MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, mậu dịch thuỷ sản thế giới ở trong xu hướng gia tăng, do đó tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản rất nhanh ở một số thị trường thế giới, đưa thủy sản Việt Nam trở thành ngành kinh tế quan trọng bên cạnh dầu thô và dệt may. Các mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu đã mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước với kim ngạch xuất khẩu năm 2006 đạt 3,2 tỷ USD, kế hoạch xuất khẩu thủy sản năm 2007 là 3,5 tỷ USD. Thủy sản luôn là một trong bốn mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đến nay, thủy sản Việt Nam đã có mặt ở 105 Quốc gia và vùng lãnh thổ với nhiều mặt hàng, chủng loại khác nhau.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được thì thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng gặp những thách thức không nhỏ trên thị trường thế giới. Đó là trình độ công nghệ chế biến thủy sản mới ở mức trung bình của thế giới, lao động có trình độ trong ngành chưa nhiều. Mặt khác, dưới tác động của tự do hóa thương mại, các thị trường nhập khẩu thường sử dụng những rào cản thương mại, yêu cầu sản phẩm nhập khẩu phải là sản phẩm sạch, sản phẩm sinh thái Điều này chắc chắn sẽ gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản bởi làm tăng chi phí sản xuất ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận luôn là yếu tố sống còn mà bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển luôn cần phải quan tâm. Do đó nhằm tối thiểu hóa chi phí và tối đa hoá lợi nhuận thì doanh nghiệp luôn cần phải có hệ thống kế toán chi phí.
Hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp luôn gắn với môi trường và thị trường nhất định. Do vậy, doanh nghiệp cần phải có kiến thức về thị trường, giá cả và đặc biệt là các chi phí đầu vào và đầu ra nhằm đạt được lợi nhuận tối đa trong kinh doanh. Do đó việc tính đúng, tính đủ, quản lý chi phí sản xuât và tính giá thành là nội dung quan trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp sản xuất, để đạt được mục tiêu tiết kiệm, loại trừ được những chi phí bất hợp lý nhưng vẫn không ngừng cho ra những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu khách hàng với giá cả cạnh tranh.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý chi phí nên Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX luôn tổ chức bộ máy kế toán chặt chẽ nhằm quản lý tốt chi phí và xác định chính xác giá thành sản phẩm sản xuất. Xí nghiệp luôn muốn sản xuất ra sản phẩm với chất lượng tốt hơn, với giá cả cạnh tranh nhất là trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh như hiện nay. Do đó, muốn “đứng vững” thì vấn đề quản lý chi phí và xác định chính xác giá thành sản phẩm tại Xí Nghiệp phải được tìm hiểu và giải quyết ngay từ bây giờ. Để hiểu rõ hơn về những biến động của chi phí sản xuất có ảnh hưởng như thế nào đến giá thành sản phẩm nên tôi đã chọn đề tài “KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Thông qua việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành để hiểu được cách thức hạch toán, sử dụng tài khoản, phân bổ chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang, tính giá thành sản phẩm, từ đó đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm.
Phân tích, đánh giá chung sự biến động của các khoản mục giá thành đơn vị, chủ yếu tập trung vào sản phẩm chủ yếu, có khối lượng lớn và đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, giúp Xí Nghiệp sử dụng tốt các tiềm năng về lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
MỤC LỤC
TRANG
Chương 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 2
1.4.2. Phương pháp xử lý số liệu 2
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
2.1. KHÁI QUÁT VỀ SẢN XUẤT CÔNG NGHỆP 4
2.2. CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 4
2.2.1. Chi phí sản xuất 4
2.2.1.1. Khái niệm 4
2.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 5
2.2.2. Giá thành sản phẩm 6
2.2.2.1. Khái niệm 6
2.2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 6
2.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 7
2.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 7
2.3.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 7
2.3.1.2. Đối tượng tính giá thành 7
2.3.1.3. Kỳ tính giá thành 8
2.3.2. Kết cấu chi phí trong giá thành sản phẩm 8
2.4. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT 8
2.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 8
2.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 9
2.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 10
2.4.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 11
2.4.1.1. Phương pháp kê khai thường xuyên 11
2.4.1.2. Phương pháp kiểm kê định kỳ 12
2.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ 13
2.5.1. Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên vật liệu chính) 13
2.5.2. Phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 13
2.5.3. Phương pháp định mức 14
2.5.4. Phương pháp 50% chi phí chế biến 14
2.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 14
2.6.1. Phương pháp trực tiếp có loại trừ giá trị sản phẩm phụ 14
2.6.2. Phương pháp tỷ lệ 14
2.6.3. Phương pháp phân bước 14
2.6.4. Phương pháp đơn đặt hàng 15
Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY AFIEX 16
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 16
3.2. GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX 17
3.2.1. Chức năng hoạt động của Xí nghiệp 18
3.2.2. Nhiệm vụ của Xí nghiệp 18
3.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX 19
3.3.1. Đặc điểm tổ chức quản lý 19
3.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn từng bộ phận 19
3.4. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX 20
3.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán 20
3.4.2. Nhiệm vụ và chức năng của từng phần hành kế toán 20
3.4.3. Hình thức kế toán được áp dụng tại Xí Nghiệp 21
3.5. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP TRONG NHỮNG NĂM QUA 23
3.6. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẮP TỚI 25
3.6.1. Thuận lợi 25
3.6.2. Khó khăn 26
3.6.3. Phương hướng nhiệm vụ năm 2007 26
3.6.3.1. Mục tiêu 26
3.6.3.2. Các giải pháp chủ yếu 26
Chương 4: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX 28
4.1. ĐẶC ĐIỂM QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ 28
4.2. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP 29
4.2.1. Đối tượng hạch toán chi phí 29
4.2.2. Đối tượng tính giá thành 29
4.2.3. Kỳ tính giá thành 30
4.3. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP 30
4.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 30
4.3.1.1. Đặc điểm nguyên liệu sử dụng 30
4.3.1.2. Chứng từ sử dụng và trình tự hạch toán 30
4.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 31
4.3.2.1. Đặc điểm 32
4.3.2.2. Hình thức trả lương 32
4.3.2.3. Định mức lương và hệ số lương 32
4.3.2.4. Cách tính lương 33
4.3.2.5. Chứng từ sử dụng và trình tự hạch toán 34
4.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 35
4.3.3.1. Đặc điểm 35
4.3.3.2. Chứng từ sử dụng và trình tự hạch toán 36
4.4. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 38
4.4.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 38
4.4.2. Hạch toán các khoản làm giảm giá thành 39
4.4.3. Đặc điểm phân bổ chi phí sản xuất của Xí Nghiệp 39
4.4.4. Đánh giá sản phẩm dở dang: 42
4.4.5. Tính giá thành sản phẩm 42
4.5. PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ CẤU THÀNH NÊN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 43
4.5.1. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 45
4.5.2. Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp 47
4.5.3. Phân tích biến động chi phí sản xuất chung 48
Chương 5: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP 51
5.1. NHẬN XÉT VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 51
5.1.1. Ưu điểm 51
5.1.2. Những vấn đề tồn tại 52
5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KẾ TOÁN 52
5.3. GIẢI PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 56
5.3.1. Giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 56
5.3.2. Giảm chi phí nhân công trực tiếp 56
5.3.3. Đảm bảo một quy mô sản xuất hợp lý so với công suất 57
5.3.4. Tiết giảm các chi phí khác trong giá thành sản phẩm 57
5.4. KIẾN NGHỊ 57
KẾT LUẬN 60
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2010 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thánh sản phẩm tại Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX - An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c điểm
Chi phí chung là những chi phí phục vụ chung cho tất cả các tổ sản xuất và toàn Xí nghiệp. Bao gồm chi phí lương nhân viên quản lý và phục vụ phân xưởng, chi phí vệ sinh, chi phí sửa chữa và khấu hao tài sản cố định thuộc phân xưởng sản xuất, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ và chi phí khác bằng tiền…
Chi phí nhân viên phân xưởng:
Phản ánh các khoản tiên lương, trích các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiển y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên văn phòng Xí nghiệp.
Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ sản suất:
Phản ánh các khoản chi phí mua vật liệu phụ dùng để sản xuất ở Xí nghiệp, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ sản xuất hoặc bao bì dùng cho các tổ sản xuất.
Chi phí khấu hao tài sản cố định:
Phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao của tài sản cố định sử dụng tại Xí nghiệp như: máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng,…
Xí nghiệp được đầu tư dây chuyển công nghệ hiện đại nên chi phí máy móc chiếm tỷ lệ khá lớn trong chi phí sản xuất.
Xí nghiệp đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá (giá trị ban đầu) và giá trị còn lại.
Xí nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
Mức khấu hao tháng
=
Nguyên giá tài sản cố định
Thời gian sử dụng
Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Bao gồm chi phí điện, nước, điện thoại, bóc vác,…
Chi phí bằng tiền khác:
Là những chi phí phục vụ yêu cần sản xuất chung ngoài những chi phí nêu trên như: chi phí vệ sinh nhà xưởng, chi phí công tác kiểm cá nguyên liệu, tiền mua văn phòng phẩm, chi phí bảo hiểm phân xưởng, công tác phí, phụ cấp tiền cơm,…
4.3.3.2. Chứng từ sử dụng và trình tự hạch toán
Chứng từ sử dụng
+ Bảng khấu hao tài sản cố định.
+ Bảng tính lương.
+ Phiếu chi tiền mặt.
+ Sổ cái…
Tài khoản sử dụng
+ TK 111, TK 112, TK 153, TK 214, TK 334, TK 338,… dùng để phản ánh các chi phí phục vụ phân xưởng sản xuất.
+ TK 627 “Chi phí sản xuất chung” dùng để tập hợp chi phí sản xuất chung.
Trong tháng 12/2006 căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh, kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh vào sổ cái.
Trong tháng 12 năm 2006, chi phí sản xuất chung phát sinh toàn Xí nghiệp được tổng hợp bao gồm:
- Chi phí nhân viên quản lý Xí nghiệp:
Nợ TK 6271 22.835.962 đồng
Có TK 3341 21.584.031 đồng
Có TK 3382 431.681 đồng
Có TK 3383 723.750 đồng
Có TK 3384 96.500 đồng
Sơ đồ 4.4
Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 6271
3341 6271 154
21.584.031 22.835.962
3382
431.681
3383
723.750
3384
96.500
- Chi phí vật liệu:
Nợ TK 6272 956.881.762 đồng
Có TK 1421 845.210.026 đồng
Có TK 1522 111.671.736 đồng
- Chi phí dụng cụ sản xuất:
Nợ TK 6273 165.049.885 đồng
Có TK 1421 165.049.885 đồng
- Chi phí khấu hao tài sản cố định:
Nợ TK 6274 282.953.170 đồng
Có TK 214 282.953.170 đồng
- Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Nợ TK 6277 293.847.687 đồng
Có TK 1111 293.847.687 đồng
- Chi phí khác:
Nợ TK 6278 173.424.180 đồng
Có TK 1111 53.488.221 đồng
Có TK 3388 108.146.154 đồng
Có TK 1421 11.789.805 đồng
Cách hạch toán các tài khoản 6272, 6273,6274,6277,6278 tương tự như cách hạch toán tài khoản 6271.
Cuối tháng kế toán kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành:
Nợ TK 154 1.894.992.646 đồng
Có TK 6271 22.835.962 đồng
Có TK 6272 956.881.762 đồng
Có TK 6273 165.049.885 đồng
Có TK 6274 282.953.170 đồng
Có TK 6277 293.847.687 đồng
Có TK 6278 173.424.180 đồng
Hoặc có thể kết chuyển
Nợ TK 154 1.894.992.646 đồng
Có TK 627 1.894.992.646 đồng
Sơ đồ 4.5
Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 627
6271 627 154
22.835.962 1.894.992.646
6272
956.881.762
6273
165.049.885
6274
282.953.170
6277
293.847.687
6278
173.424.180
4.4. TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
4.4.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
Cuối tháng, trên cơ sở các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung đã phát sinh, kế toán tập hợp chi phí vào tài khoản 154 để tổng hợp chi phí và tính giá thành.
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nợ TK 154 12.740.837.391 đồng
Có TK 621 12.740.837.391 đồng
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp:
Nợ TK 154 1.145.558.101 đồng
Có TK 622 1.145.558.101 đồng
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 154 1.894.992.646 đồng
Có TK 627 1.894.992.646 đồng
4.4.2. Hạch toán các khoản làm giảm giá thành
- Đặc điểm sản xuất của Xí nghiệp là sản phẩm đông lạnh fillet cá tra đông lạnh, trong quá trình sản xuất thu được các phế phẩm thu hồi như: đầu cá, da cá, xương cá, mỡ cá,…
- Các khoản thu hồi trên, một phần được để lại Xí nghiệp để chế biến thành sản phẩm phụ, một phần được bán ra ngoài. Kế toán theo dõi chặt chẽ từng khoản mục chi phí cho phụ phẩm thu hồi và đưa vào các khoản làm giảm giá thành.
Trong tháng 12/2006, Xí nghiệp thu được 1.185.114.503 đồng giá trị phụ phẩm thu hồi và 127.181.350 đồng giá trị sản phẩm phụ.
Xí nghiệp đánh giá giá trị phụ phẩm thu hồi theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, và đánh giá giá trị sản phẩm phụ theo đầy đủ cả 3 khoản mục chi phí. Cụ thể như sau:
Chi phí nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm phụ là 111.576.888 đồng.
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm phụ là 5.314.801 đồng.
Chi phí sản xuất chung sản xuất sản phẩm phụ là 10.289.661 đồng.
Kế toán sử dụng TK 1524 để theo dõi phụ phẩm nhập kho dùng để bán ngoài và sử dung TK 155 để theo dõi chi phí sản xuất các sản phẩm phụ. Cụ thể trong tháng 12/2006, Xí nghiệp có các phát sinh sau:
Nợ TK 1524 1.185.114.503 đồng
Nợ TK 155 127.181.350 đồng
Có TK 154 2.455.295.853 đồng
4.4.3. Đặc điểm phân bổ chi phí sản xuất của Xí Nghiệp
- Trong tháng 12/2006, Xí Nghiệp sản xuất được:
+ Cá tra fillet loại 1: 150.281 Kg.
+ Cá tra fillet loại 2: 179.004 Kg.
+ Cá tra fillet loại 3: 12.855 Kg.
- Để đánh giá chính xác chi phí để sản xuất ra sản phẩm, Xí nghiệp đã theo dõi rất chặt chẽ giá trị phụ phẩm trong từng khoản mục riêng. Cụ thể như sau:
+ Đối với phụ phẩm thu hồi (bán ngoài), Xí nghiệp chỉ theo dõi bằng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+ Đối với sản phẩm phụ được Xí nghiệp theo dõi cả 03 khoản mục chi phí.
- Kế toán sau khi loại trừ các khoản làm giảm giá thành theo từng khoản mục chi phí sẽ tiến hành phân bổ chi phí sản xuất cho từng đối tượng sản phẩm.
- Giá trị các khoản mục chi phí tính cho sản phẩm fillet loại 1, loại 2, loại 3 như sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
CP NVLTT (Fi 1,2,3)
=
Tổng CP NVLTT
-
CPNVLTT
(phụ phẩm)
-
CPNVLTT
(sản phẩm phụ)
Với:
Tổng CPNVLTT 12.740.837.391 đồng
CP NVLTT (phụ phẩm) 1.185.114.503 đồng
CP NVLTT (sản phẩm phụ) 111.576.888 đồng
Vậy CPNVLTT tính cho sản phẩm fillet loại1, 2, 3 là: 11.444.146.000 đồng.
+ Chi phí nhân công trực tiếp:
CP NCTT
(Fi 1,2,3)
=
Tổng CP NCTT
-
CPNCTT
(sản phẩm phụ)
Với:
Tổng CPNCTT 1.145.558.101 đồng
CP NCTT (sản phẩm phụ) 5.314.801 đồng
Vậy CPNCTT tính cho sản phẩm fillet loại1, 2, 3 là: 1.140.243.300 đồng.
+ Chi phí sản xuất chung:
CP SXC
(Fi 1,2,3)
=
Tổng CP SXC
-
CPSXC
(sản phẩm phụ)
Với:
Tổng CPSXC 1.894.992.646 đồng
CP SXC (sản phẩm phụ) 10.289.661 đồng
Vậy CPSXC tính cho sản phẩm fillet loại1, 2, 3 là: 1.884.702.985 đồng.
Phân bổ chi phí sản xuất sản phẩm cá tra Fillet:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Xí nghiệp áp dụng công thức phân bổ như sau:
CP NVLTT phân bổ cho từng loại sản phẩm
=
Tổng CP NVLTT
X
Số lượng sản phẩm quy đổi thành Fillet loại 1
Tổng số lượng sản phẩm quy đổi thành Fillet loại 1
Trong đó số lượng sản phẩm quy đổi thành Fillet loại 1 được Xí nghiệp áp dụng theo hệ số như sau:
+ Cá tra fillet loại 1: 100%
+ Cá tra fillet loại 2: 85%
+ Cá tra fillet loại 3: 70%
Hệ số qui đổi nêu trên được xác định dựa trên giá sự chênh lệch giá bán thành phẩm giữa các loại sản phẩm cá tra Fillet loại 1, loại 2 và loại 3.
Hệ số này sẽ thay đổi khi tương quan giá bán của các loại sản phẩm cá tra fillet đông lạnh đóng gói thay đổi.
Bảng 4.2
Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
ĐVT: đồng
Khoản mục
Tổng CP
Phân bổ
Fillet loại 1
Fillet loại 2
Fillet loại 3
CP NVLTT
11.444.146.000
5.522.337.894
5.591.142.503
330.665.603
- Chi phí nhân công trực tiếp:
Xí nghiệp áp dụng công thức phân bổ như sau:
CP NCTT phân bổ cho từng loại sản phẩm
=
Tổng CP NCTT
X
Số lượng từng loại sản phẩm
Tổng sản phẩm sản xuất
Trong đó theo mức qui định tại Xí nghiệp thì:
+ Tổng sản phẩm sản xuất là: tổng số lượng sản phẩm cá tra Fillet sản xuất trong tháng.
+ Số lượng từng loại sản phẩm là: số lượng từng loại sản phẩm cá tra Fillet sản xuất trong tháng.
Bảng 4.3
Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp
ĐVT: đồng
Khoản mục
Tổng CP
Phân bổ
Fillet loại 1
Fillet loại 2
Fillet loại 3
CP NCTT
1.140.243.300
500.838.555
596.563.137
42.841.608
- Chi phí sản xuất chung:
Xí nghiệp áp dụng công thức phân bổ như sau:
CP SXC phân bổ cho từng loại sản phẩm
=
Tổng CP SXC
X
Số lượng từng loại sản phẩm
Tổng sản phẩm sản xuất
Trong đó theo mức qui định tại Xí nghiệp thì:
+ Tổng sản phẩm sản xuất là: tổng số lượng sản phẩm cá tra Fillet sản xuất trong tháng.
+ Số lượng từng loại sản phẩm là: số lượng từng loại sản phẩm cá tra Fillet sản xuất trong tháng.
Bảng 4.4
Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung
ĐVT: đồng
Khoản mục
Tổng CP
Phân bổ
Fillet loại 1
Fillet loại 2
Fillet loại 3
CP SXC
1.884.702.985
827.833.779
986.056.507
70.812.699
4.4.4. Đánh giá sản phẩm dở dang
Do đặc điểm của qui trình công nghệ, và do đặc điểm của nguyên vật liệu cũng như sản phẩm nên tùy theo khối lượng sản phẩm sản xuất trong ngày mà Xí nghiệp quyết định thu mua nguyên vật liệu đầu vào vừa đủ để sản xuất trong ngày. Do đó Xí nghiệp không có sản phẩm dở dang nên không đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
4.4.5. Tính giá thành sản phẩm
Trong tháng, Xí nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, nhưng do thời gian có hạn nên để tài này chỉ tập trung tính giá thành cho sản phẩm cá tra fillet loại 1, loại 2 và loại 3.
Tại Xí nghiệp áp dụng phương pháp giản đơn để tính giá thành theo công thức sau:
Tổng giá thành thực tế sản phẩm
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
-
Gía trị các khoản điều chỉnh giảm
Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm
=
Tổng giá thành thực tế sản phẩm
Số lượng sản phẩm hoàn thành
Trong tháng 12/2006, Xí nghiệp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế đơn vị sản phẩm như sau:
Bảng 4.5
Bảng tính giá thành sản phẩm tháng 12/2006
ĐVT: đồng
Khoản mục
Loại sản phẩm
Fillet loại 1
Fillet loại 2
Fillet loại 3
CP NVLTT
5.522.337.894
5.591.142.503
330.665.603
CP NCTT
500.838.555
596.563.137
42.841.608
CPSXC
827.833.779
986.056.507
70.812.699
Tổng GT
6.851.010.228
7.173.762.147
444.319.910
SLSP (Kg)
150.281
179.004
12.855
GTĐV(đ/Kg)
45.588
40.076
34.563
Nhập kho thành phẩm:
Nợ TK 155 6.851.010.228 đồng
Nợ TK 155 7.173.762.147 đồng
Nợ TK 155 444.319.910 đồng
Có TK 154 14.469.092.285 đồng
è Nhận xét chung:
Nhìn chung cách phân bổ và tính giá thành sản phẩm cá tra fillet của Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản AFIEX là chính xác, đảm bảo theo chế độ kế toán của Nhà nước nhưng đã có sự kết hợp uyển chuyển sao cho phù hợp với tình hình thực tế của các cán bộ công nhân viên phòng kế toán của Xí nghiệp.
4.5. PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ CẤU THÀNH NÊN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Mục đích của việc tìm hiểu và phân tích biến động chi phí sản xuất là nhằm đánh giá về sự biến động của các khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành đơn vị sản phẩm trong 2 năm 2005 và 2006, và qua đó đề ra các biện pháp nhằm giúp Xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX giảm chi phí sản xuất.
Trong hai năm 2005 và 2006, Xí nghiệp sản xuất ra rất nhiều loại sản phẩm, trong phạm vi để tài nghiên cứu này chỉ tìm hiểu về sự biến động chi phí sản xuất của sản phẩm cá tra Fillet loại 1 vì sản phẩm này luôn chiếm tỷ trọng cao và tương đối ổn định qua các kỳ sản xuất.
Bảng 4.6
Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm cá tra Fillet loại 1 qua hai năm 2005 và 2006
ĐVT: 1.000 đồng
Khoản mục giá thành
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Tỷ lệ tăng/giảm
SLSP (Kg)
1.948.890
2.918.996
970.106
+49,8 %
CP NVLTT
66.500.492
102.839.177
36.338.685
+54,6 %
CP NCTT
5.577.723
8.581.151
3.003.428
+53,8 %
CP SXC
8.144.411
12.956.016
4.811.605
+59 %
Tổng
80.222.627
124.376.345
44.153.718
+55,04 %
(Nguồn: tổng hợp từ các bảng tính giá thành năm 2005-2006)
Qua bảng số liệu nêu trên, có thể nhận thấy tổng chi phí sản xuất sản phẩm cá tra fillet đông lạnh loại 1 tăng 55,04% tương tứng với số tuyệt đối là 44.153.717.751 đồng. Khi đi sâu vào phân tích các khoản mục chi phí cấu thành nên sản phẩm này, ta có thể thấy rằng chi phí của từng khoản mục đều tăng. Để dễ dàng xác định được mức độ ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí lên giá thành sản phẩm, ta đi vào xem xét bảng tính giá thành đơn vị các khoản mục giá thành sản phẩm cá tra Fillet loại 1 như sau:
Bảng 4.7
Bảng phân tích biến động các khoản mục giá thành đơn vị của sản phẩm cá tra Fillet loại 1
ĐVT: đồng/Kg
Khoản mục giá thành
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Tỷ lệ tăng/giảm
Số tiền
%
Số tiền
%
NVLTT
34.122
83
35.231
81.64
1.107
+3,24 %
NCTT
2.862
6.95
3.156
7.3
294
+10,27 %
CPSXC
4.179
10.05
4.765
11.06
586
+14,0 %
Tổng
41.163
100
43.152
100
1.989
+4,83 %
(Nguồn: tập hợp tứ các bảng tính giá thành)
Qua bảng phân tích nêu trên, ta thấy rằng giá thành đơn vị của sản phẩm cá tra Fillet loại 1 tăng 4,83% tương đương với 1.989 đồng, trong đó các khoản mục chi phí đều tăng. Để làm rõ hơn nguyên nhân biến động chi phí, ta đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân biến động của từng khoản mục chi phí.
4.5.1. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Cá tra tươi sống nguyên con là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất những sản phẩm cá tra fillet. Nguyên vật liệu này chiếm tỷ trọng khá lớn và có nhiều biến động nên gây ảnh hưởng rất lớn đến giá thành của sản phẩm cá tra fillet.
Bảng 4.8
Bảng chi phí nguyên vật liệu của sản phẩm cá tra Fillet loại 1
Diễn giải
Sản phẩm cá tra Fillet loại 1
Năm 2005
Năm 2006
Số lượng sản phẩm (Kg)
1.948.890
2.918.996
Tiêu hao NVL (Kg/đvsp)
2,56
2,48
Đơn giá NVL (đ/Kg)
13.329
14.150
CP NVLTT (đ)
66.500.492.310
102.839.177.235
(Nguồn: tập hợp từ các bảng tính giá thành)
CPNVL2005 = 1.948.890 x [ 2,56 x 13.329] = 66.500.492.310 đồng
CPNVL2006 = 2.918.996 x [ 2,48 x 14.150] = 102.839.177.235 đồng
+ Biến động chi phí nguyên vật liệu:
CPNVL = 102.839.177.235 - 66.500.492.310 = + 36.338.684.925 đồng
So với chi phí nguyên vật liệu sản xuất cá tra Fillet loại 1 của năm 2005 thì chi phí nguyên vật liệu năm 2006 cao hơn với mức chênh lệch là 36.338.684.925 đồng. Chi phí nguyên vật liệu chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+ Khối lượng sản phẩm sản xuất.
+ Mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành.
+ Giá cả của nguyên vật liệu.
Năm 2005 Xí nghiệp sản xuất được 1.948.890 Kg sản phẩm cá tra Fillet loại 1, năm 2006 sản xuất được 2.918.996 Kg sản phẩm cá tra Fillet loại 1, ta có thể quy về theo định mức tiêu hao nguyên vật liệu của Kg sản phẩm để phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu của loại sản phẩm này.
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố lượng
CPNVLL = (2.918.996 – 1.948.890) x [2.56 x 13.329]
= + 33.102.189.760 đồng
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố tiêu hao
CPNVL M = 2.918.996 x [(2.48 – 2.56) x 13.329]
= - 2.723.510.838 đồng
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá
CPNVL P = 2.918.996 x [(14.150 – 13.329) x 2.48]
= + 5.960.006.033 đồng
Tổng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí nguyên vật liệu của sản phẩm cá tra Fillet loại 1.
CPNVL GB = + 33.102.189.760 - 2.723.510.838 + 5.960.006.033
= + 36.338.684.925 đồng.
¬ Nguyên nhân của sự biến động
- Biến động lượng:
Trong tổng mức độ ảnh hưởng thì mức độ ảnh hưởng của nhân tố lượng là cao nhất, điều này làm cho chi phí lượng tăng 33.102.189.760 đồng. Nguyên nhân do trong năm 2006, Xí nghiệp đã sản xuất nhiều hơn năm 2005 một lượng là 49,8% tương đương với 970.106 Kg sản phẩm cá tra Fillet loại 1.
- Biến động do tiêu hao:
Trái với sự tác động làm tăng chi phí của nhân tố giá và lượng, nhân tố tiêu hao đã làm chi phí nguyên vật liệu giảm. Mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một Kg sản phâm cá tra Fillet loại 1 của năm 2006 là 2.48 Kg thấp hơn so với mức tiêu hao của năm 2005 là 2.56 Kg. Điều này giúp cho tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm đi được một lượng - 2.723.510.838 đồng. Điều này chứng tỏ Xí nghiệp đã có những cố gắng nhất định trong việc làm giảm giá thành sản phẩm mà vẫn giữ nguyên chất lượng trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào liên tục biến động. Mức tiêu hao giảm do các nguyên nhân sau:
+ Trong năm 2006, câu lạc bộ nuôi cá tra sạch AFIEX bắt đầu đi vào hoạt động có hiệu quả. Câu lạc bộ này bao gồm các hộ nuôi cá tra nguyên liệu dưới sự hướng dẫn về kỹ thuật nuôi của Xí nghiệp, do đó cá tra được Xí nghiệp mua vào từ đây sẽ có kích cỡ đồng đều hơn, màu sắc thịt của cá cũng đồng nhất hơn nên giúp Xí nghiệp giảm được mức hao phí nguyên liệu trong sản xuất.
+ Xí nghiệp đã đào tạo, nâng cao tay nghề chế biến cho các công nhân sản xuất nên đã làm giảm số lượng sản phẩm hư hỏng.
+ Trong năm 2006, Xí nghiệp đã tìm được nhiều hơn hợp đồng xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong nước, lượng khách hàng cũng đa dạng hơn nên Xí nghiệp đã có những thay đổi về định mức kinh tế kỹ thuật sao cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
- Biến động giá:
Trong tổng mức độ ảnh hưởng thì mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá tương đối cao, điều này làm cho chi phí giá tăng 5.960.006.033 đồng. Chi phí giá tăng nhanh như vậy là do đơn giá cá tra nguyên liệu tăng nhanh, cụ thể giá cá tra trung bình năm 2006 so với năm 2005 tăng khoảng 6,2% tương ứng với giá cá tra nguyên liệu năm 2005 và năm 2006 là 13.329 đồng/Kg và 14.150 đồng/Kg.
Giá cá tra nguyên liệu tăng đột biến là do tình hình biến động của giá cả thị trường làm cho giá mua tăng. Nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất loại sản phẩm này là cá tra nguyên con, tươi sống cho nên sự tác động của nhân tố giá đó sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất của Xí nghiệp.
Do đặc điểm của quy trình công nghệ đòi hỏi nguyên liệu đầu vào là phải là cá tra tươi sống và sạch bệnh, nên việc dự trữ cá tra nguyên liệu để sản xuất là nằm ngoài khả năng của Xí nghiệp, do đó dù đã có mối quan tâm rất nhiều đến biến động của loại chi phí này nhưng Xí nghiệp vẫn phải chịu tác động rất lớn từ những biến động của nguồn cung cấp bên ngoài.
Ngoài ra, trong năm 2006 giá xăng dầu liên tục biến động tăng so với năm 2005 nên làm cho chi phí vận chuyển tăng.
Nguyên nhân giá cá tra nguyên liệu và giá xăng dầu luôn biến động trong năm 2005 và 2006, đây là nguyên nhân do quan hệ cung cầu của thị trường quy định
Tuy nhiên, giá cá tra trung bình năm 2006 cao hơn năm 2005 là 6,2%, nhưng chi phí nguyên vật liệu để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm cá tra Fillet loại 1 chỉ tăng 3,24% tương ứng với 1.107 đồng. Điều này cho thấy trong năm 2006, Xí nghiệp đã có những biện pháp hiệu quả làm giảm chi phí tiêu hao nguyên vật liệu như:
+ Trong năm 2006, câu lạc bộ nuôi cá tra sạch AFIEX gồm các hộ nuôi thủy sản trong tỉnh An Giang bắt đầu đi vào hoạt động có hiệu quả nên giúp Xí nghiệp giảm được chi phí thu mua.
4.5.2. Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp
Bảng 4.9
Chi phí nhân công trực tiếp của sản phẩm cá tra Fillet loại 1
ĐVT: đồng
Khoản mục
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Tỷ lệ tăng/giảm
CPNCTT (đ)
5.577.723.180
8.581.151.376
+3.003.428.196
+53,8 %
SLSP (Kg)
1.948.890
2.918.996
+970.106
+49,8 %
CPNCTTĐV (đ/Kg)
2.862
3.156
+294
+10,27 %
Nhìn chung, ta thấy rằng chi phí nhân công trực tiếp sản xuất đơn vị sản phẩm trong năm 2006 đã tăng hơn so với năm 2005 một tỷ lệ là 10,27% tương đương với 294 đồng, chi phí nhân công trực tiếp luôn là một yếu tố quan trọng trong việc cấu thành nên giá trị sản phẩm. Do đó, sự biến động chi phí nhân công trực tiếp luôn có sự ảnh hưởng nhất định đến giá thành sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Xí Nghiệp và cuộc sống của công nhân viên trực tiếp sản xuất.
Sự biến động của chi phí nhân công trực tiếp do các nguyên nhân sau:
- Trong hai năm 2005 và 2006, Chính phủ đã có quyết định nâng mức lương cơ bản của công nhân viên từ 290.000 đồng lên 350.000 đồng và đến ngày 1/10/2006 là mức 450.000 đồng. Đây là quyết định đúng đắn của Chính phủ trong việc tạo thu nhập cao hơn cho người lao động, giúp người lao động có được mức sống tương đối ổn định, giúp duy trì cuộc sống, an tâm hơn trong việc sản xuất. Tuy nhiên, điều này cũng là nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất cho Xí nghiệp. Đây là yếu tố khách quan giúp cho công nhân của Xí nghiệp
- Trong năm 2006, Xí nghiệp đã ký được nhiều hợp đồng cung ứng sản phẩm hơn, do đó trong những thời điểm nhất định trong năm (nhất là trong những tháng vào mùa thu hoạch cá tra) Xí nghiệp luôn phải hoạt động sản xuất liên tục, tăng ca sản xuất để cung ứng sản phẩm đúng thời điểm. Ở Xí nghiệp, việc làm ngoài giờ chi phí mỗi giờ công tăng hơn 150% so với làm việc trong giờ hành chính và tăng 200% trong ngày nghỉ.
- Ngoài ra Xí nghiệp còn một số thiết bị sản xuất đã cũ, chậm được thay thế và nâng cấp nên ảnh hưởng đến năng suất chế biến, phát sinh chi phí làm ngoài giờ, làm tăng giá thành sản phẩm.
- Trong năm 2005, ở địa bàn tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng, đã hình thành nên nhiều nhà máy chế biến thủy sản. Do đó với áp lực cạnh tranh thu hút nhân lực của các Xí nghiệp này, nhân công trực tiếp có tay nghề của Xí nghiệp thủy sản AFIEX luôn bị biến động làm ảnh hưởng đến năng suất sản xuất và làm cho chi phí đào tạo công nhân của Xí nghiệp luôn phát sinh.
- Dưới áp lực cạnh tranh về nhân công trực tiếp sản xuất của các Xí nghiệp chế biến thủy sản khác trong và ngoài tỉnh, trong năm 2006, Xí nghiệp đã thay đổi cách tính lương cho công nhân sản xuất, bằng cách ngoài việc nâng định mức tiền lương mỗi công đoạn sản xuất sao cho phù hợp với quy định của Nhà nước, Xí nghiệp còn quy định thêm mức lương tối thiểu cho mỗi công nhân trực tiếp (có hợp đồng) sản xuất là 1.000.000 đồng/tháng. Điều này sẽ làm tăng chi phí sản xuất nhưng giúp cho công nhân có được thu nhập ổn định hơn và an tâm với việc làm đang hiện có.
4.5.3. Phân tích biến động chi phí sản xuất chung
Bảng 4.10
Chi phí sản xuất chung của sản phẩm cá tra Fillet loại 1
Khoản mục
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Tỷ lệ tăng/giảm
CPSXC (đ)
8.144.411.310
12.956.015.940
+4.811.604.630
+59 %
SLSP (Kg)
1.948.890
2.918.996
+970.106
+49.8 %
CPSXCĐV (đ/Kg)
4.179
4.765
+586
+14 %
Từ bảng phân tích trên, ta có thể thấy rằng chi phí sản xuất chung để sản xuất sản phẩm cá tra fillet loại 1 của năm 2006 tăng so với năm 2005 là 59% tương đương với 4.811.604.630 đồng. Trong đó, biến động do chi phí đơn vị thay đổi làm tổng chi phí sản xuất chung tăng.
Để xác định rõ hơn nguyên nhân của biến động chi phí sản xuất chung, ta có thể xem xét đến từng khoản mục của chi phí sản xuất chung qua hai năm 2005 và 2006 như sau:
Bảng 4.11
Bảng phân tích biến động chi phí sản xuất chung của
sản phẩm cá tra fillet loại 1
ĐVT: đồng/Kg
Khoản mục
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Định phí
795
993
+198
1. Chi phí NVPX
70
87
+17
2. Chi phí khấu hao TSCĐ
725
906
+181
Biến phí
3.384
3.772
+388
3. Chi phí vật liệu
1.762
1.707
-55
4. Chi phí dụng cụ sản xuất
157
504
+347
5. Chi phí dịch vụ mua ngoài
898
1047
+149
6. Chi phí bằng tiền khác
567
514
-53
Tổng CPSXC đơn vị
4.179
4.765
+586
Qua bảng trên, ta có thể thấy được trong từng khoản mục khác nhau của chi phí sản xuất chung có sự biến động tăng cũng như biến động giảm. Để thấy rõ sự tác động của biến động chi phí trong từng khoản mục có tác dụng như thế nào đến giá thành đơn vị sản phẩm, ta phân chi phí sản xuất chung thành 2 khoản mục là: định phí và biến phí.
- Khoản mục định phí có biến động tăng một lượng là 198 đồng/1 đơn vị sản phẩm. Trong đó, chi phí nhân viên quản lý Xí nghiệp có biến động tăng 17 đồng/1 đơn vị sản phẩm và chi phí khấu hao tài sản cố định tăng 181 đồng/1 đơn vị sản phẩm.
+ Chi phí nhân viên quản lý được Xí nghiệp tập hợp bao gồm các chi phí tiền lương, kinh phí Công đoàn, bảo hiểm y tế, bao hiểm xã hội của nhân viên quản lý Xí nghiệp. Có thể giải thích nguyên nhân tăng chi phí nhân viên quản lý Xí nghiệp tương tự như chi phí nhân công trực tiếp. Qua 2 năm 2005 và 2006, Chính phủ đã có những điều chỉnh mức lương cơ bản cho công nhân viên nhằm ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống và theo kịp với tốc độ tăng giá tiêu dùng ngoài thị trường, điều này làm tăng chi phí đơn vị của khoản mục nhân viên quản lý Xí nghiệp.
+ Khoản mục chi phí khấu hao tài sản cố định tăng do trong năm 2006 để phù hợp với nhu cầu sản xuất và bảo quản sản phẩm, Xí nghiệp đã đầu tư xây dựng thêm một số nhà xưởng mới và đồng thời xây dựng thêm kho lạnh bảo quản sản phẩm.
- Khoản mục biến phí có biến động tăng một lượng là 388 đồng/đơn vị sản phẩm. Trong đó, chi phí vật liệu có biến động giảm 55 đồng/đơn vị sản phẩm, chi phí công cụ dụng cụ sản xuất tăng 347 đồng/đơn vị sản phẩm, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 149 đồng/đơn vị sản phẩm và chi phí bằng tiền khác có biến động giảm 53 đồng/1 đơn vị sản phẩm. Biến phí đơn vị sản phẩm tăng do các nguyên nhân sau:
+ Chi phí vật liệu được Xí nghiệp tập hợp bao gồm chi phí nhiên liệu, chi phí vật liệu phụ và chi phí bao bì. Chi phí này giảm do trong năm 2006 Xí nghiệp đã có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn việc sử dụng nhiên liệu, chống thất thoát lãng phí, ngoài ra song song với việc xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu sản xuất, Xí nghiệp cũng hoàn thành và đưa vào áp dụng có hiệu quả định mức tiêu hao nhiên liệu, bao bì sản xuất.
+ Trong khoản mục biến phí sản xuất thì khoản mục chi phí dụng cụ sản xuất và chi phí dịch vụ mua ngoài có mức tăng cao. Nguyên nhân do sức chứa kho thành phẩm chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất do đó Xí nghiệp phải thuê thêm kho ngoài. Ngoài ra, do rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu trong việc áp dụng các qui định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm và dư lượng các chất kháng sinh, hóa học làm cho Xí nghiệp phải tăng thêm chi phí trong việc kiểm tra dư lượng chất các chất này.
+ Chi phí bằng tiền được Xí nghiệp tập hợp bao gồm chi phí công tác, phụ cấp tiền cơm và chi phí khác. Chi phí này giảm do trong năm 2006 Xí nghiệp đã có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn trong phụ cấp tiền cơm cho công nhân như qui định chỉ phụ cấp tiền cơm đối với công nhân có tham gia sản xuất trong ngày và qui định lại đơn giá khẩu phần ăn.
Chương 5
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP
5.1. NHẬN XÉT VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
5.1.1. Ưu điểm
Về tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp:
- Được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, mọi nghiệp vụ được đưa về phòng kế toán xử lý, điều này tạo sự thống nhất thường xuyên suốt kỳ kế toán.
- Công việc xử lý số liệu, lưu trữ chứng từ kế toán tại Xí nghiệp được thực hiện trên máy tính giúp giảm bớt công việc và đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin kịp thời và chính xác.
- Các bộ phận trong phòng kế toán có nhiệm vụ rõ ràng và cụ thể nên công việc kế toán được chuyên môn hóa sâu hơn.
Về hình thức sổ kế toán:
- Xí Nghiệp sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ phù hợp với những Xí nghiệp lớn vì được phân loại từng nội dung nghiệp vụ cho từng kế toán viên, tuy hình thức này có trùng lắp nhưng thông tin kế toán được xử lý bằng máy tính nên nhược điểm này đã được khắc phục.
- Việc hạch toán hàng tồn kho theo hình thức kê khai thường xuyên có ưu điểm là theo dõi chặt chẽ, đáp ứng nhu cầu kịp thời của thông tin.
Về hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm:
- Phản ánh kịp thời và chính xác các nghiệp vụ phát sinh.
- Xác định tương đối chính xác về giá thành sản xuất của các loại sản phẩm.
- Đúng với chế độ kế toán hiện hành.
- Phương pháp tính giá thành giản đơn phù hợp với công nghệ sản xuất khép kín ở Xí nghiệp.
- Kỳ tính giá thành là một tháng phù hợp với tình hình nguyên vật liệu luôn biến động như hiện nay.
Về phương pháp tính lương:
Xí nghiệp trả lương theo hai hình thức chủ yếu là trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Với cách trả lương như vậy tuy có phức tạp nhưng giúp công nhân viên làm việc nghiêm túc, tuân thủ thời gian quy định, tránh tình trạng nghỉ việc quá lâu hoặc nghỉ không lý do làm ảnh hưởng đến công việc.
Cách tính lương này có tác dụng làm cho những người phục vụ sản xuất quan tâm đến kết quả lao động sản xuất vì nó gắn liền với lợi ích bản thân họ.
Thu nhập của công nhân tương đối cao. Việc chăm sóc sức khỏe, an toàn lao động được Xí nghiệp rất chú trọng. Các khoản trích theo lương được Xí nghiệp thực hiện đúng theo chính sách, chế độ của Nhà nước qui định. Việc tính lương cho công nhân viên được phân định rõ ràng.
Về chứng từ sử dụng:
Xí Nghiệp có sử dụng có chọn lọc các chứng tứ theo đúng qui định của Bộ Tài Chính sao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Thực hiện việc lập chứng, luân chuyển và lưu trử chứng từ theo đúng chế độ chứng từ Kế toán do nhà nước ban hành.
Ngoài ra Xí nghiệp còn có những mặt mạnh sau:
- Đội ngũ công nhân lâu năm lành nghề, đội ngũ cán bộ dày dặn kinh nghiệm quản lý.
- Sản phẩm phong phú, thu hút được thị phần lớn trong nước. Ngoài ra Xí nghiệp còn tạo được thương hiệu ở một số nước bạn.
- Việc Xí nghiệp vẫn chiếm lĩnh được thị trường riêng cho mình trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay cho thấy Xí nghiệp đã hợp lý trong việc tính giá thành và quản lý tốt khâu tập hợp chi phí sản xuất. Đây là một mắc xích quan trọng tạo nên sự thành công của Xí nghiệp.
5.1.2. Những vấn đề tồn tại
- Nguyên vật liệu chủ yếu là do mua ngoài, giá mua do quy luật cung cầu của thị trường quyết định do đó Xí nghiệp sẽ gặp khó khăn ở những thời điểm nhất định khi thị trường cung cấp nguyên vật liệu đầu vào bị biến động.
- Hình thức trả lương theo sản phẩm còn hạn chế vì hình thức này chưa khuyến khích người lao động chú ý đến chất lượng của sản phẩm mà chỉ chú ý đến số lượng sản phẩm sản xuất ra..
- Nghiệp vụ kế toán phát sinh trong Xí nghiệp khá nhiều do đó có một số kế toán kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Xí nghiệp nên có thêm kế toán viên để giảm tải công việc và đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời và chính xác cho công tác quản lý trong Xí nghiệp.
- Hiện tại, Xí nghiệp vẫn còn sử dụng tài khoản 1421 cho mục phân bổ chi phí bao bì cũng như chi phí lãi vay.
- Hệ thống tài khoản kế toán tại Xí nghiệp hiện còn chung chung, chưa phân chia thành các tiểu khoản để theo dõi các chi phí phát sinh cho từng loại sản phẩm.
5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
- Phát huy vai trò kiểm tra giám sát của thống kê và chất lượng từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đưa vào sản xuất. Vì khi đến các hầm bè để mua cá thì chúng ta chỉ kiểm mẫu, nên vần đề rủi ro về chất lượng, trọng lượng màu sắc… là rất cao.
- Kiểm tra chặt chẽ các chứng từ ghi chép tình hình nhập xuất nguyên liệu. Tổ chức đối chiếu định kỳ và bất thường kho nguyên liệu đối với số liệu của phòng kế toán để việc kiểm tra đạt hiệu quả cao nhất.
- Theo dõi chặt chẽ số liệu phản ánh tình hình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất được bộ phận sản xuất báo cáo, nhanh chóng phát hiện và tìm hiểu khi số liệu lãng phí, thất thoát vượt quá mức độ cho phí trong quá trình sản xuất, nếu có.
- Hiện nay, những nguyên liệu chủ yếu được Xí nghiệp mua theo hợp đồng ngắn hạn. Trong hợp đồng có những thỏa thuận như đảm bảo về chất lượng, số lượng theo giá cả đã thỏa thuận. Nên Xí nghiệp cần có một khoản dự phòng để cùng nhau thỏa thuận khi có những tình huống giá cả biến động tăng ngoài ý muốn xãy ra.
- Việc tính lương theo sản phẩm, tiêu thức phân bổ và cách phân bổ chi phí nhân công trực tiếp theo hệ số có phần chưa hợp lý và chính xác. Cụ thể: tuy sản phẩm cá tra fillet là mặt hàng sản xuất chủ yếu của Xí nghiệp nên được qui định là hệ số 1. Bên cạnh đó có nhiều tháng thì đơn đặt hàng cho cá basa nhiều hơn thì mức lương của công nhân có phần giảm vì cá basa có hệ số nhỏ hơn cá tra.
Hơn nữa tuy số lượng công nhân hiện nay của công nhân khá cao nhưng vẫn còn thiếu so với nhu cầu nên vấn đề tăng ca xảy ra thường xuyên. Vì vậy Xí nghiệp cần nhanh chóng tuyển thêm công nhân để khắc phục tình trạng này.
Về công tác kế toán tại Xí nghiệp, tôi có một số đề nghị để giúp Xí nghiệp theo dõi chặt chẽ hơn về các khoản mục chi phí như sau:
- Xí Nghiệp nên thay đổi tài khoản 1421 đang sử dụng để phân bổ chi phí bao bì sử dụng và phân bổ chi phí lãi vay thành tài khoản 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” để phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành. Kế toán có thể chia thành hai tiểu khoản để theo dõi riêng các khoản mục chi phí bao bì và chi phí lãi vay cần phân bổ trong kỳ như sau:
+ TK 142BB để phân bổ chi phí bao bì.
+ TK 142LV để phân bổ chi phí lãi vay.
- Sản phẩm Xí Nghiệp sản xuất ra bao gồm rất nhiều chủng loại (bao gồm cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ). Do đó Xí nghiệp cần phân chia các tài khoản chi phí, tài khoản sản phẩm dở dang và tài khoản thành phẩm để dễ dàng hơn trong việc đánh giá đúng giá thành của từng loại sản phẩm.
Ví dụ:
+ Đối với tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Đối với sản phẩm là cá tra fillet đông lạnh: nguyên vật liệu chính để sản xuất loại sản phẩm này là cá tra bè và cá tra hầm. Do đó, Xí nghiệp cần sử dụng hai tiểu khoản 152TB và 1521TH để theo dõi chi phí thu mua nguyên vật liệu là cá tra bè và cá tra hầm. Nếu áp dụng hình thức tiểu khoản trên, Xí nghiệp có thể dễ dàng theo dõi biến động chi phí của hai nguồn nguyên liệu này, qua đó giúp Xí nghiệp có những biện pháp khác phục kịp thời, tránh tình trạng chi phí tăng quá cao mà không kiểm soát được.
Như vậy khi phát sinh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sẽ hạch toán như sau:
Nợ TK 621T
Có TK 152TB
Có TK 152TH
Tương tự như vậy đối với sản phẩm cá ba sa fillet đông lạnh, Xí nghiệp có thể sử dụng tài khoản 152SB và 152SH để theo dõi chi phí cá ba sa bè và cá basa hầm nguyên liệu.
Song song với đó Xí nghiệp cần xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết của tài khoản 621”Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” như sau:
TK 621T: phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm cá tra fillet
TK 621B: phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm cá basa fillet
+ Đối với tài khoản chi phí nhân công trực tiếp:
Xí Nghiệp sản xuất rất nhiều loại sản phẩm. Trong khoản thời gian gần đây, Xí nghiệp chủ yếu là sản xuất hai mặt hàng cá tra fillet đông lạnh và cá ba sa fillet đông lạnh, đi kèm với các sản phẩm chính là các phụ phẩm, các phụ phẩm này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm giá thành của sản phẩm chính đồng thời làm phong phú thêm các mặt hàng Xí nghiệp sản xuất.
Tuy nhiên, để đánh giá rõ hơn về chi phí sản xuất sản phẩm chính và sản phẩm phụ Xí Nghiệp nên xây dựng thêm các tài khoản chi tiết như sau:
TK 3341T, TK 3341B để xác định chi phí tiền lương để sản xuất sản phẩm chính là cá tra fillet đông lạnh và cá ba sa fillet đông lạnh. Xí nghiệp nên dựa trên giá thành bán ra của từng loại sản phẩm mà Xí nghiệp có những sự thay đổi hệ số tính lương sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Qua đó có thể xác định chính xác chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại sản phẩm sản xuất.
Nhằm ổn định cho giá thành sản phẩm giữa các kỳ, việc chi trả tiền lương nghỉ phép không làm cho giá thành tăng đột biến, kế toán nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép và phân bổ đều vào chi phí của các kỳ hạch toán.
Do quy mô của Xí nghiệp không lớn lắm nên để đơn giản cách tính mà không làm ảnh hưởng nhiều đến sự biến động chi phí và giá thành sản phẩm, Xí nghiệp nên áp dụng công thức sau:
Số tiền lương trích trước hàng tháng
=
Tổng tiền lương nghỉ phép thường niên kế hoạch cả năm
12 tháng
Để hạch toán khoản trích trước tiền lương nghỉ phép hàng thàng, kế toán sử dụng tài khoản 335 “Chi phí trả trước” và phương pháp hạch toán như sau:
Sơ đồ 5.1
Sơ đồ hạch toán TK 335
334
335
622
622
Tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh
Trích trước tiền lương nghỉ phép CNSXTT
Điều chỉnh bằng cách bổ sung
Điều chỉnh bằng cách ghi giảm chi phí
+ Đối với chi phí sản xuất chung:
Kế toán nên xây dựng định mức cố định chi phí sản xuất chung cho việc sản xuất các loại sản phẩm phụ. Qua đó sẽ nhẹ nhàng hơn trong việc xác định giá thành các loại sản phẩm phụ này. Do việc bán các sản phẩm phụ chỉ đóng góp vai trò vào việc giảm giá thành sản xuất của sản phẩm chính do đó Xí nghiệp cũng nên tiến hành nghiên cứu và định ra một khoản định mức chi phí sao cho hợp lý nhằm cho các loại sản phẩm này chịu bớt đi một lượng chi phí sản xuất, giúp các loại sản phẩm chính có giá thành thấp hơn.
+ Đối với tài khoản sản phẩm dở dang và thành phẩm:
Trong kỳ, Xí Nghiệp sản xuất ra rất nhiều loại sản phẩm, nhưng khi kết chuyển tính giá thành thì Xí Nghiệp chưa phân chia rõ ràng các tài khoản chi tiết cho các loại sản phẩm sản xuất mà chỉ sử dụng một tài khoản duy nhất đó là 154 và 155, điều này gây khó khăn trong việc xác định rõ ràng, chính xác các khoản chi phí và tính giá thành của các loại sản phẩm.
Xí Nghiệp nên xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết như sau:
Tài khoản 154 “Sản phẩm dở dang” nên chia thành các tài khoản chi tiết như sau:
* Đối với sản phẩm là cá tra fillet đông lạnh:
TK 154CT cho các loại sản phẩm chính là cá tra fillet đông lạnh.
TK 154PT cho các loại sản phẩm phụ của việc sản xuất cá tra fillet đông lạnh.
* Đối với sản phẩm là cá basa fillet đông lạnh:
TK 154CB cho các loại sản phẩm chính là cá basa fillet đông lạnh.
TK 154PB cho các loại sản phẩm phụ của việc sản xuất cá basa fillet đông lạnh.
Tài khoản 155 “Thành phẩm” nên chia thành các tài khoản chi tiết như sau:
TK 155T cho sản phẩm là cá tra fillet đông lạnh.
TK 155B cho sản phẩm là cá basa fillet đông lạnh.
TK 155P cho sản phẩm phụ.
5.3. GIẢI PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Việc hạ giá thành sản phẩm không chỉ có ý nghĩa đối với Xí nghiệp trong việc điều hành quản lý, nâng cao lợi nhuận mà còn có ý nghĩa rất lớn trong quyết định sự tồn tại của Xí nghiệp trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Hạ giá thành sẽ giảm bớt lượng vốn lưu động chiếm dùng và tiết kiệm vốn cố định, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Sau đây là một số đề xuất cụ thể có thể giảm được giá thành sản phẩm:
5.3.1. Giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao: ở Xí nghiệp trong giá thành sản phẩm nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng rất lớn trên 80%. Bởi vậy, phấn đấu tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu tiêu hao có ý nghĩa quan trọng đối với việc hạ thấp giá thành.
- Muốn tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao công ty phải xây dựng định mức tiêu hao để khống chế số lượng tiêu hao, cải tiến, kỹ thuật sản xuất và thiết kế sản phẩm nhằm giảm bớt số lượng tiêu hao cho mỗi đơn vị sản phẩm, tận dụng phế liệu, phế phẩm.
- Xí nghiệp nên có hệ thống thu thập và tổng hợp thông tin khách hàng để phát hiện, phân loại khách hàng nào thường cung ứng những sản phẩm không đảm bảo chất lượng thịt cá khi chế biến làm tăng tiêu hao nguyên vật liệu.
- Giảm bớt tổn thất trong sản xuất: bộ phận thu mua nguyên vật liệu đầu vào phải nghiên cứu kỹ đặc điểm của từng loại sản phẩm sẽ sản xuất trong kỳ để có những cách thức chọn mua nguyên vật liệu sao cho phù hợp, tránh lãng phí.
- Kiểm tra giám sát quá trình thu mua cũng như sử dụng nguyên vật liệu để giảm bớt chi phí mua vào và tiết kiệm tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.
5.3.2. Giảm chi phí nhân công trực tiếp
- Nâng cao năng suất lao động bằng cách nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân nhất là đối với lực lượng công nhân mới vào làm, mua thêm một số trang thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất, giảm chi phí chế biến.
- Luôn tìm hiểu và xây dựng phương án lương phù hợp với điều kiện tại Xí nghiệp và mặt bằng chung của các đơn vị cùng ngành nghề trên địa bàn theo hướng giữ chân lực lượng lao động có tay nghề.
- Muốn thế, bên cạnh việc cải thiện môi trường làm việc của người lao động, Xí nghiệp nên áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp kết hợp với thưởng nếu có thành tích tiết kiệm vật tư, nâng cao năng suất lao động hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm. Theo cách tính này ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế. Người lao động còn được hưởng một khoản tiền thưởng theo qui định của đơn vị. Cách tính này có tác dụng kích thích người lao động không phải chỉ quan tâm đến số lượng sản phẩm làm ra mà còn quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu. Khoản tiền thưởng này trích từ lợi ích kinh tế mang lại do việc tăng tỷ lệ sản phẩm có chất lượng cao và giá trị nguyên vật liệu tiết kiệm được.
5.3.3. Đảm bảo một quy mô sản xuất hợp lý so với công suất
- Đảm bảo sản xuất liên tục không để gián đoạn, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất đồng thời sử dụng ít lao động nhưng có tay nghề cao để đảm bảo trong một giờ phải sản xuất đạt hiệu quả tối đa.
- Theo lí thuyết lợi thế về quy mô, đối với chi phí bất biến trên một đơn vị sản phẩm thì khi sản lượng sản xuất ra giảm sẽ làm chi phí bất biến trên một đơn vị sản phẩm tăng. Do đó Xí nghiệp cần tìm đầu ra cho sản phẩm để đảm bảo sản lượng sản xuất.
- Tận dụng hết công suất thiết bị: khi sử dụng phải làm cho các loại thiết bị sản xuất phát huy khả năng hiện có của chúng, sản xuất được nhiều sản phẩm hơn, để chi phí khấu hao giảm bớt trong từng đơn vị sản phẩm.
5.3.4. Tiết giảm các chi phí khác trong giá thành sản phẩm
- Cần xây dựng thêm các kho lạnh bảo quản sản phẩm, giúp giảm bớt chi phí thuê ngoài.
- Xây dựng các qui định cạnh tranh minh bạch khi soát xét nội bộ.
- Chọn lựa các nhà cung ứng, nhất là cung ứng bao bì, dịch vụ vận chuyển tàu biển, đảm bảo chọn lựa nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, giá cả thấp.
- Giảm chi phí lãi vay xuống mức hợp lý: soát xét lại số dư hàng hóa tồn kho, công nợ phải thu, tránh các tình trường hợp ứ động quá lớn làm cho Xí nghiệp tăng chi phí sử dụng vốn.
- Giảm những chi phí hao hụt trong các khâu chế biến, để giảm được giá thành sản phẩm, Xí nghiệp cần cố gắng tận dụng được hết các dư thừa của nguyên liệu trong các khâu để tạo ra các sản phẩm phụ có thể giúp làm giảm bớt chi phí hao hụt.
Tóm lại: Nếu việc quản lý chi phí đạt hiệu quả tốt thì Xí nghiệp sẽ kiểm soát được chi phí và tối thiểu hóa chi phí, từ đó tối đa hóa lợi nhuận. Bên cạnh đó việc phân tích biến động chi phí cũng dễ dàng và chính xác hơn; nhà quản lý sẽ có cơ sở chính xác hơn trong việc ra các quyết định quản trị.
5.4. KIẾN NGHỊ
Qua các giải pháp nêu trên, để giúp Xí nghiệp hoạt động kinh doanh ngày càng tốt hơn, tôi có một số kiến nghị như sau:
Ø Đối với Nhà nước
- Cần có chính sách hợp lý để hỗ trợ doanh nghiệp cũng như người nuôi thủy sản trong việc xét nghiệm phát hiện các chất kháng sinh trong vật nuôi nhằm tránh tình trạng sản phẩm bị thị trường tiêu thụ
- Hoàn thiện cơ chế chính sách để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu thủy sản. Trong thời gian tới, Nhà nước nên có chính sách giảm thuế mặt nước, thuế sử dụng đất trong nuôi trồng thủy sản nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi trồng thủy sản an tâm sản xuất, cung ứng đầy đủ nguyên liệu cho thị trường.
- Kết hợp với các Ban ngành có liên quan nhằm tìm cách qui họach vùng nuôi trồng thủy sản để tránh tình trạng ô nhiểm nguồn nước gây bệnh trên cá nguyên liệu làm tăng chi phí sản xuất cho Doanh nghiệp chế biến, đồng thời đảm bảo nguồn ung cứng nguyên liệu cho thị trường.
- Hải quan cần phải xúc tiến các thủ tục xuất khẩu, tạo điểu kiện cho doanh nghiệp thuận tiện hơn trong việc xuất khẩu thủy sản, giúp cho doanh nghiệp cung cấp hàng đúng hợp đồng.
- Nhà nước nên có các chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp chế biến mua trữ hàng cho người nuôi trồng thủy sản để khắc phục những khó khăn phát sinh trong quá trình tiếp cận với các nguồn vốn. Việc sửa đổi các chính sách cũng nên theo hướng phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thống nhất mục tiêu dài hạn đã định của Nhà nước, để cho các doanh nghiệp xuất khẩu có thể tiên lượng trước trong xây dựng kế hoạch sản xuất và xuất khẩu của mình.
Ø Đối với ngành thương mại
- Bộ phải phát huy được vai trò các hiệp hội ngành trong việc phát triển thị trường xuất khẩu thủy sản, tăng cường vai trò của các tổ chức liên kết, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các tổ chức liên kết trong giải quyết các tranh chấp thương mại.
- Bộ nên phối hợp với các cơ quan ngoại giao thương mại để tháo gỡ các rào cảng thương mại và kỹ thuật ở các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu.
- Phối hợp với các bộ ngành khác tìm thêm thị trường xuất khầu tiềm năng cho doanh nghiệp trong nước.
Ø Đối với ngành thủy sản
- Có chính sách khuyến ngư hợp lý để định hướng cho người nuôi trồng thủy sản có những định hướng đúng đắn trong việc nuôi mặt hàng thủy sản phù hợp với yếu cầu và thị trường tiêu thụ thủy sản nói chung và thị trường xuất khầu thủy sản đông lạnh nói riêng.
- Tích cực hướng dẫn người nuôi thủy sản phương pháp nuôi sao cho không bị nhiễm các chất cấm và bảo đảm nguồn cung ứng cá nguyên liệu sạch bệnh giúp cho doanh nghiệp tránh được những rủi ro khi xuất khầu.
- Chủ động nghiên cứu sản xuất ra các loại giống có khả năng kháng một số bệnh đồng thời cho tỷ lệ thịt cao.
Ø Đối với Công ty
- Trước hết cần có sự hỗ trợ của UBND tỉnh An Giang, các ngành và công ty trong việc định hướng hoạt động, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vượt ngoài khả năng của doanh nghiệp.
- Công ty nên cũng cố thị trường truyền thống và tiếp tục phát triển thêm thị trường mới.
- Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu của Công ty sang các nước, nghiên cứu phát triển thêm nhiều mặt hàng có giá trị gia tăng cao, chất lượng đảm bảo, để phù hợp với thị hiếu tiêu dùng ở các thị trường khác nhau.
- Công ty nên đẩy mạnh hơn trong công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại để người tiêu dùng biết đến và yêu thích sản phẩm thủy sản của Công ty.
- Công ty nên hoàn thiện chương trình quản lý chất lượng SQF 1000 mà Công ty đang thành lập.
- Kiểm soát các hoạt động sản xuất có liên quan đến chất lượng sản phẩm, hạn chế đến mức tối đa những rủi ro có từ những quy định khắc khe của các nước nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Công ty nhằm giảm bớt những chi phí không cần thiết.
- Công ty nên phối hợp với Xí nghiệp nhằm vận động người nuôi cá nguyên liệu sử dụng thức ăn công nghiệp có uy tín, điều này giúp tăng tỷ lệ chế biến, góp phần làm giảm giá thành.
- Công ty cần có chính sách hỗ trợ thêm vốn và có nhiều chính sách giúp đỡ các thành viên của câu lạc bộ Thủy sản AFIEX, đảm bảo nguồn nguyên liệu cung cấp cho Xí nghiệp. Điều đó giúp cho Xí Nghiệp ổn định được phần nào giá thành nguyên liệu đầu vào.
- Công ty cần thành lập thêm Phòng Marketing giàu năng lực, nhạy bén để mở rộng và khai thác tốt thị trường trong và ngoài nước.
- Công ty cần có chính sách ưu đãi đối với nhân viên thâm niên, tạo điều kiện cho nhân viên học tập nâng cao trình độ.
- Xúc tiến cổ phần hóa và gia nhập thị trường chứng khoán, nguồn vốn của Công ty hiện nay huy động chủ yếu là nguồn vốn ngân sách, các định chế tài chính như ngân hàng, công ty tài chính. Các định chế này thực hiện chức năng đi vay và cho vay nên việc huy động vốn này mang tính chất gián tiếp và chịu sự ràng buộc. Công ty có thể huy động vốn một cách trực tiếp đó thông qua việc cổ phần hóa và phát hành cổ phiếu, đây là nơi có thể huy động được nguồn vốn nhàn rỗi và thúc đẩy nhiều nhà đầu tư có tiềm năng.
KẾT LUẬN
Sau thời gian tìm hiểu số liệu tại Xí Nghiệp, tôi đã học hỏi nhiều điều xuất phát từ thực tế. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị tại phòng kế toán đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận thực tế, nhằm tìm hiểu sâu hơn, bổ sung cho kiến thức, lý thuyết được học ở trường, trong thời gian này tôi đã rút ra một số kết luận sau:
- Nhìn chung, công tác kế toán được tổ chức chặt chẽ, khoa học, đảm bảo vai trò hạch toán là công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế.
- Qua quá trình tìm hiểu trên cho thấy việc hạch toán “Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” tại đơn vị đã được nhiều sự quan tâm và đầu tư của .ban quản lý và bộ phận kế toán. Về nội dung cũng như cách thức của việc thực hiện xác định chi phí và tính giá thành sản phẩm là theo đúng theo qui định của Nhà nước về chế độ kế toán hiện hành. Tuy nhiên trong một số trường hợp Xí Nghiệp đã có sự thay đổi linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tại.
- Bộ máy kế toán được tổ chức phân công, phân nhiệm rõ ràng, mỗi người đảm nhiệm một phần hành kế toán và chịu trách nhiệm về công việc của mình. Vì vậy nâng cao được ý thức, trách nhiệm và sự sáng tạo của mỗi thành viên.
- Để giữ vững thị trường cũ, đồng thời tìm kiếm thêm thị trường mới, đơn vị đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt trong tình hình hiện nay sức cạnh tranh trên thị trường đang diễn ra gay gắt thì việc hạch toán tốt chi phí sản xuất sẽ góp phần đáng kể vào việc giảm giá thành sản phẩm của xí nghiệp.
- Mặc dù có quy mô hoạt động kinh doanh khá lớn và tính năng động cao nhưng Xí Nghiệp cũng không tránh khỏi những khó khăn chủ quan lẫn khách quan. Đó chính là sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, những rào cản kỹ thuật cũng như thương mại của các thị trường tiêu thụ, sự biến động liên tục của nguyên vật liệu đều vào đã ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cầu giá thành cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của Xí Nghiệp.
Tuy thời gian thực tập ở Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang (AFIEX) và Xí Nghiệp chế biến thủy sản AFIEX không dài nhưng đó là một khoảng thời gian quý báo giúp tôi học hỏi được nhiều kinh nghiệm của các cô chú, anh chị cũng như đưa các vấn đề đã được học vào áp dụng thực tiễn. Với một sinh viên thực tập như tôi thì kiến thức còn non trẻ, chuyên môn còn hạn hẹp nên bài viết này không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Qua đây những ưu khuyết điểm của Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản AFIEX chỉ là ý kiến chủ quan của tôi nên khó tránh khỏi những sai sót . Do đó tôi mong các cô chú, anh chị ở phòng kế toán cũng như thầy cô có những đóng góp giúp cho tôi hoàn thiện hơn về kiến thức chuyên môn của mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT22.doc