Khóa luận Kế toán kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ - Hà Nội

Trong xu hướng quốc tế hoá, hợp tác hoá đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, mỗi quốc gia đều trở thành một mắt xích quan trọng của nền kinh tế thế giới. Do đó để phát triển thì các quốc gia đều phải đi theo xu hướng tất yếu của thời đại. Đối với Việt Nam nước ta hiện nay, để nhanh chóng hoàn thành sự nghiệp CNH- HĐH đất nước thì hoạt động nhập khẩu được thừa nhận là phương tiện thúc đẩy quan trong. Thông qua việc nhập khẩu hàng hoá chúng ta có thể thừa hưởng , tiếp thu những khoa học công nghệ hiện đai, tiên tiến của thế giới. Do vậy cần phải có những công cụ quản lý tốt lĩnh vực hoạt động này nhằm thực hiện đúng chính sách nhập khẩu có chọn lọc của nhà nước và đồng thời phải đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để giải quyết vấn đề này mỗi doanh nghiệp kinh doanh XNK phải không ngừng hoàn thiện quá trình hạch toán kế toán nghiệp vụ nhập khẩu.

doc94 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng nước ngoài đã bao gồm cả chi phí vận chuyển ngoài nước và chi phí bảo hiểm trong quá trình hàng chưa về đến nơi giao nhận. Công ty sẽ không phải mua các dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm này nữa. Công ty áp dụng phương thức thanh toán bằng thư tín dụng ( mở L/C) để đảm bảo cho hoạt động nhập khẩu và công việc thanh toán diễn ra nhanh gọn, đảm bảo quyền lợi của cả hai bên. Do đó, sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu, bên xuất khẩu sẽ yêu cầu Công ty mở L/C. Thông thường khi mở L/C Công ty sẽ phải ký quỹ và số tiền ký quỹ do ngân hàng quy định tuỳ theo sự tín nhiệm của ngân hàng đối với Công ty. Tiền ký quỹ thường là 10% giá trị lô hàng nhập khẩu. Ngân hàng sẽ chuyển số tiền ký quỹ này cho bên nước ngoài, đồng thời gửi giấy báo nợ cho Phòng nghiệp vụ trực tiếp tham gia nhập khẩu mặt hàng kinh doanh đó. Phòng nghiệp vụ chuyển giấy báo nợ này cho bộ phận kế toán ở Phòng Tài chính- kế hoạch để tiến hành hạch toán ghi giảm ngoại tệ ngân hàng, phản ánh vào sổ Nhật ký chung, Sổ tổng hợp các tài khoản liên quan và sổ theo dõi chi tiết về tiền gửi ngoại tệ. Việc vào sổ này đều do máy tính thực hiện. Khi hàng hoá đã về đến nơi giao nhận theo đúng như thoả thuận trong hợp đồng nhập khẩu thì đồng thời người bán cũng phải hoàn tất bộ hồ sơ bao gồm các chứng từ liên quan đến việc nhập khẩu hàng hoá để chuyển cho Công ty thông qua hệ thống ngân hàng và Công ty sẽ tiến hành các thủ tục khai báo với cơ quan Hải quan về hàng nhập khẩu, bao gồm: Tờ khai về hàng hoá XNK Giấy thông báo thuế nhập khẩu của Hải quan Biên lai thuế NK và thuế GTGT hàng NK ( Nếu Công ty nộp ngay) Tiền hàng thanh toán cho bên xuất khẩu: Ngân hàng mở L/C sẽ kiểm tra bộ chứng từ thanh toán do ngân hàng của bên xuất khẩu chuyển cho, nếu thấy phù hợp với L/C, sẽ gửi bộ chứng từ này đến cho Công ty để yêu cầu thanh toán, Công ty xem xét thấy hợp lý thì có thể chấp nhận hối phiếu hoặc thanh toán ngay cho bên xuất khẩu. Nếu thanh toán ngay, ngoài khoản tiền ký quỹ đã trả trước, Công ty sẽ phải thanh toán nốt số tiền còn lại cho bên xuất khẩu bằng tiền gửi ngân hàng thông qua ngân hàng mở L/C. Căn cứ vào bộ chứng từ này, bộ phận kế toán sẽ tiến hành nhập dữ liệu vào máy để máy tính tự động vào sổ Nhật ký chung, sổ tổng hợp các tài khoản liên quan và các sổ chi tiết khác. Đối với nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác, ngoài các bước thủ tục của một nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá, Công ty còn phải ký kết hợp đồng uỷ thác nhập khẩu với bên giao uỷ thác trước khi thực hiện nhập hàng và tiến hành thanh lý hợp đồng khi hợp đồng kết thúc, Công ty đã giao đủ số hàng cho bên giao uỷ thác. Các khoản phải trả, nộp về thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, các chi phí phát sinh liên quan trong qúa trình nhập khẩu mà Công ty đứng ra thanh toán, trả hộ phải được thoả thuận và quy định rõ trong hợp đồng uỷ thác. Ngoài ra, nếu hàng hoá mua về nhập kho chờ xuất bán thì còn phải có phiếu nhập kho. Còn khi xuất kho gửi bán, bán trực tiếp hoặc giao thẳng cho bên uỷ thác nhập khẩu thì phòng nghiệp vụ XNK sẽ lập một số chứng từ cần thiết phục vụ cho việc xuất bán hàng nhập khẩu và sẽ phải mở thủ tục tiến hành thanh lý hợp đồng uỷ thác nhập khẩu nếu trong trường hợp Công ty nhận uỷ thác. Toàn bộ các chứng từ có liên quan này cũng được chuyển cho bộ phận kế toán để tiến hành phân loại và ghi sổ. III.2. Tài khoản sử dụng Để tiến hành hạch toán một nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá bao gồm cả công tác thanh toán, Công ty sử dụng các tài khoản tổng hợp và chi tiết sau: TK 111 Tiền mặt TK 1111C Tiền mặt tại quỹ TK 112 Tiền gửi ngân hàng TK1121 Tiền Việt nam tại NH ngoại thương TK 1122NT Ngoại tệ tại NH Ngoại thương TK 1122NT1 Ngoại tệ1(Dùng để thanh toán) TK 1122NT2 Ngoại tệ 2( Dùng để ký quỹ và tính phí Dvụ) TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ TK 1331N Thuế GTGT khấu trừ của hàng nhập khẩu TK 1331D Thuế GTGT khấu trừ của dịch vụ TK 151 Tài khoản mua hàng TK 1512 Mua hàng nhập khẩu TK 156 Tài khoản hàng hoá TK 1562 Hàng hoá nhập khẩu TK 157 Hàng gửi bán TK 1572 Gửi bán hàng nhập khẩu TK 331 Phải trả người bán TK 3312 Phải trả khách nước ngoài TK 333 Thuế đầu ra phải nộp TK 3331D Thuế GTGT đầu ra phải nộp của dịch vụ TK 3331N Thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng NK TK 3333 Thuế xuất, nhập khẩu TK 33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu TK 413 Chênh lệch tỷ giá TK 632 Giá vốn hàng bán TK 6322 Giá vốn bán hàng nhập khẩu TK 641 Chi phí bán hàng TK 6417 Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 511 Doanh thu TK 5112 Doanh thu hàng nhập khẩu TK 5113 Hoa hồng uỷ thác TK 515 Doanh thu hoạt động tài chính TK 1388 Phải thu khác III.3. Trình tự hạch toán Trong quá trình hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá, kế toán Công ty sử dụng tỷ giá hạch toán (TGHT) để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến ngoại tệ. Đến cuối kỳ, kế toán tiến hành điều chỉnh theo tỷ giá thực tế tại thời điểm cuối kỳ. Chênh lệch tỷ giá được theo dõi tại TK 413. Công ty tính thuế VAT theo phương pháp thuế khấu trừ và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. III.3.1 Hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp Để hiểu rõ tình hình kế toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp tại Công ty, chúng ta xem xét thông qua việc hạch toán một nghiệp vụ nhập khẩu cụ thể. Đó là nhập khẩu lô hàng vòng bi KBC của Hàn quốc, phát sinh vào tháng 2/2003 Tỷ giá hạch toán áp dụng trong kỳ là:15.000 đ/USD. Đơn vị tính : Đồng Việt nam (Một số hoá đơn, chứng từ mua hàng nhập khẩu sẽ được thể hiện lần lượt ở phần phụ lục của chuyên đề) (1) Sau khi ký kết hợp đồng số 01/01 – ARTL, ngày 8/2/2003 với bên nước ngoài về nhập khẩu một lô hàng vòng bi KBC do công ty SBC, Hàn Quốc sản xuất, trị giá lô hàng: 47635.26 USD( theo giá CIF, Hải Phòng), Công ty tiến hành mở L/C số 018011401ILC0077 tại ngân hàng Ngoại thương, ký quỹ 10% trị giá lô hàng nhập khẩu( 4763.53 USD). Số tiền ký quỹ này sẽ được ngân hàng mở L/C chuyển trực tiếp cho bên xuất khẩu. Căn cứ vào giấy báo nợ số 0548- 5023, ngày 13/2/2003 của ngân hàng Ngoại thương, kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy tính để phản ánh vào sổ Nhật ký chung, Sổ tổng hợp TK 3312, 1122NT2, 144 và sổ chi tiết theo dõi tài khoản tiền gửi ngoại tệ theo các bút toán sau: (Số ngoại tệ này được quy đổi theo tỷ giá hạch toán(TGHT)). (a) Nợ TK 144 71.452.950 Có Tk 112 (1122NT2) 71.452.950 (b) Nợ TK 331 (3312 – Công ty SBC,HQ) 71.452.950 Có TK 144 71.452.950 Mẫu giấy báo nợ của ngân hàng: Bank For Foreign Trade of Vietnam (H.O) Phòng: D. Nhập khẩu VAT: 01001124370011 Giấy Báo Nợ Số chứng từ0548- 5023 Liên 2 Số tham chiếu: 018011401ILC0077 Ngày L/ phiếu 13/2/03 Ngày G/ trị 13/2/03 Tài khoản Ngoại tệ No: 4321.001.1.37.007665.3 [CIF: 0001756] ARTEXPORT USD 4763.53 Co: 4673.001.0.37.003517.8 [CIF: 0001756] ký quỹ L/C của artexport USD 4763.53 Số tiền bằng chữ:( Ngoại tệ) ( Bốn ngàn bảy trăm sáu mươi ba đô la Mỹ năm mươi ba cent) Giấy báo nợ này chỉ có giá trị xuất trình với cơ quan thuế Nội dung: LC: 018011401ILC0077 Ky Quy: USD 4763.53 Trị giá Mo: USD 47635.26 Don vi: CT XNK thủ công mỹ nghệ T.Toán viên Kiểm soát Trưởng phòng Giám đốc Phạm thị anh Tú (2) Nhận được thông báo hàng đã về đến cảng Hải Phòng theo thoả thuận trong hợp đồng, Công ty sẽ cử người đi nhận hàng và làm thủ tục khai báo với cơ quan Hải quan. Lô hàng này tạm thời được lưu kho tại cảng chờ tiêu thụ. Bộ chứng từ liên quan bao gồm: Tờ khai Hải quan số 911/NKD ngày 8/3/2003 do cơ quan Hải quan Vạn Mỹ xác nhận, và một số chứng từ khác sẽ được chuyển cho phòng kế toán để ghi nhận trị giá lô hàng thuộc sở hữu của Công ty. Khoản phải trả thực tế cho bên nước ngoài là 47630.26 USD, còn 5 USD là phí dịch vụ thanh toán(47630.26+ 5 = 47635.26 (USD)) Do đó số tiền để phản ánh giá trị hàng mua, hạch toán vào TK 1512 là: 47630.26 USD và được quy đổi theo tỷ giá thực tế(TGTT). Máy tính tự động vào sổ Nhật ký chung, sổ tổng hợp TK 1512, 3312, 413, và sổ chi tiết theo dõi công nợ đối với Công ty SBC, Hàn quốc. Tỷ giá tại thời điểm giao nhận là 15.135 đ/USD: Nợ TK 151( 1512 ) 720.883.985 Có TK 331 (3312- Công ty SBC, HQ) 714.453.900 CóTK413 6.430.085 (3) Căn cứ vào giấy thông báo thuế, thu chênh lệch giá số 972/TBT của cơ quan Hải quan Vạn Mỹ. Lô hàng này không phải nộp thuế nhập khẩu, do vậy chỉ phản ánh số thuế VAT đầu vào được khấu trừ ( 5% trị giá lô hàng) vào sổ Nhật ký chung, sổ tổng hợp TK 1331, 33312 và sổ chi tiết theo dõi các khoản thuế được hoàn lại theo bút toán sau: Nợ TK 133 (1331N) 36.047.983 Có TK 333 (33312) 36.047.983 (4) Khi ngân hàng Ngoại thương chuyển bộ chứng từ mua lô hàng vòng bi KBC đến cho Công ty để yêu cầu thanh toán tiền hàng. Công ty kiểm tra tính hợp lý của chứng từ, chấp nhận thanh toán phần tiền còn nợ sau khi đã trừ đi khoản tiền ký quỹ đã trả trước. Tổng tiền còn phải thanh toán là 42871.73USD, trong đó chuyển trả khách nước ngoài là 42866.73USD, còn 5 USD là phí dịch vụ thanh toán( trong đó thuế khấu trừ 10%). Chuyển bộ chứng từ mua hàng này và giấy báo nợ số 0550- 5011 về việc đã thanh toán cho bên xuất khẩu cho phòng kế toán để máy tính vào sổ Nhật ký chung, sổ tổng hợp TK 3312, 1122NT1, 1122NT2, 6417 và sổ chi tiết về ngoại tệ ngân hàng, sổ chi tiết công nợ với công ty SBC, Hàn quốc, sổ chi tiết theo dõi chi phí dịch vụ mua ngoài. Số tiền trên các TK 3312, 1122NT1, 1122NT2 được tính theo TGHT, còn đối với TK 6417 số ngoại tệ được tính theo TGTT Tỷ giá thực tế tại thời điểm đó là 15.120đ/USĐ : (a) Nợ TK 331 (3312- Công ty SBC, HQ) 643.000.950 Có TK 112 (1122NT1) 643.000.950 (b) Nợ TK 641(6417) 68.727 Nợ TK 133 (1331D) 6.873 Có TK 112 (1122NT2) 75.000 Có TK 413 600 Mẫu giấy báo nợ của ngân hàng: Bank For Foreign Trade of Vietnam (H.O) Phòng: D. Nhập khẩu VAT: 01001124370011 Giấy Báo Nợ Số chứng từ: 0550- 5025 Liên 2 Số tham chiếu: 018011401ILC0077 Ngày L/ phiếu 09/03/03 Ngày G/ trị 09/03/03 Tài khoản Ngoại tệ No: 4321.001.1.37.007665.3 [CIF: 0001756] ARTEXPORT USD 42871.73 Co: 5199.USD.001.270310001 Trung gian chuyển tiền nước ngoài Có 7299.USD.001.439801001 Thu bưu điện phí có thuế GTGT USD 42866.73 USD 5.00 Mã VAT Kh/hàng: VAT: 0.45; Phí D/vụ: 4.55; Tỷ giá 15,120.00VND/USD Số tiền bằng chữ:( Ngoại tệ) ( Bốn mươi hai ngàn tám trăm bảy mươi mốt do- la Mỹ, bảy mươi ba cent) Nội dung: LC: 018011401ILC0077 Thanh toán: USD 47635.26 Don vi: CT XNK thủ công mỹ nghệ T.Toán viên Kiểm soát Trưởng phòng Giám đốc Phạm thị anh Tú (5) Khi Công ty nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT của hàng nhập khẩu. Căn cứ vào biên lai thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu số 003530, phiếu chi tiền mặt số 381, máy tính vào sổ Nhật ký chung, sổ tổng hợp TK 33312, 1111C và sổ thu, chi quỹ tiền mặt : Nợ TK 333 (33312) 36047983 Có TK 111(1111C) 36047983 Công ty XNK thủ công mỹ nghệ Phiếu chi Số 381 Ngày 05/04/03 Họ tên người nhận tiền: Bùi thanh Giang Địa chỉ: Ban DV Hải quan Lý do chi: Giang [DVHQ] Trả tiền nộp thuế GTGT Số tiền: 36047983 Bằng chữ: Ba mươi sáu triệu không trăm bốn mươi bẩy nghìn chín trăm tám mươi ba đồng Định khoản: STT TK NO TK CO Tiền VNĐ 1 33312 1111C 36047983 Tổng 36047983 Chứng từ kèm: Tôi đã nhận đủ số tiền trên Ngày 05/04/03 Giám đốc Kế toán trưởng Người lập phiếu Người nhận tiền Bùi thanh Giang (6) Đối với các khoản chi phí phát sinh có liên quan đến quá trình nhập khẩu hàng hoá. Căn cứ vào phiếu chi tiền mặt, các chứng từ khác liên quan như hoá đơn GTGT về sử dụng các dịch vụ bên ngoài…Máy tính phản ánh các nghiệp vụ này vào sổ Nhật ký chung, sổ tổng hợp các TK liên quan và các sổ chi tiết: - Phản ánh phí mở L/C : Nợ TK 641(6417 –Chi phí dịch vụ mua ngoài) Nợ TK 133 (1331D- Thuế kh.trừ của dvụ) Nợ ( hoặc Có) TK 413 Có TK 112 (1122NT2) - Các chi phí giám định, kiểm tra chất lượng, cước bốc xếp, giao nhận, vận chuyển … phải trả : Nợ TK 641 (6417) Nợ TK 133 (1331D) Nợ ( hoặc Có) TK 413 Có TK 331, 111, 112 Do lô hàng vòng bi này khi về đến cảng Hải phòng được lưu lại kho tại cảng chờ tiêu thụ nên các khoản chi phí về lưu kho, lưu bãi có liên quan đến lô hàng vẫn chưa tập hợp được, khi nào xuất bán mới tiến hành thanh toán chi phí thuê kho, khi đó kế toán mới có chứng từ hợp lệ để hạch toán chi phí thu mua phát sinh liên quan đến lô hàng. III.3.2 Hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác: Để theo dõi hoạt động nhận uỷ thác nhập khẩu tại Công ty, kế toán sử dụng TK 138 (chi tiết TK1388 và chi tiết theo đơn vị giao UT) Chúng ta cũng sẽ xét một nghiệp vụ cụ thể về hoạt động nhận uỷ thác nhập khẩu tại công ty như sau: (Một số hoá đơn, chứng từ liên quan đến nghiệp vụ này sẽ được thể hiện lần lượt ở phần phụ lục của chuyên đề) Tỷ giá hạch toán áp dụng trong kỳ là:15.000 đ/USD. Đơn vị tính : Đồng Việt nam (1). Ngày 08/01/2003, Công ty ký một hợp đồng nhận uỷ thác nhập khẩu với Công ty TNHH xây dựng và thương mại Hà nội. Địa chỉ: Tập thể viện công nghệ, 23 Vũ Ngọc Phan, Đống Đa, Hà nội. Hợp đồng uỷ thác số NT/HDB/080103- ART, nhập khẩu lô hàng nhôm cách nhiệt. Trong hợp đồng uỷ thác nhập khẩu, Công ty và bên giao uỷ thác thoả thuận phương thức thanh toán là thanh toán bằng tiền Việt nam quy ra USĐ theo tỷ giá bán ra của ngân hàng ngoại thương Việt nam tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Công ty XD & TM Hà nội theo hợp đồng đặt trước một khoản tiền đặt cọc bằng tiền mặt là 30.900.000 đồng cho Công ty XNK thủ công mỹ nghệ. Căn cứ vào phiếu thu số 30, ngày 14/01/2003 được chuyển cho phòng kế toán, kế toán ghi nhận số tiền mà bên giao uỷ thác chuyển cho Công ty để ghi vào sổ Nhật ký chung, sổ tổng hợp TK 1111C, 1388, 413 và sổ chi tiết công nợ với Cty XD & TM Hà nội, sổ thu, chi quỹ tiền mặt tại quỹ : Tỷ giá thực tế là 15.418đ/USD Số tiền đặt cọc này được phản ảnh trên TK 1388 theo cách tính như sau: Số thực nhận là 30.900.000 VND chia cho TGTT tại thời điểm đó (30.900.000/15.418 = 2004.15 USD – Xin xem thêm phần phụ lục). Sau khi đã quy đổi ra ngoại tệ USD, số ngoại tệ này được quy đổi ngược lại ra VND theo TGHT. Điều này vẫn đảm bảo nguyên tắc hạch toán khoản phải thu có gốc ngoại tệ là phản ánh theo TGHT, đồng thời đảm bảo tính cân đối trong quan hệ thanh toán được phản ánh trên TK 1388 sau này. Nợ TK 1111C 30.900.000 Có TK 138 (1388- Công ty XD & TM) 30.062.250 Có TK 413 837.750 Công ty XNK thủ công mỹ nghệ Phiếu thu Số 30 Ngày 14/01/2003 Họ tên người nộp tiền: Cty TNHH Xây dựng & Thương mại Hà nội Địa chỉ: Tập thể viện công nghệ, 23 Vũ Ngọc Phan, Đống Đa, HN Lý do thu: Đặt trước tiền mua lô hàng nhôm cách nhiệt Số tiền: 30.900.000 VNĐ Ngoại tệ quy đổi: 2004.15USD Tỷ giá thực tế: 15.418đ/USD Bằng chữ: Ba mươi triệu chín trăm ngàn đồng chẵn Định khoản: STT TK NO TK CO Tiền VNĐ 1 1111C 1388 30.062.250 2 1111C 413 837.750 Tổng 30.900.000 Chứng từ kèm: Tôi đã nhận đủ số tiền trên Ngày 14/01/2003 Kể toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ (2). Khi đã ký kết được hợp đồng nhập khẩu mặt hàng nhôm cách nhiệt (HĐ số NT/HDB/080103- A, theo giá CIF, Hải phòng), ngày 08/01/2003 với bên nước ngoài là Công ty POLYON BARKAI INDUSTRIES (1993) LTD, ISRAEL. Trị giá hợp đồng NKUT là 19,818.86 USD, trị giá thực nhập là 17,651.44 USD. Công ty tiến hành mở L/C tại ngân hàng Ngoại thương, ký quỹ 10% trị giá hợp đồng NKUT tương đương là1981.89 USD, chuyển thẳng cho bên xuất khẩu số tiền này. Giấy báo nợ của ngân hàng Ngoại thương được chuyển cho phòng kế toán để phản ánh vào sổ Nhật ký chung, sổ tổng hợp TK 3312, 1122NT2 và sổ chi tiết công nợ phải trả công ty POLYON, sổ chi tiết tiền gửi ngoại tệ: Ngoại tệ ký quỹ được quy đổi ra VND theo TGHT (a) Nợ TK 144 29.728.350 Có TK 112( 1122NT2) 29.728.350 (b) Nợ TK 331 (3312- Công ty POLYON) 29.728.350 Có TK 144 29.728.350 Mẫu giấy báo nợ của ngân hàng: Bank For Foreign Trade of Vietnam (H.O) Phòng: D. Nhập khẩu VAT: 01001124370011 Giấy Báo Nợ Số chứng từ: 0546- 5020 Liên 2 Số tham chiếu: 04301NK03ILC0133 Ngày L/ phiếu 16/01/03 Ngày G/ trị 16/01/03 Tài khoản Ngoại tệ No: 4321.001.1.37.007665.3 [CIF: 0001756] ARTEXPORT USD 1,981.89 Co: 4673.001.0.37.003517.8 [CIF: 0001756] ký quỹ L/C của artexport USD 1,981.89 Số tiền bằng chữ:( Ngoại tệ) ( Một ngàn chín trăm tám mươi mốt do- la Mỹ, tám mươi chín cent) Giấy báo nợ này chỉ có giá trị xuất trình với cơ quan thuế Nội dung: LC: 04301NK03ILC0133 Ky Quy: USD 1,981.89 Trị giá Mo: USD 19,818.86 Don vi: CT XNK thủ công mỹ nghệ T.Toán viên Kiểm soát Trưởng phòng Giám đốc Phạm thị anh Tú (3). Công ty nhận được thông báo hàng đã về đến nơi giao nhận quy định trong hợp đồng ngoại với bên nước ngoài. Sau khi hoàn thiện các thủ tục nhận hàng( Làm tờ khai Hải quan,…) hàng hoá sẽ được lưu lại tại cảng chờ bàn giao cho Công ty XD &TM. Theo hợp đồng uỷ thác, các chi phí nhận hàng tại cảng, thuế nhập khẩu, thuế VAT cho lô hàng đều do bên uỷ thác tự trả nộp. Do đó, kế toán sẽ phản ánh trị giá lô hàng chờ bàn giao (17651.44 USD) trên TK 1512 theo TGTT và thuế phải nộp (Thuế NK 15%, Thuế GTGT 10%) theo các bút toán sau vào sổ Nhật ký chung, sổ tổng hợp TK 1512, 3312, 333 và các sổ theo dõi chi tiết đối với khách nước ngoài: Tỷ giá thực tế tính theo tờ khai HQ là: 15.393VND/USD (a) Nợ TK 151 ( 1512) 271.708.616 Có TK 413 6.937.016 Có TK 331 (3312- Công ty POLYON) 264.771.600 (b) Nợ TK 138(1388 – Công ty XD & TM) 72.002.782 Có TK 333(3333, 33312) 72.002.782 (c) Nợ TK 333( 3333, 33312) 72.002.782 Có TK 138(1388 – Công ty XD & TM) 72.002.782 - Nếu trong quá trình nhập khẩu phát sinh các chi phí mà Công ty đứng ra chi hộ theo thoả thuận trong hợp đồng, căn cứ các chứng từ liên quan đến các chi phí chi hộ, kế toán ghi: Nợ TK 138 (1388) Chi tiết bên giao uỷ thác Có TK 111, 112, 331 Chi phí dịch vụ mua ngoài (4) Ngày 31/03/03 Công ty XD & TM chuyển trả hoa hồng uỷ thác cho Công ty ( 0.7% trị giá lô hàng). Theo phiếu thu số 308 và hoá đơn thuế GTGT đầu ra phải nộp của hoa hồng uỷ thác( Hoá đơn này do Công ty tự lập để kê khai thuế), kế toán chuyển dữ liệu vào máy tính, máy tính sẽ xử lý và đưa vào sổ Nhật ký chung, sổ tổng hợp TK 1111C, 5113, 3331D Tỷ giá thực tế : 15.450VND/USD Nợ TK 1111C 1.909.496 Có TK5113 1.735.905 CóTK3331D 173.591 III.3.3 Sổ sách kế toán: Hiện nay, Công ty XNK thủ công mỹ nghệ đang sử dụng hệ thống phần mềm kế toán trên máy vi tính để theo dõi, quản lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách có hệ thống, khoa học với bộ sổ sách kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung. Theo hình thức này, trên cơ sở các chứng từ gốc, số liệu được nhập vào máy, máy tính sẽ tự động xử lý các dữ liệu và chuyển vào sổ nhật ký chung và sổ cái các tài khoản có liên quan.Việc tính tổng phát sinh và số dư các tài khoản trong sổ cái chỉ được tiến hành vào cuối kỳ kế toán( 6 tháng). Đến cuối kỳ hạch toán máy tính sẽ giúp kế toán tự động lập các báo cáo tài chính. Ngoài ra, Công ty cũng mở một số sổ chi tiết cho các tài khoản cần được theo dõi chi tiết để đáp ứng yêu cầu quản trị của doanh nghiệp. Sổ chi tiết được theo dõi theo từng ngày nghiệp vụ phát sinh, hàng tháng sẽ tiến hành tính tổng phát sinh và số dư cuối tháng. Số dư cuối tháng này được chuyển thành số dư của đầu tháng sau. Để minh hoạ cho việc áp dụng hình thức sổ sách kế toán này, chúng ta có thể xem xét một số mẫu sổ kế toán có số liệu thực tế từ hai nghiệp vụ kinh tế trên: Công ty XNK thủ công mỹ nghệ Biểu 2 Nhật ký chung Năm 2003 NgàyCtừ Số Ctừ Diễn giải TK Nợ TK Có Số PS Tháng 1 …............ 14/01/03 PT 30 Công ty TNHH XD & TM chuyển tiền ứng trước NKUT Chênh lệch tỷ giá 1111C 1111C 1388 413 30.062.250 837.750 16/01/03 GBN 0546- 5020 Cty ký quỹ mở L/C HĐ số NT/ HDB/ 080103- A Chuyển tiền ký quỹ T.Toán cho Cty POLYON ................ Cộng PS: 144 3312 1122NT2 144 29.728.350 29.728.350 ……… Tháng 2 13/02/03 GBN 0548- 5023 Ký quỹ mở L/C Hđ số 01/01- ARTL Chuyển tiền ký quỹ T.Toán cho Cty SBC 144 3312 1122NT2 144 71.452.950 71.452.950 27/02/03 TKHQ1777 Hàng chờ bàn giao cho Cty XD & TM Chênh lệch tỷ giá Thuế NK và thuế GTGT hàng NK lô hàng HĐ số: NT/HDB/080103- A Nộp thuế cho lô hàng HĐ số: NT/HDB/080103- A 1512 1512 1388 333 3312 413 333 1388 264.771.600 6.937.016 72.002.782 72.002.782 ……….. Cộng PS: ………. Tháng 3 ………. 8/3/03 TKHQ 911/NKD Nhập khẩu lô hàng số 01/01- ARTL Chênh lệch tỷ giá 1512 1512 3312 413 714.453.900 6.430.085 8/3/03 TBT 003530 Thuế đầu vào khấu trừ 1331N 33312 36.047.983 9/3/03 GBN 0550- 5025 Thanh toán tiền hàng HĐ số 01/01- ARTL 3312 1122NT1 643.000.950 Phí dvụ th.toán tiền hàng HĐ số 01/01- ARTL 6417 1122NT2 68.127 Thuế đầu vào khấu trừ của dvụ 1331D 1122NT1 6.873 Chênh lệch tỷ giá 6417 413 600 31/03/03 PT 308 Cty TNHH XD & TM chuyển trả tiền HH Thuế GTGT đầu ra 1111C 1111C 5113 3331D 1.735.905 173.591 ................ Cộng PS: .............. Tháng 4 ............... 05/04/03 PC 381 Nộp thuế VAT hàng NK HĐ số 01/01- ARTL 33312 1111C 36.047.983 ……….. Cộng PS: ............... Công ty XNK thủ công mỹ nghệ Biểu 4 Sổ tổng hợp tài khoản Mua hàng NK Kỳ phát sinh từ ngày 01/01/2003 đến ngày 30/06/2003 TK 1512 Tên tài khoản Mã hiệu PS/ Nợ VNĐ PS/ Có VNĐ …………. …… ………… ….…….. Phải trả khách nước ngoài 3312 28.938.561.746 Chênh lệch tỷ giá 413 365.472.082 ………….. ..……… ………. …….. Tổng cộng 32.466.013.797 29.821.021.685 Số dư đầu năm (VNĐ): Nợ: 2.671.330.113 Số dư cuối kỳ (VNĐ): Nợ: 5.316.322.225 Ngày 30 tháng 06 năm 2003 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc Công ty XNK thủ công mỹ nghệ Biểu 5 Sổ tổng hợp tài khoản Quỹ tiền mặt Kỳ phát sinh từ ngày 01/01/2003 đến ngày 30/06/2003 TK 1111C Tên tài khoản Mã hiệu PS/ Nợ VNĐ PS/ Có VNĐ …………. …… ………… ….…….. Phải thu khác 1388 24.851.117.445 2.592.178.352 Chênh lệch tỷ giá 413 158.512.735 31.839.405 Phải thu khác 5113 188.283.992 Thuế GTGT phải nộp 3331D 69.691.420 Thuế GTGT của hàng NK 33312 2.260.602.057 ………….. ..……… ………. …….. Tông cộng 68.167.002.493 68.191.020.842 Số dư đầu năm (VNĐ): Nợ: 114.037.326 Số dư cuối kỳ (VNĐ): Nợ: 90.018.977 Ngày 30 tháng 06 năm 2003 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc Công ty XNK thủ công mỹ nghệ Biểu 6: Sổ Thu Quỹ Tiền Mặt Từ ngày 01/01/03 STT C.từ Số C.từ Ngày C.từ Diẽn giải TK Nợ TK Có Tiền VND 01 PT 30 14/01 C.ty TNHH XD & TM ứng trước tiền hàng NK 1111C 1388 30.062.250 Chênh lệch tỷ giá 1111C 413 ... .......... PT 308 31/03 Hoa hồng uỷ thác 1111C 5113 1.735.905 Thuế phải nộp của HHUT 1111C 3331D 173.591 …….. Tổng cộng : …. Công ty XNK thủ công mỹ nghệ Biểu 7: Sổ Chi Quỹ Tiền Mặt Từ ngày 01/01/03 STT C.từ Số C.từ Ngày C.từ Diễn giải TK Nợ TK Có Thành tiền VND ................. PC 381 05/04 Nộp thuế VAT hàng NK 33312 1111C 36.047.983 ... .......... Tổng cộng : …. .............. Công ty XNK thủ công mỹ nghệ Biểu 8 Sổ tổng hợp tài khoản Ngoại tệ 1 ngân hàn Ngoại thương Kỳ phát sinh từ ngày 01/01/2003 đến ngày 30/06/2003 TK 1122NT1 Tên tài khoản Mã hiệu PS/ Nợ VNĐ PS/ CóVNĐ .............. Phải trả khách nước ngoài 3312 1.553.667.000 17.180.935.800 .................. ................. .............. Tổng cộng 31.571.277.210 32.249.794.050 Số dư đầu kỳ (VNĐ): Nợ: 955.948.597 Số dư cuối kỳ (VNđ): Nợ: 277.431.757 Ngày 30 tháng 06 năm 2003 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc Công ty XNK thủ công mỹ nghệ Biểu 9: Sổ chi tiết TK Ngoại tệ 1 NH Ngoại thương Kỳ PS từ ngày 01/03 đến ngày 30/03/03 TK 1122NT 1 C.từ gốc Số C.từ gốc Ngày Số Diễn giải TK đối ứng PS/ Nợ N.tệ PS/ Nợ VNĐ PS/Có Ngoại tệ PS/ Có VNĐ …………….. GBN 0550- 5011 09/03 26 Thanh toán tiền hàng HĐ số 01/01- ARTL cho C.ty SBC, HQ 3312 42866.73 643.000.950 …….. Tổng cộng tháng 03: …. …. ….. ….. Số dư đầu năm( VND): NO PS luỹ kế từ đầu năm Nợ (VND): Số dư đầu tháng(VND): NO Số dư cuối tháng(VND):NO Phần ghi bằng chữ số dư C.tháng: Số dư đầu tháng nguyên tệ(USD): NO Số dư cuối tháng nguyên tệ(USD):NO Người lập Ngày 30 tháng 03 năm 2003 Kế toán trưởng Công ty XNK thủ công mỹ nghệ Biểu 10 Sổ tổng hợp tài khoản Phải thu khác: TK 1388 Kỳ phát sinh từ ngày 01/01/2003 đến ngày 30/06/2003 Tên tài khoản Mã hiệu PS/ Nợ VNĐ PS/ Có VNĐ Tiền mặt tại quỹ 1111C 2.592.178.352 24.851.117.440 Phải trả khách nước ngoài 3312 5.477.156.705 Chênh lệch tỷ giá 413 435.762.540 Thuế phải nộp 333 5.763.230.000 435.280.000 Tổng cộng 35.993.816.198 35.723.542.300 Số dư đầu kỳ (VNĐ): Nợ: 545.236.884 Số dư cuối kỳ (VNđ): Nợ: 815.510.78 Ngày 30 tháng 06 năm 2003 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc Công ty XNK thủ công mỹ nghệ Biểu 11 Sổ tổng hợp tài khoản Phải trả khách nước ngoài Kỳ phát sinh từ ngày 01/01/2003 đến ngày 30/06/2003 TK 3312 Tên tài khoản Mã hiệu PS/ Nợ VNĐ PS/ Có VNĐ …………… ……… ……….. ………… Ngoại tệ 1 NH Ngoại thương 1122NT1 17.246.410.800 Tài khoản mua hàng 151 53.825.653.129 Phải thu khác 1388 5.477.156.705 Tài khoản ký quỹ ngắn hạn 144 6.930.280.983 …………… ……… ………….. ………….. Tổng cộng 65.063.951.860 66.188.671.644 Số dư đầu kỳ (VNĐ): Có: 4.702.252.019 Số dư cuối kỳ (VNđ): Có: 5.426.971.804 Ngày 30 tháng 06 năm 2003 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc Sổ chi tiết Biểu 12 TK 3312 - Đối tượng: Công ty sbc, Hàn quốc Kỳ phát sinh từ ngày 01/01/2003 đến ngày 30/06/2003 TGHT: 15000d/USD NgàyCT Số CT Diễn giải TKĐƯ PS Nợ PS Có NTệ USD VNĐ NTệ USD VNĐ Số dư ĐK xxx xxx  ……………… 13/2/03 0548-5023 Tiền ký quỹ để TT 144 4,763.53 71.452.950 8/3/03 911/ NKĐ Tờ khai HQ 1512 47,630.26 714.453.900 9/3/03 0550-5025 TT lô hàng HĐ 01/01- ATRL 1122NT1 42,866.73 643.000.950  ……………… Cộng xxx xxx xxx xxx Số dư CK Người lập Ngày 30tháng 06 năm 2003 Kế toán trưởng Công ty XNK thủ công mỹ nghệ Biểu 13 Sổ tổng hợp tài khoản Hoa hồng uỷ thác NK Kỳ phát sinh từ ngày 01/01/2003 đến ngày 30/06/2003 TK 5113 Tên tài khoản Mã hiệu PS/ Nợ VNĐ PS/ Có VNĐ Tiền mặt tại quỹ 1111C 188.283.992 Xác định kết quả 911 200.857.319 …………….. …….. ………….. …………. Tổng cộng 200.857.319 200.857.319 Số dư đầu kỳ (VNĐ): Có: Không Số dư cuối kỳ (VNđ): Có: Không Ngày 30 tháng 06 năm 2003 Người lập Kế toán trưởng Chương III Một số giải pháp nhằm Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại công ty XNK thủ công mỹ nghệ- artexport I Sự cần thiết, nguyên tắc và nội dung hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại các doanh nghiệp kinh doanh XNK nói chung và Công ty XNK thủ công mỹ nghệ nói riêng. I.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán nghiệp vụ NK hàng hoá. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh XNK như Công ty XNK thủ công mỹ nghệ, bên cạnh hoạt động xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu hàng hoá cũng là một hoạt động hết sức quan trọng. Doanh thu do xuất bán hàng nhập khẩu mang lại chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng doanh thu. Do vậy, yêu cầu hạch toán nghiệp vụ này được đề ra tại các công ty rất rõ ràng, cụ thể phải hạch toán đầy đủ, chính xác tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến hoạt động nhập khẩu hàng hoá. Tuân thủ nghiêm ngặt chế độ và chuẩn mực kế toán tài chính do Bộ tài chính quy định. Làm được tốt điều này có nghĩa là các doanh nghiệp không những thực hiện đúng chế độ mà còn có thể cung cấp thông tin kế toán nhanh, chính xác, giúp cho bộ phận quản lý kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, và ra những quyết định mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên trong thực tế thực hiện công tác hạch toán kế toán tại các doanh nghiệp đã không tránh khỏi những mặt hạn chế, những nhựơc điểm cần được khắc phục do tính chất phức tạp của hoạt động. Hơn nữa, thực tế cho thấy chế độ kế toán đã không ngừng được cải cách, thường xuyên được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán nói chung và kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá nói riêng là tất yếu cần thiết để nhằm ngày càng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các doanh nghiệp. I.2. Các nguyên tắc để hoàn thiện kế toán nghiệp vụ NK hàng hoá. Hoàn thiện trên cơ sở đảm bảo đúng chế độ hạch toán kế toán, phù hợp với cơ chế quản lý. Giải pháp hoàn thiện tất nhiên phải căn cứ vào các chuẩn mực, chế độ kế toán do Nhà nước ban hành và có tính chọn lọc cao. Như thế mới đảm bảo về mặt giá trị pháp lý. Chúng ta cũng cần phải hiểu thêm rằng hoàn thiện là sửa chữa những sai sót, những yếu tố chưa phù hợp để đạt được tới sự hoàn thiện trong hạch toán. Để đảm bảo nguyên tắc này thì chúng ta phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ của tổ chức hạch toán kế toán nói chung và kế toán hàng nhập khẩu nói riêng. Chức năng của kế toán hàng nhập khẩu là phản ánh chính xác, kịp thời trị giá hàng nhập khẩu, đảm bảo cung cấp thông tin cho công tác quản trị doanh nghiệp và thực hiện đúng công tác kế toán. Do vậy cần hoàn thiện công tác kế toán ngay từ tổ chức bộ máy kế toán đến công tác hạch toán nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu. 2. Hoàn thiện phải phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như trình độ nhân viên kế toán và yêu cầu quản lý trong doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là giải pháp hoàn thiện đưa ra phải sát với thực tế, phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và doanh nghiệp có khả năng thực hiện được. Giải pháp phải phục vụ theo yêu cầu của kinh doanh trên cơ sở đúng pháp luật, đúng chế độ kế toán và phù hợp môi trường kinh doanh hàng nhập khẩu. 3. Hoàn thiện phải đảm bảo đem lại hiệu quả và tiết kiệm. Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu trước hết phải theo hướng hiện đại hoá trong tính toán, ghi chép và trong xử lý số liệu nhằm nâng cao năng suất lao động, đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin kế toán kịp thời, chính xác cho nhà quản lý. Mặt khác yếu tố chi phí là rất quan trọng, nếu giải pháp hoàn thiện mang lại kết quả cao nhưng phải tốn nhiều chi phí thì sẽ rất khó thực hiện được, tính khả thi không có. Do đó yêu cầu giải pháp hoàn thiện phải có tính hiệu quả cao tức là đảm bảo cả về mặt kết quả tốt và tiết kiệm chi phí thực hiện. I.3. Nội dung hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá Để các giải pháp hoàn thiện hợp lý, mang tính khả thi cao thì ta có thể đưa ra các giải pháp hoàn thiện theo những nội dung sau: 1. Hoàn thiện về mặt tổ chức hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ sao cho đạt được tính khoa học, hợp lý, tạo điều kiện cho việc tập hợp số liệu và lập các báo cáo kế toán phục vụ cho nhu cầu quản lý. 2. Hoàn thiện việc tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất nhằm phản ánh đầy đủ hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thông tin và kiểm tra của công tác kế toán. 3. Hoàn thiện tổ chức bộ sổ kế toán tổng hơp, kế toán chi tiết để có thể thuận tiện cho việc đối chiếu số liệu, tránh tình trạng ghi trùng lặp nhiều lần gây chi phí tốn kém, giảm hiệu quả kinh doanh. 4. Hoàn thiện việc tổ chức lập báo cáo và phân tích báo cáo quản trị, báo cáo tài chính đảm bảo tính kịp thời, hữu hiệu cho việc điều chỉnh và ra các quyết định quản lý phù hợp. II Đánh giá khái quát tình hình hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại công ty XNK thủ công mỹ nghệ. 1) Một số ưu điểm - Tổ chức bộ máy kế toán : Từ năm 1964 Công ty chuyển từ mô hình kế toán tập trung sang mô hình kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Sự chuyển đổi này là hợp lý, khoa học. Mô hình này phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất của Công ty, phát huy được vai trò của kế toán, đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác, phục vụ công tác quản lý. Đội ngũ cán bộ kế toán của Công ty là những người có năng lực, có lòng nhiệt tình nghề nghiệp, có trách nhiệm cao. Nhìn chung, việc bố trí cán bộ kế toán và phân công công việc trong bộ máy kế toán là tương đối phù hợp với khối lượng công việc và đáp ứng được yêu cầu quản lý đặt ra. Mỗi phần hành kế toán được giao cho từng cán bộ kế toán phù hợp vớinăng lực và kiến thức chuyên môn của từng người. Việc phân công như vậy giúp công tác kế toán được chuyên môn hoá, tạo điều kiện cho mỗi cán bộ đi sâu vào việc nâng cao nhiệm vụ của mình, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Việc ứng dụng phần mềm kế toán vào công tác hạch toán kế toán góp phần giảm bớt phần lớn khối lượng công việc ghi chép, xử lý và phản ánh số liệu được nhanh chóng và chính xác. - Công tác kế toán của công ty được tổ chức khá quy củ, mang tính khoa học cao, có kế hoạch sắp xếp chỉ đạo từ trên xuống dưới. Đặc biệt là theo sự chỉ đạo của phòng kế toán công ty mà công tác kế toán của các chi nhánh, của các đơn vị trực thuộc được thực hiện theo đúng quy định của chế độ kế toán, phù hợp với đặc thù của ngành nghề kinh doanh, đáp ứng tốt yêu cầu của công ty, giúp lãnh đạo công ty chỉ đạo kịp thời và sát với thực tế kinh doanh, đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao. - Trong khâu hạch toán ban đầu, các chứng từ sử dụng đều phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ kinh tế phát sinh và cơ sở pháp lý của nghiệp vụ. Công ty sử dụng các chứng từ theo mẫu thống nhất do Bộ tài chính ban hành. Các chứng từ luôn được kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoàn chỉnh và xử lý kịp thời những sai lệch trước khi sử dụng. Trên cơ sở đó làm tăng tính chính xác, mức độ trung thực của thông tin kế toán trong công ty. - Việc thay đổi chế độ kế toán mới của Bộ tài chính theo thông tư hướng dẫn số 89/2002/TT- BTC đã được phòng kế toán Công ty cập nhật và áp dụng phù hợp với chuẩn mực kế toán mới cũng như phù hợp với tình hình thực tế tại Công ty. 2) Nhược điểm Chúng ta đều biết thực tế hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá hết sức phức tạp, nhất là có thêm yếu tố nước ngoài nên việc hạch toán kế toán sẽ gặp phải những khó khăn khó kiểm soát. Ngoài những ưu điểm đáng ghi nhận, Công ty XNK thủ công mỹ nghệ cũng còn có những hạn chế nhất định. Qua thời gian thực tập vừa qua tại công ty, trong pham vi đề tài nghiên cứu của mình về nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá em thấy có một số nhược điểm trong công tác hạch toán nghiệp vụ này như sau: 1. Đối với hoạt động nhập khẩu trực tiếp, trong qúa trình nhận hàng tại cảng khi hàng về có phát sinh một số chi phí như chi phí kiểm dịch chất lượng hàng hoá, chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng,..Trong thanh toán cũng có các chi phí như phí dịch vụ thanh toán…Tất cả các chi phí này gọi là chi phí thu mua hàng nhập khẩu nhưng đều được kế toán phản ánh vào TK 641( Chi phí bán hàng) và được chi tiết thành TK cấp 2 là TK 6417( Chi phí dịch vụ mua ngoài) không quan tâm hàng nhập về được xuất bán trực tiếp hay mang về nhập kho chờ xuất bán. Điều này không đúng với chế độ và chuẩn mực kế toán áp dụng hiện hành. Dễ bị hiểu lầm là hàng đã được xuất bán và đây là chi phí phục vụ cho việc bán hàng nhập khẩu, chứ không phải là chi phí thu mua hàng NK. 2. Công ty thanh toán tiền hàng cho khách nước ngoài bằng các loại ngoại tệ mạnh tuỳ theo từng khách hàng mà có thể là đồng USĐ, EURO, hay đồng YEN…Hoạt động thanh toán lại nhiều và phức tạp.Tuy nhiên, kế toán Công ty cũng không thực hiện việc theo dõi các ngoại tệ này trên tài khoản ngoài bảng: TK 007( Nguyên tệ). Như vậy sẽ gây khó khăn trong công tác quản lý các loại ngoại tệ của Công ty. 3. Theo chương I, phần cơ sở lý luận đã nêu rõ tài khoản sử dụng trong hạch toán nghiệp vụ nhân nhập khẩu ủy thác là tài khoản 131(chi tiết đối tượng giao uỷ thác) và trong thực tế để tránh tình trạng vừa ghi chép các khoản thanh toán bằng ngoại tệ vừa ghi chép các khoản thanh toán bằng tiền việt nam thì kế toán có thể sử dụng thêm TK 1388( chi tiết bên giao UT) để phản ánh riêng các khoản tiền nhận trước của bên giao uỷ thác cũng như các khoản chi hộ, nộp hộ cho bên uỷ thác bằng tiền việt nam. Song thực tế tại công ty lại không áp dụng như vậy. Tài khoản 131 chỉ sử dụng để phản ánh quan hệ thanh toán với khách hàng mua hàng nhập khẩu còn trong hoạt động nhập khẩu uỷ thác chỉ sử dụng duy nhất tài khoản 1388(chi tiết bên giao UT) để phản ánh quan hệ thanh toán giữa công ty và bên giao UT). Về nguyên tắc là không sai nhưng như thế sẽ gây khó khăn trong công tác hạch toán, đặc biệt là việc theo dõi chi tiết các khoản thanh toán bằng ngoại tệ và bằng tiền việt nam đồng. Bởi vì thông thường bên giao uỷ thác sẽ đặt cọc trước bằng tiền việt nam. Công ty XNK thủ công mỹ nghệ lại là công ty có phát sinh nhiều nghiệp vụ nhập khẩu với giá trị hàng nhập khẩu lớn. Nếu không kiểm soát kỹ sẽ gây ra sự nhầm lẫn, sai sót nghiêm trọng, ảnh hướng đến hoạt động chung của công ty. 4. Công ty đưa việc ứng dụng phần mềm kế toán vào trong công tác kế toán và áp dụng hệ thống sổ sách kế toán theo hình thức Nhật ký chung. Bao gồm sổ Nhật ký chung, sổ tổng hợp các tài khoản và các sổ chi tiết cần thiết . Sổ tổng hợp tầi khoản ở Công ty chính là sổ cái tài khoản.Tuy nhiên có thể do đặc tính của phần mềm kế toán này mà mẫu sổ cái các tài khoản được áp dụng tại Công ty còn sơ sài, chưa thật đúng với mẫu sổ kế toán theo hướng dẫn của bộ tài chính. Chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin kế toán. Hơn nữa, do kỳ hạch toán là sáu tháng nên việc tính số tổng cộng phát sinh và số dư cuối kỳ các tài khoản tổng hợp để phục vụ cho việc đối chiếu số liệu là không cập nhật, kịp thời. Trong sổ tổng hợp cũng không theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian mà chỉ tập hợp số tổng cộng phát sinh của tài khoản đối ứng với tài khoản đang được lập sổ cái. Như vậy hàng tháng, hàng quý, kế toán không có số tổng cộng phát sinh và số dư cuối kỳ để đối chiếu, theo dõi và cung cấp thông tin kịp thời. Về nguyên tắc việc đối chiếu số liệu thường xuyên giữa sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết cũng không thực hiện được. Kế toán chỉ theo dõi và đối chiếu số liệu hàng tháng, hàng quý dựa trên sổ chi tiết và sổ nhật ký chuyên dùng là chưa đủ. III Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại công ty XNK thủ công mỹ nghệ. Trên cơ sở những đánh giá chung trên đây về công tác kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty XNK thủ công mỹ nghệ, em xin mạnh dạn đưa ra một vài giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty. Giải pháp một: Hoàn thiện kế toán chi phí thu mua hàng nhập khẩu. - ý nghĩa giải pháp: Chi phí là một yếu tố chủ yếu làm giảm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Do vậy hạch toán chính xác yếu tố chi phí giúp người quản lý có thể xây dựng và quản lý được định mức chi phí. Hạch toán chi phí thu mua hàng nhập khẩu tốt, sẽ đảm bảo hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu, giúp kiểm soát được chi phí trong định mức và chi phí ngoài định mức. Từ đó xác định nguyên nhân làm phát sinh tăng chi phí đồng thời tìm mọi biện pháp để hạ thấp chi phí thu mua hàng nhập khẩu, nâng cao lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu. - Nội dung: Các chi phí phát sinh trong quá trình nhập khẩu trực tiếp, như chi phí kiểm định chất lượng hàng hoá, chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng, về nguyên tắc kế toán phải hạch toán vào TK 156( chi tiết TK 1562- Chi phí thu mua hàng hóa). Cuối kỳ kế toán tiến hành phân bổ cho hàng xuất bán và hàng tồn kho chưa tiêu thụ trong kỳ. Nhưng tất cả các chi phí này kế toán Công ty đã phản ánh trực tiếp vào TK 641( 6417) mà không cần qua TK 156(1562). Điều này là không đúng với quy định trong chuẩn mực và chế độ kế toán và cũng gây khó khăn trong việc phân định đâu là chi phí bán hàng, đâu là chi phí thu mua hàng nhập khẩu. Hai loại chi phí này là hoàn toàn khác nhau. Bởi vì chi phí thu mua hàng nhập khẩu thì được tính vào giá vốn khi xuất bán hàng nhập khẩu, là yếu tố làm giảm lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Còn chi phí bán hàng lại là yếu tố chi phí làm giảm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Do vậy, em mạnh dạn kiến nghị kế toán Công ty nên sửa đổi lại cách hạch toán và việc sử dụng chuẩn xác tài khoản sao cho đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ của công tác hạch toán kế toán. Cụ thể chi phí thu mua hàng nhập khẩu được hạch toán đúng như sau: Khi chi phí phát sinh: Nợ TK 15622(Chi phí mua hàng NK) Nợ TK 1331D ( Thuế khấu trừ của Dvụ) Có TK 111,112, 331… Cuối kỳ kế toán tiến hành phân bổ cho hàng NK tiêu thụ trong kỳ: - Tiêu chuẩn phân bổ: Chi phí thu mua hàng nhập khẩu sẽ được phân bổ cho hàng xuất bán và hàng tồn kho chưa tiêu thụ trong kỳ. Tiêu chuẩn phân bổ có thể phân bổ theo giá mua, theo số lượng, hoặc trọng lượng của hàng hoá. - Công thức phân bổ: ở đây em chỉ đưa ra công thức phân bổ theo tiêu thức giá mua hàng nhập khẩu. Công thức như sau: Chi phí thu mua phân bổ cho hàng NK bán ra trong kỳ = Số dư Nợ Đ.kỳ (TK 1562) + Số PS Nợ trong kỳ (TK 1562) x Trị giá mua tttt Trị giá mua của hàng NK bán ra trong kỳ( Nợ TK 632) dT Trị giá mua hàng NK tồn Đ.kỳ(Dư Nợ TK 156, 157) + Trị giá mua hàng NK trong kỳ(Tổng PS Nợ TK 156, 157) Nợ TK 6322( Giá vốn hàng nhập khẩu) Có TK 15622( Số được phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ) Giải pháp hai: Sử dụng tài khoản ngoài cân đối kế toán để phản ánh nguyên tệ. - ý nghĩa: Hạch toán theo dõi chi tiết ngoại tệ trên tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán (TK 007) sẽ đáp ứng được yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin kế toán về tình hình sử dụng các loại ngoaị tệ tại Công ty, phù hợp với chế độ kế toán đang hiện hành, giúp kế toán có thể tính toán chính xác số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ. Trên cơ sở đó tiến hành điều chỉnh số dư cuối kỳ các tài khoản phản ánh vốn bằng tiền theo tỷ giá thực tế tại thời điểm cuối kỳ. Nội dung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh có liên quan đến ngoại tệ, bao gồm các tài khoản phản ánh vốn bằng tiền, các khoản phải thu phải trả có gốc ngoại tệ, kế toán Công ty nên theo dõi, phản ánh số phát sinh tăng, số phát sinh giảm và số dư cuối mỗi kỳ hạch toán theo nguyên tệ thông qua sử dụng tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán: Tk 007( Nguyên tệ các loại) và phải chi tiết theo từng loại ngoại tệ mà Công ty đang có và sử dụng trong thanh toán. Cụ thể, Công ty có thể tiến hành hạch toán như sau: Ví dụ khi xuất ngoại tệ 2000 USD thanh toán tiền mua hàng nhập khẩu, tỷ giá hạch toán 15000VND/USD, kế toán ghi: Nợ TK 331( 3312- Chi tiết nhà XK) 30.000.000 Có TK 112( 1122) 30.000.000 Đồng thời ghi giảm ngoại tệ đã sử dụng: Có TK 007( TGNH- USD) 2,000 - Nếu phát sinh tăng ngoại tệ do đã bán được hàng NK, thu tiền hàng bằng ngoại tệ. Ngoài bút toán ghi nhận doanh thu và giá vốn hàng bán, kế toán còn phải phản ảnh tăng ngoại tệ thông qua bút toán ghi: Nợ Tk 007 ( Chi tiết theo từng loại ngoại tệ) Đến cuối kỳ, căn cứ vào số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng, phát sinh giảm ngoại tệ, kế toán tiến hành tính số dư cuối kỳ và điều chỉnh số dư cuối kỳ theo tỷ giá thực tế cuối kỳ. 3. Giải pháp ba: Bổ xung thêm tài khoản 131 trong hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu UT -ý nghĩa: Nếu thực hiện được giải pháp bổ xung thêm tài khoản 131(chi tiết bên giao UT ) trong việc phản ánh quan hệ thanh toán giữa công ty với bên giao UT sẽ hạn chế được những nhược điểm đã nêu trên trong hoạt động nhân uỷ thác nhập khẩu , sẽ tạo thuận lợi rất nhiều cho kết toán trong hạch toán và theo dõi chi tiết các khoản thanh toán với bên giao UT bằng ngoại tệ riêng, bằng Việt Nam đồng riêng. - Nội dung: Để phân biệt giữa TK 131 dùng để phản ánh thanh toán với khách hàng trong nước mua hàng nhập khẩu với TK 131 dùng để phản ánh hoạt động thanh toán với bên giao UT, kế toán công ty sẽ chi tiết theo từng đơn vị giao UT nhập khẩu. Và trong sổ chi tiết theo dõi công nợ cũng sẽ ghi chú rõ đối tượng là đơn vị mua hàng nhập khẩu hay đơn vị giao UT nhập khẩu. Chúng ta có thể hình dung việc vận dụng tài khoản này trong hoạt động nhận UT nhập khẩu thông qua một số bút toán sau: BT1: Khi bên giao UT (Công ty X) đặt cọc trước bằng tiền Việt Nam, kế toán tiến hành hạch toán : Nợ TK 1111: Số tiền thực tế đặt cọc. Nợ (Hoặc Có) TK 413: Chênh lệch tỷ giá Có TK 1388(Công ty X) Tỷ giá hạch toán Chúng ta phải lấy số tiền đặt cọc là tiền việt nam chia cho tỷ giá thực tế tại thời điểm đặt cọc để qui ra ngoại tệ tương đương. Sau đó lấy số ngoại tệ này nhân với tỷ giá hạch toán. Kế toán ghi có TK 1388 với số tiền được quy đổi ra TGHT là để sau này sẽ tiến hành thanh toán bù trừ với TK 131(tổng trị giá phải thu của bên giao UT để có được hàng hoá nhập khẩu) BT2: Bút toán thanh toán bù trừ : Nợ TK 111,112: Nộp nốt số tiền còn lại Nợ TK 1388(Công ty X ): Số tiền đặt cọc đã được quy đổi. Có TK 131( Công ty X): Trị giá mua hàng nhập khẩu theo TG HT. BT3: Khi bàn giao hàng nhập khẩu cho bên uỷ thác, kế toán phản ảnh: Nợ TK 131(Công ty X): TGHT Nợ(Hoặc Có) TK 413: Chênh lệch tỷ giá Có TK 156: Tổng trị giá hàng mua theo TGTT Các bút toán còn lại phản ánh bình thường như trước. 4. Giải pháp bốn: Hoàn thiện việc vận dụng sổ sách kế toán ý nghĩa: Hoàn thiện việc vận dụng sổ sách kế toán, cụ thể là hoàn thiện bộ sổ cái các tài khoản giúp kế toán Công ty thực hiện đúng theo mẫu sổ kế toán hướng dẫn của Bộ tài chính, đồng thời việc theo dõi thường xuyên và tính số dư vào cuối tháng, hay quý sẽ đem lại hiệu quả cao cho Công ty trong việc đối chiếu số liệu, kiểm tra, kiểm soát và hạn chế những sai sót kế toán có thể xảy ra. Thực hiện đúng chức năng kế toán là cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời. - Nội dung: Mẫu sổ tổng hợp các tài khoản đang được áp dụng tại Công ty còn sơ sài, chưa thật đúng với mẫu sổ kế toán theo hướng dẫn của bộ tài chính, mặt khác tên gọi chưa thật hợp lý. Việc tính tổng phát sinh và số dư tài khoản vào cuối kỳ hạch toán( sáu tháng) cũng chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin kế toán. Do vậy, kế toán Công ty nên nghiên cứu sửa đổi lại mẫu sổ theo đúng quy định. Cụ thể nên bổ sung thêm trong sổ cái tổng hợp các cột chứng từ, và cột diễn giải các nghiệp vụ phát sinh. Đồng thời đổi tên sổ tổng hợp tài khoản thành sổ cái tài khoản theo đúng như quy định. Không cần phải căn cứ vào thời điểm lập báo cáo kế toán để tính số cộng phát sinh và số dư tài khoản mà có thể tiến hành theo dõi thường xuyên hơn theo tháng hoặc quý số cộng phát sinh và số dư cuối tháng, cuối quý. Đặc biệt nên theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian để có thể đảm bảo công việc đối chiếu số liệu giữa các sổ sách kế toán có liên quan, nhằm phát hiện những sai sót kế toán và kịp thời sửa chữa cho chính xác, thực hiện đúng chức năng cung cấp thông tin của kế toán. Do đặc điểm kinh doanh của công ty là kinh doanh cả hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu nên trong tháng có phát sinh rất nhiều nghiệp vụ. Do đó để tiện cho công tác hạch toán kế toán, lập sổ sách, và đối chiếu số liệu đồng thời đảm bảo đúng chức năng thông tin kế toán, em đưa ra mẫu sổ cái có kỳ phát sinh theo tháng như sau: Công ty XNK thủ công mỹ nghệ Sổ Cái Tài Khoản Quỹ Tiền Mặt Kỳ phát sinh từ 01/01/03 đến ngày 30/01/03 TK:1111C Ngày C.Từ Số C.từ Diễn giải TK ĐƯ PS Nợ (đồng) PS Có (đồng) …………….. 14/01/03 PT 30 Công ty XD & TM ứng trước NKUT 1388 30.062.250 Chênh lệch tỷ giá 413 837.750 ............. Cộng cuối tháng …….. …….. Số dư đầu tháng : Nợ: Số dư cuối tháng: Nợ: Ngày 30 tháng 01 năm 2003 Người lập Kế toán trưởng Kết luận Trong xu hướng quốc tế hoá, hợp tác hoá đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, mỗi quốc gia đều trở thành một mắt xích quan trọng của nền kinh tế thế giới. Do đó để phát triển thì các quốc gia đều phải đi theo xu hướng tất yếu của thời đại. Đối với Việt Nam nước ta hiện nay, để nhanh chóng hoàn thành sự nghiệp CNH- HĐH đất nước thì hoạt động nhập khẩu được thừa nhận là phương tiện thúc đẩy quan trong. Thông qua việc nhập khẩu hàng hoá chúng ta có thể thừa hưởng , tiếp thu những khoa học công nghệ hiện đai, tiên tiến của thế giới. Do vậy cần phải có những công cụ quản lý tốt lĩnh vực hoạt động này nhằm thực hiện đúng chính sách nhập khẩu có chọn lọc của nhà nước và đồng thời phải đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để giải quyết vấn đề này mỗi doanh nghiệp kinh doanh XNK phải không ngừng hoàn thiện quá trình hạch toán kế toán nghiệp vụ nhập khẩu. Với những trang bị về mặt kiến thức khoa học thu nhận được trong quá trình học tập tại Viện đại học Mở HN, cùng với kiến thức thực tiễn lĩnh hội và tích luỹ được trong quá trình thực tập tại công ty XNK thủ công mỹ nghệ. Đặc biệt nhờ có sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Lê Thị Hồng Phương, em đã hoàn thành song khoá luận tốt nghiệp của mình. Trong phạm vi nhất định, khoá luận đã giải quyết được những vấn đề sau: Về lý luận: Khoá luận đã đưa ra những vấn đề cơ bản về hoạt động nhập khẩu trong các doanh nghiệp kinh doanh XNK nói chung và cơ sở lý luận của công tác kế toán hoạt động nhập khẩu. Qua đó giúp các doanh nghiệp có thể nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp mình. Về thực tiễn: Khoá luận đi sâu nghiên cứu thực trạng công ty XNK thủ công mỹ nghệ về bộ máy quản lý , bộ máy kế toán và công tác kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá. Trên cơ sở lý luận và tìm hiểu thực tế thực trạng hạch toán kế toán tại công ty, ở chương III, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty. Tuy nhiên do tầm nhận thức còn chưa được sâu rộng, thời gian thực tập, nghiên cứu có hạn nên bài khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để em có những cái nhìn mới sâu sắc hơn, thực tế hơn và hữu ích hơn. Em xin bầy tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và xin nghi nhận tất cả sự giúp đỡ nhiệt thành và tận tâm của cô giáo Lê Thị Hồng Phương. Đồng thời xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh chị trong phòng tài chính kế hoạch công ty XNK thủ công mỹ nghệ đã quan tâm và giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Hà nội, ngày 09 tháng 07 năm 2003 Sinh viên thực hiện: Lê Thu Hồng  Danh mục tài liệu tham khảo PGS – TS : Nguyễn Văn Công “ Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính ” – NXB tài chính, HN – 2003. Hà Xuân Thạch - Đại học QG - TP HCM “Kế toán thương mại ”NXB tài chính ”. Kế tóan doanh nghiệp thương mại - Đại học thương mại. PTS Vũ Phạm Quyết Thắng- “Kinh tế đối ngoại Việt Nam, nội dung biện pháp , hiệu quả”. PTS :Phan Trọng Phức “kế toán doanh nghiệp công nghiệp” Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ ngoại thương (NXB - TP HCM). Tạp chí kế toán 2002 – 2003. Thông tư số 77/1998/TT/BTC. Thông tư số 89/2002/TT- BTC Tài liệu nội bộ trong công ty XNK thủ công mỹ nghệ. Một số luận văn khoá trước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33821.doc
Tài liệu liên quan