Khóa luận Khu phố cổ Hà Nội với việc phát triển du lịch của thủ đô Hà Nội

Tất cả những chương trình này đều phải được tiến hành trên cơ sở pháp lý của một bộ luật hoàn chỉnh với những điều khoản cụ thể, nhằm vừa bảo đảm được tính khả thi của nó, tạo ra ý thức bảo vệ di sản văn hoá trong toàn dân. Vấn đề này nên có sự hỗ trợ của chương trình giáo dục cộng đồng, nhất là việc nâng cao dân trí cho người dân ở đây. Có như thế thì mới giải quyết được vấn đề cơ bản những mâu thuẫn hiện tại mà khu phố Cổ đang phải gánh chịu. Trên đây là một vài giải pháp và kiến nghị nhỏ được đưa ra để tham khảo thêm cho công việc bảo tồn, tôn tạo khu phố Cổ Hà Nội - một khu phố với cuộc sống thật sôi động đang từng ngày từng giờ đòi hỏi những biến động của hình hài và không gian, mà không chấn chỉnh sẽ là mối đe doạ không cưỡng nổi đối với một di sản kiến trúc của thành phố. Muốn bảo tồn được một đô thị tầm cỡ và quy mô như khu phố Cổ Hà Nội cần phải có ba điều kiện sau: khả năng kinh tế hùng mạnh; phương pháp làm việc hữu hiệu; hệ thống quyền lực đảm bảo. Tất nhiên công việc bảo tồn không phải là giữ gìn một cách máy móc tát cả những gì trong đó như nhiều người đã nghĩ, vì như vậy là phủ nhận hoàn toàn sự đóng góp của thế hệ đương thời. Bản chất của nó vốn đã là một đô thị, vậy thì hãy để cho nó được phát triển tự nhiên đúng với quy luật và khuôn khổ của nó. Đành rằng trong nền kinh tế thị trường, bất cứ một thành phần vật chất nào có sẵn hoặc do con người tạo ra cũng như là sản xuất chúng ra để cùng sử dụng và quản lý, thì đều là hàng hoá và có giá trị của riêng nó. Trong những cái đó thì những công trình văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc của các di tích lịch sử của các làng nghề truyền thống đã từng tồn tại hàng bao nhiêu năm nay luôn là một tài nguyên vô giá. Khi biết khai thác đúng lúc, đúng mức và đúng mục đích một cách hợp lý thì chúng sẽ đem lại một nguồn lợi ích vô vùng, cả về vật chất lẫn văn hoá.

doc100 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2207 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khu phố cổ Hà Nội với việc phát triển du lịch của thủ đô Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o thế kỷ XIX, khu vực mà trước kia là vườn dừa này được nhà cầm quyền dùng lãm bãi hành quyết. Sau đó quảng trường này được dùng làm trạm xe điện cho tới khi nó bị dẹp bỏ năm 1992. Ngõ Tô Tịch Tên Tô Tịch nghĩa là "chiếu trắng hay không có hoa văn". Ngõ này trước kia là nơi sinh sống của thợ tiện gỗ. Phố Hàng Quạt Phố Hàng Quạt trước kia được tách riêng thành 2 phố khác nhau: Phần phía Tây đặc trưng bởi sản xuất đồ đạc và các dụng cụ âm nhạc có dây và phần phía Đông là nơi sản xuất và tiêu thụ quạt. Ngày nay phố này là nơi bán các loại đồ vật dùng cho lễ hội. Các công trình tôn giáo nằm trên phố này chỉ còn đền Dâu tại số nhà 64 là vẫn còn hoạt động. Đền này thờ bà chúa Liễu Hạnh và được xây dựng vào giữa thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII. Nhà số 8, 10, 22, 28, 30 và 38 là những nhà ở truyền thống trên phố này. Phố Hàng Nón Phố Hàng Nón trước đây được chia thành hai dẫy: dẫy phía Đông là nơi sản xuất và bán quần áo, còn các loại mũ nón khác nhau được sản xuất và bán ở dẫy phía Tây. Trước kia ngôi đình của làng Yên Nội, đình Hàng Thiếc (nhà số 2) là nơi thờ thần sáng lập của những người thợ thiếc - Phạm Ngọc Thạch; Ông là người giới thiệu kỹ thuật này ở Việt Nam năm 1518 Ngày nay chỉ có ban thờ là thứ cổ duy nhất còn lại của ngôi đền. Tại góc phố Hàng Nón và Hàng Mành có một cửa hàng làm và bán các dụng cụ âm nhạc truyền thống. Bên cạnh cửa hàng truyền thống này, có hiệu cắt tóc (số 1 Hàng Mành) đã từng là nơi liên lạc cho Đảng Cộng sản ở Hà Nội (1938). Ngôi nhà số 15 Hàng Nón cũng là một địa điểm lịch sử quan trọng. Nơi diễn ra: Đại hội dân tộc đầu tiên của Công hội đỏ ngày 28/7/1929. Đại hội này được tổ chức tại đây - nhà một cán bộ của liên minh mà bên ngoài là cửa hàng bán thuốc lá. Những đại biểu của công nhân được cải trang thành các thương gia để tham dự đại hội. Ngôi nhà này sau đó đã trở thành nơi liên lạc của liên đoàn. Một trong những thành tựu đầu tiên của liên đoàn là sáng lập Báo Lao Động vào tháng 8 năm đó. Ngày nay ngôi nhà này không còn hình dạng như xưa, chỉ có tấm biển ở trên tường nơi đây ghi nhận về sự kiện lịch sử đáng được ghi nhớ này. Phố Hàng Thiếc Trước kia các đồ vật bằng kim loại như chóp nón nhỏ, đèn dầu, giá đỡ nến, bình trà và thùng kim loại được sản xuất ở phố này. Thiếc còn được sử dụng làm gương. Ngày nay ở đây sản xuất các sản phẩm bằng tôn, sắt. Ngôi nhà số 42 ở phố này là trụ sở chính của Nguyễn Ngọc Dự, một trong những người sáng lập chi bộ đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông ở đó tới tận tháng 4 năm 1930. Ngôi nhà xưa giờ không còn nữa nhưng ở đây có một tấm biển ghi lại sự kiện này. Trên phố này có các nhà ở truyền thống và nhà mang phong cách phương Tây, nhà số 65, 49 và 20. Phố Hàng Thiếc là nơi diễn ra trận đánh ác liệt trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp tháng 2 năm 1947. Tấm biển tưởng niệm trận đánh này được trân trọng treo trên một bức tường ở ngôi nhà số 5. Phố Hàng Bồ Trước kia phố này chạy qua 2 làng: Nhân Nội và Xuân Yên. Trước khi Pháp đặt chân lên Hà Nội, ở phía Đông phố này bán giầy dép trong khi hoạt động chính ở phần giữa phố là làm giỏ tre. Người Phúc Kiến (Trung Quốc) định cư ở đây vào khoảng năm 1900, họ xuất nhập khẩu các mặt hàng của Trung Quốc, Việt Nam và của nhiều nước khác. Cũng có một số cửa hàng của người Nhật. Vào thời đó chỉ có một số gia đình người Việt sinh sống trên phố này. Đình Nhân Nội tại số nhà 84b  thờ công chúa Lan Ngọc được xây vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Một loạt nhà mang phong cách phương Tây như số nhà 59, 57, và 55. Nhà số 74 và 66 cũng đáng vào thăm quan. Có thể thấy một số nhà cổ truyền thống như số nhà 88, 6, 58 và 33. Phố Hàng Cân Có nhiều loại cân khác nhau được bày bán trên phố này vào cuối thế kỷ XIX. Chúng được các thợ kim hoàn, người bán dạo trên phố và người bán thuốc sử dụng. Phố Hàng Cân trước kia được chia thành hai làng. Ngày nay chúng ta vẫn có thể thấy ở đầu phố có đền thờ Xuân Yên thờ công chúa Lan Ngọc ở tại số nhà 44 cũng như dấu tích của đình Đồng Môn xây vào cuối thế kỷ XIX tại nhà số 8, trong đền Xuân Yên chỉ còn giữ lại một vài chi tiết trang trí mái. Những nhà ở truyền thống ở phố này như nhà số 46, 42, 36, 34 và 32. Trong đó nhà số 32 và 46 trước kia bán nhiều loại cân. Phố Lãn Ông Lãn Ông là bút danh của lương y Lê Hữu Trác sinh năm 1724, đó là một lương y nổi tiếng của Việt Nam. Từ trước đến nay ở phố này vẫn có nhiều cửa hàng bán thuốc đông y nhất. Trước đây hầu hết cửa hàng này do các thương gia người Việt gốc Hoa đứng ra làm chủ. Họ bán thuốc Bắc (Trung Quốc). Các tấm biển chữ Hán ở trên tường của nhiều nhà đã nói lên điều đó. Trong thời kỳ Pháp thuộc phố Lãn Ông có tên Phúc Kiến chứng tỏ người Hoa từ Phúc Kiến (Trung Quốc) đều định cư ở phố này từ lâu (nửa sau thế kỷ XVII), ở phố này có một ngôi chùa do họ xây dựng mong phong cách Trung Hoa ở số nhà 42 phố Lãn Ông. Công trình này giờ là trường tiểu học. Nhà cổ mang phong cách sống của người Hoa là các số nhà 10, 36, 55 và 57. Phố Thuốc Bắc Phố Thuốc Bắc ngày xưa là phố bán thuốc bắc như phố Lãn Ông ngày nay, phố này vẫn còn bán các loại dược thảo, rễ và hạt mà sử dụng để làm thuốc. Đoạn giữa phố Hàng Bút và Hàng Phèn bán quần áo. Trên phố này có một loạt nhà giữa số nhà 65 và 77, mang phong cách phương Tây rất đẹp và một ngôi nhà phong cách truyền thống ở số nhà 71. Phố Hàng Bút Trước đây phố này là nơi ở của những người nghèo với các cửa hàng bán các túi nhỏ, quần áo và mũ trẻ em được làm từ những mẩu vải thừa vì vậy phố này trước có tên là phố "Hàng Mụn" có nghĩa là "rẻ rách". Sau cách mạng tên của phố này được đổi thành "Hàng bút" nghe trang nhã hơn. Hai công trình tôn giáo có cổng hậu mở ra phố này. Tại số 5 là cổng sau của đền Đông Thành, đã có từ thời Nguyễn nhưng đã bị phá huỷ vào thời kỳ toàn quốc kháng chiến năm 1946. Tại số 6 là cổng sau của đình làng Đông Thành, cũng có từ thế kỷ XIX, lối trước của đình ở số 7 Hàng Vải, đình này thờ Trấn Vũ, một trong những vị thần trấn giữ kinh thành Thăng Long. Phố Bát Sứ Trước kia ở phố này bán các loại chén, bát, đĩa bằng sứ được làm ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sau năm 1920 các thương gia bắt đầu buôn bán sắt. Đầu thế kỷ XX phố này đa số các nhà đều chỉ có 1 tầng, sau năm 1920 bắt đầu xuất hiện các ngôi nhà 2 tầng. Phố Hàng Vải Phố Hàng Vải trước là địa danh của làng Tân Khai phố được mở mang từ năm 1822 trên đất thu hồi sau khi xây thành nhà Nguyễn. Các cửa hàng trên phố này trước đây bán vải và quần áo gụ. Ngày nay nhiều cửa hàng bán hàng đan tre. Ở góc phố Hàng Vải với Hàng Gà tại số nhà 44 là Ž đình Tân Khai xây năm 1832, ở đây thờ Bạch Mã, Tô Lịch và Thiết Lâm. Trên khu vực này còn có chùa Thái Cam (số 16 Hàng Gà) xây năm 1822, ở trong sân chùa này trước có một giếng nước sạch được mọi người trong phố đến xin mang về đun sôi chuyên dùng để pha chè Tàu. Phố Phùng Hưng Phố này mang tên Phùng Hưng để tỏ lòng tôn kính nhớ tới vị thủ lĩnh sinh năm 770, người đã tổ chức nổi dậy chống lại ách thống trị của nhà Đường nhằm giải phóng đất nước khỏi ách thống trị Trung Hoa thời đó. Phố này được xây trên vị trí xưa kia là hào của thành nhà Nguyễn. Ngôi nhà tại số 105 là trụ sở của Báo Tin tức, một ấn phẩm của Đảng Cộng sản những năm 1936-1939. Phố Cửa Đông Phố này xưa là phía Đông của thành nhà Nguyễn có cổng chính gọi là Đông Môn. Tên phố gợi cho ta về quy mô của thành nhà Nguyễn ở thế kỷ XIX, và nói lên đó là phố mới mở từ sau khi phá thành. Phố Hàng Phèn Các cửa hàng trên phố này xưa bán phèn Sunfat nhôm và giấy gói quà. Tại góc phố Bát Sứ nhà số 52  là một ví dụ điển hành về nhà ở truyền thống với các đặc trưng dễ phân biệt như chỉ giới nhà trên phố, mái dốc, các nguyên vật liệu các bức tường hồi,... Phố Bát Đàn Các cửa hàng trên phố này từng bán bát, đĩa và hình bằng sứ làm ở làng gốm Bát Tràng ngoại thành gần Hà Nội. Phố có Đình làng Nhân Nội  xây cuối thế kỷ XIX (số nhà 33) thờ Bạch Mã, một trong những thần trấn giữ Hà Nội. Phố Hàng Điếu Ống điếu dùng để hút thuốc lào đã từng được bán ở phố này, nhưng đến đầu thế kỷ XX chỉ còn có 2 cửa hàng ở số nhà 54 và 62 là vẫn làm và bán điếu tre và thuốc lào. Gần đây ở phía Nam của phố có vài cửa hàng thuộc da dùng để làm giầy và dép. Thợ thuộc da có cả người Hoa và người Việt. Tại số nhà 30, phía sau của ngõ có đền Hoa Thân xây năm 1838, đền thờ thần trị hoả (lửa). Trên phố có một số nhà cổ (số 6, 8, 10 và 24) và một số nhà có mặt tiền theo phong cách Châu Âu như nhà số, 9, 36. Ngõ Yên Thái Trước kia nghề truyền thống của người dân sống trên ngõ phố này là nghề thêu. Đình thờ ông tổ của nghề thêu nằm tại số nhà 2A. Ngõ Tạm Thương Đầu thời Nguyễn ở ngõ này có một kho gạo. Gạo thu thuế được giữ ở đây trước khi nhập vào kho của triều đình trong thành. Tại nhà số 8 là đình Yên Thái (thờ Hoàng Hậu Ỷ Lan, vợ vua Lý Thánh Tông và mẹ vua Lý Nhân Tông. Hoàng Hậu sống ở cung Đông Thiên nằm ở khu đất chùa Kim Cô tại số 73 phố Đường Thành. Bà mất năm 1177, thọ hơn 73 tuổi. Bà được thờ ở chùa Kim Cô cho tới khi việc thờ cúng bị cấm đoán và khoảng thế kỷ XIV hoặc XV. Chùa bị quân Nguyên Mông phá huỷ dưới triều Trần (1225-1400) nhưng lại được xây dựng lại dưới triều Lê (1407-1527). Phố Hàng Bông Phố Hàng Bông ngày nay tập hợp nhiều đoạn phố cũ có tên gọi khác nhau. Đoạn phố giữa Hàng Da và Hàng Mành có nhiều cửa hàng xưa bán chăn bông, màn và gối. Một số cửa hàng chuyên chạm trổ câu đối sơn son thiếp vàng. Đoạn phố giữa phố Hàng Mành và Hàng Hòm có các cửa hàng bán hài mũi thuyền của người Việt, nón và các đồ bằng giấy. Trên phố Hàng Bông hiện còn một số nhà phong cách phương Tây như số nhà 42, 30 và 27. Phố Hàng Gai Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX các sản phẩm bằng sợi thừng hay sợi đay được bán ở phố Hàng Gai. Từ thế kỷ XIX nghề in gỗ đã trở thành một trong những nghề chính trên phố này. Vì vậy ở đây có các cửa hàng in và cửa hàng sách. Ngày nay hầu hết các cửa hàng chuyển sang bán quần áo lụa và đồ mỹ nghệ. Ở phía này trước kia có đình Cổ Vũ ở tại số nhà 85, nay nơi đây đã trở thành nhà ở, cây đa trước cửa đình xưa nay vẫn được dân phố sùng bái thắp hương cúng lễ. Phố Hàng Gai là giới hạn phía Nam của khu 36 phố phường. Trong các ngày tháng toàn quốc kháng chiến (1946-1947) phố là ranh giới chiến tuyến, dãy phố lẻ nằm dưới sự kiểm soát của quân Pháp, dẫy phố chẵn dưới sự kiểm soát của quân đội nhân dân (Việt Minh). Tóm lại, khu Phố Cổ Hà Nội là một địa bàn có sự đậm đặc đan xen giữa di tích cổ truyền và di tích cách mạng kháng chiến. Nói đến vùng đất "36 phố phường" là nói đến phía đông của Hoàng Thành, nói đến hàng loạt "địa chỉ đỏ" nói đến một quận anh hùng. Các di tích kháng chiến cùng với các di tích cổ truyền trong khu Phố Cổ là di sản văn hoá vô giá, góp phần tạo nên diện mạo của một quận không chỉ giàu về kinh tế mà còn giàu về văn hoá: quận Hoàn Kiếm - Quận Văn hoá. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA KHU PHỐ CỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI "Hà Nội là một thành phố có sức hấp dẫn đến phát điên, đã xuống cấp hoàn toàn, nhưng vẫn tìm thấy những ngôi nhà đẹp của năm xưa... Thật khó mà nói lại tất cả những ấn tượng, những cảm giác không ngờ như mình lạc vào một thành phố hoang dã. Một thứ gì đó vừa xưa cũ vừa trí tuệ trong lòng đất nước này". Lời nhận xét của ngôi sao màn bạc người Pháp - Catherine Deneuve vừa làm cho chúng ta xúc động vừa tự hào nhưng cũng không khỏi giật mình trước hiện tượng "xuống cấp". Sự phát triển nền kinh tế thị trường đã kéo theo hiện tượng "chảy máy tài nguyên" - một hiện tượng vô cùng nan giải. Vì vậy, để phát triển bền vững nguồn tài nguyên đang có nguy cơ bị mất mát đó, chung ta cần có biện pháp khai thác và sử dụng những tiềm năng du lịch nhân văn Phố Cổ Hà Nội một cách hợp lý và có hiệu quả. 3.1. Bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hoá phố Cổ Hà Nội Phố Cổ Hà Nội là một tổng thể hoàn hảo giữa phong cách kiến trúc hiện đại và phong cách truyền thống văn hoá dân tộc. Vậy mà những giá trị văn hoá, kiến trúc, lích sử cùng mối quan hệ đa dạng giữa vật chất và tinh thần, giữa quá khứ và hiện tại đó đang mất dần đi không gian của chính mình. "Thời gian tác động với một tốc độ ghê gớm mà nếu người ta không lưu tâm đề phòng thì chắng mấy lúc sẽ chẳng còn lại gì, một quá khứ không cách xa chúng ta là bao, nó đáng được cứu vớt khỏi sự quên lãng hay phá huỷ." Ý thức được vấn đề này, trong dự thảo "Báo chính trị" của ban chấp hành trung ương khoá VII và đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ: Chúng ta cần "Kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn hóa và nghệ thuật của dân tộc. Bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh của đất nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường và giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp, ý thức về cội nguồn và lòng tự hào dân tộc." Để thực hiện tốt điều này, đối với Phố Cổ Hà Nội, chúng ta cần phải tìm kiếm những giải pháp tối ưu để giải quyết mâu thuẫn giữa một mặt là nhu cầu phải giữ toàn bộ những giá trị của khu phố Cổ (lịch sử, văn hoá nghệ thuật, kiến trúc, dân tộc học... phục vụ du lịch), mặt khác là phải cải tạo để đảm bảo điều kiện sống bên trong của mỗi ngôi nhà của người dân phố Cổ. Tuy rằng việc này không phải là đơn giản song chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm của những nước tiên tiến có kinh nghiệm đi trước, trên cơ sở đó, phát huy những điểm độc đáo thu hút khách của Phố Cổ Hà Nội. 3.1.1. Bảo tồn cảnh quan, kiến trúc phố cổ Hà Nội Vẻ đẹp của phố Cổ được tạo nên phần lớn bởi những ngôi nhà Cổ với "mái ngói liêu xiêu" và các công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng cổ. Đó là linh hồn của "quá khứ" vẫn tồn tại với thân xác hiện tại là kí ức của một thời. Nhưng làm sao để giữ được những "linh hồn" đó thật không phải chuyện đơn giản. Sự năng động của con người cần được huy động để làm sống lại những giá trị lịch sử, cái vỏ kiến trúc và ngăn sự lụi tàn của nó. Hơn thế nữa, việc bảo lưu các di sản kiến trúc chính là bảo lưu các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc. Vì thế, việc bảo tồn, trùng tu cần được tiến hành một cách thận trọng và khoa học. Công tác trùng tu và bảo tồn yêu cầu rất khắt khe, phải chính xác nguyên gốc của di tích, giữ được tính chất biểu trưng cho giá trị lịch sử và nghệ thuật, tạo mức độ tin cậy về nguồn tư liệu cho thế hệ sau. Những ngôi nhà cổ thường là những ngôi nhà gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của người dân thường ngày với cấu trúc ngôi nhà cổ. Trên thế giới hiện nay, việc bảo tồn các nhà cổ, bảo tồn kiến trúc cổ là một vấn đề hết sức được coi trọng. Đối với những quốc gia có định hướng phát triển du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng của các khu phố cổ thì vấn đề quan trọng nhất là phải làm sao không mất đi không gian kiến trúc cổ. Các kiến trúc sư Thụy Sỹ đã thành công trong việc giữ gìn, tôn tạo, phục chế các chi tiết giá trị đã cũ hoặc đổ nát của các công trình đã xây dựng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XV ở trung tâm thành phố. Đồng thời phục hồi lối sống và hoạt động của các xưởng thủ công truyền thống và phát triển thêm các xưởng mới và dịch vụ phục vụ. Điều này đã giữ gìn được giá trị, sự hài hoà của quần thể kiến trúc nhà ở thời kỳ Trung cổ, thể hiện tính thống nhất giữa lối sống và môi trường, tạo ra nét độc đáo lôi cuốn khách du lịch đến khu vực này. Ở thủ đô Paris, trong các khu phố cổ, để giữ gìn môi trường kiến trúc ngoài việc bảo tồn cấu trúc quy hoạch kiến trúc của toàn khu phố cổ còn giữ gìn và tích tụ phong cách kiến trúc của các thời kỳ khác nhau đối với một công trình cụ thể. Còn ở Italia, người ta lại chọn biện pháp "xen cấy các công trình trong các khu phố cổ" việc cải tạo và xen cấy các công trình mới cho phù hợp với cảnh quan môi trường xung quanh trong các khu phố cổ luôn là một vấn đề làm đau đầu các kiến trúc sư. Các ngôi nhà cổ của tư nhân đã xuống cấp được trùng tu, gia tăng độ bền vững của công trình, đáp ứng các điều kiện kỹ thuật hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường. Song song với đó, xu hướng ngày ngay việc xen cấy các công trình mới trong các khu đô thị ở Italia là không copy, bắt chước y nguyên theo các công trình cổ đã có, mà họ cố gắng phản chiếu lại các đặc tính quý giá nhưng mang tinh thần của thời đại ngày nay, tôn trọng từng đặc thù của môi trường xung quanh. Chính vì thế đã tạo nên một sự cân bằng cho phát triển đô thị bền vững, nhưng không làm tổn thương các giá trị nghệ thuật và tinh thần của khu phố cổ trong thành phần. Ở nước ta, phong trào bảo vệ tôn tạo phố cổ Hà Nội đã được khởi xướng khá rầm rộ từ cuối những năm 80 nhưng đã có rất nhiều dự án, đề xuất, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước với những phương hướng khác nhau thậm chí là trái ngược nhau. Trong số đó có 10 dự án nghiên cứu, gần 20 cuộc hội nghị khoa học và hàng năm bài báo viết về đề tài này, được tóm tắt thành 3 hướng chính sau: 1. Hướng bảo tồn hoàn toàn: Xu hướng này đánh giá cao giá trị văn hoá, kiến trúc - lịch sử của toàn bộ khu phố cổ để đề xuất bảo tồn toàn bộ, đồng thời chỉ hiện đại trang thiết bị cục bộ cho điều kiện ở, không giải quyết vấn đề mật độ cũng như hệ thống kỹ thuật phục vụ đời sống. Điều này có nghĩa là "Bảo tàng hoá", "đúc khuôn hiện trạng" về quy mô và không gian kiến trúc, thiếu vắng sự sống mới, sự phát triển và hoàn thiện lối sống mới, duy trì một cuộc sống thường nhật. 2. Hướng cải tạo từng phần: Đề xuất bảo tàng bộ mặt một vài chục phố chính có ý nghĩa văn hoá thương mại và khả năng lôi cuốn khách du lịch như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm... Những đường phố còn lại và các khu nhà phía sau các đường phố chính có thể tiến hành cải tạo xây dựng hoặc trang bị kỹ thuật với quy mô và tầng cao như hiện trạng trung bình của toàn khu. Giữ gìn không gian kiến trúc của các đường phố như không gian tuyến và đồng nhất. 3. Hướng xen cấy xây dựng mới: Theo xu hướng này, nên phá toàn bộ phần cũ nát phía trong các ô phố để xây dựng các đường phố mới những dãy nhà 2-3 tầng có kiểu kiến trúc "già cổ" nhưng bên trong trang bị kỹ thuật hiện đại. Sau đó phân phối cho thuê hoặc bán để thu hồi vốn, tiếp tục thực hiện ở các ô phố còn lại. Như vậy, trong khu phố cổ sẽ xuất hiện nhiều đường mới và dẫn đến phá huỷ không chỉ cấu trúc quy hoạch của khu bảo tồn này mà còn mất đi những di tích của kiểu "nhà ống" truyền thống với các phố nhà và sân trong xen kẽ. Những phương hướng bảo tồn phố cổ Hà Nội đều nhằm mục đích gìn giữ hoặc bảo đảm cuộc sống của một khu vực có mật độ dân cư cao nhất Hà Nội. Nhưng mỗi hướng độc lập ở trên đều chưa thể tiếp nhận trên thực tế, bởi nhiều tình huống chỉ giải quyết được một vấn đề và kéo theo những mất mát về giá trị văn hoá và vật chất nhất định. Đồng thời, chưa bám sát tinh thần về bảo tồn và tôn tạo khu phố cổ Hà Nội - "giữ gìn cho được phong cách" và tâm hồn đặc hữu của khu phố Cổ, đồng thời đáp ứng những yêu cầu về môi trường sinh sống của đô thị hiện đại. Nội dung cốt lõi của những đề xuất bảo tồn, cải tạo và xây dựng mới trong khu phố Cổ là vừa dung hoà được nơi làm năm sinh sống lẫn cảnh quan bởi "phố cổ, nhà cổ Hà Nội chỉ thực sự "sống", thực sự có giá trị khi có những người dân sinh sống. Phố cổ Hà Nội là nơi ở, giao tiếp, buôn bán của những nhân dân theo những phong tập quán cổ truyền dân tộc". Nhưng phải làm thế nào để những "giá trị văn hoá dân tộc", di sản mà chúng ta được chiêm bái hôm nay phải giữ được nét cổ kính màu thời gian tạo ra. Đã là vật chứng lịch sử thì không thể tuỳ tiện thêm, bớt. Vừa qua, đã có một đề tài nghiên cứu, cải tạo 11 ô phố cổ Hà Nội do PGS.TS. Nguyễn Bá Đang làm chủ trì được triển khai ứng dụng. Theo đề tài này thì trước tiên sẽ thực hiện biện pháp cải tạo, bảo tồn và có các giải pháp kiến trúc cho từng biển số nhà trên quan điểm bảo tồn, tôn tạo phong cách kiến trúc cổ và nâng cao chất lượng điều kiện sống cho người dân. Và dứng dụng đầu tiên của đề tài này đã được thí điểm cho ngôi nhà cổ 87 Mã Mây, và tiếp theo đó là ngôi nhà số 38 Hàng Đào. Ngôi nhà này được tu sửa và cải tạo trong khuôn khổ hợp tác Pháp - Việt về bảo tồn di sản kiến trúc đô thị với kinh phí dự án là 153 triệu francs Pháp. Ngôi nhà này được tôn tạo theo đúng kiến trúc nhà ở "hình ống" truyền thống, có hai sân trong để lấy khí trời, mái ngói mũi hàn và tạo môi trường bằng các chậu cảnh và đã được khánh thành ngày 27 tháng 10 năm 1999. Ngôi nhà này đã đánh dấu sự thành công bước đầu của những người làm công tác quản lý và bảo tồn phố cổ Hà Nội. Hy vọng rằng sau 2 ngôi nhà này, các nhà kiến trúc sư và ban quản lý phố cổ để tìm ra được những biện pháp để bảo tồn phố cổ Hà Nội trên diện tích rộng. Sẽ thật là thiếu sót nếu công tác bảo tồn cảnh quan và kiến trúc khu phố cổ không được gắn liền với việc cải tạo và tu sửa tại những điều kiện cơ sở hạ tầng. Bởi vì đó là một trong những tiêu chí để đánh giá thực hiện phát triển tại một điểm du lịch. Phải làm sao để di tích được bảo tồn, tránh xuống cấp và vẫn giữ được vẻ thân thuộc từ ngàn xưa mà ông cha ta đã để lại. Đừng để "bầu không khí của Hà Nội sẽ mất đi như đã xảy ra đối với nhiều thủ đô khác khu vực Đông Nam Á". 3.1.2. Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Vật chất và tinh thần luôn gắn liền với nhau. Nếu những kiến trúc là phần "xác" thì ở đây văn hoá chính là phần "hồn" của khu phố Cổ. Thời gian tác động tới một tốc độ rất ghê gớm và nếu chúng ta không lưu tâm đề phòng thì chẳng mấy chốc sẽ chẳng còn lại gì. Bảo tồn phố Cổ cũng đồng nghĩa với bảo tồn một đời sống, một không khí văn hoá truyền thống, và cũng có nghĩa là tạo lên một không gian văn hoá xã hội đặc trưng của đo thị Thăng Long - Hà Nội truyền thống. Trong khoảng một thế kỷ trở lại đây, khu phố cổ Hà Nội chính đã làm một tổng thể hỗn hợp của các loại hình văn hoá Đông - Tây, hiện đại và truyền thống, phong kiến nửa thực dân, giữa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Sự giao lưu văn hoá như vậy đối với một đô thị là một hiện tượng bình thường và tất yếu trong xã hội văn minh. Chúng ta không thể giữ mãi một lập trường bảo thủ, hoài cổ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là trong khi chấp nhận những xu thế văn hoá đương đại, hoà nhập vào dòng chảy của văn hoá toàn cầu, khu phố cổ Hà Nội phải vẫn không đánh mất đi bản sắc văn hoá độc đáo của mình, tạo nên được một "sự hồn dung nhuần nhuyễn những yếu tố nội sinh và ngoại sinh, cổ truyền và hiện đại". Có thể nói rằng, điều cốt lõi nhất trong việc bảo tồn, tu tạo khu phố cổ Hà Nội không thể để chủ yếu giữ lại cái phần xác của nó, mà là làm sống dậy phần hồn, bảo tồn một không gian văn hoá xã hội đô thị truyền thống xưa. Để làm được vấn đề không giản đơn này, trước hết chúng ta phải: - Giữ nguyên tất cả các tên phố gắn liền với một số di tích địa hình xưa như: Cửa Đông, Đường Thành, Cầu Gỗ,... gắn với những phố phường thủ công truyền thống và buôn bán xưa như Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Quạt, Hàng Thiếc,... - Sử dụng "Phần lõi bên trong của các cơ sở truyền thống để bảo tồn những ngành nghề xưa - mà sản phẩm của nó có thể phục vụ cho cuộc sống hôm nay (như đồ thủ công mỹ nghệ phục vụ khách du lịch, một tấm lụa, một chiếc nón, một đồng bạc,...) - tạo nên nét văn hoá kinh doanh sầm uất của chốn Kẻ Chợ xưa. Đồng thời, các cơ sở này cũng có thể trở thành nơi thăm quan cho khách du lịch, giống như ở Thái Lan. - Kết hợp với những di tích lịch sử vốn có (giống trường hợp chùa Cầu Đông ở phố Hàng Đường) tạo thành một không gian cây xanh kết hợp với việc bảo tồn di tích kiến trúc, đồng thời cũng tạo cho người dân có một điểm "thư giãn" trong cuộc sống chen chúc chật hẹp ngày thường. - Tạo "không gian giao tiếp" với một số công trình dịch vụ sinh hoạt cộng đồng văn hoá, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng. Đồng thời nâng cấp tinh thần văn hoá, truyền bá cho mọi người về nền văn hoá đậm đà bản sắc của dân tộc ta. - Khôi phục lại những lễ hội, trò chơi dân gian truyền thống, và nếp sinh hoạt cộng đồng độc đáo của dân cư phố Cổ. - Chọn một không gian thích hợp để thành lập những bảo tàng về các nghề thủ công truyền thống trong kiến trúc cổ, thường xuyên tổ chức các cuộc triển lãm và liên hoan du lịch giới thiệu cho du khách về những đặc sắc của văn hoá phố Cổ. - Thành lập thêm nhiều khu phố ẩm thực với những phong cách đặc sắc riêng cải tạo phố Hàng Buồm thành khu phố đi bộ, ẩm thực theo dự án để giới thiệu về loại hình văn hoá hấp dẫn này, giúp cho khách thăm quan thêm hiểu, yêu mến và lui tới với nghệ thuật này. - Sắp xếp lại quy hoạch các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội sao cho phù hợp với mục đích bảo tồn các giá trị văn hoá nơi đây, thể hiện đúng với tinh thần của mục tiêu "Phát triển du lịch là sự nghiệp của toàn dân" của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch - Võ Thị Thắng. - Tổ chức và tăng cường các hoạt động marketing hiệu quả hơn nữa về Hà Nội, trong đó các khu phố Cổ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch. - Giữ gìn một môi trường "xanh, sạch, đẹp" hoà nhập với kiến trúc, cảnh quan phố Cổ, tạo sức sống trường tồn của một dân tộc Việt Nam đầy bản lĩnh và sắc thái văn hoá. 3.2. Một số mô hình thu hút khách du lịch tới phố Cổ Hà Nội Bất cứ một nền kinh tế nào muốn phát triển được đều phải có những nguyên liệu cần thiết để hoạt động. Và ngành công nghệ du lịch cũng vậy, muốn phát triển được trước tiên phải đưa vào những nguyên liệu của nó là những cảnh quan thiên nhiên và các di sản văn hoá. Tuy nhiên, kết quả có tạo ra được những sản phẩm du lịch tốt, có chất lượng hay không lại phụ thuộc phần lớn vào tài năng sử dụng khéo léo của những người làm chủ. Chúng ta có thể điểm qua một vài quốc gia trên thế giới đã thành công trong lĩnh vực khai thác này. Đầu tiên phải kể tới sự tài ba của người Trung Quốc. Họ đã có thể sử dụng và khai thác triệt để những Vạn Lý Trường Thành, Cố cung - Thiên An Môn (Bắc Kinh), Lăng mộ binh mã thời Tần (Thiểm Tây), Tháp truyền hình cao nhất Châu Á - Minh Châu, đến cánh điều Duy Phương (Sơn Đông),... để đưa nền kinh tế lên cao. Người Tây Ban Nha cũng đã xuất khẩu tại chỗ "bãi tắm và ánh nắng" cùng các lễ hội, công trình tôn giáo và cả những cuộc thi đấu bò tót truyền thống để thu hút về mỗi năm khoảng 10 tỷ đô la với 50 triệu lượt khách thăm quan du lịch. Có những quốc gia tập trung chú trọng vào phong cách thời trang đặc trưng của từng thời kỳ để tạo nên lực hút đối với du khách. Đối với người Pháp, họ cho những người gác cổng mặc trên mình những chiếc áo giáp sắt gióng như các kỵ sỹ thời Trung cổ. Còn người Italia thì lại cho các nhân viên phục vụ trong khách sạn ăn mặc giống như các nhân vật trong các bức tranh treo tại phòng ở các quý tộc thời xưa,... Với người Hungari, thì họ lãi giữ nguyên các lâu dài cổ với tất cả những cảnh quan và tiện nghi của nó để tạo thành những khách sạn, phục vụ hoạt động lưu trú của du khách. Sở dĩ trong những quốc gia này đạt được những thành quản lớn lao về du lịch như vậy là do họ đã nắm bắt được, biết khai thác và kết hợp những tiềm năng sẵn co để thu hút du khách mà vẫn giữ được nét bản sắc văn hoá riêng của chính mình. Đây chính là một kinh nghiệm quý báu và kinh doanh trong lĩnh vực du lịch của nước ta học tập. Chúng ta đã có một phố Cổ Hà Nội với những đường nét xưa, đồng thời lại gắn liền với cuộc sống hiện tại. Đó chính là một lợi thế lớn mà nếu chúng ta biết cách khai thác một cách bền vững thì sẽ tạo ra một nguồn thu không nhỏ đối với các dịch vụ tại điểm du lịch, hấp dẫn du khách khiến họ đến và quay trở lại hoặc giới thiệu với bạn bè. Cần phải nhận thức rằng: Du khách tìm hiểu văn hoá của một khu vực, một quốc gia không chỉ là tìm đến với những giá trị văn hoá cổ truyền mà còn muốn sống với không khí cuộc sống hiện tại, đắm mình vào thực thể vào một nếp sống dưới một nếp nhà cổ truyền thống. Điều này có nghĩa là không chỉ có những khách sạn, nhà hàng cao cấp mới đáp ứng được những nhu cầu của những vị khách khó tính. Bởi: "Nếu Hà Nội có những toà nhà chọc trời như BangKok thì người ta cũng chẳng cần đến Hà Nội làm gì? Để điều này trở thành hiện thực, trước hết, "phố Cổ phải là một bảo tàng sống động bằng không gian kiến trúc xưa cộng với cuộc sống đời thường", và hơn nữa là kế sinh nhai, là cách làm giàu cho người dân ở đây. Xu hướng cho người du lịch đến thuê những nhà dân hứa hẹn một xu hướng khả thi trong việc giới thiệu văn hoá và thu lợi nhuận. Đây là một hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Điều này đã được minh chứng qua một số điểm du lịch của nước ta. Du khách thích thú vì được sống trong những ngôi nhà đơn sơ giữa cảnh núi rừng đơn sơ, mộc mạc tại Bản Lác - Mai Châu, chèo mái trên những nhà thuyền bên sông Hương êm đềm, lãng mạn trong "Festival Huế"; hay ở một ngôi nhà cổ tại khu nhà cổ Hội An với cảm giác ngỡ mình đang đắm mình trong một thời kỳ xa xưa, bình dị, chứ không phải là một du lãng nơi đất khách quê người. Hơn nữa, chính sách giá cả lại khá phù hợp với giá thuê chỗ ở khoảng 20USD/ngày và khoảng 10USD cho ăn uống. Sự phát triển nhu cầu của loại hình này không ngừng được tăng lên và có thể nói đây là một giải pháp trong vô vàn những giải pháp bảo tồn và tôn tạo khu phố Cổ. Hướng đi này khẳng định sự đúng đắn và phù hợp của nó với những đề xuất mà đồng chí Võ Văn Kiệt đã nêu ra: "Nên cho phép ngôi nhà cổ được nhận khách đến ở theo cách: "Lấy di tích nuôi di tích" với điều kiện giữ nguyên hiện trạng kiến trúc, cảnh quan và bảo vệ môi trường". Trước hết, mục tiêu trước mắt là nên thay vì sử dụng ngôi nhà 87 Mã Mây và 38 Hàng Dầu với mục tiêu tham quan, thì ta có thể cho một nhóm người hay một gia đình thuê ngắn hạn cư trú tại địa điểm này. Còn với mặt sau phố Cổ, là một tiềm năng lớn để phát triển thành một khu phố du lịch có tính văn hoá cao, có đầy đủ các nhà hàng dân tộc, khách sạn, có các nhà hàng lưu niệm, phòng triển lãm trưng bày tranh phố cổ xưa, các nơi vui chơi giả trí với những trò chơi dân gian, các hoạt động sinh hoạt nghệ thuật ngoài trời,... trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó, phải kể đến một phần không thể thiếu được của văn hoá dân tộc là các di tích đình, đền, chùa và đặc biệt là những sự kiện, lễ hội tập trung trong lòng phố Cổ. Trong thời gian vừa qua, hàng loạt các hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống, triển lãm "Làng nghề truyền thống", "Liên hoan du lịch", "Tuần lễ văn hoá thể thao" hay những cuộc triển lãm sách và các cuộc thi viết về Hà Nội,... được diễn ra long trọng và nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều người, đặc biệt là du khách quốc tế. Có thể nói, đây là một trong những phương pháp giới thiệu và tiếp cận du khách rất hiệu quả. Do đó chúng ta cần đẩy mạnh những hoạt động thiết thực này một cách rộng rãi hơn, thường xuyên hơn, nhằm tạo ấn tượng khó quên trong lòng du khách. Nên thường xuyên tổ chức những cuộc thi, những buổi biểu diễn dành cho những người tác tạo nên các sản phẩm văn hoá cổ truyền, chế biến các món ăn dân tộc, các sản phẩm thủ công truyền thống, những "nghệ nhân có bàn tay vàng" để họ có cơ hội thể hiện tài năng đồng thời tạo ra thu nhập; giúp họ có thể tập trung vào việc giữ gìn và phát huy khả năng sáng tạo nghệ thuật của cha ông đã để lại; đồng thời tạo điều kiện cho những sản phẩm văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc được trường tồn. Thưởng thức món ăn là một nghệ thuật cảm nhận bằng tổng thể mọi giác quan vậy tại sao chúng ta lại không đưa những món ăn dân tộc đó trở về đúng chỗ của chúng? Du khách quốc tế đến với phố Cổ Hà Nội để hoà nhập vào hồn, vị "dân tộc" của những món ăn. Do đó nếu chúng ta biết khai thác và phát huy tốt khía cạnh này, thì chắc chắn sẽ còn thu được những thành quả hữu hiệu hơn. Ví dụ như hiện nay đã có quán ăn Ngon ở phố Phan Bội Châu là đi tiên phong trong việc sử dụng hình thức phục vụ và trang trí trong nhà hàng theo kiểu cổ. Nhà hàng xây dựng ngoài trời với những dãy bàn ghế gỗ, mây tre đan với những chiếc ô lớn che trên cao, cây xanh trồng xen kẽ tạo cảm giác thoáng mát và gần gũi với thiên nhiên. Các món ăn được nấu nướng tại chỗ cho khách tận mắt nhìn thấy cách chế biến. Nhân viên phục vụ mặc những chiếc áo lụa, áo cách tân vừa gợi lên không khí cổ xưa mà vẫn hết sức tiện lợi và hiện đại. 3.3. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch Trong thời gian vừa qua ngành du lịch Hà Nội đã có những bước tiến đáng kể trong việc đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, xúc tiến và quảng bá du lịch. Không như những năm trước đây Việt Nam chưa chú trọng nhiều đến việc quảng bá, marketing hình ảnh của đất nước mình thì nay, với sự gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, chúng ta đã ý thức được tầm quan trọng của các hoạt động đó. Chúng ta nên tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hơn nữa công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của ngành du lịch Hà Nội nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung. Thu hút được khách du lịch quốc tế sẽ là một lợi thế lớn và nâng cao kinh tế đất nước ngang tầm khu vực, sánh ngang với các nước công nghiệp du lịch phát triển mạnh mẽ và ngành du lịch được coi là Quốc sách như Singapore, Thailand,... Sau đây là một số gợi ý cho việc đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch: - Làm phim "Hanoi Emotions" bằng 05 ngôn ngữ là tiếng Anh, tiếng Mỹ, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc và tiếng Hàn Quốc để quảng bá vẻ đẹp Hà Nội ra thế giới. In ấn, nhân bản hàng chục ngàn bản sách tập gấp, đĩa, phim về Du lịch Hà Nội. - Nằm trong chiến dịch Quảng bá Du lịch, Sở Du lịch Hà Nội đã triển khai xây dựng làm biển quảng cáo tấm lớn cho chiến dịch quảng bá Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn - Vietnam the hidden charm. - Thường xuyên cập nhật thông tin, dữ liệu và hoàn thiện trang Web của Sở du lịch HN, Tổng cục Du lịch Việt Nam,... - Nâng cấp, duy trì và hoạt động tốt các quầy thông tin du lịch trong việc cung cấp thông tin và quảng bá cho du lịch Hà Nội. - Tích cực tham gia các hoạt động liên hoan, hội chợ du lịch của các địa phương như: liên hoan du lịch hướng về cội nguồn do 3 tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái tổ chức; lễ hội năm du lịch Quảng Nam; liên hoan du lịch 13 Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long tại An Giang; festival biển tại Bà Rịa, liên hoan du lịch Nghệ An; Tham gia Triển lãm du lịch Quốc tế ITE tại thành phố Hồ Chí Minh; Tuần lễ văn hoá - Du lịch Tuyên Quang.. Đặc biệt, tại Festival Huế, tham gia triển lãm bên lề Hội nghị Bộ trưởng tại Hội An; hội chợ triển lãm xúc tiến Du lịch - Thương mại Quốc tế Thái Nguyên... - Tiếp tục đẩy mạng hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh thành trong cả nước, liên kết chặt chẽ với các nhà đầu tư, các chủ dịch vụ du lịch để giảm giá thành chương trình du lịch thu hút thêm nhiểu du khách. - Phối hợp với văn phòng dại diện hàng không Việt Nam và văn phòng đại diện Thương mại Hà Nội tại Tokyo (Nhật Bản) và nhiều thành phố khác nữa trên thế giới để cung cấp thông tin tư liệu du lịch phục vụ các hoạt động quảng bá xúc tiến tại Nhật Bản và một số thị trường trọng điểm như: Mỹ, Châu Âu... 3.4. Tổ chức và quản lý lực lượng kinh doanh du lịch theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, chuyên môn hoá cao Để sự phát triển của du lịch không bị phân tán dẫn đến giảm chất lượng, việc sắp xếp lại lực lượng lao động trong ngành du lịch theo hướng đa dạng hoá ngành nghề có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cần tập trung xây dựng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế mạnh, tiếp tục sát nhập và cổ phần hoá để tăng cường vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, trang bị các cơ sở vật chất đồng bộ, lực lượng cán bộ công nhân viên có chất lượng nghiệp vụ cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Một khâu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ khu phố Cổ là đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Một hướng dẫn viên, đặc biệt là hướng dẫn tại những điểm du lịch văn hoá như phố Cổ Hà Nội, đòi hỏi một sự tổng hợp kiến thức sâu rộng về rất nhiều lĩnh vực như địa lý, văn hoá, lịch sử, kiến trúc, dân tộc học,.. đồng thời phải có những khả năng giao tiếp, ngoại ngữ với khách du lịch nước ngoài. Một hướng dẫn viên phải đóng vai trò của một "Nhà ngoại giao" "nhà kinh tế" "Nhà văn hoá" và "Người truyền thụ" . Có thể nói, lực lượng này có vai trò chủ đạo trong quá trình thưởng thức, cảm nhận và đánh giá về một sản phẩm du lịch của du khách. Tuy nhiên, nhân viên trong ngành còn chưa có sự nghiên cứu sâu về hướng dẫn một điểm du lịch những "Giá trị tiềm ẩn" như phố Cổ thì không chỉ học thuộc lòng nội dung thuyết minh mà còn cần phải hiểu rõ về nó, thể hiện tình cảm yêu mến của mình trong đó mới có thể làm cho du khách say mê theo. Một lễ hội được diễn ra đúng nghi lễ sẽ gây hứng thú cho du khách nếu người hướng dẫn hiểu biết về nguồn gốc, về từng biểu tượng hành động của lễ hội. Hay một trò chơi dân gian bắt nguồn từ đâu? Thời kỳ nào? nhằm mục đích gì? ... tất cả sẻ trở thành một lực hút đối với du khách đang chiêm ngưỡng và khám phá. Hay chỉ với một chi tiết hoa văn trên cửa chùa có ý nghĩa gì, một cây đa có nguồn gốc lịch sử như thế nào - cũng tạo cho một sự hứng thú trong lòng họ. Triển khai các lớp đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công nhân viên chức ngành du lịch thủ đô, lãnh đạo, cán bộ phòng kinh tế các Quận, HUyện về quản lý Nhà nước về du lịch, quy hoạch du lịch và các nghiệp vụ du lịch và quản lý du lịch, marketing khách sạn. Phối hợp với tổng cục Du lịch triển khai khóa bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ (quản lý, lễ tân, buồng bàn, bar, bếp bảo vệ) cho cán bộ CNV của các cơ sở lưu trú. Phối hợp với các trường Đại học chiêu sinh và tổ chức 03 lớp hướng dẫn du lịch 2 -4 -6 tháng và 08 lớp ngoại ngữ du lịch Tạo điều kiện cho cán bộ của sở Du lịch Hà Nội tham gia các khoá đào tạo trong và ngoài nước: Học tạp nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, các khoá nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ ở Hàn Quốc, tham gia các khoá đào tạo chuyên môn nghiệp vụ do trung tâm đào tạo Việt Nam - Singapore và dự án hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực EU của tổng cục du lịch tổ chức... 3.5. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch * Công tác quy hoạch Công tác quy hoạch chiến lược để phát triển du lịch là không thể thiếu trong đường lối phát triển của ngành du lịch Hà Nội. Lập kế hoạch tốt là cơ sở để có những bước tiếp theo cho phát triển. Một số gợi ý cho công tác quy hoạch: - Triển khai lập dự án quy hoạch mạng lưới cơ sở lưu trú trên địa bàn Hà Nội đến 2010; - Xây dựng đề cương điều chỉnh quy hoạch phát triển Du lịch Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn 2030, hiện trình UBNDTP phê duyệt để triển khai. - Hoàn thành dự thảo đề án phát triển du lịch Hà Nội đến 2015, hướng đến 1000 năm Thăng Long Hà Nội. * Đầu tư xây dựng CSVCKT và hạ tầng du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch là một điều kiện tối quan trọng trong việc phát triển du lịch của một địa phương. Vì vậy chúng ta nên có thêm nhiều dự án hơn nữa để xây dựng và phát triển đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến với Hà Nội, đến với Việt Nam. - Dự án xấy dựng đường giao thông tại khu du lịch văn hoá nghỉ ngơi cuối tuần khu vực đền Sóc, huyện Sóc Sơn với tổng mức đầu tư 98,212 tỷ đồng, dự kiến công trình hoàn thiện đưa vào sử dụng đầu năm 2007. - Dự án xây dựng đường quốc lộ 35 vào ranh giới dự án khu du lịch Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, hoàn thành phê duyệt tổng mặt bằng. Đã lập xong dự án và đang tổ chức thẩm định thiết kế, với tổng mức đầu tư 13,02 tỷ đồng, dự kiến triển khai GPMB trong quá IV/2006, khởi công đầu năm 2007. - Dự án cải tạo chợ Sa (Cổ Loa) đi chợ Tó, Huyện Đông Anh: dự án đã được thẩm định với kinh phí tổng mức đầu tu 107.605 triệu đồng. Hoàn thành phê duyệt tổng mặt bằng. Dự kiến GPMB 3.6. Thiết lập city tour (chương trình du lịch nội thành) khám phá các giá trị văn hoá vật thể, văn hoá phi vật thể của khu phố cổ Với tốc độ phát triển đến chóng mặt của nền kinh tế toàn cầu như hiện nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu đối với mọi người dù ở mọi thành phần kinh tế, chính trị, tôn giáo, không phân biệt màu da, lứa tuổi… Bởi vì đi du lịch chính là một yêu cầu cần thiết để tái tạo sức lao động của con người, tạo ra động lực để con người có thể tìm hiểu, khám phá ra nguồn tri thức, văn hoá vô tận ở khắp nơi trên thế giới. Nắm bắt được nhu cầu đó mà các nhà kinh doanh du lịch đã ạo ra các chương trình du lịch phục vụ cho du khách có nhu cầu đi chơi, giải trí và khám phá cuộc sống. Các chương trình du lịch hiện nay rất đa dạng và phong phú, có thể kể ra rất nhiều các loại tour được thiết kế dành riêng cho các loại đối tượng du khách khác nhau. Đối với khu vực phố cổ Hà Nội thì chương trình du lịch phù hợp nhất là loại hình city tour - chương trình du lịch trong nội thành Hà Nội trong khoảng thời gian ngắn từ một đến hai ngày, phù hợp với những chuyến du lịch ngắn ngày giữa thời gian làm việc triền miên vất vả của du khách. Tour du lịch một ngày có thể được thiết lập như sau: Sáng: 7h30 bắt đầu hành trình đến phố cổ, tham quan Hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn. Sau đó tham quan kiến trúc nhà ở truyền thống (Mã Mây - Hàng Bạc - Hàng Buồm), hoặc tham quan nà cổ 87 Mã Mây, 38 Hàng Đào… Trưa: Nghỉ ngơi, ăn chưa ở phố cổ. Chiều: 2h đi tham quan các phố nghề cũ, mới (Hàng Ngang - Hàng Đường - Hàng Bạc - Hàng Mã - Hàng Đồng…). Đi xem và mua bán ở các dãy phố cổ, chợ Hàng Bè, chợ Đồng Xuân. Tối: Du khách có thể nghi ngơi, tự mình khám phá phố cổ hoặc xem múa rối tại nhà hát múa rối Thăng Long. Ngoài ra còn có thể thiết lập các tour khác kết hợp để tham quan Hồ Tây, văn Miếu Quốc Tử Giám và khu phố cổ Hà Nội. * Một vài ý kiến đề xuất và kiến nghị Khu phố cổ Hà Nội là một hệ thống phức tạp gồm nhiều thành phần liên kết với nhau. Trong đó bao gồm con người, các hoạt động sinh hoạt, những giá trị truyền thống, các công sở, nhà cửa, quầy hàng, xưởng sản xuất… Đối với nhiều người, cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây có thể ít quan trọng hơn của hồn của nó, hay là những cái tiếp nối liên tục của các giá trị truyền thống. Song chúng ta cũng phải thừa nhận chính cái cơ sở vật chất đó làm nền tảng cho cái hồn, cái tinh tuý về văn hoá được bộc lộ, đồng thời cũng làm cho chúng ta nhận biết được tính cách cá nhân và văn hoá của mình. Nếu đem so sánh với những khu đô thị cổ khác ở trong một số thành phố ở nước ta như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng… thì Hà Nội của chúng ta với Khu 36 phố phường đều đứng lên trên tất cả về mọi tiêu chí của nó như: sự phong phú, quy mô, diện tích, và bề dày lịch sử. Đó quả là một niềm tự hào đối với mỗi người Hà Nội chúng ta nói riêng và người Việt Nam nói chung. Mang theo mình những yêu thế tuyệt vời như vậy, khu phố cổ Hà Nội dĩ nhiên là đã chiếm được một vị trí quan trọng trong việc quy hoặch phát triển du lịch ở Thu đô. Điều này được ghi nhận trong một tạp chí kiến trúc: “Dưới con mắt người nước ngoài, nhất là với các nhà nghiên cứu lịch sử, bảo tồn di sản văn hoá khu phố cổ Hà Nội là một hiện tượng hiếm có một hình ảnh tưởng là chỉ còn tồn tại trong kí ức lại là một thực thể đang lưu tồn trên hành tinh chúng ta trong những năm cuối thế kỷ 20. Nhiều người nhận xét hà Nội mà mất đi khu phố cổ là hết hấp dẫn, Hà Nội sẽ như mọi thành phố khác”. Vì vậy công việc bảo tồn, tôn tạo khu phố cổ Hà Nội là một nhiệm vụ rất bức xúc và quan trọng. Về cơ sở hạ tầng: đây là vấn đề tối quan trọng cho sự sống còn của khu phố cổ. Vì vậy cần phải tập trung vào cải tạo tất cả các bọ phận của nó. Trong quá trình thực hiện chương trình này cần thần trọng, không được làm ảnh hưởng xấu tới cảnh quan đô thị truyền thống, cũng như những công trình văn hoá - lịch sử ở đây. Có một kế hoặch quản lý giao thông toàn diện được thực hiện, nhằm giảm mức độ giao lưu qua lại của các phương tiện cơ giới ở mức độ cho phép. Hạn chế tối đa sự ô nhiễm không khi và tiếng ồn, tạo ra một môi trường phố xá an toàn, thuận tiện và dễ chịu. Những phố cho phép các loại phương tiện cơ giới ra vào nói trên nhắm mục đích chủ yếu là đưa khách du lịch đi thăm quan qua những phố chính, rồi từ đấy du khách sẽ tự động toả ra các phố nhỏ xung quanh. Ngoài ra nó cũng tạo điều kiện cho các xe trở các loại phương tiện sinh hoạt cũng như các chất thải ra vào nơi đây, phục vụ cuộc sống của người dân thêm thuận lợi. Bên cạnh việc hạn chế các phương tiện giao thông cơ giới không được đi lại trong khu phố cổ, chúng ta chú ý tới kế hoặch tỏ chức những bãi đỗ, trông xe cơ giới cho người dân ở đây cũng như cho người dân nơi khác và các du khách đến đây. Lên một kế hoạch đồng bộ, cụ thể trong việc sửa chữa, nâng cấp mạng lưới điện - nước, phục vụ cho cuộc sống người dân ở đây một cách có hữu hiệu. Tốt nhất là tiến hành xây dựng thành một hệ thống chạy ngầm dưới lòng đường. Tiếp đến để tránh một tình trạng tập trung mật độ dân cư quá cao dẫn đến sự quá tải của cơ sở hạ tầng, chính quyền có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau trong việc tổ chức bớt số dân ở đây sang các khu khác mới hơn nhưng bảo đảm được môi trường làm ăn truyền thống của họ từ trước. Vì như vậy kế hoặch mới có tính khả thi. Đây là một biện pháp rất quan trọng nhằm làm giảm mật độ dân số trong khu phố cổ, vốn đã rất cao từ trước. “Theo tiết lộ của TS Tô Thị Hoàn - Phó trưởng ban Quản lý khu phố Hà nội, thì khu đô thị mới Gia Lâm có thể là địa chỉ hấp dẫn thu hút người dân trong phố Cổ di dời khỏi địa bàn sinh sống cố hữu". Về văn hoá: dùng vốn ngân sách để duy trì, phát triển một không gian sinh hoạt truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc trong khu phố cổ, nhằm tạo được một cảnh quan có lợi cho việc khai thác, phát triển du lịch, giáo dục văn hoá ở thủ đô hướng nó đi vào quỹ đạo của văn hoá truyền thống, đậm đà bản sắc. - Đối với các ngành nghề TCTT trong khu phố Cổ Cần thiết xây dựng được tiêu chí phân loại nghề đặc thù cho nghề truyền thống của khu phố Cổ Hà Nội. Từ đó đưa ra những chính và biện pháp cụ thể đối với từng loại nghề. Một số cơ chế, chính sách cần được ban hành tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc duy trì và phát triển nghề, phố nghề truyền thống trong khu phố Cổ Hà Nội: - Xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư thông qua biện pháp tài chính đối với một số nghề và phố nghề. - Xây dựng chính sách hỗ trợ vúc tiến thương mại khuyến khích cải tiến mẫu mã sản phẩm. đăng ký thương hiệu. - Xây dựng chính sách đất đai để làm xưởng sản xuất, cửa hàng, cửa hiệu buôn bán, giới thiệu sản phẩm nghề, phố nghề. - Xây dựng đề án thành lập Quỹ hỗ trợ khôi phục, phát triển nghề, phố nghề trong khu Phố Cổ Hà Nội. - Xây dựng chính sách đào tạo, tập huấn nâng cao tay nghề, giới thiệu sản phẩm truyền thống cho khác du lịch đặc biệt đối với những nghề đã hoàn toàn bị mai một. Tất cả những chương trình này đều phải được tiến hành trên cơ sở pháp lý của một bộ luật hoàn chỉnh với những điều khoản cụ thể, nhằm vừa bảo đảm được tính khả thi của nó, tạo ra ý thức bảo vệ di sản văn hoá trong toàn dân. Vấn đề này nên có sự hỗ trợ của chương trình giáo dục cộng đồng, nhất là việc nâng cao dân trí cho người dân ở đây. Có như thế thì mới giải quyết được vấn đề cơ bản những mâu thuẫn hiện tại mà khu phố Cổ đang phải gánh chịu. Trên đây là một vài giải pháp và kiến nghị nhỏ được đưa ra để tham khảo thêm cho công việc bảo tồn, tôn tạo khu phố Cổ Hà Nội - một khu phố với cuộc sống thật sôi động đang từng ngày từng giờ đòi hỏi những biến động của hình hài và không gian, mà không chấn chỉnh sẽ là mối đe doạ không cưỡng nổi đối với một di sản kiến trúc của thành phố. Muốn bảo tồn được một đô thị tầm cỡ và quy mô như khu phố Cổ Hà Nội cần phải có ba điều kiện sau: khả năng kinh tế hùng mạnh; phương pháp làm việc hữu hiệu; hệ thống quyền lực đảm bảo. Tất nhiên công việc bảo tồn không phải là giữ gìn một cách máy móc tát cả những gì trong đó như nhiều người đã nghĩ, vì như vậy là phủ nhận hoàn toàn sự đóng góp của thế hệ đương thời. Bản chất của nó vốn đã là một đô thị, vậy thì hãy để cho nó được phát triển tự nhiên đúng với quy luật và khuôn khổ của nó. Đành rằng trong nền kinh tế thị trường, bất cứ một thành phần vật chất nào có sẵn hoặc do con người tạo ra cũng như là sản xuất chúng ra để cùng sử dụng và quản lý, thì đều là hàng hoá và có giá trị của riêng nó. Trong những cái đó thì những công trình văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc của các di tích lịch sử của các làng nghề truyền thống đã từng tồn tại hàng bao nhiêu năm nay luôn là một tài nguyên vô giá. Khi biết khai thác đúng lúc, đúng mức và đúng mục đích một cách hợp lý thì chúng sẽ đem lại một nguồn lợi ích vô vùng, cả về vật chất lẫn văn hoá. KẾT LUẬN Với những tiềm năng sẵn có đó, Hà Nội nói chung và khu phố Cổ nói riêng, trong quá trình phát triển với tư cách là thủ đô của một quốc gia có thể hãy đi lên từ du lịch, nhất là du lịch văn hoá. Khu phố Cổ Hà Nội, khu 36 Phố phường một thời nổi tiếng rực rỡ trong lịch sử dân tộc, từng trải bao nhiêu biến động của năm tháng trên con đường đi lên của mình, đến nay tuy không còn giữ được một vị trí độc tôn như vậy ở trong quá khứ, nhưng vẫn còn hội gần như đầy đủ những bước đi của lịch sử qua những dấu ấn để lại. trong công cuộc “Đổi mới” của Đảng và nhà nước hiện nay, với mục đích để khai thác cho việc phát triển du lịch, giáo dục văn hoá ở thủ đô các tiềm năng trong khu phố Cổ cần được bảo tồn, tôn tạo và phát huy một cách có hiệu quả nhất để thu hút, hấp dẫn khách du lịch trên mọi miền đất nước. Bản luận văn này chủ yếu là nghiên cứu, phân tích những tiềm năng trong khu phố Cổ nhằm mục đích tham khảo, cùng nhau đưa ra những giải pháp triển du lịch Thủ Đô. Nhưng do điều kiện thời gian và kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình làm luận văn không tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc, rất mong được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô và các bạn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lịch sử Việt Nam tập I - Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 1971 2. Phố Cổ Hà Nội - Nhà xuất bản thế giới năm 2003 3. Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội - Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo 4. Di tích lịch sử - Văn hoá trong khu phố Cổ và xung quanh Hồ Hoàn Kiếm - Nhà xuất bản Hà Nội - 2002 5. Diệp Đình Hoa (1985) “Di tích lịch sử văn hoá cuốn sử sinh động về Thủ Đô Hà Nội” 6. Nguyễn Vinh Phúc (1994), “Khu phố Cổ Hà Nội”, Hà Nội di tích và văn vật Sở Văn Hoá Thông Tin Hà Nội 7. Nguyễn Vinh Phúc - Trần Huy Bá (1979), Đường phố Hà Nội, nhà xuất bản KHXH - Hà Nội 8. Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội (2000), Hồ sơ danh sách xếp hạng các di tích lịch sử Văn Hoá ở Hà Nội, Tư liệu Ban quản lý di tích và Danh thắng Hà Nội 9. Hà Nội ngàn xưa - Nhà xuất bản Hà Nội - 2004 10. Làng nghề truyền thống Việt Nam - Nhà xuất bản văn hoá dân tộc - 2004 11. Bộ xây dựng (1998), bảo tồn di sản kiến trúc cảnh quan Hà Nội - Nhà xuất bản xây dựng 12. Vũ Khiêu (2002), “Di sản Văn Hoá Thăng Long Hà Nội trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá, toàn cầu hoá”, Xưa và nay. 13. Ăng - đơ-rê-mát-son (2001 ), “Khu phố buôn bán”, Xưa và nay. 14. Một số địa chỉ qua mạng Internet.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20680.doc
Tài liệu liên quan