LỜI NÓI ĐẦU
Hội nhập kinh tế trong điều kiện nền kinh tế có xuất phát điểm kém,
chuyển đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường,
có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, các doanh nghiệp Việt
Nam đang đứng trước những thử thách lớn trước sự cạnh tranh, tìm kiếm,
giành giật thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu.
Các doanh nghiệp Việt Nam với một thực trạng yếu kém về quy mô,
công nghệ, năng lực tài chính, năng lực quản lý, lại thụ động chưa có chiến
lược kinh doanh chủ động, lâu dài, nên khi thâm nhập thị trường quốc tế gặp
phải những khó khăn về khả năng cạnh tranh, các cản trở về pháp luật, kiểm
soát của chính phủ, sự khác biệt về văn hoá, ảnh hưởng về địa lý, khí hậu, sự
thay đổi ý thích của người tiêu dùng và một loạt các yếu tố không kiểm soát
được. Làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam đứng vững và phát triển
được trong thời gian tới, ngoài sự nỗ lực của các doanh nghiệp cũng cần có sự
quan tâm không thể thiếu của các cơ quan quản lý vĩ mô. Cần thiết tạo ra một
môi trường thông thoáng để thúc đẩy các doanh nghiệp đi tới lựa chọn chiến
lược cạnh tranh chủ động, thay thế cho sự thụ động, ỷ lại hiện nay.
Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu "Môi trường kinh
doanh xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong những năm
tới".
Ngoài phần mở đầu, kết luận cùng danh mục tài liệu tham khảo đề tài
được kết cấu gồm 3 chương sau:
Chương 1: Tổng quan về môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh
nghiệp.
Chương 2: Thực trạng môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.
Chương 3: Định hướng phát triển xuất khẩu và một số kiến nghị về
hoàn thiện môi trường kinh doanh xuất khẩu của Việt nam đến năm 2010.
98 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1589 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong những năm tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
73
thuế) một cách rõ ràng, thay đổi phương pháp tính thuế theo giá tối thiểu bằng
phương pháp tính theo giá trong hợp đồng thương mại.
- Về tín dụng: xoá bỏ cơ chế kết hối ngoại tệ, áp dụng tỷ giá thanh toán
cho hàng xuất khẩu phù hợp với biến động thực tế trên thị trường. Thực hiện
chế độ quản lý ngoại hối chặt chẽ, nhưng thủ tục hành chính phải thuận lợi và
nhanh chóng, không gây phiền hà cho xuất khẩu.
Ngày 27 tháng 9 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số
195/1999/QĐ- TTg về việc lập, sử dụng và quản lý Quỹ hỗ trợ xuất khẩu,
Quỹ này sẽ thay thế Quỹ thưởng xuất khẩu tồn tại từ trước. Quỹ hỗ trợ xuất
khẩu được sử dụng với các mục đích chủ yếu là hỗ trợ về tài chính, tín dụng
với lãi suất ưu đãi, bảo lãnh tín dụng cho một số sản phẩm xuất khẩu để nâng
cao khả năng cạnh tranh hoặc bù đắp những rủi ro khách quan, đồng thời giúp
các doanh nghiệp tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, khuyến khích
sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế..
Hiện nay Chính phủ đã quy định thưởng xuất khẩu với hình thức
thưởng bằng tiền, tuy nhiên cần áp dụng thêm các biện pháp thưởng khuyến
khích khác như: bằng khen, danh hiệu doanh nghiệp có tín nhiệm trên thương
trường để tăng thêm uy tín cho các doanh nghiệp xuất khẩu giỏi.
1.4 Cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư trong và
ngoài nước.
Vấn đề đầu tư cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu tăng nhanh
nguồn hàng với số lượng lớn và chất lượng cao, tạo đựơc nhiều ngành hàng
chủ lực, đáp ứng đúng nhu cầu thị hiếu trên thị trường ngoài nước là yếu tố hết
sức quan trọng.
Đây là biện pháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi tuy xuất khẩu đã
được đưa lên vị trí ưu tiên và được coi là động lực chính thúc đẩy sự phát
triển của toàn bộ nền kinh tế nhưng trên thực tế sản xuất thay thế nhập khẩu
vẫn được ưu tiên hơn, hay ít ra là ngang bằng so với sản xuất hàng xuất khẩu.
Luật Khuyến khích đầu tư trong nước được ban hành từ năm 1994 và
có hiệu lực thi hành từ năm 1995 nhưng tác dụng của Luật này đối với đầu tư
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
74
phát triển sản xuất hàng xuất khẩu còn khá nhỏ bé. Những hình thức ưu đãi
đầu tư được áp dụng chung cho cả sản xuất hàng thay thế nhập khẩu (như
dầu ăn và nước giải khát). Hệ quả là các nhà máy đường, bia, xi măng… xuất
hiện trong khi ngành rau quả và thủy sản phải rất khó khăn mới tìm được vốn
để xây dựng một nhà máy bao bì hiện đai.
Vị trí thứ yếu của xuất khẩu còn được thể hiện ở chỗ không có các hình
thức để đảm bảo rủi ro cho các nhà xuất khẩu khi họ gặp trắc trở trên thị
trường ngoài, trong khi các nhà máy giấy, kính, thép… bất cứ lúc nào cũng có
thể nhận được sự hỗ trợ của các biện pháp "tình thế" như hạn chế hoặc tạm
ngừng nhập khẩu.
Tình trạng trên chủ yếu bắt nguồn từ tư duy chiến lược không rõ ràng
giữa hướng về xuất khẩu hay thay thế nhập khẩu và trong nhiều trường hợp
quá nhấn mạnh một vế đề nào đó. Để xuất khẩu có được nguồn vốn đầu tư
cần thiết trong hoàn cảnh tích lũy có hạn, cần nhanh chóng khắc phục tình
trạng này. Việc cải thiện môi trường đầu tư cần tập trung vào xử lý các vấn đề
sau:
• Triệt để và nhất quán thi hành các hình thức ưu đãi dành cho sản xuất
hàng xuất khẩu đã được đề cập trong Luật Khuyến khích đầu tư trong nước
sửa đổi (Luật năm 1998).
• Xóa bỏ các thủ tục xét duyệt phiền hà đối với đầu tư tư nhân, đặc biệt
là việc phê duyệt nhập khẩu maý móc thiết bị.
• Rà soát lại danh mục ngành nghề khuyến khích đầu tư. Những ngành
sản xuất thay thế nhập khẩu mà năng lực sản xuất đã tương đối đủ để đáp ứng
nhu cầu trong nước cần được xem xét để đưa ra khỏi danh mục này, tránh
khuyến khích tăng thêm đầu tư mới, kể cả đầu tư nước ngoài.
Về lâu dài, nên xem xét tìm cách khắc phục vấn đề này bằng cách hợp
nhất hai bộ luật về đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước thành luật đầu tư
đồng thời Chính phủ nên xem xét một số biện pháp sau đây để tăng nguồn
vốn đầu tư cho các doanh nghiệp:
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
75
- Nới lỏng các qui định về bảo lãnh trong các trường hợp vay vốn nước
ngoài để đầu tư công nghệ như doanh nghiệp nước ngoài cho thanh toán nợ
vay bằng sản phẩm.
- Phát huy tác dụng của hình thức thuê mua thiết bị. Hiện nay các Công
ty cho thuê tài chính đã xuất hiện nhưng chưa được giải quyết thấu đáo về mặt
thủ tục pháp lý cũng như môi trường kinh doanh nên chưa phát huy được tác dụng.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân
và các Công ty trách nhiệm hữu hạn, được tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng,
đề nghị đẩy nhanh quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho khu vực
dân cư, bởi quyền sử dụng đất vẫn là tài sản thế chấp lớn nhất mà họ có.
Việc phát triển các khu công nghiệp và khu chế xuất tập trung có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong hoàn cảnh cụ thể của nước ta hiện nay. Các
khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung, được xây dựng với cơ sở hạ tầng
đầy đủ, sẽ là tác nhân kích thích các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư phát triển
sản xuất.
Bên cạnh đó cần tạo điều kiện về tài chính cho hoạt động của các ban
quản lý khu công nghiệp. Hiện nay các ban quản lý các khu công nghiệp đều
sử dụng nguồn chi từ ngân sách Nhà nước theo qui định chi tiêu rất phức tạp,
chưa được tự chủ trong hoạt động tài chính (một phần nguồn thu từ lệ phí
cấp giấy phép, thuế xuất khẩu nên được giữ lại dành cho chi tiêu của Ban
quản lý khu công nghiệp nhằm trang trải cho các hoạt động xúc tiến đầu tư
ngày càng tăng).
• Chính sách khuyến khích đầu tư cần được xây dựng dựa trên các tiêu
chí như tính chất chủ lực, cấp độ chế biến…để không lặp lại tình trạng
khuyến khích dàn đều, không có định hướng xây dựng ngành hàng chủ lực và
định hướng chuyển đổi cơ cấu các hàng xuất khẩu theo hướng tăng nhanh tỷ
trọng hàng đã qua chế biến.
Một hiện tượng tương đối phổ biến hiện nay là khuyến khích đầu tư
một cách chung chung và dàn đều. Sự khuyến khích dàn đều mang lại 4 điều
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
76
bất lợi. Thứ nhất, là không nêu bật được định hướng xuất khẩu cho chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. Thứ hai, là thiếu tính thực tiễn bởi ngân sách không đủ
mạnh để đáp ứng nhu cầu ưu đãi trên diện rộng. Thứ ba, là không tạo được
định hướng vĩ mô đúng đắn cho sự dịch chuyển của các yếu tố đầu vào (đồng
vốn, đất đai và sức lao động vẫn tiếp tục dồn vào những lĩnh vực không có
hiệu quả hoặc kém hiệu quả, dẫn đến lãng phí vô cùng to lớn). Thứ tư, là nếu
tăng được xuất khẩu thì cũng chỉ là trên phương diện lượng, không mang lại
được các thay đổi về chất nhờ đầu tư đổi mới công nghệ.
Để khắc phục các nhược điểm trên đây, cần nghiên cứu phân chia ưu
đãi đầu tư thành nhiều cấp độ theo hướng dành khuyến khích mạnh cho các
ngành hàng chủ lực và cho các dự án đầu tư nhằm nâng cao cấp độ chế biến
của hàng hóa. Cụ thể, nếu dự án đầu tư chỉ nhằm mở rộng quy mô một cách
thông thường (chỉ dẫn đến thay đổi về lượng mà không dẫn đến thay đổi về
chất) thì ưu đãi ít. Nếu có đổi mới công nghệ, nâng cao được cấp độ chế biến
hàng hóa thì, tùy theo mức độ, sẽ được ưu đãi nhiều hơn.
Trong việc lựa chọn công nghệ và thiết bị đầu tư cần có sự kết hợp hài
hòa giữa đồng vốn, trình độ công nghệ, khả năng kết hợp với các yếu tố đầu
vào khác (như sử dụng lao động), khả năng tiêu thụ sản phẩm, thu hồi vốn
phải đi đôi với hiệu quả kinh doanh. Do vậy không nhất thiết phải nhập khẩu
thiết bị tiên tiến và hiện đại nhất cho mọi ngành sản xuất, bất kể hiệu quả, bất
kể khả năng quản lý và vận hành của cơ sở. Trong chừng mực nhất định, việc
đầu tư vượt quá yêu cầu cần thiết cũng có tác hại tương tự như việc đầu tư
công nghệ thiết bị lạc hậu. Trong một số ngành then chốt như năng lượng, tin
học, điện tử viễn thông, công nghệ sinh học và vật liệu mới thì nhất thiết
phải chú trọng nhập khẩu thiết bị tiên tiến nhằm kiến tạo cơ sở hạ tầng vững
chắc và góp phần đẩy nhanh quá trình tạo ra các mặt hàng mới cho xuất khẩu.
Một phần vốn đầu tư cho khoa học công nghệ nên được dành để thành
lập Ngân hàng dữ liệu nhằm cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin cập
nhật nhất về lĩnh vực công nghệ mà họ quan tâm. Việc này đã được làm
nhưng quy mô còn nhỏ, lại thiếu quảng cáo nên rất ít doanh nghiệp biết về sự
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
77
tồn tại của một trung tâm như vậy. Tới đây nên tiến hành đầu tư một cách bài
bản hơn cho lĩnh vực này, đồng thời tăng cường phổ biến đến các doanh nhân
để họ biết và có điều kiện tham khảo dữ liệu trước khi ra quyết định đầu tư.
Nhà nước cần tạo lập thị trường công nghệ để các sản phẩm khoa học
công nghệ được trả giá đúng mức và lưu thông bình thường như một dạng
hàng hoá đặc biệt. Đây là biện pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy
các nghiên cứu khoa học gắn bó hơn với tiến trình phát triển, đồng thời rút
ngắn được khoảng thời gian giữa nghiên cứu và ứng dụng. Để tạo lập thị
trường công nghệ cần có cơ chế chính sách khuyến khích việc ký hợp đồng
giữa các doanh nghiệp với các cơ sở nghiên cứu khoa học. Làm như vậy vừa
gắn được nghiên cứu với nhu cầu thực tiễn của sản xuất, vừa tạo điều kiện
cho các nhà khoa học giỏi phát huy tài năng.
1.5 Tăng cường các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước nhằm tiếp cận
và mở rộng thị trường.
Đàm phán thương mại (song phương và đa phương) bao gồm đàm
phán mở cửa thị trường mới, đàm phán để tiến tới thương mại cân bằng với
những thị trường mà ta thường xuyên nhập siêu, đàm phán để thống nhất hoá
các tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn kỹ thuật và đàm phán để nới lỏng các hàng
rào phi quan thuế là sự hỗ trợ rất quan trọng của Nhà nước đối với doanh
nghiệp.
Với hơn 60 Hiệp định thương mại song phương được ký kết trong thời
kỳ 1991-2000. Nhà nước đã khẳng định được vai trò đàm phán mở rộng thị
trường ở tầm vĩ mô. Tại hầu hết các thị trường trọng điểm, hàng hoá của Việt
Nam đều được hưởng chế độ tối huệ quốc hoặc GSP. Hiệp định khung về hợp
tác kinh tế, thương mại Việt Nam- EU được ký kết vào năm 1995, mở ra triển
vọng mới trong quan hệ hợp tác với EU, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu
dệt may, giày dép, thuỷ sản vào thị trường này. Nhật Bản cũng đã dành cho ta
chế độ thuế nhập khẩu tối huệ quốc vào năm 1999. Hiệp định Thương mại
Việt Nam- Hoa Kỳ được ký kết và có hiệu lực đã và đang thúc đẩy xuất khẩu
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
78
của ta sang thị trường này, đồng thời tạo thuận lợi cho quá trình đàm phán gia nhập
WTO.
Song song với đàm phán mở cửa thị trường mới, Nhà nước cần triệt để
sử dụng nguyên tắc cân bằng thương mại để đòi hỏi các nước này phải mở
hơn nữa thị trường để tiến tới cân bằng cán cân thương mại một cách hợp lý.
Ngoài ra, cần tăng cường đàm phán để thống nhất hoá các tiêu chuẩn vệ
sinh, tiêu chuẩn kỹ thuật và đàm phán để nới lỏng các hàng rào phi quan thuế.
Trong thời gian tới cần tổ chức lại hệ thống thông tin về thị trường thế
giới có ở nhiều Bộ, ngành. Tăng cường mạnh mẽ công tác thu thập và phổ
biến thông tin về thị trường ngoài, từ tình hình chung cho tới các cơ chế chính
sách của các nước, dự báo các chiều hướng cung - cầu hàng hoá và dịch vụ …
Để thông tin có thể đến với mọi doanh nghiệp quan tâm theo con đường ngắn
nhất, tiết kiệm nhất, Bộ Thương mại cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ
liệu và trang chủ (trang Web) của Bộ, tăng cường phát hành các tài liệu theo
chuyên đề.
Khi đã có sản phẩm hàng hoá, thì việc tổ chức thị trường và hoạt động
xúc tiến cụ thể là rất quan trọng. Thông qua hai khâu này sản phẩm xuất khẩu
mới đến được thị trường nhập khẩu, đến với người tiêu dùng. Vì vậy, tổ chức
thị trường và xúc tiến thương mại phải trở thành một chức năng quan trọng
của Bộ Thương mại và tham tán thương mại. Tại thị trường ngoài, các tham
tán phải là tác nhân gắn kết doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp
trên thị trường mà tham tán hoạt động.
Nhà nước có thể hỗ trợ việc thâm nhập và mở rộng thị trường thông
qua việc khuyến khích thu hút đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia và của
các nhà sản xuất "chìa khoá trao tay". Đây là một giải pháp cần chú trọng
bởi lẽ các tập đoàn xuyên quốc gia là những người đi đầu trong lĩnh vực
chuyên môn hoá và hợp tác hoá. Các sản phẩm sản xuất ra tại một nước
thường nằm trong một dây chuyển sản xuất, tiêu thụ mang tính toàn cầu. Vì
vậy, thông qua thu hút đầu tư của các tập đoàn này sẽ đảm bảo được thị
trường xuất khẩu qua hệ thống phân phối toàn cầu. Ngoài ra, cần tăng cường
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
79
thu hút đầu tư của các nhà sản xuất "chìa khoá trao tay" (đặc biệt là trong lĩnh
vực điện tử và công nghệ thông tin) để góp phần chuẩn bị tiền đề cho thời kỳ
sau là thời kỳ đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng chất xám và
hàm lượng công nghệ cao.
Nhà nước cần sớm có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ra thị
trường bên ngoài, nhất là đầu tư trong khâu hoàn thiện nông sản, thực phẩm
(thí dụ như chế biến và đóng gói chè, mỳ ăn liền…) để tránh các hàng rào
thuế và phi thuế do nước nhập khẩu đặt ra. Ngoài ra, nên xoá bỏ thủ tục cấp
giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài và đơn giản hoá thủ tục
mở tài khoản để phục vụ giao dịch trênt thị trường ngoài.
Bên cạnh đó, Nhà nước có thể tác động trực tiếp vào thị trường ngoài
thông qua các biện pháp điều tiết nguồn cung và điều tiết tiến độ xuất khẩu.
Đối với những mặt hàng mà Việt Nam giữ thị phần lớn trên thị trường quốc tế
(như gạo, cà phê, hạt tiêu…), cần tăng cường áp dụng các biện pháp như
thông tin chiến lược, chiến thuật, kiềm chế tốc độ bán ra, tham gia các kế
hoạch quốc tế về điều tiết nguồn cung trong điều kiện có thể… để tác động
vào thị trường và giá cả theo hướng có lợi.
Các Hiệp hội ngành hàng là các tổ chức phi chính phủ, tập hợp và đại
diện cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh trong từng ngành
hàng, được thành lập trên cơ sở tự nguyện nhằm phối hợp có hiệu quả các
hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy
nhiên, do đặc thù của nước ta, các doanh nghiệp có quy mô lớn, là thành viên
chủ chốt của Hiệp hội đều là các doanh nghiệp Nhà nước.
Trong thời gian tới, Nhà nước cần tạo điều kiện và hỗ trợ nâng cao hơn
nữa vai trò của các Hiệp hội trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, thống nhất hành
động trong các doanh nghiệp hội viên nhằm tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu
thụ sản phẩm một cách có hiệu quả nhất, bảo đảm lợi ích của toàn ngành.
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
80
2. Hoàn thiện môi trường vi mô
2.1 Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và khả năng lựa chọn,
định vị thị trường và mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp.
a. Thị trường Châu Á
* Thị trường Nhật Bản:
Để mở rộng thị trường xuất khẩu sang Nhật Bản cần triển khai một số
biện pháp sau:
- Chính phủ cần có sự trao đổi, bàn bạc cụ thể (trong khuôn khổ song
phương bởi dự kiến đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam có thể còn kéo
dài) để đi đến ký kết thoả thuận về việc Nhật Bản dành cho hàng hoá của Việt
Nam qui chế MFN đầy đủ.
- Bên cạnh việc có chỉ đạo cụ thể cho tham tán thương mại trong việc
thu thập thông tin, Bộ Thương mại cần phối hợp với JETRO (Tổ chức xúc
tiến Thương mại Nhật Bản) tại Việt Nam để tăng cường hơn nữa công tác thu
thập và phổ biến thông tin về thị trường Nhật tới các doanh nghiệp, đặc biệt là
các thông tin có liên quan đến phương thức phân phối, thủ tục xin dấu chứng
nhận chất lượng JIS, JAS và Ecomark cũng như chế độ xác nhận trước về
thực phẩm nhập khẩu. Đây là việc hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định
tới việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và thực phẩm, mặt hàng mà ta có thế
mạnh, vào một thị trường có đòi hỏi cao như thị trường Nhật.
- Trong tiến trình cải thiện môi trường đầu tư và đẩy mạnh thu hút vốn
đầu tư từ nước ngoài, Nhà nước cần hết sức quan tâm đến việc thu hút vốn
đầu tư từ Nhật Bản bởi lý do "xuất khẩu trở lại". Trong chừng mực nào đó có
thể vượt khỏi nguyên tắc không phân biệt đối xử để giải quyết những yêu cầu
riêng của nhà đầu tư Nhật Bản.
Trọng tâm đẩy mạnh xuất khẩu vào Nhật trong những năm tới đây sẽ là
hàng dệt may, hải sản, giày dép và sản phẩm da, than đá, cao su, rau quả, thực
phẩm chế biến, chè, đồ gốm sứ và sản phẩm gỗ.
Để tăng cường xuất khẩu hàng dệt may, các doanh nghiệp Việt Nam
cần chú trọng hơn nữa đến sản phẩm dệt kim bởi khoảng 70% kim ngạch
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
81
nhập khẩu hàng dệt may của Nhật là hàng dệt kim. Mục tiêu sẽ là thị trường
đại chúng, chưa phải là thị trường quần áo cao cấp bởi năng lực sáng chế mẫu
mã của ta chắc chắn chưa thể có biến chuyển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Hải sản của Việt Nam, nhất là tôm được thị trường Nhật Bản đánh giá
khá cao. Để nâng cao giá bán và tăng tính hấp dẫn đối với mạng lưới nhập
khẩu và phân phối tại Nhật, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến khâu
chất lượng và vệ sinh thực phẩm. Trong đó việc lấy xác nhận trước về chất
lượng đóng vai trò hết sức quan trọng.
Kim ngạch xuất khẩu giày dép và sản phẩm da vào Nhật còn khá
khiêm tốn. Trong thời gian tới, sau khi đã được hưởng chế độ thuế MFN, các
doanh nghiệp cần hết sức quan tâm đẩy mạnh xuất khẩu vào Nhật bởi việc
này vừa tạo điều kiện phát triển ngành, vừa giúp cho ngành tránh được sự áp
đặt quota của EU.
Trước đây đã có thời gian ta xuất cho Nhật một lượng cao su khá lớn
nhưng tới nay chỉ xuất được khoảng 4-5 ngàn tấn/ năm là tối đa dù thuế nhập
khẩu của Nhật là 0%. Lý do chủ yếu là do chủng loại cao su của ta không
thích hợp với thị trường Nhật. Vì vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu cao su vào
Nhật, cần nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu sản phẩm trong ngành cao su, giảm
tỷ trọng cao su 3L, tăng tỷ trọng của cao su 3R và cao su RSS.
Các mặt hàng rau quả, thực phẩm chế biến và chè xanh là những mặt
hàng hoàn toàn có khả năng thâm nhập và đứng vững trên thị trường Nhật,
Việt Nam mới bán được cho Nhật khoảng 7-8 triệu USD rau quả 1 năm,
chiếm chưa đầy 0,3% thị phần. Tiềm năng phát triển các mặt hàng này là rất
lớn bởi người Nhật có nhu cầu cao về một số loại rau quả được trồng phổ biến
ở nước ta. Do thực phẩm nhập khẩu vào Nhật phải qua các khâu kiểm tra hết
sức khắt khe về vệ sinh thực phẩm nên ngoài việc thực hiện các biện pháp đáp
ứng tiêu chuẩn vệ sinh của Nhật, các doanh nghiệp nên chú trọng hợp tác liên
doanh với Nhật để đáp ứng đúng thị hiếu tiêu dùng.
Đồ gốm sứ cũng là mặt hàng có tiềm năng phát triển rất lớn tại thị
trường Nhật. Đồ gốm sứ của Việt Nam đã có mặt tại Nhật Bản nhưng kim
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
82
ngạch còn nhỏ (khoảng 5 triệu USD/năm) dù thuế xuất nhập khẩu đồ gốm sứ
rất thấp (0-3%). Đây là mặt hàng ta có thể nâng kim ngạch lên mức độ cao
nếu các nhà sản xuất quan tâm hơn nữa đến khâu tạo hình và đặc điểm của hệ
thống phân phối trên thị trường Nhật.
Sản phẩm Gỗ cũng có thể thâm nhập tốt vào thị trường Nhật, Người
Nhật có nhu cầu sử dụng đồ gỗ khá lớn. Đây là mặt hàng ta có lợi thế, lại
không phải qua kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh nên các doanh nghiệp cần tận
dụng. Sự chuyển hướng sang thị trường Nhật sẽ giúp các doanh nghiệp tránh
được các quy định ngày càng khắt khe của EU và Mỹ về bảo vệ rừng, tận
dụng được nguồn gỗ nhập khẩu từ Lào và Campuchia (một số nước EU
không chấp nhận mua sản phẩm làm từ gỗ Campuchia).
* Thị trường Trung Quốc:
Trong thời gian tới đây để mở rộng thị trường, giải pháp phát triển quan
hệ thương mại với Trung Quốc như sau:
- Tiếp tục tăng cường quan hệ thương mại với Trung Quốc. Đẩy mạnh
quan hệ buôn bán với các công ty lớn theo tập quán quốc tế. Đối với buôn bán
biên giới, cần có sự tổ chức tốt hơn bởi đây là đầu ra của hàng loạt mặt hàng
khó xuất (hoặc tạm thời khó xuất).
- Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh tạm
nhập - tái xuất và kinh doanh chuyển khẩu với khách hàng Trung Quốc nhưng
có biện pháp để đảm bảo an toàn hàng hoá và an toàn thanh toán cho các hoạt
động này.
- Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu biện pháp tăng cường vai trò
của các ngân hàng thương mại trong hoạt động thanh toán mậu dịch biên giới.
Vấn đề hàng đầu hiện nay chưa phải là đồng tiền thanh toán mà là thanh toán
qua ngân hàng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các lô hàng xuất khẩu.
Hoạch định kế hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, xây dựng các
chợ biên giới để định hướng hoạt động cho các mô hình tổ chức thị trường
vùng biên giới, đảm bảo lợi ích của ta.
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
83
Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc trong thời gian tới
đây sẽ là: cao su, hải sản, rau quả, hạt điều, dầu thực vật và hàng bách hoá.
Trung Quốc là nước nhập khẩu cao su lớn trên biên giới, hàng năm có
nhu cầu nhập khẩu từ 800 ngàn đến 1 triệu tấn cao su thiên nhiên và cao su
tổng hợp. Hiện nay Trung Quốc là bạn hàng mua cao su số 1 của Việt Nam,
do thị trường Trung Quốc chấp nhận sử dụng các sản phẩm cao su được làm
từ mủ cao su chất lượng trung bình. Chất lượng cao su 3L, của ta đáp ứng
được nhu cầu của Trung Quốc, lại có giá thấp hơn chủng loại RSS nên thay vì
mua RSS, Trung Quốc chuyển sang mua cao su 3L của Việt Nam. Hiện nay
phía Trung Quốc đang mở cửa thị trường cao su theo các cam kết với các
nước trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Theo Tổng Công ty Cao su thì
hàng năm có thể tiêu thụ 100.000 tấn cao su sang Trung Quốc.
Lượng hải sản tiêu thụ sang Trung Quốc đang tăng với tốc độ cao,
Trung Quốc mua của ta một số lượng lớn các loại hải sản khô (mực khô, cá
khô), chủ yếu qua đường biên mậu. Do đó có thể đẩy mạnh xuất khẩu cả hải
sản đông lạnh và hải sản khô vào Trung Quốc. Vấn đề tồn tại hiện nay là đồng
tiền thanh toán và an toàn thanh toán. Các doanh nghiệp thuỷ sản thường bán
thu ngoại tệ tự do chuyển đổi, nay đưa vào Trung Quốc để nhận lại nhân dân
tệ theo một phương thức không mấy an toàn nên không yên tâm. Vì vậy Ngân
hàng Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật cần quan tâm giải quyết cho
doanh nghiệp.
Mặt hàng quả tươi, là mặt hàng thu được nhiều lợi ích nhất trong việc
phát triển quan hệ thương mại với Trung Quốc. Trung Quốc có thể nhập khẩu
nhiều loại trái cây khác nhau của Việt Nam. Tuy nhiên, khi xuất khẩu sang thị
trường Trung Quốc cần có sự theo dõi hoạt động của đối thủ cạnh tranh trực
tiếp là các doanh nghiệp của Thái Lan.
Cho đến nay Trung Quốc vẫn là bạn hàng số 1 của ta về hạt điều. Việc
tiêu thụ hạt điều sang Trung Quốc không gặp khó khăn gì, thậm chí còn được
giá hơn là xuất sang các thị trường khác (giá USD danh nghĩa). Tuy nhiên
thanh toán bằng Nhân dân tệ để rồi phải nhập hàng tiêu dùng, hàng có chất
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
84
lượng trung bình về bán thu lại tiền Việt là không có lợi cho nền kinh tế cũng
như dễ mang lại rủi ro cho doanh nghiệp.
Theo số liệu của Trung Quốc, hàng năm Trung Quốc nhập của Việt
Nam từ 40.000 đến 50.000 tấn dầu thực vật các loại. Đây là mặt hàng có khả
năng phát triển trong thời gian tới.
Hàng Bách hoá (bánh kẹo, đồ uống, chất tẩy rửa…) đã xuất hiện ngày
càng nhiều trên thị trường các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp cần lưu ý đến việc không ngừng cải tiến chất lượng hàng hoá
đưa sang Trung Quốc để giữ vững thị trường và qua thị trường Trung Quốc
làm quen dần với việc tiến ra thị trường ngoài trong những năm tới đây.
* Thị trường Hàn Quốc:
Trong thời gian tới đây, để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hàn
Quốc, cần tập trung xử lý các vấn đề sau đây:
- Do ta nhập siêu với Hàn Quốc rất lớn (từ 800 - 900 triệu USD/năm)
nên có thể sử dụng yếu tố này để thuyết phục Hàn Quốc có những nhân
nhượng thực sự về mở cửa thị trường.
- Với kim ngạch nhập khẩu hàng năm bằng 1/2 Nhật Bản, Hàn Quốc là
thị trường nhiều tiềm năng. Hơn nữa, đẩy mạnh xuất khẩu sang Hàn Quốc và
tăng tỷ trọng của Hàn Quốc trong kim ngạch xuất khẩu sẽ giúp chúng ta tránh
được nguy cơ phụ thuộc vào một khối thị trường nào đó. Trong thời gian tới
nước ta có thể duy trì và đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng: dệt
may, hải sản, giày dép, rau quả, than đá, dược liệu, dừa và sản phẩm dừa.
Khi tiếp cận khách hàng tiềm tàng ở Hàn Quốc, doanh nghiệp Việt Nam nên
gửi cho họ catalogue hoặc mẫu hàng kèm theo bảng giá và điều kiện giao
hàng cụ thể. Không nên rút lại hoặc thay đổi các dữ kiện trong bản chào hàng
nếu bản chào hàng đó vẫn còn trong thời hạn hiệu lực bởi khách hàng Hàn
Quốc thường coi chào hàng là hợp đồng, dù hợp đồng chính thức chưa được
ký. Sau khi thành công thương vụ đầu tiên, nếu nhận thấy khả năng phát triển
là có thì doanh nghiệp Việt Nam nên mở chi nhánh tại Hàn Quốc hoặc thuê
một đại lý Hàn Quốc để khuếch trương công việc kinh doanh. Tại Hàn Quốc
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
85
có một Hiệp hội gọi là Hiệp hội các Đại lý Ngoại thương Hàn Quốc
(AFTAK), được chính phủ Hàn Quốc cho thành lập vào năm 1970 để quy tụ
các doanh nghiệp chuyên làm đại lý cho các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu nước
ngoài.
* Thị trường Đài Loan:
Nhiều chuyên gia dự báo rằng:
Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, Đài Loan cũng sẽ tìm mọi cách
vận động để gia nhập WTO với những cam kết về mở cửa thị trường còn rộng
hơn Trung Quốc. Để đẩy nhanh tiến trình gia nhập, có thể Đài Loan sẽ đơn
phương giảm bớt hàng rào thuế và phi quan thuế (hiện đã làm một phần).
Đây cũng sẽ là một thuận lợi cho việc đẩy mạnh thâm nhập thị trường Đài
Loan.
Để nâng cao ảnh hưởng của mình trên trường Quốc tế, Đài Loan có xu
hướng đẩy mạnh hỗ trợ tài chính cho các nước nghèo thông qua các chương
trình hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ tín dụng xuất khẩu, thậm chí cho vay cải thiện cán
cân thanh toán. Trong chừng mực nhất định, doanh nghiệp của Việt Nam có
thể tận dụng xu hướng này của Đài Loan để đẩy mạnh xuất khẩu hoặc để trợ
giúp doanh nhân Đài Loan tại Việt Nam xuất khẩu đi nước thứ ba.
Thời gian tới đây, cần đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng như sản phẩm
gỗ, hải sản, cao su, dệt may, giày dép, rau quả và chè, các sản phẩm như cơ
khí và điện gia dụng do cơ sở có vốn đầu tư của Đài Loan sản xuất tại Việt Nam.
* Thị trường Hồng Kông:
- Hải sản hiện đang là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim
ngạch xuất khẩu sang Hồng kông, thường xuyên chiếm 10-11% tổng kim
ngạch xuất khẩu hải sản của Việt Nam. Việc duy trì và phát triển thị trường
này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngành thuỷ sản. Gần đây Cục vệ
sinh Hồng Kông có đưa ra một số yêu cầu về vệ sinh thực phẩm đối với hàng
thuỷ sản tươi sống Bộ Thuỷ sản cần phổ biến các yêu cầu này tới các doanh
nghiệp xuất khẩu hải sản để họ có biện pháp bảo đảm chất lượng hải sản xuất
khẩu vào Hồng kông.
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
86
- Mặt hàng rau quả cũng là mặt hàng có thể phát triển xuất khẩu sang
Hongkong trong thời gian trước mắt. Điều đáng chú ý là nên tập trung vào
quả tươi bởi không thể cạnh tranh được với Trung Quốc về rau.
- Sau rau quả, mặt hàng nước chấm, mà chủ yếu là nước mắm, là mặt
hàng có thể và cần đẩy mạnh xuất khẩu sang Hồng kông. Dung lượng thị
trường là hơn 35 triệu lít/năm, tương đương 64 triệu USD. Thái Lan đang bán
vào Hồng kông khoảng 11 triệu lít/năm trong khi Việt Nam chỉ bán được
khoảng 250 ngàn lít. Đây là mặt hàng mà ta bị Thái Lan chèn ép trên toàn thế
giới, không riêng gì tại Hồng kông. Trong thời gian tới cần chú ý các biện
pháp cải tiến chất lượng, bao bì, giành lại thị trường từ tay Thái Lan.
- Hạt điều cũng là mặt hàng có thể đẩy mạnh xuất khẩu vào Hồng
kông. Hiện nay Việt Nam đang chiếm vị trí số 1 trong số các nước bán hạt
điều vào Hồng kông và chiếm khoảng 45 % thị phần. Các doanh nghiệp có
thể nâng thị phần nay lên hơn nữa để thu ngoại tệ chuyển đổi thay vì bán sang
Trung Quốc thu Nhân dân tệ.
* Thị trường các nước ASEAN:
ASEAN là thị trường mà ta thường xuyên nhập siêu (năm 2000 nhập
siêu từ ASEAN là 1,9 tỷ USD, bằng 73% kim ngạch xuất khẩu sang khu vực
này). Trong bối cảnh đó, vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu cho ASEAN để tiến tới
thương mại cân bằng là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, các
loại hàng mà ta có thế mạnh thì các nước ASEAN cũng có, sức cạnh tranh của
một số mặt hàng trong số đó thậm chí còn mạnh hơn ta. Để có thể tiến tới
thương mại cân bằng với ASEAN, cần phải có một số giải pháp như sau:
Hàng năm Việt Nam nhập khẩu một số lượng linh kiện xe máy và phân
bón rất lớn từ thị trường ASEAN (gần 80% kim ngạch linh kiện xe máy và
hơn 50% kim ngạch phân bón). Đây là hai mặt hàng nhập khẩu có điều kiện
nên có thể thay đổi theo hướng không cấp 100% chỉ tiêu cho các doanh
nghiệp, nhà nước nên thu về ít nhất là 50% để tổ chức đấu thầu hàng đổi
hàng, Indonesia và Philippines sử dụng BULOG và NFA để quyết định mua
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
87
hay không mua gạo của ta và mỗi lần muốn xuất gạo cho họ đều phải đàm
phán với hai tổ chức này.
b. Thị trường Châu Âu
* Liên minh châu Âu (EU)
Trong thời gian tới đây, để phát triển xuất khẩu sang EU, cần thực hiện
một số giải pháp lớn như sau:
- Chế độ quản lý nhập khẩu của EU hết sức phức tạp nên việc thu thập
thông tin và phổ biến thông tin đến các doanh nghiệp là việc có tầm quan
trọng hàng đầu. Theo tính toán của UNCTAD, do thiếu thông tin và không
hiểu rõ các quy định về thủ tục của EU, các nước đang phát triển chỉ thực sự
sử dụng được 48% các ưu đãi của EU trong chế độ GSP. Nếu không làm tốt
công tác thu thập và phổ biến thông tin thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ
không thể tận dụng được mọi cơ hội để thâm nhập vào thị trường EU.
- Chế độ ưu đãi GSP đang mất dần ý nghĩa do EU hàng năm đều tiến
hành giảm thuế MFN theo quy định của vòng đàm phán Uruguay. Chế độ hạn
ngạch cho hàng dệt may cũng hết hiệu lực vào năm 2005. Vì lý do đó, các
doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức chú trọng đến việc nâng cao chất lượng
hàng hoá, giữ gìn uy tín của mình trong việc thực hiện hợp đồng, đảm bảo
duy trì được toàn bộ các mối quan hệ bạn hàng nhằm chuẩn bị cho thời kỳ
"hậu GSP" và "hậu hạn ngạch " nói trên.
Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành hữu quan, tiến hành
đàm phán và thoả thuận với EU về các vấn đề còn tồn tại trong quan hệ
thương mại Việt Nam - EU. Chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau đây:
- Phối hợp với EU trong việc kiểm soát lượng giày dép mang xuất xứ
Việt Nam xuất khẩu vào EU, tránh nguy cơ EU áp đặt hạn ngạch cho Việt
Nam.
- Tìm hiểu rõ các quy định của EU về điều kiện nuôi trồng và chế biến
thuỷ sản để trình Chính phủ cấp vốn cho các doanh nghiệp nâng cao thiết bị,
cải thiện môi trường, đáp ứng các yêu cầu của EU về vệ sinh thực phẩm.
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
88
- Đề nghị EU áp dụng trở lại mức thuế 12% cho mặt hàng bánh đa nem
và tăng hạn ngạch thuế quan của mặt hàng sắn lên 6 vạn tấn/năm.
- Đề nghị EU sớm cùng ta xem xét lại Hiệp định dệt may để nâng hạn
ngạch lên từ 30% đến 50% cho từng chủng loại và nâng mức chuyển hạn
ngạch giữa các nước ASEAN từ 10% lên 20%.
- Khuyến khích hoạt động của CLB doanh nhân EU tại Việt Nam để
qua đó nắm bắt thêm thông tin về thị trường EU và tăng cường khả năng
lobby của ta với các cơ quan có thẩm quyền của EU.
* Thị trường Liên bang Nga:
Là một thị trường lớn, giàu tiềm năng nhưng Nga còn đang ở vào giai
đoạn khó khăn. Khó khăn lớn nhất khi đi vào thị trường này là vấn đề vốn của
các doanh nghiệp Nga. Đại đa số các doanh nghiệp Nga, kể cả doanh nghiệp
nhà nước, đều gặp khó khăn về vốn nên rất thiếu ngoại tệ, khả năng mở L/C
theo thông lệ quốc tế rất yếu. Hiện nay các nhà kinh doanh hàng nhập ở Liên
bang Nga thường đề nghị người xuất khẩu giao hàng về kho ngoại quan, bán
đến đâu thanh toán đến đấy. Như vậy rủi ro trong xuất nhập khẩu vẫn rơi vào
người xuất khẩu vì nếu không tiêu thụ được hàng thì mọi chi phí lưu kho cũng
như giải quyết hàng tồn đều do người xuất khẩu chịu.
Do môi trường kinh doanh và luật pháp ở Liên bang Nga chưa đạt tiêu
chuẩn quốc tế nên trong hoạt động xuất nhập khẩu hiện tượng lậu thuế diễn ra
phổ biến. Rất nhiều công ty xuất khẩu nước ngoài và công ty kinh doanh hàng
nhập khẩu tại Nga ít nhiều đều dính líu đến việc man khai giá trị, chủng loại,
C/O hàng hoá để trốn thuế, lậu thuế. Vì vậy, nếu hàng nhập vào Liên bang
Nga theo đường chính thống, trả đúng quy định các khoản thuế thì khó tiêu
thụ và không cạnh tranh được với hàng nhập lậu theo các con đường khác nhau.
Khâu vận tải và vấn đề nan giải lớn đối với hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Phương tiện vận tải duy nhất
hiện nay chỉ còn là container nên chi phí vận tải rất cao, không phù hợp với
những lô hàng lớn và hàng không có giá trị cao. Cước phí cao cộng thêm chi
phí vận tải nội địa, chi phí thủ tục hải quan và cảng phí đắt đỏ đã làm cho giá
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
89
hàng của Việt Nam nhập vào Liên bang Nga bị đội lên, nhiều khi quá mức
chấp nhận của thị trường và thời gian vận chuyển giữa hai nước, có lưu ý yếu
tố tỷ giá ngoại tệ không ổn định thì trong nhiều trường hợp đưa hàng tiêu
dùng có tính thời trang, thời vụ vào thị trường Liên bang Nga trở nên rất rủi
ro.
Vấn đề thâm nhập và mở rộng thị trường Nga với trọng tâm về hàng
hoá là cao su, chè, thực phẩm chế biến, rau quả, hoá phẩm tiêu dùng, dệt may,
giày dép và thủ công mỹ nghệ. Việt Nam và Liên bang Nga có thể thoả thuận
tiếp tục nhập vật tư thiết bị năng lượng theo phương thức thanh toán một phần
bằng tiền, một phần bằng hàng xuất khẩu của Việt Nam để tạo đầu ra cho một
số mặt hàng xuất khẩu. Cần chú ý đây chỉ là sự trợ giúp ban đầu của nhà nước
đối với các doanh nghiệp, tạo cơ hội cho hàng hoá của họ xuất hiện trên thị
trường Nga. Các doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội này để tìm hiểu nhu cầu
đích thực của thị trường về chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng, giá thành… từ đó
có chiến lược thâm nhập cụ thể. Không nên coi xuất khẩu trả nợ là cơ hội đẩy
đi những mặt hàng thấp cấp và kém chất lượng. Một số hàng có thể xuất khẩu
sang thị trường Nga như gạo, thịt, cao su, chè, hàng nông sản thực phẩm và
hàng tiêu dùng khác.
Để buôn bán với Nga, nhất định phải có luồng tàu biển hợp lý, với cước
phí vận tải ở mức chấp nhận được. Đề nghị Chính phủ hỗ trợ phương án tăng
cường phương thức chuyển đi Odessa và Vladivostok với mức giá cạnh tranh
hoặc Nhà nước phải hỗ trợ một phần giá cước. Thời gian đầu (có thể là 1,2
năm), Chính phủ sẽ hỗ trợ một phần cước phí cho doanh nghiệp. Những tàu
chạy tuyến Nga sẽ được miễn mọi khoản thu của Nhà nước như phí cập cầu,
phí hoa tiêu, thuế vốn thậm chí hoàn thuế nhiên liệu (nếu có)… để giảm chi
phí. Đồng thời có biện pháp bảo lãnh tín dụng, để xuất khẩu hàng hoá sang
Nga được thuận lợi, an toàn.
* Thị trường Đông Âu và SNG:
Hàng xuất khẩu sang Đông Âu và SNG của Việt Nam hiện nay chủ yếu
là hàng may mặc, giầy dép, thực phẩm chế biến, thủ công mỹ nghệ, gạo, cà
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
90
phê, cao su (số lượng nhỏ) và thuỷ sản. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
sang các nước Đông Âu và SNG đang giảm dần. Diện bạn hàng cũng đang bị
thu hẹp. Số nước nhập khẩu hàng của Việt Nam với kim ngạch đáng kể, đủ để
xuất hiện trong danh bạ thống kê, đã rút từ 7 nước xuống còn 4 nước (Ba Lan,
Ucraina, Sec và Slovakia). Các nước Anbani, Bungary, Hungary, Belarussia
hầu như không có kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam hoặc có nhưng do đi
theo đường gián tiếp.
Do các nước Đông Âu và SNG đều gặp khó khăn về tài chính nên một
trong những hướng cần nghiên cứu là tăng cường thương mại hàng đổi hàng
với từng nước Cộng đồng người Việt tại các nước Đông Âu và một số nước
SNG là cộng đồng lớn nhưng tạm thời chưa có những biểu hiện phức tạp như
cộng đồng người Việt tại Liên bang Nga. Nhiều người, đặc biệt là ở Séc và Ba
Lan, đã tạo dựng được các cơ sở kinh doanh của riêng mình, một số có tầm cỡ
khá, Đây là một lợi thế trong việc thâm nhập thị trường cần phải được duy trì
và phát triển.
c. Thị trường châu Mỹ:
Trọng tâm của khu vực Bắc Mỹ là thị trường Hoa Kỳ. Đây là thị trường
nhập khẩu lớn nhất thế giới nhưng lại không đòi hỏi quá khắt khe như người
tiêu dùng ở Châu Âu hay Nhật Bản nên tất cả các nước, đặc biệt là các nước
đang phát triển, đều cố gắng tăng cường xuất khẩu sản phẩm của mình sang Hoa
Kỳ.
Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết trong năm 2000
là một nhân tố quan trọng tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.
Năm 2001 Hiệp định đã được phê chuẩn và bắt đầu thể hiện tác dụng của
Hiệp định từ năm 2002.
Hoa Kỳ là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Dự kiến trong 10
năm tới nhu cầu nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tăng ở mức trên
dưới 10% năm. Trong những năm tới đây, mặt hàng cà phê còn có triển vọng
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
91
tăng kim ngạch trên thị trường Hoa Kỳ do thuế MFN và chi phí MFN đều
bằng 0%.
Hàng năm Hoa Kỳ nhập khẩu một số lượng lớn hạt tiêu chưa xay và đã
xay, Việt Nam có thể tăng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu trực tiếp vào thị
trường Hoa Kỳ mà không phải qua trung gian trên thị trường. Dự kiến Việt
Nam sẽ vượt qua các nước như Trung Quốc và Tây Ban Nha để trở thành 1
trong 5 nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ là nước nhập khẩu cả chè đen và chè xanh với kim ngạch bình
quân khoảng 130 triệu USD/năm (riêng năm 1998 nhập 170 triệu USD). Chè
đen chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 80%) trong tổng lượng chè nhập khẩu.
Do thuế nhập khẩu chè đen là 0% cho cả MFN và phi MFN nên nếu có cải
tiến về chất lượng, chè đen của ta còn có khả năng tăng kim ngạch trên thị
trường Hoa Kỳ. Mức tăng bình quân có thể đạt tới trên 20%/năm. Riêng chè
xanh khi Hiệp định Thương mại được thông qua đã có mức phát triển tốt do
mức thuế phi MFN chênh lệch quá lớn so với thuế MFN (20% so với 7%).
Hoa Kỳ là nước nhập khẩu hải sản lớn thứ hai trên thế giới sau Nhật
Bản. Các loại hải sản được nhập khẩu nhiều là tôm, tôm hùm, sò và cua, trong
đó tôm có giá trị lớn nhất (trên 2 tỷ USD/năm). Với dung lượng thị trường lên
tới gần 3 tỷ USD/năm, triển vọng tăng xuất khẩu tôm là khá lớn nếu vấn đề
sinh thực phẩm được quan tâm chu đáo.
Hoa Kỳ là nước nhập khẩu nhiều thực phẩm chế biến. Loại thực phẩm
chế biến chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ hiện nay là tôm chế
biến. Kim ngạch xuất khẩu thực phẩm chế biến nói chung và tôm chế biến nói
riêng có thể tăng ở mức trên 30%/năm và tới năm 2005 có thể trở thành nước
thứ hai (sau Thái Lan) trong số các nước xuất khẩu thực phẩm chế biến vào
Hoa Kỳ.
Dung lượng thị trường gốm sứ tại Hoa Kỳ là lớn theo dự báo nhu cầu
nhập khẩu sẽ tăng từ 7% đến 15%/năm. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu hàng
gốm sứ của ta vào Hoa Kỳ vẫn còn rất nhỏ bé, chiếm chưa đầy 0,1% kim
ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ. Nguyên nhân chính là do thuế phí MFN quá
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
92
chênh lệch so với thuế MFN. Khả năng tiêu thụ hàng của Việt Nam là tương
đối tốt bởi mẫu mã của Việt Nam không kém gì hàng Trung Quốc. Khi được
hưởng thuế nhập khẩu MFN như hàng Trung Quốc thì kim ngạch có thể đạt
tới hàng trăm triệu USD/năm.
Hoa Kỳ là một trong những thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn
nhất thế giới. Hàng dệt may của Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường Hoa
Kỳ nhưng kim ngạch còn rất nhỏ so với tiềm năng, chủ yếu là do mức chênh
lệch giữa thuế MFN và phi MFN quá lớn, thường từ 30% đến 40%. Do có lợi
thế về giá nhân công nên kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ dự
kiến sẽ tăng mạnh khi Hiệp định Thương mại được thông qua. Tuy nhiên,
mức tăng trưởng có thể sẽ bị hạn chế trong những năm tiếp theo bởi Hoa Kỳ
thường có những quyết định đơn phương để kìm hãm xuất khẩu hàng dệt may
khi họ không muốn.
Hiện nay, xuất khẩu ngành hàng giầy dép vào Hoa Kỳ có thuận lợi là
thuế phí MFN không cao như đối với hàng dệt may, mức chênh lệch giá thuế
MFN và phi, MFN cũng không lớn như đối với hàng dệt may. Sau khi Hiệp
định Thương mại được thông qua, do không bị áp đặt hạn ngạch, kim ngạch
xuất khẩu giày dép sẽ tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng tương đối bền vững
qua các năm.
d. Thị trường AUSTRALIA.
Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào
Australia đã không tăng lên nhưng mức tăng này chủ yếu là nhờ tăng xuất
khẩu dầu thô. Các mặt hàng khác có kim ngạch tương đối khá là dệt may, hải
sản, giầy dép và hạt điều.
Xuất khẩu giày dép sang Australia có thuận lợi là mức thuế nhập khẩu
thấp (trung bình khoảng 18%) lại không quá thiên về giày cao cấp như thị
trường Nhật. Tuy nhiên, do dân số ít nên các đơn hàng thường là có trị giá
nhỏ và đòi hỏi mẫu mã đa dạng. Để tăng xuất khẩu, việc hạ giá thành để cạnh
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
93
tranh với giày Trung Quốc là việc khá khó khăn, do vậy có thể xuất khẩu theo
hình thức nhập nguyên liệu chính và sản xuất trong nước để xuất khẩu.
Về hải sản, mặc dù là nước xuất khẩu lớn nhưng Austrailia cũng nhập
khá nhiều hải sản tươi và chế biến. Việt Nam hàng năm đã xuất được vào
Austrailia 15 - 16 triệu USD hải sản nhưng mới chỉ chiếm khoảng 5% kim
ngạch nhập khẩu hải sản của thị trường này. Cộng đồng người Việt định cư
tại Austrailia là cộng đồng lớn, có nhu cầu rất cao về hải sản chế biến truyền
thống như nước mắm, mắm tôm, mắm cá và hải sản khô.
Về hàng may mặc, Australia nhập khẩu hàng năm khoảng 1 tỷ USD,
chủ yếu từ Trung Quốc, Fiji, New Zealand và Ấn Độ. Tuy không có hạn
ngạch (bãi bỏ từ năm 1993) và thuế nhập khẩu vẫn được giảm đều qua các
năm nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường
này vẫn không tăng lên được do gặp phải sự cạnh tranh mạnh với Trung Quốc
và những nước có quan hệ đặc biệt với Australia từ nhiều năm qua như Fiji và
New Zealand.
Đặc điểm kinh doanh của các nhà bán buôn, bán lẻ Australia là thích
nhập qua trung gian, ít khi tự mình đi tìm thị trường để nhập khẩu trực tiếp.
Ngoài ra, khi đã quen làm với ai thì thương nhân Australia thường gắn bó với
người đó, hiếm khi bỏ khách hàng này để chuyển sang khách hàng khác. Đây
là đặc điểm tâm lý rất quan trọng của người dân Australia. Đối với họ, quan
hệ cá nhân mật thiết, hữu hảo có ý nghĩa quan trọng. Vì lý do đó, nếu không
biết cách giữ chữ tín và giữ quan hệ tốt với khách hàng Australia thì sẽ rất
khó làm ăn với thị trường này, đặc biệt là trước một đối thủ mạnh cả về giá
cả, cả về chữ tín trong kinh doanh như Trung Quốc.
e. Thị trường trung cận Đông và Nam á.
Hiện nay Việt Nam đã xuất khẩu được một số mặt hàng vào hai khu
vực thị trường này (như gạo, chè, cà phê, hạt tiêu, hàng may mặc, điện tử…)
nhưng chủ yếu là thông qua một nước thứ ba. Kim ngạch do ta xuất trực tiếp
còn khá nhỏ bé. Một điểm cần lưu ý là toàn bộ các nước trong khu vực, kể cả
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
94
những nước đã từng phát triển theo đường lối kế hoạch hoá tập trung, đều đã
áp dụng cơ chế thị trường và hiện đang có sự gắn kết với nhau thông qua việc
hình thành các liên kết kinh tế khu vực như khối liên minh quan thuế Nam
Châu Phi, khối các nước sử dụng đồng Franc ở Tây Phi, khối Maghreb tại Bắc
Phi, khối các nước vùng Vịnh…. Thương mại giữa các nước trong khối được
áp dụng những ưu đãi đặc biệt. Vì lý do đó, trong chiến lược thâm nhập thị
trường, cần chọn thị trường trọng điểm cho từng khối và lấy đó làm bàn đạp
để tiến vào các nước trong khối như Dubai (Tiểu Vương quốc Ả rập).
f. Thị trường châu phi.
Tại khu vực Châu Phi, thị trường trọng điểm sẽ là Nam Phi bởi đây là
thị trường có sức tiêu thụ khá dù dân số chỉ khoảng 42 triệu người. Các công
ty của Nam Phi thuộc loại có uy tín trên thị trường thế giới, làm ăn nghiêm
túc theo tác phong châu Âu. Các mặt hàng có khả năng xuất khẩu là hàng dệt
may, giầy dép, cà phê và gạo. Hiện tại còn thiếu thông tin về thị trường Nam
Phí nói riêng và toàn bộ khu vực châu Phi nói chung. Do vậy cần phải nghiên
cứu kỹ về thâm nhập thị trường Nam Phi và thị trường các nước lân cận.
2.2 Tăng cường năng lực tài chính của các doanh nghiệp
Vốn là một trong những vấn đề hết sức nan giải của các doanh nghiệp
Việt Nam. Đại đa số các doanh nghiệp của ta trong tình trạng ít vốn và thiếu
vốn trầm trọng. Tuy đã có những nỗ lực của Chính phủ và các ngân hàng
nhằm tìm cách tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc cho doanh
nghiệp vay vốn để sản xuất và kinh doanh nhưng cho đến nay vẫn chưa giải
quyết được một cách triệt để.
Vì vậy để có vốn cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu, các doanh
nghiệp thương mại cần chủ động tích cực dưới mọi hình thức để huy động
mọi nguồn vốn của mọi thành phần kinh tế.
2.3 Đổi mới kỹ thuật công nghệ
Kỹ thuật công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao
năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp thương
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
95
mại cần có chính sách đầu tư công nghệ mới, tiên tiến, hoàn thiện công nghệ
sẵn có vào các khâu như bao gói, chế biến, quản lý cũng như quản trị chiến
lược Marketing... nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh
doanh thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu.
2.4 Nâng cao trình độ quản lý kinh doanh
Do đặc điểm nước ta mới thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh
tế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, trong bối cảnh chung như vậy
năng lực quản lý kinh doanh của các cấp quản lý còn yếu, kinh nghiệm thực tế
chưa nhiều. Các doanh nghiêp thương mại cần có chính sách ưu tiên cho công
tác đào tạo, cần tranh thủ các nguồn hỗ trợ tài chính của Nhà nước và các tổ
chức trong nước cũng như quốc tế cho công tác đào tạo để có được những
chuyên gia giỏi đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Để đạt được hiệu
quả cao cần kết hợp cả đào tạo ở những nước tiên tiến với đào tạo và thực tập
ở những nước tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu.
2.5 Nâng cao trình độ nguồn nhân lực
Song song với việc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản
lý kinh doanh của các cấp quản lý, các doanh nghiệp thương mại cũng cần
phải có chính sách đào tạo tương ứng cho nguồn nhân lực hiện có và cho
tương lai. Cần kết hợp đào tạo cả kỹ năng, xảo, trình độ tay nghề với nâng cao
thể lực, và ý thức chấp hành kỷ luật lao động của họ.
2.6 Đẩy mạnh liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp thương
mại với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu
Như đã nêu, thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam nói chung có qui
mô nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý còn hạn chế..., lại thiếu
kinh nghiệm thực tế trong kinh doanh xuất khẩu. Vì vậy để tăng cường khả
năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, rất cần có sự liên doanh, liên kết hỗ
trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp thương mại thực hiện xuất khẩu với các
doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Các doanh nghiệp thương mại ngoài
thực hiện tiêu thụ hàng xuất khẩu cần có trách nhiệm: thông tin, hướng dẫn,
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
96
định hướng cho các nhà sản xuất về mặt hàng cũng như thị trường xuất khẩu;
thực hiện liên doanh, liên kết với các nhà sản xuất dưới các hình thức hỗ trợ
về tài chính, đầu tư để mở rộng sản xuất, đổi mới kỹ thuật công nghệ, giúp
đào tạo kỹ năng quản lý, đào tạo nguồn nhân lực...
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Chương III đã dự báo tình hình phát triển kinh tế thế giới đến năm 2010
đồng thời vạch ra định hướng và chiến lược phát triển ngoại thương Việt nam.
Để thực hiện tốt được chủ trương và chiến lược phát triển kinh tế, trong đó
lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu đóng một vai trò rất quan trọng cần phải ngày
càng hoàn thiện hơn nữa môi trường kinh doanh xuất khẩu. Chương III cũng
đã đưa ra một số kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường
kinh doanh xuất khẩu trên phương diện là các chính sách, các biện pháp của
môi trường vĩ mô và môi trường vi mô nhằm giúp các doanh nghiệp thương
mại Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
97
KẾT LUẬN
Hoạt động kinh doanh trong môi trường quốc tế khác nhiều so với hoạt
động trong môi trường nội địa vì vậy việc nghiên cứu các yếu tố môi trường
kinh doanh xuất khẩu có một tầm quan trọng đặc biệt, ảnh hưởng mạnh mẽ tới
hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp. Trong môi trường
kinh doanh quốc tế, hầu hết những thành công trong giao dịch xuất khẩu đều
do nghiên cứu và đánh giá đúng thị trường nước ngoài. Việc đánh giá không
đúng các yếu tố môi trường kinh doanh quốc tế sẽ gây nên những thua lỗ đáng
tiếc.
Khóa luận đã đi sâu phân tích đánh giá môi trường kinh doanh xuất
khẩu, một số thị trường quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua;
đề ra một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện môi trường vĩ mô, vi mô nhằm hỗ
cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp
có cơ sở hoạch định mục tiêu, chiến lược và ra các quyết định kinh doanh
xuất khẩu kịp thời, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị
trường quốc tế, giúp doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội lựa chọn, xác định thị
trường và mặt hàng xuất khẩu.
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
98
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mi tr4327901ng kinh doanh xu7845t kh7849u c7911a DN th432417ng mamp784.pdf