Khóa luận Một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua chương trình lớp 10- Chương trình chuẩn)

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Có lẽ chưa bao giờ, vấn đề nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt là dạy học lịch sử ở trường THPT lại được đặt ra gay gắt và chiếm được sự quan tâm đặc biệt của xã hội như hiện nay. Như một lụgic tất yếu, chất lượng dạy học của bộ môn lịch sử không thể nâng cao nếu như cả người dạy và người học đều không hứng thú với môn học, mọi phương pháp, mọi đổi mới, mọi sự vận dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào dạy học đều bị hạn chế tác dụng nếu người học vẫn thờ ơ với môn học. Làm thế nào để học sinh hứng thú với môn học, yêu thích môn học, tìm thấy ở đó niềm say mê khám phá những tri thức của lịch sử xã hội loài người, điều đú luụn là những câu hỏi lớn đối với đội ngũ những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường THPT hiện nay, không chỉ trong nhận thức lý luận mà còn bằng hoạt động thực tiễn trong dạy học. Trong tính tổng thể các phương pháp, biện pháp sư phạm nhằm kích thích niềm say mê, hứng thú học tập bộ môn và theo đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử, thì vấn đề sử dụng ngôn ngữ dạy học có một vị trí đặc biệt quan trọng, bởi đây là một trong những nguồn cung cấp kiến thức chủ yếu cho học sinh. Ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy, là vỏ của quá trình nhận thức, là chiếc cầu nối của quá trình dạy học, nói như TS Kiều Thế Hưng: Người giáo viên như người lái đũ trờn dòng sông thời gian, mà con đũ chớnh là ngôn ngữ. Cùng với con đò giàu biểu cảm và sáng tạo ấy, người thầy sẽ đưa các thế hệ học trò của mình đến bến bờ lịch sử xa xôi, nhưng đầy hấp dẫn và thú vị để hình thành ở họ những phẩm chất tốt đẹp của con người trong xã hội mới, những hành trang không thể thiếu trên con đường đi tới tương lai. Không thể có một bài học lịch sử có chất lượng nếu như việc sử dụng ngôn ngữ thiếu chất lượng, khô cứng, sáo mòn, thiếu khả năng kích thích hứng thú và niềm say mê, sáng tạo của học sinh. Chúng ta có thể có nội dung dạy học tốt, có phương pháp dạy học phù hợp, có hệ thống phương tiện dạy học hiện đại, nhưng tất cả điều đó đều kém hiệu quả rất nhiều nếu nó không được chuyển tải và vận hành qua hệ thống ngôn ngữ giàu biểu cảm. Vai trò của ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ trong dạy học lịch sử nói riêng rất quan trọng, nhưng lâu nay chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức. Vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt, tập trung nào đề cập đến vấn đề quan trọng này, xuất phát từ thực tế trên đây và kinh nghiệm dạy học ở trường THPT, chúng tôi mạnh dạn đi sâu vào vấn đề ngôn ngữ trong dạy học lịch sử. Tuy nhiên, do ngôn ngữ trong dạy học là một vấn đề lớn, bao gồm nhiều nội dung và được thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau, trong phạm vi của luận văn, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một trong những nội dung được coi là nhân tố máu thịt của nó- đó là tính biểu cảm của ngôn ngữ. Tính biểu cảm của ngôn ngữ là gỡ? Nó cú vai trò quan trọng như thế nào trong dạy học lịch sử? Cần phải sử dụng các biện pháp sư phạm như thế nào để ngôn ngữ trong dạy học lịch sử thể hiện được sức sống của nó trong việc góp phần vào tích cực vào việc nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, từ đó nâng cao chất lượng dạyhọc lịch sử ở trường THPT. Đó là những lý do cơ bản để chúng tôi lựa chọn đề tài: Một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua chương trình lớp 10- chương trình chuẩn). Sự thành công của đề tài khẳng định ý nghĩa của biện pháp sư phạm, thao tác sư phạm về việc sử dụng ngôn ngữ, góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch

doc129 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2322 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua chương trình lớp 10- Chương trình chuẩn), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất sinh động, gợi cảm, ngắn gọn, dễ nhớ tạo cho các em hứng thú học tập lịch sử. Tuy nhiên khi sử dụng các loại tư liệu này, giáo viên phải lưu ý học sinh, giỳp cỏc em hiểu đúng và không mang tính chất áp đặt, máy móc, mục tiêu của dạy học lịch sử là để học sinh hiểu đúng vấn đề cơ bản của khoỏ trỡnh lịch sử, khắc phục việc hiện đại hoá hoặc hư cấu sai sự thực lịch sử. Nhằm giỳp cỏc rút ra cái cơ bản nhất, đặc trưng nhất, đánh giá một cách đúng nhất các hiện tượng của đời sống xã hội, nâng cao trình độ tư tưởng lý luận của mình thông qua học tập lịch sử * Tài liệu văn học: Đây là một trong những nguồn kiến thức rất sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh, có rất nhiều loại tài liệu văn học có thể sử dụng trong các bài học nội khoá. Vì vậy giá trị của mỗi tài liệu có sự khác nhau và nó phải phủ hợp với nội dung bài học lịch sử, Ví dụ khi nói đến nguyên nhân những cuộc khởi nghĩa của nông dân thời phong kiến Trung Quốc, thì giáo viên cho học sinh thấy được nguyên nhân sâu sa là: Hoàn cảnh thống khổ của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến, chúng ta sử dụng nguồn tài liệu văn học tốt nhất là thơ, phú. Bởi vì thời điểm lịch sử đó những nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc thời nhà Đường như Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị…đó đưa ra những nhận định khá chính xác: Bóng đèn ngọc chập chờn sáng rực Quan vũ lâm chầu chực đông sao! Vua tôi sung sướng xiết bao Kẻ ra bàn tắm, người vào bàn ăn. Trong khi đó thì một tình cảnh trái ngược: Cửa son rượi thịt để ôi Có thằng chết lả xương phơi ngoài đường. (Thơ Đỗ Phủ, giáo trình lịch sử thế giới cổ trung đại, sách cao đẳng sư phạm) [28] Khi sử dụng những đoạn trích này, giáo viên phải xác định rõ không phải ta dùng để minh hoạ mà đó là sự khẳng định một vấn đề lịch sử, do đó tính biểu cảm càng cao học sinh càng hiểu rõ về nguyên nhân của sự kiện này đú chớnh là sự khác biệt của hai giai cấp, dẫn đến mâu thuẫn của hai giai cấp này. Vì vậy, khi trình bày, giáo viên cần chú ý âm sắc, ngữ điệu của lời nói, ta làm như sau: Khi đọc chú ý các dấu “! ”, “. ”. ở đây dấu “! ” thể hiện sự miêu tả khung cảnh xa hoa “Búng đốn ngọc”, với thái độ chơi bời xa đoạ của đám “Quan vũ lõm” đó là đang “chầu chực”. Điều đó giúp chúng ta liên tưởng đến sự thường xuyên của vua quan phong kiến thời Đường Huyền Tông. Điều này đòi hỏi rất cao ở giáo viên, về thể hiện phải chính xác lời của tác giả, nhưng phải thể hiện thái độ châm biếm sâu cay và sự đồng cảm của tác giả với nhân dân. Câu kết của đoạn là một dấu “. ”, giáo viên phải tạo ra dấu nhấn để học sinh ghi nhớ về hiện thực đó đang được phơi bày “Kẻ ra bàn tắm, người vào bàn ăn”, để rồi ta lại đau xót cùng tác giả ở hai câu cuối. Để tránh sai lầm khi sử dụng các loại tài liệu văn học làm nguồn kiến thức, giáo viên nên lưu ý mục tiêu của việc sử dụng, ví dụ cũng đoạn thơ trên, nhưng nếu sử dụng để đánh giá thành tựu văn học Trung Quốc thời Đường, thì giáo viên lại phải thể hiện được giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao của thơ Đường, giúp học sinh hiểu được vì sao thể thơ này mãi trường tồn trong lịch sử văn học. Như vậy việc sử dụng các biện pháp sư phạm nhằm làm tăng tính biểu cảm của ngôn ngữ trong tài liệu văn học khi tiến hành giờ học lịch sử nội khoá, không những đảm bảo được kiến thức lịch sử, giúp học sinh nhận biết, hiểu rõ sự kiện lịch sử, biết vận dụng mà cũn giỳp cỏc em phân tích, giải thích và đánh giá được sự kiện lịch sử, tăng hứng thú học tập bộ môn. Tuy nhiên, việc sử dụng tài liệu tham khảo phải được tiến hành trên những cơ sở lý luận của việc DHLS, theo yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của bộ môn và thực tiễn của nhà trường, không được lạm dụng việc sử dụng tài liệu tham khảo vì có thể làm cho giờ học trở nên quá tải. Để thực hiện mục tiêu giáo dục, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự sưu tầm tài liệu, tự đọc tài liệu ở nhà bằng cách gợi cho các em tên của những tài liệu có liên quan, hướng dẫn các em tìm hiểu những vấn đề cơ bản của tài liệu có liên quan. Đối với những tài liệu có thể sử dụng tại lớp, hướng dẫn các em cách khai thác và thể hiện những điểm nhấn quan trọng để các em chú ý, rèn luyện khả năng vận dụng để khai thác tài liệu. Như vậy, HS không chỉ hiểu sâu hơn nội dung bài học trong SGK và tài liệu tham khảo, mà còn hình thành ở các em khả năng phân tích, đánh giá, sử dụng tài liệu trong học tập lịch sử. 2.3.4. MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC BIỆN PHÁP SƯ PHẠM NHẰM NÂNG CAO TÍNH BIỂU CẢM CỦA NGÔN NGỮ DẠY HỌC LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT Quá trình nghiên cứu thực tiễn và phân tích những nội dung cụ thể của một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ dạy học lịch sử, tuy nhiên trong mỗi bài học bao giừo cũng là một thể thống nhất, hoàn chỉnh của nhiều yếu tố từ mục tiêu, hoạt động của thầy- trũ, ngụn ngữ… Các yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau, xác định đặc trưng của kiến thức lịch sử căn cứ vào mục tiêu của bài học lịch sử, ngôn ngữ dạy học căn cứ vào kiến thức cơ bản của bài học lịch sử, ngôn gnữ nào thì động tác sư phạm tương ứng. Xét về góc độ tổng thể, ngôn ngữ biểu cảm được sử dụng trong bài học lịch sử cụ thể ở trên lớp là sự kết hợp chặt chẽ của các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử tương ứng với nội dung kiến thức lịch sử, vì vậy không có biện pháp nào thực hiện riên lẻ cho cả bài học lịch sử trên lớp, song cũng không phải thực hiện quá nhiều các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm. Xuất phát từ lý luận và thực tiến dạy học, căn cứ vào đặc điểm tri thức lịch sử ta có thể thấy mối quan hệ của các biện pháp sư phạm như sau: Bài học lịch sử thể hiện diễn biến của cuộc chiến tranh: Giáo viên phải tường thuật diễn biến của sự kiện, giả thích mối quan hệ của cỏc bờn tham chiến để tìm nguyên nhân dẫn đến chiến tranh. Biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ là giải thích sự kiện, khi trình bày diễn biên cuộc chiến tranh thì sử dụng biện pháp tường thuật sự kiện, ngôn ngữ tường thuật càng sinh động, hấp dẫn, học sinh càng dễ nhớ và nắm sự kiện cơ bản. Từ đó tạo được biểu tượng cuộc chiến tranh, hiểu được tính chất chiến tranh, trong khi tường thuật sử dụng kèm đồ dùng, thiết bị dạy học như đồ dùng trực quan quy ước, mô hình phục chế, trang ảnh, chân dung nhân vật, hoặc sử dụng kỹ thuật hiện đại vào tường thuật. Để học sinh hiểu sâu, giáo viên trích dẫn những cõu trích đỏnh giá về cuộc chiến tranh làm bật tính chất, đỏnh giá kết cục của chiến tranh. Đối với bài học lịch sử, kiến thức cơ bản có liên quan đến các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, phải sử dụng ngôn ngữ biểu cảm để học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của bài như: Sử dụng các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm khi miêu tả sự kiện, đồ dùng trực quan, chân dung… Như vậy, để nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ dạy học lịch sử trong một bài học lịch sử, không thể có một biện pháp sư phạm đơn lẻ, độc lập mà cần coa sự kết hợp chặt chẽ giữa các biện pháp để nâng cao hiệu quả bài học. Thực tế, trong một giờ học không thể ôm đồm các biện pháp, nếu nhiều các biện pháp quá sẽ không hoàn thành nội dung bài học, Điều đó phụ thuộc vào sự sáng tạo của giáo viên. 2.4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP SƯ PHẠM NHẰM NÂNG CAO TÍNH BIỂU CẢM TRONG NGÔN NGỮ DHLS Ở TRƯỜNG THPT Để khẳng định lại những cơ sở lý luận và thực tiễn chúng tôi tiến hành hai bài thực nghiệm trong khoỏ trỡnh lịch sử lớp 10 (Ban cơ bản) 2.4.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM - Xác định một lần nữa cơ sở khoa học và thực tiễn các luận điểm đó nờu ở chương II và xây dựng những nguyên tắc để tiến hành các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ DHLS ở trường THPT. - Chứng minh tính khả thi của đề tài, các luận điểm và thao tác này có thể áp dụng trong mọi trường hợp, mọi bài học lịch sử ở trường THPT. 2.4.2. ĐỊA BÀN THỰC NGHIỆM Chúng tôi chọn các lớp các em học sinh có trình độ trung bình và khá thuộc 2 trường ở địa bàn tỉnh Hoà Bình và thành phố Hà Nội để thực nghiệm. Giáo viên tiến hành thực nghiệm là: Bản thân tôi tiến hành tại trường THPT Lạc Sơn tỉnh Hoà Bình và cô giáo Lê Thị Mười tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Trần Hưng Đạo- Thành phố Hà Nội. Trước khi thực nghiệm chúng tôi đã thống nhất ý tưởng từ khâu chuẩn bị thiết bị- đồ dùng dạy học đến việc thiết kế bài giảng, thống nhất trong tiến trình lên lớp và có một số dặn dò học sinh, trong khi giảng dạy, chúng tôi có mời thờm cỏc đồng nghiệp khác thăm lớp, dự giờ và nhận xét, đánh giá. Sau khi dạy xong bài thực nghiệm, chúng tôi đã dạy tiếp hai bài này theo thiết kế của giáo án không sử dụng các biện pháp sư phạm này ở hai lớp đối chứng cũng tại hai trường trên, việc kiểm tra, đánh giá học sinh qua hai lớp thực nghiệm và đối chứng ở cả hai trường được tiến hành với những câu hỏi như nhau, bài tập giống nhau để so sánh kết quả của học sinh hai lớp. 2.4.3. THỜI GIAN THỰC NGHIỆM Việc thực nghiệm được tiến hành trong năm học 2006- 2007, sau khi thực hiện hai bài thực nghiệm trên, bản thân tụi cũn tiếp tục thực hiện áp dụng các biện pháp trên vào các bài học thường xuyên trên lớp, kết quả cho thấy tất cả các bài có sử dụng các biện pháp sư phạm này đều có kết quả rất khả quan. Đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi xây dựng nguyên tắc sử dụng các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm trong ngôn ngữ DHLS 2.4.4. NỘI DUNG CÁC BÀI THỰC NGHIỆM Trong khoỏ trỡnh lịch sử ở trường THPT đều có thể tiến hành các bài thực nghiệm sư phạm về việc sử dụng các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm trong ngôn ngữ DHLS, song chúng tôi đã chọn hai bài trong chương trình lịch sử lớp 10 chương trình chuẩn, trong đó: Một bài có nội dung kiến thức phong phú, trong bài có nhiều hình ảnh, có nhiều tư liệu cho học sinh tham khảo, do đó thể hiện tương đối các biện pháp sư phạm theo nội dung luận văn một bài mang tính lý luận, khái quát cao, mục đích của chúng tôi là để kiểm chứng những luận điểm đã đưa ra. Bài 1. Bài 31: “Cỏch mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII”. Bài 2. Bài 37: “Mỏc và Ăng- nghen. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học”. Cả hai bài đều thể hiện nội dung của khoỏ trỡnh lịch sử thế giới cận đại, từ khi chủ nghĩa tư bản bắt đầu xác lập đến những mâu thuẫn trong lòng xã hội mới và cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chuyển sang giai đoạn có mới có chủ nghĩa khoa học soi đường. Những nội dung này đòi hỏi học sinh không những phải nắm, phải hiểu rõ mà còn phải thể hiện được thái độ kính trọng, lòng biết ơn với các lãnh tụ của phong trào vô sản quốc tế và trước những diễn biến lịch sử hiện nay. Những vấn đề ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trong hoàn cảnh hiện nay, đang trở thành vấn đề mang tính thời sự sâu sắc. Nhiều tư tưởng chống lại chủ nghĩa Mác ra sức công kích, chống đối, phá hoại. Việc thể hiện rõ thái độ khi giảng dạy các nội dung kiến thức mang tính lý luận cao và nhạy cảm, nếu không thể hiện được tính biểu cảm sẽ không thu hút được học sinh chú ý nghe trong giờ giảng và hiệu quả giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh nhất là học sinh THPT, khi mà các em đang chuẩn bị trở thành những người chủ của đất nước sẽ không cao. Vì vậy, sử dụng các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm trong ngôn ngữ DHLS sẽ góp phần nâng cao hiệu quả DHLS ở trường THPT. 2.4.5. TIẾN HÀNH THỰC NGHỆM a. BÀI THỰC NGHIỆM THỨ NHẤT. “Cỏch mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII”- Giáo viên thực nghiệm: Nguyễn Thị Hương- Giáo viên lịch sử trường THPT Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. Lớp thực nghiệm: 10 A3- trường THPT Lạc Sơn - tỉnh Hoà Bình. Lớp đối chứng: 10 A4- trường THPT Lạc Sơn - tỉnh Hoà Bình. Nội dung bài thực nghiệm. Bài giảng có thể dạy trong 2 tiết Mục tiêu của bài: * Về kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh cần nắm được: - Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII là cuộc cách mạng xã hội sâu sắc. Nó đó tiêu diệt chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Pháp, góp phần đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu, nó xứng đáng là cuộc cách mạng điển hình nhất thời kỳ lịch sử thế giới cận đại. - Quần chúng nhân dân là động lự chủ yếu thúc đẩy cách mạng tiến lên. - Những hạn chế của cuộc cách mạng tư sản: Chỉ thay hình thức bóc lột phong kiến bằng sự bóc lột tư bản chủ nghĩa, khụng xoỏ bỏ triệt để mọi hình thức người bóc lột người. * Về tư tưởng, tình cảm: - Học sinh biết trân trọng những quan điểm tiến bộ của triết học ánh sáng trong cuộc tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, dọn đường cho cách mạng xã hội bùng nổ - Vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc cách mạng. * Về kỹ năng: - Phân tích mục tiêu, động lực cách mạng, thành phần lãnh đạo, hướng đi lên của cuộc cách mạng tư sản (Nhớ lại cuộc cách mạng tư sản Anh, cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ) - Rèn luyện kỹ năng phân tích lược đồ, sử dụng tranh ảnh. II. Thiết bị đồ dùng và tài liệu dạy học. Bài này cần có: Tranh “Tỡnh cảnh nụng đõn Phỏp”, “Tấn công phá ngục Ba- xti”, ảnh Rô- be- xpie, bản đồ phong trào nông dân Pháp 1789. - Các tư liệu tham khảo: “Giỏo trỡnh lịch sử thế giới cận đại”, “Tư liệu lịch sử lớp 10”, “Hướng dẫn sử dụng kờnh hỡnh trong sách giáo khoa lịch sử THCS (Phần lịch sử thế giới)”. III. Chuẩn bị soạn giảng. Để bài soạn thể hiện rõ những yêu cầu nội dung kiến thức và yêu cầu kỹ năng, thể hiện hướng giáo dục tư tưởng cho học sinh. Giao viên cần xác định rừ cỏc đơn vị kiến thức của từng mục, việc sử dụng các tư liệu tham khảo cho từng mục, đõy là phần quan trọng, thời lượng cho mỗi giờ học lịch sử có hạn, giáo viên cần có những kế hoạch chi tiết cho từng mục. Dựa vào bài viết trong sách giáo khoa mà phần kiến thức cơ bản trên giáo viên sắp xếp thành các đơn vị kiến thức theo hệ thống. Bài này các đơn vị kiến thức trong các mục như sau: Mục I, Nước Pháp trước cách mạng. - Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội: * Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, nhưng công thương nghiệp dã phát triển ở Pháp * Tình hình chính trị: Duy trì chế độ phong kiến chuyên chế, đứng đầu là vua Lui XVI. Chế độ chuyên chế trở thành vật cản đối với sự phát triển của nước Pháp. * Tình hình xã hội: Chia làm 3 đẳng cấp. -Về tư tưởng: Những quan điểm tư tưởng của Triết học ánh sáng. Mục II, Tiến trình của cách mạng. -Nguyên nhân sâu sa, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của cách mạng. -Cuộc tấn công ngục Ba- xti đã kéo theo cuộc “cỏch mạng đô thị” và phong trào nổi dậy ở nông thôn. -Nền quân chủ Lập hiến: - Ngôi vua vẫn được duy trì. - Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. - Chiến tranh Pháp và phong kiến Áo – Phổ - Tư sản công thương lên cầm quyền. Nền cộng hoà được thành lập: - Nền cộng hoà thứ nhất - Nền chuyên chính Gia- cô- banh- đỉnh cao của cuộc cách mạng. - Đạo luật ngày 3- 6. - Sắc lệnh tổng động viên. - Đảo chính ngày 9 thỏng Tộc-mi-đo. -Thoái trào của cách mạng: Na-pụ- lờ-ụng Bụ-na-pỏc thiết lập nền độc tài quân sự. Mục III, Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp IV. Thiết kế nội dung tổ chức dạy học. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao nói cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là cuộc cách mạng tư sản? - Phân tích ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ? 2. Dẫn dắt vào bài mới: Cuối thế kỷ XVIII, tại “Kinh đô của châu Âu”- Thủ đô Pa- ri hoa lệ đã diễn ra một cuộc cách mạng “long trời lở đất”. Cuộc cách mạng mà những thành quả của nó đã được Lê- nin đánh giá rất cao “Nú xứng đáng là cuộc đại cách mạng vỡ đó làm biết bao việc cho giai cấp của nó tức là giai cấp tư sản, để đến trọn thế kỷ XIX- Thế kỷ đem lại ánh sáng văn hoá, văn minh cho nhân loại đều diễn ra dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng này”. Vì sao cuộc cách mạng tư sản Pháp lại trở nên điển hình hơn bất cứ cuộc cách mạng tư sản nào trong thời kỳ cận đại? chúng ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay. Nội dung bài học trên lớp. Mục I, Nước Pháp trước cách mạng. * Tình hình kinh tế, xã hội. Để làm tăng tính biểu cảm của ngôn ngữ, giáo viên kết hợp mô tả bức tranh trong sách giáo khoa (Tốt nhất là nên phóng to để cả lớp dễ quan sát và hướng các em vào trung tâm) và sử dụng cùng với các động tác sư phạm nhằm tăng thêm sự chú ý của học sinh, vừa rèn luyện cho các em kỹ năng sử dụng các đồ dùng dạy học, ta mô tả như sau: Các em hãy quan sát kỹ bức tranh xem cách trang phục, hành vi của từng nhân vật trong bức tranh này nói lên một thực trạng gì ở nước pháp nhộ?(Loại câu hỏi tu từ, giáo viên trả lời luôn). Đó là bức tranh miêu tả người nông dân Pháp cuối thế kỷ XVIII, ụng đó già nua, ốm yếu, nhưng lại phải cõng trờn mỡnh hai người có thân hình béo khoẻ. Vì vậy ông phải chống chiếc cuốc, một nông cụ quen thuộc của nông dân ở một nước nông nghiệp còn lạc hậu, năng suất lao động thấp, dưới chân người nông dân còn có rất nhiều chim, chuột, thỏ- những con vật cũng chỉ trông đợi vào mùa vụ của nông dân. Hai người ngồi trên lưng người nông dân là ai vậy? (vẫn dạng câu hỏi tu từ, giáo viên trả lời). Đó là hình ảnh tượng trưng cho hai đẳng cấp quý tộc và tăng lữ trong xã hội Pháp trước cách mạng đấy. Giáo viên dừng lại một vài giây. Tay cầm thước chỉ vào bức tranh: Nhìn vào bộ quần áo các em đoán xem người ngồi đằng trước là ai nhỉ? Ông ta mặc một chiếc áo choàng, nét mặt rất phởn chí- Đó là tăng lữ đấy các em ạ!, còn người phía sau ông ta là ai? ông ta đeo một thanh kiếm dài ở cạnh sườn, đội mũ, có nhiều đồ trang sức đẹp- Đó là quý tộc đấy, nét chung giữa tăng lữ và quý tộc không những ngồi trên lưng bác nông dân này mà trong túi của học có rất nhiều văn tự và khế ước vay nợ, cho thuê ruộng, những quy định về nghĩa vụ phong kiến đối với nông dân, còn nông dân phải nộp đủ thứ thuế cho quý tộc, cho nhà nước, cho giáo hội. Ngoài ra còn thuế đi qua cầu của lãnh chúa và thuế dùng cối xay bột nữa đấy. Giáo viên quan sát lớp học sau đó đặt ra tình huống cho các em, Liệu rằng người nông dân có thể chấp nhận mãi số phận như vậy không? điều gì sẽ xảy ra nếu học đứng lên đấu tranh? Học sinh trả lời, giáo viên chốt lại ý: Người nông dân sẽ phải vùng lên hất đổ hai đẳng cấp ngồi tên lưng mình, nhưng vỡ cũn quỏ lạc hậu, nên nếu có một giai cấp nào đó phát động cuộc đấu tranh chống lại phong kiến thì họ sẽ là lực lượng đông đảo tham gia nhất và cũng cương quyết cách mạng nhất. Đồng thời giáo viên cũng nhấn mạnh những ý cần cho học sinh ghi chép - Điểm nổi bật về kinh tế, xã hội Pháp cuối thế kỷ XVIII (Có thể hướng dẫn cho học sinh kẻ làm 2 ô) Tình hình kinh tế Tình hình chính trị- xã hội Nông nghiệp lạc hậu …. Có 3 đẳng cấp: Tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ 3…. Giáo viên tiếp tục cho học sinh đọc SGK và gợi ý ngành công thương nghiệp ở Pháp lúc này cũng phát triển: Máy móc được sử dụng nhiều, xã hội có nhiều tầng lớp, giai cấp, họ đều bị tăng lữ và quý tộc bóc lột, giáo viên hướng dẫn để học sinh điền tiếp vào bảng. Mục 2: Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nhận thấy những tiến bộ của Triết học Ánh sáng, tiêu biểu là các nhà tư tưởng Mụng-te- xki- ơ, Vôn- te, Rỳt- xụ. Giáo viên cho học sinh xem các bức chân dung. Và nêu lên những quan điểm tư tưởng của các ông, lí giải tại sao thế kỷ XVIII lại được gọi là thế kỷ ánh sáng. Tuy có nhiều tiến bộ, nhưng những quan điểm của các ông đều muốn duy trì nhà vua, vì vậy nó chỉ mang tính chất là cuộc cải cách nhằm hạn chế quyền lực của chế độ phong kiến, tạo điều kiện để giai cấp tư sản phát triển kinh tế công thương nghiệp. Đối với học sinh ở thành phố có thể trích một đoạn trong “Những lá thư triết học” của Vôn - te, khi đọc cần biểu lộ rõ sự châm biếm sâu cay của ông đối với nhà thờ Thiên chúa giáo và chế độ chuyên chế ở Pháp. Mục II. Tiến trình của cách mạng. 1.Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến. Sau khi hướng dẫn phân tích tìm hiểu nguyên nhân sâu sa, nguyên nhân trực tiếp là hội nghị ba đẳng cấp họp ngày 5/ 5/ 1789. Giáo viên tường thuật sự kiện ngày 14/ 7/ 1789. Sáng sớm ngày 14/ 7/ 1789 ( giáo viên sử dụng loại câu đặc biệt để làm nổi bật thời gian, địa điển xảy ra sự kiện) hàng nghìn, hàng vạn nhân dân Pa- ri gồm những thợ nề, thợ mộc, thợ giày, thợ nhuộm, mhững ngời buôn bán nhỏ, nông dân ngoại thành (biện pháp tu từ cấu tạo theo quan hệ tổ hợp ngữ nghĩa- liệt kê nhằm miêu tả sự đa dạng phong phú về thành phần tham gia khởi nghĩa) ào ào phẫn nộ kéo đến ngục Ba- xti- nơi giam giữ các chính trị phạm đối với quốc vương và quý tộc, là bộ máy khủng và đàn áp nhân dân của Lui XVI. Trên pháo đài cú tỏm thỏp phỏo cao to, mỗi lỗ châu mai có một khẩu đại bác cỡ lớn. Đồng thời giáo viên có thể dựng cõu cú trạng ngữ là vị ngữ để nhấn mạnh pháo đài Ba-xti, gây sự chú ý đặc biệt, Mỗi lỗ châu mai như những con mắt thú dữ long lên sòng sọc nhìn xuống nhân dân cách mạng Pa- ri. Đó là cách nói theo khẩu ngữ tự nhiên, biện pháp nhõn hoỏ như vậy làm cho những đồ vật mang thêm tính cách của con người, nhằm nhấn mạnh ý nghĩa tượng trưng Chiếm lấy ngục Ba-xti! Mấy vạn nghĩa quân hăng hái xông lên. Nhưng đường vào ngục Ba-xti phải qua một cầu treo bắc qua hào rộng 25 mét. Đoàn người bị chặn ở bên ngoài. Một anh thợ mộc đề xuất - Dùng thang mà vượt qua hào. Một thợ xõy núi: - Đúng đấy, qua được hào, dựng thang lên trèo lên pháo đài. Thang được mang tới trong chốc lát, thấy vậy viên tư lệnh hạ lệnh. -Bắn đi cho tao. Pằng ! Pằng!…đạn xối xả bắn ra ngoài, một toán dân chúng trúng đạn ngã xuống đất, cuộc tấn công khựng lại.(Giọng được hạ thấp, vẻ đau buồn, lo lắng) Đang lúc nguy cấn, đại bác được mang tới, các pháo thủ nạp đạn ngã liên tục vào ngục Ba- xti -Oàng! Oàng! trái đại bác nã vào dây xích sắt cầu treo. Phựt, dây treo đứt, cầu rơi xuống. Xông lên!- Quần chúng nhanh chóng vượt cầu xông vào ngục Ba- xti. Viên tư lệnh chạy đến kho thuốc súng, định phóng hoả. Quân khởi nghĩa xông đến bắt viên tư lệnh và xử tử luôn. (Giọng dứt khoát, tin tưởng). Sau bốn giờ kịch chiến, toà pháo đài ngoan cố của chế độ phong kiến, biểu tượng tội ác phong kiến cuối cùng bị hạ. Quân khởi nghĩa tưng bừng nhảy múa rung chuyển cả mặt đất. Giọng dồn dập, vui sướng thể hiện sự chiến thắng, Sau này ngời ta xây dựng ở đây một quảng trường: Quảng trường ở đây người ta nhảy múa và ngày mồng 4 tháng 7 trở thành ngày quốc khánh của nước Pháp. Trong đoạn tường thuật này, nguồn thông tin giáo viên đã đảm bảo nguồn tư liệu cơ bản. Khi biểu đạt, giáo viên sử dụng các biện pháp tu từ cấu tạo theo quan hệ tổ hợp ngữ âm để tạo âm thanh, ở đây không phải là âm thanh tự nhiên mà là âm thanh của cuộc chiến, có khi ta tạo ra từ các điệp từ, lúc ta lại tạo ra từ âm của các tiếng hô, tiếng hũ hột… Sự phối hợp của các yếu tố ngữ âm đã mô tả sinh động âm thanh hỗn độn của cuộc chiến, làm nổi bật tính chất ác liệt của cuộc khởi nghĩa và tinh thần quyết tâm tiêu diệt chế độ phong kiến chuyên chế, thấy được sự sáng tạo của các nghĩa quân, chính vì thế cuộc “cỏch mạng đô thị” ở thành phố và các cuộc nổi dậy ở nông thôn diễn ra sôi nổi. Giáo viên treo bản đồ “Phong trào nhân dân Pháp năm 1789” hướng dẫn các em phân tích để thấy được phong trào diễn ra ở nhiều nơi, Cả phong trào của dân thành thi, cả phong trào nông thôn, chính quyền mới được thành lập- chính quyền của tư sản tài chính (Quốc hội lập hiến), ngôi vua vẫn được duy trì. Bằng ngôn ngữ giàu tính biểu cảm, những âm hưởng và tình tiết gay cấn mang kịch tính được thể hiện qua các thao tác sư phạm của giáo viên, lôi cuốn, thu hút học sinh vào cuộc khởi nghĩa. Một cuộc chiến đấu anh dũng tuyệt vời của nhân dân Pa- ri chống chế độ chuyên chế.. Do đó các em sẽ trả lời được câu hỏi: Vì sao ngày 14 / 7 là ngày quốc khánh của nước Pháp. Phần dặn dò: giáo viên dặn dò HS về nhà tìm hiểu tiếp tuch cuộc cách mạng này xem tiến trình của cách mạng sẽ tiếp tục ra sao. Liệu giai cấp tư sản có thực sự mang lại quyền lợi cho nhân dân lao động không? Mục tiêu, hướng đi lên của cuộc cách mạng đó là gì? Tiết 2. Giáo viên gợi những sự kiện mà các em đã học và đạt câu hỏi gợi mở nhằm nhấn mạnh những hạn chế của cuộc tấn công vào nhà tù Ba- xti, sau đó dẫn dắt vào bài mới: Sau khi nền quân chủ chuyên cế bại sụp đổ, chính quyền chuyển vào tay phái lập hiến. Ngày 28/ 6/ 1879 quốc hội lập hiến đã thông qua bản “Tuyờn ngụn nhân quyền và dân quyền”, giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu những tư tưởng tiến bộ của tuyên ngôn, vừa gợi để các em so sánh với bản tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ, liên hệ với tuyên ngôn độc lập ở Việt Nam. Giáo viên nhấn mạnh khẩu hiệu nổi tiếng của tuyên ngôn đó là: Tự do- Bình đẳng- Bác ái. Như vậy nội dung cơ bản của bản tuyên ngôn đã thấm nhuần tư tưởng của các nhà triết học Ánh sáng Pháp thế kỷ XVIII và phản ánh nguyện vọng của nhân dân Pháp, tiếp đó ban hành nhiều chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển. Tháng 9/ 1791, thông qua hiến pháp xác lập nền chuyên chính tư sản (nền quân chủ lập hiến), giáo viên cho HS nhận xét để thấy được sự hạn chế của cuộc cách mạng? Giáo viên tiếp tục gợi để HS tìm hiểu thêm sự phản động của vua Pháp, sự phản bội của hoàng hậu Mari Ăngtoannột và các tướng tá quý tộc tìm mọi cách phá hoại việc tổ chức phòng thủ đất nước. Cuộc chiến tranh giữa Pháp với liên minh phong kiến Áo- Phổ, vì vậy khi Quốc hội tuyên bố Tổ quốc lâm nguy, quần chúng nhất loạt nổi dậy vũ trang bảo vệ đất nước. Ngày 8/ 10/ 1792, quần chúng Pa-ri nổi dậy, lập chính quyền công xã cách mạng, bắt vua và hoàng hậu, giáo viên gợi để học sinh nhớ lại việc xử tử vua Anh trong cách mạng tư sản Anh, Như vậy với những chính sách mà chính quyền mới thực hiện, quần chúng nhân dân Pa-ri đã không chấp nhận chính quyền của tư sản công thương. Quần chúng nhân dân tiếp tục tạo ra áp lực cho giai cấp tư sản chuyển giao chính quyền về phỏi Giacụbanh, giáo viên hướng dẫn HS sử dụng bức chân dung của Rụ-be-xpi-e. Giáo viên gợi ý để HS quan sát kỹ bức chân dung về trang phục, về dáng vẻ của ông, từ đó giáo viên giúp HS hiểu về thành phần, tư tưởng của Rụ-be-xpi-e và rút ra những kết luận về luận đểm mà ông đưa ra. Giáo viên mô tả như sau: Các em quan sát kỹ bức chân dung của nhà cách mạng cánh tả trong thời kỳ cách mạng tư sản Phỏp, ụng là người lãnh đạo chủ chốt của phái Gia- cô- banh. Giáo viên vừa nói, tay chỉ vào bức chân dung, ánh mắt vừa nhìn theo tay chỉ, vừa quan sát thái độ của HS, giáo viên tiếp tục: Ông đội trên đầu mái tóc giả màu trắng của người làm nghề luật sư, dáng vẻ trang nghiêm của một trí thức tư sản. Giáo viên kể một vài nét tiểu sử, tính cách và những cống hiến của ông: Rụ-be-xpi-e sinh năm 1758 trong một gia đình luật sư tại thành phố nhỏ ở Bắc Pháp. Ôn gđó từng làn trạng sư ở An- rát và nổi tiếng qua những vụ kiện chính trị. Ông viết nhiều tác phẩm triết học và những bài báo đả kích chế độ phong kiến. Vì vậy ụng đó trở thành đại biểu của đẳng cấp thứ ba. Ông đứng đầu cánh tả- gọi là Phỏi Nỳi, đấu tranh kiên quyết với phái hữu để bảo vệ quyền lợi của bình dân và đòi đưa vua Lui XVI ra xét xử, Giáo viên khẳng định quá trình tham gia đấu tranh của ông: Lúc đầu không ai chú ý gì đến những bài phát biểu của ông trong Quốc hội lập hiến, họ buồn cười vì giọng nói nhỏ nhẹ của ông và không nghe những gì ụng núi. Song chẳng có gì khiến ông sợ hãi và bối rối. Ông yêu cầu phát biểu về mọi vấn đề quan trọng và bất chấp thái độ của phần lớn đại biểutrong Quốc hội lập hiến, nhẫn nại bảo vệ quyền lợi của nhân dân: Đòi thi hành quyền phổ thông đầu phiếu, quyền bình đẳng chính trị. Chính những bài phát biểu đó của ụng đó dần thay đổi thái độ của các đại biểu. Khi ụng lờn diễn đàn không có một sự thơ ơ, không có một tiếng cười mà chỉ có sự im lặng, thù địch, cảnh giác bao trùm lên cả phòng họp. vì vậy Rô- be-xpi-e đã trở thành nhà chính trị chung của cả nước trong những năm 1790- 1791, là lãnh tụ xuất sắc của phỏi Gia-cụ-banh. Ông được mệnh danh là “con người không thể mua chuộc”. Cuộc khởi nghĩa ngày 31/ 5/ 1793 do nhân dân Pa-ri tiến hành đã đưa phỏi Gia-cụ-banh- đứng đầu là Rụ-be-xpi-e lờn nắm quyền. ễng đã tiến hành nhiều chính sách tiến bộ thúc đẩy cách mạng đi lên. Giáo viên vừa nói vừa ghi những chính sách lên bảng đen giúp HS thấy được những tiến bộ và cả những hạn chế của các chính sách này (vấn đề ruộng đất, tiền lương, hiến pháp, các biện pháp chống thù trong giặc ngoài…) Nhờ vậy quân đội cách mạng dưới sự lãnh đạo của phỏi Gia-cụ-banh đó đánh bại và đẩy lùi quân đội can thiệp của các nước châu Âu ra ngoài biên giới. Song tư sản cơ hội trong lúc cách mạng đang lên, mâu thuẫn nội bộ đã làm cho phái Gia-cụ-banh suy yếu. Cuộc đảo chính ngày 27/ 7/1794 đã đưa chính quyền vào tay bọn phản động, cách mạng Pháp thoái trào. Giáo viên đưa ra câu hỏi và gợi để HS trả lời những đánh giá của mình về những hạn chế trong chính sách của Gia-cụ-banh và tìm nguyên nhân vì sao trong lúc cách mạng đang lên thỡ phỏi Gia- cô- banh lại suy yếu? Cách khai thác như vậy vừa làm cho hoc sinh nắm bài ngay tại lớp và có thái độ với sự kiện tương tự, khi gảng về phần này chúng tôi nhận thấy phần đa học sinh rất chú ý nghe và suy nghĩ về những vấn đề mà giáo viên đặt ra. Sau khi gọi HS trả lời, giáo viên chốt lại ý: Lúc này nước Pháp vừa kết thúc một cuộc chiến tranhkộo dài, gian khổ. phỏi Gia-cụ-banh đó dưa ra một số chớnh sỏh sai lầm dẫn đến họ bị cô lập. Ngay cả đối với quần chúng nhân dân cũng không còn ủng hộ nữa. Do đó khi lực lượng tư sản cơ hội- kẻ mới giàu lên trong chiến tranh, đã làm cuộc đảo chính bắt Rụ-be-xpi-e đưa ụng lờn đoạn đầu đài. Nhận xét về hiện tượng này V.I. Lờnin dó chỉ ra rằng “đưa ra những dự định địa quy mô mà lại không có chỗ dựa cần thiết, không biết ngay cả phải dựa vào giai cấp nào để áp dụng biện pháp này hay biện pháp khỏc”, giáo viên hướng dẫn HS nắm giai đoạn cuối của cách mạng qua một sơ đồ: Gia-cụ-banh (Cộng hoà 6/ 1793) Đốc chính (27/ 7/ 1794) Độc tài (Đế chế I: 11/ 1799) Quân chủ (11/ 1815) Phần ý nghĩa của cuộc cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII, giáo viên hướng dẫn HS giải quyết một số vấn đề diễn ra trong tiến trình của cuộc cách mạng: Như vấn đề ruộng đất cho nông dân, vấn đề phát triển kinh tế công- thương nghiệp, giai cấp lãnh đạo của cuộc cách mạng để tìm ra tính chất của cuộc cách mạng. Đồng thời đánh giá về ý nghĩa của cuộc cách mạng, giáo viên chốt ý bằng câu đánh giá của V.I. lờnin “Nú xứng đáng là cuộc đại cách mạng”, sau này trong tác phẩm “Đường Kỏch mệnh”, Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc cũng đã đánh giá rất cao cuộc cách mạng tư sản Pháp. Song Người cũng chỉ ra rằng chúng ta không thể chọn con đường cách mạng tư sản. Kết thúc bài học: Hệ thống hoá kiến thức, dặn dò HS. b. BÀI THỰC NGHIỆM THỨ HAI TấN BÀI DẠY: MÁC VÀ ĂNG-GHEN, SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Người dạy: Bùi Văn Phán- Giáo viên trường THPT Lạc Sơn, Tỉnh Hoà Bình. Lớp thực nghiệm: 10 A3- Trường THPT Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình Lớp đối chứng: 10 A5- Trường THPT Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài: * Kiến thức: HS thấy được công lao của những người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân. nắm được sự ra đời của tổ chức Đồng minh những người cộng sản và những luận điểm quan trọng của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản * Về tư tưởng, tình cảm: Giáo dục HS lòng tin vào chủ nghĩa Mác, vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng ta đã lựa chọn. * Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá vai trò của Mác và Ăng ghen, nắm được và phân biệt được một số khái niệm quan trọng như phong trào công nhân, phong trào cộng sản, CNXH không tưởng, CNXH khoa học Đồ dùng - thiết bị và tài liệu: Các bức chân dung của Mác và Ăng ghen, những mẩu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của hai ông. Chuẩn bị soạn giáo án: Đây là một bài mang tính lý luận cao, nếu giáo viên không lựa chọn tư liệu phù hợp bài học sẽ trở nên khô khan, mang tính chính trị. Do đó chúng tôi xác định đưa vào thực nghiệm bài này sẽ giúp chúng tôi khái quát những luận điểm đã đưa ra trong luận văn. Bài thực nghiệm do chúng tôi soạn còn bài dạy ở lớp đối chứng do giáo viên tự soạn, trong khi soạn chúng tôi nêu rõ hoạt động của thầy và trò cho giáo viên dạy thực hiện. Trong đó chúng tôi cũng đã thống nhất sử dụng các thao tác và biện pháp sư phạm của từng nội dung với giáo viên dạy thực nghiệm như sau: Trong phần dẫn dắt vào bài mới: Ngoài việc giáo viên khái quát về sự phát triển của phong trào công nhân tại các nước châu Âu, đòi hỏi cần có một lý luận cách mạng khoa học. Giáo viên có thể khai thác từ các tư liệu trong cuộc đời hoạt động của Bác Hồ trong thời gian hoạt động ở Phỏp. Bỏc đó khẳng định: Ngày nay học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng học thuyết về khoa học cách mạng nhất là học thuyết Mác- Khi giới thiệu vấn đề này, giáo viên cần kết hợp các động tác sư phạm như mắt, tay, bước đi, giọng nói mang tính truyền cảm, thuyết phục. Sau đó gợi để HS nắm được yêu cầu của bài: Để hiểu vì sao Bác Hồ khẳng định như vậy, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài hôm nay nhé. Khi dạy muc 1: Giáo viên cho học sinh quan sát hai bức chân dung của hai ông và gợi ý để các em tìm ra những điểm nào giống nhau, khác nhau về hoàn cảnh xuất thân: Như quê hương, gia đình, sau khi cho các em trả lời, giáo viên chốt ý về vấn đề này: Họ cùng quê ở Đức- nơi mà chủ nghĩa tư bản phản động nhất, mặc dù hoàn cảnh gia đình của hai ông không giống nhau nhưng hai ông đều thấu hiểu và đồng cảm với người lao động và muốn giải phóng cho nhân dân lao động khỏi bị ách áp bức bóc lột. Dùng loại câu hỏi tu từ: vậy tại sao giữa hai ông lại có chung chí hướng như vậy? Giáo viên bắt đầu nói sơ lược về hoàn cảnh những lần gặp gỡ của hai ông, thể hiện đó là một tình bạn vĩ đại và cảm động: Mặc dù là con của một gia đình tư sản, khi sang Anh nhất là những ngày sống ở Man- sét- xtơ, F. Ăng- ghen đã cảm thấy rất vui khi gặp Mác chỉ trong phút chốc, cùng nhau viết một số sáng tác. Cho đến gần 20 năm sau ông đã nhận được lá thư “Thế là cuốn sách đã hoàn thành. Chỉ nhờ có anh mà tụi đó làm được việc ấy! Nếu không có sự hy sinh của anh đối với tôi thì chắc hẳn tôi không tài nào làm được cái công việc nghiên cứu lớn lao để biên soạn ba cuốn. Ôm hôn anh với tất cả lòng biết ơn! … Chào anh, người bạn thân mến và trung thực của tụi!” Giọng đọc bức thư thật xúc động, truyền cảm mang đầy ý nghĩa biết ơn không những giúp HS nắm kiến thức cơ bản về phần này, mà còn giáo dục tư tưởng tình cảm cho các em. Giáo viên nhận xét thêm: Ăng ghen là con một chủ xưởng có kinh tế khá giả, ông thường xuyên giúp đỡ Mác về kinh tế để Mác có điều kiện nghiên cứu khoa học, khi Mác mất ụng đó viết tiếp những tác phẩm của Mác. Người đời sau không ai biết đâu là đoạn của Mác viết đâu là đoạn của Ăng ghen viết. Giữa hai ông như có một sự đồng cảm về tâm hồn, về ý chí của sự hiểu biết, khi biết rõ Mác rất muốn trình bày những quan điểm của mình về nguồn gốc gia đình, về quyền tư hữu và nhà nước. Nhưng Mác đã không kịp trình bày vấn đề này nữa, do đó Ănghen đã tiếp tục hoàn thành tâm nguyện này. Trong lời nói đầu của cuốn sách ông chỉ nờu: “Tỏc phẩm của tôi chỉ có thể thay thế được phần nào cho công trình người bạn quá cố của tôi đã không thực hiện được” Khi giảng mục 2. Trong mục này giáo viên phải nhấn mạnh Nội dung của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản. Trước hết giáo viên làm rõ sự ra đời của Tổ chức Đồng minh những người cộng sản đú chớnh là sự cải tổ của tổ chức bí mật: Đồng minh của những người chính nghĩa. Nói đến đây, giáo viên liên hệ với sự kiện trong cách mạng Việt Nam tại Trung Quốc 1925, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cũng cải tổ một tổ chức của những thanh niên yêu nước Việt Nam đó là hội Việt Nam Cách mạng thanh niên từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa Mác- Lờnin. Khi trình bày nội dung của Tuyên ngôn giáo viên dựng cỏc cõu ngắn để giúp HS nắm: Thời gian, tác giả, tên gọi của Tuyên Đảng Công sản cho học sinh đọc nội dung trong SGK, Tập cho các em nhấn mạnh những điểm quan trọgn của Tuyên ngôn và chốt ý : Tuyên ngôn là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội,từ đây phong trào đấu tranh của giai cấp Vô sản đã có lý luận soi đường. Cho dù ngày nay thế giới có nhiều biến động phức tạp, tư tưởng cơ bản của bản Tuyên ngôn vẫn là lý tưởng của nhân dân lao động trên khắp hành tinh: Đó là chống áp bức, đòi quyền tự do, bình đẳng cho các dân tộc. 2.5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Để thực hiện đảm bảo tính toàn diện về giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh, sau khi học xong bài, chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá, trong nội dung kiểm tra đánh giá cần đảm bảo 3 mức độ: Bao gồm: Nội dung kiến thức: đánh giá ở mức độ biết, hiểu và vận dụng; Nội dung KTĐG còn bao gồm cả kết quả giáo dục tư tưởng, tình cảm, hành vi đạo đức và phát triển kỹ năng thực hành bộ môn của HS . Tổ chức tốt khâu ra đề, coi và chấm Để việc KTĐG có hiệu quả cao thì cần thiết phải chú ý khâu ra đề. Đề kiểm tra không chỉ phù hợp với mức độ đạt được các mục tiêu trong DHLS mà còn phải đo được toàn diện kiến thức lịch sử của HS. Nếu đề ra dễ quá hoặc khú quỏ, GV sẽ không đánh giá đúng trình độ HS, gây tâm lý chủ quan, chán nản đối với các em. Muốn làm tốt công việc này, GV phải xác định được tiêu chí cần đạt về các mặt (kiến thức, tình cảm, kỹ năng) cho từng bài, từng chương, từng giai đoạn lịch sử, nắm vững yêu cầu của việc KTĐG trong đó quan trọng là độ tin cậy và tính giá trị. Để việc đánh giá có kết quả chính xác thỡ tớnh nghiêm túc, khách quan, công bằng trong coi kiểm tra, thi rất quan trọng, nhưng tránh tạo ra không khí quá căng thẳng cho HS ảnh hưởng tới tâm lý các em khi làm bài. 2.5.1. KẾT QUẢ BÀI THỰC NGHIỆM THỨ NHẤT: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII Bài được dạy trong 2 tiết, sau khi học xong mỗi tiết của bài, tôi đă gặp một số em HS hỏi: Các em có hiểu bài khụng? Cỏc em thấy giờ học này có không khí lịch sử không? Nếu tất cả các giờ dạy đều có không khí như giờ học vừa rồi, các em cú thớch học môn lịch sử không? Chúng tôi đă tổng hợp các câu trả lời về cơ bản như sau: - Thứ nhõt : Giờ học sôi nổi, có nhiều thông tin mà SGK không có, giờ học như vậy làm các em biết thêm nhiều kiến thức lịch sử mới. - Giờ học như vậy các em chủ động ghi chép được bài, nhiều em còn ghi chép thêm một số tư liệu hay giúp mình hiểu bài hơn. - Hầu hết các em đều thích học môn lịch sử Sau khi học xong 2 tiết, chúng tôi tiến hành kiểm tra nhận thức của HS vào đầu của giờ tiết sau và thu được kết quả là: Các câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm hầu hết các em giải quyết khá tốt. Phần kiểm tra tự luận các em đều tập trung vào giải thích vì sao ngày 14/ 7 là ngày quốc khánh của nước Pháp và thời kỳ Gia-cụ-banh được coi là thời kỳ đỉnh cao của cách mạng. Từ đó nhận xét hai giai đoạn này cuộc cách mạng phát triển đi lên. Câu hỏi cụ thể như sau: Câu 1: Vì sao cuộc cách mạng tư sản Pháp lại trở nên điển hình hơn bất cứ cuộc cách mạng tư sản nào trong thời kỳ cận đại? (7 điểm) Câu 2. Khoanh tròn chỉ một chữ cái đầu đứng trước câu trả lời đúng (2 điểm) 1. Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế Pháp cuối thế kỷ XVIII là: Là nước nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp chưa phát triển. Là nước nông nghiệp lạc hậu công thương nghiệp phát triển. Là nước nông nghiệp tiên tiến, công thương nghiệp phát triển. Là nước nông nghiệp tiờn tiến, công thương nghiệp chưa phát triển. 2. Đặc điểm nổi bật của tình hình xã hội Pháp trước khi bùng nổ cuộc cách mạng là: A. Phân chia thành 3 đẳng cấp: quý tộc tư sản và nông dân. B. Phân chia thành 3 đẳng cấp: quý tộc, phong kiến và nông dân. C. Phân chia thành 3 đẳng cấp: quý tộc, tăng lữ và nông dân. D. Phân chia thành 3 đẳng cấp: quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ ba 3. Nội dung tư tưởng chính của trào lưu Triết học Ánh sáng là: Lên án chế độ phong kiến và nhà thờ Ki- tụ giỏo, đưa ra lý thuyết về xây dựng nhà nước XHCN. Lên án chế độ tư bản chủ nghĩa, đưa ra lý thuyết về xây dựng nhà nước XHCN. Lên án chế độ phong kiến, đưa ra lý thuyết về xây dựng nhà nước TBCN. Lên án chế độ phong kiến, đưa ra lý thuyết về xây dựng nhà nước quân chủ lập hiến. 4. Tình hình chính trị nước Pháp trước khi bùng nổ cách mạng là: Quân chủ lập hiến. Phong kiến phân tán. Quân chủ chuyên chế. Phong kiến trung ương tập quyền. Câu 3: Hoàn thành cỏc cõu sau về cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII. (1 điểm) A. Ngày 14/ 7/ 1789, quần chúng đã chiếm ngục Ba-xti – Biểu tượng của …................. B. Khẩu hiệu nổi tiếng của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là………...... C. Ngày 23/ 8/ 1793 Quốc hội thông qua….. D. Tháng 11/ 1799 chấm dứt chế độ ………………..Thiết lập …………………………..ở Pháp Điểm số cụ thể như sau : HS lớp 10 A3 trường THPT Lạc Sơn, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. Tổng số HS được kiểm tra: 36 em Điểm Số SH Tỷ lệ % Dưới 5 0 0 Điểm 5 6 16,7 Điểm 6 6 16.7 Điểm 7 9 25 Điểm 8 12 33,3 Điểm 9 3 8,3 Điểm 10 0 0 Cũng bài học đó nhưng theo giáo án lên lớp bình thường ở lớp ĐC, kết quả: lớp 10A5 trường THPT Lạc Sơn, chúng tôi thu được như sau: Tổng số HS được kiểm tra 40. Điểm Số HS đạt điểm Tỷ lệ % Dưới 5 5 12,5 Điểm 5 18 45 Điểm 6 15 37,5 Điểm 7 8 20 Điểm 8 4 10 Điểm 9 0 0 Điểm 10 0 0 Từ kết quả của hai lớp thực nghiệm và đối chứng trên: Điểm kiểm tra nhận thực của lớp thực nghiệm có điểm trung bình trở lên là 100 %, tuy điểm 10 không có nhưng số HS đạt điểm 7,8 & 9 đạt 66,6 %. So với lớp đối chứng cũng có một số học sinh điểm yếu, đa số HS chỉ đạt điểm TB (5 & 6 điểm). 2.5.2. KẾT QUẢ BÀI THỰC NGHIỆM THỨ 2: MÁC VÀ ĂNG GHEN. SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Cõu hỏi cụ thể: Cõu 1: Tự luận (7 điểm) Bằng sự kiện lịch sử cụ thể, em hóy làm sáng tỏ cõu nói của Bác: Ngày nay học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng học thuyết về khoa học cách mạng nhất là học thuyết Mác? Cõu 2: Trắc nghiệm (3 điểm), hóy khoanh trũn vào chữ hoa đứng trước đáp án đúng 1. Trước khi trở thành lãnh tụ của giai cấp công nhân, Mỏc đó bảo vệ luận án tiến sỹ thuộc chuyên ngành nào? Triết học C. Toán học Lịch sử D. Vật lý 2. Trong vài luận văn tốt nghiệp ở trường phổ thông của Mỏc, Mỏc đã nói về vấn đề gì sau đây? Văn học C. Chọn nghề Triết học D. Lịch sử 3. Vì sao Mác và Ănghen thường xuyên gặp nhau. A. Mác nhận sự giúp đỡ của Ănghen về tài chính Vì hai ụng cú chung một chí hướng Hai ông gặp nhau để bàn về văn học Ănghen đưa bài viết cho Mác để xuất bản 4. Tình cảnh giai cấp công nhân Anh là tác phẩm của ai? Hờghen C. Mác Phoiơbỏch D. Ănghen 5. Công lao nổi bật của hai ông là: Người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học Là người lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản ở Đức Là người đi đàu trong phong trào đấu tranh của công nhân Anh Là người thành lập Quốc tế thứ Hai 6.“Nguồn gốc và gia đỡnh” là tác phẩm của ai? Ănghen C. Lớpnếch Mác D. Bờben Lớp Tổng số HS HS đạt điểm khá, giỏi HS đạt điểm TB HS đạt điểm yếu, kém Lớp thực nghiệm 10A3 36 21= 58,3 % 15 = 41,7 % 0 = 0 % Lớp đối chứng 10A5 40 9 = 22, 5 % 24 = 60 % 7 = 17,5 % Từ kết quả hai bài thực nghiệm trên đều cho thấy hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ DHLS, học sinh tăng hứng thú học tập bộ môn, nắm chắc kiến thức cơ bản của bài, tỷ lệ HS đạt điểm cao nhiều hơn, điều này khẳng định giá trị thực tiễn của việc thực hiện các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ DHLS. Ngoài các bài dạy ở các lớp thực nghiệm ra, chúng tôi cũng đó tiến hành soạn giảng trên cơ sở những biện pháp sư phạm đó nghiên cứu, Qua thực nghiệm và thực tiễn giảng dạy, chúng tôi đã chứng minh cho l‎ý luận và phương pháp tiến hành các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ DHLS mà chúng tôi đó đề ra ở 2 chương này là hợp l‎ý và mang tính khả thi. Tuy nhiên để thực hiện có hiệu quả các biện pháp sư phạm này, giáo viên cần thực hiện theo một hệ thống các biện pháp và thao tác sư phạm chứ không phải là thực hiện một cách riêng lẻ và độc lập. KẾT LUẬN Dạy học vừa là một khoa học đồng thời dạy học còn là một nghề, một nghề rất đặc biệt, để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, người giáo viên vừa phải giỏi về kiến thức chuyên môn, vừa có nghệ thuật để chinh phục trái tim học sinh. Do vậy công cụ lời nói và cách biểu đạt giá trị lời nói luôn phải gắn bó chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau như hai mặt của một tờ giấy, nếu không có mặt này sẽ không có mặt kia. Xuất phát từ yêu cầu của đổi mới giáo dục, phù hợp với nội dung và phương pháp dạy học của bộ môn, luận văn đi sâu vào giải quyết những yêu cầu cơ bản về các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ DHLS, đi sâu vào bản chất của các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ, xác định những yêu cầu cơ bản của các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ DHLS, nội dung cấu thành các biện pháp sư phạm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ DHLS. Để xác định cơ sở ‎lý luận và kiểm chứng quan điểm khoa học của đề tài, chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm tại nhiều khu vực khác nhau, tiến hành kiểm tra phân tích đánh giá kết quả đề tài này, chúng tôi xin nêu ra một số kết luận sau đõy. 1. Khẳng định vai trò của tính biểu cảm trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông. Đõy không những là nhân tố không thể thiếu, mà còn là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới niềm say mê, hứng thú học tập của học sinh, qua đó góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng dạy học hiện nay. Cần phải sớm khắc phục những quan niệm cho rằng tính biểu cảm của ngôn ngữ chỉ chủ yếu tồn tại trong dạy học văn học, và việc sử dụng yếu tố biểu cảm chỉ là nghệ thuật, tuỳ hứng và do năng khiếu của từng giáo viên. Tính biểu cảm có cơ sở tồn tại một cách khoa học, có những yêu cầu cơ bản, nhân tố cấu thành, để thực hiện được nó cần phải có nhận thức khoa học và niềm say mê thực sự trong khi thực hiện trong dạy học lịch sử, chỉ có như vậy bài học lịch sử mới sinh động hấp dẫn và có thể thực hiện đúng tiềm năng vốn có trong hành trang trí thức của các thế hệ học sinh hiện nay. 2. Để bài học lịch sử có được tính biểu cảm, cần phải có nhận thức đúng đắn và ý thức trách nhiệm cao trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, điều đó không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực và đổi mới của từng giáo viên, mà của cả ngành giáo dục nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng. Để làm được điều đó chúng tôi xin đưa ra mấy đề nghị sau đõy: Thứ nhất: Cần tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học, không chỉ trong lý thuyết chung chung, mà cần đi sâu vào các nội dung cụ thể, chi tiết có ảnh hởng trực tiếp tới hiệu quả và chất lượng của bài học lịch sử. Trong đó, việc xác định được các biện pháp nhằm kích thích hứng thú và niềm say mê sáng tạo của học sinh, đó là những vấn đề bức xúc hiện nay. Thứ hai: Cần tổ chức hình thức giảng mẫu trong dạy học lịch sử. Một trong những hạn chế của hoạ động đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, chính là tổ chức thực hành, là sự cụ thể hoá phương thức đổi mới thành các hoạt động cụ thể. Các phương thức đổi mới cần phải được chuẩn hoá, mẫu hoá để lý thuyết đổi mới có được giá trị thực tiễn và phổ biến Thứ ba: Cần biên soạn thêm những tư liệu lịch cử hỗ trợ cho giáo viên có liên quan đến hình ảnh tư liệu làm cơ sở cho ngôn ngữ biểu cảm Thứ ba: Giáo viên lịch sử cần đẩy mạnh thực hiện nguyên tắc liờn mụn, phối kết hợp tốt với môn văn học, môn địa lý, tăng cường các biện pháp ngoại khóa để rèn luyện ngôn ngữ bộ môn cho HS, với việc thực hiện các kiến nghị trên, chúng tôi hy vọng nâng cao được phần nào chất lượng dạy học của bộ môn khoa học quan trọng này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Hoàng Anh- Một số vấn đề về sử dụng ngôn ngữ báo chí, NXB CTQG, 2005 Bộ giáo dục và đào tạo- Tài liệu bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho giáo viên THPT về đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử Bộ giáo dục và đào tạo- Sách giáo khoa lớp 10 (chương trình chuẩn) Nguyễn Thị Côi- Các con đường biện pháp sư phạm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông, NXB ĐHSP, Hà Nội, 2006 Nguyễn Thị Côi (chủ biên)- Trịnh Tùng- Lại Đức Thụ- Trần Đức Minh- Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử, NXB ĐHQG, Hà Nội Vũ Dung- Vũ Thuý Anh- Vũ Quang Hào- Từ điển Thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, NXB VHTT, 2000 N. G. Đairi- Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?, NXB GD, 1973 Nguyễn Thái Hoà- Từ điển tu từ- phong cách thi pháp học, NXB GD, 2006 Hội giáo dục lịch sử- Hồ Chí Minh bàn về lịch sử, Hà Nội, 1995 Hội giáo dục lịch sử- Từ điển Thuật ngữ lịch sử, NXB ĐHQG, Hà Nội Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 2, NXB chính trị quốc gia, 1995 Hồ Chí Minh tác gia tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, NXB GD, Hà Nội, 2005 Kiều Thế Hưng- Hệ thống thao tác sư phạm trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông trung học, NXb ĐHQG, Hà Nội, 1999 Kiều Thế Hưng- Xây dựng hệ thống thao tác sư phạm trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông. Luận án TS, Hà Nội, 2005 B. P. Êxipốp (chủ biên)- Những cơ sở lý luận dạy học. Tập 2, NXB GD, Hà Nội, 1971 A. T. I lina- Giáo dục học. Tập 2, NXB GD, 1977 Nguyễn Kỳ- Phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2005 I. F. Kharlamốp- Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào. tập 2, NXB GD, 1979 Đinh Trọng Lạc- 99 phương tiện và biện pháp tu từ, NXB GD, 2005 Đinh Trọng Lac- Phong cách học tiếng Việt, NXB GD, 1999 Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị - Phương pháp dạy học lịch sử, NXB GD, Hà Nội, 1998 Phan Ngọc Liên (chủ biên)- Trịnh Đỡnh Tùng- Nguyễn Thị Côi, Phương pháp dạy học lịch sử. Tập 1, NXB ĐHSP, 2002 Phan Ngọc Liên (chủ biên)- Trịnh đỡnh Tùng- Nguyễn Thị Côi, Phương pháp dạy học lịch sử. Tập 2, NXB ĐHSP, 2002 Phan Ngọc Liên (chủ biên)- Phương pháp dạy học lịch sử (một số chuyên đề), NXB ĐHQG, Hà Nội, 2002 Phan Ngọc Liên (chủ biên)- Đào Tấn Thành- Lịch sử thế giới cận đại, NXB ĐHSP, 2005 Phan Thanh Long (chủ biên)- Trần Quang Ẩn- Nguyễn Văn Diện- Lý luận dạy học, NXB ĐHSP, 2005 Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên)- Nguyễn Kỳ- Vũ Văn Tảo- Bùi Tường- Quá trình dạy- tự học, NXB GD, 1997 Đỗ Ngọc Thống- Văn miêu tả trong nhà trường, NXB GD, 2005 Trịnh Đỡnh Tùng (chủ biên)- Trần Viết Thụ- Đặng Văn Hồ- Trần Văn Cường- Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở, NXB ĐHSP, 2006 Trịnh Đỡnh Tùng (chủ biên)- Nguyễn Mạnh Hưởng- Nguyễn Văn Ninh- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự luận lịch sử 10, NXB TP Hồ Chí Minh, 2006 Nguyễn Xuân Thức (chủ biên)- Tâm lý học đại cương, NXB ĐHSP, 2006 Bùi Tất Tươm (chủ biên)- Nguyễn văn Bằng- Hoàng Xuõn Tâm- Giáo trình cơ sỏ ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB GD, 1997 Viên ngôn ngữ học- Hoàng Phê (chủ biên)- Từ điển tiếng Việt, NXB KHXH- Trung tâm từ điển, Hà Nội, 1994 L. Vitgốp- I. A. Xukhụtin- Tình bạn vĩ đại và cảm động (Nguyễn Ngọc Bằng- Cao Xuân Hạo dịch), NXB Thanh niên, Hà Nội, 1968.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMotsobienphapsuphamnham.doc
Tài liệu liên quan