Quán triệt quan điểm “ đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” nên trong thời gian qua việc đầu tư cho giáo dục - đào tạo đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm nhằm xây dựng một nền giáo dục có tính thực tiễn và hiệu quả, tạo bước chuyển mạnh mẽ về chất lượng, đưa nền giáo dục nước ta sớm tiến kịp các nước phát triển trong khu vực; nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, góp phần đắc lực thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001-2010.
Bậc học trung học cơ sở là một bậc học quan trọng trong quy trình đào tạo nhân tài cho đất nước, có tác dụng làm nền tảng cho các quá trình đào tạo tiếp theo. Do đó, phổ cập giáo dục trung học cơ sở được coi là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng và nhân dân ta trong suốt 10 năm đầu thế kỷ XXI, đặc biệt là đối với những vùng có trình độ phát triển kinh tế – xã hội thấp kém như vùng Tây Bắc. Việc đầu tư cho phát triển giáo dục trung học cơ sở vùng Tây Bắc ngày càng được coi trọng đã góp phần cải thiện đáng kể cả về mặt số lượng và mặt chất lượng giáo dục trung học cơ sở của vùng. Vì vậy để đạt được mục tiêu phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010 ở vùng Tây Bắc thì trong thời gian tới cần thiết phải có những giải pháp đồng bộ, thiết thực nhằm đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở, góp phần đưa vùng thoát khỏi tình trạng lạc hậu như hiện nay.
78 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp đảm bảo nguồn vốn đầu tư nhằm đạt được mục tiêu phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010 ở vùng Tây Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au và giữa các bậc học. Đây là một khó khăn rất lớn trong việc áp dụng chính sách phát triển giáo dục cho vùng Tây Bắc. Các chính sách cần phải có sự điều chỉnh phù hợp với đặc thù và điều kiện mỗi tỉnh trong vùng. Có như vậy mới hy vọng cải thiện, nâng cao tỷ lệ đi học, đi học đúng tuổi của học sinh trong vùng.
1.1.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng giáo dục:
1.1.2.1. Tỷ lệ học sinh lưu ban:
Bảng 10: Tỷ lệ lưu ban học sinh cấp trung học cơ sở
Đơn vị tính: %
1999-2000
2000-2001
2001-2002
Cả nước
Vùng Tây Bắc
Lai Châu
Sơn La
Hoà Bình
1,93
2,04
4,04
2,23
1,19
1,48
1,59
3,12
1,85
0,81
1,91
2,03
3,10
2,00
1,00
Nguồn: Số liệu các mục tiêu phát triển của Việt Nam
NXB. Thống kê, Hà Nội tháng 10 năm 2003
Tỷ lệ lưu ban phản ánh chất lượng giáo dục. Tỷ lệ lưu ban có nghĩa là có nhiều học sinh không thể theo nổi chương trình học, kết quả học tập không đạt yêu cầu, không được lên lớp. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tâm lý lành mạnh và tương lai của học sinh sau này. Do đó các nhà hoạch định quản lý giáo dục cần phải quan tâm để đưa ra các chương trình phù hợp đặc biệt là với học sinh các dân tộc ít người, dân tộc thiểu số.
Qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ lưu ban học sinh cấp trung học cơ sở giữa các tỉnh trong vùng có sự khác biệt. Tỉnh có tỷ lệ lưu ban cao nhất là Lai Châu, thấp nhất là Hoà Bình. Năm học 1999-2000 tỷ lệ lưu ban của tỉnh Lai Châu gấp 3,39 lần tỷ lệ lưu ban của tỉnh Hoà Bình và gấp 1,81 lần tỉnh Sơn La. Sự chênh lệch này đã giảm xuống trong năm học 2001-2002, tỷ lệ lưu ban của tỉnh Lai Châu gấp 3,1 lần tỷ lệ lưu ban của tỉnh Hoà Bình và gấp 1,55 lần tỉnh Sơn La. Do Lai Châu là tỉnh có nhiều dân tộc ít người, kinh tế lạc hậu, trình độ dân trí thấp, giao thông đi lại khó khăn, đây là tỉnh nghèo nhất vùng Tây Bắc. Đời sống nhân dân Lai Châu gặp khó khăn hơn các tỉnh khác trong vùng, kinh tế gia đình khó khăn, học sinh không có điều kiện cơ bản, cần thiết để học hành, thiếu sách vở và nhiều khi phải hay nghỉ học để phụ giúp gia đình nên dẫn đến kết quả học tập không đạt yêu cầu để lên lớp.
Vùng Tây Bắc có chất lượng giáo dục thấp, tỷ lệ học sinh lưu ban cao và cao hơn cả nước. Nguyên nhân chính là do nguyên nhân kinh tế – xã hội. Đây là vùng thuộc loại nghèo nhất cả nước lại có nhiều dân tộc ít người nên việc thực hiện các chủ trương, giải pháp phát triển giáo dục cho vùng Tây Bắc gặp nhiều khó khăn. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực mạnh hơn nữa của Chính phủ, ngành giáo dục và cộng đồng địa phương Tây Bắc trong việc giảm tỷ lệ lưu ban của vùng so với cả nước và giảm dần khoảng cách chênh lệch về sự phát triển giáo dục giữa các tỉnh trong vùng.
1.1.2.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp trung học cơ sở:
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp là chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành một bậc học của học sinh, đánh giá kết quả học tập giáo dục phổ thông.
Bảng 11: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp trung học cơ sở
Đơn vị tính:%
1999-2000
2000-2001
2001-2002
2002-2003
Cả nước
Vùng Tây Bắc
Lai Châu
Sơn La
Hoà Bình
93,95
91,89
87,24
88,58
95,63
95,24
94,27
88,45
97,43
94,06
96,88
96,84
96,77
96,11
97,39
96,28
97,27
95,91
95,53
99,23
Nguồn: Niên giám thống kê các năm 2000, 2001, 2002,2003. NXB Thống kê
Qua bảng số liệu trên cho thấy vùng Tây Bắc đã đạt được kết quả đáng mừng về tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp là cao và ngang bằng với tỷ lệ học sinh tốt nghiệp của cả nước. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp trung học cơ sở của vùng tăng đều qua các năm. Song trong từng tỉnh thì tỷ lệ đó lại có sự tăng, giảm không đều qua các năm: Hoà Bình năm học 2000-2001 giảm so với năm học 1999-2000 nhưng đến 2 năm học 2001-2002, 2002-2003 lại có xu hướng tăng, Sơn La và Lai Châu thì tăng rồi lại giảm nhưng mức độ tăng, giảm không quá lớn.
Những kết quả đạt được về tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp trung học cơ sở của vùng Tây Bắc là rất lớn, một vùng có trình độ phát triển kinh tế – xã hội lạc hậu, đói nghèo cao nhất cả nước, song lại có tỷ lệ tốt nghiệp cấp trung học cơ sở ngang ngửa với tỷ lệ chung của cả nước. Kết quả này đạt được thể hiện sự quan tâm phát triển giáo dục là một trong những ưu tiên hàng đầu của vùng Tây Bắc, sự hỗ trợ và thực thi chính sách phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở đã đạt nhiều kết quả.
1.1.3. Tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở:
Phổ cập giáo dục nhằm cung cấp giáo dục cơ bản cho mọi người được Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Kết quả đạt được về tỷ lệ phổ cập giáo dục phản ánh rõ nét trình độ phát triển giáo dục, chỉ tiêu tỷ lệ phổ cập giáo dục là chỉ tiêu mang tính tổng hợp của nhiều chỉ tiêu nhằm đánh giá trình độ phát triển giáo dục. Từ năm 2001, vùng Tây Bắc đã hoàn thành phổ cập tiểu học và đẩy mạnh phổ cập trung học cơ sở.
Bảng 12: Tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở các tỉnh vùng Tây Bắc
Đơn vị tính: %
Tỉnh
Năm 2002
Ước thực hiện 2003
Tăng giảm
Sơn La
15,92
32,34
+16,42
Hoà Bình
83,00
100
+17,0
Lai Châu
6,4
12,8
+6,4
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2004 của các tỉnh Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La.
Qua bảng trên ta thấy: cả 3 tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình tỷ lệ phổ cập ước thực hiện năm 2003 so với năm 2002 đều tăng. Hoà Bình tăng 17%; Sơn La tăng 16,42%; Lai Châu tăng 6,4%. Điều đó cho thấy các tỉnh đều rất nỗ lực đẩy mạnh phổ cập trung học cơ sở và đã đạt được những kết quả đáng mừng.
Từ số liệu trong bảng trên cũng cho thấy một bức tranh thật đáng lo ngại về phổ cập giáo dục trung học cơ sở của vùng Tây Bắc. Khoảng cách đạt được về phổ cập trung học cơ sở giữa các tỉnh là quá lớn.
Bảng 13: Khoảng cách chênh lệch phổ cập THCS các tỉnh vùng Tây Bắc
Năm
Hoà Bình/ Sơn La
Hoà Bình/ Lai Châu
Sơn La/ Lai Châu
Năm 2002
5,21 lần
12,97 lần
2,5 lần
Ước thực hiện 2003
3,09 lần
7,81 lần
2,53 lần
Năm 2002, tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở của Hoà Bình là rất cao (83%), gấp tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở của Sơn La là 5,21 lần; Lai Châu là 12,97 lần. Đến năm 2003 con số này là 3,09 lần và 7,8 lần. Một khoảng cách chênh lệch quá lớn. Năm 2003, Hoà Bình ước thực hiện hoàn thành xong phổ cập trung học cơ sở thì Sơn La và Lai Châu lại tụt mãi đằng sau, chỉ đạt 33,3% và 12,8%. Hai tỉnh Sơn La và Lai Châu có tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở đã quá thấp, song lại có sự chênh lệch nhau không nhỏ. Năm 200 tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở Sơn La gấp 2,5 lần Lai Châu; đến năm 2003 là 2,53 lần.
Sự phân tích trên cho thấy khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giáo dục giữa các tỉnh của vùng Tây Bắc là rất lớn. Hoà Bình có trình độ phát triển vượt trội hơn hẳn, còn 2 tỉnh Sơn La và Lai Châu trình độ phát triển giáo dục còn quá thấp. Điều này đặt ra một khó khăn rất lớn trong việc thu hẹp, tiến tới sự phát triển giáo dục đồng đều của vùng Tây Bắc, đòi hỏi phải có những chính sách, sự đầu tư một cách thích đáng cho 2 tỉnh Lai Châu và Sơn La để phát triển giáo dục đuổi kịp tỉnh Hoà Bình.
Qua đó có thể khẳng định rằng: trình độ phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở vùng Tây Bắc vừa rất thấp lại không đồng đều, có sự chênh lệch rất lớn giữa các tỉnh trong vùng.
1.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá quy mô giáo dục:
1.2.1. Chỉ tiêu quy mô học sinh:
Bảng 14: Quy mô học sinh cấp trung học cơ sở
2000
2001
2002
2003
Số lượng
156152
174737
180993
191846
% so với cả nước
2,63%
2,80%
2,81%
2,90%
Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê năm 2000, 2001, 2002, 2003. NXB Thống kê
Từ bảng quy mô học sinh của vùng Tây Bắc sẽ tính được chỉ số phát triển quy mô học sinh cấp trung học cơ sở: Năm 2001 là 111,9%; năm 2002 là 103,6%; năm 2003 là 106%. Qua bảng trên ta thấy số lượng học sinh cấp trung học cơ sở vùng Tây Bắc chiếm khoảng xấp xỉ 3% số học sinh cấp trung học cơ sở của cả nước. Số lượng học sinh cấp trung học cơ sở của vùng đều tăng qua các năm. Điều này cho thấy số lượng học sinh đi học cấp trung học cơ sở ngày càng tăng, đồng nghĩa với trình độ dân trí của vùng ngày càng được nâng lên, quy mô giáo dục cấp trung học cơ sở ngày càng được mở rộng, giáo dục cấp trung học cơ sở ngày càng được gia đình học sinh và nhà trường coi trọng.
Để đánh giá rõ hơn quy mô, cơ cấu học sinh cấp trung học cơ sở vùng Tây Bắc có thể theo dõi bảng sau:
Bảng 15: Cơ cấu quy mô học sinh cấp học vùng Tây Bắc năm 2003.
Tỉnh
Tiểu học
THCS
THPT
Học sinh
%
Học sinh
%
Học sinh
%
Hoà Bình
77858
24,39
75254
39,23
28025
44,55
Lai Châu
104738
32,81
39615
20,65
21745
34,57
Sơn La
136649
42,8
76977
40,12
13135
20,88
Tổng
319245
100,00
191846
100,00
62905
100,00
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh
Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La.
Như vậy theo con số năm 2004 Sơn La có nhiều học sinh trung học cơ sở nhất. Cả ba tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu đều có một điểm chung là: càng học lên cao số lượng học sinh càng giảm và giảm rất nhiều, đặc biệt là từ trung học cơ sở đến THPT. Nguyên nhân chính là do tình trạng bỏ học, thôi không đi học tiếp bậc THPT (do điều kiện, hoàn cảnh khó khăn của học sinh không đủ tiền để chi phí cho việc học hành, sách vở, đi học cách trường phổ thông rất xa và ít), ngoài ra còn do tỷ lệ trượt tốt nghiệp trung học cơ sở, lưu ban… Vấn đề đặt ra ở đây là cần phải có những biện pháp để thu hút được học sinh ở bậc học cao hơn, có như vậy mới nâng cao được trình độ dân trí, nâng cao được kiến thức cơ bản cho học sinh, thúc đẩy giáo dục phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của vùng Tây Bắc còn nhiều nghèo khó.
1.1.2.3. Chỉ tiêu lớp học:
Mạng lưới lớp học của vùng Tây Bắc được phản ánh qua bảng sau:
Bảng 16: Mạng lưới lớp học
Đơn vị: Lớp
Vùng
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Tây Bắc
4471
5187
5386
5722
Lai Châu
778
1159
1157
1303
Sơn La
1566
1816
2030
2205
Hoà Bình
2127
2212
2199
2214
Nguồn: Niên giám thống kê 2000, 2001, 2002, 2003. NXB Thống kê
Qua bảng trên cho thấy số lớp học ở bậc học trung học cơ sở đều tăng qua các năm. Lớp học trung học cơ sở năm 2001 tăng so với năm 2000 là 716 lớp, năm 2002 tăng so với năm 2001 là 199 lớp, năm 2003 tăng so với năm 2002 là 336 lớp, năm 2004 tăng so với năm 2003 là 551 lớp. Nhưng mức độ tăng qua các năm không đồng đều.
Để đánh giá chất lượng của trường học, lớp học, ta có bẩng sau:
Bảng 17: Số lớp học 3 ca và lớp học tạm
Vùng/ Tỉnh
Lớp học ca 3
Tỷ lệ lớp học ca 3
Sơn La
196
9,6%
Lai Châu
377
32,6%
Hoà Bình
580
26,4%
Vùng Tây Bắc
1153
21,4%
Nguồn: Tài liệu tổng hợp
Bảng trên cho thấy vùng Tây Bắc còn 1153 lớp học 3 ca cấp trung học cơ sở . Trong nội bộ vùng thì tỉnh Lai Châu có tỷ lệ lớp học ca 3 nhiều nhất. Điều này cho thấy điều kiện học tập của học sinh vùng Tây Bắc gặp nhiều khó khăn (còn 6439 lớp học 3 ca, chiếm gần 30%), từ đó ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.
Để nghiên cứu mức độ đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng, cần xem xét chỉ tiêu số học sinh/ lớp học của cấp trung học cơ sở.
Bảng 18: Số học sinh/ lớp học
Vùng/ Tỉnh
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Tây Bắc
39,4
33,7
33,6
33,53
Lai Châu
26,3
27,2
31,88
30,4
Sơn La
36,5
36,8
34,8
34,91
Hoà Bình
33,9
34,6
33,44
33,99
Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê 2000, 2001, 2002, 2003. NXB Thống kê
Từ bảng trên cho thấy so với mức chuẩn số học sinh/ phòng học áp dụng cho vùng Tây Bắc thì số học sinh/ lớp học của vùng là đảm bảo yêu cầu.
Số học sinh/ phòng học cấp trung học cơ sở có xu hướng giảm qua các năm. Sự giảm dần học sinh/ lớp học sẽ giảm sức ép quá đông học sinh trong một lớp học, như vậy giáo viên có điều kiện quan tâm tới học sinh hơn, học sinh có cơ hội được học tập tốt hơn sẽ góp phần nâng cao kết quả dạy và học.
1.1.2.4. Tỷ lệ học sinh bỏ học cấp trung học cơ sở :
Bảng 19: Tỷ lệ học sinh bỏ học
Đơn vị tính:%
Vùng
1999-2000
2000-2001
2001-2002
2002-2003
Toàn quốc
ĐB Sông Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
DH Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐB Sông Cửu Long
8,51
4,56
6,08
11,89
5,68
9,31
11,24
10,14
15,22
7,30
3,55
5,13
4,82
5,00
7,25
11,44
9,58
13,50
8,01
3,76
6,18
6,50
5,52
7,44
11,05
10,24
13,37
5,9
2,37
4,24
5,64
4,59
5,58
6,62
8,14
11,02
Nguồn: Số liệu các mục tiêu phát triển của VN. NXB Thống kê, Hà Nội.
Từ bảng trên cho thấy tỷ lệ bỏ học cấp trung học cơ sở của vùng Tây Bắc vào loại cao so với các vùng khác và so với mặt bằng chung cả nước. Tỷ lệ bỏ học cấp trung học cơ sở biến động tăng, giảm thiếu ổn định. Năm học 1999-2000, tỷ lệ này là 11,89% cao nhất cả nước, song đến 2 năm học sau đã giảm rất nhanh: Năm học 2000-2001 còn 4,82% và năm học 2001-2002, 2002-2003 còn 6,5%; 5,64% thấp hơn toàn quốc. Do trong 2 năm học này vùng Tây Bắc trong giai đoạn duy trì kết quả phổ cập tiểu học và đẩy mạnh phổ cập trung học cơ sở. Điều này cũng thể hiện những nỗ lực rất lớn của vùng Tây Bắc trong việc giảm tỷ lệ bỏ học và đẩy mạnh phát triển giáo dục.
Để hiểu rõ hơn tình hình học sinh bỏ học của vùng ta có thể theo dõi bảng sau:
Bảng 20: Tỷ lệ bỏ học cấp trung học cơ sở vùng Tây Bắc
Đơn vị tính:%
Tỉnh
1999-2000
2000-2001
2001-2002
Lai Châu
14,31
4,52
9,50
Sơn La
14,84
3,68
5,50
Hoà Bình
8,75
4,25
4,50
Nguồn: Số liệu các mục tiêu phát triển của VN. NXB Thống kê, Hà Nội tháng 10 năm 2003.
Tỷ lệ học sinh bỏ học giữa các tỉnh có sự chênh lệch lớn. Tỷ lệ học sinh bỏ học trung học cơ sở của 2 tỉnh Lai Châu và Sơn La cao hơn tỉnh Hoà Bình. Từ những đánh giá trên cho thấy vùng Tây Bắc còn nhiều vấn đề phức tạp trong việc giảm tỷ lệ bỏ học, mặc dù Nhà nước và Chính quyền cơ sở của vùng có những nỗ lực để giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, song kết quả đạt được thiếu vững chắc, cần phải tiếp tục có nhiều biện pháp để giảm tỷ lệ bỏ học của học sinh. Nguyên nhân kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn là nguyên nhân sư phạm dẫn đến bỏ học, phần lớn học sinh bỏ học là dân tộc ít người, sống nghèo khổ, xa trường lớp.
Nguyên nhân của bỏ học được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 21: Nguyên nhân bỏ học/ Không học của học sinh vùng Tây Bắc
Đơn vị tính:%
Nguyên nhân
Cả nước
Tây Bắc
Trường học quá xa
14,99
23,53
Kinh tế khó khăn/ Chi phí học quá đắt
75,64
76,47
Trẻ em bệnh tật ốm đau
15,80
3,92
Trẻ em không có khả năng học hoặc không thích học
58,17
54,90
Trường học quá đông/ không đủ chỗ
0,74
1,96
Bố mẹ không quan tâm đến học hành của con cái
52,41
56,86
Lý do khác
40,02
49,02
Nguồn: Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002. Tổng cục thống kê, Hà Nội 2004
Nguyên nhân chính dẫn đến học sinh bỏ học là do kinh tế khó khăn/ chi phí học quá đắt (76,47%), trường học quá xa (23,53%), không có khả năng học hoặc không thích học (54,90%), bố mẹ không quan tâm đến học hành của con cái (56,86% ). Việc bố mẹ không quan tâm đến học hành của con cái dẫn đến nhiều trẻ em bỏ học ở vùng Tây Bắc là điều dễ hiểu bởi đây là vùng có trình độ dân trí thấp, đói nghèo diễn ra trên diện rộng nên cha mẹ không thức được tầm quan trọng của việc động viên con cái học hành, đến trường.
1.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá nguồn lực và cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển giáo dục.
1.3.1. Mạng lưới trường học.
Mạng lưới trường học được phản ánh qua bảng sau:
Bảng 22: Số trường trung học cơ sở
Đơn vị tính: Trường
Vùng
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Tây Bắc
305
354
409
Lai Châu
50
59
86
Sơn La
91
115
136
Hoà Bình
164
180
187
Nguồn: Niên giám thống kê 2001,2002, 2003. NXB Thống kê.
Số liệu từ bảng trên cho thấy có sự gia tăng rất lớn về số lượng trường lớp vùng Tây Bắc. Vùng có số lượng trường trung học cơ sở tăng dần, các tỉnh đều xây dựng mới thêm trường học, mở mang hệ thống trường học. Điều này có nghĩa là nhu cầu giáo dục tăng, quy mô học sinh tăng, phòng học tăng theo, và giáo viên cũng tăng để dạy ở trường mới thành lập. Năm 2001, 2002 chương trình 135 được triển khai thực hiện tại Tây Bắc đã góp phần rất lớn xây dựng thêm các trường lớp, xoá bỏ các phòng học tranh tre nứa, lá.
Mạng lưới trường trung học cơ sở của Vùng Tây Bắc phân bố không đều, tập trung nhiều nhất ở Tỉnh Hoà Bình và thấp nhất là Tỉnh Lai Châu.
Nguyên nhân chính của tình trạng này do địa hình vùng Tây Bắc hiểm trở, có sự chia cắt nên việc bố trí trường học gặp nhiều khó khăn. Trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh Vùng Tây Bắc có sự chênh lệch đáng kể, tỉnh Hoà Bình có trình độ phát triển kinh tế cao hơn hẳn Lai Châu và Sơn La. Vì vậy Hoà Bình có điều kiện đầu tư tốt hơn cho vịêc xây dựng trường lớp, phát triển giáo dục. Điều này dẫn đến hậu quả là tạo nên sự phát triển giáo dục không đồng đều, có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển giáo dục giữa các tỉnh vùng Tây Bắc.
1.3.2. Chỉ tiêu giáo viên.
Giáo viên là người truyền đạt kiến thức, hiểu biết cho học sinh. Để có chất lượng giáo dục tốt cần phải có đủ số lượng và bảo đảm chuẩn hoá về chất lượng giáo viên.
Bảng 24: Quy mô giáo viên vùng Tây Bắc
Đơn vị tính : Người
Số giáo viên
Học sinh/ giáo viên
Cả nước
Tây Bắc
Cả nước
Tây Bắc
Năm 2001
243130
7589
25,72
23,02
Năm 2002
271755
9762
23,66
18,54
Năm 2003
280943
11330
23,54
16,93
Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê 2001, 2002, 2003. NXB Thống kê.
Qua bảng trên cho thấy, vùng Tây Bắc số lượng giáo viên đều tăng qua các năm, tỷ lệ học sinh/ giáo viên có xu hướng giảm dần: Năm 2002 so với năm 2001 số học sinh/ giáo viên giảm 7,48 học sinh/ giáo viên, năm 2004 giảm so với năm 2003 là 1,23 học sinh/ giáo viên. Tỷ lệ học sinh/ giáo viên giảm dần, cho phép giáo viên có nhiều điều kiện dạy học tốt hơn, học sinh có điều kiện được giáo viên quan tâm tới nhiều hơn. Chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao hơn. Điều này khẳng định những kết quả hết sức phấn khởi của vùng Tây Bắc trong thu hút, huy động, khuyến khích giáo viên giảng dạy.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là đội ngũ giáo viên của vùng Tây Bắc còn thiếu về số lượng. Năm 2002 có 9762 giáo viên cấp trung học cơ sở trong khi đó nhu cầu giáo viên là 10255 người. Như vậy giáo viên thiếu so với chuẩn là 493 người.
Giáo viên vùng Tây Bắc không những thiếu về số lượng mà còn yếu về chất lượng. Phần lớn giáo viên chưa qua đào tạo, giáo viên dạy các môn năng khiếu thiếu nghiêm trọng. Giáo viên nhìn chung chưa hoàn toàn đạt chuẩn.
Tỷ lệ đạt chuẩn của Hoà Bình (90,3%) cao hơn hẳn Lai Châu (66,4%) và Sơn La (90%), điều này một lần nữa khẳng định sự chênh lệch về trình độ giáo dục giữa Hoà Bình với Lai Châu và Sơn La. Trình độ giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy.
Cơ cấu giáo viên còn bất hợp lý. Giáo viên người dân tộc còn ít và thiếu, hiện nay mới chỉ khoảng hơn 30% tổng số giáo viên, đặc biệt là thiếu nhiều giáo viên có khả năng dạy tiếng dân tộc. Giáo viên tập trung nhiều ở thị xã thị trấn nhưng lại thiếu ở vùng cao, vùng xa, hẻo lánh. Lực lượng giáo viên hiện nay của vùng Tây Bắc chưa đáp được nhu cầu phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở của vùng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu sau :
- Do địa hình chia cắt và dân cư thường sống theo bản, làng, bộ tộc nên gây khó khăn trong việc phân bố giáo viên cho các làng, bản. Do vậy, lực lượng giáo viên hiện có có thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu giảng dạy ở vùng cao, vùng xa.
- Trình độ phát triển mất cân đối nghiêm trọng giữa các tỉnh trong vùng, ở những nơi trung tâm có điều kiện kinh tế khá, còn lại hầu hết là hết sức khó khăn. Trong khi giáo viên lại ngại không muốn đi dạy ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người mà chỉ muốn dạy ở những nơi thuận lợi.
- Do điều kiện tài chính hạn hẹp nên rất khó khăn cho việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và sư phạm cho giáo viên.
- Vùng Tây Bắc là vùng có nhiều dân tộc ít người sinh sống, sự bất đồng ngôn ngữ giữa các dân tộc ít người, cùng với trình độ dân trí thấp đã gây nên khó khăn rất lớn đối với cả giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập.
1.3.3. Chi đầu tư cho phát triển giáo dục :
Mức độ chi tiêu cho giáo dục có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển của giáo dục, nó là điều kiện cần cho sự phát triển giáo dục. Đối với các hộ gia đình, việc chi tiêu cho con cái mình đi học, sách vở, bút, đồ dùng, tiền học phí, tiền đi lại.... được phản ánh qua bảng sau :
Bảng 25: Cơ cấu khoản chi tiêu cho giáo dục bình quân một hộ/ năm
Khoản chi
Tây Bắc
Lai Châu
Sơn La
Hoà Bình
1000
%
1000
%
1000
%
1000
%
Học phí
100,3
28,81
36,63
19,44
45,38
18,02
139,6
31,97
Xây dựng trường
54,36
15,01
27,14
14,4
55,63
22,2
43,78
10,0
Quỹ phụ huynh
7,21
2,07
3,71
1,97
6,91
2,74
9,46
2,16
Bảo hiểm
9,94
2,85
2,51
1,33
3,36
1,33
13,3
3,04
Sách
68,37
19,63
42,12
22,36
69,06
27,28
67,03
15,34
Đồ dùng
46,04
13,22
37,61
19,97
45,5
18,07
49,19
1,26
Chi đi lại
9,03
2,59
16,41
8,71
12,68
5,04
14,88
3,41
Chi khác
54,96
15,78
22,26
11,82
13,27
5,27
99,54
22,79
Tổng
348,2
100
188,4
100
251,8
100
436,8
100
Nguồn : Kết quả điều tra đời sống, kinh tế hộ gia đình năm 2002. NXB Thống kê, Hà Nội 2004
Qua bảng trên cho thấy chi tiêu cho giáo dục bình quân một hộ/ năm của các tỉnh vùng Tây Bắc là quá thấp. Trong cơ cấu khoản chi thì chi cho học phí, đóng góp xây dựng trường, đồ dùng, dụng cụ, sách vở là khoản chi nhiều nhất. Đặc biệt do đường xá đi lại khó khăn nên vùng Tây Bắc chi phí đi lại để học tập không phải là ít.
Chi tiêu thấp như vậy không đảm bảo điều kiện học hành của học sinh. Vùng Tây Bắc là vùng nghèo nhất cả nước, người dân ở đây phải đối mặt với đói nghèo, nhiều khi họ quan tâm tới cái ăn hơn là việc cho con cái đi học. Đối với những gia đình nghèo, chi phí cho con em đi học là cả một vấn đề lớn, là gánh nặng đối với họ, không có tiền nuôi con đi học, nhiều học sinh con nhà nghèo phải bỏ học, nếu có học thì thường kết quả học tập rất thấp, một phần do thiếu sách vở, một phần do trình độ cha mẹ thấp khó dạy bảo con cái học hành. Và một phần quan trọng là nhiều học sinh sau giờ học phải làm thêm rất nhiều để giúp gia đình nên không có nhiều thời gian dành cho học tập.
2. Kết luận về thực trạng giáo dục cấp trung học cơ sở vùng Tây Bắc và những nguyên nhân.
2.1. Những kết quả đạt được:
Giáo dục cấp trung học cơ sở vùng Tây Bắc ngày càng được tăng cường và trên đà phát triển. Giáo dục cấp trung học cơ sở của vùng đã có những bước chuyển biến tích cực và đã đạt được những kết quả nhất định :
Một là, quy mô giáo dục cấp trung học cơ sở được tăng cường.
Quy mô giáo dục cấp trung học cơ sở vùng Tây Bắc được mở rộng. Cơ sở vật chất cho giáo dục cấp trung học cơ sở được tăng cường đầu tư. Nhiều trường học, lớp học, phòng học mới được xây dựng. Các trang thiết bị dạy học được mua sắm thêm, việc tu bổ trường, lớp học đã được quan tâm để đáp ứng cho nhu cầu học tập ngày càng tăng của học sinh và người dân trong vùng.
Số lượng giáo viên và học sinh trung học cơ sở ngày càng tăng, tỷ lệ học sinh/ giáo viên có xu hướng giảm.
Hai là, chất lượng giáo dục cấp trung học cơ sở có phần được cải thiện :
- Hiện nay vùng Tây Bắc đã tích cực đẩy mạnh phổ cập trung học cơ sở, tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở ngày càng tăng trong tất cả các tỉnh trong vùng, đặc biệt là tỉnh Hoà Bình, ước tính đến năm 2003 hoàn thành xong phổ cập trung học cơ sở.
- Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi tăng nhanh. Điều này có nghĩa là việc học tập của học sinh trung học cơ sở ngày càng được nhà trường, gia đình và xã hội quan tâm.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp rất cao so với cả nước.
- Trình độ hiểu biết, năng lực của học sinh đã được cải thiện và nâng cao hơn.
2.2. Những tồn tại và hạn chế cần khắc phục :
Mặc dù đã đạt được những kết quả rất đáng mừng trong phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở nhưng nhìn chung giáo dục trung học cơ sở vùng Tây Bắc còn nhiều vấn đề tồn tại, bất cập cần phải khắc phục như: thiếu thốn về cơ sở vật chất, yếu về chất lượng, hiệu quả giáo dục chưa cao, trình độ phát triển còn thấp so với cả nước và mất cân đối rất lớn giữa các tỉnh trong vùng. Cụ thể là:
Thứ nhất: Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học còn thiếu thốn nhiều. Vùng Tây Bắc còn thiếu nhiều trường học, lớp học, đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho giảng dạy. Chất lượng phòng học thấp, còn nhiều phòng học tranh, nứa lá, phòng học tạm.
Thứ hai: Đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng và nhìn chung thấp về chất lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu vừa tăng nhanh vừa phải đảm bảo nâng cao chất lượng. Cơ cấu giáo viên còn chưa hợp lý. Vùng Tây Bắc có đặc thù là có nhiều dân tộc ít người sinh sống, chữ viết và ngôn ngữ không thống nhất, ngôn ngữ víêt không phát triển lắm, không phải tất cả các dân tộc ít người đều có chữ viết riêng của mình mà phải học chữ và học tiếng phổ thông để hòa nhập vào cộng đồng người Việt Nam. Để có thể nâng cao trình độ dân trí cho người dân tộc ít người thì người dạy chữ cho dân tộc ít người phải biết tiếng dân tộc, phải dạy theo hướng song ngữ. Số lượng giáo viên dạy được song ngữ đặc biệt là giáo viên người dân tộc còn thiếu rất nhiều. Sự phân bố giáo viên cũng chưa hợp lý. Vùng Tây Bắc thừa giáo viên ở thị xã, thị trấn… thiếu nghiêm trọng giáo viên giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người sinh sống. Do ở những nơi này điều kiện kinh tế – xã hội, cuộc sống khó khăn nên nhiều giáo viên không muốn đến công tác.
Thứ ba: Chất lượng giáo dục của vùng còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước.
- Tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở rất thấp và có sự chênh lệch quá lớn giữa các tỉnh trong vùng. Trong khi Hoà Bình năm 2003 đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở thì Lai Châu mới đạt được hơn 10%.
- Tỷ lệ đi học đúng tuổi của học sinh trung học cơ sở thuộc loại thấp nhất và khoảng cách quá lớn so với mặt bằng chung của cả nước.
- Tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học cao nhất cả nước. Đối tượng học sinh đi học không đúng tuổi, học sinh lưu ban, bỏ học chủ yếu là học sinh, trẻ em nghèo sống ở vùng dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa của Tây Bắc.
- Trình độ phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở giữa các tỉnh trong vùng và giữa thành thị, thị trấn, thị xã với vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người ngay trong một tỉnh cũng có sự chênh lệch quá lớn. Tỉnh Hoà Bình có trình độ phát triển giáo dục cao hơn hẳn Lai Châu và Sơn La.
2.3. Nguyên nhân tồn tại và hạn chế:
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan:
- Khả năng học tập của học sinh đặc biệt là học sinh nghèo các dân tộc thiểu số chịu nhiều bất lợi: nghèo, sức khoẻ yếu, thiếu môi trường biết đọc, biết viết, những người xung quanh không nhiều người nói được tiếng Việt nên đã ảnh hưởng xấu đến nhiều học sinh dân tộc ít người, học sinh nghèo học tập kém, không theo được chương trình học, phải bỏ học hay lưu ban, trượt tốt nghiệp.
- Trình độ dân trí thấp, đặc biệt là các dân tộc ít người. Cha mẹ của học sinh nghèo, học sinh dân tộc ít người thường ít quan tâm và xem nhẹ việc học hành cũng như sự cần thiết phải đến lớp và học tiếp lên cao của con cái nên không có được sự khuyến khích cần thiết khi chúng cần.
- Thu nhập thấp, điều kiện sống khó khăn, nghèo đói. Chi phí trực tiếp cho giáo dục khá cao so với thu nhập của các hộ nghèo. Theo kết quả điều tra mức sống dân cư 2002, bình quân chi phí cho một học sinh trung học cơ sở là 455.000 đồng/ năm, khiến cho các gia đình không đủ tiền cho con đi học, đóng học phí… và kết quả là rất nhiều học sinh phải bỏ học, không thể học lên cao nữa.
- Học phí cao, nhiều khoản phải đóng góp đã cản trở sự tiếp cận của học sinh nghèo với giáo dục.
- Chất lượng cung cấp dịch vụ giáo dục thấp: thiếu trường lớp, sách vở, đồ dùng dạy và học, thiếu giáo viên, chất lượng giáo viên thấp đã ảnh hưởng đến việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho học sinh. Chất lượng cung cấp dịch vụ giáo dục thấp nguyên nhân chủ yếu là do trình độ phát triển kinh tế – xã hội của vùng Tây Bắc còn thấp, đói nghèo trên diện rộng nên vùng không đầu tư được nhiều cho phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở.
2.3.2. Nguyên nhân khách quan:
Địa hình chia cắt, phức tạp, giao thông kém phát triển ảnh hưởng đến việc bố trí trường học và đi lại của học sinh gặp nhiều khó khăn. Thời tiết khắc nghiệt, mưa lớn vào mùa hè, rét lạnh vào mùa đông đã ảnh hưởng xấu đến việc học tập của học sinh. Đi học xa và nhiều thiếu thốn gây ra tâm lý ngại đi học đối với học sinh.
Chương III
Một số giải pháp đảm bảo nguồn vốn đầu tư nhằm đạt được mục tiêu phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010 ở vùng Tây Bắc.
I. Mục tiêu phổ cập cấp trung học cơ sở đến năm 2010.
1. Mục tiêu tổng quát của công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở giai đoạn 2000-2010 là duy trì, củng cố và phát triển thành quả phổ cập giáo dục tiểu học, đảm bảo cho hầu hết thanh, thiếu niên sau khi tốt nghiệp tiểu học tiếp tục học tập để đạt trình độ trung học cơ sở trước khi hết tuổi 18, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Củng cố, phát huy kết quả chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, tiếp tục chỉ đạo xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, đặc biệt ở 18 huyện và 235 xã chưa đạt chuẩn. Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, huy động hầu hết trẻ em 6 tuổi đi học lớp một, bảo đảm số học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi đạt 97% vào năm 2005 và 99% vào năm 2010, về cơ bản không còn trẻ em bước vào tuổi 15 bị mù chữ vào năm 2010.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trung học cơ sở; giảm tỷ lệ lưu ban, bỏ học; bảo đảm số học sinh trung học cơ sở đi học trong độ tuổi đạt 80% vào năm 2005 và 90% vào năm 2010; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm từ 90% trở lên; ở những xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn từ 75% trở lên.
Bảo đảm tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến hết 18 tuổi đạt trình độ trung học cơ sở từ 80% trở lên; ở những xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn từ 70% trở lên.
- Các thành phố, đô thị, vùng kinh tế phát triển đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2005 và cả nước đạt chuẩn vào năm 2010; bảo đảm 100% số quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt các mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
II. Nhu cầu đầu tư cho phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở vùng Tây Bắc.
Tây Bắc là vùng có trình độ phát triển kinh tế – xã hội thuộc loại thấp nhất nước ta. Do đó để phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở của vùng thì cần phải huy động rất nhiều nguồn lực, trong đó vốn đầu tư đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trong thời gian qua, giáo dục và đào tạo vẫn được ưu tiên đầu tư cao cả ở Trung ương và địa phương, tổng chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo không ngừng tăng lên cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối.
Bảng 26: Ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo
Chỉ tiêu
2000
2002
2004
1. Tổng GDP (nghìn tỷ đồng)
2. Tổng chi NSNN (nghìn tỷ đồng)
3. Ngân sách GD&ĐT (nghìn tỷ đồng)
4. Chi GD&ĐT trong GDP (%)
5. Chi GD&ĐT trong NSNN (%)
6. NSGD tính bình quân cho 1 đầu người ( nghìn đồng)
441
108,9
14,5
3,0
15,0
210
539
147,3
21,6
3,7
15,6
283
700
186,7
34,4
4,9
17,1
352
Nguồn: Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2004
Bảng số liệu trên cho thấy năm 2004 ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo tăng 2,37 lần so với năm 2000, trong khi đó chi ngân sách Nhà nước chỉ tăng 1,7 lần. Tỷ trọng chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục - đào tạo trong GDP năm 2000 là 3% đến năm 2004 đã tăng lên 4,9%. Năm 2000 ngân sách chi cho giáo dục - đào tạo chiếm 15% trong tổng chi ngân sách Nhà nước. Dự kiến tiếp tục nâng tỷ lệ chi cho giáo dục - đào tạo trong ngân sách Nhà nước lên ít nhất 18% năm 2005 và 20% năm 2010.
Bảng27: Dự báo khả năng chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục
Chỉ tiêu
2005
2010
1. Tổng GDP (tỷ đồng) (tính theo giá năm 2000)
2. Chi ngân sách Nhà nước trong GDP (%)
3. Tổng chi ngân sách Nhà nước (tỷ đồng)
4. Tỷ lệ chi cho giáo dục trong tổng chi NSNN (%)
5. Tổng chi NSNN cho giáo dục (tỷ đồng)
6. Chi NSNN cho giáo dục trong GDP (%)
619628
20
94532
15
14179
3
900314
20
189065
20
37813
4
Cơ cấu chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục cũng được cải thiện theo hướng tập trung nhiều hơn cho các bậc học phổ cập, các vùng đặc biệt khó khăn, các lĩnh vực ưu tiên trong đào tạo nhân lực.
Bảng 28: Chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục - đào tạo
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2001
2002
2003
2004
Dự kiến 2005
Tổng số
15609
20624
22795
29298
40140
Chi xây dựng cơ bản
2360
3008
3200
4900
6200
Chi thường xuyên
12469
16906
18625
23148
33940
Chi chương trình mục tiêu
600
710
970
1250
2500
Nguồn: Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2004
Qua bảng số liệu trên thấy rằng: Chi đầu tư xây dựng cơ bản cho giáo dục so với tổng chi xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước đã tăng từ 3,9% năm 1998 lên 10,4% năm 2004, tăng gấp 4 lần so với giai đoạn 1990-1995 (2,65%) và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các lĩnh vực xã hội. Chi chương trình mục tiêu quốc gia tăng từ 600 tỷ đồng năm 2000 lên 1250 tỷ đồng năm 2004, dự kiến năm 2005 tăng gấp đôi lên 2500 tỷ đồng, đã góp phần giải quyết kinh phí cho việc thực hiện các mục tiêu ưu tiên của ngành như đổi mới giáo dục phổ thông, hỗ trợ giáo dục miền núi và dân tộc, xoá mù chữ và phổ cập giáo dục, tăng cường năng lực đào tạo nghề, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục. Trong thời gian qua kinh phí chi thường xuyên và kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo phân bổ cho vùng Tây Bắc cũng ngày càng tăng lên.
Bảng 29: Nguồn kinh phí cho giáo dục vùng Tây Bắc
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tỉnh
Kinh phí CTMT QG GD&ĐT
Kinh phí chi thường xuyên
2001
2002
2003
2004
2001
2002
2003
2004
Hoà Bình
8700
16070
17630
21814
166300
219210
232610
301425
Sơn La
8000
13430
16720
25400
190620
268500
288290
406810
Lai Châu
8400
13620
12980
6934
112530
169260
181840
278704
Nguồn: Vụ Kế hoạch – Tài chính. Bộ giáo dục và đào tạo
Dự kiến chi thường xuyên năm 2005 là 1103585 triệu đồng, năm 2010 là 1902705 triệu đồng ; chi CTMT QG năm 2005 là 65263 triệu đồng, năm 2010 là 110940 triệu đồng.
Có thể thấy nhu cầu đầu tư cho phát triển giáo dục vùng Tây Bắc ngày một tăng lên nhưng chủ yếu là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, khả năng huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước rất hạn chế, đặc biệt là khả năng huy động tại chỗ do vùng có điều kiện sống khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao nhất cả nước. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho giáo dục của vùng là thấp so với các vùng khác trong cả nước. Do đó, trong thời gian tới phải có những giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước cấp để cải thiện chất lượng giáo dục của vùng nói chung và giáo dục cấp trung học cơ sở nói riêng , góp phần nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Bắc.
III. Một số giải pháp đảm bảo nguồn vốn đầu tư nhằm đạt được mục tiêu phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010 ở vùng Tây Bắc.
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Giáo dục được coi là bộ phận cấu thành hữu cơ của nền kinh tế hiện đại và ngày càng vươn lên yếu tố hàng đầu, tạo động lực bên trong cho phát triển kinh tế. Phát huy nhân tố con người vừa là mục tiêu vừa là động lực để xây dựng một xã hội văn minh.
Kinh phí để thực hiện phổ cập trung học cơ sở bao gồm:
- Kinh phí thường xuyên dành cho cấp trung học cơ sở
- Kinh phí từ các chương trình dự án vốn vay ADB để xây dựng chương trình mới cho cấp trung học cơ sở, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất cho cấp trung học cơ sở.
- Kinh phí Nhà nước bổ sung để đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu phổ cập trung học cơ sở :
+ Xây dựng trường, sở, mua sắm thiết bị đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng.
+ Các chính sách cho giáo viên và học sinh (tăng phụ cấp cho giáo viên trung học cơ sở thuộc các địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, trợ cấp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn học tại lớp phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phụ cấp cho giáo viên dạy các lớp này…)
+ Kinh phí chi khác (chi về quản lý, tuyên truyền vận động, tổ chức, kiểm tra, đánh giá…)
- Ngoài nguồn ngân sách Nhà nước, các địa phương chủ động tạo mọi điều kiện nhằm huy động sự tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
Để đảm bảo vốn đầu tư nhằm đạt được mục tiêu phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010, vùng Tây Bắc cần thực hiện một số giải pháp sau:
1. Tăng cường vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước:
Ngân sách Nhà nước được coi là nguồn vốn chủ yếu, đóng vai trò chủ đạo vì việc phổ cập trung học cơ sở có ý nghĩa chiến lược rất căn bản, hơn thế nữa vùng Tây Bắc có tỷ lệ nghèo đói cao nhất cả nước.
Vốn từ ngân sách Nhà nước tập trung vào:
- Trả lương cho giáo viên
- Tăng ưu đãi, phụ cấp cho giáo viên đi dạy ở vùng sâu, vùng xa.
- Xây dựng cơ sở vật chất: trường lớp học, trang thiết bị dạy học
- Xây dựng chương trình sách giáo khoa song ngữ cho học sinh vùng dân tộc ít người.
- Đào tạo đội ngũ giáo viên, đặc biệt là tăng cường giáo viên dạy song ngữ….
Một trong những giải pháp quan trọng bảo đảm vốn đầu tư là phân bổ ngân sách cho giáo dục. Giải pháp hợp lý là thực hiện phân bổ ngân sách giáo dục - đào tạo theo đầu học sinh với hệ số hợp lý cho học sinh các vùng khó khăn và tăng cường giám sát, kiểm tra, quản lý nguồn vốn đầu tư cho giáo dục.
Do đó cần phải cải tiến cơ chế phân bổ ngân sách Nhà nước. Các căn cứ để phân bổ ngân sách Nhà nước cho giáo dục - đào tạo là phải tính được chi phí đơn vị ( chi phí đào tạo trung bình cho mỗi học sinh) để có cơ sở xác định mức chi đầu tư từ ngân sách Nhà nước được sát thực và xác định “khung giá trần học phí” hợp lý và có căn cứ tính toán giá cả của các hợp đồng đào tạo. Phân bổ ngân sách giáo dục nên hoàn toàn dựa vào số học sinh có tính đến các hệ số ưu tiên giữa các vùng có điều kiện kinh tế khác nhau (nên bỏ việc chia ngân sách giáo dục theo đầu dân). Điều chỉnh lại các định mức chi cho đào tạo cho sát thực với chi phí đơn vị theo các ngành đào tạo, tính toán nâng định mức cho các ngành kỹ thuật để có điều kiện tăng cường thiết bị, thí nghiệm.
Ngân sách Trung ương được cấp phát theo nguyên tắc công bằng về mức chi theo đầu học sinh, hạn chế dần tình trạng đào tạo tràn lan như hiện nay. Ngân sách Nhà nước ưu tiên cho trung học cơ sở là điều dễ hiểu trong tương lai vì đây sẽ là bậc học phổ cập. Để nhanh chóng mở rộng giáo dục trung học cơ sở cần cân nhắc việc thực hiện với 2 chính sách về tài chính đi kèm: một là,tăng tỷ lệ thu hồi chi phí bằng việc mở rộng diện đóng học phí; hai là, chuyển dần một số trường công lập sang bán công, thành lập một số trường dân lập để tận dụng khả năng đóng góp của các đối tượng khác nhau.
Phân cấp, phân định lại quyền hạn và tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, quản lý nguồn vốn đầu tư cho giáo dục. Trên thực tế, đến nay nhiều người cũng đã nhận ra rằng cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục - đào tạo thiếu thông tin toàn ngành nên không thể giám sát và điều phối toàn bộ hệ thống, chưa giúp đỡ có hiệu quả cho các địa phương, các sở giáo dục. Một số địa phương có thuận lợi hơn về nguồn kinh phí, về tính tự chủ thì dễ giải quyết đời sống cán bộ giáo viên và cung cấp dịch vụ giáo dục - đào tạo khá hơn địa phương khác. Do đó phải đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hướng song song với việc trao quyền chủ động về tài chính, cần thực hiện chế độ tài chính công khai và chế độ kiểm toán nhằm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục. Hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng cho giáo dục.
Tăng cường công tác giám sát của Nhà nước. Sự phân chia quyền lực và giám sát phải đảm bảo việc Nhà nước thực hiện “chức năng quản lý vĩ mô” trong khi vẫn tăng khả năng tự chủ của các cơ sở giáo dục - đào tạo. Để làm được điều này, cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau đây trong chương trình hành động của các cơ quan quản lý giáo dục và tài chính: Nhà nước dứt khoát chuyển sang việc thực hiện vai trò giám sát, điều phối mà bỏ việc kiểm soát chi tiết. Nhà nước định ra những khuôn khổ, đường lối chính sách và những mục tiêu cần đạt được của giáo dục - đào tạo để các địa phương, các trường có thể lập kế hoạch phát triển cho chính họ. Các sở giáo dục - đào tạo được khuyến khích huy động và sử dụng kinh phí một cách có hiệu quả và hướng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và phục vụ các mục tiêu quốc gia, của ngành hay của từng địa phương.
2. Tích cực huy động và thực hiện việc lồng ghép nguồn vốn đầu tư từ các chương trình như chương trình 135, chương trình định canh định cư kinh tế mới, chương trình mục tiêu quốc gia…
2.1. Đẩy mạnh chương trình hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn (135) để tạo cơ hội cho con em các gia đình nghèo có đủ điều kiện học trung học cơ sở, Nhà nước sẽ xây dựng chương trình hỗ trợ đặc biệt về ngân sách cho giáo dục trung học cơ sở ở các xã được xác định có tỷ lệ nghèo đói cao.
Nguồn vốn được huy động từ chương trình 135 chủ yếu tập trung vào:
- Xây dựng đường xá, cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo, các vùng đặc biệt khó khăn.
- Xoá bỏ phòng học tranh tre, nứa lá, tôn tạo, nâng cấp và xây dựng thêm trường, lớp mới.
- Tăng cường xây dựng hệ thống thư viện ở các trường học.
Hiện nay chương trình 135 đang được triển khai, thực hiện tại các tỉnh, huyện, xã nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Để chương trình 135 thực sự phát huy hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực đòi hỏi các địa phương phải:
- Quán triệt đầy đủ mục đích, ý nghĩa, nội dung và các chính sách của chương trình 135.
- Quan tâm chỉ đạo sát sao thực hiện chương trình 135.
- Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư cho địa phương từ chương trình 135.
- Tăng cường bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ cơ sở, cán bộ xã, thôn, bản, cán bộ quản lý, giám sát… trong việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng cho địa phương mình như: đường giao thông, trường học, trạm y tế…
- Tăng cường sự tham gia của người dân trong việc thực hiện, đánh giá, giám sát các công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn mà họ sinh sống.
2.2. Các chương trình mục tiêu quốc gia bao gồm các dự án:
- Củng cố và phát huy những thành quả phổ cập tiểu học và xoá mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
- Đổi mới chương trình và nội dung sách giáo khoa
- Đào tạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường, đẩy mạnh dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất các trường sư phạm.
- Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn
- Tăng cường trang thiết bị dạy và học trong các trường học.
Với nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia được cấp hàng năm, kết hợp với các nguồn vốn bổ sung của địa phương, các địa phương đã đạt được những kết quả tích cực, giáo dục - đào tạo của vùng đã có những chuyển biến đáng kể về cơ sở vật chất và các điều kiện để đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên để thực hiện tốt các mục tiêu, nội dung và tiến độ của các dự án cần có sự tiếp tục đổi mới về cơ chế phân bổ kinh phí, quản lý tài chính và các chính sách có liên quan.
3. Đẩy mạnh xã hội hoá cho giáo dục:
Xã hội hóa giáo dục - đào tạo là tư tưởng chủ đạo của sự nghiệp phát triển giáo dục ở nước ta. Tư tưởng xã hội hóa giáo dục là kết quả của sự đúc kết từ truyền thống hiếu học, đề cao sự học, chăm lo việc học của dân tộc ta trong hàng ngàn năm lịch sử, là bài học của hơn nửa thế kỷ xây dựng nền giáo dục XHCN, nhất là trong những năm đổi mới. Trước những tác động của xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ, xã hội hoá giáo dục còn mang tính thời đại thông qua việc học hỏi, giao lưu với nền giáo dục của nhiều quốc gia dân tộc khác trên thế giới và khu vực.
Để khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục. Tạo cơ hội cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời; tiến tới một xã hội học tập; cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
3.1. Hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ chế chính sách và các giải pháp xã hội hoá giáo dục nhằm tạo sự nhất trí cao trong xã hội về nhận thức và tổ chức thực hiện; bổ sung và hoàn thiện những văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách vĩ mô khuyến khích mạnh mẽ các tổ chức kinh tế – xã hội, các cá nhân đầu tư cho phát triển giáo dục; tạo điều kiện để vừa phát triển vừa nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống các trường ngoài công lập, các hình thức giáo dục ngoài nhà trường và các trung tâm giáo dục cộng đồng.
3.2. Phát triển các trường ngoài công lập. Chuyển một số trường công lập thành trường ngoài công lập khi có đủ điều kiện thích hợp. Củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục của các trường ngoài công lập. Các trường ngoài công lập được ưu tiên thuê đất và vay vốn tín dụng xây trường. Các trường hoạt động có chất lượng và hiệu quả được Nhà nước trợ giúp kinh phí xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy, học tập. Nhà trường, giáo viên, học sinh các trường ngoài công lập được bình đẳng như các trường công lập. Học sinh thuộc các gia đình nghèo và các đối tượng chính sách xã hội học tập ở các trường ngoài công lập thì cũng được hưởng quyền lợi như ở trường công lập. Hoàn thiện và ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ các trường ngoài công lập.
3.3. Mở rộng các quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục, khuyến khích cá nhân và tập thể đầu tư phát triển giáo dục; đổi mới chế độ học phí của các trường công lập và ngoài công lập theo hướng đảm bảo tương xứng với chất lượng các dịch vụ giáo dục mà nhà trường có thể cung cấp, phù hợp với khả năng của người học, đồng thời miễn giảm cho các đối tượng chính sách, gia đình có công và người nghèo.
3.4. Mở rộng và tăng cường các mối quan hệ của nhà trường với các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế – xã hội … tạo điều kiện để xã hội có thể đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, góp ý kiến cho quy hoạch phát triển nhà trường, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo, hỗ trợ kinh phí cho người học và tiếp nhận người tốt nghiệp, giám sát các hoạt động giáo dục và tạo lập môi trường giáo dục lành mạnh.
3.5. Xây dựng nhà trường thực sự trở thành trung tâm văn hoá, môi trường giáo dục lành mạnh, giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” nêu cao phẩm chất của nhà giáo, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phấn đấu để các thầy cô giáo thực sự là những nhà giáo mẫu mực về mọi mặt, là tấm gương sáng cho học sinh, sinh viên noi theo. Làm tốt công tác Đảng, Đoàn thanh niên, Hội học sinh – sinh viên trong nhà trường, kiên quyết loại trừ các tệ nạn xã hội, các tiêu cực trong giảng dạy và học tập.
3.6. Nâng cao nhận thức, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự giám sát của hội đồng nhân dân, sự quản lý của uỷ ban nhân dân các cấp; phát huy vai trò của các tổ chức công đoàn, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, đội thiếu niên tiền phong, hội học sinh – sinh viên, hội cha mẹ học sinh, hội khuyến học và các đoàn thể, tổ chức xã hội khác trong việc huy động nguồn lực xã hội tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.
Chủ trương xã hội hóa giáo dục là cơ sở để khẳng định giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Phát triển giáo dục trong xu hướng xã hội hoá sẽ thu hút được nhiều nguồn lực, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ đối với sự nghiệp “trồng người”. Khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội cho giáo dục. Cùng với việc tăng thêm và sử dụng có hiệu quả ngân sách Nhà nước là nguồn chủ yếu, cần thiết phải thu hút, huy động thêm các nguồn vốn khác trong nước và tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, của nước ngoài để phát triển giáo dục thông qua việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục. Huy động nguồn lực từ hợp tác quốc tế để tăng cường trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục phổ thông, đặc biệt là ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
4. Tăng cường huy động vốn đóng góp từ dân cư:
Trong nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước thì nguồn vốn đóng góp của phụ huynh học sinh (bao gồm tiền học phí, tiền xây dựng trường…) chiếm tỷ lệ cao và có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học. Vì vậy cần phải cải tiến chế độ học phí, có tính đến điều kiện kinh tế của từng địa phương khi xác định mức học phí. Mức thu phải được công khai hóa và được thể chế hoá bằng văn bản pháp quy nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu triệt để theo quy định của Chính phủ. Đối với những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn như vùng phân lũ, các xã miền núi thì có thể thu học phí và tiền xây dựng trường thấp hơn mức thu trung bình. Nhà nước cũng đã ban hành chính sách miễn, giảm 100% hoặc 50% học phí và các khoản đóng khác cho học sinh nghèo, học sinh là người dân tộc thiểu số.
Hơn nữa, tăng cường huy động vốn đóng góp trong dân cư sẽ góp phần nâng cao ý thức, sự quan tâm của cha mẹ đối với việc học hành của con cái. Tuy vậy, do vùng Tây Bắc rất nghèo nên nhìn chung vốn huy động đóng góp từ dân cư là không lớn, chủ yếu thông qua đóng góp ngày công, sức lực của nhân dân địa phương trong xây dựng trường lớp.
Kết luận
Quán triệt quan điểm “ đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” nên trong thời gian qua việc đầu tư cho giáo dục - đào tạo đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm nhằm xây dựng một nền giáo dục có tính thực tiễn và hiệu quả, tạo bước chuyển mạnh mẽ về chất lượng, đưa nền giáo dục nước ta sớm tiến kịp các nước phát triển trong khu vực; nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, góp phần đắc lực thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001-2010.
Bậc học trung học cơ sở là một bậc học quan trọng trong quy trình đào tạo nhân tài cho đất nước, có tác dụng làm nền tảng cho các quá trình đào tạo tiếp theo. Do đó, phổ cập giáo dục trung học cơ sở được coi là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng và nhân dân ta trong suốt 10 năm đầu thế kỷ XXI, đặc biệt là đối với những vùng có trình độ phát triển kinh tế – xã hội thấp kém như vùng Tây Bắc. Việc đầu tư cho phát triển giáo dục trung học cơ sở vùng Tây Bắc ngày càng được coi trọng đã góp phần cải thiện đáng kể cả về mặt số lượng và mặt chất lượng giáo dục trung học cơ sở của vùng. Vì vậy để đạt được mục tiêu phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010 ở vùng Tây Bắc thì trong thời gian tới cần thiết phải có những giải pháp đồng bộ, thiết thực nhằm đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở, góp phần đưa vùng thoát khỏi tình trạng lạc hậu như hiện nay.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36780.doc