[B]Khảo sát hàm lượng progesterone trong sữa bằng kỹ thuật ELISA để chẩn đoán mang thai sớm, chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu trên bò cho sữa tại Công ty Cổ Phần bò sữa Long Thành và
MỤC LỤC
CHưƠNG TRANG
Trang tựa
Lời cảm tạ . iii
Tóm tắt .iv
Mục lục .v
Danh sách các chữ viết tắt viii
Danh sách các hình ix
Danh sách các bảng .x
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu .2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu .2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Sơ lược về công ty cổ phần bò sữa Đồng Nai 3
2.1.1 Quá trình hình thành .3
2.1.2 Nhiệm vụ của công ty 3
2.1.3 Tổ chức sản xuất và cơ cấu đàn bò .3
2.1.4 Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng 5
2.2 Vài nét về tình hình chăn nuôi của các nông hộ 8
2.2.1 Nguồn gốc đàn bò .8
2.2.2 Đặc điểm đồng cỏ .8
2.2.3 Đặc điểm chuồng trại 8
2.2.4 Phương thức chăn nuôi 9
2.3 Sơ lược giống bò sữa Holstein Friesian (HF) 10
2.4 Chu kỳ động dục 11
2.5 Hiện tượng chậm sinh và chậm động dục sau khi sinh. 14
2.5.1 Bệnh ấu trĩ (hay còn gọi là chứng thiểu năng sinh dục) .14
2.5.2 Hiện tượng Free – matin .15
2.5.3 Buồng trứng teo và giảm cơ năng 15
2.5.4 U nang buồng trứng 16
2.5.5 Thoái hóa buồng trứng .16
2.6 Vai trò progesterone trong sinh sản 17
2.6.1 Nguồn gốc progesterone .17
2.6.2 Bản chất, khối lượng phân tử, cấu trúc phân tử 17
2.6.3 Vận chuyển và chuyển hóa progesterone và tác dụng của progesterone
.18
2.6.4 Động thái progesterone trong chu kỳ động dục bình thường, mang thai
19
2.6.5 Các chỉ định và ứng dụng của xét nghiệm progesterone trong sữa
.21
2.7 Nguyên lý Kỹ thuật ELISA (Progesterone – Enzyme Linked Immuno
Sorbent Assay) 22
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .25
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài 25
3.1.1 Thời gian .25
3.1.2 Địa điểm .25
3.2 Đối tượng khảo sát 25
3.3 Nội dung khảo sát .25
3.4 Phương pháp tiến hành 25
3.4.1 Bố trí số mẫu sữa khảo sát theo nhóm máu .26
3.4.2 Bố trí số mẫu sữa khảo sát theo các lứa đẻ .26
3.4.3 Lấy mẫu sữa và ly tâm 27
3.4.4 Kỹ thuật ELISA .27
3.5 Phương pháp xử lý số liệu .30
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .31
4.1 Hàm lượng progesterone trong sữa bò sinh sản bình thường 31
4.1.1 Hàm lượng progesterone sữa bò theo nhóm máu .34
4.1.2 Hàm lượng progesterone sữa bò theo lứa đẻ .36
4.2 Hàm lượng progesterone trong sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần
không đậu .41
4.2.1 Hàm lượng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần
không đậu theo nhóm máu 50 và 75% HF .43
4.2.2 Hàm lượng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần
không đậu theo lứa đẻ 46
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52
5.1 Kết luận 52
5.2 Đề nghị 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 54
PHỤ LỤC . 57
DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH TRANG
Hình 2.1 Sự thay đổi hàm lượng các kích thích tố trong máu ở chu kỳ
động dục bình thường của bò . 12
Hình 2.2 Cơ chế tiêu hoàng thể của PGF2 trong chu kỳ động dục 14
Hình 2.3 Động thái progesterone trong chu kỳ động dục bình thường ở bò 20
Hình 2.4 Động thái progesterone giúp chẩn đoán sớm có thai . 21
Hình 4.1 Hàm lượng progesterone sữa bò sinh sản bình thường 32
Hình 4.2 Hàm lượng progesterone sữa bò theo nhóm máu 50% 34
Hình 4.3 Hàm lượng progesterone sữa bò theo nhóm máu 75% 35
Hình 4.4 Hàm lượng progesterone sữa bò theo lứa 1 . 37
Hình 4.5 Hàm lượng progesterone sữa bò theo lứa 2 . 38
Hình 4.6 Hàm lượng progesterone sữa bò theo lứa 3 . 39
Hình 4.7 Hàm lượng progesterone sữa bò theo lứa 4 . 40
Hình 4.8 Hàm lượng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần
không đậu 42
Hình 4.9 Hàm lượng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần
không đậu theo nhóm máu 50% 44
Hình 4.10 Hàm lượng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc
phối nhiều lần không đậu theo nhóm máu 75% . 45
Hình 4.11 Hàm lượng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc
phối nhiều lần không đậu theo lứa 1 47
Hình 4.12 Hàm lượng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc
phối nhiều lần không đậu theo lứa 2 48
Hình 4.13 Hàm lượng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc
phối nhiều lần không đậu theo lứa 3 49
Hình 4.14 Hàm lượng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc
phối nhiều lần không đậu theo lứa 4 50
DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG TRANG
Bảng 2.1 Bảng cơ cấu đàn bò công ty 5
Bảng 2.2 Bảng định mức thức ăn cho đàn bò năm 2007 . 7
Bảng 3.1 Số mẫu sữa khảo sát trên bò sinh sản bình thường . 26
Bảng 3.2 Số mẫu sữa khảo sát trên bò chậm động dục 26
Bảng 3.3 Số mẫu sữa khảo sát theo lứa đẻ ở bò sinh sản bình thường 26
Bảng 3.4 Số mẫu sữa khảo sát theo lứa đẻ ở bò chậm động dục . 27
Bảng 4.1 Hàm lượng progesterone sữa bò sinh sản bình thường 31
Bảng 4.2 Hàm lượng progesterone sữa bò theo nhóm máu . 34
Bảng 4.3 Hàm lượng progesterone sữa bò theo lứa đẻ 37
Bảng 4.4 Hàm lượng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc
phối nhiều lần không đậu 41
Bảng 4.5 Hàm lượng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc
phối nhiều lần không đậu theo nhóm máu 43
Bảng 4.6 Hàm lượng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc
phối nhiều lần không đậu theo lứa đẻ . 46 .
Khảo sát hàm lượng progesterone trong sữa bằng kỹ thuật ELISA để chẩn đoán mang thai sớm, chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu trên bò cho sữa tại Công ty Cổ Phần bò sữa Long Thành và các hộ lân cận tỉnh Đồng Nai[/B]
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1955 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khảo sát hàm lượng progesterone trong sữa bằng kỹ thuật ELISA để chẩn đoán mang thai sớm, chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu trên bò cho sữa tại Công ty Cổ Phần bò sữa Long Thành và các hộ lân cận tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thai này sẽ tránh đƣợc sự bỏ lỡ cơ hội phối giống tiếp theo
(Chung Anh Dũng, 2002).
2.6.5.2 Xác nhận động dục
Bò cái thƣờng không có dấu hiệu động dục rõ ràng dẫn đến việc quyết định
phối giống sai. Vào thời điểm phối tinh có tới 15 – 20% bò sữa không động dục. Ở
một số trang trại, tỷ lệ phát hiện động dục sai có thể cao tới 50% hoặc hơn.
Progesterone trong sữa có thể dùng để xác định động dục ở bò. Nếu mẫu sữa kiểm
tra cho thấy hàm lƣợng progesterone cao thì có thể bò không động dục và cần đƣợc
theo dõi cẩn thận cũng nhƣ kiểm tra lại các mẫu lấy vào thời điểm muộn hơn. Có
thể tiến hành đơn giản bằng cách giữ lại mẫu sữa vào thời điểm bò đƣợc đƣa ra để
phối tinh cho đến khoảng 2 tuần hoặc một tháng sau. Nếu nhiều hơn 10% số bò
đƣợc phối tinh vào thời điểm có hàm lƣợng progesterone cao thì có thể chứng minh
đƣợc là việc phát hiện động dục không chính xác.
Các stress với môi trƣờng có tác động rất lớn đến hiệu quả sinh sản. Đặc biệt,
stress nhiệt là nguyên nhân dẫn đến việc giảm nghiêm trọng tỷ lệ có thai, tăng tỷ lệ
chết phôi sớm, giảm độ dài và cƣờng độ của các biểu hiện động dục và làm giảm
thể trọng bé sinh ra. Ngày nay ngƣời ta đã sử dụng progesterone trong sữa để trợ
giúp cho các chƣơng trình phối giống trong điều kiện gia súc bị stress do môi
trƣờng (Chung Anh Dũng, 2002).
2.7 Nguyên lý kỹ thuật ELISA (Progesterone – Enzyme Linked Immuno
Sorbent Assay)
Phản ứng ELISA thƣờng kết hợp kháng nguyên – kháng thể không thể phát
hiện bằng mắt thƣờng, kỹ thuật ELISA đã lợi dụng đặc tính hấp thụ tự nhiên của
protein lên polyethylen đã gắn kháng nguyên hoặc kháng thể lên giá rồi cho kháng
nguyên hoặc kháng thể tƣơng ứng có đánh dấu enzyme và tạo phản ứng.
23
Bỏ chất đánh dấu không kết hợp, cho thêm vào hỗn hợp chất hiện màu. Cũng
nhờ hoạt tính xúc tác của enzyme giải phóng oxy nguyên tử [O] từ H2O từ oxy hóa
hiện màu làm thay đổi màu của hỗn dịch. Nhƣ vậy, kỹ thuật ELISA gồm có 3 thành
phần tham gia phản ứng (kháng nguyên, kháng thể và chất hiện diện màu) đồng thời
thực hiện có 2 bƣớc:
Trong phản ứng miễn dịch: là sự kết hợp kháng nguyên - kháng thể.
Trong phản ứng hóa học:nhờ hoạt tính của enzyme để giải phóng [O] vì
chính [O] này oxi hoá chất chỉ thị màu. Chất chỉ thị thay đổi màu có nghĩa là
chứng minh sự có mặt của enzyme và chứng minh sự kết hợp giữa kháng
nguyên với kháng thể. Có 2 loại kỹ thuật ELISA chính: kỹ thuật ELISA trực
tiếp và kỹ thật ELISA gián tiếp.
– Kỹ thuật ELISA trực tiếp: khi kháng nguyên đƣợc gắn vào đáy giếng phản
ứng sau đó phủ lên kháng thể đặc hiệu gắn enzyme, ủ ở nhiệt độ và thời gian thích
hợp. Khi rửa để loại bỏ kháng thể gắn enzyme không kết hợp với kháng nguyên và
cho vào giếng chất hiện màu. Đọc kết quả bằng phổ kế sau 10 phút.
Kết quả có 2 trƣờng hợp xảy ra:
Kháng nguyên đặc hiệu với kháng thể thì sẽ có sự kết hợp giữa kháng
nguyên và kháng thể gắn enzyme không bị rửa trôi. Enzyme sẽ giải phóng
[O] từ H2O2 để oxy hóa chất hiện màu, kết quả làm thay đổi màu hỗn dịch
trong giếng.
Kháng nguyên không đặc hiệu với kháng thể thì không xảy ra sự kết hợp
kháng nguyên với kháng thể, enzyme bị rửa trôi, kết quả là hỗn dịch trong
giếng phản ứng không thay đổi màu.
– Kỹ thật ELISA gián tiếp: Theo nguyên tắc kỹ thuật ELISA trực tiếp và gián
tiếp không khác nhau, nhƣng kỹ thuật gián tiếp có thêm một bƣớc phản ứng.
Conjugate trong kỹ thuật trực tiếp là kháng thể đặc hiệu gắn với enzyme,
trong khi đó, conjugate của phản ứng gián tiếp là kháng thể khác với enzyme và đọc
kết quả xảy ra 2 trƣờng hợp:
24
Nếu nhƣ kháng nguyên đặc hiệu với kháng thể, sẽ có sự kết hợp kháng
nguyên – kháng thể và sự kết hợp giữa conjugate với phức hợp kháng
nguyên kháng thể, trong giếng hỗn dịch có enzyme để giải phóng [O] từ
H2O2, oxy hoá chất hiện màu làm thay đổi màu hỗn dịch (phản ứng dƣơng
tính).
Khi kháng nguyên không đặc hiệu với kháng thể thì không có sự kết hợp
kháng nguyên – kháng thể bị rửa trôi, đồng thời, conjugate không kết hợp
với kháng nguyên cũng bị rửa trôi, hỗn dịch không có sự kết hợp với kháng
nguyên với kháng thể, kháng thể bị rửa trôi và conjugate không kết hợp với
kháng nguyên cũng bị rửa trôi, hỗn dịch sẽ không có enzyme để giải phóng
enzyme [O] từ H2O2, chất hiện màu không bị oxy hoá, hỗn dịch không thay
đổi màu (phản ứng âm tính). (Ngô Phƣơng Nghị, 2003)
25
Chƣơng 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
3.1.1 Thời gian
Từ tháng 03/2007 đến tháng 07/2007.
3.1.2 Địa điểm
Đề tài thực hiện tại các hộ chăn nuôi bò sữa và Công ty Cổ Phần Bò Sữa
huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Mẫu sữa xét nghiệm đƣợc phân tích tại Trung
Tâm Phân Tích Trƣờng Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
3.2 Đối tƣợng khảo sát
– 20 con bò sữa Holstein Friesian (HF) nhóm máu 50 và 75% HF thuộc các lứa
1, 2, 3 và 4 sinh sản bình thƣờng.
– 20 con bò sữa Holstein Friesian (HF) nhóm máu 50 và 75% HF sau khi sinh
từ 90 ngày trở lên thuộc các lứa 1, 2, 3 và 4 không động dục hoặc phối giống nhiều
lần không đậu.
3.3 Nội dung khảo sát
Lấy mẫu sữa của bò đƣợc phân theo nhóm máu, lứa đẻ ở các ngày thứ nhất
lúc gieo tinh; ngày thứ 7, ngày thứ 14, ngày thứ 21 và ngày thứ 24 sau khi gieo tinh
để khảo sát hàm lƣợng progesterone trong sữa.
3.4 Phƣơng pháp tiến hành
Khảo sát 20 con bò sữa Holstein Friesian (HF) sinh sản bình thƣờng và 20
con bò sữa chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo nhóm máu 50 và
75% HF thuộc các lứa đẻ 1, 2, 3 và 4.
26
3.4.1 Bố trí số mẫu sữa khảo sát theo nhóm máu
Bố trí khảo sát hàm lƣợng progesterone của 80 mẫu sữa trên bò sinh sản bình
thƣờng theo nhóm máu đƣợc trình bày ở Bảng 3.1.
Bảng 3.1 Số mẫu sữa khảo sát trên bò sinh sản bình thƣờng
Nhóm máu Số bò (n) Số mẫu sữa thu thập (N)
50% 10 40
75% 10 40
Tổng cộng 20 80
Bố trí khảo sát hàm lƣợng progesterone của 80 mẫu sữa trên bò chậm động
dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo nhóm máu đƣợc trình bày ở Bảng 3.2
Bảng 3.2 Số mẫu sữa khảo sát trên bò chậm động dục
Nhóm máu Số bò (n) Số mẫu sữa thu thập (N)
50% 10 40
75% 10 40
Tổng cộng 20 80
3.4.2 Bố trí số mẫu sữa khảo sát theo các lứa đẻ
Bố trí khảo sát hàm lƣợng progesterone của 80 mẫu sữa trên bò sinh sản bình
thƣờng theo lứa đẻ đƣợc trình bày ở Bảng 3.3.
Bảng 3.3 Số mẫu sữa khảo sát theo lứa đẻ ở bò sinh sản bình thƣờng
Lứa đẻ Số bò (n) Số mẫu thu thập (N)
1 4 16
2 7 28
3 4 16
4 5 20
Tổng cộng 20 80
27
Bố trí khảo sát hàm lƣợng progesterone của 80 mẫu sữa trên bò chậm động
dục hoặc phối nhiều lần không dậu theo lứa đẻ đƣợc trình bày ở Bảng 3.4.
Bảng 3.4 Số mẫu sữa khảo sát theo lứa đẻ ở bò chậm động dục
Lứa đẻ Số bò (n) Số mẫu thu thập (N)
1 4 16
2 7 28
3 4 16
4 5 20
Tổng cộng 20 80
3.4.3 Lấy mẫu sữa và ly tâm
3.4.3.1 Lấy mẫu
Vệ sinh lọ đựng sữa có thể tích khoảng 50 ml. Rửa sạch và lau khô bầu và
núm vú của bò sữa. Vắt sữa bò bình thƣờng đƣợc khoảng vài lít, sau đó hứng sữa
cho vào lọ để đạt thể tích khoảng 50 ml.
Sữa đƣợc lấy vào buổi chiều đối với cả hai nhóm bò sinh sản bình thƣờng và
bò chậm sinh.
3.4.3.2 Ly tâm và trữ mẫu
Mẫu sữa đƣợc ly tâm 3000 vòng/phút. Phần màu vàng đục và đặc ở trên là
béo và phần cặn sữa ở dƣới đáy ống nghiệm phải đƣợc loại bỏ. Sử dụng kim chích
đâm xuyên qua phần béo rồi hút phần sữa trong bên dƣới cho vào ống đựng mẫu ghi
số hiệu và bảo quản trong tủ đông -300C.
3.4.4 Kỹ thuật ELISA
Chuẩn bị xét nghiệm: Bộ kít progesterone (Bovine progesterone ELISA Test.
Endocrine technologies, INC. USA ) đƣợc bảo quản ở 2 đến 80C nếu không sử
dụng. Tuyệt đối không trữ đông, các mẫu sữa xét nghiệm đƣợc đƣa về nhiệt độ
phòng để chuẩn bị pha dung dịch pha loãng và TBM theo tỷ lệ 1A/1B trong một
ống nghiệm sạch trƣớc khi xét nghiệm từ 5 đến 10 phút. Những chất xét nghiệm dƣ
phải đƣợc loại bỏ.
28
3.4.4.1 Thành phần bộ kít
– 96 lỗ giếng đƣợc phủ sẵn kháng thể IgG của thỏ.
– Nồng độ progesterone chuẩn: 0; 0,5; 3,0; 10; 25 và 50 ng/ml chất lỏng pha
sẵn, mỗi chai là 0,5 ml.
– Dung dịch pha loãng mẫu, 25 ml.
– Thuốc thử màu TMB, 12 ml.
– Dung dịch chuẩn độ (2N HCL), 6 ml.
– Chất đệm rửa 20 X, 20 ml.
– Stop Solution (3N HCL): 10 ml.
3.4.4.2 Dụng cụ thực hiện
– Máy ly tâm 3000 vòng/phút.
– Ống nghiệm bằng nhựa (5 ml).
– Bông thấm nƣớc.
– Thùng đá bảo quản mẫu.
– Pipette chính xác hút đƣợc 25, 50, 100, 200 μl và 1 ml
– Nƣớc cất.
– Ống nghiệm bằng thủy tinh để pha chất nền màu A, B.
– Giấy thấm.
– Băng keo trong.
– Máy đọc đĩa vi chuẩn độ.
– Giấy vẽ đồ thị tuyến tính.
– Tủ sấy 370C.
– Parafine để bịt kín đĩa.
– Đầu hút gắn vào pipette sử dụng một lần.
29
3.4.4.3 Các bƣớc xét nghiệm
– Trƣớc khi xét nghiệm lấy các mẫu sữa ra, để rã đông ở nhiệt độ phòng rồi
mới tiến hành xét nghiệm.
– Tất cả thuốc thử phải đạt tới nhiệt độ phòng 180C đến 250C trƣớc khi sử
dụng.
– Lấy pipette chuẩn độ 50 μl hút mẫu vật xét nghiệm và mẫu đối chứng vào
các lỗ giếng thích hợp.
– Lấy 100 μl dung dịch kết hợp enzyme progesterone vào mỗi lỗ giếng (ngoại
trừ những lỗ giếng để trống, lắc lỗ giếng 30 giây, ủ ở 370C trong 1giờ. Nên dùng
parafin để che những lỗ giếng hoặc sử dụng túi thích hợp để cất giữ những đĩa trong
suốt quá trình ủ ấm.
– Bỏ những chất còn tồn đọng bên trong lỗ giếng và rửa đĩa 5 lần với dung
dịch rửa (250 đến 300 μl/giếng). Lật ngƣợc đĩa, kiểm tra bằng giấy thấm để lấy đi
nƣớc ẩm còn xót lại.
– Thêm 100 μl dung dịch TMB vào tất cả các giếng theo thứ tự.
– Ủ đĩa ở nhiệt độ phòng từ 18 đến 280C trong 10 phút, không đƣợc di chuyển.
– Dừng phản ứng bằng cách cho thêm 50 μl chất chuẩn độ vào các giếng theo
thứ tự giống nhau để cơ chất thêm vào tác động từ từ.
– Đọc bƣớc sóng hấp thu ở 450 nm với máy đọc vi lƣợng.
Chú ý: Ủ cơ chất phải đƣợc giữ trong nhiệt độ từ 25 đến 280C. Nếu ngoài nhiệt độ
giới hạn này, thời gian ủ ấm phải đƣợc tính lại cho đúng.
3.4.4.4 Tính toán kết quả
– Tính độ hấp thu trung bình mỗi loại: Mẫu chuẩn, mẫu đối chứng, mẫu sữa
xét nghiệm.
– Vẽ đƣờng cong chuẩn trên giấy vẽ đồ thị tuyến tính. Độ hấp thu của chuẩn
để ở trục tung (Y). Nồng độ chuẩn tƣơng ứng ở trục hoành (X).
– Tính toán nồng độ progesterone của mẫu sữa dựa vào đƣờng cong chuẩn
trên.
30
3.5 Phƣơng pháp xử lý số liệu
– Số liệu đƣợc trình bày dƣới dạng trung bình và sai số của mẫu (
X
± SE).
– Trung bình cộng:
N
X ... XX
N2 1X
Trong đó: X1, X2, … XN là hàm lƣợng progesterone của mẫu sữa khảo sát
N: là số mẫu sữa khảo sát
– Độ lệch chuẩn: SX =
1 - N
x( -
i
22 )ix
31
Chƣơng 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Qua thời gian khảo sát hàm lƣợng progesterone trong sữa của 20 bò sinh sản
bình thƣờng và 20 bò chậm động dục bằng kỹ thuật ELISA ở các thời điểm lấy mẫu
lúc phối giống; 7; 14; 21 và 24 ngày sau khi phối giống, đồng thời sau đó 60 ngày
khám thai qua trực tràng để chẩn đoán bò đƣợc mang thai hay không sau khi phối
đã cho các kết quả sau.
4.1 Hàm lƣợng progesterone trong sữa bò sinh sản bình thƣờng
Kết quả khảo sát hàm lƣợng progesterone trung bình trong sữa qua các thời
điểm kiểm tra của 20 bò sinh sản bình thƣờng đƣợc trình bày qua Bảng 4.1 và Hình
4.1.
Bảng 4.1 Hàm lƣợng progesterone sữa bò sinh sản bình thƣờng
Hàm lƣợng
progesterone
theo nhóm
n
Hàm lƣợng progesterone (ng/ml) của ngày Chẩn đoán
mang thai 60
ngày khám
qua trực tràng
0 7 14 21 24
n %
Cao 10 0,61 0,25 1,08 0,24 1,69 0,42 2,31 0,46 2,55 0,41 8 80
Thấp 10 0,34 0,26 0,58 0,39 1,12 0,43 0,87 0,53 0,80 0,49 0 0
32
2,55
0,800,61
1,08
1,69
2,31
0,34
0,58
1,12
0,87
0
0,5
1
1,5
2
2,5
3
0 7 14 21 24
Ngày lấy mẫu
H
àm
lư
ợn
g
pr
og
es
te
ro
ne
(n
g/
m
l) Cao Thấp
Hình 4.1 Hàm lƣợng progesterone sữa bò sinh sản bình thƣờng
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy tỷ lệ đậu thai trên bò sinh sản bình thƣờng
là 40%. Kết quả này thấp hơn kết quả tỷ lệ thụ thai của Lê Xuân Cƣơng và ctv
(1999) là 68%, Chung Anh Dũng (2002) là 68,4%, Nguyễn Văn Tìm và ctv (1997)
là 55,5% - 58,8%. Kết quả nêu trên chứng tỏ còn nhiều yếu tố hạn chế hiệu quả
trong gieo tinh nhân tạo và khả năng thụ thai của bò sữa tại nơi khảo sát.
Qua Bảng 4.1 và Hình 4.1 cho thấy ở nhóm bò có hàm lƣợng progesterone
cao đã có hàm lƣợng progesterone trung bình vào ngày thụ tinh nhân tạo thấp 0,61
ng/ml, tăng nhanh từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 14 lần lƣợt là 1,08 và 1,69 ng/ml và
tiếp tục tăng từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 24 lần lƣợt là 2,31 và 2,55 ng/ml. Kết hợp
với việc kiểm tra hàm lƣợng progesterone ở ngày thứ 21 và 24 và kỹ thuật khám
thai qua trực tràng đã cho thấy tỷ lệ đậu thai là 80%. Trong lúc đó bằng kỹ thuật
khám thai qua trực tràng đã cho thấy hoàng thể tồn lƣu là 2 bò chiếm tỷ lệ là 20%
trong nhóm có hàm lƣợng progesterone cao. Kết quả này thấp hơn kết quả của Phan
Văn Kiểm và ctv (2006) khi chẩn đoán mang thai sớm bằng ELISA với hàm lƣợng
progesterone trung bình trong sữa ở bốn thời điểm tƣơng ứng lần lƣợt là 0,17; 1,45;
2,64 và 2,88 ng/ml và tỷ lệ đậu thai là 84,84% trong nhóm bò có hàm lƣợng
progesterone cao. Điều này cho thấy, bò động dục có rụng trứng, đậu thai, thể vàng
phát triển tốt. Trong lúc đó có hai bò không đậu thai do hoàng thể hình thành nhƣng
33
không tiêu biến mà vẫn còn tồn tại làm cho hàm lƣợng progesterone cao trong sữa.
Khi khám qua trực tràng chúng tôi nhận thấy bò này có hoàng thể to, cứng. Ngoài
ra, kết quả khám thai qua trực tràng sau 60 ngày đã cho thấy tỷ lệ này tƣơng đƣơng
với khoảng biến thiên so với kết quả khảo sát của Nakao và ctv (1982) khi chẩn
đoán mang thai sớm bằng ELISA với độ chính xác biến thiên từ 80 đến 85%. Từ
những kết quả mà chúng tôi khảo sát so với kết quả của các tác giả trƣớc đó đã cho
thấy rằng việc sử dụng kỹ thuật ELISA kiểm tra hàm lƣợng progesterone sữa dễ
dàng xác định bò có hàm lƣợng progesterone thấp ở ngày thứ 21 là những bò không
đậu thai nhƣng đối với những bò có hàm lƣợng progesterone sữa cao đã cho thấy rất
khó xác định là chúng đã mang thai hay tồn lƣu hoàng thể.
Ở nhóm bò có hàm lƣợng progesterone thấp đã có hàm lƣợng progesterone
trung bình ở thời điểm lấy mẫu lúc gieo tinh, 7, 14, 21 và 24 ngày sau khi gieo tinh
đều thấp lần lƣợt là 0,34; 0,58; 1,12; 0,87 và 0,80 ng/ml. Ở nhóm này, bò có động
dục, có rụng trứng, thể vàng hình thành, song thể vàng bị tiêu biến. Kết quả này
tƣơng đƣơng với kết quả của Phan Văn Kiểm (2006) khi xác định hàm lƣợng
progesterone trong sữa bằng kỹ thuật ELISA đối với trƣờng hợp bò không mang
thai có hàm lƣợng progesterone trung bình lần lƣợt là 0,12; 1,15; 2,48 và 0,25
ng/ml. Ở nhóm bò này, sau khi gieo tinh hợp tử đƣợc tạo thành nhƣng bị chết.
Nguyên nhân hợp tử chết có thể do tử cung bị viêm, rối loạn kích thích tố ví dụ hàm
lƣợng LH thấp đã không duy trì đƣợc sự phát triển của hoàng thể trên bò sau khi
phối, nhu cầu dinh dƣỡng chƣa hợp lý, ảnh hƣởng của nhiệt độ, strees, chăm sóc
nuôi dƣỡng chƣa tốt…
Theo Homeida et al (2000), Kamonpatana (1988), Nakao (1981), Bulman
(1978) nhận thấy vào ngày động dục hàm lƣợmg progesterone rất thấp là 0,2 ng/ml,
sau đó tăng dần từ ngày thứ 5 của chu kỳ, đạt đỉnh cao từ ngày thứ 9 đến ngày thứ
18 của chu kỳ, giảm nhanh sau ngày thứ 18, xuống thấp nhất vào ngày thứ 21 của
chu kỳ với mức nhỏ hơn 1 ng/ml.
34
4.1.1 Hàm lƣợng progesterone sữa bò theo nhóm máu
Kết quả khảo sát hàm lƣợng progesterone trung bình trong sữa qua các thời
điểm kiểm tra của bò theo nhóm máu 50 và 75% HF đƣợc trình bày ở Bảng 4.2 và
Hình 4.2, 4.3.
Bảng 4.2 Hàm lƣợng progesterone sữa bò theo nhóm máu
Nhóm
máu
Hàm lƣợng
progesterone
theo nhóm
n
Hàm lƣợng progesterone (ng/ml) của ngày Chẩn đoán
mang thai 60
ngày khám
qua trực tràng
0 7 14 21 24
n %
50%
Cao 6 0,63 0,25 1,21 0,24 1,90 0,42 2,41 0,58 2,66 0,50 5
83,3
3
Thấp 4 0,26 0,20 0,42 0,35 0,92 0,54 0,82 0,81 0,75 0,76 0 0
75%
Cao 4 0,58 0,29 0,90 0,06 1,39 0,14 2,16 0,14 2,39 0,18 3 75
Thấp 6 0,39 0,30 0,69 0,42 1,25 0,32 0,91 0,31 0,83 0,30 0 0
2,66
0,75
2,41
1,90
1,21
0,63
0,820,92
0,26
0,42
0
0,5
1
1,5
2
2,5
3
0 7 14 21 24
Ngày lấy mẫu
Hà
m
lư
ợn
g p
ro
ge
ste
ro
ne
(n
g/
m
l) Cao Thấp
Hình 4.2 Hàm lƣợng progesterone sữa bò theo nhóm máu 50%
35
Qua Bảng 4.2 và Hình 4.2 cho thấy ở nhóm bò có hàm lƣợng progesterone
cao đã có hàm lƣợng progesterone trung bình vào ngày thụ tinh nhân tạo thấp 0,63
ng/ml, tăng nhanh từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 14 lần lƣợt là 1,21 và 1,90 ng/ml và
tiếp tục tăng từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 24 lần lƣợt là 2,41 và 2,66 ng/ml. Tỷ lệ
khám thai qua trực tràng trong nhóm bò 50% có hàm lƣợng progesterone cao là
83,33%, kết hợp với việc xác định hàm lƣợng progesterone ở ngày thứ 21 và 24 và
kiểm tra thai qua trực tràng cho thấy nhóm bò này có rụng trứng, thể vàng phát triển
tốt.
Ở nhóm bò có hàm lƣợng progesterone thấp đã có hàm lƣợng progesterone
trung bình ở thời điểm lấy mẫu lúc gieo tinh, 7, 14, 21 và 24 ngày sau khi gieo tinh
đều thấp lần lƣợt là 0,26; 0,42; 1,92; 0,82 và 0,75 ng/ml. Kết hợp với việc xác định
hàm lƣợng progesterone ở ngày thứ 21 và 24 và kiểm tra thai qua trực tràng cho
thấy nhóm bò này buồng trứng không rụng trứng, dẫn đến không có thể vàng nên
hàm lƣợng progesterone thấp. Có thể bò đã động dục nhƣng không rụng trứng, hoặc
đã động dục, xuất noãn, gieo tinh, tạo hợp tử nhƣng hợp tử không phát triển do tử
cung bị viêm làm hợp tử không định vị hay dinh dƣỡng kém làm hợp tử không phát
triển; hoặc rối loạn kích thích tố LH làm hoàng thể không còn yếu tố duy trì phát
triển, LH tiếp tục phát triển.
2,39
0,83
2,16
0,58
0,90
1,39
0,91
1,25
0,69
0,39
0
0,5
1
1,5
2
2,5
3
0 7 14 21 24
Ngày lấy mẫu
H
àm
lư
ợn
g
pr
og
es
te
ro
ne
(n
g/
m
l) Cao Thấp
Hình 4.3 Hàm lƣợng progesterone sữa bò theo nhóm máu 75%
36
Qua Bảng 4.2 và Hình 4.3 cho thấy ở nhóm bò có hàm lƣợng progesterone
cao đã có hàm lƣợng progesterone trung bình vào ngày thụ tinh nhân tạo thấp 0,58
ng/ml, tăng nhanh từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 14 lần lƣợt là 0,90 và 1,39 ng/ml và
tiếp tục tăng từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 24 lần lƣợt là 2,16 và 2,39 ng/ml. Tỷ lệ
khám thai qua trực tràng là 75%, kết hợp với việc kiểm tra hàm lƣợng progesterone
ở ngày thứ 21 và 24 cho thấy nhóm bò này có rụng trứng, thể vàng phát triển tốt.
Ở nhóm bò có hàm lƣợng progesterone thấp đã có hàm lƣợng progesterone
trung bình ở thời điểm lấy mẫu lúc gieo tinh, 7, 14 và 21 ngày sau khi gieo tinh đều
thấp lần lƣợt là 0,39; 0,69; 1,25; 0,91 và 0,83 ng/ml. Kết hợp với việc kiểm tra hàm
lƣợng progesterone ở ngày thứ 21 và 24 cho thấy nhóm bò này có rụng trứng, thể
vàng hình thành và tiết progesterone, song thể vàng bị tiêu biến.
Bảng 4.2 cho thấy, nếu tính trên tổng số bò khảo sát thì thấy ở bò nhóm máu
50% có tỷ lệ đậu thai là 50% cao hơn so với bò sữa nhóm máu 75% là 30%. Những
kết quả trên là phù hợp với nhận định của Chung Anh Dũng (2002) khi tỷ lệ máu bò
Holstein Friesian (HF) tăng lên đã làm giảm tỷ lệ thụ thai một cách rõ rệt (50% HF
là 73,1%; 75% HF là 67,0% và 87,5% HF là 63,3%). Điều này chứng tỏ, khi tăng tỷ
lệ máu bò HF trong nhóm bò lai thì khả năng thích nghi của nó với môi trƣờng
giảm. Tuy nhiên, kết quả khảo sát tỷ lệ đậu thai của chúng tôi là rất thấp, ở nhóm
máu 50% HF là 50%, 75% HF là 30%. Kết quả của chúng tôi thấp hơn kết quả của
Nguyễn Thanh Linh (2006) khi tỷ lệ thụ thai ở bò nhóm máu 50% HF là 70%,
nhóm máu 75% HF là 50%.
4.1.2 Hàm lƣợng progesterone sữa bò theo lứa đẻ
Kết quả khảo sát hàm lƣợng progesterone trung bình trong sữa qua các thời
điểm kiểm tra của bò theo lứa 1, 2, 3, 4 đƣợc trình bày ở Bảng 4.4 và Hình 4.4, 4.5,
4.6, 4.7.
37
Bảng 4.3 Hàm lƣợng progesterone sữa bò theo lứa đẻ
Lứa
Hàm lƣợng
progesterone
theo nhóm
n
Hàm lƣợng progesterone (ng/ml) của ngày Chẩn đoán
mang thai 60
ngày khám
qua trực tràng
0 7 14 21 24
n %
1
Cao 1 0,69 1,15 1,83 2,06 2,41 1 100
Thấp 3 0,44 0,33 0,76 0,57 1,13 0,61 1,07 0,92 1,00 0,86 0 0
2
Cao 3 0,64 0,16 0,98 0,05 1,49 0,39 2,15 0,14 2,34 0,11 2 66,66
Thấp 4 0,34 0,31 0,53 0,31 1,18 0,37 0,93 0,27 0,86 0,23 0 0
3
Cao 3 0,60 0,40 1,08 0,40 1,86 0,61 2,69 0,78 2,89 0,70 3 100
Thấp 1 0,16 0,21 0,47 0,34 0,30 0 0
4
Cao 3 0,56 0,31 1,17 0,25 1,68 0,36 2,17 0,04 2,47 0,08 2 66,66
Thấp 2 0,26 0,13 0,59 0,46 1,29 0,11 0,72 0,33 0,64 0,33 0 0
2,41
1,00
2,06
1,83
1,15
0 69
1,07
0,76
1,13
0,44
0
0,5
1
,5
2
2,5
3
0 7 14 21 24
Ngày lấy mẫu
H
àm
lư
ợn
g
pr
og
es
te
ro
ne
(n
g/
m
l) Cao Thấp
Hình 4.4 Hàm lƣợng progesterone sữa bò theo lứa 1
38
Qua Bảng 4.3 và Hình 4.4 cho thấy ở nhóm bò có hàm lƣợng progesterone
cao đã có hàm lƣợng progesterone trung bình vào ngày thụ tinh nhân tạo thấp 0,69
ng/ml, tăng nhanh từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 14 lần lƣợt là 1,15 và 1,83 ng/ml và
tiếp tục tăng từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 24 lần lƣợt là 2,06 và 2,41 ng/ml. Kết hợp
với việc kiểm tra hàm lƣợng progesterone ở ngày thứ 21 và 24 và khám thai qua
trực tràng cho thấy nhóm bò này có rụng trứng, thể vàng phát triển tốt. Tỷ lệ thụ
thai đạt 100%.
Ở nhóm bò có hàm lƣợng progesterone thấp đã có hàm lƣợng progesterone
trung bình ở thời điểm lấy mẫu lúc gieo tinh là 0,44 ng/ml, tăng nhanh từ ngày thứ 7
đến ngày thứ 14 lần lƣợt là 0,76 và 1,13 ng/ml, sau đó giảm vào ngày thứ 21 đến
ngày thứ 24 lần lƣợt là 1,07 và 1,00 ng/ml. Kết hợp với việc kiểm tra hàm lƣợng
progesterone ở ngày thứ 21 và 24 cho thấy nhóm bò này có rụng trứng, thể vàng
hình thành và tiết progesterone, song thể vàng bị tiêu biến.
2,34
0,86
0,64
0,98
1,49
2,15
0,34
1,18
0,53
0,93
0
0,5
1
,5
2
2,5
0 7 14 21 24
Ngày lấy mẫu
Hà
m
lư
ợn
g p
ro
ge
ste
ro
ne
(n
g/m
l)
Cao
Thấp
Hình 4.5 Hàm lƣợng progesterone sữa bò theo lứa 2
Qua Bảng 4.3 và Hình 4.5 cho thấy ở nhóm bò có hàm lƣợng progesterone
cao đã có hàm lƣợng progesterone trung bình vào ngày thụ tinh nhân tạo thấp 0,64
ng/ml, tăng nhanh từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 14 lần lƣợt là 0,98 và 1,49 ng/ml và
tiếp tục tăng từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 24 lần lƣợt là 2,15 và 2,34 ng/ml. Kết hợp
39
với việc kiểm tra hàm lƣợng progesterone ở ngày thứ 21 và 24 và khám thai qua
trực tràng cho thấy nhóm bò này có rụng trứng, thể vàng phát triển tốt. Tỷ lệ thụ
thai đạt 66,66%.
Ở nhóm bò có hàm lƣợng progesterone thấp đã có hàm lƣợng progesterone
trung bình ở thời điểm lấy mẫu lúc gieo tinh là 0,34 ng/ml, tăng từ ngày thứ 7 đến
ngày thứ 14 lần lƣợt là 0,53 và 1,18 ng/ml, sau đó giảm vào ngày thứ 21 đến ngày
thứ 24 lần lƣợt là 0,93 và 0,86 ng/ml. Kết hợp với việc kiểm tra hàm lƣợng
progesterone ở ngày thứ 21 và 24 cho thấy nhóm bò này có rụng trứng, thể vàng
hình thành và tiết progesterone, song thể vàng bị tiêu biến.
2,89
0,30
0,60
1,08
1,86
2,69
0,16
0,47
0,21
0,34
0
0,5
1
1,5
2
2,5
3
3,5
0 7 14 21 24
Ngày lấy mẫu
H
àm
lư
ợn
g
pr
og
es
te
ro
ne
(n
g/
m
l)
Cao
Thấp
Hình 4.6 Hàm lƣợng progesterone sữa bò theo lứa 3
Qua Bảng 4.3 và Hình 4.6 cho thấy ở nhóm bò có hàm lƣợng progesterone
cao đã có hàm lƣợng progesterone trung bình vào ngày thụ tinh nhân tạo thấp 0,60
ng/ml, tăng nhanh từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 14 lần lƣợt là 1,08 và 1,86 ng/ml và
tiếp tục tăng từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 24 lần lƣợt là 2,69 và 2,89 ng/ml. Kết hợp
với việc kiểm tra hàm lƣợng progesterone ở ngày thứ 21 và 24 và khám thai qua
trực tràng cho thấy nhóm bò này có rụng trứng, thể vàng phát triển tốt. Tỷ lệ thụ
thai đạt 100%.
40
Ở nhóm bò có hàm lƣợng progesterone thấp đã có hàm lƣợng progesterone
trung bình ở thời điểm lấy mẫu lúc gieo tinh, 7, 14, 21 và 24 ngày sau khi gieo tinh
đều thấp lần lƣợt là 0,16; 0,21; 1,47; 0,34 và 0,30 ng/ml. Kết hợp với việc kiểm tra
hàm lƣợng progesterone ở ngày thứ 21 và 24 cho thấy nhóm bò này buồng trứng
không rụng trứng, dẫn đến không có thể vàng nên hàm lƣợng progesterone thấp. Có
thể bò đã động dục nhƣng không rụng trứng. 0,64
2,47
0,56
1,17
1,68
2,17
0,26
1,29
0,59
0,72
0
0,5
1
1,5
2
2,5
3
0 7 14 21 24
Ngày lấy mẫu
H
àm
lư
ợn
g
pr
og
es
te
ro
ne
(n
g/
m
l)
Cao
Thấp
Hình 4.7 Hàm lƣợng progesterone sữa bò theo lứa 4
Qua Bảng 4.3 và Hình 4.7 cho thấy ở nhóm bò có hàm lƣợng progesterone
cao đã có hàm lƣợng progesterone trung bình vào ngày thụ tinh nhân tạo thấp 0,56
ng/ml, tăng nhanh từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 14 lần lƣợt là 1,17 và 1,68 ng/ml và
tiếp tục tăng từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 24 lần lƣợt là 2,17 và 2,47 ng/ml. Kết hợp
với việc kiểm tra hàm lƣợng progesterone ở ngày thứ 21 và 24 và khám thai qua
trực tràng cho thấy nhóm bò này có rụng trứng, thể vàng phát triển tốt. Tỷ lệ thụ
thai đạt 66,66%.
Ở nhóm bò có hàm lƣợng progesterone thấp đã có hàm lƣợng progesterone
trung bình ở thời điểm lấy mẫu lúc gieo tinh là 0,26 ng/ml, tăng nhanh từ ngày thứ 7
đến ngày thứ 14 lần lƣợt là 0,59 và 1,29 ng/ml, sau đó giảm vào ngày thứ 21 đến
ngày thứ 24 lần lƣợt là 0,72 và 0,64 ng/ml. Kết hợp với việc kiểm tra hàm lƣợng
41
progesterone ở ngày thứ 21 và 24 cho thấy nhóm bò này có rụng trứng, thể vàng
hình thành và tiết progesterone, song thể vàng bị tiêu biến.
Theo Chung Anh Dũng (2002) khi lứa đẻ gia tăng thì tỷ lệ thụ thai cũng tăng
lên. Điều này do khi bò cái đẻ từ 2 lứa trở lên, bộ máy sinh sản hoạt động điều hòa
giúp bò cái dễ dàng thụ thai hơn. Cavestany (2001, dẫn liệu Chung Anh Dũng,
2002) cho rằng: việc phát hiện động dục ở bò rạ đạt hiệu quả cao hơn so với bò tơ
(67,8% và 33,3% tƣơng ứng). Đây là những yếu tố giúp cho phối giống đạt tỷ lệ thụ
thai cao hơn ở bò rạ. Tỷ lệ thụ thai đạt mức tốt nhất ở nhóm bò đẻ lứa 5 là 80%. Tuy
nhiên, khi bò cái càng lớn tuổi, khả năng sinh sản sẽ giảm dần và do đó khả năng
thụ thai sẽ giảm xuống ở nhóm bò đẻ lứa thứ 6 là 62,5%.
Qua kết quả khảo sát, chúng tôi thấy bò ở lứa 1 và lứa 3 có tỷ lệ đậu thai là
100%, lứa 2 và lứa 4 có tỷ lệ đậu thai là 66,66%. Kết quả này tƣơng đƣơng với kết
quả của Nguyễn Thanh Linh (2006) khi chẩn đoán hàm lƣợng progesterone có thai
theo lứa đẻ 1, 2, 3 và 4 lần lƣợt là 100%; 66,66%; 100% và 0%.
4.2 Hàm lƣợng progesterone trong sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần
không đậu
Kết quả khảo sát hàm lƣợng progesterone trung bình trong sữa qua các thời
điểm kiểm tra của bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu đƣợc trình bày
ở Bảng 4.4 và Hình 4.8.
Bảng 4.4 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần
không đậu
Hàm lƣợng
progesterone
theo nhóm
n
Hàm lƣợng progesterone (ng/ml) của ngày Chẩn đoán
mang thai 60
ngày khám
qua trực tràng
0 7 14 21 24
n %
Cao 10 0,46 0,20 1,39 0,34 1,82 0,47 2,34 0,46 2,61 0,46 6 60
Thấp 10 0,21 0,17 0,61 0,32 0,87 0,42 0,68 0,36 0,59 0,31 0 0
42
0,59
2,61
2,34
1,82
1,39
0,46
0,68
0,87
0,61
0,21
0
0,5
1
1,5
2
2,5
3
0 7 14 21 24
Ngày lấy mẫu
H
àm
lư
ợn
g
pr
og
es
te
ro
ne
(n
g/
m
l)
Cao
Thấp
Hình 4.8 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối
nhiều lần không đậu
Qua Bảng 4.4 và Hình 4.8 cho thấy ở nhóm bò có hàm lƣợng progesterone
cao đã cho hàm lƣợng progesterone trung bình vào ngày thụ tinh nhân tạo thấp 0,46
ng/ml, tăng nhanh từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 14 lần lƣợt là 1,39 và 1,82 ng/ml và
tiếp tục tăng từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 24 lần lƣợt là 2,34 và 2,61 ng/ml. Kết hợp
với việc kiểm tra hàm lƣợng progesterone ở ngày thứ 21 và 24 và kỹ thuật khám
thai qua trực tràng đã cho thấy tỷ lệ thụ thai đạt 60%. Trong lúc đó bằng kỹ thuật
khám thai qua trực tràng đã cho thấy hoàng thể tồn lƣu là 4 bò chiếm tỷ lệ là 40%
trong nhóm có hàm lƣợng progesterone cao. Điều này cho thấy, bò động dục có
rụng trứng, đậu thai, thể vàng phát triển tốt. Trong lúc đó có 4 bò không đậu thai do
hoàng thể hình thành nhƣng không tiêu biến mà vẫn còn tồn tại làm cho hàm lƣợng
progesterone cao trong sữa.
Ở nhóm bò có hàm lƣợng progesterone thấp đã cho hàm lƣợng progesterone
trung bình ở thời điểm lấy mẫu lúc gieo tinh, 7, 14, 21 và 24 ngày sau khi gieo tinh
đều thấp lần lƣợt là 0,21; 0,61; 0,87; 0,68 và 0,59 ng/ml. Kết hợp khám qua trực
tràng và động thái progesterone đã cho thấy, nhóm bò này có buồng trứng không
rụng trứng, dẫn đến không có thể vàng nên hàm lƣợng progesterone thấp. Trong
43
trƣờng hợp trên không rụng trứng có thể buồng trứng chƣa hoạt động trở lại hoặc bị
u nang noãn, hoặc đã động dục, xuất noãn, gieo tinh, tạo hợp tử nhƣng hợp tử
không phát triển do tử cung bị viêm làm hợp tử không định vị hay dinh dƣỡng kém
làm hợp tử không phát triển; hoặc rối loạn kích thích tố LH làm hoàng thể không
còn yếu tố duy trì phát triển, LH tiếp tục phát triển.
Theo Phan Văn Kiểm và ctv (2006) khi xác định hàm lƣợng progesterone ở
bò lai hƣớng sữa bằng kỹ thuật miễn dịch enzyme (ELISA) đối với trƣờng hợp bò
chậm sinh có hàm lƣợng progesterone trung bình trong sữa cao ở bốn thời điểm lấy
mẫu tƣơng ứng lần lƣợt là 1,48; 1,62; 1,58 và 1,51 ng/ml. Đối với trƣờng hợp bò có
hàm lƣợng progesterone trung bình trong sữa thấp ở bốn thời điểm lấy mẫu lần lƣợt
là 0,08; 0,1; 0,16 và 0,19 ng/ml.
4.2.1 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần
không đậu theo nhóm máu 50% và 75%
Kết quả khảo sát hàm lƣợng progesterone trung bình trong sữa qua các thời
điểm kiểm tra bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo nhóm máu
50% và 75% đƣợc trình bày ở Bảng 4.5 và Hình 4.9, 4.10.
Bảng 4.5 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần
không đậu theo nhóm máu
Nhóm
máu
Hàm lƣợng
progesterone
theo nhóm
n
Hàm lƣợng progesterone (ng/ml) của ngày Chẩn đoán
mang thai 60
ngày khám
qua trực tràng
0 7 14 21 24
n %
50%
Cao 4 0,56 0,23 1,53 0,29 1,81 0,24 2,39 0,51 2,76 0,48 2 50
Thấp 6 0,17 0,05 0,73 0,21 1,08 0,39 0,84 0,35 0,72 0,30 0 0
75%
Cao 6 0,40 0,17 1,29 0,36 1,83 0,60 2,32 0,47 2,51 0,46 4 66,66
Thấp 4 0,28 0,26 0,43 0,39 0,57 0,25 0,45 0,23 0,41 0,23 0 0
44
0,72
0,56
1,53
1,81
2,39
2,76
0,17
0,73
1,08
0,84
0
0,5
1
1,5
2
2,5
3
0 7 14 21 24
Ngày lấy mẫu
H
àm
lư
ợn
g
pr
og
es
te
ro
ne
(n
g/
m
l)
Cao
Thấp
Hình 4.9 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối
nhiều lần không đậu theo nhóm máu 50%
Qua Bảng 4.5 và Hình 4.9 cho thấy ở nhóm bò có hàm lƣợng progesterone cao
đã cho hàm lƣợng progesterone trung bình vào ngày thụ tinh nhân tạo thấp 0,56
ng/ml, tăng nhanh từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 14 lần lƣợt là 1,53 và 1,81 ng/ml và
tiếp tục tăng từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 24 lần lƣợt là 2,39 và 2,76 ng/ml. Tỷ lệ
thụ thai khám qua trực tràng trong nhóm bò 50% có hàm lƣợng progesterone cao
đạt 50%. Kết hợp với việc xác định hàm lƣợng progesterone ở ngày thứ 21 và 24 và
kiểm tra thai qua trực tràng cho thấy bò động dục, có rụng trứng, thể vàng hình
thành và tiết progesterone.
Ở nhóm bò có hàm lƣợng progesterone thấp đã có hàm lƣợng progesterone
trung bình ở thời điểm lấy mẫu lúc gieo tinh, 7, 14, 21 v à 24 ngày sau khi gieo tinh
đều thấp lần lƣợt là 0,17; 0,73; 1,08; 0,84 và 0,72 ng/ml. Kết hợp với việc xác định
hàm lƣợng progesterone ở ngày thứ 21 và 24 và kiểm tra thai qua trực tràng cho
thấy nhóm bò này có rụng trứng, thể vàng hình thành và tiết progesterone, song thể
vàng bị tiêu biến.
45
0,410,40
1,29
1,83
2,32 2,51
0,28
0,43
0,57
0,45
0
0,5
1
1,5
2
2,5
3
0 7 14 21 24
Ngày lấy mẫu
H
àm
lư
ợn
g
pr
og
es
te
ro
ne
(n
g/
m
l)
Cao
Thấp
Hình 4.10 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối
nhiều lần không đậu theo nhóm máu 75%
Qua Bảng 4.5 và Hình 4.10 cho thấy ở nhóm bò có hàm lƣợng progesterone
cao đã cho hàm lƣợng progesterone trung bình vào ngày thụ tinh nhân tạo thấp 0,40
ng/ml, tăng nhanh từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 14 lần lƣợt là 1,29 và 1,83 ng/ml và
tiếp tục tăng từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 24 lần lƣợt là 2,32 và 2,51 ng/ml. Tỷ lệ
thụ thai khám qua trực tràng trong nhóm bò 50% có hàm lƣợng progesterone cao
đạt 66,66%. Kết hợp với việc xác định hàm lƣợng progesterone ở ngày thứ 21 và 24
và kiểm tra thai qua trực tràng cho thấy nhóm bò này có động dục, rụng trứng, thể
vàng hình thành.
Ở nhóm bò có hàm lƣợng progesterone thấp đã có hàm lƣợng progesterone
trung bình ở thời điểm lấy mẫu lúc gieo tinh, 7, 14, 21 và 24 ngày sau khi gieo tinh
đều thấp lần lƣợt là 0,28; 0,43; 0,57; 0,45 và 0,41 ng/ml. Kết hợp khám qua trực
tràng và động thái progesterone đã cho thấy, nhóm bò này có buồng trứng không
rụng trứng, dẫn đến không có thể vàng nên hàm lƣợng progesterone thấp. Trong
trƣờng hợp trên không rụng trứng có thể buồng trứng chƣa hoạt động trở lại hoặc bị
u nang noãn.
46
Bảng 4.5 cho thấy, nếu tính trên tổng số bò khảo sát thì thấy ở bò nhóm máu
50% có tỷ lệ đậu thai là 20% thấp hơn so với bò sữa nhóm máu 75% là 40%.
Kết quả khảo sát của chúng tôi cao hơn kết quả của Nguyễn Thanh Linh (2006) khi
khảo sát hàm lƣợng progesterone trong sữa để chẩn đoán mang thai ở nhóm bò
chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu là 0%.
4.2.2 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần
không đậu theo lứa đẻ
Khảo sát hàm lƣợng progesterone trung bình trong sữa qua các thời điểm
kiểm tra của bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo lứa 1, 2, 3, 4
đƣợc trình bày ở Bảng 4.6 và Hình 4.11, 4.12, 4.13, 4.14.
Bảng 4.6 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần
không đậu theo lứa đẻ
Lứa
Hàm lƣợng
progesterone
theo nhóm
n
Hàm lƣợng progesterone (ng/ml) của ngày Chẩn đoán
mang thai 60
ngày khám
qua trực tràng
0 7 14 21 24
n %
1
Cao 3 0,33 0,13 1,31 0,19 1,62 0,05 2,02 0,02 2,23 0,13 1 33,33
Thấp 1 0,11 0,86 0,92 0,74 0,70 0 0
2
Cao 3 0,53 0,27 1,23 0,46 1,57 0,50 2,43 0,62 2,71 0,62 1 33,33
Thấp 4 0,20 0,09 0,51 0,34 0,92 0,67 0,74 0,53 0,64 0,45 0 0
3
Cao 2 0,66 0,03 1,86 0,02 2,22 0,33 2,44 0,28 2,92 0,13 2 100
Thấp 2 0,13 0,05 0,31 0,25 0,70 0,39 0,57 0,41 0,39 0,19 0 0
4
Cao 2 0,36 0,14 1,27 0,01 2,10 0,76 2,60 0,76 2,72 0,66 2 100
Thấp 3 0,33 0,27 0,86 0,12 0,91 0,05 0,66 0,22 0,63 0,21 0 0
47
0,70
0,33
1,31
1,62
2,02
2,23
0,11
0,86
0,92
0,74
0
0,5
1
1,5
2
2,5
0 7 14 21 24
Ngày lấy mẫu
H
àm
lư
ợn
g
pr
og
es
te
ro
ne
(n
g/
m
l)
Cao
Thấp
Hình 4.11 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối
nhiều lần không đậu theo lứa 1
Qua Bảng 4.6 và Hình 4.11 cho thấy ở nhóm bò có hàm lƣợng progesterone
cao đã có hàm lƣợng progesterone trung bình vào ngày thụ tinh nhân tạo thấp 0,33
ng/ml, tăng nhanh từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 14 lần lƣợt là 1,31 và 1,62 ng/ml và
tiếp tục tăng từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 24 lần lƣợt là 2,02 và 2,23 ng/ml. Chứng
tỏ bò động dục có rụng trứng, thể vàng hình thành, tỷ lệ thụ thai đạt 33,33%.
Ở nhóm bò có hàm lƣợng progesterone thấp đã có hàm lƣợng progesterone
trung bình ở thời điểm lấy mẫu lúc gieo tinh, 7, 14, 21 và 24 ngày sau khi gieo tinh
đều thấp lần lƣợt là 0,11; 0,86; 0,92; 0,74 và 0,70 ng/ml. Kết hợp khám qua trực
tràng và động thái progesterone đã cho thấy, nhóm bò này có buồng trứng không
rụng trứng, dẫn đến không có thể vàng nên hàm lƣợng progesterone thấp. Trong
trƣờng hợp trên không rụng trứng có thể buồng trứng chƣa hoạt động trở lại hoặc bị
u nang noãn.
48
0,640,53
1,23
1,57
2,43
2,71
0,20
0,51
0,92
0,74
0
0,5
1
1,5
2
2,5
3
0 7 14 21 24
Ngày lấy mẫu
H
àm
lư
ợn
g p
ro
ge
ste
ro
ne
(n
g/m
l)
Cao
Thấp
Hình 4.12 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối
nhiều lần không đậu theo lứa 2
Qua Bảng 4.6 và Hình 4.12 cho thấy ở nhóm bò có hàm lƣợng progesterone
cao đã có hàm lƣợng progesterone trung bình vào ngày thụ tinh nhân tạo thấp 0,53
ng/ml, tăng nhanh từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 14 lần lƣợt là 1,23 và 1,57 ng/ml và
tiếp tục tăng từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 24 lần lƣợt là 2,43 và 2,71 ng/ml. Chứng
tỏ bò động dục có rụng trứng, thể vàng hình thành, tỷ lệ thụ thai đạt 33,33%.
Ở nhóm bò có hàm lƣợng progesterone thấp đã có hàm lƣợng progesterone
trung bình ở thời điểm lấy mẫu lúc gieo tinh, 7, 14, 21 và 24 ngày sau khi gieo tinh
đều thấp lần lƣợt là 0,20; 0,51; 0,92; 0,74 và 0,64 ng/ml. Kết hợp khám qua trực
tràng và động thái progesterone đã cho thấy, nhóm bò này có buồng trứng không
rụng trứng, dẫn đến không có thể vàng nên hàm lƣợng progesterone thấp. Trong
trƣờng hợp trên không rụng trứng có thể buồng trứng chƣa hoạt động trở lại hoặc bị
u nang noãn.
49
0,39
0,66
1,86
2,22
2,44
2,92
0,13
0,31
0,70
0,57
0
0,5
1
1,5
2
2,5
3
3,5
0 7 14 21 24
Ngày lấy mẫu
Hà
m
lư
ợn
g p
ro
ge
ste
ro
ne
(n
g/m
l)
Cao
Thấp
Hình 4.13 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối
nhiều lần không đậu theo lứa 3
Qua Bảng 4.6 và Hình 4.13 cho thấy ở nhóm bò có hàm lƣợng progesterone
cao đã có hàm lƣợng progesterone trung bình vào ngày thụ tinh nhân tạo thấp 0,66
ng/ml, tăng nhanh từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 14 lần lƣợt là 1,86 và 2,22 ng/ml và
tiếp tục tăng từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 24 lần lƣợt là 2,44 và 2,92 ng/ml là 2,17
ng/ml. Chứng tỏ bò động dục có rụng trứng, thể vàng hình thành, tỷ lệ thụ thai đạt
100%.
Ở nhóm bò có hàm lƣợng progesterone thấp đã có hàm lƣợng progesterone
trung bình ở thời điểm lấy mẫu lúc gieo tinh, 7, 14, 21 và 24 ngày sau khi gieo tinh
đều thấp lần lƣợt là 0,13; 0,31; 0,70; 0,57 và 0,39 ng/ml. Kết hợp khám qua trực
tràng và động thái progesterone đã cho thấy, nhóm bò này có buồng trứng không
rụng trứng, dẫn đến không có thể vàng nên hàm lƣợng progesterone thấp. Trong
trƣờng hợp trên không rụng trứng có thể buồng trứng chƣa hoạt động trở lại hoặc bị
u nang noãn.
50
0,63
0,36
1,27
2,10
2,60 2,72
0,33
0,86
0,91
0,66
0
0,5
1
1,5
2
2,5
3
0 7 14 21 24
Ngày lấy mẫu
H
àm
lư
ợn
g
pr
og
es
te
ro
ne
(n
g/
m
l)
Cao
Thấp
Hình 4.14 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối
nhiều lần không đậu theo lứa 4
Qua Bảng 4.6 và Hình 4.14 cho thấy ở nhóm bò có hàm lƣợng progesterone
cao đã có hàm lƣợng progesterone trung bình vào ngày thụ tinh nhân tạo thấp 0,36
ng/ml, tăng nhanh từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 14 lần lƣợt là 1,27 và 2,10 ng/ml và
tiếp tục tăng từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 24 lần lƣợt là 2,60 và 2,72 ng/ml. Chứng
tỏ bò động dục có rụng trứng, thể vàng hình thành, tỷ lệ thụ thai đạt 100%.
Ở nhóm bò có hàm lƣợng progesterone thấp đã có hàm lƣợng progesterone
trung bình ở thời điểm lấy mẫu lúc gieo tinh, 7, 14, 21 và 24 ngày sau khi gieo tinh
đều thấp lần lƣợt là 0,33; 0,86; 0,91; 0,66 và 0,63 ng/ml. Kết hợp khám qua trực
tràng và động thái progesterone đã cho thấy, nhóm bò này có buồng trứng không
rụng trứng, dẫn đến không có thể vàng nên hàm lƣợng progesterone thấp. Trong
trƣờng hợp trên không rụng trứng có thể buồng trứng chƣa hoạt động trở lại hoặc bị
u nang noãn.
Theo Chung Anh Dũng (2002) khi lứa đẻ gia tăng thì tỷ lệ thụ thai cũng tăng
lên. Điều này do khi bò cái đẻ từ 2 lứa trở lên, bộ máy sinh sản hoạt động điều hòa
giúp bò cái dễ dàng thụ thai hơn. Cavestany (2001, dẫn liệu Chung Anh Dũng,
2002) cho rằng: việc phát hiện động dục ở bò rạ đạt hiệu quả cao hơn so với bò tơ
51
(67,8% và 33,3%, tƣơng ứng). Đây là những yếu tố giúp cho phối giống đạt tỷ lệ
thụ thai cao hơn ở bò rạ. Tỷ lệ thụ thai đạt mức tốt nhất ở nhóm bò đẻ lứa 5 là 80%.
Tuy nhiên, khi bò cái càng lớn tuổi, khả năng sinh sản sẽ giảm dần và do đó khả
năng thụ thai sẽ giảm xuống ở nhóm bò đẻ lứa thứ 6 là 62,5%. Kết quả khảo sát của
chúng tôi phù hợp với nhận định này khi lứa đẻ gia tăng thì tỷ lệ thụ thai cũng tăng
lên. Tỷ lệ thụ thai của lứa 1, 2, 3 và 4 lần lƣợt là 33,33%; 33,33%; 100% và 100%.
Từ những kết quả khảo sát và so sánh với các kết quả kiểm tra của nhiều tác
giả trƣớc đó, chúng tôi có thể kết luận kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang ELISA đã
xác định hàm lƣợng progesterone sữa có độ chính xác cao giúp tìm hiểu động thái
progesterone của thú đồng thời còn giúp chẩn đoán mang thai sớm, chậm động dục
hoặc phối nhiều lần không đậu, buồng trứng kém phát triển, tồn hoàng thể…để từ
đó đề ra khuynh hƣớng điều trị chính xác nhằm hạn chế tình trạng kém sinh sản.
52
Chƣơng 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
Qua thời gian thực hiện đề tài khảo sát hàm lƣợng progesterone trong sữa
bằng kỹ thuật ELISA để chẩn đoán mang thai sớm, chậm động dục hoặc phối nhiều
lần không đậu trên bò cho sữa tại Công ty Cổ Phần bò sữa Long Thành và các hộ
lân cận tỉnh Đồng Nai, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Kỹ thuật ELISA xét nghiệm hàm lƣợng progesterone sữa đã đánh giá chính
xác tình trạng sinh sản trên bò sữa không và có mang thai. Kỹ thuật đã giúp xác
định chính xác các bò không mang thai ở ngày 21 sau khi phối, trong lúc đó kỹ
thuật chỉ xác định hàm lƣợng progesterone cao trong sữa đối với bò mang thai hoặc
tồn hoàng thể. Do đó muốn biết đƣợc bò tồn hoàng thể phải kiểm tra thai qua trực
tràng 60 ngày sau đó. Kết luận lại, kỹ thuật ELISA là công cụ tốt cho quá trình chẩn
đoán bò mang thai sớm, chậm lên giống hoặc phối nhiều lần không đậu. Hàm lƣợng
progesterone sữa diễn biến nhƣ sau:
Bò sinh sản bình thƣờng
Hàm lƣợng progesterone trong sữa trung bình theo nhóm cao của bò ở ngày
gieo tinh là 0,61 ng/ml tăng lên 2,31 ng/ml vào ngày thứ 21. Chẩn đoán mang thai
60 ngày khám qua trực tràng đạt 80%; 20% bò bị tồn hoàng thể.
Hàm lƣợng progesterone trong sữa trung bình theo nhóm thấp của bò ở ngày
gieo tinh là 0,34 ng/ml, tăng từ ngày 7 đến ngày 14 lần lƣợt là 0,58 và 1,12 ng/ml;
sau đó giảm xuống vào ngày thứ 21 là 0,87 ng/ml.
Hàm lƣợng progesterone trong sữa trung bình theo nhóm cao lứa đẻ dao
động từ 0,56 ng/ml đến 2,89 ng/ml và theo nhóm máu dao động từ 0,58 ng/ml đến
2,66 ng/ml.
53
Hàm lƣợng progesterone trong sữa trung bình theo nhóm thấp lứa đẻ dao
động từ 0,16 ng/ml đến 1,00 ng/ml và theo nhóm máu dao động từ 0,16 ng/ml đến
1,29 ng/ml.
Bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu
Hàm lƣợng progesterone trong sữa trung bình theo nhóm cao của bò ở ngày
gieo tinh là 0,46 ng/ml tăng lên 2,34 ng/ml vào ngày thứ 21. Chẩn đoán mang thai
60 ngày khám qua trực tràng đạt 60%; 40% bị tồn hoàng thể.
Hàm lƣợng progesterone trong sữa trung bình theo nhóm thấp của bò ở ngày
gieo tinh là 0,21 ng/ml, tăng từ ngày 7 đến ngày 14 lần lƣợt là 0,61 và 0,87 ng/ml;
sau đó giảm xuống vào ngày thứ 21 là 0,68 ng/ml. Bò có buồng trứng chƣa hoạt
động trở lại hoặc bị u nang noãn.
Hàm lƣợng progesterone trong sữa trung bình theo nhóm cao lứa đẻ dao
động từ 0,33 ng/ml đến 2,92 ng/ml và theo nhóm máu dao động từ 0,40 ng/ml đến
2,76 ng/ml.
Hàm lƣợng progesterone trong sữa trung bình theo nhóm thấp lứa đẻ dao
động từ 0,11 ng/ml đến 0,92 ng/ml và theo nhóm máu dao động từ 0,17 ng/ml đến
1,08 ng/ml.
5.2 Đề nghị
Khuyến cáo ngƣời chăn nuôi lấy mẫu sữa kiểm tra hàm lƣợng progesterone
21 ngày và khám thai qua trực tràng ở ngày 60 sau khi phối nhằm chẩn đoán bò
mang thai sớm, chậm lên giống hoặc phối nhiều lần không đậu.
54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Lê Xuân Cƣơng, 1990. Báo cáo kết quả điều tra cơ bản bò sữa TP.HCM.
Chƣơng trình hợp tác nghiên cứu giữa: Viện KHKTNNMN, Công ty trâu bò
sữa, thịt miền Nam, Công ty bò sữa TP.HCM và Chi cục thú y TP.HCM.
2. Lê Xuân Cƣơng, Lƣu Văn Tân, Chung Anh Dũng, Trần Tích Cảnh, Nguyễn
Duy Hạng, Cao Văn Triều, 1990. Kết quả ứng dụng kỹ thuật miễn dịch phóng
xạ để định lượng progesterone nhằm chẩn đoán sớm có thai ở trâu bò. Việt
Nam.
3. Chung Anh Dũng, 2002. Sử dụng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ và một số biện
pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả gieo tinh nhân tạo của bò lai hướng sữa.
Luận án Tiến Sĩ Nông Nghiệp. Viện Khoa Học Nông Nghiệp Miền Nam.
4. Chung Anh Dũng, 2002. Nghiên cứu động thái progesterone bằng kỹ thuật
ELISA để chẩn đoán chậm động dục heo hậu bị và biện pháp can thiệp bằng
kích thích tố. Luận án Tiến Sĩ Nông Nghiệp. Viện Khoa Học Nông Nghiệp
Miền Nam TP. HCM.
5. Nguyễn Văn Dũng, 2005. Điều tra tỷ lệ nhiễm và phân tích một số yếu tố liên
quan đối với bệnh do Mycobacterium Bovis, Leptospira và Brucella trên bò sữa
tại TP.HCM. Luận án Thạc Sĩ Khoa Học Nông Nghiệp.
6. Lê Đăng Đảnh, 1996. Nghiên cứu tính năng sản xuất sữa bò lai 1/2, 3/4 và 7/8
máu Holstein Friesian và ảnh hưởng của một số biện pháp chăm sóc nuôi
dưỡng đến năng suất của chúng. Luận án Phó Tiến sĩ KHNN.
7. Hoàng Kim Giao, 1997. Công nghệ sinh sản trong chăn nuôi bò. Nhà xuất bản
Nông Nghiệp.
8. Nguyễn Ngọc Khánh, 2004. Khảo sát số bò sữa có vấn đề về sinh sản sau khi
sinh và biện pháp can thiệp bằng CUE – MATA kết hợp PGF2 , Estradiol tại
huyện Củ Chi, TP.HCM. Luận văn tốt nghiệp, khoa Chăn Nuôi Thú Y, trƣờng
Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
9. Phan Văn Kiểm, Đào Đức Thà, Trịnh Quang Phong, Đỗ Hữu Hoan, Nguyễn Thị
Hoa, Vũ Ngọc Hiệu, Nguyễn Quý Quỳnh Hoa, 2006. Xác định hàm lượng
55
progesterone ở bò lai hướng sữa bằng kỹ thuật miễn dịch enzyme (ELISA). Tạp
chí chăn nuôi 2006.
10. Nguyễn Thanh Linh, 2006. Khảo sát hàm lượng progesterone trong sữa bò
bằng kỹ thuật EIA tại Công ty cổ phần bò sữa Đồng Nai. Luận văn tốt nghiệp,
khoa Chăn Nuôi Thú Y, trƣờng Đại học Nông Lâm TP.HCM.
11. Vƣơng Ngọc Long, 2002. Tài liệu tập huấn chăn nuôi bò sữa, hội thi triển lãm
giống bò sữa TP.HCM lần II, 2003.
12. Ngô Phƣơng Nghị, 2003. Chẩn đoán Actino Bacillus pleuropneumoniae dựa
trên bệnh tích của phổi, kỹ thuật ELISA và nuôi cấy phân lập. Luận văn tốt
nghiệp, khoa Chăn Nuôi Thú Y, trƣờng Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
13. Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong, 1994. Bệnh sản khoa gia súc. Nhà
xuất bản Nông Nghiệp.
14. Cao Thanh Phú, 2003. Khảo sát động thái progesterone bằng kỹ thuật P –
ELISA để ứng dụng chẩn đoán chậm động dục trên bò cái cho sữa. Luận văn tốt
nghiệp, khoa Chăn Nuôi Thú Y, trƣờng Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
15. Nguyễn Minh Thanh, 2005. Khảo sát động thái progesterone bằng kỹ thuật P –
ELISA và ứng dụng chẩn đoán chậm động dục trên bò cái cho sữa. Luận văn tốt
nghiệp, khoa Chăn Nuôi Thú Y, trƣờng Đại học Nông Lâm TP.HCM.
16. Nguyễn Văn Thành, 2002. Giáo trình sản khoa. Tủ sách Đại Học Nông Lâm
TP.HCM.
17. Nguyễn Văn Tìm, Lê Xuân Cƣơng, Trịnh Công Thành, 1999. Xây dựng hệ
thống quản lý giống bò sữa tại TP.HCM theo quy trình công nghệ tiên tiến để
nâng cao phẩm chất giống bò sữa. Chƣơng trình hợp tác nghiên cứu giữa: Sở
NN&PTNT TP.HCM, Trung tâm ABC, Đại học Nông Lâm TP.HCM.
TÀI LIỆU NƢỚC NGOÀI
18. Cavestany D., Juanbeltz R., Canclini E., Elhordoy D., Tagle R., Lanzzeri S.,
Gama S., Martinez E., 2001. “Evaluation of a seasonal-breeding artificial
insemination program in Uruguay using milk progesterone radio immunoassay”,
Radio immunoassay and related techniques to improve artificial insemination
programmes for cattle reared under tropical and sub-tropical conditions,
Proceeding of IAEA final research co-ordination meeting in Uppsala, Sweden,
FAO-IAEA, pp. 129-146.
56
19. Henshow T.S., D.V.M., 1990. “Reproductive Herd Health” pp. 83-93, and “The
estrus cycle of the cow” pp. 31 – 34, Bovine Artificial Insemination Technical
Manual, CAAB, First Edition, Canada.
20. Navy M.J. and Cook M.J., 1978. Redistribution of blood flow by PGF2 in the
ovary. Am. J. Obst. Gynecol. 117, pp. 381 – 385.
21. Mugerwa E. M., 1989. A review of reproductive performance of female Bos
Indicus (Zebu) cattle. International Livestock Centre for Africa. ILCA
Monograph No 6.
22. Nakao T; Sugihashi A; Tosa E, 1982. An of milk P4 – EIA for early pregnancy
diagnosis in cows. Pages 267 – 272. Tạp chí chăn nuôi 5/2006.
23. Homeida et al, 2002. Progesterone levels in skim milk in cow with conceived
and not conceived v/ after Al. Hiroshima University. Journal. Tạp chí chăn nuôi
5/2006.
24. Kamonpatana M; Srisakwattana K; Sophon S, 1988. Pregnancy diagnosis from
milk sample. ChualalongKorn University Press. Pages 73 – 126. Thailand. Tạp
chí chăn nuôi 5/2006.
57
PHỤ LỤC 1: HÀM LƢỢNG PROGESTERONE SỮA
BÕ SINH SẢN BÌNH THƢỜNG
Nhóm
máu
Lứa đẻ Ngày 0 Ngày 7 Ngày 14 Ngày 21 Ngày 24
Tình hình đậu
thai
75% 3 0,73 0,85 1,48 2,14 2,34 Có thai
50% 2 0,12 0,43 1,34 0,91 0,85
50% 1 0,53 0,91 1,43 1,92 1,78
75% 2 0,81 0,97 1,26 2,05 2,26
50% 4 0,28 1,14 1,86 2,14 2,28 Có thai
50% 3 0,92 1,55 2,57 3,58 3,67 Có thai
75% 2 0,62 0,93 1,27 2,08 2,30 Có thai
75% 2 0,12 0,46 0,67 0,56 0,55
75% 4 0,35 0,91 1,37 0,95 0,87
50% 1 0,08 0,13 0,42 0,09 0,08
50% 1 0,69 1,15 1,83 2,06 2,41 Có thai
75% 4 0,17 0,26 1,21 0,48 0,40
75% 3 0,16 0,85 1,54 2,35 2,65 Có thai
50% 2 0,49 1,03 1,94 2,31 2,46 Có thai
75% 2 0,11 0,26 1,52 1,17 1,09
75% 2 0,8 0,97 1,2 1,09 0,96
50% 3 0,16 0,21 0,47 0,34 0,30
50% 4 0,89 1,43 1,92 2,21 2,54 Có thai
50% 4 0,52 0,93 1,26 2,17 2,49
75% 1 0,72 1,25 1,53 1,19 1,13
58
PHỤ LỤC 2: HÀM LƢỢNG PROGESTERONE SỮA
BÕ CHẬM ĐỘNG DỤC HOẶC PHỐI NHIỀU LẦN
KHÔNG ĐẬU
Nhóm
máu
Lứa đẻ Ngày 0 Ngày 7 Ngày 14 Ngày 21 Ngày 24
Tình hình
đậu thai
75% 4 0,64 0,96 0,86 0,74 0,71
75% 2 0,48 0,76 1,04 2,01 2,29
75% 1 0,22 1,12 1,68 2,04 2,16 Có thai
50% 2 0,82 1,68 2,04 3,14 3,42 Có thai
75% 2 0,09 0,48 0,67 0,53 0,45
75% 4 0,26 1,26 2,64 3,13 3,19 Có thai
75% 1 0,31 1,49 1,6 2,01 2,15
50% 2 0,29 1,26 1,64 2,15 2,43
50% 2 0,21 0,96 1,86 1,48 1,27
50% 4 0,12 0,9 0,96 0,42 0,39
50% 1 0,11 0,86 0,92 0,74 0,70
75% 3 0,09 0,13 0,42 0,28 0,25
50% 3 0,16 0,48 0,97 0,86 0,52
75% 3 0,68 1,84 2,45 2,64 3,01 Có thai
75% 2 0,31 0,13 0,31 0,24 0,21
50% 2 0,18 0,48 0,82 0,71 0,64
75% 4 0,46 1,28 1,56 2,06 2,25 Có thai
50% 1 0,47 1,31 1,58 2,02 2,38
50% 4 0,23 0,72 0,92 0,83 0,79
50% 3 0,64 1,87 1,99 2,24 2,82 Có thai
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DANG SY KHA.pdf