MỤC LỤC
Phần Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5. Đóng góp mới của đề tài
6. nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7. Kết cấu của Khoá luận
Phần nội dung
Chương 1: Các phần mềm máy tính ứng dụng trong thiết kế, trình bày báo in - Vai trò và những nguyên lý sử dụng
1.2 Một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản
1.2.1 Khái niệm
1.2.2 Một số thuật ngữ
1.3 Vai trò của các phần mềm máy tính ứng dụng trong việc thiết kế, trình bày báo
1.2.1 Đối với nội dung tờ báo
1.2.2 Đối với hình thức tờ báo
1.2.3 Tiết kiệm nguồn nhân lực trong xuất bản báo
1.3 Các phần mềm thông dụng được ứng dụng trong thiết kế, trình bày báo in
1.3.2 Các phần mềm dàn trang
1.3.2 Phần mềm xử lý ảnh Photoshop
1.3.4 Các phần mềm đồ hoạ
1.4 Những nguyên lý ứng dụng phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo
1.4.1 Nguyên lý về phần cứng
1.4.2 Nguyên lý về phần mềm
1.4.3 Nguyên lý về các thiết bị ngoại vi
1.4.4 Một số nguyên lý khác
1.4.6 Một số cảnh báo khi sử dụng các phần mềm vào thiết kế, trình bày báo
Chương 2: Thực trạng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo in ở nước ta hiện nay (Khảo sát báo Lao động, Hà Nội mới, Tuổi trẻ TPHCM, Tạp chí Cộng sản)
2.1. Thực trạng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo Lao động
2.1.1 Vài nét về lịch sử báo Lao động
2.1.2 Kết quả khảo sát
2.1.3 Nhận xét về khả năng ứng dụng các phần mềm trong thiết kế trình bày báo Lao động
2.2 Thực trạng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo Hà Nội mới
2.2.1 Vài nét về lịch sử báo Hà Nội mới
2.2.2 Kết qủa khảo sát
2.2.3 Nhận xét về khả năng ứng dụng các phần mềm trong thiết kế trình bày báo Hà Nội mới
2.3 Thực trạng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo Tuổi Trẻ TPHCM
2.3.1 Vài nét về lịch sử báo Tuổi Trẻ TP.HCM
2.3.3 Kết quả khảo sát
2.3.3 Một số nhận xét về khả năng ứng dụng các phần mềm trong thiết kế trình bày báo Tuổi trẻ TP.HCM
2.4 Thực trạng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày Tạp chí Cộng sản
2.4.1 Vài nét về lịch sử Tạp chí Cộng sản
2.4.2 Kết quả khảo sát
2.4.3 Một số nhận xét về khả năng ứng dụng các phần mềm trong thiết kế trình bày Tạp chí Cộng sản
2.5 Đánh giá chung về việc ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày tại các toà soạn báo
2.5.1 ưu điểm
2.5.2 Hạn chế
2.5.3 Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo in ở nước ta hiện nay
3.1 Nâng cao tính chuyên nghiệp về ứng dụng công nghệ làm báo hiện đại tại các toà soạn báo
3.1.1 Chuyên nghiệp hoá đội ngũ làm báo
3.1.2 Tuyển chọn những người làm báo có trình độ tin học
3.1.3 Sử dụng cán bộ, công chức đúng việc, đúng khả năng
3.1.4 Nâng cao sự nhận thức và sự quan tâm đúng mức của các lãnh đạo cơ quan báo chí
3.1.5 Có chế độ đào tạo lại
3.1.6 Nhận thức đúng về khả năng ứng dụng các phần mềm
3.2 Chú trọng đưa các phần mềm máy tính vào giảng dạy tại các cơ sở đào tạo báo chí
3.2.1 Để có được đội ngũ những người làm công tác trình bày chuyên nghiệp thì trước hết phải có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại
3.2.7 Khắc phục tâm lý “môn học phụ” đối với sinh viên chuyên ngành báo chí
3.2.8 Xây dựng chương trình đào tạo hợp lý
3.2.9 Xây dựng đội ngũ giảng viên và hệ thống giáo trình, tài liệu hợp lý
3.2.10 Xây dựng Phòng học thực hành – Toà soạn – Nhà in
3.2.11 Phát triển tờ báo thực hành nghiệp vụ
3.3 Tự trang bị các kiến thức tin học
Phần Kết luận
Danh mục Tài liệu tham khảo
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1907 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khả năng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo in ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ềm máy tính ứng dụng vào công việc chuyên môn.
Một số nhận xét về khả năng ứng dụng các phần mềm trong thiết kế trình bày báo Tuổi trẻ TP.HCM
Về ưu điểm:
Báo Tuổi trẻ chia thành các ban đảm nhiệm việc tổ chức nội dung và thiết kế trình bày. Cách này đã đảm bảo được sự phong phú về phong cách trình bày nhưng không bị xung đột về cách thể hiện.
Các hoạ sỹ báo Tuổi trẻ có những kỹ năng sử dụng phần mềm máy tính và lĩnh hội được các tính năng này để ứng dụng nó vào công việc.
Ban lãnh đạo báo Tuổi trẻ đã có sự nhìn nhận đúng đắn về vai trò của việc ứng dụng khoa học công nghệ trong thiết kế trình bày và có sự đầu tư kịp thời về nhân lực và phương tiện kỹ thuật.
Báo Tuổi trẻ chọn phần mềm Page Maker làm phần mềm dàn trang chính trong thiết kế trình bày, bởi Page Maker được xem như là một công cụ tương thích với các tờ báo khổ báo Tuổi trẻ (khổ A2).
Bên cạnh đó, môi trường báo chí phía Nam cũng thúc đẩy mạnh mẽ cả về hình thức thể hiện nội dung và phong cách trình bày của báo.
Về hạn chế:
Cũng giống như hầu hết các cơ quan báo chí ở nước ta hiện nay, sự đầu tư chưa đồng bộ về môi trường làm việc, chế độ đào tạo cho đội ngũ những người làm công tác thiết kế trình bày là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong lĩnh vực này.
Qua khảo sát cho thấy, 90% ý kiến trả lời phiếu hỏi cho rằng: môi trường, cơ chế làm việc, cơ sở vật chất và chế độ đào tạo là những yếu tố cần thiết để thúc đẩy họ tăng cường tri thức và kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ vào công việc chuyên môn. Đội ngũ những người trực tiếp làm công tác thiết kế trình bày tại báo Tuổi trẻ đều cho rằng các cơ sở đào tạo mỹ thuật, in ấn và báo chí nên nhanh chóng hình thành một chuyên ngành riêng về thiết kế trình bày báo thay vì việc họ phải tự học hay học một cách chắp nối khi tiếp cận với các phần mềm máy tính.
Xu hướng chạy theo mốt công nghệ và sự liên tục cho ra đời các phiên bản mới với tính năng mới của các hãng sản xuất phần mềm là những điều khiến đội ngũ hoạ sỹ thiết kế, trình bày khó có thể kịp thời nắm bắt được hết các tính năng của chúng.
Hầu hết các phần mềm thiết kế trình bày đều do các hãng nước ngoài viết và hệ thống các câu lệnh, công cụ không được Việt hoá cũng gây khó khăn cho người sử dụng khi tiếp cận, nhất là những người bị hạn chế về ngoại ngữ.
2.4 Thực trạng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày Tạp chí Cộng sản
2.4.1 Vài nét về lịch sử Tạp chí Cộng sản
Tạp chí Cộng sản là cơ quan lý luận của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ khi tạp chí ra số đầu tiên đến nay đã tròn 75 năm. Do những biến cố của lịch sử nên đôi lúc tạp chí phải tạm ngừng xuất bản nhưng có 48 năm tạp chí ra được đều kỳ hàng tháng.
Từ 1930 – 1945, sau Tạp chí Đỏ là Tạp chí Cộng sản. Trong những năm kháng chiến thực dân Pháp, tạp chí có tên là Sinh hoạt nội bộ và Tạp chí Cộng sản. Số đầu tiên của Tạp chí Cộng sản ra ngày 1/2/1931 với 24 trang in bằng chữ viết trên giấy sáp, khổ giấy 20x25cm có tiêu đề: “Cơ quan của Đảng Cộng sản Đông dương”. Hiện nay ở Cục lưu trữ (thuộc Văn phòng Trung ương Đảng) còn giữ được số 1.
Tạp chí Cộng sản đã đề cập những vấn đề quan trọng trong hoạt động của Đảng như vấn đề tổ chức, việc tự phê bình trong Đảng, công tác vận động công nhân...
Tháng 4/1931, nhiều Uỷ viên Trung ương Đảng bị mật thám bắt. Ngày 19/4/1931 đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư của Đảng bị bắt, do vậy Tạp chí Cộng sản phải đình bản.
Năm 1934, Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng (hồi đó gọi là Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng) được thành lập với nhiệm vụ thống nhất các tổ chức đảng đã gây dựng lại ở trong nước, phục hồi lại những tổ chức bị địch phá vỡ và xây dựng cơ sở mới đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quyết định xuất bản Tạp chí Bônsơvíc với tiêu đề “Cơ quan lý thuyết của Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông dương (phân bộ của Quốc tế Cộng sản). Tạp chí tồn tại được trên 2 năm với 16 số báo.
Cuối tháng 9/1941, Tạp chí Cộng sản do đồng chí Trường Chinh làm chủ nhiệm kiêm chủ bút ra số 1.
Số 1 năm 1943 của Tạp chí Cộng sản ra ngày 28/2, khổ giấy 9.5 x 13
cm, in litô có đề rõ in ở nhà in Trần Phú.
Tạp chí Cộng sản số 3 đã biên tập xong, đang chuẩn bị xuất bản thì diễn ra Tổng khởi nghĩa Tháng 8/1945. Do vậy, việc xuất bản phải đình lại.
Từ tháng 8/1947 đến 8/1950, Đảng ta lần lượt xuất bản tạp chí Sinh hoạt nội bộ và Tạp chí Cộng sản.
Hội nghị lần thứ 7 của Trung ương Đảng đã ra nghị quyết xuất bản tạp chí Học tập (Tạp chí lý luận và chính trị của Đảng Lao động Việt Nam)
Tháng 1/1997: Trên cơ sở tình hình và nhiệm vụ trong giai đoạn mới, ngày 05/1/1977 Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IV) ra Nghị quyết số 01/NQTW đổi tên tạp chí Học tập thành Tạp chí Cộng sản. Đây là lần thứ 5 tạp chí Đảng lấy tên là Tạp chí Cộng sản.
Năm 2003, Tạp chí được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân Chương Sao vàng, Huân chương cao quý nhất của Đảng và Nhà nước ta vì “đã có công lao to lớn đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc” [49].
2.4.2 Kết quả khảo sát:
Qua khảo sát, 60% số đội ngũ làm công tác biên tập, thiết kế, trình bày tại Tạp chí Cộng sản cho rằng các phần mềm máy tính như PageMaker, Corel Draw và Photoshop ... là những phần mềm cơ bản không thể thiếu để thiết kế, trình bày báo.
Khảo sát thực tế khả năng ứng dụng trong thiết kế trình bày báo ở tạp chí Cộng sản cho thấy: Đội ngũ ban Biên tập và thư ký toà soạn chưa thực sự ứng dụng các phần mềm máy tính trong công việc biên tập, thiết kế, trình bày.
Trong 12 phiếu kết quả điều tra thì chỉ có 6 phiếu trả lời xác nhận có sử dụng máy tính và phần mềm máy tính, 4 phiếu tả lời ít sử dụng và có 2 phiếu trả lời không sử dụng phần mềm máy tính trong biên tập, thiết kế trang. Trong 2 người không sử dụng phần mềm máy tính để ứng dụng vào công việc có 1 BTV, 1 người trong ban TKTS. (Xem biểu 7)
Biểu 7
Kết quả đánh giá mức độ sử dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế trình bày của BTV, TKTS, HSTK, NVCB (tạp chí cộng sản)
Tiêu chuẩn đánh giá: mức độ sử dụng
Giới
Công việc chuyên môn
Mức độ sử dụng các phần mềm máy tính trong biên tập, thiết kế, trình bày
Nam
Nữ
BTV
TKTS
HSTK
NVCB
Có sử dụng
ít
sử dụng
Không
Sử dụng
5
7
1
4
2
5
6
4
2
Ghi chú: Hình thức điều tra bằng phiếu điền của 12 người
Có 4 người trong đội ngũ thư ký toà soạn chỉ sử dụng phần mềm soạn thảo Winword để biên tập và chưa bao giờ sử dụng các phần mềm dàn trang như QuarkXpress, PageMaker... hoặc các phần mềm đồ hoạ như Photoshop, Corel, Illustrator...
Mức độ đánh giá khả năng khai thác các phần mềm máy tính trong thiết kế trình bày tại Tạp chí Cộng sản cho thấy: 33% trong số đội ngũ biên tập, thiết kế, trình bày báo chỉ khai thác được 10-30% tính năng mà các phần mềm máy tính như QuarkXpress, Photoshop và Corel Draw, 33% khai thác hiệu quả của các phần mềm này ở mức trung bình khá và 34% sử dụng được ở mức khá. (Xem biểu 8)
Biểu 8
Kết quả đánh giá khả năng khai thác các phần mềm máy tính trong thiết kế trình bày của BTV, TKTS, HSTK, NVCB (tạp chí cộng sản)
Tiêu chuẩn đánh giá: Khả năng khai thác (tính bằng số %)
Giới
Công việc chuyên môn
Mức độ các cá nhân tự đánh giá khả năng khai thác tính năng của các phần mềm máy tính trong biên tập, thiết kế, trình bày
Nam
Nữ
BTV
TKTS
HSTK
NVCB
10%- 30%
30% - 70%
70% -100%
5
7
1
4
2
5
4
4
4
Lý do các phần mềm máy tính như QuarkXpress, PageMaker, Photoshop, Corel... được chọn để ứng dụng vào thiết kế, trình bày báo Tạp chí Cộng sản (Xem đồ thị 4)
Đồ thị 4
Trong 12 phiếu anket (kết quả) thu về có 11 ý kiến cho rằng chỉ những người làm công tác chế bản, hoạ sỹ thiết kế và trình bày là phải ứng dụng các phần mềm máy tính trong công việc; 1 ý kiến cho rằng tất cả các đối tượng như Biên tập viên, Thư ký Toà soạn, Hoạ sỹ thiết kế, Nhân viên chế bản và cả phóng viên đều nên sử dụng phần mềm máy tính ứng dụng vào công việc chuyên môn.
2.4.3 Một số nhận xét về khả năng ứng dụng các phần mềm trong thiết kế trình bày Tạp chí Cộng sản
Có thể nói rằng, Tạp chí Cộng sản là một trong những tạp chí trình bày đơn giản nhất. Điều này có thể do tính chất nghiên cứu của tạp chí mà cách trình bày của tạp chí vẫn không thay đổi bao nhiêu so với nhiều năm trước đây. Chỉ khác là do in ấn bằng kỹ thuật cao mà ấn phẩm trông rõ ràng hơn. Phần đông đội ngũ biên tập, thiết kế trình bày của Tạp chí Cộng sản chỉ sử dụng phần mềm Microsoft Word để ứng dụng vào công việc.
Qua khảo sát thực tế tại Tạp chí Cộng sản, chúng tôi xin đưa ra những nhận xét cơ bản sau:
Về ưu điểm:
Một vài năm trước đây, đội ngũ làm công tác biên tập tại Tạp chí Cộng sản chưa sử dụng máy tính và ứng dụng máy tính vào công tác biên tập, thiết kế, trình bày thì ngày nay đã sử dụng máy tính và ứng dụng phần mềm máy tính vào công việc chuyên môn. Ngoài ra, những người tổ chức nội dung và trình bày ở báo đã nắm rõ quan điểm về cách lựa chọn, trình bày ảnh và thiết kế báo. Hầu hết, cách trình bày trên báo phù hợp với quan điểm đường lối chính trị. Cách trình bày nội dung và lựa chọn font chữ sử dụng đã có sự chuyển biến tích cực theo từng thời kỳ.
Về hạn chế:
Xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan đã dẫn đến những hạn chế nhất định trọng việc ứng dụng các phần mềm máy tính vào công tác biên tập, trình bày ở Tạp chí Cộng sản.
Tạp chí không có một đội ngũ làm công tác kỹ thuật chuyên nghiệp có tay nghề cao. Điều này cũng do thói quen của đội ngũ biên tập viên, thư ký toà soạn và hoạ sỹ trình bày vẫn giữ nguyên cách làm thủ công truyền thống mà ít ứng dụng các phần mềm máy tính để biên tập, trình bày nội dung.
Đội ngũ làm công tác này phần lớn đã có tuổi nên khó khăn trong việc sử dụng máy tính cũng như ứng dụng các phần mềm vào công việc chuyên môn. Điều này dẫn đến tâm lý ngại thay đổi cách làm truyền thống mang tính thủ công của số đông những người làm công tác này tại toà soạn Tạp chí Cộng sản.
Mặt khác, do khoa học công nghệ phát triển quá nhanh, đội ngũ hoạ sỹ thiết kế, trình bày chưa chủ động nắm bắt công nghệ một cách thường xuyên, đầy đủ và kịp thời nên dẫn đến tình trạng bị động; Chưa làm chủ được những thiết bị cũng như khai thác hết được khả năng mà các phần mềm ứng dụng trong thiết kế trình bày báo hiện có.
Từ các vấn đề nên trên cho thấy cần phải có những giải pháp thích hợp để nâng cao khả năng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế trình bày báo ở tạp chí Cộng sản.
2.5 Đánh giá chung về việc ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày tại các toà soạn báo
2.5.1 ưu điểm:
Nhìn chung lãnh đạo của nhiều cơ quan báo chí đều thừa nhận vai trò của khoa học công nghệ trong lĩnh vực thiết kế, trình bày báo và xuất bản phẩm. Từ sự nhận thức này mà phần lớn các cơ quan báo chí ở Việt Nam đã và đang quan tâm đầu tư về con người và công nghệ.
Qua khảo sát thực tế ở các cơ quan báo Lao động, Hà Nội mới, Tuổi trẻ và tạp chí Cộng sản cho thấy:
Đội ngũ hoạ sỹ thiết kế ngoài kiến thức chuyên môn còn trang bị khả năng ứng dụng các phần mềm máy tính nhằm chuyển tải nhanh nhất ý tưởng của mình. Các phần mềm được ứng dụng phổ biến hiện nay tại các toà soạn là QuarkXpress, PageMaker, Photoshop, Corel Draw và một số phần mềm font chữ khác. Phần mềm Adobe InDesign được hãng Adobe đầu tư và xác lập khá nhiều tính năng nhưng chưa được phổ biến tại nhiều toà soạn, nhà in vì một số lý do như: chương trình khá đồ sộ yêu cầu máy tính có cấu hình cao; do người sử dụng chưa thể khai thác được các tính năng...
Đội ngũ thư ký toà soạn đã từng bước ứng dụng các phần mềm vào công việc tổ chức, biên tập, xuất bản báo.
Đội ngũ phóng viên, nhất là phóng viên trẻ năng nổ, nhiệt tình và có kỹ năng sử dụng máy tính. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để các cơ quan báo chí khai thác khả năng và có sự đầu tư khi cần thiết.
Khả năng làm chủ công nghệ chính là điều quan trọng làm nên cuộc cách mạng trong công tác báo chí, nhất là lĩnh vực thiết kế, trình bày báo.
2.5.2 Hạn chế:
Những phần mềm được sử dụng tại các toà soạn ở nước ta hiện nay hầu hết đều là những phần mềm đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhưng điểm hạn chế là tất cả các phần mềm này các toà soạn đều không mua bản quyền nên rất hay gặp lỗi.
Phần lớn đội ngũ hoạ sỹ thiết kế, trình bày và nhân viên chế bản khi ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế trình bày chưa thể khai thác hết được các tính năng mà phần mềm đó hiện có. Thậm chí chưa kịp khai thác hết các tính năng của phiên bản này thì lại xuất hiện một phiên bản mới và xu hướng “chạy theo mốt công nghệ ”. Đây là “bệnh” của một số người làm công việc liên quan đến máy tính. Thế nhưng cũng có những nhà in và toà soạn báo lại xử lý công việc hàng ngày theo thói quen có nghĩa là họ rất ngại sự thay đổi, có những phần mềm mới ra đời, có nhiều tính năng mới đáp ứng được đòi hỏi của công việc tốt hơn nhưng do “sức ì” mà họ vẫn giậm chân tại chỗ và không đầu tư thời gian cũng như kinh tế để tiếp cận, ứng dụng phần mềm mới tiện ích hơn. Tại các báo Lao động, Hà Nội mới, Tuổi Trẻ TP.HCM, các hoạ sỹ trình bày vẫn sử dụng cách vẽ maket trên giấy, sau đó sẽ có một đội ngũ kỹ thuật viên dựng trang bằng QuarkXpress hoặc Page Maker, vì vậy dẫn đến việc không thể hiện trọn vẹn ý đồ của người hoạ sỹ, mặt khác phải tốn thêm nhân công, các khâu trong xuất bản. Điều này, một phần do tâm lý ngại sự thay đổi, đột phá và một phần lớn cũng do sự đầu tư không hiệu quả và kịp thời của nhiều cơ quan báo chí.
Kết quả khảo sát thực tế tại một số toà soạn báo, tạp chí và nhà in cho thấy thói quen sử dụng phần mềm lại có xu hướng khu biệt theo vùng miền. ở miền Bắc nước ta do có lợi thế “đi sau” về kỹ thuật công nghệ trong việc ứng dụng các phần mềm vào thiết kế trình bày nên có xu hướng tiếp cận “cái mới” nhanh hơn. Phần lớn các toà soạn báo ở miền Bắc sử dụng phần mềm dàn trang chính là QuarkXpress. Còn ở miền Nam, miền Trung các toà soạn có thói quen sử dụng phần mềm Page Maker trong thiết kế, trình bày. Cá biệt có những cơ quan báo chí sử dụng cả 2 phần mềm QuarkXpress và Page Maker để thực hiện dàn trang. Sự không đồng nhất này tạo những sắc thái riêng cho từng tờ báo nhưng đôi khi chúng lại gây nên sự không đồng bộ trong khâu tổ chức nội dung và trình bày, chế bản và in ấn.
Ông Mats Wikman – một chuyên gia trình bày báo người Thuỵ Điển, hiện đang làm việc cho tờ Vastmanlands Lans Tidning, từng là thành viên Ban giám khảo cuộc thi Thiết kế, trình bày báo châu Âu cho biết: phong cách trình bày báo tại Việt Nam đã có một bước tiến vượt bậc so với lần đầu tiên ông đến. Một số hoạ sỹ trình bày tại Việt Nam tự mày mò học cách trình bày của nước ngoài, nhưng sự ứng dụng quá mức của các phần mềm kết hợp với sự quá tham khi đưa tất cả lên mặt báo mà các hoạ sỹ đã làm cho tờ báo trông giống như một tác phẩm nghệ thuật hơn là một tờ báo.
Ông Mats Wikman cũng cho rằng vấn đề vướng mắc lớn nhất trong trong công tác thiết kế, trình bày báo chí ở Việt Nam là nằm tại khâu tổ chức xuất bản. Nhiều tờ báo ở Việt Nam không hề có sự phối hợp giữa phóng viên viết bài và người làm công việc thiết kế, trình bày báo. Ông cho biết: ở Thuỵ Điển không chỉ các hoạ sỹ thiết kế mới tham gia thiết kế, trình bày mà ngay cả phóng viên cũng rất am hiểu về lĩnh vực này và có thể tham gia khi cần thiết. Một số toà soạn báo tại Thuỵ Điển đã giao cho phóng viên thực hiện cả
nội dung và thiết kế, trình bày trang.
2.5.3 Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm:
Thông qua kết quả khảo sát thực tế ở các toà soạn báo, nhà in về khả năng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế trình bày báo cho thấy:
Đội ngũ biên tập viên, thư ký toà soạn, hoạ sỹ thiết kế, trình bày tại nhiều toà soạn mới chỉ khai thác được từ 30 –70% tính năng mà phần mềm đó hiện có. Cá biệt tại một số tờ báo, tạp chí đội ngũ biên tập viên không ứng dụng phần mềm máy tính vào việc biên tập.
Nguyên nhân khách quan:
Do những người làm công tác này ở nước ta được tiếp cận với công nghệ làm báo hiện đại muộn hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Nguyên nhân khác là do các phần mềm máy tính trong lĩnh vực thiết kế, đồ hoạ luôn được các hãng sản xuất tung ra phiên bản mới bổ sung nhiều tính năng khiến người sử dụng không thể cập nhật kịp thời.
Mặt khác, người sử dụng tại nước ta khó có thể khai thác hết tính năng của các phần mềm máy tính này bởi chưa có phần mềm nào trong số các phần mềm như QuarkXpress, Photoshop... được Việt hoá.
Một nguyên nhân nữa là, do đội ngũ làm công tác này đã có tuổi, ít được tiếp cận với tin học nói chung dẫn đến tâm lý ngại thay đổi thói quen chuyển từ cách làm bằng tay truyền thống sang cách thực hiện trên máy tính.
Do nhận thức của lãnh đạo cơ quan báo chí chưa đầy đủ về sự bức thiết của việc ứng dụng máy tính trong công tác báo chí, xuất bản.
Nguyên nhân chủ quan:
Do chế độ đãi ngộ và chế độ đào tạo tại một số cơ quan báo chí chưa đồng đều và chưa chú trọng đến những người làm công tác thiết kế, trình bày.
Do các cơ sở đào tạo báo chí chưa coi trọng việc đưa các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo vào giảng dạy bởi chưa xây dựng được chương trình đào tạo hoặc thiếu giáo trình tài liệu và nguồn nhân lực...
Bài học kinh nghiệm:
Kết quả khảo sát tại các toà soạn báo cho thấy, môi trường làm việc, trang thiết bị cơ sở vật chất, chế độ đào tạo tại các toà soạn là những nhân tố quyết định sự thành công của việc ứng dụng các phần mềm máy tính vào công tác thiết kế, trình bày báo. Ngoài ra, kiến thức, kỹ năng sử dụng các phần mềm máy tính để hỗ trợ công việc của những người làm công tác này cũng đóng vai trò quan trọng trong sự cải thiện hình thức tờ báo.
Phần lớn ý kiến đều xác nhận, khả năng ứng dụng các phần mềm máy tính trong công tác thiết kế, trình bày báo có ảnh hưởng trực tiếp đến công việc tổ chức nội dung, trình bày báo. Thêm vào đó, điều này còn làm tăng hiệu quả mỹ thuật của tờ báo, thậm chí còn can thiệp vào tính cập nhật thông tin của tờ báo hay nói chính xác hơn nó làm giảm thiểu thời gian trình bày makett, giúp các hoạ sỹ thể hiện ý tưởng của mình nhanh nhất.
Từ những nguyên nhân trên cho thấy, để ứng dụng một cách hiệu quả những phần mềm máy tính vào thiết kế trình bày báo thì sự cần thiết thay đổi về nhận thức, quan niệm, cơ chế, cách làm việc cũ tồn tại nhiều năm nay tại một số toà soạn báo; ngoài ra còn cần thiết có sự phối hợp đồng bộ không chỉ của cơ sở đào tạo báo chí và các cơ quan báo chí mà còn cần có sự nỗ lực phấn đấu của mỗi cá nhân làm công tác này.
Chương 3
Những giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo in ở nước ta hiện nay
3.1 Nâng cao tính chuyên nghiệp về ứng dụng công nghệ làm báo hiện đại tại các toà soạn báo.
3.1.1 Chuyên nghiệp hoá đội ngũ làm báo:
Để có được những sản phẩm báo chí chuyên nghiệp thì phải có đội ngũ sáng tạo chuyên nghiệp:
Sự chuyên nghiệp muốn mang tính bền vững thì bản thân mỗi người lãnh đạo cơ quan báo chí phải hiểu được tầm quan trọng của việc ứng dụng các phần mềm vào việc thiết kế trình bày báo. Từ đó, có những cơ chế và những điều kiện về làm việc phù hợp với đội ngũ những người làm công tác này. Nếu có sự đầu tư đúng đắn, sự khuyến khích kịp thời với những người làm công tác này, chắc chắn các sản phẩm báo chí không những đúng, trúng và hấp dẫn về nội dung mà còn đẹp về hình thức gây thiện cảm với độc giả, nhất là trong thời đại đa dạng hoá các loại hình thông tin đại chúng. Sự cạnh tranh lành mạnh này đã làm cho mỗi loại hình báo chí phải có sự khẳng định mình một cách riêng biệt. Đối với báo in thì sự khẳng định này càng phải thể hiện rõ rệt hơn bởi độc giả lĩnh hội thông tin mà báo mang đến bằng thị giác – một trong những giác quan quan trọng nhất của con người.
Vai trò của đội ngũ Thư ký toà soạn các tờ báo vô cùng quan trọng. Họ chính là người “đầu bếp” cùng với đội ngũ Ban biên tập, phóng viên và hoạ sỹ trình bày chế biến các món ăn tinh thần hấp dẫn. Nếu Thư ký toà soạn năng lực yếu kém thì nội dung và hình thức của sản phẩm báo chí càng thể hiện rõ sự yếu kém này. Thư ký toà soạn giỏi là người có tầm nhìn rộng, sâu có phông nền văn hoá tốt và có bản lĩnh chính trị, lý luận vững vàng... Trên từng số báo, người thư ký toà soạn phải thể hiện được sự phong phú, đa dạng về thông tin theo kế hoạch đề tài đã thiết lập là một yêu cầu thiết yếu, đòi hỏi người làm công tác này phải nỗ lực rất lớn, đồng thời một thư ký toà soạn giỏi cũng cần làm chủ phương tiện công nghệ làm báo.
Đội ngũ hoạ sỹ trình bày cũng rất quan trọng, họ góp phần làm cho nội dung của tờ báo được thể hiện một cách hấp dẫn và sinh động hơn bằng hình thức. ở nước ta hiện nay, đội ngũ này chưa có trình độ chuyên nghiệp về thiết kế, trình bày báo, mặc dù hầu hết đều được đào tạo qua các trường mỹ thuật. Trình bày một tác phẩm báo chí khác hẳn công việc sáng tạo tác phẩm hội hoạ bởi vì tờ báo được kết cấu bằng hệ thống các tác phẩm báo chí, văn học nghệ thuật, bằng con chữ, màu sắc theo ý đồ nội dung nhất định. Mục đích của tờ báo là cung cấp thông tin cho công chúng. Để làm được điều này, ngoài trình độ nghiệp vụ chuyên môn, người hoạ sỹ thiết kế trình bày cần có kiến thức nghề báo, am hiểu các kỹ thuật công nghệ làm báo để thể hiện rõ ràng, mạch lạc ý tưởng của mình.
Đội ngũ chuyên viên đồ hoạ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng in ấn sản phẩm. Hiện nay, cùng với kỹ thuật phân màu điện tử và hiệu ứng của các phần mềm ứng dụng chuyên về đồ hoạ, các tác phẩm ảnh trên các sản phẩm báo chí ngày càng thuyết phục hơn. Tuy nhiên khả năng ứng dụng các phần mềm như Photoshop, Corel Draw... của những người làm công tác này còn hạn chế và chưa được cập nhật nên chưa tạo được những sản phẩm có chất lượng mỹ thuật, kỹ thuật cao.
3.1.2 Tuyển chọn những người làm báo có trình độ tin học:
Ngoài các tiêu chuẩn về năng lực nghiệp vụ báo chí, sự hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực xã hội, những nhà báo tương lai cần có thêm kỹ năng về sử dụng máy tính nói chung và khả năng ứng dụng máy tính trong thiết kế, trình bày báo nói riêng. Các toà soạn báo cần khắt khe hơn nữa trong khâu tuyển chọn đầu vào để chọn lọc được những người hội tụ nhiều phẩm chất, năng lực, kỹ năng tốt nhằm đáp ứng được đòi hỏi, yêu cầu thực tế báo chí hiện đại. Hiện nay, tại một số toà soạn báo của nước ta đã có thêm yêu cầu về kiến thức sử dụng các phần mềm máy tính trong làm báo đặc biệt là trong thiết kế, trình bày báo đối với các ứng viên dự tuyển. Đây là một việc làm cần thiết, phù hợp với xu hướng phát triển báo chí của thế giới.
3.1.3 Sử dụng cán bộ, công chức đúng việc, đúng khả năng:
Bài toán về nhân sự luôn là vấn đề nan giải đối với nhiều đơn vị, cơ quan nói chung chứ không chỉ riêng với các toà soạn báo. Để mỗi cá nhân trong số nhân lực trực tiếp tham gia vào công tác thiết kế, trình bày báo phát huy được đúng sở trường của mình đòi hỏi phải có một cơ chế đầu tư và sự bổ nhiệm đúng đắn của lãnh đạo cơ quan báo chí. Đôi khi một số toà soạn cũng chưa coi trọng vai trò và quyền hạn của thư ký toà soạn hay hoạ sỹ thiết kế và cũng không có chế độ đãi ngộ đúng mức với công lao của họ. Một tổng biên tập giỏi là người biết chọn cho mình một thư ký toà soạn có nghề với ban biên tập giỏi cùng đội ngũ phóng viên có năng lực và phong cách. Ngược lại, một tờ báo mà tổng biên tập có nghề nhưng thư ký toà soạn và đội ngũ biên tập viên, phóng viên và hoạ sỹ trình bày thiết kế ít có năng lực thì chất lượng nội dung và hình thức của tờ báo sẽ không cao.
3.1.4 Nâng cao sự nhận thức và sự quan tâm đúng mức của các lãnh đạo cơ quan báo chí:
Hiện nay, tại không ít cơ quan báo chí không có đội ngũ trình bày, thiết kế riêng nên phó mặc hoàn toàn công việc này cho các công ty thiết kế mỹ thuật, quảng cáo hoặc các cơ sở in ấn, đây là một thực tế đáng báo động. Việc cần thiết phải có sự đầu tư đội ngũ trình bày thiết kế của mỗi toà soạn là điều mà hầu hết các cơ quan báo chí ở nước ta đều nhận thấy nhưng chưa có sự đầu tư kịp thời, đồng bộ và thường xuyên. Lãnh đạo các cơ quan báo chí cũng nên có sự nhìn nhận đầy đủ về vấn đề này, từ đó, có sự quan tâm đến đội ngũ thiết kế, trình bày báo chuyên nghiệp.
3.1.5 Có chế độ đào tạo lại:
Các toà soạn, nhà in cần có cơ chế đào tạo lại khả năng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo cho đội ngũ những người làm công tác này. Những năm trước đây do tin học chưa được ứng dụng mạnh mẽ trong công nghệ làm báo nên đội ngũ này còn tồn tại những hạn chế nhất định. Nên coi trọng chế độ đào tạo, bồi dưỡng một cách đầy đủ và nhất quán cho những người làm công tác này.
3.1.6 Nhận thức đúng về khả năng ứng dụng các phần mềm:
Khi sử dụng các phần mềm điều tránh nhất là sự can thiệp quá lộ liễu bằng các yếu tố kỹ thuật đặc biệt là kỹ thuật xử lý ảnh Photoshop. Bởi khả năng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế trình bày báo in hiện đại không đồng nghĩa với việc lạm dụng quá mức khả năng này. Khả năng ứng dụng các phần mềm máy tính để thiết kế, trình bày cũng chính là sự hiểu biết sâu sắc về cả lĩnh vực kỹ thuật và nghiệp vụ báo chí để ứng dụng nó một cách hiệu quả nhất.
Người biên tập, hoạ sỹ trình bày chuyên nghiệp là biết cách làm cho tác phẩm của mình hay hơn về nội dung và đẹp về hình thức chứ không phải chỉ xử lý mỹ thuật, kỹ thuật đơn thuần mà mất đi tính chân thật của báo chí, dễ làm sai lạc mục đích thông tin và làm giảm đi lòng tin của công chúng cũng như uy tín của tờ báo. Điều này trong những trường hợp cụ thể còn vi phạm đạo đức báo chí.
Chú trọng đưa các phần mềm máy tính vào giảng dạy tại các cơ sở đào tạo báo chí:
3.2.1 Để có được đội ngũ những người làm công tác trình bày chuyên nghiệp thì trước hết phải có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại.
ở nước ta, các trường đại học cũng đang đưa vào giảng dạy tin học ứng dụng cho sinh viên, đây là một nỗ lực lớn của ngành giáo dục khi từng bước thực hiện tin học hoá nhà trường. Tuy vậy, đối với một số cơ sở đào tạo báo chí thì những chương trình tin học đại cương này đang bộc lộ sự không phù hợp thậm chí lệch hẳn theo đòi hỏi thực tế. Chúng ta có thể đưa chương trình Pascal vào giảng dạy cho sinh viên các trường kỹ thuật và kinh tế nhằm tăng cường khả năng tư duy logic toán học, hay thông qua chương trình cơ sở dữ liệu Foxpro để sinh viên từng bước làm quen với chuyên ngành tin học quản lý... Nhưng đối với sinh viên chuyên ngành báo chí cụ thể là báo in, thay vì dạy Pascal và Foxpro, tốt nhất nên dạy cách sử dụng máy tính và một số chương trình soạn thảo như Word, Word Perfect...; tiếp theo là các phần mềm dàn trang như QuarkXpress hoặc PageMaker, phần mềm đồ hoạ như Photoshop và Corel Draw...Các chương trình này cần thiết và phù hợp cho sinh viên các ngành báo in, báo ảnh và báo mạng điện tử để chuẩn bị bước vào thực tiễn hoạt động báo chí sau này.
Trong khi đó, tại các trường đại học báo chí ở các nước có nền báo chí phát triển thì các phần mềm máy tính như QuarkXpress, Adobe Indesign, Photoshop... được đưa vào giảng dạy cho sinh viên từ những học kỳ đầu tiên. Ông Mats Wikman và bà Marit Blomquits – chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế, trình bày báo của Thuỵ Điển cho biết đây là môn học bắt buộc với mọi phóng viên khi học báo chí tại Thuỵ Điển.
Qua điều tra xã hội học từ 100 người làm công tác thiết kế trình bày tại các toà soạn báo, nhà in thì gần 100% ý kiến đều cho rằng rất cần thiết phải hình thành bộ môn hay chuyên ngành riêng về lĩnh vực này và nên coi cách sử dụng các phần mềm này như một môn học thực hành song song cùng với lý thuyết báo chí tại các cơ sở đào tạo báo chí.
Khắc phục tâm lý “môn học phụ” đối với sinh viên chuyên ngành báo chí
Tâm lý nói chung của rất nhiều sinh viên ngay cả sinh viên báo chí thì môn học về thiết kế trình bày báo và cách sử dụng các phần mềm máy tính chỉ là môn học phụ. Chính bởi lý do này mà không ít sinh viên chỉ học qua loa. Đây là một trở ngại lớn với nhiều giáo viên phụ trách môn học này và nhìn về lâu dài thì sẽ là một thiệt thòi lớn cho sinh viên khi ra trường, sau đó tác nghiệp trong một môi trường báo chí hiện đại. Thật khó có thể tưởng tượng một phóng viên ảnh tương lai mà lại không biết ứng dụng phần mềm xử lý ảnh như Photoshop để cải thiện độ nét, màu sắc, ánh sáng cho bức ảnh của mình khi nó chưa đạt 3 yêu cầu tối thiểu này. Hay một phóng viên báo in lại không thể sử dụng phần mềm Word để soạn thảo nội dung bài viết hoặc khi thấy bài viết của mình được trình bày không đẹp trên báo thì cũng không biết phản ứng ra sao vì chẳng biết lý giải nguyên nhân do đâu.
Xây dựng chương trình đào tạo hợp lý
Với các chuyên ngành báo chí nói chung:
Trong xu thế phát triển của báo chí hiện đại thì việc đưa vào giảng dạy những chương trình tin học ứng dụng cho sinh viên báo chí là việc làm cấp bách. Các chương trình như Adobe Premier, 3D Studio... cho sinh viên chuyên ngành báo truyền hình hay chương trình HTML, Macro Media Dreamwave... cho sinh viên chuyên ngành báo mạng điện tử và các phần mềm ứng dụng để thiết kế trình bày báo in và xử lý ảnh như QuarkXpress, Corel Draw, Photoshop... dành cho sinh viên chuyên ngành báo in, báo ảnh là những chương trình cần thiết và quan trọng, đóng góp vào việc hình thành phương thức làm việc mới cho các nhà báo tương lai.
Với chuyên ngành báo in:
+ Hình thành bộ môn Thiết kế đồ hoạ báo chí: Sự cần thiết hình thành bộ môn Thiết kế đồ hoạ báo chí trực thuộc Khoa Báo chí tại các cơ sở đào tạo báo chí là đòi hỏi và yêu cầu thực tế của thực tiễn báo chí. Qua điều tra bằng bảng hỏi đối với 100 đối tượng làm công tác biên tập, thư ký toà soạn, hoạ sỹ tại các toà soạn báo, kết quả cho thấy hơn 90% những người làm công tác này xác nhận cần thiết phải có một môn học riêng nhằm tăng cường khả năng ứng dụng các phần mềm trong công tác thiết kế, trình bày báo.
+ Hình thành bộ môn Tin học ứng dụng báo chí: môn học ứng dụng phần mềm máy tính trong làm báo, bao gồm các phần việc liên quan đến thiết kế, trình bày, xuất bản.
+ Về hình thức kiểm tra và đánh giá chất lượng môn học: Với các chương trình thực hành thì cách tốt nhất để đánh giá chất lượng học tập của người học là dựa trên khả năng khai thác môn học đó một cách cụ thể, trực quan. Hình thức làm bài tập trên máy tính, chấm bài dựa trên sản phẩm cụ thể của từng sinh viên (nhóm sinh viên) là việc làm thích hợp nhất. Cách làm này có thể áp dụng trong tất cả các môn học liên quan đến đào tạo nghiệp vụ báo chí.
Xây dựng đội ngũ giảng viên và hệ thống giáo trình, tài liệu hợp lý
Gần như chưa có một cơ sở đào tạo báo chí nào ở nước ta có sự đầu tư về đội ngũ giảng dạy, giáo trình, tài liệu đầy đủ về khả năng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế trình bày báo một cách bài bản. Có chăng chỉ là những cuốn sách tin học đơn thuần hướng dẫn cách sử dụng phần mềm và thậm chí nhiều khi không có một câu chữ nào trong nội dung cuốn sách liên quan đến việc dạy cách ứng dụng các chức năng đó vào thiết kế, trình bày báo.
Để có được một hệ thống giáo trình, tài liệu chuẩn về khả năng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo thì trước tiên phải xác định được chương trình đào tạo như thế nào là hợp lý. Để xây dựng một chương trình đào tạo về lĩnh vực này cần có 5 bước sau:
Một là, phân tích tình hình, yêu cầu đào tạo xem thực tiễn hoạt động báo chí đòi hỏi các sinh viên báo chí cần phải có những tố chất và kỹ năng gì (bao gồm cả các kỹ năng tác nghiệp về báo chí, kỹ năng sử dụng, làm chủ những phương tiện kỹ thuật cũng như khả năng ứng dụng CNTT nói chung);
Hai là, xác định mục tiêu, đối tượng đào tạo: sinh viên báo chí hướng đến mục tiêu sử dụng các phần mềm liên quan đến công việc chuyên môn chứ không phải là các chương trình ứng dụng để quản lý kinh tế hay kế toán;
Ba là, xác định nội dung, từ đó thiết kế chương trình đào tạo phù hợp với chuyên ngành báo in.
Bốn là, thực thi chương trình (triển khai thực tế);
Năm là, kiểm tra, đánh giá kết quả của sinh viên khi kết thúc môn học.
Có thể khái quát lại mô hình 5 bước xây dựng chương trình đào tạo như sau: (Xem mô hình 1)
1. Phân tích tình hình
5. Đánh giá kết quả
2. Xác định mục tiêu
4. Thực thi
3. Th.kế chương trình
:
Mô hình 1
Xây dựng Phòng học thực hành – Toà soạn – Nhà in
Phòng học thực hành – Toà soạn – Nhà in, một mô hình khá trọn vẹn để sinh viên chuyên ngành báo in có thể thực tập tác nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Một phòng học thực hành với máy tính có cấu hình đủ mạnh để cài đặt các chương trình thiết kế, đồ hoạ với đầy đủ máy tính, máy quét, máy in và một số trang thiết bị cần thiết; một toà soạn thu nhỏ với cơ cấu và cách thức làm việc như thực tế yêu cầu; một nhà in với các máy in offset có khả năng sản xuất các ấn phẩm một cách tốt nhất. Tại đây, sinh viên được tiếp cận tất cả các khâu để hoàn tất và cho ra đời một sản phẩm báo chí: bắt đầu từ công việc sáng tạo tác phẩm, làm quen với các phần mềm ứng dụng để thiết kế, trình bày với mục đích làm đẹp “đứa con tinh thần” của mình cả về nội dung và hình thức, sau đó biên tập, sửa bông, trực in, in sản phẩm, phát hành...Tất cả là một môi trường tốt nhằm tôi luyện khả năng thích ứng với hoạt động thực tiễn cho mỗi sinh viên.
Phát triển tờ báo thực hành nghiệp vụ
Để tạo điều kiện cho sinh viên được thực hành ngay kiến thức của mình bằng một sân chơi bổ ích và lý thú rất cần tờ báo thực hành. Tờ báo thực hành cho sinh viên báo chí ra đời là nơi để mỗi sinh viên có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Nhà trường nên tạo điều kiện để sinh viên cùng phát triển tờ báo thành diễn đàn thể hiện tâm tư, nguyện vọng và phản ánh được đúng “chất” của sinh viên báo chí. Bên cạnh đó, khi sinh viên tham gia vào diễn đàn này sẽ không chỉ nhận được những động viên khuyến khích về vật chất mà còn là cơ hội để các nhà báo tương lai nâng cao thêm trình độ, học hỏi kinh nghiệm chuyên môn quý báu cần thiết để tác nghiệp sau này. Thực tế cho thấy tờ Báo chí Trẻ của Khoa Báo chí đã thực sự là nơi rèn nghề cho sinh viên báo chí. Khi làm việc tại đây, sinh viên đã có cơ hội sử dụng các phần mềm máy tính để làm báo, nhất là khâu thiết kế, trình bày.
3.3 Tự trang bị các kiến thức tin học
Một vấn đề khác là bản thân đội ngũ những người làm công tác tổ chức nội dung, thiết kế, trình bày như: thư ký toà soạn, biên tập viên, hoạ sỹ thiết kế, trình bày và phóng viên phải biết tự “hiện đại hoá” bản thân mình bằng việc khai thác và sử dụng tốt những phần mềm máy tính trong công việc chuyên môn. Đây là xu hướng chung của sự phát triển báo chí hiện đại mà trên thế giới đã không ít quốc gia có nền báo chí phát triển đã áp dụng thành công.
Trong tương lai không xa, hầu hết các toà soạn sẽ thay đổi mô hình quản lý hoạt động bằng mô hình “Toà soạn điện tử”, lúc đó những kiến thức về công nghệ thông tin nói chung, khả năng ứng dụng các phần mềm máy tính rất cần thiết đối với người làm báo. Do vậy, ngoài việc được đào tạo từ nhà trường, việc tự học của mỗi người làm báo là rất cần thiết.
Phần Kết luận
Trước hết, phải khẳng định rằng việc ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế trình bày báo, tạp chí là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực này. Người làm báo được giải phóng khỏi sự bức bách về thời gian trong việc thể hiện một cách chuyên nghiệp ý tưởng của mình lên các trang giấy. Với các phần mềm dàn trang như QuarkXpress, PageMaker... và các phần mềm đồ hoạ mỹ thuật hỗ trợ như Photoshop, Corel Draw..., các Toà soạn báo đã nhanh chóng có được những ấn phẩm đẹp về hình thức, hấp dẫn công chúng báo chí. Nếu đội ngũ thiết kế trình bày báo khai thác triệt để các tính năng, nguyên lý hoạt động của các phần mềm trên thì chất lượng hình thức sản phẩm báo chí sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Có thể xem như các phần mềm máy tính đóng một vai trò không thể thiếu đối với nội dung và để tạo nên hình thức tờ báo, tạp chí.
Đối với ảnh được sử dụng trong bài viết thì Photoshop là một công cụ hữu hiệu để biên tập hình ảnh. Bởi vì sự cảm nhận màu sắc của mỗi người mang tính chủ quan cao độ và có sự khác biệt rất nhiều nên Photoshop có một phương pháp để thể hiện màu sắc bằng các mô hình màu (color model). Các mô hình màu là một cách thể hiện màu sắc bằng các con số đảm bảo sự chính xác cao. Sử dụng các mô hình màu, thông tin màu có thể được trao đổi một cách hữu hiệu, đảm bảo sự nhất quán giữa các máy tính, các ứng dụng phần mềm như Page Maker và Illustrator cùng các thiết bị ngoại vi khác như máy quét, máy in tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tách màu và hỗ trợ các tiêu chuẩn công nghiệp trong quá trình khởi tạo màu và in ấn màu.
Đối với các hình ảnh đồ hoạ thì Corel Draw là một phần mềm hữu ích khi dùng nó để xử lý. Corel Draw còn cho phép tạo các font kiểu chữ và ký hiệu riêng bằng cách dùng bộ lọc xuất (Export Filter). Các bộ lọc này không chuyển đổi hình ảnh thành một dạng file đồ hoạ. Có thể thường xuyên đặt bất cứ ký tự nào theo bất kỳ một trong các kiểu chữ Corel Draw cung cấp. Corel Draw cho phép tạo toàn bộ các kiểu chữ độc nhất, như là các bộ ký hiệu của riêng mỗi người sử dụng.
Đối với việc trình bày nội dung bài viết thì QuarkXpress, Page Maker hoặc Adobe InDesign là những phần mềm tiện ích. Các chương trình này hỗ trợ rất nhiều tính năng cho các thao tác dựng trang một cách nhanh chóng như: chia cột, liên kết văn bản, nhúng kết các đối tượng ảnh...
Qua khảo sát thực tế, các phần mềm nói trên đang được khai thác rộng rãi trong nhiều Toà soạn tại ở nước ta dưới nhiều mức độ khác nhau. Nhờ kỹ thuật tiên tiến và khả năng ứng dụng các phần mềm máy tính mà người ta có thể tạo ra những ấn phẩm đẹp, thậm chí có thể tạo ra những bức ảnh để minh hoạ trên các ấn phẩm này đẹp hơn thực tế, đến mức xa hơn là phi thực tế. Điều này, phụ thuộc hoàn toàn vào đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, những người làm công tác kỹ thuật, in ấn, chế bản.
ở nước ta các trường như Đại học Kỹ thuật Tp.HCM, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Bách Khoa Tp.HCM, Trung cấp in, ĐH Mỹ thuật... có các chuyên ngành, bộ môn liên quan đến ngành in và trình bày ấn phẩm vẫn chưa có sự hợp tác với các cơ sở đào tạo báo chí để có các giáo trình, tài liệu đào tạo phù hợp.
Các cơ sở đào tạo báo chí trang bị cho sinh viên khá nhiều kiến thức, phương pháp luận về các hoạt động nghiệp vụ báo chí nhưng sinh viên lại ít có cơ hội tiếp cận với những kiến thức cơ bản về tin học nói chung và các phần mềm máy tính nói riêng cho từng chuyên ngành báo chí cụ thể. Và các cơ sở đào tạo về kỹ thuật có sẵn một đội ngũ giảng viên am hiểu về kỹ thuật nhưng lại không có những kiến thức nền về báo chí.
Trong khi đó, các trường mỹ thuật, in ấn thì lại có sẵn những đội ngũ hiểu biết về hội hoạ, nhưng tiếc rằng không có chuyên ngành về thiết kế trình bày báo. Thế nên, nhiều hoạ sỹ ở các toà soạn báo nói chung đều có kiến thức về hội hoạ nhưng lại không được học cách thiết kế trình bày báo, do đó họ trình bày trang báo, tờ báo một cách cảm tính và sử dụng máy tính thiết kế một cách bán chuyên nghiệp.
Vấn đề trên có thể được giải quyết triệt để nếu có sự hợp tác giữa các cơ sở đào tạo báo chí, mỹ thuật và kỹ thuật với mục đích chuẩn bị tốt hệ thống giáo trình, tài liệu để đưa vào giảng dạy cho sinh viên nhằm bắt nhịp với xu thế phát triển của thực tiễn báo chí.
Qua nghiên cứu, khảo sát thực tế về khả năng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày tại một số cơ quan báo chí như báo Lao động, Hà nội mới, Tuổi trẻ Tp.HCM và Tạp chí Cộng sản, tác giả rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm về lý luận cũng như thực tiễn việc ứng dụng các
phần mềm vào công tác thiết kế, trình bày báo và khẳng định việc nghiên cứu này là hết sức cần thiết. Xu hướng báo chí hiện đại đòi hỏi không chỉ những hoạ sỹ thiết kế, ban Thư ký Toà soạn, biên tập viên phải khai thác các khả năng mà phần mềm máy tính có thể trợ giúp cho công việc hằng ngày mà ngay cả đội ngũ phóng viên cũng nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về công nghệ thông tin, từ đó, có thể tác nghiệp được trong môi trường làm báo hiện đại.
Đội ngũ lãnh đạo các cơ quan báo chí khi đã nhận thức được thế mạnh của việc ứng dụng các phần mềm máy tính vào thiết kế, trình bày cần có những sự đầu tư đúng mức, kịp thời và thường xuyên cho nguồn nhân lực cũng như trang thiết bị cần thiết để nâng cao hiệu quả công việc của đơn vị mình. Tăng cường việc đào tạo và chuyên nghiệp hoá đội ngũ Thư ký Toà soạn, biên tập viên, hoạ sỹ trình bày, chế bản là điều hết sức quan trọng. Sự đồng bộ cả về phương diện con người và các trang thiết bị kỹ thuật hỗ trợ là một việc làm cấp bách trong xu hướng báo chí hiện đại và bối cảnh phát triển về khoa học kỹ thuật như hiện nay.
Danh mục Tài liệu tham khảo
Các văn bản, chỉ thị, nghị quyết, báo cáo của Đảng và Nhà nước:
Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương – Một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 1995.
Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương – Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác báo chí, xuất bản – Nhà xuất bản Tư tưởng – Văn hoá, Hà Nội - 1992.
Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương, Bộ Văn hoá - Thông tin – Tiếp tục đổi mới và tăng cường lãnh đạo quản lý công tác báo chí xuất bản (Kỷ yếu Hội nghị báo chí và xuất bản toàn quốc, tập I,II , Hà Nội – 1997.
Ban Chỉ đạo Quốc gia về Công nghệ thông tin – Công nghệ thông tin – Tổng quan và một số vấn đề cơ bản. Tài liệu dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý – Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, Hà Nội –1997.
Đảng Cộng sản Việt Nam – Ban Chấp hành Trung ương – Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản. Chỉ thị số 22-CT/TƯ Hà Nội 10 –1997.
6. Nghị định của Chính phủ – Quy định chi tiết ban hành Luật báo chí,
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí.
II. Các loại sách tham khảo về báo chí trong và ngoài nước:
7. Brian Horton, ảnh báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội – 2003.
8. C.Mác – F.Angghen – Lênin, Bàn về báo chí xuất bản (TS. Vũ Duy Thông dịch), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – 2004.
9. Giles Vic, Creative newspaper design - Nhà xuất bản Boston Oxford - 1996.
10. George Sylvie and Partrica D.Witherspoon, The shape of newspaper change, Time, Change and the American Newspaper.
11. G.V. Ladutina, Những vấn đề cơ bản của đạo đức nghề nghiệp nhà báo (Hoàng Anh dịch), Nhà xuất bản Lý luận chính trị – 2004.
12. Grabennhicốp, Báo chí trong nền kinh tế thị trường, Nhà xuất bản Thông tấn, 2003.
13. Hà Huy Phượng, Tổ chức nội dung và thiết kế trình bày báo in hiện đại, Tài liệu học tập dành cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tại CHDCND Lào.
14. GS. Hà Minh Đức, Báo chí với sự nghiệp đổi mới, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội - 1997.
15. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh– Phân viện Báo chí Tuyên truyền - Cơ sở lý luận báo chí – Nhà xuất bản Văn hoá Thông Tin, Hà Nội – 1999.
16. N.D. Eriasvili, Xuất bản- Quản trị và Marketting, NXB Thông tấn – 2003.
17. TS. Nguyễn Văn Dững, Đào tạo cán bộ báo chí: Thực tế sôi động và những vấn đề đặt ra. Tạp chí Người làm báo, Hội Nhà báo Việt Nam, số 12-1999.
18. Nguyễn Vũ Tiến, Vai trò lãnh đạo của Đảng với báo chí trong thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia – 2005.
19. Micheal Schudson, Sức mạnh của tin tức truyền thông (Thế Hùng, Trà My dịch, Minh Long: hiệu đính), Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia Hà Nội –2003.
20. Micheal Voirol, Hướng dẫn cách biên tập, Nhà xuất bản Thông tấn – 2004.
21. Mario R.Garcia – Newspaper Color Design, Ifra – The International Association for Newspaper and Media Tecnology
22. Loic Hervuer – Viết cho độc giả - Hội Nhà báo Việt Nam. Hà Nội – 1999.
23. Leonard Ray Teel, Ron Taylor , Bước vào nghề báo, Nhà xuất bản Trẻ – 2003.
24. Phân viện Báo chí Tuyên truyền – Khoa Báo chí, Báo chí – Những điểm nhìn từ thực tiễn – Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin – Hà Nội – 2000.
25. PGS.TS Trần Thế Phiệt, Tác phẩm báo chí tập III, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội – 1995.
26. Sally I.Morano, Newspaper Design, American Journalism: History, Principle, Practices.
27. PGS. TS Tạ Ngọc Tấn, Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin – Hà Nội – 1999.
28. PGS. TS Tạ Ngọc Tấn – Truyền thông đại chúng – Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia Hà Nội – 2001.
29. Trần Đức Tài, Thế giới nhiếp ảnh kỹ thuật số, Nhà xuất bản Trẻ – 2001.
30. V.V.Vôrôsilốp, Nghiệp vụ báo chí, lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Thông tấn – 2004.
III. Các loại sách tin học trong và ngoài nước:
31. Lương Mạnh Bá, Nguyễn Thanh Thuỷ, Nhập môn xử lý ảnh số, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật - 1998
32. Nhóm tác giả ELICOM, Sửa sang một bức ảnh chụp, Tủ sách Tin học chất lượng cao của Eligroup, Nhà xuất bản Hà Nội, 10/2000.
33. Nhóm tác giả ELICOM, Tạo và in văn bản màu, Tủ sách Tin học chất lượng cao của Eligroup, Nhà xuất bản Hà Nội, 10/2000.
34. Nhóm tác giả ELICOM, Tự học Adobe Illustrator thông qua hình ảnh, Nhà xuất bản Hà Nội, Tủ sách Tin học chất lượng cao của Eligroup, Nhà xuất bản Hà Nội, 2000.
35. Nguyễn Việt Dũng (chủ biên), Adobe InDesign, Nhà xuất bản Giáo dục–2000.
36. Nguyễn Việt Dũng (chủ biên), Nguyễn Đình Tê (hiệu đính), Dàn trang với QuarkXpress, Nhà xuất bản Giáo dục–1999.
37. Nguyễn Việt Dũng (chủ biên), Adobe Illustrator với các kỹ thuật thiết kế nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục - 2004.
38. Phạm Quang Huy, Phạm Ngọc Hưng, Vũ Đỗ Cường, Corel Draw thật giản dị, Nhà xuất bản Thống kê - 2001.
39. Đặng Minh Hoàng, Sử dụng Page Maker, Nhà xuất bản Thống kê, 2001.
40. KS. Nguyễn Ngọc Tuấn, Các thủ thuật trong Photoshop CS dành cho thợ nhiếp ảnh, Nhà xuất bản Thống kê - 2005.
41. KS. Đăng Quang, 264 tác vụ chuyên nghiệp để xử lý ảnh, Nhà xuất bản Thống kê, 2004.
42. Lê Tân – La Yến biên dịch, Thiết kế mẫu và tạo ảnh nghệ thuật bằng Photoshop, Nhà xuất bản Lao động Hà Nội – 2003.
43. Nhóm biên dịch VN Guide, Hướng dẫn sử dụng Photoshop toàn tập, Nhà xuất bản Thống kê -1999.
Các loại báo, tạp chí:
44. Báo Hà Nội mới – Cơ quan ngôn luận của Thành uỷ Đảng cộng sản Việt Nam thành phố Hà Nội.
45. Báo Lao động - Cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
46. Báo Tuổi trẻ TP.HCM – Cơ quan của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh – TP.HCM.
47. Báo Nhân dân – Cơ quan Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 1->5/2005.
48. Báo Thể thao Văn hoá - Thông tấn xã Việt Nam – 13/5/2005.
49. Tạp chí Cộng sản – Cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
50. Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền của Phân viện Báo chí và Tuyên truyền.
51. Tạp chí Thế giới Vi tính của Sở Khoa học & Công nghệ TP.HCM
52. Tạp chí Tin học và Đời sống của Hội Tin học Việt Nam
V. Các website thông tin:
Trang thông tin của các cơ quan, tổ chức báo chí
53. Hiệp hội báo chí Thế giới:
Hãng phần mềm máy tính:
54. Hãng phần mềm Adobe:
55. Hãng phần mềm Corel Draw:
56. Hãng phần mềm QuarxXpress:
57. Trang giới thiệu phần mềm máy tính:
Các trang thông tin về thư viện (sách) điện tử:
58. Thư viện (sách) điện tử Mỹ:
59. Thư viện (sách) điện tử của Singapore:
60. Thư viện (sách) điện tử của Việt Nam:
Khả năng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo in ở nước ta hiện nay (LV; 15)
MỤC LỤC
Phần Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5. Đóng góp mới của đề tài
6. nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7. Kết cấu của Khoá luận
Phần nội dung
Chương 1: Các phần mềm máy tính ứng dụng trong thiết kế, trình bày báo in - Vai trò và những nguyên lý sử dụng
Một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản
Khái niệm
Một số thuật ngữ
Vai trò của các phần mềm máy tính ứng dụng trong việc thiết kế, trình bày báo
1.2.1 Đối với nội dung tờ báo
1.2.2 Đối với hình thức tờ báo
1.2.3 Tiết kiệm nguồn nhân lực trong xuất bản báo
1.3 Các phần mềm thông dụng được ứng dụng trong thiết kế, trình bày báo in
Các phần mềm dàn trang
1.3.2 Phần mềm xử lý ảnh Photoshop
Các phần mềm đồ hoạ
1.4 Những nguyên lý ứng dụng phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo
1.4.1 Nguyên lý về phần cứng
1.4.2 Nguyên lý về phần mềm
1.4.3 Nguyên lý về các thiết bị ngoại vi
1.4.4 Một số nguyên lý khác
Một số cảnh báo khi sử dụng các phần mềm vào thiết kế, trình bày báo
Chương 2: Thực trạng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo in ở nước ta hiện nay (Khảo sát báo Lao động, Hà Nội mới, Tuổi trẻ TPHCM, Tạp chí Cộng sản)
2.1. Thực trạng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo Lao động
2.1.1 Vài nét về lịch sử báo Lao động
2.1.2 Kết quả khảo sát
2.1.3 Nhận xét về khả năng ứng dụng các phần mềm trong thiết kế trình bày báo Lao động
2.2 Thực trạng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo Hà Nội mới
2.2.1 Vài nét về lịch sử báo Hà Nội mới
2.2.2 Kết qủa khảo sát
2.2.3 Nhận xét về khả năng ứng dụng các phần mềm trong thiết kế trình bày báo Hà Nội mới
2.3 Thực trạng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo Tuổi Trẻ TPHCM
2.3.1 Vài nét về lịch sử báo Tuổi Trẻ TP.HCM
Kết quả khảo sát
Một số nhận xét về khả năng ứng dụng các phần mềm trong thiết kế trình bày báo Tuổi trẻ TP.HCM
2.4 Thực trạng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày Tạp chí Cộng sản
2.4.1 Vài nét về lịch sử Tạp chí Cộng sản
2.4.2 Kết quả khảo sát
2.4.3 Một số nhận xét về khả năng ứng dụng các phần mềm trong thiết kế trình bày Tạp chí Cộng sản
2.5 Đánh giá chung về việc ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày tại các toà soạn báo
2.5.1 ưu điểm
2.5.2 Hạn chế
2.5.3 Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo in ở nước ta hiện nay
3.1 Nâng cao tính chuyên nghiệp về ứng dụng công nghệ làm báo hiện đại tại các toà soạn báo
3.1.1 Chuyên nghiệp hoá đội ngũ làm báo
3.1.2 Tuyển chọn những người làm báo có trình độ tin học
3.1.3 Sử dụng cán bộ, công chức đúng việc, đúng khả năng
3.1.4 Nâng cao sự nhận thức và sự quan tâm đúng mức của các lãnh đạo cơ quan báo chí
3.1.5 Có chế độ đào tạo lại
3.1.6 Nhận thức đúng về khả năng ứng dụng các phần mềm
3.2 Chú trọng đưa các phần mềm máy tính vào giảng dạy tại các cơ sở đào tạo báo chí
3.2.1 Để có được đội ngũ những người làm công tác trình bày chuyên nghiệp thì trước hết phải có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại
Khắc phục tâm lý “môn học phụ” đối với sinh viên chuyên ngành báo chí
Xây dựng chương trình đào tạo hợp lý
Xây dựng đội ngũ giảng viên và hệ thống giáo trình, tài liệu hợp lý
Xây dựng Phòng học thực hành – Toà soạn – Nhà in
Phát triển tờ báo thực hành nghiệp vụ
3.3 Tự trang bị các kiến thức tin học
Phần Kết luận
Danh mục Tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC18-webtailieu.net.doc