Khóa luận Khảo sát đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình sinh học của nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Bình Chiểu

LỜI MỞ ĐẦU Ở Việt Nam dưới áp lực của đô thị hóa và sự gia tăng dân số, các khu công nghiệp và khu chế xuất ra đời như một tất yếu khách quan nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng xuất hiện nhiều khu công nghiệp lớn tập trung, thu hút nhiều dự án đầu tư, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp trong tổng GDP vùng, tạo ra nhiều sản phẩm thiết yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân Việt Nam tranh thủ học hỏi kinh nghiệm và từng bước nâng cao trình độ sản xuất công nghiệp trong nước Do đó , việc xuất hiện nhiều các khu công nghiệp thải ra lượng nước thải ô nhiễm rất lớn cần được xử lý trước khi thải ra ngoài . Trước tình trạng trên, việc tiến hành xử lý nước thải của các khu công nghiệp phải đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là bắt buộc. Đối với từng nhà máy trong khu công nghiệp, việc bắt buộc phải tiến hành xử lý nước thải của mình đúng tiêu chuẩn thải mới được thải ra hệ thống xả chung của khu công nghiệp đã trở thành một gánh nặng cho mỗi nhà máy đặc biệt là những nhà máy có lưu lượng nước thải thấp và cũng là một trong những trở ngại khiến cho giới đầu tư cân nhắc khi tham gia xây dựng tại khu công nghiệp. Do đó, nhằm giảm chi phí cho các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường và giúp cho các chủ đầu tư giảm bớt nỗi lo về chất lượng nước thải đầu ra của mình khi thải vào hệ thống chung; giúp bảo vệ môi trường sống, lao động và làm việc, sinh hoạt của công nhân và nhân dân trong và xung quanh khu công nghiệp nên chủ đầu tư khu công nghiệp đã phải tiến hành xây dựng nhà máy xử lý nước thải chung cho toàn khu. Khu công nghiệp Bình Chiểu đi vào hoạt động thu hút đầu tư của 20 công ty lớn nhỏ . Do đó , phải có nhà máy xử lý nước thải được thành lập để xử lý nước thải của toàn khu công nghiệp trước khi thải ra rạch Gò Dưa . Vì vậy chúng tôi tiến hành :”khảo sát đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình sinh học của nhà máy xử lý nước thải KCN Bình Chiểu “ . Công trình sinh học được ứng dụng trong KCN Bình Chiểu là bể SBR . Đây là công trình được ứng dụng nhiều nhất hiện nay với khả năng xử lý nước theo mẻ , ít tốn năng lượng , xử lý với lưu lượng thấp , ngoài ra nó không chiếm diện tích nhiều . Nghiên cứu công trình này với tác dụng nhằm tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả của công trình sinh học này . Đóng góp vào công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước ta . 1.Mục đích nghiên cứu : Đánh giá khảo sát nhà máy xử lý nước thải Bình Chiểu nhằm biết được khả năng hoạt động của nhà máy . Từ đó , đề xuất ý kiến nhắm nâng cao hiệu quả của nhà máy . 2.Nhiệm vụ đề tài : Tiến hành đi khảo sát thực tế hoạt động nhà máy xử lý nước thải Bình Chiểu. 3.Phương pháp nghiên cứu : Thu thập tài liệu từ nhà máy xử lý nước thải Bình Chiểu . Lấy mẫu đem phân tích . 4.Kết quả đạt được của để tài : Qua việc khảo sát nhà máy xử lý nước thải cho thấy nhà máy xử lý nước thải đúng tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra rạch Gò Dưa .

pdf59 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2180 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khảo sát đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình sinh học của nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Bình Chiểu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Page 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC ỨNG DỤNG TRONG XỨ LÝ NƯỚC THẢI 1. Phương pháp kỵ khí : Nguyên tắc của phương pháp này là sử dụng vi sinh vật hiếu khí và vi sinh vật tùy nghi để phân hủy các chất hửu cơ và vô cơ có trong nước thải , , pH… thích hợp để cho các sản phẩm dạng khí (chủ yếu là CO2, CH4). Quá trình phân huỷ kỵ khí chất bẩn có thể mô tả bằng sơ đồ tổng quát: (CHO)n NS → CO2 + H2O + CH4 + NH4 + H2 + H2S + Tế bào VI SINH Trong 10 năm trở lại đây do công nghệ sinh học phát triển , quá trình xử lý kỵ khí trong điều kiện nhân tạo được áp dụng để xử lý các loạ i cặn thả i công nghiệp , sinh hoạt cũng như các loại nước thải đậm đặc có hàm lượng chất hữu cơ cao: BOD ≥ 10 - 30 (g/l). Hiện nay các nhà khoa học đang cố gắng đầu tư nghiên cứu ứng dụng từ phòng thí nghiệm đến quy mô pilot với các mô hình có thể tích nhỏ đến quy mô lớn đã có trên dưới vài chục nhà máy xử lý sinh học kỵ khí nước thải ở các nước như Hà Lan, Hoa Kỳ, Thụy Sỹ, Cộng hoà liên bang Đức… do phương pháp có các ưu điểm : thiết kế đơn giản , thể tích công trình nhỏ , chiếm ít diện tích mặt bằng ; công trình có cấu tạo khá đơn giản và giá thành không cao; chi phí vận hành về năng lượng thấ, khả năng thu hồi năng lượng - Biogaz cao; không đòi hỏi cung cấp nhiều chất dinh dưỡng ; lượng bùn sinh ra ít hơn 10 – 20 lần so với phương pháp hiếu khí và có tính ổn định tương đối cao có thể tồn trữ cao trong một thời gian khá dài và là một nguồn phân bón có giá trị; tải trọng phân huỷ chất bẩn hữu cơ cao. Chịu được sự thay đổi đột ngột về lưu lượng . Page 4 Ngoài các ưu điểm trên trên phương pháp có những hạn chế rất nhạy cảm với các chất độc hại với sự thay đổi bất thường về tải trọng của công trình; xử lý nước thải chưa triệt để ; những hiểu biết về các vi sinh vậ t kỵ khí còn hạ n c hế ; t h i ế u k inh ngh iệm vậ n hành công trình. Các công trình kỵ khí hiện nay :  Bể tự hoại: Được xây dựng bằng các cấu kiện bêtông đúc , gạch đá … một ngăn hay nhiều ngăn với 2 chức năng lắng và lên men cặn lắng , thường dùng cho các hộ gia đình . Bể tử hoại cũng được sử dụng trong xử lý cặn bùn của hệ thống xử lý nước thải thủy sản 1 – 2 tháng, bùn được nâng tới nhiệt độ 35oC và đáy bể có van tháo cặn . Quá trình phân huỷ bùn cặn được tăng cường khi bùn được khuấy trộn .  Bể lắng 2 vỏ : Được xây dựng bằng gạch hoặc bê tông cốt thép hình tròn hay hình chữ nhật , có đáy hình nón hay hình chóp cụt để chứa và phân huỷ bùn cặn . Bể lắng 2 vỏ có chức năng tương tự bể tự hoại, nhưng có công suất và quy mô lớn hơn . Phía trên bể là các máng lắng vai trò như vể lắng ngang . Nước chuyển động chậm qua máng lắng . Bùn lắng theo khe trượt xuống ngăn lên men, phân huỷ và ổn định bùn cặn . Bể 2 vỏ được sử dụng cho các công trình xử lý có công xuất nhỏ và trung bình (Q<10.000 m3/ngày đêm) .Bùn cặn lưu trong bể từ 1-6 tháng . Hiệu suất lắng từ 55-60% . tất cả các trạm xử lý nước thải đều có thể xử lý các công trình này .  Bể metan : Được xây dựng bằng bê tông cốt thép hình trụ, đáy và nắp hình nón . Bể được sử dụng để phân hủy căn lắng từ bể lắng I & II cũng như bùn hoạt tính dư của trạm xử lý nước thải . Ngoài ra, bể còn được dung để phân Page 5 hủy rác nghiền , phế thải rắn hữu cơ . Các trạm xử lý nước thải đều xử dụng công trình này , kể cả trạm xử lý nước thải chế biến thủy sản .  Bể kỵ khí kiểu điệm bùn dòng chảy ngược –UASB : Được xây dựng bằng gạch hoặc bêtông cốt thép , có nắp kín bằng nhựa , kim loại , gỗ hoặc bêtông > bể UASB được sử dụng rộng rãi để xử lý các loại nước thải của các nhà máy công nghiệp thực phẩm hoặc cho các khu dân cư có lưu lượng <500m3/ngày đêm , Bể có cấu tạo 2 ngăn :ngăn lắng và ngăn lên men . Trong bể diễn ra 2 quá trình : lọc trong nước thải qua tầng căn lơ lửng và lên men lượng cặn giữ lại . Nhở các vi sinh vật có trong bùn hoạt tính mà các chất bẩn trong nước thải đi từ dưới lên , xuyên qua lớp bùn bị phân hủy . Trong bể các vi sinh vật liên kết lại nhau và hình thành các hạt bùn lớn đủ mạnh để không bị cuốn trôi ra khỏi thiết bị . Bùn được xả ra khỏi bể UASB từ 3-5 năm/lần nếu nước thải đưa và đã qua bể lắng I , hoặc 3-6 tháng/lần nếu nước thải được đưa vào xử lý trực tiếp . Bể dược sử dụng để xử lý nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao . 2. Phương pháp hiếu khí : Nguyên tắc của phương pháp là sử dụng các vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải có đầy đủ oxy hòa tan ở nhiệt độ , pH … thích hợp . Quá trình phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật hiếu khí có thể mô tả bằng sơ đồ : (CHO)nNS + O2 → CO2 + H2O + NH4+ + H2S + Tế bào vi sinh vật + ... ∆ Trong điều kiện hiếu khí NH4+ và H2S cũng bị phân huỷ nhờ quá trình Nitrat hóa, sunfat hóa bởi vi sinh vật tự dưỡng : NH4+ + 2O2 → NO3- + 2H+ H2O + ∆H ;H2S + 2O2 → SO42- + 2H+ + ∆H Hoạt động sống của vi sinh vật hiếu khí bao gồm quá trình dinh dưỡng : vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ , các chất dinh dưỡng và các nguyên tố khoáng vi Page 6 lượng kim loại để xây dựng tế bào mới tăng sinh khối và sinh sản . Quá trình phân hủy : vi sinh vật oxi hóa phân hủy các chất hữu cơ hòa tan hoặc ở dạng các hat keo phân tán nhỏ thành nước và CO2 tạo ra các khí khác . So với phương pháp kỵ khí thì phương pháp hiếu khí có các ưu điểm là những hiểu biết về quá trình xử lý đầy đủ hơn . Hiệu quả xử lý cao hơn và triệt để hơn không gây ô nhiễm thứ cấp như các phương pháp hóa học , hóa lý . Nhưng phương pháp hiếu khí cũng có các nhược điểm là thể tích công trình lớn và chiếm nhiều mặt bằng hơn . chi phí xây dựng công trình và đầu tư thiết bị lớn hơn . Chi phí vận hành cho năng lương sục khí tương đối cào . Không có khả năng thu hồi năng lượng . Không chịu được nhưng thay đổi đột ngốt về tải trong hữu cơ khi nguyên liệu khan hiếm . Sau khi xử lý sinh ra mốt lượng bùn dư cao và lượng bùn này kém ổn định đòi hỏi chi phí đâu từ để xử lý bùn . Xử lý nước thải có tải trọng không cao như phương pháp kỵ khí . Các công trình hiếu khí hiện nay :  Bể bùn hoạt tính ( Arotank) Công nghệ bùn hoạt tính hay bể hiếu khí (Aerotank) là quá trình xử lý sinh học hiếu khí , trong đó nồng độ cao của vi sinh vật mới đước tạo thành được trộn đều với nước thải trong bể hiếu khí . Quy trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính được thực hiện ở nước Anh từ năm 1914 , đã được duy trì và phát triển đến ngày nay với phạm vi ứng dụng rộng rãi để xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp . Bùn hoạt tính bao gồm những sinh vật sống kết lại thành dạng hạt hoặc dạng bông với trung tâm là các chất nền rắn lơ lửng ( 40%) . Chất nên trong bùn hoạt tính có thể đến 90% là phần chết rắn của rêu , tảo và các phần sốt rắn khác nhau . Bùn hiếu khí ở dạng bông bùn vàng nâu , dễ lắng là hệ keo vo định hình còn bùn kỵ khí ở dạng bông . Page 7 Để thiết kế bể bùn hoạt tính người ta phải chú ý đến loại bể, lưu lượng,nạp, lượng bùn sinh ra, nhu cầu và khả năng chuyển hóa oxy, nhu cầu về, dinh dưỡng cho vi khuẩn, đặc tính của nước thải đầu vào và đầu ra, điều kiện môi trường, giá thành, chi phí vận hành, bảo trì.  Mương oxy hóa : Lần đầu tiên được ứng dụng xử lý nước tại hà Lan ( 1950) do tiến sỹ Pasveer chủ trì . Đây là một dạng Aerotank cải tiến khuấy trộn hoàn chỉnh trong điều kiện hiếu khí kéo dài chuyển động tuần hoàn trong mương . Mương oxi hóa đơn giản , không tốn nhiều công sức , với chi phí đầu tư nhở hơn 2 lần so với lọc sinh học . Nếu áp dụng đúng , mương oxi hóa có thể xử lý nước thải đạt yêu cầu . tuy nhiên , do các yêu cầu kỹ thuật trong ận hành làm hạn chế việc ứng dụng các mương oxy hóa chứa nước cho các xí nghiệp nhỏ làm việc 1-2 ca và các khu dân cư dưới 700 người . Ngoài ra , ngay cả khi vận tốc nước 0.3m/s vẫn có sự sụp lỡ đất của mương oxy hóa tại điểm gần máy thổi khí và ở các khúc quanh . Do đó , cần phải bao phủ sườn dốc mương ít nhất 0,6m thấp hơn mực nước cao nhất . Đối với vùng đất sét chặt có thể phủ bằng tấm lót , còn đối với vùng cát phài bêtông hóa hoàn toàn . Đồng thới mương phải có cấu trúc đơn giản nhất( hình chữ O) để tăng hiệu quả xử lý .  Lọc sinh học sinh học : Lọc sinh học sử dụng vi sinh vật để phân hủy những hợp chất hữu cơ ( hoặc biến đổi những hợp chất vô cơ) thành cac-bon-nic, nước và muối. Khi hệ thống lọc sinh học được lắp đặt, vi sinh vật đã có sẵn trong nguyên liệu mà ở đó nó được sử dụng như một lớp lọc. Trong các phòng thí nghiệm, với mục đích tăng cường tốc độ phân hủy, vi sinh vật được cân nhắc đến đầu tiên là hiệu quả của chúng trong việc phân hủy của nguyên liệu được nghiên cứu. Page 8 Nguyên liệu lọc thường là than bùn, đất, phân compốt hay cây thạch nam, tuy nhiên bột cacbon đã được hoạt hóa và polysterene cũng có thể được sử dụng. Sự lựa chọn nguyên liệu lọc là vô cùng quan trọng bởi vì nó phải cung cấp cho vi sinh vật dinh dưỡng, sự phát triển về mặt sinh học, và có dung tích hấp thụ tốt. Vi sinh vật sống trong lớp màng sinh học ẩm , mỏng, nơi được bao bọc xung quanh các phần tử của nguyên liệu lọc. Khí bẩn được khuyếch tán trong hệ thống lọc và được hấp thụ bên trên màng sinh học. Thực tế đây là vị trí mà quá trình ô xi hóa được thực hiện. Các chất bẩn không được luân chuyể cố định đến nguyên liệu lọc.  Bể SBR : Bể SBR là hệt thống xử lý nước thải với bùn hoạt tính lơ lửng theo kiểu làm đầy và xả cặn, hoạt động theo chu kỳ gián đoạn (do quá trình làm thoáng và lắng trong được thực hiện trong cùng 1 bể ) . Các bước xử lý trong chu kỳ hoạt động của hệ thống như sau : 1- làm đầy , 2- sục khí ( khử BOD) , 3-lắng trong, 4- xã cặn dư và xả nước ra , 5- nghỉ . Tiếp tục thực hiện xử lý theo chu kỳ mẻ nước thải khác . Page 9 CHƯƠNG 2 : ĐẶC TRƯNG NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO VÀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY XLNT BÌNH CHIỂU 2.1 GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY XLNT 2.1.1. Lịch sử hình thành : Nhà máy XLNT –KCN Bình Chiểu được thiết kế & xây dựng để xử lý nước thải cho toàn bộ các nhà máy trong khu công nghiệp . Công suất và quy mô: + Tổng diện tích khu đất dự án là 1666.02m2 , diện tích xây dựng các hạng mục công trình là 837.6 m2, phần còn lại là diện tích cây xanh và đường nội bộ. + Công xuất xử lý: Q = 1.500 m3/ngđ. Kinh phí đầu tư xây dựng: Tổng kinh phí đầu tư xây dựng công trình 10.528.294.000 VNĐ. Trong đó, vốn tự có của chủ đầu tư là 3.158.294.500 VNĐ, vốn vay là 7.370.000.000 VNĐ. 2.1.2 Vị trí nhà máy : KCN Bình Chiểu, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, Tp.HCM, nằm ở vị trí thấp nhất, cuối hướng gió của khu công nghiệp.Khu vực xung quanh nhà máy là giành cho cây xanh . 2.1.3 Người đại diện : Tổng công ty Bến Thành GROUP . Page 10 Hình 2.1: Hệ thống xử lý nước thải KCN Bình Chiểu. 2.2 Đặc điểm nước thải đầu vào của nhà máy xử lý nước thải Bình Chiểu 2.2.1 Nguồn phát sinh : Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của các nhà máy .  Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn trên mặt bằng khu công nghiệp sẽ cuốn theo đất đá chất cặn bã, dầu mỡ rơi rớt xuống hệ thống thoát nước. Mặt khác, một số nhà máy có hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải đấu nối vào nhau làm cho đầu ra của hệ thống thoát nước mưa có một số chỉ tiêu gây ô nhiễm. Điều này có thể gây hậu quả xấu tới môi trường trong khu vực và các vùng phụ cận. Page 11  Nước thải sinh hoạt: Chiếm thành phần chủ yếu trong nước thải của khu công nghiệp. Nước thải sinh hoạt có nguồn gốc phát sinh từ bếp ăn của các căn tin trong khu công nghiệp, từ các nhà vệ sinh của các nhà máy được thải ra hệ thống cống thoát chung cùng với nước thải trong quá trình sản xuất được đưa về nhà máy xử lý nước thải tập trung. Nhìn chung nước thải sinh hoạt có hàm lượng các chất hữu cơ dễ bị phân hủy khá cao gồm các chất hữu cơ thực vật như cặn bã thực vật, rau, hoa quả, giấy . . . ; các chất hữu cơ động vật như chất thải bài tiết của con người và động vật, xác động vật; các chất vô cơ như đất sét, cát, muối, axít, dầu khoáng, . . ; một lượng lớn vi sinh vật như vi khuẩn, vi rút, rong tảo, nấm, trứng giun sán, . . . có khả năng gây nên dịch bệnh.  Nước thải sản xuất: Phát sinh từ các công đoạn sản xuất của một số nhà máy sản xuất cơ khí , điện-điện tử , các sản phẩm bao bì bằng giấy , vật liệu xây dựng , chế biến thực phẩm , lâm sản , sơn cao cấp , bảo trì các sản phẩm bằng thép . Có thể chứa các kim loại, các hợp chất vô cơ, hữu cơ khó phân hủy bằng vi sinh trong thời gian ngắn. Vì tính chất và đặc điểm phức tạp về thành phần, tính chất và lưu lượng của dòng thải mà nước thải sản xuất được quan tâm nhiều nhất trong các nguồn thải của khu công nghiệp. Mỗi loại hình công nghiệp đều có những đặc trưng về thành phần, tải lượng ô nhiễm, mức độ độc hại với môi trường nên việc xử lý phải khác nhau. Trong KCN Bình Chiểu, những nhà máy có thành phần các chất ô nhiễm cao đều có hệ thống xử lý cục bộ của từng nhà máy trước khi thải vào hệ thống chung của toàn khu. Tuy nhiên , nước thải đầu vào của nguồn phát sinh đã được Page 12 xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 – 2005: Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải, CộtB ) 2.2.2 Lưu lượng : Kết quả đo lưu lượng nước thải KCN Bình Chiểu là: STT Ca hoạt động Lưu lượng m3/h 1 Ca 1(14h30 – 22h30) 76.25 2 Ca 2(22h30 – 6h30) 44 3 Ca 3 (6h30 – 14h30) 54.88 Tổng cộng: Q = 1401 m3/ngày.đêm Bảng 1.1 : Lưu lượng nước thải Công suất thiết kế được chọn cho hệ thống xử lý nước thải tập trung cho KCN Bình Chiểu là 1500 m3/ngày.đêm. 2.2.3 Tính chất của nước thải : Bảng 1.2: Nước thải đầu vào của KCN STT Chỉ Tiêu Đơn vị Kết quả 1 Nhiệt độ 0C 28,9 2 pH - 6,31 3 Mùi - Không khó chịu 4 Màu sắc Pt - Co 157 5 BOD5 mg/l 318 6 COD mg/l 539 7 Chất rắn lơ lửng mg/l 426 Page 13 8 Sắt mg/l 25,9 9 Clo dư mg/l 0,48 10 Clorua mg/l 169 11 Amoniac mg/l 37,4 12 Tổng Nitơ mg/l 54 13 Tổng Photpho mg/l 17 14 Dầu mỡ khoáng mg/l 14,2 15 Dầu động thực vật mg/l 39,4 16 Coliforms MPN/100ml 2.4106 17 Crom VI mg/l 0,01 18 Crom III mg/l 0,012 19 Đồng mg/l 0,79 20 Kẽm mg/l 6,42 21 Niken mg/l 0,09 22 Mangan mg/l 0,28 23 Chì mg/l 0,07 24 Thiếc mg/l 0,08 25 Xianua mg/l 0,04 26 Phenol mg/l 37,8 27 Thuỷ ngân mg/l 0,0001 Page 14 Nước thải sau khi xử lý tại trạm xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp Bình Chiểu đạt tiêu chuẩn Cột A (QCVN 24:2009/BTNMT, kf = 1, kp = 0.9) Bảng 2: Nước thải đầu ra của KCN STT Chỉ Tiêu Đơn vị Kết quả nước thải QCVN 24:2009/BTNMT 1 Nhiệt độ 0C 28,5 2 pH - 7,36 5,4 – 8,1 3 Mùi - Không khó chịu Không khó chịu 4 Màu sắc Pt - Co 11 18 5 BOD5 mg/l 16 27 6 COD mg/l 29,5 45 7 Chất rắn lơ lửng mg/l 17,2 45 8 Sắt mg/l 0,64 0,9 9 Clo dư mg/l 0,29 0,9 10 Clorua mg/l 127 450 28 Sunphua mg/l 0,04 29 Florua mg/l 0,92 30 Asen mg/l 0,013 31 Cadmium mg/l 0,037 Page 15 11 Amoniac mg/l 2,8 4.5 12 Tổng Nitơ mg/l 11,4 13,5 13 Tổng Photpho mg/l 2,05 3,6 14 Dầu mỡ khoáng mg/l 1,21 4,5 15 Dầu động thực vật mg/l 1,4 9 16 Coliforms MPN/100ml 1650 2700 17 Crom VI mg/l KPH 0,045 18 Crom III mg/l KPH 0,18 19 Đồng mg/l 0,48 1,8 20 Kẽm mg/l 0,82 2,7 21 Niken mg/l KPH 0,18 22 Mangan mg/l 0,15 0,45 23 Chì mg/l 0,018 0,018 24 Thiếc mg/l KPH 0,18 25 Xianua mg/l KPH 0,063 26 Phenol mg/l KPH 0,09 27 Thuỷ ngân mg/l KPH 0,0045 28 Sunfua mg/l 0,06 0,18 29 Florua mg/l 0,33 4,5 Page 16 30 Asen mg/l KPH 0,045 31 Cadmium mg/l KPH 0,0045  Nhận xét : So sánh kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các miệng xả (trước khi có hệ thống xử lý nước thải tập trung) với tiêu chuẩn chất lượng nước thải (TCVN 5945- 1995, Cột B) cho thấy: nước thải đầu ra đều đạt tiêu chuẩn qui định Page 17 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH CHIỂU 3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCN Bình Chiểu : Hiện nay , nhà máy XLNT KCN Bình Chiểu ứng dụng hệ thống xử lý nước thải được xây dựng theo sơ đồ công nghệ sau : Page 18 Hình 3.1 : Sơ đồ công nghệ nhà máy XLNT KCN Bình Chiểu Nước thải sản xuất và sinh hoạt từ các đơn vị trong khu công nghiệp Song chắn rác thô Hố thu tập trung KCN Bình Chiểu Máy lọc rác tinh Bể tuyển nổi (Bể tách dầu) Bể điều hoà Bể phản ứng Bể lắng đứng Bể SBR Mương trung hoà Bể khử trùng Ra môi trường Sân phơi bùn Váng dầu Máy ép bùn Bể chứa bùn HN 377 NaOH, H2SO4 Clo Máy thổi khí Bể keo tụ HN 378 Page 19 Thuyết minh sơ đồ công nghệ: Nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp được tập trung và dẫn qua mương lắng cát kết hợp đặt song chắn rác thô (VS – 101). Rác có kích thước lớn được tách ra, cát lắng xuống đáy mương và được lấy lên theo định kỳ. nước thải tiếp tục chảy về hố thu. Tại hố thu, nước thải được bơm tự động (3 bơm, P – 102 A, P – 102 B, P – 102C) bơm qua máy lọc rác tinh. Tại máy lọc rác tinh, rác có kích thước nhỏ được tách ra trướckhi vào bể tách dầu. Tại bể tách dầu, dầu mỡ có trong nước thải được gạt bỏ ra khỏi nước thải và được thu về thùng chứa dầu mỡ và đem đi xử lý. Tiếp đến nước thải tự chảy qua bể điều hoà, tại đây nước thải được điều hoà về lưu lượng , chất lượng nhờ 2 máy khuấy trộn chìm (SM – 105 A; SM – 105 B) và được điều chỉnh pH của nước thải cho thích hợp bằng dung dịch H2SO4 và dung dịch NaOH trước khi đi vào bể phản ứng. Tiếp đến nước thải được bơm qua bể phản ứng tại bể này cho dung dịch phèn (HN 377, HN 378) kết hợp với khuấy trộn sẽ xảy ra quá trình tạo bông để ta05 điều kiện tốt cho quá trình lắng ở bể lắng. Tiếp đến nước thải tự chảy qua bể lắng, lượng bông bùn có trong nước thải được lắng xuống đáy. Định kì bùn này được bơm về bể chứa bùn, phần nước trong bên trên tự chảy về bể sinh học hiếu khí (SBR – TK – 301A; TK – 301B). Tại bể này, khí được thổi liên tục trong 1 thời gian nhất định (thời gian quy định trong một mẻ). từ dưới lên theo một hệ thống sục khí khuyết tán và hoà tan oxy vào nước. Trong điều kiện sục khí liên tục, vi khuẩn hiếu khí sẽ oxy hoá hầu hết các hợp chất hữu cơ có trong nước thải. Sau khi hết thời gian sục khí, ngừng quá trình sục khí và để lượng bùn có trong nước thải lắng xuống đáy bể. Một phần bùn này được bơm bùn tự động (mỗi bể 1 cái: SP – 301 A và SP – 301 B) bơm về bể chứa bùn (TK – 501) phần nước phía trên bể SBR được thu về bể khử trùng nhờ DECANTER thu được. Page 20 Tại bể khử trùng (TK – 401), nước thải được châm dung dịch NaOCl với liều lượng nhất định để tiệt trùng nước trước khi xả ra hồ sinh học. Phần bùn tại bể chứa bùn đựơc bơm trục vít (PM – 501) bơm về máy ép bùn . Tại đây cho dung dịch polyme để tạo độ kết dính. Bùn sau khi ra khỏi máy ép bùn được đến sân phơi bùn còn nước sinh ra ở đây đưa trở về hố thu gom. 3.2 Cấu tạo và nhiệm vụ của các công trình: 3.2.1 Tiền xử lý Song chắn rác thô (VS - 101): Loại cố định Kích thước khe: 10 mm Vật liệu: SUS 304 Nước sản suất:Việt Nam Nhiệm vụ: loại bỏ rác cặn có kích thước lớn trước khi đưa vào hố thu gom. Hình 3.2 : Song chắn rác thô  Hố thu gom (TK - 102) Page 21 - Cấu tạo: là công trình bằng bêtông cốt thép - Số lượng: 1 - Thông số thiết kế: Thời gian lưu nước: 0,5 giờ Chiều cao hữu ích: 2 m Chiều cao xây dựng: 6,3 m Chiều rộng hữu ích: 5 m Chiều dài hữu ích: 7 m - Nhiệm vụ: thu gom nước thải của KCN phân phối cho các công trình phía sau Hình 3.3: Hố thu gom  Các thiết bị trong hố thu: + Bơm nước thải  Loại: bơm chìm  Số lượng: 3 cái (P-102A, P-102B, P102C)  Công suất: 150 m3/h 14m Page 22  Điện năng: 11kW  Điện năng cung cấp: 380V/3ph/50hz  Nhà cung cấp: Tsurumi (Nhật Bản)  Nhiệm vụ: bơm nước từ hố thu lên song chắn rác tinh. Hình 3.4 : Máy bơm của hố thu + Đồng hồ đo lưu lượng  Bao gồm: tranmitor và sensor  Số lượng : 1cái (FM-102)  Nhà sản xuất: Endress+Hauser (Pháp)  Nhiệm vụ: cung cấp lưu lượng xử lý và lưu lượng bơm về tụ điều khiển chính và hiển thị trên màn hình điều khiển. Page 23 Hình 3.5: Thiết bị kiểm tra lưu lượng nước thải  Song chắn rác tinh (BS – 102A/B) - Số lượng: 2 cái (BS-102A, BS-102B) - Công suất: 84 m3/h - Kích thước khe: 0,75 mm - Tốc độ quay: 9,7 vòng/phút - Điện năng: 0,37 kW/3pha/380V/50Hz - Nhà sản xuất: Girasieve (Pháp) - Nhiệm vụ: Loại bỏ rác có kích thước lớn hơn hoặc bằng 2 mm và còn giúp làm giảm lượng chất lơ lửng. Page 24 Hình 3.6 : Song chắn rác tinh  Bể điều hoà (TK - 105): - Số lượng: 1 cái - Cấu tạo: là công trình bằng bêtông cốt thép. - Thông số thiết kế: Thời gian lưu nước: 12 giờ Chiều cao hữu ích: 6 m Chiều cao xây dựng: 6,5 m Chiều rộng hữu ích: 6,7 m Chiều dài hữu ích: 20,4 m - Nhiệm vụ: điều hoà lưu lượng và nồng độ . Page 25 Hình 3.7: Bể điều hoà  Các thiết bị trong bể điều hoà: + Bơm nước thải  Loại: bơm chìm  Số lượng: 2 cái (P-105A, P-105B)  Công suất: 150 m3/h@ 14m  Điện năng: 11kW  Điện năng cung cấp: 380V/3ph/50hz  Nhà sản xuất: Tsurumi (Nhật Bản)  Nhiệm vụ: bơm nước từ bể điều hòa qua bể phản ứng tạo bông. Chế độ hoạt động phụ thuộc vào mực nước trong bể Page 26 điều hòa, 2 bể SBR và trạng thái (đóng hay mở hoàn toàn) của 2 van nước VI-301A và VI-301B ở bể SBR. Hình 3.8: Bơm chìm trong bể điều hoà + Máy khuấy trôn chìm  Số lượng: 2 cái (SM-105A, SM105B)  Điện năng: 7,5 kW/3pha/380V/50Hz  Nhà sản xuất: ABS (Đức) Nhiệm vụ: khuấy trộn san đều nồng độ chất ô nhiễm đồng thời tránh tình trạng lắng, phân hủy cặn trong bể điều hòa. Page 27 Hình 3.9 : Máy khuấy trộn chìm trong bể điều hoà + Thiết bị kiểm soát pH:  Số lượng: 1 cái (pH 105)  Nước sản xuất: Endress + hauser (Đức)  Nhiệm vụ: cung cấp tín hiệu định nồng độ pH có trong bể điều hòa để hiển thị ở màn hình điều khiển chính và cung cấp tín hiệu để điều khiển sự hoạt động của bơm hóa chất. Page 28 Hình 3.10 : Thiết bị kiểm soát pH - Cánh khuấy sẽ khuấy trộn hóa chất với nước thải ở bể phản ứng trước khi qua bể tạo bông. Hóa chất được sử dụng là HN377. + HN377: gồm hỗn hợp của Tricabonat, canxi, natri polisiliccatecanxi, hydroxyd và các chất phụ trợ khác. Hóa chất HN377 có tác dụng kết tủa các kim loại nặng, nâng pH cho quá trình keo tụ tạo bông diễn ra tốt hơn. Hình 3.11 : Hoá chất HN 377 Page 29 - Hỗn hợp hóa chất và nước thải tiếp tục chảy sang bể tạo bông. Tại đây hóa chất HN378. + HN378: gồm 1 số chất trợ lắng, trợ keo tụ như poly acryamide anion, polyalumicloride, potassium, permanganate (KMnO4), sodium silicofluoride và các chất phụ trợ khác được châm vào cho quá trình tạo bông và lắng tốt, đồng thời giúp điều chỉnh pH về giá trị thích hợp cho vi sinh xử lý sinh học. KMnO4 còn có tác dụng oxy hóa khử kim loại nặng. Cánh khuấy giúp khuấy trộn nhẹ nhàng để bông không bị vỡ. Hình 3.12 : Hoá chất HN 378 Page 30 3.2.2 Xử lý hoá lý:  Bể tuyển nổi – tách dầu (TK - 104) - Cấu tạo: là công trình bằng bêtông cốt thép. - Thông số thiết kế: Thời gian lưu nước: 0,5 giờ Chiều cao hữu ích: 4,3 m Chiều cao xây dựng: 4,8 m Chiều rộng hữu ích: 3 m Chiều dài hữu ích: 6,7 m - Nhiệm vụ: loại bỏ cặn lơ lửng, đặc biệt là dầu mỡ vì nó gây cản trở vi sinh vật phân giải chất hữu cơ. Hình 3.13 : Bể tuyển nổi – tách dầu Page 31  Các thiết bị trong bể tuyển nổi – tách dầu (TK - 104) + Hệ thống gạt váng nổi bề mặt + động cơ và hộp giảm tốc độ  Số lượng: 2 cái  Bánh răng trên đĩa xích  Băng tải teflon  Vật liệu: thép không gỉ  Nhà sản xuất: AquaDana (Singapore)  Nhiệm vụ: dùng để gạt váng nổi của nước thải + Moto kéo xích của hệ thống gạt dầu mỡ.  Số lượng: 1 cái (GM-104)  Điện năng: 0,55 kW3pha/380V/50Hz  Nhà sản xuất: Sew (Đức)  Nhiệm vụ: kéo xích của hệ thống gạt dầu mỡ. + Thùng thu dầu  Thể tích: 1 m3  Vật liệu: nhựa  Nhà sản xuất: Việt Nam  Nhiệm vụ: dùng để chứa váng dầu từ bể tách dầu. Page 32 Hình 3.14 : Thùng thu dầu từ bể tuyển nổi – tách dầu  Bể phản ứng (TK - 201): - Cấu tạo: là công trình bằng bêtông cốt thép. - Thông số thiết kế: Thời gian lưu nước: 5 phút Chiều cao hữu ích: 1,3 m Chiều cao xây dựng: 1,7 m Chiều rộng hữu ích: 2 m Chiều dài hữu ích: 2 m - Nhiệm vụ: loại bỏ một phần chất rắn lơ lửng, hạt keo, chất rắn không tan bằng cách cách cho vào hoá chất keo tụ . Page 33 Hình 3.15 : Bể phản ứng  Các thiết bị trong bể phản ứng (TK - 201): + Motor khuấy trong bể phản ứng.  Số lượng: 1 cái (MX 201)  Tốc độ: 96,7 – 100 vòng/phút  Điện năng: 0,75 kW/3pha/380V/50Hz  Nhà sản xuất: Sumitomo (Nhật)  Nhiệm vụ: khuấy trộn hòa tan đều nồng độ hóa chất và tăng quá trình tiếp xúc và nước thải.  Bể keo tụ tạo bông (TK - 202): - Cấu tạo: là công trình bằng bêtông cốt thép. - Thông số thiết kế: Thời gian lưu nước: 25 phút Chiều cao hữu ích: 3 m Page 34 Chiều cao xây dựng: 3,5 m Chiều rộng hữu ích: 2 m Chiều dài hữu ích: 4,5 m - Nhiệm vụ: nhờ vào chất keo tụ nên quá trình tạo bông diễn ra kết dính các chất rắn không tan lại với nhau dẫn quá trình lắng diễn ra dễ dàng. Hình 3.16 : Bể keo tụ tạo bông  Các thiết bị trong bể tạobông: + Motor khuấy trong bể tạo bông  Số lượng: 2 cái (MX-202A, MX202B)  Tốc độ: 20,4 vòng/phút  Điện năng: 0,75 kW/3pha/380V/50Hz  Nhà sản xuất: Sumitomo (Nhật) Page 35  Nhiệm vụ: gia tăng quá trình phản ứng giữa hóa chất và nước thải, tạo các liên kết giữa các bông cặn, làm cho các bông cặn kết dính lại với nhau. Hình 3.17 : Motor khuấy trong bể phản ứng - bể tạo bông khi đang bơm hoá chất  Bể lắng đứng (TK – 203A/B): - Cấu tạo: là công trình bằng bêtông cốt thép. - Thông số thiết kế: Thời gian lưu nước: 2 giờ Chiều cao hữu ích: 6 m Chiều cao xây dựng: 6,5 m Chiều rộng hữu ích: 6 m Chiều dài hữu ích: 6 m - Nhiệm vụ: loại bỏ cặn lơ lửng, bông cặn tạo ra ở bể tạo bông. Page 36 Hình 3.18 : Bể lắng đứng Hình 3.19 : Ống trung tâm của bể lắng đứng Page 37  Các thiết bị trong bể lắng đứng: + Bơm bùn  Loại: bơm trục ngang  Số lượng: 2 cái (PB-203A, PB203B)  Q = 15 m3/h 12 m Nhiệm vụ: bơm bùn cặn tư bể lắng về bể chứa bùn. Hình 3.20 : Bơm bùn của bể lắng đứng  Mương trung hoà (TK –204): - Cấu tạo: là công trình bằng bêtông cốt thép. - Thông số thiết kế: Chiều dài: 16 m Chiều ngang: 0,5 m Thể tích chứa nước: 4 m3 - Nhiệm vụ: điều chỉnh pH trong nước thải. Page 38 Hình 3.21 : Mương trung hoà  Các thiết bị trong mương trung hoà: + Thiết bị kiểm soát pH (pH 301)  Số lượng: 1 cái (pH: 301)  Khoảng đo: 0,00 – 14.00  Nước sản xuất: Endress + hauser (Đức)  Nhiệm vụ: cung cấp tín hiệu định lượng nồng độ H+ trước khi vào bể sinh học SBR để hiển thị ở tụ điều khiển chính. Page 39 Hình 3.22 : Thiết bị kiểm soát pH 3.2.3 Phương pháp sinh học:  Bể SBR (TK – 301): - Cấu tạo: là công trình bằng bêtông cốt thép. - Thông số thiết kế: Thời gian lưu nước: 15 giờ Chiều cao hữu ích: 6 m Chiều cao xây dựng: 6,5 m Chiều rộng hữu ích: 6 m Chiều dài hữu ích: 26 m - Nhiệm vụ: loại bỏ các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học nhờ vào sự phân giải của vi sinh vật. Page 40  Các thiết bị trong bể SBR + Level sensor trong bể SBR  Số lượng: 2 cái (LS301-A, LS301-B) ( hoạt động độc lập lẫn nhau)  Nhiệm vụ: cung cấp định lượng hiển thị chiều cao mức nước trong 2 bể sinh học SBR ở màn hình điều khiển chính. Khi mực nước trong bể thấp thì kích hoạt van xả của bể đóng lại. Khi mực nước trong bể sinh học SBR đạt mức cao thì kích hoạt van mở nước vào của chính bể đó đóng lại. + Thiết bị kiểm soát DO ( DO-301)  Số lượng: 2 cái (hoạt động độc lập với nhau)  Kí hiệu: DO-301A và DO-301B  Khoảng đo: 0,00 – 20,00 mg/l  Nước sản xuất: Endress + Hauser (Đức)  Nhiệm vụ: cung cấp tín hiệu định lượng nồng độ oxy trong bể sinh học SBR để hiển thị ở màn hình tủ điều kiển chính. Page 41 Hình 3.23: Thiết bị kiểm soát DO + Bơm bùn ( SP - 301 A/B).  Số lượng: 2 cái (SP-301A, SP301B) ( 2 cái hoạt động độc lập lẫn nhau).  Loại: bơm chìm  Công suất: 15 m3/h 12m  Điện năng : 0,4 – 1,5/3pha380V/50hz  Nước sản xuất: Tsurumi (Nhật)  Nhiệm vụ: bơm bùn hoạt tính (vi sinh vật) từ bể sinh học SBR về bể chứa bùn. + Motor kéo decanter (DE - 301A/B).  Số lượng: 2 cái (DE-301A, DE-301B) ( 2 cái hoạt động độc lập lẫn nhau). Page 42  Nhiệm vụ: nhận tín hiệu điều khiển của van xả nước SBR và khoảng thời gian (do lập trình ) để thu và tháo nước sau quá trình lắng của bể sinh học SBR. Hình 3.24 : Motor kéo decanter + Decanter thu nước  Q = 500 m3/h  Vật liệu: SUS 304  Nước sản xuất: Việt Nam  Nhiệm vụ: thu nước sau khi xử lý ở bể SBR ra bể khử trùng Page 43 Hình 3.25 : Decanter thu nước + Van thông khí : (AV - 301A/B).  Số lượng: 02 cái  Kí hiệu: AV-301A, AV301B  Nhiệm vụ: điều chỉnh đóng mở đường ống dẫn khí từ máy thổi khí vào bể SBR. + Máy thổi khí ( BL - 30A/B/C).  Số lượng: 03 cái (BL30A, BL-30B, BL30C).  Q = 9,84 m3/phút 6 m  Điện năng: 16,5 – 18,5 kW/3pha/380V/50Hz  Nước sản xuất: Anlet (Nhật)  Hoạt động luân phiên nhau mỗi lần hoạt động tối đa 2 máy, 2 máy cùng hoạt động khi cả 2 van AV-301A/B cùng mở, 1 máy hoạt động khi chỉ có 1 van AV mở. Page 44  Nhiệm vụ: cung cấp khí cho bể SBR, nhận tín hiệu điều khiển từ van thông khí (AV-301A/B) và tín hiệu tời gian (do lập trình).  Hình 3.26 : Máy thổi khí 3.2.4 Xử lý bậc cao  Bể khử trùng (TK –401): - Cấu tạo: là công trình bằng bêtông cốt thép. - Thông số thiết kế: Thời gian lưu nước: 0,5 giờ Chiều cao hữu ích: 1 m Chiều cao xây dựng: 1,5 m Chiều rộng hữu ích: 2,8 m Chiều dài hữu ích: 12,3 m - Nhiệm vụ: loại bỏ các thành phần vi sinh vật có hại trong nước nhờ vào chlorine .  Hồ chứa nước: Page 45 - Nhiệm vụ: dùng để chứa nước sau xử lý và nước mưa của KCN rồi theo cống ra ngoài - Cấu tạo: là công trình bằng bêtông cốt thép. Hình 3.27 : Ống xả nước sau khi xử lý vào hồ Hình 3.28 : Ống dẫn nước từ hồ ra ngoài kênh Page 46 Hình 3.29 : Ống dẫn nước mưa của KCN vào hồ 3.2.5 Xử lý bùn:  Bể chứa bùn (TK –501): - Cấu tạo: là công trình bằng bêtông cốt thép. - Thông số thiết kế: Chiều cao xây dựng: 6,5 m Chiều rộng hữu ích: 6 m Chiều dài hữu ích: 6,7 m - Nhiệm vụ: chứa bùn ở bể lắng đứng và bể SBR. Page 47 Hình 3.30: Bể chứa bùn  Các thiết bị trong bể chứa bùn: + Một bơm trục vít:  Loại: trục vít  Số lượng: 1 cái (PB-501)  Công suất: 15 m3/h 12m  Điện năng : 3 kW/3pha380V/50hz  Nước sản xuất: Seepex (Đức)  Page 48 Hình 3.31 : Bơm bùn trục vít + Máy ép bùn (M-501)  Số lượng: 01 cái (M501)  Hoạt động độc lập.  Phần nước ép bùn còn dư sẽ được chảy về hố thu.  Số lượng: 1 cái (MCM-105CD)  Loại: băng tải  Công suất: 5 m3/h – 8 m3/h  Điện năng: 2,5 - 4 kW/3pha/380V/50hz  Nước sản xuất: Băng tải được sản xuất ở Mỹ  Nhiệm vụ: khuấy trộn hòa tan đều nồng độ hóa chất và tăng quá trình tiếp xúc giữa hóa chất và nước thải.  Page 49 Hình 3.32: Máy ép bùn + Bơm định lượng hoá chất polymer  Loại: bơm màng  Công suất: 50 l/h  Điện năng: 0,2 kW/3pha/380V/50hz  Nước sản xuất: OBL (Ý)  Nhiệm vụ: bơm hoá chất vào máy ép bùn  Sân phơi bùn (TK –501): - Cấu tạo: là công trình bằng bêtông cốt thép. - Nhiệm vụ: để phơi bùn sau khi xử lý. Page 50 Hình 3.33 : Sân phơi bùn 3.2.6 Phương pháp vận hành:   Hố thu gom  Nước thải trong KCN theo hệ thống cống thu gom qua song chắn rác thô chảy vào hố thu gom (TK - 102). Trong bể TK – 102 có lắp đặt 3 bơm nước chìm (P-102A, P-102B, P102C) và lưu lượng kế trên đường ống đẩy của bơm (FM-102)  Khi mực nước trong bể TK – 102 ở mực thấp (level 1 = 1m) sẽ khống chế không cho bơm hoạt động. Khi mực nước trong hồ dâng lên vượt mức level 2 (3m) thì một trong ba bơm P-102A/B/C bắt đầu hoạt động, nước được bơm qua lưu lượng kế trên đường ống đẩy của bơm (FM - 102) để đo tốc độ dòng chảy, tổng lưu lượng và đưa qua song chắn rác tinh BS-102A, BS-102B rồi qua bể tách dầu (GM-104) sau đó nước thải được lưu trữ trong bể điều hoà (TK - 105). Nhưng khi mực nước trong bể TK – 102 vượt mức level 3 (5.4m) thì 2 bơm hoạt động đưa nước lên bể điều hòa (TK - 105).Khi mức nước trong hố thu hạ về mức level 2 thì 2 bơm hoạt động đồng thời sẽ Page 51 chuyển sang một bơm hoạt động. Khi mực nước hạ xuống mức thấp nhất thì tất cả bơm ngừng hoạt động để chống cháy bơm khi đó song chắn rác tinh BS-102A, BS-102B bể tách dầu (GM-104) ngừng hoạt động.  Nếu mực nước trong bể TK – 102 lên tới mức 6.2m thì 2 bơm cùng hoạt động và chuông trên tủ điều khiển báo động cho người vận hành biết nước thải có thể tràn ra ngoài.  Nước trong bể TK – 105 được khuấy trộn liên tục nhờ vào 2 cánh khuấy (SM – 105A/B).   Bể SBR  Chu kỳ vận hành.  Hệ thống vânh với 4 chu kỳ chính:  - Điền nước vào: sẽ kết thúc khi nước ở bể SBR đạt 5.2m  - Sục khí: diễn ra trong 240 phút .  - Lắng: diễn ra trong 90.  - Xả nước: kết thúc khi mực nước đạt 4.2m  Điều khiển hệ thống. Hệ thống có thể điều khiển hoàn toàn tự động theo thời gian định trước (auto) hay ta có thể tự điều chỉnh thời gian cho từng chu kỳ. a) Điền nước. Chu kỳ sẽ bắt đầu khi van tự động vào (VI 301 A/B) bể SBR mở, khi đó bể phản ứng (TK – 201)- keo tụ tạo bông (TK – 202) cũng bắt đầu hoạt động, khi đó 2 bơm chìm (P-105A, P-105B) ở bể điều hòa bơm nước vào bể phản ứng – keo tụ tạo bông, 3 máy khuấy (MX 201, MX-202A, MX202B) ở bể phản ứng – keo tụ tạo bông cũng hoạt động, một bơm hóa chất HN377 có nhiệm vụ bơm hóa chất vào bể phản ứng ,song song đó ta phải nhấn nút khởi động bơm hóa chất HN378 vì bơm Page 52 này không nằm trong chế độ tự động. Và khi quá trình điền nước kết thúc, van tự động (VI-301A/B) đóng thì các quá trình keo tụ tạo bông cũng ngưng hoạt động. b) Sục khí. Khi quá trình điền nước kết thúc (mực nước 5m) thì van vào (VI-301A/B) đóng lại, van khí (AV-301A/B) mở ra và máy thổi khí (BL30A, BL-30B, BL30C) bắt đầu chạy. Thực hiện quá trình thổi khí trong thời gian định sẵn (240 phút). Hình 3.34: Bể SBR đang sục khí c) Lắng. Sau khi sục khí là quá trình lắng, lúc này máy thổi khí ngưng hoạt động để bắt đầu quá trình lắng. Page 53 Hình 3.35: Bể SBR đang lắng d) Xả nước. Van nước ra VO-301 (A/B) mở, song song đó là decanter tự động hạ xuống theo chế độ tự động (auto) để tháo nước ra bể khử trùng (TK - 401), kết thúc 1 mẻ xử lý, hệ thống quay lại trình tự đầu tiên, điền nước vào. Hình 3.36: Decanter hạ xuống để nước ra bể khử trùng Page 54 Sau mỗi giai đoạn lắng, bùn được bơm đến bể chứa bùn (TK –501) qua máy bơm bùn (SP-301A, SP301B)  Giai đoạn xử lý bùn thải Khi bùn trong bể (TK –501) lên cao 3m bùn được bơm trục vít (PB-501) bơm đến máy ép bùn và tiến hành quá trình épbùn. Chọn lựa polymer thích hợp bằng cách lấy mẫu bùn đã lắng để xác định thể tích polymer/thể tích bùn để tạo bùn keo tối ưu. Điều chỉnh lưu lượng bơm của bùn và bơm polymer thích hợp.  Vận hành máy ép bùn - Bật công tắc SP1-403 ở MCP. - Mở công tắc Compressor cho đến khi đủ áp lực khí. Sau đó Compressor sẽ tự động tắt. - Bật công tắc Polymer mixer để khuấy trộn đều dung dịch Polymer. - Điều chỉnh lưu lượng bơm Polymer và bơm bùn. - Mở van bơm bùn, van bơm Polymer. - Mở công tắc Main Driver Motor cho chạy băng tải ép. - Mở công tắc Disporal Stirer để khuấy trộn hỗn hợp bùn và Polymer. - Mở công tắc Centrifugal Sealping Sreen để chạy lưới quay. - Mở công tắc Cleaning pump để mở nước rửa máy ép, mở công tắc Dosing Pump để bơm Polymer. - Mở công tắc Sludge pump để bơm bùn.  Quá trình theo dõi sự vận hành của máy ép bùn: - Nếu bông bùn không lớn và không dính kết tốt thì điều chỉnh tăng dần lượng Polymer cung cấp và giảm lưu lượng bùn. - Bơm bùn sau khi ép bị ướt thì giảm tốc độ của Main driver motor và ngược lại. Page 55 - Nếu nước sau khi rửa có nhiều cặn nhỏ thì có thể do thiếu Polymer và bùn chưa được phân hủy tốt. - Thời gian ép bùn được tính theo thể tích bùn lắng và lưu lượng của bơm bùn - - Hoặc khi quan sát thấy lượng bùn vào máy ép rất ít thì tiến hành cho ngưng máy ép bùn.  Quá trình ngưng máy ép bùn: - Tắt công tắc Sludge pump để ngưng bơm bùn. - Tắt công tắc Dosing pump để ngưng cung cấp Polymer. - Tiếp tục cho máy chạy trong 10 phút và dùng nước rửa để làm sạch những phần bùn còn lại. - Sau khi sạch thì tiến hành tắt trình tự các công tắc: Cleaning pump, Centrifugal Saelping, Disposal Stirer, Main Driver Motor. - Bước sau cùng là tắt công tắc SP-403 tại MCP và vệ sinh tổng th giôøvv Q VvT %6 10 60%%  Page 56 CHƯƠNG 4 : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CÔNG TRÌNH HIẾU KHÍ TẠI NHÀ MÁY XLNT KCN BÌNH CHIỂU 4.1 Công trình hiếu khí KCN Bình Chiểu : Công trình hiếu khí của KCN Bình Chiểu là sử dụng bể hiếu khí sinh học SBR . Đây là công trình Bể phản ứng theo mẻ là dạng công trình xử lí nước thải dựa trên phương pháp bùn hoạt tính , nhưng 2 giai đoạn sục khí và lắng diễn ra gián đoạn trong cùng một kết cấu. Hệ thống SBR là hệ thống dùng đểxử lý nước thải sinh học chứa chất hữu cơ và nitơ cao. Hệ thống hoạt động liên tục bao gồm quá trình bơm nước thải – phản ứng – lắng – hút nước thải ra; trong đó quá trình phản ứng hay còn gọi là quá trình tạo hạt (bùn hạt hiếu khí), quá trình này phụ thuộc vào khả năng cấp khí, đặc điểm chất nền trong nước thải đầu vào.Nói chung, Công nghệ SBR đã chứng tỏ được là một hệ thống xử lý có hiệu quảdo trong quá trình sử dụng ít tốn năng lượng, dễ dàng kiểm soát các sự cổ xảy ra, xử lý với lưu lượng thấp, ít tốn diện tích rất phù hợp với những trạm có công suất nhỏ, ngoài ra công nghệ SBR có thể xử lý với hàm lượng chất ô nhiễm có nồng độ thấp hơn. Trong bể xảy ra các quá trình: Oxy hóa chất hữu cơ để tạo thành CO2 và nước. Quá trình nitrit hóa được thực hiện bởi vi khuẩn nitro somonas. Quá trình nitrat hóa được thực hiện bởi vi khuẩn nitro bacter. 4.2 Đánh giá hiệu quả xử lý của công trình SBR : Page 57 4.2.1 Hiệu quả xử lý nước thải : Hiện nay , nhà máy xử lý nước thải KCN Bình Chiểu đưa vào hoạt động 1998 .Lượng nước thải được thu gom từ hơn 20 nhà máy xung quanh khu công nghiệp đã được thu gom và xử lý tại hệ thống xử lý nước thải của nhà máy . Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn QCVN 24:2009/BTNMT cột B trước khi thải ra rạch Gò Dưa . Hiệu quả xử lý nước thải hiện nay tại KCN nhìn chung là triệt để; hầu hết các chỉ tiêu đều đạt quy chuẩn cho phép. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải trước và khi đi qua hệ thống xử lý hiếu khí SBR : Bảng 4.1: phân tích nước thải trước khi đưa vào hệ thống xử lý SBR : STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả TCVN 5945 – 2005 ( Loại B) 1 BOD mg/l 206 45 2 COD mg/l 350 72 3 Nito Tổng mg/l 35.53 27 4 Amoniac mg/l 51.3 9 Nhận xét: So sánh kết quả phân tích chất lượng nước thải trước khi vào hệ thống SBR) với tiêu chuẩn chất lượng nước thải (TCVN 5945- 1995, Cột B) ta thấy nước thải vẫn còn lớn hơn tiêu chuẩn qui định . Bảng phân tích nước thải sau khi xử lý qua bể SBR : STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả TCVN 5945 – 2005 ( Loại B) Page 58 1 BOD mg/l 30 45 2 COD mg/l 50 72 3 Nito Tổng mg/l 11.4 27 4 Amoniac mg/l 2.8 9 Nhận xét : Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn qui định có thể thải ra rạch gò dưa không gây ô nhiễm môi trường . Qua đó cho thấy hệ thống xử lý nước thải của khu công nghiệp Bình Chiểu có hiệu quả cao . Qua bảng kết quả phân tích nước thải sau khi xứ lý qua bể SBR thấy hiệu suất xử lý BOD , COB đạt được 85% . Cho thấy . bể SBR xử lý có hiệu quả trong hệ thống xử lý nước thải . Vì vậy , cần phải giữ cho bể SBR hoạt động để đảm bảo cho việc xử lý nước luôn được tốt . Kết luận: Qua kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi có hệ thống xử lý nước thải tập trung cho thấy hiệu quả xử lý nước thải hiện nay tại KCN (có hệ thống xử lý nước thải tập trung) nhìn chung là triệt để; hầu hết các chỉ tiêu đều đạt quy chuẩn cho phép. 4.2.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu xử lý và xả nước thải Về công suất của hệ thống xử lý: Hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN được thiết kế với công suất là 1.500 m3/ngàyđêm trong khi đó lưu lượng nước thải của KCN là 1401 m3/ngày.đêm nên Hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu xử lý nước thải của cả KCN .  Về hiệu quả xử lý : Với công nghệ xử lý nước thải được trình bày trong Chương 3 và hiệu quả xử lý như đã nêu trên thì hệ thống xử lý nước thải của KCN có khả năng xử lý triệt để nước thải trước khi thải ra rạch Gò Dưa . Page 59 4.3 Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả của công trình : 4.3.1 Về hệ thống : Nhìn chung hệ thống bể SBR được xây dựng đúng tiêu chuẩn qui định . Do đó , công trình hiếu khí SBR đạt được hiệu quả xử lý tốt Sử dụng bể lọc sinh học SBR cho nhiều thuận lợi như:  Quá trình đơn giản, không cần bể lắng thứ cấp và bơm bùn tuần hoàn.  Hiệu quả xử lý BOD, COD cao  Vận hành dễ dàng, bùn lắng tốt.  Chi phí đầu tư thấp.  Rút nước bằng Decanter nên tránh được bùn sáo trộn sau khi lắng, nước đi vào ống thu trong, đồng thời tránh được lớp bọt váng. Qua đó , ta không cần đề xuất gì . Nhưng vẫn phải thường xuyên kiểm tra công trình để tránh tình trạng gặp các sự cố . 4.3.2 Về giám sát : Do công trình SBR có nhiều quá trình xảy ra nên việc kiểm soát các quá trình hơi khó khăn . Đề xuất là tăng cường thêm người để kiểm soát các quá trình kỹ lưỡng tránh các trường hợp sự cố bất ngờ như nước thải đầu vào có hàm lượng BOD quá cao dễ gây sốc vi sinh vật làm vi sinh vật chết … 4.3.3 Về dinh dưỡng : Theo dõi hoạt động của bể để có thể phát hiện được vi sinh vật thiếu hay thưa dinh dưỡng để có biện pháp giải quyết . 4.3.4 Về sự cố : Sự cố thường gặp pH trong bể SBR giảm xuống thấp (pH = 3,5 – 4,5). Khắc phục Bổ sung thêm hoá chất HN 377 vào bể điều hoà để nâng pH lên và tiến hành đo, kiểm tra thường xuyên. Page 60 CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận : Từ các kết quả tham khảo những đề tài , tài liệu mang tính thiết thực , qua đề tài “ Đánh giá , khảo sát hiệu quả xử lý công trình hiếu khí của nhà máy XLNT KCN Bình Chiểu rút ra một số kết luận sau :  Thấy được tình hình hoạt động của nhà máy xử lý nước thải KCN Bình Chiểu . Qua đó , thấy được cái hiệu quả xử lý của công trình này .  Trong các phương pháp xử lý của hệ thống : Lý hóa và sinh học thì phương pháp xử lý sinh học đạt được hiệu quả cao hơn so với các phương pháp khác .  Nhà máy xử lý nước thải này đạt tiêu chuẩn qui định . 5.2 Kiến nghị :  Chử cơ sở phải có iện pháp thu gom nước thải và xử lý tại hệ thống xử lý nước thải của cơ sỡ hoặc của khu công nghiệp phải bảo đảm nước thải ra môi trường tối thiểu đạt các qui định theo tiêu chuẩn môi trường áp dụng .  Công trình này vẫn hoạt động tốt không cần phải nâng cấp cải tạo .  Cần phải xây dựng phòng thí nghiệm ngay nhà máy để tiện việc theo dõi .  Cần hạn chế sử dụng hóa chất , giảm bớt ô nhiễm trong quá trình sản xuất . Page 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Tài liệu tham khảo tiếng việt : [1].Hoàng Huệ (1996). Xử lý nước thải . Nhà Xuất Bản Xây Dựng . [2].Lương Đức Thẩm (1996). Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học Nhà Xuất Bản Giáo Dục . [3].Bộ tài nguyên môi trường. Hiện trạng môi trường Việt Nam, 2003 2. Tài liệu Internet : [4[. [5] [6[. [7]. [8]. 651 -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKhoaluantotnghiep.pdf
  • pdfLỜI CAM ĐOAN.pdf
  • pdfLỜI CÁM ƠN.pdf
  • pdfLỜI MỞ ĐẦU.pdf
  • pdfMỤC LỤC.pdf