Trong tiến trình hội nhập thế giới và toàn cầu hoá, Việt nam đang trong tiến trình hội nhập và phát triển để theo kịp các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Hoạt động NH gắn bó và đem lại lợi ích thiết thực cho hoạt động Kinh tế – Xã hội, là một trong những ngành cần được ưu tiên cấp thiết cho sự phát triển của quốc gia. Công tác thanh toán là một trong các chức năng thiết yếu của NHTM, có NH thì có các nghiệp vụ phát sinh, có nghiệp vụ phát sinh thì các thể thức thanh toán phải phát triển và tiện ích như thế nào để phục vụ cho khách hàng được nhanh chóng tiện ích, an toàn và tiết kiệm.
Trong những năm qua SGD đã đạt được những thành tựu nhất định trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt, cùng với sự cố gắng của Ban lãnh đạo Sở giao dịch và tập thể cán bộ nhân viên, bám sát định hướng của Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Sở giao dịch đã đầu tư phát triển cho công tác thanh toán rất nhiều, tuy nhiên trong cơ chế cạnh tranh gay gắt, hiện nay Sở gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì vị trí của mìnhtrng hệ thống ngân hàng cũng như trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy Sở cần có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
45 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển công tác thanh toán không dùng tiền mặt thông qua Sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,56%
10,37%
0,07%
19,14%
0,83%
99,17%
27,60%
99,98%
0,02%
39,22%
99,89%
0,11%
372.645
157.198
17.636
197.811
223.299
13.415
209.884
599.330
415.715
14.425
169.200
441.418
141.104
300.314
22,77%
42,18%
4,73%
25,60%
13,64%
6,01%
93,99%
36,62%
69,36%
2,41%
28,23%
26,97%
31,97%
68,03%
297,15%
139,96%
135,56%
130.60%
941,40%
123,78%
243,06%
168,62%
125,95%
40,235%
Tổng nguồn vốn
893.338
100.00
1.636.692
100.00
183,2%
Nguồn vốn không kỳ hạn đạt tốc độ tăng cao nhất 297%, nâng tỷ trọng từ 14% năm 99 đến 23% năm 2000 . Nguồn vốn không kỳ hạn tăng nhanh chủ yếu từ các tổ chức tín dụng, các dự án trường học. Nguồn vốn từ dân cư chậm chủ yếu từ nguồn vốn thanh toán của khách hàng mở Tài khoản ATM.
Nguồn vốn có kỳ hạn 12 tháng trở lên, tốc độ tăng 243% và tỷ trọng tăng từ 27,60% năm 1999 lên 36,62% năm 2000. Nguồn vốn này luôn giữ một vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn bởi sự tăng trưởng nhanh và ổn định. Năm 2000 lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng bằng 599.330USD luôn ở mức cao, trong khi lãi suất nội tệ giảm xuống, thêm vào đó tỷ giá có xu hướng tăng thường xuyên do vậy mà tiền gửi tiết kiệm 12 tháng bằng USD tăng rất nhanh trong khi các nguồn tiền gửi tiết kiệm khác chỉ tăng ở mức 30 %, còn nguồn tiền gửi 12 tháng trở lên chiếm 69% tổng nguồn vốn. Điều này đặt ra một định hướng cho việc phát triển nguồn vốn năm 2001.Tóm lại qua bảng 1 có thể đánh giá khái quát hoạt động nguồn vốn năm 2000 đã có bước đi vững chắc. Các loại nguồn vốn đều tăng về số tuyệt đối, tỷ trọng về nguồn không kỳ hạn và nguồn tiền gửi > 12 tháng tăng, tỷ trọng nguồn không kỳ hạn và nguồn có kỳ hạn giảm nhưng ở mức hợp lý. Riêng tiền gửi dưới 12 tháng (tiền gửi tiết kiệm năm 2000 chiếm 93,99% năm 1999 chiếm 99,17% tổng nguồn vốn), giảm về tỷ trọng là một yếu tố cần xem xét, nhất là trong giai đoạn hiện nay lãi suất luôn thay đổi, nếu huy động tiền gửi ngắn hạn sẽ hạn chế được rủi ro.
Tổng nguồn vốn được sử dụng cuối năm 2000 đạt khoảng 1500 tỷ, sử dụng vào đầu tư tín dụng là 230 tỷ, phần còn lại điều về trung tâm điều hành. Đây là một lợi thế rất lớn về mặt Tài chính bởi đầu tư tín dụng lãi suất thấp, rủi ro, còn gửi vốn TTĐH, phí cao không rủi ro.
2.2.2.2.Công tác cho vay:
Tổng dư nợ năm 2000 ở mức 228 tỷ, tăng so với năm 1999 là 125%, dư nợ cho vay thông thường là 228 tỷ chiếm 97% tổng dư nợ, cho vay chỉ định là 8 tỷ chiếm 3%. Thực chất đây là khoản chuyển vốn từ vay thông thường sang chỉ định.
Cho vay ngắn hạn 120 tỷ chiếm 55%, tổng dư nợ. Cho vay trung dài hạn 100 tỷ chiếm 45% tỷ lệ trên phù hợp định hướng chung của NHNo VN đồng thời cũng là phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của Sở chủ yếu vẫn là kinh doanh nhỏ, vốn lưu động là chủ yếu. Vốn tín dụng tập trung chủ yếu ở một số công ty quốc doanh, Cty TNHH gắn với hoạt động mua bán ngoại tệ, mở L/C nhập khẩu.
Nợ quá hạn đầu năm 1999 là 39,7 tỷ năm 2000 là 8 tỷ giảm so với năm 1999 21%. Năm 1999 nợ khó đòi là 20,8 tỷ chiếm 52%, chủ yếu là nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ. Nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày là 8,3 tỷ chiếm 21 %, còn lại là 10,6 tỷ nợ quá hạn dưới 180 tỷ bằng 27 %. Với một tỷ lệ nợ quá hạn và cơ cấu nợ quá hạn như vậy có thể đánh giá tín dụng năm 1999 là rất yếu. Sau đây là bảng phân tích cơ cấu dư nợ
Bảng 2: phân tích cơ cấu dư nợ
Đơn vị: Triệu đồng
CHỉ TIÊU
1999
2000
SO
sáNH
Số tiền
Tỷtrọng
Số tiền
Tỷtrọng
Dư nợ cho vay thông thường
+ Dư nợ trong hạn
+ Dư nợ ngắn hạn
+ Dư nợ trung dài hạn
+ Nợ quá hạn
Trong đó: Nợ khó đòi
Dư nợ cho vay theo chínhsách
+Cho vay theo chỉ định
+Dư nợ trong hạn
182.89
143.161
62.363
80.798
39.733
20.800
100%
78..28%
43.56%
56.44%
21.71%
228.076
219.880
120.143
99.737
8.187
45
8.025
8.025
96.60%
96.41%
54.64%
45.36%
3.59%
3.40%
3.40%
125%
154%
193%
123%
21%
Tổng cộng
182.894
100%
236.092
100%
2.2.2.3 Kế toán ngân quỹ:
Đến 31/12/2000 Sở giao dịch quản lý 982 Tài khoản cuả khách hàng. Trong đó có 187 Tài khoản của đơn vị kinh tế và 795 Tài khoản của cá nhân, số dư tiền gửi luôn duy trì ở mức 50 tỷ đồng và trên 7 triệu USD. Thực hiện dịch vụ rút tiền tự động, Sở giao dịch và phát hành 488 thẻ ATM,số dư 1.6 tỷ đồng
Do đặc thù là Sở đầu mối về TTQT thực hiện các nhiệm vụ hạch toán về vốn và các quỹ của TTĐH liên quan đến khách hàng của các chi nhánh thành viên trong hệ thống nên khối lượng nghiệp vụ tăng nhanh, bình quân 900 chứng từ/ngày. Công tác kế toán có nhiều cải tiến nên các ngiệp vụ phát ánh đều được hạch toán kịp thời, chính xác, đáp ứng yêu cầu của chi nhánh và của khách hàng đem đến cho khách sự tín nhiệm.
- Công tác ngân quỹ:
Tổng thu tiền mặt
+ Ngoại tệ: 228 triệu USD tăng 122% so với năm 1999
+ Nội tệ : 486 tỷ đồng tăng 96% so với năm 1999
Tổng chi tiền mặt
+ Ngoại tệ: 228 triệu USD tăng 121% so với năm 1999
+ Nội tệ : 496 tỷ đồng tăng 4% so với năm 1999
Năm 2000 do nhận thêm dịch vụ trả tiền lương cho một số đơn vị qua hình thức Tài khoản cá nhân nên đã bố trí thêm quầy quỹ tiết kiệm, tổ chức thu chi trả kịp thời cho khách hàng đến giao dịch. Trong kho công quỹ đã thực hiện nghiêm túc các quy trình thu chi kiểm quỹ cuối ngày, quy trình vận chuyển … nên trong năm không để xảy ra tình trạng thiếu, mất tiền. Thái độ giao dịch hoà nhã, những khoản tiền thừa của khách đều được trả lại là 22 lần, tổng số tiền là 3.410 USD, và 10.9 triệu đồng. Trong đó có món trả cao nhất là 1700 USD. Phát hiện và xử lý 151 tờ tiền giả, tổng mệnh giá 7,4 triệu đồng.
Trong năm 2000, số món thanh toán trong nước là 245.004 món, doanh số thanh toán là 54.678.850 tỷ, tăng so với năm 1999 là 117.428 món, doanh số thanh toán tăng 34.4190.195 tỷ. Đạt dược kết quả này là doanh năm qua Sở giao dịch đã thực hiện được một số biện pháp như sau:
+Triển khai kịp thời hệ thống thanh toán điện tử, trong chuyển tiền nội bộ trong phạm vi toán quốc, nhờ đó vốn luân chuyển nhanh hơn, nhiều hơn so với trước.
+ Các chứng từ hạch toán trong ngày không để tồn đọng, hàng tháng sao kê, đối chiếu, không để sai lầm xẩy ra, đặc biệt luôn bám sát Tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHNN để đảm bảo năng lực thanh toán.
+ Công tác điện toán đáp ứng tốt cho việc triển khai số liệu, báo cáo lên Ngân hàng cấp trên theo mẫu thống nhất trong toàn hệ thống.
Tại Sở giao dịch tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt thường chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với thanh toán không dùng tiền mặt. Tỷ trọng Thanh toán không dùng tiền mặt qua các năm hơn 80 %, với Uỷ nhiệm chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Thanh toán không dùng tiền mặt. Các phương thức Thanh toán không dùng tiền mặt tại Sở giao dịch có rất nhiều loại như: Séc chuyển khoản, Sécbảochi, Séc chuyển tiền, Uỷ nhiệm chi, Uỷ nhiệm thu và các loại khác.
2.2.2.4-Kết quả kinh doanh Tài chính:
Trong năm 2000 một mặt chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khó khăn khách quan và chủ quan. Dựa trên đường lối kinh doanh của Hội đồng quản trị, chỉ đạo và sự hỗ trợ nhiều mặt của hội Sở trung ương, tập thể lãnh đạo, nhân viên Sở giao dịch đã tích cực vượt qua bao nhiêu khó khăn, đảm bảo kinh doanh có lãi, từng bước mở rộng một cách vững chắc về hoạt động Tài chính.
Kết quả hạt động Tài chính được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Kết quả hoạt động tài chính
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
So sánh(%)
Tổng thu nhập
Tổng chi
Lợi nhuận
101.646
124.889
23.244
126.238
95.613
30.625
124,19
76,55
131,75
Thu nhập chủ yếu thu từ lãi tiền gửi đạt 101.414 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 80% tổng thu, thu lãi tiền cho vay giảm chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp là 6%.
Trong năm Sở giao dịch đã áp dụng nhiều biện pháp để tiết giảm chi phí, dẫn đến giảm chi phí 76,55% so với năm 1999, đảm bảo chênh lệch thu chi tăng trưởng 131,75%.
2.3-thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại sgd NHNo VN:
Sở giao dịch NHNo đã nhanh chóng đổi mới và phát triển công tác thanh toán, đặc biệt là công tác thanh toán không dùng tiền mặt . Ngày 25/11/95 Nghị định của chính phủ về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt, ngày 21/04/94 Quyết định của thống đốc NHNN ban hành thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt của NHNN, đã kích thích cũng như tăng cường hơn nữa công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại các NHTM. áp dụng thành tựu công nghệ tin học, đồng thời thi hành một cách có linh hoạt , đúng đắn các Nghị định, Quyết định thông tư về việc hướng dẫn các hướng dẫn mới ban hành về công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại SGD. Tiếp tục đà tăng trưởng của các năm trước, từ năm 1999 đến nay Sở giao dịch đã đạt được những kết quả rất khả quan trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Sau đây là bảng tình hình thực hiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt của Sở giao dịch trong năm 1999 và năm 2000.
Bảng 4: tình hình thực hiện công tác thanh toán tại SGD
Đơn vị: triệu đồng
Phương thức thanh toán
1999
2000
So sánh
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ trọng
1.Thanh toán bằng tiền mặt
2.Thanh toán dùng bằng tiền mặt
tổng cộng
1.904.407,57
18.355.247,43
20.295.655
9,4%
90,6%
100
920.000
53.758.580
54.678.580
1,68%
98,32%
100
48,3%
293,02%
269,41%
Nhìn vào bảng 4 ta thấy, năm 2000 công tác thanh toán không dùng tiền mặt đạt 53.758.580 triệu đồng tăng so với năm 1999 là 35.403.330,57 triệu đồng tức là tăng 293,02%. Qua kết quả trên có thể thấy công tác thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ trong cao trong tổng doanh số thanh toán chung, trong đó thanh toán bằng tiền mặt chiếm tỷ trọng 1,68%, thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tới 98,32% trong tổng thanh toán chung , điều đó thể hiện lượng tiền mặt lưu thông trong hoạt động kinh tế đã được giảm bớt, giảm chi phí vận chuyển tiền trong lưu thông, tiết kiệm thời gian, hoạt động kinh tế được diễn ra kịp thời nhờ có lượng tiền được thanh toán kịp thời. Ngoài việc đáp ứng yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt NH còn tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu đầy đủ cho các đơn vị thuận tiện, dễ dàng, giúp cho khách hàng có thể chuyển hoá một cách nhanh chóng từ tiền mặt sang chuyển khoản và ngược lại. Qua kết quả trên cho thấy công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Sở giao dịch đạt được kết quả trên là do các nguyên nhân sau:
- Việc thanh toán liên hàng trên máy vi tính đã chấm dứt hoàn toán sự chậm trễ trong việc chuyển tiền nội bộ trên toàn quốc, chính nhờ đó vốn luân chuyển nhanh hơn nhiều so với trước. Việc tính lãi và cập nhật thông tin rủi ro, quản lý khế ước, quản lý dư nợ được theo dõi chặt chẽ, số dư trên Tài khoản thông báo cho khách hàng kịp thời và chính xác, các nghiệp vụ phát sinh được xử lý hạch toán kịp thời và chính xác. Do thực tiễn thực hiện nghiêm chỉnh các quy chế về chứng từ, quỹ đảm bảo thanh toán, quy tiền mặt và khả năng thanh toán, Sở giao dịch luôn được khách hàng tín nhiệm.
-Thanh toán không dùng tiền mặt tăng lên là do Sở giao dịch NHNo & PTNT VN đã thực hiện chiến lược khách hàng rất đa dạng và phong phú, và khách hàng lại được quyền lựa chọn các hình thức thanh toán cho phù hợp với nhu cầu sản xuất và kinh doanh của đơn vị mình. Đảm bảo vòng quay vốn nhanh, chính xác. Mặt khác Sở giao dịch luôn tạo điều kiện đáp ứng đủ nhu cầu về vốn thanh toán thường xuyên của khách hàng và đảm bảo khả năng chi trả của Sở giao dịch tốt. Do đó gây được niềm tin với khách hàng.
Thanh toán không dùng tiền mặt đã chiếm được ưu thế xong so với các quốc gia trên thế giới và khu vực thì công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Sở giao dịch nói riêng và trong nước ta nói chung vẫn còn chiếm một tỷ lệ lớn, cần phải giảm thiểu hơn nữa. Do vậy vấn đề mở rộng phát triển đi đôi với bổ xung và không ngừng hoàn thiện các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới được đặt ra không chỉ của riêng nghành Ngân hàng mà còn là trách nhiệm chung của Đảng và nhà nước ta. Xét về cơ cấu thanh thanh toán không dùng tiền mặt tại Sở giao dịch cụ thể hơn em xin được đi sâu nghiên cứu vào phần tiếp theo.
2.4-tình hình thực hiện các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt tại sở giao dịch :
Sở Giao dịch NHNo luôn thực hiện tốt vai trò trung tâm thanh toán nên nhiều khách hàng nhận thấy lợi ích,sự tiện lợi, của công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành phương thức thức chủ đạo, khách hàng khi có tiền mặt cũng chuyển vào Tài khoản của mình để sau đó thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản.
Sở giao dịch áp dụng rộng rãi các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt , các công cụ thanh toán truyền thống để thanh toán trong nước như Uỷ nhiệm thu, Uỷ nhiệm chi, Séc, Ngân phiếu thanh toán đã được sử dụng một cách hiệu quả góp phần thay thế một lượng tiền mặt đáng kể trong lưu thông.Theo quyết định số 22/QĐ-NH1 ngày 21/02/1994 của thống đốc NHNN VN gồm có các thể thức thanh toán Séc, Uỷ nhiệm thu, Uỷ nhiệm chi, L/C, Ngân phiếu thanh toán, Thẻ thanh toán, nhưng việc sử dụng thể thức thanh toán nào là do khách hàng lựa chọn. Thông thường khi lựa chọn khách hàng sẽ chọn thể thức nào mang tính thuận tiện, an toàn, nhanh chóng và mang lại lợi ích kinh tế cho khách hàng.
Để đánh giá tình hình áp dụng các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Sở giao dịch NHNo VN, sau đây là bảng 5 tình hình thanh toán không dùng tiền mặt theo số món và theo số tiền
Bảng5.1 : Tình hình thanh toán các thể thức theo số món
Đơn vị: Số món
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Số món
Tỷtrọng
Số món
Tỷ trọng
1-Ngân phiếu thanh toán
2 -Séc
- Séc chuyển khoản
- Séc bảo chi
3 -Uỷ nhiệm chi- chuyển tiền
- Uỷ nhiệm chi
- Séc chuyển tiền
4 -Uỷ nhiệm thu
5 -Thư tín dụng
6 -Loại khác
5.300
16.520
12.120
4.400
54.751
54.680
71
2.600
12.400
4,58%
14,29%
73,36%
26,64%
47,38%
99,8%
0,2%
2,25%
10,72%
1.300
35.334
30.250
5.048
128.982
8.420
35.638
0,55%
15,5%
85,61%
14,39%
55,28%
3,6%
15,28%
Tổng cộng
115.587
100
233.160
100
Bảng 5.2: tình hình thanh toán các thể thức theo số tiền
Đơnvị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
1 -Ngân phiếu thanh toán
2 -Séc
- Séc chuyển khoản
- Séc bảo chi
3-Uỷ nhiệm chi – chuyển tiền
- Uỷ nhiệm chi
- Séc chuyển tiền
4 -Uỷ nhiệm thu
5 -Thư tín dụng
6 –Loại khác
12.509
3.553.200
2.912.000
641.200
10.526.364
9.960.303
606.061
10.560
6.562.011
0,068%
19,35%
81,95%
18,05%
57,34%
94,62%
5,38%
0,057%
35,75%
10.560
5.330.067
5.010.810
319.257
34.920.000
12.254
10.225.000
0,019%
9,91%
94%
6%
64,95%
0,022%
19,02%
Tổng cộng
18.355.247,43
100
53.758.580
100
Qua hai bảng phân tích tình hình thanh toán các thể thức trên chúng ta có thể thấy, trong 6 thể thức thanh toán không dùng tiền mặt, thì có 4 loại thể thức được dùng nhiều hơn qua Sở giao dịch đó là: Uỷ nhiệm chi - chuyển tiền,Séc, Ngân phiếu thanh toán, Uỷ nhiệm thu. Thể thức thư tín dụng được dùng nhiều trong thanh toán quốc tế, thông dụng đối với trường hợp khách hàng khác quốc gia, chưa hiểu rõ về nhau…Thẻ thanh toán tuy được nói trong quy chế thanh toán không dùng tiền mặt nhưng sử dụng được thẻ đòi hỏi phải có kỹ thuật điện tử tin học hiện đại và trình độ dân trí cao. Trong 4 thể thức được áp dụng nhiều nhất qua Sở giao dịch NHNo & PTNT VN thì chúng ta thấy mỗi thể thức chiếm tỷ trọng khác nhau trong tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó Uỷ nhiệm chi- chuyển tiền là thể thức chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 64,95% trong tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt năm 2000. Bên cạnh đó lại có thể thức thanh toán chiếm tỷ trọng nhỏ như Séc bảo chi, Uỷ nhiệm thu, Ngân phiếu thanh toán. Sở dĩ có tình hình như vậy là do các quy định cụ thể của mỗi thể thức thanh toán, mức độ tín nhiệm khác nhau của mỗi thể thức, mức độ tín nhiệm của khách hàng, trình độ trang bị kỹ thuật của Ngân hàng và thói quen sử dụng các thể thức mang tính truyền thống của khách hàng. Như vậy công tác thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt của Sở giao dịch ngày một tăng và phát triển. Đây chính là một trong những
thành công chứng tỏ Sở giao dịch thực sự trở thành trung tâm thanh toán có uy tín trên địa bàn và khu vực. Trên cơ sở đó kiểm soát chặt chẽ tình hình biến động vốn và sử dụng vốn của các Doanh nghiệp, các tổ chức đơn vị Kinh tế có quan hệ tín dụng với Sở giao dịch, làm nền tảng cho việc thực hiện chức năng tạo tiền của Sở giao dịch. Bản thân Sở giao dịch đã góp phần làm giảm bớt khối lượng tiền mặt trong lưu thông, thực hiện công tác kế hoạch hoá và điều hoà lưu thông tiền tệ, ổn định giá cả trên địa bàn, tránh tình trạng nơi thừa vốn, nơi thiếu vốn trong nền kinh tế. Để thấy được mặt ưu và tồn tại qua đó tìm giải pháp khắc phục, em vin được đi sâu và phân tích từng thể thức.
2.4.1Thể thức thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi - chuyển tiền:
Uỷ nhiệmchi:
Khảo sát số liệu bảng 5.1 và 5.2 ta thấy Uỷ nhiệm chi là thể thức thanh toán chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu thế ngày càng tăng. Cụ thể trong năm 1999 chiếm tỷ trọng 57,34% sang đến năm 2000 con số này chiếm tới 64,95% tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt, với số món năm 1999 đạt 54.751 chiếm 47,38% tổng số món thanh toán không dùng tiền mặt, năm 2000 tăng cao hơn so với năm 1999 là 74.231 món. Nguyên nhân dẫn đến thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi đạt được doanh số như trên là do có những ưu điểm hơn các thể thức thanh toán khác, như: Phạm vi thanh toán rộng, được dùng để trả tiền hàng hoá, dịch vụ và thanh toán khác, chuyển vốn trong cùng hệ thống huặc khác hệ thống, khác Ngân hàng trên cùng địa bàn tham gia thanh toán bù trừ, khác Ngân hàng, khác hệ thống. Thủ tục thanh toán khá là đơn giản, dễ sử dụng, người mua chỉ cần viết giấy Uỷ nhiệm chi gửi đến Ngân hàng phục vụ mình để thanh toán cho người được hưởng. Việc thanh toán chi trả cũng rất nhanh chóng và thuận tiện.
Tại Sở giao dịch NHNo & PTNT VN thường giải quyết khi: Khách hàng trả nộp Uỷ nhiệm chi sau khi kiểm soát xong.
+ Nếu hai bên mua, bán có tài khoản tại Sở giao dịch thì được chi trả ngay lập tức.
+ Nếu khách hàng được hưởng mở tài khoản khác, khác địa phương nhưng cùng hệ thống cũng được chuyển trả kịp thời trong ngày. Thậm chí chỉ trong vài giờ đồng hồ. Vì hiện nay hệ thống Ngân hàng thực hiện việc chuyển trả tiền qua hệ thống mạng máy tính rất kịp thời, chính xác và an toàn. Ngoài ra thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi linh động hơn Séc ở chỗ: Uỷ nhiệm chi chuyển tiền người mua đã lấy hàng rồi mới gửi Uỷ nhiệm chi tới Sở giao dịch, nếu tài khoản không đủ dư tiền gửi để thanh toán, thì Sở giao dịch chỉ trả lại cho khách hàng mà không có xử lý gì.Vì vậy trong 2 năm 1999 và 2000 thể thức thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi qua Sở giao dịch tăng lên rõ rệt về số món cũng như về doanh số, thể hiện năm 2000 số món thanh toán bằng uỷ nhiêm tăng so với năm 1999 là 74.231 món, như vậy thể thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi đảm bảo quyền lợi cho cả bên mua và bên bán có thể kiểm soát hàng hoá về số lượng cũng như về chất lượng cung ứng trước khi trả tiền. Do vậy, hình thức này thường được áp dụng chủ yếu khi bên bán tin tưởng vào khả năng thanh toán của bên mua, nên hàng được giao trước
Tuy nhiên thể thức Uỷ nhiệm chi cũng có những tồn tại bởi vì: Thể thức này chỉ áp dụng giữa hai đơn vị tín nhiệm lẫn nhau và dùng để thanh toán hàng hóa hay dịch vụ đã hoàn thành. Vì thế bản thân nó chứa đựng chiếm dụng vốn lẫn nhau. Mặt khác thể thức thanh toán Uỷ nhiệm chi có sự tách rời vận động của vật tư hàng hoá (tương đối) nên dẫn đến hiện tượng tín dụng thương mại lẫn nhau, gây rủi ro, thiệt thòi cho khách hàng bán. Mặc dù có những mặt hạn chế nhưng thể thức thanh toán này luôn đứng đầu về doanh số cũng như về số món thanh toán trong suốt thời gian qua và sẽ còn phát triển nhiều hơn nữa trong tương lai.
* Séc chuyển tiền:
Là loại chuyển tiền theo yêu cầu của khách hàng. Do Ngân hàng phát hành, trao cho khách hàng sau khi họ lưu ký một số tiền vào một tài khoản. Séc chuyển khoản áp dụng trong cùng hệ thống Ngân hàng huặc khác hệ thống qua Ngân hàng Nhà nước. Tuy có phạm vi thanh toán rộng nhưng qua thực tế tại Sở giao dịch NHNo & PTNT VN doanh số thanh toán Séc chuyển là tiền rất thấp. Nhìn vào bảng 5.1 và 5.2 chúng ta có thể thấy năm 1999 giá trị là 606.601 triệu đồng chiếm tỷy trọng 5,38% với số món là 71 trong tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt.
Nhưng thực tế tại Sở giao dịch NHNo & PTNT VN trong năm 2000 không có một đơn vị nào yêu cầu thanh toán bằng thể thức này. Điều này chứng tỏ thể thức này bị đọng vốn, thủ tục rườm rà, nên khách hàng ít sử dụng.
2.4.2 Thể thức thanh toán bằng séc:
Trong tất cả các thể thức thanh toán của Ngân hàng thì thể thức nào cũng có mặt ưu điểm và không tránh khỏi những mặt hạn chế của nó. Thể thức thanh toán bằng Séc cũng vậy, ưu diểm của thể thức thanh toán này là: Thanh toán trực tiếp giữa hai đơn vị mua và bán được sử dụng một cách linh hoạt, thanh toán nhanh gọn, chính xác. Nhưng trong hai loại séc đang sử dụng là séc chuyển khoản và séc bảo chi thì tại Sở giao dịch khách hàng sử dụng séc chuyển khoản có nhiều hơn so với séc bảo chi. Sau đây là bảng phân tích tình hình sử dụng hai loại séc này tại Sở giao dịch NHNo & PTNT VN.
Bảng 6: phân tích tình hình thanh toán một Số loại séc
Đơnvị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
Sốmón
Tỷ
Trọng
Số tiền
Tỷ
Trọng
Số món
Tỷ
Trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Séc chyển khoản
Séc bảo chi
Tổng cộng Séc
12.120
4.400
16.520
73,36
26,64
100
2.912.000
641.200
3.553.200
81,95
18,05
100
30.250
5.048
35.334
85,61
14,39
100
5.010.810
319.257
5.330.067
94
6
1007
Thanh toán séc là hình thức thanh toán trực tiếp giữa người mua và bán (Sau khi giao hàng người phát hành Séc sẽ giao trực tiếp cho người thụ hưởng). Như vậy là hình thức thanh toán này gắn liền với sự vận động của hàng hoá. Nhìn vào bảng bảng 5 và bảng 6, thì thể thức thanh toán bằng séc so với thanh toán không dùng tiền mặt khác đứng thứ hai, chỉ sau Uỷ nhiệm chi, như vậy thể thức thanh toán séc được khách hàng sử dụng trong thanh toán hàng hoá, dịch vụ. Với việc lấy Nghị định 30/CP của chính phủ và Thông tư hướng dẫn 07/TT – NH1 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam làm cơ sở cho công tác phát hành và thanh toán séc, Sở giao dịch NHNo & PTNT VN đã cố gắng mở rộng quy mô sử dụng séc trong khách hàng.
*Thanh toán bằng séc chuyển khoản:
Séc chuyển khoản do chủ Tài khoản phát hành để trả trực tiếp cho người thụ hưởng. Séc chuyển khoản chỉ được áp dụng thanh toán trong phạm vi giữa các khách hàng có tài khoản ở cùng một chi nhánh Ngân hàng, Kho bạc nhà nước huặc khác chi nhánh Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước nhưng các chi nhánh này có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố. Trong bảng 6 tình hình thanh toán séc chuyển khoản trong năm 1999 đạt 12.120 món chiếm 73,36% tổng số món thanh toán séc, với số tiền 2.912.000 chiếm 81,95% tổng giá trị thanh toán séc của Sở giao dịch . Sang đến năm 2000, số món thanh toán séc chuyển khoản tăng so với năm 1999 là 18.130 món (30.250 số món năm 2000) với số tiền đạt 5.010.810 triệu đồng chiếm 94 % tổng giá trị thanh toán séc. So với tổng thanh toán không dùng tiền mặt thì thanh toán bằng séc chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (năm 2000 séc chuyển khoản chiếm 9,9% tổng giá trị thanh toán chung), như vậy, tuy chiếm tỷ lệ không nhiều trong tổng thanh toán các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt, nhưng với tốc độ năm sau cao hơn năm trước những số liệu trên cho thấy thể thức thanh toán Séc chuyển khoản sẽ còn phát triển trong tương lai.
* Thanh toán bằng séc bảo chi:
Tại Sở giao dịch năm 1999, só món thanh toán bằng Séc bảo chi đạt 4.400 món với số tiền đạt được là 641.200 triệu đồng chiếm 26,64% tổng số món séc. Năm 2000 số món thanh toán bằng séc bảo chi có nhiều hơn so với năm 1999, nhưng só tiền thấp hơn, thể hiện năm 2000, số món thanh toán séc bảo chi đạt 5.048, vói số tiền đạt 319.257 triệu đồng, thấp hơn so với năm 1999 là 321.943 triệu đồng, giảm 50,2% so với năm 1999. Qua đó cho thấy Séc bảo chi được sử dụng ít hơn séc chuyển khoản, nhưng đối với người thụ hưởng, thì Séc bảo chi chắc chắn về khả năng thanh toán.
Thanh toán Séc bảo chi người thụ hưởng không bị ứ đọng vốn. Đối với những người thanh toán cùng Ngân hàng huặc khác Ngân hàng cùng hệ thống, người thụ hưởng được ghi Có ngay trong ngày nộp Séc bảo chi.
Một số hạn chế của Séc bảo chi ngoài những thuận tiện kể trên thì Séc bảo chi chưa được thanh toán với khách hàng khác địa phương, khác hệ thống mà khách hàng phải thông qua séc chuyển tiền từ đó nhận Séc bảo chi để thanh toán cho người bán. Điều này gây khó khăn cho người mua để thanh toán cho người bán, do đó thể thức thanh toán này không được phổ biến trong việc chi trả thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ.
2.4.3.Thể thức thanh toán bằng Uỷ nhiệm thu:
Có thể thấy ngay tình hình thaNh toán bằng Uỷ nhiệm thu trong năm 1999 và năm 2000 qua Sở giao dịch là chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thanh toán chung, qua bảng 5.1 và 5.2.
Thực tế cho thấy, tại Sở giao dịch thể thức thanh toán này áp dụng đối với khoản chi phí dịch vụ có tính chất định kỳ thường xuyên như: tiền điện, tiền thuê nhà, nước… của các tổ chức kinh tế trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố huặc các khoản tiền thu bán hàng do hai bên đã áp dụng hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu khi đã có sự tin cậy lẫn nhau, cho nên nó ít được sử dụng. Thanh toán bằng Uỷ nhiệm thu chứng từ luân chuyển qua nhiều khâu và thực hiện bằng hình thức ghi Nợ trướcvà ghi Có sau.
Nếu Uỷ nhiệm thu thanh toán tiền hàng với khách hàng có tài khoản ở cùng Ngân hàng với đơn vị bán thì quá trình đơn giảm, nhanh chóng, khách hàng chỉ cần nộp Uỷ nhiệm thu theo mẫu in sẵn của Ngân hàng Nhà nước in sẵn kèm hoá đơn thanh toán, sau khi nhân viên kế toán giao dịch kiểm tra tính hợp lệ của Uỷ nhiệm thu và tài khoản bên mua đủ tiền thì tiến hành ghi Nợ vào tài khảo bên mua và ghi Có vào Tài khảo đơn vị bán. Nhưng trong trường hợp hai bên mở tài khoản ở hai Ngân hàng khác nhau, Uỷ nhiệm thu sẽ được gửi sang Ngân hàng bên mua bằng phương thức thanh toán điện tử hay bằng phương thức bù trừ. Sau khi Ngân hàng bên mua ghi Nợ vào tài khoản bên mua, chứng từ Uỷ nhiệm thu quay về Ngân hàng mới ghi Có vào tài khoản bên bán. Do sự phức tạp về quy trình thanh toán nên Uỷ nhiệm thu ít được các tổ chức kinh tế cá nhân áp dụng một cách rộng rãi. Chính vì vậy khối lượng thanh toán Uỷ nhiệm thu qua Sở giao dịch như sau: năm 1999 số món thanh toán Uỷ nhiệm thu đạt 2.600 vói số tiền 10.560 triệu đồng, năm 2000 đạt 8.240 số món chiếm 3,6% tổng số món thanh toán không dùng tiền mặt với số tiền 12.254 triệu đồng chiếm 0,022% % tổng giá trị thanh toán chung.
2.4.4.Thể thức thanh toán bằng Ngân phiếu thanh toán:
Từ tháng 11/1992 đến nay, Ngân phiếu thanh toán qua nhiều đợt phát hành và đi vào lưu thông, làm phương tiện thanh toán thay tiền mặt, vì thể thức này rất thuận tiện nên dược nhiều người ưa dùng. Từ đó Ngân phiếu thanh toán đã trở thành công cụ đắc đắc lực phục vụ nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng mở rộng và phát triển. Hiện nay Ngân phiếu thanh toán đang lưu hành trong lưu thông gồm 3 loại: mệnh giá thấp nhất 500.000 đồng và cao nhất là 5.000.000 đ đồng. Tại Sở giao dịch, năm 1999 đạt 5.300 món, chiếm 4,58% tổng số món thanh toán không dùng tiền mặt với số tiền 12.509 triệu đồng chiếm 0,068% tổng giá trị thanh toán không dùng tiền mặt, nhìn chung sang đến năm 2000 thanh toán bằng Ngân phiếu thanh toán có giảm hơn so với năm 1999, với 1.300 món và 10.500 triệu đồng. Điều này được lý giải bởi đặc điểm Ngân phiếu thanh toán có tính nặc danh, nên trong thời gian lưu hành nó được phép chuyển nhượng mà không cần bất cứ một thủ tục nào, vì thế Sở giao dịch không thể kiểm soát hết được những tờ Ngân phiếu. Trong thực tế khi thanh toán, đối với những hàng hoá có giá trị tiền lớn thì khách hàng thường sử dụng Uỷ nhiệm chi, séc… vì Ngân phiếu thanh toán được sử dụng để thanh toán những món nhỏ. Khi nhận Ngân phiếu thanh toán người thụ hưởng coi như đã nhận được tiền rồi, và được ghi Có ngay vào tài khoản tiền gửi chứ không phải qua thời gian chờ làm các thủ tục như các thể thức thanh toán khác.Tuy nhiên thanh toán bằng Ngân phiếu cũng bộc lộ những hạn chế và tồn tại của nó như: Khi nộp vào Sở giao dịch , khách hàng phải mất thời gian chờ đợi cán bộ kiểm ngân kiểm đếm, kiểm tra sê ri, kiểm tra Ngân phiếu thật hay giả, nên mất nhiều thưòi gian, mất Ngân phiếu thì coi như mất tiền, Ngân phiếu được in theo một kỹ thuật đặc biệt nên phải chịu chi phí cao, lưu thông chỉ có thời hạn 4 đến 6 tháng và luôn phải thay đổi mẫu mã để chống giả. Về mặt hạn chế trên Sở giao dịch cần phải nghiên cứu và trang bị các kỹ thuật vi tính tin học hiện đại để tạo đIề kiện cho khách hàng sử dụng những thể thức thanh toán mới vừa nhanh chóng an toàn và đảm bảo chính xác hơn. Trong điêù kiện kinh tế ngày càng phát triển đa dạng và phong phú thì yêu cầu của nó đối với công tác thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng cao. Do vậy Sở giao dịch cần phải xem xét từ những tồn tại trên để có hướng phát triển và khắc phục các phương tiện thanh toán của mình.
2.5 Nhận xét về công tác thanh toán không dùng tiền mặtqua Sở giao dịch
2.5.1Những mặt làm được:
Là Sở đầu mối, thực hiện các nghiệp vụ theo lệnh trực tiếp của Tổng giám đốc, năm 2000 Sở giao dịch đã hoàn thành suất sắc công tác Kế toán ngân quỹ của mình, góp phần vào kết quả hoạt động chung của toàn bộ hệ thống NHNo & PTNT VN. Công tác thanh toán không dùng tiền mặt trong năm vừa qua đã đạt nhũng kết quả đáng khích lệ vói tỷ lệ trên 90% thanh toán không dùng tiền mặt. Tích cực ứng dụng tin học vào hoạt động Ngân hàng , từng bước xây dựng Sở giao dịch theo hướng Ngân hàng như tham gia thanh toán đIện tử, đưa hệ thống máy ATM và hoạt động, cải tiến báo Có qua mạng SWIFT.
Hoạt động Ngân hàng của Sở giao dịch thu hút nhiều khách hàng đến mở tài khoản và giao dịch tại Sở.
Những nghiệp vụ phát sinh được hạch toán kịp thời, chính xác. Thực hiện nghiêm túc các quy chế về chứng từ, quỹ đảm bảo thanh toán, quỹ tiền mặt và khả năng thanh toán, chính vì vậy luôn được khách hàng tín nhiệm.
2.5.2 Những mặt hạn chế:
Trong quá trình thực hiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt, Sở giao dịch đã luôn cố gắng từng bước phát triển và phát huy những thế mạnh của mình trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện cho nên chưa thể hoàn thiện được tất cả mọi vấn đề liên quan đến công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Thực tế trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt còn một số mặt hạn chế sau:
+Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt mới chỉ được sử dụng phần nhiều ở các doanh nghiệp quốc doanh, công ty cổ phần, các doanh nghiệp tư nhân lớn và các cơ quan nhà nước. Khu vực tư nhân gần như nằm ngoài quỹ đạo thanh toán không dùng tiền mặt, mà đây là một thị trường nhiều tiềm năng và rộng lớn, chiếm 70% thu nhập quốc dân. Điều này dẫn đến quy mô thanh toán không dùng tiền mặt chưa nhiều, chưa rộng.
+Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, đã đem lại tiện ích nhưng mặt trái của nó là trong quá trình hạch toán phát sinh nhiều chứng từ, thủ tục mà chưa phổ biến rộng rãi cho người dân, dãn đến cá nhân hầu như không có nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Một số hình thức thanh toán còn phức tạp, không tiện lợi, nhất là thanh toán bằng séc chuyển tiền khác hệ thống, thủ tục giấy tờ trong thanh toán Uỷ nhiệm chi còn phức tạp (4liên), chưa được sử dụng như lệnh chi thông thường
+Thủ tục luân chuyển chứng từ của một số hình thức thanh toán quy định theo trình tự thủ công truyền thống, do đó không phù hợp với thanh toán qua mạng vi tính hiện nay.
+Tuy đã có các văn bản pháp quy về hoạt động Ngân hàng và hoạt động thanh toán nhưng nhìn chung lĩnh vực thanh toán, và các văn bản pháp lý vẫn còn thiếu và chưa phù hợp. Do vậy giá trị pháp lý và tính khả thi không cao.
Chương III
Một số giảI pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu qua công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua Sở giao dịch NHNo & PTNT VN
3.1 Định hướng chung nhằm phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt :
Với mục tiêu phát triển NHNo & PTNT VN thành Ngân hàng thương mại hiện đại, công tác thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động chung của Ngân hàng có những định hướng phát triển như sau:
+ Củng cố hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán với các chi nhánh, tạo ra hệ thống thanh toán an toàn và có hiệu quả. Thiết lập thêm các chi nhánh mới ở các địa phương có đủ điều kiện về khách hàng, cơ sở vật chất cũng như đội ngũ tham gia công tác thanh toán – Kế toán trực tiếp.
+ Dà soát phân loại khách hàng, các doanh nghiệp, tổ chức Kinh tế để có đối sách phục vụ nhu cầu vốn phát triển Sản xuất – Kinh doanh, kết hợp với phòng Kinh doanh tìm khách hàng mới và cần có phương án và biện pháp thu hút khách hàng cụ thể hơn.
+ Khai thác nghiệp vụ Ngân hàng đai lý theo hướng đi vào chiều sâu, nhằm cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tốt nhất, cung cấp các thông tin cập nhật cho công tác chỉ đạo.
+ Hàng tháng cán bộ tín dụng phối hợp với cán bộ Kế toán sao kê 100% các món vay còn dư nợ và bảo lãnh để phân tích và có biện pháp quản lý chặt chẽ Tài sản Có.
+ Tăng cường công tác kiểm tra – Kiểm soát nội bộ, gắn với việc chấn chỉnh hoạt động Ngân hàng đặc biệt với công tác tín dụng, chi tiêu nội bộ, quản lý kho quỹ, quỹ tiết kiệm
+ Không ngừng đổi mới phong cách giao dịch ở tất cả các bộ phận nghiệp vụ, đào tạo đội ngũ cán bộ và nhân viên kế toán giỏi về nghiệp vụ và nhạy bén trong xử lý.
Để thực hiện các định hướng trên thì cần phải có những giải pháp nhất định. Qua thời gian thực tập tại Sở giao dịch NHNo & PTNT VN, kết hợp với kiến thức được học ở trường,Em xin được mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay.
3.2 Một số giảI pháp nhằm hoàn thiện và phát triển công tác thanh toán không dùng tiền mặt:
3.2.1Từng bước hoàn thiện môi trường pháp lý:
Nhà nước nên hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về cơ chế thanh toán , Nhà nước cần ngiên cứu và sớm ban hành các văn bản pháp lý sát sao hơn trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt như Luật thanh toán qua NH, Luật về phát hành và thanh toán Séc. Những văn bản pháp lý này sẽ tạo điều kiện cho công tác thanh toán không dùng tiền mặt phát triển hơn nữa
Bên cạnh đó , ngân hàng nhà nước cần sớm hoàn thiện các văn bản pháp quy về vấn đề như:
+ Ban hành quy chế đồng bộ, toàn diện để chỉ dẫn người dân mở tài khoản tiền gửi tại các NHTM và thanh toán qua NH.
+Tiếp tục nghiên cứu xây dựng , cải tiến và hoàn thiện các văn bản pháp quy,quy chế tiêu chẩn cho hệ thống thanh toán , nhất là các văn bản liên quan đến chứng từ điện tử, thẻ thanh toán. Các quy chế về bảo mật, bảo đảm an toàn trong quá trình thanh toán, các quy trình kỹ thuật liên quan đến thanh toán điện tử tạo cơ sở pháp lý thống nhất để các NHTM thực hiện
+ Bổ xung, hoàn thiện các văn bản liên quan đến sử dụng séc nhằm mở rộng phạm vi thanh toán séc, đơn giản hoá các thủ tục phát hành và thanh toán séc.
3.2.2Tiếp tục triển khai và mở rộng Tài khoản tiền gửi cá nhân và thanh toán chuyển khoản qua Tài khoản tiền gửi cá nhân:
+ Ngân hàng phải tuyên truyền , quảng cáo các hoạt động NH những tiện ích của việc mở Tài khoản và thanh toán qua NH bằng nhiều hình thức khác nhau, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài truyền hình. Đây là việc cần phải làm thường xuyên liên tục chứ không phải làm cho xong.
+ NH phải đề ra được chiến lược khách hàng phù hợp, thành lập bộ phận Marketing NH nhằm tiếp cận thị trường, quá đó thu thập đầy đủ thông tin và phân tích thị trường nhằm phân loại khách hàng
+ Khuyến khích cá nhân mở tài khoản và thanh toán qua tài khoản tiền gửi bằng các biện pháp như: nếu khách hàng mở và thanh toán qua Tài khoản tiền gửi sẽ không phải thanh toán bất kỳ một loại phí nào, không bị đánh thuế thu nhập cá nhân nếu là đối tượng có thu nhâp cao.
3.2.3 Hiện đại hoá công nghệ thanh toán Ngân hàng :
+Trong giai đoạn hiện nay, việc hiện đại hóa cho công nghệ thanh toán Ngân hàng là một trong những nhiệm vụ cấp bách. Một Ngân hàng hiện đại không thể thiếu công nghệ thanh toán hiện đại, nhờ có nó Ngân hàng mới nâng cao được chất lượng phục vụ, mở thêm các dịch vụ, đa dạng hoá các loại hình nghiệp vụ, như vậy mới có thể hoà nhập vào cộng đồng Ngân hàng quốc tế.
+Trong thời gian qua, Sở giao dịch NHNo & PTNT VN đã có nhiều cố gắng nhằm hiện đại hoá công nghệ thanh toán Ngân hàng như: trang bị máy vi tính, ứng dụng các phần mềm kế toán – Ngân quỹ, nối mạng với hệ thống viễn thông Tài chính quốc tế (mạng SWIFT) . Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, nền kinh tế của chúng ta càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì sự đổi mới đó còn quá nhỏ, công nghệ thanh toán chưa đồng nhất, mức tự động hóa chưa cao, chưa cập nhật tức thời.
+Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 196/TTG về việc cho phép sử dụng dữ liệu trên vật mang tin để làm chứng từ thanh toán và nêu rõ “ Cho phép sử dụng các dữ liệu, thông tin trên vật mang tin như: băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán để làm chứng từ kế toán và pháp lý, là cơ sở để việc hiện đại hoá công nghệ thanh toán Ngân hàng”.
Như vậy, để hoàn thiện công nghệ thanh toán Ngân hàng của mình thì bên cạnh việc tận dụng sự giúp đỡ từ phía Trung tâm điều hành, Sở giao dịch phải tự mình có những đầu tư thích hợp để cải thiện hệ thống thanh toán và phần mềm ứng dụng cho phù hợp với hạt động của mình.
3.2.4 Nâng cao năng lực trình độ của cán bộ làm công tác thanh toán :
Trong hoạt động kinh doanh con người đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là nhân tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, thì trong hoạt động Ngân hàng vai trò này cũng mang yếu tố sống còn. Hiện nay mặc dù Sở giao dịch NHNo & PTNT VN đã có được một đội ngũ cán bộ có trình độ, năng nổ nhiệt tình, song vẫn chưa thể đáp ứng được những yêu cầu mới trong tình hình mới. Vì vậy để có được đội ngũ cán bộ và nhân viên phù hợp tình hình mới Sở giao dịch cần có chiến lược con người cụ thể và thực hiện một số giải pháp sau đây:
+ Cán bộ , nhân viên thanh toán phải nắm vững luật pháp, chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nươc, của Nghành.
+Tôn trọng và giúp đỡ khách hàng, có tinh thần trách nhiệm cao và phẩm chất đạo đức ngề nghiệp trong sáng.
+ Có kiến thức và sử dụng thành thạo tin học, đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên, phân công đúng người đúng việc
3.3 Một số kiến nghị cụ thể đối với các thể thức thanh toán qua Sở giao dịch NHNo & PTNT VN:
3.3.1 Thể thức thanh toán Uỷ nhiệm chi – chuyển tiền:
Tại điểm 20.2 điều 20 mục B quyết định số 22 ngày 21/02/1994 có quy định
“ trong vòng một ngày làm việc Ngân hàng phải hoàn tất lệnh chi đó huặc từ chối lệnh chi khi Tài khoản của đơn vị không có tiền huặc chứng từ không hợp lệ” Nếu xảy ra trường hợp đơn vị trả tiền phát hành quá khả năng thanh toán của bản thân, thì chế độ cần bổ xung phạt đối với đơn vị lập Uỷ nhiệm chi ít ra cũng bị phạt chậm trả như chế độ phạt chậm trả đối với séc chuyển khoản. Có như vậy mới đảm bảo tính công bằng giữa các thể thức thanh toán.
3.3.2 Kiến nghị đối với thanh toán bằng séc:
+Thể thức thanh toán bằng séc, là một trong những thể thức gắn liền sự vận động hàng hoá với tiền tệ, vì thế giảm thiểu được khả năng rủi ro của bên mua và bên bán. Người ký phát séc có thể lựa chọn, người thụ hưởng kiểm tra séc cũng đơn giản nếu thấy nghi ngờ có thể hỏi Ngân hàng giữ tài khoản người phát hành séc.
+Đối với séc bảo chi có dấu và chữ ký bảo chi khách hàng có thể yên tâm hơn. Mặt khác séc là thể thức thanh toán truyền thống nó cũng quen thuộc với khách hàng, nhưng qua thực tế tại Sở giao dịch NHNo & PTNT VN tỷ lệ séc vẫn còn rất nhỏ trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là trong tình hình đất nước ta đang trong chuyển đổi cơ chế thị trường thì việc sử dụng séc đang trở thành nhu cầu cần thiết. Ngày 01/04/1997 thể thức thanh toán được thay đổi áp dụng theo nghị định 30/CP của chính phủ và thông tư hướng dẫn số 07/TT của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam. So với quyết định 22/NH- I quy định thanh toán séc có nhiều điều mới đảm bảo tiện lợi hơn, đơn giản hơn, khoa học hơn. Nhưng trong quá trình được thực tập tại Sở giao dịch NHNo & PTNT VN em thấy vẫn còn một số nhược điểm hạn chế thanh toán séc như:
* Về mẫu mã và hình thức trên tờ séc:
+ Ký hiệu nhận biết về séc lĩnh tiền mặt và séc chuyển khoản quy định ở góc trái tờ séc thì chưa phù hợp. Vì khi đóng chứng từ nhật ký lưu trữ thì sẽ không nhận biết được.
+ Việc quy định trên tờ séc chuyển khoản thì gạch chéo song song hai đường huặc ghi chữ chuyển khoản thì theo em nên thống nhất một quy định, nếu không mỗi khách hàng dùng một kiểu sẽ không thống nhất. Từ những quy định trên , theo em nên quy định như: nếu là séc lĩnh tiền mặt thì Ngân hàng quy định để trắng như cũ, còn séc chuyển khoản Ngân hàng nên đóng dấu chuyển khoản trên tờ séc như vậy mẫu séc thống nhất và hợp lý hơn.
* Về nội dung trên tờ séc:
+ Séc chuyển khoản với nhược điểm dễ phát hành quá số dư mặc dù đó là điều cấm trong thanh toán. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp người phát hành không cố ý, gây cho người bán chậm thu tiền hàng mà người mua bị phạt, điều này đã làm cho giảm doanh số thanh toán của thể thức thanh toán bằng séc. Trong khi đó đây là hình thức hết sức đơn giản thuận tiện cho khách hàng đặc biệt với người mua. Vậy em kiến nghị Ngân hàng nghiên cứu có thể áp dụng cho vay thanh toán đối với séc chuyển khoản. Ngân hàng chỉ thực hiện cho vay đối với đơn vị sau khi đã thẩm tra rõ về khả năng kinh doanh và năng lực Tài chính, và mức độ tín nhiệm cao
Việc áp dụng cho vay thanh toán đối với séc chuyển khoản Ngân hàng sẽ kết hợp được nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ thanh toán, hai nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng, hơn thế nữa Ngân hàng lại có thể thu về từ những khoản cho vay một khoản tiền là tăng doanh thu Ngân hàng, đối với khách hàng được thực hiện kịp thời, thuận tiện, đảm bảo chi trả nhanh chóng trong trường hợp tạm thời thiếu vốn mà không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Với tình hình kinh tế ổn định như hiện nay đã tạo thuận lợi cho Ngân hàng áp dụng hình thức này.
3.3.3 Kiến nghị đối với thanh toán bằng Thẻ:
Mở rộng thanh toán thẻ trong thời gian này ở nước ta gặp nhiều vấ đề khó khăn, bởi các nguyên nhân chủ quan và khách quan,song hình thức thanh toán này có nhiều ưu điểm cũng như qua hình thức thanh toán bằng thẻ có thể đánh giá được mức độ phát triển, hiện đại của hệ thống Ngân hàng, cũng như mức độ phát triển của đất nước. Vì vậy, cần có một số biện pháp sau:
+ Trước hết đánh giá lại tình hình áp dụng thẻ thí điểm xác định quy mô thị trường để có chính sách phát triển phù hợp. Hiện tại nên tập trung vào bộ phận dân cư có nhu cầu trả tiền cung ứng dịch vụ thường xuyên và định kỳ, mua sắm đồ có giá trị cao.
+ Ngân hàng Nhà nước nên ban hành quy chế phát hành và sử dụng thẻ, phổ biến tới dân cư về quyền hạn và nghĩa vụ khi tham gia thanh toán thẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng thẻ, những quy định dự phòng rủi ro trong thanh toán thẻ. Phát triển dịch vụ tiện ích cho việc sử dụng thẻ, mở rộng mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ và những đơn vị cung cấp dịch vụ.
Nói cách khác, ngay từ bây giờ Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại phải tạo điều kiện để cho ra đời và phát triển thẻ thanh toán, phải có một quá trình thực hiện đồng bộ và toàn diện trên tất cả các mặt về hành lang pháp lý, cơ sở vật chất kỹ thuật, thu nhập bình quân đầu người. Công việc này đòi hỏi phải có định hướng và chiến lược phát triển lâu dài trong tương lai nhằm khai thác tối đa và có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi tham gia giao dịch với Ngân hàng .
kết luận
Trong tiến trình hội nhập thế giới và toàn cầu hoá, Việt nam đang trong tiến trình hội nhập và phát triển để theo kịp các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Hoạt động NH gắn bó và đem lại lợi ích thiết thực cho hoạt động Kinh tế – Xã hội, là một trong những ngành cần được ưu tiên cấp thiết cho sự phát triển của quốc gia. Công tác thanh toán là một trong các chức năng thiết yếu của NHTM, có NH thì có các nghiệp vụ phát sinh, có nghiệp vụ phát sinh thì các thể thức thanh toán phải phát triển và tiện ích như thế nào để phục vụ cho khách hàng được nhanh chóng tiện ích, an toàn và tiết kiệm.
Trong những năm qua SGD đã đạt được những thành tựu nhất định trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt, cùng với sự cố gắng của Ban lãnh đạo Sở giao dịch và tập thể cán bộ nhân viên, bám sát định hướng của Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Sở giao dịch đã đầu tư phát triển cho công tác thanh toán rất nhiều, tuy nhiên trong cơ chế cạnh tranh gay gắt, hiện nay Sở gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì vị trí của mìnhtrng hệ thống ngân hàng cũng như trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy Sở cần có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
Nhận thức được vấn đề này, với tư cách là một sinh viên khoa Tài chính kế toán, em đã đi sâu nghiên cứu tình hình hoạt động của công tác thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua Sở giao dịch NHNo & PTNT VN . Trong thời gian thực tập để hoàn thành bản khoá luận này được sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ sở thực tập, Thầy cô giáo trong trường phục vụ cho chuyên đề viết khoá luận đạt kết quả tốt. Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các cô chú, anh chị Phòng tín dụng, Phòng Kế toán, cùng toàn thể ban lãnh đạo Sở giao dịch NHNo VN và đặc biệt biết ơn sâu sắc tới thầy giáo -Tiến sĩ Đỗ Quế Lượng, người đã chỉ bảo nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thiện bản khoá luận.
Danh mục tài liệu tham khảo
1- Quyết định của thống đốc NHNN ban hành “ thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt”, hướng dẫn thực hiện thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống NHNo VN – Ngân hàng nông nghiệp Việt nam.
2– Tiền tệ Ngân hàng và thị trường Tài chính – Frederic S.Miskin (Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà nội - 1995).
3- Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng.
4– Kinh tế học – David Begg (Nhà xuất bản thống kê - 1995)
5– Tiền tệ và Ngân hàng – Tg Hoàng Kim (Nhà xuất bản Chính trị – Quốc gia).
6 – Quyết định về việc ban hành thể lệ mở tài khoản và sử dụng tài khoản tiền gửi doanh nghiệp và cá nhân – Ngân hàng nông nghiệp Việt nam
Mục lục
Lời mở đầu………………………………………………………................... 1
CHƯơng I: lý luận cơ bản về công tác thanh toán không dùng tiền mặt…........................3
Sự cần thiết và vai trò của công tác thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường…………………………………………………………………...3
1.1.1 Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt…………………………..3
1.1.2 Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường…………………………………………………………………………………………..4
1.2 Khái niệm và nguyên tắc chung về thanh toán không dùng tiền mặt……………………………………………………………………………………………...6
1.2.1 Kháiniệm……………………………………………………………………………..6
1.2.2 Nguyên tắc thực hiện……………………………………………………………...6
1.3 Một số thể thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện đang dùng ở Việt nam……………………………………………………………………………………………..7
1.3.1 Thể thức thanh toán bằng Uỷ nhiệm thu………………………………………....7
1.3.2 Thể thức thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi – Séc chuyển tiền ……………….....9
1.3.3 Thể thức thanh toán bằng Séc…………………………………………………….10
1.3.4 Thể thức thanh toán bằng Thư tín dụng………………………………. ……….13
1.3.5 Thể thức thanh toán Ngân phiếu thanh toán …………………………………..14
1.3.6 Thể thức thanh toán bằng Ngân phiếu thanh toán…………………………....14
Chương II Thực trạng công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua Sở giao dịch NHNo & PTNT VN ……………………………………………….16
2.1 Tình hình Kinh tế – Xã hội và các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước có tác động tới hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua Sở giao dịch NHNo & PTNT VN ………………………………………………………………………....16
2.2 Khái quá tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch NHNo & PTNT VN ………………………………………………………………………………………………...17
2.2.1 Một số nét về Sở giao dịch …………………………………………………....17
2.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch trong thời gian qua…………………………………………………………………………………………....19
2.2.2.1 Công tác nguồn vốn…………………………………………………………..19
2.2.2.2 Công tác cho vay……………………………………………………………...21
2.2.2.3 Công tác Kế toán – Ngân quỹ…………………………………………….....22
2.2.2.4 Kết quả hoạt động tàI chính………………………………………………....23
2.3 Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Sở giao dịch ………………………………………………………………………………………………...24
2.4 Tình hình thực hiện các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt qua Sở giao dịch ………………………………………………………………………………….....26
2.4.1 Thể thức thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi –Chuyển tiền…………………...28
2.4.2 Thể thức thanh toán bằng Séc………………………………………………...29
2.4.3 Thể thức thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi………………………………….....31
2.4.4 Thể thức thanh toán bằng Ngân phiếu thanh toán………………………...32
2.5 Nhận xét về công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua Sở giao dịch…………………………………………………………………………………………....33
2.5.1 Những mặt làm được…………………………………………………………....33
2.5.2 Những mặt hạn chế ……………………………………………………………..33
Chương III Một số giảI pháp nằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua Sở giao dịch NHNo & PTNT VN……. ………………………………………………………………………….......35
3.1 Định hướng chung phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt…………………………………………………………………………………………....35
3.2 Một số giảI pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt………………………………………………………………………………………........36
3.2.1 Từng bước cải thiện môi trường pháp lý……………………………….......36
3.2.2 Tiếp tục triển khai mở rộng tàI khoản tiền gửi cá nhân và thanh toán chuyển khoản qua tàI khoản tiền gửi cá nhân……………………………………......36
3.2.3 Hiện đại hoá công nghệ thanh toán ngân hàng……………………….......37
3.2.4 Nâng cao trình độ năng lực của cán bộ làm công tác thanh toán…………………………………………………………………………………………...37
3.3 Một số kiến nghị cụ thể dối với các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt qua Sở giao dịch ………………………………………………….………………………..38
3.3.1 Kiến nghị đối với thanh toán Uỷ nhiệm chi………………………………...38
3.3.2 Kiến nghị đối với thanh toán Séc………………………………………...…..38
3.3.3 Kiến nghị đối với thanh toán Thẻ………………………………………….....39
kết luận...................................................................................................................41
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28728.doc