Ngân hàng là một ngành kinh tế đặc thù trong nền kinh tế quốc dân, nhiệm vụ chủ yếu của nó là tập trung và phân phối vốn trong nền kinh tế, phục vụ sản xuất - kinh doanh. Hoạt động của các Ngân hàng thương mại liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế và xã hội. Ngân hàng thực hiện chức năng kinh doanh Tiền tệ - Tín dụng - Thanh toán theo nguyên tắc “ Đi vay để cho vay ”. hoạt động của Ngân hàng luôn gắn liền với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư về việc nhận tiền gửi và cho vay cùng các dịch vụ thanh toán khác.
Tài chính của Ngân hàng Thương mại là vấn đề tổng hợp và phức tạp. Do vậy Quản trị Tài chính Ngân hàng lại càng phức tạp hơn, bởi nó liên quan đến nhiều hoạt động, nhiều khâu, nhiều bộ phận của hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Nhất là đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, Quản trị Tài chính là vấn đề còn rất mới.
Trong phạm vi giới hạn nhất định, với trình độ, kiến thức còn hạn hẹp, tuy đã có nhiều cố gắng song Khoá luận tốt nghiệp không thể trách khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ dẫn và góp ý của thầy cô và quý Ngân hàng để Khoá luận tốt nghiệp được tốt hơn, hoàn thiện hơn.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân tình tới thầy Nguyễn Kim Anh, giáo viên hướng dẫn của em, người đã hướng dẫn chu đáo và nhiệt tình, đã giúp em hoàn thành Khoá luận này.
Em xin chân thành cảm ơn !.
131 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Uông Bí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và loại thông tin, nhu cầu sử dụng thông tin đòi hỏi chúng ta đề cập tới khía cạnh chất lượng các thông tin Tài chính. Có thể đề cập tới 3 khía cạnh chính:
Thứ nhất, giá trị của việc sử dụng các số liệu thời điểm và số liệu trung bình, số liệu trong các báo cáo thường niên được đưa ra tại một thời điểm. Trong khi đó, Ngân hàng có rất nhiều Tài sản Có hoặc Tài sản Nợ ngắn hơn hoặc có thể mua bán hay hoàn trả trong một thời gian ngắn nên nhiều khi các dữ liệu thời điểm có thể gây lên nhầm lẫn.
Thứ hai, sự khác biệt giữa giá trị ghi sổ và giá trị thị trường. Thông tin Tài chính Ngân hàng thường được trình bày dưới dạng giá trị ghi sổ hơn là giá trị thị trường điều này gây ngạc nhiên tương đối vì hầu hét các Tài sản Nợ và Tài sản Có của Ngân hàng là các tài sản Tài chính, nghĩa là phải điều chỉnh giá trị (theo giá trị thị trường hoặc tính theo giá trị của các công cụ Tài chính tương tự).
Thứ ba, khả năng dễ dàng sử dụng thông tin để xác định các thông số Tài chính cơ bản. Trên thực tế có rất nhiều loại thông tin Tài chính chịu ảnh hưởng bởi các quy tắc kế toán, định mức thuế và quyết định của ban điều hành.
2.2.2. Những nội dung Quản trị Tài chính tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ.
Tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ, hoạt động Quản trị Tài chính cũng có những nội dung sau:
- Quản trị Tài sản Có
- Quản trị Tài sản Nợ
- Quản trị kết quả tài chính
Nội dung cơ bản trong các nhiệm vụ của những nhà quan trị Ngân hàng ở đây chính là phân tích, lựa chọn và ra các quyết định về tài sản Ngân hàng.
Trong Quản trị Tài sản Có ở Ngân hàng thì mục tiêu cơ bản của Quản trị Tài sản Có mà Ngân hàng quan tâm đó là:
- Một là, tối đa hoá lợi nhuận Ngân hàng.
- Hai là, giảm thiểu các rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Ba là, đảm bảo khả năng thanh toán của Ngân hàng cả trong ngắn hạn và dài hạn.
- Bên cạnh đó là các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, ổn định tiền tệ, ổn định giá cả và tạo công ăn việc làm.
Trong Quản trị Tài sản Nợ ở Ngân hàng thì mục tiêu cơ bản của Quản trị Tài sản Nợ mà Ngân hàng quan tâm đó là:
- Huy động đủ vốn cần thiết đáp ứng các nhu cầu nắm giữ các Tài sản Có
- Giảm thiểu chi phí huy động vốn nhằm làm tăng lợi nhuận
- Giảm thiểu rủi ro trong quá trình huy động vốn.
Trong Quản trị kết quả Tài chính thì nhiệm vụ cơ bản của nhà Quản trị Ngân hàng là tạo ra lợi nhuận trên cơ sở hạ thấp rủi ro.
2.2.3. Thực trạng Quản trị Tài chính tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ.
Quản trị Tài sản Có
Ta có:
Bảng 1: Bảng Tài sản có của chi nhánh nhno&ptnt láng hạ
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
I/ Vốn ngân quỹ
186.000
250.000
305.000
1. Tiền mặt tại quỹ
100.000
126.000
149.000
2. Tiền gửi thanh toán tại NHNN
16.670
46.800
74.200
3.Dự trữ bắt buộc
42.920
71.250
75.300
II/ Các khoản đầu tư và cho vay
2.632.400
3.933.600
4.250.000
1. Các khoản đầu tư (Góp vốn, Đầu tư vào chứng khoán)
337.400
491.600
501.000
2. Các khoản cho vay (Cho vay thông thường, Cho vay UTĐT)
2.295.000
3.442.000
3.749.000
III/ Tài sản cố định
47.000
69.000
87.000
IV/ Tài sản Có khác
39.200
51.100
76.600
Tổng cộng
2.904.600
4.303.700
4.718.600
( Nguồn: Báo cáo tổng kết 3 năm 2001,2002 và 2003 )
Kết cấu tỷ trọng của các khoản mục Tài sản Có trong tổng Tài sản Có từ năm 2001 đến năm 2003.
Bảng 2: Kết cấu các loại Tài sản có của chi nhánh láng hạ
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
I/ Vốn ngân quỹ
6.40%
5.81%
6.46%
1. Tiền mặt tại quỹ
3.44%
2.93%
3.16%
2. Tiền gửi thanh toán tại NHNN
0.57%
1.09%
1.57%
3. Dự trữ bắt buộc
2.39%
1.79%
1.73%
II/ Các khoản đầu tư và cho vay
90.63%
91.40%
90.07%
1. Các khoản đầu tư
11.62%
11.42%
10.62%
2. Các khoản cho vay
79.01%
79.98%
79.45%
III/ Tài sản cố định
1.62%
1.60%
1.84%
IV/ Tài sản Có khác
1.35%
1.19%
1.63%
Tổng cộng
100%
100%
100%
Nhìn vào bảng Tài sản Có ở Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ, trong 3 năm 2001, 2002 và 2003. Ta thấy có những đặc điểm sau:
Về vấn đề Quản trị dự trữ tiền mặt.
Ta có:
Dự trữ bắt buộc
=
Tổng vốn ngắn hạn * Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Với tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 4% thì:
Năm 2001: Dự trữ thực tế là: 42.920 triệu đồng, trong khi đó dự trữ bắt buộc là 4% x 1.023.000 = 40.920 triệu đồng.
Năm 2002: Dự trữ thực tế là: 71.250 triệu đồng, trong khi đó dự trữ bắt buộc là 4% x 1.705.000 = 68.200 triệu đồng.
Năm 2003: Dự trữ thực tế là: 75.300 triệu đồng trong khi đó dự trữ bắt buộc là 4% x 1.877.000 = 75.080 triệu đồng.
Qua đó, ta thấy Chi nhánh đã thực hiện rất tốt dự trữ bắt buộc, các năm 2001, 2002 và 2003 với quy mô hoạt động kinh doanh tăng lên, dẫn đến dự trữ bắt buộc cũng tăng theo, Ngân hàng luôn duy trì, một dự trữ thực tế lớn hơn dự trữ bắt buộc cũng tăng theo, Ngân hàng luôn duy trì một dự trữ thực tế lớn hơn dự trữ bắt buộc. Cụ thể năm 2001 thừa 2.000 triệu đồng, năm 2002 thừa 1.205 triệu đồng, năm 2003 thừa 220 triệu đồng. Ta thấy năm 2001, năm 2002 số tiền dự trữ thực tế có nhiều hơn so với dự trữ bắt buộc, điều này không được tốt lắm bởi vì tài sản dự trữ bắt buộc không mang lại lợi tức hoặc nếu có thì rất nhỏ. Trong khi đó Ngân hàng vẫn phải trả lãi cho người gửi tiền. Nó như là yếu tố gây nên chi phí và nếu dự trữ ở mức cao sẽ tăng chi phí và giảm lợi nhuận ở Ngân hàng, tuy nhiên sang năm 2003, Ngân hàng đã bị điều chỉnh số dự trữ thừa này với mức dự trữ thừa còn 220 triệu đồng. Điều này chứng tỏ công tác quản tự dự trữ bắt buộc ở Ngân hàng đã đạt được tốt.
Về kiểm soát trạng thái tiền mặt ở Ngân hàng.
- Đối với tiền mặt tại quỹ.
Năm 2001 là 100.000 triệu, năm 2002 là 126.000 triệu tăng 26.000 triệu so với năm 2001, năm 2003 là 149.000 triệu tăng 23.0000 triệu so với năm 2002, lượng tiền mặt ở Ngân hàng luôn tăng trong 3 năm, cho ta thấy Ngân hàng đã kiểm soát tiền mặt tồn tại quỹ ở mức tối thiểu. Nhưng vẫn đủ đáp ứng nhu cầu chi trả tức thời … Nhà quản lý Ngân hàng đã kiểm soát được tồn tại quỹ tiền mặt của mình.
- Đối với tiền gửi của Ngân hàng tại NHTW.
Năm 2001 là 43.080 triệu , năm 2002 là 52.750 triệu, năm 2003 là 80.700 triệu.
Lượng tiền gửi này tăng lên trong các năm do quy mô hoạt động Ngân hàng tăng lên. Số dư này tăng có thể do nhiều nguyên nhân, Ngân hàng có thể dùng số tiền này để cho các Ngân hàng khác vay, trả nợ NHTW, rút tiền mặt trực tiếp mua các chứng khoán Kho bạc … Qua số liệu này, ta thấy được quy mô hoạt động của Ngân hàng tăng lên, đúng với ý định của nhà Quản trị Ngân hàng. Nhưng lượng tiền gửi của Ngân hàng tại NHTW là những khoản mang lại thu nhập thấp cho Ngân hàng, vì vậy, Ngân hàng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp ở đây.
Về kiểm soát thanh khoản.
Ta sẽ xác định một số phép đo về thành khoản ở trong ngân hàng:
- Đo lường thanh khoản bằng quan hệ giữa Tiền cho vay so với Tổng vốn huy động.
Năm 2001
2.295.000
= 78.26%
Năm 2002
3.442.000
= 90.32%
3.811.000
Năm 2003
3.749.000
= 92.87%
4.037.000
Tỷ lệ này như là một sự đo lường về tính lưu hoạt động dựa trên tiền đề cho rằng, Tín dụng là tài sản ít lưu hoạt nhất trong số các tài sản sinh lãi của Ngân hàng, vì thế khi tỷ lệ tăng tiền gửi để cho vay thì tính lưu hoạt giảm đi một cách tương ứng. Khi tỷ lệ này tăng đó là tín hiệu nhắc nhở và thúc đẩy nhà Quản trị Ngân hàng đánh giá toàn bộ chương trình bành trướng của nó.
- Đo lường thanh khoản bằng hệ số giữa Vốn ngân quỹ so với Tổng vốn huy động.
Năm 2001
186.000
= 7.07%
2.630.000
Năm 2002
250.000
= 6.56%
3.811.000
Năm 2003
305.000
= 7.56%
4.037.000
Hệ số này tương đối ổn định, duy chỉ có năm 2002 là giảm đi, so với năm 2001 là 0.51%, so với năm 2003 là 1%, hệ số này liên hệ trực tiếp giữa tài sản lưu hoạt với mức độ tiền gửi.
Ta thấy rất khó xác định một mức chuẩn nào đó về thanh khoản bởi vì không thể tính được các nhu cầu trong tương lai. Để đạt được một sự đánh giá thực tế về thanh khoản của Ngân hàng sẽ cần đến một sự lưu hoạt mong muốn và lượng tiền thu được trong mọi khoảng thời gian xác định.
Về Quản trị danh mục tiền cho vay và tiền đầu tư kinh doanh khác.
- Về Quản trị tiền cho vay.
Trong năm 2001, cho vay đối với nền kinh tế là 2.295.000 triệu đồng, năm 2002 cho vay đối với nền kinh tế là 3.442.000 triệu đồng, năm 2003 cho vay đối với nền kinh tế là 3.749.000 triệu đồng.
Qua đây, ta thấy số lượng cho vay của Ngân hàng tăng lên trong các năm với một mức tăng tương đối ổn định.
- Xét về cơ cấu trong cho vay đối với nền kinh tế ta thấy cả tỷ lệ cho vay trung và dài hạn lãi cho vay ngắn hạn đều tăng lên, cụ thể:
+, Năm 2001 cho vay trung và dài hạn là 1.364.2500 triệu đồng chiếm 59.44% trong tổng số các khoản cho vay nền kinh tế, cho vay ngắn hạn là 930.750 triệu đồng chiếm 40.56% trong tổng số các khoản cho vay nền kinh tế.
+, Năm 2002 cho vay trung và dài hạn là 2.409.409 triệu đồng chiếm 70% trong tổng số các khoản cho vay nền kinh tế, cho vay ngắn hạn là 1.032.591 triệu đồng chiếm 30% trong tổng số các khoản cho vay nền kinh tế.
+, Năm 2003 cho vay trung và dài hạn là 2.654.000 triệu đồng chiếm 70.79% trong tổng số các khoản cho vay nền kinh tế, cho vay ngắn hạn là 1.095.000 triệu đồng chiếm 29.21% trong tổng số các khoản cho vay nền kinh tế.
Thực tế số liệu trên đây ta thấy các nhà Quản trị Ngân hàng đã thực hiện tốt cho vay đối với nền kinh tế, vốn huy động tăng lên cùng với cho vay tăng lên, chất lượng uy tín tốt. Tuy nhiên không phải vậy mà nhà Quản trị Ngân hàng lơ là mà cần phải luôn quan tâm và sẵn có các biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng Tín dụng ở Ngân hàng.
- Về các khoản đầu tư kinh doanh: Cũng tăng đều theo các năm. Năm 2001 là 337.000 triệu đồng chiếm 11.62% trong tổng các khoản cho vay và đầu tư, năm 2002 là 491.600 triệu đồng chiếm 11.42% trong tổng các khoản cho vay và đầu tư, năm 2003 là 501.000 triệu đồng chiếm 10.62% trong tổng các khoản cho vay và đầu tư.
Nhìn chung, Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác Quản trị Tài sản Có ở Ngân hàng. Các nhà Quản trị Ngân hàng đã hoạch định, thực hiện được kế hoạch đề ra một cách tốt nhất, thích hợp với điều kiện môi trường kinh doanh. Nhưng bên cạnh đấy vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết. Để có thể phân tích một cách kỹ lưỡng hơn nữa, ta sẽ đi phân tích Tài sản Nợ ở Ngân hàng.
Quản trị Tài sản Nợ.
Ta có:
Bảng 3: Bảng Tài sản Nợ của chi nhánh nhno&ptnt láng hạ
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
I/ Vốn huy động
2.630.000
3.811.000
4.037.000
1. Có kỳ hạn
1.586.000
1.986.000
2.010.000
2. Không kỳ hạn
547.000
961.000
1.046.000
3. Tiền gửi khác
21.000
80.000
120.000
4. Kỳ phiếu, Trái phiếu
476.000
744.000
831.000
II/ Vốn đi vay
132.000
304.000
423.000
1. Vay Ngân hàng Nhà nước
69.000
158.000
242.000
2. Vay các Tổ chức Tín dụng
63.000
146.000
181.000
III/ Nhận vốn uỷ thác đầu tư
31.000
47.000
69.000
IV/ Vốn tự có (Vốn điều lệ)
83.000
107.000
130.000
V/ Tài sản Nợ khác
28.600
34.700
59.600
Tổng cộng
2.904.600
4.303.700
4.718.600
( Nguồn: Báo cáo tổng kết 3 năm 2001,2002 và 2003 )
Kết cấu tỷ trọng của các khoản mục Tài sản Nợ trong tổng Tài sản Nợ từ năm 2001 đến năm 2003.
Bảng 4: Kết cấu các loại Tài sản Nợ của chi nhánh láng hạ
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
I/ Vốn huy động
90.55%
88.55%
85.56%
1. Có kỳ hạn
54.60%
46.15%
42.60%
2. Không kỳ hạn
18.83%
22.33%
22.17%
3. Tiền gửi khác
0.72%
1.86%
2.54%
4. Kỳ phiếu, Trái phiếu
16.40%
18.21%
18.25%
II/ Vốn đi vay
4.54%
7.06%
9.00%
1. Vay Ngân hàng Nhà nước
2.38%
3.67%
5.13%
2. Vay các Tổ chức Tín dụng
2.16%
3.39%
3.87%
III/ Nhận vốn uỷ thác đầu tư
1.07%
1.09%
1.46%
IV/ Vốn tự có (Vốn điều lệ)
2.86%
2.49%
2.76%
V/ Tài sản Nợ khác
0.98%
0.81%
1.22%
Tổng cộng
100%
100%
100%
Tài sản Nợ của Chi nhánh tăng trưởng rất nhanh qua các năm 2001 đến năm 2003: 2.904.600 triệu đồng năm 2001 lên 4.303.700 triệu đồng năm 2002 và lên đến 4.718.600 triệu đồng năm 2003. Như vậy chỉ qua có 2 năm mà Tài sản Nợ của Chi nhánh đã tăng 1.814.000 triệu đồng. Sở dĩ có sự tăng trưởng như vậy là do vốn huy động của Chi nhánh tăng trưởng nhanh, do việc mở rộng thêm các phòng giao dịch và phát triển thêm các loại hình huy động vốn đến các tổ chức kinh tế và dân cư, đặc biệt là việc huy động nguồn tiền gửi của các Tổng công ty 90, 91, các tập đoàn kinh tế lớn và vốn của các tổ chức Tài chính lớn như: Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Vốn huy động:
Vốn huy động chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong tổng Tài sản Nợ của Chi nhánh, vốn huy động tăng dần qua các năm đã chứng tỏ hướng đi đúng của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ trong việc huy động vốn trong thời gian qua, đặc biệt là nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội từ các tổ chức kinh tế và dân cư có chi phí đầu vào rẻ, thực hiện đúng phương châm “ Đi vay đề Cho vay ”, tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh trong việc mở rộng Tín dụng để đầu tư vào nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.
Năm 2001 vốn huy động là 2.630.000 triệu đồng, năm 2002 vốn huy động là 3.811.000 triệu đồng tăng 1.181.000 triệu đồng so với năm 2001, năm 2003 vốn huy động là 4.037.000 triệu đồng tăng 226.000 triệu đồng so với năm 2002. Qua đó, cũng thấy công tác huy động vốn ở Ngân hàng rất tốt, ta sẽ xem xét cụ thể từng nguồn vốn huy động:
+, Trong năm 2001, tiền gửi của doanh nghiệp là 1.181.350 triệu đồng chiếm 44.92% trong tổng vốn huy động. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn là 550.000 triệu đồng chiếm 46.56% trong tiền gửi của doanh nghiệp. Trong năm 2002, tiền gửi của doanh nghiệp là 1.750.380 triệu đồng chiếm 45.93% trong tổng vốn huy động. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn là 952.400 triệu đồng chiếm 54.41% trong tiền gửi của doanh nghiệp. Trong năm 2003, tiền gửi của doanh nghiệp là 2.130.310 triệu đồng chiếm 52.77% trong tổng vốn huy động. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn là 1.295.000 triệu đồng chiếm 60.79% trong tiền gửi của doanh nghiệp. ở đây ta thấy một vấn đề là tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn tăng lên, đây chính là tiền vốn ổn định đối với Ngân hàng, Ngân hàng có thể chủ động sử dụng nguồn vốn này.
+, Đối với tiền gửi của dân cư cũng vậy, tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn tăng lên trong các năm một cách phù hợp, cụ thể: Năm 2001 là 1.094.350 triệu đồng chiếm 97,9% so với tiền gửi tiết kiệm, năm 2002 là 1.276.187 triệu đồng chiếm 97,9% so với tiền gửi tiết kiệm, năm 2003 là 1.291.000 triệu đồng chiếm 97,9% so với tiền gửi tiết kiệm.
+, Nhưng bên cạnh đấy Ngân hàng cũng cân bằng nâng cao lượng tiền gửi Ngân hàng không kỳ hạn một cách phù hợp để làm giảm chi phí.
Nhìn chung trong việc huy động vốn các nhà Quản trị Ngân hàng đã thực hiện tương đối tốt trong việc phân bổ các nguồn huy động một cách hợp lý, làm giảm chi phí cũng như rủi ro trong Ngân hàng.
- Vốn đi vay:
Các khoản vay cũng tương đối ổn định, tăng đều qua các năm. Năm 2001 vay 132.000 triệu đồng, năm 2002 vay 304.000 triệu đồng tăng 172.000 triệu đồng, năm 2003 vay 423.000 triệu đồng 119.000 triệu đồng so với năm 2002.
+, Vay Ngân hàng Nhà nước: Năm 2001 vay 69.000 triệu đồng, năm 2002 vay 158.000 triệu đồng tăng gấp 2,3 lần so với năm 2002, năm 2003 vay 242.000 triệu đồng tăng 1,4 lần so với năm 2002.
+, Vay các Tổ chức Tín dụng: Năm 2001 vay 63.000 triệu đồng, năm 2002 vay 146.000 triệu đồng tăng gấp 2,3 lần so với năm 2002, năm 2003 vay 181.000 triệu đồng tăng 1,2 lần so với năm 2002.
Trong những năm tới Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ sẽ cố gắng giảm nguồn vốn này tới mức tối đa, bởi vì nguồn vốn này là nguồn vốn có chi phí đầu vào cao nhất và cơ chế quản trị Tài chính không khuyến khích các Ngân hàng tăng loại nguồn vốn này.
- Vốn uỷ thác đầu tư: Cũng tăng đều qua các năm (từ 31.000 triệu đồng năm 2001 lên 47.000 triệu đồng năm 2002, và lên 69.000 triệu đồng năm 2003). Tuy nhiên tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng Tài sản Nợ vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ (chiếm trung bình khoảng 1%-1,5% trong tổng Tài sản Nợ) và vấn đề đặt ra cho Chi nhánh Láng Hạ trong thời gian tới là Chi nhánh phải tranh thủ tối đa được nguồn vốn này của các Tổ chức Tài chính tiền tệ quốc tế (WB, ADB, CFD …), vì đây là nguồn vốn rẻ, ổn định, có thời gian vay dài, góp phần rất lớn để giải quyết nhu cầu vay vốn của các tổ chức và cá nhân, đặc biết vốn trung và dài hạn. Bên cạnh tính kinh tế của loại nguồn vốn này thì việc phát triển nguồn vốn uỷ thác đầu tư cũng góp phần thúc đẩy NHNo&PTNT Láng Hạ trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới, đặc biệt là việc phát triển nhân lực cho NHNo&PTNT Láng Hạ thông qua các chương trình đào tạo, tài trợ kỹ thuật của các Tổ chức Tài chính quốc tế lớn theo chuẩn mực quốc tế.
- Vốn tự có: Cũng tăng dần qua các năm (năm 2001 là 83.000 triệu đồng, năm 2002 là 107.000 triệu đồng, năm 2003 là 130.000 triệu đồng). Trong tổng Tài sản Nợ của NHNo&PTNT Láng Hạ thì vốn tự có chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (năm 2001 chiếm 2.86% trong tổng Tài sản Nợ, năm 2002 chiếm 2.49% trong tổng Tài sản Nợ, năm 2003 chiếm 2.76% trong tổng Tài sản Nợ), trong khi đó theo thông lệ quốc tế để đảm bảo tỷ lệ an toàn trong hoạt động Ngân hàng thì tỷ lệ này phải từ 8% trở lên. Vì vậy trong những năm tới việc NHNo&PTNT Việt Nam và Nhà nước tăng vốn điều lệ cho Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ lên để đảm bảo tỷ lệ an toàn trong hoạt động Ngân hàng theo thông lệ quốc tế là việc làm cấp thiết, đảm bảo cho Tài chính của Chi nhánh lành mạnh, tạo điều kiện cho Chi nhánh tăng trưởng được Tài sản Nợ và Tài sản Có và nâng cao năng lực Tài chính để cạnh tranh với các Ngân hàng khác.
Qua 2 bảng Tài sản Nợ và Tài sản Có ta thấy tuy gặp một số vướng mắc nhưng nhìn chung những nhà Quản trị Ngân hàng ở đây đã hoạch định và kiểm soát được quy mô, hình thức, cơ cấu Tài sản Nợ cho thích hợp với nhu cầu nắm giữ Tài sản Có, nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản về thu nhập, lợi nhuận, rủi ro của Ngân hàng. Để có thể tìm hiểu một cách được rõ hơn, ta sẽ xem xét vấn đề này ở Quản trị kết quả Tài chính của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ.
Quản trị kết quả tài chính.
Ta có:
Bảng 5: báo cáo thu nhập, chi phí của chi nhánh láng hạ
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
A. Thu nhập
171.969
215.877
368.921
I/ Thu về hoạt động kinh doanh
171.099
214.767
365.802
1. Thu lãi cho vay
110.358
130.654
203.388
2. Thu lãi tiền gửi
35.895
46.712
82.590
3. Thu về kinh doanh ngoại tệ
22.101
34.481
75.154
4. Thu về dịch vụ Ngân hàng
2.745
2.920
4.670
II/ Thu khác
870
1.110
3.119
B. Chi phí
134.575
168.289
216.052
I/ Chi phí nghiệp vụ kinh doanh
127.886
160.189
205.267
1. Chi huy động vốn
127.150
159.299
204.147
2. Chi về dịch vụ TT và NQ
357
448
597
3. Chi về hoạt động khác
379
442
523
II/ Chi nộp thuế
41
72
218
1. Chi nộp thuế
28
49
176
2. Chi các khoản lệ phí
13
23
42
III/ Chi phí quản lý
6.648
8.466
10.567
1. Chi phí cho nhân viên
5.100
5.595
6.582
2. Chi khác
1.448
2.871
3.985
C. Lợi nhuận trước thuế
37.394
47.588
152.869
D. Thuế thu nhập
13.087,9
16.655,8
53.504,15
E. Lợi nhuận sau thuế (Thu nhập ròng)
24.306,1
30.932,2
99.364,85
( Nguồn: Báo cáo tổng kết 3 năm 2001,2002 và 2003 )
Kết cấu tỷ trọng của các khoản mục thu nhập và chi phí trong tổng thu nhập va chi phí từ năm 2001 đến năm 2003.
Bảng 6: Kết cấu thu nhập, chi phí của chi nhánh láng hạ
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
A. Thu nhập
100%
100%
100%
I/ Thu về hoạt động kinh doanh
99.49%
99.49%
99.15%
1. Thu lãi cho vay
64.17%
60.52%
55.13%
2. Thu lãi tiền gửi
20.87%
21.64%
22.39%
3. Thu về kinh doanh ngoại tệ
12.85%
15.97%
20.37%
4. Thu về dịch vụ Ngân hàng
1.60%
1.36%
1.26%
II/ Thu khác
0.51%
0.51%
0.85%
B. Chi phí
100%
100%
100%
I/ Chi phí nghiệp vụ kinh doanh
95.03%
95.17%
95.01%
1. Chi huy động vốn
94.48%
94.66%
94.49%
2. Chi về dịch vụ TT và NQ
0.27%
0.27%
0.28%
3. Chi về hoạt động khác
0.28%
0.24%
0.24%
II/ Chi nộp thuế
0.03%
0.04%
0.10%
1. Chi nộp thuế
0.02%
0.03%
0.08%
2. Chi các khoản lệ phí
0.01%
0.01%
0.02%
III/ Chi phí quản lý
4.94%
5.03%
4.89%
1. Chi phí cho nhân viên
3.79%
3.32%
3.05%
2. Chi khác
1.15%
1.71%
1.84%
Nhìn trong bảng báo cáo thu nhập ta thấy thu nhập và chi phí tăng đều lên các năm, điều đó chứng tỏ cũng phù hợp bởi vì quy mô hoạt động của Ngân hàng tăng lên, từ đó thu nhập riêng của Ngân hàng tăng lên, cụ thể:
Năm 2001 thu nhập ròng là 24.306,1 triệu, năm 2002 thu nhập ròng là 30.932,2 triệu, năm 2003 thu nhập ròng là 99.364,85 triệu.
Tuy vậy, để đánh giá được công tác Quản trị của Ngân hàng ta sẽ phân tích một số chỉ tiêu Tài chính sau:
Chỉ tiêu Lợi nhuận.
Chỉ tiêu Lợi nhuận ròng
=
Thu nhập ròng
Doanh thu
Năm 2001
24.306,1
= 14.13%
Năm 2002
30.932,2
= 14.33%
171.969
215.877
Năm 2003
99.364,85
= 26.93%
368.921
Chỉ tiêu này cho ta thấy phần trăm thu nhập ròng còn lại sau khi đã trừ tất cả phí tổn khỏi tổng thu nhập từ lãi và thu nhập phi lãi
Ta thấy năm 2002 tăng hơn so với năm 2001 là: 0,20%, năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là 12,6%.
Chỉ tiêu cận biên ròng
=
Thu nhập ròng
Tổng lãi thu được
Năm 2001
24.306,1
= 14.21%
171.099
Năm 2002
30.932,2
= 14.40%
214.767
Năm 2003
99.364,85
= 27.16%
365.802
Tỷ lệ phần trăm thu nhập ròng còn lại sau khi đã trừ tất cả các phí tổn khỏi tổng thu nhập từ lãi. Tỷ lệ này tăng dần qua các năm.
Chỉ tiêu Hệ số sử dụng tài sản
=
Doanh thu
Tài sản Có
Năm 2001
171.969
= 5.92%
Năm 2002
215.877
= 5.02%
2.904.600
4.303.700
Năm 2003
368.921
= 7.82%
4.718.600
Chỉ tiêu này cho thấy mức độ hiệu quả trong công tác quản lý tài sản, phản ánh việc đầu tư vốn thích hợp vào các tài sản sinh lời.
Doanh thu do Tài sản Có đem lại tăng đều lên trong các năm. Duy chỉ có năm 2002 là giảm 0.90% so với năm 2001, tuy nhiên năm 2003 lại tăng so với năm 2002 là 2.80%. Điều này cho thấy công tác Quản trị phát huy vai trò tương đối tốt.
Chỉ tiêu Lợi nhuận trên Tài sản Có (ROA)
=
Thu nhập ròng
Tài sản Có
Năm 2001
24.306,1
= 0.84%
2.904.600
Năm 2002
30.932,2
= 0.72%
4.303.700
Năm 2003
99.364,85
= 2.11%
4.718.600
Tỷ lệ này cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng Tài sản Có, tỷ lệ này tăng lên trong các năm.
Chỉ tiêu Lợi nhuận trên Vốn tự có (ROE)
=
Thu nhập ròng
Vốn tự có
Năm 2001
24.306,1
= 29.24%
83.000
Năm 2002
30.932,2
= 28.91%
107.000
Năm 2003
99.364,85
= 76.43%
130.000
Tỷ lệ này tăng qua các năm, phản ánh trình độ của ban điều hành trong việc tối đa hoá Tài sản của chủ sở hữu Ngân hàng, phản ánh gián tiếp khả năng tạo thu nhập, hiệu quả hoạt động, đòn bẩy Tài chính và kế hoạch thuế.
Chỉ tiêu Mức độ hiệu quả
=
Chi phí phi lãi
Thu nhập ròng từ lãi + Thu nhập từ lãi
Năm 2001
41 + 6.648
= 15.17%
(171.099 – 127.886) + 870
Năm 2002
72 + 8.466
= 15.33%
(214.767 – 160.189) + 1.110
Năm 2003
218 + 10.567
= 6.59%
(365.802 – 205.267) + 3.119
Đây là thước đo toàn diện đánh giá mức độ hiệu quả: Tỷ lệ này thể hiện sự so sánh giữa đầu vào và đầu ra. Tỷ lệ này tăng lên trong các năm, nhưng năm 2003 lại giảm 8.74% so với năm 2002.
Chỉ tiêu Chi phí phi lãi so với Tổng Tài sản Có
=
Chi phí phi lãi
Tổng Tài sản Có
Năm 2001
41 + 6.648
= 0.23%
Năm 2002
72 + 8.466
= 0.20%
2.904.600
4.303.700
Năm 2003
218 + 10.567
= 0.23%
4.718.600
Chỉ tiêu này là thước đo cơ bản đánh giá sự sử dụng hiệu quả chi phí quản lý và chi phí hoạt động. Chỉ tiêu này tương đối ổn định qua các năm.
Chỉ tiêu rủi ro.
Chỉ tiêu Rủi ro vốn
=
Vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản
Năm 2001
83.000
= 2.86%
Năm 2002
107.000
= 2.94%
2.904.600
4.303.700
Năm 2003
130.000
= 2.76%
4.718.600
Ta thấy Ngân hàng đã duy trì được một mức rủi ro vốn khá ổn định, chỉ tiêu này chỉ là tương đối, nó biểu thị mức độ mà giá trị Tài sản Có của Ngân hàng có thể giảm xuống trước khi tình trạng của người gửi tiền và các chủ nợ khác bị đe doạ nghiêm trọng.
Chỉ tiêu Rủi ro lãi suất
=
Tài sản Có nhạy cảm với lãi suất
Tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất
Năm 2001
2.751.070
= 99.60%
2.762.000
Năm 2002
4.115.400
= 100.01%
4.115.000
Năm 2003
4.473.420
=100.30%
4.460.000
Nói chung rủi ro lãi suất ở đây luôn được duy trì với tỷ lệ nhạy cảm lãi suất luôn xấp xỉ bằng 1, nên Ngân hàng sẽ không bị ảnh hưởng lớn lắm với sự biến động của lãi suất, điều này chứng tỏ nhà Quản trị Ngân hàng đã Quản trị tốt về vấn đề rủi ro lãi suất.
Chỉ tiêu Hệ số vốn
=
Vốn huy động
Tổng Tài sản Có
Năm 2001
2.630.000
= 0.91
2.904.600
Năm 2002
3.811.000
= 0.89
4.303.700
Năm 2003
4.037.000
= 0.86
4.718.600
Hệ số vốn duy trì ở mức cao, do vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng Tài sản. Hệ số vốn là thước đo chung về đánh giá sức mạnh về vốn.
Nói tóm lại, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Láng Hạ chưa có điều gì đáng báo động, trên phương diện rủi ro và lợi nhuận nếu chỉ dựa vào sự quan sát xu hướng diễn biến của mỗi hệ số theo chuỗi thời gian và giám sát sự thay đổi của chúng trong năm 2001, 2002 và 2003, ngoại trừ xu hướng mở rộng Tín dụng với mức tăng nhẹ, khả năng thanh khoản được đảm bảo và bên cạnh đó là sự tăng nhẹ mức độ phụ thuộc vào các nguồn vốn không chủ yếu là những nguồn vốn chi phí cao.
Trong các năm 2001, 2002 và 2003, các chỉ tiêu của Ngân hàng đó là cận biên ròng, lợi nhuận ròng, chỉ tiêu sử dụng Tài sản Có, chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản tương đối ổn định, duy trì được mức tăng nhẹ.
Trong nền kinh tế đang có nhiều biến động như trong 3 năm qua, tình hình thế giới trong nước có nhiều ảnh hưởng mà Ngân hàng duy trì được lợi nhuận, rủi ro như trên là điều rất tốt, Ngân hàng đã tạo ra một lợi nhuận, trên cơ sở hạ thấp rủi ro một cách tốt nhất, tạo ra sự cân đối giữa Tài sản Có và Tài sản Nợ. Đây là những cố gắng của những nhà Quản trị Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Láng Hạ.
2.3. Đánh giá về thực trạng Quản trị Tài chính tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ.
Nhìn chung, công tác Quản trị Tài chính ở Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ tương đối tốt, các nhà Quản trị ở đây đã thực hiện được những mục tiêu chung của Ngân hàng, cụ thể Ngân hàng đã:
- Huy động đủ vốn cần thiết đáp ứng các nhu cầu nắm giữ các tài sản Có
- Đáp ứng được nhu cầu đầu tư của khách hàng, cụ thể dư nợ Tín dụng tăng lên trong các năm.
- Thực hiện tốt chế độ, quy định của Ngân hàng nhà nước, cụ thể đáp ứng đầy đủ về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh toán.
- Huy động được nguồn vốn lớn tăng lên trong các năm, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
- Ngân hàng đã duy trì và làm tăng tài sản của Ngân hàng.
Tuy nhiên, Ngân hàng còn có một số tồn tại đó là:
- Ngân hàng còn thừa một lượng vốn nhàn rỗi, chưa được sử dụng, những nguồn vốn này chính là lượng tiền mặt tại quỹ thừa ra, lượng tiền dự trữ bắt buộc dôi ra, từ đó ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận Ngân hàng.
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả Ngân hàng có tăng nhưng chưa thực sự tăng mạnh, chưa đúng như kế hoạch đã đề ra.
Ta có thể đánh giá quá trình thực hiện kinh doanh của Ngân hàng với các chỉ tiêu kế hoạch được giao như sau:
Chỉ tiêu
Năm 2003
Đơn vị: Tr.đồng
Tăng (giảm) so năm 2002 (%)
Tăng (giảm) so với kế hoạch giao (%)
1. Tổng nguồn vốn
4.529.000
+5.08
-2
- Tiền Việt Nam đồng
3.520.000
+5.77
-2
- Ngoại tệ quy đổi VND
1.009.000
+2.26
+2
2. Các khoản đầu tư
2.632.400
+7.2
-1
Trong đó :
Cho vay nền kinh tế
2.295.000
+7.2
-3
- Tiền Việt Nam đồng
1.942.000
+7.25
+1
- Ngoại tệ quy đổi VND
353.000
+6.69
-7
3. Nộp vốn
1.349.171
+5.50
+2
- Tiền Việt Nam đồng
986.780
+5.74
+1
- Ngoại tệ quy đổi VND
362.391
+1.47
+4
Vậy so với các chỉ tiêu kế hoạch được giao
- Tổng nguồn vốn huy động giảm 2%, huy động VNĐ giảm 2% so với kế hoạch, ngoại tệ tăng 2% so với kế hoạch.
- Cho vay nền kinh tế giảm 3% so kế hoạch, trong đó cho vay VNĐ tăng 1% so với kế hoạch, cho vay bằng ngoại tệ giảm 7% so với kế hoạch.
- Nộp vốn tăng 2% so với kế hoạch, nộp VNĐ tăng 1% so với kế hoạch và nộp ngoại tệ tăng 4% so với kế hoạch
Sở dĩ nguồn vốn giảm so với kế hoạch là do hiện tại quy mô nguồn vốn của Chi nhánh lớn, trong khi đó trên địa bàn có nhiều quỹ tiết kiệm của các Ngân hàng khác cùng hoạt động nên nguồn huy động vốn của chi nhánh tăng chậm, cho vay bằng ngoại tệ không đạt kế hoạch là do quý trước dự kiến giải ngân một số dự án nhưng chưa thực hiện được.
Chương III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị Tài chính tại chi nhánh NHNo&ptnt láng hạ
3.1. Định hướng và mục tiêu hoạt động kinh doanh năm 2004 của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ.
3.1.1. Nguồn vốn huy động.
Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ xây dựng năm 2004 là : 5.400 tỷ đồng, tăng so với năm 2003 là 900 tỷ đồng.
- Nguồn vốn nội tệ: Kế hoạch nguồn vốn nội tệ năm 2004 xây dựng 4.480 tỷ đồng, tăng so với năm 2003 là 960 tỷ đồng.
+, Tiền gửi huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế năm 2004 xây dựng là 2.730 tỷ đồng, tăng so với năm 2003 là 710 tỷ đồng.
+, Nguồn vốn từ các tổ chức Tín dụng dự tính tăng 50 tỷ đồng so với năm 2003.
- Nguồn vốn ngoại tệ: Kế hoạch nguồn vốn ngoại tệ năm 2004 xây dựng 920 tỷ VNĐ tương đương 56.834 nghìn USD.
+, Tiền gửi huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế năm 2004 xây dựng là 870 tỷ đồng tương đương 55.619 nghìn USD, tăng so với năm 2003 là 70 tỷ đồng.
+, Nguồn vốn từ các tổ chức Tín dụng chủ yếu từ các nhân hàng bạn dự tính không tăng so với năm 2003.
3.1.2. Sử dụng vốn.
Tổng dư nợ kế hoạch xây dựng năm 2004 là 2.190 tỷ đồng, tăng so với năm 2003là 614 tỷ đồng. Trong đó:
+, Nội tệ: Kế hoạch là 1.557 tỷ đồng so với năm 2003 tăng 484 tỷ đồng chiếm 71% trong tổng dự nợ.
+, Ngoại tệ: Kế hoạch là 633 tỷ đồng so với năm 2003 tăng 130 tỷ đồng chiếm 29% trong tổng dự nợ.
- Dư nợ ngắn hạn: Dư nợ ngắn hạn kế hoạch năm 2004 là 920 tỷ đồng, tăng so với năm 2003 là 349 tỷ đồng. Dư nợ ngắn hạn chiếm 42% trong tổng dư nợ. Trong đó:
+, Dư nợ nội tệ 587 tỷ đồng, chiếm 64% trong tổng dư nợ ngắn hạn.
+, Dư nợ ngoại tệ 333 tỷ đồng chiếm 36% trong tổng dư nợ ngắn hạn.
- Dư nợ trung hạn: Kế hoạch dư nợ trung hạn năm 2004 là 45 tỷ đồng, tăng so với năm 2003 là 15 tỷ đồng. Dư nợ trung hạn chiếm 2% trong tổng dư nợ. Trong đó:
+, Dư nợ nội tệ 45 tỷ đồng, chiếm 100% trong tổng dư nợ ngắn hạn.
- Dư nợ dài hạn: Kế hoạch dư nợ dài hạn năm 2004 là 1.225 tỷ đồng, tăng so với năm 2003 là 250 tỷ đồng. Dư nợ dài hạn chiếm 56% trong tổng dư nợ. Trong đó:
+, Dư nợ nội tệ 925 tỷ đồng, chiếm 76% trong tổng dư nợ ngắn hạn.
+, Dư nợ ngoại tệ 300 tỷ đồng chiếm 24% trong tổng dư nợ ngắn hạn.
3.1.3. Biện pháp để thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2004.
Về công tác huy động vốn:
Tiếp tục phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị khách hàng truyền thống, đồng thời mở rộng quan hệ với khách hàng mới nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức này. Ngoài việc tăng trưởng nguồn vốn của mình, Chi nhánh còn góp phần tăng trưởng nguồn vốn theo yêu cầu của Ngân hàng Nông nghiệp v Phát triển nông thôn Việt Nam.
- Thường xuyên nắm bắt lãi suất thị trường để điều chỉnh kịp thời linh hoạt trong phạm vi quyền hạn được phép của Chi nhánh, vừa đáp ứng dược yêu cầu thị trường vừa đảm bảo yêu cầu hiệu quả trong kinh doanh.
- Mở thêm Chi nhánh thành viên,các phòng giao dịch để thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư.
- Đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị thu hút khách hàng, áp dụng cơ chế linh hoạt đối với khách hàng nhưng phải đảm bảo nguyên tắc phát triển ổn định và lâu dài.
- Đa dạng hoá khâu thanh toán: Thanh toán thẻ, thẻ Tín dụng … Trang bị máy móc, xây dựng phần mềm đảm bảo để tăng thu dịch vụ thanh toán, thanh toán nhanh, chính xác, an toàn, đáp ứng kịp thời với yêu cầu của khách hàng.
- Mở rộng các dịch vụ thuạn tiện cho khách hàng. Thực hiện giao dịch theo ca. Mở rộng việc trả lương cho nhân viên thông qua tài khoản cá nhân. Triển khai dịch vụ thu tiền tại đơn vị, nối mạng với các đơn vị lớn.
- Mở rộng phát triển dịch vụ bảo lãnh, đại lý bán bảo hiểm, thu phí bảo hiểm qua Ngân hàng …
Về công tác Tín dụng:
- Tiến hành giải ngân các dự án đầu tư đã ký như: Dự án của các Tổng công ty và công ty như: Tổng công ty Sông Đà, công ty Gang thép Thái Nguyên, công ty LILAMA Hà Nội …
- Thường xuyên gặp gỡ trao đổi với khách hàng lắng nghe ý kiến đề xuất từ các đơn vị, nắm bắt chính sách khách hàng của các tổ chức Tín dụng khác, từ đó chỉnh sửa kịp thời những kiến nghị của khách hàng trên quan điểm bình đẳng, cùng có lợi.
- Làm tốt công tác phân loại khách hàng, nghiên cứu thị trường, từ đó đưa ra định hướng đầu tư cho từng khách hàng cụ thể.
- Thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, làm tốt công tác giáo dục phẩm chất, đạo đức, phong cách cho cán bộ Tín dụng, đồng thời bố trí cán bộ phù hợp với năng lực chuyên môn.
- Chi nhánh hướng vào mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đa dạng hoá các thành phần kinh tế. Giảm việc tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước, đa dạng hoá các đối tượng đầu tư để phân tán rủi ro. Mở rộng hình thức cho vay phục vụ đời sống, cầm cố giấy tờ có giá cho các cá nhân và hộ gia đình.
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả Quản trị Tài chính của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ.
Để thực hiện mục tiêu, định hướng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói chung, của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ nói riêng, đòi hỏi Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ phải giải quyết nhiều vấn đề, một trong những vấn đề quan trọng nhất là nâng cao hiệu quả công tác Quản trị Tài chính của Ngân hàng.
Công tác Quản trị Tài chính của Ngân hàng có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, có quản lý tốt công tác này Ngân hàng mới có thể phát triển theo định hướng mà Ngân hàng đã đặt ra, đạt được những mục tiêu mong muốn của Ngân hàng. Vì vậy, nâng cao hiệu quả công tác Tài chính của Ngân hàng là giải pháp quan trọng giúp Ngân hàng đạt được những mục tiêu định hướng của mình. Sau đây ta đi xem xét những nội dung chính nhằm nâng cao công tác Tài chính của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ.
3.2.1. Đẩy nhanh tốc độ lành mạnh hoá tình hình Tài chính, tăng tiềm lực Tài chính cho Ngân hàng.
Để đẩy nhanh tốc độ lành mạnh hoá tình hình Tài chính của Ngân hàng thì Ngân hàng thực hiện những vấn đề sau:
- Giải quyết nhanh dứt điểm các khoản nợ xấu, làm trong sạch bảng tổng kết tài sản.
- Những điểm cần phải được nhấn mạnh trong quá trình kiểm tra khoản vay bao gồm: (1) Phát hiện càng sớm càng tốt những khoản vay có vấn đề thực tế hoặc tiềm tàng; (2) Tăng cường chỉ đạo và khuyến khích cán bộ Tín dụng theo dõi và báo cáo về sự suy giảm chất lợng của những khoản vay mà họ theo dõi; (3) Thực hiện thiết lập và quản lý thống nhất bộ hồ sơ; (4) Chấp hành tốt chính sách cho vay, luật và các quy chế về hoạt động ngân hàng; (5) Đảm bảo thông tin chính xác kịp thời cho Ban Giám đốc và Hội đồng Quản trị về tình hình sử dụng của danh mục cho vay; (6) Thiết lập và sử dụng các khoản dự trữ tổn thất cho vay một cách hợp lý.
- Không sử dụng biện pháp bằng treo nợ đối với các khoản nợ khó đòi bởi vì sử dụng biện pháp này không có tác dụng làm lành mạnh hoá bảng cân đối tài sản của Ngân hàng, thực chất tài sản đã bị mất và cha đợc xử lý cho nên nguy cơ phá sản của Ngân hàng luôn luôn bị đe doạ.
- Cần khai thác triệt để giá trị, khối lợng tài sản đã nhận thế chấp, cầm cố.
Cần phân loại các tài sản thế chấp, cầm cố, xác định trên cơ sở pháp lý nhằm làm rõ tính hợp pháp của tài sản đảm bảo, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý cho phù hợp.
Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành: địa chính, Tài chính, Ngân hàng trong việc xác định giá trị tài sản đặc biệt là giá trị tài sản thế chấp và đăng ký thế chấp nhằm tránh các trờng hợp một tài sản đem đi thế chấp ở nhiều Ngân hàng.
- Sử dụng tốt các quỹ rủi ro hàng năm, hàng năm cần trích một phần bù đắp rủi ro, quỹ này rất quan trọng, Ngân hàng cần tăng quỹ này lên các năm nhằm đáp ứng những rủi ro bất thưườngxảy ra trong Ngân hàng.
- Những khoản nợ xấu cần có chính sách khuyến khích các đơn vị trả gốc trớc, trả lãi sau, những đơn vị tích cực trả gốc đợc xem xét giảm đi một phần lãi.
- Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ tồn đọng, sẽ tạo cho Ngân hàng có thêm vốn trong hoạt động, tăng cờng uy tín của Ngân hàng.
3.2.2. Xây dựng chiến lợc huy động vốn phù hợp, đảm bảo sử dụng vốn với chi phí thấp nhất.
Nguồn vốn của Ngân hàng bao gồm 3 nguồn chính. Trong khi đó Ngân hàng tập trung những nguồn vốn lớn sau:
Vay Ngân hàng Trung Ương: Đây là nguồn vốn để đáp ứng những nhu cầu của Ngân hàng như nhu cầu chi trả thường nhật của các Ngân hàng, nhu cầu đáp ứng cho vay theo thời vụ hoặc khi Ngân hàng gặp khó khăn nghiêm trọng về khả năng thanh toán.
Đây là nguồn có chi phí khá cao nên Ngân hàng thường thiếu chủ động, điều kiện vay thường ngặt nghẽo, luôn đòi hỏi có sự đảm bảo khá đầy đủ, thời hạn cho vay thưườngngắn nhất là trong các thời kỳ NHTƯ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Ngoại trừ trường hợp Ngân hàng hoạt động trong điều kiện hệ thống Tài chính tiền tệ kém phát triển, trong đó tiền vay hay đầu tư NHTƯ thường là nguồn quan trọng để các thị trờng Tài chính phát triển thể loại Tín dụng này có vai trò ít quan trọng hơn. Đối với Ngân hàng, khi thực sự cần thiết thì mới dùng khoản vay này.
Đẩy mạnh tập trung vào nguồn vốn huy động là tiền gửi có kỳ hạn. Đây là nguồn huy động có chi phí cao hơn tiền gửi không kỳ hạn nhưng để tập trung được một nguồn vốn lớn để thúc đẩy nhanh hiện đại hoá công nghiệp Ngân hàng thì đây là nguồn vốn rất quan trọng. Nó có tính ổn định, Ngân hàng có thể chủ động kiểm soát, chủ động sử dụng nó trong quá trình cho vay hay đầu tư, Ngân hàng không bị động dễ dàng ứng phó với những rủi ro, từ đó làm tăng khả năng thu lợi nhuận của Ngân hàng.
Vay từ các tổ chức Tín dụng khác: Để có thể nâng cao được khả năng huy động vốn từ đó tập trung được nguồn vốn lớn, Ngân hàng cần thực hiện những vấn đề sau:
- Cần xác định và thực hiện chính sách về phát triển sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng mình nhằm tạo ra sự phân biệt, tạo ra đặc điểm riêng và tăng quá trình hấp dẫn của sản phẩm dịch vụ.
- Xây dựng và thực hiện chính sách giá cả sản phẩm dịch vụ.
- Xây dựng và thực hiện chính sách phát triển hệ thống phân phối.
- Tiến hành phân đoạn thị trường theo các tiêu thức khác nhau để từ đó xây dựng các chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối… thích hợp với từng phân đoạn thị trường.
- Thực hiện trả lãi cho các tiền gửi séc và áp dụng hệ thống lãi suất mang tính cạnh tranh.
- Đưa ra các hình thức tiền gửi tiết kiệm hoặc tiền gửi có kỳ hạn nhưng lại có một số thuộc tính của tiền gửi không kỳ hạn…
- Mở rộng tiết kiệm có thưởng hiện đang áp dụng nhằm thu hút lượng vốn nhàn rỗi từ dân cư.
- Có chính sách lãi suất hợp lý như giảm lãi suất cho vay đối với những dự án lớn, có tính hiệu quả cao.
- Tạo ra cơ chế cho vay rộng mở, xây dựng thủ tục cho vay đơn giản nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu đảm bảo tài sản, tránh nợ xấu.
- Mỗi Ngân hàng cần có chiến lược huy động riêng phù hợp với điều kiện môi trường hoạt động kinh doanh của mình. Ngay cả trường hợp đã xác định được hướng chiến lược thì trong quá trình triển khai mỗi chương trình chiến lược hay chính sách, luôn cần phải xem xét tác động của nó tới tình hình chi phí, rủi ro và thu nhập nói chung của Ngân hàng như thế nào.
3.2.3. Cơ cấu Tài sản Có hợp lý theo hướng tăng Tài sản Có sinh lời và nâng cao chất lượng Tài sản Có.
Cơ cấu Tài sản Có cho hợp lý theo hướng tăng Tài sản Có sinh lời là một biện pháp giúp Ngân hàng đẩy mạnh được hoạt động kinh doanh của mình, việc tăng Tài sản Có sinh lời cũng có nghĩa là giảm bớt các tài sản không sinh lời trong Ngân hàng, giảm bớt các khoản nợ xấu, từ đó giảm bớt các khoản chi phí cho Ngân hàng, đáp ứng đúng và đầy đủ những khoản dự trữ theo yêu cầu của Ngân hàng nhà nước, tránh tình trạng ứ đọng vốn.
Cơ cấu tài sản có hợp lý còn theo hướng nâng cao chất lượng Tài sản Có. Cụ thể nâng cao chất lượng Tín dụng và đầu tư, đây luôn luôn là đòi hỏi hướng đến của mọi Ngân hàng, chất lượng Tín dụng đầu tư có cao thì Ngân hàng mới có khả năng duy trì hoạt động của mình cũng như tăng vị thế của mình, muốn nâng cao chất lượng Tín dụng và đầu tư, đòi hỏi các nhà Quản trị Tài chính phải có khả năng cũng như năng lực trong việc xác định hướng kinh doanh, đầu tư vào các ngành nghề có triển vọng, dự báo được tình hình kinh tế xảy ra đối với từng ngành nghề, lĩnh vực để từ đó có những quyết định đầu tư đúng đắn. Nâng cao chất lượng Tín dụng cũng có nghĩa các nhà Quản trị cần nâng cao khả năng kiểm soát các khoản nợ, giảm thiểu các khoản nợ xấu một cách tốt nhất.
3.2.4. Xây dựng chiến lược Tài chính nhằm nâng cao khả năng sinh lời và phát triển thu nhập.
Xây dựng được một chiến lược Tài chính luôn là đòi hỏi đầu tiên đối với nhà Quản trị Tài chính, có xây dựng được một chiến lược Tài chính đúng mới vạch ra được các định hướng, mục tiêu cho Ngân hàng hoạt động. Ngay từ bước đầu tiên này, đòi hỏi các nhà Quản trị phải có chiến lược Tài chính phù hợp với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ kỳ trước, của nền kinh tế.
Chiến lược Tài chính có phù hợp mới tăng khả năng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, từ đó tăng khả năng sinh lời và phát triển thu nhập. Nếu như chiến lược Tài chính không được xây dựng một cách có định hướng, không đúng với khả năng kinh doanh của Ngân hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của Ngân hàng, ảnh hưởng đến cả lợi nhuận và thu nhập của Ngân hàng. Vì vậy xây dựng được một chiến lược Tài chính nhằm nâng cao khả năng sinh lời và phát triển thu nhập của Ngân hàng là nhiệm vụ mà các nhà Quản trị luôn luôn hướng tới.
3.2.5. Tăng cường năng lực Quản trị của Ngân hàng.
Cơ cấu lại tổ chức và mạng lưới Ngân hàng theo mô hình NHTM hiện đại, đưa Ngân hàng công thương Ba Đình thành chi nhánh Ngân hàng Tài chính mạnh, một bộ máy kinh doanh năng động có khả năng thích ứng với thị trường.
- Nhận thức đúng bản chất, công việc tổ chức, nguyên tắc và phương pháp tổ chức. Nhà Quản trị và nhân viên dù ở cấp nào cũng cần hiểu rõ những kiến thức cơ bản về tổ chức và nguyên tắc tổ chức mà trong đó họ đang hoạt động. Họ cần nắm được cơ cấu tổ chức của Ngân hàng có thể và cần được xác định dựa trên nguyên tắc, phương pháp nào ? Và vì sao ? Điều này có tác dụng loại bỏ được tư tưởng tuỳ tiện trong công tác thiết kế cơ cấu tổ chức, hoặc thừa kế một cách máy móc các cơ cấu đã có mà không cần xem xét hiệu quả hoạt động sẽ ra sao.
- Cơ cấu tổ chức phải được xây dựng gắn với mục đích, mục tiêu, kế hoạch và tính đến yếu tố con người.
Cơ cấu tổ chức được thiết lập nên phải được xem như một hệ thống hoạt động với thành phần là những vai trò, vị trí do các cá nhân đảm nhiệm thực hiện và chất kết dính xuyên suốt các vị trí, các hoạt động bị phân chia thành vùng, lĩnh vực, cấp hay bộ phận... Chính là các mục đích, mục tiêu, đường lối hoạt động chung của Ngân hàng.
- Tăng cường, nỗ lực duy trì sự hợp lý về tầm Quản trị, tránh xu hướng mở rộng tầm Quản trị thái quá
- Mô tả rõ vị trí Quản trị và làm rõ các mối quan hệ.
- Quán triệt nhiệm vụ, quyền hạn đến từng bộ phận và cá nhân.
- Kiên quyết thực hiện đúng các nguyên tắc, quyền hạn, quan hệ đã được xác định
- Thường xuyên nghiên cứu và đổi mới Tài chính cho phù hợp với sự biến đổi của thực tiễn.
- Nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận chủ yếu trong Ngân hàng.
- Xây dựng một cơ chế Tài chính phù hợp với định hướng, mục tiêu, nguyên tắc thương mại - thị trường của Ngân hàng.
- Phải nâng cao khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nhằm cung cấp thông tin chuẩn xác.
- Ngân hàng phải kinh doanh theo nguyên tắc thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường - nền kinh tế mang tính cạnh tranh, với những thay đổi trong môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế. Đòi hỏi Ngân hàng phải am hiểu những nhu cầu của xã hội, của thị trường để đưa ra được những sản phẩm, những dịch vụ mà xã hội - thị trường đang mong muốn. Một tổ chức kinh doanh trong cơ chế cạnh tranh nếu đưa ra những sản phẩm, dịch vụ không được thị trường chấp nhận sẽ bị các đối thủ khác đẩy ra khỏi thị trường, việc kinh doanh sẽ thất bại.
Cơ chế kinh doanh cạnh tranh đòi hỏi các tổ chức kinh doanh phải thường xuyên nắm bắt các diễn biến của thị trường để có những bước điều chỉnh phù hợp sao cho không bị thị trường từ bỏ. Nắm bắt diễn biến của thị trường, điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với thị trường là công việc của Quản trị. Chiếm lĩnh thị trường chất lượng sản phẩm dịch vụ và năng lực cạnh tranh nói chung luôn là những yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự thành công trong kinh doanh nói chung.
Để đứng vững và chiến thắng trong cạnh tranh, yêu cầu các Ngân hàng phải thường xuyên nâng cao năng lực hoạt động, nâng cao chất lượng các nguồn tài nguyên và thường bổ xung các nguồn tài nguyên đó cho hoạt động kinh doanh. Sự lạc hậu về công nghệ, cán bộ thiếu năng lực, trình độ quản lý yếu kém, chất lượng sản phẩm thấp... chắc chắn sẽ làm giảm uy tín của Ngân hàng, thất bại trên thị trường là điều khó tránh khỏi. Các Ngân hàng phải thường xuyên đổi mới cả về kỹ thuật, công nghệ và chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên, nâng cao trình độ quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh.
3.2.6. Tập trung nguồn vốn lớn để thúc đẩy nhanh hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng.
Tập trung nguồn lực để thúc đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng theo hướng: Kết hợp phát triển tuần tự đổi mới từng bước với đi tắt đón đầu một số lĩnh vực then chốt. Lộ trình đổi mới hiện đại hoá công nghệ phải phù hợp với việc phát triển nghiệp vụ, dịch vụ và khả năng Tài chính của Ngân hàng.
Từ nay đến 2005, Ngân hàng cần khai thác triệt để những thiết bị tin học và phần mềm hiện có để phục vụ nhu cầu thanh toán và các dịch vụ, bổ sung từng phần từng bộ phận để nâng cao công suất của máy móc thiết bị.
- Tiếp tục đầu tư đồng bộ để phát triển hệ thống thương mại điện tử và các nghiệp vụ Ngân hàng điện tử (thanh toán dịch vụ qua mạng Internet, các loại thẻ Tín dụng, tiền mặt trong nước và Quốc tế, kết nối giao dịch chứng khoán...).
- Nâng cao cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho toàn hệ thống: Hệ điều hành, hệ quản lý dữ liệu, hệ thống truyền thông, mạng máy tính.
- Bổ sung trang thiết bị chuyên dùng và các sản phẩm mở rộng hệ thống kênh phân phối dịch vụ: Mở rộng hệ thống rút tiền tự động ATM về số lượng, thời gian phục vụ...
Trong điều kiện công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, với tiềm năng Tài chính của Ngân hàng đã được nâng lên, Ngân hàng có thể lựa chọn một công nghệ hiện đại, phù hợp với xu hướng thương mại điện tử trong nền kinh tế tri thức.
Hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng trở thành một điều kiện quyết định cho việc tăng trưởng và nâng cao chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh vào con đường hội nhập.
3.2.7. Đào tạo đội ngũ nhân lực Ngân hàng chất lượng cao.
Đào tạo nên một đội ngũ chuyên gia đặc biệt là chuyên gia về Tài chính có trình độ năng lực chuyên sâu toàn diện.
Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực là một loại hoạt động có tổ chức, có định hướng, nhằm đem lại những sự thay đổi về nhân cách cho người lao động. Chiến lược đào tạo cán bộ của Ngân hàng nhằm làm cho người lao động không những thích ứng với nhiệm vụ trước mắt mà cho cả trong tương lai, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của mỗi Ngân hàng.
- Đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Công tác đào tạo chuyêm môn kỹ thuật cho cán bộ Ngân hàng nhằm mụcb đích không ngừng nâng cao năng lực công tác bổ sung cập nhật kiến thức cho cán bộ, tạo ra tiền để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mỗi Ngân hàng.
- Đào tạo cán bộ quản lý và lãnh đạo. Đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý nhằm khôn ngừng nâng cao năng lực Quản trị, lãnh đạo và điều hành cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp của Ngân hàng cả trong ngắn và dài hạn.
3.2.8 Thành lập bộ phận phân tích Tài chính.
Ngân hàng cần thành lập bộ phận phân tích Tài chính một cách độc lập, tổ chức phân tích thường xuyên định kỳ Tài chính của Ngân hàng theo các nội dung và chỉ tiêu.
Việc phân tích Tài chính này đòi hỏi các nhà Quản trị Tài chính phải xây dựng trên cơ sở các chỉ tiêu về Tài chính, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng kiểm soát rủi ro... phân tích Tài chính cần có những thông tin chính xác kịp thời giúp cho nhà Quản trị Tài chính có thể đánh giá, phân tích một cách chính xác đầy đủ và khoa học. từ đó đưa ra được các định hướng mục tiêu cho Tài chính Ngân hàng. Việc phân tích Tài chính Ngân hàng không chỉ đòi hỏi các nhà Quản trị Tài chính Ngân hàng nắm bắt được thông tin Tài chính của Ngân hàng mình mà còn phải biết thu thập tìm kiếm, phân tích các thông tin tìa chính từ bên ngoài. Việc phân tích thông tin Tài chính trong Ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của Ngân hàng vì vậy, việc thành lập bộ phận phân tích Tài chính một cách độc lập là một nhu cầu tất yếu.
3.2.9 Tăng cường hoạt động Quản trị Tài chính của Ngân hàng có hiệu quả cao hơn, các nhà Quản trị Tài chính Ngân hàng cần tăng cường hiệu quả và nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát. Thanh tra Ngân hàng, phát hiện những sai sót và xử lý kịp thời, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
3.3. Một số kiến nghị với nhà nước, NHNO&ptnt việt nam.
Kết luận
Ngân hàng là một ngành kinh tế đặc thù trong nền kinh tế quốc dân, nhiệm vụ chủ yếu của nó là tập trung và phân phối vốn trong nền kinh tế, phục vụ sản xuất - kinh doanh. Hoạt động của các Ngân hàng thương mại liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế và xã hội. Ngân hàng thực hiện chức năng kinh doanh Tiền tệ - Tín dụng - Thanh toán theo nguyên tắc “ Đi vay để cho vay ”. hoạt động của Ngân hàng luôn gắn liền với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư về việc nhận tiền gửi và cho vay cùng các dịch vụ thanh toán khác.
Tài chính của Ngân hàng Thương mại là vấn đề tổng hợp và phức tạp. Do vậy Quản trị Tài chính Ngân hàng lại càng phức tạp hơn, bởi nó liên quan đến nhiều hoạt động, nhiều khâu, nhiều bộ phận của hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Nhất là đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, Quản trị Tài chính là vấn đề còn rất mới.
Trong phạm vi giới hạn nhất định, với trình độ, kiến thức còn hạn hẹp, tuy đã có nhiều cố gắng song Khoá luận tốt nghiệp không thể trách khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ dẫn và góp ý của thầy cô và quý Ngân hàng để Khoá luận tốt nghiệp được tốt hơn, hoàn thiện hơn.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân tình tới thầy Nguyễn Kim Anh, giáo viên hướng dẫn của em, người đã hướng dẫn chu đáo và nhiệt tình, đã giúp em hoàn thành Khoá luận này.
Em xin chân thành cảm ơn !.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36957.doc