Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH GMG

Ngành nghề kinh doanh của công ty là chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản, là một trong những ngành có nhiều đối thủ cạnh tranh nhất là trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Vì vậy ngay từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, bên cạnh những mặt thuận lợi thì công ty vẫn còn nhiều khó khăn như hoạt động chưa liên tục vì các đơn đặt hàng còn hạn chế, lực lượng lao động thường xuyên biến động nhưng ban giám đốc và toàn thể nhân viên đã luôn cố gắng, nổ lực hoạt động để duy trì và phát triển công ty, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn như hiện nay. Cơ cấu tổ chức của công ty chặt chẽ, thống nhất, thể hiện được chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban. Trong đó, bộ máy kế toán được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, nhưng hoạt động khá hiệu quả, việc ghi nhận, theo dõi chi tiết các khoản mục luôn có sự đối chiếu rõ ràng với các chứng từ, sổ sách. Trong quá trình hoạt động, phòng kế toán luôn có sự hỗ trợ và giám sát của ban giám đốc. Với hiệu quả của công tác kế toán đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho công ty ngày càng phát triển. Việc áp dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành gia công sản phẩm phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, công tác này chưa được công ty quan tâm, đầu tư đúng mức nên còn một vài hạn chế. Như công ty chưa theo dõi chi tiết hay chưa thực hiện việc phân bổ chi phí sản xuất và giá thành cho từng đơn đặt hàng. Vì vậy, công ty cần quan tâm và đầu tư hơn cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành gia công sản phẩm, nếu công tác này được thực hiện tốt sẽ giúp công ty xác định chính xác chi phí sản xuất, xây dựng được giá thành đáng tin cậy làm cơ sở cho các quyết định kinh doanh. Mặt khác, điều này còn làm cơ sở để công ty đề ra các biện pháp quản lý và tiết kiệm chi phí góp phần hạ giá thành sản phẩm. Hạ giá thành nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm là một trong những điều kiện quan trọng để công ty kinh doanh trên thị trường.

pdf59 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 946 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH GMG, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về BH và CCDV 20 1.357.706.131 123.198.183 -1.234.507.948 -91 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 8.810 -8.810 -100 7. Chi phí tài chính 22 8.Chi phí quản lý kinh doanh 24 587.656.193 706.326.645 +118.670.452 +20 9. LN thuần từ hoạt động kinh doanh 30 770.058.748 -583.128.462 -1.353.187.210 -176 10. Thu nhập khác 31 77.595.992 97.332.030 +19.736.038 +25 11. Chi phí khác 32 11.786.120 -11.786.120 -100 12. Lợi nhuận khác 40 65.809.872 97.332.030 +31.522.158 +48 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 835.868.620 -485.796.432 -1.321.665.052 -158 14. CP thuế TNDN 51 348.884.318 -348.884.318 -100 15. Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 486.984.302 -485.796.432 -972.780.734 -200 (Nguồn: Phòng kế toán) Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm GVHD: Trần Thị Kim Khôi tại công ty TNHH GMG SVTH: Nguyễn Thanh Loan Trang 23 Trong năm 2007, công ty kinh doanh khá hiệu quả, mặc dù mới thành lập và đi vào hoạt động không lâu nhưng công ty đã đạt được doanh thu đáng kể, không những bù đắp được các khoản chi phí mà còn tạo ra được một khoản lợi nhuận để thúc đẩy công ty tiếp tục hoạt động và phát triển. Năm 2008, doanh thu giảm 2.162.044.319đ (tương đương 19%) so với năm 2007 lại còn phát sinh thêm các khoản giảm trừ doanh thu dẫn đến doanh thu thuần trong năm cũng giảm. Doanh thu giảm, lợi nhuận gộp giảm 1.234.507.948đ (91% ), chi phí quản lý kinh doanh tăng 118.670.452đ (20%), lợi nhuận khác chỉ tăng 31.522.158đ (48%) dẫn đến lợi nhuận sau cùng giảm 485.796.432đ (200%). Nguyên nhân chủ yếu của việc kinh doanh thua lỗ này là do sự khủng hoảng của nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thủy sản nói riêng đã gặp rất nhiều khó khăn do số lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu đã giảm đáng kể. Chính vì điều đó đã ảnh hưởng đến số lượng khách hàng cũng như số lượng sản phẩm nhận gia công của công ty. Bên cạnh đó, tình hình lạm phát cũng khiến cho các khoản chi phí trong đó có chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên. GMG cũng như các công ty khác ít nhiều đều bị ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế, nhưng nhờ sự giúp đỡ, hổ trợ của nhà nước, sự cố gắng, nổ lực của ban giám đốc và toàn thể công nhân viên đã giúp công ty tiếp tục duy trì hoạt động để vượt qua khó khăn. Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm GVHD: Trần Thị Kim Khôi tại công ty TNHH GMG SVTH: Nguyễn Thanh Loan Trang 24 Bảng 3.2 Bảng cân đối kế toán ĐVT: đồng Chênh lệch 2008/2007Tài sản Mã số Năm 2007 Năm 2008 +/- % A. Tài sản ngắn hạn 100 2.247.929.180 3.218.111.103 +970.181.103 +43 - Tiền và các khoản tương đương tiền 110 1.937.106 1.902.558 -34.548 -2 - Các khoản phải thu ngắn hạn 130 2.071.231.076 2.391.053.867 +319.822.791 +15 - Hàng tồn kho 140 67.983.443 571.483.504 +503.500.061 +741 - Tài sản ngắn hạn khác 150 106.777.555 253.671.174 +146.893.619 +138 B. Tài sản dài hạn 200 4.351.932.418 3.885.967.573 -465.964.845 -11 - Tài sản cố định 210 3.883.725.673 3.691.639.529 -192.086.144 -5 - Tài sản dài hạn khác 240 468.206.745 194.328.044 -273.878.741 -58 Tổng tài sản 250 6.599.861.598 7.104.078.677 +504.217.079 +8 Nguồn vốn Mã số Năm 2007 Năm 2008 A. Nợ phải trả 300 866.521.074 1.920.416.208 1.053.895.134 +122 - Nợ ngắn hạn 310 850.761.074 1.883.956.208 1.033.195.134 +121 - Nợ dài hạn 320 15.760.000 36.460.000 +20.700.000 +131 B. Vốn chủ sở hữu 400 5.733.340.524 5.183.662.469 +549.678.055 -10 - Vốn chủ sở hữu 410 5.553.093.428 5.022.701.841 -530.391.587 -10 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi 430 180.247.096 160.960.628 -19.286.468 -11 Tổng nguồn vốn 440 6.599.861.598 7.104.078.677 +504.217.079 +8 (Nguồn: Phòng kế toán) Qua bảng cân đối kế toán cho thấy, tiền mặt tại quỹ của công ty thường rất ít. Trong khi đó, các khoản phải thu của công ty lại khá lớn và có xu hướng tăng (năm 2008 tăng Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm GVHD: Trần Thị Kim Khôi tại công ty TNHH GMG SVTH: Nguyễn Thanh Loan Trang 25 319.822.791đ, tương đương tăng 15% so với năm 2007), chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, tạm ứng cho công nhân viên... Hàng tồn kho trong năm 2008 tăng cao (tăng 503.500.061đ, tương đương 741% so với năm 2007) gồm vật tư, công cụ dụng cụ tồn kho để phục vụ sản xuất và phần lớn là thành phẩm tồn kho chờ giao cho khách hàng. Về nguồn vốn, nợ phải trả tăng chẳng hạn như các khoản phải trả cho khách hàng (nợ ngắn hạn) tăng 1.033.195.134đ (121%), các khoản phải trả, phải nộp khác (nợ dài hạn) tăng 20.700.000đ (131%). Công ty không đủ tiền để thanh toán ngay cho các khoản nợ phải trả vì bị chiếm dụng vốn từ các khoản phải thu. Nhìn chung, tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty năm 2008 tăng không đáng kể so với năm 2007 (tăng 504.217.079đ, tương đương 8%). 3.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty 3.5.1 Thuận lợi - Vị trí địa lý thuận lợi cho việc tiếp nhận nguyên liệu và bàn giao thành phẩm, góp phần không nhỏ cho sự phát triển của công ty. - Được sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan, chính quyền nhà nước tại địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong quá trình hoạt động. - Qua một thời gian hoạt động, công ty đã từng bước tạo được uy tín và sự tín nhiệm đối với khách hàng. - Nguồn nhân lực chủ yếu là lao động trẻ, năng động, nhiệt tình trong công tác, trong lao động sản xuất. 3.5.2 Khó khăn - Tình hình hoạt động của nhà máy chưa hết công suất và chưa liên tục, nên đôi khi chưa đạt được kết quả như kế hoạch đề ra. - Hiện tại, các phòng ban như phòng tổ chức – hành chánh, phòng kế toán còn thiếu nhân lực, một nhân viên phải đảm nhiệm nhiều công việc. - Trang thiết bị tại các bộ phận còn thiếu chưa đáp ứng hết nhu cầu của công việc. - Lượng tiền mặt của Công ty còn hạn chế nên đôi khi chưa đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán cho các hoạt động hàng ngày. - Số lượng công nhân viên thường biến động, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. 3.5.3 Phương hướng - Từng bước đi vào sản xuất ổn định, nâng cao công suất hoạt động của nhà máy. - Công ty cố gắng đôn đốc để hoàn thành việc xây dựng thêm các văn phòng và kho lạnh có sức chứa 500 tấn, để sớm đưa vào hoạt động trong năm nay. - Thực hiện tốt các quy trình quản lý chất lượng để sản phẩm làm ra đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng - Xây dựng và thực hiện các chính sách nhân sự nhằm thu hút nhân sự có chuyên môn và trình độ cao. Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm GVHD: Trần Thị Kim Khôi tại công ty TNHH GMG Chương 4: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁ TRA FILLET VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH GMG 4.1 Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty 4.1.1 Quy trình chế biến cá tra fillet đông lạnh Công ty TNHH GMG chuyên nhận gia công chế biến thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản với sản phẩm nhận gia công chủ yếu hiện nay là cá tra fillet đông lạnh. Quy trình chế biến cá tra fillet đông lạnh của công ty như sau: SVTH: Nguyễn Thanh Loan Trang 26 Cắt tiết và rửa 1 Fillet Rửa 2 Lạng da Sửa fillet Kiểm ký sinh trùng Rửa 3 Quay tăng trọng Phân cỡ và cân Rửa 4 Phân loại, phân cỡ Xếp khuôn Tách khuôn, mạ băng Bao gói, đóng thùng Bảo quản Chờ đông Cấp đông Tiếp nhận nguyên liệu Sơ đồ 4.1 Quy trình chế biến cá tra fillet đông lạnh Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm GVHD: Trần Thị Kim Khôi tại công ty TNHH GMG SVTH: Nguyễn Thanh Loan Trang 27 Sau khi khách hàng vận chuyển cá nguyên liệu đến công ty, cá được cho vào thùng nhựa chuyên dụng và dùng xe đẩy đưa đến bộ phận tiếp nhận nguyên liệu để cân kiểm tra chất lượng và chuyển thẳng vào nhà máy để chế biến. Bắt đầu quá trình sản xuất, cá được làm chết bằng cách cắt hầu và sau khi chết cá được cho vào bồn nước để rửa sạch. Công nhân sử dụng dao chuyên dụng để fillet cá: bỏ đầu, bỏ nội tạng, tách thịt hai bên thân cá, thao tác cần phải đúng kỹ thuật để tránh làm vỡ nội tạng và không cho thịt cá còn sót lại trong xương. Miếng fillet sau đó được rửa trong bồn nước sạch. Trong quá trình rửa, công nhân phải đảo trộn mạnh tay để loại bỏ máu, nhớt và tạp chất. Dùng dao hoặc máy lạng da để loại bỏ da, thao tác phải nhẹ nhàng đúng kỹ thuật để tránh phạm vào thịt cá. Chỉnh sửa miếng fillet để loại bỏ mỡ, những phần thịt dư thừa. Sau khi chỉnh sửa, miếng fillet phải sạch mỡ, không rách thịt, không sót xương, bề mặt phải láng. Miếng fillet được kiểm ký sinh trùng bằng mắt trên bàn soi. Sau khi kiểm, miếng fillet phải đảm bảo không có ký sinh trùng, nếu miếng nào có ký sinh trùng sẽ bị loại bỏ. Phân loại, phân cỡ sơ bộ miếng fillet theo trọng lượng hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Sản phẩm được rửa một lần nữa qua nước có pha chlorine để sát khuẩn, vừa rửa vừa đảo nhẹ. Cá sau khi rửa sạch cho vào máy quay, thêm vào các chất phụ gia theo một tỷ lệ thích hợp hoặc theo yêu cầu của khách hàng để tiến hành quay tăng trọng. Cá được phân thành các size theo mẫu quy định sẵn hoặc theo yêu cầu của khách hàng, sau đó cân theo từng cỡ, từng loại trọng lượng theo yêu cầu của khách hàng. Cá được rửa lần cuối cùng bằng nước sạch để chuẩn bị hoàn thành sản phẩm, vừa rửa vừa đảo nhẹ. Sản phẩm rửa xong để ráo rồi tiến hành xếp khuôn. Từng miếng cá được xếp vào khuôn sao cho thể hiện tính thẩm mỹ dạng khối sản phẩm. Miếng fillet sau khi xếp khuôn nếu không cấp đông thì phải chờ đông ở đúng nhiệt độ và thời gian quy định. Trước khi cho hàng vào cấp đông phải khởi động tủ đông trước một thời gian, hàng vào kho chờ đông trước thì được cấp đông trước, thời gian cấp đông không quá 3 giờ. Sản phẩm sau khi cấp đông xong sẽ tiến hành tách khuôn và mạ một lớp băng bên ngoài theo yêu cầu của khách hàng để chuẩn bị đóng gói. Bao gói sản phẩm theo đúng cỡ, đúng loại và cho sản phẩm vào đóng thùng với số lượng theo yêu cầu của khách hàng. Ký hiệu, mã hiệu bên ngoài thùng phải phù hợp với nội dung bên trong, thông tin trên bao bì sản phẩm phải theo quy định hiện hành của Nhà nước hoặc theo quy định của khách hàng. Sau khi bao gói, đóng thùng nếu khách hàng chưa nhận hàng thì sản phẩm sẽ được chuyển đến kho lạnh, sắp xếp theo thứ tự và bảo quản ở nhiệt độ -200C. Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm GVHD: Trần Thị Kim Khôi tại công ty TNHH GMG SVTH: Nguyễn Thanh Loan Trang 28 4.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 4.1.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Căn cứ vào loại hình sản xuất, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện kế toán, công ty chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn phân xưởng, trong đó gồm có chi phí nhân công trực tiếp sản xuất và chi phí sản xuất chung. 4.1.2.2 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành Đối tượng tính giá gia công được xác định là sản phẩm cá tra fillet đông lạnh hoàn chỉnh, với đơn vị tính là kg. Tuy mỗi ngày đều có thành phẩm nhập kho và trong tháng cũng có xuất thành phẩm giao cho khách hàng nhiều lần, nhưng hiện tại công ty vẫn chọn kỳ tính giá thành là tháng. Nhìn chung, việc chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành như trên đều xuất phát từ yêu cầu quản lý, hạch toán, tình hình hoạt động, trình độ và phương tiện kế toán của công ty. 4.2 Kế toán chi phí sản xuất 4.2.1 Tiếp nhận nguyên liệu Công ty TNHH GMG là đơn vị nhận gia công, toàn bộ nguyên liệu đầu vào sẽ do khách hàng cung cấp. Khi nhận được hợp đồng gia công, đơn vị đặt gia công sẽ thông báo tổng số lượng cá phải gia công và số lượng nguyên liệu dự kiến sẽ giao mỗi ngày cho công ty. Khi hợp đồng gia công được tiến hành, hàng ngày khách hàng sẽ vận chuyển cá nguyên liệu đến công ty chủ yếu bằng ghe đục để đảm bảo cá vẫn còn tươi sống. Sau khi đến công ty, cá sẽ được cho vào các thùng nhựa chuyên dùng và dùng xe đẩy để đưa cá đến phòng tiếp nhận nguyên liệu. Tại phòng tiếp nhận nguyên liệu, đại diện bộ phận này cùng với đại điện của khách hàng sẽ tiến hành cân lại để kiểm tra, đối chiếu với số lượng dự kiến, nếu có chênh lệch thì hai bên sẽ ghi nhận theo số lượng thực tế. Đồng thời, hai bên sẽ kiểm tra chất lượng của cá, nếu không đạt tiêu chuẩn sẽ không được đưa vào sản xuất. Sau khi tiếp nhận nguyên liệu, đại diện bộ phận này sẽ lập các chứng từ sau: - Phiếu báo thống kê nguyên liệu: để thống kê lại số lượng nguyên liệu đơn vị gia công dự kiến giao, số lượng công ty thực nhận tại công ty và số lượng cá dạt không đạt yêu cầu sản xuất, chế biến. - Biểu mẫu giám sát công đoạn tiếp nhận nguyên liệu: để ghi nhận lại các thời điểm tiếp nhận nguyên liệu và số lượng tương ứng với từng thời điểm, phản ánh kết quả kiểm kháng sinh, chất lượng nguyên liệu, chế độ vệ sinh nhằm đảm bảo cá nguyên liệu không bị mắc bệnh, không bị nhiễm các hóa chất độc hại, đạt các tiêu chuẩn sản xuất. - Lập phiếu nhập nguyên liệu để ghi nhận lại một lần nữa tổng số lượng nguyên liệu thực tế công ty tiếp nhận và được đưa vào sản xuất hàng ngày. - Phiếu xuất cá dạt: phản ánh số lượng cá không đạt yêu cầu (ví dụ như cá quá nhỏ, không đủ trọng lượng, cá chết) sẽ trả lại cho khách hàng. Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm GVHD: Trần Thị Kim Khôi tại công ty TNHH GMG SVTH: Nguyễn Thanh Loan Trang 29 Nguyên liệu sau khi cân sẽ được chuyển thẳng vào nhà máy và bắt đầu quá trình chế biến với sự giám sát của bộ phận quản lý phân xưởng. Với sự giám sát của bộ phận tiếp nhận nguyên liệu và bộ phận phân xưởng, thì việc mất mát nguyên liệu hầu như chưa từng xảy ra tại công ty kể từ khi công ty bắt đầu đi vào hoạt động cho đến nay. Tuy nhiên, nếu xảy ra tình huống nguyên liệu bị mất trước khi đưa vào chế biến thì tùy theo trường hợp mà một trong hai bên sẽ chịu trách nhiệm theo như thỏa thuận trên hợp đồng. Cụ thể như, nếu nguyên liệu bị mất trước khi công ty tiếp nhận thì trách nhiệm sẽ thuộc về khách hàng. Nếu nguyên liệu bị mất sau khi công ty tiếp nhận, thì công ty sẽ chịu trách nhiệm và bồi thường cho khách hàng toàn bộ số tiền nguyên liệu mà khách hàng đã mua và vận chuyển đến công ty. Nhìn chung, công tác tiếp nhận nguyên liệu của công ty được tổ chức đơn giản, nhưng vẫn đảm bảo có hiệu quả do có sự giám sát đồng thời của cả hai bên là công ty và khách hàng. Tuy nhiên, chứng từ của công tác này chưa đến tới phòng kế toán nên kế toán chưa theo dõi, ghi nhận được việc tiếp nhận nguyên liệu của công ty. 4.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty bao gồm tiền lương, các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn), phụ cấp, tiền cơm giữa ca, khen thưởng, chi phí đồng phục cho công nhân 4.2.2.1 Các chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ - Thẻ chấm công, bảng chấm công. - Bảng đề nghị thanh toán tiền lương. - Bảng thanh toán tiền lương. - Bảng đơn giá tiền lương. - Phiếu chi Hàng tháng, phòng tổ chức – hành chánh sẽ chuyển thẻ chấm công đến phòng bảo vệ để phòng bảo vệ ghi nhận giờ giấc ra vào làm việc của công nhân viên toàn công ty nói chung và công nhân sản xuất nói riêng, đồng thời chuyển mẫu bảng chấm công đến phân xưởng. Quản lý của mỗi khâu sản xuất sẽ theo dõi và ghi nhận lại kết quả lao động của từng cá nhân trong khâu của mình. Cuối tháng, phòng bảo vệ sẽ chuyển thẻ chấm công và các nhân viên quản lý phân xưởng sẽ chuyển bảng chấm công về phòng tổ chức – hành chánh. Phòng tổ chức – hành chánh sẽ tổng hợp và lập bảng đề nghị thanh toán tiền lương gửi về phòng kế toán. Phòng kế toán xem xét, tính lương và các khoản trích theo lương, rồi lập bảng thanh toán tiền lương để trình lên giám đốc. Sau khi giám đốc ký duyệt, kế toán sẽ lập phiếu chi chuyển cho thủ quỹ để thủ quỹ chi tiền thanh toán lương cho công nhân. 4.2.2.2 Các tài khoản sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất” với các tài khoản chi tiết như sau: - TK 622.101: Tiền lương. - TK 622.104: Tiền cơm. - TK 622.105: Tiền phụ cấp. - TK 622.106: Khen thưởng. Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm GVHD: Trần Thị Kim Khôi tại công ty TNHH GMG SVTH: Nguyễn Thanh Loan Trang 30 - TK 622.108: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. - TK 622.110: Chi phí đồng phục. TK 334 “Phải trả người lao động”. TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” trong đó: - TK 3382: Kinh phí công đoàn. - TK 3383: Bảo hiểm xã hội. - TK 3384: Bảo hiểm y tế. 4.2.2.3 Hình thức trả lương và cách tính lương Công ty áp dụng các hình thức trả lương sau: ¾ Trả lương theo thời gian Đây là hình thức trả lương mà công ty áp dụng cho công nhân làm việc ở khâu bàn kiểm, tiền lương được tính dựa trên số giờ công lao động của họ, với cách tính lương như sau: Tiền lương = Giờ công x hệ số x đơn giá + Phụ cấp (nếu có) ¾ Trả lương theo sản phẩm Công ty áp dụng hình thức trả lương này cho công nhân làm việc trong các khâu còn lại (fillet, xếp khuôn, sửa cá, thành phẩm), tiền lương căn cứ vào số lượng sản phẩm mà công nhân hoàn thành, với cách tính lương như sau: Tiền lương = Số lượng sản phẩm x đơn giá + Phụ cấp (nếu có) ¾ Các khoản trích theo lương Ngoài tiền lương phải trả, công ty còn trích thêm các khoản như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn mà người lao động được hưởng theo một tỷ lệ được quy định và hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tại công ty: - Bảo hiểm xã hội được trích 20% trên tiền lương phải trả cho người lao động, trong đó doanh nghiệp đóng 15% và người lao động đóng 5%. - Bảo hiểm y tế được trích 3% trên tiền lương phải trả cho người lao động, trong đó doanh nghiệp đóng 2% và người lao động đóng 1%. - Kinh phí công đoàn là nguồn kinh phí dùng để chi cho các hoạt động công đoàn tại cơ sở và công đoàn cấp trên. Để hình thành nguồn kinh phí này, hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích 2% trên tiền lương phải trả cho người lao động. Công ty chỉ tiến hành trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn đối với những nhân viên và công nhân vẫn tiếp tục làm việc sau khi đã kết thúc hợp đồng lao động 3 tháng. Mỗi công đoạn sản xuất (fillet, xếp khuôn, thành phẩm) có một đơn giá tiền lương cố định và đơn giá ở mỗi công đoạn sẽ khác nhau, kế toán sẽ căn cứ vào kết quả lao động cuối cùng và đơn giá tiền lương của mỗi công nhân ở từng công đoạn để tính lương và các khoản trích theo lương cho công nhân. Chẳng hạn như việc tính lương của công nhân tổ fillet được thể hiện như sau: Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm GVHD: Trần Thị Kim Khôi tại công ty TNHH GMG Bảng 4.1 Bảng tính lương công nhân tổ fillet ĐVT: đồng Các khoản khấu trừ S T T Họ tên Sản lượng (Kg) Đơn giá (đ) Tổng cộng (đ) Tạm ứng BHXH, BHYT, KPCĐ (6%) Thực lãnh 1 Lê Văn Hưng 6.051 170 1.028.670 1.028.670 2 Phan Hữu Minh 5.648 170 960.160 27.000 933.160 3 Ngô Văn Em 5.134 170 873.000 873.000 Tổng cộng 250.227 170 42.538.656 837.000 41.701.656 (Nguồn: Phòng kế toán) Tuy nhiên, đối với công đoạn sửa cá, thì không có một đơn giá cố định mà đơn giá tiền lương được áp dụng theo hình thức sau: Bảng 4.2 Bảng đơn giá của tổ sửa cá ĐVT: đồng Năng suất Đơn giá Từ 3,40 đến ≤ 3,49kg/rổ thành phẩm 700 Từ 3,50 đến ≤ 3,54kg/rổ thành phẩm 800 Từ 3,55 đến ≤ 3,60kg/rổ thành phẩm 900 Từ 3,61 đến ≤ 3,64kg/rổ thành phẩm 1.000 Từ 3,65 đến ≤ 3,69kg/rổ thành phẩm 1.100 Từ 3,70 đến ≤ 3,74kg/rổ thành phẩm 1.210 Từ 3,75 đến ≤ 3,80kg/rổ thành phẩm 1.330 Từ 3,81 đến ≤ 3,85kg/rổ thành phẩm 1.470 Trên 3,86kg/rổ thành phẩm 1.620 SVTH: Nguyễn Thanh Loan Trang 31 Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm GVHD: Trần Thị Kim Khôi tại công ty TNHH GMG SVTH: Nguyễn Thanh Loan Trang 32 Kế toán sẽ căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành thực tế của từng công nhân tổ sửa cá để xác định đơn giá phù hợp, sau đó tiến hành tính lương tương tự như đối với các công nhân của các tổ fillet, xếp khuôn, thành phẩm. Đối với công đoạn bàn kiểm, công đoạn này cũng có một đơn giá tiền lương cố định, kế toán cũng căn cứ vào tổng số giờ lao động hàng tháng và hệ số lương của từng công nhân để tính lương theo công thức trả lương theo thời gian như trên. Ngoài tiền lương phải trả cho công nhân, công ty còn có thêm các khoản như: khen thưởng khi công ty hoạt động có hiệu quả; các khoản phụ cấp theo quy định của công ty; bữa ăn giữa ca do công ty chịu hoàn toàn chi phí, hỗ trợ 60% chi phí đồ bảo hộ lao động cho công nhân Trong tháng 12 năm 2008, chi phí công nhân trực tiếp sản xuất phát sinh như sau: SỔ CÁI Tên tài khoản: 622_Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất Từ ngày 01/12/2008 đến ngày 31/12/2008 ĐVT: đồng Chứng từ Số phát sinh Ngày Số Diễn giải TK đối ứng Nợ Có 25/12/2008 PC 12159 Thanh toán tiền chi phí đồng phục của CN 111 12.547.157 28/12/2008 PC 12153 Thanh toán tiền cơm của CN 111 38.947.000 31/12/2008 305/CP Tiền lương CN tổ fillet 334 41.701.656 31/12/2008 306/CP Tiền lương CN tổ sửa cá 334 88.038.000 31/12/2008 307/CP Tiền lương công nhân tổ bàn kiểm 334 29.280.000 31/12/2008 308/CP Tiền lương công nhân tổ xếp khuôn 334 22.460.428 31/12/2008 309/CP Tiền lương công nhân tổ thành phẩm 334 26.991.428 31/12/2008 310/CP Trích kinh phí công đoàn (2%) 3382 2.898.601 31/12/2008 311/CP Trích bảo hiểm xã hội (15%) 3383 12.352.500 31/12/2008 312/CP Trích bảo hiểm y tế (2%) 3384 1.647.000 31/12/2008 PC 12154 Thanh toán tiền phụ cấp cho công nhân 111 7.248.000 31/12/2008 PC 12157 Thanh toán tiền khen thưởng cho công nhân 111 5.306.000 31/12/2008 PKT Kết chuyển chi phí công nhân trực tiếp sản xuất 154 289.417.770 (Nguồn: Phòng kế toán) Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm GVHD: Trần Thị Kim Khôi tại công ty TNHH GMG Tiền lương căn bản của mỗi công nhân là 450.000đ. Vì lao động của công ty thường xuyên biến động, nên trong tháng 12/2008 tổng số lao động của công ty là 275 công nhân, nhưng số lượng đủ điều kiện tham gia bảo hiểm là 183 công nhân. Vì vậy, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất được tính như sau: Bảo hiểm xã hội = 450.000 x 183 x 15% = 12.352.500đ Bảo hiểm y tế = 450.000 x 183 x 2% = 1.647.000đ Kinh phí công đoàn = 144.930.058 x 2% = 2.898.601đ (Kinh phí công đoàn được trích trên tổng lương của công nhân trực tiếp sản xuất, 144.930.058đ là tổng lương của các công nhân đủ điều kiện tham gia bảo hiểm.) 334 622 154 208.471.512 289.417.770 SVTH: Nguyễn Thanh Loan Trang 33 338 16.898.101 111 64.048.157 289.417.770 289.417.770 X Sơ đồ 4.2 Sơ đồ tập hợp tổng hợp tài khoản 622 Nhìn chung, công ty có chính sách quan tâm đến lợi ích của người lao động, áp dụng các hình thức trả lương phù hợp, vì các hình thức này phản ánh khá chính xác năng lực làm việc của người lao động, gắn thu nhập của người lao động với kết quả lao động cuối cùng của họ, do đó khuyến khích họ làm việc năng nổ, nhiệt tình hơn. Tuy nhiên, các hình thức này cũng có hạn chế là đôi khi công nhân chỉ quan tâm tới số lượng mà chưa chú trọng đến chất lượng của sản phẩm. 4.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí còn lại của quá trình chế biến phát sinh tại phân xưởng. Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định 4.2.3.1 Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ - Bảng chấm công. - Phiếu đề nghị cấp vật tư. - Phiếu đề nghị thanh toán. - Phiếu đề nghị tạm ứng, phiếu đề nghị thanh toán tạm ứng. - Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm GVHD: Trần Thị Kim Khôi tại công ty TNHH GMG Phòng kế toán Ban giám đốc Thủ quỹ / Thủ kho Người nhận Phòng kế toán Người đề nghị Sơ đồ 4.3 Trình tự luân chuyển chứng từ Hàng ngày khi phát sinh các khoản chi phí tại phân xưởng như chi phí vận chuyển, chi phí bốc xếp, chi phí sửa chữa, bảo trì máy móc... thì đại diện phân xưởng sẽ lập phiếu đề nghị thanh toán và chuyển đến phòng kế toán. Phòng kế toán sẽ xem xét tính hợp lệ của chứng từ, sau đó chuyển cho ban giám đốc. Sau khi ban giám đốc ký duyệt, kế toán sẽ lập phiếu chi và chuyển cho thủ quỹ để chi tiền thanh toán. Hoặc khi nhà máy cần vật tư, công cụ dụng cụ... để sản xuất thì đại diện sẽ lập phiếu đề nghị cấp vật tư và chuyển cho phòng kế toán. Phòng kế toán sẽ xem xét, kiểm tra lượng tồn kho nếu hợp lệ sẽ trình lên ban giám đốc. Sau khi ban giám đốc ký duyệt, kế toán lập phiếu xuất kho và chuyển cho thủ kho để xuất vật tư. 4.2.3.2 Tài khoản sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung” dùng để tập hợp các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, với các tài khoản chi tiết như sau: - 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng. - 6272: Chi phí vật liệu. - 6273: Chi phí công cụ dụng cụ - 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định. - 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. - 6278: Chi phí bằng tiền khác. Và các tài khoản có liên quan như: - 111: Tiền mặt. - 142: Chi phí trả trước. - 153: Công cụ dụng cụ. SVTH: Nguyễn Thanh Loan Trang 34 Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm GVHD: Trần Thị Kim Khôi tại công ty TNHH GMG - 214: Khấu hao tài sản cố định. - 334: Phải trả người lao động Trong tháng 12/2008, chi phí sản xuất chung của công ty phát sinh như sau: 4.2.3.3 Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho nhân viên làm công tác quản lý, chuyên môn, kỹ thuật nói chung và nhân viên quản lý phân xưởng nói riêng. Việc trả lương căn cứ vào hai yếu tố là thời gian lao động và trình độ kỹ thuật. Công thức tính lương theo thời gian được xác định như sau: Lương căn bản x hệ số x số ngày công thực tế Số ngày công của tháng Lương theo ngày công = SVTH: Nguyễn Thanh Loan Trang 35 Phụ cấp = (Lương chính x Số ngày công thực tế ) - Lương theo ngày công Số ngày công của tháng Lương thực lãnh = Lương theo ngày công + Phụ cấp Lương căn bản của mỗi nhân viên là 540.000đ. Công ty xác định hệ số lương theo trình độ chuyên môn, với hệ số lương như sau: Bảng 4.3 Bảng hệ số lương Trình độ Hệ số Đại học 2,34 Cao đẳng 1,8 Trung học 1,53 Lao động phổ thông 1,2 Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm GVHD: Trần Thị Kim Khôi tại công ty TNHH GMG SVTH: Nguyễn Thanh Loan Trang 36 Việc tính lương cho nhân viên quản lý phân xưởng được thể hiện qua bảng tính lương sau đây: Bảng 4.4 Bảng tính lương của nhân viên quản lý phân xưởng ĐVT: 1.000 đồng S T T Họ tên Chức vụ Lương chính Ngày công Hệ số Lương theo ngày công Phụ cấp khác Thực lãnh 1 Đỗ Hồng Hên KCS 2.500 22 1.8 822 1.293 2.115 2 Lê Ngọc Mai Thống kê 1.700 20 1.53 636 672 1.308 3 Lý Các Ninh Thủ kho 2.000 27.5 1.8 1.028 1.087 2.115 4 Võ Văn Thạnh Quản đốc 3.500 30 2.34 1.458 2.580 4.038 Tổng cộng 30.778 46.166 76.944 (Nguồn: Phòng kế toán) Căn cứ vào các số liệu phát sinh, kế toán tập hợp chi phí nhân viên quản lý phân xưởng như sau: SỔ CHI TIẾT Tên tài khoản: 6271_Chi phí nhân viên phân xưởng Từ ngày 01/12/2008 đến ngày 31/12/2008 ĐVT: đồng Chứng từ Số phát sinh Ngày Số Diễn giải TK đối ứng Nợ Có 25/12/2008 PC 12161 Chi tiền may đồng phục cho nhân viên quản lý 111 4.963.590 28/12/2008 PC 12155 Tiền cơm của nhân viên quản lý phân xưởng 111 6.111.000 31/12/2008 323/CP Tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng 334 76.944.000 31/12/2008 PC 12156 Chi tiền khen thưởng cho nhân viên quản lý 111 300.000 31/12/2008 PC 12158 Chi tiền lương ngoài giờ 111 3.747.475 31/12/2008 PKT Kết chuyển chi phí nhân viên quản lý phân xưởng 154 92.066.065 (Nguồn: Phòng kế toán) Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm GVHD: Trần Thị Kim Khôi tại công ty TNHH GMG SVTH: Nguyễn Thanh Loan Trang 37 Trong tháng 12/2008, công ty không phát sinh các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý phân xưởng là do các nhân viên cũ đã nghỉ việc, chỉ còn lại các nhân viên đang thử việc và nhân viên hợp đồng chưa hết thời hạn 3 tháng nên chưa đủ điều kiện để tham gia bảo hiểm. 4.2.3.4 Chi phí vật liệu Chi phí vật liệu bao gồm chi phí bao bì, dây đai niềng thùng, thẻ size, nhiên liệu, nước đá, muối, chlorine SỔ CHI TIẾT Tên tài khoản: 6272_Chi phí vật liệu Từ ngày 01/12/2008 đến ngày 31/12/2008 ĐVT: đồng Chứng từ Số phát sinh Ngày Số Diễn giải TK đối ứng Nợ Có 01/12/2008 152/CP Xuất vật liệu phụ phục vụ sản xuất 152 247.800 01/12/2008 151/CP Thanh toán tiền mua bao bì 111 4.910.000 01/12/2008 PC 12002 Mua nước đá, muối phục vụ sản xuất 111 160.000 04/12/2008 PC 12011 Xuất bao bì 152 1.358.850 06/12/2008 PC 12018 Thanh toán tiền mua nhiên liệu 111 1.582.012 13/12/2008 PC 12047 Thanh toán tiền mua chlorine 111 2.146.325 14/12/2008 PC 12049 Thanh toán tiền mua vật tư 111 1.500.000 15/12/2008 330/CP Tiền mua nhiên liệu phải trả cho người bán 331 3.072.272 21/12/2008 331/CP Tiền mua vât liệu, bao bì phải trả cho người bán 331 1.910.407 31/12/2008 PKT Kết chuyển chi phí vật liệu 154 80.051.267 (Nguồn: Phòng kế toán) 4.2.3.5 Chi phí công cụ dụng cụ Chi phí công cụ dụng cụ bao gồm chi phí phân bổ, chi phí mua các công cụ dụng cụ phục vụ ở phân xưởng và sản xuất như xe đẩy, xe kéo, thùng rửa nguyên liệu, kệ máng ủng, cây móc áo Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm GVHD: Trần Thị Kim Khôi tại công ty TNHH GMG SỔ CHI TIẾT Tên tài khoản: 6273_Chi phí công cụ dụng cụ Từ ngày 01/12/2008 đến ngày 31/12/2008 ĐVT: đồng Chứng từ Số phát sinh Ngày Số Diễn giải TK đối ứng Nợ Có 01/12/2008 120/CP Phân bổ chi phí CCDC 142 8.060.324 01/12/2008 221/CP Phân bổ chi phí CCDC 242 12.608.400 06/12/2008 PC 12020 Mua gạch lót nền và micro cho nhà máy 331 519.000 15/12/2008 PC 12057 Mua test thử chlorine 111 250.000 18/12/2008 343/CP Mua dao cắt dè và vật tư cho nhà máy 331 250.000 31/12/2008 PKT Kết chuyển chi phí công cụ dụng cụ 154 32.393.008 (Nguồn: Phòng kế toán) 4.2.3.6 Chi phí khấu hao tài sản cố định Công ty khấu hao tài sản cố cố định theo phương pháp đường thẳng, với mức trích khấu hao được xác định như sau: Nguyên giá của tài sản cố định Thời gian sử dụng của tài sản cố định Mức trích khấu hao hàng năm = Mức trích khấu hao hàng năm 12 Mức trích khấu hao hàng tháng = SỔ CHI TIẾT Tên tài khoản: 6274_Chi phí khấu hao tài sản cố định Từ ngày 01/12/2008 đến ngày 31/12/2008 ĐVT: đồng Chứng từ Số phát sinh Ngày Số Diễn giải TK đối ứng Nợ Có 31/12/2008 102/CP Trích khấu hao tài sản cố định 214 88.805.539 31/12/2008 PKT Kết chuyển chi phí khấu hao tài sản cố định 154 88.805.539 (Nguồn: Phòng kế toán) SVTH: Nguyễn Thanh Loan Trang 38 Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm GVHD: Trần Thị Kim Khôi tại công ty TNHH GMG SVTH: Nguyễn Thanh Loan Trang 39 4.2.3.7 Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm chi phí sửa chữa cơ sở vật chất, sửa chữa và bảo trì máy móc thiết bị, tiền điện, tiền nước, tiền thuê kho lạnh SỔ CHI TIẾT Tên tài khoản: 6277_Chi phí dịch vụ mua ngoài Từ ngày 01/12/2008 đến ngày 31/12/2008 ĐVT: đồng Chứng từ Số phát sinh Ngày Số Diễn giải TK đối ứng Nợ Có 05/12/2008 PC 12013 Sửa kiếng phòng fillet 111 100.000 06/12/2008 PC 12017 Sửa cửa nhôm phòng fillet 111 650.000 08/12/2008 PC 12021 Thanh toán tiền nước 111 2.640.524 09/12/2008 PC 12026 Thay ruột xe đẩy nguyên liệu 111 40.000 10/12/2008 PC 12029 Thanh toán tiền thuê kho lạnh 111 13.333.336 12/12/2008 PC 12040 Thanh toán tiền thuê bốc xếp 111 1.847.600 14/12/2008 PC 12048 Sửa chữa máy tole gần phòng máy 111 1.200.000 15/12/2008 PC 12058 Thanh toán tiền điện kỳ I 111 35.459.500 17/12/2008 PC 12054 Thanh toán tiền vận chuyển thẻ size 111 50.000 ... 31/12/2008 PKT Kết chuyển chi phí dịch vụ mua ngoài 154 232.932.677 (Nguồn: Phòng kế toán) 4.2.3.8 Chi phí bằng tiền khác Chi phí bằng tiền khác bao gồm các chi phí còn lại phát sinh tại phân xưởng như chi phí vệ sinh phân xưởng, kho lạnh, chi phí vận chuyển vật tư, phí kiểm kháng sinh thủy sản, chi phí văn phòng phẩm, công tác phí Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm GVHD: Trần Thị Kim Khôi tại công ty TNHH GMG SỔ CHI TIẾT Tên tài khoản: 6278_Chi phí bằng tiền khác Từ ngày 01/12/2008 đến ngày 31/12/2008 ĐVT: đồng Chứng từ Số phát sinh Ngày Số Diễn giải TK đối ứng Nợ Có 09/12/2008 PC 12029 Thanh toán tiền làm vệ sinh bồn bông, dẹp sắt kho lạnh 111 150.000 11/12/2008 PC 12037 Vận chuyển phèn đơn cho nhà máy 111 45.000 12/12/2008 PC 12042 Mua ống dây nước, dầu dây ống và keo 111 1.304.000 13/12/2008 PC 12045 Phí kiểm kháng sinh thủy sản 111 3.040.000 16/12/2008 PC 12059 Thanh toán tiền thu và phân tích mẫu thử nước thải 111 388.500 31/12/2008 PKT Kết chuyển chi phí bằng tiền khác 154 13.006.274 (Nguồn: Phòng kế toán) 6271 627 154 92.066.065 6272 80.051.267 539.254.830 SVTH: Nguyễn Thanh Loan Trang 40 6273 32.393.008 6274 88.805.539 6277 232.932.677 6278 13.006.274 539.254.830 539.254.830 X Sơ đồ 4.4 Sơ đồ tổng hợp tài khoản 627 Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm GVHD: Trần Thị Kim Khôi tại công ty TNHH GMG Cuối tháng kế toán tập hợp và kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành Nợ TK 154: 539.254.830 Có TK 627: 539.254.830 Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều chi phí khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất tại phân xưởng. Chi phí sản xuất chung phát sinh thường xuyên và khá phức tạp, điều đó đòi hỏi kế toán phải theo dõi chặt chẽ, tính toán chính xác, hợp lý và kịp thời. 4.3 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 4.3.1 Tổng hợp chi phí sản xuất Cuối tháng căn cứ vào các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, kế toán tiến hành tập hợp và kết chuyển các khoản chi phí đó vào tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để chuẩn bị cho việc tính giá thành. - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sản xuất Nợ TK 154: 289.417.770 Có TK 622: 289.417.770 - Kết chuyển chi phí sản xuất chung Nợ TK 154: 539.254.830 Có TK 627: 539.254.830 622 154 155, 632 SVTH: Nguyễn Thanh Loan Trang 41 289.417.770 828.672.600 627 539.254.830 Sơ đồ 4.5 Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất Vì nguyên liệu đều do khách hàng cung cấp, nên công ty không phát sinh chi phí nguyên vật liệu. 4.3.2 Đánh giá sản phẩm dở dang Do công ty GMG là có quy trình sản xuất ngắn, nguyên liệu được đưa vào chế biến và hoàn thành sản phẩm ngay trong ngày, nên cuối ngày hay cuối tháng đều không có sản phẩm dở dang. Vì vậy, kế toán không cần đánh giá, xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Trong quá trình chế biến, nhà máy thu được các phụ phẩm như đầu cá, xương cá, mỡ cá, thịt vụn, bao tử cá Nhưng nguyên liệu do khách hàng cung cấp, nên phụ phẩm sẽ giao lại toàn bộ cho khách hàng, do đó kế toán sẽ không ghi nhận lại giá trị phụ phẩm thu được trong việc tính giá thành sản phẩm. Đồng thời, trong kỳ nhà máy cũng không phát sinh các khoản phế liệu thu hồi được. Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm GVHD: Trần Thị Kim Khôi tại công ty TNHH GMG 4.3.3 Tính giá thành Cuối kỳ, sau khi tập hợp xong chi phí, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn với công thức như sau: Tổng giá thành Chi phí Chi phí Chi phí Phế liệu sản phẩm = sản xuất + sản xuất - sản xuất - thu hoàn thành dở dang phát sinh dở dang hồi trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ (nếu có) Giá thành đơn vị sản phẩm Giá thành đơn vị = Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ sản phẩm Tổng số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Trong tháng 12, số lượng sản phẩm hoàn thành là 131.944 kg, cùng với các số liệu và thông tin đã trình bày ở trên, ta có: Tổng giá thành = 828.672.600đ Giá thành đơn vị = 6.280đ/kg Công ty là đơn vị gia công, sản phẩm hoàn thành cuối cùng là cá tra đã được fillet và đông lạnh, không phân thành từng loại sản phẩm. Sản phẩm sau khi hoàn thành sẽ bàn giao hoặc bảo quản chờ giao cho khách hàng. Thời gian bảo quản là 10 ngày, nếu quá hạn khách hàng chưa nhận hàng thì khách hàng phải trả thêm phí bảo quản những ngày quá hạn cho công ty. Bảng 4.5 Bảng tính giá thành sản phẩm ĐVT: đồng Chia theo các khoản mục chi phí Chỉ tiêu Tổng số Nhân công trực tiếp Sản xuất chung CPSX dở dang đầu kỳ _ _ _ CPSX phát sinh trong kỳ 828.672.600 289.417.770 539.254.830 CPSX dở dang cuối kỳ _ _ _ Khoản điều chỉnh giảm giá thành _ _ _ Tổng giá thành thực tế. 828.672.600 289.417.770 539.254.830 Số lượng sản phẩm hoàn thành 131.944 131.944 131.944 Giá thành thực tế đơn vị 6.280 2.193 4.087 Tỷ trọng chi phí trong giá thành 100% 34% 66% SVTH: Nguyễn Thanh Loan Trang 42 Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm GVHD: Trần Thị Kim Khôi tại công ty TNHH GMG SVTH: Nguyễn Thanh Loan Trang 43 Qua bảng tính giá thành cho thấy, chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng trọng yếu đến giá thành gia công sản phẩm. Vì vậy, kế toán cần theo dõi chặt chẽ, ghi nhận kịp thời, chính xác để làm cơ sở cho công ty đề ra các biện pháp quản lý và tiết kiệm chi phí sản xuất chung, hạ giá thành sản phẩm góp phần tăng lợi nhuận và tăng khả năng cạnh tranh cho công ty. Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm GVHD: Trần Thị Kim Khôi tại công ty TNHH GMG SVTH: Nguyễn Thanh Loan Trang 44 CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ - KẾT LUẬN 5.1 Nhận xét 5.1.1 Ưu điểm Phòng kế toán xử lý hầu hết các hoạt động phát sinh hàng ngày, điều này giúp kế toán luôn nắm bắt và phản ánh được tình hình thực tế của công ty. Tin học hóa công tác kế toán, giúp việc hạch toán và xử lý số liệu diễn ra nhanh chóng, chính xác; giúp việc lưu trữ sổ sách chứng từ đơn giản, gọn nhẹ giảm bớt công việc cho phòng kế toán, đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin kịp thời cho công ty Trình tự luân chuyển chứng từ khá chặt chẽ, thể hiện mối quan hệ, sự thống nhất giữa các bộ phận, đồng thời thể hiện trách nhiệm của các bộ phận trong quá trình tham gia quản lý công ty. Các chứng từ sử dụng có điều chỉnh sao cho vừa phù hợp với quy định của Bộ Tài Chính vừa phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Công ty áp dụng các hình thức trả lương phù hợp, phản ánh đúng năng lực người lao động, thực hiện đúng quy định về các khoản trích theo lương. Bên cạnh đó, công ty còn quan tâm đến lợi ích của người lao động như bố trí bữa cơm giữa ca với chi phí công ty chịu hoàn toàn, hỗ trợ 60% chi phí đồ bảo hộ lao động, phụ cấp, tiền ăn khi tăng ca Phương pháp tính giá thành đơn giản phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty. 5.1.2 Hạn chế Hiện tại phòng kế toán còn thiếu nhân lực, trong khi đó các nghiệp vụ phát sinh tương đối nhiều và khá đa dạng về nội dung, dẫn đến việc một nhân viên phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Do công tác kế toán được thực hiện chủ yếu trên máy tính nên khi hệ thống như máy vi tính, máy in xảy ra sự cố thì công tác kế toán bị trì hoãn, ảnh hưởng đến các hoạt động khác của công ty. Chứng từ tiếp nhận nguyên liệu chưa về đến phòng kế toán, nên hiện phòng kế toán chưa theo dõi được việc tiếp nhận nguyên liệu của công ty. Cuối tháng, kế toán mới tiến hành tập hợp chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, không tập hợp chi tiết cho từng đơn đặt hàng. Việc thông báo thành phẩm nhập kho hàng ngày đôi khi còn chậm trễ, làm kế toán không theo dõi, ghi nhận kịp thời, nên số liệu đôi khi chưa thống nhất với bộ phận quản lý kho. Tình hình lao động của công ty thường xuyên biến động, một phần là do tiền lương của công nhân chưa cao để đảm bảo cuộc sống vì hoạt động của công ty chưa liên tục, các chính sách đảm bảo quyền lợi cho công nhân còn hạn chế. 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Chính sách của công ty Công ty là đơn vị mới xuất hiện trên thị trường không lâu nên còn nhiều người chưa biết đến, vì vậy công ty cần có chính sách mời gọi, thu hút khách hàng, góp phần giải quyết vấn đề sản xuất chưa liên tục như hiện nay. Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm GVHD: Trần Thị Kim Khôi tại công ty TNHH GMG SVTH: Nguyễn Thanh Loan Trang 45 Tuyển thêm nhân viên có trình độ chuyên môn cho các phòng ban, đặc biệt là phòng kế toán để các nhiệm vụ được phân công thực hiện một cách chuyên nghiệp hơn, giúp việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng như việc đáp ứng nhu cầu thông tin của công ty diễn ra nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Các bộ phận quản lý cần thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hoạt động của mình để từ đó đề ra các biện pháp để cải thiện, chấn chỉnh cách thức tổ chức quản lý ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn. Mở các lớp tập huấn về các thao tác của các khâu trong quá trình sản xuất để nâng cao tay nghề của công nhân giúp công nhân nâng cao năng suất lao động của mình, đồng thời góp phần nâng cao năng suất hoạt động của công ty. Công ty nên có thêm các chính sách thưởng, phạt hợp lý và có thêm các hình thức khen thưởng như khen thưởng bằng tiền, hay tổ chức những chuyến đi tham quan... dành cho các công nhân có thái độ, thành tích lao động tốt, tiết kiệm chi phí sản xuất Điều đó nhằm khuyến khích công nhân làm việc tích cực, hăng say và có nề nếp. Bộ phận quản lý phân xưởng thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình làm việc của công nhân, đảm bảo công nhân luôn làm việc nghiêm túc, không chỉ quan tâm đến số lượng mà còn chú trọng đến chất lượng của sản phẩm. 5.2.2 Công tác kế toán Công tác kế toán không nên thực hiện hoàn toàn trên máy vi tính mà nên kết hợp với hình thức ghi chép bằng tay. Chẳng hạn như các phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho vật tư, hàng hóa thông thường chỉ được lập trên máy vi tính sau đó in ra giấy và ký xác nhận, thì công ty nên có thêm mẫu ghi bằng tay để đề phòng trường hợp hệ thống máy vi tính, máy in gặp sự cố không thể thực hiện được việc in chứng từ thì kế toán vẫn có thể lập chứng từ bằng tay để thực hiện việc thu, chi tiền mặt hay nhập, xuất vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất, giúp cho hoạt động của công ty không bị chậm trễ, trì hoãn. Kế toán cần theo dõi, kiểm tra chặt chẽ các chứng từ nhập, xuất vật tư, hàng hóa cùng với các số lượng tương ứng của mỗi chứng từ, định kỳ hoặc khi cần thiết sẽ tiến hành đối chiếu với thủ kho để kiểm tra, so sánh số lượng thực tế tại kho với số liệu của phòng kế toán. Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả của công ty tương đối nhiều, kế toán nên theo dõi chặt chẽ và đề xuất biện pháp giải quyết phù hợp lên ban lãnh đạo. Thường xuyên cập nhật các chính sách, chế độ kế toán hiện hành nhằm bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác kế toán. 5.2.3 Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty có quy trình sản xuất ngắn, sản phẩm đều hoàn thành trong ngày nên hàng ngày đều có thành phẩm nhập kho. Vì vậy, bộ phận thống kê thành phẩm cần theo dõi, thống kê số lượng thành phẩm nhập kho hàng ngày và báo cáo thường xuyên cho phòng kế toán. Nếu bộ phận thống kê thông báo chậm trễ thì phòng kế toán cũng cần phải đôn đốc, nhắc nhở để có thể phản ánh số lượng thành phẩm chính xác vào từng thời điểm. Chứng từ tiếp nhận nguyên liệu cần chuyển đến phòng kế toán để kế toán có thể theo dõi, ghi nhận tổng số lượng nhập, xuất hàng ngày đối chiếu với các bộ phận có liên quan. Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm GVHD: Trần Thị Kim Khôi tại công ty TNHH GMG SVTH: Nguyễn Thanh Loan Trang 46 Kế toán nên chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng hay từng hợp đồng gia công riêng biệt để có thể tính toán chi phí và giá thành chính xác cho từng đơn đặt hàng - Để theo dõi, ghi nhận chi phí sản xuất và tính giá thành gia công chi tiết cho từng đơn đặt hàng, kế toán có thể sử dụng phiếu tính giá thành công việc với mẫu tham khảo như sau: Công ty TNHH GMG Bình Đức 3, Bình Đức, TPLX PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG VIỆC Doanh nghiệp Ngày đặt hàng: Tên khách hàng (Địa chỉ)(Ngày đặt hàng).. Loại sản phẩm Ngày bắt đầu sản xuất . Mã số công việc (Ngày hẹn giao hàng) .. Số lượng sản xuấtNgày hoàn thành......... Chi phí NCTT Chi phí SXC Số lương SP hoàn thành Chứng từ Chứng từ Chứng từ Ngày Số hiệu Thành tiền Ngày Số hiệu Thành tiền Tổng chi phí Ngày Số hiệu Số lượng Giá thành đơn vị Ngàythángnăm Kế toán trưởng Người lập và ghi phiếu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) - Khi nhận được đơn đặt hàng hay hợp đồng gia công, trong thời gian thực hiện, hàng ngày kế toán sẽ theo dõi, ghi nhận và tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và số lượng sản phẩm hoàn thành mỗi ngày. Sau đó, kế toán điền vào phiếu tính giá thành công việc các khoản mục chi phí sản xuất và số lượng sản phẩm hoàn thành tương ứng từng ngày. Khi hoàn thành đơn đặt hàng, kế toán sẽ cộng tổng chi phí nhân công trực tiếp và tổng chi phí sản xuất chung rồi lần lượt chia cho tổng số lượng sản phẩm hoàn thành, cuối cùng điền các kết quả tương ứng của từng khoản mục vào dòng giá thành đơn vị. - Phiếu tính giá thành công việc giúp kế toán theo dõi, phản ánh kịp thời, chinh xác chi phí trong quá trình sản xuất, đồng thời giúp công ty có các biện pháp quản lý và tiết kiệm chi phí kịp thời. Phiếu tính giá thành công việc rất phù hợp trong trường hợp tính giá thành theo từng đơn đặt hàng tại các đơn vị gia công. Xây dựng các định mức về chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung dựa vào tình hình hoạt động trong quá khứ của công ty. Việc xây dựng định mức chi phí sản xuất sẽ làm cơ sở triển khai, phối hợp hoạt đông sản xuất tốt hơn, động viên công nhân, nhân viên quản lý cùng nhau phấn đấu tiết kiệm chi phí, dễ dàng kiểm soát chi phí Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm GVHD: Trần Thị Kim Khôi tại công ty TNHH GMG SVTH: Nguyễn Thanh Loan Trang 47 thông qua việc đánh giá chênh lệch giữa thực tế và định mức, cung cấp thông tin làm cơ sở cho các quyết định quản trị. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để có thể giảm bớt chi phí nhân công trực tiếp, đồng nâng cao năng suất chế biến của công ty. Chọn những nhà cung cấp vật tư, công cụ dụng cụ, dịch vụ sửa chữa có giá cả thấp nhưng đảm bảo chất lượng để góp phần giảm chi phí sản xuất chung. Công ty nên cố gắng hoàn thành tốt chương trình quản lý chất lượng HACCP, để tiến tới thực hiện các chương trình khác nhằm ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín đối với khách hàng. 5.3 Kết luận Ngành nghề kinh doanh của công ty là chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản, là một trong những ngành có nhiều đối thủ cạnh tranh nhất là trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Vì vậy ngay từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, bên cạnh những mặt thuận lợi thì công ty vẫn còn nhiều khó khăn như hoạt động chưa liên tục vì các đơn đặt hàng còn hạn chế, lực lượng lao động thường xuyên biến động nhưng ban giám đốc và toàn thể nhân viên đã luôn cố gắng, nổ lực hoạt động để duy trì và phát triển công ty, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn như hiện nay. Cơ cấu tổ chức của công ty chặt chẽ, thống nhất, thể hiện được chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban. Trong đó, bộ máy kế toán được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, nhưng hoạt động khá hiệu quả, việc ghi nhận, theo dõi chi tiết các khoản mục luôn có sự đối chiếu rõ ràng với các chứng từ, sổ sách. Trong quá trình hoạt động, phòng kế toán luôn có sự hỗ trợ và giám sát của ban giám đốc. Với hiệu quả của công tác kế toán đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho công ty ngày càng phát triển. Việc áp dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành gia công sản phẩm phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, công tác này chưa được công ty quan tâm, đầu tư đúng mức nên còn một vài hạn chế. Như công ty chưa theo dõi chi tiết hay chưa thực hiện việc phân bổ chi phí sản xuất và giá thành cho từng đơn đặt hàng. Vì vậy, công ty cần quan tâm và đầu tư hơn cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành gia công sản phẩm, nếu công tác này được thực hiện tốt sẽ giúp công ty xác định chính xác chi phí sản xuất, xây dựng được giá thành đáng tin cậy làm cơ sở cho các quyết định kinh doanh. Mặt khác, điều này còn làm cơ sở để công ty đề ra các biện pháp quản lý và tiết kiệm chi phí góp phần hạ giá thành sản phẩm. Hạ giá thành nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm là một trong những điều kiện quan trọng để công ty kinh doanh trên thị trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bùi Văn Trường. 2006. Kế toán chi phí sản xuất. NXB Thống Kê. Bùi Văn Trường. 2006. Kế toán quản trị. NXB Lao Động Xã Hội. Đoàn Ngọc Quế. 2006. Kế toán chi phí. Thành phố HCM. NXB Thống Kê. Huỳnh Lợi. 2007. Kế toán chi phí. NXB Thống Kê. Phan Đức Dũng. 2006. Kế toán tài chính. Thành phố Hồ Chí Minh. NXB Thống Kê. Huỳnh Thị Ngọc Bích. 2007. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu AFASCO. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Kế toán. Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh. Đại học An Giang. Huỳnh Xuân Vinh. 2007. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp đông lạnh thuỷ sản AFIEX. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Kế tóan. Khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh. Đại học An Giang. Tài liệu đọc từ internet Không ngày tháng. Thông tư 53/2006/TT-BTC: Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp [trực tuyến]. Đọc từ: hcmc.org.vn/index.php?o=modules&n=newslocal&f=detail&id=527&idtype=90

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1056.pdf
Tài liệu liên quan