LẬP VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN MỞ ĐẠI LÝ
3S CỦA HÃNG XE MÁY
SYM VIỆT NAM
LÊ VÂN ANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Tp.Hồ Chí Minh tháng 7/2011
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin tỏ lòng thành kính, biết ơn đến Bố Mẹ người đã sinh thành và
nuôi nấng dạy dỗ tôi đến ngày hôm nay. Người đã dạy cho tôi biết bao nhiêu điều hay
trong cuộc sống, những khi tôi gặp khó khăn hay thất bại Bố Mẹ luôn bên cạnh an ủi,
lo lắng cho tôi. Bố Mẹ và 2 em luôn là hậu thuẫn vững chắc nhất của tôi, luôn dành
cho tôi những điều kiện tốt nhất để chuyên tâm vào việc học tập. Tôi muốn nói với Bố,
Mẹ một điều rằng: “Con cám ơn Bố Mẹ rất nhiều vì Bố Mẹ luôn yêu thương con, đã
cho con và 2 em một cuộc sống đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần, Bố Mẹ luôn dõi
theo từng bước chân con đi trên đường đời. Gia đình mình là một gia đình hạnh phúc
là nhờ vào đôi bàn tay của Bố Mẹ vun trồng”. Tôi xin cảm ơn những người thân đã
luôn động viên ủng hộ tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, ban giám hiệu trường Đại Học Nông
Lâm TPHCM, đặc biệt là Khoa Kinh Tế đã truyền đạt những kinh nghiệm, những kiến
thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập ở trường. Đặc biệt tôi xin chân thành
cảm ơn thầy Trần Minh Trí người đã khơi dậy niềm đam mê khám phá thế giới lập dự
án đầu tư trong tôi. Xin cảm ơn thầy luôn tạo cho tôi một tâm lý thoải mái, tự tin khi
thực hiện đề tài. Cảm ơn thầy đã ủng hộ những quan điểm, suy nghĩ của tôi.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người bạn thân luôn động
viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống. Xin cám ơn Nhóc
đã luôn bên tôi những khi tôi buồn và luôn chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống
cùng tôi. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn tới anh Đỗ Ngọc Lương, người đã cho tôi
nguồn cảm hứng để làm đề tài về SYM, trong quá trình làm đề tài gặp rất nhiều khó
khăn, anh chính là người đã giúp đỡ và luôn động viên tôi vượt qua những khó khăn
đó. Và tôi cũng xin cám ơn anh Nguyễn Văn Tuân, người đã rất nhiệt tình giúp đỡ tôi
thực hiện khóa luận.
Tôi xin gửi đến mọi người những lời chúc phúc và lời cảm ơn chân thành nhất.
Xin chân thành cảm ơn
101 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1937 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Lập và thẩm định dự án mở đại lý 3S của hãng xe máy SYM Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chi phí tiền lương mà đại lý phải trả cho nhân viên của mình
trong 1 năm sẽ là 520,44 trđ. Đây là một số tiền phải bỏ ra tương đối lớn nên đại lý cần
quản lý nhân sự một cách hợp lý và chặt chẽ để nhân viên đem về mức lợi nhuận cao
nhất cho đại lý, bên cạnh đó đại lý cũng nên có những chính sách thưởng phạt hợp lý
cho từng nhân viên để kích thích sự cống hiến của từng nhân viên cho đại lý.
4.3.5. Dự toán doanh thu
Doanh thu dự kiến của dự án gồm có 4 phần: doanh thu bán xe, doanh thu bán
phụ tùng, doanh thu từ DVBH (dịch vụ bảo hành) và doanh thu từ DVBT (dịch vụ bảo
trì).
61
a) Doanh thu bán xe
Để xác định được doanh thu bán xe dự kiến hàng năm ta phải xác định được
sản lượng bán ra và giá của sản phẩm cho từng năm. Sản lượng xe bán ra của dự án chỉ
được tính một cách tương đối chứ không thể tuyệt đối, dựa trên cơ sở sản lượng của
Công Ty TNHH Hiệp Hà đã bán được trong 3 năm 2008, 2009, 2010. Năm đầu tiên do
đại lý mới mở chưa có nhiều khách hàng thân thiết nên dự án sẽ kỳ vọng sản lượng
của đại lý ở năm đầu sẽ bằng với sản lượng mà Công Ty TNHH Hiệp Hà bán được ít
nhất trong 3 năm. Và cứ mỗi năm dự án kỳ vọng sản lượng xe sẽ tăng tuỳ theo từng
loại xe, các sản phẩm của dòng xe tay ga là Attila và Shark được khách hàng ưa
chuộng nhất sẽ có tỷ lệ tăng cao nhất là 7%/năm, các dòng xe còn lại tăng 3%, riêng xe
Angela tăng 5% vì đây là loại xe số được khách hàng ưa chuộng xếp thứ 2 sau dòng xe
Attila và Shark. Các tỷ lệ đưa ra này dựa trên cơ sở sản lượng xe bán của Công Ty
TNHH Hiệp Hà qua 3 năm 2008, 2009, 2010. Bảng 4.13 dưới đây thể hiện sản lượng
tiêu thụ dự kiến của từng loại sản phẩm của đại lý qua các năm.
Bảng 4.13. Bảng Sản Lượng Tiêu Thụ Dự Kiến Hàng Năm của Đại Lý
ĐVT: chiếc
Tên SP Năm
1 2 3 4 5
Attila Victoria đùm 240 257 275 294 315
Attila Victoria đĩa mới 128 137 147 157 168
Attila Victoria đùm mới 106 113 121 130 139
Attila Elizabeth đĩa 218 233 250 267 286
Attila Elizabeth đùm 196 210 224 240 257
Attila Elizabeth FI 147 157 168 180 193
Shark 158 169 181 194 207
Enjoy 30 31 32 33 34
Joyride 54 56 57 59 61
Angela 172 181 190 199 209
Eligant 147 151 156 161 165
Sanda Boss 114 117 121 125 128
Tổng sản lượng 1710 1812 1922 2038 2161
Nguồn: TTTH
Doanh thu bán xe cho từng năm được xác định bằng cách lấy sản lượng bán ra
của từng năm nhân với giá của mỗi loại sản phẩm từng năm. Bảng giá của từng loại
sản phẩm dựa vào bảng 4.5 (bảng giá sản phẩm dự kiến của đại lý) từ đó tính ra giá
62
của từng loại sản phẩm theo từng năm. Vì hàng năm đều có tình trạng lạm phát nên giá
của từng loại sản phẩm sẽ tăng theo chỉ số lạm phát. Chỉ số lạm phát đã được tính ở
phần kế hoạch khấu hao. Như vậy, lấy chỉ số lạm phát trung bình của 3 năm là 8,88%
làm cơ sở tính giá sản phẩm của đại lý. Giá của từng loại sản phẩm ở năm 1 của đại lý
sẽ được tính bằng cách lấy chỉ số lạm phát trung bình cộng 1 sau đó nhân với giá của
từng loại sản phẩm ở bảng 4.5. Giá của những năm về sau sẽ bằng giá của năm liền
trước nhân với 1 cộng tỷ lệ lạm phát. Giá của sản phẩm qua từng năm được thể hiện
chi tiết dưới bảng 4.14.
Bảng 4.14. Giá Bán Dự Kiến của Từng Loại Sản Phẩm qua Các Năm của Đại Lý
ĐVT: trđ
Tên Sp Năm
1 2 3 4 5
Attila Victoria đùm 23,41 25,49 27,75 30,22 32,9
Attila Victoria đĩa mới 27,76 30,23 32,91 35,84 39,02
Attila Victoria đùm mới 25,59 27,86 30,33 33,03 35,96
Attila Elizabeth đĩa 32,12 34,97 38,08 41,46 45,14
Attila Elizabeth đùm 29,94 32,6 35,5 38,65 42,08
Attila Elizabeth FI 35,93 39,12 42,59 46,38 50,5
Shark 46,82 50,98 55,5 60,43 65,8
Enjoy 15,79 17,19 18,72 20,38 22,19
Joyride 32,12 34,97 38,08 41,46 45,14
Angela 17,97 19,56 21,3 23,19 25,25
Eligant 11,43 12,45 13,55 14,76 16,07
Sanda Boss 9,25 10,08 10,97 11,95 13,01
Nguồn: TTTH
Doanh thu bán xe được tính bằng cách lấy sản lượng của từng loại sản phẩm
trong bảng 4.13 nhân với giá bán của từng sản phẩm đó trong bảng 4.14. Doanh thu
bán xe được thể hiện chi tiết dưới bảng 4.15.
63
Bảng 4.15. Bảng Doanh Thu Bán Xe Dự Kiến Hàng Năm của Đại Lý
ĐVT: trđ
Tên SP Năm
1 2 3 4 5
Attila Victoria đùm 5.618 6.545 7.625 8.884 10.350
Attila Victoria đĩa mới 3.554 4.140 4.824 5.619 6.547
Attila Victoria đùm mới 2.712 3.160 3.681 4.289 4.996
Attila Elizabeth đĩa 7.002 8.158 9.504 11.072 12.899
Attila Elizabeth đùm 5.869 6.837 7.965 9.280 10.811
Attila Elizabeth FI 5.282 6.153 7.169 8.352 9.730
Shark 7.397 8.618 10.040 11.697 13.627
Enjoy 474 531 596 668 749
Joyride 1.734 1.945 2.181 2.446 2.744
Angela 3.090 3.533 4.039 4.617 5.279
Eligant 1.681 1.885 2.114 2.370 2.658
Sanda Boss 1.055 1.183 1.327 1.488 1.669
Tổng doanh thu bán xe 45.468 52.688 61.064 70.782 82.058
Nguồn: TTTH
b) Doanh thu bán phụ tùng
Để tính được doanh thu bán phụ tùng ta dựa vào tính tỷ lệ doanh thu bán phụ
tùng /doanh thu bán xe của Công Ty TNHH Hiệp Hà qua 3 năm 2008, 2009, 2010, vì
theo kế toán của Công Ty TNHH Hiệp Hà thì doanh thu bán phụ tùng tỷ lệ thuận với
doanh thu bán xe. Như vậy, lấy tỷ lệ trung bình của doanh thu bán phụ tùng/doanh thu
bán xe qua 3 năm 2008, 2009, 2010 của Công Ty TNHH Hiệp Hà làm cơ sở để tính
doanh thu bán phụ tùng dự kiến cho đại lý. Bằng cách lấy doanh thu bán xe dự kiến
từng năm của đại lý trên bảng 4.15 nhân với tỷ lệ trung bình doanh thu bán phụ
tùng/doanh thu bán xe sẽ có được doanh thu bán phụ tùng dự kiến của đại lý qua từng
năm. Bảng 4.16 bên dưới thể hiện doanh thu về sản lượng xe bán ra và doanh thu bán
phụ tùng của Công Ty TNHH Hiệp Hà qua 3 năm 2008, 2009, 2010.
64
Bảng 4.16. Bảng Doanh Thu Bán Xe và Doanh Thu Bán Phụ Tùng của Công Ty
TNHH Hiệp Hà qua 3 Năm 2008, 2009, 2010.
Chỉ tiêu Năm
2008 2009 2010
Doanh thu bán xe (trđ) 46.582 50.598 55.212
Doanh thu bán phụ tùng (trđ) 4.262 5.126 5.841
Tỷ lệ doanh thu bán phụ tùng/doanh thu bán xe (%) 9,15 10,13 10,58
Tỷ lệ doanh thu phụ tùng/doanh thu sản lượng trung bình (%) 10%
Nguồn: Phòng kế toán Công Ty TNHH Hiệp Hà
Như vậy ta sẽ lấy tỷ lệ 10% (doanh thu về bán phụ tùng chiếm 10% của doanh
thu bán xe) để làm cơ sở tính ra doanh thu về phụ tùng chính hãng dự kiến của đại lý
và nó sẽ được thể hiện chi tiết dưới bảng 4.17 dưới đây.
Bảng 4.17. Bảng Doanh Thu Bán Phụ Tùng Dự Kiến của Đại lý
ĐVT: trđ
Doanh thu Năm
1 2 3 4 5
Doanh thu bán xe 45.468 52.688 61.064 70.782 82.058
Doanh thu bán phụ tùng 4.547 5.269 6.106 7.078 8.206
Nguồn: TTTH
c) Doanh thu từ DVBT
Những khách hàng vào đại lý sửa xe, nếu có thay phụ tùng thì phải trả tiền phụ
tùng và ngoài ra khách hàng phải trả thêm tiền công sửa xe cho đại lý. Tiền công sửa
xe mà đại lý thu được chính là doanh thu về DVBT, và dựa theo bảng 4.18 - bảng
doanh thu từ DVBT của Công Ty TNHH Hiệp Hà dưới đây ta có thể tính ra được
doanh thu từ DVBT dự kiến cho đại lý.
Bảng 4.18. Bảng Doanh Thu về DVBT của Công Ty TNHH Hiệp qua 3 Năm
2008, 2009,2010
Chỉ tiêu Năm
2008 2009 2010
Doanh thu phụ tùng chính hãng (trđ) 4.262 5.126 5.841
Doanh thu dịch vụ bảo trì(trđ) 243 354 444
Tỷ lệ doanh thu bảo trì/doanh thu phụ tùng (%) 5,7 6,9 7,6
Tỷ lệ doanh thu DVBT/doanh thu phụ tùng trung bình(%) 6,7
Nguồn: Phòng kế toán Công Ty TNHH Hiệp Hà
65
Qua bảng trên ta nhận thấy rằng tỷ lệ doanh thu bảo trì/doanh thu phụ tùng
trung bình qua 3 năm là 6,7% qua các năm. Như vậy để tính được doanh thu dịch vụ
bảo trì dự kiến cho đại lý ta lấy doanh thu bán phụ tùng ở bảng 4.18 nhân với 6,7%.
Doanh thu dịch vụ bảo trì được thể hiện ở bảng 4.19 bên dưới.
Bảng 4.19. Bảng Doanh Thu về DVBT dự kiến của đại lý
ĐVT: trđ
Doanh thu
Năm
1 2 3 4 5
Doanh thu bán phụ tùng 4.547 5.269 6.106 7.078 8.206
Doanh thu DVBT 305 353 409 474 550
Nguồn: TTTH
d) Doanh thu từ DVBH
Doanh thu từ DVBH là doanh thu mà đại lý thu được dựa trên cơ sở bảo hành
những xe mà đại lý bán cho khách hàng từng năm. Khi khách hàng mua xe của đại lý
sẽ được 5 phiếu bảo hành, mỗi phiếu trị giá 30.000 đồng (theo phòng kế toán của Công
Ty TNHH Hiệp Hà năm 2010), mỗi lần khách hàng tới bảo hành xe đưa cho đại lý 1
phiếu sẽ được bảo hành miễn phí. Số phiếu mà đại lý thu được của khách hàng sẽ được
tổng công ty thanh toán bằng cách lấy số phiếu đại lý có được nhân với giá trị của một
phiếu. Theo cửa hàng trưởng của Công Ty TNHH Hiệp Hà thì đa phần là khách hàng
sau khi mua xe của đai lý thì sẽ quay lại đại lý để được bảo hành hết 5 phiếu mà họ
nhận được. Vì vậy doanh thu của dịch vụ bảo hành sẽ được tính bằng cách lấy tổng sản
lượng bán ra của từng năm ở bảng 4.13 nhân với 5 sau đó nhân với giá trị của một
phiếu. Trị giá của một phiếu năm 2011 là 30.000 đồng. Vì có tình trạng lạm phát nên
giá trị của 1 phiếu sẽ được thay đổi theo từng năm theo tỷ lệ lạm phát trung bình đã
được tính ở phần kế hoạch khấu hao là 8,88%, giá trị 1 phiếu ở năm thứ nhất được tính
bằng cách lấy 1 cộng tỷ lệ lạm phát 8,88% nhân với 30.000 đồng, giá trị 1 phiếu từ
năm thứ 2 trở đi sẽ bằng giá trị của năm liền trước đó nhân với 1 cộng tỷ lệ lạm phát
(8,88%). Ta teo dõi doanh thu từ dịch vụ bảo hành xe qua các năm của đại lý dưới
bảng 4.20.
66
Bảng 4.20. Bảng Doanh Thu từ DVBH Xe Dự Kiến của Đai Lý
Chỉ tiêu Năm
1 2 3 4 5
Sản lương xe (chiếc) 1.710 1.812 1.922 2.038 2.161
Số phiếu/xe (phiếu) 5 5 5 5 5
Tổng phiếu nhận được (phiếu) 8.550 9.062 9.608 10.188 10.806
Giá trị/phiếu (trđ) 0,033 0,036 0,039 0,042 0,046
Doanh thu DVBH (trđ) 279 322 372 430 496
Nguồn: TTTH
Kết hợp 4 bảng 4.15, 4.17, 4.19, 4.20 để tính ra tổng doanh thu dự kiến của đại
lý. Bảng 4.21 bên dưới thể hiện chi tiết tổng doanh thu dự kiến của đại lý qua 5 năm
Bảng 4.21. Bảng Tổng Doanh Thu Dự Kiến của Đại Lý
ĐVT: trđ
Khoản mục Năm
1 2 3 4 5
Doanh thu bán xe 45.468 52.688 61.064 70.782 82.058
Doanh thu bán phụ tùng 4.547 5.269 6.106 7.078 8.206
Doanh thu DVBT 305 353 409 474 550
Doanh thu DVBH 279 322 372 430 496
Tổng doanh thu 50.598 58.632 67.952 78.764 91.309
Nguồn: TTTH
Nhìn chung doanh thu dự kiến của đại lý sẽ rất cao và có thể tăng cao hơn nữa
nếu thị hiếu của người tiêu dùng về xe máy cuả SYM tăng lên. Trong tổng doanh thu
thì doanh thu bán xe chiếm 90%, doanh thu bán phụ tùng chiếm 9%, doanh thu dịch vụ
bảo trì chiếm 6% và cuối cùng là doanh thu dịch vụ bảo hành chiếm 5%. Qua đó ta
thấy được rằng: doanh thu chiếm phần lớn nhất trong tổng doanh thu của đại lý là
doanh thu bán xe, như vậy đại lý cần quan tâm nhiều vào lĩnh vực bán xe, vì theo như
thực tế thì thường thì doanh thu bán xe tăng thì các doanh thu về bán phụ tùng, bảo trì,
bảo hành cũng tăng theo. Vì vậy, đại lý cần có các chính sách chăm sóc khách hàng để
thu hút đông đảo khách hàng và tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa đại lý và khách
hàng nhằm đem lại doanh thu cao nhất cho đại lý. Để xác định được lợi nhuận cụ thể
của đại lý ta cần phải phân tích thêm các khoản mục chi phí mua xe, chi phí mua phụ
tùng, chi phí vận chuyển xe…
67
4.3.6. Dự toán chi phí mua xe, phụ tùng và chi phí vận chuyển
a) Chi phí mua xe
Để tính được chi phí mua xe hàng năm phải có được giá vốn hàng bán và sản
lượng tiêu thụ từng năm. Sản lượng tiêu thụ dự kiến đã được trình bày chi tiết ở bảng
4.13. Theo kế toán của Công Ty TNHH Hiệp Hà, giá vốn hàng bán bằng 95% giá bán.
Dựa trên cơ sở này và dựa vào bảng giá bán của từng loại sản phẩm ở bảng 4.15 ta có
thể tính ra được giá vốn hàng bán và nó được thể hiện cụ thể dưới bảng 4.22.
Bảng 4.22. Bảng Giá Vốn Hàng Bán của Từng Loại Sản Phẩm qua Từng Năm
ĐVT: trđ
Tên SP
Năm
1 2 3 4 5
Attila Victoria đùm 22,24 24,21 26,36 28,7 31,25
Attila Victoria đĩa mới 26,38 28,72 31,27 34,05 37,07
Attila Victoria đùm mới 24,31 26,47 28,82 31,38 34,16
Attila Elizabeth đĩa 30,51 33,22 36,17 39,39 42,88
Attila Elizabeth đùm 28,44 30,97 33,72 36,72 39,98
Attila Elizabeth FI 34,13 37,16 40,47 44,06 47,97
Shark 44,48 48,43 52,73 57,41 62,51
Enjoy 15 16,33 17,78 19,36 21,08
Joyride 30,51 33,22 36,17 39,39 42,88
Angela 17,07 18,58 20,23 22,03 23,99
Eligant 10,86 11,83 12,88 14,02 15,26
Sanda Boss 8,79 9,57 10,42 11,35 12,36
Nguồn: TTTH
Kết hợp bảng sản lượng tiêu thụ dự kiến (bảng 4.13) và bảng giá vốn hàng bán
của từng loại sản phẩm qua từng năm, bằng cách lấy sản lượng tiêu thụ nhân với giá
vốn hàng bán sẽ tính được chi phí mua xe hàng năm.
68
Bảng 4.23. Bảng Chi Phí Mua Xe Dự Kiến Hàng Năm
ĐVT: trđ
Tên SP Năm
1 2 3 4 5
Attila Victoria đùm 5.337 6.218 7.244 8.440 9.832
Attila Victoria đĩa mới 3.376 3.933 4.582 5.338 6.219
Attila Victoria đùm mới 2.577 3.002 3.497 4.074 4.746
Attila Elizabeth đĩa 6.652 7.750 9.028 10.518 12.254
Attila Elizabeth đùm 5.575 6.495 7.567 8.816 10.270
Attila Elizabeth FI 5.018 5.846 6.810 7.934 9.243
Shark 7.027 8.187 9.538 11.112 12.946
Enjoy 450 505 566 635 712
Joyride 1.648 1.848 2.072 2.324 2.606
Angela 2.936 3.356 3.837 4.386 5.015
Eligant 1.597 1.790 2.008 2.252 2.525
Sanda Boss 1.002 1.124 1.261 1.414 1.585
Tổng chi phí mua xe 43.194 50.054 58.011 67.243 77.955
Nguồn: TTTH
Nhìn vào bảng 4.23 ta thấy chi phí mua xe/năm của đại lý khá lớn, nhưng khi
đối chiếu với bảng 4.15 – bảng doanh thu bán xe dự kiến hàng năm của đại lý thì ta
thấy chi phí mua xe cho từng năm lớn như vậy cũng là một điều dễ hiểu, doanh thu và
chi phí mua xe hàng năm phụ thuộc nhiều vào sản lượng tiêu thụ hàng năm. Khi sản
lượng tiêu thụ càng cao thì chi phí mua xe càng nhiều nhưng ngược lại doanh thu cũng
càng lớn, đem lại lợi nhuận cao cho đại lý.
b) Chi phí mua phụ tùng
Theo kế toán của Công. Ty TNHH Hiệp Hà thì chi phí mua phụ tùng sẽ được
tính 1 cách đơn giản bằng 90% của doanh thu bán phụ tùng, vì giá của phụ tùng mà
Công Ty VMEP đưa ra cũng chính là giá mà đại lý bán cho khách hàng, khi đại lý mua
phụ tùng của Công Ty VMEP, công ty sẽ tính số tiền mà đại lý phải trả bằng cách lấy
số lượng của từng loại phụ tùng nhân với giá bán của từng loại sẽ ra được tổng số tiền
mua phụ tùng, sau đó lấy tổng số tiền này nhân với 90%, đây chính là số tiền mà đại lý
phải trả cho Công Ty VMEP và cũng chính là chi phí mua phụ tùng của đại lý. Dựa
vào bảng 4.17 bảng doanh thu về phụ tùng dự kiến hàng năm của đại lý ta có thể tính
được chi phí mua phụ tùng dự kiến hàng năm bằng cách lấy doanh thu bán phụ tùng
nhân với 90 %.
69
Bảng 4.24. Bảng Chi Phí Mua Phụ Tùng Dự Kiến Hàng Năm
ĐVT: trđ
Chỉ tiêu Năm
1 2 3 4 5
Doanh thu bán phụ tùng 4.547 5.269 6.106 7.078 8.206
Chi phí mua phụ tùng 4.092 4.742 5.496 6.370 7.385
Nguồn: TTTH
c) Chi phí vận chuyển xe
Chi phí này được tính dựa trên sản lượng tiêu thụ xe hàng năm và cước phí vận
chuyển trên 1 xe. Theo anh Hoàng Văn Hưng – tài xế xe tải thì cước phí của 1 chiếc xe
máy được vận chuyển từ Công Ty VMEP về Quận 2 – TP.HCM hiện nay là 50.000
đồng/chiếc. Vì thị trường có tình trạng lạm phát nên cước phí này cũng sẽ tăng theo
lạm phát. Cước phí vận chuyển một xe ở năm thứ nhất của đại lý sẽ được tính bằng
cách lấy tỷ số lạm phát (8,88%) nhân với 50.000 đồng và cước phí của các năm sau sẽ
bằng cước phí của năm trước đó nhân với tỷ lệ lạm phát (8,88%). Sau khi tính được
cước phí vận chuyển xe hàng năm của đại lý sẽ lấy cước phí hàng năm nhân với sản
lượng tiêu thụ xe dự kiến hàng năm của dự án. Chi phí vận chuyển xe hàng năm của
đại lý được thể hiện chi tiết dưới bảng 4.25.
Bảng 4.25. Bảng Chi Phí Vận Chuyển Xe Dự Kiến Hàng Năm của Đại Lý
ĐVT: trđ
Chỉ tiêu Năm
1 2 3 4 5
Giá vận chuyển/xe 0,054 0,059 0,065 0,07 0,077
Số lượng xe tiêu thụ hàng năm 1.710 1.812 1.922 2.038 2.161
Chi phí vận chuyển xe 93 107 124 143 165
Nguồn: TTTH
4.3.7. Phân tích hiệu quả tài chính
Theo tài liệu nghiên cứu Lập - Thẩm Định Và Quản Trị Dự Án Đầu Tư của TS.
Phạm Xuân Giang (2010), phân tích hiệu quả tài chính là một nội dung kinh tế quan
trọng trong quá trình thiết lập dự án đầu tư, nhằm đánh giá tính khả thi của dự án về
mặt tài chính, trước hết là lợi ích mà dự án đem lại cho chủ đầu tư thông qua việc:
- Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện có
hiệu quả dự án đầu tư.
70
- Dự tính các khoản chi phí, lợi ích và hiệu quả hoạt động của dự án trên góc độ
hạch toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án. Trên cơ sở đó xác định các chỉ tiêu phản
ánh hiệu quả tài chính của dự án.
- Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đầu tư. Cụ thể là an toàn về
khả năng thanh toán và an toàn về các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án
đầu tư.
Kết quả của phân tích tài chính là căn cứ để chủ đầu tư quyết định có nên đầu tư
không? Bởi mối quan tâm chủ yếu của các tổ chức và cá nhân đầu tư là đầu tư vào dự
án này có mang lại lợi ích cao hơn so với các dự án khác hay không? Ngoài ra phân
tích tài chính còn là cơ sở để tiến hành phân tích kinh tế - xã hội.
a) Ước lượng tổng vốn đầu tư cho dự án
Tổng vốn đầu tư của dự án bao gồm toàn bộ số vốn cần thiết để thiết lập và đưa
dự án đi vào hoạt động. Nó là cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định
hiệu quả đầu tư của dự án. Tổng vốn đầu tư cho dự án gồm: tổng vốn đầu tư cố định và
tổng vốn đầu tư lưu động.
- Ước lượng tổng vốn đầu tư cố định
Tổng vốn đầu tư cố định của dự án bao gồm các khoản mục được thể hiện dưới
bảng 4.26.
Bảng 4.26. Ước Lượng Vốn Đầu Tư Cố Định
ĐVT: trđ
Khoản mục chi phí Năm
0 1 2 3 4 5
Chi phí chuẩn bị 2
Chi phí thuê đất 1.200
Chi phí xây dựng 768
Chi phí trang thiết bị 241 9
Tổng vốn cố định 2.211 9
Nguồn: TTTH
Năm 0 đại lý phải bỏ ra một số vốn khá lớn gồm: chi phí chuẩn bị, chi phí thuê
đất, chi phí xây dựng và chi phí trang thiết bị. Chi phí thuê đất chiếm một phần khá lớn
trong tổng vốn cố định, chiếm tới 54,3%. Vì lô đất đại lý thuê toạ lạc trên quận 2, là
trung tâm của thành phố nên chi phí thuê đất cao hơn so với khu vực ngoại thành, mặt
khác hợp đồng thuê đất là 5 năm và thanh toán tiền một lần do vậy đại lý phải chịu chi
71
phí thuê đất tới 1.200.000.000 đồng. Chiếm 34,7% là chi phí xây dựng, vì giao thông
tại quận 2 khó khăn dẫn tới việc vận chuyển vật liệu xây dựng cũng sẽ khó khăn, vì
vậy chi phí xây dựng sẽ cao. Chiếm một phần nhỏ trong tổng vốn cố định là chi phí
mua trang thiết bị cho đại lý chiếm 10,9%, và cuối cùng là chi phí chuẩn bị chỉ chiếm
1 %, một chi phí rất nhỏ nhưng không thể bỏ qua, chi phí chuẩn bị là chi phí bao gồm:
đăng ký khắc dấu tại TP.HCM, đăng ký mã số thuế tại TP.HCM, đăng ký hồ sơ pháp
lý thuế ban đầu với cơ quan thuế tại TP.HCM, đăng ký hồ sơ mua hóa đơn quyển đầu
tiên tại TP.HCM, báo cáo thuế tháng đầu tiên tại TP.HCM, phí photo sao y công
chứng tại TP.HCM. Theo Công Ty TNHH tư vấn và phát triển doanh nghiệp Nguyễn –
165 – Lê Văn Khương – P.Tân Kiểng – Quân 7 – TP.HCM thì khoản chi phí này là
1.800.000 đồng. Những con số lẻ đều được làm tròn vì tất cả những khoản tiền liên
quan đến đại lý đa phần là những số tiền lớn.
Năm thứ 4 đại lý phải đầu tư 9 trđ vào việc mua trang thiết bị như đã phân tích
trong phần kế hoạch khấu hao trang thiết bị của chương này,sang đầu năm thứ 4 đại lý
mua mới 3 loại trang thiết bị với nguyên giá là 8,89 trđ được làm tròn lên 9trđ.
- Ước lượng tổng vốn lưu động
Vốn lưu động của dự án bao gồm: chi phí mua xe, chi phí mua phụ tùng, chi
phí vận chuyển xe, chi phí lương và chi phí sinh hoạt. Chi phí sinh hoạt và chi phí
lương đã được phân tích phần 4.3.4 của chương này, 2 chi phí này sẽ tăng lên từng
năm theo chỉ số lạm phát, chi phí mua xe, chi phí mua phụ tùng, chi phí vận chuyển xe
đã được phân tích trong dự toán chi phí mua xe, chi phí mua phụ tùng, chi phí vận
chuyển xe của đại lý thuộc phần 4.3.6 của chương này. Bảng vốn lưu động dự kiến
từng năm của đại lý dưới bảng 4.27.
Bảng 4.27. Bảng Tổng Vốn Lưu Động Dự Kiến Hàng Năm của Đại Lý.
ĐVT: trđ
Chỉ tiêu Năm
1 2 3 4 5
Chi phí mua xe 43.194 50.054 58.011 67.243 77.955
Chi phí mua phụ tùng 4.092 4.742 5.496 6.370 7.385
Chi phí vận chuyển xe 93 107 124 143 165
Chi phí lương 520 567 617 672 731
Chi phí sinh hoạt 32 35 38 42 45
Tổng vốn lưu động 47.932 55.505 64.286 74.470 86.282
Nguồn: TTTH
72
Nhìn chung, thấy rằng chi phí mua xe chiếm phần lớn nhất trong tổng nguồn
vốn lưu động, tiếp đến là chi phí mua phụ tùng. Vì hoạt động chủ yếu của đại lý là bán
xe và phụ tùng nên phần vốn để mua xe và mua phụ tùng về đại lý là lớn nhất trong
tổng vốn lưu động cũng là một điều dễ hiểu. Phần vốn đại lý cần phải chuẩn bị ít hơn
trong tổng vốn lưu động là vốn dùng để tính lương cho nhân viên. Chiếm một phần
nhỏ là vốn dùng cho việc vận chuyển xe của đại lý và cuối cùng là vốn cho chi phí
sinh hoạt là rất nhỏ.
- Xác định tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư bao gồm: vốn cố đinh và vốn lưu động được xác định cho
từng năm.
Bảng 4.28. Bảng Tổng Nguồn Vốn Hàng Năm của Đại Lý.
ĐVT: trđ
Chỉ tiêu Năm
0 1 2 3 4 5
Vốn cố định 2.211 9
Vốn lưu động 47.932 55.505 64.286 74.470 86.282
Tổng nguồn vốn 2.211 47.932 55.505 64.286 74.479 86.282
Ngồn: TTTH
Nhìn vào bảng 4.28 thấy rằng, năm thứ 1 đại lý sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí
là 47.932 trđ để chi cho việc mua xe, mua phụ tùng, vận chuyển xe, sinh hoạt và tính
lương cho nhân viên và cộng thêm với chi phí năm 0 là 2.211 trđ. Như vậy tổng số vốn
ban đầu mà đại lý cần là 50.143 trđ, đây là một số vốn rất lớn nên sẽ mang lại gánh
nặng vay tiền cho đại lý, không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để giảm bớt gánh nặng
về nguồn vốn, vốn lưu động của năm thứ nhất sẽ được chia theo từng tháng, vì chiếm
tỷ lệ lớn nhất trong tổng nguồn vốn lưu động là chi phí mua xe, mỗi tháng đại lý mua
về chỉ khoảng 150 chiếc và cứ bán được xe thì nguồn vốn lưu đông của đại lý sẽ xoay
vòng, bán hết hàng tháng này sẽ nhập hàng cho tháng kế và lấy khoản tiền của tháng
trước để bù đắp cho tháng sau. Việc làm này sẽ giảm bớt gánh nặng nguồn vốn vay
ban đầu cho nhà đầu tư.
Dựa vào cách tính như trên thì tổng vốn cần cho dự án ban đầu là:
2.211trđ + [
12
932.47 ] = 6.205 trđ
73
- Xác định nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư cần ghi rõ xuất xứ để thực hiện dự án, bao gồm: vốn tự có, tự
huy động, vốn vay... Tuỳ theo nguồn vốn dồi dào hoặc ít của chủ đầu tư mà cơ cấu vốn
sẽ khác nhau, dự án có thể được đầu hoàn toàn bằng nguồn vốn tự có, vốn vay… hoặc
được đầu tư bằng cả vốn tự có và vốn vay. Theo dự kiến, cơ cấu vốn của dự án trong
khoá luận này được xây dựng như sau:
Vốn chủ sở hữu: 4.205 trđ (67,77%)
Vốn vay: 2000 trđ (32,23%)
Với số tiền vay là 2000 trđ, thời hạn vay là 6 năm ấn hạn năm đầu, trong thời
gian vừa qua lãi suất vay biến động một cách chóng mặt và theo Smartfinance.vn
(chuyên gia tư vấn dịch vụ tài chính) thì kết thúc quý I năm 2011 lãi suất vay trung
bình là 16,23%/năm. Như vậy, ta sẽ lấy mức lãi vay là 16,2%/năm để lập lịch trả nợ
đều cho ngân hàng. Vốn và lãi vay được trả vào cuối mỗi năm. Sử dụng hàm PMT
trong excel để xác định mức trả nợ đều vốn gốc.
Trả nợ đều = -PMT(16,2%;5;2000)= 613,7 trđ, đây là số tiền lớn nên ta có thể
làm tròn số cho dễ dàng trong việc tính toán. Vậy số tiền trả nợ đều sẽ là 614 trđ.
Ta lập kế hoạch trả lãi vay như sau:
Bảng 4.29. Bảng Kế Hoạch Trả Lãi Vay
ĐVT: trđ
Chỉ tiêu Năm
0 1 2 3 4 5
Nợ đầu năm 2000 1710 1374 983 528
Lãi phải trả 324 277 223 159 86
Trả nợ đều 614 614 614 614 614
- Trả nợ gốc 290 337 391 454 528
- Trả lãi 324 277 223 159 86
Nợ cuối năm 2000 1710 1374 983 528 0
Nguồn:TTTH
b) Dự trù kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của đại lý
Dự trù kết quả hoạt động kinh doanh nhằm biết được mức lãi, lỗ của đại lý.
Mặt khác, đây còn là cơ sở để lập báo cáo ngân lưu của đại lý. Cụ thể: dòng chi trả
thuế trong báo cáo ngân lưu được lấy từ bảng dự trù kết quả hoạt độg kinh doanh của
đại lý.
74
Dựa vào chi phí sinh hoạt (bảng 4.11), chi phí lương cho nhân viên (bảng
4.12), tổng doanh thu của đại lý (bảng 4.21), chi phí mua xe (bảng 4.23), chi phí mua
phụ tùng (bảng 4.24), chi phí vận chuyển xe (bảng 4.25) để lập ra bảng dự trù kết quả
hoạt động kinh doanh của đại lý được thể hiện chi tiết ở bảng 4.30 bên dưới.
Bảng 4.30. Bảng Dự Trù Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Đại Lý
ĐVT:trđ
Chỉ tiêu Năm 1 2 3 4 5
1. Tổng doanh thu 50.598 58.632 67.952 78.764 91.309
- Doanh thu bán xe 45.468 52.688 61.064 70.782 82.058
- Doanh thu bán phụ tùng 4.547 5.269 6.106 7.078 8.206
- Doanh thu DVBT 305 353 409 474 550
- Doanh thu DVBH 279 322 372 430 496
2. Tổng chi phí 48.679 56.204 64.931 75.052 86.791
- Chi phí mua xe 43.194 50.054 58.011 67.243 77.955
- Chi phí mua phụ tùng 4.092 4.742 5.496 6.370 7.385
- Chi phí vận chuyển xe 93 107 124 143 165
- Chi phí lương 520 567 617 672 731
- Chi phí sinh hoạt 32 35 38 42 45
- Chi phí khấu hao 422 422 422 423 423
- Trả lãi 324 277 223 159 86
3. Lãi trước thuế 1.920 2.428 3.021 3.712 4.519
4. Bù lỗ cho các năm trước 0 0 0 0
5. Doanh thu chịu thuế 1.920 2.428 3.021 3.712 4.519
6. Thuế thu nhập doanh nghiệp 480 607 755 928 1.130
7. Lãi sau thuế 1.440 1.821 2.266 2.784 3.389
Nguồn: TTTH
Nhìn vào dòng lãi sau thuế trên bảng 4.30 ta thấy rằng hoạt động của dự án
mang lại lợi nhuận ngay từ năm đầu tiên của dự án và càng những năm về sau thì lợi
nhuận càng tăng.
4.3.8. Xây dựng báo cáo ngân lưu
Dựa vào bảng dự trù kết quả kinh doanh của đại lý để lập bảng báo cáo ngân
lưu theo quan điểm ngân hàng và theo quan điểm chủ sở hữu. Ta sẽ biết được dòng
ngân lưu vào, dòng ngân lưu ra và dòng ngân lưu ròng qua hai bảng 4.31 và 4.32 bên
dưới.
75
Bảng 4.31. Bảng Báo Cáo Ngân Lưu Theo Quan Điểm Ngân Hàng.
ĐVT: trđ
Chỉ tiêu Năm
0 1 2 3 4 5
Dòng ngân lưu vào 0 50.598 58.632 67.952 78.764 91.414
- Tổng doanh thu 50.598 58.632 67.952 78.764 91.309
- Giá trị thanh lý 0,69 104,63
Dòng ngân lưu ra 2.211 48.412 56.112 65.041 75.407 87.412
- Chi phí đầu tư 2.211 9
- Chi phí mua xe 43.194 50.054 58.011 67.243 77.955
- Chi phí mua phụ tùng 4.092 4.742 5.496 6.370 7.385
- Chi phí vận chuyển xe 93 107 124 143 165
- Chi phí lương 520 567 617 672 731
- Chi phí sinh hoạt 32 35 38 42 45
Thuế TNDN 480 607 755 928 1.130
Doàng ngân lưu ròng -2.211 2.186 2.520 2.911 3.357 4.002
Nguồn: TTTH
Bảng 4.32. Bảng Báo Cáo Ngân Lưu theo Quan Điểm Chủ Sở Hữu
ĐVT: trđ
Chỉ tiêu Năm
0 1 2 3 4 5
1. Ngân lưu vào 50.598 58.632 67.952 78.764 91.414
- Tổng doanh thu 50.598 58.632 67.952 78.764 91.309
- Giá trị thanh lý 0,69 104,63
2. Ngân lưu ra trước khi vay 2.211 48.412 56.112 65.041 75.407 87.412
- Chi phí mua xe 43.194 50.054 58.011 67.243 77.955
- Chi phí đầu tư 2.211 9
- Chi phí mua phụ tùng 4.092 4.742 5.496 6.370 7.385
- Chi phí vận chuyển xe 93 107 124 143 165
- Chi phí lương 520 567 617 672 731
- Chi phí sinh hoạt 32 35 38 42 45
- Thuế thu nhập doanh nghiệp 480 607 755 928 1.130
3. Ngân lưu ròng trước khi vay -2.211 2.186 2.520 2.911 3.357 4.002
4. Ngân lưu vay 2.000
- Trả nợ gốc 290 337 391 454 528
- Trả lãi (i=16,2%) 324 277 223 159 86
5. Ngân lưu ra 2.211 49.026 56.725 65.655 76.020 88.026
6. Ngân lưu ròng chủ sở hữu -211 1.573 1.907 2.298 2.744 3.388
Nguồn: TTTH
76
Nhìn vào hai bảng ngân lưu theo hai quan điểm khác nhau ta thấy dòng ngân
lưu vào của hai bảng đều giống nhau, nhưng dòng ngân lưu ra và ngân lưu ròng ở hai
bảng khác nhau hoàn toàn. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do theo quan điểm của chủ sở
hữu có thêm dòng ngân lưu vay còn theo quan điểm của ngân hàng thì không có, điều
đó làm cho dòng ngân lưu ra trong bảng 4.32 lớn hơn dòng ngân lưu ra trong bảng
4.31 dẫn đến dòng ngân lưu ròng trong bảng 4.31 lớn hơn.
4.4. Thẩm định dự án
Sau khi lập dự án xong điều quan trọng là phải kiểm tra một cách khá toàn diện
và khoa học các nội dung của dự án đầu tư nhằm khẳng định tính hiệu quả và khả thi
để từ đó ra quyết định đầu tư và đó chính là việc thẩm định dự án đầu tư. Trên góc độ
là người lập ra dự án đầu tư trong đề tài này nên tác giả chỉ sử dụng các chỉ tiêu cơ bản
để thẩm định hiệu quả tài chính của dự án. Dự án sẽ được thẩm định theo hai quan
điểm khác nhau, đó là theo quan điểm của ngân hàng và theo quan điểm chủ sở hữu.
Việc thẩm định sẽ dựa vào hai bảng báo cáo ngân lưu (bảng 4.31 và bảng 4.32).
4.4.1. Thẩm định dự án theo quan điểm ngân hàng
a) Thẩm định dự án bằng các chỉ tiêu NPV, IRR, B/C, PI
Thẩm định dự án đầu tư theo quan điểm ngân hàng nên suất chiết khấu phân
tích sẽ là WCC (lãi suất bình quân gia quyền), bởi vì vốn được hình thành từ hai nguồn
vốn: vốn vay và vốn chủ sở hữu. Trong trường hợp có thuế TNDN WCC được tính
như sau:
WCC = (1-t)
V
D× × rd + V
E × re = (1-25%) x (32,23% x 16,2%) + (66,77% x 14%)
= 13,26%
Như đã phân tích trong tổng nguồn vốn thì vốn vay chiếm 32,23%, lãi suất vay
sẽ là 16,2% và vốn chủ sở hữu chiếm 66,77%, theo như Smartfinance.vn lãi suất tiền
gởi hiện giờ đang ở mức 14%/năm, thuế TNDN hiện nay là 25%/năm. Như vậy: lãi
suất tính toán (i) cho các chỉ tiêu thẩm định dự án sẽ là 13,26%. Dựa vào i = 13,26 %,
dòng ngân lưu vào, dòng ngân lưu ra và dòng ngân lưu ròng trong bảng báo cáo ngân
lưu theo quan điểm của ngân hàng ta có hiện giá thuần, suất sinh hoàn nội bộ, tỷ số lợi
ích trên chi phí và chỉ số sinh lời của dự án như sau:
77
Bảng 4.33. Bảng Các Chỉ Tiêu Thẩm Định Dự Án Đầu Tư theo Quan Điểm Ngân
Hàng
Chỉ tiêu Năm
0 1 2 3 4 5
Dòng ngân lưu vào (trđ) 0 50.598 58.632 67.952 78.764 91.414
Dòng ngân lưu ra (trđ) 2.211 48.412 56.112 65.041 75.407 87.412
Dòng ngân lưu ròng (trđ) -2.211 2.186 2.520 2.911 3.357 4.002
NPV (trđ) 7.876
IRR (%) 109,37
B/C 1,035
PI 4,56
Nguồn: TTTH
Ta thấy chỉ số NPV đạt 7.876 trđ > 0, chỉ số IRR = 109,35% cho thấy dự án có
suất sinh lợi cao nếu tiếp tục kéo dài thời gian hoạt động của dự án hoặc tái đầu tư mở
rộng thì dự án sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn nữa, dự án đem lại thu nhập cao cho
nhà đầu tư vì bình quân cứ 1 đồng chi phí tạo ra được 1,035 đồng thu nhập và bình
quân 1 đồng vốn đầu tư ban đầu tạo ra được 4,56 đồng thu nhập trong suốt vòng đời
của dự án.
Với:
NPV >0
IRR > itt
B/C > 1
PI >1
Điều này nói lên ta chấp nhận dự án và dự án này có tính khả thi cao. Để tăng
thêm tính thuyết phục của dự án ta tiến hành phân tích thời gian hoàn vốn của dự án.
b)Thời gian hoàn vốn
Để tính được thời gian hoàn vốn của dự án ta cộng dồn dòng ngân lưu ròng qua
các năm nhưng dòng ngân lưu ròng được hiện giá với suất chiết khấu là lãi suất bình
quân gia quyền i= 13,26%. Sau đó lấy vốn đầu tư khấu trừ dần vào các năm, tính số
năm khấu trừ và xác định tỷ lệ thời gian của năm cuối cùng để tính ra số tháng và số
ngày hoàn vốn. Dựa vào dòng ngân lưu ròng trong bảng báo cáo ngân lưu theo quan
điểm ngân hàng ta có bảng tính thời gian hoàn vốn như sau:
78
Bảng 4.34. Bảng Tính Thời Gian Hoàn Vốn của Dự Án theo Quan Điểm Ngân
Hàng
ĐVT: trđ
Chỉ tiêu Năm
0 1 2 3 4 5
Dòng ngân lưu ròng -2.211 2.186 2.520 2.911 3.357 4.002
Hiện giá dòng ngân lưu ròng -2.211 1.930 1.965 2.004 2.040 2.147
Số chưa thu hồi -2.211 -281
Nguồn: TTTH
Như vậy đến cuối năm 1, số vốn chưa thu hồi hết là 281 trđ và ta có thời gian
hoàn vốn như sau:
1 năm + (281/1.930) x 12 tháng x 30 ngày = 1 năm 1 tháng 22 ngày.
Ta thấy dự án sẽ hoàn vốn trong vòng 1 năm 1 tháng và 22 ngày. Như vậy thời
gian hoàn vốn của dự án này rất nhanh làm giảm mức rủi ro của dự án và nhà đầu tư
có thể nhanh chóng tái đầu tư để tăng lợi nhuận cho mình.
4.4.2. Thẩm định dự án theo quan điểm chủ đầu tư
a) Thẩm định dự án bằng các chỉ tiêu NPV, IRR, B/C, PI
Thẩm định dự án theo quan điểm chủ sở hữu nên sẽ sử dụng suất chiết khấu là
suất sinh lời kỳ vọng (tức chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu), vậy suất chiết khấu sẽ là
14%, dựa vào suất chiết khấu, dòng ngân lưu vào, dòng ngân lưu ra và dòng ngân lưu
ròng trong bảng báo cáo ngân lưu theo quan điểm chủ sở hữu ta có hiện giá thuần, suất
sinh hoàn nội bộ, tỷ số lợi ích trên chi phí và chỉ số sinh lời của dự án như sau:
Bảng 4.35. Bảng Các Chỉ Tiêu Thẩm Định Dự Án Đầu Tư theo Quan Điểm Chủ
Sở Hữu
Chỉ tiêu Năm
0 1 2 3 4 5
Dòng ngân lưu vào (trđ) 0 50.598 58.632 67.952 78.764 91.414
Dòng ngân lưu ra (trđ) 2.211 49.026 56.725 65.655 76.020 88.026
Dòng ngân lưu ròng (trđ) -211 1.573 1.907 2.298 2.744 3.388
NPV (trđ) 7.571
IRR (%) 768
B/C 1,025
PI 3,52
Nguồn : TTTH
79
Bảng 4.35 thể hiện các chỉ tiêu NPV, B/C, PI thẩm định theo quan điểm chủ sở
hữu đều nhỏ hơn các chỉ tiêu NPV, B/C, PI thẩm định theo quan điểm ngân hàng, vì
dòng ngân lưu ra của quan điểm chủ sở hữu lớn hơn dòng ngân lưu ra của quan điểm
ngân hàng, điều đó làm cho B/C và PI nhỏ hơn và vì dòng ngân lưu ròng theo quan
điểm chủ sở hữu nhỏ hơn dòng ngân lưu ròng theo quan điểm của ngân hàng làm cho
NPV nhỏ hơn. IRR theo quan điểm chủ sở hữu lớn hơn rất nhiều vì do trong dòng
ngân lưu ròng theo quan điểm này ở năm 0 nhỏ hơn 2.000 trđ, vì năm 0 được tài trợ ở
dòng ngân lưu vay là 2.000 trđ nên số vốn cố định ở năm 0 mà đại lý bỏ ra là rất thấp,
chỉ có 211 trđ, điều đó làm cho suất sinh lợi của đại lý là rất cao ( 768%).
Nhìn vào các chỉ tiêu NPV, IRR, B/C, PI ở hai bảng 4.33 và 4.35 thấy rằng, dù
thẩm định theo hai quan điểm khác nhau, cho ra hai kết quả khác nhau nhưng thẩm
định theo quan điểm nào thì vẫn thấy dự án có tính khả thi rất cao.
b) Thời gian hoàn vốn
Cũng giống như cách tính thời gian hoàn vốn theo quan điểm ngân hàng thời
gian hoàn vốn theo quan điểm chủ sở hữu được dựa vào dòng ngân lưu ròng trong
bảng báo cáo ngân lưu theo quan điểm chủ sở hữu.
Bảng 4.36. Bảng tính thời gian hoàn vốn của dự án theo quan điểm chủ sở hữu
ĐVT: trđ
Chỉ tiêu Năm
0 1 2 3 4 5
Dòng ngân lưu ròng -211 1.573 1.907 2.298 2.744 3.388
Hiện giá dòng ngân lưu ròng -211 1.379 1.467 1.551 1.624 1.760
Số chưa thu hồi -211
Nguồn: TTTH
Như vậy, đến cuối năm 0 số vốn chưa thu hồi hết là 211 trđ, thời gian hoàn vốn
được tính như sau:
(211/1.379) x 12 tháng x 30 ngày = 1 tháng 25 ngày.
Sở dĩ thời gian hoàn vốn tính theo quan điểm chủ sở hữu nhanh như vậy là do
ngay năm 0 đã có 2000 trđ do ngân hàng cho vay nên chỉ sau 1 tháng 25 ngày dự án đã
có thể hoàn vốn đầu tư ban đầu là 211 trđ.
80
4.5. Phân tích rủi ro dự án
Bất cứ một dự án nào cũng phải có rủi ro. Rủi ro dự án được hiểu là những gì
được ước lượng trong dự án có thể sẽ thay đổi trong thực tế. Rủi ro càng lớn nghĩa là
sự thay đổi đó càng nhiều. Nguyên nhân của rủi ro dự án có thể là do sự biến động thị
trường, mức độ cạnh tranh, hoặc quan hệ cung cầu các yếu tố đầu vào, đầu ra thay
đổi.. Các nhà đầu tư luôn hiểu rõ và chấp nhận điều này. Họ sẽ quyết định không làm,
nếu như họ không biết được khả năng rủi ro đó là bao nhiêu.
Phân tích rủi ro là để ước lượng, qua đó tìm cách giảm nó chứ không thể loại
bỏ nó hoàn toàn, bởi rủi ro là thuộc tính của đầu tư. Quy luât “tự nhiên” của kinh
doanh là rủi ro nhiều thì lợi nhuận cao. Nếu không chấp nhận mạo hiểm có tính toán
thì không thể mang lại lợi nhuận cao.
Để biết được mức độ rủi ro của dự án như thế nào? khoá luận tiến hành phân
tích biến động của các chỉ tiêu NPV, IRR, B/C, PI khi sản lượng thay đổi hoặc khi cả
sản lượng và giá bán sản phẩm cùng thay đổi. Việc phân tích biến động của các chỉ
tiêu ở hai quan điểm ngân hàng và chủ sở hữu đều giống nhau nên ta chỉ phân tích sự
biến động của các chỉ tiêu theo quan điểm của ngân hàng.
4.5.1. Phân tích biến động hiệu quả kinh tế của dự án theo sự thay đổi của sản
lượng
Trong phần này sẽ chọn một biến rủi ro của dự án, biến đó có thể là sản lượng,
giá… Trong dự án của khoá luận này chọn sản lượng làm biến rủi ro. Sau khi sử dụng
phần mềm excel để phân tích biến động hiệu quả kinh tế của dự án khi sản lượng tiêu
thụ tăng/giảm có được sự biến động của NPV, IRR, B/C, PI như sau:
Bảng 4.37. Bảng Phân Tích Chỉ tiêu NPV, IRR, B/C, PI Khi Sản Lượng Tiêu Thụ
Thay Đổi
Tỷ lệ tăng/giảm sản lượng (%) NPV (trđ) IRR (%) B/C PI
-40 -261 4,93 0,996 0,88
-30 982 35,86 1,011 1,44
-20 2.658 61,71 1,022 2,20
-10 4.903 85,92 1,029 3,22
0 7.876 109,37 1,037 4,56
10 11.770 132,40 1,039 6,32
20 16.812 155,17 1,040 8,61
Nguồn: TTTH
81
Qua bảng 4.37 thấy rằng, khi sản lượng thay đổi có ảnh hưởng tới các chỉ tiêu
NPV, IRR, PI và B/C. Khi sản lượng tăng thì tất cả các chỉ tiêu đều tăng và đem lại lợi
nhuận cao cho dự án, ngược lại khi sản lượng giảm thì tất cả các chỉ tiêu đều giảm
theo và sẽ không bảo đảm về mặt hiệu quả tài chính của dự án. Chẳng hạn khi sản
lượng giảm 40% thì giá trị của các chỉ tiêu cũng giảm theo, NPV có giá trị âm là 261
trđ; IRR giảm xuống còn 4,93%; B/C chỉ còn 0,996 và PI còn 0,88. Còn khi sản lượng
tăng lên 10% thì tất cả chỉ tiêu của dự án đều tăng lên một cách đáng kể, ta có thể theo
dõi trên bảng 4.37.
Như vậy, qua phân tích trên có thể nhận ra rằng đây là một dự án có tính rủi ro
thấp, chỉ khi sản lượng giảm xuống 40% thì dự án mới bị lỗ, đây là một điều rất khó
xảy ra, nhưng chủ đầu tư cũng không nên chủ quan vì có thể do biến động của thị
trường, mức độ cạnh tranh, hoặc quan hệ cung cầu các yếu tố đầu vào, đầu ra thay
đổi… mà sản lượng có thể giảm mạnh và có thể giảm tới 40%. Do vậy, khi dự án đi
vào hoạt động ta phải tiếp tục teo dõi và nghiên cứu thị trường để giảm mức độ rủi ro
và tăng lợi nhuận cho dự án.
Ở trên chỉ phân tích một yếu tố thay đổi, vậy khi cả hai yếu tố cùng thay đổi
mức độ rủi ro của dự án sẽ ra sao? ta tiến hành phân tích biến động của các chỉ tiêu
theo sự thay đổi của hai yếu tố.
4.5.2. Phân tích biến động của chỉ tiêu NPV và IRR theo sự thay đổi của giá bán
và sản lượng
Trong phần này sẽ cho hai biến rủi ro của dự án thay đổi đó là sản lượng và giá
bán xem hai chỉ tiêu NPV và IRR thay đổi như thế nào? Sau khi sử dụng phần mềm
trên excel có được kết quả thay đổi của hai chỉ tiêu NPV và IRR được thể hiện dưới
bảng 4.38 và bảng 4.39.
82
Bảng 4.38. Bảng Phân Tích Chỉ Tiêu NPV Khi Giá Bán Sản Phẩm và Sản Lượng
Tiêu Thụ Thay Đổi
ĐVT: trđ
Tỷ lệ giá bán sản phẩm
tăng/giảm (%)
Tỷ lệ sản lượng tăng /giảm (%)
-30 -20 -10 0 10 20
-20 -836 26 1.142 2.574 4.402 6.713
-10 -26 1.185 2.778 4.858 7.546 10.987
0 982 2.658 4.903 7.876 11.770 16.812
10 2.222 4.512 7.626 11.811 17.357 24.609
20 3.738 6.822 11.080 16.875 24.637 34.877
Nguồn: TTTH
Nhìn vào bảng 4.38 ta thấy sản lượng giảm 30% và giá bán giảm 20% sẽ làm
cho NPV của dự án có giá trị âm là 836 trđ, như vậy dự án bị lỗ. Nhưng khi sản lượng
và giá bán cùng giảm 10% thì NPV = 26 trđ, dự án vẫn có lời nhưng lời rất ít. Và có
thể theo dõi sự thay đổi của NPV ở bảng 4.38 trên và ta thấy NPV tăng/giảm theo sự
tăng giảm của sản lượng và giá bán sản phẩm. Vì vậy, khi dự án đi vào hoạt động ta
nên có những chính sách thu hút khách hàng nhằm làm tăng sản lượng tiêu thụ và giá
bán của sản phẩm để giảm bớt rủi ro cho dự án và đem lại hiệu quả tài chính cao.
Tiếp theo ta theo dõi sự thay đổi của IRR như thế nào? khi giá bán và sản
lượng tiêu thụ cùng thay đổi. Sự thay đổi của IRR được thể hiện dưới bảng 4.39.
Bảng 4.39. Bảng Phân Tích Chỉ Tiêu IRR Khi Giá Bán Sản Phẩm và Sản Lượng
Tiêu Thụ Thay Đổi.
ĐVT: %
Tỷ lệ giá bán sản phẩm tăng
/giảm
Tỷ lệ sản lượng tăng /giảm
-20 -10 0 10 20
-20 13,92 35,92 55,66 74,40 92,60
-10 38,10 60,62 81,93 102,62 122,96
0 61,71 85,92 109,37 132,40 155,17
10 85,77 112,25 138,2 163,84 189,29
20 110,73 139,85 168,59 197,08 225,43
Nguồn: TTTH
Cũng như sự phân tích sự thay đổi của NPV trên bảng 4.38, bảng 4.39 cho thấy
rằng chỉ tiêu IRR cũng có sự thay đổi theo sản lượng và giá bán. Khi sản lượng và giá
bán cùng giảm ở mức 20% suất sinh lời của dự án chỉ còn 13,92 % nếu sản lượng và
giá bán còn giảm nữa thì dự án sẽ không được chấp nhận vì tiếp tục giảm thì IRR sẽ
83
nhỏ hơn i, nhưng với sản lượng giảm 20%, giá bán chỉ giảm 10% thì dự án được chấp
nhận và có tính khả thi vì IRR = 38,10% > i = 13,26%. Và nếu giá bán và sản lượng
càng tăng thì IRR càng cao, như vậy dự án sẽ có càng có tính khả thi cao, giảm sự rủi
ro. Vậy, sự thay đổi của sản lượng và giá bán sản phẩm có ảnh hưởng lớn tới IRR.
Qua phân tích sự biến đổi của NPV và IRR theo sự thay đổi của giá bán và sản
lượng vẫn cho thấy rằng đây là một dự án có tính rủi ro thấp, và nếu có những chính
sách làm tăng sản lượng tiêu thụ và giá bán thì sẽ có được lợi nhuận rất cao.
4.6. Phân tích hiệu quả của dự án đến kinh tế - xã hội
Về mặt xã hội dự án sẽ giúp giải quyết việc làm cho 10 lao động. Ở nước Việt
Nam, trong thời đại hiện nay cần phải có phương tiện là xe máy để vận chuyển là điều
rất cần thiết đối với mỗi người dân Việt Nam, vì vậy khi dự án đi vào hoạt động sẽ cho
khách hàng có thêm sự lựa chọn khi cần mua một chiếc xe máy vì sản phẩm của SYM
có đủ mọi chủng loại sản phẩm giành cho mọi đối tượng khách hàng với chất lượng
tốt, kiểu dáng đẹp và mức giá vừa phải, như vậy sẽ giúp cho những khách hàng có
mức thu nhập thấp cũng có thể mua được xe máy của SYM. Ngoài ra, dự án còn góp
phần phát triển vào ngành kinh doanh xe máy của Việt Nam.
Về mặt kinh tế, mỗi năm dự án đều đóng góp vào ngân sách nhà nước phần
thuế TNDN và thuế VAT (giá trị gia tăng). Thuế TNDN được lấy trong bảng 4.33, và
thuế VAT được tính bằng cách lấy giá bán của từng loại sản phẩm ở bảng 4.14 nhân
với 10%, đây chính là VAT của mỗi loại xe. Để tính được tổng thuế VAT của từng
năm ta lấy thuế VAT của mỗi loại xe ở mỗi năm nhân với sản lượng mỗi loại xe của
mỗi năm trong bảng 4.13. Tổng giá trị mà doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách nhà
nước được thể hiện cụ thể dưới bảng 4.40.
84
Bảng 4.40. Bảng Thể Hiện Giá Trị Doanh Nghiệp Đóng Góp vào Ngân Sách Nhà
Nước
ĐVT: trđ
Chỉ tiêu Năm
1 2 3 4 5
Thuế TNDN 480 607 755 928 1.130
Thuế VAT 4.547 5.269 6.106 7.078 8.206
Tổng giá trị đóng góp vào ngân sách nhà nước 5.027 5.876 6.861 8.011 9.336
Nguồn: TTTH
Như vậy, mỗi năm dự án đóng góp vào ngân sách nhà nước số tiền khá lớn,
năm thứ nhất là 5.027 trđ, năm thứ 2 là 5.876 trđ và cứ mỗi năm đều tăng, đến năm thứ
5 thì dự án đóng góp vào ngân sách nhà nước là 9.336 trđ.
85
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng về ngành kinh doanh xe máy, sức
mua của thị trường tương đối lớn, vì phương tiện xe máy rất thích hợp với đường xá và
giao thông ở Việt Nam. Hiện nay, xe máy không chỉ là phương tiện đị lại mà nó còn
giữ vai trò là một trong những sản phẩm thể hiện đẳng cấp của người tiêu dùng. Vì
vậy, đầu tư vào thi trường đầy tiềm năng này sẽ mang lại cho ta rất nhiều cơ hội nhưng
cũng không ít thử thách. Để có thể nắm bắt được những cơ hội và kiếm một nguồn lợi
lớn mà lại tránh được những rủi ro của thi trường này, điều ta cần làm là gì?
Chính vì thế mà trước khi tiến hành xâm nhập vào thị trường này ta nên lập ra
một dự án về kinh doanh xe máy để có thể tăng lợi nhuận và giảm bớt rủi ro. Sau một
quá trình tìm hiểu thị trường xe máy SYM, tìm hiểu về Công Ty VMEP và các đại lý
của nó, dự án : “Lập và thẩm định dự án mở đại lý 3S của SYM Việt Nam” đã ra đời
và qua các bước phân tích, thẩm định dự án ta có thể rút ra được một số kết luận sau:
- Sau khi tìm hiểu về thực trạng ngành kinh doanh xe máy thấy dược rằng,
ngành kinh doanh xe máy ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng đang rất phát
triển và các loại xe tay ga đang được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn.
- Qua nghiên cứu đặc điểm của người tiêu dùng xe máy của hãng xe
SYM thì ta có thể nhận xét rằng đây là hãng xe máy này đang có tiềm năng phát triển
vì người tiêu dùng có mức độ hài lòng khá cao về xe máy của SYM và đa số khách
hàng nhận xét chất lượng xe của SYM tương đương với các hãng xe khác và giá thì
thấp hơn.
86
- Doanh thu của đại lý phụ thuộc vào sản lượng xe bán ra, số lượng xe được
bán ra hàng năm càng tăng cao thì doanh thu của đại lý càng cao, đem lợi nhuận lớn và
giảm mức rủi ro cho đại lý.
- Sau khi thẩm định dự án bằng một số chỉ tiêu NPV, IRR, B/C, PI và phân tích
độ rủi ro của dự án ta thấy dự án này hoàn toàn khả thi. Dự án đem lại mức lợi nhuận
hàng năm khá cao cho nhà đầu tư, bên cạnh đó thời gian hoàn vốn đầu tư rất nhanh,
chỉ trong vòng 1 năm 2 tháng và 22 ngày theo quan điểm ngân hàng và chỉ có 1 tháng
25 ngày theo quan điểm của chủ sở hữu.
- Theo quan điểm của ngân hàng thì với số vốn đầu tư ban đầu là 2.211 trđ, sau
5 năm sẽ thu được 7.876 trđ, còn theo quan điểm của chủ đầu tư thì với số vốn đầu tư
ban đầu là 211 trđ sau 5 năm sẽ thu được 7.571 trđ.
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Đối với các nhà đầu tư
Qua các bước nghiên cứu và lập dự án cho thấy rằng đây là một dự án có tính
khả thi cao, dự án mang lại hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội. Vì vậy, khi đầu tư
vào dự án này chủ đầu tư sẽ có lợi nhuận cao. Tuy nhiên dự án vẫn có những rui ro khi
sản lượng hoặc giá bán thay đổi. Vì vậy, khi dự án đi vào hoạt động các nhà đầu tư nên
theo dõi dự án một cách chặt chẽ, có những chính sách thu hút khách hàng làm cho sản
lượng tăng cao, như vậy sẽ mang lại lợi nhuận cao và giảm bớt rủi ro.
5.2.2. Đối với Công Ty VMEP
- Cải tiến chất lượng sản phẩm nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm có chất
lượng tốt nhất để thu hút khách hàng tin dùng và trung thành với sản phẩm của công
ty.
- Tăng độ khó khăn của những điều kiện được mở đại lý 3S để tạo ra một hệ
thống đại lý của công ty là những đại lý tốt nhất và chất lượng nhất, tạo được hình ảnh
của SYM trong lòng của khách hàng.
- Tăng các chính sách khuyến mãi đối với các đại lý để tạo tình cảm tốt với họ
để họ tích cực trong việc chào bán, giới thiệu và quảng bá tốt hình ảnh, sản phẩm của
công ty. Cụ thể là tăng số tiền hoa hồng cho các đại lý.
- Tăng và kéo dài hơn nữa các chương trình khuyến mãi giành cho khách hàng
nhằm thu hút khách hàng đến với sản phẩm của SYM.
87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Xuân Nhã, 2010. Giáo Trình Kế Toán Quản Trị, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông
Lâm TPHCM.
Đinh Ngọc Dũng, 2004. Soạn Thảo Dự Án Đầu Tư Siêu Thị Hoa Tươi Trực
Thuộc Công Ty Đà Lạt HASFARM. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Kinh
Tế, Đại Học Nông Lâm TPHCM.
Lê Đan Quỳnh, 2010. Một Số Giải Pháp Phat Triển Thương Hiệu SYM Tại PhiLipPin.
Bộ Môn Kinh Tế Đối Ngoại, Đại Học Kinh Tế - Luật TPHCM.
Lê Xuân Hà Minh, 2004. Dự Án Đầu Tư Đóng Tàu Chở Hàng Khô Trọng Tải 7000
DWT Trực Thuộc Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Dịch Vụ Cát
Biển. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm TPHCM.
Nguyễn Huỳnh Hải Phụng, 2004. Nghiên Cứu Hoạt Động Thẩm Định Dự Án Đầu Tư
Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Á. Luận văn tốt
nghiệp đại học, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm TPHCM.
Phạm Xuân Giang, 2010. Lập - Thẩm Định Quản Trị Và Dự Án Đầu Tư. Nhà xuất bản
tài chính Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tôn Thất Đào, 2010. Giáo Trình Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp, Khoa Kinh Tế.
Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM.
WEBSITE
News.net
Phụ lục
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN KHÁCH HÀNG
Ngày PV:
Ms PV:
Xin chào anh/chị!
Tôi là: Lê Vân Anh. Hiện tôi là sinh viên đến từ lớp: DH07TM - Khoa: Kinh tế -
Trường: Đại học Nông Lâm TP.HCM. Hiện nay tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài
“Thiết lập và thẩm định dự án mở đại lý 3s của hãng xe máy SYM Việt Nam”. Ý
kiến của anh (chị) là một trong những nhân tố quan trọng giúp tôi hoàn thành đề tài
này. Rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình của anh (chị). Tôi xin cam kết những
thông tin này chỉ phục vụ cho mục đích thống kê và công bố dưới dạng kết quả tổng
hợp.
Xin anh (chị) hãy khoanh tròn vào những câu mà anh (chị) thấy hài lòng nhất.
THÔNG TIN KHÁCH HÀNG
Họ và tên: ............................................................................................ Nam/ Nữ: ...............
Nghề nghiệp: ....................................................................................... .............. .................
Tuổi: ...... .............................................................................................. .............. .................
Câu 1: Thu nhập trung bình hàng tháng của anh (chị) là?
a. Từ 1 triệu đến 3 triệu c. Trên 5 triệu đến 10 triệu
b. Trên 3 triệu đến 5 triệu d. Trên 10 triệu
Câu 2: Hiện anh (chị) có sử dụng xe gắn máy không?
a. Có b. Không
Câu 3: Anh (chị) có biết đến hãng xe gắn máy SYM không?
a. Có b. Không
Câu 4: Hiện gia đình anh (chị) đang sử dụng xe gắn máy của hãng xe máy nào?
với số lượng bao nhiêu?(nếu không sử dụng xe của SYM chỉ trả lời thêm ở câu 8).
a. Honda – số lượng………… c.Yamaha – số lượng………..
b. Suzuki – số lượng………… d. SYM – số lượng…………..
e. Khác (ghi rõ):………………..
2
Câu 5: Anh (chị) đã sử dụng xe gắn máy SYM trong thời gian bao lâu?
a. Dưới 1 năm c.Từ 3 đến 4 năm
b. Trên 4 năm d.Từ 1 đến 2 năm
Câu 6: Dòng xe nào của SYM anh (chị) cảm thấy ưa chuộng nhất?
a. Attila b. Excel
b. Khác (ghi rõ)…………… c. Shark
Câu 7: Mức độ hài lòng của anh (chị) như thế nào với các chỉ tiêu sau của SYM?
Chỉ tiêu Rất hài lòng Hài lòng
Bình
thường
Không hài
lòng
Rất không
hài lòng
Chất lượng
Kiểu dáng
Giá cả
Dịch vụ KH
Câu 8: Anh (chị) nhận thấy chất lượng xe máy của SYM so với các hãng xe gắn
máy khác như thế nào?
a. Tốt hơn b. Tương đương c. kém hơn
Câu 9: Anh (chị) nhận thấy giá xe máy của SYM so với các hãng xe gắn máy khác
như thế nào?
a. Cao hơn b. Tương đương c. Thấp hơn
Câu 10: Khi mua xe máy ở các đại lý SYM anh (chị) có nhận được bất cứ chương
trình KM hoặc hậu mãi nào không?nếu có ghi rõ đó là chương trình gì?
a. Có (ghi rõ)………………………………………………………………..
b. Không
Câu 11: Ngoài xe của SYM anh (chị) có ý đinh mua xe của hãng nào khác
không?
a. Có b. Không
Câu 12: Ý kiến đóng góp của anh (chị) cho các đại lý 3s của hãng xe gắn máy
SYM……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn anh (chị). Chúc anh (chị) có một ngày vui vẻ!
3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- an_5_8258.pdf