Khóa luận Một số giải pháp đề xuất góp phần phát triển dịch vụ du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cúc Phương – Ninh Bình

Để du lịch Cúc Phương phát triển ngày càng tốt hơn, ban lãnh đạo các cấp của VQG Cúc Phương cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa đến mọi lĩnh vực thuộc về công tác tổ chức quản lý các hoạt động dịch vụ du lịch. Sau thời gian 5 năm tại trường đại học, chương trình thực tập khoá luận tốt nghiệp là để sinh viên tiếp cận với thực tế, vận dụng kiến thức tiếp thu ở nhà trường vào thực tiễn sản xuất kinh doanh ở cơ sở. Trong thời gian thực tập tôi đã cố gắng hết sức thu thập tài liệu, tìm tòi nghiên cứu hoàn thành khoá luận này. Tuy nhiên với lượng kiến thức còn mới mẻ và hạn chế của một sinh viên, chắc chắn khoá luận không thể tránh khỏi thiếu sót, tôi kính mong được thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để khoá luận của tôi hoàn thiện hơn.

doc74 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1902 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp đề xuất góp phần phát triển dịch vụ du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cúc Phương – Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố khách còn rất hạn chế chỉ vào khoảng 20.000 - 25.000 lượt khách/năm. Nhưng đặc biệt năm 2002 lượng khách đến Cúc phương đã tăng vượt bậc, với số khách là 70.334 lượt người (trong đó khách Việt Nam chiếm 94,7% và khách quốc tế là 5,3%) đây là dấu hiệu khởi sắc cho du lịch Cúc phương. Tuy nhiên, năm 2003 do ảnh hưởng của bệnh dịch Sars cho nên số lượng khách có giảm, nhưng lượng khách du lịch quốc tế vẫn có xu hướng tăng lên khá đều đặn, điều này chứng tỏ du lịch Cúc phương đã có một ấn tượng nhất định trong lòng du khách quốc tế. Có thể phân loại khách du lịch ở VQG Cúc phương thành những đối tượng sau đây: - Khách nội địa: Đây là đối tượng khách chính, thường chiếm tới 90% và chủ yếu là khách du lịch thuần tuý. Trong số khách nội địa đến với Cúc phương thì đối tượng học sinh, sinh viên chiếm tỷ trọng cao (trước đây thường là 70%, năm 2003 là 50%). Với mục đích chủ yếu là tham quan, vui chơi, giải trí vào những ngày nghỉ hoặc kết hợp với những chuyến thực hành, thực tập phục vụ cho học tập. Bên cạnh đó còn có một bộ phận nhỏ là các nhà khoa học đến là để làm công tác nghiên cứu khoa học. Khách nội địa ở Cúc phương thường đông vào ngày cuối tuần và phân thành hai mùa khá rõ rệt, mùa thứ nhất từ tháng 3 đến tháng 5, mùa thứ hai từ tháng 9 đến tháng 11. - Khách quốc tế: Chiếm tỷ trọng rất thấp, thường từ 5 đến 7%, khách du lịch quốc tế đến VQG Cúc phương chủ yếu bao gồm hai nhóm chính dưới đây và nhu cầu của họ thường ở dưới dạng du lịch sinh thái. + Nhóm thứ nhất: Khách du lịch thuần tuý, họ là những người yêu thiên nhiên, muốn tìm hiểu về lịch sử văn hóa bản địa (Mường), họ thường đến vào tháng 7 đến tháng 12, số đông là khách đến từ Châu Âu, họ rất thích chiêm ngưỡng rừng mưa nhiệt đới. + Nhóm thứ hai: Khách du lịch chuyên đề, họ là những chuyên gia, các nhà khoa học nghiên cứu về sinh thái rừng nhiêt đới, động vật, thực vật hoang dã, khí hậu - thổ nhưỡng, công tác bảo tồn, tuyên truyền giáo dục môi trường và họ có thể đến đây vào bất kỳ thời điểm nào, thời gian họ lưu trú thường dài hơn. Lượng khách du lịch đến Cúc Phương năm 2005 phân bố theo tháng thể hiện trên Biểu đồ 02: Biểu đồ 02: Lượng khách đến Cúc phương năm 2005 phân bố theo tháng 2.2.6. Kết quả hoạt động dịch vụ du lịch của VQG từ năm 2001 – 2005 Cơ cấu khách du lịch đến thăm quan VQG Cúc Phương trong 5 năm được thể hiện Biểu 04 như sau: Biểu 04: Cơ cấu khách đến VQG Cúc phương (2001 - 2004). Đvt: lượt khách STT Năm Số lượng khách Trong đó Khách nội địa Khách quốc tế 1 2001 59.850 56.534 3.316 2 2002 74.268 70.334 3.934 3 2003 59.229 55.002 4.227 4 2004 70.899 65.770 5.129 5 2005 72.986 67.214 5.772 6 Bình quân 67.448,2 62.970,8 4.477,4 7 Tỷ trọng (%) 100 93,36 6,64 (Nguồn: Số liệu thống kê của Ban du lịch VQG Cúc phương, 2005) Lượng khách đến Cúc phương những năm gần đây có xu hướng tăng lên với số khách là 70.334 người. Trong 5 năm (2001 - 2005) Khách nội địa tăng bình quân 62.970,8 khách. Trừ năm 2003 khách giảm bởi ảnh hưởng của dịch Sars nên tâm lý mọi người thường ít đi lại. Khách nước ngoài tăng 4.477,4 sở dĩ khách nước ngoài đến đây bởi vì đây là khu bảo tồn những loài động thực vật quý hiếm, và là nơi nghiên cứu khoa học nên thu hút được nhiều khách quốc tế luôn thích những nơi gần gũi với thiên nhiên và còn nguyên vẹn rừng nguyên sinh, ít có sự tác động của bàn tay con người. Nhìn vào biểu ta thấy tỷ trọng khách nội địa là 93,36 % khách Quốc tế chỉ 6,64 % chứng tỏ khách trong nước là chiếm đa số. Tuy nhiên tổng lượng khách hàng năm còn rất thấp. Nguồn thu từ hoạt động du lịch có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của VQG Cúc phương, đây là nguồn ngân sách tại chỗ để chi trả lương cho cán bộ công nhân viên làm việc tại vườn theo tinh thần của Nghị định số 10/2002/NĐ - CP về việc khoán quỹ lương cho các đơn vị sự nghiệp có thu, một phần đóng góp cho công tác bảo tồn, và tái đầu tư phát triển hoạt động du lịch. Qua đây ta nhận thấy rằng, doanh thu từ các dịch vụ du lịch ở VQG Cúc phương ngày càng tăng, bình quân 5 năm (từ 2001 - 2005) tăng là 11,27%. Trong khi lượng khách chỉ tăng bình quân 5,07%. Như vậy các dịch vụ đã phần nào được cải thiện, mặt khác tỷ trọng khách nước ngoài tăng cũng làm cho doanh thu tăng lên bởi mức tiêu dùng của họ cao hơn. Tuy nhiên trong các khoản thu dịch vụ ta thấy nguồn thu vé tốc độ phát triển cao năm 2002 là 1,24% nhưng đến năm 2003 thì lại giảm do có dịch Sars, sau đó thì tốc độ phát triển lại được ổn định, lượng khách du lịch có nhu cầu nhiều hơn. Nhưng 2005 do tuyến đường vào VQG có tu sửa lại nên các lái xe thường ngại đi và giảm 1,06%. Trong bảng doanh thu chủ yếu do lệ phí tham quan chiếm tỷ lệ cao nhất nhưng giảm mạnh do tuyến đường chưa hoàn thành xong. Tuy nhiên, mức doanh thu dưới 2 tỷ đồng/năm đối với một cơ sở đã có quá trình làm du lịch nhiều năm như VQG Cúc phương là quá khiêm tốn. Thực tế cho thấy ở đây lượng khách tham quan trong ngày chiếm tỷ lệ cao, số ngày lưu trú ngắn, mức tiêu dùng của du khách thấp dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa cao… Nguyên nhân là do lịch trình tham quan còn đơn giản, chưa cuốn hút được nhiều thời gian lưu lại của đoàn khách. Cơ sở ở đây còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách (trang thiết bị không đồng bộ, các điều kiện sinh hoạt còn thấp, các khu vui chơi giải trí cho khách chưa có…). Ngoài ra, các cơ sở phục vụ ăn uống bán hàng còn quá ít, chưa đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của đại đa số khách du lịch. Hiện nay các dịch vụ lưu trú, ăn uống đang được quan tâm xây dựng, bổ xung và chuyển đổi, với mục tiêu vài năm tới du lịch Cúc phương có thể phát triển tốt hơn. Cơ cấu doanh thu từ hoạt động du lịch : Thu vé thăm quan, dịch vụ phòng ở,dịch vụ bán hàng và các nguồn thu khác được thể hiện trên biểu 05: Biểu 05: Cơ cấu doanh thu từ hoạt động du lịch (2001 – 2005) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 TĐPTBQ (%) SL SL qLH SL qLH SL qLH SL qLH 1. Thu vé thăm quan 680 845 124,26 727 86,03 896 123,24 956 106,6 108,96 2. Thu dịch vụ lưu trú 560 555 99,107 577 103,96 570 98,78 710 124,56 106,1 3. Thu dịch vụ bán hàng 251 330 131,5 385 116,6 440 114,28 585 132,95 123,66 4. Thu khác 9 40 444,4 28 70 29 103,5 50 172,4 153,48 Tổng 1500 1770 118 1717 96,95 1935 112,7 2301 118,9 111,27 (Nguồn: Số liệu thống kê của Ban du lịch VQG Cúc Phương, 2005) 2.3. Phân tích đặc điểm khách du lịch đến VQG Cúc Phương. Để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phát triển DLST tại VQG Cúc Phương, em đã tiến hành khảo sát các thông tin về khách du lịch đến VQG, sau đó tiến hành phân tích một số đặc trưng cơ bản của họ. Kết quả được nêu trong các mục sau đây: 2.3.1 Số lượng khách hàng theo tháng trong năm Số lượng khách hàng đến VQG theo dõi từng tháng trong 5 năm thể hiện trên Biểu 06. Biểu 06: Số lượng khách hàng tháng trong năm ( từ năm 2001 - đến năm 2005 ) ĐVT: Người Tháng Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Bình quân Số lượng Tỷ trọng(%) 1 4.974 6.593 3.567 6.193 1.915 4.648 7,24 2 4.240 7.606 5.707 4.907 5.893 5.671 8,83 3 6.480 14.279 11.721 11.781 8.603 10.573 16,47 4 1.130 10.324 4.148 6.193 7.042 5.767 8,98 5 6.317 6.290 5.197 9.153 8.201 7.032 10,95 6 6.605 4.806 4.885 6.269 5.738 5.661 8,82 7 5.967 6.186 3.891 5.343 6.401 5.558 8,66 8 4.004 4.795 3.223 4.991 4.036 4.210 6,56 9 4.408 4.522 2.872 3.937 3.937 3.935 6,13 10 2.609 2.945 4.995 4.529 3.819 3.779 5,89 11 5.002 3.342 6.409 3.825 4.300 4.576 7,13 12 1.828 2.580 2.677 3.782 3.101 2.794 4,35 Tổng 53.564 74.268 59.292 70.903 62.986 64.204 100 ( Nguồn : Trung tâm du khách VQG Cúc Phương ) Trong 4 năm trở lại đây khách đến VQG Cúc phương có xu hướng tăng lên, khách quốc tế tuy chiếm tỷ lệ thấp nhưng tốc độ tăng khá đều đặn. Thường trong một năm khách lại đông hơn vào các tháng 3, 4, 5, 9, 10 và 11 đặc biệt là vào tháng 3 lượng khách gấp đôi bình quân của các tháng còn lại, số lượng cao nhất là vào năm 2002 lên đến 13.885 sự phân bố này là quy luật khá ổn định trong các năm, sở dĩ vào tháng 3 số lượng khách đông là vì mới ra tết thời tiết đang là mùa xuân đó là mùa lễ hội nên khách thường đi du lịch nhiều hơn vào các tháng khác trong năm. Mặt khác lượng khách chủ yếu tập trung vào những ngày cuối tuần, điều này làm hạn chế hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là với dịch vụ lưu trú. Khách tham quan trong ngày chiếm tỷ lệ cao, thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch ở mức thấp, chỉ đạt mức trên dưới một ngày. Điều này ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh du lịch và cho đến nay doanh thu từ dịch vụ lưu trú vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh thu của Ban du lịch. So với các khu du lịch ở Việt Nam thì lượng khách đến thăm quan ở VQG Cúc phương là quá ít, mà đối tượng học sinh sinh viên chiếm 70% đây là số lượng chiếm phần lớn trong tổng số khách du lịch của Vườn. Họ đi với mục đích tham quan, du lịch và nghiên cứu học tập. Chính vì thế ngay từ đầu trung tâm đã tập trung vào đối tượng này, thông qua các lời thuyết minh hóm hỉnh và các trò chơi. Nhưng đối tượng này thường hiếu động, tinh nghịch, ham chơi họ có thể gây hại đến tài nguyên một cách dễ dàng như các trò khắc tên lên cây, vẽ chữ lên các hang động. Mặt khác trong quá trình đi du lịch họ hay đùa tạo ra tiếng ồn lớn, vừa đi họ vừa ăn uống xả rác ra đường, bẻ cành cây đùa nhau … làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Chính vì vậy cũng không thể đón khách ồ ạt mà điều quan trọng là lượng khách tăng lên nhưng phải điều tiết rải đều cho ngày tháng trong năm. 2.3.2. Các đặc trưng chủ yếu của khách Du lịch tại Cúc phương Khách du lịch đến thăm VQG Cúc Phương với mục đích: Thư giãn nghỉ ngơi, tìm hiểu thiên nhiên, nghiên cứu học tập, hội họp, thăm quan giải trí….Trong phạm vi nghiên cứu, điều tra được tiến hành đối với các khách du lịch người Việt Nam. Trong cuộc điều tra đã có 205 khách du lịch phỏng vấn trực tiếp đối với khách du lịch tới VQG Cúc phương. Phiếu điều tra nhằm lấy thông tin về phía khách để rút ra đặc điểm của khách hàng. Qua tổng lượng kết quả các phiếu điều tra, em đã phân tích các đặc trưng của khách hàng trên một số khía cạnh sau : a. Đặc điểm về giới tính và tình trạng hôn nhân của khách du lịch Biểu 05: Số lượng khách du lịch theo giới tính, tình trạng hôn nhân Giới tính Tình trạng hôn nhân Tổng số ( người) Tỷ lệ (%) Có gia đình Chưa có gia đình Nam 37 83 120 58,5 Nữ 46 39 85 41,5 Tổng số 83 122 205 100 Trong 205 khách du lịch được phỏng vấn có 120 khách là nam giới chiếm 58,5 % và 85 khách là nữ giới, chiếm 41,5%. Tình trạng hôn nhân thì chủ yếu là những người chưa có gia đình đi du lịch những khách đi du lịch chưa có gia đình gấp đôi những người có gia đình. Còn Nữ giới thì trong tổng số 85 khách du lịch thi số có gia đình chiếm hơn 50 %. Qua đây có thể thấy khách du lịch Nam giới nhiều và những khách chưa lập gia đình, vì vậy nên tập trung vao những hoạt động vui chơi giải trí giao lưu văn hoá văn nghệ phù hợp với khách. b. Đặc điểm của khách du lịch theo lứa tuổi được thể hiện ở biểu 06 Biểu 06. Phân tích lượng khách du lịch theo tuổi. STT Tuổi Số khách (người) Tỷ lệ (%) 1 Dưới 20 59 28,7 2 20 - 30 63 30,73 3 30 - 40 45 21,95 4 40 - 50 25 12,2 5 50 - 60 13 6,42 Tổng 205 100 Qua điều tra du khách đến VQG Cúc phương tuổi của 205 khách du lịch thấp nhất là 16 tuổi và cao nhất là 60 tuổi nhưng nhóm tuổi từ 18 – 40 chiếm đa số. Ba nhóm này chiếm gần 80 % lượng khách. Trong đó nhóm tuổi 20 – 30 là 63 khách nhiều nhất chiếm 30,73 % trong tổng số 205 khách. Nhóm tuổi dưới 20 là 59 khách chiếm 28,7 %, nhóm tiếp theo là 30 -40 với 45 khách chiếm 21,95 %. Nhóm tuổi 40 – 50 với 25 khách chiếm 12,2%, nhóm tuổi 50 – 60 là 13 khách đạt 6,42% chiếm tỷ lệ nhỏ nhất. Điều này cho thấy khách du lịch hầu hết là học sinh, sinh viên, và chưa có gia đình vì vậy họ có thời gian đi du lịch nhiều hơn. Qua biểu ta thấy số lượng học sinh, sinh viên nhiều nên có xu hướng mở rộng những khu vui chơi, giải trí, văn hoá văn nghệ và khám phá những tuyến du lịch mạo hiểm hơn. c. Đặc điểm của khách du lịch được phân theo trình độ như sau: Biểu 07. Phân tích lượng khách du lịch theo trình độ TT Trình độ Số khách (người) Tỷ lệ (%) 1 PTTH 56 27,3 2 TH.CN 36 17,56 3 Đại học 74 36,1 4 Thạc sĩ 16 7,8 5 Tiến sĩ 4 1,95 6 Khác 19 9,29 Tổng 205 100 Biểu 07 mô tả trình độ học vấn của 205 du khách được phỏng vấn ta thấy số du khách có trình độ phổ thông trung học và đại học chiếm đa số, trong đó số du khách có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất là 36,1% tiếp theo đó là phổ thông trung học với 56 khách chiếm 27,3% . Số du khách có trình độ tiến sĩ là thấp nhất: 4 người chiếm 1,95% trong tổng số khách. Ngoài ra còn trình độ khác của 19 người chiếm 9,29% . Như vậy, trình độ văn hoá cũng có thể ảnh hưởng đến các quyết định đi du lịch, cách thức đi cũng như quan điểm nhận thức về những lợi ích, mà các dịch vụ giải trí đem lại. Ngoài thăm quan giải trí thì khách du lịch còn có những mục đích khác như học tập, nghiên cứu khoa học nên mức này cao hơn hẳn so với tổng số khách đến thăm VQG. d. Đặc điểm của khách du lịch được phân theo yếu tố nghề nghiệp Biểu 08. Phân tích lượng khách du lịch theo nghề nghiệp TT Nghề nghiệp Số lượng ( người) Tỷ lệ (%) 1 Học sinh 47 22,96 2 Sinh viên 52 25,36 3 Giáo viên 29 14,14 4 Công chức 46 22,14 5 Nghề khác 31 15,1 Tổng 205 100 Khách du lịch được phỏng vấn hiện đang làm rất nhiều nghề khác nhau, đối tượng tập trung cao nhất là sinh viên với 52 người chiếm 25,36% tiếp theo là học sinh 47 người chiếm 22,96%. Nghề khác cũng chiếm tỷ lệ cao 46 người 22,14 % đó là những người buôn bán, kinh doanh, bộ đội về hưu… Qua biểu ta thấy 2 yếu tố chủ yếu là học sinh và sinh viên, 2 đối tượng này đi với mục đích thăm quan giải trí , ngoài ra trong sinh viên một bộ phận nhỏ là mục đích nghiên cứu khoa học và thực tập. e. Đặc điểm của khách du lịch được phân theo yếu tố thu nhập Biểu 09. Phân tích số lượng khách du lịch theo yếu tố thu nhập. TT Thu nhập Số khách( người) Tỷ lệ (%) 1 Dưới 500.000 20 9,75 2 500.000 - 1.000.000 26 12,68 3 1.000.000 - 1.500.000 37 18,05 4 1.500.000 - 2.000.000 33 16,1 5 Trên 2.000.000 28 13,66 6 Không có thu nhập 61 29,76 Tổng 205 100 Qua phiếu điều ta cho thấy khách du lịch có thu nhập thấp nhất là 400.000 đồng / tháng, mức cao nhất là 3.500.000đồng/ tháng ta thấy số khách không có thu nhập là cao nhất chiếm 61 khách và đạt tỷ lệ 29,76 %. Bởi số khách du lịch là học sinh, sinh viên rất cao như ở biểu 08. Chiếm tỷ lệ cao thứ hai là mức thu nhập 1.000.000 – 1.500.000 số khách là 37 người chiếm 18,05 % . Tiếp theo là 1.500.000 – 2.000.000 số khách là 33 người chiếm 16,1% trong tổng số 205 du khách. Mức thu nhập trên 2.000.000 đồng / tháng cũng chiếm con số không nhỏ,có 28 du khách và chiếm 13,66 % những đối tượng này thường là Thạc sĩ, Tiến sĩ đi với mục đích nghiên cứu khoa học, hay vào thăm quan các khu bảo tồn trong VQG. f. Đặc điểm của khách du lịch theo tỉnh (Thành phố) Biểu 10. Phân tích số lượng khách du lịch theo Tỉnh. TT Tỉnh (TP) Số khách ( người ) Tỷ lệ ( %) 1 Hà Tây 31 15,12 2 Hà Nội 55 26,82 3 Hà Nam 3 1,46 4 Thanh Hoá 25 12,19 5 Nam Định 35 17,07 6 Hải Dương 10 4,87 7 Bắc Giang 5 2,43 8 Lạng Sơn 1 0,487 9 Sơn La 3 1,46 10 Nghệ An 16 7,8 11 Ninh Bình 15 7,31 12 Quảng Ninh 6 2,92 Tổng 205 100 Hiện nay nền kinh tế đang phát triển, đời sống của người dân ổn định do vậy nhu cầu ngày càng tăng. Qua biểu 10 ta thấy, khách du lịch đến đây từ nhiều địa phương trong cả nước song chủ yếu chỉ tập trung là các du khách ở miền Bắc chiếm đa số. Du khách đến từ một số tỉnh như Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam và các tỉnh lân cận như Thanh Hoá, Nam Định, Hà Nam. Trong đó khách du lịch đến từ Hà Nội là nhiều nhất 55 khách chiếm 26,82%, tiếp theo là Nam Định 35 khách chiếm 17,07 % Thanh Hóa là 25 khách chiếm 12,19%. Còn một đoàn khách Nghệ An 16 người đến thăm quan và làm việc ở khu bảo tồn Rùa trong một thời gian ngắn. Ngoài những du khách ở gần, các du khách ở xa cũng không ngại đường sá xa xôi đến đây như 1 khách ở Lạng Sơn, 6 khách Quảng Ninh, 3 khách Sơn La, đã đến thăm quan thưởng ngoạn vẻ đẹp yên bình của rừng nguyên sinh Cúc phương. Điều này chửng tỏ Cúc phương được nhiều người biết đến. Mặt khác, giao thông ngày nay ngày càng phát triển thêm vào đó là hệ thống các phương tiện phục vụ du khách có thể đi thăm quan, du lịch được thuận tiện và dễ dàng hơn. g. Đặc điểm của khách du lịch theo yếu tố thời gian lưu trú Biểu 11. Bảng phân tích số lượng khách du lịch theo yếu tố thời gian lưu trú. TT Thời gian lưu trú ( ngày) Số khách (người ) Tỷ lệ (%) 1 1 ngày 70 34,14 2 1 – 2 64 31,2 3 2 – 3 37 18,08 4 Trên 3 34 16,8 Tổng 205 100 Qua biểu 11 ta thấy chủ yếu khách đến trong ngày , số khách đi trong ngày là 70 khách trong tổng số 205 khách chiếm 34,14 %. Tiếp theo đó là khách lưu lại từ 1đến 2 ngày là 64 khách chiếm 31,2 %. Nếu khách đến với mục đích thăm quan giải trí thì chỉ đến 1, 2 ngày là nhiều nhất. Còn khách lưu lại hơn 3 người thì mục đích chính là nghiên cứu khoa học, hoặc là với những mục đích lý do khác. Qua đây ta thấy lượng khách thăm quan trong ngày chiếm tỷ lệ cao, số ngày lưu trú ngắn, mức tiêu dùng của du khách thấp, dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa cao. Nguyên nhân do lịch trình thăm quan còn đơn giản, chưa cuốn hút được nhiều thời gian lưu lại của khách. Do cơ sở vật chất còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách. 2.4. Các tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của VQG Tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam đã được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu và đánh giá có nhiều thuận lợi. Đó là sự phong phú của môi trường tự nhiên với các kiểu hệ sinh thái đa dạng, những cảnh quan hấp dẫn như: thác nước, hang động, những vùng núi cao, vùng biển… Nước ta có một hệ thống các rừng đặc dụng bao gồm 11 VQG, 64 khu bảo tồn thiên nhiên (trong đó có 48 khu dự trữ thiên nhiên, 16 khu bảo tồn loài/sinh cảnh) và 18 khu bảo vệ cảnh quan. Trong số đó các VQG đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức hoạt động du lịch sinh thái do sự đa dạng về sinh học, phong phú về tài nguyên và những phong cảnh hấp dẫn. VQG lại được phân bố rải rác ở các vùng địa lý và hầu hết nằm trong những vùng sinh thái tương đối điển hình. Mỗi VQG có những thế mạnh riêng hấp dẫn khách tham quan, song có những đặc điểm nổi bật sau: - Hầu hết các VQG đều có vị trí không quá xa các đường quốc lộ chính, các trung tâm thành phố. Các phương tiện giao thông đa dạng và linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của khách tham quan tới các diểm này. - VQG Cúc phương với vị trí lân cận quần thể du lịch Ninh Bình (Hoa Lư, Bích Động) làm tăng thêm tính hấp dẫn của điểm du lịch tự nhiên. VQG Cúc phương có những đặc điểm riêng về hệ sinh thái, hệ động thực vật đặc trưng, điển hình cho các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam với nhiều loài đặc hữu quý hiếm như: Rùa vàng, Voọc quần đùi trắng, cá niết hang… Đây là yếu tố thuận lợi cho VQG Cúc phương bởi có sự khác biệt với VQG, hang động, sông hồ, suối nước khoáng. Ngoài ra, VQG Cúc phương còn có di tích lịch sử - văn hoá và những nét văn hoá - xã hội bản địa, tạo nên những tổng thể đa dạng về các yếu tố khác, trong khu vực vùng đệm và ngoại vi VQG Cúc phương có một số đền chùa như: Đền Quèn Thạch, đền Máng, song chỉ có ý nghĩa địa phương là chủ yếu do các đền này nhỏ và ở vị trí không thuận lợi. Phần III NHỮNG GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI Ở VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG 3.1.Những thành công, tồn tại trong hoạt động phát triển DLST tại VQG cúc phương. Một số thành công Là một trong số ít đơn vị đầu tiên ở Việt Nam tiến hành tổ chức kinh doanh du lịch ở rừng đặc dụng, VQG Cúc phương đã đạt được một số thành công nhất định trong lĩnh vực này, cụ thể là: - Đã có kinh nghiệm trong việc kết hợp giữa bảo tồn thiên nhiên và tổ chức kinh doanh du lịch. Đây là mối quan hệ mang tính mâu thuẫn lớn, hoạt động du lịch thường đem lại nhiều tác động xấu cho tự nhiên, còn bảo tồn thì đòi hỏi ngược lại. Hài hòa được mối quan hệ này quan hệ này cần phải được giải quyết được nhiều vấn đề như nhận thức, ý thức và trách nhiệm của du khách đối với thiên nhiên, đòi hỏi phải có sự tổ chức tốt thì mới đảm bảo được mối quan hệ này cần phải giải quyết được nhiều vấn đề như nhận thức, ý thức và trách nhiệm của du khách đối với thiên nhiên, đòi hỏi phải có sự tổ chức tốt thì mới đảm bảo được cả hai lợi ích trên. Trong một quá trình lâu dài, VQG Cúc phương đã làm được việc này tuy rằng còn ở mức chưa thật tốt. - Tiếp cận với du lịch sinh thái và đã phần nào biết cách tổ chức du lịch sinh thái từ đó đã có định hướng đi cho du lịch Cúc Phương trong tương lai, đó là lấy phát triển du lịch sinh thái làm chính giảm dần du lịch đại chúng để hạn chế tác động vào tự nhiên trên cơ sở nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch. - VQG Cúc Phương đã có một cơ cấu bộ máy làm du lịch và xây dựng được một hạ tầng cơ sở tương đối hoàn thiện, đồng thời đúc rút được một số kinh nghiệm làm du lịch ở khu bảo tồn thiên nhiên nếu phát huy tốt thì đây sẽ là cơ sở rất vững chắc để du lịch Cúc Phương phát triển mạnh mẽ hơn. - Du lịch Cúc phương đã có vai trò hỗ trợ kinh phí cho bảo tồn, góp phần nâng cao nhận thức môi trường tự nhiên cho khách du lịch, tạo cơ hội thu hút đầu tư cho công tác bảo tồn. - Nguồn thu từ hoạt động du lịch đã được trích một phần cho việc chi lương cho các cán bộ làm công tác bảo tồn, cải tạo tu bổ trang thiết bị của Vườn và những cơ sở phục vụ du lịch. - Du lịch góp phần tạo các mối giao lưu giữa VQG và các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, tạo ra các cơ hội thu hút các dự án nghiên cứu, hỗ trợ công tác bảo tồn của Vườn Quốc Gia với các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, tạo ra cơ hội thu hút các dự án nghiên cứu đầu tư, hỗ trợ công tác bảo tồn của Vườn. - Trung tâm cứu hộ linh trưởng, khu bảo tồn cầy vằn, rùa đã được sự ủng hộ của nhiều tổ chức bảo tồn động vật hoang dã, các vườn thú của nhiều nước trên thế giới như Cộng hòa liên bang Đức, Anh, Pháp, Mỹ, Hà Lan, sỹ cùng các dự án hỗ trợ khác. - Những khu bảo tồn luôn hấp dẫn khách du lịch nên đây là một yếu tố rất có lợi cho Ban du lịch nên đây là một yếu tố rất có lợi cho bộ phận du lịch nói riêng và VQG nói chung. Những tồn tại Mặc dù đã làm du lịch trong thời gian dài, nhưng đơn vị chưa có quy hoạch tổng thể trong khu du lịch, dẫn đến tình trạng đầu tư chắp vá, không đồng bộ, công trình nhanh lỗi thời. Những nhược điểm này làm cho hiệu quả kinh doanh thấp. - Làm kinh doanh nhưng chưa nghiên cứu Makerting mà chỉ sử dụng kinh nghiệm và sự phán đoán của các nhà quản lý nên có một vài điểm chưa phù hợp với thị hiếu của du khách. Chưa có biện pháp tốt để thu hút khách lưu lại dài ngày, do vậy vé tham quan sẽ là nguồn thu chính mà chưa phát huy tốt các dịch vụ khác. - Đội ngũ lao động chưa được tuyển chọn kỹ, cán bộ quản lý chưa được đào tạo chuyên ngành du lịch, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên còn rất thấp và chưa đồng đều, có không ít người chưa qua đào tạo, đây là sự lạc hậu trong kinh doanh du lịch ngày nay. Đặc biệt, lượng khách tập trung cao điểm vào các dịp lễ hội, ngày nghỉ cuối tuần.Tình trạng trên thường gây nên sự quá tải cho VQG về mọi mặt : Dịch vụ, nơi ăn, chốn ở, nơi đỗ xe, vượt quá khả năng quản lý kiểm soát của Vườn đối với các hoạt động của khách du lịch trong chuyến thăm quan và đặc biệt là trong vấn đề bảo vệ môi trường. - Vấn đề rác thải và xử lý chất thải: Phương pháp xử lý chất thải đơn giản, thô sơ đem chôn hoặc đốt tại chỗ, chưa có sự phân loại rác thải trong khi đó rác thải chủ yếu là polyme nên khi phân hủy. Đây là vấn đề bức xúc đòi hỏi VQG phải nhanh chóng xây dựng một công nghệ xử lý chất thải hợp lý. - Ngoài rác thải du khách còn để dấu ấn qua các vết khắc đẽo trên cành cây, trong hang động, phá hủy thảm thực vật cạnh đường đi, bắt động vật như bướm, chim, thu nhặt các sản phẩm rừng như hoa Phong lan, nấm,cây cảnh. - Số lượng hướng dẫn viên du lịch của Vườn không đủ vào những thời điểm đông khách như ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần... đã hạn chế chức năng quản lý, giám sát hành vi của khách du lịch trong chuyến thăm quan. Đối với các hành vi, vi phạm nội quy của khách du lịch, Vườn cũng không áp dụng biện pháp xử phạt, điều này đã tạo nên tâm lý xem nhẹ nội quy của VQG.Vì vậy giảm thiểu tác động xấu của du khách đến tài nguyên rừng. Vườn nên nghiêm minh hơn trong việc phổ biến, thực thi các nội quy, quy định đến mọi du khách, đoàn khách và yêu cầu có hướng dẫn viên du lịch của Vườn đi kèm như một nguyên tắc bắt buộc. - Ô nhiễm tiếng ồn, khói thải từ động cơ xe máy, xe ô tô của khách du lịch, ảnh hưởng không nhỏ tới tập tính sinh hoạt của một số loài động vật hoang dã. - Như vậy, sự tập trung các hoạt động du lịch ở khu trung tâm Bống là không phù hợp với mục tiêu bảo tồn của một VQG. 3.2. Dự báo lượng khách du lịch sẽ đến vào năm 2006 của VQG 3.2.1. Để dự báo số lượng du khách sẽ đến VQG vào năm 2006, em sử dụng phương pháp san bằng số mũ giản đơn: * Phương pháp san bằng số mũ giản đơn: Công thức tính: F(t) = A(t-1) + a(At-1 – Ft-1) với 0 < a < 1 Trong đó: F(t): Nhu cầu dự báo lượng khách cho năm 2006 F(t-1): Số dự báo lượng khách du lịch của VQG Cúc Phương trong năm 2005 là 71.500 khách (số liệu dự báo tại Ban du lịch) A (t-1): Là số lượng thực tế khách du lịch đến VQG vào năm 2005 là 72.986 khách (Biểu 04). a = 0,9 => F(t) = 72.986 + 0,9 (72.986 - 71.500) = 74.323 (khách) 3.2.2. Dự báo số lượng khách theo các tháng trong năm của VQG Biểu 12: Dự báo lượng khách đến vào các tháng trong năm 2006 Số liệu thực tế năm 2001 - 2005 Hệ số mùa vụ Dự báo hàng tháng Tháng Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Nhu cầu BQ tháng 1 4.974 6.593 3.567 6.193 1.915 4.648 0,072 5381 2 4.240 7.606 5.707 4.907 5.893 5.671 0,088 6565 3 6.480 14.279 11.721 11.781 8.603 10.573 0,165 12240 4 1.130 10.324 4.148 6.193 7.042 5.767 0,090 6676 5 6.317 6.290 5.197 9.153 8.201 7.032 0,110 8141 6 6.605 4.806 4.885 6.269 5.738 5.661 0,088 6553 7 5.967 6.186 3.891 5.343 6.401 5.558 0,087 6434 8 4.004 4.795 3.223 4.991 4.036 4.210 0,066 4874 9 4.408 4.522 2.872 3.937 3.937 3.935 0,061 4555 10 2.609 2.945 4.995 4.529 3.819 3.779 0,059 4375 11 5.002 3.342 6.409 3.825 4.300 4.576 0,071 5297 12 1.828 2.580 2.677 3.782 3.101 2.794 0,044 3234 Tổng 53.564 74.268 59.292 70.903 62.986 64.204 1,00 74323 Số dự báo nhu cầu tháng: Công thức tính: Fti = A2 x Kmvi Trong đó: +A2 là chỉ số nhu cầu bình quân giản đơn một tháng của năm kế hoạch A2 = + Kmvi là hệ số mùa vụ của tháng thứ i tính theo số liệu các năm trước Kmvi = Với: Ai1 là nhu cầu bình quân tháng thứ i của các kỳ quan sát trước A1 là nhu cầu bình quân giản đơn 1 tháng trong cả năm của các kỳ quan sát. 3.3 Một số ý kiến đề xuất nhằm phát triển dịch vụ du lịch sinh thái VQG Cúc phương. 3.3.1. Tăng cường đầu tư các trang thiết bị, cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu kinh doanh du lịch. Việc khai thác mở rộng các điểm, tuyến thăm quan cho khách nhằm phân tán bớt sự tập trung khách tại một số điểm, tuyến hạn chế các tác động tiêu cực vào môi trường. Đồng thời, việc mở rộng này còn làm tăng thêm sự phong phú cho du lịch Cúc phương, tạo cơ hội thu hút khách cũng như kéo dài thời gian lưu trú của khách. Vì vậy, yêu cầu cải thiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất là không thể thiếu. Mở rộng các tuyến, điểm du lịch Việc khai thác mở rộng các tuyến, điểm thăm quan cho khách vừa có ý nghĩa làm phong phú cho du lịch Cúc phương nhằm thu hút khách đến nhiều hơn, vừa góp phần làm phân tán bớt sự tập trung tại một số điểm như hiện nay, kéo dài thời gian lưu trú của khách, từ đó đẩy mạnh tiêu thụ dịch vụ. Hiện nay du lịch làng bản đang dần trở thành thị hiếu của khách du lịch (kể cả khách trong và ngoài nước) VQG Cúc phương nên phối hợp với địa phương ở vùng đệm xây dựng thêm một số làng bản quanh Vườn thành điểm du lịch. Cụ thể như sau: - Xây dựng làng Nga trong và làng Sấm thành điểm du lịch kết hợp với điểm Cây chò ngàn năm, Động người xưa thành một tour du lịch 2 ngày cho những đoàn khách nghỉ lại ở khu cổng Vườn. - Xây dựng xóm Biện đông thành làng du lịch cho cơ sở hai. Đây là khu vực có cảnh quan đẹp, nhân dân còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa bản địa. - Chọn một vài xóm ở vùng giáp ranh phía nam của Vườn (khu vực Sánh, Mõ), xây dựng thành làng du lịch cho các tour đi bộ dài. Ngoài ra xây dựng thêm một số tuyến xem chim, xem thú ở khu vực cây Đăng, thung Boi trang... -Tăng cường cải thiện cơ sở vật chất dịch vụ du lịch + Nâng cấp đường ô tô vào khu nước khoáng Thường sung – xã Kỳ Phú khu này có thể khai thác để phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, tắm nóng lạnh kết hợp với thăm quan VQG nên kết hợp cùng địa phương xây nhà nghỉ, bể bơi, thiết kế khu vui chơi giải trí, các sân thể thao, vv... .dịch vụ này giúp lấp đi khoảng trống về thời gian mà hiện nay các dịch vụ trong Vườn chưa đáp ứng đủ. + Khu hồ Yên Quang - xã Yên Quang cải tạo đường ô tô để vào, khách du lịch vào các thôn bản thuận lợi hơn. Đầu tư cơ sở vật chất cho việc khai thác du lịch có tiềm năng phục vụ vùng hồ nước (bơi thuyền, câu cá, xem chim,thăm ngôi miếu cổ ở giữa hồ...) xây dựng khu giải trí dưới nước, xây dựng lều câu cá xung quanh hồ các tròi nghỉ và các tròi quan sát chim. Cải tạo đường vào bản Khanh, để những du khách đi chuyến du lịch mạo hiểm có thể đi lại dễ dàng khi vào thăm bản. Hệ thống lưới điện, thông tin liên lạc cũng cần được cải thiện để tương xứng và phục vụ khách tốt hơn. Đây là một bản làng còn lưu giữ được nét văn hóa của cộng đồng người Mường, do đó cần phải đầu tư khôi phục lại các yếu tố văn hóa, xã hội còn nhiều nét truyền thống như: Lễ hội cồng chiêng, hát then, phong tục uống rượu cần, nghề dệt vải thổ cẩm, vv... tạo sức hấp dẫn hơn cho sản phẩm du lịch, thu hút nhiều du khách hơn. + Giảm thiểu cơ sở lưu trú ở trung tâm Bống, ở khu vực này chỉ dành cho những đoàn khách ít người tổ chức dưới dạng du lịch sinh thái nghỉ lại để giảm sự tác động vào rừng, bên cạnh đó ưu tiên cho dịch vụ ăn uống và bán hàng phục vụ các đoàn khách thăm quan trong ngày ở khu trung tâm. + Cải tạo và xây dựng thêm nhà nghỉ, nhà ăn và quầy hàng ở khu cổng Vườn và khu hồ Mạc vì hai khu này cách xa khu bảo vệ nghiêm ngặt. Khu nhà nghỉ cổng Vườn hiện đang xuống cấp mạnh, đặc biệt là hệ thống nước thường xuyên xảy ra trục trặc gây ấn tượng không tốt với du khách, cần được khắc phục kịp thời. + Xây dựng khu tự túc trước đây thành khu nhà nghỉ cho các đoàn học sinh, sinh viên để khắc phục sự quá tải vào các mùa khách. Khu vực này lại gần hồ Mạc nên rất thuận tiện cho việc kết hợp nghỉ ngơi giải trí của khách. Sự bố trí này có thể phù hợp với các VQG Việt Nam giai đoạn hiện nay, vừa đáp ứng được nhu cầu của khách lại vừa hạn chế đựơc sự tác động vào khu bảo vệ nguyên vẹn. Những kiến nghị và giải pháp cụ thể: Các giải pháp nhằm vào việc khắc phục những tồn tại, bất cập trong cơ chế chính sách. Trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng và quản lý các hoạt động dịch vụ du lịch. Những giải pháp này liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngoài sự nỗ lực của bản thân, đơn vị còn đòi hỏi sự hỗ trợ của Bộ Chủ Quan. Bởi vậy chúng vừa mang tính cụ thể vừa liên quan chính sách vĩ mô. 3.3.2. Tập trung nguồn lực phục vụ khách du lịch vào các mùa cao điểm Qua biểu 12 ta thấy tháng 3 là tháng đông khách nhất là 12.240 lượt. Trên thực tế em tổng hợp qua phiếu điều tra thì số lượng khách du lịch đến đông nhất cũng vào tháng 3, lúc này tiết trời còn là mùa xuân, mùa lễ hội nên khách tập trung nhiều. Vì vậy mà ban du lịch phải chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất như dịch vụ ăn uống, lưu trú, bán hàng lưu niệm. Tập trung toàn bộ lao động có thể nên thuê thêm cả lao động ngoài đảm bảo tốt phục vụ nhu cầu của khách. 3.3.3. Công tác tuyên truyền giáo dục, bảo tồn cho nhân dân trong khu vực Từ năm 1996, VQG Cúc phương đã có một dự án nâng cao nhận thức bảo tồn cho nhân dân vùng đệm do tổ chức động vật thế giới (FFI) tài trợ kinh phí hoạt động. Qua 10 năm hoạt động, dự án này đã tiếp cận và thực hiện giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam đã đến đây học tập cách làm này. Tuy nhiên Ban du lịch còn ít phối hợp vào các hoạt động của dự án này. Nếu chương trình của dự án được phối hợp, lồng nghép vào các hoạt động du lịch thì hiệu quả của công tác giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn ở VQG Cúc phương sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. 3.3.4. Công tác tuyên truyền quảng cáo, vận dụng lý thuyến Marketing trong kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinh doanh đều cần được vận dụng theo lý thuyết Marketing. Nghĩa là mọi quyết định trong kinh doanh đều xuất phát từ thị trường, phải nghiên cứu nhu cầu của thị trường mục tiêu rồi từ đó mới xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Trong suốt quá trình kinh doanh luôn luôn phải bám sát thị trường và điều chỉnh theo nhu cầu thị trường. Song vấn đề này ở VQG Cúc Phương còn rất mới mẻ, chính vì vậy mà số lượng khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế đến với Cúc phương còn rất ít. Thời gian lưu trú của khách quá ngắn, điều đó thể hiện qua tỷ lệ % hiệu suất phòng sử dụng. Ban du lịch cần có bộ phận Marketing để làm tham mưu cho giám đốc và trưởng ban du lịch trong quá trình xúc tiến kinh doanh. Công tác tiếp thị giữ một vai trò rất quan trọng trong kinh doanh. VQG Cúc phương cần xây dựng một trang website giới thiệu riêng cho du lịch, việc cung cấp đầy đủ các loại thông tin về chương trình thăm quan, ăn nghỉ và giá cả các loại dịch vụ trên mạng Internet là rất cần thiết để khách hàng lựa chọn sản phẩm. Đồng thời đây cũng là cách quảng cáo tốt nhất đối với loại hình DLST. Bên cạnh đó việc in ấn các loại sách, ảnh tờ rơi... cũng là công cụ quảng cáo hữu hiệu. Phát hành rộng rãi các ấn phẩm, sách hướng dẫn du lịch, đĩa CD- room, các băng video... của VQG, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình Việt Nam, tạp chí du lịch,các tuần báo du lịch ,kết hợp với các công ty du lịch ở trong nước và quốc tế quảng bá rộng rái về hình ảnh du lịch Cúc phương. Thường xuyên điều tra ý kiến, thị hiếu của khách du lịch để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của khách mà không làm tổn hại đến sự bền vững của du lịch Cúc phương 3.3.5. Liên kết các công ty du lịch để thành lập các tour du lịch tổng hợp Ban du lịch cần liên kết chặt chẽ và nhiều hơn nữa với các công ty du lịch đặc biệt là là các công ty du lịch lữ hành thường tổ chức các hoạt động theo tour để quảng cáo, giới thiệu thu hút thêm nguồn khách và phối hợp cùng với các công ty này xây dựng các tour tuyến du lịch mới, khách du lịch đến Cúc Phương thường đi theo đoàn nên chú ý xây dựng các chuyến xuyên Việt thì sẽ đảm bảo tính ổn định của khách. Nhiều bản làng người Mường ở Cúc phương còn đang là tiềm năng dồi dào để xây dựng thành sản phẩm du lịch hấp dẫn. Để giải quyết khó khăn về vốn đầu tư, VQG Cúc phương nên mở ra hướng liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế, mở rộng và nâng cao chất lượng một số loại hình dịch vụ như: Nhà nghỉ, dịch vụ vui chơi giải trí cho du khách ở phân khu dịch vụ hành chính. Tuy nhiên việc xây dựng các công trình này phải có quy hoạch và kiến trúc phù hợp với cảnh quan thiên nhiên ở Cúc phương. 3.3.6. Đổi mới tổ chức quản lý hoạt động du lịch Quản lý theo quy hoạch Ở VQG Cúc phương từ xưa đến nay thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu vốn đầu tư cho du lịch, dẫn đến đầu tư manh mún, chắp vá và kết quả là các công trình không đồng bộ, nhanh lạc hậu, kém phát huy hiệu quả sử dụng. Vì vậy đơn vị cần nhanh chóng hoàn chỉnh đề án quy hoạch tổng thể cho du lịch, trên cơ sở đó mọi hoạt động xây dựng cơ bản nhất thiết phải tuân thủ theo quy hoạch đó. Có như vậy thì du lịch Cúc phương mới có thể phát triển nhanh và vững chắc. Hiện nay Ban du lịch đang còn rất thụ động về mặt kinh phí, ngân sách Nhà nước kinh doanh chưa mang lại hiệu quả cao vì vậy em xin mạnh dạn đưa ra đề xuất nên phát triển lên thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trực thuộc VQG nhằm mục đích tăng cường tính chủ động, độc lập về kinh tế tự chịu trách nhiệm về nghĩa vụ quyền hạn của mình thu hút được nhiều nguồn lực về lao động và hiệu quả kinh tế. 3.3.7. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cử người tham gia các lớp tập huấn về du lịch sinh thái do tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới và phân hội các VQG Việt Nam tổ chức ưu tiên cho những người trong ban quản lý Vườn và các bộ, tổ chức điều hành du lịch tham gia lớp tập huấn này sau đó những người này phải có trách nhiệm về truyền đạt lại nội dung chương trình cho toàn bộ nhân viên du lịch. VQG Cúc phương có đội ngũ lao động khá đông và có kinh nghiệm làm việc song trình độ chuyên môn chưa cao vài năm trước họ đã từng được gọi là “Đội quân du lịch chân chất”. Ngày nay không thể làm du lịch bằng kinh nghiệm mà phải có nghệ thuật và kiến thức nghề nghiệp thì mới có thể tổ chức các hoạt động một cách bài bản, chính quy. Mặt khác khách du lịch ngày càng khó tính, khắt khe khi trả tiền cho các dịch vụ du lịch. Do vậy nhân viên phục vụ du lịch ở đây cần được đào tạo, bồi dưỡng căn bản về chuyên môn, nghiệp vụ du lịch theo hướng: - Những người trước đây chưa được đào tạo thì nay phải có kế hoạch đào tạo bằng các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn. - Những người còn trẻ tuổi thì phải được đào tạo các lớp chính quy, dài hạn. - Những người tuyển dụng mới phải đủ tiêu chuẩn và kiểm tra sát hạch tay nghề, đảm bảo khả năng làm việc theo yêu cầu và sắp xếp công việc đúng với chuyên môn đào tạo. Tuy khách quốc tế ở Cúc phương chưa nhiều, nhưng ngày nào cũng có việc giao tiếp bằng tiếng Anh đã trở nên thường xuyên ở mọi lúc mọi nơi. Những người làm việc ở Ban du lịch VQG Cúc Phương cần được đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc. Việc đào tạo ngoại ngữ có thể tổ chức thành các lớp tại chỗ, mời giáo viên về dạy để tiết kiệm chi phí đi lại và ăn ở của học viên, hoặc học theo chương trình đào tạo từ xa. 3.3.8. Giải pháp về cơ chế chính sách: Giải pháp này liên quan đến cơ chế chính sách của nhà nước của các cấp quản lý của VQG là Bộ NN$PTNT về việc cho phép khai thác các tiềm năng du lịch sinh thái. Các chính sách này phải tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích du lịch sinh thái và bản chất, vai trò hỗ trợ bảo tồn và phát triển cộng đồng của các VQG. Tạo điều kiện cho phép sử dụng từ nguồn thu của DLST, đầu tư hỗ trợ lại cho bảo tồn và hỗ trợ cho cộng đồng địa phương. Đó là chích sách khuyến khích đầu tư các dự án cho DLST, có quy hoạch thận trọng ,tổ chức, thực hiện và quản lý hoạt động du lịch có trách nhiệm cao với môi trường. Giảm thuế cho những nhà đầu tư, áp dụng các kế hoạch phát triển cộng đồng gắn với hoạt động du lịch. Chính sách phân phối lợi ích từ hoạt động du lịch trong VQG phải hợp lý. Để đảm bảo sự công bằng giữa các bên liên quan. Nên vận dụng theo hướng sau đây mà nhiều VQG (trong nước cũng như ngoài nước) đã từng làm và đạt được những hiệu quả khả quan. Tổng số lệ phí thu được chia theo tỷ lệ sau: + 50% đưa vào quỹ bảo tồn phát triển môi trường thiên nhiên của Vườn, dùng vào các mục đích: Tiền lương, chi phí hành chính và phụ cấp thêm cho tổ chức kiểm tra, bảo vệ. Tổ chức công tác vệ sinh môi trường trong VQG, bảo dưỡng hệ thống đường đến các tuyến điểm thăm quan, tu bổ và nâng cấp hệ thống cơ sở dịch vụ phục vụ du lịch, trồng rừng và bảo vệ rừng… + 50% còn lại được nộp vào ngân sách địa phương (bao gồm cả các khoản thế). Kết luận Cúc Phương là một khu rừng đẹp, có giá trị cao về tài nguyên thiên nhiên, về tính đa dạng sinh học, có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn các nguồn gien quý hiếm và nơi có nhiều tiềm năng du lịch. Nếu biết khai thác hợp lý thì VQG Cúc Phương sẽ trở thành một địa chỉ hấp dẫn để khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan du lịch, nghiên cứu khoa học và làm nơi giải trí, nghỉ dưỡng lý tưởng. Nhiều năm qua VQG Cúc Phương tiến hành tổ chức hoạt động du lịch và đã gặt hái một số thành công trong lĩnh vực này. Tuy nhiên cũng trong quá trình ấy công tác tổ chức quản lý du lịch ở đây cũng còn bộc lộ nhiều nhược điểm cần điều chỉnh bổ sung. Khoá luận nghiên cứu về các hoạt động dịch vụ du lịch ở VQG Cúc Phương những kết quả đạt được trong khuôn khổ giới hạn nội dung của khoá luận cho phép rút ra một số kết luận như sau: 1. Du lịch đang được phát triển rộng rãi khắp các vùng, miền trên thế giới cũng như ở Việt Nam và là ngành kinh tế mang lại nguồn thu nhập lớn. Ở các VQG tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch được coi là một trong ba nhiệm vụ chính, bên cạnh việc tạo ra nguồn kinh phí hỗ trợ cho bảo tồn, nó còn là phương tiện để tuyên truyền các giá trị to lớn của tự nhiên và giáo giục nâng cao nhận thức bảo tồn cho du khách .Chính vì thế mà nhà nước rất khuyến khích phát triển du lịch sinh thái ở các VQG. 2. Du lịch ở các VQG có tính đặc thù, đó là loại hình du lịch có trách nhiệm với thiên nhiên hoang dã. Việc kinh doanh dịch vụ du lịch ở đây cần phải được quy hoạch trên cơ sở các nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững. Hiện tại khách du lịch ở VQG Cúc Phương có thể chia thành hai loại tương đối khác biệt nhau, đó là khách du lịch đại chúng và khách DLST, nhu cầu của hai đối tượng này ở nơi du lịch rất khác nhau để vừa đáp ứng nhu cầu, vừa thu được lợi nhuận cao. Khách du lịch đại chúng thích giải trí, vui chơi ồn ào và hưởng thụ các dịch vụ ăn, nghỉ… sang trọng thì nên quy hoạch ở xa khu bảo vệ nghiêm ngặt, còn khách du lịch sinh thái với các nhóm nhỏ thì có thể tổ chức ở gần hơn vì hoạt động của họ không đưa lại tác động xấu cho tự nhiên. Tuy nhiên trong tương lai khách du lịch đại chúng ở các VQG được hạn chế dần để phát triển theo hướng du lịch sinh thái. 3. Du lịch làng bản đang được khách du lịch quan tâm nhiều hơn, VQG Cúc Phương nên quan tâm phát triển loại hình này bởi nó có thể làm giãn bớt lượng khách đông ở một số điểm quá tải. Mặt khác tổ chức dịch vụ du lịch ở làng bản cũng là cách tạo công ăn việc làm cho người dân vùng đệm và thu hút họ tham gia vào công tác bảo tồn. 4. Trong việc tổ chức quản lý dịch vụ du lịch cần có kế hoạch đầu tư đồng bộ có trọng điểm để phát huy một cách có hiệu quả các công trình đầu tư. Sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng các dịch vụ gây ấn tượng tốt trong lòng du khách. Bồi dưỡng nâng cao trình độ và tay nghề cho đội ngũ lao động, đổi mới phong cách giao tiếp, ứng xử làm hài lòng du khách trong thòi gian lưu lại Cúc Phương. Để du lịch Cúc Phương phát triển ngày càng tốt hơn, ban lãnh đạo các cấp của VQG Cúc Phương cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa đến mọi lĩnh vực thuộc về công tác tổ chức quản lý các hoạt động dịch vụ du lịch. Sau thời gian 5 năm tại trường đại học, chương trình thực tập khoá luận tốt nghiệp là để sinh viên tiếp cận với thực tế, vận dụng kiến thức tiếp thu ở nhà trường vào thực tiễn sản xuất kinh doanh ở cơ sở. Trong thời gian thực tập tôi đã cố gắng hết sức thu thập tài liệu, tìm tòi nghiên cứu hoàn thành khoá luận này. Tuy nhiên với lượng kiến thức còn mới mẻ và hạn chế của một sinh viên, chắc chắn khoá luận không thể tránh khỏi thiếu sót, tôi kính mong được thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để khoá luận của tôi hoàn thiện hơn. Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: PGS.TS.Nguyễn Văn Tuấn đã nhiệt tình giúp đỡ em cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa QTKD, Trường Đại học Lâm Nghiệp đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận này. MỤC LỤC Thứ tự Nội dung Trang Đặt vấn đề 1 Phần I. Những vấn đề cơ bản về tổ chức quản lý hoạt động DLST 3 1.1.Khái niệm về du lịch 4 1.2.Khái niệm và đặc trưng của DLST 5 1.3.Các nguyên tắc của DLST 8 1.4.Mối quan hệ giữa phát triển DLST và bảo tồn ở VQG 10 1.5.Tổ chức quản lý dịch vụ du lịch 11 Phần II: Đặc điểm cơ bản và tình hình phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cúc Phương. 13 2.1. Đặc điểm cơ bản của Vườn quốc gia Cúc Phương 13 2.1.1 Giới thiệu khái quát về VQG…………………………………………..13 2.1.2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của VQG Cúc Phương……………………………………………………………………….14 2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội……………………………………………...19 2.1.4Cơ sở hạ tầng trong khu vực VQG………………………………….....22 2.2. Tình hình tổ chức hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Cúc phương 24 2.2.1. Tổ chức quản lý hoạt động du lịch sinh thái 25 2.2.2 Tình hình tổ chức quản lý hoạt động du lịch sinh thái của VQG 27 2.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh du lịch 30 2.2.4. Các sản phẩm du lịch tiềm năng của VQG 34 2.2.5. Thực trạng nguồn khách du lịch tại VQG Cúc phương (2001-2005) 38 2.2.6. Kết quả hoạt động dịch vụ du lịch của VQG từ năm 2001 – 2005 40 2.3. Phân tích đặc điểm khách du lịch đến VQG Cúc Phương. 45 3.4. Các tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của VQG 51 Phần III.Những giải pháp cho phát triển dịch vụ du lịch sinh thái ở VQG Cúc Phương. 52 3.1. Những thành công tồn tại, trong hoạt động phát triển DLST tại VQG Cúc Phương………………………………………………………………………52 3.2. Dư báo lượng khách du lịch sẽ đến vào năm 2006 VQG. 56 3.3.Một số ý kiến đề xuất nhằm phát triển dịch vụ DLST VQG…………….57 Kết luận 65 BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ VQG Vườn Quốc Gia DLST Du lịch sinh thái DVDLST Dịch vụ du lịch sinh thái CBVC - LĐ Cán bộ viên chức và lao động BGĐ Ban giam đốc TCHC Tổ chức hành chính KHTV Kế hoạch tài vụ KH & HTQT Khoa học và hợp tác quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Đức Thanh: Nhập môn khoa học du lịch. NXB Đại học quốc gia. Hà Nội. 2000 Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương: Quản trị kinh doanh lữ hành. NXB Thống kê. Hà Nội. 1998 Tổng cục du lịch: Các văn bản pháp luật về du lịch .NXB Thống kê. Hà Nội. 2002 Nguyến Thị Sơn: Cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển du lịch sinh thái ở VQG Cúc Phương. Luận án tiến sĩ địa lý. 2000 Trịnh Xuân Dũng: Giáo trình nghiệp vụ lễ tân, khách sạn . NXB văn hoá thông tin. Hà Nội. 2003 IUCN: Tuyển tập báo cáo Hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST tại Việt Nam. Hà Nội. 1991 Lê Văn Lanh, Nguyễn Văn Lâm: Tài liệu báo cáo hội thảo “ Du lịch sinh thái ở VQG Việt Nam”. Cúc Phương. 2004 Bùi Thị Lan : Bước đầu nghiên cứu các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại VQG Cúc Phương.Khoá luận tốt nghiệp.2001 Huỳnh Đức Trung: Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên tại VQG Cúc Phương Nho Quan – Ninh Bình. Khoá luận tốt nghiệp.2001 Bùi Thị Diệu Nga: Bước đầu nghiên cứu mối quan hệ giữa khách du lịch nhà cung ứng dịch vụ du lịch và cộng đồng dân cư địa phương trong khu vực VQG Cúc Phương.Khoá luận tốt nghiệp.2002 Đinh Trung Kiên: Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch .NXB Đại học quốc gia Hà Nội.2001 PHỤ BIỂU PhiÕu th¨m dß ý kiÕn kh¸ch du lÞch t¹i VQG- CP Quý kh¸ch vui lßng cho biÕt mét sè th«ng tin sau ®©y: (H·y ®¸nh dÊu vµo c¸c « thÝch hîp) Quý kh¸ch lµ : £ Nam £ N÷ NghÒ nghiÖp........................ T×nh tr¹ng h«n nh©n £ Cã gia ®×nh £ §éc th©n Quý kh¸ch bao nhiªu tuæi............................ Tr×nh ®é häc vÊn: £ PTTH £ TH/CN £ DH £Th S £ TS £ Kh¸c Møc thu nhËp hµng th¸ng: £ D­íi 500.000 £1.000.000 - 1.500.000 £ trªn 2.000.000 £ kh«ng cã thu nhËp £ 500.000 – 1.00.000 £ 1.500.000 – 2.000.000 Môc ®Ých cña b¹n ®Õn ®©y lµ ®Ó: £Th¨m quan gi¶i trÝ £ Nghiªn cøu khoa häc £ Kh¸c B¹n ®i du lÞch theo: £ §oµn £ Riªng lÎ B¹n ®Õn tõ tØnh nµo?.................. Kho¶ng c¸ch b¹n ®i lµ ..............Km B¹n ®Õn ®©y b»ng ph­¬ng tiÖn g× ? £ ¤t« £ Xe m¸y £ Ph­¬ng tiÖn kh¸c B¹n ®i ®­êng mÊt bao nhiªu thêi gian?......... giê B¹n l­u l¹i ®©y bao nhiªu l©u?.......... giê B¹n ®Õn ®©y lÇn thø mÊy?......lÇn B¹n th­êng ®Õn vµo th¸ng nµo trong n¨m ? Xin tr©n träng c¶m ¬n quý kh¸ch ! 0 10 Bảng ký hiệu thông tin phiếu điều tra khách du lịch tại VQG – Cúc Phương Giới tính: Nam Nữ 20 10 3540 Nghề nghiệp:Học sinh sinh viên Giáo viên 540 40 Công chức NghÒ kh¸c 040 140 Hôn nhân: Có gia đình Độc thân 340 140 240 Tuổi tác : < 20 20 - 30 30- 40 540 40 50-60 3240 240 140 Trình độ học vấn: PTTH TH/CN Đại Học 6240 5240 4140 Thạc sĩ Tiến Sĩ Khác Mức thu nhập: 532140 32140 140 Dưới 500.000 1.000.000-1.500.000 Trên 2.000.000 64140 4140 2140 500-1.000.000 1.500.000-2000.000 Không có Thu nhập 364140 2140 140 Mục đích đến thăm : Thăm quan giải trí NCKH Khác 2140 140 Bạn đi du lịch : Đoàn Riêng lẻ Bạn đến từ tỉnh nào HN,QN,HP, TH 2140 140 Khoảng cách bạn đi là: Dưới 100Km 100- 200Km 42140 3140 200-300Km Trên 300 Km 213140 13140 3213140 Bạn đi bằng phương tiện gì: Ô tô Xe máy Phương tiện khác 23213140 1213140 Bạn đi đường mất bao nhiêu thời gian : Dưới 1giờ Từ 1h-2h 52543213140 43213140 3213140 2h-3h 3h-4h >3ngày Bạn lưu lại đây bao nhiêu lâu : 413213140 213213140 13213140 3213213140 Trong ngày 1-2 ngày 2-3 ngày > 3ngày 3413213140 13213140 Bạn đến đây lần thứ mấy: Lần 1 Lần 3 213213140 43413213140 Lần 2 Lần 4 Bạn thường đến vào tháng nào trong năm 1213213140 21213213140 1-3 3-6 31213213140 4 9-12 6-9 BẢN TÓM TẮT KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 1- Tên khoa luận: Một số giải pháp đề xuất góp phần phát triển dịch vụ du lịch sinh thái tại VQG Cúc Phương - Ninh Bình 2 - Họ và tên sinh viên: Lê Thị Thu Hiền 3 - Lớp: 47 KTLN - Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh 4 - Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn 5 - Địa điểm thực tập: Ban du lịch VQG Cúc Phương - Ninh Bình 6 - Nội dung nghiên cứu - Cơ sở lý luận về vấn đề phát triển du lịch sinh thái. - Đặc điểm cơ bản và tình hình phát triển du lịch sinh thái tại VQG Cúc Phương. - Những giải pháp cho phát triển dịch vụ du lịch sinh thái ở VQG Cúc Phương. 7 - Kết quả đạt được Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng, tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch tại cơ sở, Khoá luận đã đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động DLST gắn liền với bảo tồn thiên nhiên tại VQG Cúc Phương -Ninh Bình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32499.doc
Tài liệu liên quan