Khóa luận Khu kinh tế mở Chu Lai - Việt Nam và so sánh với đặc khu kinh tế Trung Quốc

Như vậy qua nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển thì ĐKKT là một loại hình đặc biệt của khu kinh tế tự do. Nó mang đầy đủ những đặc điểm của tất cả các loại hình khu kinh tế tự do và lại có những ưu việt nổi bật hơn hẳn. Theo xu hướng quốc tế hiện nay, các khu kinh tế tự do đã được sử dụng như một biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, và ĐKKT lại có một ưu thế hơn hẳn so với các khu kinh tế tự do khác trong thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước. Tại ĐKKT có một cơ chế luật - kinh tế rất thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Với quy mô như một xã hội thu nhỏ, một cơ cấu kinh tế đa ngành phong phú, ĐKKT coi trọng sự tự do và bình đẳng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp. ĐKKT là môi trường kinh doanh tự do, hoàn toàn tuân theo các quy luật của nền kinh tế thị trường. Với những ưu điểm lớn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài của ĐKKT như vậy, cho nên việc nghiên cứu và áp dụng tốt mô hình ĐKKT vào Việt Nam là một vấn đề cần thiết, là một giải pháp hữu hiệu trong công cuộc CNH – HĐH đất nước và giao lưu kinh tế với tất cả các nước trên thế giới. Kinh nghiệm về ĐKKT của Trung Quốc đã cho chúng ta nhiều bài học. Từ chủ trương chính sách cho tới thực tiễn cuộc sống còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu khảo nghiệm như các vấn đề về quy hoạch định hướng chưa đi trước một bước, đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, xây dựng cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, công tác tiếp thị vận động đầu tư còn chậm, thiếu vốn chưa huy động tối đa các nguồn lực trong nước, đào tạo nguồn nhân lực chưa theo kịp với nhu cầu, trình độ đòi hỏi của các đối tác nước ngoài, chính sách khuyến khích đầu tư chưa hấp dẫn , còn nhiều bất cập - Trong khuôn khổ của khoá luận tốt nghiệp này chỉ có thể đóng góp thêm một phần nhỏ vào việc xây dựng lí thuyết về các khu kinh tế tự do, đặc biệt là các ĐKKT của Trung Quốc, nêu ra một số , chưa phải là tất cả, những cách làm hay của họ để học tập áp dụng cho Việt Nam. Cuối cùng, tuy có nhiều thuận lợi và khó khăn khác nhau nhưng chỉ cần có sự sáng suốt của Đảng, đường lối đúng đắn của Trung ương, sự giúp đỡ về tài chính, kinh nghiệm của các tổ chức kinh tế thế giới và cộng với lòng nhiệt tình dốc sức của nhân dân , chúng ta có thể tin rằng Khu kinh tế mở của Việt Nam cũng sẽ thành công không thua kém gì ĐKKT của Trung Quốc hoặc các nước khác trên thế giới và điều quan trọng nhất là sẽ góp phần làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển, nhân dân Việt Nam thịnh vượng .

doc90 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khu kinh tế mở Chu Lai - Việt Nam và so sánh với đặc khu kinh tế Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa lý vô cùng thuận lợi – một yếu tố quan trọng để thành công. Không thể phủ nhận vai trò của vị trí địa lý trong thành công của các ĐKKT của Trung Quốc. Với mục tiêu phát triển kinh tế đối ngoại, tất cả các đặc khu đều được xây dựng ở gần đường giao thông vận tải và khu buôn bán quốc tế, gần với các trung tâm tài chính thương mại vá kinh tế của khu vực, đặc biệt là Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan. Được đặt tại những vị trí đặc biệt, những ưu thế của đặc khu đã được nhân lên gấp nhiều lần.Từ chỗ đóng cửa đến mở cửa, Trung Quốc còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn kinh nghiệm để thực hiện việc trao đổi hợp tác, giao lưu kỹ thuật quốc tế. Nhưng nếu biết lợi dụng kinh nghiệm của Hồng Kông, Ma cao, Đài Loan thì có thể lấp được lỗ hổng này và các nhà Lãnh đạo Trung Quốc đã nắm được điều đó. Nghĩa là Trung Quốc muốn sử dụng ba khu vực này như một nguồn cung cấp vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, nguồn thông tin về thị trường và các xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới. Ngoài ra Trung Quốc còn thấy trước Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan là một thị trường tiêu thụ các nông phẩm và sản phẩm xuất khẩu khác. Thực tế đã chứng minh trong thời gian đầu Hồng Kông đóng vai trò trung gian phân phối các sản phẩm của Trung Quốc ra thị trường thế giới. Thêm nữa tất cả các đặc khu đều được xây dựng ở vùng ven biển hoặc hải đảo, vị trí đó rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông. Thứ ba, Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tạo ra một hệ thống chính sách ưu đãi hơp lý kết hợp hài hoà được lợi ích và mục tiêu của quốc gia và của các nhà đầu tư. Chính cơ chế quản lý gọn nhẹ, đơn giản thông thoáng đã hấp dẫn được các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là hoa kiều ở nước ngoài, và các chính sách này cũng phù hợp với các thông lệ quốc tế. Các chính sách ưu đãi ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ dừng lại ở các ưu đãi về thuế và tài chính mà còn ở các ưu tiê về sử dụng đất, thủ tục hành chính đối với việc thành lập và triển khai dự án, về các biện pháp bảo đảm đầu tư khác. Thứ năm, rất linh hoạt và mạnh dạn trong việc cải cách về thể chế quản lý kinh tế đối với đặc khu. áp dụng các nguyên tắc tự do trong việc xây dựng ĐKKT, tôn trọng các nguyên tắc tự do thị trường đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong đặc khu. Sự can thiệp của chính phủ Trung Quốc vào ĐKKT chỉ gián tiếp thông qua các văn bản pháp lý về tổ chức và hoạt động của đặc khu, thông qua bộ máy quản lý đặc khu và thông qua các chính sách ưu đãi đối với đặc khu. Minh chứng cho điều này chỉ trong thời gian ngắn Trung Quốc đã thực hiện các cải cách về tỉ giá, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cải cách quản lý vật giá ở ĐKKT này đã trải qua 4 giai đoạn: Giai đoạn 1, từ năm 1980 – 1984, kết hợp điều chỉnh và thả lỏng giá, nhưng lấy điều chỉnh làm chính. Giai đoạn 2, từ năm 1984 – 1987, kết hợp điều chỉnh và thả lỏng giá, nhưng lấy thả lỏng làm chính. Giai đoạn 3, từ năm 1988 – 1991, tự giá cả vận động trên cơ sở quy luật giá trị, tiến hành đồng thời điều chỉnh và thả lỏng, khống chế giá tiếp đối với việc thả lỏng giá cả. Giai đoạn4, từ năm 1991 đến nay, trên cơ sở nắm chắc hàng hoá nhạy cảm, quản lý tốt giá cả phi hàng hoá, coi đó là trọng điểm công tác Thứ sáu, dồn vốn trong nước và nước ngoài tập trung xây dựng rất nhanh cơ sỏ hạ tầng của các ĐKKT để tạo điều kiện chuyển sang giai đoạn lấp đầy các đặc khu và nhanh chóng thu hồi vốn. Xây dựng cơ sỏ hạ tầng nhanh chóng phải kể tới ĐKKT Thâm Quyến, tốc độ xây dựng của đặc khu này nhanh chưa từng có. Có được điều đó một phần là do những chính sách sáng tạo mới. Người Thâm Quyến thường nói, lịch trình tiến lên của đặc khu chính là lịch trình phá vỡ sự trói buộc. Không chỉ dựa vào nguồn vốn ít ỏi của Nhà nước, Thâm Quyến đã nghĩ ra nhiều cách huy động vốn để phát triển xây dựng. Các ngân hàng được khuyến khích tối đa trong việc huy động vốn trong và ngoài đặc khu và cho vay vốn trong đặc khu. Các công ty xây dựng cũng ra sức huy động vốn qua các hình thức tín dụng tài trợ dự án hoặc ngưòi có yêu cầu người có nhu cầu sử dụng, cơ sở hạ tầng ứng trước một phần vốn được xây dựng. Người Thâm Quyến, năm 1998, lại đi đầu trong thực hiện cải cách nhà, từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thương mại hóa nhà cửa Tóm lại, phải nói là chính phủ Trung Quốc đã rất thành công ở điểm nắm bắt thời cơ vạch ra được một mô hình đúng đắn nhưng quan trọng hơn cả đó là Trung Quốc đã dồn hết mọi nguồn lực của minh cả nhân lực lẫn vật lực để hoàn thành mô hình đó một cách nhanh chóng, trong thời gian ngắn nhất. Với sự nỗ lực như vậy Trung Quốc đã gặt hái được thành quả lớn từ các ĐKKT. Mô hình ĐKKT là một mô hình thực sự rất hiệu quả, do đó các nước đang phát triển đặc biệ là Việt Nam – một nước láng giềng có các điều kiện về địa lý, kinh tế, chính trị … tương tự như Trung Quốc – cần phải học tập và áp dụng. Chương III: Khu kinh tế mở Chu lai của Việt Nam và so sánh với mô hình ĐKKT của Trung Quốc Thực trạng quá trình xây dựng, phát triển Khu kinh tế mở (KKTM) Chu Lai. Năm 1999 Khu kinh tế mở Chu Lai – một mô hình kinh tế mới có rất nhiều đặc điểm giống với Đặc khu kinh tế của Trung Quốc - chính thức được thành lập tại tỉnh Quảng Nam, miền Trung Việt Nam với mục tiêu là khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế và chính trị trong khu vực để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Nam và đào tạo động lực phát triển cho khu vực miền Trung – Tây Nguyên, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa khu vực này với các vùng khác trong cả nước; đồng thời trong khi chưa có điều kiện thực hiện trên phạm vi cả nước, chính phủ sẽ áp dụng ở KKTM Chu Lai các mô hình, động lực mới cho phát triển kinh tế, nhằm khắc phục những vướng mắc trong chính sách và cơ chế quản lý kinh tế hiện hành. KKTM Chu Lai sẽ tạo những sản phẩm có chất lượng và có khả năng cạnh tranh cao, đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị trường quốc tế, góp phần tạo việc làm, thúc đẩy việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Với mục tiêu như vậy từ năm 1999 tới nay Quảng Nam phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương khẩn trương tiến hành hàng loạt công việc như: uy hoạch tổng thể không gian và các khu chức năng, quy hoạch chi tiết và xúc tiến đầu tư xây dựng...ráo riết để cho ra đời một mô hình kinh tế mới đó chính là mô hình Khu kinh tế mở – lần đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam. Vị trí địa lý và quy hoạch tổng thể. Vị trí địa lý. Khu kinh tế mở Chu Lai nằm ở chính giữa miền Trung Việt Nam, theo tọa độ địa lý: từ 108026’16” đến 108044’04” độ Kinh Đông và từ 15023’38” đến 15038’43” độ Vĩ Bắc. Nằm dưới đường bay quốc tế A1, trên trục đường bộ QL1A. đường sắt Bắc Nam và hành lang giao thông Đông – Tây của khu vực Đông Nam á. Là cửa ra biển gần nhất cho Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan. Là tâm điểm của các nước ASEAN, Đông á, Tây á. Cách Hà Nội 860 km, cách TPHCM 860 km, cách Đà Nẵng 70 km, cách khu lọc hoá dầu Dung Quất 20 km; đi Tây Nguyên bằng đường bộ khoảng 200 km, đi Nam Lào và Đông bắc Thái Lan khoảng 400 km. Với vị trí địa lý như vậy KKTM Chu Lai thực sự là rất thuận lợi trong việc giao thương quốc tế và trong nước và là một địa điểm lý tưởng để xây dựng một khu kinh tế mở với định hướng phát triển kinh tế cao. 1.2 Quy hoạch tổng thể khu kinh tế mở Chu Lai Khu KTM Chu Lai giai đoạn 1 bao gồm thị trấn Núi Thành và các xã Tam Nghĩa, Tam Quang, Tam Hải, Tam Giang, Tam Hoà, Phú Hiệp, Tam Anh, Tam Tiến, Tam Xuân 1 thuộc huyện Núi Thành; các xã Tam Thanh, Tam Phú, Tam Thăng và phường An Phú thuộc thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam; có ranh giới địa lý được xác định theo toạ độ địa lý từ 108026’16” đến 108044’04” độ kinh Đông và từ 15023’38” đến 15038’43” độ vĩ Bắc: Phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp xã Tam Mỹ và xã Tam Thanh, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam; phía Nam giáp huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; phía Bắc giáp huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. (Giai đoạn 2 dự kiến sẽ mở rộng đến bờ Nam sông Thu Bồn) KKTM Chu Lai gồm hai khu: Khu phi thuế quan và Khu thuế quan. Khu phi thuế quan là khu vực được xác định trong quy hoạch chi tiết gắn với một phần cảng Kỳ Hà (khu cảng tự do). Khu phi thuế quan có hàng rào cứng ngăn cách với các khu vực xung quanh. Trong Khu phi thuế quan không có khu dân cư. Khu thuế quan là khu vực còn lại của KKTM Chu Lai ngoài Khu phi thuế quan. Trong Khu thuế quan có các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu giải trí đặc biệt, khu du lịch, khu dân cư và khu hành chính. Diện tích tự nhiên khu KTM Chu Lai giai đoạn 1 là 320 km2. Diện tích sử dụng 270 km2. Khu vực trọng điểm: Khu phi thuế quan, cảng Kỳ Hà, các khu công nghiệp (KCN), khu đô thị, khu du lịch. Chi tiết các khu này được quy hoạch như sau - Các KCN: Tổng diện tích quy hoạch 2990 ha bao gồm KCN Bắc Chu Lai (diện tích quy hoạch 630 ha), KCN Tam Hiệp (diện tích quy hoạch 125 ha), KCN Tam Anh (diện tích quy hoạch 1.915 ha), KCN Tam Thăng – An Phú (diện tích quy hoạch 320 ha) - Khu phi thuế quan: 1.390 ha - Cảng biển: 200 ha. Là một phần trong hệ thống cảng Dung Quất – Chu Lai. Cách tuyến hàng hải quốc tế hướng Bắc – Nam 107 hải lý, hướng Nam – Bắc 206 hải lý; cách biên giới Việt Lào tại cửa khẩu quốc tế Nam Giang (Quảng Nam) 170 km về phía Đông Nam, cửa khẩu Ngọc Hồi (Kon Tum) 145 km về phía Đông Bắc, cách thị xã Quảng Ngãi 45 km về phía Bắc. - Sân bay: 3.000 ha. Cách thị xã Tam Kỳ 25 km về phía Nam, cách thành phố Vạn Tường – Dung Quất 20 km về phía Bắc, cách Hà Nội và TP Hồ Chí Minh 1 giờ bay. Cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 100 km. Diện tích hiện nay 2.300 ha, khả năng mở rộng diện tích lên 3.000 ha. Đường bay chính dài 3.050m, rộng 45m; có khả năng kép dài đường băng lên 4.000 m, rộng 60 m để đón các máy bay hạng nặng. Theo quy hoạch của ngành hàng không, sân bay này đến năm 2015 là loại F (lớn nhất Việt Nam). Hiện có 5 đường lăn chính và 3 sân đỗ tổng diện tích 22 ha; có độ tĩnh không rất tốt, nằm dưới đường bay quốc tế A1. Được Chính phủ phê duyệt là một trong 06 sân bay quốc tế của cả nước. -Khu đô thị mới: Tổng diện tích quy hoạch 5.245 ha. Hình thành 3 khu đô thị chính:+ Khu đô thị Tam Hoà (diện tích 1.645 ha). Chức năng: Khu trung tâm dân dụng, trung tâm thể dục thể thao, trung tâm văn hoá vui chơi giải trí và cung cấp các hoạt động thương mại – dịch vụ đô thị, dịch vụ về giao thông vận tải, văn phòng doanh nghiệp; thực hiện các hoạt động quản lý xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, các hoạt động quản lý an ninh, quốc phòng của khu kinh tế mở và cung cấp các hoạt động thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí của đô thị.+ Khu đô thị Đông Tam Kỳ (diện tích 2.000 ha). Chức năng: Khu trung tâm hành chính của Khu kinh tế mở, trung tâm tài chính, ngân hàng, trung tâm giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực và nguồn cung cấp các hoạt động thương mại – dịch vụ đô thị.+ Khu đô thị Tam Hiệp – Núi Thành (diện tích 1.900 ha). Chức năng: Khu dân cư tái định cư, khu chỉnh trang đô thị, khu ở công nhân. - Khu du lịch giai đoạn 1: 2.100 ha + Khu du lịch Biển Rạng (diện tích quy hoạch 140 ha). Nội dung phát triển: Trung tâm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. + Khu du lịch Tam Hải (diện tích quy hoạch 600 ha). Nội dung phát triển: Trung tâm giải trí hiện đại tầm cỡ quốc tế. Đa dạng các loại hình du lịch, vui chơi giải trí đặc biệt dành cho người nước ngoài gắn với địa hình tự nhiên, đảo, sông, vịnh. 2. Quản lý nhà nước đối với khu kinh tế mở Chu Lai Khu kinh tế mở Chu lai được quản lý bởi các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, và cấp chính quyền gần với khu nhất đó là ban quản lý. Ban quản lý KKTM Chu Lai do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập nhằm thực hiện việc quản lý tập trung, thống nhất hoạt động trên các lĩnh vực đầu tư phát triển kinh tế tại KKTM Chu Lai. Ban quản lý KKTM Chu Lai là cơ quan quản lý nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dâú mang hình quốc huy, có biên chế có kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp, là đầu mối kế hoạch được cân đối riêng vốn xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước. Trưởng Ban quản lý KKTM Chu Lai do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, các phó trưởng ban do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam bổ nhiệm. Các bộ : Thương mại, Quốc phòng, Công an, Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Tài nguyên và môi trường, Tổng cục du lịch và các cơ quan có liên quan phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam uỷ quyền và hướng dẫn để Ban quản lý KKTM Chu Lai thực hiện cơ chế quản lý một cửa, tại chỗ có hiệu quả. Ban quản lý KKTM Chu Lai có những chức năng và nhiệm vụ sau: 1- Xây dựng quy hoạch tổng thể và Điều lệ hoạt động của KKTM Chu Lai để UBND tỉnh Quảng Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; lập quy hoạch chi tiết; tổ chức phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết và Điều lệ hoạt động. 2- Xây dựng danh mục các dự án đầu tư và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện. 3- Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, chứng chỉ xuất xứ hàng hoá tại KKTM Chu Lai và các chứng chỉ khác theo uỷ quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 4- Giao hoặc cho các nhà đầu tư thuê đất, mặt nước để thực hiện các dự án đầu tư. 5- Xây dựng các khung giá và lệ phí trình cơ quan có thẩm quyền xem xét ban hành để thực hiện tại KKTM Chu Lai. 6- Làm đầu mối giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện các dự án đầu tư, kinh doanh và hoạt động tại KKTM Chu Lai. 7- Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan trong việc đảm bảo mọi hoạt động trong KKTM Chu Lai phù hợp với quy chế này và Điều lệ hoạt động của KKTM Chu Lai. 8- Thực hiện nhiệm vụ quản lý và sử dụng nguồn thu ngân sách được đầu tư trở lại trên địa bàn KKTM Chu Lai theo đúng quy định; quản lý xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước tại KKTM Chu Lai. 9- Tổ chức, triển khai, giới thiệu, đàm phán xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Theo đó Ban quản lý KKTM Chu Lai có chức năng và nhiệm vụ như đối với các Ban quản lý khu công nghiệp và khu chế suất của Việt Nam chứ chưa có quyền lực nào lớn hơn cả. Mô hình KKTM Chu Lai là một mô hình mới cao hơn hẳn mô hình khu công nghiệp, khu chế xuất đang được xây dựng rất nhiều tại Việt Nam, thêm vào đó lần đầu tiên Việt nam xây dựng một khu kinh tế mở có dân cư sinh sống cho nên Ban quản lý KKTM Chu Lai cần có một quyền hạn nhất định nào đó chứ không chỉ như ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất khác. 3. Tổ chức hoạt động của Khu kinh tế mở Chu Lai. KKTM Chu Lai gồm hai khu: Khu phi thuế quan và Khu thuế quan. Hoạt động của Khu phi thuế quan bao gồm các hoạt động hàng xuất nhập khẩu và hàng phục vụ tại chỗ (cả gia công, tái chế), thương mại hàng hoá (bao gồm cả xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, tạm nhập – tái xuất, phân phối, siêu thị bán lẻ); thương mại dịch vụ (phân loại, đóng gói, vận chuyển giao nhận hàng hoá quá cảnh, bảo quản, kho tàng, bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, vui chơi, giải trí, nhà hàng ăn uống); xúc tiến thương mại (giới thiệu sản phẩm, hội chợ triển lãm, đặt chi nhánh, văn phòng đại diện các công ty trong nước và nước ngoài, bao gồm cả tổ chức tài chính, ngân hàng) và các hoạt động thương mại khác. Việc quan hệ trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa Khu phi thuế quan với nước ngoài và giữa các doanh nghiệp trong Khu phi thuế quan với nhau được xem như việc quan hệ trao đổi giữa nước ngoài với nước ngoài. Các tổ chức kinh tế hoạt động trong Khu phi thuế quan được xuất khẩu ra nước ngoài và nhập khẩu từ nước ngoài tất cả hàng hoá, dịch vụ mà pháp luật Việt Nam không cấm. Hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào Khu phi thuế quan hoặc hàng hoá từ Khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu. Không hạn chế thời gian lưu trữ hàng hoá trong khu phi thuế quan. Đối với Khu cảng tự do thuộc cảng Kỳ Hà, cho phép tàu nước ngoài được trực tiếp vào cảng làm hàng, không phải làm thủ tục xuất nhập cảnh đối với người, chỉ làm thủ tục đối với tàu tại phao số 0. Hoạt động của Khu thuế quan: Hàng hoá ra vào Khu thuế quan thuộc KKTM Chu Lai phải tuân theo các quy định của pháp luật về mặt hàng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, nhưng được áp dụng thủ tục hải quan thuận lợi nhất. Hàng hoá tự do lưu thông giữa Khu thuế quan và nội địa. Quan hệ trao đổi hàng hoá giữa Khu phi thuế quan với Khu thuế quan trong KKTM Chu Lai và nội địa được coi như quan hệ trao đổi giữa nước ngoài với Việt Nam, phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý hàng hoá xuất khẩu. Các cá nhân và tổ chức kinh tế trong Khu thuế quan và nội địa chỉ được nhập từ Khu phi thuế quan hàng hoá, dịch vụ mà Việt Nam không cấm nhập khẩu và xuất vào Khu phi thuế quan những hàng hoá, dịch vụ mà Việt Nam không cấm xuất khẩu. Hàng hoá nhập khẩu từ Khu phi thuế quan vào Khu thuế quan và nội địa hoặc hàng hoá xuất từ nội địa và Khu thuế quan vào Khu phi thuế quan phải chịu thuế nhập khẩu hoặc thuế xuất khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của hải quan cửa khẩu. Nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá do doanh nghiệp trong Khu phi thuế quan nhập khẩu từ thị trường nước ngoài nhưng không sử dụng hết và các thứ sản phẩm còn có giá trị thương mại được phép bán tại thị trường nội địa sau khi hoàn tất thủ tục hải quan. Các dự án đầu tư để sản xuất hàng xuất khẩu và vận chuyển quá cảnh thực hiện theo các quy định chung.Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông quốc tế theo lộ trình hội nhập quốc tế mà Việt Nam đã cam kết để phục vụ riêng cho KKTM Chu Lai với mức chi phí do nhà đầu tư tự quyết định. Nếu như so sánh về lĩnh vực tổ chức hoạt động của KKTM Chu Lai với ĐKKT của Trung Quốc thì thấy có sự khác biệt. Khu Kinh tế mở Chu Lai bao gồm hai khu thì chỉ có khu phi thuế quan là có sự cơ chế hoạt động như ĐKKT Trung Quốc. Trong Khu phi thuế quan và ĐKKT Trung Quốc thì việc xuất khẩu, nhập khẩu từ khu ra nước ngoài đều không phải chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu và việc xuất nhập khẩu từ khu vào nội địa thì coi như là xuất nhập khẩu từ nước ngoài vào nội địa. Như vậy về mặt xuất nhập khẩu thì khu phi thuế quan và ĐKKT Trung Quốc giông nhau nhưng về quy mô hoạt động thì khu phi thuế quan nhỏ hơn nhiều so với ĐKKT của Trung Quốc, Trong khu phi thuế quan không có dân cư sinh sống cũng như không có khu công nghiệp, khu chế xuất, “khu trong khu” như ở ĐKKT. Dân cư và Khu công nghiệp , khu chế xuất lại nằm ở khu thuế quan ,khu mà không có gì khác biệt là mấy so với nội địa bởi hàng hoá được lưu thông tự do giữa nội địa và khu thuế quan. Một số chính sách ưu đãi trong khu kinh tế mở Chu Lai Theo quy chế hoạt động của KKTM Chu Lai ngày 05/6/2003 thì các chính sách ưu đãi như sau. 3.1 Về chính sách đất đai: Cho phép các đối tượng là người Việt Nam, Việt kiều, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư kinh doanh bất động sản tại KKTM Chu Lai. Cho phép Việt kiều, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài mua nhà ở trong KKTM Chu Lai. Giá cho thuê đất do Ban quản lý KKTM Chu Lai quyết định theo từng dự án và từng giai đoạn phù hợp với thực tế và đảm bảo khuyến khích đầu tư trên cơ sở khung giá quy định của Nhà nước. Thí điểm đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án trong đó có quyền sử dụng đất trong việc giao đất, cho thuê đất trong KKTM Chu Lai đối với các nhà đầu tư. . Được chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thời hạn thuê đất, thuê lại đất theo quy định của pháp luật, phù hợp với các mục đích sử dụng đất của dự án đã được đầu tư. Trong trường hợp có sự thay đổi về mục đích đầu tư ban đầu của dự án thì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất chỉ thực hiện sau khi được các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt . Được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thời hạn thuê đất, thuê lại đất tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Namvà các tổ chức tín dụng nước ngoài theo các quy định pháp luật Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất và cho thuê lại đất được thực hiện theo cơ chế thị trường. Ban quản lý Khu KTM Chu Lai đầu tư hạ tầng, chịu chi phí và tổ chức đền bù, giải toả mặt bằng cho các dự án đầu tư vào các Khu công nghiệp, Khu chế suất, Khu phi thuế quan và Khu du lịch. Ban quản lý giao hoặc cho thuê đất theo cơ chế ưu đãi: Thời gian thuê đất tối đa 70 năm. Miễn tiền thuê đất đã có kết cấu hạ tầng đến 31/12/2015 đối với các dự án đầu tư vào các Khu công nghiệp, Khu chế suất, Khu phi thuế quan và Khu du lịch khởi công và đi vào hoạt động trước 31/12/2005. Miễn tiền thuê đất đã có kết cấu hạ tầng cho đến hết 2015 đối với 05 dự án đầu tiên đầu tư vào Khu phi thuế quan khởi công và đi vào hoạt động trước 31/12/2004. Miễn tiền thuê đất cho các doanh nghiệp đầu tư chung cư cao tối thiểu 7 tầng cho công nhân thuê. 3.2 Về chính sách thuế Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng 10% cho cả đầu tư trong nước và nước ngoài. Miễn toàn bộ thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 8 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50% cho 9 năm tiếp theo. Riêng Khu phi thuế quan miễn 8 năm. Hàng hoá, dịch vụ sản xuất, lắp ráp, gia công tiêu thụ trong Khu phi thuế quan, nhập khẩu từ nước ngoài vào Khu phi thuế quan được miễn thuế VAT, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt. Hàng hoá từ Khu phi thuế quan nhập khẩu vào nội địa hoặc từ nội địa xuất khẩu vào Khu phi thuế quan phải chịu thuế theo quy định hiện hành. Hàng hoá từ Khu phi thuế quan có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu tư nước ngoài khi nhập khẩu vào nội địa chỉ nộp thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu cấu thành trong hàng hoá đó. 3.3 Về chính sách lao động Nhà đầu tư được phép trực tiếp tuyển dụng và sử dụng lao động theo đúng Bộ luật lao động của Việt Nam. Ban quản lý KKTM Chu Lai giúp Nhà đầu tư sơ tuyển. Ban quản lý KKTM Chu Lai đảm bảo cung ứng đủ lao động cho Nhà đầu tư theo từng giai đoạn của dự án và hỗ trợ cho Nhà đầu tư chi phí đào tạo lao động người Quảng Nam đạt trình độ công nhân bậc II trở lên. Số lượng đào tạo dưới 500 lao động: hỗ trợ 20% chi phí đào tạo. Số lượng đào tạo từ 500 lao động trở lên: hỗ trợ 30% chi phí đào tạo. Số lao động trên nếu đào tạo tại các trung tâm, các trường dạy nghề của tỉnh Quảng Nam hoặc của KKTM Chu Lai sẽ được hỗ trợ thêm 10% chi phí đào tạo. 3.4 Các chính sách ưu đãi khác áp dụng chính sách một giá đối với hàng hoá dịch vụ và tiền thuê đất cho các các nhân và doanh nghiệp, không phân biệt trong nước và nước ngoài. Các doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất, kinh doanh tại KKTM Chu Lai được Quỹ hỗ trợ phát triển cho vay vốn tín dụng của Nhà nước theo quy định hiện hành. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tìm hiểu thị trường và chuẩn bị đầu tư, tham gia làm việc, hoạt động đầu tư và kinh doanh tại KKTM Chu Lai và các thành viên gia đình họ được cấp thị thực xuất nhập cảnh có giá trị nhiều lần với thời hạn phù hợp với thời gian làm việc, hoạt động đầu tư tại KKTM Chu Lai. Tình hình đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai Tính cho đến ngày 8/10/2003 thì số vốn đăng ký vào khu KTM Chu Lai được tổng hợp theo bảng sau Bảng 5: Bảng tổng hợp dự án đầu tư vào khu kinh tế mở Chu Lai (Cập nhật đến ngày 08/10/2003) ĐVT: 1.000 USD STT Phân theo lĩnh vực và nguồn vốn Số dự án Vốn đăng ký A Dự án đăng ký đầu tư 65 845,981 I Ngành công nghiệp 33 94,626 I.1 Đầu tư nước ngoài 5 47,000 I.2 Đầu tư trong nước 28 47,626 II Ngành du lịch 17 363,025 II.1 Đầu tư nước ngoài 5 99,325 II.2 Đầu tư trong nước 12 263,700 III Ngành thương mại – dịch vụ 10 220,000 III.1 Đầu tư nước ngoài 4 206,500 III.2 Đầu tư trong nước 6 13,500 IV Ngành nông nghiệp – Thuỷ sản 1 35,000 IV.1 Đầu tư nước ngoài 1 35,000 IV.2 Đầu tư trong nước 0 V Ngành đầu tư kinh doanh CSHT 4 133,330 IV.1 Đầu tư nước ngoài 1 50,000 IV.2 Đầu tư trong nước 3 83,330 B Dự án được cấp GPĐT và đang hoạt động 20 40,528 I Ngành công nghiệp 12 34,038 I.1 Đầu tư nước ngoài 30,030 I.2 Đầu tư trong nước 8 4,008 II Ngành du lịch 2 1,345 II.1 Đầu tư nước ngoài 1 1,300 II.2 Đầu tư trong nước 1 0,450 III Ngành thương mại – Dịch vụ 3 0,090 III.1 Đầu tư nước ngoài 0 III.2 Đầu tư trong nước 3 0,090 IV Ngành Nông nghiệp – Thuỷ sản 3 4,650 IV.1 Đầu tư nước ngoài 1 3,500 IV.2 Đầu tư trong nước 2 1,150 V Ngành đầu tư kinh doanh CSHT 0 0 V.1 Đầu tư nước ngoài 0 0 V.2 Đầu tư trong nước 0 0 C Tổng cộng (C=A+B) 85 886,509 C.1 Dự án đăng ký 65 845.981 I Đầu tư nước ngoài 16 437,825 II Đầu tư trong nước 49 408,156 C.2 Dự án được cấp phép hoạt động 20 40,528 I Đầu tư nước ngoài 6 34,830 II Đầu tư trong nước 14 5,698 Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy số dự án được cấp giấy phép hoạt động và đăng ký hoạt động sau 3 năm mới chỉ có 85 dự án với tổng số vốn đầu tư là khoảng 886 triệu USD, con số này là nhỏ so với quy mô của khu kinh tế mở Chu Lai (320 km2). Nếu so sánh với ĐKKT Thâm Quyến của Trung Quốc cũng có cùng quy mô (327.5 km2) vào thời điểm mới hoạt đông năm 1985 mà vốn đầu tư nước ngoài đã lên tới 4 tỷ USD thì con số 886 triệu USD gồm cả vốn đầu tư trong nước của Khu KTM Chu lai quả là rất nhỏ. Thêm vào đó số dự án được cấp giấy phép hoạt động là 20 với tổng số vốn đầu tư là 40,528 triệu USD, như vậy trung bình mỗi dự án có số vốn đầu tư là 2 triệu USD, dự án như vậy chỉ ở tầm cỡ nhỏ. Nhìn vào cơ cấu đầu tư ta thấy số dự án chỉ tập trung vào ngành công nghiệp là chính, số dự án về nông nghiệp và thuỷ sản là rất nhỏ không đáng kể. Ngay từ ban đầu cơ cấu đầu tư đã bị lệch. Tuy nhiên đây mới chỉ là những bước đi đầu tiên của Khu KTM Chu Lai, ban quản lý cùng với các cấp chính quyền cần nỗ lực cố gắng hơn nữa trong vấn đề thu hút đầu tư cũng như nhanh chóng cấp giấy phép cho các dự án (mới duyệt được có 20 dự án trong khi còn có 65 dự án khác chưa được duyệt). II. So sánh chính sách trong đề án xây dựng ĐKKT mở Chu Lai với chính sách được áp dụng ở ĐKKT và khu thương mại tự do Trung Quốc Chính sách ở ĐKKT và Khu thương mại tự do Trung Quốc ưu đãi hơn ở Khu kinh tế mở Chu Lai Việt Nam. 1.1 Một số chính sách riêng ở ĐKKT và Khu thương mại tự do Trung Quốc a/ Về thuế: Khuyến khích công nghệ tiên tiến, xí nghiệp có đầu tư của Hoa Kiều, ngân hàng nước ngoài, không có thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. ở ĐKKT Trung Quốc ngoài chính sách ưu đãi bình thường, sau thời gian miễn giảm thuế nếu doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 3 năm tiếp theo. ( Khu kinh tế mở Chu Lai không có quy định này ) Ngoài mức thuế ưu đãi chung cho các khu, mỗi đặc khu của Trung Quốc thường có chính sách ưu đãi đặc biệt riêng như : +ở Sán Đầu ưu đãi hơn cho người Trung Quốc cư trú ở nước ngoài đầu tư về nước: so với người nước ngoài khác được miễn thuế thêm 1- 2 năm và giảm thêm 1- 2 năm nữa. Ví dụ như Hoa kiều được miễn thuế 3 năm, giảm 50% trong 4 năm tiếp theo , còn người nước ngoài được miễn thuế từ 1-2 năm, giảm 59% trong 2-3 năm tiếp theo. Sau thời hạn đó Hoa Kiều lại được giảm 20% so với thuế suất thông thường của người nước ngoài. ( Khu kinh tế mở Chu Lai không có quy định riêng cho xí nghiệp có đầu tư của Việt kiều ) +ở Thâm Quyến: Ưu đãi đặc biệt đối với Ngân hàng nước ngoài: được miễn thuế công thương từ năm 1980 đến năm 1995, người nước ngoài được miễn thuế thu nhập tính trên lãi tiền gửi ngân hàng nước ngoài tại đặc khu, các ngân hàng được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp nếu lãi xuất cho vay bằng lãi suất liên ngân hàng quốc tế. (Khu kinh tế mở Chu Lai không có quy định này ) ở ĐKKT của Trung Quốc không có thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (Khu kinh tế mở Chu Lai là 3 %) Như vậy ĐKKT của Trung Quốc đã rất chú ý đến vấn đề hấp dẫn đầu tư từ Hoa kiều, bởi vì số Hoa Kiều là rất lớn và họ cũng rất muốn quay về đầu tư ngay trên chính m quê hương của mình, cho nên các cơ chế chính sách cần phải tạo điều kiện hơn cho họ. Về điểm này Việt Nam cần phải học tập Trung Quốc vì số lượng Việt Kiều ở không phải là nhỏ và họ cũng đang tìm kiếm cơ hội đầu tư. b/ Chi phí đầu tư ở Trung Quốc thấp hơn Việt Nam So với Việt Nam ở Trung Quốc giá điện = 3/5, vào giờ cao điểm = 1/4 ; giá nước =1/4 đến =1/2 ; giá lắp đặt điện thoại thấp hơn, giá thuê bao cố định =5/9, giá cước viễn thông quốc tế =3/5; tiền thuê đất thấp hơn lại không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng ; chi phí phát triển hạ tầng kỹ thuật đến hàng rào doanh nghiệp, thủ tục thuế đất đơn giản thuận tiện hơn. C/ Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động: Khi đi khỏi Đặc khu của Trung Quốc sẽ được nhận một lần toàn bộ số tiền hưu trí tương ứng với thời gian làm việc tại đây (Khu kinh tế mở Chu Lai không có quy định này ) 1.2. Một số quy định mới trong chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài của Trung Quốc ngày 8/9/2000 ưu đãi hơn Khu kinh tế mở Chu Lai ( những chính sách này đương nhiên được áp dụng đối với các ĐKKT và khu thương mại tự do Trung Quốc ) + Về ngân hàng: điều kiện cho vay vốn trong nước được thuận tiện, quản lý ngoại hối thông thoáng. Các ngân hàng thương mại Trung Quốc chấp nhận duyệt cho vay vốn trong nước cho các xí nghiệp đâù tư nước ngoài trên cơ sở bảo lãnh của các cổ đông nước ngoài trong liên doanh, xí nghiệp đầu tư nước ngoài được vay đồng nhân dân tệ từ các ngân hàng thương mại Trung Quốc nếu có thế chấp bằng ngoại tệ hoặc tài sản của đối tác nước ngoài ở nước ngoài. Thủ tục đăng ký và phê chuẩn bảo lãnh vay bằng ngoại tệ được bãi bỏ Cho phép các đối tác trong nước vay tới 50% vốn góp vào liên doanh với thời gian hoàn trả trong 10 năm ở quỹ đầu tư công nghiệp đặc biệt và ngân hàng thương mại Trung Quốc Quản lý ngoại hối mới của Trung Quốc: Các xí nghiệp đầu tư nước ngoài được tham gia mua bán ngoại tệ, đồng nhân dân tệ trong tài khoản thanh toán có thể chuyển đổi được. Ngoại tệ dùng để thế chấp vay nợ trước đây được coi là vốn đầu tư và thu nhập ngoại tệ được đưa vào tài khoản thanh toán. Từ năm 1999 trở đi thủ tục đăng ký khi thanh toán thu nhập ngoại tệ trong tài khoản vốn được huỷ bỏ + Về tài chính: Xí nghiệp đầu tư nước ngoài được phát hành cổ phiếu, được bảo hiểm rủi ro đối với một số lĩnh vực: Các xí nghiệp đầu tư nước ngoài được phép phát hành cổ phiếu loại A, B để huy động vốn Các xí nghiệp đầu tư nước ngoài đối với lĩnh vực năng lượng và giao thông vận tải được phép tham gia hưởng một số dịch vụ bảo hiểm nhất định như bảo hiểm về rủi ro chính trị, rủi ro do nhà thầu trong nước gây ra, cổ phiếu loại A, B + Về thuế: khuyến khích sử dụng công nghệ, kỹ thuật của Trung Quốc và tăng chi phí nghiên cứu đầu tư. Miễn thuế kinh doanh khi chuyển giao kỹ thuật ở trung tâm nghiên cứu và phát triển. Được hoàn thuế giá trị gia tăng nếu xí nghiệp đầu tư nước ngoài mua thiết bị kỹ thuật do Trung Quốc sản xuất và có thể được xem xét hoàn trả toàn bộ các khoản thuế đã nộp khác. Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài mua kỹ thuật rất tiên tiến của Trung Quốc được miễn thuế kinh doanh và thuế thu nhập. Xí nghiệp đầu tư nước ngoài tăng chi phí nghiên cứu đầu tư 10% so với năm trước thì được thoái thu 50% thuế thu nhập của khoản thu được do phát triển kỹ thuật thực tế của năm đó. + Về xúc tiến đầu tư, thủ tục, lĩnh vực, địa bàn đầu tư được mở rộng ưu đãi hơn Kêu gọi khuyến khích đầu tư nước ngoài “một cách rộng khắp”, “ nới lỏng” các thủ tục thành lập xí nghiệp đầu tư nước ngoài, không phải trả bất kể khoản phí nào khi xin quyền sử dụng đất. Khuyến khích đầu tư vào các khu vực miền Trung và Tây Trung Quốc: Cho chính quyền địa phương được lên danh mục “các loại xí nghiệp cần khuyến khích đầu tư nước ngoài” bất kể quy mô đầu tư là bao nhiêu ( dù là loại hình không được trung ương khuyến khích) Xí nghiệp đầu tư nước ngoài tái đầu tư vào khu vực miền Trung và Tây nếu vốn nước ngoài trong liên doanh mới lớn hơn 25% thì xí nghiệp liên doanh mới cũng được hưởng các chính sách ưu đãi ở đây: được giảm thuế thu nhập 15%, được miễn thuế trong 3 năm đầu hoạt động và giảm trong 2 năm tiếp theo. Các xí nghiệp đầu tư nước ngoài thuộc loại khuyến khích đầu tư của khu vực miền Trung và Tây có thể được giảm 15% thuế thu nhập trong vòng 3 năm sau khi các chính sách ưu đãi chung đã được áp dụng. 1.3 Một số chính sách trong dự thảo Luật sửa đổi liên quan đến đầu tư nước ngoài của Trung Quốc đã được thủ tướng ký để trình Quốc hội Trung Quốc thông qua Dự thảo luật mới của Trung Quốc sẽ bãi bỏ một số hạn chế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc mua ngoại tệ, mua nguyên liệu thô ở thị trường nội địa và tỷ lệ hàng hoá xuất khẩu bắt buộc; quản lý tài chính thuận lợi để giảm bớt hơn nữa các thủ tục hành chính rườm rà, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc, tạo điều kiện để Trung Quốc thích nghi với quá trình hội nhập khi đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO) Về quản lý ngoại hối: các xí nghiệp đầu tư nước ngoài của Trung Quốc sẽ được quyền mua ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại Trung Quốc để phục vụ các nhu cầu hoạt động, mua sắm nguyên vật liệu, chi trả lương và cả cho việc chuyển lợi nhuận về nước. Về tỷ lệ hàng hoá xuất khẩu của các xí nghiệp đầu tư nước ngoài Trung Quốc chỉ khuyến khích các doanh nghiệp này xuất khẩu sản phẩm chứ không bắt buộc phải xuất khẩu theo một tỷ lệ quy định như trước đây. Về tài chính: sửa đổi cách thức quản lý tài chính, quản lý sản xuất, kinh doanh: đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài theo quy định nên công khai tài chính của mình mà không bắt buộc phải báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh với chính quyền địa phương. III. Một số chính sách trong dự thảo đề án xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai ưu đãi hơn ĐKKT và Khu thương mại tự do Trung Quốc. a/ Nhóm chính sách ưu đãi cao nhất, đơn giản nhất trong các văn bản quy phạm: * Thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn ( Khu kinh tế mở Chu Lai Việt Nam đối với đầu tư nước ngoài thuế suất 10%, miễn 8 năm, đối với đầu tư trong nước thuế suất 15%, miễn 4 năm, giảm 9 năm tiếp theo. Còn ĐKKT Trung Quốc thuế suất cho cả doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đều là 15 % miễn từ 1-2 năm) * Tái đầu tư được hoàn thuế thu nhập thuận lơi cho nhà đầu tư nước ngoài hơn (Khu kinh tế mở Chu Lai được hoàn lại toàn bộ thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp cho số lợi nhuận tái đầu tư: còn ĐKKT Trung Quốc phải tái đầu tư với thời hạn 5 năm trở lên mới được giảm một phần hoặc hoàn lại toàn bộ ). * Được chuyển lỗ vào chi phí (Việt Nam không quá 5 năm; còn Trung Quốc thì không có quy định này). b/ Nhóm chính sách mở thêm mức độ ưu đãi, khuyến khích hơn dựa trên các quy định hiện hành: - Thuế suất chuyển nhượng vốn thấp hơn (Khu kinh tế mở Chu Lai là 0% so với quy định hiện hành là 25%; còn Trung Quốc không có quy định cụ thể về vấn đề này). Thuế suất thuế thu nhập cá nhân thấp hơn: mức khởi điểm chịu thuế cao gấp 2 lần và thuế suất được giảm 50% so quy định hiện hành( Thuế suất cao nhất ở Khu kinh tế mở Chu Lai là 25%, quy định hiện hành là 50%; còn ở Trung Quốc là 45%). Không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng và thời gian miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất hàng xuất khẩu trong khu có thuế quan nhiều hơn( Khu kinh tế mở Chu Lai là 10 năm, quy định hiện hành là 5 năm; còn Trung Quốc không có quy định cụ thể về vấn đề này trong khu thương mại tự do). c/ Nhóm chính sách quy định mới phù hợp thông lệ quốc tế: Về ngân hàng: Phạm vi hoạt động của ngân hàng đầu tư nước ngoài ở Khu kinh tế mở Chu Lai rộng hơn ở khu thương mại tự do Trung Quốc( ở khu kinh tế mở Chu Lai các ngân hàng nước ngoài được thực hiện các chức năng tín dụng cả nội ngoại tệ đối với các hoạt động kinh tế. Còn ở các Đặc khu Trung Quốc nếu được phép của Vụ quản lý tài chính nhà nước các ngân hàng mới được sử dụng các ngoại tệ theo quy định trong khu và mới có thể tham gia vào các giao dịch nhân dân tệ). -Về lao động: Quản lý mềm dẻo hơn, thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hơn.( ở khu kinh tế mở Chu Lai các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được trực tiếp tuyển và cho thôi việc đối với lao động Việt Nam hoặc người nước ngoài, chỉ thực hiện đăng ký lao động mà không cần giấy phép; mức lương, hình thức trả lương và các chế độ do người lao động và người sử dụng lao động thoả thuận. Còn ở Đặc khu kinh tế Trung Quốc đều có văn phòng nhà nước chuyên trách về bố trí lao động và các công ty dịch vụ lao động; mức lương, hình thức trả lương, tiền thưởng, bảo hiểm lao động và các khoản bao cấp khác của nhà nước Trung Quốc đối với người lao động phải được tính trong Hợp đồng lao động theo quy định của cơ quan quản lý đặc khu). - Về đất: Có thời hạn miễn tiền thuê đất là 10 năm; còn các Đặc khu kinh tế Trung Quốc đối với xí nghiệp sử dụng công nghệ cao mới được miễn 5 năm, giảm 50% trong năm tiếp theo), giá đất thô cho các đối tượng sử dụng chỉ ở mức tượng trưng, không căn cứ vào ngành nghề và mục đích sử dụng như Trung Quốc. Về một số vấn đề khác: Về cư trú, hải quan, kiểm tra biên giới việc thực hiện các quy định khác nhau về cùng một vấn đề, quản lý sân bay, cảng, bưu chính viễn thông trong Khu kinh tế mở Chu Lai quy định rõ ràng và cụ thể và có phần thuận tiện hơn Trung Quốc. 3. Một số chính sách trong dự thảo đề án xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai tương tự như Đặc khu kinh tế và khu thương mại tự do Trung Quốc (Nhóm chính sách mới phù hợp với thông lệ quốc tế). * Tài chính, tiền tệ: Quản lý tiền tệ trong khu phi thuế quan (các quan hệ giao dịch giữa các tổ chức và cá nhân với nhau thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi, hàng hoá thông thường phục vụ cho sinh hoạt bằng đồng tiền của nước chủ nhà), có thu thuế đối với khu có thuế quan và không thu thuế đối với khu phi thuế quan. Thời hạn lưu kho không hạn chế. *Xuất nhập cảnh: Quy định đơn giản, thuận tiện cho người nước ngoài đầu tư vào khu. (Thực hiện chế độ cấp thị thực nhập cảnh nhiều lần trong thời hạn gấp đôi quy định hiện hành, được thực hiện cả tại cửa khẩu nếu không lấy được tại cơ quan ngoại giao. Miễn thị thực nhập cảnh vào khu phi thuế quan của Khu kinh tế mở Chu Lai). *Hình thức doanh nghiệp: Đa dạng hoá các hình thức thu hút đầu tư nước ngoài: cho phép thành lập công ty cổ phần; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang hoạt động được chuyển sang doanh nghiệp cổ phần tại Khu kinh tế mở Chu Lai. * Quy định nguồn vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: Cho phép cơ quan quản lý được gữi lại nguồn thu phát sinh trong khu 10 năm đầu, được phát hành trái phiếu trong và ngoài nước, được sử dụng nhiều nguồn vốn kể cả vốn ngoài nước. *Quy định quản lý xây dựng và bất động sản: Đều thuận lợi cho người nước ngoài đầu tư vào khu như doanh nghiệp trong nước. (Cho phép công ty nước ngoài được quyền kinh doanh bất động sản, nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với tổ chức kinh tế cả trong và ngoài nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển các Khu công nghiệp, Khu chế suất và đô thị. Chính phủ giao toàn bộ đất đã quy hoạch để đầu tư phát triển Khu kinh tế mở một lần cho cơ quan quản lý khu để cơ quan này được quyền giao và cho thuê đất với từng dự án cụ thể không phân biệt quy mô, diện tích đất. IV- Một số đề suất, kiến nghị đối với Khu kinh tế mở Chu Lai: 1- Một số chính sách có thể quy định thêm * Về thuế: - Ngoài các chính sách ưu đãi như đã dự kiến nên ưu đãi thêm cho các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, tiên tiến, khuyến khích các doanh nghiệp tăng chi phí nghiên cứu đầu tư so với năm trước như Trung Quốc. - Có chính sách khuyến khích xuất khẩu tư nội địa vào khu kinh tế mở bằng thuế, quy định thủ tục tuận lợi, dễ dàng. - Miễn giảm thuế hơn nữa cho người Việt Nam cư trú ở nước ngoài đầu tư vào khu kinh tế kở Chu Lai. - Mặt khác, cần quy định chặt hơn về hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp khi tái đầu tư (có thể như mức ưu đãi cao nhất hiện nay là vốn tái đầu tư phải được sử dụng 3 năm trở lên mới được hoàn 100%). * Về chi phí: Cố gắng giảm chi phí đầu tư cho các doanh nghiệp ở Khu kinh tế mở Chu Lai: giá điện, nước, cước viễn thông, chi phí giải phóng mạt bằng, chi phí phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến hàng rào các doanh nghiệp, đơn giản hoá các thủ tục cho thuê đất, không phải trả bất kể các khoản phí nào khi xin quyền sử dụng đất. Mặt khác quy định về giá thuê đất và thời gian miễn giảm tiền thuê đất cần có ưu tiên hơn cho các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao. * Về người lao động: Khi đi khỏi Khu kinh tế mở Chu Lai cũng được nhận một lần toàn bộ số tiền hưu trí tương ứng với thời gian làm việc tại đó. Đồng thời có quy định thêm về mức độ cần thiết tối thiểu để đảm bảo quyền lợi của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở Khu kinh tế mở Chu Lai. * Về tài chính ngân hàng: - Cho phép doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn trong khu kinh tế mở Chu Lai. - Các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể chấp nhận cho vay vốn trong nước cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trên cở sở bảo lãnh của các cổ đông nước ngoài trong liên doanh. Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được vay đồng tiền Việt Nam từ các ngân hàng thương mại Việt Nam nếu có thế chấp bằng ngoại tệ hoặc tài sản của đối tác nước ngoài ở nước ngoài. Đơn giản hoá tối đa, tiến tới bãi bỏ thủ tục đăng ký và phê chuẩn bảo lãnh vay vốn bằng ngoại tệ như Trung Quốc. Ngoài ra, nếu Quốc hội Trung Quốc thông qua dự thảo luật sửa đổi có liên quan đến đầu tư nước ngoài thì ta cũng nghiên cứu để mở thêm quyền được mua ngoại tệ của các doanh nghiệp được đầu tư nước ngoài, quản lý tài chính, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu vực này theo hướng thông thoáng như Trung Quốc. * Về lĩnh vực đầu tư: Cho phép Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai được lên danh mục “Các doanh nghiệp cần khuyến khích đầu tư nước ngoài” bất kể quy mô đầu tư là bao nhiêu. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thuộc loại đặc biệt khuyến khích đầu tư của Khu kinh tế mở Chu Lai có thể được miễn giảm thuế hơn nữa. 2- Một số vấn đề có thể mở ra thêm trong Khu kinh tế mở Chu Lai (coi đây là nơi thí điểm cho hội nhập kinh tế quốc tế). * Cần tạo ra sự bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp trong Khu kinh tế mở Chu Lai, xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. - Doanh nghiệp trong nước cũng được miễn giảm thuế, có thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế suất nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu, thuế chuyển nhượng vốn như doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. - Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài: thủ tục thành lập đơn giản, nhanh gọn; được sự hỗ trợ của chính phủ về tư vấn đào tạo, hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách qua quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ đối với những dự án thuộc loại được khuyến khích đầu tư. - Thuế thu nhập cao đối với người Việt Nam và người nước ngoài cùng làm trong khu kinh tế mở như nhau về thuế suất và mức khởi điểm thuế. * Cho phép miễn tiền sử dụng đất giao cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước để xây dựng hạ tầng xã hội như nhà tập thể, nhà chung cư cho thuê hoặc bán cho cán bộ công nhân viên, các lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học (hiện nay theo quy định chung vẫn phải nộp tiền thuê đất với mức giá thấp nhất). Cho công ty phát triển cơ sở hạ tầng hưởng ưu đãi cao nhất về thuế, nhất là thuế giá trị gia tăng. * Cần có quy định rõ ràng, cụ thể hơn về thủ tục: đơn giản đối với hàng hoá từ trong nước đưa vào khu phi thuế quan và đơn giản hoá tối đa đối với việc vay ngoại tệ của các doanh nghiệp tại Khu kinh tế mở Chu Lai. Ban hành đồng bộ, kịp thời ngay cơ chế đặt biệt về quản lý xây dựng cơ bản theo hướng đơn giản nhất, thuận tiện nhất áp dụng cho các công trình xây dựng thuộc Khu kinh tế mở Chu Lai để tạo sự hấp dẫn, yên tâm hơn cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào đây, nhưng cũng tránh lỏng lẻo quá dẫn đến khó quản lý sau này. Tóm lại: Trung Quốc đã có 13 năm phát triển mô hình ĐKKT trong khi đó thì Việt Nam mới bắt đầu xây dựng khu kinh tế mở đầu tiên của mình cho nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm. Để có thể giảm thiểu những sai lầm này Việt Nam cần phải nghiên cứu, học hỏi thật kỹ các kinh nghiệm của Trung Quốc đặc biệt là trong việc ban hành các chính sách, cơ chế điều tiết hoạt động của khu kinh tế mở. Các cơ chế chính sách này cần quy định rõ ràng, và chi tiết hơn nữa. Mặt khác, về cơ chế chính sách thì như vậy nhưng còn vấn đề thực hiện những chính sách đó như thế nào. Để xây dựng được các ĐKKT một cách nhanh chóng và hiệu quả, Chính phủ Trung Quốc đã phải nỗ lực rất nhiều trong việc tận dụng các nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại đặt nền móng cho các đặc khu phát triển. Đối với Việt Nam chính phủ cũng cần có một sự quan tâm đặc biệt đối với việc xây dựng khu KTM Chu Lai cả về nhân lực và vật lực để khu KTM Chu Lai sớm hoạt động có hiệu quả. Kết luận Như vậy qua nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển thì ĐKKT là một loại hình đặc biệt của khu kinh tế tự do. Nó mang đầy đủ những đặc điểm của tất cả các loại hình khu kinh tế tự do và lại có những ưu việt nổi bật hơn hẳn. Theo xu hướng quốc tế hiện nay, các khu kinh tế tự do đã được sử dụng như một biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, và ĐKKT lại có một ưu thế hơn hẳn so với các khu kinh tế tự do khác trong thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước. Tại ĐKKT có một cơ chế luật - kinh tế rất thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Với quy mô như một xã hội thu nhỏ, một cơ cấu kinh tế đa ngành phong phú, ĐKKT coi trọng sự tự do và bình đẳng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp. ĐKKT là môi trường kinh doanh tự do, hoàn toàn tuân theo các quy luật của nền kinh tế thị trường. Với những ưu điểm lớn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài của ĐKKT như vậy, cho nên việc nghiên cứu và áp dụng tốt mô hình ĐKKT vào Việt Nam là một vấn đề cần thiết, là một giải pháp hữu hiệu trong công cuộc CNH – HĐH đất nước và giao lưu kinh tế với tất cả các nước trên thế giới. Kinh nghiệm về ĐKKT của Trung Quốc đã cho chúng ta nhiều bài học. Từ chủ trương chính sách cho tới thực tiễn cuộc sống còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu khảo nghiệm như các vấn đề về quy hoạch định hướng chưa đi trước một bước, đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, xây dựng cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, công tác tiếp thị vận động đầu tư còn chậm, thiếu vốn chưa huy động tối đa các nguồn lực trong nước, đào tạo nguồn nhân lực chưa theo kịp với nhu cầu, trình độ đòi hỏi của các đối tác nước ngoài, chính sách khuyến khích đầu tư chưa hấp dẫn , còn nhiều bất cập … Trong khuôn khổ của khoá luận tốt nghiệp này chỉ có thể đóng góp thêm một phần nhỏ vào việc xây dựng lí thuyết về các khu kinh tế tự do, đặc biệt là các ĐKKT của Trung Quốc, nêu ra một số , chưa phải là tất cả, những cách làm hay của họ để học tập áp dụng cho Việt Nam. Cuối cùng, tuy có nhiều thuận lợi và khó khăn khác nhau nhưng chỉ cần có sự sáng suốt của Đảng, đường lối đúng đắn của Trung ương, sự giúp đỡ về tài chính, kinh nghiệm của các tổ chức kinh tế thế giới và cộng với lòng nhiệt tình dốc sức của nhân dân , chúng ta có thể tin rằng Khu kinh tế mở của Việt Nam cũng sẽ thành công không thua kém gì ĐKKT của Trung Quốc hoặc các nước khác trên thế giới và điều quan trọng nhất là sẽ góp phần làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển, nhân dân Việt Nam thịnh vượng . Danh mục các tài liệu tham khảo TS. Nguyễn Minh Phong – “Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng và phát triển các Khu công nghiệp và Khu chế xuất (Khu kinh tế tự do)” PTS Nguyễn Minh Sang “Đặc khu kinh tế Trung Quốc mô hình mới cần được nghiên cứu thí điểm tại Việt Nam” - Tạp chí phát triển kinh tế số 31 “Đánh gia về chính sách Đặc khu kinh tế Trung Quốc” Tài liệu tham khảo của World Bank. “Các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư nước ngoài, các hình thức đầu tư và dự án khuyến khích đầu tư nước ngoài vào ĐKKT Thâm Quyến và ĐKKT Hạ Môn – Trung Quốc” Phùng Thị Huệ – cán bộ nghiên cứu, “Đặc khu kinh tế Trung Quốc và Khu chế xuất ở Việt Nam” Trung tâm nghiên cứu Trung quốc, trung tâm KHXH và Nhân văn quốc gia. “Một số ưu đãi mới trong chính sách đầu tư nước ngoài của Trung quốc” – Tài liệu khai thác trên địa chỉ Internet của Hội đồng phát triển mậu dịch quốc tế Trung quốc Nguyễn Minh Hăng: “ Việc thành lập các ĐKKT ở Trung Quốc” , tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, trung tâm nghiên cứu Trung Quốc, số 5/ 1996 Cù Ngọc Hưởng: “ Đặc khu kinh tế của Trung Quốc”, Viện nghiên cứu quản lý trung ương, 1997 PTS. Bạch Minh Huyền – Phạm Mạnh Thường: “Mô hình ĐKKT Trung Quốc và những bài học cho sự phát triển ĐKKT Việt Nam”, thông tin phục vụ lãnh đạo, viện nghiên cứu tài chính, Bộ tài chính, số 5 đến số 9 năm 1998. “ Kinh nghiệm thế giới về phát triển khu chế xuất và ĐKKT”, Viện kinh tế học PTS. Nguyễn Công Nghiệp : “ Đặc khu Thâm Quyến – Nguyên nhân của sự thành công” Tạp chí Tài chính , số tháng 10/1997 “ Tài liệu tổng hợp về khu kinh tế tự do” Viện NCTC, Bộ Tài Chính, 1997 “ Tài liệu về ĐKKT” Viện nghiên cứu kinh tế (Tài liệu biên dịch) “ Báo cáo kết quả khảo sát ĐKKT Thâm Quyến” Bộ tài Chính, 1997 Ngô Văn Điểm: “ Các KCN, KCX tại Việt Nam , thực trạng và các chính sách đang áp dụng” – Ban quản lý các KCN Việt Nam Tạp chí Con số và sự kiện – các số 2 đến 6 /2003 “ Báo cáo soạn thảo Luật Khu Công nghiệp” – Ban quản lý các KCN Việt Nam Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ về ban hành Quy chế Khu công nghiệp, khu chế suất, khu công nghệ cao 19. Công văn số 07/KCN ngày 16/6/1997 của Chính phủ về việc uỷ quyền cấp Giấy phép đầu tư cho các Ban quản lý khu chế suất, khu công nghiệp. 20. Thông tư số 04/BXD – KTQH ngày 30/7/1997 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ đối với việc lập, xét duyệt quy hoạch chi tiết, quản lý xây dựng theo quy hoạch và thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình thuộc các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao 21. Thông tư số 162/TCHQ – TT ngày 14/7/1997 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ về ban hành Quy chế Khu công nghiệp, khu chế suất, khu công nghệ cao. 22. Các trang Web về các Khu công nghiệp tại các địa phương trong cả nước 23. Các trang Web về các ĐKKT Trung Quốc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van tot nghiep 1.doc
Tài liệu liên quan