Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác mặt trận của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Phú Thọ

Mục lục Trang Chương I :Tổng quan về công tác mặt trận. 1 1.Giới thiệu về mặt trận tổ quốcViệt Nam.1 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của MTTQ Việt Nam1 1.1.1 Tên gọi của mặt trận tổ quốc Việt Nam.1 1.1.2 Lịch sử hình thành của mặt trận dân tộc thống nhất3 1.2 Vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam trong hệ thống kinh tế chính trị3 1.3 Nhiệm vụ của mặt trận.3 1.3.1 Nguyên tắc làm việc của MT. 3 1.3.2 Mối liên hệ giữa MT với các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị:3 1.3.3 Các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam.3 2.Mặt trận tổ quốc tỉnh Phú Thọ.3 2.1 Giới thiệu về tỉnh Phú Thọ.3 2.2 Sự hình thành và vai trò của MTTQ tỉnh Phú Thọ trong thời kì kháng chiến chống giặc ngoại xâm(1930-1975).3 2.3 Tăng cường công tác mặt trận theo yêu cầu đổi mới , đoàn kết phấn đấu khác phục khó khăn, góp phần ổn định đời sống phát triển kinh tế xã hội sau chiến tranh(1975-1985).3 2.4 Động viên toàn dân đoàn kết một lòng vượt qua khó khăn thử thách , thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới của Đảng.(1986-1996).3 2.4.1 Nghị quyết 8B xác lập vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam trong công cuộc đổi mới của Đảng(1986-1990)3 2.4.2 Phát huy kết quả 5 năm thực hiện đổi mới, tiếp tục động viên nhân dân trong tỉnh ổn địng đời sống,phát triển kinh tế - xã hội trong hoàn cảnh quốc tế mới(1991-1996).3 2.5 Sơ đồ và cơ cấu tổ chức của MTTQ tỉnh Phú Thọ.3 3. Công tác mặt trận. 3 3.1 Lý luận về công tác mặt trận.3 3.2 Nhiệm vụ và trách nhiệm của công tác mặt trận.3 Chương II: Thực trạng của công tác mặt trận tỉnh Phú Thọ.3 1.Thực trạng.3 1.1 Tình hình tư tưởng các tầng lớp nhân dân.3 1.2 Tình hình khối đại đoàn kết dân tộc.3 1.3 Kết quả thực hiện trương trình phối hợp thống nhất hành động năm 20073 1.3.1 Việc đa dạng hoá các hình thức tập hợp,tăng cường tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân.3 1.3.2 Kết quả phối hợp hành động thực hiện các phong trào thi đua yêu nước,các cuộc vận động xã hội.3 1.3.3 Phát huy quyền làm chủ của nhân dân,tổ chức động viên nhân dân tham gia xây dựng Đảng,xây dựng chính quyền.3 1.3.4 Công tác xây dựng và củng cố Mặt trận.3 2. Đánh giá kết quả.3 2.1 Đánh giá chung.3 2.2 Những điều còn hạn chế.3 2.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế.3 Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác mặt trận của MTTQ tỉnh Phú Thọ.3 1. Phương hướng, mực tiêu và một số nhiệm vụ chủ yếu đến năm 2015.3 1.1 Phương hướng:3 1.2 Mục tiêu:3 1.3 Nhiệm vụ:3 2.Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của công tác MTTQ tỉnh Phú Thọ:3 2.1 Đổi mới nội dung hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân:3 2.1.1 Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng:3 2.1.2 Công tác xây dựng tổ chức vững mạnh, mở rộng thành viên, tập hợp đội viên , thành viên :3 2.1.3 Công tác tổ chức thực hiện các trương trình hoạt động cách mạng gắn với nhiệm vự chính trị:3 2.1.4 Công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, pháp huy quyền làm chủ,ý thức trách nhiệm của đòan viên, hôi viên:3 2.2 Đổi mới phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân:3 2.2.1 Về công tác tuyên truyền:3 2.2.2 Về xây dựng tổ chức vững mạnh, mở rộng thành viên , tập hợp đoàn viên hội viên:3 2.2.3 Về tổ chức thực hiện chương trình hành động cách mạng gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị:3 2.2.4 Về công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, phát huy quyền lam chủ, ý thức trách nhiệm của đoàn viên:3 2.3 Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ và các đoàn thể nhân dân:3 2.4 Đổi mới quan hệ phối hợp giữa MTTQ và các đoàn thể nhân dân với chính quyền và các cơ quan, ban, ngành:3 2.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của MTTQ và các đoàn thể nhân dân:3 3. Một số kiến nghị.3 4. Kết luận:3

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3283 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác mặt trận của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trương , chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp cà pháp luật,giám sát hợt động của các cơ quan nhà nước; tập hợp ý kiến , kiến nghị của nhân dân;cùng nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân;tham gia phát triển tình hữu nghị , hợp tác giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới. Phát huy truyền thống yêu nước ,lòng tự hào dân tộc ,ý chí tự lực tự cường, đoàn kết mọi người Việt Nam tán thành công cuộc đởi mới, nhằm mục tiêu giữ vững độc lập thống nhất, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, phấn đấu sớm thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, tiến lên dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ,văn minh. MTTQ Việt Nam phát triển đa dạng các hoạt động,các phong trào yêu nước để tập hợp đoàn kết mọi người Việt Nam , không phân biệt thành phần giai cấp,tầng lớp xã hội, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, quá khứ nhằm động viên mọi nguồn lựcđể xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Phát huy tính tích cực của các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo để vận động nhân dân thực hiện nhiệm vụ xã hội-kinh tế, an ninh, quốc phòng, và đối ngoại của Nhà nước. Tham gia tuyên truyền, vận động người Việt Nam định cư ở nước ngoài đoàn kết cộng đồng giúp đỡ nhau trong cuộc sống, giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ quan hệ gắn bó với gia đình, quê hương góp phần xây dựng quê hương đất nước. Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thi hành chính sách pháp luật. Tham gia tuyên truyền động viên nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước. Phối hợp, tham gia với các cơ quan nhà nước tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước,vận động nhân dân đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân,giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội. Tham gia với HĐND, UBND cùng cấp tổ chức vận đông nhân dân thực hiện dân chủ cơ sở, hướng dẫn nhân dân xây dựng hương ước, quy ước về nếp sống tự quản ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố, cộng đồng dân cư khác ở cơ sở phù hợp với pháp luật, góp phần bảo vệ và xây dựng chính quyền nhân dân. Tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về hòa giải. Tổng hợp, nghiên cứu ý kiến , nguyện vọng của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước. Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, theo tuy định của pháp luật về bầu cử,MTTQ Việt Nam tổ chức hiệp thương, lực chon giới thiệu những người ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Tham gia tổ chức bầu cử , phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức hội nghị cử tri ở nơi cư chú, các cuộc tiếp xúc với những người ứng cử, tham gia tuyên truyền , thực hiện cử tri thực hiện hiến pháp, pháp luật về bầu cử, tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử HĐND. Kiến nghị với UB thường vụ Quốc hội(UBTVQH), chính phủ về dự kiến chương trình luật, pháp lệnh. Trình quốc hội, UBTVQH dự án luật,pháp lệnh. Cùng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nghị quyết, thông tư liên tịch để hướng dẫn thi hành những vấn đề khi pháp luật quy định về trách nhiệm của MTTQ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước. Tham gia góp ý kiến vào dự thảo luật,pháp lệnh, nghị quyết, nghị định và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác. MTTQ Việt Nam có quyền tham gia tố tụng, tham gia Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán, giới thiệu người đầy đủ tiêu chuẩn để bầu cử làm hội thẩm Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật. Hoạt động giám sát của MTTQ là giám sát mang tính nhân dân, hỗ chợ cho công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra nhà nước, nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ nhà nước Việt Nam cộng hòa xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện để MTTQ thực hiện nhiệm vụgiám sát. Khi nhận được kiến nghị của Mặt trận thì người đứng đầu cơ quan , tổ chức có trách nhiệm xem xét, trả lời trong hạn chế quy địnhcủa pháp luật. Chương II: Thực trạng của công tác mặt trận tỉnh Phú Thọ. 1.Thực trạng. 1.1 Tình hình tư tưởng các tầng lớp nhân dân. Tình hình tư tưởng các tầng lớp nhân dân nhìn chung ổn định, nhân dân phấn khởi trước những thành tựu đạt được của Đất nước. Thành công của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII và việc Việt Nam chích thức gia nhập WTO đã tác động sâu sắc đến tâm tư tình cảm của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh góp phần động viên nhân dân ra sức thi đua lao động sản xuất hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Các lĩnh vực như văn hoá ,giáo dục,y tế,khoa học công nghệ…đều có tiến bộ ,dân trí tiếp tục được nâng cao , đời sống tinh thần của đại bộ phân nhân dân được cải thiện…Tình hình an ninh chính trị,trật tự an toàn xă hội được giữ vững,khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được củng cố và tăng cường. Vui mừng phấn khởi trước những thành tựu to lớn đạt được ,song các tầng lớp nhân dân trong tỉnh cũng có băn khoăn trăn trở trước nhiều vấn đề đáng quan tâm đó là:kinh tế tuy có tăng trưởng nhưng chưa thực sụ bền vững,phát triển chưa đồng đều giữa các vùng,chất lượng chưa cao và chưa xứng với tiềm năng.Cải cách hành chính tuy có tiến bộ nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu.Chất lượng giáo dục hiện nay còn nhiều vấn đề còn nhức nhối,việc dự kiến tăng học phí ở tất cả các cấp của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đang đựoc đông đảo người dân quan tâm, không đồng tình…Công tác quốc phòng ,chống tham những lẵng phí chưa đạt yêu cầu đề ra.Việc đền bù mặt bằng ở một số nơi chưa được thực hiện công khai dân chủ,minh bạch dẫn đến tình trạn khiếu kiện đông người, vượt cấp. Tình trạng đình công ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ,tai nạn giao thông ở mức cao.Vấn đề ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn đáng lo ngại,giá một số mặt hàng thiết yếu liên tục tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của nhân dân.nhân dân mong muốn Đảng và Nhà nước có những biện pháp kiên quyết ,mạnh mẽ để giải quyết những vấn đề trên. 1.2 Tình hình khối đại đoàn kết dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay,thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo,xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN.Trước những chính sách mở của, hội nhập kinh tế quốc tế…tất yếu sẽ chịu sự tác đôngj mạnh mẽ của các yếu tố khách quan cả về kinh tế-văn hoá và chính trị-xã hội tạo ra sức ép và những phức tạp mới.Song nhờ kịp thời đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt Trận Tổ QuốcViệt Nam ,khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên quê hương đất tổ Hùng Vương đã không ngừng củng cố ,tăng cường. Tuy vậy,traong bối cảnh hiện nay ,sụ phân hoá giai cấp và các tầng lớp xã hội là khó tránh khỏi.Những khuynh hướng tư tưởng tiêu cực mới nẩy sinh trong qúa trình hình thành cơ chế mới là tất yếu,những tư tưởng tự do vô chính phủ,chạy theo lối sống thực dụng cá nhân, vô trách nhiệm với cộng đồng xã hội… xuất hiện làm cho công tác đoàn kết lực lượng có nơi có lúc diễn ra không bình thường.Một số cán bộ Đảng viên thoái hoá biến chất ,vi hạpm pháp luật nên thiếu sức thuyết phục không có khả năng là trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân,từ đó làm sói mòn nghiêm trọng lòng tin của nhân dân với Đảng, ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 1.3 Kết quả thực hiện trương trình phối hợp thống nhất hành động năm 2007 1.3.1 Việc đa dạng hoá các hình thức tập hợp,tăng cường tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân. Việc đa dạng hoá các hình thức tập hợp các tầng lớp nhân dân đã được UB MTTQ các cấp quan tâm triển khai ngay từ đầu năm.Bằng nhiều biện pháp đa dạng và phong phú,năm 2007 MTTQ và các tổ chức thành viên tỉnh Phú Thọ đã thực hiện có hiệu quả các hình thức tập hợp tiêu biểu sau đây: -Tổ chức thi tìm hiểu Luật bầu cử đại biểu quốc hội trong Đoàn thanh niên và Liên đoàn lao động tỉnh. -Triển khai đề án 02-212 về tuyên truyền pháp luật trong cộng đồng dân cư ở tất cả các huyện ,thành thị trong toàn tỉnh. -Tổng kết 15 năm phong trào phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng và mở hội nghị biểu dương các đơn vị nhận phụng dưỡng Mẹ VNAH lần thứ 2 nhân kỉ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sĩ. -Phối hợp với trung tâm phát triển bền vững miền núi triển khai tuyên truyền chính sách pháp luật, tổ chức các hoạt động phổ biến kiến thức cộng đồng, kiến thức công tác quần chúng , công tác mặt trận tại 2 điểm Phú Mỹ và Vụ Quang thuộc tỉnh Phú Thọ bước đầu được nhân dân hoan nghênh cách làm của MTTQ tỉnh… -Tổ chức phối hợp với UBND tỉnh,sở LDTB và XH hoàn thành xoá nhà dột nát cho toàn bộ số hộ gia đình là người dân tộc và hộ gia đình thuộc diên chính sách trong dịp kỉ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sĩ(27/7/1947-27/7/2007). -Tổ chức Hội nghị biểu dương các ca nhân và hộ điển hình tiêu biểu trong phong trào ‘’Ng ười dân tộc thiểu số sản xuất giỏi,công tác xã hội tốt’’ ở 65 xã có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống .Mở hội nghị biểu dương lần thứ 2 ở 4 huyện nhiều dân tộc (Thang Sơn-Yên Lập-Tân Sơn-Đoan Hùng) và Hội nghị biểu dương cấp tỉnh ,biểu dương 789 hộ tiêu biểu trong toàn tỉnh. Cùng với nhiều hình thức tuyên truyền vận động nhân dân, tăng cường khối đại đoạn kết dân tộc,ngày hội ĐĐK toàn dân tộc ở KDC được tổ chức năm nay được nhân dân các địa phương tổ chức rộng khắp gắn với các hợt động văn hoá ,văn nghệ, thể dục thể thao,sơ kết 5 năm thực hiện công cuộc vận động ‘’To àn dân đoàn kết xậy dụng đời sống văn hoá ở khu dân cư”,biểu dương khen thưởng các hộ gia đình tiêu biểu,học sinh nghèo vượt khó ,trao nhà ĐĐK ,tặng quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Trong thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc , UB MTTQ các cấp trong tỉnh luôn quan tâm chú trọng phát huy vai trò của các chức sắc , tôn giáo, già làng, trưởng bản, người có uy tín cộng đồng dân cư. Chủ động phối hợp với các ngành chức năng thực hiện tốt chính sách của Đảng cà Nhà nước về công tác tôn giáo , dân tộc. Phối hợp tạo điều kiện để các tôn giáo tổ chức các hoạt động như đại lễ Phật Đản, các đại lễ trọng đại trong năm… Đẩy mạnh các hợt động chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số một cách thiết thực như: phối hợp rà soát các hộ nghèo là người dân tộc thiểu số( Thuộc trương trình 134) để xây dựng kế hoạch và huy độngcác nguồn lực hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho các đối tượng này. Hướng dẫn UBMTTQ các huyện, thành thị, tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào công giáo giai đoạn 2002-2007. Tổ chức hội nghị biểu dương hộ gia đình người dân tộc thiểu số sản xuất giỏi, công tác xã hội toàn tỉnh lần 2. Biểu dương 789 hộ gia đình thiểu số tiêu biểu xuất sác nhất trong phong trào thi đua sản xuất giỏi, công tác xã hội tốt. Cùng với nhiều hình thức tuyên truyền vận động nhân dân, tăng cường tập hợp khối đại đoàn kết dân tộc, ngày hội đại đoàn kết dân tộc ở KDC được tổ chức hàng năm được nhân dân khắp nơi tổ chức với các hoạt động văn hoá văn nghệ thể thao, sơ kết một năm tổ chức cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”, biểu dương khen thưởng các hộ gia đình tiêu biểu, học sinh nghèo vượt qua khó khăn, trao nhà đoàn kết, tặng quà cho gia đình tiêu biểu, học sinh nghèo vượt khó, trao quà cho các gia dình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Năm 2007 toàn tỉnh đã có 2.672/2.864(93,2%) KDC tổ chức ngày hội ĐĐK, trong đó có 2117/2865 KDC tổ chức được cả phần lễ và phần hội. Đã có 17.921 hộ gia đình tiêu biểu xuất sắc được tuyên dương khen thưởng nhân dịp tổ chức ngày hội. 1.3.2 Kết quả phối hợp hành động thực hiện các phong trào thi đua yêu nước,các cuộc vận động xã hội. a.Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” tiếp tục được đẩy mạnh và nâng cao chất lượng với các nội dung ngày càng mở rộng và thiết thực phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi địa phương,cơ sở.Tiếp thu tinh thần Thông tri số 21 ngày 31/5/2006 của UB TW MTTQ Việt Nam ,Ban thường trực MTTQ tỉnh đã xây dụng kế hoạch số 08/kh-mt ngày 9/4/2007 về triển khai chỉ đạo Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.theo yêu cầu mở rộng và nâng cao chất lượng 6 nội dung của cuộc vân động.Nét mới của cách chỉ đạo cuộc vận động này năm 2007 là: Từ cấp tỉnh đến ban công tác mặt trận ở KDC đều lấy điểm chỉ đạo ra diện, đi đôi với diện. Để phối hợp và thống nhất trong chỉ đạo ,Phú Thọ đã sớm hoàn thành kiện toàn Ban chỉ đạo cuộc vận động từ cấp tỉnh đến huyện và cơ sỏ.Trong đó cấp tỉnh và cấp huyện do MTTQ làm phó ban chỉ đạo, ở cấp xã phường,thị trấn do MTTQ trực tiếp làm trưởng ban chỉ đạo. Để cuộc vận động đạt kết quả thực tiễn ,Ban thường trực UB MTTQ tỉnh đã phối hợp với Sở Tài chính xây dựng hướng dẫn liên ngành quản lý sủ dụng kinh phí của cuộc vận động. Kết quả cách chỉ đạo điểm đi đôi với nhận diện đã giúp MTTQ các cấp khắc phục tình trạng chung chung ,nắm 6 nội dung sâu hơn và chắc hơn,và lam cho các phong trào sôi nổi hơn. Điển hình như phong trào giúp nhau xoá đói giảm nghèo,phong trào xã hội hoá học tập,phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc,dân số KHHGD…Đặc biệt phong trào quyên góp giúp đỡ người nghèo,khó khăn cải thiện nhà ở,làm nhà đại đoàn kết.Trong năm 2007 ,bằng các nguồn vốn huy động được từ cộng đồng dân cư ,nhân dân trong tỉnh đã giúp nhau xây mới và sửa chữa 2.032 nhà,trị giá 29.698 triệu đồng .Tiêu biểu là Thanh Sơn :144 nhà,Yên Lập :130 nhà , Đoan Hùng :101 nhà,Tam Nông :66 nhà,Hạ Hoà :60 nhà,Phù Ninh:50 nhà…. Cuộc vận động đã quy tụ và thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước của các tầng lớp ở KDC ,nhờ các phong trào đó ,các cuộc vận động của MTTQ và các đoàn thể ngày càng sát với thực tế,hợp ý Đảng lòng dân. b.Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”. Thực tế cho thấy sau nhiều năm tổ chức cuộc vận động “Ngày vì nguời nghèo” chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm về phương pháp và hình thức vận động ,nên đã giúp đỡ số đông người nghèo ngày càng có điều kiện vượt lên thoát nghèo.Song nếu cứ vận động theo phương thức cũ, với đối tượng vận động chung chung thì khó mà đạt được mục tiêu của cuộc vận động.Từ nhận thức đó Ban thương trục UB MTTQ tỉnh đã đổi mới phương thức vận động ,tập chung hướng cuộc vận động vào các doanh nghiệp ,doanh nhân tiêu biểu.Phối hợp với công ty Xổ số kiến thiết tỉnh Phú Thọ phát hành đợt xổ số đặc biệt với 50.000 vé ủng hộ”Vì người nghèo” .Phối hợp với đơn vị VIETTEL,ngân hàng ủng hộ làm nhà trực tiếp hoạc ủng hộ xe lăn,sổ tiết kiệm ,chọn các đơn vị có điều kiện lớn đến vận động trực tiếp. Kết quả đến ngày 25/11/2007 toàn tỉnh đã vận động được số tiền là 2.994 triệu đồng. Trong đó quỹ cấp tỉnh là 1.360 triệu đồng. Quỹ cấp huyện và cấp xã là 1.634 triệu đồng. Những đơn vị đạt kết quả cao là :TP Việt Trì 260.000.000 đồng,Huyện Thanh Ba 205.000.000,Huyện Hạ Hoà 193.000.000,Huyện Đoan Hùng 133.000.000 … Thực hiên nghị quyết số 12/NQ-TU ngày 1/5/2007 của BCH Đảng bộ tỉnh về tỉnh về “ Chương trình giảm nghèo tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2010” và hướng dẫn liên ngành về số 45/2007/LTMTTQ-UBDT ngày 9/5/2007 giữa ban thường trực UBMT Việt Nam và UBDT về phối hợp thực hiện chương trình xây dựng nhà cho hộ nghòe là người dân tộc thiểu số. Tính đến 25/11/2007 toàn tỉnh đã xóa được 2.031 nhà cho các hộ nghèo là hộ nghèo là dân tộc thiểu số. c.Kết quả triển khai hoạt động nhân đạo,từ thiện đền ơn đáp nghĩa. Hướng tới kỉ niệm 60 năm ngay thương binh liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2007) UB MTTQ tỉnh đã phối hợp với Sở LĐTB_XH tỉnh xây dựng chương trình phối hợp tổ chức các hoạt động kỉ niệm 60 năm ngày thương binh-liệt sĩ đồng thơi vận động các tầng lớp nhân dân hưởng ứng cuộc vận động xây dựng quỹ ” Đền ơn đáp nghĩa”.Hưởng ứng cuộc vận động ,nhiều cơ quan đơn vị,cá nhân hảo tâm đã tham gia ủng hộ với nhiều hình thức phong phú như xây nhà tình nghĩa ,tặng quà cho các gia đình chính sách ,khám chữa bệnh,phát thuốc miễn phí…Những đơn vị phối hợp triển khai tốt như: MTTQ TP Việt Trì: phối hợp khám chữa bệnh,phát thuốc miễn phí cho 2.000 người thuộc diện chính sách trị gia 11,9 triệu đồng,tặng 13.887 xuất quà có trị giá 1.089.590.000 đồng, MTTQ huyện Cẩm Khê : phối hợp xây 8 nhà tình nghĩa trị gia 90 triệu đồng … Các hoạt động chăm sóc phụng dưỡng Bà mẹ VNAH đựoc khơi dậy mạnh mẽ.Trong năm 2007, Ban thường trực MTTQ tỉnh đã tổ chức hội nghị biểu dương các đơn vị nhận phụng dưỡng Mẹ VNAH lần 2,biểu duơng 42 cơ quan tổ chưc đơn vị có thành tích xuất sắc trong việc chăm sóc phụng dưỡng Bà mẹ VNAH.Cũng tại hội nghị ,BTT UB MTTQ tỉnh đã tỗ chức trao 30 phần quà trị giâ 6 triệu đồng cho các Bà mẹ VNAH và trao tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ,Bộ LĐTB_XH,UBND tỉnh cho 26 đơn vị có thành tích xuất sắc nhất trong phong trào phụng Bà mẹ VNAH. Các hoạt động nhân đạo từ thiện khác cũng đựơc UB MTTQ các cấp đặc biệt quan tâm nhân dịp Xuân Đinh Hợi 2007,UB MTTQ các cấp đã tổ chức thăm hởi tặng quà :2131 xuất quà trị giá 176.290.000 đồng cho các gia đình chính sách,Mẹ VNAH ,người cao tuổi ,già làng trưởng bản tiêu biểu,trẻ em mồ côi tàn tật,nhiễm chất độc mầu gia cam… phối hợp cùng với Công ty gạch Đồng Tâm Long An trao 300 xuất quà trị giá 24 triệu cho các hộ nghèo trong tỉnh. Các hoạt động nhân đạo từ thiện khác cũng được UB MTTQ các cấp đặc biệt quan tâm nhân dịp Xuân Đinh hợi 2007, UBMTTQ các cấp đã tổ chức thăm hỏi tặng quà 2121 xuất quà trị giá 176.290.000 cho gia đình chính sách, mẹ Việt Nam anh hùng. Người cao tuổi, người nghèo khó khăn, già làng trưởng bản tiêu biểu, trẻ em mồ côi tàn tật, nhiễm chất độc mầu gia cam… phối hợp với CT gạch Đồng Tâm Long An tao 300 xuất quà trị giá 24 triệu đồng giúp các gia đình trong và ngoài tỉnh bị thiệt hại do thiên tai, bão lốc gây ra. d. Kết quả triển khai thực hiện trương trình phối hợp giữa MTTQ với các cơ quan chức năng. Trong năm 2007, ban TT UB MTTQ tỉnh tiếp tục phối hợp với UB MTTQ Việt Nam duy trì mô hình điểm “ Khu dân cư đoàn kết, thực hiện gia đình no ấm, tiến bộ , bình đẳng hạnh phúc” tại 3 điểm chỉ đạo là Hương cần-Thanh Sơn, Vân Đồn- Đoan Hùng, Hương Nội-Tam Nông. Tiếp tực duy trì đề án 02/212 về tuyên truyền phổ biến pháp luật trong cộng đông dân cư tại 3 điểm Tiên Kiên- Lâm Thao,Tân Phương- Thanh Thủy, và Hà Trạch-Phú Thọ.Phối hợp với công an tỉnh đảy mạnh các hợt động tuyên truyền chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Nhìn chung các hợt động phối hợp giữa UB MTTQ tỉnh với các cơ quan, các ngành chức năng tiếp tục đạt kết quả, góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu pháp triển kinh tế xã hội của tỉnh. 1.3.3 Phát huy quyền làm chủ của nhân dân,tổ chức động viên nhân dân tham gia xây dựng Đảng,xây dựng chính quyền. Điểm nổi bật năm 2007 là MTTQ đã tiến hành có kết quả việc lựa chọn giới thiệu người tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XII,vận động nhân dân tham gia bẩu cử Quốc hội XII đảm bảo dân chủ, đúng luật,tiết kiệm. Đã tổ chức thành công 3 hội nghị hiệp thương và lập danh sách chính thức 13 ứng cử viên để đại biểu quốc hội khoá XII. Công tác giám sát được duy trì thường xuyên ,trong năm 2007,UB MTTQ tỉnh đã tham gia cùng với Thường trực và các ban cua HĐND giám sát tại 89 cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiên kế hoạch nhà nước năm 2007 và trong việc thực các chủ trương chính sách của Đảng ,pháp luật nhà nước. Tham gia giám sát công tác bầu cử, giám sát viwcj bầu cử Quốc hội khóa XII; giám sát việc thành lập và hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử, giám sát việc giới thiệu người ra ứng cử ; việc tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi cư chú với người ứng cử, việc thành lập danh sách cử tri và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về danh sách cử tri, niêm yết danh sách cử tri, giám sát viêj hoạt động bầu cử và trình tự bầu cử… Công tác tiếp dân ,nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân tiếp tục được duy trì .Trong năm 2007 ,MTTQ tỉnh đã tiếp 13 lựot công dân trực tiếp đến phản ánh ,kiến nghị tại phòng tiếp dân, đã tiếp nhận 97 đơn thư khiếu nại tố cáo .Các đơn thư tập chung chủ yếu vào lĩnh vực đât đai nhà cửa,tranh chấp dân sự…Các đơn thư tố cáo khiếu nại đều được kịp thời chuyển đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị giải quyết theo luật định. 1.3.4 Công tác xây dựng và củng cố Mặt trận. Công tác xây dựng và củng cố Mặt trận luôn được MTTQ các cấp trú trọng quan tâm , đã luôn chú ý đến việc đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận,hướng mạnh về cơ sở,KDC bằng mạng lưới các ban công tác Mặt trận trên địa bàn dân cư.MTTQ các cấp đã kịp thời đưa các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đến từng hộ gia đình.Kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh trong nội bộ nhân dân.Việc thực hiện quy chế phối hợp công tác ,thực hiên các nghị quyết ,thông tư liên tịch đã kí kết có nhiều tiến bộ , luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của từng thời kì để phối hợp thực hiện đảm bảo nguyên tắc luôn tôn trọng lẫn nhau và đều có trách nhiệm trong phối hợp chỉ đạo các chương trình,phong trào đạt hiệu quả cao. Công tác tổ chức cán bộ được quan tâm thường xuyên ,UB MTTQ các cấp đã được mở rộng vừa thể hiện tính tiêu biểu vừa thể hiên tính thiết thực. Năm 2007 ,MTTQ cấp tỉnh và huyện đã hiệp thương dân chủ bổ xung 21 lãnh đạo chủ chốt ,bổ xung 69 uỷ viên của MTTQ các cấp.Công tác bồi dưỡng,tập huấn nghiệp vụ chuyên môn được duy trì thường xuyên.Trong năm ,UB MTQ đã tổ chức bồi dưỡng cho 1.190 học viên là cán bộ chuyên trách MTTQ các cấp,trưởng phó ban TTND,trưởng ban công tác Mặt trận ở KDC. Công tác thi đua khen thưởng luôn được chú trọng ,kịp thời động viên nhưng gương người tốt việc tốt ,những tập thể và cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực. Đầu năm 2007,Btt MTTQ đã hướng dẫn MTTQ các huyện,thành,thị trấn đăng kí thi đua năm 2007 theo quy định về đối tượng ,nội dung tieu chí chấm điểm và nguyên tắc bình xét công nhận kết quả thi đua của MTTQ tỉnh. Tổ chức ký cam kết làm cơ sở cho việc bình xét, công nhận kết quả thi đua cuối năm. Trong năm 2007 đã bình xét đề nghị UB MTTQ Việt Nam, Bộ LĐTB&XH,UBND tỉnh, UB MTTQ tỉnh biểu dương khen 44 tập thể và 41 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác: bầu cử đại biểu quốc hội khóa XII; trong công tác đền ơn đáp nghĩa; trong phong trào lao động sản xuất giỏi, công tác xã hôi tốt và trong phong trào nhận phụng dưỡng Bà mẹ VNAH. Đã bầu trọn được 4 đại biểu xuất sác nhất tham dự liên hoan con cháu thảo hiền toàn quốc lần thứ 4 năm 2007. 2. Đánh giá kết quả. 2.1 Đánh giá chung. Từ khi tái lập tỉnh đến nay , dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng,MTTQ và các đoàn thể nhân dân không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nâng cao chất lượng công tác, góp phần đưa kinh tế- xã hội của tỉnh phát triển, quốc phòng an ninh giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh được nâng lên rõ rệt. Nhiều phong trào hành động cách mạng do MTTQ và các đoàn thể nhân dân phát động từng bước đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của đoàn viên, đội viên được nhân dân hưởng ứng, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh. Hệ thống tổ chức của MTTQ và các đoàn thể nhân dân từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên được củng cố vững mạnh, bộ máy được kiên toàn. Tỷ lệ tập hợp thành viên, hội viên của MTTQ, các đoàn thể nhân dân hàng năm đều tăng. MTTQ và các đoàn thể nhân dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; chủ động tham mưu với cấp ủy, kiến nghị với chính quyền trong việc xây dựng những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế- xã hội đóng góp ý kiến vào các dự thảo luật, pháp lệnh,dự thảo văn kiện đại hội đảng cao cấp,các chính sách liên quan đến hoạt động của các cơ quan nhà nước, của đảng viên. Cán bộ, công chức;tích cực xây dựng và thực hiện quy chế chủ ở cơ sở. MTTQ các cấp đã có nhiều truyển biến so với trước,vị trí được nâng cao rõ rệt trong hệ thống chính trị, là chỗ dựa tin cậy của Đảng, của nhân dân. MTTQ đã thực sự đóng vai trò là người tập hợp đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, luôn bảo vệ quyền lợi và lợi ích của nhân dân,thường xuyên đi sát nắm vững tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân vì vậy nhiều phong trào, nhiều hoạt động của MTTQ đã tạo được sụ hưởng ứng nhiệt tình của các tầng lớp nhândân;tiêu biểu như cuộc vận động ủnh hộ quỹ “Vì người nghèo” chương trình ĐĐK, cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa khu dân cư”, công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền… Phương thức hợt động của MTTQ các cấp có nhiều đổi mới,công tác chỉ đạo hướng dẫn đã có trọng tâm, khu dân cư, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của nhân dân. 2.2 Những điều còn hạn chế. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác MT vẫn còn những tồn tại hạn chế đó là: Việc đổi đổi mới nội dung , phương thức của MTTQ và các tổ chức thành viên đã có nhiều tiến bộ, nhiệm vụ của thời kì đổi mới, nhưng vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ của thời kì mới, hoạt động vẫn còn nặng về hành chính, hình thức tập hợp đã đa dạng hóa, nhưng nội dung chưa thiết thực và hấp dẫn. Công tác kiện toàn tổ chức và đổi mới công tác cán bộ chưa kịp thời. Hoạt động của MTTQ các cấp tập chung chủ yếu vào bộ máy chuyên trách, chưa khai thách hết khả năng của các cộng tác viên ,các cá nhân tiêu biểu, các thành viên trong UB MTTQ với HĐND và UBND ở một số huyện, thành thị, cơ sở theo quy chế chưa được chặt chẽ. Phần lớn cấp xã chưa xây dựng và thực hiện theo quy chế. Việc tổng kết rút kinh nghiệm các điển hình tiên tiến để nhân ra diện rộng còn chậm, công tác thi đua khên thưởng động viên phong trào còn hạn chế.MTTQ cấp cơ sở và Ban công tác MT ở khu dân cư và ban thanh tra nhân dân có vị trí đặc biệt quan trọng nhưng chưa được quan tâm bồi dưỡng, tổng kết và đảm bảo các điều kiện hoạt động , nên còn rất lúng túng khi còn những bức súc như đền bù giải phong mặt bằng, giải tỏa hành lang giao thông, chấp hành quy định về an toàn giao thông, các vụ việc khiếu kiện đông người sẩy ra tại địa bàn dân cư. Việc vận động các thành phần kinhtế- xã hội ,các hộ sản xuất kinh doanh giỏi đóng góp vào cuộc vận động xã hội còn hận chế. -Với kết quả đạt được trên đây,MTTQ các cấp đã có nhiều chuyển biến so với trước,vị trí nâng cao rõ rệt trong hệ thống chính trị,là chõ dựa tin cậy của Đảng,của nhân dân.MTTQ đã thực sự đóng vai trò là người tập hợp đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong tỉnh,luôn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân ,thường xuyên đi sát nắm vũng tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân vì vậy nhiều phong trào,hoạt động của MTTQ được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng nhiệt tình.Tiêu biểu như cuộc vận động ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”,chương trình làm nhà ĐĐK,cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở KDC”… -Phương thức hoạt động của MTTQ các cấp đã có nhiều đổi mới so với trước,công tác chỉ đạo hướng dẫn đã có trọng tâm,trọng điểm ,bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương,hướng về cơ sở,khu dân cư, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của nhân dân. -Việc nắm bắt tình hình tư tưởng của các tầng lớp nhân dân nhiều lúc,nhiều nơi chưa sâu sát,kịp thời. -Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư” tuy đã được mở rộng nhưng một số nơi chưa chú trọng đên chất lượng cuộc vận động.Bên cạnh hộ gia đình đạt danh hiệu”Gia đình văn hoá”, khu dân cư văn hoá,khu dân cư tiên tiến ngày cang cao,thì tệ nạn xã hội vẫn đang gia tăng,các hủ tục lạc hậu ở một số nơi có xu hướng hồi phục. -Công tác phố hợp tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân còn yếu.Hoạt động giám sát chưa đạt mức độ hiệu quả trong việc xay dựng chính quỳên theo hướng nâng cao chât lượng phục vụ nhân dân và đội ngũ công chức nhà nước. -Nội dung,hình thức ở các hội nghị đại biểu dân cử tiếp xúc cử chi còn gò bó, hình thức :số điểm tiếp xúc còn ít,số cử chi tiếp xúc còn chưa nhiều. -Công cuộc tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luậtcủa Nhà nước chua phong phú, chưa hấp dẫn và chưa thu hut được nhiều đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân tham gia. Công tác nắm tình hình tư tưởng quần chúng nhân dân còn chưa kịp thời, các biệt có nơi chưa tổ chức được lược lượng khi cần tập hợp đoàn viên , hội viên. Kết quả các phong trào thi đua chưa đồng đều các cấp,các ngành, các địa phương, một số ngành,các địa phương, một số phong trào và cuộc vận động hiệu quả chưa cao. Việc xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến chưa được nhân rộng. -Kết quả phát triển đoàn viên , hội viên mở rộng tổ chức chưa thực hiện bền vững. Việc thành lập các tổ chức đoàn thể nhân dân trong các doang nghiệp ngoài nhà nước còn gựp nhiều khó khăn;một số nơi đã thành lập được nhưng lúng túng về nội dung và phương thức hoạt động. -Phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân vẫn còn biểu hiện hành chính hóa và mang tính hình thức. Sự phối hợp hoạt động MTTQ và các đoàn thể nhân dân với chính quyền có một số việc còn hình thức, thiếu chặt chẽ và chưa thường xuyên. Vai trò giám sát của MTTQ và các đoàn thể còn hạn chế, việc tham gia đấu tranh, phòng chống tệ nạn quan liêu, tham những lãng phí chưa tích cực. 2.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế. -Thứ nhất: tuy Đảng đã có nhiều chủ trương ,nghị quyết đúng đắn về công tác Mặt trận , đã xác định rõ chức năng,nhiệm vụ và vi trí quan trọng của MTTQ trong hệ thống chính trị nhưng chưa ban hành được cơ chế rõ ràng trong mối quan hệ giữa Đảng-chính quyền MTTQ và các đoàn thể nhân dân nên việc chỉ đạo tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết còn hạn chế ;nhận thức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, Đảng viên về MTTQ chưa đầy đủ,không ít nơi ,cấp uỷ coi MTTQ như một đoàn thể. -Thứ hai: Những điều kiện cho việc phát huy vai trò của MTTQ chưa được đảm bảo : bien chế cán bộ ở cấp huyện quá it,trong khi đó khối lượng công việc lại quá lớn,nhuiêù mối quan hệ phải đáp ứng. Và còn tình trạng coi MTTQ là nơi chỉ để chờ để nghỉ hưu nên bố chí cán bộ không đáp ứng nhu cầu . Cơ chế chính sách còn thiếu hợp lí,kinh phí khoán theo đàu cán bộ là không ohù hợp mà phải bố trí theo công việc; cơ sở vật chất phục vụ cho làm việc còn thiếu thốn nhất là ở cấp huyện và cơ sở. -Thứ ba: Bản thân hệ thống Mặt trận còn thiếu hạn chế .Trước yêu cầu đổi mới của đất nước và sự nghiệp "Đại đoàn kết", việc đổi mới nội dung phương thức hoạt động cho phù hợp còn chậm. Đội ngũ cán bộ đã thiếu về số lượng lại không được đào tạo bồi dưỡng về chất lượng nên ảnh hưởng đến năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ.Bộ máy còn mang nặng tính hành chính ,chưa thực sự sâu sát cơ sở. *Về khách quan: -Do mặt trái của cơ chế thị trường, tệ tham những, tiêu cực trong xã hội đã ảnh hưởng đến đời sống, tư tưởng của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân;mặt khác điều kiện kinh tế của tỉnh còn nghèo, nên kinh phí cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động của MTTQ và các đoàn thể còn khó khăn. -Do tác động của việc truyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến chuyển dich cơ cấu lao động, việc làm gây khó khăn cho công tác quản lý, tập hợp, vận động quần chúng và tổ chức các hoạt động đoàn thể. * Về chủ quan: -Việc thể chế hóa một số chủ trương của Đảng nhằm phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân chưa kịp thời hoặc đã ban hành nhưng hướng dẫn thực hiện còn chậm. -Nhận thức của một số cấp ủy,chính quyền chưa đầy đủ về vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân;chưa quan tâm đúng mức trong công tác lãnh đạo và tạo điều kiện phát huy tính độc lập, sáng tạo của MTTQ và từng đoàn thể. Các công tác chỉ đạo, tổ chức hoạt động của MTTQ còn dàn trải , chưa tập trung vào trọng tâm, trọng điểm nên chất lượng và hiệu quả hoạt động còn hạn chế. -Đội ngũ cán bộ MTTQ, đoàn thể các cấp chưa đồng bộ , trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng vận động quần chúng của không ít cán bộ chưa đáo ứng được nhiệm vụ; còn thiếu năng động, có tư tưởng chờ vào sự chỉ đạo của cấp ủy. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác mặt trận của MTTQ tỉnh Phú Thọ. 1. Phương hướng, mực tiêu và một số nhiệm vụ chủ yếu đến năm 2015. 1.1 Phương hướng: Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân theo hướng làm rõ chức năng nhiệm vụ nhằm phát huy vai trò Mặt trận, đoàn thể việc tập hợp quần chúng, vận động nhân dân tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế-xã hội, quốc phòng góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội X của Đảng và nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. 1.2 Mục tiêu: -Đổi mới nội dung phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân theo hướng rõ mục tiêu, nhiệm vụ thiết thực, hướng về cơ sở nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. -Tổ chức và động viên nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, hành động cách mạng , góp phần hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đồng thời chú trọng chăm lo bảo vệ quyền lực thiết thực, chính đáng của đoàn viên. -Đa dạng hóa các hình thức tập hợp, mở rộng các hoạt động tự quản của nhân dân. Củng cố, xây dựng và nâng cao chất lượng toàn thiện hệ thông tổ chức. Phấn đâu đến năm 2015 tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên của cựu chiến binh đạt 96%,hội liên hiệp phụ nữ đạt 78%,công đoàn 82%,hội nông dân 91,3%, đoàn thanh niên 67%;tỷ lệ tổ chức cơ sở vững mạnh tương ứng: 93%-85%-77%-60%-56%. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở , hpát huy hieụu quả vai trò giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể nhân dân. 1.3 Nhiệm vụ: -Phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đại đoàn kết toàn dân tiếp tục đổi mới và công tác mặt trận góp phần xây dựng và bảo vệ Đảng, Chính quyền. Thực hiện dân giầu, tỉnh mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước nhằm động viên các tầng lớp nhân dân phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kinh tế-xã hội của tỉnh giai đoạn 2001-2005 và 2006-2015. Với phương châm khai thác tốt nguồn lực, tiềm năng, sức mạnh nội lực của mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế để phát triển kinh tế. Tổ chức đấu tranh có hiệu quả chống lãng phí, trống quan liêu, của quyền tham những. -Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống, lòng tự hào dân tộc, truyền thống quê hương đất tổ. Tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong cộng đồng dân tộc,tôn giáo trên cư sở mục tiêu chung,góp phần giữ vững ổn định tinh thần nhân dân. Tăng cường an ninh quốc phòng.Đấu tranh chống âm mưu “Diễn biến hòa bình” các luận điệu xuyên tạc bịa đặt, vu cao can thiệp vào công việc nội bộ của Đảng và nhân ta. -Tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của UB MTTQ các cấp, tăng cường phối hợp hành động với các thành viên, đẩy mạnh phong trào phát triển kinh tế, thẹc hiện tiết kiệm , nâng cao đời sống các tầng lớp nhân dân. 2.Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của công tác MTTQ tỉnh Phú Thọ: 2.1 Đổi mới nội dung hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân: Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ đã được hiến pháp và pháp luật quy điịnh, MTTQ và các đoàn thể nhân dân pháp huy tính độc lập, chủ động sáng tạo đổi mới nọi dung hoạt động theo tinh thần Nghị quyết đại hội X của Đảng: 2.1.1 Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng: -Tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống cách mạng, ý thức tự lực tự cường của dân tộc, tuyên truyền Luật MTTQ Việt Nam, luật về các đoàn thể nâng cao nhân thức của Đảng viên, cán bộ công chức nhà nước , đoàn viên, hội viên và nhân dân về vai trò của MTTQ và các đoàn thể trong đời sống xã hội. -Tuyên truyền chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản pháp quy của tỉnh liên quan trực tiếp đến quyền lợi thiết thân của đoàn viên, hội viên và nhân dân để tham gia thực hiện có hiệu quả các chương trình trọng điểm của tỉnh về phát triển kinh tế, đời sống xã hội. -Tuyên truyền các cuộc vận động, phong trào hành động cách mạng , gương người tốt, việc tốt và các mô hình tiêu biểu trong công tác Mặt trận và đoàn thể. 2.1.2 Công tác xây dựng tổ chức vững mạnh, mở rộng thành viên, tập hợp đội viên , thành viên : -Thương xuyên củng cố, xây dựng MTTQ và các đoàn thể nhân dân, nâng cao chất lượng cơ sở vững mạnh, giảm cơ sở trung bình, không còn cơ sở yếu kém. -Đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân phù hợp với từng đối tượng giúp họ tự nguyện, tự giác tham gia vào tổ chức , xây dựng phong trào xây dựng ý thức tự quản trong cộng đồng. -Mở rộng các tổ chức thành viên của MTTQ, củng cố phát triển tổ chức cơ sở : Chi đoàn , chi hội, ban công tác mặt trận ở khu dân cư, tổ chức đoàn thể ở các doang nghiệp. 2.1.3 Công tác tổ chức thực hiện các trương trình hoạt động cách mạng gắn với nhiệm vự chính trị: -MTTQ và các đoàn thể nhân dân chú trọng tổ chức và triển khai các phong trào hành động cách mạng do TƯ chỉ đạo và tỉnh phát động; chú trọng bám sát nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tế của địa phương , thức đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh. -Tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa-xã hội, tập trung thực hiện hiệu quả cuộc vân động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ; giữ gìn phát huy bản sắc dân tộc; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu; thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong việc cưới hỏi , lễ hội, mừng thọ.,chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.Tham gia vào việc xóa đói giảm nghèo, nhân đạo từ thiện , thực hiện chính sách xã hội , giải quyết việc làm, bảo vệ môi trường. Tích cực phát triển, hỗ trợ giáo dục đào tạo, làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia phong trào “Quốc phòng toàn dân”, gắn với thế trận xây dựng : An ninh nhân dân”. 2.1.4 Công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, pháp huy quyền làm chủ,ý thức trách nhiệm của đòan viên, hôi viên: -Nâng cao nhận thức về quần chúng về mực đích lý tưởng, về chủ trương đường lối chính sách , pháp luật của Đảng và Nhà nước; đấu tranh chống mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các quan điểm trái với lại đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. -Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị vững mạnh. Thực hiện các quy định về về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hôi khác. Tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước,các Đảng viên cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật. 2.2 Đổi mới phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân: 2.2.1 Về công tác tuyên truyền: -Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, chú trọng công tác tuyên truyền miệng, tổ chức nói chuyện chuyên đề , thời sự, mít tinh, gặp mặt, các nhân chứng lịch sử, các điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt. -Tổ chức sinh hoạt tư tưởng, sinh hoạt giữ người hôi viên, đoàn viên, nhân dân với lãnh đạo cấp ủy hoặc chính quyền .Tổ chức giao lưu văn nghệ thể thao, thăm quan học tập . Đổi mới hình thức và nâng cao chất lượng các cuộc tìm hiểu, hội thi văn nghệ hóa các nội dung tuyên truyền. 2.2.2 Về xây dựng tổ chức vững mạnh, mở rộng thành viên , tập hợp đoàn viên hội viên: -Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân hướng về cơ sở, nắm chắc tình hình tâm tư, nguyện vọng và làm tốt công tác quản lý đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân, phản ánh đề xuất , kiến nghị với cấp ủy chính quyền các cấp giải quyết kịp thời các vận đề nhân dân còn băn khoăn, bức xúc, nhằm làm tốt chức năng cầu nối giữc nhân dân, chính quyền và Đảng. -Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng của MTTQ và các đoàn thể nhân dân, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ các phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân. Việc bình xét thi đua phải dân chủ, công khai, đúng thực chất; những tổ chức cá nhân được khên thưởng phải thực sự là tấm gương xuất sắc, tiêu biểu. 2.2.3 Về tổ chức thực hiện chương trình hành động cách mạng gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị: -Đổi mới công tác phát động và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua, trương trình hành động cách mạng theo hướng thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm chất lượng, hiệu quả , không chạy theo thành tích. -Thực hiện lồng ghép nhiều mục tiêu trong một đợt hành động, một phong trào, một ban chỉ đạo. Đề cao tính tự chủ, đề xuất để bàn bạc dân chủ, thống nhất nhận thức, phối hợp hành động trong đoàn viên, hội viên. -Tổ chức các lớp tập huấn và đổi mới phương pháp về chuyển giao khoa học kĩ thuật, kinh nghiệm xây dựng kế hoạch sản xuất, quản lý sử dụng phát huy hiệu quả vốn vay. -Hướng dẫn xây dựng và thực hiện tốt hương ước; thành lập các tổ nhóm, khu vực tự quản,các tổ bảo vệ, tổ hòa giải,các câu lạc bộ,các đội văn nghệ, thể thao,các tổ chức xung kích tình nguyện,các đội vệ sinh môi trường… Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ , thể dục thể thao thiết thực, có hiệu quả. Thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các gia đình thương binh kiệt sỹ, người có công với cách mạng,động viên thanh niên thực hiẹn nghĩa vụ quân sự, tham gia dân quân tự vệ. -Xây dựng mô hình điển hình và nhân ra diện rộng. Động viên, khên thưởng kịp thời các điển hình tiên tiến, cácnhân tố tích cực xuất hiện trong phong trào hành động cách mạng của địa phương, đơn vị. 2.2.4 Về công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, phát huy quyền lam chủ, ý thức trách nhiệm của đoàn viên: -Bồi dưỡng, lựa chọn quần chúng ưu tú trong công nhân, nông dân và tri thức, chú trọng tuổi trẻ,là nữ giới, con em đồng bào dân tộc thiểu số, con em các gia đình có công với cách mạng để giới thiệu với Đảng xem xét, kết nạp. -Chú trọng thành lập, củng cố tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên trong các doanh nghiệp. -Tích cực đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện đại hội đảng các cấp, các dự thảo luật, pháp lệnh; góp ý kiến phê bình với tổ chức đảng,với cấp ủy và cán bộ, đảng viên theo quy định. -Tham gia tích cực các cuộc giám sát, tiếp xúc cử tri, giải quyết hoặc đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết kịp thời,đầy đủ các kiến nghị của cử tri.Tham gia giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc của nhân dân, những vấn vương thắc mắc của công nhân, viên chức, lao động. Tổ chức hòa giải kịp thời những mâu thuẫn nội bộ nhân dân ngay từ cơ sở, giữ vững ổn định ở khu dân cư, ngăn ngừa tranh chấp lao động và đình công trái pháp luật, tạo gắn bó tin tưởng của công nhân viên chức, lao động với tổ chức công đoàn. -Tham gia tích cực vào quá trình đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp và cư quan nhà nước.Nâng cao chất lượng công tác hiệp thương, lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn, đảm bảo cơ cấu để giới thiệu tham gia cấp ủy, bầu làm đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp và trưởng khu dân cư theo quy định của pháp luật. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức có hiệu quả việc lấy tín nhiệm đối với chức vụ chủ chốt của hội đồng nhân dân trong giám sát việc thực hiện chính sách , pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. 2.3 Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ và các đoàn thể nhân dân: -Nâng cao chất lượng định hướng cảu cấp ủy đối với haọt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Cấp ủy các cấp kịp thời xây dựng, ban hành các văn bản lãnh đạo MTTQ, các đoàn thể hoạt động có hiệu quả; trước mắt lựa chọn những vấn đề cấp thiết , cơ bản có tính khả thi cao để lãnh đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho MTTQ, các đoàn thể phát huy cao hơn nữa vai trò của tổ chức liên minh. -Lãnh đạo việc thể chế hóa kịp thời các chỉ thị , nghị quyết của Đảng về hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân thành các văn bản pháp quy, nhanh chóng đưa các chủ trương của Đảng vào cuộc sống. -Xây dựng quy hoạch cán bộ MT, đoàn thể trong từng giai đoạn. Có chính sách tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng luân chuyển, đãi ngộ hợp lý và công bằng đối với cán bộ MTTQ và các đoàn thể. Việc tuyển chọn cán bộ cần quan tâm những người có khả năng vận động quần chúng đã trưởng thành từ phong trào. Thực hiện luân chuyển cán bộ giữa các khối đảng, chính quyền, đoàn thể; coi trọng đề bạt tù nhuồn cán bộ tại chỗ,khắc phục tình trạng phân công cán bộ kém năng lực, không có khiếu hoạt động xã hội xang làm công tác MT, đoàn thể. Đặc biệt quan tâm đến cán bộ những vùng sâu, vùng xa, vùng có đông dân tộc thiểu số, đồng bào theo đạo, khu vực kinh tế ngoài nhà nước. -Phân công cấp ủy tham gia ủy viên UB MTTQ, giới thiệu cấp ủy, đảng viên để MT và các đoàn thể bầu giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt trên cơ sở quy hoạch cán bộ đã được cấp ủy phê duyệt. Phát huy vai trò đảng ,đoàn và trách nhiệm của dảng viên trong cơ quan MTTQ và các đoàn thể các cấp. -Phân công cấp ủy viên, cán bộ hpụ trách và sinh hoạt với các đoàn thể , phụ trách một số nhóm gia đình, cá nhân quần chúng, để nắm bắt tình hình và có kế hoạch hướng dẫn, giúp đỡ. Một đảng viên vừa phải tiên phong thực hiện nhiệm vụ của đoàn thể mà mình sinh hoạt, vừa phải giữ gìn phẩm chất đạo đức làm tấm gương cho đoàn viên, hội viên noi theo. Mỗi cán bộ, đảng viên phải phấn đấu làm tốt công tác dân vận theo phong cách trọng dân, gần dân và có trách nhiệm với dân. -Xây dựng và thực hiện đồng bộ quy chế về mối quan hệ lãnh đạo giữa cấp ủy với MTTQ , các đoàn thể nhân dân cùng cấp. -Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề về công tác vận động quần chúng của Đảng và chuyên đề về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ và các đoàn thể nhân dân. 2.4 Đổi mới quan hệ phối hợp giữa MTTQ và các đoàn thể nhân dân với chính quyền và các cơ quan, ban, ngành: -Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả tuy chế phối hợp công tác giữa hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân với MTTQ và các đoàn thể nhân dân, UBND với MTTQ và các đoàn thể nhân dân cùng cấp;mở rộng quan hệ phối hợp với cơ quan, ban ngành theo các nội dung công tác liên quan. -Đổi mới phương thức phối hợp giữa MTTQ và các đoàn thể nhân dân với chính quyền các cấp trong việc tổ chức phát động các phong trào hành động cách mạng, trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội giữ vững an ninh, quốc phòng ở địa phương. -Các cấp chính quyền có trách nhiệm đảm bảo và tạo điều kiện cho MTTQ, các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng chủ trương, chính sách. Tư vấn đối với những vấn đề lớn về phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng với chính sách quyền các cấp; nhất là các chủ trương chính sách liên quan đến lợi ích của đông đảo đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân; tham gia giám sát đối với cán bộ, công chức khi thi hành với cán bộ. -Từng bước tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí ,các điều kiện cho hoạt động thường xuyên của MTTQ và các đoàn thể. MTTQ và các đoàn thể nhân dân cần chủ động, sáng tạo trong việc tạo thêm nguồn kinh phí để hoạt động theo quy định của pháp luật. 2.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của MTTQ và các đoàn thể nhân dân: -Phát huy tính độc lập của từng tổ chức, kiện toàn tổ chức bộ máy chuyên trách tinh gọn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; coi trọng chất lượng, khắc phục tình trạng cồng kềnh, hoạt động trùng lặp, kém hiệu quả của mỗi tổ chức. -Bố trí và tuyển dụng cán bộ chuyên trách MTTQ, các đoàn thể nhân dân đảm bảo số lượng, tiêu chuẩn, chất lượng. -Điều chỉnh cơ cấu cán bộ, tăng thêm cán bộ trẻ, cán bộ nữ có năng lực, đối với cán bộ chuyên trách cần tăng cường đi cơ sở,bám sát cơ sở; đối với đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên cần mở rộng số lượng, nâng cao chất lượng và khuyến khích hoạt động ở cơ sở. Vận động những cá nhân tiêu biểu, những người có uy tín và năng lực trong các giai tầng xã hội, các dân tộc tôn giáo… tham gia công việc của MTTQ và đoàn thể. -Có chính sách đào tạo, thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng đựoc nhiệm vụ, đặc biệt là cán bộ cấp xã và chi hội, chi đoàn, ban đại diện ở khu dân cư; tạo điều kiện để cán bộ đoàn trên độ tuổi theo quy định đựơc bố trí công tác phù hợp. Xây dựng đội ngũ cán bộ MTTQ và các đoàn thể nhân dân có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, gương mẫu, trách nhiệm; có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình , tự nguyện công tác quần chúng. Phát huy vai trò người đứng đầu tổ chức , thực sự có uy tín cao trong quần chúng nhân dân. -Đề cao trách nhiệm công dân của hội viên, đoàn viên, tuyên truyền và lam cho từng hội viên, đoàn viên thấy rõ trách nhiệm tham gia xây dựng tổ chức của mình ,các quyền của hội viên, đoàn viên được thực hiện khi hội viên thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. 3. Một số kiến nghị. -Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam các cấp luôn đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện tuyệt đối của Đảng cộng sản Việt Nam, luôn vận dụng sáng tạo các quan điểm , đường lối của Đảng để tập hợp lực lượng thực hiện các cuộc vận động các mạng. -Truyền thống đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh của MTTQ trong quá trình hình thành và phát triển của MTDTTN.Trong sự nghiệp xây dựng CNXH, mặc dù đi lên từ một tỉnh nghèo,cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhưng nhờ có sự đoàn kết các dân tộc trong tỉnh , dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò sức mạnh tập hợp của lực lượng của chính sách MT, nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã và đang thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng tỉnh Phú Thọ ngày một giầu đẹp văn minh, xứng đáng với niềm tự hào là mảnh đất cuội nguồn của dân tộc Việt Nam. -Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng , tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân lao động. -Thường xuyên đổi mới , đa dạng các hình thức tập hợp quần chúng phù hợp với từng thời kì lịch sử nhất định. 4. Kết luận: Đoàn kết đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta. Chính vì vậy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết thành khẩu hiệu “Đoàn kết-đoàn kết_ đại đoàn kết; thành công- thành công- đại thành công”. Tư tưởng đoàn kết của Bác Hồ đã trở thành lời hiệu triệu cả dân tộc Việt Nam đứng lên sát cánh bên nhau đứng lên trong đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đường lối đoàn kết cũng đã trở thành phương châm của Đảng ta, nên đã tập hợp được toàn dân đứng lên làm cách mạng, lật nhào ách thống trị của chế độ thực dân phong kiến, xây dựng chế độ mới, nhân dân lao động được làm chủ vận mệnh của mình. Đoàn kết đã trở thành sức mạnh vô địch giứp cho dân tộc ta chiến thắng những tên đế quốc hùng mạnh nhất trên thế giới và vượt qua đói nghèo đi lên xây dựng xã hội mới: xã hội- xã hội chủ nghĩa. Hơn 70 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp là Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, nhân dân tỉnh ta đã tập hợp dưới ngọn cờ của MTDTTN Phú Thọ nay là MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Thọ,phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất thành một khối thống nhất, tích cực tham gia các phong trào cách mạng , góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThuctrangcuacongtacmattr.doc
Tài liệu liên quan