Khóa luận Một số biện pháp sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử để tạo biểu tượng không gian cho học sinh khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X - XVIII (lớp 10 THPT chương trình chuẩn)

MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5 6. Ý nghĩa của đề tài 6 7. Cấu trúc của khóa luận 6 B. PHẦN NỘI DUNG 7 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH ĐỂ TẠO BIỂU TƯỢNG CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT 7 1.1. Cơ sở lý luận 7 1.1.1. Cơ sở xuất phát 7 1.1.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông 7 1.1.1.2. Đặc trưng của bộ môn 8 1.1.1.3. Đặc điểm nhận thức của học sinh THPT 9 1.1.1.4. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. 10 1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử nói chung và tạo biểu tượng không gian nói riêng 12 1.1.2.1. Quan niệm về kênh hình trong sách giáo khoa 12 1.1.2.2. Ý nghĩa của việc sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử nói chung và trong tạo biểu tượng không gian nói riêng 13 1.1.2.3. Phân loại kênh hình trong sách giáo khoa để dạy học Lịch sử 16 1.1.2.4. Các yêu cầu khi sử dụng kênh hình trong SGK 19 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc tạo biểu tượng lịch sử nói chung và tạo biểu tượng không gian nói riêng trong dạy học lịch sử 21 1.1.4. Quan niệm về địa danh lịch sử và mối quan hệ giữa địa danh và biểu tượng không gian 24 1.2. Thực tiễn của việc sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử nói chung, tạo biểu tượng không gian nói riêng ở trường THPT 26 1.2.1. Đối với giáo viên 27 1.2.2. Đối với học sinh 28 CHƯƠNG II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỂ TẠO BIỂU TƯỢNG KHÔNG GIAN CHO HỌC SINH KHI DẠY PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X – XVIII (LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) 32 2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần Lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ X - XVIII) 32 2.1.1. Vị trí 32 2.1.2. Mục tiêu 32 2.1.3. Nội dung kiến thức cơ bản của chương trình Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X - XVIII, trong SGK Lịch sử lớp 10 THPT (chương trình chuẩn) 34 2.2. Những kênh hình trong sách giáo khoa cần khai thác để tạo biểu tượng không gian cho học sinh 35 2.2.1. Bảng thống kê kênh hình cần khai thác để tạo biểu tượng không gian khi dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X - XVIII 36 2.2.2. Nội dung kênh hình trong SGK Lịch sử 10 THPT phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X - XVIII 37 2.3. Những địa danh lịch sử cần sử dụng để tạo biểu tượng cho học sinh khi dạy phần lịch sử Việt nam từ thế kỉ X - XVIII 45 2.3.1. Bảng thống kê các địa danh lịch sử cần sử dụng trong dạy học lịch sử ở lớp 10 THPT giai đoạn từ thế kỉ X - XVIII 45 2.3.2. Những địa danh lịch sử cần sử dụng để tạo biểu tượng cho học sinh khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X - XVIII. 46 2.4.Một số biện pháp sử dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử nhằm tạo biểu tượng không gian 51 2.4.1. Sử dụng lược đồ kết hợp với tường thuật, miêu tả xen kẽ với đàm thoại để tạo biểu tượng về không gian 51 2.4.2. Sử dụng tranh ảnh lịch sử kết hợp với miêu tả khái quát có phân tích và trao đổi, đàm thoại nhằm tạo biểu tượng không gian cho học sinh. 53 2.4.3. Sự dụng tài liệu tham khảo đặc biệt là tài liệu về địa danh nhằm tạo biểu tượng không gian trong dạy học lịch sử 55 2.4.4. Kết hợp việc sử dụng kênh hình với hệ thống câu hỏi nhằm tạo biểu tượng không gian trong dạy học lịch sử 57 2.4.5. Sử dụng bài tập về nhà để củng cố biểu tượng không gian cho học sinh 59 2.5. Thực nghiệm sư phạm 61 2.5.1. Mục đích thực nghiệm 61 2.5.2. Nội dung thực nghiệm 61 2.5.3. Phương pháp thực nghiệm 61 2.5.4. Kết quả thực nghiệm 61 PHẦN KẾT LUẬN 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 PHỤ LỤC 69

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5589 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số biện pháp sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử để tạo biểu tượng không gian cho học sinh khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X - XVIII (lớp 10 THPT chương trình chuẩn), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Rạch Gầm, Xoài Mút (Kiên Giang) - Ngọc Hồi (Hà Tây), Gò Đống Đa (Hà Nội) - Nhà thờ tượng đài Quang Trung - Chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên- Huế) - Chùa Bút Tháp( Bắc Ninh) - Chùa Tây Phương (Hà Tây) 2.3.2. Những địa danh lịch sử cần sử dụng để tạo biểu tượng cho học sinh khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X - XVIII. Trong giai đoạn lịch sử này, học sinh cần nắm vững những sự kiện tiêu biểu, gắn liền với những địa danh lịch sử sau: Hoa Lư, nay thuộc tỉnh Ninh Bình là thủ đô xưa của nước ta thời Đinh – Lê, được xây dựng từ thế kỉ thứ X. Qua tài liệu khảo cổ học, thì Hoa Lư cũ rộng khoảng 300 ha, chia thành 2 khu vực, thành nội và thành ngoại với nhiều cung điện lộng lẫy. Trong các điạ danh còn lại của cố đô Hoa Lư nay, nơi đẹp nhất và ý nghĩa nhất là đền vua Đinh, vua Lê. Theo sử sách ghi lại, hai ngôi đền này được xây dựng từ thời Lý, khi Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long. Khi được tìm hiểu và có những biểu tượng cụ thể về Hoa Lư, học sinh sẽ thấy được sức mạnh, văn hóa truyền thống của dân tộc ta từ nhiều thế kỉ trước. Đặc biệt giáo viên cho học sinh quan sát và miêu tả cụ thể tranh ảnh diễn lại “cờ lau tập trận” sẽ tạo cho các em biểu tượng sinh động về Đinh Bộ Lĩnh, các em sẽ có cảm xúc lịch sử mạnh mẽ. Thăng Long (Hà Nội), nguyên là thành Đại La thuộc phủ Tống Bình do Cao Biền xây dựng năm 866. Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình)ra thành Đại La, bỗng thấy rồng bay lên nên đổi thành Thăng Long. Thăng Long trải qua các triều đại Trần, Hồ, Lê Sơ, Mạc… là kinh đô của nước Đại Việt. Thăng Long (Hà Nội)là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước, vào những thế kỉ XVI – XVIII là trung tâm kinh tế lớn nhất của nước ta với 36 phố phường mỗi phố phường buôn bán một loại hàng hóa khác nhau. Thương nhân thời kì này đến Thăng Long buôn bán tấp nập. Thăng Long với “nghìn năm văn hiến” tồn tại suốt trong chiều dài lịch sử, song hiện nay những dấu vết còn lại của thành Thăng Long cổ còn lại rất ít. Vì vậy việc tạo biểu tượng cho học sinh về thành Thăng Long cổ trong dạy học lịch sử là điều hết sức cần thiết. Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội được coi là trường đại học đầu tiên của nước ta, xây dựng năm 1070 dưới thời Lý. Khi tìm hiểu về Văn Miếu học sinh sẽ được giáo dục về tình hình thi cử ở nước ta dưới thời phong kiến. Các em sẽ được giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, coi “nhân tài là nguyên khí của đất nước”, cổ vũ lòng hiếu học khi các em chiêm ngưỡng Khuê Văn Các, các bia tiến sĩ. Cùng với việc xây dựng và phát triển đất nước, nhân dân trong thời kỳ này đã chiến đấu kiên cường chống lại các cuộc xâm lược phương bắc, bảo vệ đất nước: hai lần chống Tống xâm lược, ba lần kháng chiến chông quân Nguyên, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi quân Minh. Để cung cấp cho học sinh những sự kiện trên một cách cụ thể, có hình ảnh, các phương tiện trực quan nói chung, các kênh hình nhằm tạo biểu tượng không gian có vai trò không nhỏ, đó là sông Bạch Đằng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của Lê Hoàn năm 981; phòng tuyến sông Cầu với chiến công của Lý Thường Kiệt đánh bại quân xâm lược Tống năm 1076, Đông Bộ Đầu (ở bến sông Hồng phía trên cầu Long Biên), từng chứng kiến cuộc tiến công quyết liệt của quân Nguyên phải rút khỏi kinh thành Thăng Long. Những địa danh lịch sử như Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết mãi ghi lại những chiến công của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai, bến Bình Than nơi diễn ra các hội nghị các vương hầu, quan lại, tướng lĩnh nhà Trần bàn định kế hoạch chống quân xâm lược. Bến Vạn Kiếp, sông Bạch Đằng chôn vùi đạo quân hung tàn của Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba. Trong giai đoạn này giáo viên có thể cung cấp cho học sinh biểu tượng sinh động cụ thể về thành nhà Hồ, đây là công trình kiến trúc quân sự bậc nhất trong thời phong kiến nước ta. Được tìm hiểu về địa danh lịch sử này học sinh không những nắm vững kiến thức lịch sử của nhà Hồ, về công cuộc phòng thủ, kháng chiến của Hồ Quý Ly mà còn thấy được sức mạnh của nhân dân ta đã làm nên những công trình lịch sử còn trường tồn với thời gian. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1425)do Lê Lợi lãnh đạo là một sự kiện quan trọng. Khi giảng dạy về sự kiện này, giáo viên không nhắc tới những di tích như Tốt Động, Chúc Động (Hà Nội), ải Chi Lăng (Lạng Sơn)đã chứng minh cho những trận đánh ác liệt của quân ta. Tốt Động là một vùng đồng chiêm trũng, lầy lội. Giữa đông nổi lên những gò đất cao, thuận lợi cho việc phục binh. Chúc Động có địa hình nhỏ hẹp hơn, với ruộng thấp xen kẽ có những ngọn núi không cao lắm nhưng cây cối rậm rạp, thuận lợi cho quân mai phục. Ải Chi Lăng (Lạng Sơn). là cửa ải xung yếu nhất trên đường từ Pha Lũy đến Đông Quan, cách Pha Lũy khoảng 60km. Toàn bộ ải Chi lăng như một thung lũng nhỏ, hình bầu dục, dài khoảng 4km theo đường bắc nam, chỗ rộng nhất ở giữa khoảng 1km theo hướng đông tây. Phía tây, vách núi đá vội dựng đứng bên dòng sông Thương, phía đông là đồi núi trùng điệp, hai đầu nam bắc thắt lại gần như khép kín, giữa lòng ải có núi Mã Yên. Trong kháng chiến chống Tống thời Lý và chống quân Nguyên - Mông đời Trần, quân dân ta đã từng lợi dụng nơi đây để chặn đánh và tiêu diệt quân xâm lược. Xương Giang là một thành lũy vào loại kiên cố của quân Minh, lại ở vào một vị trí trọng yếu trên con đường Quảng Tây - Đông Quan Đây cũng là thời kì mà nhân dân ta đã xây dựng một nền văn hóa riêng, một nền văn hóa dân tộc và phát triển được thể hiện trên tất cả các mặt. Có nhiều địa danh lịch sử phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của đất nước trong thời kì này. Chùa Một Cột (Hà Nội), chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh), chùa Thầy (Hà Tây)…phản ánh đời sống tôn giáo, trình độ kiến trúc nghệ thuật đời Lý. Các di tích chùa Phổ Minh (Nam Định), tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc)tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc thời Trần. Các địa danh lịch sử như Lam Kinh, Văn Miếu Quốc Tử Giám và các đền thờ khác phản ánh vị trí của Nho giáo đã chiếm vị trí quan trọng trong đời sống xã hội thời Lê. Thời kì này đất nước có những bước phát triển nhất định về kinh tế, đặc biệt là thương nghiệp. Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà, Hội An (Quảng Nam), Gia Đình (Sài Gòn)…đem lại hình ảnh về những trung tâm kinh tế, buôn bán sầm uất lúc đó. Phố Hiến, ngày nay thuộc tỉnh Hưng Yên là một đô thị mới hình thành trên cơ sở một cơ sở một khu chợ gần dinh Hiến ti Sơn Nam. Cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII, Phố Hiến nổi tiếng ở Đàng ngoài, được nhân dân ví với câu “Thứ nhất kinh kì, thứ nhì Phố Hiến”. Thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, Anh, Pháp đã đến đây buôn bán, lập thương điếm. Nhà nước Lê - Trịnh đã biến Phố Hiến thành trạm trung chuyển của thuyền buôn nước ngoài. Theo các giáo sĩ phương Tây, ở thế kỉ XVII, Phố Hiến đã có trên 2000 nóc nhà. Người Trung Quốc đã định cư ở đây từ rất sớm và đã xây dựng ở đây cả khu phố lớn. Sự đổi dòng của sông Hồng vào giữa thế kỉ XVIII đã là một trong những nguyên nhân chính dân đến sự lụi tàn của Phố Hiến. Thanh Hà, ngày nay thuộc Huế nằm ở tả ngạn sông Hương, gần của Thuận, do người Trung Quốc lập vào năm 1636 khi được phép của chúa Nguyễn. Các thương nhân Trung Quốc ở đây thường xuyên liên hệ với Hội An, Phú Xuân, nhập đồ đồng, các đồ kim loại, vũ khí, len dạ để bán và chở hạt tiêu, cau, trầm hương về Trung Quốc. Do cồn nổi của sông Hương, tàu thuyền không cập bến được, phố Thanh Hà lụi tàn dần. Rạch Gầm - Xoài Mút, là hai nhánh sông nhỏ trên khúc sông Tiền hiện nay thuộc huyện Mĩ Tho tỉnh Tiền Giang. Tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định, đặt đại bản doanh tại Mĩ Tho để chống lại quân xâm lược Xiêm. Ông đã chọn đoạn từ Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với giặc. Từ Rạch Gầm - Xoài Mút dài khoảng 7km, rộng hơn 1km có chỗ đến 2km. Hai bên bờ sông cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù lao Thới Sơn, địa hình rất thuận lợi cho việc phục binh. Chính đoạn sông này đã trở thành yếu tố hết sức quan trọng góp phần vào thắng lợi của quân Tây Sơn đánh đánh bại quân Xiêm. Chiến thắng đó cũng khẳng định quyền làm chủ xứng đáng của nghĩa quân Tây Sơn đối với đất Đàng Trong đương thời Bên cạnh, đó là những thành tựu về văn hóa, kiến trúc. Những di tích kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo như chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), chùa Tây Phương, Hương Tích (Hà Tây), chùa Trấn Vũ, Quán Thánh (Hà Nội)là những tài liệu giúp học sinh tìm hiểu thêm về đời sống xã hội, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật của chế độ phong kiến Việt Nam. Chùa Tây Phương tên chữ là Sùng Phúc, thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất tỉnh Hà Tây. Chùa được lập vào khoảng thế kỷ VI - VII nhưng đã nhiều lần trùng tu. Năm 1632 chùa được sửa sang dựng thượng điện ba gian, hậu cung và hai mươi gian hành lang. Năm 1636 được tạc tượng đúc chuông. Thời Tây Sơn năm 1794 chùa được làm lại hoàn toàn. Chùa được xây dựng theo kiểu chữ tam độc đáo gồm 3 nếp, nhà bái đường chính diện và hậu cung. Mỗi nếp có hai tầng mái kiểu chồng diêm. Mái ngói lợp công phu, xung quanh diềm mái của ba nếp nhà đều trạm trổ tinh tế theo hình lá triện cuốn, trên mái gắn nhiều con giống băng đất nung. Đặc biệt chùa Tây Phương là nơi hôi tụ của những tác phẩm xuất sác của nghệ thuật điêu khắc dân tộc như trạm trổ, phù điêu và tạc tượng. Chùa có tất cả lớn nhỏ có giá trị nghệ thuật cao như các pho Tam Thế, A - di - đà, Tuyết Sơn, Di Lặc, 18 vị La Hán…tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Chùa Tây Phương là một di tích lịch sử có giá trị về mặt nghệ thuật kiến trúc đồng thời là một thắng cảnh đẹp ở tỉnh Hà Tây. Khi học về tình hình nhà Nguyễn, giáo viên nên tạo biểu tượng sinh động cụ thể cho học sinh bằng việc giới thiệu tranh ảnh hoặc đi tham quan khu di tích lịch sử lăng tẩm cố đô Huế, với những cung điện, lăng tẩm, đền chùa với nghệ thuật kiến trúc điêu khắc rất đẹp và nổi tiếng. Qua việc tìm hiểu các địa danh lịch sử này, học sinh sẽ có nhận thức cụ thể sâu sắc về chế độ phong kiến nhà Nguyễn, tổ chức bộ máy nhà nước,các chính sách kinh tế, xã hội, đời sống vật chất tinh thần của vua quan nhà Nguyễn, góp phần giáo dục cho các em lòng tự hào khâm phục sức mạnh, tài năng sáng tạo của nhân dân ta. 2.4. Một số biện pháp sử dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử nhằm tạo biểu tượng không gian 2.4.1. Sử dụng lược đồ kết hợp với tường thuật, miêu tả xen kẽ với đàm thoại để tạo biểu tượng về không gian Tường thuật là trình bày có chủ đề về một biến cố hay một quá trình lịch sử, những hoạt động cụ thể của quần chúng nhân dân hay một nhân vật lịch sử. Tường thuật bao giờ cũng có chủ đề, tình tiết nhất định nhằm kích thích trí tưởng tượng của học sinh về những hình ảnh của quá khứ. Miêu tả là cách trình bày những đặc trưng của một sự vật, một sự kiện lịch sử để nêu lên những nét bản chất chủ yếu, cấu tạo bên trong cũng như hình dáng bên ngoài của chúng. Khác với tường thuật, miêu tả không có chủ đề mà chỉ có đối tượng cụ thể cần phải trình bày. Ví dụ: miêu tả điều kiện địa lý nơi diễn ra sự kiện lịch sử: giới tuyến sông Gianh, căn cứ Rạch Gầm - Xoài Mút, Ngọc Hồi – Đống Đa…hay miêu tả một số công trình kiến trúc, văn hóa như chùa Thiên Mụ, chùa Tây Phương…hay một số địa danh kinh tế - chính trị như: Thăng long, Hội An… Tường thuật và miêu tả là một cách trình bày miệng quan trọng thường sử dụng kết hợp với bản đồ, lược đồ để cụ thể hóa các sự kiện lịch sử nhằm đảm bảo tính khoa học, chân thực cũng như sinh động của bức tranh quá khứ, học sinh nắm vững kiến thức và rèn luyện các kỹ năng thực hành bộ môn, phát triển năng lực nhận thức. Bản đồ, lược đồ là loại đồ dùng trực quan quy ước, nhằm xác định địa điểm, diễn biến của sự kiện trong thời gian và không gian nhất định hoặc thể hiện tình hình chính trị, kinh tế, điều kiện tự nhiên. Do vậy bản đồ, lược đồ giúp học sinh suy nghĩ và giải thích các hiện tượng lịch sử về mối liên hệ nhân quả, tính quy luật và trình tự phát triển của quá trình lịch sử, giúp các em củng cố kiến thức đã học. Khi khai thác bản đồ phản ánh một biến cố, một cuộc chiến tranh nào đó không thể thiếu việc tường thuật, miêu tả của giáo viên hoặc học sinh khiến cho bài học lịch sử không còn khô khan, nặng nề mà trở nên hấp dẫn, gần gũi, chân thực, khơi dậy những cảm xúc lịch sử cho người học. Trước hết những sự kiện lịch sử được miêu tả, tường thuật lại giúp học sinh có cảm giác như chính mình được tham gia, hay đang chứng kiến diễn biến vậy Ví dụ: Địa danh Bạch Đằng đã được nhắc đến trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền năm 938 và trong cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn, trong bài 19 này một lần nữa địa danh Bạch Đằng dược nhắc đến. Để giúp học sinh hình dung được địa điểm không gian, vị trí chiến lược, vai trò quan trọng của con sông này trong trận thắng lớn của quân dân nhà Trần trước giặc Nguyên hùng mạnh, giáo viên cần kết hợp sử dụng lược đồ với việc miêu tả tường thuật tạo một biểu tượng không gian chân thực và sinh động. Giáo viên kết hợp với việc sử dụng “Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 1288” với việc dùng lời nói sinh động, cảm xúc lôi cuốn học sinh vào bài học “Nối tiếp bước của Ngô Quyền và Lê Hoàn đi trước, Trần Hưng Đạo lại một lần nữa chọn con sông này làm trận địa cọc tiêu diệt quân thù. Hưng Đạo Vương đã trực tiếp đi tìm hiểu vị trí, địa hình, thủy triều nơi đây. Ông nhận thấy phía hữu ngạn con sông Bạch Đằng có một cồn đá ngầm gọi là Ghềnh Cốc. Ghềnh Cốc có 5 cồn đá chắn ngang 3/4 sông là một chướng ngại vật của thiên nhiên, tướng Trần Quốc Tuấn đã lợi dụng điều đó, sử dụng Ghềnh Cốc như một chiến lũy ngầm chặn địch lại. Đồng thời, đặc điểm địa hình nổi bật của thượng lưu sông Bạch Đằng là sông, núi, rừng tiếp liền nhau. Những cánh rừng rậm chạy sát tới bờ sông, những ngọn núi cũng vậy cùng với những sông nhỏ hai bên tạo thành một nơi giấu quân kín đáo, ra vào bí mật, dễ dàng. Sau khi nghiên cứu kĩ địa hình, Trần Hưng Đạo đã quyết định chọn đoạn thượng lưu sông Bạch Đằng làm trận địa quyết chiến. Đoạn này, lòng sông rộng hơn 1km, đủ dài để dồn địch lại mà tiêu diệt. Có thể nói đây là trận địa mai phục lý tưởng của quân ta” 2.4.2. Sử dụng tranh ảnh lịch sử kết hợp với miêu tả khái quát có phân tích và trao đổi, đàm thoại nhằm tạo biểu tượng không gian cho học sinh. Tranh ảnh lịch sử mang tính hình tượng, góp phần cụ thể hóa kiến thức, có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ, khiến học sinh thêm yêu thích môn lịch sử. Vì vậy, trong dạy học lịch sử cần kết hợp ngôn ngữ phù hợp với tranh ảnh làm sống dậy các sự kiện với không gian, diễn biến chân thực sinh động, các nhân vật lịch sử, làm sáng tỏ nội dung tranh ảnh. Đặc biệt, với việc sử dụng tranh ảnh lịch sử kết hợp miêu tả khái quát có phân tích và đàm thoại có tác dụng lớn trong việc tạo biểu tượng không gian lịch sử. Có hai loại miêu tả: miêu tả toàn cảnh và miêu tả có khái quát phân tích. Miêu tả toàn cảnh nhằm khắc họa bức tranh trọn vẹn về đối tượng được trình bày. Miêu tả có phân tích tập trung vào một điểm chủ yếu, để nó đi sâu vào phân tích cơ cấu bên trong của sự vật Trao đổi đàm thoại trước hết là biện pháp mà giáo viên nêu ra các câu hỏi để học sinh lần lượt trả lời, đồng thời các em có thể trao đổi với nhau, dưới sự chỉ đạo của thầy, qua đó đạt được mục đích dạy học “Trao đổi, đàm thoại rất có ưu thế trong việc hình thành kiến thức trên cơ sở hoạt động tư duy tích cực, động lập của học sinh. Hơn nữa trao đổi, đàm thoại tạo không khí lớp học sôi nổi, cuốn hút hứng thú của học sinh. Vì vậy, học sinh lĩnh hội kiến thức sâu sắc và vững chắc hơn”. Do vậy, để tạo biểu tượng không gian lịch sử cho học sinh giáo viên cần tiến hành miêu tả khái quát có phân tích tranh ảnh kết hợp với trao đổi đàm thoại, hướng dẫn học sinh tham gia thảo luận. Ví dụ: khi dạy học bài 19, trước hết giáo viên giới thiệu kênh hình “Bãi cọc ngầm Bạch Đằng” và hướng dẫn học sinh quan sát theo trình tự (từ trên xuống hoặc từ trái qua phải), rồi gợi mở câu hỏi để các em thảo luận: Quan sát bức tranh, em thấy hình ảnh gì? Quân và dân ta đã tạo dựng bãi cộc ngầm để làm gì? Em có nhận xét gì về nghệ thuật quân sự của quân dân nhà Trần? Học sinh trao đổi đàm thoại qua những câu hỏi gợi mở, quá trình này giúp các em có biểu tượng ban đầu về chiến thắng Bạch Đằng và vị trí chiến lược của con sông Bạch Đằng lịch sử, sau đó miêu tả khái quát “Bãi cọc Bạch Đằng gồm bãi cọc Yên Giang và bãi cọc Vạn Muối. Bãi cọc Yên Giang là di tích còn lại của các trận chiến của Ngô Quyền chống quân Nam Hán, Lê Hoàn chống Tống, Trần Hưng Đạo chống Mông Nguyên…nằm bên bờ sông Chanh. Bãi cọc sông Chanh nằm trong hệ thống trận địa cọc cắm bên các sông Chanh, sông Kênh và sông Rút. Bãi cọc Yên Giang được phát hiện năm 1958 nằm sát bờ hữu nạn sông Chanh, dưới lớp phù sa sâu nửa mét, khi nước triều lên xuống, bãi đất cắm cọc mới lộ ra. Phần lớn cọc làm bằng lõi lim, trải qua hàng nghìn năm nhưng khi lấy lên vẫn còn bền chắc. Bãi cọc Vạn Muối thuộc xã Nam Hòa, ở phía nam sông Chanh. Bãi cọc rất lớn, kéo dài như một cánh cung hơn 1km từ đường Con Quy trên đồng Vạn Muối đến lựng Mắt Rồng, ven khu dân cư Đồng Cốc, người dân khi đào ao đã phát hiện ra cọc. Theo truyền thuyết của người dân địa phương đây là bãi cọc cắm sâu bãi Yên giang, lúc đó tin giặc sắp đến gần nên dân chúng dồn đủ loại cây to nhỏ để cắm xuống bãi cho kịp. Bãi cọc Vạn Muối được khai quật tháng 9/1988 nằm trong khu di tích bãi cọc Bạch Đằng đã được Bộ văn hóa thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.” Bằng sự dẫn dắt hợp lí của giáo viên qua các câu hỏi và quá trình đàm thoại, nội dung miêu tả phong phú, hấp dẫn, lời nói truyền cảm của giáo viên, học sinh sẽ khắc sâu biểu tượng về con sông Bạch Đằng lịch sử đặc biệt là bãi cọc ngầm, tạo biểu tượng không gian lịch sử cho học sinh. 2.4.3. Sự dụng tài liệu tham khảo đặc biệt là tài liệu về địa danh nhằm tạo biểu tượng không gian trong dạy học lịch sử Bên cạnh SGK, tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh cũng có vị trí, ý nghĩa quan trọng. Do đặc trưng của việc học tập lịch sử, các loại tài liệu tham khảo, góp phần nhất định vào việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quá khứ. Các loại tại liệu này là căn cứ khoa học, bằng chứng chính xác, cụ thể, phong phú của sự kiện lịch sử mà học sinh cần thu nhận. Việc sử dụng tài liệu tham khảo còn giúp học sinh có thêm cơ sở để nắm vững bản chất của sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ quy luật, bài học quan trọng của lịch sử, rèn luyện cho học sinh thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy lịch sử. Tài liệu tham khảo là phương tiện có hiệu quả để hiểu rõ hơn SGK, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Địa điểm xảy ra sự kiện là một trong những yếu tố cần phải cụ thể hóa trong dạy học lịch sử, vì nhờ đó các sự kiện lịch sử được biểu hiện một cách sinh động. Hiện nay tình trạng học sinh nhầm lẫn địa danh xảy ra các sự kiện lịch sử vẫn tồn tại. Ví dụ: khi được hỏi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế năm 968 đã chọn nơi nào làm kinh đô? Một số học sinh trả lời chọn Cổ Loa làm nơi đóng đô. Để khắc phục tình trạng trên, sử dụng tài liệu tham khảo đặc biệt là tài liệu về địa danh là một trong những biện pháp rất quan trọng, góp phần tích cực tạo biểu tượng không gian lịch sử cho học sinh, nhằm cụ thể hóa địa điểm diễn ra sự kiện lịch sử. Ví dụ: Khi dạy phần nhà nước phong kiến Đàng Ngoài ngoài việc sử dụng SGK giáo viên nên hướng dẫn học sinh sử dụng thêm các tư liệu tham khảo như cuốn “Vương quốc đàng ngoài” của Baron. Để giúp học sinh thấy được một cách cụ thể tình hình kinh tế, xã hội, chính trị đàng ngoài, cuộc sống xa hoa của chúa Trịnh. Bên cạnh, những tài liệu lịch sử các tài liệu tham khảo là các tác phẩm văn học cũng vai trò quan trọng giúp học sinh nhận thức một cách cụ thể, sâu sắc về sự kiện, hiện tượng lịch sử. Ví dụ: Khi dạy về tình hình kinh tế, xã hội, chính trị dưới thời nhà Nguyễn giáo viên có thể cho học sinh tham khảo tác phẩm văn học Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái, để thấy được tình hình triều đình nhà Nguyễn thối nát, xã hội rối ren vào giữa thế kỉ XIX. Khi dạy về chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút giáo viên có thể tham khảo và hướng dẫn học sinh sử dụng tài liệu tham khảo cuốn “Những trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc” của Phan Huy Lê có đoạn viết: “Rạch Gầm và Xoài Mút là hai con sông nhỏ, thường gọi là rạch, nhưng giữ vị trí quan trọng trong thế trận của Nguyễn Huệ. Thủy binh Tây Sơn bố trí ở hai rạch này sẽ là hai mũi tiến công lợi chặn đầu và khóa đuôi toàn bộ đội hình quân địch một khi chúng đã lọt vào trận địa mai phục. Khoảng giữa Rạch Gầm và Xoài Mút, dòng sông Mỹ Tho có cù lao Thới Sơn. Đay là một bãi đất bồi, chu vi dài 5 dặm (khoảng 6km)nằm hơi chếch về phía nam sông Mỹ Tho, đối diện với cửa sông Xoài Mút. Tiếp theo cù lao Thới Sơn về phía nam là cù lao Hộ hay bãi Tôn. Bộ binh Tây Sơn bố trí trên những cù lao đó có thể dùng đại bác bắn vào sườn đội hình quân địch và sẵn sàng tiêu diệt những tên địch liều lĩnh đổ bộ lên để tìm đường tháo chạy. Những nhánh sông nằm giữa các cù lao và bờ nam là những nơi mai phục và xuất phát của dội thuyền chiến Tây Sơn lao ra chia cắt đoàn thuyền của địch thành từng mảnh mà tiêu diệt. Chọn đoạn song Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút là trận địa quyết chiến, chứng tỏ nghệ thuật lợi dụng địa hình hết sức tinh tường của Nguyễn Huệ. Dòng sông rộng cùng với các nhánh sông, cù lao bờ sông ở đây đáp ứng đầy đủ yêu cầu bố trí một thế trận tiến công vận động lớn cho phép quân Tây Sơn bao vây chặt rồi chia cắt, tiêu diệt toàn bộ quân địch. Đoạn sông Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút cách Mỹ Tho khoảng 6km, cách Trà Tân khoảng 15km. Quân Tây Sơn từ Mỹ Tho có thể nhanh chóng đến chiếm lĩnh trận địa và giữ bí mật không cho quân địch ở Trà Tân dò biết. Trên cơ sở phán đoán đúng ý đồ của địch và những nguồn tin do thám tin cậy, Nguyễn Huệ không những nắm được âm mưu tiến công của địch mà còn biết cả kế hoạch và thời gian tiến công nữa. Do đó, Nguyễn Huệ có thể chủ động xác định không gian và thời gian của trận quyết chiến, bày sẵn thế trận để đợi giặc.” (37; 336 - 337) Đoạn tài liệu tham khảo giúp học sinh có biểu tượng sống động về đoạn sông Rạch Gầm - Xoài Mút, nơi diễn ra chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn đánh đuổi quân Xiêm xâm lược. 2.4.4. Kết hợp việc sử dụng kênh hình với hệ thống câu hỏi nhằm tạo biểu tượng không gian trong dạy học lịch sử Kênh hình là một nguồn kiến thức quan trọng trong dạy học lịch sử. Tự bản thân học sinh không thể nói lên nội dung, mà cần phải sự gợi mở, hướng dẫn của giáo viên. Qua thực tiễn giảng dạy, chúng ta thấy rằng sử dụng câu hỏi nhằm tạo biểu tượng không gian trong dạy học lịch sử có hai loại cơ bản đó là: Thứ nhất: là câu hỏi nêu vấn đề thường được đặt vào đầu giờ học, hay một tiểu mục trước khi giảng về sự kiện liên quan đến biểu tượng không gian. Loại câu hỏi này được đặt ra để định hướng nội dung kiến thức cơ bản phản ánh trong không gian. Thứ hai: là những câu hỏi gợi mở được đặt ra trong quá trình tiến hành bài giảng để giúp học sinh giải quyết những nội dung kiến thức cơ bản của câu hỏi nêu vấn đề. Một trong những biện pháp phát triển tư duy độc lập cho học sinh trong học tập lịch sử là sử dụng các câu hỏi nêu vấn đề và câu hỏi mang tính chất gợi mở nhằm tạo điều kiện giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản “Do đó câu hỏi trong dạy học cũng mang yếu tố gợi mở, yếu tố nhận biết, khám phá hoặc khám phá dưới dạng một thông tin khác bằng cách cho học sinh tìm ra mối quan hệ, các quy tắc, con đường tạo ra một câu hỏi hoặc một cách giải quyết mới” (5; 77). Câu hỏi gợi mở chính là một loại phương tiện tổ chức hoạt động nhận thức và kiểm tra, đánh giá kết quả nhận thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo bộ môn của học sinh. Qua câu hỏi gợi mở của giáo viên, những tri thức học sinh tìm được sẽ khắc sâu trong trí nhớ của các em, hiệu quả bài học được nâng lên rõ rệt. Đồng thời nhờ tích cực suy nghĩ, trả lời các câu hỏi gợi mở, khả năng tri giác và tư duy của học sinh được phát triển, tôi luyện. Giáo viên kích thích được trí tò mò, ham thích tìm hiểu lịch sử, sáng tạo trong suy nghĩ, giúp bài học lịch sử không còn khô khan, khó tiếp thu nữa và làm sáng tỏ kiến thức “chìm” trong kênh hình SGK. Khi đặt câu hỏi gợi mở giáo viên cần lưu ý: hệ thống câu hỏi phải đảm bảo tính vừa sức với từng đối tượng học sinh và trình độ nhận thức của các em, góp phần từng bước sáng tỏ dần nội dung kênh hình để cuối cùng học sinh có thể tìm ra nội dung lịch sử mà kênh hình phản ánh. Ví dụ: Khi dạy sự kiện quân dân nhà Trần chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Giáo viên có thể đặt câu hỏi nêu vấn đề “Tại sao Bạch Đằng lại được Trần Hưng Đạo chọn làm nơi để phản công tiêu diệt quân Mông - Nguyên lần thứ ba?”. Nhằm hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề giáo viên nêu những câu hỏi gợi mở cho học sinh: - Đoạn sông Bạch Đằng rộng hay hẹp? - Hai bờ sông có núi hay đồng bằng? - Sông Bạch Đằng ở đâu? - Sông Bạch Đằng có những nhánh sông nào đổ vào? - Ở ngang dòng sông có ghềnh nào chắn ngang? Nó có tác dụng gì trong việc bố trí trận địa của ta? - Tại sao Trần Hưng Đạo lại lợi dụng thủy triều lên xuống để đánh giặc? Hay khi dạy về khởi nghĩa Lam Sơn, giáo viên sử dụng lược đồ trận Chi Lăng – Xương Giang. Giáo viên giới thiệu cho học sinh lược đồ và đặt câu hỏi nêu vấn đề cho học sinh “Vì sao nghĩa quân Lam Sơn lại chọn ải Chi Lăng làm trận địa phục kích tiêu diệt viện binh địch?”. Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở nhằm hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề: Chi Lăng là cửa ải như thế nào? Ở đâu? Phía tây có núi hay giáp sông? Phía đông có đồng bằng hay núi? Ở giữa ải là đồng bằng hay núi đồi? Thông qua việc quan sát kênh hình, suy nghĩ, trao đổi kết hợp với kiến thức SGK để trả lời câu hỏi học sinh có biểu tượng cụ thể và nhớ lâu kiến thức về trận đánh Chi Lăng – Xương Giang. Xây dựng hệ thống câu hỏi để hướng học sinh tìm hiểu nội dung kênh hình, tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức là một biện pháp không thể thiếu nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử nói chung. 2.4.5. Sử dụng bài tập về nhà để củng cố biểu tượng không gian cho học sinh Bài tập về nhà có vai trò quan trọng đối với việc học tập của học sinh nói chung và tạo biểu tượng không gian trong dạy học lịch sử nói riêng. Nó không chỉ có tác dụng giúp học sinh nắm vững hiểu sâu và hoàn thiện kiến thức cơ bản mà còn nâng cao hiểu biết của các em về kiến thức địa danh lịch sử, nắm vững nội dung kiến thức biểu tượng không gian trong quá trình học tập; rèn luyện kĩ năng cần thiết và phát triển tư duy sáng tạo, hứng thú học tập của học sinh. Ví dụ khi dạy xong bài 19 “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X – XV” phần II “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)”, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà vẽ lược đồ “Chiến thắng Bạch Đằng 1288” vào vở ghi với tỉ lệ 1:2 để bài học sau kiểm tra và chấm điểm. Dạng bài tập này có tác dụng giúp học sinh củng cố bài học sâu hơn và trong quá trình các em tự vẽ sẽ khiến cho học sinh ghi nhớ vị trí sông Bạch Đằng nhanh chóng đồng thời rèn luyện kĩ năng vẽ bản đồ, lược đồ cho học sinh. Hay giáo viên có thể cho học sinh bài tập về nhà với nội dung “Em hãy sưu tầm những tư liệu về diễn biến các trận đánh diễn ra trên con sông Bạch Đằng lịch sử?” Yêu cầu mỗi học sinh tự sưu tầm và viết ra những gì mình sưu tầm được vào vở, buổi học hôm sau giáo viên dành thời gian kiểm tra việc làm bài tập của các em. Việc ra bài tập sưu tầm tư liệu sẽ giúp học sinh rèn luyện tính chuyên cần trong học tập, khả năng tự học. Cách này sẽ giúp các em hiểu sự kiện, nhớ lâu và sâu kiến thức. * * * Tóm lại: Khi giảng dạy lịch sử nói chung cũng như khi giảng dạy về địa danh lịch sử, giáo viên cần sử dụng kênh hình để tạo biểu tượng không gian làm cho bài dạy thêm sinh động, giàu hình ảnh học sinh hiểu sâu sắc quá khứ và nắm vững nội dung bài học. Tuy nhiên việc sử dụng kênh hình để tạo biểu tượng không gian cần được tiến hành căn cứ vào đối tượng học sinh và lý luận bộ môn để đảm bảo tính chính xác khoa học và tính trực quan. Chúng tôi đưa ra những biện pháp để bạn đọc tham khảo nhằm tạo biểu tượng không gian trong dạy học lịch sử. Tuy nhiên, những hình thức, phương pháp sử dụng trên dù đúng đắn và quan trọng đến đâu cũng phụ thuộc rất lớn vào người thực hiện nó. Điều này, đòi hỏi sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề, ý thức tìm tòi và nghiên cứu tài liệu của giáo viên trước một bài học lịch sử trên lớp và cả quá trình dạy học bộ môn. 2.5. Thực nghiệm sư phạm 2.5.1. Mục đích thực nghiệm Để kiểm tra tính khả thi của việc sử dụng kênh hình nhằm tạo biểu tượng không gian trong dạy học lịch sử trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X - XVIII, ở lớp 10 THPT chương trình chuẩn, tôi tiến hành thực hiện thực nghiệm sư phạm. Một số biện pháp đã đề xuất được chúng tôi áp dụng vào thực tiễn dạy học lịch sử ở trường THPT. Qua phần vận dụng này, chúng tôi hy vọng phát hiện được ưu điểm, nhược điểm của những biện pháp đã đề xuất, trên cơ sở đó điều chỉnh, bổ sung và rút ra bài học kinh nghiệm chi bản thân trong quá trình giảng dạy lịch sử sau này. 2.5.2. Nội dung thực nghiệm Nội dung tiến hành thực nghiệm ở trường phổ thông qua bài 19 “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV” (SGK lịch sử 10), về việc sử dụng kênh hình nhằm tạo biểu tượng không gian trong dạy học lịch sử. Đây là bài có nhiều địa danh lịch sử, gắn với sự kiện, hiện tượng lịch sử tiêu biểu trong phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X - XVIII, giáo viên cần tạo biểu tượng không gian cho học sinh. 2.5.3. Phương pháp thực nghiệm Để thấy rõ tính khả thi của đề tài, chúng tôi tiến hành soạn hai giáo án cho bài 19. Giáo án thứ nhất soạn theo phương pháp truyền thống, giáo án thứ hai soạn theo hướng đổi mới. Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi chọn hai lớp 10 của trường THPT Kinh Môn (huyện Kinh Môn - Hải Dương)để tiến hành thực nghiệm. Sau khi giảng xong chúng tôi đều tiến hành kiểm tra 15 phút cuối giờ, nhằm kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh đặc biệt là hiệu quả của biện pháp sư phạm theo hướng đổi mới phương pháp dạy học được đưa ra trong đề tài. 2.5.4. Kết quả thực nghiệm Để kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh, cuối giờ học chúng tôi tiến hành kiểm tra ngắn câu hỏi trắc nghiệm khách quan (Xem phần phụ lục 2). Sau khi chấm bài kết quả thu được như sau: Lớp Số HS Kết quả thực nghiệm Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém SL % SL % SL % SL % Lớp thực nghiệm 10A2 50 12 24 30 60 7 14 1 2 Lớp đối chứng 10A7 50 9 18 15 30 24 48 2 4 Qua kết quả thực nghiệm cho thấy: Điểm số của lớp thực nghiệm cao hơn đáng kể. Điểm giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, số lượng điểm khá tăng lên khá nhiều, số lượng điểm trung bình giảm. Tỉ lệ điểm yếu kém ở các lớp thực nghiệm thấp hơn nhiều so với các lớp đối chứng. Điều đó đã cho thấy tính khả thi của đề tài. Trước khi tiến hành thực nghiệm, tôi có tiến hành điều tra về tình hình học tập chung của lớp làm thực nghiệm và đối chứng, đặc biệt tình hình học tập môn lịch sử của hai lớp thì tôi thấy rằng chất lượng học tập môn lịch sử của hai lớp là tương đương nhau. Sau khi tiến hành thực nghiệm và điều tra tôi thấy rằng việc nắm kiến thức của học sinh hai lớp có sự khác nhau: Điểm giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn nhiều so với lớp đối chứng. Điểm khá ở lớp thực nghiệm chiếm phần lớn, song ở lớp đối chứng điểm khá chiếm số ít hơn điểm trung bình. Điểm yếu ở lớp đối chứng nhiều hơn lớp thực nghiệm (gấp 2 lần) Từ kết quả trên chúng tôi thấy rằng việc sử dụng kênh hình nhằm tạo biểu tượng không gian cho học sinh trong giờ học lịch sử là rất cần thiết, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. Nếu như không có những biện pháp sư phạm theo hướng đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, đặc biệt là việc sử dụng đồ dùng trực quan nhằm tạo biểu tượng về không gian, địa danh diễn ra các sự kiện, hiện tượng lịch sử thì học sinh vẫn hiểu bài nhớ vài nội dung quan trọng song các em vẫn chưa có kiến thức về địa danh, không gian lịch sử nên có sự nhầm lẫn giữa các địa danh, học sinh chưa hiểu bài sâu sắc. Trên cơ sở điều tra tình hình thực tiễn chúng tôi rút ra một số kết luận: - Chúng tôi khẳng định việc sử dụng kênh hình để tạo biểu tượng không gian trong dạy học lịch sử là cần thiết để nâng cao chất lượng dạy học. - Trong việc tạo biểu tượng không gian giáo viên cần chú ý sử dụng tài liệu địa danh lịch sử nhằm giúp học sinh ghi nhớ sâu sắc kiến thức, kích thích hứng thú học tập của học sinh. - Giáo viên cần chú ý đến tính vừa sức đối với học sinh, kích thích và phát huy năng lực nhận thức của các em qua bài PHẦN KẾT LUẬN 1. Hiện nay, vẫn còn những sai lầm cho rằng môn Lịch sử là “môn học phụ”, chính vì thế đa số người dạy và học chưa thực sự quan tâm đến môn học này. Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông, chúng ta cần phải đổi mới phương pháp dạy học, một vấn đề cấp thiết được đặt ra hiện nay. Đó là đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra – đánh giá, đổi mới quan niệm, nhận thức về bộ môn… Việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay phải theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động trong nhận thức, tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh, phải dạy học lấy “học sinh làm trung tâm”, nhưng vẫn đề cao vai trò của người dạy. Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, đòi hỏi mỗi người giáo viên phải tìm tòi, sáng tạo những phương pháp dạy học mới, kết hợp với những phương pháp dạy học truyền thống còn giá trị tích cực để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. 2. Chương trình sách giáo khoa lịch sử hiện nay không chỉ đổi mới về nội dung mà còn đổi mới cả về cách biên soạn. Số lượng kênh hình tăng lên đáng kể, kênh chữ giảm xuống giúp cho học sinh có những biểu tượng sinh động, cụ thể về không gian, thời gian diễn ra sự kiện. Đối với lịch sử, thời gian, không gian, nhân vật là ba yếu tố cơ bản tạo nên sự kiện lịch sử. Thiếu một trong ba yếu tố trên thì sự kiện lịch sử không còn là chính nó nữa. Vì vậy, việc sử dụng kênh hình để tạo biểu tượng không gian trong dạy học lịch sử là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nó không chỉ giúp học sinh hiểu sâu sắc về sự kiện, hiện tượng lịch sử, tránh “hiện đại hoá” lịch sử, mà còn góp phần giáo dục học sinh tư tưởng, tình cảm và phát triển toàn diện ở các em khi học tập bộ môn. 3. Có nhiều biện pháp để tạo biểu tượng không gian trong dạy học lịch sử, song biện pháp thông dụng và mang lại hiệu quả nhất đó là sử dụng kênh hình. Tuy nhiên để sử dụng kênh hình nhằm tạo biểu tượng không gian trong dạy học lịch sử, giáo viên cần nắm vững một số yêu cầu cơ bản của việc sử dụng kênh hình đó là: phải đảm bảo tính tư tưởng; tính khoa học, chính xác; đòi hỏi tính hình ảnh, trực quan sinh động; phải đảm bảo tính mục đích giáo dục lịch sử cho học sinh; phải quan tâm đến phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh. Tuy vậy, biện pháp đưa ra dù có công phu bao nhiêu thì vẫn phụ thuộc vào người giáo viên thực hiện: lòng nhiệt tình và tâm huyết với nghề, ý thức tìm tòi trao dồi kinh nghiệm của giáo viên. Vì vậy, qua đề tài này chúng tôi hy vọng đã đưa ra được một số vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn cũng như một số biện pháp sư phạm để tham khảo khi sử dụng kênh hình để tạo biểu tượng không gian trong dạy học lịch sử. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Văn Ánh, Trần Thái Hà, Trịnh Đình Tùng “Tư liệu lịch sử 10”, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006 Các tác giả kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin bàn về khoa học lịch sử, Nxb Sự thật, Hà Nội 1963 Các quy định pháp luật về giáo dục phổ thông, NXB CTQG Hà Nội, năm 2002 Nguyễn Thị Côi, Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Nxb Giáo dục, Hà Nội 2000 Nguyễn Thị Côi, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa THCS (phần lịch sử Việt Nam), Nxb Giáo dục, Hà Nội 2000 Nguyễn Thị Côi, Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nxb ĐHSP, Hà Nội 2006 Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử”, Nxb ĐHSPHN, Hà Nội,1995 N.G. Đairi, Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1793 Lê Văn Hồng, Tâm lý lứa tuổi và tâm lý sư phạm, Nxb ĐHQG, Hà Nội 2001 M. N. Sacđacốp, Tư duy của học sinh, NXBGD, 1970 11. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Phương pháp dạy học lịch sử (Tập 1), Nxb ĐHSP, Hà Nội 2002 12. Phan Ngọc Liên, Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, NXB ĐHQG, Hà Nội, 2000 13. Phan Ngọc Liên, Một số vấn đề cơ bản về chương trình lịch sử THCS mới. Tạp chí nghiên cứu giáo dục, chuyên đề quý 1, 2002 14. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Phương pháp dạy học lịch sử (Tập 2), Nxb ĐHSP, Hà Nội 2002 15. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Phát huy tính tích cực của học sinh trong DHLS ở trường THCS, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1999 16. Luật giáo dục, Nxb CTQG, Hà Nôi, 2005 17. Trương Hữu Quýnh, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003 18. Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lý học đại cương, Nxb ĐHQG, Hà Nội 1999 19. Nguyễn Phan Quang, Phong trào Tây Sơn và anh hùng Nguyễn Huệ, Nxb ĐHQG HCM, 2003 20. Nghiêm Đình Vỳ, Tìm hiểu lịch sử 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006 21. Đỗ Văn Ninh, Văn bia Quốc Tử Giám, Hà Nội. Nxb Văn hóa thông tin 2000 22. Trần Mạnh Thường, Đình chùa lăng tẩm nổi tiếng Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 1998 23. Dương Trung Quốc, ảnh - một nguồn sử liệu cần khai thác trong nghiên cứu, giảng dạy và truyền bá lịch sử, Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 5 năm 1999 24. Tạ Khánh Hùng, Mấy ý kiến về sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử lớp 8, Tạp chí thiết bị giáo dục số 9 năm 1982 25. Đỗ Hồng Thái, Bùi Thị Thu Hà, Văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử, Nxb ĐHSP, Hà Nội 2006 26. Nguyễn Xuân Trường, Đỗ Hồng Thái, Nguyễn Thế Bình, Trần Trị Thái, Đổi mới thiết kế giáo án lịch sử lớp 10, Nxb ĐHQG, TPHCM, 2006 27. Đặng Xuân Vịnh, Sổ tay địa danh Việt Nam, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2000 28. Phan Ngọc Liên, Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử, Nxb ĐHSP, Hà Nội, 2005 29. Phan Ngọc Liên , Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nxb ĐHSP Hà Nội, 2005 30. Hoàng Thanh Hải, Sử dụng di tích lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường THCS, LA.TS Giáo dục, 1999 31. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội, năm 1995 32. V.I. Lênin, Bút ký triết học, Nxb Sự thật, Hà Nội 1963 33. Văn kiện hội nghị lần thứ 2, khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 34. Văn kiện hội nghj lần thứ 2 khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 35. Nguyễn Văn Âu, Một số địa danh học Việt Nam, NXB ĐHQGHN, Hà Nội, 2000. 36. Baron, Vương quốc đàng ngoài, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, 1998 37. Phan Huy Lê, Những cuộc chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc, NXB Quân đội nhân dân, 1976. 38. Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 2 năm 1986 39. Website: http//www.google.com.vn http//www.dayhoclichsu.com.vn PHỤ LỤC Phụ lục 1: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Bài 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV Mục tiêu bài học Kiến thức: Gần 6 thế kỉ đầu thời kì độc lập, nhân dân Việt Nam phải liên tiếp tổ chức những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ Quốc. Với tinh thần dũng cảm, truyền thống yêu nước ngày càng sâu đậm, nhân dân ta đã chủ động sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn đánh lại các cuộc xâm lược. Trong sự nghiệp chống ngoại xâm vĩ đại đó, không chỉ nổi lên những trận quyết chiến đầy sáng tạo mà còn xuất hiện các chỉ huy quân sự tài năng. Tư tưởng, tình cảm Giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ nền độc lập và thống nhất của Tổ Quốc Bồi dưỡng ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn các thế hệ đi trước, các anh hùng dân tộc đã chiến đấu quên mình vì Tổ Quốc. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tích cực bồi dưỡng kĩ năng phân tích, tổng hợp. Thiết bị, tài liệu dạy và học Bản đồ lịch sử Việt Nam có ghi các địa danh có liên quan đến bài học Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1077) Lược đồ cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) Lược đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Các khái niệm và địa danh cần hình thành cho học sinh Các khái niệm: Kháng chiến chống ngoại xâm Khởi nghĩa nông dân 2. Các địa danh lịch sử: Phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp, sông Bạch Đằng, Chi Lăng - Xương Giang… Tiến trình tổ chức dạy và học 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển nông nghiệp ở các thế kỉ X - XV? 3. Dẫn dắt vào bài mới: Trong suốt từ thế kỉ X - XV, cùng với công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước và những thành tựu nhất định đã đạt được. Nhân dân ta vẫn phải liên tục tiến hành các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Với lòng yêu nước nồng nàn, với tinh thần chiến đấu kiên cường, anh dũng, nhân dân Đại Việt đã làm nên biết bao chiến thắng huy hoàng, giữ vững nền độc lập dân tộc. Để tìm hiểu về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta trong suốt những thế kỉ X - XV diễn ra như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài 19. 4. Tổ chức hoạt động dạy và học trên lớp Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản GV nhắc lại kiến thức: Nhà Tống ở Trung Quốc được thành lập năm 960, sụp đổ năm 1271. Trong thời gian 3 thế kỉ tồn tại nhà Tống đã hai lần đem quân xâm lược nước ta, nhân dân Đại Việt đã 2 lần kháng chiến chống Tống * Hoạt động: Cả lớp và cá nhân - GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được nguyên nhân quân Tống xâm lược nước ta - HS suy nghĩ, trả lời - GV bổ sung: Năm 979 Đinh Tiên Hoàng và con trưởng bị ám sát, triều đình nhà Đinh lục đục, vua mới lên ngôi Đinh Toàn còn nhỏ mới 6 tuổi, mẹ là Dương Thị làm thái hậu - GV đặt câu hỏi ? Triều đình đã tổ chức kháng chiến như thế nào và giành thắng lợi ra sao - GV gợi ý và bổ sung: + Trước nguy cơ bị xâm lược Thái hậu Dương Văn Nga đã đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của dòng họ, tôn thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên làm vua để lãnh đạo cuộc kháng chiến. + Tài mưu lược của Lê Hoàn trong quá trình chỉ huy kháng chiến, lúc thì khiêu chiến, vờ thua để nhử giặc lúc thì trá hàng và bất ngờ đánh úp. ? Em hãy cho biết nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống. - GV đặt câu hỏi ? Âm mưu xâm lược nước ta của quân Tống là gì - HS suy nghĩ, trả lời - GV nhận xét, bổ sung: Sự khủng hoảng của nhà Tống, bên ngoài các nước Liêu, Hạ nổi dậy. Trong hoàn cảnh ấy vua Tống, hy vọng dùng chiến công ngoài biên giới để lấn át tình hình trong nước, dọa nạt Liêu và Hạ. ? Trước âm mưu và hành đông chuẩn bị xâm lược nước ta của nhà Tống, triều đình nhà Lý đối phó như thế nào - HS trình bày 2 giai đoạn kháng chiến của nhà Lý - GV nhận xét, bổ sung kết hợp dùng lược đồ trình bày các giai đoạn của cuộc kháng chiến, GV treo lược đồ trận chiến tại phòng tuyến Như Nguyệt lên bảng GV cho HS quan sát lược đồ đặc biệt là cách bố trí phòng thủ của ta bên bờ sông Như Nguyệt (phòng tuyến Như Nguyệt chủ yếu được xây dựng trên bờ nam sông Như Nguyệt - đoạn sông Cầu chảy qua huyện Yên Phong, Bắc Ninh. Đây là đoạn sông có vị trí rất quan trọng, án ngữ mọi con đường từ phía bắc chạy về Thăng Long. Phòng tuyến dài gần 100 km, được đắp bằng đất cao và rất vững chắc, bên ngoài có lớp dậu tre dày đặc bao bọc. Quân chủ lực của ta do Lý Thường Kiệt chỉ huy trực tiếp đóng giữ phòng tuyến quan trọng này. Năm 1077, 30 vạn quân Tống kéo sang bị đánh bại bên bờ sông Như Nguyệt, chúng luôn bị ám ảnh vì bài thơ Thần được phát ra hàng đêm từ trong đền thờ Trương Tướng quân. - GV có thể đọc lại bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt. Ý nghĩa của bài thơ, tác dụng của việc đọc bài thơ trong đền thờ - HS nghe, ghi nhớ - GV đặt câu hỏi: Kháng chiến chống Tống thời Lý được coi là cuộc kháng chiến rất đặc biệt trong lịch sử. Em hãy cho biết những nét đặc biệt ấy là gì? * Hoạt động cả lớp, cá nhân - GV tóm tắt về sự phát triển của đế quốc Nguyên Mông ở Trung Quốc, một thế lực hung bạo khắp Á, Âu. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được những thắng lợi tiêu biểu của quân dân nhà Trần chống quân xâm lược. - HS theo dõi SGK theo dõi SGK, phát biểu - GV nhận xét, bổ sung. GV dùng lược đồ chỉ những nơi diễn ra những trận đánh tiêu biểu có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến lần 1, 2, 3. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 3, GV có thể sử dụng lược đồ chiến thắng Bạch Đằng (1288), giúp HS thấy được vị trí chiến lược của sông Bạch Đằng trong trận quyết chiến chiến lược này Nhìn vào lược đồ chúng ta thấy, Bạch Đằng là con sông lớn, do sông Đá Bạc, sông Giá và nhiều nhánh khác đổ vào. Lòng sông rộng mênh mông, bên phải có dãy núi đá vôi Tràng Kênh ăn sát ra bờ sông, bên trái là rừng cây um tùm. Nắm được kế hoạch rút quân của địch, Trần Quốc Tuấn huy động quân dân đẽo nhọn cọc gỗ, rồi bịt sắt ở đầu cọc, đem cắm xuống lòng sông tạo thành trận địa cọc ngầm khổng lồ. - GV đặt câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi trong 3 lần kháng chiến chống Nguyên Mông của quân dân nhà Trần? * Hoạt động cả lớp, cá nhân - GV cho HS thấy được hoàn cảnh lịch sử. Cuối thế kỉ XIV nhà Trần suy vong. Năm 1400 nhà Hồ thành lập. Năm 1407 nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh - GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được chính sách bạo tàn của nhà Minh và kết quả tất yếu của nó. - GV dùng lược đồ trình bày về những thắng lợi tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đặc biệt là trận Chi Lăng - Xương Giang (1427) Qua việc quan sát lược đồ chúng ta thấy rằng. Chi Lăng là một ải hiểm trở nhất trên đường từ Pha Lũy đến Đông Quan. Ải Chi Lăng là một thung lũng nhỏ hình bầu dục, dài khoảng 4km, rộng khoảng 1km. Phía tây là vách núi dựng đứng, phía đông là đồi núi trùng điệp, hai đầu nam bắc thắt lại gần như khép kín, giữa lòng ải có núi Mã Yên. Lợi dụng địa thế hiểm trở đó, nghĩa quân đã bố trí trận địa mai phục chờ địch. - GV đưa ra những câu hỏi gợi mở giúp HS thấy được đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - HS suy nghĩ trả lời I. Các cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược 1. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê - Năm 980 nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta. - Trước tình hình đó Thái hậu Dương văn Nga và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn làm vua lãnh đạo cuộc kháng chiến. - Kết quả: Quân và dân ta đã giành thắng lợi - Nguyên nhân thắng lợi: + Triều đình đã biết đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, tạo thuận lợi cho cuộc kháng chiến. + Do ý chí quyết chiến bảo vệ độc lập của quân dân Đại Việt + Do sự chỉ huy mưu lược của Lê Hoàn - Ý nghĩa: Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, vua Tống không dám nghĩ đến việc xâm lược Đại Việt nữa 2. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý - Những năm 70 của thế kỉ XI nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt, đồng thời tích cực chuẩn bị cho cuộc xâm lược. - Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, nhà Lý đã tổ chức kháng chiến +Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược “tiên phát chế nhân” đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc. + Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc với trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt (1077) II. Các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên ở thế kỉ XIII - 1258 - 1288 quân Nguyên Mông 3 lần xâm lược nước ta. Vua tôi nhà Trần đã lãnh đạo nhân dân ta đánh giặc giữ nước - Những thắng lợi tiêu biểu: + Lần 1: Đông Bộ Đầu (bên sông Hồng) + Lần 2: Chương Dương (Hà Tây), Hàm Tử, Tây Kết (Hải Dương), Vạn Kiếp + Lần 3: Trận Bạch Đằng - Nguyên nhân thắng lợi: + Nhà Trần có vua hiền, tướng tài, triều đình quyết tâm đoàn kết nội bộ và đoàn kết nhân dân chống xâm lược + Nhà Trần có những chính sách được lòng dân, được nhân dân ủng hộ. III. Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn - Năm 1407, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh. - Năm 1418, khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo - Những thắng lợi tiêu biểu: + Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Lam Sơn (Thanh Hóa)được sự hưởng ứng của nhân dân vùng giải phóng ngày càng mở rộng từ Thanh Hóa vào Nam + Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động đẩy quân Minh vào thế bị động + Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đập tan 10 vạn quân cứu viện, giặc phải tháo chạy về nước - Đặc điểm: + Từ một cuộc chiến tranh địa phương phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc + Tư tưởng nhân văn luôn được đề cao trong cuộc khởi nghĩa V. Sơ kết bài học 1. Củng cố GV tổ chức cho HS trả lời bài tập nhận thức, nhằm kiểm tra việc nắm kiến thức bài học của HS - Phân tích sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông Nguyên thời Trần? - Trình bày nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn? Sau khi tổ chức cho HS trả lời xong, GV kết luận và nhận xét bài học Bài tập về nhà GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về các địa danh đã học. - Yêu cầu HS đọc trước bài 20 “Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong thế kỷ X - XV”. Phụ lục 2: I. Phần trắc nghiệm khách quan: 1. Năm 1077, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt đánh tan quân xâm lược Tống tại: Biên giới Đại Việt Kinh thành Thăng Long Thành Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội) Phòng tuyến trên sông Như Nguyệt (Hà Nội) 2. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông, lần thứ nhất (1258), với trận đánh tiêu biểu là: Đông Bộ Đầu Trận Tây Kết Trận Cửa Hàm Tử Trận Chương Dương 3.Nơi diễn ra hội nghị Bình Than, dành cho vua tôi nhà Trần nay thuộc tỉnh nào: Hải Dương Bắc Ninh Hà Nội Quảng Ninh 4.Trận đánh tiêu diệt 10 vạn quân Minh, buộc chúng phải đầu hàng và rút quân về nước: Trận Tân Bình Trận Chi Lăng – Xương Giang Trận Đông Bộ Đầu Cả 3 trận đánh trên 5. Ải Chi Lăng hiện nay thuộc tỉnh nào? Ninh Bình Hải Dương Lạng Sơn Bắc Giang II. Phần tự luận Câu hỏi: Trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân xâm lược Minh? * Đáp án: I. Phần trắc nghiệm khách quan: Câu 1. D Câu 2. A Câu 3. B Câu 4. B Câu 5. C II. Phần tự luận - Ý1: Hoàn cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân xâm lược Minh: Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy vong. Năm 1400, nhà Hồ thành lập. Năm 1407, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh. - Ý2: Diễn biến: Năm 1418, cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo nổ ra ở Lam Sơn (Thanh Hóa). Cuối năm 1427, quân ta giành thắng lợi lớn ở Chi Lăng - Xương Giang đánh tan hơn 10 vạn quân Minh. Mùa xuân năm 1428, đất nước sạch bóng quân thù. * Thang điểm đánh giá là 10. - Điểm giỏi: 9 - 10 - Điểm khá: 7 - 8 - Điểm trung bình: 5 - 6 - Điểm yếu, kém: dưới 5 Phụ lục 3: MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docn hoan chinh 6 5.doc
Tài liệu liên quan