Bên cạnh những nét khả quan như đã nói ở trên, hiện còn nhiều vướng mắc giữa hoạt động ngoại thương và thu hút FDI thể hiện qua hoạt động XNK cụ thể của các doanh nghiệp FDI. Hiện nay các doanh nghiệp FDI đạt tỷ lệ XK cao còn quá ít, chỉ có dự án 100% vốn của hãng Fujitsu (Nhật Bản) sản xuất máy tính và linh kiện cho máy vi tính; dự án 100% vốn của Công ty Pangrim (Hàn Quốc) dệt nhuộn vải XK là thực hiện XK gần 100% sản phẩm của mình và hoạt động khá thành công, sử dụng nhiều lao động. Có nhiều doanh nghiệp FDI trong giấy phép đầu tư quy định số lượng sản phẩm phải XK nhưng không thực hiện được. Không ít doanh nghiệp chế xuất đã tiêu thụ một phần sản phẩm vào thị trường nội địa thay vì phải XK toàn bộ. Như vậy các doanh nghiệp chế xuất, khu công nghiệp mặc dù được hưởng nhiều ưu đãi về thuế và thủ tục hải quan nhưng không thực hiện đúng mục đích ban đầu là sản xuất để XK toàn bộ ra khỏi Việt Nam .
Có ý kiến cho rằng với tiềm lực tài chính, lợi thế về công nghệ, thị trường lại được hưởng nhiều ưu đãi trong hoạt động đầu tư và hoạt động XK lẽ ra các doanh nghiệp FDI phải tạo ra được một giá tri XK lớn hơn nữa. Giá trị XK của doanh nghiệp FDI gồm 2 nguồn: do chính các doanh nghiệp tạo ra và mua lại của Việt Nam để XK. Nguồn thứ nhất, mặc dù tỷ trọng vốn FDI trong một số ngành công nghiệp trọng yếu không nhỏ: dầu thô 100%, thép 53,8%, sợi PE, DYT 100%, điện tử 100%, kéo sợi 55%, may mặc 39,3%, giày dép 32% song trừ dầu thô, còn lại các ngành khác mới tạo ra giá trị XK khá khiêm tốn: 2 mặt hàng lớn nhất là điện tử và giầy dép cũng chỉ trên dưới 500 triệu USD /mặt hàng/năm, dệt may chỉ khoảng 200 triệu USD, điện dân dụng gần 50 triệu USD Đặc biệt hàng nông, lâm sản chế biến-những mặt hàng khuyến khích đầu tư sản xuất –trong 12 năm qua giá trị XK chỉ vẻn vẹn 900 triệu USD. Còn nguồn thứ hai dù Quyết định 1022/1999/QĐ-BTM ngày 1/9/1999 của Bộ Thương mại đã mới lỏng diện hàng hoá mà các doanh nghiệp FDI không được mua để XK xuống chỉ còn 6 nhóm, nhưng cả năm 1999 khối này chỉ XK được có 15 triệu USD.
Nguyên nhân của những khó khăn trên nằm cả ở phía các doanh nghiệp FDI và cả ở việc quản lý của Nhà Nước. Các doanh nghiệp FDI vấp phải sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thi trường thế giới nên chi hoạt động cầm chừng, thị trường XK bị thu hẹp , những khó khăn chủ quan về vốn và nhân lực
Về phía Nhà Nước , mặc dù đã có chính sách khuyến khích đầu tư hướng về XK, nhưng việc quản lý đầu tư và ngoại thương lại là những vướng mắc gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp FDI trong việc thực hiện XK. Vấn đề thuế XNK và tờ khai XNK, thủ tục hải quan ( trong quy định miễm kiểm hoá và giám định hàng hoá ), vướng mắc trong việc XNK tại chỗ và XK tại chỗ cũng là XK là những bức xúc của các doanh nghiệp FDI trong việc đẩy mạnh XK. Vấn đề thông tin giữa các doanh nghiệp FDI và các cơ quan quản lý cũng hết sức quan trọng. Theo ý kiến của Thứ trưởng Bộ Thương mại Mại Văn Dậu “ Hiện nay nhiều văn bản luật, văn bản dưới luật cũng như các chính sách hỗ trợ của Nhà Nước đã đưa ra nhưng một số doanh nghiệp vẫn chưa nắm vững. Đây là những thiếu sót, trong đó có một phần trách nhiêm của Bộ Thương mại”.
33 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Mối quan hệ giữa ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2
Thực trạng mối quan hệ giữa ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt năm trong 5 năm trở lại đây
i. thực trạng hoạt động ngoại thương.
1. Tổng mức lưu chuyển ngoại thương
Đường lối mở cửa và đổi mới của Đảng và Nhà Nước ta đã đem lại kết quả kỳ diệu cho nền kinh tế nói chung và cho hoạt động ngoại thương nói riêng. Tổng mức lưu chuyển ngoại thương năm 2000 đạt 29,5 tỷ USD, gấp 6,5 lần năm 1989. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá XNK bình quân mỗi năm giai đoạn 1990-2000 đạt 14,3 tỷ USD, gấp 2,5 lần mức bình quân thời kỳ 1981-1990.
Số lượng đơn vị tham gia XNK đã tăng lên nhanh chóng qua các thời kỳ. Năm 1985 chỉ có 40 đơn vị do Nhà Nước quản lý trực tiếp XNK, năm 1990 có 270 đơn vị, nhưng đến nay đã lên đến trên 10.000 đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia, trong đó có cả các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI.
Quan hệ quốc tế những năm qua đã có những thay đổi lớn thông qua việc tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực như Diễn đàn Kinh tế các nước Châu á Thái Bình Dương (APEC – 1998), ký Hiệp định thương mại với 61 nước, trong đó có Mỹ (7/2000). Năm 1990, nước ta có quan hệ buôn bán với 50 nước và vùng lãnh thổ, năm 1995 con số này là 100 và đến nay là trên 170. Quan hệ thương mại ngày nay mở rộng tới các châu lục, các khối kinh tế khu vực và quốc tế. Hoạt động XNK đã dần tạo được chỗ đứng vững chắc, mở ra những tiềm năng mới trong tương lai.
Bảng 1: Ngoại thương thời kỳ 1990-1995 và 1996-2001
Đơn vị tính triệu USD
1990 - 1995
1996 - 2001
1/ Mức lưu chuyển ngoại thương bình quân năm
7500
23966,5
+ Xuất khẩu bình quân năm
3300
11123,5
+ Nhập khẩu bình quân năm
4200
12843
2/ Cán cân thương mại hàng hóa
-900
-1719,4
3/ Tỷ lệ nhập siêu %
30,6
15,5
Nguồn: Tổng cục thống kê
Thành tựu phát triển của ngoại thương Việt Nam còn được thể hiên rõ khi so sánh số liệu hai thời kì 1990-1995 và 1996-2001. Hoạt động XNK không chỉ tăng về lượng với tổng mức lưu chuyển ngoại thương giai đoạn 1990-1995 là 7500 triệu USD và giai đoạn 1996-2001 là 23966,5 triệuUSD mà còn cải thiện về cán cân thương mại.Tuy giá trị nhập siêu tăng từ 900 triệu USD lên 1719,4 triệu USD nhưng xét về tỷ lệ nhập siêu so với XK từ 30,6% xuống còn 15,5% ta sẽ thấy ngoại thương Việt Nam phát triển ngày càng lành mạnh.
Bảng 2: Cán cân XNK hàng hoá 1996 – 2001
Đơn vị tính: triệu USD
Tổng số
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cân đối
Tỷ lệ
nhập siêu%
1996
18399
7255
11143
-3887
53,6
1997
20777
9185
11592
-2407
26,2
1998
20859
9360
11499
-2139
22,9
1999
23162
11540
11622
-82
0,7
2000
29500
14300
15200
-900
6,3
2001
31100
15100
16000
-900
6,0
Chỉ số phát triển (Năm trước = 100)
Đơn vị tính %
Tổng số
Xuất khẩu
Nhập khẩu
1996
135,2
133,2
136,6
1997
112,9
126,6
100,4
1998
100,4
101,6
99,2
1999
111,4
123,3
101,1
2000
127,4
123,9
130,8
2001
105,4
105,6
105,3
Nguồn: Tổng cục thống kê
Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy, nhìn chung tổng kim ngạch XNK hàng hoá tăng đều qua các năm mặc dù có nhiều biến động về kinh tế và chính trị trên thế giới.
Năm 1997 được đánh dấu là mốc lịch sử ra đời của Luật Thương mại, lần đầu tiên hoạt động thương mại trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu có một đạo luật điều chỉnh. Tiếp theo là nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998, quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất nhập khẩu, gia công và đại lý bán hàng với nước ngoài, do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Nghị định này có 6 chương và 29 điều quy định chi tiết về mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá … cũng tại nghị định này, lần đầu tiên Nhà nước khuyến khích và nới lỏng cho phép tất cả các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hợp pháp được tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá.
Cùng với luật thương mại, Nghị định số 57/1998/NĐ - CP đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, tạo ra tính chính đáng cho hoạt động xuất nhập khẩu của Nhà nước.
Tuy nhiên năm 1997 cơn bão tài chính tiền tệ xảy ra ở các nước Đông Nam á và đã ảnh hưởng tới nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đặc biệt là tác động tiêu cực lên hoạt động xuất nhập khẩu của nước nhà. Chỉ số phát triển XNK hàng hoá có xu hướng giảm từ 135,2% năm 1996 xuống còn 100,4% năm 1998.
Theo báo cáo của Bộ Thương mại ngày 20/3/1999 “Kim ngạch xuất khẩu năm 1998 đạt 9,361 tỷ USD bằng 91% kế hoạch đề ra (kế hoạch được Quốc hội điều chỉnh) và chỉ tăng ở dưới 2 chữ số. Trong số này, khối các doanh nghiệp Việt Nam xuất 7,332 tỷ USD chiếm 78,3% tổng kim ngạch và giảm 1% so với năm 1997" .
Nhưng kể từ năm 1999 đã bắt đầu có dấu hiệu khôi phục chỉ số phát triển kim nhạch XNK hàng hoá tăng đều 111% năm 1999, 127,4% năm 2000. Theo báo cáo của Bộ Thương mại ngày 15/11/`1999 : "Xuất nhập khẩu hàng hoá tiếp tục có bước chuyển biến tích cực, trước hết đó là nhịp độ xuất khẩu tăng dần, vượt mức dự kiến và nhập siêu giảm mạnh. Tổng kim ngạch đạt 11 tỷ USD, tăng 17,5% so với năm 1998 và vượt 10,5% so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra, các mặt hàng chủ lực vẫn giữ được vai trò đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1999… Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 11,2 tỷ USD, giảm 2,8% (300 triệu USD) so với năm 1998”
Tuy nhiên năm 2001 hoạt động XNK lại gặp phải nhiều khó khăn. Giá cả của nhiều hàng hoá trên thị trường thế giới giảm mạnh làm cho giá xuất khẩu của ta bị giảm như: hạt tiêu giảm 39,3%, cà phê 38%, hạt điều 28,3%, dầu thô 17,5%, gạo 13,7%; giá gia công hàng dệt - may giảm bình quân 15 - 20%, thậm chí có chủng loại giảm tới 30%... nên lượng xuất khẩu tăng, nhưng lại giảm về giá trị hoặc kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng lại tăng chậm hơn lượng hàng xuất khẩu. Nhà nước đã có chính sách kịp thời để đẩy mạnh hoạt động ngoại thương thông qua hàng loạt văn bản khuyến khích.
+ Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 đã ban hành cơ chế quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá ổn định cho cả thời kỳ 2001- 2005; bãi bỏ quy định đầu mối và hạn ngạch đối với xuất khẩu gạo, nhập khẩu phân bón; chỉ tiêu xuất khẩu đối với sản phẩm gỗ rừng tự nhiên...
+ Nghị quyết số 05/2001/NQ-CP ngày 24/5/2001 bổ sung một số giải pháp điều hành kế hoạch năm 2001, trong đó có các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân đẩy mạnh xuất khẩu như : được xuất khẩu tất cả các loại hàng hoá mà pháp luật không cấm, không phụ thuộc vào ngành nghề đã đăng ký kinh doanh; được hỗ trợ một phần chi phí trong hoạt động phát triển thị trường và đẩy mạnh xúc tiến thương mại; được thưởng theo kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gạo, cà phê, rau quả hộp và thịt lợn...
+ Quyết định số 908/QĐ-TTg ngày 26/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu và quản lý nhập khẩu 6 tháng cuối năm 2001 đã dành ưu đãi cho gia công sản xuất thành phẩm hoặc sản xuất hàng xuất khẩu; bỏ lệ phí hải quan, phí hạn ngạch xuất khẩu; đơn giản hoá các thủ tục hải quan và thủ tục tại các cửa khẩu biên giới...
+ Nghị định số 44/2001/NĐ-CP ngày 2/8/2001 về sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 nhằm mở rộng quyền kinh doanh cho thương nhân như : được xuất nhập khẩu trực tiếp; được xuất khẩu, nhập khẩu tất cả các loại hàng hoá, trừ hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; được thuê đại lý bán hàng ở nước ngoài và được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc-thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên-phụ liệu và vật tư dư thừa, phế phẩm-phế liệu phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành...
+ Cho phép tạm trữ và bù lỗ 70% cho các doanh nghiệp tạm trữ 150 ngàn tấn cà phê để giữ giá cà phê; tạm trữ 1 triệu tấn gạo để đẩy mạnh tiêu thụ lúa hàng hoá ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Do đó, mặc dầu thị trường thế giới có nhiều khó khăn, nhưng ngoại thương của Việt Nam vẫn đạt được những thành tích đáng khích lệ.
Cán cân thương mại hàng hoá dần được cải thiện thể hiện ở mức nhập siêu ngày càng giảm từ 3887,3 triệu USD năm 1996 còn 900 triệu USD năm 2001. Tỷ lệ nhập siêu trên XK giảm mạnh từ trên 50% vào năm 1996 xuống chỉ còn 6% vào năm 2001. Đó là bằng chứng rõ ràng cho sự thành công của chính sách ngoại thương hướng về XK của Việt Nam.
2. Kết quả xuất khẩu
Kết quả nổi bật của hoạt động XK thể hiện qua các mặt sau: Tăng trưởng cao và liên tục; Sự tham gia của các ngành, các thành phần kinh tế trong đó có đóng góp tích cực của các doanh nghiệp FDI; Thị trường XK mở rộng; Cơ cấu thị trường thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến; Một số mặt hàng chủ lực, đóng góp lớn cho tăng trưởng XK dần dần được khẳng định.
Tỷ trọng XK trong GDP và kim ngạch XK bình quân đầu người ngày càng tăng, năm 2000 đã đạt mức XK bình quân đầu người 184USD/người, đây là mốc quan trọng đưa nước ta ra khỏi danh sách các nước có nền ngoại thương kém phát triển, cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích FDI hướng về XK.
Bảng 3: XK bình quân đầu người và so với GDP
1990 - 1995
1996 - 2000
1/ Xuất khẩu bình quân đầu người (USD)
47
136
2/ Tỷ lệ xuất khẩu so với GDP (%)
26,4
37,6
Nguồn: Tổng cục thống kê
Những năm trở lại đây một số ngành công nghiệp khai thác và chế biến đã phát triển mạnh. Cơ cấu hàng XK theo ngành kinh tế quốc dân đã thể hiện xu hướng đó. Bình quân thời kì 1996-2000, trong tổng giá trị XK, sản phẩm nông lâm ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 14,5%, công nghiệp khai thác 20,3%, công nghiệp chế biến 63,3%. Đáng chú ý là 3 nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến có tốc độ tăng bình quân cao nhất (34%) tiếp theo là công nghiệp khai thác (29%) và nông lâm sản (14%).
Trong những thay đổi quan trọng của hoạt động XK hàng hoá còn phải kể đến sự tham gia có hiệu quả của các doanh nghiệp FDI. Khu vực này không những đã góp phần thúc đẩy doanh nghiệp trong nước vươn lên mà còn đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kim ngach XK.
Bảng 4: Kim ngach XK của các doanh nghiệp FDI
Giá trị(triệu USD)
Tỷ trọng trên tổng giá trị XK(%)
1998
1938
20,8
1999
2590
22,5
2000
3307
22,9
2001
3673
25
Nguồn: Vụ Kế hoạch – Bộ Thương mại
Sự gia tăng nhanh chóng của một số mặt hàng như dầu thô, gạo, hàng điện tử, máy tính, hàng dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ, thuỷ sản, cà phê, điều… đã tạo diện mạo cho hàng XK nước ta. Có 4 mặt hàng vượt qua mức 1 tỷ USD là dầu thô, hàng dệt may, giày dép, thuỷ sản (riêng dầu thô đã vượt mức 2 tỷ USD từ năm 1999). Trước đây XK các mặt hàng chủ lực này chỉ chiếm khoảng 60%, hiện nay chiếm 75-80%.
Bảng 5: Một số mặt hàng XK chủ yếu thời kỳ 1996-2000
Đơn vị tính %
Tỷ trọng bình quân
Chỉ số phát triển bình quân năm
1990 - 1995
1996 - 2000
Dầu thô
23,5
18,8
130,0
Hàng dệt may
10,5
14,5
124,8
Giày dép
2,7
10,3
157,3
Hàng thuỷ sản
12,4
9,2
119,6
Gạo
11,6
8,6
107,6
Nguồn: Tổng cục thống kê
Xét về những thay đổi trong cơ cấu mặt hàng XK trong bảng số liệu dưới đây ta thấy, trong số 10 măt hàng XK hàng đầu năm 1990 đến năm 1998 chỉ còn lại 8, đến năm 2000 thì 4 mặt hàng có mặt trong năm 1990 là hạt điều, cao su, hạt tiêu, than đá không còn nằm trong nhóm 10. Những mặt hàng lọt vào nhóm 10 này là linh kiện điện tử, sản phẩm đồ gỗ, nhóm hàng rau quả đã trở lại trong nhóm 10. Các mặt hàng dầu thô, thuỷ sản, dệt-may, giày dép, gạo khá ổn định trong nhóm 5 kể từ năm 1992 đến nay. Gọi là 10 mặt hàng XK chủ yếu và nó đã chiếm trên dưới 75% tổng kim ngạch XK hàng năm. ở hầu hết các mặt hàng dầu thô, gạo, cao su, than đá, cà phê, hạt tiêu đều có tỷ lệ tăng tổng kim ngạch nhanh hơn số lượng so với năm trước trong các năm 1999-2000, tình hình năm 2001 thì đã diễn ra ngược lại: có mặt hàng giá giảm 5-10% như cao su, chè, một số giảm đến 15% như gạo nhưng có loại giảm đến 40% như cà phê và 60% như hạt tiêu. Nhìn chung giá nông sản đã giảm đến 22% trong năm 2001, nên mặc dù khối lượng XK đã tăng hơn so với năm trước nhưng giá lại giảm nên kim ngạch XK nông sản năm 2001 vẫn thấp hơn so với năm 2000.
Bảng 6: Kim ngạch XK một số mặt hàng chủ yếu
1990
1996
1999
2000
2001
Thay đổi bq năm
Xếp hạng
96-00
00/99
01/00
90
96
00
01
XK
2404
7256
11541
14438
15027
18,9
25,5
3,8
Dầu thô
390
1346
2092
3503
3126
27
67,7
-10,8
1
1
1
1
1000T
2617
8705
14882
15424
16732
15,4
3,6
8,5
Dệtmay
25
1150
1747
1892
1975
13,3
8,3
4,4
4
2
2
2
Hải sản
220
651
971
1479
1778
22,8
52,3
20,2
3
4
3
3
Giàydép
530
1392
1472
1560
29,1
5,7
6
5
4
4
Điện tử
788,6
595,6
-24,5
5
6
Gạo
272
855
1025
667,8
624,7
-6
-34,8
-6,5
2
3
5
5
1000T
1624
3003
4508
3477
3729
3,7
-22,9
7,2
Cà phê
25
337
585
501,4
391,3
10,4
-14,3
-22
7
6
7
7
1000T
90
248
482
734
931
26,8
52,3
26,8
S.p gỗ
294,2
335,1
13,9
8
8
Mỹnghệ
20
124
168
237,1
235,2
17,6
41,1
-0,8
8
9
9
10
Rauquả
52,3
90
105
213,1
330
24
54,9
5
11
10
9
Hạtđiều
130
110
176,3
151,7
6,5
52,1
-9,3
8
11
13
Cao su
16
163
147
166
166
0,5
12,9
0
9
7
12
12
1000T
75,9
194,5
265
273
308
8,8
3
12,8
Hạt tiêu
12
65,5
137
154,7
91,2
22,1
6,4
-37,4
10
12
13
15
1000T
9
25,3
35
37
57
10
5,7
54,1
Than đá
38
115
96
94
113,3
-4,9
-2,1
20,5
6
10
14
14
1000T
798
3647
3260
3251
4290
-2,8
-0,3
32
Cộng
1260
5401
8374
11047
10950
Tỷ trọng
52,4
74,4
72,6
76,3
72,9
Nguồn: Tổng cục thống kê
(*)Thay đổi bq năm và Tỷ trọng tính theo %
Giá trị XK và Cộng tính theo 1000USD
Về thị trường, hàng hoá Việt Nam đã thâm nhập ngày càng nhiều vào thị trường Nhật Bản, ASEAN, Đông Bắc á, EU, Bắc Mỹ. Việc thâm nhập vào thị trường EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ đã đem lại hiệu quả cao cho hoạt động ngoại thương và đã khẳng định sự tiến bộ về chất lượng hàng hoá của nước ta vì đã đáp ứng khách hàng ở các thị trường khó tính. Châu á là khu vực buôn bán lớn nhất với tổng kim ngạch hai chiều trên 70%. Nhập siêu của Việt Nam với khu vực này tăng nhanh năm 1997 là 130%, năm 2000 là 360%, riêng năm 1999 là cao gấp 13 lần của tổng mức nhập siêu. Năm 2000 XK vào thị trường châu á- Thái Bình Dương chiếm 58,4%, thị trường Âu- Mỹ 37%, thị trường châu Phi – Tây Nam á 4,6%. Sang năm 2001 XK sang thị trường Mỹ tăng mạnh 43,4%, thị trường Nga tăng 63,6%, thị trường Pháp tăng 21,1%, thị trường Irắc tăng 19%. Sự thay đổi cơ cấu thị trường XK đã góp phần đưa nền kinh tế nước ta vượt qua những khó khăn khi thế giới diễn ra những biến động lớn và khủng hoảng kinh tế khu vực 1997-1998. Đặc biệt trong những năm gần đây chúng ta đã khôi phục được thị trường Đông Âu, vốn là thị trường truyền thống của ngoại thương nước ta. Thị trường này cần NK hàng nông sản, nông sản chế biến, thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc, giày dép mà những mặt hàng này lại là thế mạnh của nước ta. Năm quốc gia hàng đầu NK hàng của Việt Nam là Nhật Bản, Trung Quốc, úc, Singapore và Đài Loan chiếm 49%
Bảng 7: Thị trường xuất khẩu của Việt Nam
1995
1999
2000
2001
XK
CĐ
XK
XK
CĐ
XK
Kim ngạchXK
100
-2707
100
100
-1153
100
Châu á
72,4
-2394
57,7
59,9
-4135
58,4
Đông Nam á
20,4
-1266
21,8
18,1
-1830
Nhật Bản
18
545,3
15,5
17,8
274,3
16,7
Châu âu
13,2
-100
26,7
22,9
1481
23,5
EU
4,4
56
0
19,6
1620
20
Châu Mỹ
3,1
68,6
6,3
6,6
490,3
8,7
Hoa Kỳ
0,7
39,3
4,4
5,1
369,4
7
Châu Phi
1
30,3
1,2
1
95,3
1,2
Châu úc
1
-47
7,2
8,9
939
7,2
úc
1
45,2
7,1
8,8
979
Nguồn: Tổng cục thống kê
(*) XK tính theo %
CĐ=XK-NK tính theo triệu USD
3. Kết quả nhập khẩu
Cùng với tốc độ tăng trưởng của XK và cả nền kinh tế, NK cũng tăng với tốc độ khá. Những mặt tích cực của hoạt động NK thể hiện ở các điểm sau: NK đã hướng vào mục tiêu chủ yếu là phục vụ chiến lược XK và đáp ứng như cầu thiết yếu của sản xuất, tiêu dùng trong nước; Cơ cấu NK thay đổi theo hướng tăng NK tư liệu sản xuất giảm NK hàng tiêu dùng; Thị trường hàng NK mở rộng, chất lượng hàng NK được nâng cao, góp phần đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam.
Thời kỳ 1996-2001 NK đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 12,2%/năm. Riêng khu vực FDI mỗi năm NK chiếm 27,6% tổng kim ngạch NK cả nước.
Bảng 8: Kim ngạch NK của các doanh nghiệp FDI
Giá trị(triệu USD)
Tỷ trọng trên tổng giá trị NK(%)
1998
2668
23,2
1999
1177
29
2000
4984
28
2001
4050
30
Nguồn: Vụ Kế hoạch-Bộ Thương mại
Dựa vào bảng số liệu dưới đây, có thể nhận thấy hàng NK chủ yếu của Việt Nam là để phục vụ cho sản xuất mà đặc biệt là để gia công hàng XK như chất dẻo, hoá chất nguyên liêu, nguyên phụ liệu may măc, máy móc thiết bị…Nhóm hàng này tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Sự tăng lên của nhóm hàng NK này sẽ kéo theo sự tăng lên của giá trị XK ở khâu gia công, chế biến.
Bảng 9: Một số mặt hàng NK chủ yếu
1999
2000
2001
Ôtô nguyên chiếc(chiếc)
10723
15500
15600
Ôtô dạng linh kiện lắp ráp(bộ)
4524
10600
12500
Thép thành phẩm(1000T)
1237
1630
1600
Phôi thép(1000T)
937
1000
1250
Phân bón urê(1000T)
1890
2150
2200
Xăng dầu(1000tấn)
7403
8400
9500
Xe gắn máy(bộ)
509
1580
900
Giấy các loại(1000T)
195
250
250
Chất dẻo(1000T)
578
640
650
Sợi các loại(1000T)
160
180
200
Hoá chất nguyên liệu(1000T)
258
306
310
Máy móc,TB khác trừ ôtô(triệuUSD)
2005
2500
2900
Tân dược(1000T)
267
300
300
Nguyên phụ liệu dệt may, giầy dép(triệuUSD)
1600
1600
1800
Linh kiện điện tử(triệuUSD)
630
730
850
Nguồn: Bộ Thương mại
Hiện nay nước đã NK hàng hoá từ trên 130 nước và vùng lãnh thổ. Thị phần chủ yếu là các nước châu á, trong đó Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm vị trí quan trọng. Năm quốc gia XK lớn nhất vào Việt Nam là Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung quốc chiếm 64% (số liệu năm 2000) NK từ các nước ngoài ASEAN và Mỹ tăng lên nhanh chóng. Cơ cấu thị trường thay đổi đã phần nào thể hiện đường lối tăng cường hội nhập khu vực và đã có sự tính toán hiệu quả trong hoạt động ngoại thương.
Bảng 10 : Tỷ trọng một số thị trường nhập khẩu chủ yếu
Đon vị tính%
1990-1995
1996-2001
Châu á
66,9
71,9
Trong đó: ASEAN
28,9
27,7
Ngoài ASEAN
38,0
50,2
Đông Âu
10,5
2,2
EU
10,2
10,0
Mỹ
0,7
2,4
Nguồn: Tổng cục thống kê
II. Thực trạng hoạt động FDI.
1. Thành quả chung.
Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ra đời (tháng 12/1987) tính tới thời điểm 25/9/2002 trên địa bàn cả nước có 3.495 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 22,5 tỷ USD; 709 dự án đang xây dựng cơ bản với tổng vốn đầu tư đăng ký là 11,2 tỷ USD; 925 dự án được mới cấp giấy phép đầu tư và chưa triển khai với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5,2 tỷ USD. năm 2001 khu vực FDI đã đóng góp 14% vào GDP, chiếm 26,5% tổng kim ngạch XK cả nước .
Trong 9 tháng đầu năm 2002 vốn thực hiện đạt 1,65 tỷ USD tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu đạt 6,5 tỷ USD tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái, XK đạt 3,079 tỷ USD tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái, NK đạt 4,488 tỷ USD tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. đáng chú ý là trong 9 tháng đầu năm 2002 có 181 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm là 601 triệu USD tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. dự kiến trong năm 2002, vốn thực hiên đạt 2,345 tỷ USD, doanh thu ước đạt 8,4 tỷ USD, XK đạt 4,2 tỷ USD, nộp ngân sách 460 triệu USD, khả quan hơn so với dự báo.
Trong số các dự án đầu tư được cấp giấy phép, tính đến cuối tháng 8 năm 2001 đã thực hiện được khoảng 21 tỷ USD, chiếm 45% tổng số vốn của các dự án. Tính riêng thời kỳ 1996-2000 vốn đầu tư thực hiện đạt 12,8 tỷ USD tăng 80% so với thời kỳ 1991-1995. Luồng vốn đầu tư nước ngoài thuần tuý chiếm khoảng 8,6% GDP trong thập kỷ qua.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong hơn một thập kỷ qua có thể được nhìn nhận qua hai giai đoạn với hai xu hướng phát triển khác biệt với mốc là năm 1996. Giai đoạn trước năm 1996, FDI liên tục gia tăng về số dự án và vốn đầu tư, đạt mức kỷ lục là 8,6 tỷ USD vào năm 1996. trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của FDI đạt khoảng 50%/năm. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng đáng kể từ mức 34 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 342 triệu USD năm 1988 lên 326 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký lên đến 8640 triệu USD năm 1996.
Tuy nhiên kể từ 1997 đến nay và đặc biệt là từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, vốn FDI vào Việt Nam liên tục giảm. Trong giai đoạn 1997-2000 vốn FDI giảm trung bình khoảng 24% /năm. FDI đã giảm đáng kể từ mức vốn đầu tư đăng ký khoảng 8,6 tỷ USD năm 1996 xuống còn 1,9 tỷ USD năm 2000.
Phần lớn vốn FDI đến từ các nước châu á. Trong đó FDI đến từ Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Malaixia và Thái Lan chiếm khoảng 60% vốn đăng ký và 63% vốn thực hiện. Phần còn lại là vốn đầu tư của châu âu (khoảng 20%) châu Mỹ (khoảng 13%) châu đại dương (khoảng 3%). Điều này ảnh hưởng lớn tới yếu tố thị trường XNK của các doanh nghiệp FDI cũng như của cả nước.
đáng mừng là kể từ năm 2000 đến nay hoạt động FDI có dấu hiệu phục hồi thể hiện từ phía các nhà đầu tư Nhật Bản và Đài Loan. Bù lại sự giảm sút về FDI từ các nước châu á những năm qua các nước châu âu như Anh, Hà Lan, Liên bang Nga đã tăng vốn đầu tư ở Việt Nam .
1.1 Về huy động nguồn lực
vốn FDI hiện đang tăng qua các năm. nếu thời kỳ 1991-1995 đạt trên 7,15 tỷ USD trong đó vốn từ nước ngoài đạt 6,08 tỷ USD chiếm 85% vốn thực hiện và chiếm trên 25% tổng vồn đầu tư toàn xã hội thì thời kỳ 1996-2000 vồn FDI thực hiện đạt trên 12,8 tỷ USD trong đó vốn từ nước ngoài đạt trên 11,56 tỷ USD chiếm trên 24% tổng vốn đầu tư xã hội. Nguồn vốn từ bên ngoài đưa vào rõ ràng là nguồn vốn quan trọng bổ sung cho đầu tư phát triển nói chung và ngoại thương nói riêng.
Thông qua vốn FDI nhiều nguồn lực trong nước ( lao động, đất đai, tài nguyên..) được khai thác và đưa vào sử dụng với hiệu quả cao nhờ hoạt động XK; đồng thời Nhà Nước cũng chủ động hơn trong bố trí cơ cấu vốn đầu tư : dành nhiều vốn đầu tư trong nước, ngân sách cho đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội và đầu tư vào những vùng có dầu khí tại Trung Cận Đông. Thông qua hoạt động đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện nâng cao hiệu quả xản xuất chung của doanh nghiệp, gắn với việc đẩy mạnh XK hàng hoá, dịch vụ, lao động ra nước ngoài.
1.2. Về chuyển dịch cơ cấu.
Nếu FDI những năm đầu tập trung nhiều vào lĩnh vực dịch vụ kinh doanh bất động sản, ngoài dầu khí thì trong thời kì 1996-2001, tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Trong tổng số 2628 dự án còn hiệu lực năm 2000 với số vốn đăng ký 36,3 tỷ USD có tới 63% tổng số dự án và chiếm 53% tổng vốn đăng ký tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Số dự án dịch vụ chiếm 24,5% số dự án và 41% tổng vốn đăng ký. đây là nhân tố quan trọng tạo nên sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đó cũng là nhân tố nhằm cải thiện cán cân và tỷ trọng hàng hoá XNK, tăng NK máy móc, thiết bị, công nghệ và XK hàng hoá có giá trị chế biến cao. Giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp chiếm khoảng 44,6% giá trị xuất khẩu chung của khối FDI.
FDI hiện chiếm gần 35% giá trị sản lượng công nghiệp với tốc độ tăng trưởng trên 20%/ năm, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước đạt từ 11-13%/năm. đặc biệt FDI đã tạo nên nhiều ngành nghề, sản phẩm mới góp phần làm tăng đáng kể năng lực các ngành công nghiệp Việt Nam. hiện nay năng lực sản xuất của khu vực FDI chiếm 100% về khai thác dầu thô, sản xuất ô tô, máy giặt, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, thiết bị văn phòng, máy tính… Ngoài ra FDI còn chiếm khoảng 60% sản lượng về thép cán, 28% về xi măng, 33% về sản xuất thiết bị điện, điện tử, 76% dụng cụ y tế chính xác… Trong công nghiệp nhẹ FDI chiếm 55% về sợi các loại, 30% vải các loại, 49% về da giầy, 18% sản phẩm may, 25% về thực phẩm và đồ uống. Các sản phẩm hàng hoá trên để phục vụ nhu cầu trong nước nhằm thay thế NK và cả XK thu về giá trị cao.
Thông qua FDI đã hình thành hệ thống các KCN, KCX . Đây là hướng đi đúng , nhằm góp phần phân bổ công nghiệp hợp lý, nâng cao hiệu quả đầu tư, khuyến khích XK. FDI trong lĩnh vực dịch vụ có chiều hướng tăng lên, trong đó đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, bưu chính viễn thông, y tế, đào tạo nguồn nhân lực…tăng nhanh.
FDI đã góp phần nâng cao năng lực công nghệ của nền kinh tế. Nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được nhập vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực viễn thông, dầu khí, hoá chất, điện tử, tin học, ô tô, … tạo bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển các ngành mũi nhọn của đất nước, dần nâng cao tỷ lệ chế biến và công nghệ trong các mặt hàng XK chứ không chỉ XK tài nguyên và lao động thủ công đơn thuần.
Hoạt động của khu vực FDI cũng có tác động tích cực các cân đối lớn của nền kinh tế. Cùng với quá trình phát triển, mức đóng góp của FDI vào thu ngân sách gia tăng, tạo khả năng chủ động trong cân đối ngân sách, giảm bội chi. Dòng ngoại tệ vào Việt Nam cộng thêm việc mở rộng nguồn thu gián tiếp từ FDI đã góp phần cải thiện cán cân thanh toán vãng lai, tạo lợi thế trong hoạt động ngoại thương .
1.3. Tham gia XK và mở rộng kinh tế đối ngoại.
kim ngạch Xk của khu cực FDI tăng nhanh, chưa kể dầu khí, trong 5 năm 1996-2000 đạt trên 10,6 tỷ USD, tăng hơn 8 lần so với 5 năm trước và chiếm 23% kim ngạch XK cả nước. Trong một số mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam hiện nay XK của khu vực FDI chiếm tỷ trọng rất lớn ( 42% hàng giày dép, 25% hàng may mặc, 84% hàng điện tử, máy vi tính và linh kiện). Những thành công bước đầu của chính sách thu hút đầu tư hướng về XK đã được thể hiện qua tỷ trọng XK so với doanh thu của các doanh nghiệp FDI tăng nhanh. Tính bình quân thời kì 1991-1995 đạt gần 30%, thời kì 1996-2000 đạt 48,7%.
Ngoài ra khu vực FDI còn góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển nhanh, đặc biệt là khách sạn, du lịch, các dịch vụ thu ngoại tệ, dịch vụ tư vấn pháp lý, công nghệ tạo cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước tham gia XK tại chỗ hoặc tiếp cận với các thị trường thế giới.
Với trên 60 nước và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt Nam, trong đó có nhiều tập đoàn lớn có tiềm lực mạnh về công nghệ và tài chính, FDI đã góp phần phá thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại tạo thuận lợi cho Việt Nam gia nhập ASEAN, ký Hiệp định khung với EU, bình thường hoá quan hệ và ký Hiệp định thương mại song phương với Mỹ; đồng thời tăng cường thế và lực của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.
Từ việc mở rộng quan nhệ kinh tế đối ngoại FDI cũng giúp các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài để phát triển. Cho đến nay các doanh nghiệp Việt Nam đã có hơn 41 dự án đầu tư ra 12 nước và vùng lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký khoảng 38 triệu USD, chủ yếu trong các lĩnh vực chế biến thực phẩm, thương mại, dịch vụ và xây dựng. Tuy số dự án chưa nhiều và quy mô còn nhỏ nhưng đây lại là loại hình hoạt động phù hợp với xu hướng chung của thế giới.
2. Các lĩnh vực cụ thể
2.1.Dầu khí.
Trong lĩnh vực hoặc tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, Việt Nam đã cấp giấy phép đầu tư cho 45 hợp đồng dầu khí với tổng vốn đầu tư khoảng 2,6 tỷ USD gồm các hợp đồng chia sản phẩm (PSC), hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), liên doanh (JV). Đến nay đã có 20 hợp đồng tìm kiếm, thăm dò dầu khí đã kết thúc với số vốn đầu tư khoảng 1,4 tỷ USD. Dầu thô XK đã đóng góp phần lớn cho sự phát triển ngoại thương Việt Nam. Từ 7652 nghìn tấn năm 1995 lên 15500 nghìn tấn tương đương với 3570 triệu USD chiếm 25% tổng kim ngạch XK năm 2000 và 15800 nghìn tấn – 2765 triệu USD chiếm 16,7% tổng kim ngạch XK năm 2001.
Có thể nói, hầu hết toàn bộ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí của Việt Nam được thực hiện bằng các hình thức hợp tác với nước ngoài, qua đó giải quyết được yêu cầu về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý, góp phần tạo ra một ngành công nghiệp mới với trình độ kỹ thuật tiên tiến.
nếu năm 1986 sản lượng khai thác dầu của Việt Nam mới đạt 0,04 triệu tấn thì năm 2000, sản lượng khai thác được tại các mỏ Bach Hổ, mỏ Rồng và các mỏ mới đưa vào hoạt động đã đạt 16 triệu tấn dầu và 1,5 tỷ m3 khí.
Hiện tại đang xây nhà máy lọc dầu Dung Quất-Quảng Ngãi với công suất chế biến 6,5 triệu tấn /năm với tổng số vốn đầu tư 1,3 tỷ USD và xây đường ống dẫn khí từ vịnh Nam Côn Sơn vào bờ theo hợp đồng ký giữa Tổng công ty dầu khí Việt Nam với tổ hợp nhà thầu nước ngoài . Tiến tới nước ta không phải chỉ XK dầu thô trong khi vẫn phải NK các chế phẩm từ dầu thô như xăng, dầu, ga… mà còn có thể nâng giá trị XK nhờ việc chế biến dầu thô và giảm dần lượng NK.
Ngoài các dự án lớn nói trên trong lĩnh vực chế biến dầu khí đã cấp giấy phép cho các nhà máy sản xuất chất dẻo DOP công suất 30.000 tấn /năm, nhà máy sản xuất chất dẻo PVC công suất 100.000 tấn /năm, hai nhà máy chế biến nhựa đương tổng hợp công suất 30.000 tấn/năm, khí LPG 130.000 tấn / năm…
Tính chung lại trong toàn bộ lĩnh vực dầu khí tổng vốn đầu tư của các dự án đã được cấp phép đầu tư là trên 4 tỷ USD, chiếm khoảng 11% tổng vốn FDI, đã có đóng góp vô cùng to lớn cho XK của ngành ngoại thương nước nhà.
2.2. Bưu chính viễn thông.
Đến nay đã có trên 20 dự án trong lĩnh vực bưu chính viễn thông được cấp giấy phép với tổng vốn đầu tư trên 2 tỷ USD. Trong đó các dự án này đáng chú ý có: 10 dự án sản xuất thiết bị viễn thông ( tổng đài, cáp quang, các hệ thống viễn thông…) với tổng vốn đầu tư là 120,23 triệu USD, liên doanh với các nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn Siemens (Đức), Fujisu, NEC (Nhật Bản), Alcatel (Pháp), LG (Hàn Quốc)… 6 hợp đồng hợp tác kinh doanh khai thác mạng viễn thông , vốn đầu tư 1,9 tỷ USD bao gồm: dự án viễn thông quốc tế với Telstra (Australia), vốn đầu tư 327 triệuUSD, hoạt động từ năm 1989, kết quả tốt, doanh thu cao, dự án thông tin di động với Comvik (Thuỵ Điển) vốn đầu tư 324,6 triệu USD triển khai hoạt động có doanh thu từ năm 1995 và 4 dự án phát triển mạng điện thoại nội hạt tại Hải Phòng, Quảng Ninh,Hải Dương.
Nhìn chung các dự án FDI trong lĩnh vực này phát triển tốt, đối tác nước ngoài là những tập đoàn, công ty có tiềm lực về tài chính và chuyên môn, phát huy được hiệu quả trong việc góp phần hiện đại hoá, hạn chế việc phải NK thiết bị và công nghệ 100% từ nước ngoài, nâng cấp, mở rộng, phát triển năng lực phục vụ của mạng bưu chính viễn thông Việt Nam đạt trình độ quốc tế tạo cơ sở vật chất hiện đại phục vụ đắc lực cho nghiệp vụ ngoại thương.
2.3. Công nghệ điện tử
từ năm 1988 đến hết năm 2000 có 62 dự án FDI trong lĩnh vực điện tử được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 1,14 tỷ USD, trong đó giai đoạn 1991-1995 có 25 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 560 triệu USD; giai đoạn 1996-2000 có 31 dự án với tổng vốn đăng ký 571 triệu USD.
FDI có mặt trong hầu hết các khâu sản xuất, lắp ráp và gia công điện tử như: điện tử gia dụng, điện tử tin học, linh kiện điện tử, thiết bị y tế kỹ thuật cao …Về sản lượng sản xuất FDI chiếm 100% về sản xuất máy tính văn phòng, 78% thiết bị viễn thông, radio, tivi, 76,4% thiết bị y tế chính xác, 33% thiết bị điện tử khác .
Do các đối tác nước ngoài là các tập đoàn , công ty đa quốc gia có uy tín và có tiếng trên thế giới như: Sony, Matsushita, Toshiba, JVC, Fujisu, Philips, Samsung, Dawoo, LG, Singer, TCL…có tiềm năng về tài chính, công nghệ nên phần lớn các dự án trong lĩnh vực này đã nhanh chóng triển khai. Nhìn chung các dự án đã đưa vào Việt Nam máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất vào loại hiện đại, có công nghệ tiên tiến. Tuy vậy các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc lắp ráp và gia công sản phẩm, phần lớn linh kiện, phụ kiện vẫn phải NK.
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này không chỉ sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng ở trong nước, thay thế cho các sản phẩm phải NK mà còn có giá trị XK rất cao. Năm 1999 XK đạt 585 triệu USD-5,1% tổng giá trị XK, năm 2000 đạt 800 triệu USD – 5,6% tổng giá trị XK, năm 2001 đạt 900 triệu USD- 5,4%tổng giá trị XK.
2.4. Công nghiệp ôtô-xe máy
Đã có 14 dự án sản xuất, lắp ráp ôtô được cấp phép đầu tư trừ 3 dự án của công ty Chrysler(đã rút giấy phép), Nissan và VietSin(chưa triển khai), còn 11 dự án đang hoạt động với số vốn đăng ký đạt 636,6 triệu USD, vốn thực hiện đạt 423 triệu USD, năng lực thhiết kế là 140.000 ôtô các loại/năm (kể từ 2005 là 168.000 ôtô các loại /năm).
đến nay có 5 dự án sản xuất, lắp ráp xe máy được cấp phép đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn khoảng 377 triệu USD vốn thực hiện 234 triệu USD năng lực sản xuất, lắp ráp 1.000.000 xe /năm với hơn 19 kiểu loại khác nhau trong đó có 1 công ty 100% vốn nước ngoài của Đài Loan (VMEP), 4 công ty liên doanh với Nhật Bản, Thái Lan và Lào. ngoài ra còn có hơn 20 dự án sản xuất phụ tùng linh kiện ôtô, xe máy với tổng vốn đầu tư hơn 200 triệu USD. Nhiều doanh nghiệp trong nước cũng đang tham gia chế tạo phụ tùng cho các nhà máy này, nâng dần tỷ lệ nội địa hoá, tạo lợi thế cho phiá Việt Nam .
nhìn chung các dự án ngành xe máy triển khai tốt. Sản lượng xe máy tiêu thụ tăng dần: năm 1998 tiêu thụ 193.026 xe, năm 1999 là 199.282 xe, năm 2000 là 291.510 xe. Hàng năm tổng doanh thu của các dự án này đạt từ 30 triệu USD đến 480 triệu USD, nộp ngân sách gần 100 triệu USD.
Các dự án trong lĩnh vực này chủ yếu nhằm mục đích thay thế NK trong điều kiện nhu cầu tiêu dùng ôtô, xe máy tại Việt Nam đang phát triển rất nhanh mà các sản phẩm kém chất lượng được nhập lậu ồ ạt tràn ngập thị trường. Số lượng bộ linh kiện xe máy lắp ráp NK năm 1999 là 509 thì năm 2000 là 1580 bộ tăng hơn 310%. Sự tăng bùng nổ lượng xe máy lưu hành gây khó khăn cho việc quản lý giao thông đường bộ nên Nhà nước đã có chủ trương giảm lượng linh kiện lắp ráp, năm 2001 chỉ còn trên 900 bộ.
2.5. Công nghiệp hoá chất
Ngành công nghiệp hoá chất đã có 167 dự án FDI được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 2 tỷ USD vốn thực hiện đạt 682 triệu USD trong đó thời kỳ 1996-2000 có 163 dự án vốn đăng ký 1,7 tỷ USD, vốn thực hiện 236 triệu USD. Năm 1999 các doanh nghiệp FDI chiếm 26,5% trong gía trị sản xuất của ngành công nghiệp hoá chất, trong đó sơn các loại chiếm trên 50%, phân bón, thuốc trừ sâu trên 10%.
FDI trong ngành này đã tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao gồm một số loại hoá chất cơ bản, dầu nhờn, thuốc sát trùng, săm lốp xe, cao su kỹ thuật, hoạt chất LAS, các dạng chất tẩy rửa, hoá mỹ phẩm phân bón… phục vụ nhu cầu trong nước và XK.
2.6. Công nghiệp dệt may
ngành dệt may có trên 184 dự án còn hiệu lực với vốn đăng ký đạt gần 1,85 tỷ USD . trong đó có hơn 13 dự án đã đi vào hoạt động với vốn thực hiện đạt 848 triệu USD (chiếm gần 46% vốn đăng ký) và với tổng doanh thu đạt khoảng 1,46 tỷ USD, tạo việc làm cho trên 50.000 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp khác. Trong năm 1999 các doanh nghiệp FDI đã chiếm 30,6% giá trị sản lượng sản phẩm dệt may, 25,4% giá trị sản lượng các mặt hàng may mặc của cả nước .
Đây là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động , xuất đầu tư thấp, triển khai nhanh và thích hợp với những nước đang phát triển như Việt Nam. Việc thu hút vốn đầu tư vào ngành này không những góp phần tăng cường năng lực sản xuất mà còng mở rộng thị trường XK sang EU, Mỹ, Nhật Bản và một số thị trường phi hạn ngạch. Hàng dệt may là môt trong bốn nhóm hàng có giá trị XK cao, tăng đều qua các năm đóng góp đáng kể cho tổng kim ngạch XK. Năm 2000 đạt 1820 triệu USD chiếm 12,7% tổng kim ngạch XK, năm 2001 đạt 2250 triệu USD chiếm 13,6% tổng kim ngạch XK.
Iii. Thực trạng mối quan hệ ngoại thương và FDI thể hiện cụ thể qua hoạt động XNK tại các doanh nghiệp FDI và đóng góp của các doanh nghiệp fdi cho sự phát triển của ngoại thương Việt Nam .
1. Đóng góp chung của FDI cho sự phát triển của ngoại thương Việt Nam
Trong số 3495 dự án FDI đang sản xuất kinh doanh có hơn 1928 doanh nghiệp tham gia vào thị trường XNK. Kim ngạch XK của các doanh nghiệp FDI đã liên tục tăng trưởng với tốc độ cao trong những năm qua. Cụ thể nếu năm 1991 kim ngạch của các doanh nghiệp mới dừng ở con số 52 triệu USD, năm 1995 đạt 440 triệu USD (tăng 8,5 lần) thì đến 2001 đã đạt 3,67 tỷ USD (tăng gấp 70 lần so với 10 năm trước). Riêng 9 tháng năm 2002 XK của doanh nghiệp FDI đạt 3,09 tỷ USD (tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái).
1998
1999
2000
2001
Giá trị
(triệu USD)
TT.%
Giá trị (triệu USD)
TT%
Giá trị (triệu USD)
TT%
Giá trị (triệu
USD)
TT%
XK
cả nước
9.324
100
11.520
100
14.449
100
15.027
100
Doanh nghiệp FDI
1.938
20.8
2.590
22,5
3.307
22,9
3.673
25
NK
cả nước
11.494
100
11.622
100
15.635
100
16.162
100
Doanh nghiệp FDI
2.668
23,2
3.382
29
1.177
28
4.984
30
Bảng 11: Kim ngạch XNK của các doanh nghiệp FDI
Nguồn:Vụ kế hoạch-Bộ Thương mại
Lợi thế so sánh nổi bật của các doanh nghiệp FDI là có tiềm lực về vốn, công nghệ cao, kỹ năng quản lý tốt, hơn nữa lại có nhiều tập đoàn đa quốc gia đã đầu tư vào Việt Nam nên các doanh nghiệp FDI XK vào được nhiều thị trường mà doanh nghiệp trong nước chưa vươn tới được như Mỹ, một số nước EU. Việc các doanh nghiệp FDI có đóng góp rất lớn trong việc tham gia XK, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam đã được nói rõ ở phần trên.
Phải kể đến sự hoạt động có hiệu quả của một số doanh nghiệp FDI trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc biệt là thành tích trong hoạt động XNK. Năm 2002 này số doanh nghiệp FDI đạt tiêu chuẩn được thưởng XK tăng 30% so với năm ngoái. Có hơn 25 doanh nghiệp XK đạt mức tănh trên20 triệu USD. Có nhiều doanh nghiệp đã XK 100% sản phẩm như Công ty máy tính Fujittsu (Nhật Bản) chuyên về linh kiên máy tính và Công ty Pangrim (Hàn Quốc) chuyên về dệt nhuộn vải…Dưới đây là một vài doanh nghiệp FDI tiêu biểu trong hoạt động XNK.
Bảng 12: Một số doanh nghiệp có sản lượng xuất khẩu lớn
Đơn vị tính : 1000USD.
Tên doanh nghiệp
Mục tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Cty máy tính Fujittsu
Điện tử
405.989
412.206
569.866
431.624
CT Tae Kwang Vina
Giầy TT
104.553
109.625
121.056
----
CT Freetrend Industrial
Giầy TT
22.086
64.520
----
----
CT đèn hình 0rion-Hanel
Điện tử
51.740
63.710
-----
74.621
CT Pou Yuen
Giầy da
18.117
59.592
-----
111.232
CT Hưng nghiệp Pou Chen
Giầy TT
52.198
75.174
86.812
76.086
Nguồn : Báo cáo Vụ Đầu tư-Bộ Thương mại.
Bảng 13: Một số doanh nghiệp có sản lượng nhập khẩu lớn
Đơn vị tính : 1000USD.
Tên doanh nghiệp
Mục tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Cty máy tính Fujittsu
Điện tử
408.431
511.878
345.923
CT Vedan-Việt Nam
Mì chính
47.259
----
----
CT Tae Kwang Vina
Giầy TT
72.512
----
----
Cty Honda Việt Nam
Xe máy
----
123.320
128.577
XNLD Vietsopetro
Dầu thô
----
93.385
114.615
Nguồn : Báo cáo Vụ Đầu tư-Bộ Thương mại.
2. Đóng góp cụ thể của các doanh nghiệp FDI cho hoạt động ngoại thương Việt Nam về cơ cấu mặt hàng và thị trường XNK.
1.1 Cơ cấu mặt hàng XNK.
Kết hợp với phân tích về cơ cấu đầu tư, ta thấy cơ cấu đầu tư FDI vào lĩnh vực công nghiệp lớn nhất (chiếm 35,2% tổng số vốn đầu tư) nên doanh thu, doanh số xuất khẩu hàng hoá của lĩnh vực công nghiệp cũng chiếm phần lớn. Tuy vậy, lĩnh vực khách sạn dịch vụ trị giá đầu tư lớn( chiếm 13,2% tổng số vốn đầu tư ), chỉ đứng sau khối công nghiệp nhưng doanh thu khối này lại nhỏ, khả năng xuất khẩu ít. Cơ cấu đầu tư vào lĩnh vực nông lâm thuỷ sản còn ít (chiếm 3,8%) và doanh số xuất khẩu cũng nhỏ.
Cơ cấu đầu tư quyết định cơ cấu và tỷ trọng hàng hoá xuất nhập khẩu. Hay nói cụ thể hơn, tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp càng cao thì tỷ lệ xuất khẩu hàng hoá công nghiệp càng lớn (giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp chiếm khoảng 44,6% giá trị xuất khẩu chung của khối FDI). Vì vậy chủ trương của Nhà nước ta khuyến khích đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp là chủ trương đầu tư đúng đắn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cán cân thương mại của đất nước.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch đầu tư từ năm 1996 đến năm 1999, nếu xem xét về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu trong khối FDI thì :
+ Hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng công nghiệp nhẹ: 2.656,9 triệu USD chiếm 52,9% trị giá hàng công nghiệp xuất khẩu và chiếm 23,6% trị giá xuất khẩu chung của khối.
+ Hàng nông lâm, hải sản chế biến mà ta đang khuyến khích đầu tư sản xuất để xuất khẩu mới chỉ đạt 371,5 triệu USD chiếm tỷ lệ thấp, chỉ bằng 3,3% giá trị xuất khẩu của khối và bằng 7,4% trị giá xuất khẩu hàng công nghiệp.Trong khi đó hàng công nghiệp nhẹ xuất khẩu chiếm tới 52,9% và công nghiệp nặng xuất khẩu chiếm 17,7% trị giá xuất khẩu của khối.
Theo “Báo cáo tình hình thực hiện năm 2000 – các doanh nghiệp FDI” của Vụ Đầu tư - Bộ Thương mại về một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (tính cả khu chế xuất), đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam không những làm tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước mà làm thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu, làm tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp, có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã góp phần tạo ra những mặt hàng mới trong danh mục hàng xuất khẩu của Việt Nam như : ô tô và phụ tùng, chế tác đá quý, văn phòng phẩm... làm tăng kim ngạch những mặt hàng đã có trong danh mục hàng xuất khẩu của ta.
Bảng 14: Một số nhóm hàng XNK chủ yếu của các doanh nghiệp FDI
Đơn vị tính: triệu USD
1998
1999
2000
2001
Giá trị XK cả nước
3324,0
11.520,1
14.448,7
15.027,3
Doanh nghiệp FDI
Trong đó:
1983,0
2.590,3
3.307,7
3.672,7
+Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng
64,5
91,6
28,7
88,5
+Hàng sx từ hàng NK, gia công
1425,0
2.210,1
2.797,4
2.882,0
+KCX
397,0
580,5
757,3
843,2
Giá trị NK cả nước
11494,0
11.622,5
15.635,2
16.162
Doanh nghiệp FDI
Trong đó:
2668,0
3.382,2
4.352,0
4.984,6
+Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng
637,0
633,0
852,0
992,5
+Hàng NK để sx hàng XK
1156,0
1.560,2
1.984,6
2.101,2
+KCX
343,7
468,0
659,8
44,6
Nguồn:Vụ kế hoạch Bộ Thương Mại.
Cơ cấu mặt hàng XNK của các doanh nghiệp FDI đã phản ánh đúng tình hình mang tính quy luật của ngoại thương và hoạt động FDI ở nước ta, một nước đang phát triển và ở giai đoạn đầu của quá trính công nghiệp hoá, hiên đại hoá đất nước. Đó là giá trị máy móc, thiết bị, phụ tùng NK lớn hơn rất nhiều so với giá trị XK, do ban đầu các doanh nghiệp FDI cần nhập máy móc, thiết bị hiện đại tạo cơ sở vật chất cho quá trình đầu tư . Ngoài ra giá trị XK của hàng sản xuất từ hàng NK, gia công và hàng NK để sản xuất hàng XK có tỉ trong rất cao trong tổng kim ngạch XNK của các doanh nghiệp FDI thể hiện đường lối khuyến khích thu hút FDI hướng vào XK của Nhà nước ta. Hơn nữa mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam khá phong phú và đa dạng.
Bảng 15: Cơ cấu xuất khẩu một số mặt hàng cụ thể của các doanh nghiệp FDI
Đơn vị tính : 1000 USD.
Gạo
Hải sản
Cà phê
Cao su
Giầy dép
Dệt may
Điện tử
Hàng khác
1998
14.192
567.825
690.586
1.378
457.464
188.933
434.185
672.554
1999
14.931
1020.880
1208.285
586
288.256
206.481
30.58
882.064
Nguồn : Vụ Đầu tư - Bộ Thương mại
Những mặt hàng xuất khẩu có tỷ trọng lớn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam chủ yếu là những mặt hàng đã qua chế biến và tinh chế, có hàm lượng công nghệ cao như điện tử, dệt may, giầy dép…
1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có đến 75% từ các nước Châu á. Cơ cấu đầu tư này sẽ quyết định cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI.
Nếu xét về tỷ trọng các thị trường xuất khẩu chung của cả nước thời kỳ 1991-1998 cũng cho thấy Nhật Bản và ASEAN đóng vai trò lớn. Thời kỳ 91-95, Nhật Bản thường xuyên chiếm trên 30% tổng kim ngạch chung, nhưng giảm đều qua các năm. Tới năm 1998 chỉ còn chiếm 16,5% kim ngạch xuất khẩu. Tỷ trọng của các nước ASEAN không có sự thay đổi lớn trong suốt thời kỳ 1991-1998 (năm 1991 chiếm 25,1%, năm 1998 chiếm 28,2%) và tỷ trọng này chỉ có sự thay đổi lớn khi xem xét cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu.
Tỷ trọng xuất khẩu vào EU tăng khá đều trong các năm qua. Năm 1991 EU mới chiếm 5,7% kim ngạch xuất khẩu của ta, nhưng tới năm 1998 đã chiếm 23%. Riêng trong khối FDI, tỷ lệ xuất khẩu vào EU cũng chiếm 30% kim ngạch của khối. Và tỷ trọng này tăng đều qua các năm cho tới nay.
Bảng 16: Một số thị trường XK chủ yếu của các
doanh nghiệp FDI
Đơn vị tính: 1000USD
1998
1999
Giá trị
Tỷ trọng%
Giá trị
Tỷ trọng%
Nhật
327.468
16,5
428.282
16,5
Mỹ
107.378
5,4
127.892
4,9
Nga
4.109
0,2
7.112
0,2
ASEAN
559.405
28,2
546.640
21,1
EU
455.915
23
684.425
26,4
Nguồn : Vụ Đầu tư - Bộ Thương mại
Thị trường xuất khẩu cũng rất phong phú và đa dạng, hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các thị trường quan trọng của thế giới như: thị trường Châu Âu, thị trường Châu Mỹ, thị trường Châu á và đặc biệt là thị trường Đông Bắc á trong đó có thị trường Nhật Bản. Hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam là những hàng hoá có chất lượng khá cao được xuất khẩu vào các thị trường quan trọng của thế giới lại càng làm tăng thêm uy tín cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trên trường thế giới. Đây là một đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế tại nước ta trong những năm qua và những năm tiếp theo của thế kỷ 21.
3. Những bất cập trong mối quan hệ giữa ngoại thương và hoạt động FDI.
Bên cạnh những nét khả quan như đã nói ở trên, hiện còn nhiều vướng mắc giữa hoạt động ngoại thương và thu hút FDI thể hiện qua hoạt động XNK cụ thể của các doanh nghiệp FDI. Hiện nay các doanh nghiệp FDI đạt tỷ lệ XK cao còn quá ít, chỉ có dự án 100% vốn của hãng Fujitsu (Nhật Bản) sản xuất máy tính và linh kiện cho máy vi tính; dự án 100% vốn của Công ty Pangrim (Hàn Quốc) dệt nhuộn vải XK là thực hiện XK gần 100% sản phẩm của mình và hoạt động khá thành công, sử dụng nhiều lao động. Có nhiều doanh nghiệp FDI trong giấy phép đầu tư quy định số lượng sản phẩm phải XK nhưng không thực hiện được. Không ít doanh nghiệp chế xuất đã tiêu thụ một phần sản phẩm vào thị trường nội địa thay vì phải XK toàn bộ. Như vậy các doanh nghiệp chế xuất, khu công nghiệp mặc dù được hưởng nhiều ưu đãi về thuế và thủ tục hải quan nhưng không thực hiện đúng mục đích ban đầu là sản xuất để XK toàn bộ ra khỏi Việt Nam .
Có ý kiến cho rằng với tiềm lực tài chính, lợi thế về công nghệ, thị trường…lại được hưởng nhiều ưu đãi trong hoạt động đầu tư và hoạt động XK lẽ ra các doanh nghiệp FDI phải tạo ra được một giá tri XK lớn hơn nữa. giá trị XK của doanh nghiệp FDI gồm 2 nguồn: do chính các doanh nghiệp tạo ra và mua lại của Việt Nam để XK. Nguồn thứ nhất, mặc dù tỷ trọng vốn FDI trong một số ngành công nghiệp trọng yếu không nhỏ: dầu thô 100%, thép 53,8%, sợi PE, DYT 100%, điện tử 100%, kéo sợi 55%, may mặc 39,3%, giày dép 32%…song trừ dầu thô, còn lại các ngành khác mới tạo ra giá trị XK khá khiêm tốn: 2 mặt hàng lớn nhất là điện tử và giầy dép cũng chỉ trên dưới 500 triệu USD /mặt hàng/năm, dệt may chỉ khoảng 200 triệu USD, điện dân dụng gần 50 triệu USD…Đặc biệt hàng nông, lâm sản chế biến-những mặt hàng khuyến khích đầu tư sản xuất –trong 12 năm qua giá trị XK chỉ vẻn vẹn 900 triệu USD. Còn nguồn thứ hai dù Quyết định 1022/1999/QĐ-BTM ngày 1/9/1999 của Bộ Thương mại đã mới lỏng diện hàng hoá mà các doanh nghiệp FDI không được mua để XK xuống chỉ còn 6 nhóm, nhưng cả năm 1999 khối này chỉ XK được có 15 triệu USD.
Nguyên nhân của những khó khăn trên nằm cả ở phía các doanh nghiệp FDI và cả ở việc quản lý của Nhà Nước. Các doanh nghiệp FDI vấp phải sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thi trường thế giới nên chi hoạt động cầm chừng, thị trường XK bị thu hẹp , những khó khăn chủ quan về vốn và nhân lực …
Về phía Nhà Nước , mặc dù đã có chính sách khuyến khích đầu tư hướng về XK, nhưng việc quản lý đầu tư và ngoại thương lại là những vướng mắc gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp FDI trong việc thực hiện XK. vấn đề thuế XNK và tờ khai XNK, thủ tục hải quan ( trong quy định miễm kiểm hoá và giám định hàng hoá…), vướng mắc trong việc XNK tại chỗ và XK tại chỗ cũng là XK…là những bức xúc của các doanh nghiệp FDI trong việc đẩy mạnh XK. Vấn đề thông tin giữa các doanh nghiệp FDI và các cơ quan quản lý cũng hết sức quan trọng. Theo ý kiến của Thứ trưởng Bộ Thương mại Mại Văn Dậu “ Hiện nay nhiều văn bản luật, văn bản dưới luật cũng như các chính sách hỗ trợ của Nhà Nước đã đưa ra nhưng một số doanh nghiệp vẫn chưa nắm vững. Đây là những thiếu sót, trong đó có một phần trách nhiêm của Bộ Thương mại”.
Hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam nhìn chung còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa phát huy được vai trò chính là hỗ trợ doanh nghiệp tiềm kiếm thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh. Nhất là hoạt động xúc tiến XK chủ yếu bao gồm các hoạt động tình thế, chỉ tập trung vào các lĩnh vực hội chợ, triển lãm, quảng cáo, khuyến mại. Sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức hỗ trợ thương mại còn rời rạc thiếu tính hệ thống.
Triển vọng thu hút các dự án đầu tư FDI hướng về XK chỉ có thể mở rộng khi môi trường ngoại thương đối với các doanh nghiệp Việt Nam trở nên thực sự thông thoáng. Hàng Việt Nam cần được hưởng Quy chế tối huệ quốc tại tất cả các thi trường lớn trên thế giới thì mới kích thích các nhà đầu tư vào sản xuất hàng hoá tại Việt Nam. việc Việt Nam chưa ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là một trở ngại trong việc thu hút vốn đầu tư từ các nước phương Tây. do đó những dự án đầu tư sản xuất hàng XK tuy được đặc biệt khuyến khích nhưng các nhà đầu tư vẫn giữ thái độ dè dặt.