Khóa luận Liên Hợp Quốc sau chiến tranh lạnh

LỜI NÓI ĐẦU Liên Hợp Quốc là một tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới với sứ mệnh gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới, đồng thời thúc đẩy hợp tác và phát triến của các quốc gia. Trải qua 60 năm hoạt động và phát triển, tổ chức này đã có những đóng góp to lớn trong việc gìn giữ hòa bình và tăng cường phát triển thế giới. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, bước vào thiên niên kỷ thứ ba, Liên Hợp Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới do tình hình thế giới đã có quá nhiều thay đổi, biến động phức tạp. Xu thế toàn cầu hóa khiến không một quốc gia, một nhóm nước nào có thể đơn phương giải quyết vấn đề chung của các nước. Đồng thời sự hợp tác giữa các nước, khối, khu vực ngày càng gia tăng mạnh mẽ tạo đà cho nhân loại phát triển. Thể chế và cơ chế đa phương ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong mọi mặt của đời sống xã hội. Liên Hợp Quốc hoạt động vì mục tiêu ngăn ngừa thảm họa chiến tranh, giữ vững độc lập chủ quyền an ninh thế giới. Liên Hợp Quốc thực hiện các nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ theo Hiến chương Liên Hợp Quốc; giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, không dùng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực và không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Có thể nói, vai trò của Liên Hợp Quốc không thể thiếu được như một trung tâm điều hòa hành động của các quốc gia, dân tộc trong một thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương. Chính vì vậy, đối tượng nghiên cứu trong khóa luận này là: Liên Hợp Quốc sau chiến tranh lạnh Vì thời gian và khả năng có hạn, trong khóa luận này mặc dù em có nghiên cứu tổ chức Liên Hợp Quốc kể từ khi hình thành nhưng tập trung chủ yếu vào thời kỳ sau chiến tranh lạnh, khi mà vai trò của Liên Hợp Quốc đóng một vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới. Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo khóa luận được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Tổ chức Liên Hợp Quốc. Chương này đề cập đến các vấn đề chính sau: 1. Quá trình hình thành và phát triển của Liên Hợp Quốc 2. Tôn chỉ mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc 3. Cơ cấu tổ chức của Liên Hợp Quốc Chương 2: Vai trò của Liên Hợp Quốc sau chiến tranh lạnh. Chương này em tập trung trình bày những vấn đề sau: 1.Tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh 2. Vai trò của Liên Hợp Quốc trước và sau chiến tranh lạnh 3. Những cố gắng trong việc việc cải tổ Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc Chương 3: Một số hoạt động của Liên Hợp Quốc sau chiến tranh lạnh. Chương này gồm các vấn đề sau: 1. Hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc 2. Một số hoạt động khác.

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2203 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Liên Hợp Quốc sau chiến tranh lạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế giới sau chiến tranh lạnh Chiến tranh lạnh là một cuộc đối đầu về ý thức hệ, kinh tế và địa chính trị giữa hai phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa sau Thế chiến thứ hai. Đây có lẽ là cuộc chiến trang lạnh được nhiều người biết đến trong lịch sử của thế kỷ 20. Bản chất chung của cuộc chiến là sự mâu thuẫn giữa Mỹ và Liên bang Xô Viết những năm sau chiến tranh của Thế chiến thứ hai. Sau khi trật tự hai cực tan rã, tình hình thế giới đã có rất nhiều chuyển biến sâu sắc. Trước hết, đó là thế giới phát triển nhanh chóng theo hướng đa cực, tuy nhiên đây mới chỉ là thời kỳ quá độ. Các học giả Trung Quốc gọi đó là trạng thái “một siêu cường, nhiều cường quốc”. Mặc dù có những cách khái quát khác nhau nhưng nhìn chung các ý kiến đều thống nhất ở chỗ là Mỹ hiện là cường quốc vượt trội, là cường quốc duy nhất có khả năng ảnh hưởng ở cấp độ toàn cầu. Trật tự thế giới trong tương lai sẽ phát triển theo xu thế là tiến tới một hệ thống đa cực, cân bằng về sức mạnh. Bên cạnh đó, các vấn đề toàn cầu đang nổi lên, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các nước; vì có lợi ích đan cài nên các nước, đặc biệt là giữa các nước lớn vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau. Các nước vừa và nhỏ cố gắng thi hành chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ hơn. Các quốc gia có xu hướng liên kết với nhau trên từng vấn đề, dựa trên cơ sở lợi ích tương đồng, coi trọng cải thiện và phát triển quan hệ với các nước láng giềng. Cuộc chiến tranh lạnh đã cho các nước bài học sâu sắc trong việc phát triển kinh tế. Đồng thời, chiến tranh lạnh cũng chia đôi thế giới thành hai thị trường lớn gần như biệt lập nhau: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Việc các cường quốc tăng cường chạy đua vũ trang đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và cuộc sống của nhân dân các nước này nói riêng. Trong khi đó, một số nước vì lý do chủ quan hoặc khách quan, lấy chiến lược cạnh tranh và phát triển kinh tế làm chính, đã thu được những thành tựu to lớn như Nhật Bản, các nước NICs… Vì vậy, sau chiến tranh lạnh tất cả các quốc gia đều tiến hành điều chỉnh chiến lược phát triển, hướng vào lĩnh vực kinh tế. Thực tế cho thấy không phải tiềm lực quân sự mà nền kinh tế phồn vinh mới chính là sức mạnh của mỗi quốc gia. Từ đó, những hoạt động kinh tế không còn giới hạn trong thị trường truyền thống mà nó ngày càng được mở rộng trên qui mô toàn cầu. Một thị trường thế giới, một nền kinh tế toàn cầu dần dần xuất hiện. Kinh tế phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, mang lại những thay đổi có lợi cho các nước tư bản phát triển. Đồng thời khoa học công nghệ có bước đột phá, càng thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa. Đó cũng là cơ sở thúc đẩy công cuộc toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh lạnh. Nói một cách khác, toàn cầu hóa kinh tế chính là mặt chủ yếu của công cuộc toàn cầu hóa hiện nay mà thành quả của nó là sự ra đời của WTO (1/1/1995). Nhân tố kinh tế có vị trí và tác dụng ngày càng lớn trong việc giao dịch quốc tế. Vì vậy, các nước đều tích cực điều chỉnh quan hệ với các nước khác để xây dựng một trật tự kinh tế có lợi cho mình. Lợi ích kinh tế là động lực chính cho quan hệ song phương và đa phương, là nhân tố thúc đẩy hợp tác và đấu tranh. Quan hệ quốc tế nhờ đó mà năng động linh hoạt hơn. Sau chiến tranh lạnh, trong bối cảnh của sự hòa dịu, một loạt các điểm nóng trên thế giới bắt đầu được hạ nhiệt. Trước hết là ở những khu vực được coi là đối đầu căng thẳng nhất giữa Liên Xô và Mỹ. Vào thời kỳ chiến tranh lạnh, khu vực Trung Đông luôn trong trạng thái không ổn định. Những cuộc chiến tranh đẫm máu đã xảy ra mà nguyên nhân chính là sự đối đầu giữa hai cực Xô- Mỹ và hai khối Đông- Tây. Nhưng dần dần dấu hiệu hòa dịu đã xuất hiện. Tiến trình hòa bình đi được những bước đầu tiên sau khi các nước ngày càng nhận thức được rằng: chiến tranh không phải là biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, sau chiến tranh lạnh cũng xuất hiện các mâu thuẫn mới làm nảy sinh nhưng nguy cơ mới, như mâu thuẫn giữa phương Tây với thế giới Hồi giáo, mâu thuẫn giữa các nền văn minh, xuất hiện nguy cơ khủng bố. Những cuộc đụng độ, xung đột, bạo lực và căng thẳng diễn ra ở mức độ khác nhau ở một số khu vực. Các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp tài nguyên… bùng lên dữ dội. 2.2 Vai trò của Liên Hợp Quốc sau chiến tranh lạnh Trong chiến tranh lạnh, Liên Hợp Quốc đơn giản là diễn đàn để các nước lớn, nhất là Mỹ và Liên Xô công kích nhau. Sự tham gia của Mỹ vào tổ chức này nhằm đảm bảo cho tổ chức này mạnh mẽ hơn, nhưng sự tham gia đó cũng là một phần trong việc thiết kế về mặt tổ chức. Liên Hợp Quốc đã không có được tầm cỡ như trong viễn cảnh ban đầu của nó là do chiến tranh lạnh và ưu tiên tiếp theo là những toan tính về quyền lực. Ngay từ trước khi Hiến chương Liên Hợp Quốc được ký kết, căng thẳng Xô- Mỹ về tương lai của Ba Lan và những quốc gia Đông Âu khác đã lên cao. Rõ ràng là, thay vì là một thể chế thống nhất, Liên Hợp Quốc trong thời gian này đã trở thành một diễn đàn cho cuộc ganh đua giữa Mỹ và Liên Xô cũng như đồng minh của hai siêu cường này. Họ có quan điểm khác nhau về việc ai sẽ là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, rồi là việc nước nào sẽ tham gia vào Đại hội đồng. Cả Mỹ và Liên Xô đều dùng lá phiếu phủ quyết nhiều tới mức mà Hội Đồng Bảo An gần như tê liệt. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, vai tò và tác dụng của LHQ ngày càng giảm xuống. Mặc dù vẫn là tổ chức quốc tế quan trọng nhất, nhưng Liên Hợp Quốc đang ngày càng trở nên hữu danh vô thực. Ra đừi và thay thế Hội quốc liên từ tháng 10/1945, với mục tiêu chủ yếu là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, hợp tác để phát triển kinh tế xã hội của các dân tộc trên thế giới, tạo điều kiện cho việc giải trừ vũ khí, giảm thiểu ngân sách quân sự…Tóm lai, Liên Hợp Quốc là một công cụ quan trọng để cộng đồng quốc tế điều hành công việc thế giới. Nhưng những năm qua, điểm lại hoạt động của Liên Hợp Quốc, nhất là 2 thập niên gần đây thì thất vọng chỉ trích nhiều hơn là hài lòng. Liên Hợp Quốc ngày càng cho thấy rõ vai trò bất lực của mình trong vai trò duy trì hòa bình như ở Angola, Xômali hay ở Nam tư cũ. Thất bại trong nhiệm vụ của mình là đối phó với các cuộc khủng hoảng trên thế giới. Liên Hợp Quốc cũng không đưa ra được một chính sách nào để phòng ngừa đối với các cuộc tranh chấp đang nhen nhúm như ở Angiêri, Bắc Phi hay ở Brundi. Còn những cuộc tranh chấp đang trên đà giải quyết như ở Trung Đông hay Bắc Ai-len thì Liên Hợp Quốc gần như hoàn toàn vắng mặt. Trong những vấn đề khác như mở rộng khối NATO hay các chính sách ở Đông Nam Á, hay liên quan đến Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân thì Liên Hợp Quốc cũng chỉ có một vai trò thứ yếu. Đứng về mặt thống kê, về mặt con số thì Liên Hợp Quốc có mặt ở mọi nơi vá ai cũng thấy sự can thiệp của Liên Hợp Quốc. Nhưng về mặt chính trị thì khác, vì phải thấy là các cuộc khủng hoảng rốt cuộc thường được giải quyết mà không có những tiếng nói của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc đã và đang cố gắng điều chỉnh cơ cấu và hoạt động của mình nhằm phát huy tác dụng hơn nữa. Tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc mỗi năm khai mạc một lần, đại biểu của các nước đều tích cực đưa ra các sáng kiến, đề xuất những yêu cầu và đồng thời phát biểu ý kiến đối với những vấn đề trọng đại trên thế giới. Những chương trình thảo luận và những quyết nghị của đại hội mặc dù không mang tính cưỡng chế, nhưng nó cũng hình thành một sức mạnh to lớn về mặt đạo lý, có ảnh hưởng tích cực đối với trật tự trên thế giới. Trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế Liên Hợp Quốc đã góp phần giải quyết nhiều điểm nóng xung đột ở các châu lục trên thế giới, góp phần gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới. Bên cạnh đó, HĐBA Liên Hợp Quốc cũng thường xuyên mở những phiên họp để thảo luận và nghiên cứu việc ngăn chặn những cuộc xung đột ở các nơi trên thé giới, cố gắng thúc đẩy những điểm nóng đó cùng ngồi lại để có thể tìm ra biện pháp nhằm giải quyết mâu thuẫn. Trong vòng 50 năm qua, Liên Hợp Quốc đã xúc tiến hoàn thành 172 hiệp định hòa bình, phái đội duy trì hòa bình với tư cách là người thứ ba để đảm bảo khách quan công bằng, tạo nên vùng đệm giữa hai đối phương đang xung đột. Liên Hợp Quốc đã thành lập 49 lực lượng hoạt động gìn giữ hòa bình ở khắp các châu lục Á, Âu, Mỹ La Tinh, Châu Phi. Liên Hợp Quốc đã góp phần đạt được gần 200 giải pháp hòa bình thông qua thương lượng chấm dứt các xung đột khu vực (như Nammibia, Cônggô, Ănggôla, Môdămbich, Campuchia, Đông Timo…). Hiện tại cũng có hàng chục ngàn binh lính và cảnh sát dân sự của 111 nước tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình ở hơn 17 điểm nóng trên khắp thế giới. Đã có hàng ngàn nhân viên giữ gìn hòa bình của Liên Hợp Quốc đổ máu để duy trì cho cuộc sống bình yên của nhiều dân tộc trên thế giới. Liên Hợp Quốc cũng đã chi hàng chục tỉ đôla cho hoạt động gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới, tạo ra sức mạnh cộng đồng quốc tế ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân, đấu tranh đòi cắt giảm và giải trừ quân bị. Ngoài ra, Liên Hợp Quốc còn tham gia giải quyết xung đột như: yêu cầu ngừng bắn, thực hiện giám sát, hòa giải, lập ra các ủy ban điều tra, môi giới trung gian và trực tiếp đề ra giải pháp. Năm 1991, tại khóa họp lần thứ 46 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã quyết định cử ra một điều phối viên chuyên lo về các cuộc bầu cử, giúp cho LHQ có những bước đột phá mới trong trong lĩnh vực viện trợ bầu cử đối với các nước hội viên. Về mặt tài giảm quân bị, tháng 1 năm 1946 Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết đầu tiên có liên quan đến việc sử dụng hòa bình nguyên tử năng lượng và hủy bỏ vũ khí nguyên tử cũng như các loại vũ khí có sức hủy diệt khác. Ủy ban tài quân của Liên Hợp Quốc đã thương thảo đối với các vấn đề khống chế những loại vũ khí nguy hiểm, lần lượt đề xuất và thông qua điều ước ngăn cấm một phần việc thí nghiệm hạt nhân (1963); điều ước không phổ biến rộng vũ khí hạt nhân (năm 1970) và đến năm 1995 lại quyết định điều ước này có giá tri mãi mãi; điều ước ngăn cấm đặt vũ khí hạt nhân dưới đáy biển (năm 1971); điều ước ngăn cấm vũ khí sinh vật (năm 1972), v.v… Về phương diện phi thực dân hóa, Liên Hợp Quốc đã có những thành tích to lớn. Năm 1960, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua “Tuyên ngôn độc lập” gửi đến các quốc gia và nhân dân thuộc địa nhằm thúc đẩy tiến trình phi thực dân hóa. Bên cạnh đó, Liên Hợp Quốc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia. Từ khi ra đời cho đến nay, Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt động tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của từng nước thành viên với nhau. Liên Hợp Quốc đã dành 1/3 ngân sách cho hợp tác quốc tế, thúc đẩy tiến bộ xã hội, cải thiện những điều kiện sống của các quốc gia dân tộc trên thế giới. Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) đã có sáng kiến và thực hiện nhiều dự án về phát triển nông nghiệp,công nghiệp, về bảo vệ môi trường sinh thái, trồng rừng nước sạch,…ở trên 130 quốc gia. Tổ chức công nghiệp của Liên Hợp Quốc cũng xúc tiến thúc đẩy tăng cường đầu tư hỗ trợ hợp tác sản xuất và chuyển giao công nghệ ở các quốc gia giữa các nước phát triển và đang phát triển. Trong việc hỗ trợ cho các chương trình phát triển xã hội thông qua các tổ chức như Chương trình phát triển (UNDP), ngân hàng thế giới (WB) triển khai các dự án về phát triển công, nông nghiệp, dịch vụ,… cho vay vốn, tạo việc làm hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội, chăm lo phát triển tiềm năng của con người ở các nước thành viên. Liên Hợp Quốc còn góp phần rất tích cực vào việc bảo vệ và phát triển các giá trị lịch sử văn hóa của các quốc gia thành viên. Liên Hợp Quốc thông qua tổ chức giáo dục khoa học văn hóa (UNESCO) tạo điều kiện giúp đỡ các nước sở hữu các di tích văn hóa thế giới trong việc giữ gìn, tu tạo và bảo vệ tốt các công trình đó. Có rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh của các quốc gia trên thế giới nhận được sự giúp đỡ này như Ai Cập, Italia, Pháp, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Campuchia, Việt Nam,… Liên Hợp Quốc còn có một vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động cứu trợ, từ thiện nhân đạo. Thông qua cao ủy Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn (UNHCR), Liên Hợp Quốc đã cung cấp viện trợ hàng hóa, thực phẩm, thuốc men, tiền,… cho hàng chục triệu người tỵ nạn, những người chịu hậu quả nặng nề từ các cuộc xung đột hoặc thiên tai bất ngờ. Quỹ nhi đồng quốc tế hàng năm cũng chi khoảng 300 triệu đôla cho tiêm phòng dịch bệnh và chống suy dinh dưỡng, hỗ trợ giáo dục cơ sở ở 138 quốc gia. Bên cạnh đó còn là chương trình nước sạch cho hơn 1,3 tỷ dân ở nông thôn, các vùng dân cư ở các quốc gia trên thế giới… Liên Hợp Quốc đã giải quyết những vấn đề mà không một nước nào- cho dù hùng mạnh đến đâu– có thể giải quyết một mình, thậm chí cả một châu lục. Cơn sóng thần ở Ấn Độ Dương đã cho thấy các quốc gia có mối ràng buộc với nhau chặt chẽ như thế nào và thế giới này nhỏ bé ra sao. Ngoài những vai trò kể trên, Liên Hợp Quốc còn tham gia điều phối hoạt động chung của các nước, các tổ chức chính phủ vì mục tiêu hòa bình, hợp tác phát triển và tiến bộ xã hội, tổ chức phối hợp hành động bảo vệ môi trường, giảm tỷ lệ gia tăng dân số, thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển. Do đó sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, các nước đều hy vọng 2.2 Những cố gắng trong việc cải tổ Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc Liên Hợp Quốc đi về đâu? Liệu Liên Hợp Quốc còn thích ứng với thế giới phức tạp này nữa hay không? Phải cải tổ Liên Hợp Quốc như thế nào để có một vai trò hữu hiệu hơn trong tương lai? Đó là những câu hỏi như bao câu hỏi đã được đặt ra cho Liên Hợp Quốc khi đang bước vào tuổi “xưa nay hiếm”. Ý tưởng cải tổ Liên Hợp Quốc đã được nhen nhúm từ sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1990 chấm dứt thời kỳ chiến tranh lạnh, vì lúc đó bối cảnh thế giới đã thay đổi nhiều. Tính tới thời điểm này, Liên Hợp Quốc đã đi một chặng đường dài trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế. 60 năm có quá nhiều đổi thay và biến động, tình hình thế giới ngày càng phức tạp mà sự thay đổi của Liên Hợp Quốc lại không tương xứng với những bất động của thời cuộc. Nguyện vọng chung của toàn thế giới là biến tổ chức quốc tế lớn nhất này thành một tổ chức đa phương hiệu quả hơn, thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc hòa bình, an ninh thế giới và thúc đẩy sự phát triển chung của nhân loại. 2.2.1 Sự cần thiết phải cải tổ HHĐBA Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc có 5 thành viên thường trực là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc cùng với 10 nước thành viên không thường trực. Hai năm một lần các nhóm khu vực chọn ra 10 quốc gia để bổ sung làm thành viên của HĐBA. Trong cơ cấu của Liên Hợp Quốc, chỉ riêng HĐBA có quyền ra lệnh cho các lực lượng của tổ chức quốc tế lớn nhất này và thông qua những quyết định mang tính bắt buộc đối với các nước thành viên. Chính vì quyền lực của HĐBA lớn đến như vậy nên trong những năm qua đã xảy ra hiện tượng “cửa quyền” của các thành viên của nó, đặc biệt là các thành viên thường trực với quyền phủ quyết một mình. Khó có thể nói rằng điều này lúc nào cũng ảnh hưởng tích cực tới hoạt động chung của Liên Hợp Quốc. Nhiều nhà phân tích đã chỉ ra rằng những khó khăn của Liên Hợp Quốc thường bắt nguồn từ HĐBA khi thông qua nghị quyết mang tính khẩn cấp. Có thể nói, ngoài những nỗ lực từ phía Tổng thư ký, HĐBA chưa thông qua được một nghị quyết chung nào về can thiệp nhân đạo đối với tình trạng thanh lọc sắc tộc, tôn giáo ở một số quốc gia trên thế giới (Nam Tư, Ruanda). Thường thì HĐBA tập trung vào việc phản ứng nhanh đối với các sự kiện hơn là có biện pháp ngăn ngừa sự xuất hiện của chúng. Nếu đặt nhiệm vụ đó vào hoàn cảnh bình thường, đương nhiên là tốt hơn so với việc bất động. Nhưng với nguy cơ đe dọa của chủ nghĩa khủng bố và việc phổ biến vũ khí hạt nhân như hiện nay, thì sự phản ứng nhanh đơn thuần là chưa đủ. Nếu không có hành động nhanh chóng và thái độ kiên quyết nhằm can thiệp trước của HĐBA thì những nguy cơ tương tự sẽ xuất hiện từ các băng nhóm, nằm ngoài khuôn khổ của cộng đồng quốc tế truyền thông, mà cả áp lực ngoại giao, kinh tế lẫn quân sự đều không thể khiến chúng dừng tay. Đó là một trong những vấn đề phức tạp nhất mà HĐBA phải đối mặt trong suốt toàn bộ lịch sử của mình. Trong lịch sử tồn tại và phát triển của Liên Hợp Quốc, vấn đề cải tổ HĐBA đã được đặt ra nhiều lần do tình hình thế giới thay đổi, so sánh lực lượng bên trong Liên Hợp Quốc biến động, những vấn đề an ninh mới và đặc biệt là số lượng thành viên tăng nhanh. Vấn đề cải tổ HĐBA được đặt ra vào những năm 60 của thế kỷ 20 khi số lượng thành viên của Liên Hợp Quốc đã tăng gấp đôi từ 51 thành viên sáng lập lên 113 nước ở Châu Á và Châu Phi do quá trình phi thực dân hóa. Các quốc gia thành viên mới này yêu cầu có thêm đại diện của họ tại HĐBA. Trước nỗ lực của các bên, đặc biệt là của Tổng thư ký Uthant ngày 31/8/1965, nghi quyết tăng số thành viên của HĐBA đã có đủ số nước phê chuẩn cần thiết để có hiệu lực. Theo đó, HĐBA đã tăng số lượng thành viên từ 11 lên 15. Từ những năm 60 cho đến nay, số thành viên Liên Hợp Quốc tiếp tục tăng lên nhanh chóng, từ 113 (1963) lên đến 191 (2004), trong đó đa số là các nước đang phát triển. Do đó, trên thực tế với thành phần như hiện nay HĐBA khó có thể phản ánh sự phù hợp những quan tâm và quyền lợi của tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc, thiếu công bằng về tính đại diện địa lý của các nước thành viên. Đông Nam Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh không có các đại diện thường trực trong HĐBA. Nhiều nước cho rằng HĐBA với cơ cấu hiện nay không thể nào đại diện đầy đủ cho 191 thành viên của Liên Hợp Quốc, do đó các quyết định của nó thiếu sự nhất trí. Họ cũng cho rằng, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, đại diện cho tất cả các nước thành viên lại không có quyền quyết định các vấn đề của Liên Hợp Quốc, trong khi đó 5 nước thường trực chỉ là thiểu số lại được trao quá nhiều quyền lực mang tính đặc lợi. Các nước ngày càng nhận thấy cơ cấu và cách điều hành của HĐBA thể hiện tính bất công, thiếu dân chủ. Từ đó mà nhu cầu cải tổ HĐBA được đặt ra ngày càng cấp bách. Nhiều nước muốn tăng cường dân chủ hòa bình và mở rộng thành phần HĐBA. Bên cạnh đó trong nhiều trường hợp HĐBA đã thể hiện khả năng hạn chế do chịu sự tác động của sự đối đầu Đông- Tây hay sự xung đột quyền lợi Bắc- Nam. Đa số các nước cho rằng việc cải tổ này sẽ giúp HĐBA hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời sẽ có đại diện địa lý cân bằng hơn. Cải cách HĐBA chỉ là một khiá cạnh của chương trình cải cách Liên Hợp Quốc rộng lớn hơn đang được một ủy ban cấp cao, do Tổng thư ký thành lập năm 2003, xem xét. Vấn đề là liệu cải cách HĐBA có cải thiện được uy tín của HĐBA hay làm thay đổi ấn tượng của một bộ phận trong cộng đồng quốc tế rằng Liên Hợp Quốc đang được điều chỉnh nhằm bảo vệ lợi ích của một quốc gia nhất định hay không? 2.2.2 Sự mở rộng thành phần Hội đồng bảo an và quyền phủ quyết Cải tổ HĐBA là một vấn đề toàn diện, bao gồm các vấn đề về mở rộng thành phần HĐBA, quyền phủ quyết, thủ tục bỏ phiếu, tăng cường tính minh bạch, cải tiến phương pháp làm việc và quy trình ra quyết định…Tuy nhiên vấn đề mở rộng thành phần HĐBA và quyền phủ quyết là hai vấn đề vướng mắc chính trong cải tổ HĐBA vì đây là những vấn đề mà các nước thành viên khó đạt được sự nhất trí. Mở rộng thành phần Hội đồng bảo an Trong lịch sử tồn tại và phát triển của Liên Hợp Quốc, vấn đề mở rộng HĐBA đã được đặt ra nhiều lần do tình hình thế giới có nhiều thay đổi, so sánh lực lượng bên trong Liên Hợp Quốc biến động và đặc biệt là số lượng thành viên tăng nhanh. Từ những năm 60 cho đến nay, số thành viên Liên Hợp Quốc tăng lên nhanh chóng. Do vậy, trên thực tế với 191 thành viên như hiện nay, HĐBA khó có thể phản ánh phù hợp những quan tâm và quyền lợi của tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc. Nhu cầu cải tổ được đặt ra cấp bách còn do các nước ngày càng nhận thấy cơ cấu và cách điều hành của HĐBA thể hiện tính bất công, thiếu dân chủ và đặc biệt các nước thành viên thường trực có đặc quyền quá lớn. Đây chính là nguyên nhân mà nhiều nước muốn tăng cường dân chủ hóa và mở rộng thành phần HĐBA. Ngay từ năm 1970, một nhóm các nước thành viên Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Latinh đã đề nghị tăng số thành viên không thường trực của HĐBA từ 10 lên 16 thành viên, nghĩa là tăng tổng số thành viên HĐBA từ 15 lên 21 nước. Theo đề nghị này các ghế không thường trực được phân chia như sau: 5 ghế cho nhóm các nước Châu Phi, 4 cho nhóm nước Châu Á, 3 cho nhóm nước Châu Mỹ Latinh, 2 cho các nước Tây Âu và các nước khác (không thay đổi), 1 cho nhóm Đông Âu ( không thay đổi), ghế thứ 16 sẽ luân phiên giữa một bên là nhóm Mỹ Latinh và bên kia là nhóm Châu Phi, nhóm Tây Âu và các nươc khác và nhóm Đông Âu. Việc đề nghị này không yêu cầu thay đổi số thành viên thường trực có thể được hiểu là các nước đề xuất nhận thức được rằng sẽ rất khó có thể sửa đổi Hiến chương nếu làm ảnh hưởng đến địa vị hiện tại của các thành viên thường trực. Mặc dù, từ năm 1979 đến năm 1990 vấn đề đại diện công bằng và tăng số lượng thành viên HĐBA đều được đề cập tại các khóa họp của Đại hội đồng, nhưng vấn đề này duờng như bị chìm xuống và ít được nhắc đến, một phần nguyên nhân là do các nước P5 muốn bỏ qua vấn đề này nhằm tránh ảnh hưởng đến địa vị đặc quyền của mình. Hiện nay cũng nổi lên hai nhóm nước với hai đề xuất mở rộng thành phần HĐBA là nhóm G4 (gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Đức và Braxin), với phương án mở rộng HĐBA từ 15 lên 25 thành viên, thêm 6 ghế thường trực không có quyền phủ quyết (bao gồm 2 ghế cho Châu Phi) và 4 ghế không thường trực (1 ghế cho Châu Phi) và Liên hiệp Châu Phi (gồm 53 nước) với phương án là mở rộng HĐBA từ 15 ghế lên 26 ghế- thêm 6 ghế thường trực có quyền phủ quyết bao gồm 2 ghế cho Châu Phi và 5 ghế không thường trực với 2 ghế dành riêng cho Châu Phi. Như vậy, cho đến nay có rất nhiều kiến nghị và phương án mở rộng HĐBA song các nước sẽ khó đạt được một sự nhất trí về việc là sẽ mở rộng theo hướng nào, ngay giữa những nước có chung quan điểm với nhau vẫn còn nhiều vấn đề chưa thống nhất, ví dụ như các tiêu chí và cách thức bầu thành viên không thường trực, cách thức chọn lựa các thành viên thường trực mới. Nếu nhìn tổng quát hơn, cuộc tranh luận về việc mở rộng thành phần HĐBA thể hiện sự xung đột quyền lợi Bắc- Nam, phản ánh cả mâu thuẫn giữa các nước lớn như Trung Quốc mâu thuẫn với phương án của nhóm G4. Các nước đang phát triển có tỷ lệ đại diện tương đối thấp tại HĐBA muốn tăng thêm nhiều ghế mới, nhằm cải thiện sự đại diện chi khu vực của mình, nhấn mạnh cần áp dụng nguyên tắc phân bố công bằng về địa lý; trong khi các nước phát triển muốn hạn chế số lượng ghế mở rộng do không muốn để việc tăng thêm thành viên làm suy giảm ảnh hưởng của mình và nêu lý do muốn bảo đảm tính hiệu quả cho hoạt động của HĐBA và nhấn mạnh tiêu chuẩn về đóng góp vào sự nghiệp duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Vấn đề quyền phủ quyết (Veto) Trong HĐBA 5 nước thành viên thường trực có quyền phủ quyết là vì đây là nhóm nước thắng trận trong đại chiến thứ 2 và đóng vai trò quan trọng vào năm 1945, vào đúng thời điểm Liên Hợp Quốc được thành lập. Cho đến nay, 5 nước này vẫn dành được đặc quyền này là vì do hai lý do chính. Thứ nhất là vấn đề tài chính, 5 ủy viên thường trực này đóng góp một nửa chi phí hoạt động của Liên Hợp Quốc mặc dù tổ chức này có tới 191 thành viên. Thứ hai là cho dù có muốn bỏ phiếu đòi hủy cơ chế phủ quyết thì chắc chắn nghị quyết đó sẽ bị các thành viên thường trực phủ quyết. Đây thực sự là một khó khăn để có thể thay đổi. Cuộc tranh luận hiện nay xoay quanh vấn đề phủ quyết cũng tương tự như khi thương lượng thành lập Liên Hợp Quốc cách đây 60 năm. Nhiều nước, nhất là Châu Phi cho rằng điều này không công bằng, nó vi phạm nguyên tắc “bình đẳng chủ quyền” giữa các nước thành viên, một số ít nhưng lại là những nước có vai trò như P5 và các ứng cử viên chính cho ghế không thường trực mở rộng, không khi nào lại từ bỏ đặc quyền này, viện lý do cho rằng chính quyền phủ quyết làm cho Liên Hợp Quốc có hiệu quả hơn Hội quốc liên (hoạt động theo nguyên tắc nhất trí). Một số nước đề nghị loại bỏ hoàn toàn dặc quyền này ra khỏi Hiến chương, một số nước khác chỉ đề xuất hạn chế sửa đổi đối với quyền phủ quyết. Một nhóm các nước (Châu Phi, Đức,…) đòi sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các nước thường trực cũ và mới, kể cả quyền Veto. Trong khi một nhóm khác (Oxtraylia, Italia, Tây Ban Nha, Thụy Điển,…) phản dối việc này. Nhiều năm trôi qua, nhưng sự bế tắc vấn đề này vẫn chưa được giải tỏa và rất ít khả năng vấn đề này sẽ được giải quyết trong nay mai. Các nước P5 nhất quyết muốn duy trì quyền phủ quyết của mình như hiện nay, đồng thời (ngoại trừ Pháp) không ủng hộ việc các nước thường trực mới thuộc các nước đang phát triển lại được hưởng đặc quyền này. Họ lại càng không thể chấp nhận đề xuất của nhóm Châu Phi về ghế thường trực luân phiên, vì không thể biết trước nước nào sẽ được hưởng quyền phủ quyết. Về phía mình, các nước không liên kết và liên minh Châu Phi tỏ rõ ý muốn các nước thường mới của Á, Phi và Mỹ Latinh sẽ được hưởng đầy đủ những quyền lợi như các thành viên thường trực khác, nếu không, họ sẽ không ủng hộ các ứng cử viên là các nước công nghiệp phát triển. Các phương án cải tổ Hội đồng bảo an. Về cải cách HĐBA, trong Báo cáo của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc tháng 3 năm 2005, ông Kofi Anna đã đưa ra hai phương án mở rộng thành phần HĐBA. Phương án A, đề nghị tăng thêm 6 thành viên thường trực, nhưng không có quyền phủ quyết, theo đó Châu Á và Châu Phi, mỗi châu 2 thành viên; Châu Âu và Châu Mỹ mỗi Châu 1 thành viên và bổ sung 3 thành viên không thường trực cho Châu Âu, Châu Phi và Châu Mỹ. Phương án B, đề nghị bổ sung 8 thành viên bán thường trực nhiệm kỳ 4 năm và có thể tái cử khi hết nhiệm kỳ, theo đó mỗi châu lục được bổ sung 2 thành viên và không tăng thành phần thường trực. Như vậy, trong cả hai trường hợp, tổng số thành viên HĐBA sẽ được tăng lên 24 thành viên chia đều cho 4 nhóm nước (Châu Âu, Á, Phi và Mỹ Latinh). Các nước được coi là ứng cử viên có triển vọng nhất ngồi vào ghế thường trực HĐBA Liên Hợp Quốc sắp tới gồm Nhật, Ấn Độ, Đức và Braxin ủng hộ phương án thứ nhất, đã lập liên minh (nhóm G4) để cùng đạt mục tiêu trên và nhanh chóng đưa ra dự thảo nghị quyết cải tổ HĐBA LHQ với nội dung mở rộng 6 ghế thường trực và 4 ghế không thường trực và các nước thành viên. Thành viên mới tạm thời không có quyền phủ quyết trong 15 năm. Phương án này của G4 hiện nay đã nhận được sự ủng hộ của Anh và Pháp. Tuy nhiên nó lại vấp phải khó khăn lớn khi bị Trung Quốc phản đối mạnh mẽ do nếu quá trình cải cách LHQ diễn ra theo phương án của G4 thì rõ ràng là lợi ích quốc gia cốt lõi của Trung Quốc sẽ bị xâm hại rất lớn. Trung Quốc lo ngại rằng, nếu Nhật đạt được mục tiêu trở thành thành viên thường trực HĐBA thì con đường trỗi dậy của Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do sự bao vây của liên minh Mỹ- Nhật ngày càng được tăng cường. Các nước Châu Phi tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh Châu Phi- AU (gồm 53 nước) ngày mùng 4 và mùng 5/7/2005 cũng đã đưa ra dự thảo nghị quyết tăng thêm 6 ủy viên thường trực HĐBA nhưng khác với dự thảo của G4 là trao quyền phủ quyết cho các nước thành viên thường trực mới. Vấn đề mở rộng HĐBA theo phương án này của AU chắc chắn cũng sẽ gặp nhiều khó khăn nan giải, đặc biệt là vấn đề phủ quyết. Có thể thấy rõ rằng, 5 nước thành viên thường trực hiện nay luôn không có ý định chia sẻ quyền lực với các thành viên khác trong Đại hội đồng LHQ. Ngay tại Châu Phi, vấn đề chia sẻ cũng không dễ giải quyết, một số nước đã công khai tranh chấp vị trí luôn được thèm muốn này ( như Nigiêria, Nam Phi, Xênêgan, Ai Cập, Kênia, LiBi) chưa kể các tham vọng ngầm khác. Đối lại một số nước muốn mở rộng trong HĐBA cả thường trực và không thường trực, một số nước khác đưa ra quan điểm chỉ mở rộng không thường trực (theo phương án B của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Số nước này tập hợp trong nhóm đồng quan điểm được gọi là Câu lạc bộ cà phê. Nhóm này đưa ra hai đề xuất cải tổ HĐBA là phương án “Xanh Dương” (Blue Model) của Italia, Hàn Quốc, Clômbia, Tây Ban Nha và “Xanh Lục” (Green Model) của Mêhicô, kiến nghị thêm 10 ghế thành viên không thường trực. Cụ thể là: phương án “Xanh Dương” đề nghị: tăng 6 ghế có nhiệm kỳ dài hơn 2 năm (2 Châu Á, 2 Châu Phi, 2 Châu Mỹ và 1 hoặc 2 Tây Âu và các nước khác); 2 ghế có nhiệm kỳ 2 năm(1 Châu Á và 1 Châu Phi). Ngoài ra các nước Đông Âu được thêm 1 ghế có nhiệm kỳ 2 năm hoặc dài hơn tùy thuộc vào kết quả thảo luận. Phương án “Xanh Lục” đề nghị tăng 10 ghế có nhiệm kỳ 2 năm (3 Châu Á, 3 Châu Phi, 2 Châu Mỹ, 1 Tây Âu và các nước khác và 1 Đông Âu). Tóm lại, các nước thành viên Liên Hợp Quốc đều nhất trí phải cải tổ HĐBA Liên Hợp Quốc dân chủ hóa cơ quan quan trọng này. Tuy nhiên, cải tổ theo cách nào còn rất nhiều tranh cãi. Trong các cuộc thảo luận tại Liên Hợp Quốc trong tháng 5 và tháng 6 năm 2005 về phương án cải tổ HĐBA, có khoảng 119 đến 121 nước phát biểu bày tỏ lập trường về việc mở rộng HĐBA, tuy nhiên chỉ có 25 nước rõ là ủng hộ phương án A (tăng cả ghế thường trực và không thường trực) và 11 nước ủng hộ phương án B (chỉ tăng ghế không thường trực). 2.2.3 Cơ hội cho các nước. Việc cải tổ HĐBA là điều mà nhiều thành viên Liên Hợp Quốc quan tâm nhất trong kế hoach cải cách toàn bộ Liên Hợp Quốc. Trong toàn bộ máy của Liên Hợp Quốc, HĐBA, nơi có quyền đưa ra quyết định chiến tranh hay hòa bình của thế giới. Ý thức được vị thế quyền lực này, dù là chiếc ghế thường trực hay không thường trực đều là niềm mong đợi của nhiều quốc gia. Nhật Bản Sau khi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Kofi Anna đưa ra phương án mở rộng HĐBA Liên Hợp Quốc, Nhật Bản đã nhanh chóng thể hiện thái độ ủng hộ mạnh mẽ đối với kế hoạc cải tổ của ông. Điều này được biểu hiện trong một tuyên bố ngày 21/3/2005 do ngoại trưởng Nhật Bản là ông Nobutaka Machimura phát biểu và trong một tuyên bố chung của 4 nước là Nhật Bản, Ấn Độ, Braxin và Đức được đưa ra cùng ngày đã biểu thị hoan nghênh đối với báo cáo cải cách Liên Hợp Quốc của ông Anna. Khi tiến hành tranh luận trong thời gian diễn ra kỳ họp lần thứ 9 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9/2005, Nhật Bản, Ấn Độ, Braxin và Đức đã tuyên bố kết thành đồng minh, ủng hộ lẫn nhau để giành được ghế thường trực trong HĐBA. Từ trước đến nay, Nhật Bản luôn coi việc đóng góp tài chính của họ đối với Liên Hợp Quốc là điều quan trọng để trở thành ủy viên thường trực HĐBA. Tỷ lệ đóng góp của 7 nước lớn trong ngân sách của Liên Hợp Quốc hiện nay như sau: Mỹ là 25% ; Nhật Bản là 15,4% ; Đức là 9% ; Pháp là 6,4% ; Anh là 5,3% ; Italia là 5,1% và Nga là 4,4%. Xét tình hình hiện nay cho thấy trong phương án cải cách của LHQ, nguyên tắc mở rộng ủy viên thường trực HĐBA Liên Hợp Quốc là chủ yếu xem xét tới sự cống hiến của nước đó đối với Liên Hợp Quốc, trong đó việc đóng góp tài chính cho Liên Hợp Quốc được xem là yếu tố quan trọng. Nhiều năm nay, Nhật Bản luôn là nước đóng góp tài chính lớn thứ hai thế giới cho Liên Hợp Quốc. Nhật Bản còn là nước quyên góp chủ yếu cho các cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc như quỹ nhi đồng, ủy ban kế hoạch phát triển của Liên Hợp Quốc. Tổng số tiền viện trợ phát triển của chính phủ Nhật Bản trong nhiều năm qua còn đứng đầu thế giới. Ngoài ra, mấy năm gần đây, Nhật Bản còn có bước đột phá đó là cử quân đội ra nước ngoài, bắt đầu tích cực tham gia hành động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Nhật Bản đã triển khai các lực lượng phòng vệ tại Ấn Độ Dương để ủng hộ cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố cũng như ở Irăc trên danh nghĩa ủng hộ việc tái thiết nước này.; đã triển khai quân đọi tham gia các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc ở Bôxnia- Hecxêgôvina và ở Côxôvô (theo dõi tiến trình bầu cử), ở Apganixtan (viện trợ người tị nạn và đấu tranh chống khủng bố), ở Irăc (tái thiết và viện trợ nhân đạo), ở Guanda (viện trợ người tị nạn) và Angôla và Xanvado (theo dõi bầu cử). Như vậy Nhật bản đã chứng tỏ thiện chí và khả năng tham gia các chiến dịch táo thiết hòa bình và tái thiết quốc gia trong giai đoạn hậu xung đột ở các nước và các khu vực trên thế giới. Một cách tổng quát, Nhật Bản đã gánh chi phí đứng hàng thứ 5 thế giới trong các chiến dịch hòa bình của Liên Hợp Quốc. Tổng thư ký Kofi Anna còn đề ra nguyên tắc ưu tiên cho những nước có đóng góp nhiều nhất cho Liên Hợp Quốc khiến cho Nhật Bản càng nỗ lực hơn nữa trong việc vận động nhằm trở thành thành viên thường trực của HĐBA. Bên cạnh đó, các nước Châu Phi và Mỹ Latinh do không tồn tại vấn đề lịch sử cũng như xung đột thực tế với Nhật Bản, mặt khác những nước này lại được nguồn viện trợ không ngừng của Nhật Bản nên hầu hết đều ủng hộ Nhật Bản trở thành thành viên thường trực của HĐBA. Thuận lợi là vậy nhưng Nhật Bản cũng đang gặp không ít những khó khăn trở ngại. Gần đây, Nhật Bản luôn bị các nước láng giềng như Hàn Quốc, Trung Quốc lên án do lâu nay vẫn có thái độ không thừa nhận hành vi tội ác trong lịch sử ( là chống lại nhân loại, xâm lược nhiều quốc gia Châu Á, phá hoại và gây ra tổn thất lớn về tính mạng). Chính vì vậy mà Nhật Bản đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước này, đặc biệt là Trung Quốc. Họ cho rằng, nếu Nhật Bản trở thành ủy viên thường trực của HĐBA thì tham vọng bành trướng của Nhật Bản sẽ bộc lộ rõ và làm tăng thêm mâu thuẫn quốc tế. Ngoài ra Nhật còn bị các nước trong “Câu lạc bộ cà phê” là Italia, Mêhicô, Pakixtan, Canada và Achentina gây trở ngại. Trên thực tế, Trung Quốc không muốn Nhật Bản trở thành ủy viên thường trực HĐBA không chỉ vì lý do lịch sử mà còn vấn đề mấu chốt là Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn một khi nước này đạt được mục tiêu trên, con đường trỗi dậy của Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do sự bao vây của liên minh Mỹ- Nhật ngày càng được tăng cường. Trở thành ủy viên thường trực HĐBA Liên Hợp Quốc là điều không dễ dàng. Nhật Bản cần được sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế, cần phải xử lý đúng đắn quan hệ với các nước và vấn đề lịch sử. Ấn Độ Trong nỗ lực tìm kiếm một chiếc ghế thường trực tại HĐBA Liên Hợp Quốc, Ấn Độ đã gặp thuận lợi khi Trung Quốc trở thành nước thứ tư trong số 5 thành viên HĐBA chấp thuận nỗ lực của Ấn Độ (chỉ còn Mỹ là nước duy nhất chống lại cố gắng này của Ấn Độ). Trung Quốc đã bày tỏ sự ủng hộ đối với nỗ lực của Ấn Độ trong chuyến thăm mới đây của Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Đường Gia Triền, nguyên ngoại trưởng Trung Quốc thời kỳ 1998- 2003 và ông hiện đang đóng một vai trò ảnh hưởng và có thẩm quyền trong việc hoạch định chinh sách đối ngoại của Trung Quốc. Trong chuyến thăm này, ông Đường Gia Triền đã phát biểu “ Chính phủ Trung Quốc ủng hộ cuộc cải tổ hợp lý và cần thiết đối với HĐBA Liên Hợp Quốc, tin rằng cuộc cải tổ này sẽ tính tới những lợi ích của tất cả các bên, đặc biệt là những nước đang phát triển, theo nguyên tắc phân chia công bằng, và dành ưu tiên cho việc có thêm đại diện của các nước đang phát triển. Chính phủ Trung Quốc đánh giá cao ảnh hưởng và vai trò của Ấn Độ trong các vấn đề quốc tế cũng như khu vực và sẵn sàng chứng kiến một vai trò lớn hơn của Ấn Độ trên trường quốc tế, trong đó có Liên Hợp Quốc” (theo Thông tấn xã Việt Nam- tài liệu tham khảo số 8/2005). Cơ hội với Ấn Độ đang có vẻ tăng lên. Mới đây, trong chuyến thăm Ấn Độ, thủ tướng New Zealand, ông Helen Clarke đã lên tiếng ủng hộ nỗ lực của Ấn Độ có được chiếc ghế thường trực của HĐBA và ông cũng nói thêm rằng, HĐBA phải phản ánh trật tự thế giới mới. Ấn Độ hiện đang tích cực theo đuổi chiếc ghế tại HĐBA, đó là một phần trong chương trình nghị sự ưu tiên của Manmohan. Ấn Độ hiện đã đạt được những thỏa thuận tương hỗ với các nước cũng đang tìm kiếm chiếc ghế thường trực. Ấn Độ và Nhật Bản đã thỏa thuận sẽ ủng hộ nhau thay vì ganh đua nhằm tạo thêm cơ hội cho nhau. Ấn Độ cho rằng họ xứng đáng nhận được một chiếc ghế thường trực trên cơ sở dân số khổng lồ, nền kinh tế đang phát triển nhanh và sự đóng góp của nước này vào nhiều hoạt động của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, các nhà phân tích chính trị tại Liên Hợp Quốc nhấn mạnh ở giai đoạn quyết định này, vai trò quan trọng nhất vẫn là vai trò của Mỹ. Mỹ tuyên bố lá sẽ ủng hộ Ấn Độ Trở thành ủy viên thường trực cảu HĐBA nhưng Liên Hợp Quốc sẽ phải trả giá cho sự ủng hộ này. K.P.Fabian, nàh ngoại giao chuyên nghiệp và là cựu đại sứ Ấn Độ tại Liên Hợp Quốc cho rằng Ấn Độ phải đảm bảo với Mỹ rằng Ấn Độ phải hành động như là một đồng minh và một nước hữu nghị với Mỹ. Lời đảm bảo này đồng nghĩa với đòi hỏi Ấn Độ phải hy sinh sự độc lập trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của mình cũng như quyền tự chủ trong các vấn đề quốc tế vốn là những gì mà lâu nay Ấn Độ vốn tự hào. Ngoài ra, Mỹ sẽ giám sát tiềm năng nguồn nhân lực to lớn của Ấn Độ trong đó có nguồn nhân lực quân sự buộc Ấn Độ sẽ phải tham gia các hoạt động quân sự chung do Mỹ lãnh đạo. Đối với nhiều nhà quan sát ở Ấn Độ, để giành được sự ủng hộ của Mỹ trong nỗ lực giành chiếc ghế thường trực HĐBA, Ấn Độ đã phải trả giá bằng sự độc lập chính sách bị thu hẹp khi Ấn Độ tiến gần hơn đến chiếc ghế này. Châu Phi Từ hơn 1/2 thế kỷ qua, HĐBA chỉ là công việc cùa các cường quốc với nhiệm vụ chủ yếu là áp đặt hòa bình thông qua con đường ngoại giao và sử dụng vũ lực trong trường hợp cần thiết. Trên thực tế, mầm mống của các cuộc xung đột luôn đi cùng với sự tồn tại của các quốc gia. Do vậy, HĐBA đã tự trao cho mình nhiệm vụ này nhằm giíup các thế hệ trong tương lai tránh được sự tàn phá khủng khiếp của các cuộc chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh hạt nhân. Hiện nay, HĐBA Liên Hợp Quốc chỉ gồm 5 thành viên thương trực gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc. Hiện nay cơ hội mở ra cho Châu Phi trong việc tham gia quá trình cải tổ và “lục địa đen” đang cố gắng nắm bắt cơ hội này. Theo kế hoạch của G4, Châu Phi sẽ có hai ghế thường trực tại HĐBA và có thể sẽ có quyền phủ quyết. Ý tưởng về sự đại diện cho Châu Phi đã được khẳng định tại Hội nghị Ngoại trưởng Liên minh Châu Phi (AU) CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC SAU CHIẾN TRANH LẠNH 1.1. Hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Hiện nay thảm họa chiến tranh và xung đột vũ trang vẫn đang tiếp tục ở một số nơi gây thiệt hại to lớn về người và của cho nhân dân các nước đồng thời trùm bóng đen lên hòa bình và ổn định của thế giới. Bối cảnh và nguyên nhân dẫn đến xung đột rất phức tạp, để giải quyết công bằng và hợp lý đòi hỏi phải có những cố gắng lớn của các nước liên quan và của Liên Hợp Quốc cũng như cộng đồng quốc tế. Mấy năm qua, những nỗ lực kiến tạo hòa bình hòa bình của Liên Hợp Quốc vẫn đượcduy trì theo thứ tự ở nhiều vùng khác nhau như Nambia, El Salvador, Mozambique và Cyprus. Nhiệm vụ truyền thống của Liên Hợp Quốc là xây dựng lòng tin, được tiến hành trên cơ sở hoàn toàn trung lập giữa các bên cần sự hỗ trợ quốc tế để gìn giữ và thực thi hòa bình.Gìn giữ hòa bình là một nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm. Có thể chia các loại chiến dịch gìn giữ hòabình do Liên Hợp Quốc tiến hành trong thời kì sau chiến tranh lạnh thành ba loại: chiến dịch gìn giữ hòa bình truyền thống; chiến dịch gìn giữ hòa bình mở rộng và chiến dịc hòa bình xen lẫn hoạt động cưỡng chế. Sau chiến tranh lạnh, xu hướng của các nước lớn trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, giải quyết những tranh chấp xung đột là chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Vì vậy mà Liên Hợp Quốc đã liên tiếp tổ chức các chiến dịch gìn giữ hòa bình mới, mang tính chất truyền thống, lực lượng gìn giữ hòa bình đứng giữa các bên tham chiến. Mục đích của những chiến dịch này hầu như là giám sát các cuộc ngừng bắn, rút quân để tạo môi trường thuận lợi cho các cuộc đàm phán sau đó. Hoạt động tiêu biểu cho lọai hình này là: Phái đoàn Liên Hợp Quốc về tổ chức trưng cầu dân ý tại Tây Xahara (MINURSO), từ tháng 9-1991 đến nay. Đây được coi như vấn đề nhạy cảm trong quan hệ giữa Angiêri, Marốc, Pháp và Tây Ban Nha. Các bên đều mong muốn sớm giải quyết vấn đề qua đàm phán nhưng lại káhc nhau về cách giải quyết. Vì vậy mà MINURSO vẫn tiếp tục hoạt động để chờ đợi giải pháp cuối cùng cho Tây Xahara. Có thể thấy một số những mặt tích cực của hoạt động này. Đó là hoạt động này đảm bảo các bên xung đột đồng thuận và hợp tác với lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Không những thế, Liên Hợp Quốc được nắm quyền chỉ huy, khiểm soát mọi diễn tiến của lực lượng gìn giữ hòa bình. Các nước lớn không được giao quyền chỉ huy lực lượng này. Một loại hình khác cũng cần phải nhắc đến là chiến dịch gìn giữ hòa bình mở rộng. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Hợp Quốc phải đối mặt với rất nhiều cuộc xung đột mới như xung đột sắc tộc, tôn giáo, xung đột nội bộ, nội chiến và khủng bố, tranh chấp tài nguyên bùng lên dữ dội. Tại một số nước như Xômali, Haiiti, CHDC Côngô, các cuộc xung đột thường dẫn đén tình trạng hỗn loạn, chính quyền trung ương không quản lý được công việc của đất nước, xuất hiện những nhóm vũ trang địa phương, những nhóm côn đồ, thủ lĩnh các phe chính trị… Trong những trường hợp như thế này, lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc không pahỉ là giải quyết xung đột giữa các nước với nhau mà là phải kiểm soát bạo lực trong nội bộ một nước. Hoạt động cảu lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Campuchia từ tháng 11-1991 đến 9-1993 là một ví dụ điển hình. Đây được coi là lực lượng gìn giữ hòa bình lớn nhất và nhiều tham vọng nhất kể từ khi Liên Hợp Quốc ra đời. Thành công của lực lượng gìn giữ hòa bình tại Campuchia đã đánh dấu vai trò không thể thiếu được của Liên Hợp Quốc cũng như sự cần thiết của lực lượng gìn giữ hòa bình để giải quyết các cuộc khủng hoảng, nội chiến bằng biện pháp hòa bình tái thiết đất nước thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Nếu mục tiêu của hoạt động gìn giữ hòa bình truyền thống là giữ ổn định tại các điểm nóng, kiềm chế xung đột giữa các quốc gia thì hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình mở rộng có bước đi chủ động để tiến hành giải pháp hòa bình trọn gói như đã tiến hành ở Campuchia, Môdămbích, Ăngôla. rõ ràng là hoạt động gìn giữ hòa bình mở rộng của Liên Hợp Quốc đã đạt được những thành công nhất định. Nó không chỉ chấm dứt các cuộc xung đột dai dẳng, chấm dứt nội chiến, đem lại hòa bình cho nhân dân mà còn tiến hành một số các hoạt động nhân đạo, tiến hành tái thiết dất nước sau xung đột. Ngoài ra, Liên Hợp Quốc đã tổ chức một số chiến dịch gìn giữ hòa bình xen lẫn cưỡng chế theo. Nguyên nhân ra đời hoạt động này là do nhiều chiến dịch gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc truyền thống hoặc gìn giữ hòa bình mở rộng đều không đủ khả năng giải quyết những cuộc xung đột phức tạp, nhất là khi chiến dịch đó chứa đựng nhiều rủi ro. Mặt khác, bản thân Liên Hợp Quốc không thể có đủ quân số, phương tiện cần thiết và ngân sách để cùng lúc triển khai nhiều chiến dịch hòa bình trên các châu lục. Hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình xen lẫn hành động cưỡng chế ở Nam Tư cũ từ 1992 đến nay (tại Crôtia, ở Bôxnia- Hecxêgôvina, và ở Côxôvô) là một điển hình. Liên Hợp Quốc đã tiến hành 10 chiến dịch tại nơi đây, với những hành động tiêu biểu như thực hiện những chiến dịch hòa bình mở rộng với nhiều nhiệm vụ phức tạp, từ giúp đỡ người hồi hương đến viện trợ nhân đạo, từ giúp các bên ngồi vào bàn đàm phán đến cứu trợ những người bị bao vây, từ việc khôi phục lại chính quyền sở tại đến giúp đỡ các cuộc bầu cử…Cũng cần phải nói thêm rằng, lực lượng gìn giữ hòa bình ở Nam Tư cũ đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức khu vực, đặc biệt là với NATO. Có thể nói rằng, lực lượng gìn giữ hòa bình đã góp phần mở rộng vai trò của Liên Hợp Quốc trong việc bảo vệ những quyền cơ bản của con người, ngăn chặn phân biệt đối xử, vi phạm nhân quyền. Do nảy sinh nhiều cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc, tranh chấp lãnh thổ tài nguyên… làm cho Liên Hợp Quốc phải tíên hành nhiều hơn các chieens dịch gìn giữ hòa bình. Theo đó, cơ cấu tổ chức của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc được đổi mới và củng cố, có cơ quan chuyên trách của Liên Hợp Quốc theo dõi vấn đề này. 2.2. Các hoạt động khác của Liên Hợp Quốc. Hiện nay Liên Hợp Quốc đang xúc tiến các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế ổn định và tăng tiến phát triển bền vững. Liên Hợp Quốc đang vận động một số nước tài trợ dành 0,7 % tổng sản phẩm quốc nội cho các nước nghèo, đồng thời khuyến khích các nước cho vay và các tổ chức tài chính quốc tế giảm nợ, sắp xếp lại thời hạn trả nợ và mở cửa thị trường thế giới hơn nữa cho những nước nghèo “nặng nợ”. Về phương diện y tế, sự hợp tác quốc tế tiếp tục là ưu tiên hàng đầu, theo đó Liên Hợp Quốc sẽ dành 10 tỷ USD mỗi năm cho chương trình đạp tắt đại dịch HIV/AIDS. Đầu năm 2005, Liên Hợp Quốc đã dự định thiết lập Ban an ninh, một cơ quan liên chính phủ có nghĩa vụ củng cố hòa bình thế giới, xác định nước nào rơi vào tình trạng khó khăn và có khả năng rơi vào xung đột hoặc vi phạm pháp luật quốc tế. Bằng cách phối hợp với các quốc gia liên quan, cơ quan này sẽ có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động cung cấp trợ giúp phòng ngừa để ngăn chặn nguy cơ lan rộng, đòng thời trợ giúp cho việc xử lý các vấn đề nảy sinh trong thời kỳ quá độ từ tình trạng xung đột sang củng cố hòa bình cũng như huy đọng vai trò của cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, Liên Hợp Quốc đã tăng cường nỗ lực của mình trong cuộc chiến chống tài trợ cho khủng bố. Tổ chức này yêu cầu tất cá các quốc gia: Ngăn chặn và trấn áp việc tài trợ cho các hoạt động khủng bố (Như trong Nghị quyết 1373 của HĐBA Liên Hợp Quốc) Phong tỏa tài sản của các cá nhân và các tổ chức có liên quan đến Osama bin Laden, nhóm Taliban (như trong Nghị quyết 1267 và những nghị quyết tương tự sau đó mà gần đay nhất là nghị quyết 1526 của HĐBA Liên Hợp Quốc. Liên Hợp Quốc đã thiết lập một quy trình để xem xét những đề nghị từ phía các quốc gia thành viên trong việc ghi tên các cá nhân và tổ chức bị phong tảo tài sản vào một danh sách được thống nhất được quản lý bởi Ủy ban Trừng phạt 1267. Các thành viên của Liên Hợp Quốc buộc phải thực hiện một số biện pháp nhất định đối với những người hoặc tổ chức bị nêu tên trong danh sách này, bao gồm việc phong tỏa tài sản, cấm vận vũ khí và cấm đi lại. Hoạt động này của Liên Hợp Quốc được xem như là một nỗ lực toàn cầu trong việc chống khủng bố. Về vấn đề người tị nạn, Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) lấy ngày 20/6 hàng năm để ghi nhớ sự có mặt của hàng triệu người dân tị nạn đang phải gánh chịu cảnh không may mắn trên khắp các vùng miền thế giới. Từ năm 2000, ngày của những người tị nạn đã trở thành sự kiện đáng ghi nhớ hàng năm với nhiều hoạt động diễn ra trên toàn thế giới. Với chủ đề "Như ở nhà", các hoạt động hướng đến những người tị nạn năm 2005 như lời kêu gọi giúp đỡ người dân tị nạn làm cho họ ít nhiều cảm thấy như đang ở chính ngôi nhà của mình. Ngoài các dự án tái thiết hệ thống trường học, bệnh viện; để giảm bớt tình trạng thất nghiệp, Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn đang nỗ lực đầu tư tài chính vào các trung tâm tạo nghề, hướng nghiệp. Tất cảc đều hướng đến sự ổn định cuộc sống cho những người dân tị nạn quay về. Thời gian gần đây, Liên Hợp Quốc đang phải đối mặt với vụ bê bối Đổi dầu lấy lương thực. Chương trình đổi dầu lấy lương thực cho phép Baghdad bán lượng dầu không hạn chế, tiền thu được sẽ chuyển vào tài khoản của Liên Hợp Quốc để chi trả cho hàng hóa nhập vào Iraq. Chương trình này do HĐBA thiết lập từ tháng 12/1996, nhằm giúp người dân Iraq đương đầu với khó khăn phát sinh do lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc. Theo đó, chính phủ Iraq được phép xuất khẩu dầu để lấy tiền mua các mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống của người dân và đền bù cho nạn nhân chiến tranh vùng Vịnh. Tuy nhiên vào tháng 1/2004, nhật báo "Al- Mada" đã công bố danh sách khoảng 270 người thuộc 22 nước gồm các cựu quan chức chính phủ Iraq và Liên Hợp Quốc, các nhà ngoại giao và các phóng viên bị tình nghi là đã tư lợi trong chương trình này. Theo ước tính của Mỹ, khoảng 10 tỷ USD trong số gần 67 tỷ USD tiền bán dầu Iraq đã bay thẳng vào túi của những người giấu mặt. Các chính khách Iraq và một số hãng truyền thông Mỹ cho rằng trong số những người biển thủ có ít nhất 3 quan chức Liên Hợp Quốc bao gồm cả Benon Sevan, người đứng đầu chương trình này. Trong báo cáo trước HĐBA, Tổng thư ký Kofi Anna cho rằng không nên gắn vấn đề chính trị với chương trình Đổi dầu lấy lương thực của Iraq. Điều quan trọng là phải giảm khó khăn cho nước này. KẾT LUẬN Có thể nói, Liên Hợp Quốc hiện nay đã bước vào con đường cải cách nên chỉ có thể tiến lên đi tiếp mà không thể nào quay lại. Rõ ràng là con đường này hoàn toàn không bằng phẳng, bởi đây là nơi hội tụ và đan xen rất nhiều vướng mắc về lợi ích, tình cảm giấc mộng và đấu tranh. Liên Hợp Quốc là vũ đài lớn nhất thế giới, đằng sau sự thể hiện của mỗi quốc gia, mỗi nguyên thủ và mỗi quan chức ngoại giao đều có hình ảnh của lợi ích và lý giải. Bước đi trong tương lai của Liên Hợp Quốc liên quan tới lợi ích thiết thân của hầu hết mỗi quốc gia, đồng thời liên quan đến một trật tự thế giới trong tương lai của nhân loại. Do vậy, xét cho đến cùng, những tranh cãi xung quanh vấn đề cải cách thực sự là tranh cãi về quan niệm lợi ích và trật tự. Liên Hợp Quốc cần cải tổ một cách sâu rộng và cơ bản, đó là điều mà tất cả các nhà lãnh đạo thế giới đều mong mỏi. Nhưng nếu chỉ dừng ở sự nhất trí thì con đường tiến tới sự đổi mới của Liên Hợp Quốc sẽ dừng lại ở điểm xuất phát ban đầu mà thôi. Không chỉ ở bản thân Liên Hợp Quốc mà các nhà lãnh đạo thế giới cần phải có những hành động cụ thể, để công cuộc cải cách diễn ra tốt đẹp và mơ ước về một trật tự thế giới mới trong tương lai sẽ trở thành hiện thực. Điều quan trọng nhất ở đây là cải tổ Liên Hợp Quốc phải được thực hiện trên cơ sở vì lợi ích chung của toàn thế giới, và vì tính hiệu quả của tổ chức này, chứ không phải là cuộc chiến tranh giành quyền lực của các quốc gia trên thế giới. Trong tương lai, Liên Hợp Quốc nên phát huy vai trò chủ đạo trong các công việc quốc tế, trở thành trung tâm hoạt động của chủ nghĩa đa phương quốc tế. Hiện tại Liên Hợp Quốc có 191 thành viên. Trong lịch sử nhân loại từ trước tới naychưa có một cơ cấu nào lại mang tính đại biểu rộng rãi như Liên Hợp Quốc và cũng chưa có một tổ chức nào lại có thể thông qua hợp tác quốc tế để gây ảnh hưởng to lớn và sâu rộng như vậy đối với thế giới. Khi ứng phó với những thách thức của toàn cầu hóa cũng như những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, Liên Hợp Quốc nên trở thành nòng cốt của thể chế đa phương quốc tế. Nếu Liên Hợp Quốc phát huy một cách thật sự vai trò của mình trong những vấn đề kể trên thì cộng đồng quốc tế sẽ có bước tiến dài sang trật tự quốc tế mới công bằng và hợp lý hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc40v49.doc
Tài liệu liên quan