Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu nhân điều tại công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An Lafooco

LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Sau khi gia nhập vào tổ chức thương mại Thế Giới WTO, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, các doanh nghiệp ngày càng trưởng thành hơn trong quá trình hội nhập, liên kết tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận được với công nghệ sản xuất hiện đại và tiên tiến trên thế giới. Cùng với chính sách khuyến khích xuất khẩu và mở cửa nền kinh tế của nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nông sản xuất khẩu phát triển. Trong nhiều năm qua, bên cạnh những mặt hàng nông sản truyền thống như: gạo, cà phê, tiêu thì ngành chế biến xuất khẩu hạt điều cũng là một ngành có thế mạnh của Việt Nam.Theo đánh giá thì vài năm gần đây Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều, việc xuất khẩu đã đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, giải quyết được việc làm cho hàng ngàn lao động, đồng thời đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh những thuận lợi và cơ hội từ chính sách mở cửa kinh tế mang lại thì các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều cũng gặp không ít khó khăn: không còn sự bảo hộ từ nhà nước, đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên trường quốc tế. Chính vì thế các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và phát triển thì việc tìm “giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu nhân điều” là vấn đề tất yếu. Lafooco với lĩnh vực kinh doanh chính là chế biến nhân điều xuất khẩu. Một công ty được đánh giá là làm ăn có hiệu quả và tạo được uy tín trên thị trường trong nước và thế giới. Song, những thách thức và khó khăn chung của nền kinh tế cũng đã ảnh hưởng đến không nhỏ đến hiệu quả xuất khẩu nhân điều tại công ty. Do đó “Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu nhân điều tại công ty CP chế biến hàng xuất khẩu Long An Lafooco” là đề tài tôi chọn cho bài báo cáo tốt nghiệp của mình. Tình hình nghiên cứu Được nghiên cứu trong quá trình đi thực tập và tiếp xúc thực tế hoạt động xuất khẩu tại phòng xuất nhập khẩu của công ty Lafooco. Mục tiêu ngiên cứu Nghiên cứu tình hình xuất khẩu nhân điều tìm ra những hạn chế và khó khăn của công ty từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu nhân điều tại công ty. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu nhân điều tại công ty. Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu nhân điều tại công ty. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng những kiến thức đã học tại trường kết hợp với quan sát thực tiễn, thực tế tại công ty kết hợp các phương pháp sau: -Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu thông qua những hồ sơ lưu trữ của công ty trong những năm gần đây, báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Bên cạnh đó em ;còn thu thập thông tin, số liệu trên các trang web và các sách tham khảo có liên quan. -Phương pháp phân tích: dựa trên các số liệu thu thập được tiến hành xử lý, phân tích theo mục đích, yêu cầu của đề tài để có số liệu phù hợp. -Phương pháp so sánh: dựa trên các số liệu đã xử lý tiến hành so sánh số liệu thực tiễn giữa các năm từ đó đánh giá những gì đạt và chưa đạt. 6. Các kết quả đạt được Qua thời gian nghiên cứu thực tế tại công ty Cp chế biến hàng xuất khẩu Long An Lafooco. Đối với bản thân em đã được học hỏi rất nhiều từ những kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp, năng động của công ty. Đồng thời được sự hỗ trợ từ phía công ty cũng như sự giúp đỡ từ GVHD đã giúp em đưa ra được một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu nhân điều tại công ty. 7. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có các phần sau : Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thực trạng hiệu quả xuất khẩu nhân điều tại công ty CP chế biến hàng xuất khẩu Long An Lafooco. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu nhân điều tại công ty CP chế biến hàng xuất khẩu Long An Lafooco.

doc102 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1882 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu nhân điều tại công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An Lafooco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều có vết nám nhạt có thể nằm hai bên bề mặt của nhân và đồng thời không bị sứt vỡ hơn 1/8 nhân nguyên. -Kích cỡ: LBW240:220-240 LBW320:300-320 — DW: Nhân nguyên nám - Nhân hạt điều có vết nám sậm hơn loại nhân nguyên nám nhạt và tỷ lệ nám chiếm hai phần trên tổng bề mặt nhân điều. - Kích cỡ: 355-370 — WB: Nhân trắng vỡ ngang. - Nhân hạt điều vỡ ngang có màu sắc đồng nhất, có thể màu trắng, trắng ngà hoặc màu xám tro nhạt, không có vết lốm đốm đen hoặc nâu. Nhân vỡ theo chiều ngang tự nhiên dưới 7/8 nhưng không nhỏ hơn 3/8 nhân nguyên và hai lá mầm. — WS: Nhân trắng vỡ dọc. - Nhân hạt điều vỡ dọc có màu sắc đồng nhất, có thể màu trắng, trắng ngà hoặc màu xám tro nhạt, không có vết lốm đốm đen hoặc nâu. Nhân vỡ theo chiều dọc, có không quá 1/8 lá mầm bị sứt vỡ. — LB: Nhân loại vỡ. -Mảnh vỡ sứt dưới 7/8 lá mầm và không lọt qua sàng 4.75mm (hoặc theo yêu cầu của khách hàng). 2.2.1.4 Thị trường xuất khẩu Bảng 2.2.1.4 Thị trường xuất khẩu nhân điều của công ty năm 2010 STT THỊ TRƯỜNG KIM NGẠCH XK (USD) THỊ PHẦN (%) 1 Mỹ 687.276.705,8 19,93 2 Trung Quốc 647.619.495 18,78 3 Hà Lan 414.159.219,1 12,01 4 Úc 340.707.167,8 9,88 5 Anh 263.461.818 7,64 6 Thị trường khác 1.095.228.709 31,76 (Nguồn báo cáo thường niên năm 2010) è Thị trường Mỹ: - Là thị trường tiêu thụ nhân điều lớn nhất của Việt Nam nói chung và của công ty LAFOOCO nói riêng, qua nhiều năm luôn đứng đầu về mức tiêu thụ so với các thị trường còn lại. - Thị trường này tiêu thụ mạnh các loại hàng nguyên trắng như WW240,WW320, các loại hàng nguyên nám như LBW240, LBW320, DW, các loại hàng bể như WB, WS, LP. - Ưu điểm của thị trường này là họ có thể ký hợp đồng kỳ hạn cho thời gian giao hàng từ 3 đến 9 tháng nên thuận lợi cho công ty trong việc cân đối thu mua nguyên liệu chế biến dài hạn. - Phương thức thanh toán thường áp dụng: thư tín dụng chứng từ (L/C), phương thức nhờ thu trả tiền ngay (D/P), đổi chứng từ trả tiền ngay (CAD), chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn (TTR). è Thị trường Trung Quốc: - Là thị trường tiêu thụ nhân điều lớn thứ hai. Đây là thị trường quan trọng mà công ty nhắm đến trong tương lai. - Ưu điểm của thị trường này là họ tiêu thụ được hầu hết các mặt hàng điều của Việt Nam đặc biệt là các mặt hàng thứ phẩm, trừ các loại nguyên trắng WW240 và các loại hàng bể. -Thị trường này không có thói quen ký hợp đồng kỳ hạn như các thị trường Mỹ, Hà Lan và Úc mà chỉ ký hợp đồng nguyên tắc mua hàng trong năm với giá tạm tính. Giá cả thực tế sẽ theo giá cả thị trường theo từng chuyến hàng. -Phương thức thanh toán thường áp dụng là chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn (TTR) trả trước trước khi giao hàng è Thị trường Hà Lan: - Là thị trường tiêu thụ nhân lớn thứ ba. Thị trường này cũng khá ổn định qua nhiều năm luôn đứng vị trí thứ ba chỉ sau thị trường Mỹ. - Thị trường này thường tiêu thụ mạnh các loại hàng nguyên trắng như WW320, WW450, các loại hàng nguyên vàng như SW240, SW các loại hàng nguyên nám như LBW240, LBW320 và DW. - Ưu điểm của thị trường này là họ có thể ký hợp đồng kỳ hạn cho thời gian giao hàng từ 3 đến 9 tháng nên thuận lợi cho công ty trong việc cân đối thu mua nguyên liệu chế biến dài hạn. - Phương thức thanh toán áp dụng: thư tín dụng chứng từ (L/C), phương thức nhờ thu trả tiền ngay D/P, đổi chứng từ trả tiền ngay CAD, chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn (TTR). è Thị trường Úc: -Là thị trường tiêu thụ nhân điều lớn thứ tư thị trường này khá ổn định qua nhiều năm, luôn chiếm vị trí thứ tư sau thị trường Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan. -Thị trường này tiêu thụ mạnh các loại hàng nguyên trắng như WW320,WW450, các loại hàng nguyên vàng như SW240,SW các loại hàng nguyên nám như LBW320 và DW hàng bể như LP. -Ưu điểm của thị trường này là họ có thể ký hợp đồng kỳ hạn cho thời gian giao hàng từ 3 đến 9 tháng nên thuận lợi cho công ty trong việc cân đối thu mua nguyên liệu chế biến dài hạn. - Phương thức thanh toán thường áp dụng: phương thức nhờ thu trả tiền ngay DP, đổi chứng từ trả tiền ngay CAD, chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn (TTR). è Thị Trường khác: Bao gồm các nước châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore và các nước Trung Đông. - Là thị trường có nhu cầu tiêu thụ các loại hàng nguyên trắng như WW240 và WW320.Thị trường này không có thói quen ký hợp đồng kỳ hạn như các thị trường Mỹ, Châu Âu và Úc mà chỉ ký hợp đồng giao ngay theo giá cả thị trường nên đôi khi công ty không đáp ứng được do đã ký hợp đồng kỳ hạn với các thị trường Mỹ, Châu Âu, Úc. -Phương thức thanh toán thường áp dụng là chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn (TTR) trả trước 10% trước khi giao hàng, 90 % còn lại trả trong vòng 5 ngày làm việc sau khi nhận được bộ chứng từ xuất hàng bằng fax hoặc email. 2.2.1.5 Hình thức xuất khẩu Lafooco với hình thức xuất khẩu trực tiếp đã mang lại nhiều hiệu quả kinh doanh cho công ty. Hàng năm công ty đầu tư kinh phí rất lớn cho lĩnh vực tiếp thị và nghiên cứu thị trường tìm kiếm khách hàng. Đặc biệt với gần 10 nhân viên của phòng xuất nhập khẩu với trình độ Đại học, cao đẳng luôn được công ty cho tham gia các khóa huấn luyện nội bộ và bên ngoài, Lafooco đài thọ 100% chi phí học tập. Do đó công ty đã có những nhân viên giỏi về đàm phán, am hiểu và có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán quốc tế thông thạo. Công ty lựa chọn hình thức xuất khẩu trực tiếp để tận dụng những ưu điểm của hình thức này như: Giúp Lafooco nắm bắt được nhu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng, giá cả để thỏa mãn tốt nhu cầu của thị trường. Lafooco không phải chia sẽ lợi nhuận cho các tổ chức trung gian. Xây dựng được chiến lược tiếp thị quốc tế phù hợp. Bên cạnh đó nó cũng mang lại những khó khăn không nhỏ cho công ty: Với hình thức xuất khẩu trực tiếp Lafooco phải bỏ ra chi phí rất lớn cho hoạt động nghiên cứu, marketing tiếp thị thị trường nước ngoài. Hình thức xuất khẩu trực tiếp có độ rủi ro lớn, hàng hoá có thể không bán được do những thay đổi bất ngờ của khách hàng, của thị trường dẫn đến ứ đọng vốn và đôi khi bị thất thoát hàng hoá. 2.2.2 Năng lực cạnh tranh của công ty 2.2.2.1 Về chất lượng nhân điều xuất khẩu Việc áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000, GMP/HACCP tại công ty góp phần nâng cao uy tín về chất lượng nhân điều xuất khẩu, công ty là một trong số 20 doanh nghiệp chế biến hạt điều đạt tiêu chuẩn trên trong tổng số hơn 200 doanh nghiệp xuất khẩu điều tại Việt Nam. Điều này giúp Lafooco có khả năng cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp khác. Công ty thường xuyên duy trì cải tiến hệ thống quản lý này và dự định mở rộng việc thực hiện hệ thống ISO 9001:2000 cho phòng kế toán, hệ thống ISO 9001:2000, GMP/HACCP cho phân xưởng chế biến hàng nông sản xuất khẩu . - Quy trình sản xuất chế biến từ tiếp nhận nguyên liệu đầu vào đến khâu cuối là đóng thùng carton chờ xuất khẩu được tiến hành qua từng công đoạn theo quy định để đảm bảo tốt chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 2.2.2.2 Về tài chính Công ty luôn được sự hỗ trợ về vốn từ các ngân hàng như Ngân hàng Vietinbank sở giao dịch II TP HCM, Ngân hàng phát triển Việt Nam tại Long An. Tháng 7/2010 công ty đã phát hành cổ phiếu thành công trong hoàn cảnh thị trường chứng khoán khó khăn. Công ty đã có những giải pháp đúng đắn về tạo vốn, sử dụng vốn hiệu quả nhất. Nguồn vốn lưu động chiếm 79,44% trong tổng vốn của công ty nó đủ lớn để phục vụ cho công tác thu mua nguyên liệu dự trữ sản xuất cả năm. Nguồn vốn của công ty được bảo tồn và phát triển qua các năm như sau: Bảng 2.2.2.2. Giá trị nguồn vốn qua các năm (Đơn vị tính tỷ đồng) Năm Vốn điều lệ Vốn chủ sở hữu 01/07/1995 3,5 3,5 31/12/2009 81,18 105,5 31/12/2010 133,39 249,94 (Nguồn báo cáo thường niên năm 2010) 2.2.2.3 Về đầu tư trang thiết bị kỹ thuật Công ty không ngừng nâng cấp, đổi mới công nghệ sản xuất để nhân điều xuất khẩu ngày càng được phát huy cả về số lượng lẫn chất lượng. Các phân xưởng sản xuất của công ty như: phân xưởng chế biến điều thô, phân xưởng sấy, bóc vỏ lụa, phân xưởng thành phẩm xuất khẩu đều được trang bị các thiết bị máy móc sản xuất hiện đại và đồng bộ. Năm 2007 công ty chuyển đổi công nghệ xử lý nhiệt sang hấp tại chi nhánh nhà máy điều Long An giúp tăng năng suất lao động và hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường, công suất chế biến từ 74 tấn nguyên liệu/ngày đã tăng lên 77,88 tấn nguyên liệu/ngày . Năm 2008 công ty đầu tư máy bóc vỏ lụa tự động, cải tiến máy tách nhân làm tăng năng suất, giảm chi phí, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm. Công ty còn trang bị thêm máy dò kim loại, máy phân loại, máy bắn màu và các máy móc hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. 2.2.2.4 Về công tác thu mua Trước tình hình nguồn nguyên liệu trong nước đang bị thiếu hụt. Công ty đã linh hoạt, năng động trong việc tìm nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào bằng cách mua hàng tươi, hàng khô thông qua các đại lý, duy trì các nhà cung ứng hiện tại của công ty, mua hàng trong nước và nhập khẩu dựa trên cơ sở lựa chọn phương án, ưu tiên cho nguồn hàng hiệu quả hơn và đảm bảo đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất trọn năm. Công ty có những mối quan hệ lâu năm và nguồn tiền dồi dào có thể thanh toán ngay cho các đại lý nên việc thu mua trong nước của Lafooco không gặp nhiều khó khăn. Còn đối với việc nhập khẩu, công ty đã tổ chức một đội ngũ cán bộ thu mua trực tiếp đặt tại Châu Phi để luôn có thể tiếp cận nguồn hàng nhanh chóng nhất. Xây dựng được các nhà cung ứng nguyên liệu hạt điều thô nhập khẩu ở các nước Châu Phi (Ivory Coast, Nigeria, Benin …) và Châu Á (Indonesia, Campuchia, …) đảm bảo nguyên liệu phục vụ sản xuất giáp vụ và hiệu quả. Đảm bảo việc làm cho người lao động và bán hạt điều nguyên liệu trong khi hầu hết các doanh nghiệp thiếu nguyên liệu. 2.2.2.5 Về nhân lực Để thực hiện tuyên bố sứ mệnh “hội tụ khát vọng và tài năng để tìm kiếm sự đột phá nhằm nâng cao lợi ích và dịch vụ khách hàng”, Lafooco luôn tìm cách thu hút, đào tạo những nhân sự mạnh nhất về chuyên môn với tinh thần chiến thắng và khát vọng thành công. Lafooco chú trọng bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cao để ngày càng phát triển bộ máy nhân sự đáp ứng kịp thời đòi hỏi của quá trình cạnh tranh và phát triển. Lafooco luôn coi trọng con người tài sản quý giá của công ty và để phát huy hiệu quả quý giá này, Lafooco kết hợp chặt chẽ đến vấn đề đào tạo, phát triển nhân lực, đội ngũ công nhân được đào tạo cơ bản, hầu hết có tay nghề vững vàng có thể đáp ứng những đơn hàng lớn với cường độ làm việc cao. Mỗi người có thể làm từ hai đến ba công việc và có thể chuyển đổi công việc cho nhau. Công ty có đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhiều kinh nghiệm và lớp cán bộ kế thừa có kiến thức chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, có lực lượng công nhân lành nghề gắn bó với công ty nhiều năm. Ø Cơ cấu nhân sự: Lao động bình quân của công ty: 1,537 người Trong đó gồm: ­Cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ: 93 người - Văn phòng công ty: 63 người - Nhà máy điều Long An: 15 người - Chi nhánh Bình Phước: 9 người - Chi nhánh Bà rịa - Vũng tàu: 4 người - Cty thành viên Cafish Việt Nam: 2 người ­Công nhân trực tiếp sản xuất: 1,444 người - Nhà máy điều Long An: 1,114 người - Chi nhánh Bình Phước: 162 người - Chi nhánh Bà rịa - Vũng tàu: 135 người - Xưởng phân loại phòng kinh doanh: 33 người 2.2.2.6 Hoạt động liên kết mở rộng Công ty phát triển 3 chi nhánh thu mua, sản xuất hạt điều tại tỉnh Long An, Bình Phước và Bà Rịa Vũng Tàu với tổng diện tích 15ha. Từ tháng 3/2008 công ty liên doanh với công ty Caseamex thành lập công ty TNHH XNK Thủy sản Cần Thơ. Công ty đã tiến hành thu mua 4 ha tại khu công nghiệp Lainco – Lơi Bình Nhơn – Long An để xây dựng nhà máy chế biến điều. Do nhà máy hiện tại ở Long An của công ty nằm trong khu dân cư do đó việc đầu tư thêm nhà máy là một trong những bước chuẩn bị đầu tiên của Lafooco để di dời nhà máy. Và trên cơ sở diện tích đất trống sau khi di dời nhà máy, công ty có thể triển khai dự án bất động sản tại đây. Công ty hiện đang khảo sát mua đất tại Campuchia và Lào để tổ chức triển khai trực tiếp thu mua nguyên liệu nông sản, kể từ năm 2012 trở đi sẽ tiến hành xây dựng nhà máy chế biến. 2.3 Phân tích hiệu quả xuất khẩu nhân điều của công ty: 2.3.1 Hiệu quả kinh tế 2.3.1.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán 2.3.1.1.1 Khả năng thanh toán hiện thời Bảng 2.3.1.1.1 Tỷ số thanh toán hiện thời Khoản mục 2008 2009 2010 TSLĐ&ĐTNH(VNĐ) 166.233.139.940 155.112.861.211 281.517.675.029 Nợ ngắn hạn (VNĐ) 126.664.187.206 109.387.851.042 103.879.306.434 Tỷ số thanh toán hiện thời (lần) 1.31 1.42 2.71 Qua bảng phân tích cho ta thấy được khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty Lafooco từ năm 2008 – 2010 tăng khá mạnh Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời có xu hướng tăng qua các năm cụ thể năm 2008 là 1.31 lần, 2009 là 1.42 lần và năm 2010 là 2.71. Trong năm 2009 TSLĐ&ĐTNH giảm 6,69% so với năm 2008, tuy nhiên mức giảm này vẫn nhỏ hơn so với mức giảm của nợ ngắn hạn là 13,64%. Đó là lý do làm cho tỷ số thanh toán hiện thời của năm 2009 tăng so với năm 2008. Sang năm 2010, tỷ số này tăng lên khá mạnh tăng 2,71%, nguyên nhân là do TSLĐ tăng lên khá mạnh 126.404.813.800 VNĐ tương ứng tăng 81,49%. Hoạt động kinh doanh của công ty được đánh giá là có hiệu quả trong năm do đó đã làm cho lượng tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh là 116.888.092.600 VNĐ so với năm 2009. Đã góp phần làm cho tỷ số thanh toán hiện thời của công ty tăng mạnh vào năm 2010. Nhìn chung, tỷ số thanh toán hiện tại của công ty điều lớn hơn 1 và có xu hướng tăng qua các năm chứng tỏ tài sản lưu động của công ty đảm bảo đủ trả nợ ngắn hạn. Vì vậy công ty có đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ đến hạn sắp đáo hạn. 2.3.1.1.2 Khả năng thanh toán nhanh Bảng 2.3.1.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh Khoản mục 2008 2009 2010 TSLĐ (VNĐ) 166.233.139.940 155.112.861.211 281.517.675.029 Nợ ngắn hạn (VNĐ) 126.664.187.206 109.387.851.042 103.879.306.434 Tồn kho (VNĐ) 94.340.622.885 102.356.893.693 106.093.384384 Tỷ số thanh toán nhanh (lần) 0.57 0.48 1.69 Qua bảng phân tích ta thấy tỷ số thanh toán nhanh của công ty biến động không ổn định từ năm 2008 – 2010. Giảm trong năm 2009 nhưng lại tăng lên trong năm 2010. Năm 2009 tỷ số thanh toán nhanh là 0.48 tương ứng giảm 0,09 lần so với năm 2009. Trong năm 2008 và năm 2009 tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 chứng tỏ công ty gặp khó khăn về khả năng thanh toán ngay lập tức các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2009 tỷ số này là 0,48 lần giảm so với năm 2008, nguyên nhân chủ yếu là do lượng hàng tồn kho trong năm của công ty tăng cao 8.016.270.720 VNĐ tương ứng tăng 8,5%, trong giai đoạn này do công ty mua nhiều hàng hóa để dự trữ làm giá trị hàng tồn kho của công ty tăng lên làm khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm. Năm 2010 tỷ số thanh toán nhanh đạt 1,69 tương ứng tăng 1,21 lần so với năm 2009, giá trị hàng tồn kho có tăng lên nhưng không cao cụ thể tăng 3.736.496.700 VNĐ tương ứng tăng 3,65% so với năm 2009. Tuy tồn kho có tăng nhưng không đáng kể so với sự tăng lên khá cao của TSLĐ cụ thể tăng 126.404.813.800 VNĐ tương ứng tăng 81,49% so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu vẫn do hoạt hoạt động kinh doanh có hiệu quả làm cho tiền và các khoản tương đương tăng lên trong năm. Điều này đã làm cho tỷ số thanh toán nhanh của công ty tăng cao năm 2010 đạt 1,69 lần công ty có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không cần thanh lý hàng tồn kho. Ta thấy được công ty đã có sự cải thiện trong khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn, đồng thời tỷ số này còn thể hiện được tính thanh khoản tài sản ngắn hạn của công ty. Năm 2009 mức thanh khoản không cao do lượng hàng tồn kho tăng mạnh nhưng đến năm 2010 đã tăng lên rõ rệt công ty tăng lượng tiền dự trữ và gia tăng các khoản phải thu. 2.3.1.2 Các tỷ số về cơ cấu tài chính 2.3.1.2.1 Tỷ số nợ Bảng 2.3.1.2.1 Tỷ số nợ Khoản mục 2008 2009 2010 Tổng nợ( VNĐ) 127.007.903.549 109.851.345.342 104.430.095.976 Tổng tài sản (VNĐ) 217.118.745.587 215.258.341.000 354.367.976.127 Tỷ số nợ (lần) 0.58 0.51 0.29 Qua bảng phân tích cho ta thấy tỷ số nợ đang có xu hướng giảm qua các năm 2008 – 2010. Đây là một xu hướng tốt nó thể hiện được mức độ sử dụng nợ của công ty trong việc tài trợ cho các loại tài sản hiện hữu. Cụ thể: Năm 2009 tổng tài sản có giảm nhưng không đáng kể so với tỷ lệ giảm của tổng nợ, tổng nợ giảm 17.156.558.200VNĐ tương ứng giảm 13,51% so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm công ty nhập khẩu điều nguyên liệu, nhập để sản xuất hàng xuất khẩu trong thời gian được ân hạn thuế 275 ngày chưa thực sự xuất khẩu hạt điều trong thời gian được ân hạn thuế thì không phải nộp thuế là 352.242.200VNĐ. Đã góp phần làm cho tỷ số nợ của công ty giảm xuống trong năm 2009. Sang năm 2010, tổng tài sản tăng khá mạnh tăng 139.009.635.100VNĐ tương ứng tăng 64,55% so với năm 2009 và tổng nợ cũng giảm nhưng không đáng kể, đã làm cho tỷ số nợ trong năm 2010 giảm mạnh còn 0,29 lần. Nguyên nhân chính công ty đang mở rộng xây dựng nhà xưởng và tăng cường liên kết mở rộng, đầu tư kinh doanh đã làm cho tài sản công ty tăng lên góp phần làm tỷ số nợ năm 2010 giảm còn 0,29 lần. 2.3.1.2.2 Khả năng thanh toán lãi vay Bảng 2.3.1.2.2 Tỷ số thanh toán lãi vay Khoản mục 2008 2009 2010 Lợi tức trước thuế và lãi (VNĐ) 4.945.473.169 27.311.888.033 110.124.432.070 Chi phí lãi vay (VNĐ) 11.802.201.470 6.111.191.515 14.444.818.582 Tỷ số thanh toán lãi vay(lần) 1.42 5.47 8.62 Bảng phân tích trên thể hiện sự biến động khá mạnh tỷ số thanh toán lãi vay của công ty qua các năm 2008 – 2010. Cụ thể: Năm 2009 tỷ số thanh toán lãi vay tăng khá mạnh 5,47 lần so với năm 2008 là 1,42 lần. Nguyên nhân chủ yếu là do lợi tức trước thuế và lãi tăng rất mạnh 22.366.414.860 VNĐ tương ứng tăng 452,26%. Do trong năm 2009 công ty đã giảm được chi phí đầu vào cho sản phẩm làm cho doanh thu trong năm tăng lên. Đồng thời lãi vay trong năm cũng đang giảm 5.691.009.955 VNĐ tương ứng giảm 48,22% so với năm 2008 do công ty được sự hỗ trợ lãi suất từ nhà nước, đây là nguyên nhân làm tăng tỷ số thanh toán ngắn hạn lên 5,47 lần trong năm 2009. Năm 2010 công ty mở rộng hoạt động kinh doanh, liên kết, đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao, bên cạnh đó công ty cần nguồn vốn lớn để thực hiện các dự án của công ty, ngoài nguồn vốn sẵn có công ty còn tăng vốn bằng đi vay làm cho chi phí lãi vay tăng lên khá mạnh. Góp phần làm cho tỷ số thanh toán lãi vay tăng lên 8,62 lần so với năm 2009 là 5,47 lần. Lợi tức trước thuế tăng lên rất mạnh 82.812.543.970 VNĐ tương ứng tăng 303,21%. Lãi vay cũng tăng cao nhưng không đáng kể so với mức tăng lợi tức trước thuế cụ thể: tăng 8.333.627.005 VNĐ tương ứng tăng 136,37% đó là nguyên nhân làm cho tỷ số thanh toán lãi vay năm 2010 tăng lên 8,62 lần. Qua bảng phân tích ta thấy được khả năng sinh lợi từ vốn khá cao diều này có nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn của công ty khá cao. Tuy nhiên công ty cần có những chính sách duy trì và phát triển hơn nữa hiệu quả này. 2.3.1.3 Các tỷ số về hoạt động 2.3.1.3.1 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Bảng 2.3.1.3.1 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Khoản mục 2008 2009 2010 Doanh thu thuần (vnđ) 564.471.017.673 528.405.029.355 912.725.511.488 Tài sản cố định (vnđ) 28.514.125.304 29.507.562.466 31.879.635.080 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (lần) 19.8 17.91 28.63 Qua bảng phân tích trên cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định biến động qua các năm 2008 – 2010. Cụ thể: Năm 2009 hiệu suất sử dụng TSCĐ là 17,91 lần đã giảm so với năm 2008 hiệu suất sử dụng TSCĐ là 19,8 lần. Tuy nhiên mức giảm này không lớn so với mức tăng hiệu suất sử dụng TSCĐ của năm 2010 là 28,63 lần. Nguyên nhân của sự biến động này là do: TSCĐ từ năm 2008 – 2010 tăng qua các năm nhưng mức tăng không đáng kể so với sự biến động của doanh thu thuần đây cũng là nguyên nhân chính thể hiện rõ hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty. Năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế người dân trong và ngoài nước thắt chặt chi tiêu làm cho doanh thu thuần trong năm giảm xuống. Sang năm 2010 nền kinh tế đang dần phục hồi mức tiêu thụ nhân điều của công ty tăng cao hơn làm cho doanh thu trong năm tăng lên khá mạnh 384.320.482.100VNĐ tương ứng 72,73%. Góp phần làm hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng cao nhất đạt 28,63 lần. Bảng phân tích cho ta thấy công ty đã sử dụng có hiêu quả TSCĐ, tuy năm 2009 có giảm nhưng không đáng lo ngại và công ty đã có các biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ biểu hiện hiệu quả rõ nhất là năm 2010 hiệu suất này đã tăng mạnh. 2.3.1.3.2 Vòng quay tài sản Bảng 2.3.1.3.2 Vòng quay tài sản Khoản mục 2008 2009 2010 Doanh thu thuần 564.471.017.673 528.405.029.355 912.725.511.488 Tổng tài sản 217.118.745.587 215.258.341.000 354.367.976.127 Tỷ số vòng quay tài sản 2.6 2.45 2.58 Qua bảng phân tích vòng quay tài sản ta thấy được tỷ số vòng quay tài sản có sự biến động tăng giảm từ năm 2008 – 2010. Cụ thể: Năm 2008 vòng quay tài sản là 2,6 lần đến năm 2009 đã giảm xuống còn 2,45 lần nhưng lại tăng lên trong năm 2010 là 2,58 lần. Nguyên nhân sự biến động chủ yếu là do biến động của doanh thu thuần qua các năm, tổng tài sản có biến động nhưng không lớn so với sự biến động của doanh thu. Doanh thu thuần của công ty chịu ảnh hưởng bởi bởi tình hình kinh tế sự biến động của nền kinh tế cũng làm cho doanh thu thuần của công ty biến động qua các năm. Qua kết quả phân tích trên ta thấy được hiệu suất sử dụng tài sản của công ty năm 2010 là 2,58 lần tuy có thấp hơn năm 2008 nhưng công ty cũng đã cải thiện được hiệu quả sử dụng tài sản so với năm 2009. 2.3.1.4 Các tỷ số về doanh lợi 2.3.1.4.1 Doanh lợi tiêu thụ Bảng 2.3.1.4.1 Tỷ số doanh lợi tiêu thụ Khoản mục 2008 2009 2010 Lợi nhuận sau thuế (VNĐ) 4.001.531.939 21.464.631,447 83.919.688.980 Doanh thu thuần(VNĐ) 564.471.017.673 528.405.029.355 912.725.511.488 ROI(%) 0.71 4.06 9.19 Qua bảng phân tích ta thấy được sự thay đổi của tỷ số doanh lợi tiêu thụ qua các năm 2008 – 2009 như sau: Năm 2008 ROI là 0,71 % nhưng đến năm 2009 đã giảm xuống còn 4,06% chỉ số doanh lợi tiêu thụ lại tăng lên khá mạnh trong năm 2010 ROI :9,19%. Nguyên nhân chủ yếu do: Năm 2009 lợi nhuận sau thuế tăng 17.463.099.500 VNĐ tương ứng tăng 436,41% tăng khá cao so với năm 2008. Bên cạnh đó tỷ số doanh lợi tiêu thụ cũng chịu sự ảnh hưởng của lợi nhuận thuần. Trong năm 2009 doanh thu thuần giảm 36.065.988.300 VNĐ tương ứng giảm 6,39% so với năm 2008. Đã làm cho tỷ số doanh lợi tiêu thụ tăng, năm 2009 đạt 4,06%. Lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng lên rất mạnh tăng 62.455.057.540 VNĐ tương ứng tăng 290,97%. Doanh thu thuần cũng tăng lên khá mạnh 384.320.482.100 VNĐ tương ứng tăng 72,73%. Doanh thu có tăng nhưng vẫn còn nhỏ so với tỷ lệ tăng lên của lợi nhuận sau thuế, chính vì vậy đã làm cho tỷ số doanh lợi tiêu thụ tiếp tục tăng lên trong năm 2010. Tỷ số doanh lợi qua phân tích trên cho thấy công ty hoạt động khá hiệu quả. Lợi tức và doanh thu được tăng lên đáng kể qua các năm. 2.3.1.4.2 Doanh lợi tài sản Bảng 2.3.1.4.2 Tỷ số doanh lợi tài sản Khoản mục 2008 2009 2010 Lợi nhuận sau thuế 4.001.531.939 21.464.631,447 83.919.688.980 Tổng tài sản 217.118.745.587 215.258.341.000 354.367.976.127 ROA 1.84 9.97 23.68 Qua bảng phân tích trên ta thấy tỷ số doanh lợi tài sản có xu hướng tăng lên từ năm 2008 – 2010. Cụ thể: Năm 2009 doanh lợi tiêu thụ là 9,97% tăng lên đáng kể so với năm 2008 là 1.84%. Và tỷ số doanh lợi đã tăng khá mạnh trong năm 2010 đạt 23,68%. Ta thấy được sự tăng lên qua các năm của tỷ số doanh lợi tiêu thụ là do công ty đã sử dụng có hiệu quả tài sản. Đồng thời nó cũng phản ánh được năng suất của tài sản trong việc tạo ra lợi nhuận cho công ty. 2.3.1.4.3 Doanh lợi vốn tự có Bảng 2.3.1.4.3 Tỷ số doanh lợi vốn tự có Khoản mục 2008 2009 2010 Vốn tự có 90.110.842.038 105.506.995.658 249.937.880.151 Lợi nhuận sau thuế 4.001.531.939 21.464.631,447 83.919.688.980 ROE 4.44 20.34 33.58 Qua bảng phân tích trên ta thấy được tỷ số doanh lợi vốn tự có đã tăng lên khá mạnh qua các năm từ 2008 – 2010. Cụ thể: Năm 2009 tỷ số doanh lợi vốn tự có là 20,34% tăng khá mạnh so với năm 2008 là 4,44 %. Tỷ số này tiếp tục tăng mạnh trong năm 2010 là 33,58%. Nguyên nhân là do vốn tự có đã tăng lên qua các năm. Năm 2009 vốn tự có tăng 15.396.153.570 vnđ tương ứng tăng 17,09% so với năm 2008. Trong năm 2010 vốn tự có tiếp tục tăng lên 144.430.884.500 vnđ tương ứng tăng 136,89%, do công ty phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường. Tỷ số doanh lợi trên vốn tự có trong bảng phân tích trên chứng tỏ công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao và phát triển vượt bậc kể từ năm 2008 trở đi. Năm 2010 đã đánh dấu bước phát triển mạnh của công ty, giúp công ty trở thành công ty làm ăn có hiệu quả vốn cao. 2.3.1.5 Các chỉ số về kim ngạch xuất khẩu Bảng 2.3.1.5 Chỉ số kim ngạch xuất khẩu Khoản mục 2008 2009 2010 Tổng kim ngạch xuất khẩu(usd) 32.856.958,96 27.792.873,33 34.484.531,15 Tỷ suất lợi nhuận theo kim ngạch xuất khẩu 157,46 934,62 3.183,95 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (vnđ) 5.173.681.263 25.975.725.932 109.797.097.891 Tốc độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu 0.94 0,85 1,24 2.3.1.5.1 Tổng kim ngạch xuất khẩu Qua bảng phân tích ta thấy kim ngạch xuất khẩu năm 2009 có xu hướng giảm nhưng lại tăng mạnh trong năm 2010. Cụ thể: Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 32.856.958,96 usd nhưng đến năm 2009 đã giảm 5.064.085,63 usd tương ứng giảm 15,41% . Năm 2009 được coi là năm khó khăn của ngành điều sản lượng xuất khẩu giảm dẫn đến kim ngạch xuất khẩu giảm, nhưng đến năm 2010 kim ngạch đã tăng lên 6.691.657,82usd tương ứng tăng 24,08%. Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 là cao nhất chứng tỏ hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty trong năm 2010 lá tốt nhất từ năm 2008-2010. Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 sụt giảm nhưng đến năm 2010 lại tăng lên, đây là kết quả đáng khích lệ cho sự cố gắng và nổ lực của tập thể cán bộ công nhân toàn công ty. 2.3.1.5.2 Tỷ suất lợi nhuận theo kim ngạch xuất khẩu Qua bảng phân tích ta thấy tỷ suất lợi nhuận theo kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng qua các năm từ 2008 – 2010: Năm 2008 tỷ suất lợi nhuận theo kim ngạch xuất khẩu đạt 157,46%. Đến năm 2009 đã tăng lên 934,62% và tỷ số này tiếp tục tăng mạnh trong năm 2010 đạt 3.183,95%. Tỷ suất lợi nhuận tăng lên là do lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh tăng lên. Và năm 2010 được xem là năm công ty hoạt động có hiệu quả nhất trong 3 năm. 2.3.1.5.3 Tốc độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu Qua bảng phân tích ta thấy được tốc độ gia tăng kim ngạch từ năm 2008-2010 như sau: Năm 2008 đạt 0,94% chứng tỏ kim ngạch xuất khẩu năm 2008 cao hơn năm 2007. Nhưng đến năm 2009 tốc độ này giảm còn 0.85% cho thấy kim ngạch xuất khẩu năm 2009 thấp hơn năm 2008. Năm 2010 tăng lên khá mạnh 1,24% đây là tỷ số tăng kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong các năm, cho thấy năm 2010 hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty rất có hiệu quả. 2.3.2 Hiệu quả xã hội 2.3.2.1 Về môi trường Môi trường là vấn đề được công ty đặc biệt quan tâm, trong những năm gần đây công ty không ngừng đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại để tăng năng suất, đồng thời vừa bảo vệ môi trường và sức khỏe cho người lao động. Năm 2007 công ty chuyển đổi công nghệ xử lý nhiệt sang hấp giúp tăng năng suất lao động và hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường. 2.3.2.2 Thu nhập và quyền lợi người lao động Với số lao động khoảng 1.537 người và thu nhập bình quân của người lao động 2,49 triệu đồng/tháng. Lafooco thực hiện việc chi trả lương cho nhân viên theo dựa vào cấp bậc của nhân viên, năng lực, chức vụ, thang bảng lương và điều kiện kinh doanh của Lafooco. Lương tối thiểu của cán bộ chủ chốt trong công ty: Tổng GĐ phụ trách chung: 24.000.000đ/tháng Phó tổng GĐ phụ trách tài chính: 13.200.000đ/tháng Phó tổng GĐ phụ trách thủy sản: 6.000.000đ/tháng Phó tổng GĐ phụ trách sản xuất: 12.000.000đ/tháng Phó tổng GĐ phụ trách kinh doanh: 12.000.000đ/tháng Sản xuất phát triển ở Lafooco luôn gắn liền với chăm lo đời sống người lao động. Theo ông Nguyễn Văn Chiêu – Tổng Giám đốc Lafooco: “con người là tài sản quý nhất”, do đó hàng năm công ty thực hiện duy trì khám sức khỏe cho người lao động, xem xét nâng lương theo định kỳ, xây dựng phương án tiền lương hàng năm bảo đảm chính xác hợp lý… Các chính sách về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động được thực hiện đầy đủ. Ngoài ra công ty còn áp dụng linh động nhiều chế độ có lợi cho người lao động như: bảo hiểm 24/24 giờ cho người lao động, thực hiện tiền lương tháng 13, … Chế độ làm việc: Lafooco tổ chức làm việc 44h/tuần, nghỉ trưa 1h. Khi có yêu cầu công việc, người lao động có thể đăng ký làm thêm giờ nhưng không quá 4h/ngày hoặc 200h/năm phù hợp với Bộ luật lao động và Thỏa ước lao động tập thể. Nhân viên được nghỉ lễ và tết 9 ngày theo quy định của Bộ lao động và được hưởng nguyên lương. Bên cạnh các chế độ chăm lo đời sống người lao động, công ty cũng rất quan tâm đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức trình độ chính trị, chuyên môn cho cán bộ công nhân lao động, tạo điều kiện cho nhân viên tham gia khóa huấn luyện, học tập những kỹ năng mới cần thiết cho nhân viên để phát triển năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu công việc hiện tại và tương lai của Lafooco. Lafooco tài trợ 100% chi phí học tập cũng như chế độ lương trong thời gian học tập, những nhân viên có thành tích học tập khá trở lên sẽ được khen thưởng. Mỗi năm Lafooco kết hợp với công đoàn tổ chức cho CBCNV tham gia nghỉ mát trong nước ít nhất 1 lần và tổ chức các chuyến du lịch nước ngoài dành cho nhân viên được bình chọn xuất sắc trong năm. 2.3.2.3 Đóng góp vào ngân sách nhà nước Năm 2010 công ty đã nộp vào ngân sách nhà nước 26.204.743.090vnđ. Hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước, nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn, tuân thủ đúng các quy định về hoạt động kinh doanh của pháp luật Việt Nam. Không chỉ lao động sản xuất giỏi, thúc đẩy công ty phát triển ngày càng bền vững, Đảng ủy, ban giám đốc, ban chấp hành công đoàn, đoàn thanh niên còn động viên giáo dục cán bộ công nhân lao động của công ty thực hiện nhiều hoạt động từ thiện xã hội như: Phụng dưỡng 21 Mẹ Việt Nam anh hùng, đóng góp vào quỹ nhà tình nghĩa, nhà tình thương, khuyến học, ủng hộ người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam… với mức đóng góp hàng năm khoảng 40 triệu đồng. 2.4 Đánh giá hiệu quả xuất khẩu nhân điều tại công ty 2.4.1 Thuận lợi Vốn kinh doanh được ngân hàng Vietinbank sở giao dịch II TP HCM, ngân hàng phát triển Việt Nam tại Long An cho vay kịp thời, đầy đủ theo yêu cầu vốn phục vụ cho đầu tư vốn kinh doanh. Công ty có nhiều khách hàng truyền thống, mạng lưới nhà cung ứng và gia công cho công ty khá ổn định. Công ty đã xây dựng được thương hiệu của mình trong vòng 15 năm hoạt động. Công ty mở rộng các chi nhánh ở các tỉnh như: Long An, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Bạc Liêu, hợp tác kinh doanh với Caseamex Cần Thơ. Đội ngũ cán bộ chủ chốt của công ty có nhiều kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao. Công ty là một trong những đơn vị đầu tiên trong ngành đã đổi mới công nghệ chế biến từ chao dầu sang hấp hơi nước hoàn chỉnh nhất, đầu tư máy bóc vỏ lụa tự động và cải tiến máy tách nhân làm tăng năng suất, giảm chi phí giá thành, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm. Công ty đã chuyển đổi công nghệ sản xuất ở chi nhánh nhà máy điều Long An. Còn các chi nhánh trực thuộc công ty sẽ tiếp tục chuyển đổi để đảm bảo về môi trường và tăng hiệu quả. 2.4.2 Khó khăn Tình hình mùa vụ điều trong nước liên tục mất mùa do thời tiết biến đổi thất thường, sản lượng hạt điều nguyên liệu sụt giảm 200.000 tấn hàng năm, chất lượng nguyên liệu kém. Mất cân đối cung cầu nguyên liệu, các doanh nghiệp tranh mua tăng giá, tạo điều kiện cho nhà cung ứng gian lận như: trộn tạp chất, ngâm hạt điều vào nước… Công tác đào tạo và quy hoạch cán bộ quản lý chưa đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của công ty, còn nhiều chức danh phải kiêm nghiệm. Sức mua giảm ở một số thị trường tiêu thụ lớn của công ty. Xí nghiệp gia công hạt điều của công ty còn ở trình độ công nghệ thấp, cơ sở vật chất còn thô sơ, được duy trì hơn 10 năm nay, năng suất không cao. Trình độ kỹ thuật và công nghệ chế biến còn tiếp tục cải tiến để dần hoàn chỉnh. Chưa có nhiều sản phẩm chế biến mới cho thị trường nội địa, thị phần hạt điều rang muối còn hạn chế. Tình trạng cạnh tranh lao động ngày càng gay gắt, nhưng mức lương của công ty còn thấp hơn so với các đơn vị khác. Công ty chưa linh hoạt dẫn đến khó khăn khi đối mặt với sự thay đổi thường xuyên trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn phức tạp của ngành điều hiện nay. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HỆU QUẢ XUẤT KHẨU NHÂN ĐIỀU TẠI CÔNG TY CP CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN LAFOOCO. 3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu nhân điều tại công ty Lafooco 3.1.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là nhân tố hết sức quan trọng và được xem là điều kiện tiên quyết để quyết định sự thành công của việc xuất khẩu, mang lại hiệu quả cho công ty. Hiện nay, khi vấn đề về an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu thì việc nâng cao chất lượng nhân điều xuất khẩu là việc rất quan trọng. Chất lượng này chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố do đó công ty phải đưa ra các giải pháp ứng với nhân tố đó. 3.1.1.1 Tổ chức tốt công tác thu mua và kiểm soát tốt chất lượng nguyên liệu đầu vào: Ø Đầu tư vào nguồn nguyên liệu trong nước Nguyên liệu đầu vào là một nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân điều xuất khẩu. Để có được nguồn nguyên liệu đầy đủ và đảm bảo chất lượng cần tạo mối quan hệ tốt với nhà cung ứng, xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài với họ. Công ty có thể nghiên cứu, tìm kiếm các giống điều cao sản có năng suất cao, chất lượng tốt cung cấp cho nông dân, hướng dẫn họ kỹ thuật thâm canh tăng vụ và tiến hành xây dựng vùng chuyên canh, thực hiện bao tiêu sản phẩm để người dân có thể an tâm sản xuất, đồng thời có những thoả thuận với nông dân về việc không được lạm dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật. Đến giai đoạn thu hoạch công ty cần cử người đến kiểm tra chất lượng hạt điều thô trước khi thu mua. Đồng thời công ty cũng cần có chính sách giá cả hợp lý để tạo được lòng tin của người dân trong vùng sản xuất. Ø Đối với nguồn nguyên liệu nhập khẩu Công ty cần xây dựng mối quan hệ lâu dài với các nước xuất khẩu điều nguyên liệu. Công ty cần cử nhân viên đến nơi để khảo sát chất lượng điều thô nhập khẩu trước khi ký kết các hợp đồng nhập khẩu. Khi hàng nhập kho phải được kiểm tra kỹ về số lượng, chất lượng. Để khi có sai lệch với hợp đồng thì có biện pháp xử lý kịp thời. 3.1.1.2 Nâng cao chất lượng nhân điều chế biến Chất lượng đầu vào rất quan trọng nhưng khâu chế biến lại là khâu quyết định đến chất lượng của nhân điều xuất khẩu. Do đó công ty cần xem xét lại những điểm còn hạn chế trong khâu chế biến từ đó có biện pháp khắc phục những hạn chế đó. Hầu hết các máy móc thiết bị đều đuợc sử dụng hơn 10 năm qua, lạc hậu, năng suất thấp, cần đầu tư thêm máy móc thiết bị tự động, hiện đại phục vụ chế biến từ đó giảm được chi phí để tăng năng suất. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, GMP/HACCP cho sản phẩm xuất khẩu. Thường xuyên theo dõi, tìm hiểu những nhu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm để kịp thời thay đổi, áp dụng những tiêu chuẩn quản lý chất lượng khác như RFC. Thường xuyên thăm dò thị hiếu của khách hàng để kịp thời đa dạng hoá các sản phẩm từ nhân điều, tăng các sản phẩm giá trị gia tăng, làm phong phú thêm sự lựa chọn cho khách hàng đối với sản phẩm hạt điều của công ty. 3.1.1.3 Nâng cao quy trình đảm bảo đóng gói Nếu như chất lượng sản phẩm là yếu tố gắn kết lâu dài giữa khách hàng với sản phẩm của công ty thì bao bì, nhãn hiệu sản phẩm là yếu tố đầu tiên tác động đến thị hiếu khách hàng làm khách hàng chọn mua sản phẩm, do đó công ty cần chú ý trong khâu bao bì đóng gói. Bao bì của công ty phải bắt mắt, tạo được sự chú ý cũng như dấu ấn riêng trong lòng khách hàng. Bao bì ngoài các thông tin cần thiết về công ty, sản phẩm thời hạn sử dụng, có thể tạo thêm câu slogan trên bao bì tạo thêm ấn tượng với khách hàng. Bao bì phải gọn nhẹ để thuận tiện trong việc vận chuyển, xuất khẩu. Đặc biệt lưu ý đến việc bao bì sản phẩm phải phù hợp với văn hoá của nước nhập khẩu để tránh rủi ro. Nhãn hiệu bao bì hàng hóa có vai trò rất quan trọng góp phần vào việc nâng cao xuất khẩu, vì nó không chỉ giới thiệu, thông tin về sản phẩm mà còn là biểu tượng của công ty. 3.1.2 Nguồn nhân lực Lafooco cơ cấu lại bộ máy tổ chức sử dụng và bố trí nguồn nhân lực cho phù hợp và hiệu quả. Sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả trong công ty theo phuơng châm: “đúng người, đúng việc”. Xây dựng nguồn nhân lực trẻ, có trình độ, năng động, nhiệt tình, từng bước trẻ hóa đội ngũ lao động. Mạnh dạn bố trí lao động trẻ có năng lực, có trình độ vào vai trò quản lý, điều hành. Quan tâm chăm lo đời sống người lao động, cải tiến về tiền lương và chính sách đãi ngộ để khai thác tối đa năng lực của cán bộ công nhân viên cũng như thu hút nhân tài. Xây dựng chính sách tiền lương phù hợp nhằm phát huy năng lực và sự sáng tạo của người lao động. 3.1.3 Giải pháp về công nghệ Công nghệ chế biến là một trong những yếu tố quan trọng trong việc đưa ra thị trường sản phẩm chất lượng đạt tiêu chuẩn. Để tăng tính cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, ngoài việc tìm nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng và giá cả phải chăng, công ty nên chú trọng đến việc cải tiến dây chuyền sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất, cơ giới hóa một số công đoạn để hạn chế sản phẩm hỏng hóc. Công ty nên mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho các xưởng sản xuất, xí nghiệp gia công chế biến của công ty nhằm nâng cao năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm. Ngoài việc áp dụng chuyển đổi công nghệ xử lý nhiệt sang hấp tại chi nhánh nhà máy điều Long An, công ty nên mở rộng công nghệ mới này cho các chi nhánh khác ở Vũng Tàu, Bình phước,… để góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho công ty. 3.1.4 Thành lập phòng Marketing để đẩy mạnh hoạt động Marketing của công ty. Ngày nay để có thể thành công trong việc bán hàng, xây dựng thương hiệu, xây dựng chiến lược phát triển lâu dài cho công ty thì vai trò của marketing là đặc biệt quan trọng. Do đó công ty cần có phòng Marketing để định hướng và xây dựng chiến lược cho thương hiệu của Lafooco cũng như cho các hoạt động Marketing của công ty. Việc đẩy mạnh hoạt động marketing là đẩy mạnh một số hoạt động sau: - Tiến hành nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thông tin về thị trường xuất khẩu của mình sẽ nắm được xu thế phát triển, những thay đổi về nhu cầu sản phẩm để xuất khẩu thành công hơn. Đặc biệt khi dự định xuất khẩu sang một thị trường mới thì việc nghiên cứu này vô cùng quan trọng để từ đó có thể đề ra những chiến lược kinh doanh phù hợp. Việc nghiên cứu thị trường còn giúp công ty phát hiện ra các thị trường tiềm năng mới. - Nên thường xuyên tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước nhằm quảng bá thêm cho sản phẩm của mình, có cơ hội giao lưu trao đổi với các đối tác làm thúc đẩy giao lưu mua bán, học hỏi kinh nghiệm, hợp tác, đầu tư, hợp tác ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ cho ngành điều. - Đảm bảo thực hiện đúng theo các hợp đồng đã ký để xây dựng uy tín thương hiệu cho công ty LAFOOCO. - Đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu với nước ngoài, thiết kế trang web bắt mắt hơn. Đẩy mạnh hoạt động marketing thông qua việc thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường giúp công ty tận dụng được những cơ hội để kinh doanh cũng như hạn chế bớt những rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của mình. 3.1.5 Mở rộng thị trường xuất khẩu Như ta đã biết, khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm, sản lượng xuất khẩu ở một số thị trường bị giảm sút. Do đó ngoài các thị trường truyền thống, công ty cần nghiên cứu, tìm kiếm mở rộng việc xuất khẩu sang các thị trường mới. Trong nhiều năm qua, Mỹ luôn là thị trường lớn của công ty nhưng hiện nay Mỹ phải chịu sự khủng hoảng kinh tế lớn nên xuất khẩu sang Mỹ bị giảm về lượng, công ty cần đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường khá tiềm năng đó là Trung Quốc, đây cũng là một thị trường lớn với hơn 1,3 tỷ dân và theo đánh giá họ rất thích điều của Việt Nam. Giai đoạn hiện nay ta thấy nhu cầu tiêu dùng ở các nước giảm sút, chi phí thì ngày một tăng, việc xuất khẩu ngày càng gặp nhiều rủi ro do kinh tế suy thoái, tài chính gặp nhiều khó khăn nên một số khách hàng uy tín trước đây lại bội tín không thực hiện hợp đồng hoặc đề nghị giảm giá. Do đó, công ty nên chú ý đến hoạt động xuất khẩu tại chỗ. 3.1.6 Đẩy mạnh bán ra Ø Giải pháp về thị trường: - Xác định thị trường tiềm năng là Mỹ, thị trường phát triển trong tương lai là Trung Quốc. - Vận dụng chiến lược thâm nhập thị trường nhằm xác định nhu cầu hiện tại cũng như nhu cầu trong tương lai tại các thị trường để kịp thời đáp ứng những nhu cầu đó. - Chú ý đến hoạt động xuất khẩu tại chỗ, phân phối sản phẩm đến các chuỗi siêu thị lớn hoặc lập đại lý phân phối ở các địa điểm du lịch, nơi có người nước ngoài tham quan mua sắm. - Đẩy mạnh hoạt động marketing. Ø Giải pháp về mặt hàng: - Đa dạng hoá mặt hàng, tăng cường các sản phẩm chế biến từ điều. - Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế như: tiêu chuẩn RFC, AFI, đảm bảo nhân điều không nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. 3.2 Kiến nghị 3.2.1 Đối với Hiệp Hội Điều Việt Nam Vinacas - Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội điều Việt Nam là một cách thức gián tiếp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty LAFOOCO nói riêng và cho hơn 200 doanh nghiệp điều Việt Nam nói chung, do vậy: Hiệp hội phải thể hiện vai trò là cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp và Chính Phủ, tạo dựng uy tín và niềm tin cho các hội viên. Về phía cộng đồng doanh nghịêp, hiệp hội phải có những hoạt động gắn kết các hội viên, các chương trình giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Hiệp hội phải là người đóng vai trò tham mưu cho chính phủ về chiến lược phát triển ngành, về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Hạt điều Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh so với Ấn Độ và Brazil, do vậy hiệp hội phải có những giải pháp giúp khai thác lợi thế cạnh tranh, tạo điều kiện phát triển xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, đồng thời sự tăng trưởng trong xuất khẩu của ngành hàng sẽ góp phần tạo uy tín và thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thế giới. Do vậy những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu là yêu cầu cấp thiết và thực tiễn phù hợp với định hướng phát triển ngoại thương của Đảng và chủ trương chung của nhà nước ta. Hiệp hội cần kiến nghị nâng cao vai trò và chất lượng hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, đặc biệt là tham tán thương mại, đóng vai trò là cầu nối quan trọng trong việc giới thiệu doanh nghiệp Việt Nam với các nhà nhập khẩu, nguồn cung cấp thông tin về thị trường, về đối thủ cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam thương vụ đồng thời phải là những nhà tư vấn chiến lược hiệu quả cho doanh nghiệp tại thị trường này. Xúc tiến thương mại cần phải bao gồm các hoạt động nhằm cải thiện năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng cung ứng của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhà nước cần cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến điều những khóa đào tạo nâng cao về quản lý sản xuất và chất lượng. Hiệp hội cần kiến nghị chính phủ có các chính sách khuyến khích đội ngũ khoa học tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, nghiên cứu các phát minh sáng chế để phục vụ ngành chế biến điều. Các dây chuyền, trang thiết bị nếu được nghiên cứu sản xuất trong nước với giá rẻ hơn sản phẩm nhập khẩu cùng loại sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để nâng cao năng lực sản xuất. 3.2.2 Đối với nhà nước 3.2.2.1 Hoàn thiện chính sách pháp luật nhà nước Nhà nước cũng phải ban hành các chính sách tháo gỡ khó khăn, cắt giảm các thủ tục hành chính trở ngại về thuế, tiến hành hỗ trợ cho xuất nhập khẩu ví dụ như: Hỗ trợ lãi suất vay vốn về sản xuất, hoạt động xuất khẩu hoặc có thể là sự trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu mới vào thị trường. Nhà nước cũng có thể ban hành các chính sách quản lý ngoại hối, điều chỉnh tỷ giá của đồng USD so với đồng Việt Nam để khuyến khích xuất khẩu, có chính sách đầu tư và nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu. Cần hổ trợ thêm về chính sách xuất khẩu như: giảm chi phí thực hiện xuất khẩu như đăng ký cổng thông tin thương mại, phí cầu cảng, kho bãi, ... Về thủ tục vẫn còn nhiều bất cập chậm trễ việc khai Hải Quan. Nên đẩy mạnh việc khai Hải quan điện tử một cách nhanh chống, thông quan Hải quan kịp xếp hàng lên tàu. 3.2.2.2 Nâng cao vai trò điều tiết và quản lý của nhà nước Sự quản lý và điều tiết của Nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu. Trong thời kỳ phát triển kinh tế như hiện nay, Nhà nước là người đóng vai trò định hướng và đề ra những mục tiêu chung cho quá trình phát triển kinh tế. Đặc biệt, với sự phát triển kinh tế sôi động thì hầu hết tất cả các thành phần kinh tế đều tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Do vậy, sự tham gia của Nhà nước sẽ góp phần cân bằng và tạo ra môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh lành mạnh. Sự quản lý và điều tiết của Nhà nước sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong quá trình phân tích, định vị thị trường tiêu thụ sản phẩm, đồng thời sẽ có những chính sách đầu tư khuyến khích xuất nhập khẩu. 3.2.2.3 Phát triển hệ thống ngân hàng Phát triển hệ thống ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho quá trình vay vốn của các doanh nghiệp một cách thuận lợi và dễ dàng hơn. Hiện nay, các thủ tục vay vốn để hoạt động kinh doanh còn rất khó khăn và phức tạp. Doanh nghiệp gặp phải trở ngại do lãi suất còn quá cao, thời gian hoàn trả vốn là rất ngắn. Do vậy các doanh nghiệp khó có thể quay vòng vốn nhanh để có thể giải quyết nguồn vay cho ngân hàng. Đó cũng là nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Trước thực trạng đó, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trong các hoạt động xuất nhập khẩu trong công tác vay tín dụng. Tuy nhiên, không vì thế mà doanh nghiệp có thể dựa vào sự ưu đãi của Nhà nước để kinh doanh bất hợp pháp. Bên cạnh đó, Nhà nước phải thường xuyên củng cố và hoàn thiện hệ thống ngân hàng để tránh được những rủi ro về tài chính là thấp nhất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp yên tâm kinh doanh trên thị trường. KẾT LUẬN Trong thời đại ngày nay, thế giới thật sự là một môi trường rộng mở, các quốc gia đang mở rộng giao thương và hơn thế nữa tiến trình hội nhập đã và đang xảy ra ở khắp nơi trên thế giới để dựa vào thế mạnh của nhau. Trong bối cảnh đó nền kinh tế nước ta đang có những chuyển biến tích cực để hội đủ điều kiện để tham gia vào thị trường thế giới. Sau hơn 15 năm hoạt động, với những nổ lực không ngừng, công ty CP chế biến hàng xuất khẩu Long An Lafooco đã đạt được thành tựu to lớn. Lượng khách hàng ổn định, đội ngũ nhân viên năng động, giàu kinh nghiệm, mối quan hệ tốt với các cơ quan liên quan… Bên cạnh những thành quả đạt được, Công ty cũng cần phải khắc phục những khó khăn tồn tại trong quá trình hoạt động để ngày càng đi lên, đặc biệt là trong quá tình hội nhập WTO như hiện nay. Sau khoảng thời gian 2 tháng thực tập thực tế tại công ty Lafooco đã đem lại những kiến thức thực tế vô cùng quý báo em đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích trong công việc cũng như được các anh chị trong công ty chỉ dạy tận tình những kiến thức chuyên môn cũng như ngoài thực tiễn. Đây cũng chính là hành trang vô cùng quý giá dể em tự tin khởi nghiệp sau khi rời giảng đường. Xin cảm ơn trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP HCM đã tổ chức và tạo điều kiện cho em thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp, cảm ơn các anh chị trong công ty Lafooco đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo trong suốt thời gian đi thực tế tại công ty. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Ths Nguyễn Thị Thu Hòa đã hướng dẫn, hỗ trỡ đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo sư Tiến sĩ Võ Thanh Thu (2006) sách: “Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu” nhà xuất bản thống kê Tiến sĩ Nguyễn Văn Thuận sách: “Quản trị tài chính” nhà xuất bản thống kê Các trang web: Lafooco.com.vn Vinacas.com.vn Nhaquantrituonglai.com.vn Laodong.com.vn MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG VIẾT TẮT BHXH: bảo hiểm xã hội BHYT: bảo hiểm y tế CAD: (Cash Against Document) đổi chứng từ trả tiền ngay D/P: (Document against Payment) phương thức nhờ thu trả tiền ngay GMP: (Good Manufacturing Practice) tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất HACCP: (Hazard Analysis and Critical Control Point) hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn IMF: (International Monetary Fund) quỹ tiền tệ Thế Giới L/C: (Letter of Credit) thư tín dụng chứng từ LĐLĐVN: Liên đoàn lao động Việt Nam ROS: (Return on sale) doanh lợi tiêu thụ ROA: (Return on asset) doanh lợi tài sản ROI: (Return on investment) doanh lợi đầu tư ROE: (Return on equity) doanh lợi vốn tự có RFC: (Request for Comments) đề nghị duyệt thảo và bình luận SXKD: Sản xuất kinh doanh TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam TTR: (Telegraphic Transfer Remittance) chuyển tiền bằng điện TSLĐ: Tài sản lưu động TSCĐ: Tài sản cố định USD: (United States dollar) đồng đô la Mỹ VINACAS: (Vietnam Cashew Association) hiệp hội ngành điều Việt Nam VNĐ: Việt Nam đồng XNK: xuất nhập khẩu DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Đà SỬ DỤNG Sơ đồ 2.1.4. Sơ đồ tổ chức của công ty Hình 2.2.1.1 Biểu đồ tình hình thu mua nguyên liệu từ năm 2008-2010 Hình 2.2.1.2 Quy trình chế biến hạt điều tại công ty Lafooco Bảng 2.1.5. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008-2010 Bảng 2.2.1.1 Tình hình thu mua điều nguyên liệu Bảng 2.2.1.4 Thị trường xuất khẩu nhân điều của công ty năm 2010 Bảng 2.2.2.2. Giá trị nguồn vốn qua các năm Bảng 2.3.1.1.1 Tỷ số thanh toán hiện thời Bảng 2.3.1.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh Bảng 2.3.1.2.1 Tỷ số nợ Bảng 2.3.1.2.2 Tỷ số thanh toán lãi vay Bảng 2.3.1.3.1 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Bảng 2.3.1.3.2 Vòng quay tài sản Bảng 2.3.1.4.1 Tỷ số doanh lợi tiêu thụ Bảng 2.3.1.4.2 Tỷ số doanh lợi tài sản Bảng 2.3.1.4.3 Tỷ số doanh lợi vốn tự có Bảng 2.3.1.5 Chỉ số kim ngạch xuất khẩu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai khoa luan.doc
  • pdfbai khoa luan.pdf
Tài liệu liên quan