Khóa luận Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và mối quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - NAFTA những năm gần đây

Lời nói đầu Sau hơn 15 năm thực hiện đường lối cải cách và mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ. Riêng trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, với tinh thần “muốn làm bạn với các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”, Việt Nam chúng ta đã mở rộng quan hệ buôn bán với trên 100 quốc gia và nhiều khối khu vực khác nhau trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị cũng như trình độ phát triển kinh tế. Việc nước ta tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ kinh tế-thương mại với khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới-NAFTA cũng là một trong những thắng lợi đó. Quan hệ kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên NAFTA trong nhiều năm trở lại đây đã nhận được sự quan tâm của giới lãnh đạo, doanh nghiệp của cả hai bên và có nhiều chuyển biến tích cực.Tuy nhiên, chúng ta cần có sự nhận thức đúng đắn và sâu sắc về điểm mạnh cũng như mặt còn hạn chế của từng quốc gia, đặc biệt là của Việt Nam trên lĩnh vực thương mại, thu hút đầu tư và viện trợ. Và câu hỏi luôn đặt ra là liệu vị trí của Việt Nam có đủ mạnh trong quan hệ với khu vực NAFTA, khu vực giàu có và năng động với vai trò dẫn dắt nền kinh tế thế giới của Mỹ; liệu doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng để vượt qua những thách thức và tiếp nhận những thời cơ nhất là khi Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ đã có hiệu lực gần hai năm? Xuất phát từ thực tiễn trên có thể nói việc đi sâu nghiên cứu khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ-NAFTA và mối quan hệ kinh tế-thương mại với Việt Nam, từ đó đưa ra những nhận định chính xác về triển vọng, phương hướng cũng như các giải pháp để nâng cao hiệu quả mối quan hệ này là việc làm cần thiết. Với lý do này, trong thời gian tìm tòi nghiên cứu và tham khảo tài liệu, tác giả đã chọn viết khoá luận tốt nghiệp với đề tài: “Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và mối quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam - NAFTA những năm gần đây”. Nội dung của khoá luận tốt nghiệp gồm 3 chương sau: Chương I: Tổng quan về khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Chương II: Thực trạng quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam-NAFTA trong thời gian gần đây. Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam-NAFTA trong thời gian tới. Để thực hiện nội dung trên tác giả đã sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh, tổng hợp và phân tích, dự báo, kết hợp với việc vận dụng lý luận và đảm bảo tính logíc khoa học để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu. Mặt khác khoá luận còn sử dụng các quan điểm, đường lối chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước để khái quát, hệ thống và khẳng định các nhận định, kết quả nghiên cứu. Tác giả xin chân thành cảm ơn các cô, bác ở Trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ thuộc Viện kinh tế thế giới, cùng anh chị ở Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã cung cấp tài liệu và hướng dẫn việc nghiên cứu khoá luận. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo Trường Đại học Ngoại thương những người đã dìu dắt và truyền đạt kiến thức cho tác giả trong những năm qua và đặc biệt là Thầy giáo Tô Trọng Nghiệp người đã hết lòng tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thành khoá luận này. Cuối cùng tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi.

docChia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và mối quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - NAFTA những năm gần đây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNoi dung khoa luan.doc
Tài liệu liên quan