MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Việt Nam và Thái Lan vốn có quan hệ láng giềng với nhau từ lâu. Nhưng chỉ đến khi Rama I (1782- 1809) làm vua Xiêm và Gia Long (1802-1819) làm vua ở Việt Nam thì quan hệ ngoại giao giữa hai triều đại, hai nhà nước phong kiến mới chính thức được thiết lập. Trong lịch sử hiện đại, mối quan hệ đó ngày càng phát triển mạnh mẽ và đạt đến tầm cao mới. Vì vậy việc nghiên cứu mối quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan sẽ giúp người viết tăng cường nhận thức của bản thân về mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước nói chung và Thái Lan nói riêng từ sau khi giành được độc lập từ phong kiến phương Bắc, bổ sung kiến thức cho việc giảng dạy chương trình lịch sử các nước Đông Nam Á, đặc biệt là mối quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan về lĩnh vực kinh tế - văn hóa. Việc làm khóa luận tốt nghiệp cũng là một dịp tập nghiên cứu khoa học. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan đã hình thành từ lâu trong lịch sử. Sự phù hợp về lợi ích giữa hai nước trên nhiều mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng là cơ sở vững chắc cho sự phát triển quan hệ kinh tế - văn hóa giữa hai nước trong tương lai. Ngày nay, thế giới đang diễn ra xu thế toàn cầu hóa đòi hỏi mỗi quốc gia phải có một chính sách đối ngoại cũng như hợp tác tích cực chủ động để hòa nhập vào xu thế của sự phát triển. Việc nghiên cứu về mối quan hệ kinh tế - văn hóa giữa Việt Nam và Thái Lan sẽ góp phần hiểu được những bài học lịch sử trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quan hệ kinh tế và giao lưu văn hóa Việt-Thái trong lịch sử” còn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, khiến người viết luận văn hết sức quan tâm và chọn làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
6
II. Phương pháp nghiên cứu
Sau khi xác định được đề tài nghiên cứu, công việc đầu tiên mà người viết tiến hành là sưu tầm, sắp xếp và phân loại tài liệu rồi phác thảo đề cương cho khóa luận. Sau đó thực hiện đề tài theo phương pháp lịch sử và phương pháp logic: Tái hiện toàn bộ quan hệ kinh tế - văn hóa giữa Việt Nam và Thái Lan từ thế kỉ X đến nay và xem xét quan hệ kinh tế - văn hóa trong các mối quan hệ chính trị - quân sự, đặt mối quan hệ kinh tế - văn hóa giữa Việt Nam và Thái Lan trong mối quan hệ với các nước Đông Nam Á và các nước khác trên thế giới.
III.Lịch sử vấn đề và nguồn sử liệu
Số lượng các công trình nghiên cứu về mối quan hệ Việt Nam –Thái Lan đã chứng tỏ vấn đề này thực sự hấp dẫn đối với nhiều nhà nghiên cứu. Có thể kể tên một số công trình tiêu biểu, có tác dụng gợi mở hướng nghiên cứu và là cơ sở giúp người viết hoàn thành khóa luận của mình.
- Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên –NXB Văn Hóa 1960. Đề cập tới quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan từ thế kỉ XII-XV.
- Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn-NXB KHXH Hà Nội 1977. Đề cập đến mối quan hệ kinh tế Việt Nam và Thái Lan từ thế kỉ XVI-XVIII.
- Đại Nam Thực Lục- Quốc sử quán triều Nguyễn thế kỉ XIX. NXB Giáo Dục 2007. Đề cập về quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan thế kỉ XVIII, XIX.
- “Kinh tế vương quốc Thái Lan” Nói sơ lược quan hệ kinh tế Việt Nam và Thái Lan từ 1977-1992. Tác giả Nguyễn Tương Lai góp thêm một tiếng nói về mối quan hệ Việt Nam và Thái Lan bằng tác phẩm “Quan hệ giữa Việt Nam –Thái Lan trong những năm 90”. Tác phẩm nói về mối quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan trong tất cả các mặt từ 1889-1999 trong đó nhấn mạnh đến mối quan hệ về kinh tế.
Cuốn “Tìm hiểu lịch sử- văn hóa Thái Lan” tập 1 của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, viện nghiên cứu Đông Nam Á NXB KHXH Hà Nội
7
1994 có đề cập quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan về văn hóa trong đó có Phật giáo và tộc người Thái.
Tại trang web Thế giới kinh doanh - Doanh nhân - Kiến thức kinh doanh - Quản trị doanh nghiệp có bài viết : Vài nét về quan hệ Việt Nam - Thái Lan những năm đầu thế kỉ XXI của tác giả Nguyễn Thị Hoàn. Tác giả bài viết đề cập đến quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan trong nhiều lĩnh vực như hợp tác kinh tế, văn hóa khoa học kĩ thuật, chính trị ngoại giao. Về kinh tế, tác giả nhấn mạnh đến kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước cũng như quan hệ đầu tư cho đến năm 2004. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành quả nghiên cứu về mối quan hệ kinh tế - văn hóa giữa Việt Nam và Thái Lan của các bậc thầy đi trước, người viết đã định hướng nên toàn bộ nội dung cho đề tài nghiên cứu của mình.
IV. Phạm vi nghiên cứu
Quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan là mối quan hệ toàn diện thể hiên trên tất cả các lĩnh vực. Trong khuôn khổ của đề tài khóa luận, người viết chỉ tập trung nghiên cứu về mối quan hệ kinh tế - văn hóa giữa Việt Nam và Thái Lan từ thế kỉ X đến nay, tức là từ thời điểm có những sự kiện về quan hệ Việt -Thái được ghi chép đầu tiên trong thư tịch cổ đến những năm đầu của thế kỷ XXI, khi mối quan hệ của Việt Nam với Thái Lan đang hết sức tốt đẹp, tạo những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mỗi nước.
V. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo, khóa luận được chia làm 3 chương: Chương 1: Điều kiện lịch sử của quan hệ Việt-Thái Chương 2: Quan hệ kinh tế Việt Nam - Thái Lan từ thế kỉ X đến nay. Chương 3 : Giao lưu văn hóa Việt Nam - Thái Lan từ thế kỉ X đến nay.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
II. Phương pháp nghiên cứu
III.Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn sử liệu
IV. Phạm vi nghiên cứu
V. Cấu trúc khóa luận
CHưƠNG I: ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA QUAN HỆ VIỆT-THÁI
I. Hoàn cảnh lịch sử của hai nước
I.1 Việt Nam
I.2 Thái Lan
II Các nhân tố chế định sự giao lưu Việt Nam –Thái Lan
II.1 Tiềm năng và lợi thế kinh tế của hai nước
II.1.1 Việt Nam
II.1.2 Thái Lan
II.2 Truyền thống đối ngoại của Việt Nam và Thái Lan
II.2.1 Khái quát về đối ngoại Việt Nam
II.2.2 Đối ngoại Thái Lan qua quá trình lịch sử
CHưƠNG II: QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT-THÁI
I. Quan hệ kinh tế của Việt Nam với Thái Lan từ thế kỉ X-XIX
I.1 Trong các thế kỷ X-XV
I.2 Trong các thế kỷ XVI- XVIII
I.3 Trong thế kỉ XIX
II. Quan hệ kinh tế của Việt Nam với Thái Lan từ năm 1976 đến nay
II.1 Trao đổi buôn bán
II.1.1 Thương mại
II.1.2 Đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào Việt Nam
II.2 Hợp tác
3
II.2.1 Hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan trong tiểu vùng sông Mêkông
II.2.2 Hợp tác Việt Nam – Thái Lan trong khuôn khổ AFTA
II.2.3 Viện trợ
CHưƠNG III: GIAO LưU VĂN HÓA VIỆT-THÁI
I. Đôi điều so sánh về người Thái Lan và người Thái Việt Nam
I.1 Về nguồn gốc và tên tự gọi
I.2 Về chế độ hôn nhân và gia đình
I.3 Bản mường và truyền thống làng xã
II. Phật giáo Thái Lan và những nét tương đồng với Phật giáo Việt Nam
II.1 Quá trình hình thành và phát triển Phật giáo ở Thái Lan
II.2 Đặc điểm và vai trò của Phật giáo Thái Lan
II.3 Những nét tương đồng
II.4 Những pho tượng Phật có niên đại muộn
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
125 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1886 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Mối quan hệ kinh tế và giao lưu văn hoá Việt – Thái trong lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phật không
chỉ tích thêm công đức cho bản thân ngƣời tụng niệm mà còn có tác dụng giải
nghiệp cho cả những ngƣời đã khuất. Những ai càng thực hiện triệt để các giới luật
bao nhiêu thì những lời tụng niệm của ngƣời đó càng linh nghiệm bấy nhiêu. Giữ
gìn cho mình không bị sa ngã trƣớc những đam mê, cám dỗ, trƣớc những hận thù
đố kị, trƣớc những tham lam thèm muốn mà trau dồi cho mình một tấm lòng vị tha
quảng đại, sẵn sàng giúp đỡ mọi ngƣời không quản khó khăn, đó là hành động
sống mà phật tử Việt Nam và Thái Lan đã và đang cùng nhau phấn đấu. Điều
quan trọng là Phật giáo từ xa xƣa với hai dân tộc Viêt – Thái đã trụ vững trong
lòng dân tộc, tạo nên một phong cách dân tộc vị tha, giàu lòng bác ái, yêu cái
thiện, ghét bỏ và xa lánh cái ác, bình tĩnh và sáng suốt vƣợt qua những cơn sóng
gió trong lịch sử dân tộc và đất nƣớc.
Tuy vậy trƣớc khi Phật giáo thâm nhập vào Việt Nam và Thái Lan thì
ngƣời Việt và ngƣời Thái cũng đã có cùng một thứ tôn giáo sơ khai của mình là
tục thờ thần linh và gia tiên. Thứ tôn giáo sơ khai này xuất phát từ thế giới quan
còn nhiều thô sơ và hạn chế nhƣng nó lại có nền tảng về sự hƣớng thiện, về sự
cộng đồng dân tộc. Phật giáo đến với hai dân tộc Việt- Thái bao gồm các quan
niệm về thế giới quan và vũ trụ quan, về luân hồi và đạo đức và các quan niệm này
có những nét gần gũi với hình thức tôn giáo sơ khai của mình; đặc biệt quan niệm
về đạo đức lại rất phù hợp với quan niệm sống của hai dân tộc. Do đó, Phật giáo
không phải là cái gì xa lạ, đối địch mà nó là yếu tố tôn giáo mới, củng cố và phát
triển thêm tôn giáo sẵn có. Ngƣời Việt và ngƣời Thái đã tiếp nhận Phật giáo nhƣng
vẫn không hoàn toàn từ bỏ hình thức tôn giáo thờ thần linh và gia tiên mà lại hòa
nhập hai tôn giáo này thành thứ Phật giáo mang màu sắc thần linh không hoàn
toàn nhƣ Phật giáo chính thống. Phật giáo trong dân gian Việt Nam đã thể hiện rất
rõ điều này. Trong các chùa Việt Nam vẫn có nơi thờ các vị thần, tƣợng thần đƣợc
đặt bên tƣợng Phật và Bồ Tát thậm chí các đức Phật và Bồ tát cũng là các thần và
các thần lại có khi đƣợc coi là Phật, là Bồ tát. Chùa không phải chỉ là nơi tụng
101
kinh niệm Phật, chỉ là nơi thiền định mà chùa còn là nơi mọi ngƣời đến cầu xin
phúc lộc, cầu xin con cái, cầu xin đƣợc mùa v.v… và chùa cũng là nơi tiếp nhận
những vong hồn đã khuất để thân nhân gia đình thƣờng xuyên đến cúng bái. Ngay
đến trung tâm Phật giáo Luy Lâu gồm chùa Dâu và các chùa quanh chùa Dâu cũng
mang những đặc trƣng này rất rõ nét. Còn ở Thái Lan thì ngay từ thời kì Ram
Khăm Hẻng Phật giáo Thái Lan cũng đã đậm nét yếu tố thờ thần linh. Khi đọc bia
kí ngƣời ta biết rằng vua Ram Khăm Hẻng và dân chúng vẫn thƣờng xuyên cúng
tế vị thần Phra Khaphung trên đồi Khau Luông gần kinh đô Xukhôthay. Theo
quan niệm lúc bấy giờ, mọi sự thịnh suy của đất nƣớc đều phụ thuộc vào việc cúng
tế vị thần này. Đối với ngƣời dân Thái Lan, thì Phật, Thần, Thánh, Vua đều là
một, các gia đình Thái Lan ngoài bàn thờ Phật còn có miếu thờ thần. Ở nông thôn
Thái Lan có rất nhiều miếu thờ “Nữ thần lúa” đặt ở ngoài đồng. Ở Thái Lan chính
các nhà sƣ Phật giáo lại là ngƣời tham gia chủ trì các công việc nhƣ sinh đẻ, cƣới
xin, v.v….
Giáo pháp của đức Phật đúng nhƣ ngài đã tuyên bố, đó là giáo pháp thật sâu
kín khó thấy, khó chứng, tịch tĩnh, cao thƣợng, siêu lí luận, vi diệu chỉ có ngƣời trí
mới thấu hiểu”. Nhƣng vì thƣơng xót chúng sinh đang chìm đắm lăn lộn trong bể
khổ nên đức Phật đã dấn thân vào sự nghiệp hóa độ để cứu vớt chúng sinh. Ngay
sau khi Ngài đại ngộ trở thành bậc Chính Đẳng Giác (bậc giác ngộ sang suốt hoàn
toàn), Ngài đã bắt đầu chuyển Pháp luân quay bánh xe Pháp – tức bắt đầu thuyết
pháp ngay tại vƣờn Lộc Uyển. Bài thuyết pháp đầu tiên của Ngài chính là bài Pháp
về “Tứ Diệu đế”. Đó là bốn chân lí bất di bất dịch mà đức Phật đã chứng ngộ
đƣợc.
Tứ diệu đế là nền tảng của Phật giáo. Trong bốn đế này thì ba đế đầu tiên là
phần triết lí còn đế cuối cùng là Đạo đế hay Bát Chính đạo là phần thực hành cuộc
sống đạo đức để đạt đến Diệt đế (phƣơng pháp diệt trừ sự khổ), trừ bỏ Khổ đế
(mọi sự khổ não vốn có) và Tập đế (nguồn gốc của khổ). Bát chính đạo là 8 con
đƣờng đi đến giải thoát diệt khổ, đó là 1- Chính kiến; 2- Chính tƣ duy; 3- Chính
ngữ; 4- Chính nghiệp; 5- Chính mệnh; 6- Chính tịnh tiến; 7- Chính niệm; 8-
102
Chính định. Trong suốt quá trình tiếp thu giaó lí của đức Phật, hai dân tộc Việt
Nam và Thái Lan đã rất thấm nhuần Tứ Diệu đế, mà đặc biệt là phần Đạo đế. Đây
chính là những quy phạm về mặt đạo đức của Phật giáo mà những Phật tử Việt
Nam và Thái Lan lấy làm mục đích phấn đấu cơ bản. Ngoài ra để hổ trợ cho mục
đích này, Phật tử hai nƣớc đã nhấn mạnh các quan niệm về luân hồi, về nhân quả
và đƣa nó lên vị trí quan trọng gắn liền với các quy phạm về đạo đức.
Đứng trƣớc cuộc sống đầy rẫy những gian nan trắc trở, con ngƣời luôn mơ
ƣớc và phấn đấu diệt trừ mọi khổ não. Ngƣời Việt và ngƣời Thái xƣa kia chỉ biết
cầu đấng thần linh và những vong hồn của ngƣời thân trợ giúp mình, cũng chỉ biết
mơ ƣớc có một cuộc sống mà ở đó chỉ có những điều tốt đẹp, hoàn hảo, con ngƣời
đƣợc sống nhƣ thần tiên, điều ác không bao giờ xuất hiện. Đến khi tiếp nhận Phật
giáo, ngƣời Việt và ngƣời Thái mới biết thêm rằng con ngƣời ta sinh tử tử sinh
trong cái vòng luân hồi khổ não bất tận này không phải do sự sắp đặt của một đấng
siêu phàm nào mà thực ra là do sự sắp đặt của chính bàn tay mình. Chính hành
động sống của một con ngƣời đã quyết định cuộc sống của mình trong hiện tại và
trong tƣơng lai, trong kiếp này cũng nhƣ trong các kiếp sau. Những hành động
sống của mỗi một con ngƣời chính là những mầm mống tạo nên cuộc sống trong
tƣơng lai của ngƣời ấy. Đó là nội dung chính của thuyết nhân quả trong đạo Phật.
Theo thuyết này thì mỗi một hành động sống là một nhân đƣợc tạo ra: nhân này sẽ
không tự mất đi mà sẽ còn mãi để cờ khi có đủ các Duyên thì cần thiết hợp lại
chúng sẽ kết thành Quả. Nhân nào thì Quả ấy; Nhân do ai tạo ra thì ngƣời ấy sẽ
đƣợc hƣởng cái Quả do Nhân đó tạo thành. Tùy thuộc vào hành động tốt hay xấu
mà có Nhân tốt hay xấu và xuất hiện những Quả tốt hay Quả xấu, cái năng lực làm
cho quá trình thành Quả đƣợc thực hiện gọi là Nghiệp. Những Nhân tốt đƣợc gọi
là Phúc hay Phúc Nghiệp, ngƣời Thái gọi là “Bun”. Những Nhân xấu gọi là Tội
hay Tội Nghiệp, ngƣời Thái gọi là Bạp. Thấm nhuần đạo đức luân lí của Phật giáo,
ngƣời Việt cũng nhƣ ngƣời Thái đã phát huy và tăng cƣờng lối sống hƣớng thiện
vốn sẵn có của mình và nâng nó lên thành phong cách dân tộc, thành mục đích tối
thƣợng. Ngoại trừ những bậc xuất gia tu hành với mục đích giải thoát tới Niết bàn,
103
còn hầu hết các Phật tử Việt Nam và Thái Lan đều cố gắng nƣơng theo giáo lí mà
sống trong hiện tại sao cho đúng với những lời dạy của đức Phật và không ngừng
tu thân tích đức, và để dần dần cũng đạt đƣợc Niết bàn. Chính vì vậy các Phật tử
Việt Nam và Thái Lan đều coi Bát chính đạo nhƣ là ngọn đuốc soi đƣờng cho họ
đi tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, ít khổ não hơn và cuối cùng là tiến tới cõi Niết
bàn. Tuy vậy thực hiện tốt những điều này không phải là một việc dễ dàng. Bởi vì
cuộc sống của con ngƣời ở kiếp sau phụ thuộc một phần vào sự tích lũy “Bun”
hoặc “Phúc nghiệp” và “Bạp” hoặc “Tội nghiệp” ở kiếp trƣớc. Nếu ngƣời nào tích
đƣợc nhiều “Bun”, tạo đƣợc nhiều Phúc Nghiệp và hạn chế đƣợc ít “Bạp”, ít tạo
tội nghiệp thì sau khi lâm chung họ sẽ đƣợc sinh lên cõi Trời, vì lúc này sức dẫn
của Nghiệp (còn gọi là Nghiệp Dẫn) thiên nhiều về Phúc Nghiệp làm cho quá trình
Nhân Quả đƣợc thực hiện theo hƣớng Nhân tốt hình thành Quả tốt. Nhƣ vậy ngƣời
này đã chuyển sinh từ kiếp ngƣời sống trên cõi Trần lên kiếp Thiên nhân sống trên
cõi trời. Nhƣng vì vẫn còn Tội Nghiệp (“Bạp”) nên đến khi những Tội Nghiệp vốn
có của vị Thiên nhân này đã hội đủ các duyên thì sức dẫn của nghiệp lại xuất hiện
theo hƣớng Nhân xấu hình thành Quả xấu và đầy vị thiên nhân chuyển sinh trở lại
kiếp ngƣời sống trên cõi trần nhƣng có cuộc sống tốt hơn các kiếp làm ngƣời trƣớc
đây. Nếu ngƣời nào trong cuộc sống hiện tại và quá khứ của mình có những hành
động sống tạo ra số Phúc Nghiệp ngang với số Tội Nghiệp tức số lƣợng Bun bằng
số lƣợng Bạp thì ở đây sẽ có một trong hai khả năng xảy ra tùy thuộc vào giờ phút
trƣớc khi lâm chung của ngƣời đó. Nếu trƣớc phát lâm chung ngƣời đó có những
hành động về thân, khẩu, ý có xu hƣớng hƣớng thiện thì sẽ tạo ra một loại nghiệp
gọi là Cận tử nghiệp. Loại nghiệp này có tác dụng tạo ra sức dẫn làm cho quá trình
Nhân Quả đƣợc thực hiện theo hƣớng Nhân tốt hình thành Quả tốt. Nhƣ vậy ngƣời
này sẽ đƣợc chuyển sinh hoặc thành Thiên nhân hoặc thành ngƣời tùy theo mức độ
của Phúc nghiệp và Cận tử nghiệp mà ngƣời ấy có đƣợc. Còn những Tội Nghiệp
mà ngƣời ấy đã tạo ra sẽ lần lƣợt chín dần để ngƣời ấy lĩnh nhận Quả xấu ngay
trong kiếp chuyển sinh của mình và thậm chí cả trong các kiếp chuyển sinh sau
nữa. Quả xấu này là những điều không may xảy ra trong kiếp chuyển sinh và thậm
104
chí còn là cuộc sống địa ngục trong các kiếp chuyển sinh sau nữa. Nếu trƣớc lúc
lâm chung, Cận tử nghiệp của ngƣời đó đƣợc tạo thành trên cơ sở của những hành
động bất thiện thì kiếp chuyển sinh sau này sẽ không phải là kiếp ngƣời và lại
càng không phải là kiếp Thiên nhân. Cửa địa ngục mở ra đón chờ con ngƣời ấy
với kiếp sống địa ngục và phải đợi cho những Phúc Nghiêp chín dần mới đƣợc
chuyển sinh thành kiếp ngƣời. Nếu ngƣời nào trong cuộc sống hiện tại và quá khứ
của mình có những hành động sống nhiều tội lỗi quá, tức là tạo nhiều Tội Nghiệp
quá thì kiếp chuyển sinh ngay sau đó của họ sẽ là kiếp địa ngục, rồi các kiếp sau
đó là kiếp ngã quỷ, kiếp súc sinh và kiếp cuối cùng những Phúc Nghiệp ít ỏi của
họ chín muồi thì họ mới đƣợc chuyển sinh thành kiếp ngƣời nhƣng cái kiếp ngƣời
này sẽ là kiếp ngƣời đầy sự gian truân khổ ải.
Chính vì thấm nhuần những điều trên đây mà ngƣời Việt cũng nhƣ ngƣời
Thái đều coi “Bun” hoặc Phúc là yếu tố tinh thần lí tƣởng. Họ đã cố gắng phấn
đấu hết sức mình cốt sao tích lũy đƣợc nhiều “Bun”, nhiều Phúc nhất. Mọi hoạt
động, mọi cách sống của họ trong cuộc sống hiện tại đều nhằm tạo điều kiện cho
một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tƣơng lai thuộc về kiếp sau. Và cứ nhƣ vậy kiếp
sau sẽ ít “Bạp”, ít tội nhiều “Bun” nhiều Phúc hơn kiếp trƣớc. Con ngƣời sẽ phấn
đấu không mệt mỏi trong vòng luận hồi sinh tử cho đến khi trở nên hoàn toàn
trong sạch, hoàn toàn không một chút “Bạp”, rũ sạch hết Tội. Lúc đó con ngƣời
mới thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử để bƣớc vào cõi Niết bàn.
“Bun” bà Phúc là rất quý báu, nhƣng làm Bun và Phúc thì bất kì ai cũng có
thể làm đƣợc. Thực hiện tốt và triệt để nền giáo lí Bát chính đạo chính là ta đã làm
“Bun” tích Phúc có hiệu quả nhất. Nội dung của Bát chính đạo không có gì quá
cao siêu, không phải chỉ có những ngƣời giàu mới làm đƣợc. Con ngƣời ta tùy
thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện của mình đóng góp cái tâm hƣớng thiện, những
hành động hƣớng thiện của mình cho cộng đồng, cho xã hội, đó là cách thực hiện
cụ thể nền giáo lí Bát chính đạo và đó cũng là hƣớng tốt nhất của sự nghiệp là
“Bun” tích Phúc của mỗi ngƣời. Ngoài nền giáo lí Bát chính đạo là kim chỉ nam
cho mọi hành động sống, các Phật tử Việt Nam –Thái Lan còn có cả một tấm
105
gƣơng lớn là cuộc sống vĩ đại của đức Phật. Họ thƣờng noi theo đó mà hành động
mà suy nghĩ và tụ tập tâm tính của mình. Ở Việt Nam, nhiều bộ kinh và sách nói
về lịch sử đức Phật đã đƣợc dịch ra Tiếng Việt, còn ở Thái Lan thì có tác phẩm
Mahả Xạt (tức Đại kiếp). Ở Thái Lan việc tụng đọc Mahả Xạt đã trở thành một
nghi lễ tôn giáo rất quan trọng. Ở Việt Nam những bộ kinh nói về các kiếp sống
của đức Phật cũng thƣờng xuyên đƣợc các Phật tử tụng đọc trong các khóa lễ hàng
ngày. Các Phật tử Việt Nam và Thái Lan cũng đều có truyền thống dịch kinh viết
sách để hoằng dƣơng Phật Pháp. Các cuốn kinh nhƣ: Điêu pháp liên hoa kinh,
Kinh Lăng nghiêm, Kinh Di đà, Kinh địa tạng, Kinh Kim cương bát nhã, kinh bi
hoa, v.v… đã đƣợc dịch ra tiếng Việt và đƣợc tụng đọc bằng tiếng Việt. Ở Thái
Lan có bộ sách lớn là Trya Phum (tức ba thế giới) nói về các cõi mà con ngƣời sẽ
thay nhau luân chuyển vào, đó là cõi trời (thế giới của hƣởng lạc), cõi trần (thế gới
của dục vọng) và địa ngục (thế giới của trừng phạt). Trong khi đó ở Việt Nam
cũng đã có môt bộ sách dịch lớn, đó là bộ Lục Đạo nói về sáu con đƣờng mà
chúng sinh sẽ theo đó mà luân chuyển vào sáu cõi: cõi Trời, cõi Atula, cõi Ngƣời,
cõi Ngã quỷ, cõi Súc sinh, cõi Địa ngục. Hai bộ sách này đều có chung một mục
đích là khuyên bảo con ngƣời phải sống theo điều thiện, xa lánh và trừ bỏ điều ác
để sao khỏi đọa vào chốn khổ ải. Việc dịch kinh viết sách và tụng kinh niệm Phật,
đó là việc làm mà các Phật tử Việt Nam và Thái Lan thƣờng lƣu tâm đến và không
sao nhãng. Bởi vì họ biết rằng đây là hành động tốt sẽ tạo ra đƣợc nhiều “Bun”
nhiều Phúc Nghiệp không phải chỉ cho riêng bản thân mình mà còn cho tất cả mọi
ngƣời. Đây chính là đạo thứ sáu trong Bát chính đạo: Chính tịnh tiến.
Trong lịch sử của hai đất nƣớc Việt Nam và Thái Lan có không ít những vị
vua hiền đã trở thành tấm gƣơng thực hành các giáo lí Bát chính đạo bằng những
hành động cụ thể của mình. Là vua nắm trong tay mọi quyền hành thế lực, nhƣng
các vị vua thấm nhuần giáo lí của đạo Phật thƣờng tự kiềm chế mình sao cho mọi
hành động của mình hợp với lẽ phải, bởi đạo lí và đem lại lợi lạc quần sinh cho cả
dân tộc. Các vua Việt Nam thời Lý- Trần đã noi theo đức từ bi hỉ xả của nhà Phật
trong công việc an dân, trị quốc và bảo vệ bờ cõi của mình: Lấy đức trị dân, chăm
106
lo đến lợi ích của dân bằng những hành động từ thiện nhƣ xây dựng chùa chiền,
giảm thuế cho dân, tìm hiểu cuộc sống của dân để biết đƣợc những điều dân muốn
và những việc vua cần phải làm cho dân. Đối với kẻ thù thì mở lƣợng khoan hồng,
đối với tù nhân thì khoan giảm, còn về phần mình thì chỉ sống một cuộc sống bình
dị không xa hoa. Chẳng hạn, Lý Thái Tổ khi lên ngôi vua thì điều đầu tiên ông làm
là cho xây dựng một loạt chùa, độ hơn một nghìn nhà sƣ và còn cho xây dựng
cung Long Đức ở ngoại thành cho Thái tử ở để biết hết việc dân. Vua Trần Nhân
Tông sau khi đại thắng quân Nguyên đã xuất gia tu đạo trên núi Yên Tử và đã
từng đi hoằng Pháp đến Chiêm Thành. Vua Lý Thái tông thì tha tội cho Nùng Trí
Cao và sau khi đánh thắng Chiêm Thành đã ban chiếu miễn một nửa thuế cho dân
mặc dù năm đó vừa thắng trận vừa đƣợc mùa, bởi vì nhà vua nghĩ: “Nếu trăm họ
đều no đủ thì trẫm còn lo gì thiếu thốn”. Vua Lý Thánh Tông thì tha chết cho vua
Chiêm Thành, đồng thời nhà vua cũng rất thƣơng những ngƣời dân vì sa cơ lỡ
bƣớc mà mắc vào các tội hình pháp. Nhà vua đã ban chiếu khoan giảm cho các tù
nhân. Gặp năm rét mƣớt, vua Lý Thánh Tông cũng nghĩ tới dân và ban chiếu miễn
một nửa tiền thuế cho dân. Nếu vua Lý Thái Tổ tự mình cầm cày bƣớc xuống
ruộng để làm gƣơng cho thiên hạ thì vua Trần Thái Tông ngồi trên ngai vàng
tuyên bố: “Ta xem ngôi vua nhƣ chiếc giấy rách bỏ lúc nào cũng đƣợc”, và thực tế
nhà vua đã rời bỏ cung điện lên núi Yên Tử để tu hành. Các vị vua thời Lý, Trần
còn cùng với các vị cao tăng viết nên nhiều cuốn sách, nhiều bài văn, bài thơ với
những triết lí cao siêu, sâu sắc về Phật giáo để tuyên giảng về đạo lí và hƣớng dẫn
ngƣời đời đi vào con đƣờng tu hành để giải thoát. Chính vua Trần Nhân Tông và
Trần Thái Tông đã đƣợc xếp vào trong hàng các vị tổ của tông Trúc Lâm, một
tông phái lớn của Phật giáo Việt Nam.
Các vị vua Thái Lan cũng vậy. Vua Răm Khăm Hẻng đã tự coi mình là
môn đồ trung thành của đức Phật. Ông cố gắng tu thân bằng những công việc trị
quốc an dân một cách quang minh chính đại. Ông cho xây dựng nhiều công trình
Phật giáo và mời các vị đại sƣ đến để truyền bá Phật giáo trong vƣơng quốc của
mình. Văn bia Răm Khăm Hẻng có đoạn ghi: “Trong khung cửa của triều đình có
107
treo một cái chuông. Nếu một thần dân nào đó có điều gì muốn kêu ca hay có việc
gì làm nhức nhối ruột gan, vò xé tâm hồn, muốn bày tỏ nỗi lòng với đức vua thì
chẳng có gì khó khăn, họ chỉ việc đánh vào cái chuông treo trƣớc cửa. Khi đức vua
Răm Khăm Hẻng nghe đƣợc tiếng chuông ấy thì ngƣời sẽ đến tìm hiểu sự việc
một cách nghiêm túc”. Li Thay là một ông vua rất sùng đạo Phật. Các sử liệu cho
biết rằng chính vua Li Thay đã viết bộ sách khổng lồ về vũ trụ quan, về luân lí đạo
đức của Phật giáo Thái Lan, đó là bộ Tray Phum. Các bia kí thời đó đã mô tả ông
nhƣ sau: “Nhà vua rất thông cảm với mọi nỗi thống khổ của dân chúng, thấy ngƣời
đói, nhà vua cho gạo, thấy ngƣời nghèo nhà vua cho tiền, khi bắt đƣợc những kẻ
mƣu hại vua thì vua không bao giờ giết hoặc đánh chết. Sở dĩ nhà vua kiềm chế
dđƣợc sự giận dữ của mình, sở dĩ nhà vua thƣơng yêu mọi ngƣời là vì vua muốn
thành Phật, muốn thoát khỏi vòng sinh tử”, “Lúc nào nhà vua cũng muốn bố thí.
Vua bố thí không biết mệt mỏi cho các vị sƣ khất thực. Nhà vua thích ngắm ngà
voi và thích thiền định giữa rừng. Vua chỉ ăn các loại hoa quả và củ. Vua xử mọi
việc theo mẫu mực của các nhà sƣ. Vua trồng nhiều cây và dựng nhiều tƣợng Phật
ở khắp mọi nơi. Vua trang điểm cho hai con gái bằng những đồ nữ trang đẹp nhất
và gả cả hai cho ai đến cầu xin. Vua ra đi ƣớc muốn trở thành Phật”. Vua Brôm
Traylôkanat sau khi làm hết bổn phận của mình là chăm lo việc cải cách đất nƣớc
thì ông nhƣờng ngôi cho con rồi cúng dàng đất đai nhà cửa cho nhà chùa và đứng
đầu một nhóm các vị cao tăng thảo ra cuốn sách Mahả Xạt. Vua Chăckri (Rama I)
khi lên ngôi đã tuyên bố rằng sở dĩ ông lên nắm vận mệnh của vƣơng quốc là vì để
thực hiện các nghĩa vụ về Phật sự. Do những hoạt động không mệt mỏi của ông
cho Phật giáo mà nhân dân coi ông nhƣ một đức Phật và tặng ông danh hiệu
“Phutta dot Pha” (tức là “đức Phật trên đỉnh trời”). Vua Môngkut lên ngôi năm 46
tuổi lúc mà ông đã từng trải qua 26 năm tu hành. Là một nhà vua, Môngkut sống
một cuộc sống thanh đạm và bình dị theo lối sống của các nhà sƣ. Ông thƣờng đi
bộ về khắp các tỉnh để thuyết pháp và điều ấy đã giúp ông biết rất rõ về đất nƣớc
của mình cũng nhƣ cuộc sống của dân chúng. Ông đã thực hiện cải cách tôn giáo,
lập ra trƣờng học để dạy cho các học trò những quan niệm về Phật giáo của mình
108
và cùng với học trò, ông đã truyền bá nội dung giáo dục mới của ông cho mọi
ngƣời. Sau khi ông viên tịch, những đệ tử của ông vẫn tiếp tục thuyết pháp và lập
ra tông Thammajutnikay của Phật giáo Thái Lan.
Rõ ràng các vị vua Việt Nam và Thái Lan đều có ý thức thực hiện triệt để
các quy phạm đạo đức luân lí mà đức Phật đã vạch ra. Những việc làm của các vị
vua là những khía cạnh cụ thể của nền giáo lí Bát chính đạo và ta thấy đây đó
những điểm gần giống với tấm gƣơng sống của đức Phật đã đƣợc ghi trong các
kinh sách. Đồng thời ta cũng thấy các vị vua Việt Nam và Thái Lan có những nét
gần với các vị vua theo Phật giáo ở Ấn Độ trong thời kì đức Phật tại thế hoặc sau
đó ít lâu nhƣ A xà thế, Asoka, v.v.. là những vị vua nổi tiếng có nhiều công lớn
với Phật giáo. Những vị vua Ấn Độ này đều cho rằng ngai vàng chỉ là điều kiện để
các vị dễ bề hộ trì và tuyên dƣơng Phật pháp và trên thực tế các vị đó đã dựa vào
quyền thế và uy tín của mình mà làm đƣợc rất nhiều điều quan trọng cho Phật
giáo. Chắc rằng các vị vua Việt Nam và Thái Lan thấm nhuần tƣ tƣởng Phật giáo
nào cũng có chung một ý nghĩ nhƣ vua Trần Thái Tông coi ngai vàng nhƣ “chiếc
giày rách bỏ lúc nào cũng đƣợc”, chính vì thế mà Trần Thái Tông bỏ ngôi vua,
Trần Nhân Tông bỏ ngôi vua, Li Thay bỏ ngôi vua, Brôm Traylôkanat bỏ ngôi
vua. Còn những vị vua nào vẫn còn ngồi trên ngai vàng thì có lẽ đề có chung một
ý nghĩ nhƣ vua Rama I là coi việc lên ngai vàng là để làm các Phật sự. Chính vì lẽ
đó mà có sự gần gũi quần chúng, công bằng và bố thí cúng dàng nhƣ vua Lý Thái
Tổ, Lý Thái Tông, vua Lý Thánh Tông, vua Ram Khăm Hẻng, Vua Li Thay, vua
Môngkut, v.v..
Ngƣời Việt và Ngƣời Thái với thứ tôn giáo sơ khai của mình là tục thờ thần
linh và gia tiên đã tìm thấy ở Phật giáo nhiều nét có thể củng cố và phát triển thêm
các quan niệm của mình. Quy phạm đạo đức của Phật giáo chính là nòng cốt của
vấn đề hƣớng thiện. Con ngƣời làm việc thiện không phải chỉ để cho mình mà còn
cho cộng đồng, cho xã hội. Phải đặt lợi ích của cộng đồng và của xã hội lên trên
lợi ích cá nhân. Đó là lời chỉ dẫn đã đƣợc ghi trong hầu hết các đạo của Bát chính
đạo. Một khía cạnh của vũ trụ quan Phật giáo đó là quan niệm về các cõi. Các cõi
109
mà Phật giáo đƣa ra kèm theo các quan niệm về luân hồi, nhân quả và nghiệp đã
tạo nên cơ sở triết lí cho quan niệm về thờ thần linh và gia tiên của ngƣời Việt,
ngƣời Thái. Các Phật tử Việt Nam và Thái Lan đều cho rằng con ngƣời chỉ là một
trong nhiều loài chúng sinh, các loài chúng sinh tuy có những năng lực khác nhau
nhƣng luôn có mối quan hệ qua lại với nhau. Mối quan hệ và tác động này không
phải chỉ nhận biết đƣợc bằng trực giác mà còn bằng các con đƣờng phi trực giác
khác. Chúng sinh thuộc loài càng cao thì khả năng nhận biết càng lớn và tất nhiên
con ngƣời chƣa phải đã là chúng sinh bậc nhất. Vì vậy khi ngƣời ta cúng thần linh
và gia tiên tức là lúc ấy ngƣời ta đã hƣớng cái tâm thiện của mình đến với thần
linh và các vong linh của ngƣời thân. Việc làm ấy ít nhất cũng là một hành động
hƣớng thiện bởi vì nó thể hiện lòng biết ơn của mình tới những ngƣời có công với
cộng đồng, với xã hội (mà chắc rằng những ngƣời đó đã chuyển kiếp thành các vị
thần), biết ơn cha mẹ, thầy bạn đã quá cố nay đang ở một cõi khác. Khi còn tại thế
đức Phật đã đề xuất nghi lễ cúng chƣ Phật, Bồ Tát, chƣ Hiền Thánh tăng, chƣ Tiên
thần hộ Pháp để siêu độ gia tiên với tên gọi là “Lễ Vu Lan”. Xuất phát từ sự việc
của ngƣời đệ tử xuất sắc của mình là ngài La hán Mục Kiều Liên quan sát thấy
ngƣời mẹ quá cố đang chịu kiếp quỷ đói mà không sao cứu độ đƣợc, đức Phật đã
dạy la hán Mục kiều Liên là phải chờ đến ngày Rằm tháng Bảy, ngày chƣ Tăng
hoan hỉ sau ba tháng Hạ mà cúng dàng chƣ Tăng và thỉnh chƣ tăng cùng với mình
tụng kinh, hợp công đức lại thì mới cứu đƣợc mẹ. Từ đó đến nay, ngày Rằm tháng
Bảy là ngày mà tất cả mọi ngƣời thể hiện lòng biết ơn công sinh thành dƣỡng dục
của cha mẹ, công dạy bảo truyền trao kiến thức của thầy bạn, công hy sinh của các
bậc anh hùng đã xây dựng và bảo vệ cộng đồng, xã hội, đất nƣớc để ngày hôm nay
mình đƣợc sống yên vui; công chỉ đƣờng soi lối của Phật, Tăng để mình vƣợt qua
các khổ ải. Ngày rằm tháng Bảy là ngày tiêu biểu nhất của việc thực hiện đạo thứ
7 của Bát chính đạo, đó là Chính niệm.72
72 Phật giáo Thái Lan và những nét tƣơng đồng với Phật giáo Việt Nam. PTS. Quế Lai. Theo
Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia. Viện nghiên cứu Đông Nam Á. Tìm hiểu lịch sử- văn hóa
110
II.4 Những pho tƣợng Phật có niên đại muộn
Những pho tƣợng Phật có niên đại muộn ở đây là những pho tƣợng Phật có
niên đại từ giữa Thiên niên kỉ thứ hai trở đi. Từ Thiên niên kỉ hai, sự xuất hiện
ngƣời Thái ở bán đảo Đông Dƣơng và ngƣời Việt tại phần Nam bán đảo đã khiến
cho diện mạo văn hóa của vùng này có nhiều biến đổi và mối quan hệ văn hóa
giữa các dân tộc ở vùng này trong đó có Việt Nam và Thái Lan cũng biến đổi theo.
Nếu nhƣ ở miền Bắc Việt Nam, mối quan hệ văn hóa với Thái Lan đƣợc thể hiện
giữa những nhóm ngƣời Thái ở Tây Bắc với những nhóm ngƣời Thái ở Thái Lan
thì qua sự gần gũi về mặt ngôn ngữ, tộc ngƣời thì tại miền Nam Việt Nam, mối
quan hệ văn hóa với Thái Lan lại đƣợc thể hiên trong nhóm ngƣời Khơme Nam
Bộ qua sự tiếp nhận Phật giáo tiểu thừa Theravada của hai dân tộc cùng với những
ngôi chùa và đặc biệt là những pho tƣợng Phật Thích Ca nằm trong đó.
Nếu có dịp viếng thăm những ngôi chùa của đồng bào Khơme ở đồng bằng
sông Cửu Long, ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng vì sự gần gũi của nó với những ngôi
chùa ở một số vùng làng quê và thành thị Thái Lan mặc dù chúng kém lộng lẫy
hơn, kém đồ sộ hơn. Đó là bộ mái nhiều tầng với những hòa sắc nâu đỏ, xanh lá
cây, vàng có Stupa nằm ở giữa những con sơn mình ngƣời đầu chim vƣơn ra đỡ
cùng những tƣợng Yak đứng canh hai bên cổng. Còn bên trong các ngôi chùa, sự
gần gũi với nghệ thuật Thái Lan lại càng sống động qua những pho tƣợng đƣợc
xếp dày đặc trên các điện thờ. Phần lớn các pho tƣợng đều có tƣ thế ngồi “nhờ đất
chứng giám” hoặc trong tƣ thế “vô úy” là những tƣ thế phổ biến của tƣợng Phật
Thái Lan. Còn những pho tƣợng trong tƣ thế ngồi thì thƣờng đƣợc đặt trên một
chiếc bệ cao trang trí rực rỡ bằng những môtíp hình răng cƣa, mạng lƣới, hoa lá,
hạt ngọc hoặc cánh lá sen…, phía trƣớc bệ có thảm nhỏ đôi khi mang hình ảnh của
nữ thần Đất Prah Thrani là loại bệ thịnh hành trong trƣờng phái nghệ thuật Băng
Cốc Thái Lan. Những pho tƣợng có chi tiết này hoặc chi tiết khác gần gũi với
nghệ thuật Thái Lan nhƣ trên thì có thể nhận thấy trong vô số những ngôi chùa của
ngƣời Khơme ở đồng bằng song Cửu Long. Ngoài ra chúng ta còn có thể bắt gặp
một sự gần gũi mật thiết đến kinh ngạc với nghệt thuật Thái Lan trên một số pho
111
tƣợng đức Phật Thích Ca. Đó là hai pho tƣợng Phật trang sức bằng đồng trong tƣ
thế “vô úy”, một pho ở bảo tàng lịch sử Kiên Giang và một pho ở chùa Khlenang
muong Tom lai thon thuộc huyện Châu Thành, Rạch Giá, Kiên Giang73. Cả hai
pho đều có khuôn mặt hình trái xoan bầu bĩnh đƣợc thể hiện bằng những đƣờng
nét hết sức thuần khiết, gợi cảm với hàng lông mày uốn cong, sống mũi thẳng và
cái miệng xinh xắn là khuôn mặt mà ta vẫn thƣờng gặp trong trƣờng phái nghệ
thuật Ayuthay Thái Lan. Còn trang phục và trang sức thì khiến ta có thể nghĩ rằng
chúng là những chị em sinh đôi với những pho tƣợng trang sức của trƣờng phái
Băng Cốc. Đó là chiếc vƣơng miệng 3 tầng hình chóp trang trí những mô típ hoa
lá, hạt ngọc và cành hoa sen khuôn lấy hai bên mặt rồi uốn thành hai cái vểnh lên
dƣới đôi tai. Đó là tấm áo có mảng trang trí hình thoi ngoại tiếp một bông hoa
cảnh tạc nổi lên ở giữa ngực có 4 dải băng hình vòng cung chạy ra 4 phía giống
nhƣ dải băng chéo ở trƣớc ngực. Đó là 6 môtíp hình đầu rồng trang trí ở thân dƣới
tấm áo cùng đôi hài mũi cong và các loại vòng trên cổ, cổ tay, cổ chân và nhẫn
trên mƣời ngón tay của pho tƣợng….Có thể nói rằng đó là sự gần gũi khiến ngƣời
ta nghĩ chúng là cùng một gốc.
Những điểm đồng nhất giữa Phật giáo Thái Lan và Việt Nam
- Trong tiến trình lịch sử của mình, Việt Nam và Thái Lan đều chịu ảnh
hƣởng của Phật giáo khá sâu rộng.
- Cả hai dân tộc đã không ngừng tiếp thu, bảo vệ và phát triển những tinh
hoa giáo lí của đức Phật, bồi bổ thêm cho lịch sử truyền thống văn hóa
của dân tộc mình.
- Từ những thế kỉ đầu của Công nguyên Phật giáo đã lan tỏa trên hai đất
nƣớc Việt Nam và Thái Lan, Phật giáo Việt Nam là Phật giáo Mahayana
(Đại thừa) còn Phật giáo Thái Lan là Theravada
73 Trần Thị Lý. Một số chứng cứ về mối quan hệ văn hóa Việt Nam – Thái Lan. Tạp chí nghiên
cứu Đông Nam Á 2/1998
112
- Đều có chung một quan điểm về quan điểm vô thƣờng vô ngã. Cả hai bộ
phái đều cho rằng con ngƣời chỉ là một sự kết hợp tạm thời của ngũ uẩn
gồm: sắc, thụ, tƣởng, hành, thức.
- Các nhà tu hành Việt Nam và Thái Lan đều có cách nhìn về bậc giác
ngộ nhƣ nhau. Cả hai đều cho có ba bậc giác ngộ để mọi ngƣời phấn
đấu đạt đƣợc. Đó là các bậc nhƣ sau: Chính Đẳng Giác (Phật quả), Bích
Chi Giác (Duyên Giác), Thanh Văn Giác (Alahán)
- Ngƣời Việt và ngƣời Thái đã tiếp nhận Phật giáo nhƣng vẫn không hoàn
toàn từ bỏ hình thức tôn giáo thờ thần linh và gia tiên mà lại hòa nhập
hai tôn giáo này thành thứ Phật giáo mang màu sắc thần linh không
hoàn toàn nhƣ Phật giáo chính thống.
- Trong lịch sử của hai đất nƣớc Việt Nam và Thái Lan có không ít những
vị vua hiền đã trở thành tấm gƣơng thực hành các giáo lí Bát chính đạo
bằng những hành động cụ thể của mình.
113
KẾT LUẬN
Trong lĩnh vực kinh tế mối quan hệ Việt Nam và Thái Lan đã đƣợc thƣ
tịch cổ ghi lại từ thế kỉ XII qua việc thành lập thƣơng cảng Vân Đồn. Sau đó đƣợc
tiếp tục phát triển vào thời kì Lê sơ. Từ khi chúa Nguyễn cát cứ ở Đàng trong thì
thƣơng nhân Xiêm chủ yếu buôn bán ở Thuận Hóa và sau đó là Sài Gòn Gia Định.
Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lƣợc Việt Nam thì mối quan hệ bị chững lại.
Sau khi hai nƣớc thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1976 thì mối quan hệ kinh tế có
nhiều bƣớc tiến đáng kể. Kim ngạch thƣơng mại song phƣơng liên tục tăng, các
nhà đầu tƣ Thái Lan có mặt ngày càng nhiều ở Việt Nam. Ngoài ra hai nƣớc còn
hợp tác trong tiểu vùng sông Mêkông và trong khuôn khổ hiệp định AFTA…
Trong lĩnh vực văn hóa quan hệ Việt-Thái thể hiện chủ yếu qua tộc ngƣời
Thái và đạo Phật.
Đôi điều sơ lƣợc về sự tƣơng đồng giữa ngƣời Thái Lan và ngƣời Thái
Việt Nam cho chúng ta thấy các nhóm tộc ngƣời Thái trong đó có ngƣời Thái Lan
và ngƣời Thái Việt Nam có nguồn gốc từ những nhóm tộc ngƣời Thái cổ ở Tây
Nam Trung Quốc và có thể vùng sinh tụ chủ yếu là vùng Bắc Đông Dƣơng hiện
nay nhƣ tài liệu của ngƣời Thái ở Việt Nam đã cho thấy.
Về chế độ hôn nhân và gia đình, chúng ta có thể hình dung các nhóm tộc
ngƣời Thái có thể còn tồn tại đậm nét tàn dƣ của quan hệ thị tộc mẫu hệ và tuy
quan hệ phụ hệ đã đƣợc xác định nhƣng do những ảnh hƣởng khác nhau nên quan
hệ đó cũng ra đời sớm muộn ở những mức độ khác nhau. Đó là một đặc điểm rất
đáng quan tâm khi nghiên cứu về vấn đề này ở các nhóm tộc ngƣời Thái. Về trình
độ phát triển xã hội, tuy đã có sự phát triển chênh lệch khác nhau nhƣng xã hội
ngƣời Thái đã tồn tại trong một thời gian lịch sử khá dài và tồn tại cho đến gần
đây. Tổ chức mƣờng và các dạng tổ chức xã hội tƣơng tự nhƣ Lan na, Păn na..và
đều mang dấu ấn của một tổ chức xã hội truyền thống riêng biệt hầu nhƣ chỉ có ở
các nhóm tộc ngƣời Thái.
114
Tìm hiểu những nét tƣơng đồng và dị biệt của các nhóm tộc ngƣời Thái có
một ý nghĩa rất quan trọng đặc biệt là với những tài liệu cụ thể, những vấn đề
chung nhƣ nguồn gốc, tổ chức xã hội, tiếng nói, chữ viết, tôn giáo… giúp chúng ta
hiểu về ngƣời Thái đầy đủ hơn.
Trong lịch sử, Việt Nam và Thái Lan đã cùng chung có thời điểm và thái
độ trong việc tiếp nhận Phật giáo. Điều đó đƣa đến hệ quả là hai dân tộc đều có
một truyền thống Phật giáo lâu đời, tiếp thu có chọn lọc các giáo lí Phật giáo, lấy
các giáo lí đó củng cố thêm suy nghĩ và hành động. Phật giáo đã có những đóng
góp nhất định trong suốt một quá trình lịch sử và đã tạo ra cho hai dân tộc những
mẫu ngƣời có tầm suy nghĩ và hành động cao thƣợng, có vai trò tích cực trong
những điều kiện lịch sử cụ thể. Ngoài ra mối quan hệ về Phật giáo còn thể hiện
qua sự giống nhau của các pho tƣợng Phật giữa hai nƣớc đặc biệt là những pho
tƣợng ở miền Nam Việt Nam với các pho tƣợng Phật ở Thái Lan.
Nhƣ vậy, có thể dự đoán triển vọng phát triển quan hệ hợp tác kinh tế - văn
hóa giữa Việt Nam và Thái Lan trong những năm tới nhƣ sau:
Về kinh tế
1. Các quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa Việt Nam và Thái Lan sẽ tiếp tục
chững lại trong khoảng vài ba năm cho tới khi nền kinh tế hai nƣớc phục hồi sau
cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua. Những thuận lợi và lợi thế so sánh của Việt
Nam trong tƣơng lai là giá nhân công rẻ, lực lƣợng lao động dồi dào. Vì vậy Việt
Nam sẽ có lợi khi phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động nhƣ giày da, dệt,
may mặc, cao su, sắt thép, điện tử gia dụng, đồ gỗ cao cấp và chế biến thực phẩm.
Triển vọng hợp tác giữa hai nƣớc Việt Nam –Thái Lan qua những lợi thế trên của
Việt Nam là rất sáng sủa. Tuy nhiên để tránh trở thành một nƣớc thuần túy cung
cấp nguyên nhiên liệu và lao động rẻ trong buôn bán và hợp tác với Thái Lan và
các nƣớc khác, chúng ta cần phải có những giải pháp cần thiết nhằm rút ngắn
khoảng cách về trình độ phát triển, khai thác tốt nhất các lợi thế vì sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc.
115
2. Tuy nhiên ngay khi quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan
trở lại với sự phát triển trong thời kì trƣớc khủng hoảng kinh tế thì mối quan hệ
hợp tác đó cũng không thể tăng nhanh chóng đƣợc. Có nhiều lí do giải thích điều
này. Trƣớc hết nói về quan hệ thƣơng mại. Nhƣ đã thấy ở các phần trên, trong
những năm 1986-1996 Việt Nam chủ yếu xuất sang Thái Lan các sản phẩm
nguyên liệu nông, lâm sản. Song trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của mình Việt
Nam đã và đang cố gắng tăng tỉ trọng hàng hóa nông, lâm sản chế biến trong tổng
kim ngạch xuất khẩu. Còn đối với hàng hóa nhập khẩu từ Thái Lan, cũng trong
khoảng thời gian trên, Việt Nam chủ yếu nhập các hàng công nghiệp nhẹ nhƣ đồ
điện và điện tử, xe gắn máy, máy lạnh và vật liệu xây dựng….Nhƣng trong những
năm qua, nhờ tăng cƣờng đầu tƣ hợp tác với nƣớc ngoài đổi mới công nghệ, các
ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế tạo của Việt Nam đã đạt đƣợc sự tăng
trƣởng và phát triển đáng kể, nhiều mặt hàng công nghiệp nhẹ đã chiếm lĩnh thị
trƣờng nội địa, do đó kim ngạch xuất khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam sẽ không
còn tăng nhanh nhƣ thời kì trƣớc.
Về đầu tƣ trực tiếp của Thái Lan vào Việt Nam: Có thể thấy do việc Thái
Lan còn là nƣớc rất cần tăng cƣờng đầu tƣ, đặc biệt là đầu tƣ để cơ cấu lại nền
kinh tế dễ bị tổn thƣơng nhƣ cuộc khủng hoảng vừa qua đã cho thấy nên khả năng
dòng vốn đầu tƣ trực tiếp của Thái Lan vào Việt Nam chƣa thể tăng lên nhanh.
Hơn nữa điều này còn tùy thuộc rất nhiều vào sự hoàn thiện mội trƣờng đầu tƣ ở
Việt Nam.
3. Trong thời gian tới, sau khi cam kết AFTA bắt đầu thực hiện thì quan hệ
hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan chắc chắn sẽ có sự cạnh tranh quyết
liệt, đặc biệt là đối với Việt Nam. Vấn đề là ở chỗ sức cạnh tranh của hàng hóa
Việt Nam hãy còn kém không chỉ trên thị trƣờng quốc tế mà ngay cả trên thị
trƣờng nội địa. Khi thực hiệp AFTA, hàng hóa của Thái Lan với giá rẻ hơn do
đƣợc sản xuất trên nền công nghệ và kĩ thuật hiện đại hơn sẽ dễ lấn át hàng hóa
Việt Nam trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc ít nhất là trong một số năm đầu.
116
Tuy nhiên thực tiễn những năm qua cho thấy hàng hóa Việt Nam có thể
hoàn toàn cạnh tranh thắng lợi trên thị trƣờng nếu các doanh nghiệp tăng cƣờng
đầu tƣ hiện đại hóa công nghệ và kỉ thuật, giảm chi phí quản lí trên cơ sở đó giảm
giá thành sản phẩm. Nhƣ vậy trong những năm đầu của thế kỉ XXI, quan hệ kinh
tế giữa Việt Nam và Thái Lan vẫn là mối quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh, hơn
thế nữa mức độ cạnh tranh này ngày càng quyết liệt hơn. Mặc dù vậy phát triển
mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan, cũng nhƣ
với các nƣớc khác, sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Vì vậy vấn đề đặt ra đối
với Việt Nam là hoàn thiện hơn nữa môi trƣờng kinh doanh, mội trƣờng đầu tƣ,
tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà kinh doanh và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài
nói chung và của Thái Lan nói riêng. Có nhƣ vậy chúng ta mới tục hiện đƣợc
chính sách mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Hơn thế nữa cần phải có kế hoạch toàn diện và đồng bộ về buôn bán hai
chiều trong bối cảnh mới của tự do hóa thƣơng mại khu vực và những biến đổi
trong nền kinh tế của mỗi nƣớc. Đối với những mặt hàng cả hai nƣớc cùng xuất
khẩu thì cần phải hợp tác để gia công chế biến hoặc cần có chính sách phối hợp
với thị trƣờng để tránh sự cạnh tranh gay gắt, gây thiệt hại cho nhau chẳng hạn
nhƣ mặt hàng lúa gạo.
4. Cần phải gắn liền thƣơng mại với đầu tƣ. Nguồn nguyên liệu và đầu tƣ
của Việt Nam nếu đƣợc kết hợp với vốn và công nghệ của Thái Lan sẽ góp phần
giảm chi phí sản xuất, tạo ra nguồn hàng xuất khẩu lớn, đặc biệt là hàng nông sản.
Hiện nay theo quy chế của ASEAN, các mặt hàng nông sản chƣa qua chế biến
không đƣợc đƣa vào danh mục của CEPT, trong khi khả năng chế biến nông sản
của Việt Nam còn hạn chế. Vì vậy hợp tác đầu tƣ trong chế biến nông sản sẽ góp
phần tăng nguồn hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng khu vực. Đối với
các ngành khác nhƣ công nghiệp lắp ráp, công nghiệp may và dệt cũng cần hợp tác
theo hƣớng trên.
117
5. Cần công bố danh mục các lĩnh vực ƣu tiên đầu tƣ nƣớc ngoài, nhất là
đầu tƣ vào các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, đồng thời sửa đổi các thủ tục xét
duyệt và cho phép đầu tƣ nƣớc ngoài nhanh chóng và thuận lợi nhất.
6. Cần tìm ra các biện pháp khuyến khích để hàng hóa dịch vụ của các
doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập đƣợc thị trƣờng Thái Lan để tham gia hiệu quả
vào các chƣơng trình hợp tác của ASEAN và AFTA. Cần tăng cƣờng thông tin
cho các doanh nghiệp thông qua khảo sát thị trƣờng, trao đổi kinh nghiệm, tạo nên
sự hiểu biết lẫn nhau giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nƣớc, để tạo nền móng
xâm nhập thị trƣờng của nhau một cách vững chắc.
7. Thái Lan cần giúp đỡ Việt Nam trong các lĩnh vực tiếp thị, các nghiệp
vụ thƣơng mại, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng…tạo điều kiện tốt
nhất cho việc nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hai nƣớc.
8. Tiếp tục thƣơng lƣợng với nhau vì lợi ích của cả hai nƣớc trong hợp tác
tiểu vùng sông Mêkông nhằm bảo vệ nguồn nƣớc, phòng ngừa ô nhiễm, tạo điều
kiện hợp tác tốt nhất trong vấn đề phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trƣờng
sinh thái.
9. Bên cạnh những vấn đề hợp tác song phƣơng giữa Việt Nam với Thái
Lan, trong những năm tới hai nƣớc cần tích cực hợp tác mạnh mẽ hơn nữa trong
việc thực hiện dự án hành lang Đông - Tây. Đây là một dự án sẽ đem lại nhiều lợi
ích về mặt kinh tế cho cả 3 nƣớc Thái Lan, Lào và Việt Nam. Tuy nhiên sẽ còn có
nhiều khó khăn và thách thức đòi hỏi cả 3 nƣớc thành viên của dự án phải cùng
vƣợt qua.
Mặc dù các nhà đầu tƣ nhìn nhận tiểu vùng Mêkông là giàu tiềm năng kinh
tế với một thị trƣờng rộng lớn hơn 170 triệu ngƣời, thị trƣờng này vẫn chƣa đủ hấp
dẫn do cơ sở hạ tầng yếu kém, hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ và trình độ phát
triển khá chênh lệch, sáng kiến của Việt Nam đƣa ra tại hội nghị cấp cao về phát
triển các vùng nghèo dọc hành lang Đông – Tây (WEC) từ Đông Bắc Thái Lan
đến miền Trung Việt Nam là nhằm thu hút lại sự chú ý của các nhà đầu tƣ vào một
bƣớc đi rất cụ thể của hợp tác tiểu vùng Mêkông, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ
118
của các nhà tài trợ quốc tế vì dự án này phù hợp với ƣu tiên viện trợ của nhiều
nƣớc và tổ chức quốc tế về xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy liên kết kinh tế.
Trƣớc hết, WEC sẽ chú trọng đến việc cải thiện và xây dựng đƣờng sá nối
liền các nƣớc thuộc chƣơng trình, trong đó có cả kế hoạch thiết lập hệ thống
đƣờng sắt xuyên Á. Nhiều đoạn đƣờng thuộc WEC đi qua các nƣớc đã và đang
đƣợc hoàn thành do các nguồn vốn có từ trƣớc khi sáng kiến đƣa ra. Cảng Đà
Nẵng tại miền Trung Việt Nam đƣợc nâng cấp là cửa ngõ xuất nhập khẩu của các
sản phẩm đến hoặc đi từ Lào, Đông Bắc Thái Lan. Tại Hội nghị Bộ trƣởng giao
thông vận tải ASEAN (1998) Hiệp định vận tải quá cảnh qua biên giới ba nƣớc
Lào - Việt Nam –Thái Lan cũng đã đƣợc kí kết nhằm thúc đẩy vận tải đa phƣơng
thức và trao đổi hàng hóa. Tại phiên họp đầu tiên của nhóm công tác về hành lang
Đông – Tây, Thái Lan cũng đã đề xuất một kế hoạch tổng thể về hợp tác du lịch
tại WEC. Ý tƣởng này không những là sở trƣờng của Thái Lan vốn nổi tiếng bởi
sự thành công vang dội của “Amazing Thailand 99” mà còn rất thích hợp với Việt
Nam khi bƣớc vào “Việt Nam, điểm hẹn của thiên niên kỉ tới”.
Về văn hóa
Cuộc sống xã hội và truyền thống văn hóa của hai dân tộc đã có không ít sự
đóng góp đáng kể của tộc ngƣời Thái, Phật giáo. Có chung một truyền thống về
ngƣời Thái cũng nhƣ Phật giáo nhƣ vậy, chúng ta tin chắc rằng hai dân tộc Việt
Nam và Thái Lan sẽ ngày càng thêm hiểu nhau, gần gũi nhau hơn, gắn bó nhau
hơn, bởi vì hai dân tộc cùng đề cao một chữ Thiện.
Kể từ ngày hai nƣớc thiết lập quan hệ ngoại giao, ở tuổi 30 tràn đầy
sức sống với sự phát triển tích cực từ hai nƣớc, chúng ta có thể hoàn toàn tin tƣởng
vào tƣơng lai tốt đẹp của mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan.
119
PHỤ LỤC
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Thái Lan năm 1976
(Nguồn: Thông cáo chung giữa Việt Nam và Thái Lan năm 1976, báo Sài
Gòn giải phóng ngày 7/8/1976 và thông cáo chung Thái Lan – Việt Nam, báo
Prachachat, ngày 9/8/1976)
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Thái Lan năm 1976, báo Sài Gòn
giải phóng ngày 7/8/1976: có 4 nguyên tắc giống nhƣ Việt Nam mở quan hệ
ngoại giao với Philippin ngày 12/4/1976 nhƣ sau:
Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm chiếm
và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng lợi ích và cùng
tồn tại trong hòa bình.
Không cho nƣớc ngoài dùng lãnh thổ của mình làm căn cứ thực hiện xâm
chiếm trực tiếp hoặc gián tiếp và can thiệp vào nƣớc khác hoặc các nƣớc trong khu
vực này.
Thiết lập quan hệ hữu nghị láng giềng, hợp tác kinh tế và trao đổi văn hóa
trên cơ sở bình đẳng cùng lợi ích, việc chấm dứt tranh chấp giữa các nƣớc trong
khu vực bằng cách đàm phán trên nguyên tắc bình đẳng, hiểu nhau và tôn trọng
lẫn nhau.
Phát triển hợp tác giữa các nƣớc trong khu vực này để xây dựng sự phồn
thịnh của đất nƣớc là điều kiện riêng của mỗi nƣớc vì độc lập, hòa bình, trung lập
thực sự trong Đông Nam Á là tạo điều kiện cho hòa bình thế giới.
Thông cáo chung Thái Lan – Việt Nam, báo Prachachat, ngày 9/8/1976:
Cả hai bên có quan điểm và thống nhất đã có sự thay đổi quan trọng nhiều
vấn đề trong tình hình Đông Nam Á hổ trợ khuyến khích độc lập hòa bình và trung
lập khu vực và thắt chặt quan hệ bằng hữu và hợp tác trong các lĩnh vực giữa các
nƣớc trong khu vực, đóng góp cho hòa bình và sự ổn định trên thế gới.
120
Đoàn đại biểu Thái Lan chấp nhận nguyên tắc 4 điểm trong chính sách của
Chính phủ Cộng hòa XHCN Việt Nam đối với khu vực Đông Nam Á do nghiên
cứu thấy là hổ trợ quan trọng về khuyến khích quan hệ tình bạn và sự hợp tác giữa
các nƣớc trong khu vực.
Đoàn đại biểu Việt Nam rất vui mừng và chấp nhận văn bản công bố chính
sách của chính phủ vƣơng quốc Thái Lan đã đƣợc công bố trƣớc quốc hội về chính
sách ngoại giao tự do nêu vấn đề không chịu cho quân đội nƣớc ngoài và căn cứ
quân sự đặt trong nƣớc Thái Lan.
Đoàn đại biểu Việt Nam chấp nhận và rất vui mừng những thông cáo chung
giữa chính phủ vƣơng quốc Thái Lan với chính phủ Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào ngày 3/8/1976 và có quan điểm tháo gỡ về quan hệ bạn hữu và tình bạn giữa
vƣơng quốc Thái Lan với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là điều đúng với lợi ích
của nhân dân Thái và nhân dân Lào và nhân dân các nƣớc Đông Nm Á
Cả hai bên đã trao đổi quan đểm và ý kiến liên quan vấn đề trả máy bay, tàu
thủy và vũ khí quân trang, quân bị mà nhà chức trách của chính phủ Nam Việt
Nam trong quá khứ đã đƣa vào Thái Lan trong thời gian tị nạn, cả hai bên bàn bạc
sẽ thỏa thuận tiếp vấn đề này.
Vấn đề giúp đỡ hàn gắn vết thƣơng chiến tranh ở Việt Nam, đoàn đại biểu
Thái Lan biểu lộ sự thông cảm trên và sẵn sàng sẽ tham gia với vai trò hình thức
giúp đỡ nhân đạo, sự giúp đỡ và quan hệ hợp tác về kinh tế sẽ có dự thảo luận tiếp
cả hai bên.
Đoàn đại biểu Việt Nam chấp nhận hài lòng với ý kiến của đoàn đại biểu
Thái Lan nói nhân dân Việt Nam trong nƣớc đa số biểu hiện là bạn và tôn trọng
pháp luật, đoàn đại biểu Việt Nam chấp nhận văn bản công bố của đoàn đại biểu
Thái Lan rằng nhân dân Việt Nam này còn đang làm việc và sinh sống đƣợc và
đƣợc sự thực hiện đúng theo pháp luật Thái Lan. Đoàn đại biểu hai bên đã thỏa
thuận thành lập Ủy ban chung để bàn bạc vấn đề ngƣời Việt Nam ở Thái Lan kể cả
phƣơng thức hồi hƣơng về nƣớc.
121
Đoàn đại biểu Thái Lan cảm ơn chính phủ Cộng hòa XHCN Việt Nam
thực lòng đã thả ngƣ dân va tàu đánh cá của Thái Lan không lâu đã bị bắt do xâm
phạm hải phận biên giới Việt Nam .
Đoàn đại biểu hai bên đã nghiên cứu tìm biện pháp phát triển quan hệ về
kinh tế, văn hóa kể cả dịch vụ hàng không, bƣu điện giữa hai nƣớc. Cả hai bên đã
thỏa thuận trao đổi đoàn đại biểu chuyên môn để bàn bạc trao đổi vấn đề cần quan
tâm. Đoàn đại biểu hai bên thỏa thuận nguyên tắc cho phép công ty hàng không
thƣơng mại của mỗi bên có quyền bay trên bầu trời của phía kia theo chi tiết
đƣờng bay sẽ thỏa thuận giữa nhà chức trách liên quan của hai nƣớc.
Đoàn đại biểu của hai bên có ý kiến, việc đến thăm Cộng hòa XHCN Việt
Nam của đoàn đại biểu vƣơng quốc Thái Lan lần này thành công và mở thời kì
mới để phát triển tình hữu nghị bạn bè, láng giềng tốt trong các mặt giữa hai nƣớc,
góp phần hữu nghị, hợp tác với nhau và hòa bình nảy nở trong Đông Nam Á.
Đoàn đại biểu Thái Lan cảm ơn sâu sắc đối với chính phủ và nhân dân Việt
Nam về việc đón tiếp nồng nhiệt trong thời gian nghỉ tại Việt Nam. Bộ trƣởng
ngoại giao Pichai rattakun mời Bộ trƣởng ngoại giao Nguyễn Duy Trinh đến thăm
chính thức Thái Lan. Bộ trƣởng ngoại giao Nguyễn Duy Trinh nhận lời mời và về
thời gian sẽ thỏa thuận sau.
122
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách
1. Nguyễn Lệ Thi (sƣu tầm). Thƣ tịch cổ Việt Nam viết về Đông Nam Á:
phần Xiêm. Tài liệu lƣu hành nội bộ. UBKHXH Việt Nam 1977
2. Ngô Sĩ Liên Đại việt sử kí toàn thƣ–NXB Văn Hóa 1960
3. Quốc sử quán triều Nguyễn thế kỉ XIX, Đại Nam thực lục- NXB Giáo Dục;
Hà Nội 2007.
4. Nội các triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ. NXB Thuận
Hóa, 2005.
5. Lê Quý Đôn. Phủ biên tạp lục. NXB KHXH-Hà Nội 1977.
6. Đỗ Bang. Kinh tế thƣơng nghiệp Việt Nam dƣới triều Nguyễn. NXB Thuận
Hóa 1997
7. Nguyễn Thu Mỹ, Đặng Bích Hà.Thái Lan cuộc hành trình tới câu lạc bộ
các nƣớc công nghiệp mới. NXB Sự thật 1992
8. Lâm Quang Huyên. Kinh tế vƣơng quốc Thái Lan. Viện đào tạo mở rộng
TP.HCM 1992.
9. Li Ta Na. Xứ Đàng Trong. Lịch sử kinh tế- xã hội Việt Nam thế kỉ XVII,
XVIII. NXB Trẻ, 1999
10. Nguyễn Thế Long. Bang giao Đại Việt triều Tây Sơn.NXB VHTT 2005
11. Phan Khoang.Việt sử xứ Đàng Trong. NXB Văn học 2001
12. Nguyễn Tƣơng Lai. Quan hệ Việt Nam –Thái Lan trong những năm 90.
NXB KHXH 2001
13. Nguyễn Khắc Viện. Thái Lan một số nét chính về tình hình chính trị, kinh
tế, VH-XH và lịch sử. NXB Thông tin lí luận 1998
14. Trần Thị Mai. Lƣợc sử bang giao Việt Nam-Đông Nam Á. Tủ sách Khoa
Đông Nam Á Học. TP.HCM 1998.
15. Vũ Dƣơng Ninh (chủ biên). Đông Nam Á truyền thống và hội nhập. NXB
thế giới 2007.
16. Trịnh Huy Hóa.Vƣơng quốc Thái Lan. NXB Trẻ.TP.HCM.2002
123
17. Viện Đông Nam Á. Thái Lan truyền thống và hiện đại. NXB Thanh Niên
1999
18. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, viện nghiên cứu Đông
Nam Á. Tìm hiểu lịch sử- văn hóa Thái Lan tập 1. NXB KHXH Hà Nội
1994
19. Trịnh Huy Hóa biên dịch. Thái Lan. Nxb Trẻ TP.HCM 2002.
20. Thananan Boonwanna. Luận án tiến sĩ : Quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ
1976 – 2004. Mã số 5.03.15.
21. Lê Văn Quang. Lịch sử vƣơng quốc Thái Lan. NXB TP.HCM 1995
22. Ngô Văn Doanh. Tìm hiểu văn hóa Thái Lan. NXB Văn hóa Hà Nội 1991
23. Rêbơricôva. Lịch sử hiện đại Thái Lan. NXB Sự thật Hà Nội 1962.
24. Vũ Khoan. “Trƣờng phái ngoại giao Việt Nam” trong Hội nhập quốc tế và
giữ vững bản sắc. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
25. Phya Anuman Rajadhon. Văn hóa dân gian Thái Lan. NXB Văn hóa Viện
Đông Nam Á, Hà Nội , 1998.
26. Trần Huy Liệu (chủ biên), Lịch sử Thủ đô-Hà Nội, NXB Hà Nội,2000.
27. Lịch sử Việt Nam thế kỷ 10 đến 1427, Trƣơng Hữu Quýnh – Nguyễn Đức
Nghinh – NXB Giáo Dục.
28. Đỗ Văn Ninh. Thƣơng cảng Vân Đồn. NXB Thanh Niên,2004.
29. GS. Trƣơng Hữu Quýnh (chủ biên), GS. Đinh Xuân Lâm, PGS. Lê Mậu
Hân, Đại cƣơng lịch sử Việt Nam toàn tập, NXB Giáo dục 2002.
30. GS. Lƣơng Ninh (chủ biên), PGS. Nguyễn Cảnh Minh, PGS. Nguyễn Ngọc
Cơ, PGS.Trần Bá Đệ, PGS. Trịnh Vƣơng Hồng, PGS. Chƣơng Châu-Lịch
sử Việt Nam giản yếu-NXB chính trị quốc gia Hà Nội-2005.
31. Đặng Duy Phúc- Giản yếu sứ Việt Nam-NXB Hà Nội-2006.
32. Giáo Sƣ Văn Tạo-Chúng ta kế thừa di sản nào? Trong khoa học và kĩ thuât,
pháp luật và hƣơng ƣớc, nông thôn và nông nghiệp-NXB lý luận chính trị-
Hà Nội năm 2007( Công trình đƣợc tặng giải thƣởng nhà nƣớc năm 2000)
124
33. Nguyễn Lƣơng Bích- Lƣợc sử ngoại giao Việt Nam các thời trƣớc-NXB
Quân đội nhân dân-Hà Nội 1996.
2. Tạp chí
1. Nguyễn Lệ Thi. Mối quan hệ giao thƣơng Việt – Xiêm qua thƣ tịch cổ
Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/ 1996.
2. Đỗ Thanh Bình, Nguyễn Am. Quan hệ Đại Nam – Xiêm nửa cuối thế kỉ
XIX. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á 2/1994
3. Cao Chƣ. Nguyễn Hiệp và chuyến đi sứ sang Xiêm. Tạp chí xƣa và nay
số 94 tháng 6 năm 2001
4. Bùi Văn Hùng. Vài nét về chính sách đối ngoại của Việt Nam trong
thời kì đổi mới (1986- 2005). Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 8/ 2006
5. Vũ Duy Mền. Ngoại thƣơng Việt Nam thế kỉ XVI – XVIII. Tạp chí
nghiên cứu kinh tế số 292, tháng 9/ 2002
6. Đỗ Bang. Chính sách ngoại thƣơng của triều Nguyễn – thực trạng và
hậu quả. Tạp chí lịch sử kinh tế số 219 tháng 8/1996
7. Đặng Văn Chƣơng. Quan hệ Việt – Xiêm thời Gia Long – sự kiện và
bài học lịch sử cho một Đông Nam Á hòa bình, ổn định và hợp tác. Tạp
chí nghiên cứu Đông nam á số 7/97.
8. Trƣơng Minh Dục. Chính sách ngoại thƣơng ở Đàng Trong thế kỉ XVI-
XVIII. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 274 tháng 3/ 2001.
9. Phan Quốc Anh. Vài nét về văn hóa truyền thống Chăm (từ góc nhìn
văn hóa Đông Nam Á). Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á 5/2001
10. Trần Thị Lý. Một số chứng cứ về mối quan hệ văn hóa Việt Nam – Thái
Lan. N/c Đông Nam Á số 2/1998
11. Hà Huy Thành.Quan hệ kinh tế Việt Nam –Thái Lan 20 năm phát triển.
Nghiên cứu kinh tế số 224 tháng 1/1997
12. Nguyễn Văn Kim, Nguyễn Mạnh Dũng. Truyền thống và hoạt dộng
thƣơng mại của ngƣời Việt – Thực tế lịch sử và nhận thức. Nghiên cứu
lịch sử số 9/2007.
125
3. Tài liệu mạng
1. www.mofa.gov.vn
2. www.vietnamconsulate – khonkaen.org
3. ngoaivuhagiang.gov.vn
4. www.danang.gov.vn
5. www.mofahcm.gov.vn
6. nguoivienxu.vietnamnet.vn
7. www.vietnamembassy – thailan.org
8. www.hids.hochiminhcity.gov.vn
9. qhqt.edu.vn
10. www.ibla.org.vn
11. vcci.vn
12. www.Saigontimes.com.vn.
13. www.cpv.org.vn/print
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ngothikhanh.pdf