MỤC LỤC
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY . 1
1.1 LỊCH SỬ THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY . 1
1.1.1 Lịch sử thành lập . 1
1.1.2 Vị trí địa lý 2
1.1.3 Sơ đồ mặt bằng nhà máy . 3
1.2 BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT TRONG NHÀ MÁY . 3
1.2.1 Sơ đồ tổ chức nhà máy 3
1.2.2 Chức năng của từng bộ phận . 4
1.3 VẤN ĐỀ BỐ TRÍ KHU VỰC CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 4
1.3.1 Yêu cầu thiết kế và bố trí nhà xưởng 4
1.3.2 Kết cấu nhà xưởng 4
1.3.3 Kho xưởng thiết bị 5
1.3.4 Trần nhà 5
1.3.5 Sàn nhà 5
1.3.6 Tường và góc tường nhà . 5
1.3.7 Cửa ra vào . 5
1.3.8 Cửa sổ . 5
1.3.9 Hệ thống chiếu sáng 5
1.3.10 Hệ thống cung cấp nước . 5
1.4 AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 6
1.4.1 An toàn lao động . 6
1.4.2 Phòng cháy chữa cháy 6
1.5 PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG SẢN XUẤT . 8
1.6 CÁC SẢN PHẨM CHÍNH CỦA CÔNG TY . 9
Chương 2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐỒ HỘP KHÓM TẠI NHÀ MÁY . 10
2.1 GIỚI THIỆU NGUYÊN LIỆU . 10
2.1.1 Giới thiệu về khóm . 10
2.1.2 Thành phần hoá học của khóm . 11
2.1.3 Chỉ tiêu chất lượng của khóm . 13
2.2 CÁC CHẤT SỬ DỤNG TRONG CHẾ BIẾN NƯỚC DỨA . 14
2.2.1 Nước 14
2.2.2 Đường . 15
2.2.3 Acid ascorbic (vitamin C) . 16
2.2.4 Acid citric (E330)- chất điều chỉnh độ pH 23
2.2.5 Pectin . 24
2.3 QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC DỨA TẠI NHÀ MÁY . 25
2.4 GIẢI THÍCH QUY TRÌNH 26
2.4.1 Phối trộn 26
2.4.2 Gia nhiệt sơ bộ 26
2.4.3 Đồng hoá . 27
2.4.4 Thanh trùng . 27
2.4.5 Làm nguội nhanh 28
2.4.6 Rót hộp 29
3.2 CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM . 30
3.2.1 Các chỉ tiêu chất lượng (TCVN 1549-1994) 30
3.2.2 Quản lí kỹ thuật 31
Chương 3 SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM NƯỚC DỨA ĐÓNG HỘP TRONG
QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN . 32
3.1 PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM . 32
3.1.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu . 32
3.1.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm . 32
3.2 KẾT QUẢ THẢO LUẬN . 32
Chương 4 KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ . 37
4.1 KẾT LUẬN . 37
4.2 ĐỀ NGHỊ 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Thành phần hóa học của khóm 12
Bảng 2: Tạp chất cho phép trong nước dùng làm thức uống 14
Bảng 3: Một số thông số của vitamin C 18
Bảng 4: Liều lượng vitamin C cần dùng cho các đối tượng . 20
Bảng 5: Lượng kim loại tối thiểu có thể có trong sản phẩm . 31
Bảng 6: Chỉ tiêu về vi sinh vật 31
Bảng 7: Sự biến đổi các chỉ chất lượng nước dứa trong quá trình bảo quản 33
Bảng 8: Cách đánh giá cảm quan . ix
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời kì công nghiệp hoá và hiện đại hóa hiện nay, phát triển về công nghiệp đã có nhiều
chuyển biến đáng kể. Đặc biệt, ngành Công nghệ thực phẩm giữ vai trò rất quan trọng. Tuy
nhiên, song song với việc phát triển công nghiệp, ngành nông nghiệp của nước ta cũng vẫn giữ
được đà phát triển và là nguồn cung ứng nguyên liệu dồi dào cho việc sản xuất thực phẩm ở quy
mô công nghiệp, đặc biệt là rau quả nhiệt đới.
Rau quả là một loại thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, chúng cung cấp nhiều
loại vitamin mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được. Trong quá trình bảo quản rau quả,
tất cả các yếu tố môi trường bên ngoài kết hợp với những biến đổi bên trong của rau quả, nó
không cho phép con người sử dụng rau quả đều ở dạng tươi. Môi trường không khí có vô số vi
sinh vật mà điều kiện trái cây lại rất thích hợp cho vi sinh vật phát triển gây hư hỏng. Đó cũng là
một trong những nguyên nhân thúc đẩy con người tìm mọi cách giữ thực phẩm nói chung và rau
quả nói riêng để sử dụng lâu dài.
Từ lâu nhân dân ta đã có những phương pháp chế biến các món ăn từ rau quả, vừa là món ăn dân
gian vừa bảo quản được lâu dài như: rau quả phơi sấy khô, các loại mứt, rau muối chua trong
số đó đồ hộp rau quả là một loại nguyên liệu chiếm tỷ trọng rất cao trong sản xuất công nghiệp.
Đồ hộp là loại thức ăn dự trữ cho quân đội, cho nhân dân, cho khách du lịch. Nó là loại hàng hoá
được trao đổi rộng rãi trên thị trường quốc tế. Công nghiệp sản xuất đồ hộp đóng một vai trò rất
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cũng như các loại sản phẩm chế biến khác, nó góp phần
điều hoà thực phẩm giữa các vùng, tăng nguồn hàng xuất khẩu trong nước.
Ở Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều cơ sở sản xuất các sản phẩm đồ hộp khác nhau từ rau, quả,
thịt, cá, sữa, Trong đó, đồ hộp quả cũng được chế biến từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau
như: chôm chôm, xoài, đu đủ, khóm, Các nguyên liệu này được xử lý và phối chế vớí các chất
như đường, axit theo những tỉ lệ thích hợp sau đó đem thanh trùng và bảo quản.
Đồ hộp trái cây hiện là một trong các mặt hàng chủ lực của Công ty nước giải khát Delta. Nằm
trong vùng cung cấp nguyên liệu khóm rất dồi dào (Tân Lập – Tiền Giang, Bến Lức – Long An),
đồ hộp nước khóm (dứa) hiện đang được công ty sản xuất với sản lượng lớn 5000 tấn/năm.
Chính vì thế, “Nghiên cứu tiến hành tìm hiểu quy trình sản xuất đồ hộp nước khóm tại công ty
nước giải khát Delta; Đồng thời, sự biến đổi chất lượng của sản phẩm trong suốt thời gian bảo
quản” cũng được quan tâm.
(Luận văn dài 59 trang)
59 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3305 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khảo sát quá trình chế biến nước khóm đóng hộp và sự biến đổi chất lượng sản phẩm trong thời gian bảo quản của Công ty TNHH nước giải khát Delta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tại dưới dạng tinh thể màu trắng, ở
dạng khô vitamin C tương đối bền nhưng khi hòa tan trong nước dễ bị phá hủy bởi sự
oxy hóa, nhất là tiếp xúc với không khí và nhiệt độ. Sự oxy hóa vitamin C diễn ra càng
nhanh nếu có sự hiện diện của vài ion kim loại như sắt, đồng hay ở môi trường kiềm. Ở
nhiệt độ thấp vitamin C khá bền nếu có sự hiện diện của những hợp chất chống oxy hóa
hoặc những chất khử oxy.
Tính khử của vitamin C phụ thuộc vào sự có mặt của nhóm dienol trong phân tử của nó.
Chính vì vậy mà dung dịch Feling, bạc Nitrat hoặc một số hợp chất có màu, đặc biệt là
chất 2,6-diclophenolindophenol bị khử bởi axit ascorbic ngay ở nhiệt độ thường.
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 18
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Tính chất chống oxy hóa của axit ascorbic được áp dụng nhiều trong quá trình chế biến
và bảo quản thực phẩm. Dựa vào tính chất chống oxy hóa của axit ascorbic, người ta
thường thêm nó vào dịch quả để ngăn cản quá trình sẩm màu của quả. Cũng có thể tính
axit của quả là một yếu tố bảo vệ vitamin C.
(iv) Vai trò của vitamin C
Từ lâu, vitamin C được xem như thành phần chỉ có đặc tính chữa bệnh Scorbut. Tuy
nhiên, khi khoa học ngày càng phát triển, các nghiên cứu đã khẳng định vai trò rất quan
trọng của vitamin C trong sự phát triển của rau quả và đối với sức khỏe của con người.
- Đối với cơ thể người
Vitamin C được xem như thành phần chỉ có đặc tính chữa bệnh Scorbut (xuất huyết dưới
da). Tuy nhiên, khi khoa học ngày càng phát triển, các nghiên cứu đã khẳng định vai trò
rất quan trọng của vitamin C đối với sức khỏe của con người.
Vitamin C còn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn quá trình sản xuất
các gốc tự do, bảo vệ các acid béo không no của màng tế bào, đồng thời tác động trực
tiếp trong tế bào và gián tiếp bằng cách tái tạo vitamin E, chất chống oxi hóa chính của
màng tế bào.
Vitamin C kích thích quá trình tổng hợp và duy trì chất tạo keo, kết quả là tăng cường sức
đề kháng và sự khỏe mạnh của các mô: da, sụn, dây chằng, thành mạch máu (nhất là mao
mạch), răng xương (không có vitamin C gãy xương lâu lành).
Vitamin C còn tham dự vào quá trình tổng hợp một vài chất vận chuyển trung gian thần
kinh như noradrenalin, duy trì khả năng tỉnh táo, chú ý và tập trung.
Vitamin C còn tạo điều kiện cho cơ thể dễ hấp thu sắt và tăng đào thải các chất kim loại
độc như chì và các chất ô nhiễm khác. Tuy nhiên, lượng thừa vitamin C trong cơ thể sẽ
làm giảm khả năng hấp thu đồng.
Vitamin C tham dự vào môi trường oxi hóa của acid béo để cung cấp năng lượng cần
thiết cho hoạt động của cơ.
Các nghiên cứu về vitamin C cũng xác nhận vai trò là chất xúc tác cho quá trình tổng hợp
các catecholamin, hormon thượng thận - các hormon đóng vai trò quan trọng trong việc
điều chỉnh rối loạn thần kinh (stress); đồng thời vitamin C còn tham gia vào cơ chế miễn
dịch, chống lại nhiễm trùng vi khuẩn và virus. Chính vì thế việc tăng cường vitamin C
trong cơ thể giúp củng cố sức lực và chống đỡ với mệt mỏi.
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 19
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Nghiên cứu về y học còn chứng thực vitamin C có khả năng giảm tuần hoàn của
histamin, một chất trung gian gây dị ứng và một vài tai biến khi có thai.
Vitamin C hoạt động trong khả năng phòng ngừa ung thư theo 3 cơ chế: (a) Ức chế quá
trình tạo thành nitrosamin (chất gây ung thư) trong dạ dày và trung hòa một số chất độc;
(b) Ức chế quá trình sản xuất một số gốc tự do, mà các gốc này sẽ phá hủy gen và (c)
Kích thích hệ thống miễn dịch
Vitamin C giữ vai trò ngăn ngừa các bệnh về tim mạch (hiệp đồng với vitamin E và β-
caroten) thông qua nhiều tác dụng: (a) Tái sử dụng vitamin E, bảo vệ mỡ lưu thông khỏi
bị oxi hóa (khi bị oxi hóa, mỡ sẽ lắng đọng trên thành động mạch), (b) Giảm tính độc của
thuốc lá, giảm mỡ trong máu và (c) Tạo điều kiện loại trừ cholesterol cho mật, góp phần
giảm huyết áp động mạch
Khi cơ thể bị thiếu vitamin C sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh lý như chảy máu ở lợi,
răng, ở các lỗ chân lông hoặc các nội quan. Do đó, cần thiết phải bổ sung lượng vitamin
C cần thiết cho cơ thể, nhu cầu về vitamin C thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tuổi,
điều kiện lao động, nghề nghiệp, khí hậu,… .Người bình thường cần khoảng 80÷100
(mg) vitamin C trong 24 giờ (Nguồn : Jean – Paul Curtay Josette Lyon, 1996)
Bảng 4: Liều lượng vitamin C cần dùng cho các đối tượng
Đối tượng Đơn vị (mg/ngày)
Trẻ sơ sinh 35
Trẻ em từ 1-3 tuổi 35
Trẻ em từ 4 -13 tuổi 40 ÷ 60
Trẻ em từ 13 tuổi trở lên và người lớn 60 ÷100
Phụ nữ mang thai 70 ÷100
Phụ nữ cho con bú 80 ÷100
Nguồn : Jean – Paul Curtay Josette Lyon, 1996
- Vai trò của vitamin C đối với sự phát triển của rau quả
- Vitamin C hay các vitamin và khoáng chất nói chung đều có đóng góp quan trọng
vào sự tăng trưởng và phát triển của rau quả. Trong rau quả hàm lượng vitamin C
khá nhiều đặc biệt là trong các loại rau quả có tính acid, vitamin C là thành phần
dinh dưỡng chủ yếu, hàm lượng vitamin C cao nhất có thể từ 130 ÷170 mg%.
Vitamin C bản chất là một acid hữu cơ, nó sẽ cùng với các acid hữu cơ khác làm
nguyên liệu cung cấp cho quá trình hô hấp của tế bào (nhất là đối với rau quả). Mặt
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 20
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
khác các acid hữu cơ này còn tác dụng với rượu sinh ra trong rau quả để tạo thành
các ester làm cho rau quả có mùi thơm đặc biệt, đặc biệt là khi rau quả chín.
- Trong thực phẩm
- Acid ascorbic được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm, không những
bởi giá trị dinh dưỡng mà còn do nhiều chức năng khác nhau đối với thực phẩm.
- Với vai trò là chất chống oxy hoá, acid ascorbic có thể cải thiện màu sắc và vị ngon
của nhiều loại thực phẩm. Bởi việc loại bỏ oxy từ môi trường xung quanh, acid
ascorbic ở dạng khử trở thành dạng bị oxy hoá, acid dehydroascorbic. Phản ứng oxy
hoá này khử oxy có sẵn trong môi trường làm cho acid ascorbic là một chất chống
oxy hoá hiệu quả.
- Trong sản xuất nước giải khát
+Việc thêm acid ascorbic phổ biến trong sản xuất nước giải khát, đặc biệt là các
sản phẩm nước trái cây. Acid ascorbic không những phục hồi lại những giá trị
dinh dưỡng bị mất đi trong quá trình chế biến mà còn tạo vị ngon và cảm quan cho
thực phẩm.
+ Trong sản xuất acid ascorbic có thể được thêm vào trong suốt quá trình để tránh
phản ứng hoá nâu có enzym của trái cây.
+ Phản ứng hoá nâu diễn ra khi có enzym polyphenoloxydase, xảy ra tự nhiên
trong mô trái cây xúc tác sự oxy hoá các hợp chất phenol, cũng có sẵn trong trái
cây, để hình thành hợp chất quinones. Các quinones sau đó có thể trùng hợp tạo
thành melanins tạo ra các hợp chất màu nâu (hình 8).
Phenol Quinone Melanins
Polyphenolase
(màu nâu)
Oxygen
Hình 8: Sơ đồ phản ứng hóa nâu do enzyme
+ Acid ascorbic có thể ức chế phản ứng hoá nâu bởi việc chuyển các hợp chất
quinones thành các hợp chất phenols ban đầu. Khi có sự hiện diện của oxy hoặc
ion kim loại, các phenols có thể dễ dàng biến đổi thành quinones. Trong môi
trường có mặt vitamin C, hợp chất này sẽ ngăn cản tiến trình hóa nâu theo sơ đồ
sau:
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 21
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Phenol + O2 → quinones + H2O
quinones + acid ascobic → Phenol + Acid dehydroascobic
Acid ascorbic + O2 → Acid dehydroascobic + H2O
Như vậy, vitamin C vừa có tác dụng ngăn cản hiện tượng hóa nâu, vừa loại trừ oxy
khỏi môi trường phản ứng.
+ Acid ascorbic có thể ức chế phản ứng hoá nâu bởi việc tạo liên kết chelate với
ion kim trung tâm của enzym phenolase, do đó ức chế hoạt động của enzyme này.
Bên cạnh đó, do enzym polyphenoloxydase hoạt động tối ưu trong khoảng pH =
6,0 ÷ 7,0 việc kết hợp acid ascorbic và acid citric hoặc acid malic đôi khi được sử
dụng để giảm hoạt tính của enzym bởi việc hạ thấp pH của nước ép.
Những ích lợi khác của việc thêm acid ascorbic:
+Acid ascorbic thường được thêm trong quá trình phối trộn để phục hồi những tổn
thất có thể xảy ra trong suốt quá trình chế biến.
+ Acid ascorbic được thêm vào nước quả để tránh biến đổi mùi vị do oxy hoá.
+ Việc thêm acid ascorbic vào nước giải khát đóng hộp làm giảm oxy trong
khoảng không của hộp để tránh sự oxy hoá sản phẩm sau này. Thông thường 3,3
mg acid ascorbic sẽ loại được oxy trong 1 cm3 khoảng không.
- Hàm lượng vitamin C trong thực phẩm
Vitamin C hiện diện trong hầu hết thực phẩm, trong đó thực phẩm có nguồn gốc từ
thực vật được xem là nguồn chính cung cấp vitamin C cho con người (hình 9). Hàm
lượng vitamin C trong cây ăn quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài, đất trồng,
khí hậu, mùa vụ, độ chiếu sáng, độ chín, bảo quản sau thu hoạch…Bình thường
lượng vitamin C giảm dần từ phía vỏ ngoài vào bên trong ruột của quả.
Hình 9: Hàm lượng của vitamin C trong thực phẩm
Nguồn:
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 22
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Các loại rau quả như cam, chanh, dâu, cà chua, rau, hành,v.v. chứa rất nhiều vitamin C,
còn trong các loại hạt ngũ cốc hoặc trong trứng, thịt hầu như không có vitamin C.
2.2.4 Acid citric (E330)- chất điều chỉnh độ pH
(i) Nguồn gốc
Acid citric là hợp chất được tìm thấy trong mọi vật chất sống. Nó hiện diện chủ yếu ở
thực vật, trong nhiều mô động vật và là một thành phần trong con đường chuyển hóa của
tế bào trong cơ thể. Nó được tìm thấy trong nhiều trái cây họ citrus (nhóm cây có múi),
quả kiwi, dâu, sơ ri và nhiều loại trái cây khác
Hình 10: Cấu tạo của acid citric
(ii) Chức năng
Acid citric là hợp chất hữu cơ không màu, kết tinh thuộc họ acid cacboxylic. Nó có nhiều
tác dụng và được sử d c đích khác nhau:
Acid làm tăng cường
chất oxy hóa.
Acid citric được sử
mùi. Đồng thời, còn
cây và sản phẩm chế
Acid citric có thể làm
khả năng tạo chelate
của enzym.
Ngành Công nghệ thực phẩụng như một chất phụ gia với nhiều mụ độ hoạt động của chất chống oxy hóa nhưng bản thân nó không là
dụng như là chủ yếu như là chất điều chỉnh độ acid và điều chỉnh
sử dụng để làm giảm phản ứng hóa nâu do enzym trong các loại trái
biến từ trái cây.
hạn chế phản ứng hóa nâu do làm giảm pH môi trường và nó có
với kim loại trung tâm của enzym phenolalase nên ức chế hoạt động
m-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 23
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Tạo môi trường acid để ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, tuy
nhiên nó không sử dụng trực tiếp như chất chống khuẩn mà chỉ có khả năng chống một
số nấm mốc và vi khuẩn.
2.2.5 Pectin
Pectin là hợp chất cao phân tử mạch thằng cấu tạo từ sự kết hợp của các acid galacturonic
qua các liên kết α-1,4-glucoside. Khối lượng phân tử của pectin từ 80.000 ÷ 200.000.
Pectin không hòa tan trong rượu và dung môi hữu cơ khác. Pectin hòa tan trong nước
amoniac, dung dịch kiềm, cacbonat natri và trong glycerin nóng. Độ hòa tan của pectin
trong nước tăng lên khi mức độ ester hóa trong phân tử pectin tăng và khi khối lượng
phân tử pectin giảm. Pectinic acid là thành phần chủ yếu trong pectin. Các pectin tự nhiên
định vị trong thành tế bào có thể liên kết với các cấu trúc polysaccaride và các protein để
tạo thành các protopectin không tan. Có thể phân hủy làm cho pectin tan trong nước bằng
cách đun nóng pectin trong môi trường acid.
Pectin là polysacaride có nhiều ở rau quả, củ hoặc thân cây. Trong thực vật pectin tồn tại
ở hai dạng chủ yếu là: protopectin không tan, tồn tại chủ yếu ở thành tế bào có lẽ dưới
dạng kết hợp với polysacaride araban, dạng hòa tan của pectin tồn tại chủ yếu ở dịch bào.
Trong thực vật petin tồn tại dưới 3 dạng:
- Pectin hòa tan.
- Pectinic acid.
- Protopectin.
Hình 11: Cấu tạo của pectin
Nguồn: Nguyễn Đức Lượng, 2004
Trong chế biến nước quả, pectin được bổ sung vào với mục đích làm ổn định trạng thái
keo của nước quả trong thời gian bảo quản và phân phối giúp sản phẩm không bị kết tủa
phân lớp.
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 24
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
2.3 QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC DỨA TẠI NHÀ MÁY
Hình 12: Sơ đồ quy trình sản xuất nước dưa
Dung dịch
cô đặc
Bồn phối trộn
Gia nhiệt sơ
bộ(65-70oC)
Đồng hoá
Thành trùng
97oC,30s
Làm nguội
nhanh 40oC
Làm lạnh
16-20oC
Tank trữ tiệt
trùng(12000
lit, 24h)
Rót hộp 1 lit
Bảo quản
Hương
Đường
Nước
Acid ascorbic
Pectin ADM
Tank trộn
tuần hoàn
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 25
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
2.4 GIẢI THÍCH QUY TRÌNH
2.4.1 Phối trộn
Hình 13: Bồn trộn 1000 lít và Tank chứa tuần hoàn 8000 lít
Dung dịch nước dứa cô đặc và các phụ gia được bơm vào thùng phối trộn. Thùng phối
trộn dạng hình trụ có cánh khuấy để trộn đều dung dịch. Máy được chế tạo toàn bộ bằng
thép không rỉ. Thể tích thùng trộn là 1000 lít và được lưu thông tuần hoàn cùng với bồn
8000 lít. Hoạt động theo nguyên tắc lấy dung dịch từ đáy của bồn 8000 lít chuyển đến
bồn trộn 1000 lít và dung dịch được phối trộn được bơm đến miệng của bồn 8000 lít sự
tuần hoàn như thế nhằm mục dích làm cho dung dịch sau khi phối trộn được đồng đều.
Các chỉ tiêu về hóa lý tùy theo yêu cầu trong đơn đặt hàng của khách hàng mà phối chế
các chất theo thành phần và hàm lượng yêu cầu
2.4.2 Gia nhiệt sơ bộ
Hình 14: Thiết bị gia nhiệt
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 26
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Gia nhiệt sơ bộ khoảng 65÷700C trong thiết bị dạng ống lồng ống. Công đoạn gia nhiệt
này nhằm mục đích làm giảm độ nhớt của dung dịch giúp cho quá trình đồng hoá dễ thực
hiện hơn
2.4.3 Đồng hoá
Hình 15: Thiết bị đồng hóa
Quá trình đồng hoá có mục đích làm giảm kích thước của các hạt phân tán trong dung
dịch để dung dịch đồng nhất hơn.
Nguyên tắc hoạt động: dung dịch được bơm vào thiết bị đồng hoá, được nén ở áp suất cao
khoảng 120÷180kg/cm2 qua một khe hẹp có kích thước 0,001÷0,005mm. Áp suất phía
bên kia của khe hở chỉ khoảng 2÷3kg/cm2. Do sự thay đổi áp suất rất lớn và đột ngột, sản
phẩm có tốc độ di chuyển rất lớn (150÷200m/s) và sau khi qua khe, sản phẩm đập vào
một tấm kim loại làm vỡ các hạt thịt quả. Với kích thước hạt rất mịn khoảng 0,001mm,
nước quả ở dạng huyền phù vi thể, thịt quả lơ lửng và phân tán đều trong dung dịch.
2.4.4 Thanh trùng
Hình 16: Thiết bị thanh trùng
Dung dịch nước dứa chứa nhiều acid citric, acid malic và các acid hữu cơ khác nên có pH
rất thấp, khoảng pH 3,5÷4. Ở độ pH thấp như vậy thì vi khuẩn ưa nhiệt không những
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 27
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
không phát triển được mà khả năng chịu nhiệt còn bị giảm, nên dễ dàng bị tiêu diệt khi
gia nhiệt. Do đó chỉ cần thanh trùng ở nhiệt độ 970C cho sản phẩm này.
Trong trường hợp sản xuất nước dứa người ta bơm dung dịch nước dứa vào thiết bị trao
đổi nhiệt với hơi nước dạng ống lòng ống để nâng nhiệt độ của dung dịch lên khoảng
970C trong thời gian 30 giây để tiêu diệt các vi sinh vật.
2.4.5 Làm nguội nhanh
Hình 17: Thiết bị làm lạnh
Sau khi thanh trùng dung dịch được làm nguội nhanh xuống còn 40÷500C cũng bằng
cách trao đổi nhiệt với nước lạnh ở cùng một thiết bị dạng ống lồng ống. Làm nguội
nhanh nhằm mục đích tránh tạo nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển trở lại của vi sinh
vật. Sau khi được làm nguội xong sản phẩm được làm lạnh xuống còn 160C nhằm mục
đích giữ được giá trị cảm quan của sản phẩm.
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 28
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
2.4.6 Rót hộp
Hình 19: Tank tiệt trùng 12000 lít và băng chuyền
Sau khi dung dịch được làm lạnh xong thì được đưa qua tank trữ 12000 lít. Tank có cấu
tạo đặc biệt là tank tiệt trùng có khả năng bảo quản sản phẩm không bị hư hỏng trong thời
gian 24h. Khi tank trữ đã dự trữ đủ lượng dung dịch cần thiết thì bắt đầu cho quá trình rót
hộp. Không khí đã được lọc sạch đảm bảo tiệt trùng được bơm vào tank trữ để tạo áp
suất. Dung dịch trong tank trữ được chuyển đến máy rót hộp nhờ áp lực không khí.
Vật liệu làm hộp là màng phức hợp gồm 5 lớp, ngoài cùng là PE chống ẩm, lớp kế trong
là celllophane dễ in, lớp giấy tăng độ cứng cho bao bì, lớp PE nói kết giữa lớp giấy và lớp
nhôm ở trong cùng, lớp nhôm ngăn ẩm, giữ mùi, ngăn sáng. Tổng hợp các thành phần
này giúp đảm bảo sự cách ẩm và giữ hương rất tốt, đồng thời tránh được sự tác động của
ánh sáng hạn chế được sự phân hủy của các thành phần dinh dưỡng như vitamin,
protein… có trong nước quả. Lớp giấy phức hợp cũng được tiệt trùng bằng tia cực tím
trước khi được đưa vào máy cắt, định dạng hộp, được rót dung dịch và ghép mí. Toàn bộ
quá trình này được thực hiện trong phòng vô trùng. Trước khi cho dây chuyền vào hoạt
động và sau mỗi mẻ người ta phải bật đèn cực tím để vô trùng cho phòng trong vòng 15
phút. Chính vì vậy mà sản phẩm được bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 29
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
3.2 CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Về mặt cảm quan, nước dứa có màu sắc, hương vị tự nhiên của dịch quả nên có sức hấp
dẫn đối với người sử dụng, nhất là trong thời kỳ hiện nay khi con người có xu hướng tìm
cách gần gũi với thiên nhiên.
Về mặt dinh dưỡng nước giải khát từ dịch quả cung cấp năng lượng cho cơ thể chủ yếu
bởi lượng đường và các vitamin mà nó hàm chứa.
Nước giải khát từ dịch quả ít nhiều đều có chứa pectin. Tuy hầu như không được cơ thể
phân giải và hấp thụ song pectin có tác dụng hấp thụ nước giúp cho sản phẩm được giữ
lâu trong cơ thể, làm tăng tính giải khát của sản phẩm.
Sản phẩm có hàm lượng chất khô trong khoảng 12÷13%, pH đạt 3÷4, các chỉ tiêu vệ sinh
đạt tiêu chuẩn TCVN5042-90 quy định cho nước giải khát. Sản phẩm bảo quản được 6
tháng trong điều kiện bình thường.
3.2.1 Các chỉ tiêu chất lượng (TCVN 1549-1994)
Chỉ tiêu cảm quan
Sản phẩm phải có hương vị màu sắc đặc trưng của nước dứa, cho phép có sự lắng nhẹ thịt
quả ở đáy bao bì, nhưng khi lắc nhẹ hoặc khuây trộn phải phân tán đều.
Bao bì và nhãn
- Khối lượng tịnh: khối lượng tịnh của mõi đơn vị bao gói phải phù hợp với khối
lượng tịnh ghi trên nhãn. Cho phép có sự sai lệch 5%. Khối lượng tịnh trung bình
các hộp không được nhỏ hơn khối lượng tịnh ghi trên nhãn.
- Nội dung ghi trên nhãn: cho phép thỏa thuận trong hợp đồng giữa nhà sản xuất và
bên nhận hàng, nhưng phải bao gồm những điểm.
- Tên sản phẩm
- Tên cơ quan quản lí sản xuất.
- Khối lượng tịnh.
- Thành phần theo thứ tự các phụ gia sủ dụng.
Chỉ tiêu hóa lý
- Độ đầy của hộp: mức tối thiểu của nước dứa phải chiếm ít nhất là 90% dung tích.
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 30
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
- Hàm lượng chất khô hòa tan: hàm lượng chất khô hòa tan của nước dứa không được
nhỏ hơn 12%.
- Hàm lượng đường thêm vào không quá 25g/kg.
Chỉ tiêu vi sinh
- Cần chế biến hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn hiện hành.
- Không chứa vi sinh vật gây thối hỏng có thể phát triển trong điều kiện phát triển
thông thường.
- Không chứa các chất có nguồn góc vi sinh vật có thể gây hại cho con người.
Bảng 5: Lượng kim loại tối thiểu có thể có trong sản phẩm
Tên kim loại Hàm lượng tối đa (mg/kg)
Asen (As) 0,1
Chì(Pb) 0,5
Đồng (Cu) 10
Kẽm (Zn) 5
Thiếc (Sn) 40
Cadimi (Cd) 1
Thủy ngân (Hg) 0,005
Bảng 6: Chỉ tiêu về vi sinh vật
3.2.2 Quản lí kỹ thuật
Vi sinh vật Mức cho phép trong 1ml
Tổng số vi sinh vật hiếu khí 102
Coliforms 0
E .coli 0
S. aureus 0
Treptococci faecal 0
Paeruginosa 0
Tổng số bào tử nấm men nấm mốc 10
Cl. perfringens 0
Bán thành phẩm trước khi phối trộn được kiểm tra độ khô, độ acid, pH.
Sản phẩm được kiểm tra dung tích, độ kín, pH, cảm quan và các chỉ tiêu vi sinh. Chu
trình kiểm tra với mỗi bồn phối trộn, khi bắt đầu chiết rót sẽ kiểm tra 5÷6 hợp đầu tiên.
Tiếp đó cứ 15 phút kiểm tra một lần lấy mẫu và kiểm tra 2 hộp. Cuối cùng được nhập kho
lưu một số hộp lại để kiểm tra đến khi hết hạn sử dụng.
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 31
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
CHƯƠNG 3 SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM NƯỚC DỨA
ĐÓNG HỘP TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN
3.1 PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
3.1.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Thí nghiệm được tiến hành tại Công Ty TNHH nước giải khát DELTA.
- Thời gian từ ngày 05/02/2007 đến ngày 12/05/2007.
3.1.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Khảo sát sự biến đổi chất lượng của sản phẩm nước dứa đóng hộp trong quá trình bảo
quản
(i) Mục đích thí nghiệm
Theo dõi sự thay đổi các chỉ tiêu về chất lượng như độ Brix, pH, acid, vitamin C, màu
sắc,…theo từng thời gian bảo quản ở nhiệt độ thường.
(ii) Bố trí thí nghiệm
Tiến hành lấy mẫu nước dứa ngẫu nhiên trong kho thành phẩm của nhà máy.
Phân tích các chỉ tiêu cơ bản bao gồm độ Brix, pH, acid, vitamin C, màu sắc qua các thời
gian bảo quản là 0, 2, 4, 6, 8 tuần.
(iii) Kết quả thí nghiệm
Đánh giá được chất lượng sản phẩm và sự biến đổi chất lượng ở những thời gian bảo
quản khảo sát.
3.2 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
Trong bất kì sản phẩm nào cũng vậy, chất lượng luôn là tiêu chí mà cả nhà sản xuất lẫn
người sử dụng đều đặt lên hàng đầu. Đối với sản phẩm thực phẩm tiêu chí này lại đóng
vai trò quan trọng hơn nữa, vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng
và quyết định sự sống còn của nhà sản xuất. Tuy nhiên trong tiến trình sản xuất luôn xảy
ra các biến đổi làm tổn thất hoặc thay đổi tính chất một số hợp phần trong nguyên liệu
ban đầu, sự giảm chất lượng xảy ra ở nhiều mặt bao gồm mùi, vị, màu sắc, cũng như các
chất dinh dưỡng nhạy cảm khác... Đối với dạng sản phẩm có đặc điểm dễ biến đổi về chất
lượng như sản phẩm nước dứa đóng hộp thì vấn đề theo dõi chất lượng sản phẩm là vô
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 32
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
cùng quan trọng. Có như vậy mới có cơ sở để cải thiện qui trình sản xuất, nâng cao chất
lượng sản phẩm, tránh được những biến đổi không mong muốn trong quá trình bảo quản.
Thí nghiệm khảo sát sự biến đổi chất lượng của sản phẩm nước dứa đóng hộp trong quá
trình bảo quản được thực hiện bằng cách lấy mẫu nước dứa một cách ngẫu nhiên trong
kho thành phẩm của công Ty TNHH nước giải khát DELTA. Sau đó đem phân tích các
chỉ tiêu cơ bản theo từng thời gian bảo quản là 0, 2, 4, 6, 8 tuần. Các chỉ tiêu được phân
tích bao gồm độ Brix, pH, acid, vitamin C, màu sắc. Kết quả thống kê được trình bày ở
bảng 7 và đồ thị biểu diễn sự tương tác này được thể hiện ở hình 20, 21, 22, 23.
Bảng 7: Sự biến đổi các chỉ chất lượng nước dứa trong quá trình bảo quản
Thời gian pH Độ Brix Acid (%) VitaminC (mg%) Độ màu L
0
2
4
6
8
3,76b
3,75b
3,75b
3,75b
3,74a
12,2a
12,17a
12,13a
12,17a
12,17a
0,426a
0,423a
0,426a
0,432a
0,488b
21,35e
6,67d
2,15c
1,23b
0,53a
33,42e
32,23d
30,83c
30,05b
29,04a
Các chữ cái khác nhau biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa trong cùng một cột ở độ tin cậy 95%
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 33
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
3.76
3.75 3.75 3.75
3.74
3.73
3.74
3.74
3.75
3.75
3.76
3.76
3.77
Thời gian
pH
0
2
4
6
9
Hình 20: Sự biến đổi pH theo thời gian bảo quản
0.43 0.42 0.43
0.43
0.49
0.38
0.40
0.42
0.44
0.46
0.48
0.50
Thời gian bảo quản
%
A
ci
d
0 tuần
2 tuần
4 tuần
6 tuần
8 tuần
Hình 21: Sự biến đổi % acid theo thời gian bảo quản
Từ kết quả phân tích và đồ thị ở hình 21, 22 cho thấy giá trị pH và tỷ lệ acid có trong sản
phẩm ổn định theo thời gian, không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê đến tuần bảo
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 34
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
quản thứ 6. Điều này chứng tỏ sản phẩm được xử lý nhiệt đạt yêu cầu và do đó không có
sự biến đổi chất lượng xảy ra trong 6 tuần đầu. Ở tuần bảo quản thứ 8, kết quả đo đạc và
phân tích cho thấy, có sự giảm của pH và tăng acid ở mức khác biệt có ý nghĩa so với các
thời điểm trước. pH giảm nhẹ đến giá trị 3,74 cùng với sự gia tăng hàm lượng acid từ
0,432% ở tuần thứ 6 lên đến 0,488% ở tuần thứ 8. Điều này có thể là do sự bắt đầu xuất
hiện vi sinh vật sinh acid, gây hư hỏng.
Thống kê sự thay đổi độ Brix của sản phẩm trong quá trình bảo quản nhận thấy, hầu như
không có sự thay đổi về giá trị này sau 8 tuần bảo quản ở nhiệt độ thường. Điều này một
lần nữa góp phần khẳng định sự ổn định về chất lượng sản phẩm trong khoảng thời gian
khảo sát. Giá trị độ Brix đo được là 12,2oBx.
Tuy nhiên, khả năng duy trì vitamin C trong sản phẩm chưa cao. Kết quả thu được ở bảng
7 và đồ thị ở hình 23 cho thấy, có sự suy giảm hàm lượng vitamin C rất rõ rệt theo thời
gian bảo quản.
21.35
6.67
2.15
1.23 0.53
0.00
5.00
10.00
15.00
20.00
25.00
Thời gian bảo quản
%
m
g
0 tuần
2 tuần
4 tuần
6 tuần
8 tuần
Hình 22: Sự biến đổi vitamin C theo thời gian bảo quản
Hàm lượng vitamin C giảm nhanh theo thời gian bảo quản do đây là hợp chất không bền,
dễ bị phân hủy dưới tác dụng của ánh sáng, nhiệt độ, không khí… Sau hai tuần bảo quản
hàm lượng vitamin C giảm rất nhanh, sau đó giảm chậm lại ở các tuần tiếp theo. Sau 8
tuần bảo quản hàm lượng vitamin C còn lại là 0,53%mg.
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 35
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Như vậy, quy trình sản xuất nước khóm đóng hộp tại nhà máy Delta được kiểm soát chặt
chẽ với dây chuyền hiện đại và kỹ thuật cao nên cho sản phẩm có chất lượng ổn định về
mặt dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc duy trì hàm lượng vitamin C chưa được đảm bảo tốt.
Thêm vào đó, xét về giá trị cảm quan, màu sắc sản phẩm cũng có sự thay đổi (hình 24)
Kết quả thống kê ở bảng 7 cho thấy, giá trị L (biểu thị độ sáng tối của sản phẩm) giảm
dần theo thời gian bảo quản, điều này cho thấy màu sắc nước dứa sậm dần và bắt đầu có
sự biến đổi ngay từ tuần thứ hai trở lên. Hiện tượng sậm màu này có lẽ là do sự hoạt động
của các enzyme gây hóa nâu, chủ yếu trong khóm là peroxidase. Dưới tác động của nhiệt
dưới 100oC, peroxidase không bị phân hủy do đó vẫn còn hoạt tính vào phản ứng, tăng độ
sậm màu của sản phẩm.
33.42
32.23
30.83
30.05
29.04
26.00
27.00
28.00
29.00
30.00
31.00
32.00
33.00
34.00
Thời gian bảo quản
L
0 tuần
2 tuần
4 tuần
6 tuần
8 tuần
Hình 23: Sự biến đổi L theo thời gian bảo quản
Tóm lại, nước khóm đóng hộp là sản phẩm có giá trị pH thấp và đã qua thanh trùng nên
có khả năng bảo quản ở điều kiện nhiệt độ thường. Tuy nhiên, trong điều kiện bảo quản
này, vẫn có một số biến đổi không mong muốn xảy ra như sự suy giảm vitamin C và thay
đổi màu sản phẩm do phản ứng hóa nâu. Để có thể cải thiện tốt chất lượng sản phẩm và
duy trì hàm lượng vitamin C ở mức cao như ngay sau chế biến, cần kết hợp các phương
pháp bảo quản khác.
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 36
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
Công ty nước giải khát DELTA với quy trình chế biến hiện đại và việc quản lý theo tiêu
chuẩn ISO cũng như áp dụng chặt chẽ HACCP cho các quá trình chế biến. Trong thời
gian thực tập tại Công ty TNHH nước giải khát DELTA, em đã có cơ hội học hỏi về công
nghệ lẫn kĩ thuật sản xuất nước dứa đóng hộp và tiếp cận hệ thống dây chuyền sản xuất
hiện đại của công ty. Ngày nay, các loại nước uống trái cây nói riêng và các sản phẩm
đóng hộp khác nói chung đóng vai trò khá quan trọng, giúp đa dạng hoá các sản phẩm
thực phẩm cho mọi người. Áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất, Công ty
TNHH nước giải khát DELTA đã đáp ứng một phần nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Sản phẩm của công ty rất đa dạng về chủng loại, chất lượng ổn định và đặc trưng, đã
được xuất sang nhiều nước. Nói chung, những thay đổi chất lượng này yêu cầu trong quá
trình chế biến phải được thiết lập và kiểm soát để tránh sự giảm chất lượng quá mức
không cần thiết. Vì vậy việc ảnh hưởng của các chế độ xử lý tử khâu nguyên liệu cho đến
nhiệt độ, thời gian thanh trùng và điều kiện bảo quản chúng có ảnh hưởng rất lớn đến sự
biến đổi chất lượng sản phẩm nước dứa do đó cần được quan tâm và đặt lên hàng đầu.
Việc nghiên cứu khảo sát sự biến đổi chất lượng sản phẩm nước dứa đóng hộp trong quá
trình bảo quản đã thu được một số kết quả như sau:
- Giá trị pH và độ acid của sản phẩm không thay đổi trong 6 tuần bảo quản đầu, tuy
nhiên có sự tăng nhẹ các thông số này ở tuần bảo quản thứ 8.
- Giá trị độ Brix ổn định trong suốt thời gian bảo quản.
- Xét về mặt dinh dưỡng, hàm lượng vitamin C không được duy trì ổn định và giảm
dần theo thời gian bảo quản
- Xét về mặt cảm quan, sản phẩm sậm màu hơn.
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 37
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
4.2 ĐỀ NGHỊ
Để ngày càng phát triển các mặt hàng hơn công ty cần mở rộng thêm diện tích phục vụ
cho sản xuất và nhà kho để có được sức chứa các sản phẩm hơn nữa.
Tăng cường việc quảng bá trên thị trường bằng các thông tin đại chúng trên mạng, quảng
cáo để các sản phẩm của công ty được tiếp cận một cách toàn diện trong nước và trên thế
giới.
Có chính sách thu hút nguồn nhân lực, nhân công làm các sản phẩm được tung ra thị
trường đủ đáp ứng với nhu cầu người tiêu dùng. Nên tăng cường việc giám sát tại mỗi bộ
phận sản xuất trong việc kiểm tra các loại máy móc, thường xuyên tu bổ, sửa chữa nhằm
tránh tình trạng lãng phí khi đóng gói thành phẩm không đạt yêu cầu.
Việc bảo quản sản phẩm nước dứa đóng hộp nên được thực hiện ở nhiệt độ lạnh nhằm
giảm thiểu sự mất mát vitamin C và các giá trị dinh dưỡng khác, tăng giá trị cảm quan
của sản phẩm.
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 38
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Bình, Trần Quang và Hà Văn Thiết. 2000. Bảo quản rau quả tươi và bán chế phẩm. Nhà xuất bản nông
nghiệp.
Lượng, 2004, Nguyễn Đức. Công Nghệ Enzyme, nhà xuất bản đại học quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh.
Nhương, Lê Văn 1977. Hóa Học Trong Công Nghệ Thực Phẩm, nhà xuất bản Khoa Học Và Kỹ Thuật.
Quách Đỉnh, Nguyễn Văn Tiếp, 1996, Công Nghệ Sau Thu Hoạch Và Chế Biến Rau Quả, Nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
Sưởng, Hồ. 1982. vi sinh vật trong bảo quản và chế biến thực phẩm
Thưởng, Nguyễn Đình. 1986. Nước giải khát. NXB khoa học và kỹ thuật.
Tiếp, Nguyễn Vân; Quách Đỉnh và Ngô Mỹ Văn. 2000. kỹ thuật sản xuất đồ hộp rau quả. Nhà xuất bản
khoa học kỹ thuật.
Tiếng Anh
Ashurst PrP.R. Ashurst and Associates, Kingstone, Hereford, Production and Packaging Of Non-
Carbonated Fruit Juices and Fruit Beverages, Blackie Academic and Professional.
CNTP: V920 In-Pack Thermai Processing Of Foods.
Jean – Paul Curtay Josette Lyon, 1996
Các website
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 39
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
PHU LỤC 1
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG
1.1 Cảm quan
Bảng 8: Cách đánh giá cảm quan
Chỉ
tiêu
Điểm Hệ số
quan
trọng
Yêu cầu
Màu
sắc
5
4
3
2
1.0 Màu sắc tự nhiên, rất đặc trưng của sản phẩm
Màu sắc tự nhiên đặc trưng của sản phẩm
Màu sắc tự nhiên, tương đối đặc trưng của sản phẩm
Hơi biến màu, không đặc trưng
Mùi
vị
5
4
3
2
2.0 Mùi vị rất đặc trưng
Mùi vị đặc trưng
Mùi vị tương đối đặc trưng
Mùi Việt Namị không đặc trưng
Hình
thái
5
4
3
2
1.0 Có lẫn bột quả, khi khuấy nhẹ phân tán đều
Có lẫn bột quả, vón nhẹ, khi khuấy nhẹ phân tán đều
Vón nhẹ, lắc ít tan
Vón cục, lắc không tan
Xác định màu, mùi. Màu có tự nhiên không, có mùi đặc trưng. Không có tạp chất, không
có vị lạ.
1.2 Các chỉ tiêu hoá lý
1.2.1 Kiểm tra độ Brix
Mục đích: kiểm tra hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch.
Phương pháp: ta tiến hành lấy mẫu cần kiểm tra độ Brix ở các điểm sau ép, sau lọc và sau
thanh trùng cho vào 3 cốc riêng biệt. Ta kiểm tra bằng thiết bị máy đo độ Brix. Lấy một
giọt mẫu cho vào con mắt cảm ứng của thiết bị rồi đậy nắp lại, sau đó nhấn nút Start, sau
đó thiết bị sẽ hiển thị số liệu mà ta cần kiểm tra.
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang ix
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Hình 24: Thiết bị đo độ Brix
1.2.2 Xác định pH
Mục đích: xác định độ pH của sản phẩm.
Yêu cầu: ổn định.
Cách tiến hành: ta trích một phần mẫu đem cho vào cốc thủy tinh 100ml, trộn đều, sau đó
ta dùng máy đo pH để xác định độ pH có trong dịch. Máy hiển thị thông số PH. Ta so
sánh pH vừa đo với yêu cầu của khách hàng hoặc của công ty.
Hình 25: Thiết bị đo pH
1.2.3 Xác định độ % acid
Mục đích: xác định đọ chua hàm lượng acid citric có trong dịch.
Yêu cầu: Nằm trong khoảng yêu cầu của đơn đặt hàng và nguyên liệu.
Cách tiến hành: cân Gm (g) mẫu (Nếu là mẫu lỏng lấy 25ml mẫu) dịch quả sau khi ép,
đem cho vào bình định mức. Pha loãng mẫu trong bình định mức 200ml bằng nước cất có
độ pH = 7 để có thể dễ dàng nhận biết được sự đổi màu của dịch. Sau đó lấy 25ml (mẫu
sau khi pha loãng) cho vào erlen cùng với 5 giọt phenoltalein 0,1% làm chất chỉ thị màu,
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang x
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
lắc đều. Tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1N cho đến khi xuất hiện màu hồng
nhạt bền khoảng 30s thì dừng. Ghi thể tích NaOH đã dùng, rồi tính kết quả:
%Acid =
Gm
nRVK nb 100****
Trong đó:
K: Hệ số chuyển pha acid tương ứng (acid citric k = 0,07)
Vb: Thể tích dung dịch NaOH 0,1N dùng chuẩn độ
n: Nồng độ NaOH
R: Hệ số pha loãng
Gm (g): Khối lượng mẫu dùng kiểm nghiệm (Nếu là mẫu lỏng: V(ml)
1.2.4 Xác định độ pulp
dịch sau khi ép ta bắt đầu xác định cảm quan bán thành phẩm
Mục đích: xác định hàm lượng thịt quả có trong dịch quả có đạt yêu cầu của công ty.
Yêu cầu: lượng quả có trong dịch quả phải đạt tiêu chuẩn % của công ty đưa ra, không
lẫn tạp chất.
Cách tiến hành
Dịch quả sau khi ép ta trích một lượng nhỏ dịch làm mẫu.
Dùng 2 ống nghiệm có khối lượng m1, cân mẫu vào ống nghiệm có khối lượng m2. Sau
khi đã cho khối lượng mẫu vào ống nghiệm. Đem 2 ống nghiệm cho vào thiết bị lắng ly
tâm với công suất 5000 vòng/phút. Ta ly tâm trong vòng 5 phút. Sau khi ly tâm xong ta
lấy ống nghiệm ra, loại bỏ phần lỏng bên trên và thu lượng kết tủa phía dưới dáy ống
nghiệm đem cân. Ta có khối lượng là m.
Ta tính độ Pulp theo công thức:
Độ Pulp = %100*
2
1
m
mm −
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang xi
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Hình 26: Cân điện tử và thiết bị ly tâm
1.2.5 Xác dịnh vitamin C
Mục đích: xác định hàm lượng vitamin C tự nhiên có trong dịch quả phù hợp với mức
cho phép của công ty. Đây là hàm lượng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng của
sản phẩm.
Yêu cầu: vitamin C có trong dịch quả phải đạt theo yêu cầu của công ty.
Cách tiến hành: Ta đem cân 1 lượng m (g) vào bình tam giác, thêm acid oxalic và lắc
đều, đem chuẩn độ bằng chất Diclorophenol – indolphenol. Chuẩn cho đến khi xuất hiện
màu đỏ bầm nhạt rồi đọc thể tích VDI.
Công thức tính:
Vitamin = 1000*
)(
* DI)(
gm
CV DIMDI
VDI: là thể tích tiêu tốn khi chuẩn độ của dịch Diclorophenol – indolphenol.
CM(DI): là nồng độ của Diclorophenol – indolphenol.
M: là khối lượng mẫu đem chuẩn đ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang xii
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Hình 27: Khu vực chuẩn độ
1.3 Kiểm tra vi sinh
Mục đích: xác định hiệu quả của chế độ tiệt trùng.
Yêu cầu: Xác định hàm lượng vi sinh vật có trong thành phẩm có phù hợp với tiêu chuẩn
đã quy định.
Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu theo TCVN 4886-89
Lượng mẫu cần tối thiểu để pha loãng không ít hơn 1ml đối với các sản phẩm lỏng.
Thiết bị và dụng cụ
Đĩa petri thủy tinh đường kính 90÷100mm
Pipet có chia độ loại 1, 5, 10ml đã tiệt khuẩn.
Nồi cách thủy điều chỉnh được nhiệt độ 45 ± 1oC.
Tủ ấm điều chỉnh được nhiệt độ 30 ± 1oC.
Tủ sấy khô.
Nồi hấp áp lực.
Bình thủy tinh dung tích 250-500ml.
Ống nghiệm loại 16-160mm hoặc lớn hơn.
Môi trường dùng để nuôi cấy cho từng loại vi sinh vật.
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang xiii
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
1.4 Kiểm tra bao bi
1.4.1 Đường gấp mép
Bung tai ở cả phần đầu và đáy hộp.
Các nếp gấp phải thằng hàng hoặc đối xứng nhau.
1.4.2 Đường chồng mí mối hàn dọc
Đo chiều rộng của phần hai mí ghép chồng lên nhau.
1.4.3 Mặt trong bao bì
Các lớp nhựa bên trong bao bì tròn phẳng.
Không có lớp trầy xước nhăn, phồng.
1.4.4 Kiểm tra putch
Tình trạng nguyên vẹn của putch, không có vết xước hoặc nhăn trên màng putch.
Tại mặt trong bao bì, kiểm tra putch (màng bọc mặt dưới) được dáng hoàn toàn vào mặt
trong của giấy bao bì phủ qua lỗ của pulltab.
Kiểm tra độ dính của putch dán trên giấy bao bì, bôi mục lên phần patch và xung quanh.
chờ 5 phút khi mực thấm. lột bỏ tab. Quan sát xung quanh mép lỗ mực không được thấm
qua mép của lỗ pulltab.
Khoảng nhựa còn lại tại mép của lỗ pulltab phải nhỏ hơn 2 mm.
1.4.5 Kiểm tra mối hàn ngang TS
Các điểm quan trọng cần chú ý các góc các điểm giao của mối hàn TS và LS.
Cắt tối đa 1mm tại mỗi bên của hộp theo hướng vuông góc với mối hàn TS.
Cắt một đường ngang thân hộp phần không có mối hàn LS
Rửa sạch hộp gập ngược bao dọc theo mối hàn TS dùng ngón tay cái rà theo phía trong.
Từ một đầu của mối hàn cẩn thận xé mối hàn TS khoảng 1/3 chiều dài cảu mối hàn.
Kéo tương tụ như trên cho mối hàn bên kia của mối hàn tới điểm giửa của mối hàn LS và
TS.
1.4.6 Kiểm tra mối hàn dọc LS và SA
Vị trí strip dan trên bao bì.
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang xiv
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Tiêm mựt vào phần trống bên dưới strip chú ý các vị trí tại nơi giao nhau của mối hàn LS
và TS nếp gấp đầu và đỉnh hộp.
Cắt dọc theo mối hàn LS tại điểm giữa của strip.
Xé bỏ lớp giấy chồng bên ngoài.
Dùng kéo cắt một góc 45o tại đầu mối hàn, kéo nhẹ nhàng khoảng 20mm strip ra khỏi hộp
theo góc 90o.
Giữ lại phần strip thừa rồi kéo tiếp đoạn khác.
Kiểm tra suốt cả chiều dài của strip.
Nếu strip đứt trong khi kéo cắt một góc bao ngay tại đó và làm lại như từ đầu.
Kiểm tra cả hai bên strip
1.4.7 Thử mực
Cắt ngang hộp ra làm hai phần, rửa sạch bên trong hộp, lau khô hộp
Đổ mực vào hộp sao cho mực phủ khắp đáy hộp chú ý các mối hàn TS và phần gấp của
LS các góc hộp.
Để khoảng 2-5 phút. Đổ phần mực thừa rửa sạch hộp lau khô
Tách phần giấy bao bọc xung quanh hộp.
Quan sát các vết mực trên lớp giấy.
Vết mực thấm ra trên giấy chứng tỏ có vết thủng ở lớp nhựa và lớp nhôm.
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang xv
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
PHU LỤC 2
Giá trị pH
ANOVA Table for pH by Thoi gian
Analysis Summary
Dependent variable: pH
Factor: tuan
Number of observations: 15
Number of levels: 5
ANOVA Table for pH by tuan
Analysis of Variance
-----------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
-----------------------------------------------------------------------------
Between groups 0.000306667 4 0.0000766667 2.88 0.0800
Within groups 0.000266667 10 0.0000266667
-----------------------------------------------------------------------------
Total (Corr.) 0.000573333 14
Table of Means for pH by tuan
with 95.0 percent LSD intervals
--------------------------------------------------------------------------------
Stnd. error
tuan Count Mean (pooled s) Lower limit Upper limit
--------------------------------------------------------------------------------
0 3 3.75667 0.00298142 3.73864 3.74803
2 3 3.74667 0.00298142 3.74197 3.75136
6 3 3.75 0.00298142 3.7453 3.7547
4 3 3.74667 0.00298142 3.74197 3.75136
8 3 3.74333 0.00298142 3.75197 3.76136
--------------------------------------------------------------------------------
Total 15 3.74867
Multiple Range Tests for pH by tuan
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
tuan Count Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
8 3 3.74333 x
2 3 3.74667 x
4 3 3.74667 x
6 3 3.75 x
0 3 3.75667 x
Giá trị brix
ANOVA Table for brix by Thoi gian
Analysis Summary
Dependent variable: Brix
Factor: tuan
Number of observations: 15
Number of levels: 5
ANOVA Table for Brix by tuan
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang xvi
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Analysis of Variance
-----------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
-----------------------------------------------------------------------------
Between groups 0.00666667 4 0.00166667 0.77 0.5691
Within groups 0.0216667 10 0.00216667
-----------------------------------------------------------------------------
Total (Corr.) 0.0283333 14
Table of Means for Brix by tuan
with 95.0 percent LSD intervals
--------------------------------------------------------------------------------
Stnd. error
tuan Count Mean (pooled s) Lower limit Upper limit
--------------------------------------------------------------------------------
0 3 12.2 0.0268742 12.1577 12.2423
2 3 12.1667 0.0268742 12.1243 12.209
4 3 12.1333 0.0268742 12.091 12.1757
6 3 12.1667 0.0268742 12.1243 12.209
8 3 12.1667 0.0268742 12.1243 12.209
--------------------------------------------------------------------------------
Total 15 12.1667
Multiple Range Tests for Brix by tuan
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
tuan Count Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
4 3 12.1333 a
2 3 12.1667 a
6 3 12.1667 a
8 3 12.1667 a
0 3 12.2 a
--------------------------------------------------------------------------------
Giá trị acid
ANOVA Table for Acid by Thoi gian
Analysis Summary
Dependent variable: Acid
Factor: tuan
Number of observations: 15
Number of levels: 5
Analysis of Variance
-----------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
-----------------------------------------------------------------------------
Between groups 0,00916427 4 0,00229107 85,91 0,0000
Within groups 0,000266667 10 0,0000266667
-----------------------------------------------------------------------------
Total (Corr.) 0,00943093 14
Table of Means for Acid by Thoi gian
with 95,0 percent LSD intervals
--------------------------------------------------------------------------------
Stnd. error
Thoi gian Count Mean (pooled s) Lower limit Upper limit
--------------------------------------------------------------------------------
0 3 0,426 0,00298142 0,421303 0,430697
2 3 0,422667 0,00298142 0,417969 0,427364
4 3 0,426 0,00298142 0,421303 0,430697
6 3 0,432 0,00298142 0,427303 0,436697
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang xvii
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
8 3 0,488 0,00298142 0,483303 0,492697
--------------------------------------------------------------------------------
Total 15 0,438933
Multiple Range Tests for Acid by Thoi gian
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95,0 percent LSD
Thoi gian Count Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
2 3 0,422667 a
4 3 0,426 a
0 3 0,426 a
6 3 0,432 a
8 3 0,488 b
Giá trị vitamin C
ANOVA Table for vit C by Thoi gian
Analysis Summary
Dependent variable: Vitamin C
Factor: tuan
Number of observations: 15
Number of levels: 5
Analysis of Variance
-----------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
-----------------------------------------------------------------------------
Between groups 908,526 4 227,131 33107,93 0,0000
Within groups 0,0686033 10 0,00686033
-----------------------------------------------------------------------------
Total (Corr.) 908,594 14
Table of Means for vit C by Thoi gian
with 95,0 percent LSD intervals
--------------------------------------------------------------------------------
Stnd. error
Thoi gian Count Mean (pooled s) Lower limit Upper limit
--------------------------------------------------------------------------------
0 3 21,35 0,0478203 21,2747 21,4253
2 3 6,668 0,0478203 6,59266 6,74334
4 3 2,14833 0,0478203 2,07299 2,22368
6 3 1,23167 0,0478203 1,15632 1,30701
8 3 0,528 0,0478203 0,452657 0,603343
--------------------------------------------------------------------------------
Total 15 6,3852
Multiple Range Tests for vit C by Thoi gian
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95,0 percent LSD
Thoi gian Count Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
8 3 0,528 a
6 3 1,23167 b
4 3 2,14833 c
2 3 6,668 d
0 3 21,35 e
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang xviii
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Giá trị L
ANOVA Table for L by Thoi gian
Analysis Summary
Dependent variable: L
Factor: tuan
Number of observations: 15
Number of levels: 5
Analysis of Variance
-----------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
-----------------------------------------------------------------------------
Between groups 36,232 4 9,05799 743,68 0,0000
Within groups 0,1218 10 0,01218
-----------------------------------------------------------------------------
Total (Corr.) 36,3538 14
Table of Means for L by Thoi gian
with 95,0 percent LSD intervals
--------------------------------------------------------------------------------
Stnd. error
Thoi gian Count Mean (pooled s) Lower limit Upper limit
--------------------------------------------------------------------------------
0 3 33,42 0,0637181 33,3196 33,5204
2 3 32,23 0,0637181 32,1296 32,3304
4 3 30,83 0,0637181 30,7296 30,9304
6 3 30,05 0,0637181 29,9496 30,1504
8 3 29,04 0,0637181 28,9396 29,1404
--------------------------------------------------------------------------------
Total 15 31,114
Multiple Range Tests for L by Thoi gian
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95,0 percent LSD
Thoi gian Count Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
8 3 29,04 a
6 3 30,05 b
4 3 30,83 c
2 3 32,23 d
0 3 33,42 e
---------------
Giá trị a
-----------------------------------------------------------------
ANOVA Table for a by Thoi gian
Analysis of Variance
-----------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
-----------------------------------------------------------------------------
Between groups 10,5562 4 2,63905 826,42 0,0000
Within groups 0,0319333 10 0,00319333
-----------------------------------------------------------------------------
Total (Corr.) 10,5881 14
Table of Means for a by Thoi gian
with 95,0 percent LSD intervals
--------------------------------------------------------------------------------
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang xix
Thực tập tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Stnd. error
Thoi gian Count Mean (pooled s) Lower limit Upper limit
--------------------------------------------------------------------------------
0 3 3,16 0,0326258 3,1086 3,2114
2 3 2,53 0,0326258 2,4786 2,5814
4 3 1,51 0,0326258 1,4586 1,5614
6 3 1,36333 0,0326258 1,31193 1,41474
8 3 0,853333 0,0326258 0,80193 0,904736
--------------------------------------------------------------------------------
Total 15 1,88333
Multiple Range Tests for a by Thoi gian
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95,0 percent LSD
Thoi gian Count Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
8 3 0,853333 a
6 3 1,36333 b
4 3 1,51 c
2 3 2,53 d
0 3 3,16 e
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang xx
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kh7843o st qu trnh ch7871 bi7871n n4327899c khm 273amp2.pdf