Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Hiệp Sanh

MỤC LỤC Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Trang vii Danh mục các bảng, biểu sử dụng ii Danh mục các sơ đồ sử dụng vi LỜI MỞ ĐẦU 5 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 6 4. Phương pháp nghiên cứu 6 5. Kết cấu của đề tài 3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 4 1.1. Một số vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành 4 1.1.1. Khái niệm, phân loại và đối tương tập hợp chi phí sản xuất 4 1.1.2. Khái niệm, phân loại và đối tượng tính giá thành 7 1.1.3. Nhiệm vụ của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 8 1.1.4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 9 1.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 10 1.2.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 10 1.2.2. Đánh giá sản phẩm dỡ dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm 18 1.2.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo PP kê khai thường xuyên 27 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SX-TM & DV HIỆP SANH 29 2.1. Giới thiệu khai quát về công ty TNHH SX TM & DV Hiệp Sanh 29 2.1.1 Lịch sử hình thành và hình thức sở hữu 29 2.1.2 Ngành nghề hoạt động, chức năng và nhiệm vụ 30 2.1.3 Quy mô công ty 30 2.1.4 Sản phẩm và quy trình công nghệ 31 2.1.5 Cơ cấu bộ máy quản lý 33 2.1.6 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 35 2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH SX TM & DV Hiệp Sanh 40 2.2.1. Các chính sách kế toán và đối tượng hạch toán chi phí tại Công ty 40 2.2.2. Tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty 41 2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 57 2.2.4. Đánh giá sản phẩm dỡ dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm 58 CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 65 3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 65 3.1.1. Những ưu điểm 65 3.1.2. Những tồn tại 67 3.2. Một số kiến nghị 69 KẾT LUẬN 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Sản xuất ra của cải vật chất là điều kiện để loài người tồn tại và phát triển. Cùng với sự tiến bộ của xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng mở rộng và kéo theo đó là công cuộc cạnh tranh ngày một gay gắt hơn. Để tăng sức cạnh tranh, tiếp tục tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải quan tâm đến việc quản lý một cách có hiệu quả đối với hoạt động sản xuất kinh doanh không phân biệt doanh nghiệp đó thuộc loại hình nào, thành phần kinh tế hay hình thức sở hữu nào đều phải sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý khác nhau, trong đó hạch toán kế toán được xem là một công cụ hữu hiệu. Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được coi là khâu trung tâm trong công tác kê toán của các doanh nghiệp sản xuất vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một trong những chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để kiểm soát tốt các khoản chi phí, thực chất chi phí sản xuất là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, do vậy tiết kiệm chi phí sản xuất là hạ giá thành sản phẩm, đồng thời đảm bảo đầu ra của quá trình sản xuất là tạo ra sản phẩm mà xã hội chấp nhận và làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hơn nữa, mục đích cuối cùng của quá trình sản xuất là tạo ra sản phẩm, giá thành sản phẩm chính là chỉ tiêu kinh tế phản ánh chất lượng toàn bộ các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, mức tính giá thành sản phẩm đòi hỏi phải tính đúng, tính đủ, chi phí sản xuất bỏ ra theo đúng chế độ của Nhà Nước để mang lại lợi nhuận lớn nhất cho doanh nghiệp. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, trong thời gian thực tập tại công ty TNHH SX TM & DV Hiệp Sanh, được đối diện với thực trạng quản lý kinh tế kết hợp với những nhận thức của bản thân về tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em đã đi sâu tìm hiểu và mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH SX TM & DV Hiệp Sanh”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Dựa trên việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán chi phí và tính giá thành kết hợp với việc khảo sát tình hình thực tế của công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty TNHH SX TM & DV Hiệp Sanh, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành cho công ty, bên cạnh đó giúp em hoàn thiện hơn kiến thức của mình về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề liên quan đến công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm thùng carton bao gồm: các nghiệp vụ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, bảng biểu, sổ sách kế toán cũng như công tác hạch toán của công ty. Phạm vi nghiên cứu là các quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH SX TM & DV Hiệp Sanh thông qua các số liệu, chứng từ liên quan và các quy định, quy chế tại công ty. Số liệu của đề tài được giới hạn trong tháng 8 năm 2009. Thời gian nghiên cứu được thực hiện từ ngày 11/7/2011 đến 15/9/2011. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp thống kê: Nghiên cứu tài liệu (sổ sách, bảng biểu, chứng từ ) của công ty trong tháng 8 năm 2009.Quan sát quy trình, cách thức tiến hành công việc của các nhân viên kế toán tại phòng kế toán và các phòng ban khác.Xác minh những thông tin tự tìm hiểu bằng cách hỏi lại kế toán trưởng. Kết cấu của đề tài: Nội dung đề tài, ngoài lời mở đầu và kết luận gồm có 3 nội dung chính sau: Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH SX TM & DV Hiệp Sanh. Chương III: Nhận xét và kiến nghị

doc115 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1727 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Hiệp Sanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biến CĐn Giá thành bán thành phẩm CĐ1 Giá thành của thành phẩm hoàn thành Giá thành bán thành phẩm CĐ2 + + + Công đoạn 1 Công đoạn 2 Công đoạn n Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm: Phương pháp này còn được gọi là phương pháp kết chuyển song song, áp dụng đối với trường hợp đối tượng tính giá thành được xác định là thành phẩm ở bước công đoạn cuối cùng. Trình tự tiến hành như sau: Tập hợp chi phí theo từng công đoạn. Trên cơ sở CPSX đã tập hợp, kế toán tính CPSX nằm trong thành phẩm ở từng công đoạn cho từng khoản mục chi phí theo công thức sau: Chi phí NVLTT nằm trong thành phẩm: Chi phí NVLTT nằm trong TP Chi phí NVLTT dỡ dang đầu kỳ + Chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ = x Số lượng SP hoàn thành Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SP dỡ dang cuối kỳ Chi phí NCTT nằm trong thành phẩm: Chi phí NCTT nằm trong TP Chi phí NCTT dỡ dang đầu kỳ + Chi phí NCTT phát sinh trong kỳ = x Số lượng SP hoàn thành Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SP dỡ dang cuối kỳ Chi phí SXC nằm trong thành phẩm: Chi phí SX chung nằm trong thành phẩm Chi phí SXC dỡ dang đầu kỳ + Chi phí SXC phát sinh trong kỳ = x Số lượng SP hoàn thành Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng SP dỡ dang cuối kỳ Hoặc tính chi phí sản xuất nằm trong thành phẩm cho từng công đoạn: Chi phí SX ở CĐ1 nằm trong thành phẩm Chi phí SX dỡ dang đầu kỳ ở CĐ1 + Chi phí SX phát sinh trong kỳ ở CĐ1 = x Số lượng SP hoàn thành Số lượng sản phẩm hoàn thành của CĐ1 + Số lượng SP dỡ dang cuối kỳ của CĐ1 Sau đó, tổng cộng chi phí sản xuất nằm trong thành phẩm của tất cả các công đoạn lại ta được giá thành của thành phẩm hoàn thành trong kỳ. Trình tự tính giá thành sản phẩm được biểu diễn qua sơ đồ 1.5: Chi phí sản xuất ở CĐ1 Chi phí sản xuất ở CĐ2 Chi phí sản xuất ở CĐn Chi phí SX của CĐ1 trong thành phẩm Chi phí SX của CĐ2 trong thành phẩm Chi phí SX của CĐn trong thành phẩm Giá thành của sản phẩm hoàn thành Công đoạn 1 Công đoạn 2 Công đoạn n Sơ đồ 1.5: Sơ đồ tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm. Phương pháp tính giá thành theo hệ số: Phương pháp này thường áp dụng đối với những doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất không thể tập hợp riêng chi phí cho từng đối tượng tính giá thành như: Công nghiệp lọc dầu, dệt kim, chăn nuôi bò sữa…Theo phương pháp này CPSX sẽ được tập hợp chung cho tất cả các loại SP. Sau đó, căn cứ vào hệ số của từng SP được quy định để tính giá thành SP cho từng loại. Trình tự được tiến hành như sau: Bước 1: Quy đổi tất cả các loại SP ra thành một loại SP tiêu chuẩn theo một hệ số cho sẵn và quy đổi số lượng SPDD theo hệ số, công thức: Tổng số lượng của SP quy đổi = Tổng số lượng SP sản xuất thực tế của từng SP x Hệ số quy đổi của từng SP Tổng số lượng của SPDD quy đổi = Số lượng SPDD của SP x Hệ số quy đổi Bước 2: Xác định CPSX dỡ dang cuối kỳ theo các phương pháp đánh giá SPDD Bước 3: Xác định giá thành của SP quy đổi: Tổng giá thành sản phẩm = Trị giá SPDD đầu kỳ + Chi phí SX phát sinh trong kỳ - Trị giá SPDD cuối kỳ - Giá trị phế liệu thu hồi (nếu có) Bước 4: Xác định giá thành đơn vị của SP quy đổi. Giá thành của 1 sản phẩm quy đổi Tổng giá thành của SP quy đổi = Tổng số lượng của SP quy đổi Bước 5: Xác định tổng giá thành thực tế của từng SP. Tổng giá thành thực tế của từng SP = Số lượng SP sản xuất thực tế của SP đó X Hệ số của SP đó X Giá thành của 1 SP quy đổi Bước 6: Xác định giá thành đơn vị thực tế của từng SP. Giá thành thực tế của 1 SP Tổng giá thành thực tế = Số lượng thưc tế của SP hoàn thành Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất phụ: Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất ngoài sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ. Đối tượng tính giá thành trong trường hợp này là sản phẩm chính. Tổng giá thành sản phẩm chính hoàn thành là toàn bộ chi phí sản xuất nhưng loại trừ chi phí sản xuất phụ của SP phụ. Thường thì chi phí sản xuất phụ được tính theo giá kế hoạch, hoặc phần chênh lệch giữa giá bán trừ đi phần lợi nhuận định mức và thuế. Ta có công thức: Tổng giá thành SP chính = Trị giá SPDD đầu kỳ + Chi phí SX phát sinh trong kỳ - Trị giá SPDD cuối kỳ - Chi phí SX SP phụ Trong đó, chi phí SX sản phẩm phụ được tính cho từng khoản mục chi phí theo tỷ trọng như sau: Tỷ trọng chi phí SX sản phẩm phụ Chi phí SX SP phụ = Tổng chi phí SX Và chi phí SX sản phẩm phụ: Chi phí SX sản phẩm phụ = Tỷ trọng chi phí SX sản phẩm phụ x Chi phí từng khoản mục tương đương Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ và vừa theo đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm theo từng đơn đặt hàng. Kỳ tính giá thành là thời điểm từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn thành đơn đặt hàng. Chi phí sản xuất được tập hợp theo dõi riêng cho từng đơn đặt hàng và giá thành SP được tính cho từng SP của mỗi đơn đặt hàng. Phương pháp tính giá thành theo định mức: Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ ổn định và đã xây dựng được hệ thống định mức về kinh tế - kỹ thuật tiên tiến và hợp lý, phù hợp với máy móc thiết bị và đặc điểm SXKD của doanh nghiệp. Trình tự tiến hành tính giá thành như sau: Bước 1: Tính giá thành định mức của sản phẩm trên cơ sở các định mức về kinh tế - kỹ thuật và số lượng bán thành phẩm, số lượng SP hoàn thành. Bước 2: Xác định tỷ lệ giá thành. Tỷ lệ giá thành thực tế và giá thành định mức (%) Tổng giá thành thực tế x100 = Tổng giá thành định mức Bước 3: Tính giá thành thực tế cho từng sản phẩm. Giá thành thực tế = Giá thành định mức x Số lượng SP hoàn thành x Tỷ lệ giá thành Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất (trường hợp kế toán hàng tồn kho theo PP kê khai thường xuyên): Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất là kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC tập hợp được trên các tài khoản 621, 622, 627 theo từng đối tượng tính giá thành. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 154 – “Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang” phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang đầu kỳ, cuối kỳ của các hoạt động sản xuất, kinh doanh chín và phụ… Chi phí NVLTT, NCTT, sử dụng máy thi công, SXC phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm. Kết chuyển chi phí SXDD cuối kỳ - hạch toán hàng tồn kho theo PP kiểm kê định kỳ. Giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm nhập kho, chuyển bán. Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sữa chữa được. Kết chuyển chi phí SXDD cuối kỳ - hạch toán theo PP kiểm kê định kỳ. Chi phí SXDD cuối kỳ Nợ 154 Có Sơ đồ kế toán: CPSXDDĐK CPSXDDCK 152,153 621 155 334,338 111,112,331 214 142,335 157 622 627 154 632 (1) (1) (1) (2) (2) (2) (3) (3) (3) (1): Tập hợp chi phí sản xuất. (2): Kết chuyển chi phí sản xuất vào tài khoản 154 (3): Nhập kho thành phẩm hoặc xuất bán thẳng hoặc xuất thẳng gởi bán. Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo PP kê khai thường xuyên. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SX-TM & DV HIỆP SANH. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH SX TM & DV Hiệp Sanh: Lịch sử hình thành và hình thức sở hữu: Công ty TNHH Hiệp Sanh được thành lập vào năm 1995 theo Quyết Định số 006052/GPTLDN-02 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương, giấy phép kinh doanh số 4602000504 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Bình Dương. Đến tháng 9/1996, để mở rộng quy mô sản xuất và đáp ứng nhu cầu thị trường, công ty đã mở thêm nhà máy sản xuất - chế biến bao bì thùng carton để cung cấp chủ yếu cho khu chế xuất Linh Trung ( Thủ Đức) và các đơn vị kinh tế khác có nhu cầu. Tên công ty : Công ty TNHH SX TM DV Hiệp Sanh Tên giao dịch : Hiệp Sanh Co., Ltd. Địa điểm trụ sở : Trụ sở chính đặt tại : 96/1 Thạnh Hòa B, Phường An Thạnh, Thị Xã …………………………………….Thuận An, Tỉnh Bình Dương. Phân xưởng sản xuất phụ : Khu 2, Khu phố Hòa Lân, Thuận Giao, Thuận ……………………………………An, Bình Dương. Mã số thuế : 3700150285-1 Số điện thoại : (0650)3831729 Số Fax : (0650)3826709 Hình thức sở hữu : Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn. Ngành nghề hoạt động, chức năng và nhiệm vụ: Công ty TNHH Hiệp Sanh chuyên sản xuất và kinh doanh mặt hàng gỗ và bao bì thùng carton. Công ty TNHH SX TM & DV Hiệp Sanh là công ty tư nhân, hoạt động sản xuất kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng, thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ về tài chính, chủ động trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty thu mua gỗ cao su và nguyên liệu giấy để sản xuất và kinh doanh mặt hàng gỗ và thùng carton, kinh doanh và quản lý tài chính, có nghĩa vụ nộp thuế và kinh doanh theo đúng quy định của Nhà Nước. Quy mô công ty: Công ty TNHH Hiệp Sanh là một doanh nghiệp hoạt động với quy mô vừa và nhỏ. Quy mô vốn kinh doanh: Vốn điều lệ : 10.000.000.000 đồng. Gồm: Tiền, vàng, hiện vật : 1.900.000.000 đồng. Tài sản khác : 8.100.000.000 đồng. Quy mô về tài sản máy móc thiết bị: Công ty có 2 phân xưởng sản xuất là: phân xưởng gỗ và phân xưởng bao bì. Nguyên giá tài sản cố định năm 2009 là 15,731,000,000 đồng. Phần lớn máy móc thiết bị phục vụ cho SXKD đa dạng, nhiều chủng loại nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu thực tế. Bao gồm: Nhà văn phòng làm việc, phân xưởng, bãi đậu xe; Xe con, xe giao hàng, xe nâng; Máy cắt, máy cưa, máy cán, máy in, lò sấy; Máy móc thiết bị văn phòng… Quy mô về nhân lực: Tổng số nhân viên của công ty là 160. Trong đó: Nhân viên quản lý là 20: Trình độ chuyên môn đại học là 6. Trình độ chuyên môn trung học là 14. Lao động trực tiếp sản xuất là 140: Phân bổ cho xưởng sản xuất gỗ là 70. Phân bổ cho xưởng sản xuất thùng carton là 70. Sản phẩm và quy trình công nghệ: Các mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty: Sản phẩm gỗ: Đây là mặt hàng truyền thống của công ty, có giá trị kinh tế cao. Với ưu điểm có đội ngũ công nhân có tay nghề cao và bộ máy sản xuất được tổ chức theo mô hình quản lý mới cùng lúc với việc phát huy những kinh nghiệm kinh doanh sẵn có. Đây là ngành hàng có giá trị xuất khẩu cao nên công ty luôn có chiến lược kinh doanh phù hợp nhầm giữ vững khách hàng, làm cho doanh số mặt hàng gỗ tăng cao. Sản phẩm gỗ của công ty chủ yếu là gỗ cao su sấy được chế biến với kích thước và hình dáng theo yêu cầu của khách hàng và được tính giá thành theo m3. Sản xuất bao bì thùng carton : Do công ty nằm trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nơi có nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh cũng như các khu công nghiệp tập trung đã hình thành và ngày càng phát triển. Đây là lợi thế của công ty để tìm kiếm các đầu mối tiêu thụ sản phẩm từ các đơn vị kinh doanh và các khu công nghiệp. Do công ty đã không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm thùng carton cũng như mạnh dạn trong việc đầu tư công nghệ mới nên đã từng bước tạo nên uy tín trên thị trường. Bao bì carton được sản xuất thành thùng theo quy cách, hình dáng mà khách hàng yêu cầu, bao gồm thùng carton 2 lớp và 5 lớp, chủ yếu dùng để đóng gói mặt hàng giày, bánh kẹo cho các công ty xuất khẩu giày và kinh doanh bánh kẹo. Quy trình công nghệ: Quy trình công nghệ sản xuất gỗ: Gỗ tròn mua về được cưa xẻ theo nhu cầu sản phẩm. Gỗ được xử lý ngâm tẩm với hóa chất để chống mối mọt. Gỗ được đưa qua lò sấy công nghiệp để giảm bớt độ ẩm. Gỗ được đưa vào sản xuất thành sản phẩm gỗ gia dụng. Gỗ tròn mua về được cưa xẻ theo nhu cầu sản phẩm. Gỗ được xử lý ngâm tẩm với hóa chất để chống mối mọt. Gỗ được đưa qua lò sấy công nghiệp để giảm bớt độ ẩm. Gỗ được đưa vào sản xuất thành sản phẩm gỗ gia dụng. Sơ đồ 2.7: Quy trình công nghệ sản xuất gỗ. Quy trình công nghệ sản xuất thùng carton: Giấy cuộn sau khi mua về cho chạy qua máy tạo sóng với nhiều lớp theo yêu cầu khách hàng. Giấy được cho chạy qua máy cắt tạo kích thước và nếp gấp. In ấn các nhãn hiệu-logo theo yêu cầu của khách hàng trên thùng carton. Sơ đồ 2.8: Quy trình công nghệ sản xuất thùng carton. Cơ cấu bộ máy quản lý Sơ đồ bộ máy: Sơ đồ 2.9: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty. Chức năng và nhiệm vụ: Giám đốc: là người có quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty, đề ra các phương hướng và nhiệm vụ phát triển của Công ty. Phó giám đốc: là người phụ trách tất cả các hoạt động của phòng kinh doanh, phòng kế toán và phòng kỹ thuật. Sau đó đưa ra các đề xuất và trình lên giám đốc quyết định, có quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty khi có sự ủy quyền của Giám đốc. Phòng kinh doanh: phụ trách và giám sát các hoạt động kinh doanh của Công ty theo quyết định của giám đốc và thực hiện quá trình kinh doanh theo đúng pháp luật của Nhà nước: Xác định nhu cầu thị trường, nguồn hàng, xây dựng các kế hoạch kinh doanh năm, quý, tháng và triển khai các phương pháp kinh doanh theo đúng nguyên tắc, có hiệu quả. Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tiếp thị, quảng cáo đến các đối tượng khách hàng, thị trường mua bán các mặt hàng trong phạm vi hoạt động kinh doanh của Công ty. Tham gia phối hợp cùng các phòng ban khác thực hiện các phần việc có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phòng kế toán: phụ trách giám sát các hoạt động kế toán tài chính của Công ty, đảm bảo Công ty hoạt động theo đúng pháp luật. Tổ chức và thực hiện đầy đủ các chế độ thông tin báo cáo định kỳ hoặc đột xuất, lưu trữ hồ sơ, tài liệu trong phạm vi được giao theo quy định, tham gia cùng các phòng ban, thực hiện các nghiệp vụ và phần công việc theo chức năng hoặc chỉ đạo của Giám đốc công ty. Thực hiện kiểm tra thông tin báo cáo, phân tích hoạt động kinh tế tài chính theo định kỳ, đột xuất, kịp thời tham mưu cho Giám đốc có quyết định hợp lý. Phòng kỹ thuật: tổ chức hướng dẫn thực hiện các quy trình kỹ thuật phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh: Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy trình kỹ thuật, có biện pháp ngăn chặn và kịp thời xử lý các trường hợp sai phạm về kỹ thuật sản xuất. Theo dõi và tổ chức quản lý máy móc thiết bị, sữa chữa, đo lường, kiểm tra phẩm chất hàng hóa đúng quy định. Chủ động triển khai thực hiện công tác tính toán hiệu quả về công suất máy móc thiết bị và chịu trách nhiệm giải trình trước Giám đốc. Tổ chức công tác kế toán tại công ty: Tổ chức bộ máy kế toán: Sơ đồ 2.10: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ máy kế toán của công ty, là người tổ chức, điều hành toàn bộ hệ thống kế toán, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác chuyên môn nghiệp vụ của phòng kế toán. Tổ chức thực hiện luân chuyển chứng từ, hạch toán ban đầu, ghi sổ kế toán cho từng đối tượng theo chế độ kế toán của Nhà nước quy định. Thường xuyên kiểm tra, xét duyệt các báo cáo thống kê kế toán ở các bộ phận và các đơn vị trực thuộc. Kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm kiểm tra và tổng hợp các số liệu của bộ phận kế toán để tính giá thành và lên bảng biểu, báo cáo kế toán. Lập báo cáo thu chi, báo cáo tài chính, kế hoạch khấu hao TSCĐ, giải quyết các vấn đề thay cho kế toán trưởng trong trường hợp cần thiết. Kế toán công nợ: theo dõi, xử lý các vấn đề có liên quan đến công nợ, lập sổ theo dõi công nợ, chịu trách nhiệm về các khoản phải thu, phải trả của khách hàng. Kế toán quỹ: theo dõi việc thu-chi, bảo quản tiền mặt, báo cáo tình hình biến động tiền mặt, thanh toán lương và các khoản có liên quan đến tiền mặt cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Kế toán kho, CPSX: theo dõi việc thu mua, xuất nhập kho NVL, sản phẩm hàng hóa và các khoản chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, lập sổ chi tiết theo dõi nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ. Kế toán các đơn vị trực thuộc: làm nhiệm vụ lập chứng từ kế toán, ghi sổ chi tiết các nghiệp vụ phát sinh tại các đơn vị trực thuộc, sau đó chuyển toàn bộ về phòng kế toán của Công ty. Hình thức kế toán: Hình thức kế toán công ty đang áp dụng là hình thức Nhật ký - Sổ cái. Các loại sổ sử dụng là: Sổ Nhật ký - Sổ cái ( Mẫu S01-DN), các sổ chi tiết các tài khoản liên quan (Mẫu S38-DN). Trình tự ghi chép của hình thức Nhật ký - Sổ cái theo biểu 2.1: Biểu 2.1: Trình tự ghi chép sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái. Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Nhật ký - Sổ cái Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chứng từ gốc Bảng tổng hợp chi tiết Sổ quỹ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký - Sổ cái: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ cái, căn cứ để ghi vào Nhật ký - Sổ cái là chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc. Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng kê chứng từ gốc tính toán ghi vào sổ Nhật ký - Sổ cái Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào sổ chi tiết các tài khoản nhằm chi tiết hóa số liệu trên tài khoản tổng hợp, đồng thời ghi vào sổ quỹ để kiểm tra tiền quỹ của thủ quỹ. Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết để lập “ Bảng tổng hợp chi tiết” và đối chiếu số tổng cộng trên bảng tổng hợp chi tiết với số phát sinh và số dư trên tài khoản tổng hợp trên Nhật ký - Sổ cái. Sau đó lập báo cáo tài chính căn cứ vào số liệu trên các tài khoản và các sổ chi tiết có liên quan. Mức độ ứng dụng tin học trong công tác kế toán: việc ứng dụng tin học vào kế toán là do mỗi nhân viên kế toán tạo ra và cài đặt chương trình kế toán có liên quan. Các loại sổ và chế độ báo cáo kế toán sử dụng: Hệ thống tài khoản được sử dụng tại công ty: TK 111: Tiền mặt TK 112: Tiền gửi ngân hàng TK 131: Phải thu khách hàng TK 211: Tài sản cố định TK 214: Khấu hao TSCĐ TK 331: Phải trả người bán TK 333: Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước TK 334: Tiền lương công nhân sản xuất TK 336: Phải trả nội bộ TK 511: Doanh thu bán hàng TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp TK 627: Chi phí sản xuất chung TK 632: Giá vốn hàng bán TK 911: Xác định kết quả kinh doanh. Và một số tài khoản khác… Các loại sổ, báo cáo sử dụng: Sổ nhật ký - sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản liên quan (TK 621, 622, 627, 154, 632,…) Báo cáo tổng hợp: Bảng cân đối kế toán. Báo cáo KQHĐ kinh doanh. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo chi tiết: Báo cáo công nợ. Báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất. Báo cáo giá thành. Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH SX-TM & DV Hiệp Sanh: Các chính sách kế toán và đối tượng hạch toán chi phí tại Công ty: Chính sách kế toán tại công ty: Công ty áp dụng chính sách kế toán theo “ Quyết Định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính”. Tiến độ kế toán của công ty bắt đầu ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12. Đơn vị tiền tệ ghi chép trên sổ sách là Đồng Việt Nam. Công ty tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Đánh giá sản phẩm dỡ dang cuối kỳ theo chi phí NVLTT. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo PP kê khai thường xuyên. Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu, sản phẩm hàng hóa xuất kho theo phương pháp Nhập trước - Xuất trước ( FIFO). Công ty tính giá thành theo phương pháp giản đơn. Đối tượng hạch toán chi phí: Đối tượng hạch toán chi phí là sản phẩm thùng carton. Số liệu hạch toán: số liệu tháng 08/2009. Kỳ tính giá thành sản phẩm là hàng tháng. Tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất tại công ty: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nội dung: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. Nguyên vật liệu chính: Giấy (giấy xeo, giấy vàng và giấy Đài Loan). Vật liệu phụ: bột mì. Tổ chức chứng từ: Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho (02-VT) Hoá đơn mua hàng. Khi có nhu cầu sử dụng NVL sản xuất, Quản đốc lập giấy đề nghị cấp vật tư à chuyển lên phòng kế toán, tại đây kế toán xem xét NVL còn tồn hay không: Nếu không à kế toán báo cáo cho bộ phận mua hàng; Nếu còn à kế toán lập phiếu xuất kho NVL. Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên: liên 1 thủ kho giữ, liên 2 kế toán giữ. Sau khi lập phiếu xuất kho xong, phụ trách bộ phận sử dụng và phụ trách cung ứng ký và chuyển cho thủ kho. Sau khi xuất kho, thủ kho ghi số NVL thực xuất và cùng người nhận ký vào phiếu xuất kho. Sau đó phiếu xuất kho được chuyển đến phòng kế toán để tiến hành việc lưu trữ chứng từ cùng với yêu cầu cấp vật tư. Còn lại kho sẽ theo dõi lượng xuất NVL trên thẻ kho để định kỳ thuận tiện cho việc đối chiếu sổ sách kế toán. Khi có nhu cầu mua NVL à thủ kho lâp giấy đề nghị mua NVL à chuyển lên kế toán, kế toán xem xét sổ sách và chuyển giấy đề nghị cho bộ phận mua hàngà bộ phận mua hàng tiến hành lập đơn đặt hàng và gửi cho nhà cung ứng. Tài khoản sử dụng và sơ đồ hạch toán: TK 621 - “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” TK 1521,1522 - “ Nguyên vật liệu” TK 111, 112, 331. Sơ đồ hạch toán: 1521,1522 621 111,112,131 1331 Xuất kho NVL để sản xuất Mua và xuất thẳng NVL để SX Thuế GTGT khấu trừ Sơ đồ 2.11: Sơ đồ hạch toán chi phí NVL tại Công ty Sổ sách kế toán và trình tự luân chuyển chứng từ: Doanh nghiệp sử dụng: Sổ Nhật ký - Sổ cái (Mẫu số S01-DN). Sổ chi tiết tài khoản 621 - Chi phí NVLTT để theo dõi tình hình chi phí nguyên vật liệu. Trình tự luân chuyển chứng từ: Biểu 2.2: Trình tự luân chuyển chứng từ trong kế toán chi phí NVLTT. Một số nghiệp vụ minh họa: Nghiệp vụ 1: Theo phiếu xuất kho số 93 ngày 20/08/2009 công ty xuất kho nguyên vật liệu dùng để sản xuất thùng carton (Phụ lục A – trang 80) như sau: Giấy xeo (15211) : 19.230 kg, đơn giá 5,015đồng/kg Giấy vàng (15212): 19.273kg, đơn giá 4,360 đồng/kg Giấy Đài Loan (15213) : 6.768kg, đơn giá 5,903 đồng/kg Kế toán ghi: Nợ TK 621 220,420,234 đồng Có TK 15211 96,438,450 đồng Có TK 15212 84,030,280 đồng Có TK 15213 39,951,504 đồng Nghiệpvụ 2: Ngày 27/08/2009 công ty mua giấy xeo của công ty TNHH Trường Sơn, số lượng 27,431kg, đơn giá 5,200đ/kg, thuế GTGT 5% chưa thanh toán tiền cho người bán, không nhập kho mà xuất thẳng cho phân xưởng sản xuất.(Phụ lục B – trang 82). Kế toán ghi: Nợ TK 621 142,641,200 đồng Nợ TK 1331 7,132,060 đồng Có TK 331 149,773,260 đồng Nghiệp vụ 3: Ngày 26/08/2009, công ty mua tinh bột mì khô của cơ sở Phúc Hưng với số lượng 5,390 kg, đơn giá 4,500 đồng/kg, đã thanh toán tiền mặt xuất thẳng để SX.(Phụ lục C - trang 84) Kế toán ghi: Nợ TK 621: 24,255,000 đồng Nợ TK 1331: 2,425,500 đồng Có TK 111: 26,680,500 đồng Hàng ngày kế toán phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào sổ Nhật ký - Sổ cái và sổ chi tiết tài khoản 621 theo biểu 2.3 và biểu 2.4. Biểu 2.3: Trích sổ nhật ký - sổ cái tháng 8/2009 Biểu 2.4: Trích sổ chi tiết tài khoản 621 tháng 8/2009 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Nội dung: Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương chính phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương. Kỳ tính lương là 1 tháng gồm 26 ngày công, công ty trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo giờ công (8h/ngày). Tùy theo trình độ và tay nghề mà mỗi công nhân có mức lương khác nhau. Nếu tính bình quân thì 1h công là 6,845 đồng. Trong đó: Lương căn bản bình quân của tổ trưởng sản xuất trung bình là: 89,425 đồng/ngày x số ngày làm việc trong tháng = 89,425 đồng x 26 ngày = 2,325,000 đồng/tháng Lương căn bản bình quân của công nhân trực tiếp sản xuất: 6,165 đồng/1h x số giờ làm việc trong tháng = 6,6165 đồng x 208 giờ = 728.000 đồng/tháng Ngoài ra, công nhân còn được hưởng thêm các khoản tiền trách nhiệm và tiền chuyên cần nếu làm việc đầy đủ các ngày trong tháng: Đối với các tổ trưởng: bình quân sẽ được hưởng tiền trách nhiệm là 260,000 đồng /1 người/1 tháng Đối với tất cả công nhân: sẽ được hưởng tiền chuyên cần là 150,000 đồng/1người/1tháng. Bên cạnh đó công ty còn thực hiện chế độ tiền thưởng vào các dịp lễ tết theo quy định. Công ty chỉ trích theo lương các khoản BHYT, BHXH, không trích kinh phí công Đoàn. Các khoản trích gồm: BHXH trích 20% lương căn bản, trong đó: Công ty chịu 15%, người lao động chịu 5%. BHYT trích 3% lương căn bản, trong đó: công ty chịu 2%, người lao động chịu 1%. Tổ chức chứng từ: Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công. Bảng kê lương. Bảng thanh toán lương. Cuối kỳ tính giá thành, kế toán nhận bảng chấm công từ bộ phận sản xuất gửi lên có xác nhận của các tổ trưởng và được Giám đốc phê duyệt. Sau đó, kế toán sẽ kiểm tra đối chiếu xem xét có sai sót gì so với tình hình sổ sách của doanh nghiệp hay không để kịp thời điều chỉnh, đồng thời kế toán nhận bảng thanh toán lương, bảng kê lương, căn cứ vào đó kế toán ghi nhận các khoản này vào chi phí sản xuất và trích các khoản BHXH, BHYT cho lao động trực tiếp tại từng phân xưởng. Sau đó tiến hành lập báo cáo về chi phí nhân công. Tài khoản sử dụng và sơ đồ kế toán: TK 622 - “Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất” TK 334 - “ Phải trả công nhân trực tiếp sản xuất” TK 338 - “ Phải trả, phải nộp khác”, gồm: TK 3383 – “Bảo hiểm xã hội” TK 3382 – “Bảo hiểm y tế” Sơ đồ kế toán: 3383,3384 334 621 Lương công nhân trực tiếp sản xuất Trích bảo hiểm xã hội & bảo hiểm y tế Sơ đồ 2.12: Sơ đồ hạch toán chi phí NCTT của Công ty. Sổ sách kế toán và trình tự luân chuyển chứng từ: Doanh nghiệp sử dụng: Sổ Nhật ký - Sổ cái (Mẫu số S01-DN). Sổ chi tiết tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp để theo dõi tình hình chi phí NCTT. Trình tự luân chuyển chứng từ: Biểu 2.5: Trình luân chuyển chứng từ trong kế toán chi phí NCTT Cuối tháng kế toán tiến hành tính lương và trích BHXH, BHYT cho người lao động. Cuối tháng, căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương công nhân, kế toán tập hợp chi phí nhân công phát sinh trong kỳ. Nghiệp vụ minh họa: Ngày 31/8/2009, căn cứ bảng thanh toán lương (Phụ lục D – trang 86), tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong tháng 8 năm 2009 là 76,713,268 đồng, kế toán ghi: Nợ TK 622 76,713,268 đồng Có TK 334 76,713,268 đồng Theo quy định thì chi phí BHXH, BHYT doanh nghiệp phải trả thay cho người lao động là 19%. Trong đó: BHXH là 15%, BHYT là 2 % , KPCĐ là 2%.Và người lao động chịu 6% còn lại (trừ vào lương chính) gồm: BHXH 5%, BHYT 1%. Nhưng đối với công ty TNHH Hiệp Sanh thì doanh nghiệp chỉ trả thay cho người lao động 17% (gồm: 15% BHXH và 2% BHYT), công ty không trích kinh phí công Đoàn. Nghiệp vụ minh họa: Ngày 31/8/2009, theo bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương , kế toán tiến hành trích BHXH, BHYT vào chi phí, kế toán ghi: Nợ TK 622 13,041,255 đồng Có TK 3383 11,506,990 đồng Có TK 3384 1,534,265 đồng Hàng ngày kế toán phản ánh chi phí NCTT vào Sổ Nhật ký - Sổ cái và sổ chi tiết tài khoản 622 theo biểu 2.6 và biểu 2.7. Biểu 2.6: Trích sổ Nhật ký - sổ cái tháng 8/2009 Biểu 2.7: Trích sổ chi tiết tài khoản 622 tháng 8/2009 Kế toán chi phí sản xuất chung Nội dung: Chi phí sản xuất xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền với từng phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung là loại chi phí tổng hợp bao gồm các khoản chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu phụ và dụng cụ xuất dùng ở phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác dùng ở phân xưởng. Tổ chức chứng từ: Chứng từ sử dụng: Hóa đơn thanh toán, phiếu chi. Bảng thanh toán lương cho công nhân ở phân xưởng. Bảng khấu hao TSCĐ. Hàng ngày kế toán nhận các hóa đơn thanh toán tiền mua các vật liệu phụ về sản xuất sản phẩm, bảng thanh toán lương cho nhân viên phục vụ phân xưởng, bảng khấu hao TSCĐ… Kế toán sẽ tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung để tập hợp các chi phí sản xuất tại phân xưởng sản xuất, sau đó tiến hành phân loại chi phí sản xuất chung thành 2 loại: chi phí sản xuất chung trực tiếp và chi phí sản xuất chung gián tiếp. Tài khoản sử dụng: TK 6273 – “Chi phí công cụ dụng cụ” TK 6274 – “ Chi phí khấu hao TSCĐ” TK 6277 – “ Chi phí dịch vụ mua ngoài” TK 6278 – “ Chi phí bằng tiền khác” TK 214 – “ Khấu hao TSCĐ” Chi phí công cụ dụng cụ - TK 6273: Công cụ dụng cụ là tư liệu lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh như găng tay, nón bảo hộ, khẩu trang, dao cắt…; qua thời gian sử dụng CCDC cũng hao mòn dần. Vì thế, doanh nghiệp đã tiến hành tính phần hao mòn đó để chuyển vào chi phí. Nghiệp vụ minh họa: Tổng chi phí CCDC được trích trong tháng là 978,808 đồng. Ngày 31/8/2009, căn cứ vào bảng phân bổ CCDC cuối tháng của doanh nghiệp, kế toán ghi: Nợ TK 6273 978,808 đồng Có TK 153 978,808 đồng Chi phí khấu hao TSCĐ – TK 6274: Trong quá trình sử dụng TSCĐ sẽ bị hao mòn dần, phần giá trị hao mòn đó sẽ được chuyển dần vào chi phí sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng: Mức khấu hao bình quân/ năm = Nguyên giá tài sản cố định Thời gian sử dụng Mức trích khấu hao trung bình tháng của TSCĐ = Mức trích khấu hao hàng năm 12 tháng Nghiệp vụ minh họa: Ngày 31/8/2009, căn cứ vào bảng tính khấu hao tháng 08/2009 kế toán hạch toán: Nợ TK 6274 64,144,021 đồng Có TK 214 64,144,021 đồng Chi phí dịch vụ mua ngoài – TK 6277: Là chi phí dịch vụ mua ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất của phân xưởng như chi phí sữa chữa TSCĐ, chi phí điện nước - điện thoại… Nghiệp vụ minh họa: Ngày 31/8/2009. căn cứ vào các hóa đơn tiền điện và điện thoại, kế toán ghi: Nợ TK 6277 5,658,150 đồng Có TK 111 5,658,150 đồng Chi phí bằng tiền khác – TK 6278: Là chi phí dịch vụ mua ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất của phân xưởng như chi phí sữa chữa TSCĐ, chi phí điện nước - điện thoại… Nghiệp vụ minh họa: Ngày 15/8/2009, căn cứ vào phiếu chi 0019 (Phụ lục E – trang 89) về việc trả tiền sữa dao của máy cắt giấy, kế toán hạch toán vào chi phí, kế toán ghi: Nợ TK 6278 1,700,000 đồng Có TK 111 1,700,000 đồng Sổ sách kế toán và trình tự luân chuyển chứng từ: Doanh nghiệp sử dụng: Sổ Nhật ký - Sổ cái (Mẫu số S01-DN) Sổ chi tiết TK 627 - Chi phí sản xuất chung. Trình tự luân chuyển chứng từ: Chứng từ gốc (hoá đơn , phiếu chi, phiếu XK, bảng tính KH…) Sổ Nhật ký - Sổ cái Sổ chi tiết TK 627 Phòng kế toán Lập báo cáo tài chính Sơ đồ 2.13: Sơ đồ luân chuyển chứng từ trong kế toán chi phí SXC Một số nghiệp vụ minh họa: Theo hóa đơn số 0057059 ngày 05/08/2009 công ty mua 150 kg hóa chất của công ty TNHH Tấn Phong cho phân xưởng sản xuất, đơn giá 20,000 đồng/kg, thuế GTGT 5%, đã trả bằng tiền mặt.(Phụ lục F – trang 91) Kế toán định khoản: Nợ TK 6272 3,000,000 đồng Nợ TK 1332 150,000 đồng Có TK 111 3,150,000 đồng Theo hóa đơn số 009465 ngày 29/08/09, công ty chi tiền mặt mua 100 kg mực in của công ty TNHH Sakata, đơn giá 32,000 đồng/kg, thuế GTGT 10%. (Phụ lục G – trang 94) Kế toán định khoản: Nợ TK 6272 3,200,000 đồng Nợ TK 1332 320,000 đồng Có TK 111 3,520,000 đồng Ngày 31/08/2009, xuất than đá dùng cho phân xưởng sản xuất trị giá 15,059,812 đồng (Phụ lục H – trang 97) Kế toán định khoản: Nợ TK 6271 15,059,812 đồng Có TK 1522 15,059,812 đồng Hàng ngày kế toán phản ánh chi phí sản xuất chung vào sổ Nhật ký - Sổ cái và sổ chi tiết tài khoản 627 như biểu 2.8 và biểu 2.9 Biểu 2.8: Trích sổ nhật ký - sổ cái tháng 8/2009. Biểu 2.9: Trích sổ chi tiết tài khoản 627 tháng 8/2009. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Vào mỗi cuối kỳ kế toán phải tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh, đồng thời kết chuyển và xác định sản phẩm dỡ dang còn lại cuối kỳ. Sau đó, áp dụng công thức tính giá thành tổng hợp và giá thành đơn vị của sản phẩm hoàn thành. Tài khoản sử dụng: TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang Các loại sổ sử dụng: Sổ Nhật ký - Sổ cái Sổ chi tiết TK 154 – Chi phí SX, kinh doanh dỡ dang Cách hạch toán của công ty khi tổng hợp chi phí sản xuất: Ngày 31/8/2009, căn cứ vào sổ chi tiết TK 621, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí NVLTT, kế toán ghi: Nợ TK 154: 970,107,934 đồng Có TK 621: 970,107,934 đồng Ngày 31/8/2009, căn cứ vào sổ chi tiết TK 622, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí NCTT, kế toán ghi: Nợ TK 154: 89,745,523 đồng Có TK 622: 89,745,523 đồng Kết chuyển chi phí SXC: Nợ TK 154: 167,897,679 đồng Có TK 627: 167,897,679 đồng Đánh giá sản phẩm dỡ dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm: Đánh giá sản phẩm dỡ dang cuối kỳ: Chi phí sản xuất dỡ dang là những chi phí phát sinh trong kỳ nhưng đến cuối kỳ còn nằm dưới dạng sản phẩm dỡ dang. Cách xác định chi phí sản xuất dỡ dang cuối kỳ: Cuối tháng căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm hoàn thành cuối kỳ và số lượng sản xuất theo định mức trên phiếu xuất kho, kế toán sẽ xác định và so sánh giữa số lượng thành phẩm hoàn thành nhập kho thực tế với số lượng thành phẩm theo định mức (số lượng SP theo định mức là số lượng SP được xác định trước bởi phòng kinh doanh khi căn cứ vào kết quả sản xuất của kỳ trước hoặc dựa trên cơ sở các đơn đặt hàng của khách hàng để đưa ra số lượng cần sản xuất trong kỳ tiếp theo). Cuối kỳ sản xuất, sản phẩm hoàn thành nhập kho có thể xảy ra 2 trường hợp sau: Nếu số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho bằng với số lượng theo định mức thì không có sản phẩm dỡ dang cuối kỳ. Nếu số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho ít hơn số lượng theo định mức thì kế toán sẽ xác định sản phẩm dỡ dang cuối kỳ. Công thức tính: CPSX tính cho SP dỡ dang cuối kỳ = CPSX dỡ dang đầu kỳ + CP NVLTT phát sinh trong kỳ x Số lượng SPDD cuối kỳ Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SP dỡ dang cuối kỳ Sản phẩm dỡ dang của thùng carton được xác định như sau: Chi phí sản xuất dỡ dang đầu kỳ : 32,790,548 đồng Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ : 1,227,760,136 đồng ( Trong đó, Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là : 970,107,934 đồng ) Sản phẩm hoàn thành trong kỳ : 195,335 kg Sản phẩm dỡ dang cuối kỳ : 6,260 kg Chi phí sản xuất dỡ dang cuối kỳ được tính như sau: CPSX dỡ dang cuối kỳ 32,790,548 + 970,107,934 195,335 + 6,260 = 31,142,362 đồng x 6,260 = Các nghiệp vụ tập hợp chi phí sản xuất được kế toán ghi vào sổ Nhật ký - sổ cái và sổ chi tiết tài khoản 154 theo biểu 2.10 và biểu 2.11. Biểu 2.10: Trích sổ nhật ký - sổ cái tháng 8/2009. Biểu 2.11: Trích sổ chi tiết tài khoản 154 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất: 621 (152) 970,107,934 970,107,934 622 (334): 76,713,268 (338): 13,041,255 89,754,523 627 (214): 64,144,021 (111):4 1,120,195 (152): 54,109,812 (142): 978,808 (242): 7,544,843 167,897,679 155 1,229,408,322 1,229,408,322 154 SDĐK: 32,790,548 970,107,934 89,754,523 167,897,679 SDCK: 31,142,362 Sơ đồ 2.14: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất trong tháng 8/2009. Tính giá thành sản phẩm: Để thuận tiện cho việc tính giá thành được chính xác, dễ hiểu, phù hợp với đặc điểm sản phẩm, doanh nghiệp đã lựa chọn phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp). Để có được giá thành sản phẩm vào thời điểm báo cáo kế toán cần phải thực hiện các công việc tập hợp chi phí sản xuất, kết chuyển, phân bổ chi phí sản xuất, xác định trị giá sản phẩm dỡ dang cuối kỳ… Sau đó áp dụng công thức tính giá thành để có được giá thành tổng hợp và giá thành đơn vị của sản phẩm hoàn thành. Giá thành của thùng carton: Tổng Z SP hoàn thành trong tháng 8 = 32,790,548 + 1,227,760,136 - 31,142,362 = 1,229,408,322 đồng Giá thành đơn vị sản phẩm 1,229,408,322 = = 6,294 đồng/ kg 195,335 Giá thành đơn vị sản phẩm thùng carton là 6,294 đồng/kg. Biểu 2.12: Bảng tính giá thành thùng carton tháng 8/2009 Nhìn vào biểu 2.12, ta thấy sản phẩm hoàn thành của công ty được tính theo đơn vị kilôgam, nhưng trên thực tế sản phẩm của công ty sản xuất ra theo đơn vị thùng. Do đặc điểm của công ty là sản xuất thùng carton theo đơn đặt hàng của khách hàng với rất nhiều quy cách, mẫu mã khác nhau nên việc tính giá thành cho từng thùng carton là rất khó khăn. Vì thế để thuận tiện cho việc tính giá thành công ty đã tương đương 1kg giấy bằng 1m2 giấy và tính đơn giá mỗi thùng carton theo công thức sau: [{(D + R) * 0,001 * 2} + 0.12 ] * [{(D + C) * 0.001} + 0,03] *đơn giá 1kg giấy ----------------------------------------------------------------…………thành phẩm ---------------------------------------------------------------------------------- Trong đó: D: chiều dài của thùng (m) R: chiều rộng của thùng (m) C: chiều cao của thùng (m) Ví dụ minh họa: Căn cứ vào đơn đặt hàng số VCM NO: P-082128 (Phụ lục I – trang 99), ta tính được đơn giá của từng thùng carton hoàn thành theo mỗi quy cách như sau: Đơn giá 1 thùng carton quy cách 650 x 450 x 310 (mm) là: [{(650 + 450) * 0.001 * 2} + 0,12] * [{(450 + 310) * 0.001} + 0.03] * 6,294 = 11,536 đồng / 1 thùng Đơn giá 1 thùng carton quy cách 690 x 470 x 325 (mm) là: [{(690 + 470) * 0.001 * 2} + 0,12] * [{(470 + 325) * 0.001} + 0.03] * 6,294 = 12,670 đồng / 1 thùng Đơn giá 1 thùng carton quy cách 740 x 490 x 350 (mm) là: [{(740 + 490) * 0.001 * 2} + 0,12] * [{(490 + 350) * 0.001} + 0.03] * 6,294 = 14,128 đồng / 1 thùng Đơn giá 1 thùng carton quy cách 490 x 470 x 350 (mm) là: [{(490 + 470) * 0.001 * 2} + 0,12] * [{(470 + 350) * 0.001} + 0.03] * 6,294 = 10,914 đồng / 1 thùng CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ Đánh giá chung về công tác kế toán CPSX và tính giá thành tại công ty: Những ưu điểm: Sau thời gian thực tập được tiếp xúc với công tác kế toán tại công ty TNHH SX-TM & DV Hiệp Sanh, kết hợp với những kiến thức đã học, em có một số nhận xét sau: Về công tác quản lý và tổ chức bộ máy kế toán của công ty: Công tác kế toán tại công ty đã thực hiện theo đúng những Quy định của Nhà nước. Bộ máy kế toán đã phản ánh được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện đúng nghĩa vụ đối với Nhà nước. Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ, phân công công tác hợp lý, đảm bảo tính chính xác trong việc nhận, lập, xử lý, lưu giữ chứng từ - sổ sách và hoàn thành tốt công tác báo cáo cuối kỳ. Tuy bộ máy cơ cấu gọn nhẹ nhưng các nhân viên đều có chuyên môn nghiệp vụ cao, xử lý tốt các nghiệp vụ phát sinh. Công tác tổ chức, ghi chép, lưu trữ chứng từ một cách đầy đủ và hợp lý. Việc lưu trữ hợp lý giúp công ty đối chiếu sổ sách chứng từ một cách chính xác. Công tác quản lý của doanh nghiệp cũng tương đối tốt, đặc biệt thể hiện rõ ràng nhất ở phân xưởng sản xuất, trình độ quản lý của nhân viên quản lý phân xưởng được bố trí phù hợp, đó cũng là điều kiện góp phần làm cho doanh nghiệp phát triển. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành: Công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty thực hiện tốt từ khâu lập chứng từ ban đầu cho đến việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Quá trình luân chuyển chứng từ và xử lý thông tin nhanh chóng chính xác, đầy đủ và hợp lý. Đơn vị thực hiện trả lương theo chế độ thời gian, với cách tính này chi phí nhân công tính vào giá thành ổn định và công ty có thể dựa vào những đơn hàng của khách hàng để có thể dự đoán trước chi phí nhân công trực tiêp phát sinh trong kỳ. Theo phụ lục J - trang 101; ta thấy chi phí nhân công trực tiếp phát sinh ở các tháng 7, 8, 9 có biến đổi nhưng không đáng kể, được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.2: Bảng so sánh chi phí nhân công giữa các tháng 7,8,9 THÁNG Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 CHI PHÍ NHÂN CÔNG TT 73,748,815 đ 76,713,268 đ 76,578,533 đ Công ty đánh giá sản phẩm dỡ dang theo phương pháp nguyên vật liệu chính là phù hợp với điều kiện của công ty vì sản phẩm thùng carton có chi phí NVL chính chiếm 70-80% chi phí phát sinh. Biểu 3.13: Bảng tính giá thành thùng carton tháng 8 /2009 Theo bảng tính giá thành nêu ở biểu 3.13, ta thấy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm đến 79% ( 970,480,226 / 1,228,132,428 = 79%) trong tổng giá thành sản phẩm nên việc công ty đánh giá SPDD theo chi phí NVLTT là hoàn toàn hợp lý. Công ty có quy trình sản phẩm ngắn, kỳ tính giá thành là hàng tháng. Điều này giúp doanh nghiệp có nhiều thuận lợi trong việc cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng thông tin kịp thời cho việc quản lý. Những tồn tại: Bên cạnh những ưu điểm thì luôn luôn song hành những nhược điểm, và qua quá trình tìm hiểu em nhân thấy công ty còn tồn tại một số vấn đề cần lưu ý như sau: Trong công tác tổ chức chứng từ kế toán: Công ty vẫn chưa tận dụng tối đa các chứng từ kế toán trong công tác theo dõi chi phí nguyên vật liệu cũng như không có kế hoạch theo dõi kiểm kê nguyên vật liệu định kỳ. Công ty chưa thể hiện đầy đủ nội dung về chứng từ sử dụng ở một số dòng trong sổ kế toán chi tiết cũng như sổ nhật ký - sổ cái cụ thể ở biểu 3.14 và biểu 3.15: Biểu 3.14: Trích sổ nhật ký - sổ cái. Biểu 3.15: Trích sổ chi tiết tài khoản 154 Hai loại sổ kể trên đều không ghi đầy đủ cột số hiệu, ngày tháng ở phần chứng từ đối với nghiệp vụ kết chuyển chi phí. Điều này gây khó khăn cho người sử dụng sổ kế toán vì không biết được nguồn gốc của số liệu được lấy từ đâu. Trong công tác hạch toán chi phí sản xuất của công ty cũng đang có những tồn tại sau: Các vật liệu phụ như mực in, hóa chất là những nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm, là những vật liệu kết hợp với NVL chính giấy để tạo nên chất lượng của sản phẩm thùng carton lại được tập hợp vào phần vật liệu của chi phí sản xuất chung, cụ thể là tổng chi phí mực in, hoá chất trong tháng 8/2009 đã tập hợp được là 11.050.000 đồng, kế toán đã ghi: Nợ TK 6272 11.050.000 đồng Có TK 1522 11.050.000 đồng Trên thực tế các chi phí này là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không phải là chi phí sản xuất chung nên việc hạch toán vào chi phí 627 là không hợp lý. Trong công tác trả lương cho công nhân và trích kinh phí công đoàn: Hiện tại thì doanh nghiệp không trích kinh phí công Đoàn cho công nhân trực tiếp sản xuất, điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của công nhân.Vì, nếu có công tác công Đoàn thì mọi thắc mắc của người lao động sẽ được thông qua người đại diện công Đoàn, như vậy sẽ tiết kiệm thời gian trong việc giải quyết mọi thắc mắc khiếu nại của người lao động. Đối với đội ngũ nhân công, nên thường xuyên nâng cao tay nghề cho công nhân, hạn chế những thời gian nhàn rỗi, có chế độ khen thưởng thích hợp. Một số kiến nghị: Trong công tác thanh toán lương và các khoản trích theo lương: Doanh nghiệp nên trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định là 19% doanh nghiệp đóng thay cho người lao động (gồm: 15% BHXH, 2% BHYT, 2% KPCĐ) và người lao động đóng 6% (gồm: BHXH 5%, BHYT 1%). Để tính giá thành lại được chính xác, trình tự trích BHXH, BHYT và KPCĐ như sau: Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí: Nợ TK 622 : 14,575,520 đồng Có TK 3382 : 76,713,268 x 2% = 1,534,265 đồng Có TK 3383 : 76,713,268 x 15% = 11,506,990 đồng Có TK 3384 : 76,713,268 x 2% = 1,534,265 đồng Khi tiến hành trích thêm chi phí công Đoàn thì tổng chi phí nhân công trực tiếp sẽ thay đổi và được phản ánh trên sổ chi tiết tài khoản chi phí nhân công trực tiếp theo biểu 3.16 như sau: Biểu 3.16: Sổ chi tiết TK 622 khi trích thêm KPCĐ Khi tổng chi phí nhân công trực tiếp thay đổi sẽ dẫn đến thay đổi chi phi sản xuất trong kỳ và việc tính giá thành của thùng carton cũng có thay đổi như biểu 3.17 Biểu 3.17: Sổ chi tiết TK 154 khi trích thêm KPCĐ Tổng giá thành SP hoàn thành trong tháng 8 = 32,790,548 + 1,229,294,401 - 31,142,362 = 1,230,942,587 đồng Giá thành đơn vị sản phẩm 1,230,942,587 = = 6,302 đồng/ kg 195,335 Giá thành đơn vị sản phẩm thùng carton là 6,302 đồng/kg. Ta có bảng tính giá thành mới như biểu 3.18: Biểu 3.18: Bảng tính giá thành thùng carton mới tháng 8/2009. Như vậy, nhìn vào biểu 3.18 ta thấy khi trích thêm kinh phí công Đoàn vào thì giá thành có tăng nhưng không bị ảnh hưởng nhiều, trong khi đó quyền lợi công nhân được nâng cao à điều này góp phần thúc đẩy công nhân yên tâm làm việc và gắng bó lâu dài với Công ty. Phương pháp tính giá thành: hiện nay doanh nghiệp đang tính giá thành theo phương pháp giản đơn ( phương pháp trực tiếp) nên giá cả nguyên vật liệu trên thị trường quyết định rất lớn đến giá thành sản phẩm à muốn giảm giá thành thì doanh nghiệp cần phải tiết kiệm tối đa chi phí vật liệu đầu vào và các chi phí phát sinh trong kỳ bằng biện pháp ra sức tìm kiếm và duy trì nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào với chi phí thấp nhất có thể. Về công tác hạch toán lại nguyên vật liệu phụ trực tiếp tham gia SX: Các nguyên vật liệu phụ được tập hợp vào TK 627 là chưa hợp lý vì không phản ánh được phần tỷ lệ chi phí trong tổng số chi phí cấu thành nên sản phẩm. Điều này sẽ làm giảm đi chi phí NVL trực tiếp tạo nên sản phẩm. Đối với trường hợp này, vật liệu phụ mực in và hóa chất là những vật liệu trực tiếp dùng để in ấn nhãn hiệu trên thùng carton nên phải được tập hợp vào TK621. Trong tháng 8, toàn bộ chi phí NVL này được tập hợp là 11,050,000 đ, kế toán phải ghi: Nợ TK621 11,050,000 đồng Có TK 1522 11,050,000 đồng Chứng từ sử dụng trong việc theo dõi chi phí NVL trực tiếp: Công ty nên tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu định kỳ 1lần/1 tháng để đảm bảo NVL không bị mất mát, đồng thời nên bổ sung thêm phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu 04-VT) (Biểu 3.19) để dễ dàng kiểm tra, đối chiếu với sổ kho về tình hình NVL cuối kỳ. Biểu 3.19: Mẫu phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ Hoàn chỉnh các loại sổ kế toán của công ty: Công ty nên tiến hành bổ sung các phần thiếu trên sổ kế toán để các loại sổ được rõ ràng hơn. Cụ thể là trên sổ chi tiết 154, ở dòng kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC nhân viên kế toán cần nêu rõ chứng từ căn cứ để ghi sổ; tương tự đối với các sổ nhật ký - sổ cái. Điều này sẽ giúp kế toán theo dõi chi tiết hơn và giúp người xem sổ kế toán dễ nhận biết hơn. Ví dụ: Trong sổ nhật ký - sổ cái, ở các dòng kết chuyển chi phí thì số liệu được lấy từ sổ chi tiết các tài khoản chi phí 621, 622, 627 nên cột chứng từ và ngày tháng trong sổ Nhật ký - sổ cái, ta sẽ ghi như biểu 3.20: Biểu 3.20: Trích nhật ký - sổ cái tháng 8/2009 đã chỉnh sữa Tương tự đối với sổ chi tiết tài khoản 154 như biểu 3.21: Biểu 3.21: Trích sổ chi tiết tài khoản 154 đã chỉnh sữa. Hình thức kế toán: Qua quá trình tìm hiểu, em nhận thấy công ty là một đơn vị sản xuất có quy mô tương đối lớn. Hiện nay, công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái, sử dụng sổ Nhật ký - Sổ cái và sổ kế toán chi tiết các tài khoản để theo dõi tất cả các nghiệp vụ phát sinh. Điều này có làm giảm bớt khối lượng công việc ghi sổ của nhân viên kế toán nhưng sẽ khó khăn trong việc theo dõi các nghiệp vụ riêng lẻ độc lập nhau, độ chính xác sẽ giảm. Vì thế, công ty nên chuyển sang hình thức kế toán Nhật ký chung sử dụng các loại sổ như: Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt, Sổ Cái, Sổ kế toán chi tiết để tiến hành theo dõi các nghiệp vụ phát sinh một cách rõ ràng và chi tiết hơn, giúp cho công tác kế toán được chính xác hơn. Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung được thể hiện như biểu 3.22: Biểu 3.22: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung. Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu Chứng từ kế toán Sổ Nhật ký chung SỔ CÁI BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ Nhật ký đặc biệt Bảng cân đối phát sinh KẾT LUẬN Trong quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH SX-TM-DV Hiệp Sanh em nhận thấy hiện tại Công ty có một vị trí vững chắc và một tiềm năng phát triển lớn trong tương lai. Đây là thời gian giúp em thử nghiệm những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời tạo điều kiện cho em hiểu sâu hơn kiến thức đã có. Trong thời gian thực tập tại Công ty, nhờ sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn Th.s Tăng Thị Thanh Thủy, ban lãnh đạo Công ty, các phòng ban có liên quan cùng với sự cố gắng của bản thân tiếp cận với những công việc thực tiễn, em đã đi sâu nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH SX-TM-DV Hiệp Sanh”. Qua đó, em đã nhận thức về hệ thống hóa thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành của Công ty theo một trình tự khoa học và hợp lý. Đồng thời, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa bộ công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty, góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý nói chung và bộ máy kế toán nói riêng. Do còn hạn chế về trình độ và kiến thức , thời gian thực tập cũng như tìm hiểu chưa nhiều nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của toàn thể cán bộ nhân viên của Công ty, đặc biệt là phòng kế toán và của thầy cô để làm bài luận của em được phong phú về mặt lý luận và sát với thực tiễn của công ty. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn tập thể nhân viên tại Công ty TNHH SX TM & DV Hiệp Sanh và phòng kế toán Công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Th.s Tăng Thị Thanh Thủy đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài luận này. Em xin chân thành cảm ơn!! TÀI LIỆU THAM KHẢO -----š›&š›----- SÁCH: Giáo trình Kế toán tài chính - Phần 3,4 Chịu trách nhiệm bản thảo: TS. Bùi Văn Dương. Biên tập , trình bày và bìa: Nguyễn Thị Kim Cúc Nguyễn Đức Việt Bộ môn Kế toán tài chính – khoa Kế toán kiểm toán - trường ĐH Kinh Tế /////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////TP. HCM. Kế toán chi phí – Nhà xuất bản Lao động – Xã hội 2008 Chịu trách nhiệm bản thảo: ThS Bùi Văn Trường. Bộ môn kế toán quản trị và phân tích hoạt động kinh doanh - Khoa kế toán kiểm ….. toán - Đại học Kinh Tế TP. HCM. Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 do Bộ trưởng BTC ban hành, quyển 2 “ Báo cáo tài chính, chứng từ ghi sổ và sổ kế toán” - Nhà xuất bản tài chính, 2006. GIÁO TRÌNH BÀI GIẢNG: Bài giảng kế toán giá thành – Giáo viên:ThS Trịnh Ngọc Anh, 2010. Bài giảng kế toán TCSX – Giáo viên: ThS Trịnh Ngọc Anh, 2009. INTERNET: Web: PHỤ LỤC PHỤ LỤC A PHỤ LỤC B PHỤ LỤC C PHỤ LỤC D PHỤ LỤC E PHỤ LỤC F PHỤ LỤC G PHỤ LỤC H PHỤ LỤC I PHỤ LỤC J

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa Luan Tot Nghiep _Bui Phuong Chi.doc
  • pdfKhoa Luan Tot Nghiep _Bui Phuong Chi.pdf
Tài liệu liên quan