Khóa luận Lập kế hoạch Marketing cho Trung tâm NIIT Angimex- An Giang

MỤC LỤC Tóm tắt Trang Mục lục Danh mục các bảng, biểu đồ, hình vẽ Danh mục các chữ viết tắt CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 1 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 1 1.2.2. Phạm vi nghiên cứu 2 1.3. Phương pháp và nội dung nghiên cứu 2 1.3.1. Phương pháp nghiên cứu 2 1.3.2. Nội dung nghiên cứu 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 3 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4 2.1. Các khái niệm và định nghĩa về marketing 4 2.1.1. Các khái niệm về marketing 4 2.1.2. Khái niệm về marketing dịch vụ 4 2.1.3. Các định nghĩa về marketing 5 2.1.4. Định nghĩa về quản trị marketing 5 2.2. Ý nghĩa của lập kế hoạch marketing 5 2.3. Quy trình lập kế hoạch marketing 6 2.3.1. Tóm lược nội dung 6 2.3.2. Tôn chỉ hoạt động 6 2.3.3. Phân tích môi trường marketing bên ngòai 6 2.3.4. Phân tích tình hình và môi trường marketing trong nội bộ 6 2.3.5. Phân tích SWOT 6 2.3.6. Mục tiêu marketing 9 2.3.7. Chiến lược marketing 9 2.3.8. Tổ chức và thực hiện 12 2.3.9. Đánh giá kết quả kế hoạch marketing 13 CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU VỀ TT NIIT ANGIMEX 14 3.1. Giới thiệu về NIIT Thế giới và NIIT Việt Nam 14 3.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Angimex 14 3.3. Quá trình hình thành và phát triển của TT NIIT Angimex 15 3.4. Cơ cấu tổ chức của TT NIIT Angimex 17 3.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TT NIIT Angimex 17 3.4.2. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban 18 3.5. Hoạt động marketing của TT NIIT Angimex vừa qua 19 CHƯƠNG 4. LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO TT NIIT ANGIMEX NĂM 2007 20 4.1. Tóm lược nội dung 20 4.2. Tôn chỉ hoạt động 20 4.3. Tình hình môi trường marketing bên ngoài 21 4.3.1. Tình hình thị trường chung/môi trường vĩ mô 22 4.3.2. Thị trường sản phẩm/dịch vụ 24 4.3.3. Tình hình cạnh tranh 24 4.4. Phân tích tình hình nội bộ/marketing nội bộ 26 4.4.1. Kết quả kinh doanh 27 4.4.2. Phân tích những vấn đề chiến lược 27 4.4.3. Mức độ hiệu quả của chiến lược marketing 30 4.4.4. Những yếu tố khác ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh 31 4.5. Phân tích SWOT 33 4.5.1. Phân tích các chiến lược 34 4.5.2. Lựa chọn chiến lược 34 4.6. Mục tiêu marketing 35 4.7. Chiến lược marketing 36 4.7.1. Chiến lược cạnh tranh 36 4.7.2. Định vị 36 4.7.3. Chiến lược marketing hỗn hợp 37 4.8. Tổ chức và thực hiện 44 4.8.1. Kế hoạch hoạt động 44 4.8.2. Ngân sách marketing 45 4.8.3. Tổ chức thực hiện 46 4.9. Đánh giá kết quả kế hoạch marketing 47 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 48 5.1. Kết luận 48 5.2. Kiến nghị 49 Phụ lục Tài liệu tham khảo MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển kinh tế toàn cầu, CNTT ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc tích hợp các nhu cầu toàn cầu hóa khác nhau đã dẫn đến sự nổi lên của nhiều công nghệ đa dạng. Do đó, đang có nhu cầu rất lớn về các chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể như công nghệ phát triển phần mềm, công nghệ mạng, cơ sở dữ liệu và bảo vệ hệ thống thông tin tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Hiện nay, ở Việt Nam, một trong các ngành đào tạo được quan tâm nhiều nhất là CNTT. Các bậc phụ huynh có con em theo học các trường trung học phổ thông bây giờ luôn có lựa chọn xem xét năng lực của chúng “có theo được ngành CNTT hay không”. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành CNTT thường có việc làm khá, hưởng thu nhập vào mức 200USD/tháng ngay khi mới đi làm ( ). Mặt khác, nhằm đáp ứng cho nhu cầu về nguồn nhân lực với trình độ kỹ thuật công nghệ phục vụ cho giai đoạn đang phát triển của đất nước. Lĩnh vực giáo dục đào tạo CNTT cần được truyền bá một cách rộng rãi để cung cấp kiến thức và kỹ năng công nghệ cho hàng triệu lao động trẻ Việt Nam ham học hỏi, năng động và nhạy bén với tình hình phát triển sôi động của đất nước. Đồng thời, quan tâm đến trình độ nhân sự không chỉ ở thành thị, ở các trường đại học lớn mà cần quan tâm đến các tỉnh, các nơi vùng sâu, để nâng cao trình độ từ thành thị đến nông thôn. Kiến thức và kỹ năng CNTT sẽ phát triển đồng bộ, nâng cao giá trị tinh thần, nâng cao kinh nghiệm học tập và trình độ nhận thức. Giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tăng phát triển kinh tế địa phương góp phần phát triển kinh tế đất nước. NIIT là một trong những tập đoàn CNTT lớn nhất tại Ấn Độ được thành lập vào năm 1981, tại Việt Nam NIIT đã có mặt từ năm 2001 và đến nay đã xây dựng hệ thống 25 trung tâm NIIT tại các tỉnh thành trên toàn quốc. Ở An Giang, TT NIIT Angimex được nhượng quyền đào tạo bởi Công ty Angimex. Đây là lĩnh vực giáo dục nhằm nâng cao trình độ nhân sự cho tỉnh An Giang và cũng thu hút nhân tài ở các tỉnh lân cận để phát huy kiến thức và kỹ năng CNTT. Tuy nhiên, qua các năm hoạt động, TT NIIT Angimex chưa được nhiều người biết đến về phương pháp đào tạo, về lợi ích được đào tạo từ trung tâm, lượng học viên chưa đáp ứng qui mô đào tạo của trung tâm. Cho nên, việc “Lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimex ” là rất cần thiết để đạt được các mục tiêu trên, đồng thời thu hút nhiều học viên, tăng doanh số và lợi nhuận cho trung tâm. 1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu nhằm tìm hiểu các nhân tố quyết định thành công cùng với các cơ hội thị trường để đưa ra các giải pháp khắc phục các điểm yếu của TT và các đe dọa bên ngoài. Từ đó, lập kế hoạch Marketing cho TT NIIT Angimex của công ty Angimex một cách hiệu quả, mang lại thu nhập và lợi nhuận ngày càng tăng cho TT. Bên cạnh đó, TT NIIT Angimex còn thương mại về việc thiết kế và lắp đặt hệ thống phần mềm nhằm tăng lợi nhuận. Nên kế hoạch marketing cũng với mục đích thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đặt hàng với TT

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Lập kế hoạch Marketing cho Trung tâm NIIT Angimex- An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạn. Đồng thời, học viên được đào tạo từ khóa ngắn hạn sẽ được tư vấn cho chương trình đào tạo dài hạn của TT. TT NIIT Angimex quản lý học viên thông qua diễn đàn NIIT Angimex nhằm tạo sân chơi, trao đổi và học tập kiến thức kinh nghiệm lẫn nhau, TT còn mở câu lạc bộ Anh Văn với mục đích cải thiện và nâng cao kiến thức ngoại ngữ, trao dồi thường xuyên ngoại ngữ để hỗ trợ cho việc học và là điều kiện để tham dự tuyển dụng việc làm khi tốt nghiệp. TT NIIT Angimex luôn quan tâm và cố vấn học tập cho học viên, đối với các học viên gần cuối khóa học 2 năm sẽ được tư vấn nghề nghiệp, củng cố và đào tạo các kỹ năng làm việc trong môi trường kinh tế thực tiễn. Hoạt động tài chính của TT thông qua nguồn lực tài chính của công ty Angimex. Hiện tại tất cả các hoạt động thu – chi, đầu tư, kinh doanh,… phải trình báo qua công ty Angimex. Tài chính của công ty Angimex sẽ đáp ứng tất cả các dự án kinh doanh, lĩnh vực đào tạo khả thi của TT. Vì vậy, TT NIIT Angimex không chủ động trong nguồn tài chính, tuy nhiên sẽ được công ty Angimex xét duyệt tài chính vì lợi ích của TT NIIT Angimex và của công ty Angimex. Với uy tín về công ty Xuất nhập khẩu lương thực An Giang – Angimex, mối quan hệ với cộng đồng được rất nhiều người biết đến. Công ty Angimex có quan hệ rất thân thiện và giúp ích rất nhiều trong công tác tạo điều kiện thực tập cho sinh viên, tài trợ học bổng cho sinh viên ở các trường Đại học, đặc biệt là trường Đại học An Giang. Quan hệ tốt với Ngân hàng, với các đối tác tại Thành phố Long Xuyên An Giang như Agifish, Afiex, siêu thị Coopmark,.. Ngoài ra, Công ty Angimex còn tạo mối quan hệ với cộng đồng xã hội thông qua các chương trình vì người nghèo, chương trình trẻ em hiếu học,.... Kết quả kinh doanh Biểu đồ 4.1: Doanh thu, tổng chi phí, lợi nhuận 3 năm của TT NIIT Angimex. (Đvt: đồng) (Nguồn: TT NIIT Angimex – năm 2007) Từ biểu đồ báo cáo về kết quả kinh doanh trong 3 năm 2004, 2005, 2006. Cho thấy, hoạt động của TT NIIT Angimex qua 3 năm liền đều bị lỗ, mặc dù doanh số có tăng, nhưng doanh số tăng ít hơn là tổng chi phí tăng. Nguyên nhân chính là do TT NIIT Angimex đã đầu tư chi phí cho phòng máy, cho phòng làm việc, cho quản lý, cho nhân sự, cho các hoạt động chiêu sinh,…, nhưng số lượng học viên không tăng, doanh thu từ học phí thấp, các hoạt động chiêu sinh chưa hiệu quả với nguồn kinh phí đầu tư,... Vì vậy, mà lợi nhuận qua các năm đều âm. Tuy nhiên, tổng chi phí của TT NIIT Angimex ngày càng tăng, hoạt động giảng dạy đào tạo không tận dụng để tăng học viên, tăng doanh số nhằm giảm được chi phí nhượng quyền cố định qua các năm, chi phí marketing để thu hút học viên,… Không thể sử dụng hiệu quả chi phí marketing, chi phí quản lý,….làm nguồn tổng chi phí cứ tăng mà lượng học viên không đủ doanh thu để bù đắp. Cho nên, kế hoạch marketing của TT NIIT Angimex cần phải được nghiên cứu mức độ khả thi và khả năng thực hiện được kế hoạch đề ra cho TT NIIT Angimex. Phân tích những vấn đề chiến lược Trong quá trình đào tạo từ lúc mới đi vào họat động tháng 07/2004 cho đến cuối tháng 12/2006 TT NIIT Angimex đã thu hút được 150 học viên theo học hai chương trình công nghệ mạng và công nghệ phần mềm (gọi chung là chương trình MMS). Mục tiêu đào tạo của TT NIIT Angimex là sẽ cung cấp cho học viên kiến thức và kỹ năng về CNTT trong hai lĩnh vực công nghệ phần mềm và công nghệ mạng. Trong chương trình chiêu sinh cho khóa học MMS bắt đầu vào tháng 07/2007, TT NIIT Angimex phải thu hút được 80 học viên. Chương trình chiêu sinh cho khóa học kỹ năng văn phòng sẽ chiêu sinh từ tháng 05/2007 đến tháng 12/2007 phải thu hút 180 học viên đăng ký học tại TT NIIT Angimex. Để tận dụng cơ sở vật chất và nguồn nhân lực hiện có của TT, TT NIIT Angimex sẽ tổ chức chương trình đào tạo các khóa ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu CNTT cho nguồn nhân lực dồi dào tại Thành phố Long Xuyên – An Giang, chương trình với mục đích nâng cao khả năng ứng dụng tinh thông văn phòng, sử dụng thành thạo máy tính, các kỹ năng văn phòng và giải quyết các khó khăn về máy tính trong công việc hàng ngày. Hai chương trình đào tạo là Office Pro và Office Pro Plus. Trong chiến lược phát triển lâu dài, TT NIIT Angimex sẽ tận dụng nguồn học viên của hai chương trình Office Pro và Office Pro Plus để tư vấn và giới thiệu vào đào tạo các lớp dạy nâng cao: công nghệ phần mềm và công nghệ mạng. Chương trình chiêu sinh cho lớp công nghệ phần mềm và công nghệ mạng sẽ được triển khai vào đầu tháng 07/2007, đây cũng là thời gian chiêu sinh lớn nhất trong năm của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học, các trường dạy nghề, các trung tâm đào tạo CNTT, các trường Đại học chuyên về CNTT. Do đó, tại Thành phố Long Xuyên – An Giang, TT NIIT Angimex sẽ cùng mở đợt chiêu sinh lớn này bằng các suất học bổng thu hút học viên, bằng phương pháp giảng dạy tiên tiến, cung cấp kiến thức về lợi ích của NIIT cho một nghề nghiệp tương lai của học viên để thu hút học viên. Tóm lại: Vấn đề chiến lược của TT NIIT Angimex có hai vấn đề trọng tâm trong năm 2007 là: Thứ nhất: TT NIIT Angimex sẽ triển khai chương trình đào tạo ngắn hạn Office Pro và Office Pro Plus. Thứ hai: TT NIIT Angimex lập kế hoạch cho chương trình chiêu sinh đào tạo dài hạn MMS trong năm 2007. Mức độ hiệu quả của chiến lược marketing Chương trình đào tạo MMS là chương trình đào tạo xuyên suốt trong hoạt động đào tạo CNTT của TT NIIT Angimex. Và cho đến cuối năm 2006, TT NIIT Angimex chưa có chương trình đào tạo nào khác. Chiến lược marketing cụ thể cho chương trình chiêu sinh khóa đào tạo MMS của TT NIIT Angimex trong năm 2006 thông qua các hoạt động marketing như: chiêu sinh khóa mới, các học bổng tài trợ cho học viên mới, học bổng chuyển kỳ cho học viên cũ,…của TT NIIT Angimex đã có phần tác động đến lượng học viên trong thời gian qua. Thống kê số liệu trong năm 2007, TT NIIT Angimex từ lúc đi vào hoạt động đến nay đã thu hút được 150 học viên với các lớp giảng dạy cụ thể qua bảng 4.2 Bảng 4.2: Tình hình học viên trong năm 2007 của TT NIIT Angimex. Stt Lớp đang học (Quarter) Số lượng học viên Thời gian kết thúc (dự kiến) Thời gian còn học Đối tượng Sinh viên CBCNV Khác 1 Quarter 07 (Net) 13 8/2007 3 tháng 1 4 8 2 Quarter 07 (Soft) 27 8/2007 4 tháng 3 11 12 3 Quarter 05 (Soft) 12 1/2008 9 tháng 3 9 4 Quarter 05 (Soft) 17 4/2008 12 tháng 1 16 5 Quarter 04 (Net) 12 6/2008 14 tháng 8 4 6 Quarter 02 52 31 tháng 9 3 40 7 Quarter 01 18 33 tháng 1 17 Tổng 26 18 106 (Nguồn: TT NIIT Angimex – năm 2007) Theo số liệu tính toán được từ các thông tin đầu vào của học viên trong các chiến lược marketing năm 2006 về định kỳ chiêu sinh lớn theo chương trình học bổng tháng 09, các đợt chiêu sinh không định kỳ đã thu thập được các thông tin từ lượng học viên của TT NIIT Angimex như trình độ học vấn của học viên, bằng phương tiện nào mà học viên nhận biết được thương hiệu của TT NIIT Angimex,…, Cụ thể qua biểu đồ 4.2 Biểu đồ 4.2: Biểu đồ phương tiện mà học viên biết về NIIT khi đăng ký học. (Nguồn: TT NIIT Angimex – năm 2007) Theo bảng số liệu mà TT NIIT Angimex cung cấp (Phụ lục 1), tính được tỷ lệ phần trăm phương tiện quảng cáo của NIIT mà học viên biết được thông tin về NIIT trước khi học viên đăng ký. Trong đó: Phương tiện quảng cáo về NIIT thông qua bích chương, biểu ngữ chiếm 21,2%; Học viên nhận được thư do NIIT gửi tới chiếm 30,5%; thông qua website mà học viên biết được chiếm 19%. Từ đó, cho thấy trong kế hoạch marketing của mình, TT NIIT Angimex sẽ áp dụng các phương tiện truyền thông chiếm tỉ lệ phần trăm lớn như trên để tăng tính hiệu quả về kế hoạch chiêu sinh cho chương trình MMS đào tạo dài hạn của TT. Tuy nhiên, trong kế hoạch marketing vào năm 2007 sẽ bổ sung thêm chương trình đào tạo ngắn hạn Office Pro và Office Pro Plus, TT NIIT Angimex sẽ sử dụng phổ biến các công cụ quảng cáo trên để thu hút các đối tượng trong đợt chiêu sinh vào cuối tháng 5/2007. Biểu đồ 4.3: Biểu đồ về trình độ của học viên trước khi vào học NIIT. (Nguồn: TT NIIT Angimex – năm 2007) Qua biểu đồ về trình độ học vấn của học viên trước khi vào học NIIT, số lượng học viên đăng ký đa số là trung học phổ thông, số lượng học viên về trình độ CNTT cũng chiếm tương đối (Phụ lục 2). Từ đó, cho thấy đối tượng truyền thông cho chương trình đào tạo của TT NIIT Angimex sẽ được mở rộng cho đối tượng học sinh trung học phổ thông và học viên có trình độ CNTT trong kế hoạch marketing năm 2007 cho chương trình đào tạo dài hạn MMS và chương trình đào tạo ngắn hạn Office Pro và Office Pro Plus. Những yếu tố khác ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh TT NIIT Angimex là một trong những TT đào tạo CNTT tại Việt Nam của Học viện CNTT Quốc tế NIIT Ấn Độ, với trách nhiệm đào tạo và cung ứng nhu cầu CNTT, TT NIIT Angimex luôn quan tâm và nâng cao chất lượng đào tạo với các ưu việt hiện nay như: Không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo CNTT. Trực thuộc Học viện đào tạo có uy tín trên thế giới ( Học viện NIIT Ấn Độ số 1 Châu Á). Bằng cấp tốt nghiệp có giá trị quốc tế. Giáo trình gốc, nhằm cải thiện và nâng cao trình độ ngoại ngữ cho học viên. Giảng viên cơ hữu trực thuộc TT, có khả năng sư phạm, được đào tạo chuyên nghiệp và tận tâm, cố vấn học tập, trực tiếp giải đáp các thắc mắc của học viên. Sử dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến LACC, đề cao thực nghiệm và ứng dụng, chú trọng mối tương tác giữa giảng viên & sinh viên nhằm phát huy tối đa khả năng của mỗi người học. Đảm bảo cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, đã có hơn 90% học viên tốt nghiệp đã có việc làm tại các công ty hàng đầu Việt Nam như: ACB, FPT, Sacombank, Global Cybersoft, Samsung, HPT, Bao Viet,.… Liên thông với nhiều trường Đại học Quốc tế: RMIT, Canberra, South Australia,.. Phân tích SWOT Bảng 4.3: Bảng phân tích SWOT của TT NIIT Angimex. SWOT CƠ HỘI (O) O1: Nhu cầu học tập, làm việc về trình độ CNTT hiện rất cao và phát triển lâu dài. O2: Công nghệ phát triển và nhiều thay đổi nâng cao. O3: Uy tín, thương hiệu về NIIT Ấn Độ. O4: Mức sống người dân càng cao, đầu tư học tập càng tăng. O5: Cơ hội làm việc lương cao trong lĩnh vực CNTT. O6: Chính sách đào tạo CNTT của tỉnh An Giang ĐE DỌA (T) T1: Cạnh tranh cùng ngành đào tạo CNTT. T2: Cạnh tranh tiềm ẩn bởi các nhà đào tạo CNTT trong tương lai. T3: Học phí cao, khó khăn trong tư vấn chiêu sinh. ĐIỂM MẠNH (S) S1: Uy tín của Học viện NIIT Ấn Độ trên thế giới và ở Việt Nam. S2: Phương pháp giảng dạy tiên tiến. S3: Giảng viên cơ hữu. S4: Hỗ trợ việc làm cho học viên. S5: Uy tín về Công ty Angimex. S6: Cán bộ của TT tích cực, nhiệt huyết. CÁC CHIẾN LƯỢC S–O S1,S2,S3,S4,S5,S6+O1,O2,O3,O4: Tăng thị phần, mở rộng dịch vụ đào tạo => Chiến lược thâm nhập thị trường. S1,S2,S3,S4,S5,S6+O4,O5,O6: Giảm cạnh tranh bằng cách thu hút khách hàng của đối thủ => Chiến lược kết hợp hàng ngang. CÁC CHIẾN LƯỢC S–T S1,S2,S3,S4,S5,S6+T1,T2: Tận dụng lợi thế để cạnh tranh với đối thủ => Chiến lược phát triển thị trường. S1,S3,S5,S6+T1,T2,T3: Phát triển sản phẩm để khai thác các chổ nghách, vượt qua đối thủ. => Chiến lược phát triển sản phẩm. ĐIỂM YẾU (W) W1: Chưa phát huy được công tác marketing. W2: Hạch toán tài chính chủ yếu là cân đối thu - chi. W3 : Nhận biết về NIIT chưa nhiều. CÁC CHIẾN LƯỢC W – O W1,W2,W3+O1,O2,O3: Tăng hoạt động thu hút học viên. => Chiến lược kết hợp ngược về phía sau. W1,W2,W3+O4,O5,O6: Tận dụng cơ hội để hoạt động ở thị trường mới. => Chiến lược thâm nhập thị trường. CÁC CHIẾN LƯỢC W–T W1,W2,W3+T1,T2,T3: Kết hợp và được sự hỗ trợ ở cấp cao hơn để giảm áp lực cạnh tranh. => Chiến lược kết hợp ngược về phía sau. Phân tích các chiến lược Nhóm chiến lược S – O Chiến lược thâm nhập thị trường: Tận dụng các thế mạnh như: Uy tín về Học viện NIIT Ấn Độ, về công ty Angimex, về giảng viên, nhân viên của TT, … TT NIIT Angimex kết hợp với các cơ hội bên ngoài như nhu cầu về học tập CNTT cao, khả năng đầu tư chi phí học tập ngày càng tăng, chính sách đầu tư đào tạo CNTT của tỉnh An Giang,.. Vì vậy, TT NIIT Angimex sẽ tận dụng các sản phẩm/dịch vụ hiện tại, công nghệ giảng dạy tiên tiến đã đầu tư để thâm nhập thị trường đào tạo CNTT tại Thành phố Long Xuyên – An Giang . Chiến lược kết hợp hàng ngang: TT NIIT Angimex sẽ tận dụng uy tín, thương hiệu và chất lượng đào tạo CNTT cấp quốc tế và các dịch vụ hỗ trợ việc làm cho học viên để thu hút khách hàng cùng ngành đào tạo CNTT. Nhóm chiến lược S – T Chiến lược phát triển thị trường: Với các điểm mạnh của TT NIIT Angimex, tìm thị trường mới cho các chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn sẽ làm tăng doanh thu cho TT NIIT Angimex, đồng thời phát huy được lợi thế cạnh tranh khi đối đầu với đối thủ. Chiến lược phát triển sản phẩm: Đa dạng hóa sản phẩm/dịch vụ bằng các chương trình đào tạo mở rộng cho nhiều đối tượng sẽ thu hút được nhiều học viên ở mọi lứa tuổi, trình độ, giới tính, thu nhập,.. Từ đó sẽ đáp ứng được sự thỏa mãn cho khách hàng, tăng lợi thế cạnh tranh cho TT NIIT Angimex. Nhóm chiến lược W – O Chiến lược kết hợp ngược về phía sau: Để khai thác hiệu quả các cơ hội trên thị trường, đồng thời khắc phục các điểm yếu của TT NIIT Angimex. Cần phải có sự kết hợp ngược về phía sau, để có được sự hỗ trợ về ngân sách tài chính, các đầu tư công nghệ và các giải pháp tăng uy tín, thương hiệu cho TT NIIT Angimex. Phía sau của TT NIIT Angimex là Học viện NIIT Ấn Độ mà đại diện là Đại học Hoa Sen, công ty Angimex. Chiến lược thâm nhập thị trường: Củng cố lại các hoạt động của TT, đầu tư vào marketing, bán hàng, tăng uy tín của TT, nhằm tận dụng các cơ hội của thị trường để thâm nhập, tăng lượng học viên, tăng nhận biết về NIIT Angimex, tăng doanh thu,.. Nhóm chiến lược W - T Chiến lược kết hợp ngược về phía sau: Do tính chất nhượng quyền của TT NIIT Angimex, nên kết hợp ngược về phía sau sẽ giảm áp lực cạnh tranh, tăng uy tín về chất lượng đào tạo của NIIT thông qua các chương trình marketing chung. Với thương hiệu về NIIT Ấn Độ đào tạo CNTT bằng cấp quốc tế, phương pháp giảng dạy hiện đại, môi trường học tập tốt, hỗ trợ việc làm cho học viên tốt nghiệp,… Lựa chọn chiến lược Vấn đề: Tại Thành phố Long Xuyên – An Giang đang là nơi thu hút nhiều nhà đào tạo CNTT đầu tư vào đây, hiện tại Aptech với lợi thế về qui mô, chỉ trong một thời gian ngắn đã thu hút được nhiều học viên. Tháng 07/2006 Aptech mới có mặt ở Thành phố Long Xuyên – An Giang, đến tháng 04/2007 đã có khoảng 140 học viên. Điều này chứng tỏ thị trường tiềm năng về CNTT là rất lớn. Tuy nhiên, với nhiều tầng lớp, trình độ học vấn, thu nhập gia đình, nghề nghiệp hiện tại khác nhau, mà nhu cầu về đào tạo trình độ CNTT cũng đa dạng. Nhận thấy, chất lượng đào tạo CNTT cần được chứng nhận theo các khả năng thỏa mãn yêu cầu khác nhau. Do sự cạnh tranh hiện tại và tiềm năng về đào tạo CNTT cũng ngày càng tăng cao, dịch vụ đào tạo cũng ngày càng đa dạng để đáp ứng nhu cầu của một lượng lớn lao động trẻ tại An Giang. Vì thế, kiến thức kỹ năng về CNTT đang là một trong những tiêu chuẩn đào tạo quan trọng, các doanh nghiệp tại An Giang đều sử dụng CNTT, tùy theo mức độ cao thấp khác nhau mà doanh nghiệp sẽ đầu tư đào tạo nhân viên CNTT cho phù hợp với mục tiêu lợi ích của doanh nghiệp. Cơ hội: Nhiều doanh nghiệp đều gặp phải và đối phó với các vấn đề CNTT, vì CNTT giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp về các hoạt động bán hàng, tăng uy tín của doanh nghiệp, mở rộng qui mô, thương hiệu, tăng hiệu quả quản lý trong doanh nghiệp,…Vì vậy, cơ hội cho TT NIIT Angimex sẽ đào tạo theo nhiều cấp độ đa dạng đáp ứng sự thỏa mãn cho khách hàng về chất lượng giảng dạy, về nghề nghiệp vững vàng và một tương lai vững chắc. Lựa chọn chiến lược dựa vào vòng đời sản phẩm TT NIIT Angimex đã vào thị trường Long Xuyên – An Giang gần 3 năm, tuy nhiên sự nhận biết về NIIT trên địa bàn Thành phố Long Xuyên vẫn còn rất ít, TT NIIT Angimex chỉ còn đang là giai đoạn giới thiệu đến khách hàng về chương trình đào tạo ngắn hạn. Theo lý thuyết vòng đời sản phẩm, TT NIIT Angimex sẽ sử dụng chiến lược phát triển thị trường để tăng hiệu quả cho đợt chiêu sinh đào tạo chương trình ngắn hạn: Office Pro và Office Pro Plus. Chương trình đào tạo dài hạn: công nghệ mạng và công nghệ phần mềm đây là chương trình đào tạo cốt lõi của TT, với chương trình đào tạo này trong 2,5 năm đã thu hút được 150 học viên. Dựa trên cơ sở lý thuyết lựa chọn chiến lược căn cứ vào vòng đời sản phẩm. TT NIIT Angimex sẽ triển khai chiến lược thâm nhập thị trường nhằm thu hút ngày càng tăng lượng học viên, đồng thời tăng uy tín về chất lượng đào tạo CNTT của TT NIIT Angimex. Các chiến lược kết hợp hàng ngang, kết hợp xuôi về phía sau cũng rất quan trọng, mục tiêu của các chiến lược này, nhằm hạn chế được sự cạnh tranh từ các trung tâm đào tạo cùng ngành CNTT, các chiến lược trên cũng đã được TT NIIT Angimex thực hiện trong thời gian qua. Mặt khác, để tăng uy tín và thương hiệu về NIIT, đồng thời đạt được các mục tiêu ở trên, TT NIIT Angimex sẽ thực hiện hai chiến lược đã chọn. Thứ nhất: Chiến lược phát triển thị trường cho chương trình đào tạo ngắn hạn Office Pro và Office Pro Plus. Thứ hai: Chiến lược thâm nhập thị trường cho chương trình đào tạo dài hạn công nghệ mạng và công nghệ phần mềm Mục tiêu marketing Mục tiêu marketing của TT NIIT Angimex là sẽ thu hút học viên đến học các chương trình đào tạo căn bản và nâng cao. Tăng uy tín về chất lượng đào tạo giảng dạy của TT, tăng doanh thu và lợi nhuận cho TT. Trong chương trình đào tạo ngắn hạn năm 2007, cụ thể là từ tháng 05/2007 đến tháng 12/2007 sẽ thu hút khoảng 180 học viên tham dự học hai lớp Office Pro và Office Pro Plus. Mục tiêu marketing vào đợt chiêu sinh tháng 07/2007 kéo dài đến cuối năm 2007 với chương trình đào tạo dài hạn: công nghệ phần mềm và công nghệ mạng, thu hút khoảng 80 học viên. Mục tiêu kinh doanh đến cuối năm 2007: Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 20 - 25% Lợi nhuận : 75 triệu VND Mức độ nhận biết thương hiệu NIIT: 30% Chiến lược marketing Chiến lược cạnh tranh TT NIIT Angimex sử dụng chiến lược cạnh tranh nhờ vào sự khác biệt về sản phẩm/dịch vụ về các phương pháp giảng dạy, về uy tín thương hiệu của TT, tăng chất lượng đào tạo đáp ứng các thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhằm tăng lợi thế cạnh tranh với các trung tâm đào tạo cùng ngành. TT NIIT Angimex sẽ mở lớp đào tạo ngắn hạn để thu hút nguồn nhân lực tại Thành phố Long xuyên – An Giang nhằm đáp ứng nhu cầu ứng dụng tinh thông máy tính, các kỹ năng văn phòng. Chứng nhận kết thúc khóa học của chương trình ngắn hạn sẽ thi và được cấp chứng nhận NIIT Ấn Độ, có giá trị quốc tế. Nếu học viên có yêu cầu về chứng chỉ A hoặc B quốc gia sẽ được TT NIIT Angimex liên kết với các trường Đại học hoặc Sở giáo dục đào tạo An Giang để tổ chức thi cấp bằng. Ngoài ra, với nguồn học viên của chương trình ngắn hạn sẽ được tư vấn về chương trình dài hạn, để có thể tiếp tục trở thành nguồn học viên của chương trình dài hạn công nghệ phần mềm và công nghệ mạng (chương trình đào tạo MMS). Định vị Học viện Đào tạo CNTT hàng đầu thế giới – NIIT Ấn Độ đã đạt được những thành tựu nổi bật, được các tổ chức, công ty hàng đầu trong ngành công nhận: Được xếp hạng “Học viện Đào tạo CNTT số 1 tại Ấn Độ” (Computers Today 07/2001) Học viện Châu Á duy nhất 2 năm liên tiếp được đưa vào bảng xếp hạng “20 học viên đào tạo Công nghệ thông tin hàng đầu thế giới” (IDC, 2001 -2002) Là học viện đầu tiên trên thế giới đạt được 2 chứng nhận SEI CMM mức 5 (cao nhất) về phát triển nội dung và phát triển phần mềm. Được các nhà tuyển dụng bình chọn là “First Choice of Recruiters” (sự lựa chọn đầu tiên của nhà tuyển dụng) (DataQuest 15/05/02) NetVarsityTM , website đào tạo trực tuyến của NIIT được bình chọn là “Best e-Learning Portal” (Cảng đào tạo trực tuyến tốt nhất) tại Digital Web Awards 2001 – 2002 Là đối tác đào tạo tốt nhất của Microsoft trong 5 năm liền “Best Training Parner” (2000 – 2004). NIIT được các học viên cảm nhận về chất lượng đào tạo CNTT sau khi đã tốt nghiệp, đi làm việc thực tế trong nền kinh tế thực tiễn như sau: “Điều tôi hài lòng nhất về NIIT là chương trình học luôn được cập nhật, đáp ứng đòi hỏi khắt khe của ngành CNTT hiện nay. Giờ đây tôi đã có một việc làm tốt ở một công ty phần mềm hàng đầu Việt Nam. Đó cũng chính là nhờ sự hỗ trợ của NIIT. Những kinh nghiệm, kiến thức mà tôi đã học được ở NIIT đã giúp tôi luôn tự tin trước công việc của mình” (() Tiếng nói sinh viên. Đọc từ: , đọc ngày 15/04/2007 ). (Trần Duy Cương, cựu sinh viên NIIT khóa 2001 – 2004, Lập trình viên Công ty Paragon Solutions Vietnam.) Không chỉ vậy, đối với các nhà lãnh đạo, các nhà kinh tế cũng có các nhận định về NIIT trong việc đào tạo nguồn nhân lực với trình độ CNTT đáp ứng được công việc cụ thể trong môi trường làm việc ngày càng có áp lực và ngày càng đổi mới như sau: “Trình độ chuyên môn kỹ thuật của sinh viên NIIT đáp ứng tốt nhu cầu của công ty, tiếp thu rất nhanh kỹ thuật mới. Họ thể hiện sự sáng tạo trong công việc và khả năng nghiên cứu, thích nghi nhanh với môi trường doanh nghiệp. Trình độ tiếng Anh đáp ứng được nhu cầu giao tiếp thông dụng. Tác phong chững chạc, tự tin là điểm mạnh của sinh viên NIIT” (() Tiếng nói nhà tuyển dụng. Đọc từ: , . đọc ngày 15/04/2007. ). (Ông Nguyễn Văn Đăng, Trưởng phòng Dự án, Công ty Paragon Solutions Vietnam). Qua các thông tin trên, cho thấy rằng NIIT được định vị cụ thể như sau: Đối tượng đào tạo: Đa dạng ở nhiều lứa tuổi từ học cấp 2 (THCS) trở lên. Phù hợp với nhiều ngành nghề. Phương pháp đào tạo: Sử dụng phương pháp LACC, phương pháp truyền đạt cho học viên mới bắt đầu biết về tin học cho đến các chuyên gia muốn nâng cao kỹ năng trong ngành CNTT. Giảng viên cơ hữu, có khả năng sư phạm, được đào tạo chuyên nghiệp và tận tâm với công việc. Hỗ trợ việc làm cho học viên tốt nghiệp, hơn 90% có việc làm sau khi tốt nghiệp từ NIIT. Định vị CNTT thông qua à Lợi ích cốt lõi: đào tạo kiến thức, kỹ năng trình độ CNTT cho lực lượng lao động trẻ ham học hỏi, năng động tại An Giang. à Lợi thế cạnh tranh: Chất lượng đào tạo CNTT với các chương trình đào tạo đa dạng sẽ đáp ứng tốt nhu cầu học tập của học viên, các thành tựu mà NIIT đạt được sẽ làm tăng vị thế cạnh tranh cho TT NIIT Angimex. Chiến lược marketing hỗn hợp Tăng cường vào chất lượng đào tạo, giảng dạy, tăng uy tín về TT NIIT Angimex, chiêu sinh các lớp ngắn và dài hạn nhằm đào tạo nâng cao trình độ hiểu biết và kỹ năng nâng cao trong ngành CNTT. Trong đó, chương trình đào tạo ngắn hạn là một chương trình đào tạo mới, được bổ sung trong kế hoạch hoạt động giảng dạy của TT NIIT Angimex vào năm 2007. Chương trình vừa thu hút lượng học viên ở nhiều đối tượng, vừa tận dụng được cơ sở vật chất đào tạo của TT NIIT Angimex còn trống để mở các lớp ngắn hạn. Đồng thời, lượng học viên của chương trình này sẽ được tư vấn là nguồn vào cho chương trình đào tạo dài hạn MMS xuyên suốt của TT NIIT Angimex. Chiến lược sản phẩm: Sản phẩm/dịch vụ của TT NIIT Angimex thông qua hai chương trình đào tạo: Chương trình ngắn hạn và chương trình dài hạn: Chương trình đào tạo ngắn hạn: Đào tạo ngắn hạn các lớp Office Pro và Office Pro Plus với mục tiêu đào tạo nâng cao hiểu biết về CNTT từ việc sử dụng thành thạo máy tính, từ các kỹ năng văn phòng căn bản đến nâng cao. Khả năng giải quyết các vấn đề gặp phải hàng ngày trong công việc, học tập, nghiên cứu và phát triển. Chương trình Office Pro giảng dạy cho học viên các kiến thức về hệ điều hành và Windows, sử dụng tinh thông phần mềm Microsoft Office (Word, Excel, PowerPoint), Email và Internet. Chương trình Office Pro Plus đào tạo các kỹ năng về hệ thống quản lý qua phần mềm Microsoft Access, kiến thức căn bản và nâng cao về Frontpage. Chương trình học sẽ giúp ích cho học viên Nắm vững các kiến thức cơ bản về máy tính và hệ điều hành Windows. Sử dụng thành thạo bộ Microsoft Office (Word, Excel, Powerpoint), Microsoft Access, Frontpage căn bản và nâng cao, khai thác hiệu quả Microsoft Outlook, Email và internet. Giải quyết hiệu quả, nhanh chóng những tình huống thường ngày hay gặp phải trong công việc, trong nghiên cứu, học tập hay trong quá trình sử dụng máy vi tính. Kết thúc khóa học, học viên sẽ được Nhận chứng chỉ tốt nghiệp của Học viện CNTT NIIT Ấn Độ cấp, có giá trị quốc tế. Học viên có yêu cầu chứng chỉ A hoặc B sẽ được liên thông với các trường đại học để tổ chức thi nhận chứng chỉ quốc gia. Đối tượng học - Học sinh cấp 2, cấp 3 - Sinh viên - Cán bộ công nhân viên đang làm việc tại các công ty trong và ngòai nước. Chương trình dạy và học Office Pro Số môn học: OS, Word, Excel, PP, Internet & Email Thời gian học trên lớp: 40h (khoảng 2 tháng) Học phí: 590.000 VND/khóa Office Pro Plus Số môn học: Access, Frontpage can ban & nang cao Thời gian học trên lớp: 56h (khoảng 3 tháng) Học phí: 790.000 VND/khóa Giáo trình sẽ cấp miễn phí cho học viên trị giá 170.000VND/Khóa. Phương pháp dạy và học Học theo giáo trình chuẩn của Học viện NIIT Ấn Độ được Việt hóa Học trực tiếp trên máy, mỗi học viên một máy có nối mạng Internet, phòng máy hiện đại. Áp dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến LACC, học viên ở mỗi lứa tuổi dễ tiếp thu bài. Thực hành ngay khi học, bài tập là các tình huống thực tế thường gặp trong công việc hằng ngày & khi sử dụng máy tính. Chương trình đào tạo dài hạn: Chương trình nâng cao đào tạo các kiến thức về CNTT chuyên gia ở hai lĩnh vực công nghệ phần mềm và công nghệ mạng. Công nghệ phần mềm (() Công nghệ phần mềm. Đọc từ: , đọc ngày 20/04/2007. ) (Software Engineering): sẽ đáp ứng về kiến thức phần mềm, sử dụng một cách tiếp cận các hệ thống, có kỹ luật và định lượng được cho việc phát triển, hoạt động và bảo trì phần mềm. Có thể chia ra hai loại sản phẩm phần mềm: Sản phẩm tổng quát: Đây là các phần mềm đứng riêng, được sản xuất bởi một tố chất phát triển và bán vào thị trường cho bất kỳ khách hàng nào có khả năng tiêu thụ. Sản phẩm chuyên ngành: Là phần mềm được hỗ trợ tài chính bởi khách hàng trong chuyên ngành. Phần mềm được phát triển một cách đặc biệt cho khách hàng qua các hợp đồng. Bắt đầu vào thập niên 1980, phần mềm ứng dụng được bán trong hộp ở tiệm. Xét về thuộc tính sản phẩm phần mềm, là các đặc tính xuất hiện từ sản phẩm một khi nó được cài đặt và đưa ra dùng. Các thuộc tính này không bao gồm các dịch vụ được cung cấp kèm theo sản phẩm đó. Khả năng bảo trì: Nó có khả năng thực hành những tiến triển để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Khả năng tin cậy: Bao gồm một loạt các đặc tính như là độ tin cậy, an tòan và bảo mật. Phần mềm tin cậy không thể tạo ra các thiệt hại vật chất hay kinh tế trong trường hợp hư hỏng. Độ hữu hiệu: Phần mềm không thể phí phạm các nguồn tài nguyên như là bộ nhớ và các chu kỳ vi xữ lý. Khả năng sử dụng: Phần mềm nên có một giao diện tương đối dễ cho người dùng và có đầy đủ các hồ sơ phần mềm. Công nghệ mạng (Network Engineering): Chương trình nhằm cung cấp cho học viên kiến thức và kỹ năng toàn diện về hệ thống mạng, kiến thức kỹ năng căn bản và quan trọng về công nghệ mạng máy tính, đồng thời với các kỹ năng về quản trị máy chủ cơ bản. Hệ thống chương trình của TT NIIT Angimex đào tạo học viên NIIT. Foundation Program 9 tháng 24 tháng DNIIT NET SOFT PNIIT 36 tháng GNIIT 48 tháng Liên thông QUARTER ISAS PROJECT 1 PROJECT 2 QUARTER TEST Hình 4.2: Hệ thống chương trình đào tạo MMS. Chương trình đào tạo MMS cho học viên NIIT theo hệ thống trên, trong 9 tháng đầu, học viên của NET hoặc học viên của SOFT đều được giảng dạy chương trình chung và căn bản về CNTT, kết thúc 9 tháng học, học viên sẽ vào chuyên ngành. Học viên NET sẽ được đào tạo về lĩnh vực công nghệ mạng, học viên SOFT sẽ được đào tạo về công nghệ phần mềm, kết thúc 24 tháng học từ lúc bắt đầu đăng ký học, học viên sẽ được tổ chức thi và học viên nào có kết quả đạt yêu cầu sẽ được cấp bằng DNIIT. Sau đó, nếu học viên nào có nhu cầu học Đại học, sẽ được NIIT liên thông đào tạo lên đại học tại nước ngòai hoặc ở Việt Nam. Trong chương trình đào tạo NIIT ở Việt Nam chỉ giới hạn trong khoảng thời gian 36 tháng. Tuy nhiên, nếu học viên có nhu cầu học cao hơn nữa sẽ được đào tạo ở nước ngoài để lấy bằng GNIIT. Mỗi một Quarter, học viên phải hoàn thành 4 phần: ISAS: Ứng dụng - các kỹ năng tìm kiếm và phân tích thông tin Project 1: Làm dự án lần 1 Project 2: Làm dự án lần 2 Quarter test: Kiếm tra cuối chương trình của quarter Phương pháp để đào tạo khóa học MMS là phương pháp hiện đại LACC. Đây là phương pháp giảng dạy có hiệu quả với mỗi người, từ những người mới làm quen với CNTT, đến những người đã thành thạo trong lĩnh vực này và những người muốn cập nhật các kỹ năng trong ngành. Phương pháp LACC được thiết kế giảng dạy, trước hết dành cho học sinh PTTH muốn tìm kiếm nghề nghiệp trong ngành CNTT. Điểm độc đáo của phương pháp LACC là ở sự thấu hiểu mỗi con người là duy nhất và họ học theo cách của riêng mình. Phương pháp được truyền đạt thông qua 4 thành phần sau đây: 1. Xây dựng: Phần này giới thiệu với học viên các khái niệm mới nhằm tạo nền tảng kiến thức cho họ. Giảng viên mang lại cho học viên các kinh nghiệm cụ thể thông qua giải thích và minh họa. Các buổi học này cung cấp nền tảng cần thiết để các học viên có đủ khả năng tiếp tục các bước học tiếp theo. 2. Cộng tác: Phần này giúp học viên trải nghiệm và quen thuộc với ngữ cảnh chủ đề học thông qua học tập cộng tác. Học viên được cung cấp rất nhiều công cụ để lựa chọn như nghiên Hình 4.1: Mô hình giảng dạy LACC cứu tình huống, mô tả vấn đề, bối cảnh và giải pháp tốt nhất để hiểu các khái niệm đã được học trong các buổi trước đó và áp dụng kiến thức vào ngữ cảnh rộng hơn. 3. Thực nghiệm: Ở giai đoạn này, học viên tham gia thực nghiệm tích cực, Học viên thực nghiệm với kiến thức của mình về các khái niệm và quan sát để đưa ra một kết luận hợp lý dẫn đến hiệu quả của việc học và kinh nghiệm tốt hơn. 4. Ứng dụng: Bước này tạo môi trường để học viên phát triển sự rõ ràng về các khái niệm. Ở bước này học viên học, tham khảo, so sánh, suy nghĩ và áp dụng kiến thức hiện có để tạo ra giải pháp cho các tình huống thật. Các công cụ được sử dụng để tạo cách học như trên là dự án, kỹ năng tìm kiếm và phân tích thông tin, đọc thêm tài liệu. (() Giới thiệu tổng quan về khoá học MMS. Đọc từ: , đọc ngày 20/04/2007. ) Với vị thế về Học viện đào tạo CNTT – NIIT Ấn Độ trong giai đoạn mới giới thiệu ở địa bàn An Giang, cùng với uy tín và thương hiệu của công ty Angimex, chiến lược phát triển đào tạo CNTT trong ngắn và dài hạn đáp ứng các nhu cầu phổ biến cho đa dạng nguồn nhân lực của tỉnh An Giang là hấp dẫn và tăng cường đào tạo CNTT là chiến lược phát triển nguồn lực CNTT quan trọng của tỉnh. Chiến lược giá TT NIIT Angimex thực hiện chiến lược giá hiện hành theo chương trình đào tạo CNTT tại Việt Nam, học phí cho học viên được đào tạo CNTT tại Việt Nam là thấp hơn so với các nước trên thế giới. Ông Pawar nói, “Với chi phí đào tạo về CNTT thấp hơn nhiều nước và đội ngũ lao động trẻ ham học hỏi, năng động, Việt Nam có thể đáp ứng được 3 - 5 triệu lao động kỹ thuật trong thời gian tới cho những quốc gia phát triển” (() Ngày 05/01/2007. Mai Phương. Học viện CNTT NIIT sẽ mở rộng các trung tâm đào tạo tại Việt Nam. Đọc từ: , đọc ngày 10/04/2007. ). Tại NIIT Angimex học phí được thanh toán theo quí. Cụ thể theo từng quí mà học phí khác nhau được thể hiện ở bảng 4.4: Bảng 4.4: Bảng học phí theo các Quarter chương trình đào tạo MMS trong 3 năm. Học bổng 0% 10% 20% Quí Học phí Tháng Học phí Tháng Học phí Tháng 1 2 3 1 2 3 1 2 3 01 $180 80 50 50 $162 72 45 45 $144 64 40 40 02 $180 80 50 50 $162 72 45 45 $144 64 40 40 03 $200 86 57 57 $180 78 51 51 $160 68 46 46 …. …. …. …. …. …. …. …. …. …. …. …. …. 12 $200 86 57 57 $180 78 51 51 $160 68 46 46 (Nguồn: TT NIIT Angimex - năm 2007) Trong chương trình ngắn hạn, đào tạo Office Pro & Office Pro Plus, TT NIIT Angimex cũng định giá học phí theo hiện hành cấp bằng giá trị quốc tế, định vị về chất lượng đào tạo CNTT quốc tế. Bảng 4.5: Bảng học phí cho chương trình Office Pro & Office Pro Plus. Stt Chương trình Học phí (đồng/khóa) 1 Office Pro 590.000 2 Office Pro Plus 790.000 (Nguồn: TT NIIT Angimex – năm 2007) Theo 120 mẫu phỏng vấn học sinh cấp 3, có hơn 60% cho rằng học phí đối với các chương trình đào tạo của TT NIIT Angimex là cao (Nguồn: SV Nguyễn Hồng Thảo_Lớp Dh4kn2_ ĐHAG phỏng vấn mẫu cho nghiên cứu đề tài: Mức độ nhận biết về TT NIIT Angimex của học sinh phổ thông trên địa bàn Thành phố Long Xuyên – An Giang). Tuy nhiên, TT NIIT Angimex vẫn giữ mức học phí này, do TT NIIT Angimex được nhượng quyền đào tạo của NIIT Ấn Độ. Vì vậy, mức học phí đưa ra để đào tạo các chương trình cũng là một cách định vị về giá trị quốc tế của bằng cấp NIIT. Giá trị về chất lượng đào tạo CNTT của TT NIIT Angimex phải xứng giá với mức học phí mà học viên phải chi trả, theo câu nói dân gian: “Tiền nào của nấy”. Chiến lược phân phối TT NIIT Angimex được nhượng quyền đào tạo từ NIIT Ấn Độ liên kết với Đại học Hoa Sen. Vì vậy, TT NIIT Angimex trực tiếp chiêu sinh học viên, trực tiếp tư vấn và trực tiếp đào tạo giảng dạy bởi các giảng viên cơ hữu của TT. Các hoạt động chiêu sinh theo chương trình học bổng lớn hàng năm vào tháng 07, tháng 08 và tháng 09 sẽ được sự hỗ trợ từ NIIT Ấn Độ. Còn các kế hoạch marketing định kỳ do TT tự tổ chức nhằm thu hút học viên, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho TT NIIT Angimex. Chiến lược truyền thông Đối tượng truyền thông: đa dạng ở mỗi lứa tuổi ngành nghề, giới tính. Thông điệp truyền thông: NIIT đào tạo một nghề nghiệp vững chắc, một tương lai rõ ràng. Lựa chọn NIIT là cơ hội để dành lấy một “nghề nghiệp trọn đời” trong lĩnh vực CNTT và đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển của đất nước. Công cụ truyền thông: Đăng báo An Giang Treo banner Dán poster Gửi thư đến các doanh nghiệp tại Thành phố Long Xuyên Phát leaflet Thông tin trên website E-mail đến các doanh nghiệp Tổ chức thực hiện truyền thông cho chương trình Office Pro và Office Pro Plus: 1. Đăng báo An Giang: Do chương trình marketing của TT NIIT Angimex chỉ triển khai trên địa bàn Thành phố Long Xuyên – tỉnh An Giang. Vì vậy, TT chỉ chọn báo An Giang để đăng thông báo chiêu sinh. Tiến hành đăng báo liên tiếp 6 kỳ, khung đăng có kích cỡ là: 6cm x 9cm, giá đăng báo 375.000đ/kỳ. 2. Treo banner: Tiến hành treo 20 banner ở các địa điểm như: tại TT NIIT Angimex, tại Công ty Angimex, cầu Hoàng Diệu, cầu Lê Tân, hồ Nguyễn Du, Tượng đài Bông lúa , cầu Quay, trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật, trường Nguyễn Trải, Ngã 3 trường Đại học An Giang, cầu Bà Bầu, cầu Ông Mạnh, cầu Tôn Đức Thắng, cầu Cái Sơn, công viên Mỹ Thới. 3. Dán Poster: Dán 20 Poster ở các con đường chính tại trung tâm Thành phố Long Xuyên như: đường Trần Hưng Đạo, đường Nguyễn Trải, đường Hà Hoàng Hổ, đường Lý Tự Trọng 4. Gửi thư: Gửi 1.000 thư cho tất cả các doanh nghiệp trên Tỉnh An Giang thuộc Thành phố Long Xuyên và các Huyện lân cận như: Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn, Chợ Mới 5. Phát leaflet: Phát Leaflet được chia ra 2 lần, cuối tháng 5/2007 phát 2.000 leaflet ở các địa điểm trường học như: Trường Thoại Ngọc Hầu, trường Đại học An Giang, trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật. Phát 500 leaflet bằng phương pháp gửi kèm theo các tờ báo ở các điểm bán báo trên địa bàn Thành phố Long Xuyên – An Giang. Lần sau vào khoảng tháng 10 cũng tiến hành như trên. 6. Thông tin trên website: Chèn thông tin chiêu sinh trên Website của Công ty Angimex và của TT NIIT Angimex. 7. E-mail: Gửi E-mail đến các doanh nghiệp, đến các cơ quan nhà nước. Các khỏan như: Đăng báo, gửi thư sẽ do nhân viên phụ trách marketing trực tiếp liên hệ. Banner, poster, leaflet do nhân viên marketing liên hệ với Đại học Hoa Sen để có mẫu nhất định. E-mail và thông tin trên website sẽ bàn giao nội dung cho tổ kỹ thuật tiến hành. Tổ chức thực hiện truyền thông cho chương trình MMS: 1. Đăng báo An Giang: Tiến hành đăng báo An Giang liên tiếp 6 kỳ, kích cỡ 6cm x 9cm, giá 375.000đ/ kỳ. 2. Đài Phát thanh An Giang: Phát thanh nội dung chiêu sinh trên đài phát thanh An Giang. Mỗi lần phát không quá 5 phút. Giá mỗi lần là 500.000đ 3. Treo banner, dán poster, phát leaflet, thông tin trên website, gửi e-mail sẽ tiến hành như đối với chương trình ngắn hạn. Tổ chức và thực hiện Kế hoạch hoạt động Tiến hành kế hoạch hoạt động marketing thông qua 2 đợt chiêu sinh. Đợt 1: Chiêu sinh chương trình đào tạo CNTT ngắn hạn Office Pro và Office Pro Plus. Thời gian bắt đầu chiêu sinh là vào giữa tháng 05/2007. (phụ lục 3) Theo lý thuyết vòng đời sản phẩm để lựa chọn chiến lược, chiến lược phát triển thị trường sẽ được triển khai để hỗ trợ cho đợt chiêu sinh cho chương trình đào tạo ngắn hạn, cụ thể như sau: - Thị trường mục tiêu mới: đào tạo CNTT đa dạng cho các đối tượng ở mọi lứa tuổi và ngành nghề như: học sinh cấp 2, cấp 3, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học, công nhân viên chức làm việc cho các công ty trong và ngoài nước. Đối với các học sinh, đào tạo để nhận các chứng chỉ quốc gia (bằng A, B quốc gia),…. Đối với sinh viên được đào tạo để lấy chứng chỉ A, B quốc gia để làm điều kiện tốt nghiệp, hỗ trợ kỹ năng và kiến thức CNTT trong học tập, nghiên cứu, được đào tạo CNTT để có thêm bằng cấp giá trị quốc tế, tạo điều kiện tốt để xin việc làm khi tốt nghiệp,….Đối với công nhân viên chức, học tập CNTT với chương trình đào tạo ngắn hạn để hỗ trợ việc làm hiện tại hoặc là điều kiện để nâng cao kiến thức CNTT đi làm việc ở một môi trường tốt hơn,.. - Tăng số lượng tư vấn để thu hút các nguồn học viên đến tư vấn sẽ nhanh chóng đăng ký học. - Tăng chi phí quảng cáo để các đối tượng đã xác định trong thị trường mục tiêu (thị trường mới) có thể cập nhật được các thông tin chiêu sinh cho chương trình đào tạo ngắn hạn của TT NIIT Angimex. Đợt 2: Chiêu sinh học viên MMS theo chương trình học bổng lớn định kỳ hàng năm. Tên Global scholarships program, thời gian chiêu sinh là bắt đầu tháng 07/2007. Đây là thời gian chiêu sinh được nhiều đối tượng quan tâm như: đã và mới vừa tốt nghiệp chương trình phổ thông trung học, các sinh viên, các thí sinh trượt các kỳ thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng – Trung học,.. (phụ lục 4) Dựa vào vòng đời sản phẩm, cho thấy khách hàng chưa biết nhiều đến chương trình đào tạo MMS của TT NIIT Angimex, TT sẽ triển khai chiến lược thâm nhập thị trường để hỗ trợ cho kế hoạch chiêu sinh MMS, cụ thể như sau: - Tăng số lượng tư vấn để thu hút các nguồn học viên đến tư vấn sẽ nhanh chóng đăng ký học. - Mở rộng đối tượng chiêu sinh bằng các nguồn học bổng để thu hút nhiều học viên gia đình khó khăn nhưng có năng lực, có niềm đam mê sẽ được tổ chức thi xét học bổng. - Tăng chi phí quảng cáo về các chương trình đào tạo của TT NIIT Angimex, về thương hiệu NIIT quốc tế, về việc làm với mức lương cao khi đã tốt nghiệp từ NIIT,… Ngân sách marketing Để đạt mục tiêu thu hút 180 học viên cho chương trình Office Pro & Office Pro Plus, 80 học viên cho chương trình MMS. Đồng thời, thông qua chương trình chiêu sinh nhằm tăng doanh thu cho TT NIIT Angimex. Không chỉ vậy, TT sẽ tận tình đào tạo giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tăng uy tín thương hiệu cho TT, tăng sự nhận biết về TT NIIT Angimex. Do đó, TT NIIT Angimex dự trù sẽ đầu tư khoản chi ngân sách marketing là tăng lên so với các năm trước cho hai chương trình để đạt mục tiêu đề ra. Bảng 4.6: Ngân sách marketing cho chương trình Office Pro & Office Pro Plus. Stt Các khỏan SL Ngân sách (đồng) % Đơn giá Chi phí 1 Đăng báo An Giang 6 375.000 2.250.000 15,14 3 Treo banner 20 300.000 6.000.000 40,38 4 Dán poster 20 28.000 560.000 3,77 5 Gửi thư 1.000 1.600 1.600.000 10,77 6 Phát Leaflet 5.000 400 2.000.000 13,46 7 Thông tin trên Web 0 0,00 8 E-mail 50.000 0,34 9 Thuê người 4 100.000 400.000 2,69 10 Chi phí dự phòng 2.000.000 13,46 Tổng 14.860.000 100,00 Bảng 4.7: Ngân sách marketing cho chương trình MMS. Stt Các khỏan SL Ngân sách (đồng) % Đơn giá Chi phí 1 Đăng báo An Giang 6 375.000 2.250.000 10,29 2 Đài phát thanh An Giang 10 500.000 5.000.000 22,87 3 Treo banner 20 300.000 6.000.000 27,45 4 Dán poster 20 28.000 560.000 2,56 5 Gửi thư 1.000 1.600 1.600.000 7,32 6 Phát Leaflet 5.000 400 2.000.000 9,15 7 Thông tin trên Web 0 0,00 8 E-mail 50.000 0,23 9 Thuê người 4 100.000 400.000 1,83 10 Chi phí dự phòng 2.000.000 9,15 11 Học bổng tài trợ 2.000.000 9,15 Tổng 21.860.000 100,00 Tổ chức thực hiện Nhằm hỗ trợ cho chương trình marketing được hiệu quả, TT NIIT Angimex cần phải triển khai tổ chức thực hiện các việc sau: Thành lập bộ phận marketing với những nhân viên có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ đào tạo giáo dục, với các chức năng chủ yếu sau: - Nhân viên nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu nhu cầu chung về thị trường, chính sách đào tạo, học viên mới cho TT NIIT Angimex, cùng ngành đào tạo CNTT. - Nhân viên tư vấn: Có kiến thức về CNTT, trình độ - kỹ năng tư vấn, khả năng giao tiếp với học viên mới, truyền đạt về chất lượng đào tạo của NIIT, đàm phán, cung cấp thủ tục đào tạo. - Nhân viên quảng cáo và tiếp thị: Quản lý các công việc như truyền thông quảng cáo, thực hiện các chương trình học bổng. Lập nguồn ngân sách marketing cho TT NIIT Angimex với các chương trình marketing ngắn hạn và dài hạn. Có chế độ khen thưởng thành tích của cán bộ, nhân viên nhằm khuyến khích, tạo động lực, tăng khả năng làm việc cho TT NIIT Angimex. Cạnh tranh luôn tồn tại, TT NIIT Angimex không thể dừng lại ở chất lượng đào tạo mà còn quan tâm đến cung cách phục vụ, dịch vụ hỗ trợ cho học viên, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, tăng sự hấp dẫn, thu hút được nhiều học viên. Đối với học viên mới tạo điều kiện tốt nhất để thu hút học viên đăng ký học, học viên cũ sẽ được hưởng các chế độ giảm học phí chuyển kỳ, tham gia các câu lạc bộ năng động của TT NIIT Angimex. Đánh giá kết quả kế hoạch marketing Đánh giá kết quả marketing được thực hiện theo hình thức so sánh với các mục tiêu marketing trên cơ sở đánh giá như sau Bảng 4.8: Cơ sở đánh giá mục tiêu marketing. Mục tiêu marketing Cơ sở đánh giá Thu hút 180 học viên của chương trình Office Pro & Office Pro Plus Báo cáo hàng tháng và cuối năm theo thời hạn Thu hút 80 học viên MMS Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 20 - 25% Báo cáo tài chính Lợi nhuận : 75 triệu VND Mức độ nhận biết thương hiệu NIIT: 30% Báo cáo marketing CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ Kết luận Kế hoạch marketing cho chương trình chiêu sinh Office Pro & Office Pro Plus, chương trình chiêu sinh MMS (công nghệ mạng và công nghệ phần mềm) với mục tiêu thu hút lượng học viên năng động, ham học hỏi tại An Giang. Không chỉ vậy, thông qua hai đợt chiêu sinh này, TT NIIT Angimex sẽ nâng được thương hiệu NIIT tại Thành phố Long Xuyên - An Giang bằng các thành tựu nổi bật của NIIT, định vị về NIIT, về chất lượng phục vụ của NIIT. TT NIIT Angimex với mục tiêu đào tạo nhân sự không chỉ vì lợi nhuận mà còn vì muốn nâng cao kiến thức và kỹ năng CNTT cho Tỉnh nhà, đáp ứng nhu cầu kinh tế phát triển phục vụ hội nhập, tăng lợi ích kinh tế và là tiền đề cho nguồn nhân sự vững chắc cho công ty Angimex. Chiến lược phát triển thị trường sẽ hỗ trợ cho chương trình đào tạo ngắn hạn mới của TT NIIT Angimex triển khai trong năm 2007: Office Pro và Office Pro Plus, nhằm thu hút đối tượng ở thị trường mục tiêu mới, tăng lượng học viên, tăng uy tín, chất lượng đào tạo CNTT của TT NIIT Angimex. Chiến lược thâm nhập thị trường được lựa chọn cho kế hoạch chiêu sinh chương trình đào tạo dài hạn MMS xuyên suốt trong kế hoạch đào tạo của TT NIIT Angimex: công nghệ phần mềm và công nghệ mạng, với mục đích tăng lượng học viên hiện có nhưng chưa hiểu biết nhiều về TT NIIT Angimex ở thị trường hiện có. Trong chiến lược marketing hỗn hợp, TT NIIT Angimex sẽ triển khai cụ thể cho từng chiến lược: - Chiến lược sản phẩm/dịch vụ: Đào tạo hai chương trình CNTT ngắn hạn và dài hạn. TT NIIT Angimex cung cấp các dịch vụ cho học viên như: hoạt động câu lạc bộ Anh Văn, trao đổi thông tin học tập, kinh nghiệm trên diễn đàn www.niitangimex.info.vn, cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc làm cho học viên theo học hai năm của NIIT. - Chiến lược giá: Thực hiện theo mức giá hiện hành của NIIT Ấn Độ, mức học phí định vị về chất lượng đào tạo NIIT giá trị quốc tế. - Chiến lược phân phối: TT NIIT Angimex trực tiếp tư vấn học viên, trực tiếp chiêu sinh, sử dụng giảng viên cơ hữu tại TT để giảng dạy và trực tiếp cố vấn học tập cho học viên. - Chiến lược truyền thông: Sử dụng các phương tiện truyền thông hiệu quả như: báo An Giang, banner, gửi thư,… để chiêu sinh cho các chương trình đào tạo CNTT của TT NIIT Angimex. Để đạt hiệu quả trong kế hoạch marketing cần phải xét đến ngân sách marketing, các chiến lược đưa ra cần phải có ngân sách hỗ trợ. Vì vậy, đánh giá đúng và đo lường được hiệu quả kế hoạch marketing sẽ giúp cho TT thu hút được nhiều học viên. Hiệu quả ngân sách marketing triển khai được kế hoạch marketing sẽ giúp TT NIIT Angimex thu được lợi nhuận là rất quan trọng. Kiến nghị Đối với Công ty Angimex TT NIIT Angimex cần phải lập kế hoạch marketing để tăng sự nhận biết về TT là một đơn vị đào tạo phát triển CNTT. Vì vậy, TT cần được hỗ trợ ngân sách marketing để triển khai các chương trình chiêu sinh, hỗ trợ về tuyển dụng nguồn nhân sự để có đầy đủ các phòng ban – chức năng phụ trách tốt các việc của TT. Các chủ trương của công ty Angimex về đào tạo, nâng cao trình độ nhân sự của công ty, sẽ phân bổ cho TT NIIT Angimex hoạt động đào tạo giảng dạy. Khen thưởng, xử phạt và ủy quyền trách nhiệm cho nội bộ TT độc lập hoạt động nhằm tăng tính hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội cho công ty Angimex. Đối với TT NIIT Angimex Phân bổ nguồn nhân sự hợp lý cho các chương trình chiêu sinh theo kế hoạch marketing nhằm triển khai được hiệu quả. Triển khai các kế hoạch theo lịch trình cụ thể, tạo phong cách làm việc, môi trường làm việc cho các phòng ban với trách nhiệm rõ ràng, cụ thể và giới hạn. Khen thưởng, xử phạt, kỹ luật và phân chia nhiệm vụ, trách nhiệm nhằm tăng mực độ hiệu quả trong công việc, tác động đến kế hoạch marketing được triển khai theo tiến độ và hữu hiệu. Phụ lục 1: Phương tiện mà học viên biết đến TT NIIT Angimex năm 2006. Nguồn đến Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Qua tin tức, bài viết về NIIT trên báo 1 5 3 1 4 3 8 7 1 2 0  0 Qua bích chương, biểu ngữ quảng cáo về NIIT 0 0 8 3 10 10 11 27 9 0 1 3 Qua quảng cáo của NIIT trên đài phát thanh 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0  0 Qua quảng cáo của NIIT trên báo Tuổi trẻ 2 2 2 0 1 0 2 5 0 0 0  0 Qua quảng cáo của NIIT trên báo EChip 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 0  0 Qua báo cáo về NIIT mà tôi được dự 0 0 0 0 0 0 1 0 0 1 0  0 Tôi nhận được thư do NIIT gửi tới 0 0 0 1 2 17 4 88 6 0 0  0 Tiếp xúc với đại diện của NIIT 0 0 0 0 5 5 3 8 3 1 0  0 Nguồn khác (người quen giới thiệu) 1 1 1 0 0 0 0 5 0 0 1 1 Qua website 0 0 2 0 5 14 9 25 10 5 1 2 Chương trình tư vấn tuyển sinh đại học 0 1 1 0 0 0 0 9 0 2 0 2 Tôi có một người trong ngành CNTT giới thiệu 0 3 1 1 0 1 0 3 0 0 0  0 Tổng 4 12 19 6 28 50 39 178 29 11 3 8 Phụ lục 2: Trình độ của học viên trước khi vào học CNTT tại TT NIIT Angimex năm 2006. Nguồn đến Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 CNTT 1 3 4 2 5 2 6 17 5 6 1 3 KT -TM-QT 2 2 0 0 8 5 1 1 0 0 0  0 Kỹ thuật 0 1 1 0 2 0 3 0 0 0 0  0 Y học 0 0 0 0 0 0 0 1 2 1 0  0 Khoa học- xã hội 0 0 0 0 2 0 2 6 1 1 0  0 Khác 0 0 2 1 5 2 3 1 21 3 2 1 THPT 1 6 12 3 6 41 24 152 0 0 0 4 Tổng 4 12 19 6 28 50 39 178 29 11 3 8 Phụ lục 3: Kế hoạch hoạt động marketing chương trình Office Pro & Office Pro Plus Các khoản Tháng 5 6 7 8 9 10 11 12 Đăng báo An Giang Treo banner Dán poster Gửi thư Phát Leaflet Thông tin trên Web E-mail Phụ lục 4: Kế hoạch hoạt động marketing cho chương trình đào tạo MMS Các khoản Tháng 7 8 9 10 11 12 Đăng báo An Giang Đài phát thanh An Giang Treo banner Dán poster Gửi thư Phát Leaflet Thông tin trên Web E-mail TÀI LIỆU THAM KHẢO …oo0oo… Cao Minh Toàn. Năm 2002. Marketing căn bản. Khoa KT – QTKD. Đại học An Giang. Lưu Thanh Đức Hải. Năm 2007. Quản trị tiếp thị. Nhà xuất bản Giáo Dục. Huỳnh Phú Thịnh. Tháng 8/2005. Giáo trình Chiến lược kinh doanh. Tài liệu nội bộ trường Đại học An Giang. Philip Kotler. năm 2005. Marketing căn bản. NXB Giao thông vận tải. Ts Phan Thăng, Ts Phan Đinh Quyền. Marketing căn bản. NXB Thống Kê, năm 2000. Lý Xuân Hồng. Năm 2006. Lập kế hoạch Marketing cho sản phẩm xăng A92 & xăng A95 của công ty xăng dầu An Giang 2006-2007. Luận văn tốt nghiệp khoa KT – QTKD, Trường Đại Học An Giang. Báo tuổi trẻ, ngày đăng 29/12/2006. Năm 2006 Tầm quan trọng của CNTT. Báo VietNamNet. 27/02/2006. Đến năm 2010 sẽ có trên 50% doanh nghiệp ứng dụng CNTT vào sản xuất kinh doanh. Đọc từ: , đọc ngày 10/04/2007. Ngày 9/11/2006. Ứng dụng CNTT-TT tại An Giang: Hiện trạng và giải pháp. Đọc từ: , đọc ngày 10/04/2007. Ngày 05/01/2007. Mai Phương. Học viện CNTT NIIT sẽ mở rộng các trung tâm đào tạo tại Việt Nam. Đọc từ: đọc ngày 10/04/2007. Báo VietNamNet. Ngày 09/04/207. Thế Phong. Kỹ sư công nghệ mạng, bảo mật của Việt Nam sẽ “đắt hàng?” . Đọc từ: , đọc ngày 10/04/2007. Ngày 11/04/2005. An Giang 30 năm (1975-2005) Xây dựng và Phát triển. Đọc từ: đọc ngày 10/04/2007. Ngày 13/11/2006. Theo PC Wordld Việt Nam. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT. Đọc từ: đọc ngày 10/04/2007 Thứ ba, 30/09/2003. Định hướng phát triển công nghệ thông tin và truyền thông ở Việt Nam. Đọc từ: , đọc ngày 10/04/2007. Tiếng nói sinh viên. Đọc từ: , đọc ngày 15/04/2007. Tiếng nói nhà tuyển dụng. Đọc từ: , đọc ngày 15/04/2007. Công nghệ phần mềm. Đọc từ: , đọc ngày 20/04/2007. Giới thiệu tổng quan về khoá học MMS. Đọc từ: , đọc ngày 20/04/2007.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT10.doc
Tài liệu liên quan