Việc Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của WTO đã đánh dấu một bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển của nền kinh tế 1,3 tỷ dân này cũng như xác định vai trò không thể thiếu của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới. Tư cách thành viên WTO đem lại cho Trung Quốc những vận hội mới trong phát triển kinh tế, đưa sự phát triển ấy lên một tầm cao mới. Những kết quả đạt được sau một năm gia nhập WTO của Trung Quốc đã cho thấy hội nhập kinh tế toàn cầu đem lại lợi ích cho chính các nước thành viên, tăng cường sức cạnh tranh và năng động của nền kinh tế, thúc đẩy mở rộng quan hệ quốc tế và cải cách hệ thống chính sách cho phù hợp với bối cảnh toàn cầu hoá.
Việt Nam là nước láng giềng với Trung Quốc cũng chịu những ảnh hưởng trực tiếp của hoạt động đầu tư, kinh doanh thương mại khi phải cạnh tranh với một nước lớn như Trung Quốc, nhưng Việt Nam cũng có được những cơ hội của việc Trung Quốc gia nhập WTO. Là nước hội nhập sau, Việt Nam có thêm thời gian tìm hiểu và tham khảo nước đi trước để có thể nhanh chóng thực hiện được mục đích của mình theo cách riêng.
Trong thời đại toàn cầu hoá, dòng chảy vốn, công nghệ và tri thức di chuyển rất nhanh từ nước này sang nước khác. Các nước đang phát triển là địa điểm cho các công ty lớn đầu tư và khai thác nguồn lao động rẻ. Nếu các nước đang phát triển đón nhận có hiệu quả dòng chảy này thì toàn cầu hoá là cơ hội để rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế với các nước khác.
Tiến hành hội nhập, đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho xã hội, nghĩa là góp phần tạo cơ hội để ngày càng nhiều lao động tham gia vào quá trình phát triển. Toàn cầu hoá còn thúc đẩy việc tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng. Bên cạnh đó, toàn cầu hoá gắn liền với sự phát triển của công nghệ thông tin và kinh tế tri thức.
77 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1579 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số cải cách chính sách thương mại của trung quốc kể từ khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế.
Do tình hình buôn bán trên thế giới và trong nước được cải thiện, và được hưởng một số quy chế sau khi gia nhập WTO, xuất khẩu của Trung Quốc trong năm 2002 tiếp tục tăng mạnh. Trong quý I xuất khẩu tăng 9,9%. Riêng tỉnh Quảng Đông có mức xuất khẩu đạt 107, 9 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 201,3 tỷ USD của 11 tháng đầu năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 325, 569 tỷ USD, tăng 22,3%. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 295,216 tỷ USD, tăng 21,2%. Trung Quốc đạt thặng dư thương mại ở mức 303,53 tỷ USD, tăng 34,6 tỷ USD. Riêng trong tháng 12, xuất khẩu đạt 31,891 tỷ USD, tăng 30,2% và nhập khẩu là 28,733 tỷ USD, tăng 28,4%; mức thặng dư thương mại là 3,159 tỷ USD giảm 49.4% 10( Nguồn: Thời báo KTVN 2002 - 2003 ).
Bảng 2
Số liệu về xuất nhập khẩu của Trung Quốc (12/2002)
Đơn vị: triệu USD
Th. 12
Tổng giá trị cả năm
Giá trị
Giá trị
±%
Giá trị
±%
Tổng giá trị XK; biên độ; NK& biên độ
606,24
29,3
6207,85
21,8
Tổng giá trị xuất khẩu
318,91
30,2
3255,69
22,3
Tổng giá trị nhập khẩu
287,33
28,4
2952,16
21,2
Cân bằng xuất khẩu; biên độ; nhập khẩu và biên độ (thặng dư là +; thâm hụt -)
31,59
49,4
303,54
34,6
Nguồn: Số liệu Hải quan Trung Quốc, 2002
Trong khi kim ngạch thương mại thế giới năm 2001 giảm 1,5% và dự đoán năm 2002 chỉ tăng gần 1%, thì kim ngạch xuất nhập khẩu của nền kinh tế đông dân nhất thế giới này lại gặt hái được thành công. Mười thị trường xuất khẩu hàng đầu của Trung Quốc trong năm 2002 bao gồm Mỹ, Hồng Kông, Nhật, EU, ASEAN, Hàn Quốc, Đài Loan, Australia, Canada và Nga (xem phụ lục 1).
Mức xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường EU giảm, trong khi xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, ASEAN, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan lại tăng. Xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Nhật Bản lần đầu tiên đã vượt qua mức xuất khẩu của Mỹ sang thị trường này. Xuất khẩu của các xí nghiệp quốc doanh tăng 7,1%, của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 23,9%. Đáng chú ý là xuất khẩu các sản phẩm dệt may và xuất khẩu phần mềm tăng nhanh. Trong 10 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc đạt 50,7 tỷ USD, tăng 14,16%. Đến tháng 8/ 2002, Trung Quốc có đến hơn 4.200 công ty với hơn 500.000 nhân công chuyên sản xuất và kinh doanh hơn 9.830 sản phẩm phần mềm khác nhau chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực tài chính, dịch thuật, kỹ thuật và chống vi rút. Doanh thu phần mềm của Trung Quốc đạt gần 80 tỷ NDT năm 2001, trong đó xuất khẩu đạt 6 tỷ NDT. Dự tính đến năm 2005, xuất khẩu phần mềm của Trung Quốc sẽ đạt mức 5 tỷ USD. Trung Quốc đang quyết tâm chiếm ngôi vị hàng đầu của ấn Độ trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu phần mềm trong vòng 5 đến 10 năm nữa. Hiện nay, Trung Quốc đã có hệ thống đào tạo công nghệ thông tin khá lớn: 200 trường đại học có khoa công nghệ thông tin và 33 trong số đó có hẳn các trường riêng đào tạo về phát triển phần mềm.
Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc tuân thủ nghiêm chỉnh những quy định của WTO. Các nước thành viên WTO sau khi xem xét 17 chính sách thương mại quá độ của Trung Quốc theo nghị định thư về điều khoản gia nhập WTO đã thông qua 16 chính sách, còn một chính sách nữa sẽ sớm được thông qua. Việc kiểm soát nhập khẩu của Trung Quốc hiện được nới lỏng rất nhiều. Thuế nhập khẩu trung bình của Trung Quốc giảm từ 15,6% đầu năm 2002 xuống còn 12%, sự bất ổn kinh doanh trước đây do những thoả thuận song phương đã được thay thế bởi một khuôn khổ thương mại đa phương ổn định hơn. Thuế nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp giảm xuống 11,3% so với mức 14,7% năm 2001. Với các sản phẩm điện tử, thuế nhập khẩu giảm từ 16,2% xuống còn 10,7%. Thuế đánh vào 251 loại sản phẩm kỹ thuật thông tin giảm từ 12,4% xuống 3,4%.
Ngoài giảm thuế, Trung Quốc còn tấn công mạnh vào bọn buôn lậu, ăn cắp bản quyền... Chính vì vậy, mức nhập khẩu của cả nước tăng khá mạnh. Kim ngạch xuất khẩu cả nước trong nửa đầu năm tăng 14, 1% đạt 142,1 tỷ USD. Xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp tiếp tục tăng mạnh, trong đó, xuất khẩu của ngành dệt may tăng 20,1%, của ngành điện tử tăng 11,5%, của ngành thiết bị bưu chính viễn thông tăng 45,2% trong tháng 6. Nhiều hạn ngạch của một số nước đã được dỡ bỏ đối với hàng hoá Trung Quốc có nhiều ưu thế cạnh tranh.
Trong 9 tháng đầu năm 2002, tổng nhập khẩu tăng 17,2% (đạt 212,57 tỷ USD). Mức xuất siêu là 20 tỷ USD. Kim ngạch ngoại thương đến hết tháng 11 đã đạt 560,18 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2001, trong đó xuất khẩu tăng 21,6% tương đương với 293,69 tỷ USD và nhập khẩu tăng 20,5% tương ứng với 266,49 tỷ USD. Mức xuất siêu là 27,2 tỷ USD. Riêng trong tháng 11, kim ngạch thương mại là 59,95 tỷ USD, tăng 33,7% trong đó xuất khẩu giá trị 31,21 tỷ USD tăng 30% còn nhập khẩu là 28,74 tỷ USD tăng 37,9%.
Giá trị xuất khẩu của Trung Quốc tính theo các châu trong 9 tháng đầu năm 2002 lần lượt đạt: Châu á 121,57 tỷ USD - tăng 19% so với cùng kỳ năm 2001 trong đó riêng với ASEAN là 16,73 tỷ USD và khu vực Trung Đông 8,42 tỷ, Châu Phi 4,93 tỷ USD - tăng 11,1%, Châu Âu 41,98 tỷ USD - tăng 16,1% bao gồm EU (15 nước thành viên) tăng 13,8%, Châu Mỹ 60,35 tỷ - tăng 22,9% trong đó Mỹ Latinh 12,2%, Bắc Mỹ 24,4% và Châu Đại dương 3,73 tỷ - tăng 25,3% (xem phụ lục 3).
Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tăng 20,4% trong 11 tháng đầu năm 2002 đạt 122,48 tỷ USD trong khi hàng nhập khẩu tăng 12,7% tương đương với 116,34 tỷ USD. Thương mại sản phẩm chủ yếu ở mức 238,82 tỷ USD, tăng 16,5%.
Mười đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc trong 11 tháng đầu năm 2002 theo số liệu của Hải quan Trung Quốc (2002) lần lượt xếp hạng trên tổng giá trị xuất nhập khẩu từ cao nhất xuống thấp nhất bao gồm: Nhật Bản (91,8 tỷ USD), Mỹ (87,97 tỷ USD), EU (78,25 tỷ USD), Hồng Kông (62,83 tỷ USD), ASEAN (49,98 tỷ USD), Đài Loan (40,28 tỷ USD), Hàn Quốc (39,48 tỷ USD), Nga (10,87 tỷ USD), Australia (9,49 tỷ USD) và Canada (7,18 tỷ USD) (xem phụ lục 2) .
Cùng thời kỳ này, kim ngạch hàng gia công cũng tăng ổn định. Xuất nhập khẩu của các công ty nước ngoài tăng mạnh còn ngoại thương của các doanh nghiệp nhà nước bắt đầu tăng với tốc độ nhanh hơn. Xuất khẩu các mặt hàng máy móc và điện tử cũng như các hàng nguyên vật liệu truyền thống tăng nhanh.
Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng nhanh khiến tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc tăng mạnh. Với mức 600 tỷ USD trong năm 2002, theo báo cáo của WTO ngày 10/10/2002, Trung Quốc đã trở thành nước có kim ngạch thương mại lớn thứ 4 trên thế giới sau Mỹ, Châu Âu, và Nhật.
Theo số liệu Hải quan Trung Quốc, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong ba tháng đầu năm 2003 đạt 173,660 tỷ USD, tăng 42,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 86,316 tỷ USD tăng 33,5% và nhập khẩu đạt 87,344 tỷ USD, tăng 52,4%. Thâm hụt thương mại là 1,027 tỷ USD. Riêng xuất trong tháng 3 là 32,091 tỷ USD , tăng 34,7% và nhập khẩu là 32,551 tỷ USD, tăng 45,1%; thâm hụt thương mại là 459 tỷ USD.
Bảng 3
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (3 tháng đầu năm 2003)
Đơn vị: Triệu USD
Tháng 3
Từ tháng 1 à 3
Gía trị Net
±%
Gía trị Net
±%
Tổng giá trị XNK
646.42
39.7
1736.6
42.4
Tổng giá trị XK
320.91
34.7
863.16
33.5
Tổng giá trị NK
325.51
45.1
873.44
52.4
(Nguồn: Số liệu Hải quan Trung Quốc,2002)
Niềm tin của các công ty nước ngoài ở Trung Quốc được nâng lên do nguồn thu từ thị trường Trung Quốc ổn định. Việc gia nhập WTO của nước là một xu hướng không thể đảo ngược trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Nguồn nhân công đông, giá rẻ và thị trường lớn đã mang lại lợi nhuận lớn và tăng niềm tin trong các nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư vào Trung Quốc.
Trong hai tháng đầu năm 2003, tổng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc đạt 54,22 tỷ USD, tăng 32,8% so với năm 2001. Trong đó giá trị xuất khẩu vào thị trường Mỹ đứng đầu với 11,11 tỷ USD, tăng 31,9%; theo sau là Hồng Kông với 9,35 tỷ USD, EU 8,93 tỷ USD, Nhật Bản 7,86 tỷ USD, ASEAN 3,81 tỷ USD, Hàn Quốc 2,46 tỷ USD, Đài Loan 1,15 tỷ USD, Australia 0,8 tỷ, Canada 0,72 tỷ USD, và Nga 0,65 tỷ USD (xem phụ lục 4). Đây vẫn là 10 đối tác xuất nhập khẩu hàng đầu của Trung Quốc với tổng giá trị trong 2 tháng 1,2/ 2003 là 109,02 tỷ USD. Nhật Bản và EU đã vượt Mỹ trong kim ngạch thương mại hai chiều với Trung Quốc: Nhật Bản đạt 17,51 tỷ USD tăng 41,5% và EU là 15,95 tỷ USD tăng 39,3% so với cùng kỳ năm trước. Hồng Kông, ASEAN, Hàn Quốc và Đài Loan lần lượt xếp thứ 4, 5, 6, 7. Kim ngạch giữa Trung Quốc và Nga, Australia, Canada theo thứ tự là 2 tỷ USD, 1,78 tỷ USD và 1,35 tỷ USD đứng hàng thứ 8,9, 10 (xem phụ lục 5).
Một thay đổi khác từ việc gia nhập WTO của Trung Quốc là khối kinh tế tư nhân có sự tăng trưởng nhanh. Vị thế hợp pháp của doanh nghiệp tư nhân như một thành phần hữu cơ của nền kinh tế đất nước chỉ đưọc công nhận bởi hiến pháp sửa đổi tháng 3/1999. Ví dụ như, tất cả các doanh nghiệp trong nước sẽ có thể thực hiện xuất nhập khẩu tự do và độc lập trong vòng ba năm khi các hạn chế về điều hành xuất nhập khẩu (ngoại trừ kinh doanh những mặt hàng thiết yếu như dầu thô, gạo và thuốc lá) được dỡ bỏ dần trong khoảng thời gian này. Theo những điều kiện này, số doanh nghiệp tư nhân được cấp phép kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ tăng nhanh. Ví dụ, tại tỉnh Triết Giang, 80% trong số 1700 doanh nghiệp tư nhân đã được trao quyền thực hiện xuất nhập khẩu trong năm 2002. Trong 9 tháng đầu năm, kinh ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp tư nhân này tăng 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2001.
2.2. Kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, sau khi đạt mức cao kỷ lục trong năm 2000: hơn 1491 tỷ USD tính theo dòng vốn vào, hay tăng 37% và 1379 tỷ USD tính theo dòng vốn ra hay tăng 32% so với năm 1999, dòng vốn FDI trên phạm vi toàn thế giới đã sụt giảm trong 2 năm tiếp theo 2001 và 2002. Nhưng Trung Quốc lại là trường hợp đặc biệt, thu hút 10% vốn FDI toàn thế giới, đạt mức trên 50 tỷ USD trong năm 2002 (xem bảng 1). Trung Quốc thu hút nhiều vốn đầu tư nhằm để tăng năng suất nhờ tận dụng kinh nghiệm quản lý kết hợp với lợi thế nhân công rẻ và thị trường nội địa tiềm năng. Kể từ năm 1993, Trung Quốc đã trở thành nước nhận vốn đầu tư lớn nhất trong số các nước đang phát triển. Trong thời gian từ năm 1993 đến năm 2001, Trung Quốc luôn đứng thứ hai trên thế giới về thu hút FDI. Năm 2002, lần đầu tiên Trung Quốc vượt qua Mỹ, trở thành nước thu hút FDI lớn nhất trên thế giới. Có rất nhiều nhân tố dẫn tới sự gia tăng mạnh của FDI vào Trung Quốc: một thị trường lớn với 1,3 tỷ dân, chi phí lao động rẻ, môi trường đầu tư được cải thiện đáng kể. Cơ sở hạ tầng hợp lý, chính sách ưu tiên và ưu đãi về thuế cũng như việc cho phép các đặc khu kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc tự do hoá nền kinh tế. Có thể nói, sự tiếp tục gia tăng của dòng vốn FDI vào Trung Quốc được quyết định bởi quá trình tự do hoá kinh tế và cải cách cơ cấu ngành, vốn đang có thêm động lực mới với việc nước này trở thành thành viên chính thức của WTO.
Việc Trung Quốc gia nhập WTO là một sự kiện tác động mạnh đến luồng vốn đầu tư nước ngoài vào nước này trong năm qua. Tuân thủ các quy định của WTO, tháng 2/2002, hơn 30 vụ của Uỷ ban Nhà nước Trung Quốc đã rà soát hơn 2300 bộ luật và quy định hiện hành, đã bãi bỏ 830 văn bản và sửa đổi 323 văn bản. Hơn 190000 văn bản luật quy định của các cấp địa phương và các tiêu chuẩn đã được huỷ bỏ hoặc sưả đổi. Chính phủ Trung Quốc đã sửa đổi các luật như: Luật liên doanh nước ngoài, Luật công ty có vốn đầu tư nước ngoài cùng các văn bản và các quy định hướng dẫn đầu tư nước ngoài khác.
Bên cạnh đó, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cũng đã ban hành một số văn bản mới hướng dẫn đầu tư nước ngoài, các văn bản này có hiệu lực từ ngày 1/ 4/ 2002. So với các văn bản cũ, các văn bản mới đưa ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn, danh mục mới mở rộng phạm vi các ngành được khuyến khích từ 186 lên 262 mục, các khoản mục hạn chế giảm từ 112 xuống còn 75 mục. Các hướng dẫn mới tập trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghệ cao, vận tải, năng lượng, vật liệu mới, bảo vệ môi trường. Từ nay đến 2010, các doanh nghiệp đầu tư vào những lĩnh vực được khuyến khích sẽ được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 15%. Các danh mục mới cũng bao gồm nhiều dự án khuyến khích liên quan đến việc tự do hoá hơn nữa lĩnh vực dịch vụ như các hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, thương mại, ngoại thương, du lịch, truyền thông, vận tải, dụ lịch kế toán và pháp lý, ...
Trung Quốc còn thực hiện nhiều nỗ lực thiết lập thị trường, hạ thấp thuế quan,... Đây là những nhân tố khiến đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc tăng mạnh. Đáng chú ý là nhiều công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty lớn của Nhật như NEC (công nghệ cao), Seilko Epson Corp. (sản xuất quét ảnh), Minolta Co. Ltd (sản xuất máy ảnh), Minebea (sản phẩm ổ bi), ... đã chuyển nhiều vốn đầu tư vào các cơ sở sản xuất của họ từ các nước Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines,... sang Trung Quốc do ở đây nguyên vật liệu và chi phí lao động rẻ hơn, hơn nữa còn do nhiều khách hàng của các công ty này đã chuyển sang hoạt động ở Trung Quốc. Theo tờ Nikon Keizal Shimbun của Nhật thì trong năm 2001 đã có ít nhất 22 cơ sở sản xuất của Nhật kinh doanh ở Thái lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines đã đóng cửa hoặc thu hẹp quy mô sản xuất của họ để chuyển sang Trung Quốc.
Việc gia nhập WTO cũng như thực hiện các cam kết cải thiện môi trường đầu tư, giảm thuế quan,... đã biến Trung Quốc thành thanh nam châm có sức hút cực mạnh trong thu hút đầu tư nước ngoài. Tính đến tháng 9/2002, Trung Quốc đã phê chuẩn hơn 414.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn theo hợp đồng là 813,66 tỷ USD, trong đó, số vốn đầu tư thực tế là 434,78 tỷ USD. Riêng Thượng Hải, từ tháng 1 đến tháng 9/2002 đã thu hút được thêm 8,03 tỷ USD, tăng 37,6%, với 2245 dự án tăng 21,7%. Theo đánh giá, vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc trong cả năm vượt 50 tỷ USD. Với mức này, Trung Quốc đã vươn lên thành nước có mức thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất trên thế giới, vượt qua Mỹ trong năm 2002.
Tính đến cuối tháng 11, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đạt 274 tỷ USD, tương đương tổng giá trị nhập khẩu của cả nước trong 10 tháng (so với mức 212, 1 tỷ USD vào cuối năm 2001). Nợ nước ngoài tiếp tục giảm. Tính đến cuối tháng 6/ 2002, số dư nợ đứng ở mức 160 tỷ USD. Số tiền gửi tiết kiệm của cư dân vào cuối tháng 10 đạt 9200 tỷ NDT ( tương đương 1100 tỷ USD). Tiền gửi của cư dân tăng do thu nhập tăng nhanh. Mức GDP bình quân theo đầu người của Trung Quốc tăng từ 787 USD năm 1999 lên 853 USD/ 2000 và đạt 961 USD năm 2002 (tăng 6%).
Theo báo cáo đầu tư thế giới của tổ chức Hội nghị về thương mại và phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNCTAD), Trung Quốc sẽ vẫn là nước đang phát triển đứng đầu được ưu tiên đầu tư trong năm 2002 - 2005 (xem bảng 4).
Bảng 4
Những địa chỉ đầu tư được ưu tiên trong thời kỳ
2002 – 2005
(% trong tổng số câu trả lời của các tập đoàn xuyên quốc gia)
Các nước công nghiệp phát triển
Các nước đang phát triển châu á
Các nước Mỹ Latinh
Các nước Trung và Đông Âu
Các nước châu Phi và Tây á
Mỹ
27
Trung Quốc
27
Braxin
33
Ba Lan
33
Nam Phi
17
Đức
16
Indonesia
10
Mêhicô
20
Hungary
20
Hy Lạp
12
Anh
12
Thái Lan
10
Achenti-na
15
CH Séc
18
Thổ Nhĩ Kỳ
8
Pháp
10
Malaysia
9
Chilê
10
Nga
11
Ma rốc
8
Italia
6
ấn Độ
9
Colombia
5
Rumania
4
Nigeria
6
Tây Ba Nha
5
Hàn Quốc
7
Peru
4
Bungary
4
ảrậpXê út
6
Thuỵ Điển
3
Đài Loan
7
Bôlivia
3
Ukraina
2
Các tiểu vương quốc ảrập
5
Canada
3
Việt Nam
5
Vênêzuêla
3
Các nước khác
7
Ixraen
2
Ireland
2
Hồng Kông
4
Các nước khác
Angôla
2
Các nước khác
13
Philippines
4
Các nước khác
4
Singapore
4
(Nguồn: UNCTAD 2002)
2.3. Trung Quốc thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử
Đối với nguyên tắc chung về không phân biệt đối xử liên quan tới thương mại. Các thành viên WTO phải đối xử công bằng đôí với các nhà cung cấp (theo nguyên tắc tối huệ quốc) và không phân biết giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu hoặc dịch vụ trong thị trường nội địa. Ngoài ra, đối với Trung Quốc còn thêm một số cam kết: xoá bỏ hệ thống hai giá, loại bỏ các hạn chế về buôn bán, đưa vào những sắp xếp hành chính thống nhất và xem xét luật pháp. Những hiệp định này có tầm quan trọng không chỉ đối với chính quyền trung ương mà cả những cấp chính quyền địa phương nơi tham gia thường xuyên vào thương mại và nguyên tắc địa phương.
Bên cạnh những điểm phát triển khuyến khích thì cũng xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Nhiều sản phẩm của Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh đã bị tác động do có thêm nhiều tính pháp lý chống phá giá và hạn chế của các rào cản xanh - những hạn chế nhập khẩu liên quan đến an toàn thực phẩm và môi trường. Theo số liệu WTO, trong nửa đầu năm 2002, 15,4% trong tổng số 104 trường hợp chống phá giá WTO đưa ra là các sản phẩm của Trung Quốc và kim ngạch xuất nhập khẩu của nước này chỉ chiếm 4% tổng kim ngạch của thế giới.
Ngoài ra, hiệp định Trung - Mỹ về việc Trung Quốc gia nhập WTO cũng cho phép Mỹ áp dụng những biện pháp khẩn cấp để giới hạn hàng nhập khẩu từ Mỹ nếu những hàng nhập khẩu bị coi là tăng nhanh và có tiềm năng gây nguy hiểm cho việc sản xuất trong nước. Và điều này cho phép Mỹ áp dụng các biện pháp giới hạn mà không phải theo lịch trình, một cách thuận lợi hơn để hạn chế sản phẩm Trung Quốc hơn là áp dụng các nguyên tắc chống phá giá và rào cản xanh.
2. 4. Hội nhập kinh tế toàn cầu
Trung Quốc là nước đang phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế toàn cầu nên động lực tăng trưởng của Trung Quốc sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các thành viên khác trong khu vực Châu á Thái Bình Dương cũng như toàn cầu.
Trung Quốc đóng vai trò tích cực trong nhiều diễn đàn đóng góp vào sự hợp tác quốc tế và phát triển sự thịnh vượng trong bối cảnh toàn cầu hoá. Việc gia nhập WTO sẽ giúp kinh tế Trung Quốc tiếp tục các xu hướng tự do hoá cũng như phát triển các quan hệ thương mại và đầu tư với thế giới bên ngoài, thúc đẩy Trung Quốc hội nhập mạnh mẽ hơn vào nền kinh tế thê giới.
Trong năm 2003, Trung Quốc dự kiến đạt mức tăng trưởng GDP là 7%, tổng thu hút FDI đạt 50 tỷ USD. Các mức này phản ánh sự thận trọng của Trung Quốc trong chiến lược phát triển kinh tế. Rất nhiều các cam kết của Trung Quốc chưa đến hạn thực hiện, do vậy những ảnh hưởng tiêu cực hầu như chưa đáng kể, trong năm qua kinh tế Trung Quốc vẫn phát triển nhanh và ổn định. Tuy nhiên, những ảnh hưởng không mong muốn rất có thể sẽ xuất hiện trong 1 –2 năm tới. Bên cạnh đó, không phải là không có các những kêu ca, phàn nàn của các nhà đầu tư và các đối tác thương mại. Một báo cáo của Phòng thương mại Mỹ tháng 9/ 2002 cho rằng nhiều luật lệ của Trung Quốc còn mơ hồ ngay cả khi chúng đã được sửa đổi. Phía Nhật Bản cũng nói rằng Trung Quốc không thực hiện đầy đủ cam kết của họ. Do vậy, để nền kinh tế phát triển ổn định, Trung Quốc cần phải có nhiều nỗ lực hơn trong cải cách và điều chỉnh cơ cấu kinh tế cũng như hệ thống pháp luật.
Gia nhập WTO đã đem lại cho Trung Quốc nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức để phù hợp với “luật chơi” và bối cảnh kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, xem xét những kinh nghiệm thực tế Trung Quốc đã thực hiện và gặt hái được sau khi trở thành thành viên WTO cho Việt Nam thấy được chặng đường dài trước mắt để chuẩn bị cho việc gia nhập WTO vào năm 2005 và sẵn sàng đón nhận cơ hội, vượt qua thử thách trên trường quốc tế. Đồng thời, việc Trung Quốc gia nhập WTO có ảnh hưởng như thế nào với Việt Nam, nước láng giềng có chung đường biên giới?
Chương III
một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
i. Trung Quốc gia nhập WTO mang đến cơ hội cho Việt Nam
1. Cơ hội cho việc tích cực cải cách để phát triển kinh tế
áp lực và thách thức của việc Trung Quốc gia nhập WTO sẽ thúc đẩy Việt Nam cải cách mở cửa nhanh chóng, phát triển kinh tế, từ đó tạo cơ hội cho Việt Nam phát triển nhanh trong thế kỷ mới.
Đổi mới mở cửa ở Việt Nam chậm hơn cải cách mở cửa của Trung Quốc 10 năm, mức độ phát triển của toàn bộ nền kinh tế thấp hơn Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng kinh tế những năm gần đây lại thấp hơn Trung Quốc. Bình quân tăng trưởng năm của Việt nam từ 1996 - 2000 là 7,08% còn của Trung Quốc là 8,5%. Trước xu thế kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, nửa đầu năm nay kinh tế Trung Quốc vẫn có xu thế tăng trưởng mạnh, đạt 8%, cả năm 2002. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt nam năm 2002 là 7,3%. Theo tính toán sơ bộ, về cơ bản mục tiêu phát triển tổng thể của Việt Nam vẫn chỉ bằng mức độ phát triển của Trung Quốc đầu thập kỷ 90. Do cơ số kinh tế không giống nhau, khoảng cách giữa các nước lạc hậu và nước tiên tiến có thể ngày càng lớn trong quá trình phát triển. Dù nước lạc hậu duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nước tiên tiến, thì khoảng cách lớn này vẫn duy trì trong một thời gian nhất định mới có thể thay đổi. Đối với Việt Nam còn tương đối lạc hậu thì phải đẩy nhanh cải cách mở cửa, đẩy nhanh phát triển kinh tế mới đuổi kịp Trung Quốc. Kế hoạch 5 năm mới và 10 năm của Việt Nam chính là quyết tâm đẩy nhanh phát triển kinh tế trong thế kỷ mới, cũng dự báo một tương lai tốt đẹp.
2. Cơ hội cho việc hình thành môi trường kinh doanh ở Châu á
Sức kéo khi gia nhập WTO cùng với thúc đẩy nhu cầu trong nước, chiến lược khai thác phát triển miền Tây thúc đẩy kinh tế Trung Quốc phát triển, có thể làm cho kinh tế Trung Quốc cất cánh trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái. Thực hiện kế hoạch thành lập Khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN sẽ tạo thuận lợi cho việc hình thành môi trường nhỏ trong khu vực, tạo cơ hội phát triển kinh tế cho Việt Nam.
Hiện nay, sự suy giảm kinh tế của nước Mỹ chiếm gần 1/3 tổng lượng kinh tế thế giới, kinh tế Nhật sụt giảm, kinh tế Châu Âu không có dấu hiệu đáng mừng, đã kéo kinh tế toàn cầu vào suy thoái. Kinh tế Trung Quốc đang đứng trước cuộc thử nghiệm khó khăn, nhưng " cỗ xe 3 bánh " của tăng trưởng kinh tế - đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu vẫn kéo kinh tế Trung Quốc duy trì, ổn định, tăng trưởng cao. Không thể nghi ngờ, khác với các nước lấy mô hình kinh tế hướng ngoại làm chủ đạo, Trung Quốc có thị trường rộng lớn lấy việc mở rộng nhu cầu trong nước là chủ lực để tăng trưởng kinh tế. ở một mức độ nhất định, điều này đã hoá giải tác động xấu của kinh tế thế giới. Đồng thời với việc mở rộng nhu cầu trong nước, phải tích cực khai thác nhu cầu bên ngoài, tăng cường xuất khẩu, ra sức thực hiện các chính sách khuyến khích xuất khẩu. Tiến hành khai thác phát triển miền Tây có hiệu quả, tổ chức thành công Thế vận hội 2008, gia nhập WTO đều là cơ hội tốt để Trung Quốc đẩy nhanh tốc độ phát triển trong thời gian tới. Tuy Trung Quốc vẫn không đủ khả năng ngăn chặn suy thoái kinh tế ở khu vực bằng tăng trưởng kinh tế của mình, nhưng lại có khả năng tạo nên một môi trường tăng trưởng kinh tế tốt đối với khu vực nhỏ có quan hệ kinh tế mật thiết. Nhưng phải có lợi ích từ khu vực nhỏ này thì kinh tế Trung Quốc mới gắn bó hơn, hình thành quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Kế hoạch khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN chính là kết quả đáp ứng nhu cầu này. Singapore đã thảo luận về việc xây dựng mối quan hệ với phát triển kinh tế Trung Quốc, Việt Nam liền núi liền sông càng nên lợi dụng điều kiện thuận lợi của mình.
3. Cơ hội đẩy nhanh tiến trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế
Gia nhập WTO thúc đẩy Trung Quốc điều chỉnh cơ cấu kinh tế, Việt Nam có thể lợi dụng cơ hội này chủ động cùng điều chỉnh với Trung Quốc đón nhận cơ hội phát triển mới.
Gần đây, cơ cấu kinh tế Trung Quốc bước vào thời kỳ điều chỉnh mới ở một trình độ cao, mức độ cao, gia nhập WTO thúc đẩy quá trình điều chỉnh này nhanh hơn. Ngành nghề truyền thống hướng đến ngành kỹ thuật cao, ngành tập trung nhiều sức lao động, ngành tốn nhiều nguyên liệu hướng đến ngành tập trung tri thức kỹ thuật cao. Khi Nhật Bản tiến hành cuộc điều chỉnh kinh tế với quy mô lớn, một số doanh nghiệp và tư bản phải di chuyển đã tạo thời cơ quan trọng để kinh tế của 4 con rồng nhỏ châu á cất cánh. Hiện nay, trình độ kinh tế Trung - Việt vẫn không theo kịp Nhật Bản và 4 con rồng nhỏ, nhưng tổng lượng kinh tế và thị trường khổng lồ của Trung Quốc hoàn toàn có thể thúc đẩy một bộ phận kinh tế trong các nước láng giềng như Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma phát triển và thực hiện điều chỉnh, tạo nên thay đổi tương ứng trong cơ cấu kinh tế của các nước này, quan trọng là ai có thể nhận thức và nắm bắt điểm này, tích cực tạo điều kiện, thu hút một bộ phận trong ngành nghề truyền thống của Trung Quốc, nhất là bộ phận gia công xuất khẩu ở khu vực duyên hải đông nam Trung Quốc chuyển sang Việt Nam và ra sức thu hút vốn kết hợp của một bộ phận các nhà sản xuất đồ điện gia dụng, viễn thông không thích ứng được trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường Trung Quốc. Ưu thế trong phương diện đồ điện gia dụng và khả năng tiếp thu hướng đến ngành kỹ thuật cao của ngành này ở Trung Quốc đáng được Việt Nam nghiên cứu và học tập; đây sẽ là con đường thông qua ngành nghề truyền thống bước vào ngành nghề kỹ thuật cao rất tốt.
4. Cơ hội thu hút FDI
Gần đây, Trung Quốc đã tiến hành chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài, không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, đãi ngộ thị trường ngày càng lớn, vì vậy thu hút vốn FDI liên tục đứng đầu trong các nước đang phát triển; trong khi đó mấy năm gần đây đầu tư nước ngoài của Việt Nam lại giảm. Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO tất sẽ phải tuân theo cam kết trong đàm phán, mở cửa rất nhiều lĩnh vực kinh tế có dự báo lợi nhuận tương đối lớn mà trước đây bị hạn chế hoặc không mở của như ngân hàng, viễn thông, dịch vụ. Hơn nữa, dự báo tốt trong tương lai do thị trường rộng và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của Trung Quốc mang lại sẽ thu hút vốn đầu tư lớn vào Trung Quốc. Mấy năm gần đây, vốn đầu tư cơ bản của Việt Nam đang có xu thế giảm. Năm 2001 mới có xu thế tốt. Do sự suy thoái của kinh tế thế giới, rất nhiều khoản lợi nhuận của tư bản các nước phát triển sẽ thu nhỏ lại, họ phải nhanh chóng tìm kiếm thị trường đầu tư mới, trên thị trường không thiếu vốn, mà cái thiếu chính là thị trường đầu tư vừa thuận lợi vừa thu được lợi nhuận. Có thể nói, thu hút đầu tư nước ngoài không có quan hệ với việc gia nhập WTO, vấn đề mấu chốt là ở mức độ thuận lợi và lợi nhuận hoặc là tương lai của nó, mức độ rủi ro và thu hồi vốn của môi trường đầu tư, thị trường đầu tư. Trung Quốc luôn cố gắng ở những mặt này, có điều khác là sau khi Trung Quốc gia nhập WTO thì mức độ mở cửa thị trường sẽ tăng lên, các quy tắc tương ứng cũng tiếp cận hơn nữa với quốc tế, đây thực chất là đang chuyển một áp lực khách quan thành động lực và ưu thế. Việt Nam nên tích cực nghiên cứu về thu hút đầu tư của mình, cải thiện thủ tục hành chính rườm rà, chủ nghĩa quan liêu, tham ô, tham nhũng, tính tuỳ tiện của chính sách, thực hiện không triệt để, cơ sở hạ tầng còn kém, giá thành kinh doanh cao... hoàn toàn có thể chủ động mở cửa hơn nữa khi chưa ra nhập WTO, cải thiện môi trường đầu tư, như vậy vừa cải thiện tốt môi trường đầu tư vừa có thể giảm bớt tác động khi gia nhập WTO. Đồng thời, theo nguồn vốn lớn mới chảy vào thị trường Trung Quốc, có một bộ phận tư bản Trung Quốc và tư bản nước ngoài kinh doanh ở Trung Quốc sẽ gặp khó khăn bởi không thích ứng được trong cuộc cạnh tranh mới, sẽ chuyển luồng vốn này vào Việt Nam, một thị trường cơ bản giống như Trung Quốc những năm trước đây mà họ đã quen thuộc, đó là biện pháp tốt cho cả hai bên. Việt Nam chỉ cần tăng cường nghiên cứu vấn đề này, làm tốt một số công việc cụ thể, chính xác. Với thị trường không quá lớn như của Việt Nam, việc thu hút đầu tư nước ngoài không nhất thiết phải làm toàn diện, chỉ cần nắm vững mấy điểm này thì có thể kéo theo toàn cục.
5. Cơ hội học tập kinh nghiệm về điều chỉnh cơ cấu kinh tế
Gia nhập WTO đã thúc đẩy cải cách mở cửa toàn diện của Trung Quốc. Có người tổng kết ảnh hưởng này là ảnh hưởng ngắn hạn đối với thương mại, ảnh hưởng trung hạn đối với cơ cấu kinh tế, ảnh hưởng dài hạn đối với thể chế. Đối với Việt Nam đang học tập kinh nghiệm cải cách mở cửa của Trung Quốc ở rất nhiều phương diện, ngoài ảnh hưởng về thương mại, đầu tư còn có ở vấn đề ở cấp độ sâu xa tương tự như điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Trong mục tiêu và xu thế gia nhập WTO chung hiện nay, cải cách mở cửa đã đẩy nhanh tốc độ dưới tác dụng hai chiều bị động và chủ động, phát triển cả độ rộng và chiều sâu. Cải cách mở cửa khá muộn, tiến triển tương đối chậm chạp của Việt Nam sẽ đứng trước áp lực mới, không thể không đẩy nhanh cải cách khiến nhiều vấn đề khi cải cách chậm chạp không bộc lộ thì nay sẽ nhanh chóng bộc lộ. Như đến Đại hội 9 của Đảng cộng sản Việt Nam mới đưa ra khái niệm kinh tế thị trường XHCN. Trình bày chủ yếu của khái niệm này đã nhấn mạnh phương hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng chưa nhận thức đầy đủ về nội dung thực chất của kinh tế thị trường, cải cách kinh tế phát triển đến một trình độ nhất định tất sẽ yêu cầu cải cách chính trị tương ứng, còn bước đầu tiên của cải cách chính trị là cải cách hành chính. Trở ngại chủ yếu của cải cách là những người được hưởng lợi ích. Như vậy, một loạt vấn đề như chủ nghĩa quan liêu, tham ô tham nhũng sẽ xuất hiện nhanh chóng. Nhưng đây cũng có thể nói là việc tốt, có thể đẩy mạnh cả cải cách và phát triển kinh tế. Một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao sẽ thúc đẩy mọi thành phần kinh tế cùng tham gia đóng góp vì chính lợi ích của mình.
II. Một số bài học kinh nghiệm cho việt nam từ quá trình đàm phán gia nhập WTO của trung quốc
1. Cần kiên trì "không nóng vội" và kiên định " bảo vệ lợi ích của mình"
Bài học đầu tiên là phải có quan điểm rõ ràng cũng như quyết tâm về chính trị để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và WTO. Trong suốt 15 năm đàm phán, Trung Quốc đã thể hiện tương đối rõ ràng và thống nhất quyết tâm này. Trong quá trình đàm phán, Trung Quốc luôn kiên trì 3 nguyên tắc cơ bản:
Trung Quốc gia nhập WTO với tư cách là một nước đang phát triển
Quyền lợi và nghĩa vụ phải cân bằng và tương xứng với trình độ phát triển và sức mạnh của Trung Quốc
Nếu Trung Quốc chưa gia nhập WTO thì tổ chức WTO còn chưa hoàn chỉnh, chưa thể là một tổ chức đại diện cho thương mại thế giới.
Ba nguyên tắc trên đã chi phối tất cả các cuộc đàm phán của Trung Quốc kể cả song phương và đa phương. Là một nước đang phát triển, Trung Quốc được hưởng các ưu đãi mà WTO đã quy định cho các nước đang phát triển về thời hạn và mức độ bảo hộ, về sự hỗ trợ kỹ thuật của WTO. Thời hạn bảo hộ mà Trung Quốc đạt được cho các ngành sản xuất và dịch vụ nói chung là khoảng 2 - 5 năm.
Thực tế cho thấy, Trung Quốc khó có thể yêu cầu một thời hạn dài hơn, vì WTO đã quy định thời hạn ưu đãi này tối đa cho các nước đang phát triển là 10 năm tính từ năm 1995, có nghĩa là đến năm 2005 những ưu đãi cho các nước đang phát triển nói chung sẽ không còn nữa. Quyền lợi và nghĩa vụ của Trung Quốc cuối cùng cũng đã được xem xét tính toán trên những cái được và mất. Các học giả Trung Quốc đã cân nhắc và cho rằng việc thực hiện các cam kết với WTO trên một số mặt sẽ có hại cho Trung Quốc, xem đó như là “ một cái giá phải trả” nhưng Trung Quốc sẽ có lợi nhiều hơn. Những cái lợi mà Trung Quốc nhận thấy là sẽ rở mộng được thị trường cho các ngành sản xuất của Trung Quốc, sẽ hấp dẫn hơn đối với FDI, sẽ đặt nền kinh tế Trung Quốc trước sức ép cạnh tranh quốc tế gay gắt để đổi mới. Trung Quốc cũng đã cương quyết từ chối những yêu cầu đàm phán vượt khỏi khuôn khổ của Hiệp định Urugoay.
Việt Nam là một nước còn kém phát triển, nghĩa là trình độ phát triển còn kém hơn Trung Quốc. Kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Những điều kiện này cho phép Việt Nam được hưởng những ưu đãi cần thiết theo quy định của WTO khi đàm phán gia nhập WTO. Những trong điều kiện hiện nay, Việt Nam cũng không nên quá lạm dụng những ưu đãi này, có nghĩa là đặt các đòi hỏi về các ưu đãi như là những mục tiêu của đàm phán. Phải xem các ưu đãi này như là những phương tiện để thực hiện các cam kết giúp Việt Nam mở rộng thị trưòng, tăng thêm sức hấp dẫn thu hút vốn đầu tư và đẩy mạnh đổi mới kinh tế đất nước. Cái được và mất rõ ràng phải được cân nhắc khi đàm phán cam kết gia nhập WTO. Nhưng ở đây, cái được và mất có một mối quan hệ “ thả con săn sắt, bắt con cá rô”. Thực tế, tất cả các nước tham gia WTO dã cho thấy họ đã được lợi nhiều hơn. Lợi và hại bao nhiêu phụ thuộc vào sự đổi mới chính sách và thể chế của các quốc gia tham gia.
2. Bài học về công tác chuẩn bị tốt, đầy đủ trong quá trình đàm phán
Vấn đề cần phải hiểu biết các nguyên tắc và yêu cầu của WTO cũng được xem là điều kiện tiên quyết. Trung Quốc nghiên cứu WTO trong nhiều năm, đã xuất bản hàng chục cuốn sách và hàng trăm công trình nghiên cứu và hội thảo giới thiệu về WTO, về các nguyên tắc, thể chế, các yêu cầu về tính minh bạch, về sự không phân biệt đối xử, về các nguyên tắc tối huệ quốc, đối xử quốc gia, chống bán phá giá, về những cái lợi và hại khi Trung Quốc gia nhập WTO,... Song phải thừa nhận rằng, chính trong qúa trình đàm phá, Trung Quốc mới có thể ngày càng hiểu biết đúng hơn WTO và các thành viên của nó. Chẳng hạn, các nước thành viên WTO đã nêu ra với Trung Quốc 5700 câu hỏi (đối với Việt Nam là 1500 câu hỏi) thông qua các câu hỏi này, các nước thành viên WTO muốn hiểu biết sâu hơn về tình hình kinh tế – xã hội Trung Quốc, đồng thời cũng chứng tỏ các yêu cầu của họ đối với công cuộc cải cách của TQ. Chính căn cứ vào các câu hỏi này, Trung Quốc đã hiểu hơn các nước thành viên và các yêu cầu của họ để điều chỉnh các thể chế của mình thích hợp với các yêu cầu đó.
ở Việt Nam, cho đến nay, việc nghiên cứu tìm hiểu WTO và các nước thành viên nói chung còn yếu. Các sách, bài báo và các phương tiện thông tin đại chúng giới thiệu về WTO còn quá ít. Nếu không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về các quy tắc, luật lệ của WTO thì rất dễ dẫn đến hiểu lầm. Do đó cần thiết phải làm rõ ngay từ đầu những nội dung này để tránh những hiểu lầm về cái lợi, hại khi gia nhập WTO, về thời hạn bảo hộ, thời hạn giảm thuế... nhằm đi đến nhận thức chung gia nhập WTO, tạo thuận lợi cho những cải cách về sau.
Bên cạnh đó, cần đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi, đi sâu nghiên cứu và nắm vững nguyên tắc vận hành và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhằm đem lại lợi ích kinh tế nhiều hơn cho đất nước.
ở Việt Nam hiện nay không ít người hiểu rằng nhiệm vụ của đoàn đàm phán Việt Nam phải đảm bảo càng kéo dài thời hạn bảo hộ, thời hạn giảm thuế càng tốt. Trong cuộc đàm phán về Hiệp định thương mại với Mỹ, đoàn đàm phán Việt Nam đã đạt được thoả thuận thời hạn bảo hộ kéo dài hơn giới hạn cho phép, do vậy đã được đánh giá cao. Thực ra, thời hạn bảo hộ không phải càng dài càng tốt vì bảo hộ dài có nghĩa là kéo dài sự lạc hậu của nền kinh tế đất nước.
Do vậy, cần phải tuyên truyền rộng rãi tới mọi thành phần kinh tế xã hội hiểu được “luật chơi” một khi Việt Nam tham gia là thành viên chính thức của WTO để có thể nhanh chóng tiếp cận với những cơ hội do sự tham gia này đem lại. Đây là một bước chuẩn bị trước để tránh tâm lý lo sợ bị “thua ngay trên sân nhà” và đóng góp quan trọng vào sự thành công của việc Việt Nam đăng ký. Chính vì vậy, đội ngũ nhân nhân lực tham gia trong quá trình đàm phán phải được đào tạo tinh nhuệ về ngoại ngữ và nghiệp vụ vững vàng vì quy trình đàm phán hay kiện tụng quốc tế hết sức phức tạp trong khi các “đối thủ” lại rất nặng ký.
3. Bài học về sự điều hành hữu hiệu của Chính phủ
Thách thức lớn nhất là thách thức đối với sự quản lý và sự điều hành của Chính phủ và bộ máy chính quyền các cấp. Quá trình thực hiện các cam kết của WTO đòi hỏi Chính phủ phải đổi mới mạnh mẽ phưong thức quản lý điều hành của mình và các cấp trực thuộc. Cho đến nay, Trung Quốc đã và đang tiến hành cuộc cải cách hành chính mạnh mẽ bao gồm: giảm biên chế, bải bỏ nhiều cơ quan không cần thiết, giao thêm quyền cho các doanh nghiệp, thực hiện dân chủ hoá, ... cuộc cải cách này đã được thực hiện ở các cấp trung ương và tỉnh, huyện.
Cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam đã được tiến hành và có một số kết quả cụ thể, nổi bật nhất là Luật Doanh nghiệp đã được thực hiện và đã bãi bỏ nhiều loại giấy phép cho các doanh nghiệp, thiết lập và thực hiện tự động hoá việc đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử, quyền của các doanh nghiệp đã được chấp nhận trong cả lĩnh vực kinh tế - đối ngoại. Tuy nhiên, đây vẫn là một vấn đề mà chính phủ Việt Nam phải tiếp tục giải quyết trong thời gian tới theo hướng dân chủ hoá và thị trường hoá, phân thêm quyền hợp lý cho chính quyền các cấp ...
Trung Quốc hiện đã là thành viên của WTO, gia nhập WTO là một quýêt định của Chính phủ Việt Nam. Vấn đề đặt ra hiện nay là Việt Nam phải tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc và các nước khác đã là thành viên của WTO để có thể rút ngắn thời gian đàm phán và sớm gia nhập WTO. Việt Nam không thể là một nước cuối cùng trong cộng đồng quốc tế đứng ngoài WTO.
4. Bài học về tạo ra điều kiện mở cửa bằng cách "Thí điểm trước - áp dụng rộng rãi sau":
Quá trình mở cửa của Trung Quốc bắt đầu trong điều kiện thíêu cả lý thuyết lẫn thực tiễn. Trước tình hình đó, ông Đặng Tiểu Bình đề nghị thực hiện thử nghiệm chính sách mở cửa ở một số địa phương. Những kinh nghiệm đầu tiên được thu thập từ việc phát triển các đặc khu kinh tế; tiếp đó là các thành phố duyên hải mở cửa và các khu kinh tế mở. Kết quả là, Trung Quốc đã hình thành cấu trúc hình thang với 3 mức độ mở cửa và cuối cùng dựa vào những kinh nghiệm tích lũy được, chính sách mở cả được áp dụng rộng trong toàn quốc. Cách thức mở cửa này còn được gọi là cách “ từ điểm thành đường, sau đó từ đường thành hình và dần dần hình thành”.
Bài học về chủ động phát triển thương mại quốc tế dựa vào lợi thế so sánh:
Trong giai đoạn đầu mở cửa, hầu hết các doanh nghiệp trong nước hoạt động trong điều kiện mày móc thíêt bị lạc hậu, nhu cầu trong nước thấp. Tuy nhiên, hiểu rõ lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, Trung Quốc đã tập trung phát triển hàng dệt may và đưa dệt may trở thành ngành hàng có kim ngạch lớn nhất (vượt qua dầu mỏ) vào năm 1986. Tiếp đó, từ giữa những năm 1990, Trung Quốc đã chuyển đổi từ xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động phổ thông sang các sản phẩm sử dụng lao động có kỹ thuật. Đến năm 1995, xuất khẩu máy móc và hàng điện tử đã vượt qua xuất khẩu dệt may và đến năm 2000, trị giá xuất khẩu của các sản phẩm này đã chiếm một nửa tổng giá trị xuất khẩu. Những năm gần đây, Trung Quốc rất tích cực tận dụng vị thế trung gian của mình để trở thành một mắt xích không thể thíêu trong dây chuyền phân công sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia.
6. Những việc Việt nam cần thực hiện để chuẩn bị cho tiến trình gia nhập WTO
Để rút ngắn thời gian đàm phán và sớm được công nhận là thành viên của WTO, Việt Nam cần giải quyết một cách chủ động, có hiệu quả một các vấn đề sau:
Tiếp tục đẩy nhanh công cuộc cải cách, tối đa hoá khả năng đáp ứng các yêu cầu của WTO. Các lĩnh vực ưu tiên cho cải cách tiếp theo phải được xác định phù hợp với các yêu cầu của WTO. Các chính sách thương mại hiện hành mà không phù hợp với WTO phải được sửa đổi hoặc bãi bỏ, và các chính sách mới được đưa ra phải phù hợp với WTO. Thời gian biểu của cải cách phải được xác định và gửi tới nhóm làm việc và các thành viên WTO, để xin ý kiến và nêu những kiến nghị. Các thành viên WTO phải có được sự tin tưởng ở Việt nam trong công cuộc cải cách tương lai đất nước. Cũng như là việc nâng cao tính cụ thể, rõ ràng của các cơ chế ngoại thương và đảm bảo tính phù hợp của các chính sách Việt nam với các yêu cầu của WTO. Một điều cần thiết là thiết lập một cơ chế đánh gia chính sách thương mại của Việt nam trong các cuộc thương lượng với sự giúp đỡ của Ban thư ký WTO hoặc các tổ chức quốc tế khác.
Phải thiết lập một hệ thống pháp luật phù hợp mà theo đó một hệ thống thương mại sẽ vận hành. Tại thời điểm này, Việt nam có một hệ thống luật phù hợp bao trùm các lĩnh vực của WTO, như các quyền sở hữu trí tuệ, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông và biện pháp khắc phục rủi ro. Một nhu cầu rất khẩn cấp là Việt Nam cần khẩn trương xây dựng một cơ cấu luật đầy đủ, có khả năng đảm bảo cho hoạt động thương mại quốc tế giữa Việt Nam và thành viên WTO khác, phù hợp với các tiêu chuẩn và thực tiễn quốc tế.
Phải tận dụng tất cả các quyền ưu tiên, những ngoại lệ mà WTO dành cho nước thành viên WTO đang phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam chưa phải thi hành tất cả các quyền của các nước đang phát triển theo WTO, vì lý do chính sách kinh tế và cải cách thương mại. Ví dụ, Việt Nam không trợ cấp cho nông nghiệp, như xuất khẩu gạo, không cần thiết và không muốn thực thi quyền được trì hoãn việc bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu theo phụ lục 7 của hiệp định trợ cấp của WTO. Một điều cũng nên làm là từ bỏ thương mại giữa mức đối xử đặc biệt và đối xử khác mà Việt Nam duy trì, và phạm vi đối với các nghĩa vụ khác mà Việt Nam phải thực hiện. Các khía cạnh của đối xử đặc biệt và đối xử khác nhau, như chương trình bãi bỏ các TRIM đặc biệt hoặc việc áp dụng hiệp định trợ cấp cho Việt Nam cũng cần phải đàm phán.
Việt Nam cũng phải chuẩn bị đưa ra chương trình thuế cho các hàng hoá công nghiệp và nông nghiệp, cũng như các chương trình dịch vụ tiến tới mức trung bình của các nước đang phát triển. Việt nam cũng sẽ phải cắt giảm hoặc loại bỏ các hàng rào phi thuế quan để nâng cao khả năng thâm nhập thị trường cho các bạn hàng thương mại. Trước khi chính phủ Việt Namgửi chương trình chính thức cho WTO, cần nghiên cứu tổng thể đánh giá ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế và các nhân nhượng thị trường khác để giảm thiểu những thua thiệt có thể có.
Việt Nam nên tổ chức lại cơ cấu kinh tế và nhịp độ mở cửa nền kinh tế. Cơ quan quản lý của Việt Nam phải phù hợp với mọi nền kinh tế thị trường và đáp ứng các nhu cầu của quá trình cải cách. Việc Việt Nam tham gia vào WTO sẽ đòi hỏi có các thể chế mới và nhu cầu mới về kiến thức cũng như kỹ năng của bộ máy quản lý. Đặc biệt, những người có trọng trách tham gia vào các cuộc đàm phán gia nhập WTO và các nhà hoạch định chính sách cấp cao của đất nước phải nhận thức được các chi tiết của các yêu cầu WTO. Giới kinh doanh và mọi người dân cũng cần được tiếp xúc với những thông tin về WTO; các khoá học cho các nhà kinh doanh chuyên nghiệp, và nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề của WTO là vô cùng quan trọng với Việt Nam.
Việt Nam phải chống lại việc áp dụng các khung bảo vệ của các nước khác. Nếu Việt Nam chuẩn bị áp dụng những hạn ngạch cho hàng nhập khẩu theo các điều khoản đặc biệt đối với các nước đang phát triển, Việt Nam phải ở vào trong một vị trí hết sức mạnh để chống lại việc đưa khung bảo vệ vào trong nghị định thư và phải kiên trì ý kiến của mình với lý do Việt nam đang trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, vì vậy các bảo vệ phải bị bãi bỏ.
Trở thành quốc gia thành viên của WTO sẽ là một sự kiện vô cùng quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của Việt Nam. Chắc chắn nó sẽ tạo ra những động lực giúp Việt Nam khắc phục có hiệu quả tình trạng kém hiệu quả hiện nay, từ đó thu hẹp dần khoảng cách với các nước trên thế giới về trình độ phát triển. Với ý nghĩa đó, rõ ràng là chỉ tới khi được công nhận là hội viên WTO, Việt Nam mới thực sự hoàn thành mục tiêu hoà nhập với cộng đồng kinh tế.
Kết luận
Việc Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của WTO đã đánh dấu một bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển của nền kinh tế 1,3 tỷ dân này cũng như xác định vai trò không thể thiếu của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới. Tư cách thành viên WTO đem lại cho Trung Quốc những vận hội mới trong phát triển kinh tế, đưa sự phát triển ấy lên một tầm cao mới. Những kết quả đạt được sau một năm gia nhập WTO của Trung Quốc đã cho thấy hội nhập kinh tế toàn cầu đem lại lợi ích cho chính các nước thành viên, tăng cường sức cạnh tranh và năng động của nền kinh tế, thúc đẩy mở rộng quan hệ quốc tế và cải cách hệ thống chính sách cho phù hợp với bối cảnh toàn cầu hoá.
Việt Nam là nước láng giềng với Trung Quốc cũng chịu những ảnh hưởng trực tiếp của hoạt động đầu tư, kinh doanh thương mại khi phải cạnh tranh với một nước lớn như Trung Quốc, nhưng Việt Nam cũng có được những cơ hội của việc Trung Quốc gia nhập WTO. Là nước hội nhập sau, Việt Nam có thêm thời gian tìm hiểu và tham khảo nước đi trước để có thể nhanh chóng thực hiện được mục đích của mình theo cách riêng.
Trong thời đại toàn cầu hoá, dòng chảy vốn, công nghệ và tri thức di chuyển rất nhanh từ nước này sang nước khác. Các nước đang phát triển là địa điểm cho các công ty lớn đầu tư và khai thác nguồn lao động rẻ. Nếu các nước đang phát triển đón nhận có hiệu quả dòng chảy này thì toàn cầu hoá là cơ hội để rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế với các nước khác.
Tiến hành hội nhập, đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho xã hội, nghĩa là góp phần tạo cơ hội để ngày càng nhiều lao động tham gia vào quá trình phát triển. Toàn cầu hoá còn thúc đẩy việc tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng. Bên cạnh đó, toàn cầu hoá gắn liền với sự phát triển của công nghệ thông tin và kinh tế tri thức.
Nắm bắt được những cơ hội và thách thức của việc gia nhập WTO sẽ giúp cho Việt Nam vững vàng hơn trong các vòng đàm phán gia nhập WTO cũng như vững bước trên thị trường thế giới trong thế kỷ 21 này.
Phụ lục 1
10 Thị trường xuất khẩu hàng đầu của Trung Quốc
Tháng 1- 11/2002
Đơn vị: triệu USD
Xếp hạng thứ tự
Nước (Khu vực)
Tháng 1 à 11
So với năm 2001
Tỷ lệ %
1
Mỹ
-284.7
-202.0
41.0
2
Hồng Kông
-116.7
-101.2
15.3
3
Nhật Bản
-47.4
-37.5
26.6
4
EU
-45.5
18.6
-
5
ASEAN
-44.7
-45.1
-0.8
6
Hàn Quốc
-38.6
-28.0
37.6
7
Đài Loan
-23.4
-22.0
6.3
8
Australia
-15.7
-12.8
23.1
9
Canada
-14.0
-9.3
49.5
10
Nga
-12.3
-14.7
-16.4
Lưu ý: Xếp hạng theo giá trị xuất khẩu
Nguồn: Số liệu Hải quan Trung Quốc 2002
Phụ lục 2
10 đối tác thương mại hàng đầu của trung quốc
năm 2002
Đơn vị: triệu USD
#
Nước
(Khu vực)
Tháng 1 - 11
±%
±% trên tổng
Tỷ lệ % thay đổi trong tổng
Tổng giá trị
5.601,8
21,0
100,0
-
1.
Nhật Bản
918,0
15,3
16,4
-0,8
2.
Mỹ
879,7
19,6
15,7
-0,2
3.
EU
782,5
12,2
14,0
-1,1
4.
Hồng Kông
628,3
24,2
11,2
0,3
5.
ASEAN
489,8
30,3
8,7
0,6
6.
Đài Loan
402,8
38,0
7,2
0,9
7.
Hàn Quốc
394,8
20,7
7,0
-0,1
8.
Nga
108,7
17,0
1,9
-0,1
9.
Australia
94,9
15,8
1,7
-0,1
10.
Canada
71,8
9,0
1,3
-0,1
Lưu ý: xếp hạng từ 1 - 10 theo tổng giá trị xuất nhập khẩu cao nhất xuống thấp nhất
Nguồn: Số liệu Hải quan Trung Quốc 2002
Phụ lục 3
Xuất khẩu theo Châu (khu vực) 1-9/ 2002
Đơn vị: triệu USD
Châu (khu vực)
Tháng 9
Tháng 1 - 9
Giá trị
±%
Giá trị
±%
Tổng giá trị
319,1
33,1
2325,6
19,4
Châu á
162,2
29,1
1215,7
19,0
ASEAN
21,5
40,8
167,3
27,4
Trung Đông
11,6
44,8
84,2
31,5
Châu Phi
7,2
33,4
49,3
11,1
Châu Âu
58,7
43,0
419,8
16,1
EU
46,8
38,8
342,7
13,8
Châu Mỹ
85,4
33,8
603,5
22,9
Mỹ Latinh
9,8
18,1
70,0
12,2
Bắc Mỹ
75,7
36,2
533,5
24,4
Châu Đại dương
5,6
40,5
37,3
25,3
Nguồn: Số liệu Hải quan Trung Quốc 2002
Phụ lục 4
10 Thị trường xuất khẩu hàng đầu của Trung Quốc
(1 & 2 / 2003)
Đơn vị: triệu USD
Xếp hạng thứ tự
Nước ( Khu vực)
Tháng
1- 2/ 2003
±%
±%
Thay đổi tỷ lệ
Tổng giá trị
542.2
32.8
100.0
-
1
Mỹ
111.1
31.9
20.5
-0.1
2
Hồng Kông
93.5
31.7
17.2
-0.2
3
E.U
89.3
36.6
16.5
0.5
4
Nhật Bản
78.6
25.2
14.5
-0.9
5
ASEAN
38.1
30.0
7.0
-0.2
6
Hàn Quốc
24.6
27.8
4.5
-0.2
7
Đài Loan
11.5
48.7
2.1
0.2
8
Australia
8.0
33.5
1.5
0.0
9
Canada
7.2
28.9
1.3
-0.1
10
Nga
6.5
66.3
1.2
0.2
Lưu ý: xếp hạng theo giá trị xuất khẩu của các nước và khu vực Nguồn: Số liệu Hải quan Trung Quốc 2002
Phụ lục 5
Số liệu xuất nhập khẩu của 10 đối tác hàng đầu
( 1& 2/ 2003)
Đơn vị: triệu USD
Xếp hạng thứ tự
Nước
( Khu vực)
Tháng 1 & 2
±%
±%
Thay đổi tỷ lệ
Tổng giá trị
1,090.20
44
100
-
1
Nhật Bản
175.1
41.5
16.1
-0.2
2
E.U.
159.5
39.3
14.6
-0.5
3
Mỹ
158.9
33.6
14.6
-1.1
4
Hồng Kông
109.3
29.5
10
-1.2
5
ASEAN
99.6
53
9.1
0.5
6
Hàn Quốc
82.7
57.7
7.6
0.7
7
Đài Loan
76.5
45.3
7
0
8
Nga
20
37.1
1.8
-0.1
9
Australia
17.8
31.7
1.6
-0.2
10
Canada
13.5
21.3
1.2
-0.3
Lưu ý: xếp hạng theo giá trị xuất nhập khẩu từ cao nhất xuống thấp nhất Nguồn: Số liệu Hải quan Trung Quốc 2002
Tài liệu tham khảo
Những điều cần biết về Tổ chức thương mại thế giới và tiến trình gia nhập của Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1998
Tài liệu hội thảo: “ Chính sách kinh tế đối ngoại: Kinh nghiệm Trung Quốc và bài học cho Việt Nam” diễn ra ngày 27 – 28/ 2/ 2003 tại Hà Nội do 2 giáo sư Trung Quốc Zhang yansheng và Zhang liqinh ( Uỷ ban kế hoạch phát triển nhà nước Trung Quốc) chủ trì.
Báo cáo của Bộ trưởng Hợp tác Kinh tế và Ngoại thương Trung Quốc, 2002 (www.moftec.gov.cn)
Báo cáo của Uỷ ban Hợp tác Kinh tế Hoa Kỳ, 7/ 2002
Báo cáo của WB – IMF 2001, 2002:
www.worldbank.org ; www.imf.org
Báo cáo OECD (2002b), Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới
Thời báo kinh tế Việt Nam: Kinh tế 2002 – 2003, Việt Nam và Thế giới
Thời báo Kinh tế Sài Gòn:
Số 49, ra ngày 29/ 11/ 2001, trang 19
Số 52, ra ngày 20/ 12/ 2001, trang 55
Số 3, ra ngày 10/ 1/ 2002, trang 51
Số 4, ra ngày 17/ 1/ 2002, trang 42
Số 23, ra ngày 23/ 5/ 2002, trang 12
Số 40, ra ngày 26/ 9/ 2002, trang 20
Số 49, ra ngày 28/ 11/ 2002, trang 44
Nhật báo Trung Hoa, 18/ 11/ 2002
Ianchovichina, E. and Martin, W. (2001), “Tự do hoá thương mại trong quá trình gia nhập WTO của Trung”, Tạp chí hội nhập kinh tế 16(4): 421-45.
11. Jin, Liqun (2002), ‘Trung Quốc: 1 năm vào WTO’,
James P. Zumwalt, Cố vấn Bộ trưởng Kinh tế Mỹ tại Bắc Kinh, ‘How WTO Membership Affects China’, viết trên báo điện tử Triển vọng Kinh tế, 1/ 2002.
Maskus, K. (2002), “đánh giá cải cách của Trung Quốc: Quyền sở hữu trí tuệ”, Bắc Kinh, 28-29/6 / 2002.
Panitchpakdi, Supachai and Clifford, M. (2002), ‘Trung Quốc và Thế giới: Trung Quốc thay đổi , Thương mại thế giới thay đổi’, John Wiley and Sons (Asia), Singapore.
Thông tin từ internet:
www.china.un.ch
www.chinadaily.com.cn
Báo Tân hoa xã: www.xinhuanet.com
Tạp chí kinh doanh Trung Quốc: www.chinabusinessreview.com
www.dctrade.com
www.tprc.org
www.china.com
www.dei.gov.vn
www.chinaquota.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Que_Luan van tot nghiep_2003.doc
- Trang bia - KLTN 2003.doc