Khóa luận Khảo sát mức độ ô nhiễm vi sinh vật trong các loại thực phẩm tại khu vực thành phố Phan Thiết

Khảo sát mức độ ô nhiễm vi sinh vật trong các loại thực phẩm tại khu vực thành phố Phan Thiết MỤC LỤC CHưƠNG TRANG Lời cảm ơn: iii Tóm tắt: iv Summary: v Mục lục: .vi Danh sách các chữ viết tắt: .ix Danh sách các hình: x Danh sách các bảng : xi Danh sách các biểu đồ: xii Chương 1. MỞ ĐẦU: 1 1.1. Đặt vấn đề: 1 1.2. Mục đích: 1 1.3. Yêu cầu: 2 Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU: .3 2.1. Tầm quan trọng của an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP): .3 2.2. Giới thiệu một vài vi khuẩn gây ô nhiễm thực phẩm: 3 2.2.1. Tổng số vi khuẩn hiếu khí: .3 2.2.2. Coliforms: .3 2.2.3. Escherichia coli: .4 2.2.4. Staphylococcus aureus: 8 2.2.5. Salmonella: . 12 2.3. Giới hạn cho phép của các chỉ tiêu vi sinh vật trong thực phẩm: . 16 2.4. Các con đường vi sinh vật nhiễm vào thực phẩm: 18 2.5. Tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm: . 18 2.5.1. Tình hình ngoài nước: 18 2.5.2. Tình hình ngộ độc thực phẩm trong nước: . 19 Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP: 21 3.1. Địa điểm và thời gian thực hiện: .21 3.1.1. Địa điểm: 21 3.1.2. Thời gian: 21 3.2. Vật liệu – thiết bị: 21 3.2.1. Trang thiết bị và dụng cụ dùng trong nghiên cứu: 21 3.2.1.1. Trang thiết bị: .21 3.2.1.2. Dụng cụ: .21 3.2.2. Các loại môi trường và hoá chất dùng trong nghiên cứu: 22 3.2.2.1. Các loại môi trường dùng trong nuôi cấy và phân lập: 22 3.2.2.2. Môi trường dùng để thử sinh hoá: .26 3.2.3. Vật liệu nghiên cứu: .28 3.3. Phương pháp: 29 3.3.1. Phương pháp thu và bảo quản mẫu thực phẩm: 29 3.3.2. Phương pháp pha loãng vi sinh vật: 30 3.3.3. Phương pháp phân tích tổng vi khuẩn hiếu khí: 30 3.3.4. Phương pháp phân tích Coliforms tổng số: .31 3.3.5. Phương pháp phân tích E. coli : 32 3.3.6. Phương pháp phân tích Staphylococcus aureus: .34 3.3.7. Phương pháp phân tích Salmonella: 35 Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN: 37 4.1. Khảo sát mức độ ô nhiễm VSV chỉ thị chất lượng trong các loại thực phẩm: 37 4.1.1. Mức độ ô nhiễm VSV chỉ thị chất lượng trong TP ăn liền: 37 4.1.2. Mức độ ô nhiễm VSV chỉ chất lượng trong TP tươi sống: .38 4.1.3. Mức độ ô nhiễm VSV chỉ thị chất lượng trong TP khô: 40 4.2. Khảo sát mức độ ô nhiễm VSV chỉ thị an toàn trong các loại TP: .41 4.2.1. Mức độ ô nhiễm VSV chỉ thị an toàn trong TP ăn liền: .41 4.2.2. Mức độ ô nhiễm VSV chỉ thị an toàn trong TP tươi sống: 43 4.2.3. Mức độ ô nhiễm VSV chỉ thị an toàn trong TP khô: 45 4.3. Khảo sát mức độ ô nhiễm VSV gây ngộ độc trong các loại TP: 46 4.3.1. Mức độ ô nhiễm VSV gây ngộ độc trong TP ăn liền: .46 4.3.2. Mức độ ô nhiễm VSV gây ngộ độc trong TP tươi sống: .48 4.3.3. Mức độ ô nhiễm VSV gây ngộ độc trong TP khô: 49 Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ: .51 5.1. Kết luận: 51 5.2. Đề nghị: .52 TÀI LIỆU THAM KHẢO: .53 PHỤ LỤC: 55 DANH SÁCH CÁC HÌNH HÌNH TRANG Hình 2.1: Hình dạng vi khuẩn Coliforms nhìn dưới kính hiển vi: .4 Hình 2.2: Hình dạng vi khuẩn E. coli nhìn dưới kính hiển vi : 8 Hình 2.3: Hình dạng vi khuẩn S. aureus nhìn dưới kính hiển vi: 12 Hình 2.4: Hình dạng vi khuẩn Salmonella nhìn dưới kính hiển vi: . 16 Hình 3.1: Sơ đồ pha loãng vi sinh vật: .30 Hình 3.2: Hình dạng khuẩn lạc Coliforms trên môi trường VRB: .32 Hình 3.3: Hình dạng khuẩn lạc E. coli trên môi trường EMB: 33 Hình 3.4: Các thử nghiệm sinh hóa IMViC: 34 Hình 3.5: Hình dạng khuẩn lạc S. aureus trên môi trường BP: 34 DANH SÁCH CÁC BẢNG BẢNG TRANG Bảng 2.1: Giới hạn cho phép vi sinh vật có mặt trong thực phẩm theo, Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT của Bộ Y tế: 17 Bảng 2.2: Số vụ mắc, ngộ độc và tử vong trong năm 2003-2004: .20 Bảng 2.3: Số vụ mắc, ngộ độc và tử vong trong năm 2006-2007: .20 Bảng 4.1: Các nhóm thực phẩm được sử dụng trong khảo sát: 29 Bảng 4.2: Kết quả kiểm tra tổng vi khuẩn hiếu khí trong TP ăn liền: 37 Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra tổng vi khuẩn hiếu khí trong TP tươi sống: 39 Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra tổng vi khuẩn hiếu khí trong TP khô: .40 Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra VSV chỉ thị an toàn trong TP ăn liền: 42 Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra VSV chỉ thị an toàn trong TP tươi sống: .44 Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra VSV chỉ thị an toàn trong TP khô: .45 Bảng 4.8: Kết quả kiểm tra VSV gây ngộ độc trong TP ăn liền: .47 Bảng 4.9: Kết quả kiểm tra VSV gây ngộ độc trong TP tươi sống: .48 Bảng 4.10: Kết quả kiểm tra VSV gây ngộ độc trong TP khô: 49 . Khảo sát mức độ ô nhiễm vi sinh vật trong các loại thực phẩm tại khu vực thành phố Phan Thiết

pdf82 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2285 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khảo sát mức độ ô nhiễm vi sinh vật trong các loại thực phẩm tại khu vực thành phố Phan Thiết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a trong chai, hấp khử trùng ở 121oC trong 15 phút, sau đó lắc đều. Thành phần gồm: Peptone 5,0g Cao nấm men 2,5g Glucose 1g Agar 14g Nƣớc cất 1000ml  Trypton Soya Agar (TSA) Đây là môi trƣờng thạch không chọn lọc đƣợc hấp khử trùng ở 121oC trong 15 phút, trƣớc khi hấp khử trùng phải đun để tan hết agar. Thành phần gồm: Trypticase peptone 15g Phytone peptone 5g NaCl 5g Agar 15g Nƣớc cất 1000ml  Violet Red Bile Agar (VRBA) Môi trƣờng này đƣợc dùng trong qui trình định lƣợng Coliforms tổng số. Đây là môi trƣờng thạch đĩa nhƣng không đƣợc hấp khử trùng. Vì vậy, phải đong trƣớc một thể tích xác định nƣớc cất vào chai, hấp ở 121oC trong 15phút. Sau đó, tiếp tục cân môi trƣờng khô vào và đun tan. Tất cả các thao tác này phải đƣợc tiến hành trong điều kiện vô trùng. Thành phần gồm: Cao nấm men 3g Peptone 7g NaCl 5g Muối mật 1,5g Lactose 10g Neutral red 0,03g Crystal violet 0,002g Agar 18g Nƣớc cất 1000ml  Brilliant Green Bile Lactose (BGBL) Đây là môi trƣờng lỏng nên đƣợc pha trong cốc thuỷ tinh, khuấy cho tan, sau đó bơm phân phối 5ml vào mỗi ống nghiệm rồi cho ống Durham ngƣợc vào, đậy nút bông, hấp khử trùng ở 121oC trong 15 phút. Sau khi hấp xong quan sát xem các ống có sinh hơi không, nếu thấy sinh hơi thì không sử dụng. Thành phần gồm: Peptone 10g Lactose 10g Mật bò 20g Brilliant green 0,0133g Nƣớc cất 1000ml  Eosin Methyl Blue (EMB) Đây là môi trƣờng thạch dùng để phân lập E. coli và môi trƣờng đƣợc hấp khử trùng ở 121oC trong 15 phút, để nguội ở 45oC rồi đỗ đĩa. EMB là môi trƣờng rất dễ bị nhiễm mốc, do đó phải đƣợc pha trƣớc một ngày. Thành phần gồm: Peptone 10g Lactose 5g Sucrose 5g K2PO4 (dikali phosphat) 2g Eosin 0,4g Methyl blue 0,065g Agar 13,5g Nƣớc cất 1000ml  Baird Parker Agar (BPA) Đây là môi trƣờng dùng để phân lập Staphylococcus aureus. Môi trƣờng đƣợc hấp khử trùng ở 121oC trong 15 phút. Sau khi hấp xong thì giữ ấm ở 45oC rồi bổ sung thêm EY (Egg yorlk tellurite), trộn đều tránh tạo bọt khí, đổ đĩa, phải thực hiện trong điều kiện vô trùng. Thành phần gồm: Tryptone 10g Cao thịt 5g Cao nấm men 1g Sodium pyruvate 10g Glycine 10g Lithium chloride.6H2O 5g Agar 15g Egg yorlk tellurite 50ml Nƣớc cất 1000ml  Buffered Peptone Water (BPW) Đây là môi trƣờng tiền tăng sinh Salmonella, đƣợc hấp khử trùng ở 121oC trong 15 phút. Thành phần gồm: Peptone 10g NaCl 5g Na2HPO4.12H2O 9g KH2PO4 1,5g Nƣớc cất 1000ml  Rappaport Vassiliadis Soy Peptone (RV) Đây là môi trƣờng dùng để tăng sinh chọn lọc Salmonella, đƣợc hấp khử trùng ở 115oC trong 15 phút. Thành phần gồm: Peptone 4,5g MgCl2.6H2O 28,6g NaCl 7,2g K2HPO4 0,18g KH2PO4 1,26g Malachite green oxalate 0,036g Nƣớc cất 1000ml  Xylose Lysine Desoxycholate (XLD) Đây là môi trƣờng thạch dùng để phân lập Salmonella, môi trƣờng này không đƣợc hấp khử trùng, do đó phải đong trƣớc một thể tích xác định nƣớc cất vào chai, hấp khử trùng ở 121oC trong 15 phút. Sau đó, cân môi trƣờng khô vào, đun tan đổ đĩa, tất cả các thao tác thực hiện trong điều kiện vô trùng. Thành phần gồm: Cao nấm men 3g NaCl 5g D(+)xylose 3,5g Lactose 7,5g Sucrose 7,5g L(+)lysine 5,0g Sodium desoxycholate 2,5g Sodium thiosulphate 6,8g Ammonium iron citrate 0,8g Phenol red 0,08g Agar 13,5g Nƣớc cất 1000ml 3.2.2.2. Môi trƣờng dùng để thử sinh hoá  Simmons Citrate Đây là môi trƣờng thạch nghiêng nên phải đƣợc pha trong cốc, đun cho tan hết agar, phân phối vào mỗi ống nghiệm khoảng 7ml, đậy nắp, hấp ở 121oC trong 15 phút. Thành phần gồm: Sodium citrate 2g NaCl 5g K2HPO4 41g NH4H2PO4 41g MgSO4 0,2g Bromothymol blue 0,08g Agar 15g Nƣớc cất 1000ml  Huyết tƣơng tƣơi đông lạnh  Urea Broth Đây là môi trƣờng không đƣợc hấp khử trùng, nƣớc cất phải đong một thể tích chính xác vào chai, hấp ở 121oC trong 15 phút. Sau đó, cân môi trƣờng vào lắc cho tan hết, lọc qua màng lọc rồi phân phối vào mỗi ống nghiệm 5ml, thực hiện trong điều kiện vô trùng. Thành phần gồm: Urea 20g Cao nấm men 0,1g Na2HPO4 49,5g K2HPO4 49,1g Phenol red 0,01g Nƣớc cất 1000ml  Canh Manitol Phenol Red Đây là môi trƣờng thạch nghiêng nên đƣợc pha trong cốc, sau đó đun tan rồi phân phối vào mỗi ống nghiệm 5ml, đem hấp khử trùng ở 121oC trong 15 phút. Thành phần gồm: Mannitol 10g Phenol red broth base 15g Nƣớc cất 1000ml  Lysine Decarboxylase Đây là môi trƣờng lỏng, pha trong cốc thủy tinh, phân phối vào mỗi ống nghiệm 5ml, hấp ở 121oC trong 15 phút. Thành phần gồm: L-lysine HCl 0,5g Dextrose 0,5g KH2PO4 40,5g Nƣớc cất 100ml  Kligler Iron Agar (KIA) Đây là môi trƣờng thạch nghiêng sâu, đƣợc pha vào trong cốc thủy tinh, đun cho tan hết agar, phân phối vào mỗi ống nghiệm 5ml, hấp ở 121oC trong 15 phút. Sau đó, lắc đều và làm nghiêng ống sao cho sau khi môi trƣờng đông đặc phải có phần sâu khoảng 2cm. Thành phần gồm: Peptone 20g Lactose 10g Dextrose 10g NaCl 5g Feric ammonium 0,5g Sodium thiosulphate 0,5g Agar 15g Phenol red 0,025g Nƣớc cất 1000ml  Canh Tryptone Môi trƣờng này đƣợc sử dụng để thử nghiệm phản ứng indol. Đây cũng là môi trƣờng lỏng, pha trong cốc, phân phối vào mỗi ống nghiệm 5ml, hấp 121oC trong 15 phút. Thành phần: Tryptone 20g NaCl 5g Nƣớc cất 1000ml  Methyl Red Vosger – Proskauer (MR – VP) Môi trƣờng này đƣợc sử dụng để thử phản ứng Methyl red và Voges Proskauer. Đây là môi trƣờng lỏng, đƣợc pha vào trong cốc khuấy tan, phân phối vào mỗi ống nghiệm 5ml, hấp ở 121oC trong 15 phút. Thành phần gồm: Peptone 5g K2HPO4 5g Glucose 5g Nƣớc cất 1000ml  Thuốc thử Methyl red Kovac’s - napthol 5% Dung dịch KOH 40% 3.2.3. Vật liệu nghiên cứu Mẫu TP đƣợc sử dụng bao gồm các loại TP khác nhau đƣợc thu tại khu vực chợ và các quán ăn ven đƣờng, trong chợ và trong các quán ăn. Các loại mẫu thu đại diện cho 3 nhóm TP chính: TP ăn liền, TP tƣơi sống và TP khô. Chi tiết các loại mẫu đƣợc trình bày dƣới Bảng 3.1. Bảng 3.1: Các nhóm thực phẩm đƣợc sử dụng trong khảo sát Nhóm mẫu TP Số lƣợng Loại mẫu Ăn liền 35 Xôi đậu xanh, xôi đậu bắp, chè chuối, chè đậu đen, chè đậu ván, chè đậu phộng, chè khoai sáp, nƣớc mía, nƣớc rau má, bánh plan, bánh canh, bánh bò, bánh bèo, bánh tiêu, bánh đậu xanh, đông sƣơng, bún, phở, bánh ƣớt, bánh bông lan, sữa đậu nành, chả chiên, chả hấp, chả lụa, tƣơng đen, tƣơng đỏ, nƣớc mắn, cá cơm kho khô, cá mai tẩm mè, cá bống mú tẩm , kim chi, cà chua ngọt, cải chua ngọt, đu đủ muối chua ngọt. Tƣơi sống 21 Đậu phụ trắng, đậu phụ vàng, thịt heo, thịt gà, thịt bò, mực ống nguyên con, tép tƣơi, mực ống cắt khúc, cá mú đông lạnh, cá mập lụa đông lạnh, cồi điệp tƣơi đông lạnh, cá cờ đông lạnh, cá thu đông lạnh, cá trích đông lạnh, cá hố cắt khúc, cá nục đông lạnh, cá cơm đông lạnh , mực nang đông lạnh, nghêu lụa luộc đông lạnh, sò lông luộc đông lạnh, rau má, xà lách, cải xanh, tí tô. Khô 24 Cá bò ép, tôm khô, cá mối khô, cá chỉ tẩm, nghêu luộc khô, sò hào khô, mực ống tẩm gia vị, cá cơm, cá trích, cá mối tẩm, cá hố khô, cá giãnh, cá úp giấy, tép khô, cá chỉ, cá bống mú tẩm, cá bò ép tẩm, cá thiều tẩm, cá bống mú khô, cá đuối khô. 3.3. Phƣơng pháp 3.3.1. Phƣơng pháp thu và bảo quản mẫu thực phẩm Mẫu đƣợc thu tại chợ và đƣợc chứa trong bao nylon, bảo quản mẫu trong nƣớc đá cho tới khi vận chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích. Nếu chƣa phân tích ngay thì đƣợc bảo quản trong tủ ở 4 – 5oC trong 24 – 36 giờ. Riêng đối với mẫu cá và thủy sản tƣơi và khô thì đƣợc cán bộ Chi Cục thu tại cơ sở chế biến. 3.3.2. Phƣơng pháp pha loãng vi sinh vật Cân 10 g mẫu cho vào 90ml dung dịch pha loãng SPW, sau đó đêm dập mẫu trong khoảng 30 giây, để đƣợc dung dịch pha loãng 10-1. Dùng micropipet với đầu típ vô trùng, hút 1 ml dịch mẫu vào ống chứa 9 ml dung dịch pha loãng, lắc đều đƣợc 10-2. Tiếp tục hút và pha loãng để đƣợc các nồng độ thấp hơn. Hình 3.1: Sơ đồ pha loãng vi sinh vật 3.3.3. Phƣơng pháp phân tích tổng số vi khuẩn hiếu khí Vi khuẩn hiếu khí là vi khuẩn sinh trƣởng và phát thiển ở nhiệt độ 30oC trong 72 giờ. Để xác định mậtc độ tổng số vi khuẩn hiếu khí, chúng tôi sử dụng bằng phƣơng pháp đổ đĩa.  Cách tiến hành Sử dụng kẹp, kéo đã đƣợc vô trùng cắt và cân 10g ± 0,5g mẫu cho vào bao PE vô trùng, bổ sung vào 90 ml dung dịch pha loãng SPW đồng nhất mẫu bằng Stomacher trong khoảng 30 – 40 giây để đƣợc độ pha loãng 10-1. Dùng micropipet với đầu típ vô trùng hút 1 ml dịch mẫu đã đƣợc pha loãng ở nồng độ 10 -1 chuyển vào ống nghiệm chứa sẵn 9 ml dung dịch pha loãng để đƣợc 10-2, đồng nhất bằng máy lắc (vortex) rồi hút 1 ml chuyển vào hai đĩa petri trống vô trùng, sau đó hút 1 ml chuyển vào ống 9 ml dung dịch pha loãng, đồng nhất. Cứ tiếp tục hút cho đến khi đạt đƣợc độ pha loãng tùy theo mỗi loại mẫu phân tích. Đổ môi trƣờng PCA vào các đĩa petri đã đƣợc cấy mẫu, mỗi đĩa khoảng 10 – 15 ml. Trộn đều dịch mẫu với môi trƣờng bằng cách xoay tròn đĩa petri xuôi và ngƣợc chiều kim đồng hồ, mỗi chiều khoảng 3 – 5 lần, đặt môi trƣờng trên 90 ml 9ml 9ml 9ml 9ml 10g 1ml 1ml 1ml 1ml 1ml Ống nuôi cấy ban đầu 10-1 10-2 10-3 10-4 10-5 Pha loãng ra các nồng độ tiếp theo Độ pha loãng mặt phẳng nằm ngang cho môi trƣờng đông đặt lại, lật ngƣợc và ủ các đĩa trong tủ ấm ở nhiệt độ 30oC trong 72 giờ.  Tính kết quả Sau thời gian ủ, chọn những đĩa có từ 25 – 250 khuẩn lạc để đếm. Tổng số vi khuẩn hiếu khí đƣợc tính theo công thức sau: N A (CFU/g hay CFU/ml) n1xV1xF1 +…+ nixVixFi Trong đó: A: số đơn vị hình thành khuẩn lạc trong 1 g hay 1 ml mẫu. N: tổng số khuẩn lạc đếm đƣợc trên các đĩa đã chọn. ni: số lƣợng đĩa cấy tại độ pha loãng thứ i. Vi: thể tích dịch mẫu (ml) cấy vào trong mỗi đĩa Fi: độ pha loãng tƣơng ứng 3.3.4. Phƣơng pháp phân tích Coliforms tổng số Để xác định mật độ Coliforms tổng số, chúng tôi tiến hành bằng phƣơng pháp nuôi cấy truyền thống.  Cách tiến hành Từ dịch pha loãng mẫu ở nồng độ ban đầu (10-1), hút 1 ml cấy chuyển vào đĩa petri vô trùng, mỗi nồng độ cấy 2 đĩa, thêm vào mỗi đĩa đã cấy khoảng 5 ml môi trƣờng TSA đã đƣợc hấp và đun tan, môi trƣờng này có tác dụng phục hồi các tế bào bị suy yếu hay bị tổn thƣơng trong quá trình chế biến cũng nhƣ trong thao tác mẫu. Sau đó trộn đều dịch mẫu với môi trƣờng bằng cách xoay tròn đĩa petri theo chiều kim đồng hồ, mỗi vòng xoay từ 3 – 5 lần, để yên từ 30 – 60 phút ở nhiệt độ phòng rồi bổ sung 10 – 15 ml môi trƣờng VRB, chờ đông đặc, lật ngƣợc và ủ các đĩa ở 37oC ± 0,5oC trong 24 giờ. Sau thời gian ủ, chọn đĩa có xuất hiện từ 10 – 100 khuẩn lạc có màu đỏ đến đỏ đậm, đƣờng kính lớn hơn 0,5 mm, có quầng tủa muối mật để đếm. Sau đó, dùng que cấy thẳng đã khử trùng chọn 5 khuẩn lạc cấy chuyển vào ống có chứa 5 ml môi trƣờng BGBL, ủ các ống ở 37oC ± 0,5oC trong 24 – 48 giờ. Hình 3.2: Hình dạng khuẩn lạc Coliforms trên môi trƣờng VRB  Tính kết quả Dựa vào số khuẩn lạc đếm đƣợc và tỷ lệ khẳng định, tính mức độ của Coliforms theo công thức: N C (CFU/g hay CFU/ml) = x R n xV x F Trong đó: C: số Coliforms trong 1 g hay 1 ml mẫu N: tổng số khuẩn lạc đếm đƣợc trên đĩa đã chọn n: số lƣợng đĩa cấy tại độ pha loãng đã chọn V: thể tích dịch mẫu (ml) cấy vào trong mỗi đĩa F: độ pha loãng tƣơng ứng R: tỷ lệ khẳng định 3.3.5. Phƣơng pháp phân tích E. coli trong thực phẩm Để xác định E. coli trong thực phẩm, chúng tôi dùng phƣơng pháp định tính, phƣơng pháp này chỉ cho phép phát hiện có hay không có E. coli trong mẫu thực phẩm.  Cách tiến hành Bước tăng sinh chọn lọc: Đây là bƣớc rất quan trọng vì nó ức chế sự phát triển một số nhóm VSV không mong muốn. Dùng micropipet vô trùng hút 1ml dịch pha loãng mẫu ở nồng độ ban đầu (10 -1) cấy chuyển vào ống nghiệm có chứa 5ml môi trƣờng BGBL, lắc đều và ủ ở 44 o C ± 0,5oC trong 24 – 48 giờ. Bước phân lập: Bƣớc này nhằm tách biệt VSV mục tiêu ra khỏi quần thể của chúng. Dùng que cấy vòng đã khử trùng chọn những ống mẫu trong môi trƣờng BGBL có sinh hơi cấy phân lập sang đĩa môi trƣờng EMB, lật ngƣợc và ủ đĩa ở 37oC ± 0,5oC trong khoảng 24 – 48 giờ. Hình 3.3: Hình dạng khuẩn lạc E. coli trên môi trƣờng EMB Bước khẳng định: Dùng que cấy vòng đã khử trùng chọn 5 khuẩn lạc dẹt, có ánh kim tím hoặc tím đen trên môi trƣờng EMB cấy vào đĩa môi trƣờng TSA, ủ ở 37oC ± 0,5oC trong 24 – 48 giờ. Sau thời gian ủ, tiến hành thử sinh hoá theo nghiệm pháp IMViC: Indol (+), MR (+), VP (-), SC (-). - Phản ứng Indol: Dùng que cấy vòng đã khử trùng, cấy chuyển sinh khối vi khuẩn từ môi trƣờng TSA sang ống có chứa 5ml môi trƣờng canh Trypton. - Phản ứng MR - VP: Dùng que cấy vòng đã khử trùng, cấy chuyển sinh khối vi khuẩn từ môi trƣờng TSA sang hai ống có chứa 5ml môi trƣờng canh MR - VP. - Phản ứng Simmoms Citrate (SC): Dùng que cấy thẳng đã khử trùng, cấy chuyển sinh khối vi khuẩn từ môi trƣờng TSA sang ống có chứa 5ml môi trƣờng SC. Đem tất cả các ống đã cấy ủ ở 44oC ± 0,5oC trong 24 giờ. Hình 3.4: Các thử nghiệm sinh hóa IMViC 1: Thử nghiệm indol dương tính, 2: Thử nghiệm Indol âm tính, 3: Thử nghiệm MR dương tính, 4: Thử nghiệm MR âm tính, 5,6: thử nghiệm VP âm tính, 7,8: thử nghiệm SC âm tính 3.3.6. Phƣơng pháp phân tích Staphylococcus aureus trong thực phẩm  Cách tiến hành Dùng micropipet với đầu típ vô trùng, hút 0,2 ml dịch pha loãng mẫu ở nồng độ ban đầu (10-1) cấy vào đĩa petri có chứa 10 – 15 ml môi trƣờng thạch BP, dùng que cấy tam giác đã khử trùng cấy trãi đều trên mặt thạch cho đến khi nào khô, lật ngƣợc và ủ ở 37oC ± 0,5oC trong 48 giờ. Đọc kết quả Chọn và đếm những đĩa có xuất hiện từ 10 – 100 khuẩn lạc có đƣờng kính từ 0,5 – 1 mm, tròn lồi, đen bóng có quầng sáng hoặc quầng trong xung quanh rộng khoảng 1 – 2 mm. Có một số dòng S. aureus không cho khuẩn lạc đặc trƣng. Hình 3.5: Khuẩn lạc S. aureus trên môi trƣờng BP Khẳng định Trên môi trƣờng BP chọn 5 khuẩn lạc đặc trƣng và 5 khuẩn lạc không đặc trƣng cấy vào môi trƣờng TSA, ủ ở 37oC ± 0,5oC trong 24 giờ, cấy chuyển sinh khối vi khuẩn từ môi trƣờng TSA vào ống nghiệm chứa 0,5ml huyết tƣơng tƣơi đông lạnh, ủ ở 37oC ± 0,5oC trong 24 giờ. Theo dõi kết quả phản ứng đông huyết tƣơng sau các khoảng thời gian 2, 4, 6, 8, và 24 giờ. Tính tỷ lệ khẳng định trên khuẩn lạc đặc trƣng và khuẩn lạc không đặc trƣng. Kết quả phản ứng: + Dƣơng tính: có khối đông huyết tƣơng hình thành. Mọi mức độ đông huyết tƣơng đều cho là dƣơng tính. + Âm tính: không có khối đông, hỗn hợp vẫn đồng nhất nhƣ ống không cấy.  Tính kết quả Mật độ nhiễm S. aureus/g mẫu đƣợc tính theo công thức sau: N Mật độ(CFU/g hay CFU/ml) = x R n x V x F Trong đó: N: tổng số khuẩn lạc đặc trƣng đếm đƣợc trên đĩa n: số đĩa tại mỗi độ pha loãng đã chọn V: thể tích dịch mẫu cấy vào mỗi đĩa F: độ pha loãng R: tỷ lệ đông tụ huyết tƣơng 3.3.7. Phƣơng pháp phân tích Salmonella trong thực phẩm  Cách tiến hành: qui trình phân tích đƣợc tiến hành qua 4 bƣớc - Giai đoạn tiền tăng sinh: Cân 25 g mẫu cho vào bao PE vô trùng, bổ sung thêm 225 ml môi trƣờng nƣớc peptone đệm, cột miệng bao lại đem ủ ở 37 o C trong 18 – 24 giờ. - Giai đoạn tăng sinh chọn lọc: Lắc đều dịch vi khuẩn sau tiền tăng sinh, lấy micropipet với đầu típ vô trùng hút 0,1 ml cấy chuyển vào ống nghiệm có chứa 10 ml môi trƣờng RV, ủ ở 42oC trong 24 giờ trong bể điều nhiệt. - Giai đoạn phân lập: Sau khi ủ, lắc nhẹ dịch canh khuẩn sau tăng sinh chọn lọc dùng que cấy vòng đã khử trùng cấy ria sang đĩa môi trƣờng XLD, lật ngƣợc và ủ ở 37oC trong 24 giờ. - Giai đoạn thử nghiệm sinh hóa: Trên môi trƣờng XLD chọn khuẩn lạc điển hình trong suốt, có tâm đen cấy sang đĩa môi trƣờng TSA, ủ đĩa ở 37oC trong 24 giờ. Từ môi trƣờng TSA cấy vào các môi trƣờng thử nghiệm sinh hóa sau: + Phản ứng KIA: Dùng que cấy thẳng đã khử trùng cấy chuyển sinh khối vi khuẩn từ môi trƣờng TSA, cấy đâm sâu xuống phần sâu của môi trƣờng KIA rồi ria đều trên bề mặt. + Phản ứng LDC: Dùng que cấy vòng đã khử trùng cấy chuyển sinh khối vi khuẩn từ môi trƣờng TSA vào ống có chứa 5 ml môi trƣờng LDC. + Phản ứng Mannitol: Cũng dùng que cấy vòng đã khử trùng cấy chuyển sinh khối vi khuẩn từ môi trƣờng TSA sang ống nghiệm có chứa 5 ml môi trƣờng Mannitol phenol red broth. + Phản ứng Urea: Cũng dùng que cấy vòng đã khử trùng cấy chuyển sinh khối vi khuẩn từ môi trƣờng TSA sang ống nghiệm có chứa 5 ml môi trƣờng Urea phenol red broth. + Phản ứng VP: Dùng que cấy vòng đã khử trùng cấy chuyển sinh khối vi khuẩn từ môi trƣờng TSA sang ống nghiệm có chứa 5 ml môi trƣờng MR – VP. + Phản ứng Indol: Dùng que cấy vòng đã khử trùng cấy chuyển sinh khối vi khuẩn từ môi trƣờng TSA sang ống nghiệm có chứa 5 ml môi trƣờng Canh Trypton. Đem tất cả các ống đã cấy ủ ở 37oC trong 24 giờ. Chƣơng 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khảo sát mức độ nhiễm VSV chỉ thị chất lƣợng trong các loại thực phẩm 4.1.1. Mức độ nhiễm VSV chỉ thị chất lƣợng trong TP ăn liền Thực phẩm ăn liền bao gồm tất cả các loại TP không qua giai đoạn chế biến hay gia nhiệt, chúng đƣợc sử dụng ngay khi mua về. Các loại TP này đƣợc bày bán trên khắp vỉa hè, đƣờng phố gồm nhiều loại: món ăn vặt, nƣớc uống, bánh phở, món ăn mặn, nƣớc chấm… Theo quy định số 3742/2001/QĐ-BYT của Bộ Y tế, ngƣỡng cho phép của chỉ tiêu VSV hiếu khí trong TP ăn liền nhỏ hơn hay bằng 104 CFU/g, chỉ số này mà vƣợt quá ngƣỡng cho phép thì không đạt chất lƣợng vi sinh. Khảo sát đƣợc thực hiện trên tổng số 35 mẫu với các ngày thu mẫu khác nhau và đƣợc chia là 5 nhóm TP. Kết quả sau khi đƣợc tổng hợp và xử lý thống kê bằng chƣơng trình Excel (xem phụ lục B.1) đƣợc trình bày trên Bảng 4.1 và Biểu đồ 4.1. Bảng 4.1: Kết quả kiểm tra tổng số vi khuẩn hiếu khí trong TP ăn liền TPC(CFU/g) ln (TPC(CFU/g)) Nhóm ăn vặt 1,4 x 106 14,15 Nhóm nƣớc uống 2,8 x 105 12,54 Nhóm bánh phở 6,1 x 105 13,32 Nhóm ăn mặn 6,0 x 106 15,61 Nhóm nƣớc chấm 4,6 x 101 3,83 Tiêu chuẩn 10 4 9,21 Biểu đồ 4.1: Mức độ nhiễm tổng số vi khuẩn hiếu khí trong TP ăn liền Kết quả thể hiện trên Bảng 4.1 và Biểu đồ 4.1 cho thấy, trong tổng số 35 mẫu TP ăn liền đƣợc phân tích bằng phƣơng pháp nuôi cấy truyền thống có 10 mẫu đạt tiêu chuẩn cho phép và 25 mẫu không đạt, các mẫu không đạt thuộc trong các nhóm: nhóm ăn vặt, nhóm nuớc uống, nhóm bánh phở và nhóm ăn mặn. Trong đó hầu hết các mẫu TP thuộc nhóm nƣớc chấm đạt tiêu chuẩn về tổng số vi khuẩn hiếu khí. Kết quả này cho thấy trong các loại TP ăn liền đƣợc bày bán tại các chợ khu vực thành phố Phan Thiết có mức độ nhiễm tổng số vi khuẩn hiếu khí khá cao. Điều này khuyến cáo các nhà quản lý chất lƣợng vệ sinh TP cần phải có những biện pháp tăng cƣờng giám sát vệ sinh TP đang lƣu hành trên thị trƣờng, nhằm bảo đảm an toàn cho sức khỏe ngƣời tiêu dùng. 4.1.2. Mức độ nhiễm VSV chỉ chất lƣợng trong TP tƣơi sống Thực phẩm tƣơi sống bao gồm tất cả các loại TP trƣớc khi sử dụng phải qua quá trình chế biến hay gia nhiệt, gồm các loại nhƣ: đậu phụ, thịt, rau, cá và các loại hải sản tƣơi sống,… Theo quy định số 3742/2001/QĐ-BYT của Bộ Y tế, ngƣỡng cho phép của chỉ tiêu tổng VSV hiếu khí trong TP tƣơi sống nhỏ hơn hay bằng 106 CFU/g. Nếu trong TP có sự hiện diện của VSV này mà vƣợt quá ngƣỡng quy định thì không đảm bảo chất lƣợng an toàn vệ sinh TP. Khảo sát đƣợc thực hiện trên tổng số 24 mẫu với các ngày thu mẫu khác nhau và đƣợc phân làm 5 nhóm: đậu phụ, thịt, cá đông lạnh, rau và các loại hải sản đông lạnh. Kết quả sau khi đƣợc tổng hợp và xử lý thống kê bằng chƣơng trình Excel (xem phụ lục B.2) đƣợc trình bày trên Bảng 4.2 và Biểu đồ 4.2. Bảng 4.2: Kết quả kiểm tra tổng số vi khuẩn hiếu khí trong TP tƣơi sống TPC(CFU/g) ln (TPC(CFU/g)) Nhóm đậu phụ 2,5x106 14,73 Nhóm thịt 1,6x106 14,28 Nhóm cá đông lạnh 1,9x103 7,55 Nhóm hải sản đông lạnh 2,9x105 12,58 Nhóm rau 6,6x106 15,70 Tiêu chuẩn 10 6 13,82 Biểu đồ 4.2: Mức độ nhiễm tổng số vi khuẩn hiếu khí trong TP tƣơi sống Kết quả thể hiện trên Bảng 4.2 và Biểu đổ 4.2 cho thấy, trong tổng số 24 mẫu TP tƣơi sống đƣợc phân tích phát hiện 7 mẫu có chỉ số TPC cao hơn tiêu chuẩn cho phép và 17 mẫu đạt tiêu chuẩn, tỷ lệ mẫu không đạt là 29,2%. Trong đó nhóm đậu phụ 100% không đạt, nhóm thịt không đạt 2/3 mẫu và nhóm rau không đạt 2/4 mẫu. Riêng nhóm cá đông lạnh khảo sát 8 mẫu thì 100% đều đạt tiêu chuẩn với chỉ tiêu này, nhóm hải sản đông lạnh khác khảo sát 7 mẫu chỉ phát hiện 1 mẫu không đạt về chỉ tiêu TPC. Kết quả này cho thấy, trong các loại TP tƣơi sống đã phân tích, kể cả nhóm cá và hải sản đông lạnh nhìn chung đảm bảo an toàn về chỉ tiêu tổng VSV hiếu khí. 4.1.3. Mức độ nhiễm VSV chỉ thị chất lƣợng trong TP khô Thực phẩm khô gồm các loại TP đã qua một lần xử lý nhƣng trƣớc khi sử dụng cũng phải qua quá trình chế biến lại nhƣ : cá khô, tôm, mực và các loại cá ép tẩm. Theo quy định số 3742/2001/QĐ-BYT của Bộ Y tế, ngƣỡng cho phép của chỉ tiêu VSV hiếu khí trong TP khô nhỏ hơn hay bằng 106CFU/g. Khảo sát đƣợc thực hiện trên tổng số 21 mẫu với các ngày thu mẫu khác nhau và đƣợc phân làm 3 nhóm: nhóm cá khô, nhóm hải sản khô, nhóm cá ép tẩm. Kết quả sau khi đƣợc tổng hợp và xử lý thống kê bằng chƣơng trình Excel (xem phụ lục B.3) đƣợc trình bày trên Bảng 4.3 và Biểu đồ 4.3. Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra tổng VSV hiếu khí trong TP khô TPC(CFU/g) ln (TPC(CFU/g)) Nhóm cá khô 1,1x106 13,91 Nhóm hải sản khô 7,7x105 13,55 Nhóm cá ép tẩm 2,7x105 12,48 Tiêu chuẩn 10 6 13,82 Biểu đồ 4.3: Mức độ nhiễm tổng số vi khuẩn hiếu khí trong TP khô Kết quả thể hiện trên Bảng 4.3 và Biểu đồ 4.3 cho thấy, trong tổng số 21 mẫu TP khô phân tích phát hiện 6 mẫu có chỉ số TPC cao hơn tiêu chuẩn cho phép và 15 mẫu nằm trong giới hạn, tỷ lệ mẫu không đạt chiếm 28,57%. Trong đó nhóm cá khô phân tích 8 mẫu phát hiện 3 mẫu có chỉ số TPC vƣợt quá ngƣỡng cho phép, còn nhóm hải sản khô phân tích 5 mẫu thì phát hiện 2 mẫu vƣợt quá ngƣỡng quy định, nhóm cá ép tẩm phân tích 8 mẫu thì chỉ có 1 mẫu không đạt. Qua kết quả trên cho thấy trong các loại TP khô thì nhóm cá khô phát hiện mức độ nhiễm TPC cao hơn hải sản khô và cá ép tẩm. 4.2. Khảo sát mức độ nhiễm VSV chỉ thị an toàn trong các loại thực phẩm 4.2.1. Mức độ nhiễm VSV chỉ thị an toàn trong TP ăn liền Tham chiếu theo tiêu chuẩn số 3742/2001/QĐ – BYT của Bộ Y tế, quy định cho phép sự hiện diện của VSV chỉ thị an toàn trong TP ăn liền gồm: chỉ tiêu về Coliforms nhỏ hơn hay bằng 10 CFU/g và E. coli thì không cho phép có mặt. Nếu các chỉ tiêu này mà phát hiện trên mức cho phép chứng tỏ TP đó không an toàn về mặt vệ sinh TP. Khảo sát đƣợc thực hiện trên tổng số 35 mẫu với các ngày thu mẫu khác nhau và đƣợc chia làm 5 nhóm chính: ăn vặt, nƣớc uống, bánh phở, ăn mặn và nƣớc chấm. Kết quả sau khi tổng hợp và xử lý thống kê bằng chƣơng trình Excel (xem phụ lục B.1) đƣợc trình bày trên Bảng 4.4 và Biểu đồ 4.4 Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra VSV chỉ thị an toàn trong TP ăn liền Coliforms (CFU/g) ln Coliforms (CFU/g) Tỷ lệ nhiễm E. coli (%) Nhóm ăn vặt 1,3 x 103 7,17 (-12,99)-13,98 Nhóm nƣớc uống 6,1 x 102 6,41 0 Nhóm bánh phở 8,4x101 4,43 0 Nhóm ăn mặn 4,4x101 3,78 (-22,26)-27,32 Nhóm nƣớc chấm <1 0 0 Tiêu chuẩn 10 2,3 0 Biểu đổ 4.4: Mức độ nhiễm Coliforms trong TP ăn liền Kết quả thể hiện trên Bảng 4.4 và Biểu đồ 4.4 cho thấy, trong tổng số 35 mẫu đã phân tích phát hiện 15 mẫu có mật độ Coliforms vƣợt quá ngƣỡng quy định, chiếm tỷ lệ 42,86%. Nếu xét riêng từng nhóm mẫu khác nhau thì nhóm ăn vặt phân tích 14 mẫu phát hiện 8 mẫu không đạt, nhóm nƣớc uống đã phát hiện cả 3/3 mẫu không đạt về chỉ tiêu này, nhóm bánh phở phát hiện 2/5 mẫu không đạt và nhóm ăn mặn phát hiện 2/10 mẫu không đạt. Từ kết quả trên cho thấy rằng mức độ nhiễm Coliforms giữa nhóm ăn vặt cao hơn nhóm nƣớc uống, nhóm bánh phở và nhóm ăn mặn. Các kết quả trên cũng cho thấy nếu tính chung trong tất cả các mẫu TP ăn liền đã phân tích thì tần số hiện diện của E. coli chiếm 8,57% (3/35). Nếu xét riêng tỷ lệ nhiễm E. coli trong từng nhóm mẫu khác nhau thì nhóm nƣớc uống, nhóm bánh phở và nhóm nƣớc chấm đạt 100% không nhiễm E. coli, trong khi đó nhóm ăn mặn tỷ lệ nhiễm E. coli là 20% (2/10) và nhóm ăn vặt có tỷ lệ nhiễm là 7,2% (1/14). Các kết quả này cho thấy rằng: tỷ lệ nhiễm E. coli trong nhóm ăn vặt thấp hơn so với nhóm ăn mặn đƣợc thể hiện rõ trong Biểu đồ 4.5. Biêu đồ 4.5: Tỷ lệ nhiễm E. coli trong các nhóm TP ăn liền 4.2.2. Mức độ nhiễm VSV chỉ thị an toàn trong TP tƣơi sống Tham chiếu theo tiêu chuẩn số 3742/2001/QĐ-BYT của Bộ Y tế, quy định cho phép mức độ VSV chỉ thị an toàn hiện diện trong TP tƣơi sống là: Coliforms nhỏ hơn hay bằng 102 CFU/g, E. coli không cho phép có mặt. Khảo sát đƣợc thực hiện trên tổng số 24 mẫu với các ngày thu mẫu khác nhau và đƣợc phân làm 5 nhóm. Kết quả sau khi tổng hợp và xử lý thống kê bằng chƣơng trình Excel (xem phụ lục B.2) đƣợc trình bày trên Bảng 4.5 và Biểu đồ 4.6. Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra VSV chỉ thị an toàn trong TP tƣơi sống Coliforms (CFU/g) ln Coliforms (CFU/g) Tỷ lệ nhiễm E. coli (%) Nhóm đậu 1,1x102 4,7 0 Nhóm thịt 8,8x102 6,78 (-35,2)-71,48 Nhóm cá đông lạnh 1,9x102 5,25 0 Nhóm hải sản đl 7,7x102 6,65 (-24,03)-27,81 Nhóm rau 3,6x102 5,88 (-36,5)-61,5 Tiêu chuẩn 10 2 4,6 0 Biểu đồ 4.6: Mức độ nhiễm Coliforms trong TP tƣơi sống Qua kết quả thể hiện trên Bảng 4.5 và Biểu đồ 4.6 cho thấy, trong tổng số 24 mẫu đã phân tích thì phát hiện có 17/24 mẫu có mật độ Coliforms trên mức quy định chiếm tỷ lệ 70,83%, tỷ lệ nhiễm E. coli là 5/24 mẫu chiếm tỷ lệ là 20,83%. Nếu xét riêng về mức độ nhiễm Coliforms vƣợt mức trong từng nhóm khác nhau thì nhóm đậu phụ 1/2 mẫu không đạt tiêu chuẩn cho phép, nhóm cá đông lạnh có 5/8 mẫu không đạt, nhóm hải sản có 4/7 mẫu không đạt, nhóm thịt không đạt là 3/3 mẫu và nhóm rau không đạt là 4/4 mẫu. Riêng về tỷ lệ nhiễm E. coli thì nhóm thịt 2/3 mẫu chiếm tỷ lệ 67%, nhóm rau 2/4 mẫu chiếm tỷ lệ 50% và nhóm hải sản đông lạnh 1/7 mẫu chiếm tỷ lệ là 14%. Các kết này cho thấy rằng: tỷ lệ nhiễm E. coli ở nhóm thịt là cao hơn so với nhóm rau và hải sản đông lạnh thể hiện rõ ở Biểu đồ 4.7. Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ nhiễm E. coli trong TP tƣơi sống 4.2.3. Mức độ nhiễm VSV chỉ thị an toàn trong TP khô Tham chiếu theo tiêu chuẩn số 3742/2001/QĐ-BYT của Bộ Y tế quy định cho phép mức độ VSV chỉ thị an toàn trong TP khô là: Coliforms nhỏ hơn hay bằng 102 CFU/g, E. coli không cho phép có mặt. Khảo sát đƣợc thực hiện trên tổng số 21 mẫu với các ngày thu mẫu khác nhau và đƣợc phân làm 3 nhóm chính. Kết quả sau khi tổng hợp và xử lý thống kê bằng chƣơng trình Excel (xem phụ lục B.3) đƣợc trình bày trên Bảng 4.6 và Biểu đồ 4.8. Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra VSV chỉ thị an toàn trong TP khô Coliforms (CFU/g) ln Coliforms (CFU/g) Tỷ lệ nhiễm E. coli (%) Nhóm cá khô 2,8x101 3,33 0 Nhóm hải sản khô 2,6x101 3,26 (-31,48)-38,64 Nhóm cá ép tẩm 3,6x101 3,59 0 Tiêu chuẩn 10 2 4,6 0 Biểu đồ 4.8: Mức độ nhiễm Coliforms trong TP khô Kết quả khảo sát thể hiện trên Bảng 4.6 và Biểu đồ 4.8 cho thấy, trong tổng số 21 mẫu phát hiện1 mẫu mật độ Coliforms vƣợt mức cho phép, do đó nhóm TP này khá an toàn về chỉ tiêu vi sinh. Đối với tỷ lệ nhiễm E. coli cũng phát hiện 1/21 mẫu nhiễm E. coli chiếm tỷ lệ là 4,76%, tỷ lệ nhiễm này thuộc trong nhóm hải sản khô. Vì vậy, có thể kết luận đƣợc rằng trong các loại TP khô đạt mức độ an toàn về VSTP cao hơn thực phẩm tƣơi sống. 4.3. Khảo sát mức độ nhiễm VSV gây ngộ độc trong các loại thực phẩm 4.3.1. Mức độ nhiễm VSV gây ngộ độc trong TP ăn liền Tham chiếu theo tiêu chuẩn số 3742/2001/QĐ-BYT của Bộ Y tế và theo TCVN không cho phép phát hiện Salmonella trong 25g/mẫu ở bất kỳ các loại TP nào. Riêng về chỉ tiêu S. aureus thì Bộ Y tế quy định, sự có mặt của nó trong TP ăn liền nhỏ hơn hay bằng 10 CFU/g. Khảo sát đƣợc thực hiện trên tổng số 35 mẫu với các ngày thu mẫu khác nhau và đƣợc phân làm 5 nhóm. Kết quả sau khi tổng hợp và xử lý thống kê bằng chƣơng trình Excel (xem phụ lục B.1) đƣợc trình bày trên Bảng 4.7 và Biểu đồ 4.9. Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra VSV gây ngộ độc trong TP ăn liền S. aureus (CFU/g) ln S. aureus (CFU/g) Tỷ lệ nhiễm Salmonella (%) Nhóm ăn vặt 53 3,97 0 Nhóm nƣớc uống 83 4,42 0 Nhóm bánh phở 142 4,95 0 Nhóm ăn mặn 11 2,39 0 Nhóm nƣớc chấm <1 0 0 Tiêu chuẩn 10 2,3 0 Biểu đổ 4.9: Mức độ nhiễm S. aureus trong TP ăn liền Kết quả khảo sát thể hiện trên Bảng 3.7 và Biểu đồ 3.9 cho thấy, trong tổng số 35 mẫu phân tích, phát hiện có 9/35 mẫu nhiễm S. aureus cao hơn mức cho phép, chiếm tỷ lệ 25,71%. Xét riêng tỷ lệ mẫu không đạt về chỉ tiêu S. aureus trong từng nhóm khác nhau thì nhóm ăn vặt không đạt 3/14 mẫu, nhóm nƣớc uống không đạt 2/3 mẫu, nhóm bánh phở không đạt 2/5 mẫu, nhóm ăn mặn không đạt 2/10 mẫu, nhóm gia vị có tỷ lệ này là 0%. Các kết quả trên cho thấy rằng mức độ nhiễm S. aureus ở nhóm ăn mặn thấp hơn so với nhóm bánh phở, nhóm nƣớc uống và nhóm ăn mặn. Đáng chú ý là trong số 35 mẫu đã phân tích thì không phát hiệm mẫu nào nhiễm Salmonella. Điều này chứng tỏ các loại TP ăn liền trong khu vực này là an toàn đối với chỉ tiêu này. 4.3.2. Mức độ nhiễm VSV gây ngộ độc trong TP tƣơi sống Theo tiêu chuẩn số 3742/2001/QĐ-BYT của Bộ Y tế, quy định mức độ S. aureus trong TP tƣơi sống nhỏ hơn hay bằng 100 CFU/g. Khảo sát đƣợc thực hiện trên tổng số 24 mẫu với các ngày thu mẫu khác nhau và đƣợc phân làm 5 nhóm. Kết quả sau khi tổng hợp và xử lý thống kê bằng chƣơng trình Excel (xem phụ lục 2) đƣợc trình bày trên Bảng 4.8 và Biểu đồ 4.10. Bảng 4.8: Kết quả kiểm tra vi sinh gây ngộ độc trong TP tƣơi sống S. aureus (CFU/g) ln S. aureus (CFU/g) Tỷ lệ nhiễm Salmonella (%) Nhóm đậu 615 6,42 0 Nhóm thịt 515 6,24 0 Nhóm cá đông lạnh 21 3,04 0 Nhóm hải sản đl 123 4,81 0 Nhóm rau 287 5,66 0 Tiêu chuẩn 100 4,6 0 Biểu đổ 4.8: Mức độ nhiễm S. aureus trong TP tƣơi sống Kết quả khảo sát thể hiện trên Bảng 4.8 và Biểu đồ 4.10 cho thấy, trong số 24 mẫu thuộc loại TP tƣơi sống phát hiện 11/24 mẫu nhiễm S. aureus vƣợt mức cho phép, chiếm tỷ lệ 45,83% và không phát hiện mẫu nhiễm Salmonella. Nếu xét riêng từng nhóm TP tƣơi sống khác nhau thì nhóm cá đông lạnh có số mẫu nhiễm S. aureus vƣợt mức cho phép là 3/8 mẫu, nhóm hải sản đông lạnh là 4/7 mẫu. Riêng nhóm đậu phụ không đạt 100%, nhóm thịt không đạt 2/3 mẫu và nhóm rau không đạt 1/4 mẫu. Từ kết quả trên thấy rằng, nhóm cá đông lạnh có tỷ lệ nhiễm S. aureus thấp rất nhiều so với nhóm hải sản, nhóm thịt, nhóm đậu phụ và nhóm rau. 4.3.3. Mức độ nhiễm VSV gây ngộ độc trong TP khô Theo tiêu chuẩn số 3742/2001/QĐ-BYT của Bộ Y tế, quy định mức độ có mặt của S. aureus trong TP khô nhỏ hơn hay bằng 100 CFU/g. Khảo sát đƣợc thực hiện trên tổng số 21 mẫu với các ngày thu mẫu khác nhau và đƣợc chia làm 3 nhóm. Kết quả sau khi tổng hợp và xử lý thống kê bằng chƣơng trình Excel (xem phụ lục B.3) đƣợc trình bày trên Bảng 4.9 và Biểu đồ 4.11. Bảng 4.9: Kết quả kiểm tra VSV gây ngộ độc trong TP khô S. aureus (CFU/g) ln S. aureus (CFU/g) Tỷ lệ nhiễm Salmonella (%) Nhóm cá khô 740 6,6 0 Nhóm hải sản khô 404 6,0 0 Nhóm cá ép tẩm 19 2,94 0 Tiêu chuẩn 100 4,6 0 s Biểu đồ 4.11: Mức độ nhiễm S. aureus trong TP khô Kết quả khảo sát thể hiện trên Bảng 3.9 và Biểu đồ 3.11 cho thấy, trong tổng số 21 mẫu thuộc loại TP khô phát hiện 9/21 mẫu nhiễm S. aureus vƣợt mức cho phép, chiếm tỷ lệ 42,86% và không phát hiện nhiễm Salmonella trong tổng số 21 mẫu. Nếu xét riêng từng nhóm mẫu khác nhau thì phát hiện mẫu không đạt: nhóm cá khô 6/8 mẫu, nhóm hải sản khô là 3/5 mẫu và nhóm cá ép tẩm là 1/8 mẫu. Từ đó thấy rằng, mức độ nhiễm S. aureus ở nhóm cá ép tẩm thấp hơn nhiều so với nhóm cá khô và nhóm hải sản khô. Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua quá trình khảo sát, thu mẫu phân tích với tổng số 80 mẫu đƣợc chia làm 3 loại chính: thực phẩm ăn liền, thực phẩm tƣơi sống và thực phẩm khô, chúng tôi đi đến các kết luận sau:  Đối với chỉ tiêu vi sinh vật chỉ thị chất lƣợng thực phẩm + Trong tổng số 35 mẫu thực phẩm ăn liền, tỷ lệ mẫu có mật độ nhiễm tổng vi sinh vật hiếu khí cao hơn cho phép chiếm 71,43%. + Trong tổng số 24 mẫu thực phẩm tƣơi sống, tỷ lệ mẫu có mật độ nhiễm tổng vi sinh vật hiếu khí cao hơn chiếm 29,2%; tập trung trong nhóm đậu phụ, nhóm thịt và nhóm rau. + Trong tổng số 21 mẫu thực phẩm khô, tỷ lệ mẫu có mật độ nhiễm tổng vi sinh vật hiếu khí cao hơn chiếm 28,57%; tập trung chủ yếu trong nhóm cá khô.  Đối với chỉ tiêu vi sinh vật chỉ thị an toàn thực phẩm + Trong nhóm thực phẩm ăn liền, phát hiện số mẫu có mật độ nhiễm Coliforms cao hơn cho phép 42,86% và tỷ lệ mẫu nhiễm E. coli 8,57%. + Trong nhóm thực phẩm tƣơi sống, phát hiện số mẫu có mật độ nhiễm Coliforms cao hơn 70,83% và tỷ lệ mẫu nhiễm E. coli 20,83%. + Trong nhóm thực phẩm khô, phát hiện số mẫu có mật độ nhiễm Coliforms cao hơn 4,76% và tỷ lệ mẫu nhiễm E. coli 4,76%.  Đối với chỉ tiêu vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm 100% trong tổng 80 mẫu là không phát hiện Salmonella, về chỉ tiêu S. aureus: + Trong nhóm thực phẩm ăn liền, tỷ lệ mẫu không đạt chiếm 25,71%; tập trung trong nhóm ăn vặt, nƣớc uống và nhóm bánh phở. + Trong nhóm thực phẩm tƣơi sống, tỷ lệ mẫu không đạt chiếm 45,83%; tập trung trong nhóm rau, thịt, hải sản đông lạnh và đậu phụ. + Trong nhóm thực phẩm khô, tỷ lệ mẫu không đạt chiếm 42,86%; tập trung trong nhóm cá khô và nhóm hải sản khô 5.2. Đề nghị Nhằm khắc phục sự nhiễm VSV có hại trong TP thì chúng tôi đề ra một số hƣớng sau: + Các loại TP mới mua về trƣớc khi chế biến nên rửa qua nhiều lần nƣớc, vệ sinh dụng cụ chế biến sạch sẽ vì đây cũng là nguyên nhân góp phần rất lớn làm nhiễm VSV vào TP. + Riêng về rau xanh thì nên rửa và ngâm nƣớc muối trƣớc khi dùng, nếu chƣa dùng thì bỏ vào túi nylon bảo quản trong tủ lạnh. + Nên chọn mua những loại TP ăn liền có nặp đậy và bao gói sạch sẽ. + Đối với các nhà chức trách phải thƣờng xuyên kiểm soát, đánh giá VSATTP đối với những cơ sở chế biến, cũng nhƣ các tụ điểm bán TP ven đuờng phố và đề ra những mức xử phạt xứng đáng đối với đơn vị hoặc cá nhân buôn bán không tuân thủ quy định về VSTP. TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng việt 1. Trần Linh thƣớc, 2005. Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm. Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Bô thủy sản và Danida, dự án cải thiện chất lƣợng và xuất khuẩn thủy sản (Seaqip), 2004. Sổ tay kiểm nghiệm vi sinh thực phẩm. Nhà xuất bản Nông nghiệp – Hà Nội. 3. Vƣơng Thị Việt Hoa, 2003. Thực tập vi sinh vật đại cương. Tủ sách Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Lê Huy Chí và ctv, 2003. Vi sinh vật Y học. Nhà xuất bản Y học. 5. Lƣơng Thị Kim Tuyến, 2004. Lí thuyết dinh dưỡng. Nhà xuất bản Đại Học Sƣ Phạm. 6. Tiêu chuẩn Việt Nam 4829 – 2005. Phương pháp phát hiện Salmonella trên đĩa thạch. 7. Tiêu chuẩn Việt Nam 4884 – 2005. Phương pháp định lượng trên đĩa thạch và kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 30oC. 8. Trần Thị Hoa Sim, 2005. Nghiên cứu khả năng gây bệnh cho chuột ở các chủng Salmonella có nguồn gốc từ bệnh phẩm, thực phẩm. Luận văn tốt nghiệp Bộ môn Công Nghệ Sinh Học, trƣờng Đại học Nông Lâm Tp.HCM. 9. Nguyễn Thùy Trang, 2005. Khảo sát thành phần loài phụ và thành phần kiểu huyết thanh của các chủng Salmonella nhiễm trong thực phẩm. Luận văn tốt nghiệp Bộ môn Công Nghệ Sinh Học, trƣờng Đại Học Nông Lâm Tp.HCM. 10. Phạm Thanh Hoàng, 2002. Khảo sát tình hình vấy nhiễm vi sinh vật trên quầy thịt heo tại chợ An Lạc có nguồn gốc từ các tỉnh và một số lò giết mổ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú y, trƣờng Đại Học Nông Lâm Tp.HCM. * Tài liệu từ Internet 11. 30/12/02.htm 12. D=781 13. 14. iThieuID=18&GioiThieuSubID=21&Chitiet=7 15. 16. 1%BA%A9n 17. 18. 19. 2004/E-coli.jpg 20. 21. aureus.jpg 22. 23. 24. Default.aspx PHỤ LỤC PHỤ LỤC A: CÁC BẢNG KẾT QUẢ KIỂM TRA VI SINH Bảng A.1: Kết quả kiểm tra vi sinh vật trong nhóm thực phẩm ăn liền. TPC (CFU/g) Coliforms (CFU/g) E. coli/g S. aureus (CFU/g) Salmonella /25g * Nhóm ăn vặt Xôi đậu xanh Xôi bắp Chè chuối Chè đậu đen Chè đậu ván Chè đậu phộng Chè khoại sáp Bánh đậu xanh Đông sƣơng Bánh bông lan Bánh bò Bánh tiêu Bánh bèo ngọt Bánh plan 1,1x10 5 2,0x10 4 3,3x10 4 1,4x10 4 1,8x10 4 <2,5x10 2 3,1x10 4 1,5x10 7 3,1x10 5 1,6x10 3 1,2x10 4 1,7x10 4 1,7x10 7 4x10 6 <10 5,0x10 1,8x10 2 1,2x10 2 9,3x10 2 1,0x10 4 3,8x10 1 <10 6,8x10 3 <10 <10 <10 <10 1,8x10 2 ND ND ND ND ND ND ND ND ND ND ND ND ND POS <10 <10 <10 <10 <10 <10 <10 <10 <10 <10 2,5x10 2 3,3x10 2 1,6x10 2 <10 ND ND ND ND ND ND ND ND ND ND ND ND ND ND * Nhóm nƣớc uống Nƣớc mía Nƣớc rau má Sữa đậu nành 4,9x10 5 2,5x10 5 1,1x10 5 9,2x10 2 5,8x10 2 3,4x10 2 ND ND ND 1,0x10 2 1,5x10 2 <10 ND ND ND * Nhóm bánh phở Bánh canh Bánh mì Bún Bánh phở Bánh ƣớt 2,0x10 5 <2,5x10 2 2,8x10 6 1,3x10 4 1,7x10 4 2,8x10 2 <10 <10 <10 1,8x10 2 ND ND ND ND ND 2,9x10 2 <10 <10 <10 4,2x10 2 ND ND ND ND ND * Nhóm ăn mặn Chả cá chiên Chả cá hấp Chả lụa Cá cơm kho khô Cá mai tẩm mè Cá bóng mú tẩm Kim chi Cà muối chua ngọt Cải muối chua ngọt Đu đủ chua ngọt 4,7x10 3 3,2x10 5 1,3x10 4 1,7x10 5 1,0x10 3 7,2x10 3 >2,5x10 7 7,4x10 3 1,8x10 6 >2,5x10 7 2,3x10 2 2,1x10 2 <10 <10 <10 <10 <10 <10 <10 <10 POS POS ND ND ND ND ND ND ND ND <10 <10 <10 <10 <10 <10 5,2x10 6x10 <10 <10 ND ND ND ND ND ND ND ND ND ND * Nhóm nƣớc chấm Nƣớc mắn Tƣơng đỏ Tƣơng đen 1,4x10 3 <2,5x10 2 <2,5x10 2 <10 <10 <10 ND ND ND <10 <10 <10 ND ND ND Ghi chú: ND – Not detected: không phát hiện, POS – Possitive: có phát hiện Mật độ vsv Mẫu TP Bảng A.2: Kết quả kiểm tra vi sinh vật trong nhóm thực phẩm tƣơi sống. TPC (CFU/g) Coliforms (CFU/g) E. coli/g S. aureus (CFU/g) Salmonella /25g * Nhóm đậu Đậu phụ trắng Đậu phụ vàng 2,6x10 6 2,6x10 6 1,7x10 2 5,1x10 1 ND ND 3,5x10 2 8,8x10 2 ND ND * Nhóm thịt Thịt heo Thịt gà Thịt bò 2,8x10 6 1,5x10 4 2,0x10 6 2,1x10 2 1,4x10 2 2,3x10 3 POS POS ND 8,8x10 2 2,4x10 1 6,4x10 2 ND ND ND * Nhóm cá đông lạnh (đl) Cá mú đl Cá mập lụa đl Cá cờ đl Cá thu đl Cá trích đl Cá hố cắt khúc đl Cá nục đl Cá cơm đl 1,2x10 3 6,8x10 3 2,5x10 3 7,7x10 2 2,4x10 3 8,1x10 2 5,9x10 2 <2,5x10 2 1,9x10 2 5,3x10 2 4,0x10 2 1,6x10 2 5,5x10 1 1,5x10 2 3,4x10 1 <10 ND ND ND ND ND ND ND ND <10 5,4x10 1 6,9x10 1 <10 4,8x10 1 <10 <10 <10 ND ND ND ND ND ND ND ND * Nhóm hải sản đông lạnh Mực ống nguyên con Tép tƣơi Cồi điệp tƣơi đl Mực nang đl Nghêu luộc lụa đl Sò long luộc đl Mực ống cắt khúc 3,3x10 4 1,9x10 6 1,0x10 5 2,0x10 3 1,0x10 4 3,3x10 2 2,4x10 3 6,7x10 2 3,8x10 2 3,5x10 2 <10 <10 <10 8,6x10 2 POS ND ND ND ND ND ND 2,5x10 2 1,4x10 2 3,3x10 2 <10 1,4x10 2 <10 <10 ND ND ND ND ND ND ND * Nhóm rau Rau má Xà lách Cải xanh Tí tô 2,6x10 6 2,3x10 7 4,1x10 5 2,7x10 5 1,5x10 2 9,510 2 2,1x10 2 1,3x10 2 POS ND ND POS 5,8x10 1 2,5x10 2 4,6x10 2 3,8x10 2 ND ND ND ND Mật độ vsv Mẫu TP Bảng A.3: Kết quả kiểm tra vi sinh trong nhóm thực phẩm khô( cá - hải sản) TPC (CFU/g) Coliforms (CFU/g) E. coli/g S. aureus (CFU/g) Salmonella /25g * Nhóm cá khô Cá mối khô Cá cơm khô Cá trích khô Cá hố khô Cá giãnh khô Cá úp giấy khô Cá chỉ khô Cá đuối khô 6,9x10 5 <2,5x10 2 2,8x10 5 1,1x10 6 1,4x10 6 5,5x10 6 1,1x10 4 <2,5x10 2 <10 <10 <10 <10 8,4x10 1 1,4x10 2 <10 <10 ND ND ND ND ND ND ND ND <10 1,6x10 2 1,6x10 2 2,8x10 3 2,1x10 3 5,2x10 2 1,8x10 2 <10 ND ND ND ND ND ND ND ND * Nhóm hải sản khô Tôm khô Ngêu luộc khô Sò hào khô Tép khô Mực khô 1,6x10 6 2,6x10 3 <2,5x10 2 2,1x10 6 1,6x10 5 <10 <10 <10 6x10 1 7x10 1 ND ND ND POS ND 3,1x10 1 <10 <10 1,6x10 3 3,9x10 2 ND ND ND ND ND * Nhóm cá ép Cá bò ép Cá bống mú ép 2,1x10 6 1,0x10 3 5,1x10 1 <10 ND ND <10 <10 ND ND Cá chỉ tẩm Mực ống tẩm gia vị Cá mối tẩm Cá bống mú tẩm Cá bò ép tẩm Cá thiều tẩm <2,5x10 2 <2,5x10 2 1,7x10 4 1,0x10 3 4,5x10 2 5,7x10 2 <10 <10 <10 <10 <10 <10 ND ND ND ND ND ND <10 <10 1,5x10 2 <10 <10 <10 ND ND ND ND ND ND Mẫu TP Mật độ vsv PHỤ LỤC B: CÁC BẢNG XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM TRA VI SINH Bảng B.1: Các bảng xử lý kết quả vi sinh trong thực phẩm ăn liền Nhóm ăn vặt TPC (CFU/g) Coliforms (CFU/g) S. aureus (CFU/g) Xôi đậu xanh 110000 0 0 Xôi bắp 20000 50 0 Chè chuối 33000 180 0 Chè đậu đen 14000 120 0 Chè đậu ván 18000 930 0 Chè đậu phộng 140 10000 0 Bánh đậu xanh 15000000 0 0 Đông sƣơng 310000 6800 0 Bánh bông lan 1600 0 0 Bánh bò 12000 0 250 Bánh tiêu 17000 0 330 Bánh bèo ngọt 17000 0 160 Chè khoai sáp 31000 380 0 Bánh plan 4000000 180 0 m 1398838,571 m 1331,42857 m 52,857 var 1,64398E+13 var 9424090,11 var 12145 SD 4054602,358 SD 3069,86809 SD 110,2 CV 2,46633E-05 CV 0,03257469 CV 0,9074 m0 10000 m0 10 m0 10 t df P t df P t df P <0.05 1,28164432 13 0,22235529 1,552014069 13 0,14465592 1,402152 13 0,184295 E. coli (% nhiễm) Có 1 Không có 13 Tổng 14 h 0,07142857 U0.05 1,96 p -0,1299909 - 0,13982383 -12,999093 - 13,9823825 Nhóm nƣớc uống TPC (CFU/g) Coliforms (CFU/g) S. aureus (CFU/g) Nƣớc mía 490000 920 100 Nƣớc rau má 250000 580 150 Sữa đậu nành 110000 340 0 m 283333,3333 m 613,333333 m 83,3333 var 36933333333 var 84933,3333 var 5833,33 SD 192180,4707 SD 291,43324 SD 76,3763 CV 0,000520344 CV 0,34313176 CV 1,30931 m0 10000 m0 10 m0 10 t df P t df P t df P <0.05 2,46345125 2 0,13274843 3,585740554 2 0,06973758 1,6630437 2 0,2382023 E. coli (% nhiễm) Có 0 Không có 3 Tổng 3 h 0 U0.05 1,96 p 0 - 0 0 - 0 Nhóm bánh phở TPC (CFU/g) Coliforms (CFU/g) S. aureus (CFU/g) Bánh canh 200000 280 290 Bánh mì 43 0 0 Bún 2800000 0 0 Phở 13000 0 0 Bánh ƣớt 17000 140 420 m 606008,6 m 84 m 142 var 1,51106E+12 var 15680 var 39920 SD 1229250,37 SD 125,219807 SD 199,8 CV 8,13504E-05 CV 0,79859571 CV 0,5005 m0 10000 m0 10 m0 10 t df P t df P t df P <0.05 1,08416949 4 0,33926718 1,321428571 4 0,25687339 1,4772829 4 0,21365964 E. coli (% nhiễm) Có 0 Không có 5 Tổng 5 h 0 U0.05 1,96 p 0 - 0 0 - 0 Nhóm ăn mặn TPC (CFU/g) Coliforms (CFU/g) S. aureus (CFU/g) Chả cá chiên 4700 230 0 Chả cá hấp 320000 210 0 Chả lụa 13000 0 0 Cá cơm kho khô 170000 0 0 Cá mài tẩm mè 1000 0 0 Cá bóng mú tẩm 7200 0 0 Kim chi 31000000 0 52 Cà muối chua ngọt 740 0 60 Cải muối 1800000 0 0 Đu đủ chua ngọt 27000000 0 0 m 6031664 m 44 m 11,2 var 1,47729E+14 var 8626,66667 var 561,067 SD 12154385,76 SD 92,8798507 SD 23,6868 CV 8,22748E-06 CV 1,07665978 CV 4,22175 m0 10000 m0 10 m0 10 t df P t df P t df P <0.05 1,56669156 9 0,15162918 1,157597042 9 0,27682565 0,1602042 9 0,87625822 E. coli (% nhiễm) Có 2 Không có 8 Tổng 10 h 0,2 U0.05 1,96 p -0,2226243 - 0,27322079 -22,262435 - 27,322079 Nhóm nƣớc chấm TPC (CFU/g) Coliforms (CFU/g) S. aureus (CFU/g) Nƣớc mắn 140 0 0 Tƣơng đỏ 0 0 0 Tƣơng đen 0 0 0 m 46,66666667 m 0 m 0 var 6533,333333 SD 80,82903769 CV 1,237179148 m0 10000 m0 10 m0 10 t df P <0.05 213,285714 2 2,1982E-05 E. coli (% nhiễm) Có 0 Không có 3 Tổng 3 h 0 U0.05 1,96 p 0 - 0 0 - 0 Bảng B.2: Các bảng xử lý kết quả kiểm tra vi sinh trong thực phẩm tƣơi sống Nhóm đậu TPC (CFU/g) Coliforms (CFU/g) S. aureus (CFU/g) Đậu phụ trắng 2600000 170 350 Đậu phụ vàng 2300000 51 880 m 2450000 m 110,5 m 615 var 45000000000 var 7080,5 var 140450 SD 212132,0344 SD 84,145707 SD 374,767 CV 0,000471405 CV 1,18841476 CV 0,26683 m0 1000000 m0 100 m0 100 t df P t df P t df P <0.05 9,66666667 1 0,06562379 0,176470588 1 0,888800224 1,94339623 1 0,30254088 E. coli (% nhiễm) Có 0 Không có 2 Tổng 2 h 0 U0.05 1,96 p 0 - 0 0 - 0 Nhóm thịt TPC (CFU/g) Coliforms (CFU/g) S. aureus (CFU/g) Thịt heo 2800000 210 880 Thịt gà 15000 140 24 Thịt bò 2000000 2300 640 m 1605000 m 883,333333 m 514,667 var 2,05608E+12 var 1506433,33 var 194965 SD 1433902,019 SD 1227,36846 SD 441,549 CV 6,97398E-05 CV 0,08147513 CV 0,22648 m0 1000000 m0 100 m0 100 t df P t df P t df P <0.05 0,73079661 2 0,54092065 1,105432621 2 0,384155921 1,62660107 2 0,24534344 E. coli (% nhiễm) Có 2 Không có 1 Tổng 3 h 0,66666667 U0.05 1,96 p -0,3520007 - 0,71488812 -35,200075 - 71,4888118 Nhóm cá đông lạnh TPC (CFU/g) Coliforms (CFU/g) S. aureus (CFU/g) Cá mú 1200 190 0 cá mập lụa 6800 530 54 Cá cờ 2500 400 69 Cá thu 770 160 0 Cá trích 2400 55 48 Cá hố cắt khúc 810 150 0 Cá nục 590 34 0 Cá cơm 100 0 0 m 1896,25 m 189,875 m 21,375 var 4647283,929 var 34408,6964 var 903,69643 SD 2155,755999 SD 185,495812 SD 30,061544 CV 0,046387439 CV 0,53909573 CV 3,3265091 m0 1000000 m0 100 m0 100 t df P t df P t df P <0.05 1309,54696 7 3,9987E-20 1,37040769 7 0,212887622 7,39766003 7 0,00014972 E. coli (% nhiễm) Có 0 Không có 8 Tổng 8 h 0 U0.05 1,96 p 0 - 0 0 - 0 Nhóm hải sản đông lạnh TPC (CFU/g) Coliforms (CFU/g) S. aureus (CFU/g) Mực ống nguyên con 33000 670 250 Tép tƣơi 1900000 380 140 Cồi điệp tƣơi 100000 3500 330 Mực nang 200 0 0 Nghêu lụa luộc 10000 0 140 Sò long luộc 330 0 0 Mực ống cắt khúc 2400 860 0 m 292275,71 m 772,857143 m 122,85714 var 5,039E+11 var 1566957,14 var 17490,476 SD 709837,92 SD 1251,78159 SD 132,25156 CV 0,0001409 CV 0,07988614 CV 0,7561347 m0 1000000 m0 100 m0 100 t df P t df P t df P <0.05 2,63787324 6 0,03865024 1,422143196 6 0,204824454 0,4572673 6 0,66356827 E. coli (% nhiễm) Có 1 Không có 6 Tổng 7 h 0,14285714 U0.05 1,96 p -0,2403353 - 0,27812392 -24,033534 - 27,8123916 Nhóm rau TPC (CFU/g) Coliforms (CFU/g) S. aureus (CFU/g) Rau má 2600000 150 58 Xà lách 23000000 950 250 Cải xanh 410000 210 460 Tí tô 270000 130 380 m 6570000 m 360 m 287 var 1,21114E+14 var 155866,667 var 30796 SD 11005171,51 SD 394,799527 SD 175,48789 CV 9,08664E-06 CV 0,25329311 CV 0,5698399 m0 1000000 m0 100 m0 100 t df P t df P t df P <0.05 1,01225138 3 0,38596728 1,317124171 3 0,279365577 2,13120117 3 0,12287138 E. coli (% nhiễm) Có 2 Không có 2 Tổng 4 h 0,5 U0.05 1,96 p -0,365 - 0,615 -36,5 - 61,5 Bảng B.3: Các bảng xử lý kết quả kiểm tra vi sinh trong thực phẩm khô Nhóm cá khô TPC (CFU/g) Coliforms (CFU/g) S. aureus (CFU/g) Cá mối khô 690000 0 0 Cá cơm khô 16 0 160 Cá trích khô 280000 0 160 Cá hố khô 1100000 0 2800 Cá giãnh khô 1400000 84 2100 Cá úp giấy khô 5500000 140 520 Cá chỉ vàng 11000 0 180 Cá đuối khô 160 0 0 m 1122647 m 28 m 740 var 3,41313E+12 var 2912 var 1174742,9 SD 1847466,633 SD 53,9629503 SD 1083,8556 CV 5,41282E-05 CV 1,85312329 CV 0,0922632 m0 1000000 m0 100 m0 100 t df P t df P t df P <0.05 0,18776962 7 0,85638427 3,773825412 7 0,0069481 1,67014263 7 0,13881819 E. coli (% nhiễm) Có 0 Không có 8 Tổng 8 h 0 U0.05 1,96 p 0 - 0 0 - 0 Hải sản khô TPC (CFU/g) Coliforms (CFU/g) S. aureus (CFU/g) Tôm khô 1600000 0 31 Ngêu luộc khô 2600 0 0 Sò hào khô 200 0 0 Tép khô 2100000 60 1600 Mực khô 160000 70 390 m 772560 m 26 m 404,2 var 1,00284E+12 var 1280 var 474043,2 SD 1001419,247 SD 35,7770876 SD 688,50795 CV 9,98583E-05 CV 2,79508497 CV 0,1452416 m0 1000000 m0 100 m0 100 t df P t df P t df P <0.05 0,50785054 4 0,63828183 4,625 4 0,009844071 0,98795065 4 0,37910527 E. coli (% nhiễm) Có 1 Không có 4 Tổng 5 h 0,2 U0.05 1,96 p -0,3148384 - 0,38639255 -31,483837 - 38,6392547 Nhóm cá ép tẩm TPC (CFU/g) Coliforms (CFU/g) S. aureus (CFU/g) Cá bò ép 2100000 51 0 Cá bóng mú ép 1000 0 0 Cá chỉ vàng tẩm 200 0 0 Mực ống tẩm 190 0 150 Cá mối tẩm 17000 0 0 Cá bóng mú ép tẩm 1000 0 0 Cá bò ép tẩm 450 0 0 Cá thiều tẩm 570 0 0 m 265051,25 m 6,375 m 18,75 var 5,49753E+11 var 325,125 var 2812,5 SD 741453,6189 SD 18,0312229 SD 53,033009 CV 0,00013487 CV 5,54593554 CV 1,8856181 m0 1000000 m0 100 m0 100 t df P t df P t df P <0.05 2,80361297 7 0,0263869 14,68627451 7 1,62265E-06 4,33333333 7 0,00342386 E. coli (% nhiễm) Có 0 Không có 8 Tổng 8 h 0 U0.05 1,96 p 0 - 0 0 - 0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDANG THI KIM THOAI.pdf
Tài liệu liên quan