, việc theo dõi sổ sách cũng vì thế mà khó khăn hơn. Theo tôi công ty nên mở Nhật ký chứng từ số 7- phần 1 để công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được hợp lý và khoa học hơn. Với Nhật ký chứng từ số 7 phần 1, đây là phần Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp - phản ánh tổng số phát sinh bên Có của các TK liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh. Như đã trình bày ở trên, cơ sở để lập phần này chính là dòng cộng Nợ của các TK 154,621,622,627 trên bảng kê số 4 để xác định số tổng cộng Nợ của từng TK 154,621,622,627 ghi vào các cột, dòng phù hợp của phần này cùng với một số bảng phân bổ, Nhật ký chứng từ, bảng kê có liên quan. Cụ thể áp dụng cho tình hình sản xuất của Công ty Da giầy Hà Nội trong tháng 3/2003 được thể hiện trong Nhật ký chứng từ số 7 (Biểu số 30) Biểu số 30: Trích nhật ký chứng từ số 7 – Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp Tháng 03 năm 2003 Đơn vị tính: đồng Tài khoản ghi nợ Tài khoản ghi có Tổng cộng chi phí 152 153 214 334 338 621 622 627 Các T K phản ánh ở NKCT khác NKCT số 1 NKCT số 2 ......... TK154 1.675.033.640 608.544.881 246.288.043 TK621 1.675.033.640 1.675.033.640 TK 622 529.406.948 103.061.443 632.468.391 T K 627 19.454.650 25.684.960 49.560.397 49.295.976 7.333.805 4.580.630 81.001.765 242.362.548 Tổng cộng 1.694.488.290 25.684.960 49.560.397 578.702.924 110.395.248 1.675.033.640 608.544.881 246..288.043 4.580.630 81.001.765 2.529.866.564 Ngày……tháng 3 năm 2003 Kế toán trưởng kế toán Kết luận Cuối cùng ta có thể khẳng định rằng: kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác quản lý kinh tế. Việc tìm ra một phương pháp quản lý chi phí sản xuất tốt nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là mục tiêu hướng tới của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Với những kiến thức đã lĩnh hội được ở nhà trường và sau thời gian thực tập tại Công ty da giầy Hà nội, đặc biệt đi sâu vào tìm hiểu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, đề xuất của cá nhân. Cũng trong thời gian thực tập tại Công ty da giầy Hà nội đã giúp em học hỏi được nhiều điều bổ ích để củng cố thêm kiến thức về lý luận mà em đã học hỏi được ở trường. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Phan Trọng Phức, các anh chị trong Phòng tài chính kế toán của Công ty Da giầy Hà nội đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Hà Nội, tháng 7 năm 2004 Sinh viên thực hiện Trần Thị Hoài Thu Tài liệu tham khảo Kế toán chi phí Chủ biên: TS Huỳnh Lơ - TS Nguyễn Khắc Tâm NXB Thống kê 2002. Hướng dẫn thực hành lập chứng từ, ghi sổ kế toán Chủ biên: TS Phạm Huy Đoán NXB Tài chính 2004. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh Chủ biên: Phan Quang Niệm NXB Giáo dục 2002. 4. Kế toán tài chính doanh nghiệp công nghiệp Chủ biên: TS Phan Trọng Phức - TS Nguyễn Văn Công NXB Tài chính 1999. 5.Giáo trình kế toán tài chính Chủ biên: TS Ngô Thế Chi - TS Nguyễn Đình Đỗ 6.Tạp chí Kế toán - Hội kế toán Việt nam. 7.Kế toán doanh nghiệp - Lý thuyết, bài tập mẫu và bài giải Chủ biên:PGS.TS Nguyễn Văn Công Nhà XB Tài chính 2004 8. Hệ thống kế toán doanh nghiệp theo các chuẩn mực kế toán đã ban hành và luật kế toán Chủ biên: TS. Phạm Huy Đoán Nhà xuất bản tài chính - HN 2004 mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36190.doc
Tài liệu liên quan