Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí Nghiệp bao bì An Giang

LỜI MỞ ĐẦU ---X0X--- Để hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng được cải thiện thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đánh giá hiệu quả hoạt động của mình, nhất là hiệu quả trong việc sử dụng vốn. Từ đó để có những biện pháp cải thiện những hạn chế yếu kém, đồng thời phát hiện điểm mạnh để phát huy hiệu quả cao hơn. Không riêng các doanh nghiệp tư nhân mà các doanh nghiệp nhà nước cũng vậy, Xí Nghiệp bao bì An Giang – Công ty Xây lắp An Giang luôn phải phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu và nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị mình trong hoàn cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Bằng các nổ lực của mình Xí Nghiệp Bao Bì An Giang nói riêng cũng như Công Ty Xây Lắp An Giang nói chung được công nhận là Doanh nghiệp nhà nước loại I của Tỉnh, vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 2, hạng 3, ban Giám Đốc Công ty vinh dự được Nhà Nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3. Vậy sau 3 năm Xí Nghiệp Bao Bì An Giang đã đạt được những hiệu quả cụ thể như thế nào, những thuận lợi và khó khăn đối với Xí Nghiệp là gì? Đề tài sẽ tập trung vào phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Xí Nghiệp Bao Bì An Giang qua 3 năm (2007 – 2009). Thông qua việc thực hiện chuyên đề này tôi sẽ có được những kiến thức hữu ích về cách sử dụng và quản lý nguồn vốn, một trong những cách thức quan trọng đã đưa Xí Nghiệp đạt đến những thành tựu như ngày hôm nay. Đề tài gồm: - Chương 1 là chương giải thích lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu là gì, phương pháp nghiên cứu để đạt đến những kết luận được rút ra và giới hạn của đề tài nghiên cứu. - Chương 2 là chương cơ sở lý thuyết, đây là chương xây dựng nền tảng lý luận cho việc phân tích và đánh giá để đưa ra những kết luận ở chương 4. - Chuơng 3 là chương giới thiệu tóm tắt về lịch sử hình thành và phát triển của Xí Nghiệp, tình hình hoạt động kinh doanh và những thông tin có liên quan làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Xí Nghiệp trong 3 năm gần đây. - Chương 4 là chương quan trọng nhất của chuyên đề. Thông qua nội dung trong chương này chúng ta sẽ có được các nhận định về tình hình sử dụng nguồn vốn tại Xí Nghiệp, đánh giá được hiệu quả hoạt động cũng như sức khỏe tài chính của Xí Nghiệp, đặc biệt là khả năng tạo ra lợi nhuận từ việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Đồng thời phát hiện được điểm mạnh, điểm yếu mà đưa ra các giải pháp đề xuất lên Xí Nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa. - Chương 5: “Kết luận và kiến nghị”, đây là chương cuối cùng của đề tài, là chương đúc kết lại tất cả những thông tin đã được phát hiện ở chương 4. Từ cơ sở thực tiễn và kết quả phân tích có được, bản thân người thực hiện sẽ tập trung đưa ra các kết luận và kiến nghị từ phía nhà nước và Xí Nghiệp để hoàn thiện hơn cho đề tài. Đề tài thực hiện có thể sẽ hay hơn nếu khắc phục được các hạn chế. Hạn chế ở đây chính là người thực hiện đã không tìm được đối tượng khác để so sánh với Xí Nghiệp được nghiên cứu nhằm gia tăng thêm sự khách quan trong việc đánh giá. Các thông số trong bài phân tích chỉ được đánh giá trong mối quan hệ với các thông số trong quá khứ. Nếu các thông số được đánh giá thêm trong mối quan hệ với các công ty tương tự (do Xí Nghiệp bao bì An Giang là một chi nhánh nhỏ của công ty Xây lắp An Giang, chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng nên rất khó trong việc tìm kiếm một công ty khác có hình thức kinh doanh tương tự để so sánh), với chỉ tiêu bình quân ngành (hiện nay ở Việt Nam thông tin về ngành còn rất hạn chế nên việc so sánh bên ngoài gần như ít có ý nghĩa). Chính những điều này đã làm hạn chế phần nào sự so sánh và đánh giá các chỉ số tài chính tại Xí Nghiệp. Đề tài đã hoàn thành tốt đẹp với sự hỗ trợ và giúp đỡ từ Xí Nghiệp bao bì An Giang và Trường Đại Học An Giang, đặc biệt là thầy Ngô Văn Quí và sự cố gắng của chính bản thân người thực hiện.

pdf78 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1887 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí Nghiệp bao bì An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệu suất sử dụng TSNH để xác định nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng TTS. 4.3 Lợi thế của vốn CSH trong việc gia tăng đòn bẩy tài chính. 4.3.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản: Tỷ số này cho thấy có bao nhiêu tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bởi vốn vay. Bảng 4.17: Hệ số nợ ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng nợ 3.636 7.567 8.354 Tổng tài sản 8.858 15.624 18.585 Tỷ số nợ trên TTS 41% 48% 45% Nguồn: P. Kế toán của Xí Nghiệp Bao Bì An Giang Biểu đồ 4.9: Tỷ số nợ trên tổng tài sản 41% 48% 45% 36% 38% 40% 42% 44% 46% 48% 50% Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 % Tỷ số nợ trên TTS Tỷ số nợ trên tổng tài sản năm 2007 là 41%, điều này cho biết, trong năm 2007 có đến 41% tài sản của Xí Nghiệp được tài trợ bằng nợ vay. Sang năm 2008 tăng lên SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 45 Lớp : 7TC Hiệu quả sử dụng vốn tại Xí Nghiệp Bao Bì An Giang GVHD: Ths. Ngô Văn Quí 48% và giữ mức 45% vào năm 2009. Tỷ số nợ trên tài sản của Xí Nghiệp tăng cao thể hiện Xí Nghiệp đang vay quá nhiều để mua sắm trang thiết bị, tài sản cho Xí Nghiệp. Mức độ tài trợ tài sản bằng nợ vay của Xí Nghiệp như vậy là rất cao, phần lớn nợ vay là nợ ngắn hạn nên hàng năm Xí Nghiệp phải trả một lượng tiền lớn cho việc chiếm dụng vốn của đơn vị khác, dẫn đến khả năng thanh toán trở nên khó khăn, mức độ rủi ro tài chính cao. Với tỷ số như vậy Xí Nghiệp khó lòng huy động thêm được nguồn vốn từ bên ngoài vì các chủ nợ đánh giá thấp khả năng trả nợ của Xí Nghiệp. Sang năm 2008 và năm 2009, tình hình công nợ của Xí Nghiệp có sự chuyển biến theo chiều hướng tốt. Trong hai năm này, Xí Nghiệp đã tăng nhanh quy mô vốn CSH nhằm đảm bảo khả năng tự chủ về nguồn vốn ( VCSH tăng 54,7% so với năm 2007 và tăng 32% so với năm 2008) và đến năm 2009 chỉ có khoảng 45% tài sản được tài trợ bằng vốn vay (toàn bộ là vay ngắn hạn). Như vậy nợ ngắn hạn ở Xí Nghiệp chủ yếu là phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 4.3.2 Tỷ số nợ dài hạn trên vốn Bảng 4.18: Tỷ số nợ trên vốn CSH và tỷ số nợ dài hạn trên vốn CSH ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng nợ 3.636 7.567 8.354 Vốn CSH 5.221 8.056 10.231 Nợ dài hạn 1.746 1.158 - Tỷ số nợ trên vốn CSH 70% 94% 82% Tỷ số nợ DH trên vốn CSH 33% 14% - Nguồn: P. Kế toán của Xí Nghiệp Bao Bì An Giang Biểu đồ 4.10: Tình hình tài trợ bằng vốn vay bên ngoài so với vốn CSH 41% 70% 33% 48% 94% 14% 45% 82% 0% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tỷ số nợ trên TTS Tỷ số nợ trên vốn CSH Tỷ số nợ DH trên vốn CSH SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 46 Lớp : 7TC Hiệu quả sử dụng vốn tại Xí Nghiệp Bao Bì An Giang GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 47 Lớp : 7TC Qua bảng 4.18 và biểu đồ 4.10 trên cho thấy trong năm 2008 Xí Nghiệp được các nhà tài trợ vốn CSH nhiều nhất trong 3 năm 2007-2009, tỷ số nợ trên vốn CSH là 94%. Điều này cho biết Xí Nghiệp đã sử dụng một lượng vốn vay đáng kể vào năm 2008. Năm 2009, mức tài trợ giảm xuống còn 82%. Nợ phải trả tăng (chủ yếu nợ ngắn hạn, nợ dài hạn giảm), kết cấu vốn CSH tăng trong tổng vốn thể hiện tính chủ động trong kinh doanh của Xí Nghiệp tăng, khả năng độc lập tài chính cao. Tuy nhiên để thấy được mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên ta xem xét tỷ số nợ dài hạn trên vốn CSH. Biểu đồ cho thấy tỷ số nợ dài hạn trên vốn CSH năm 2007 là 33%, năm 2008 giảm xuống còn 14% và năm 2009 tỷ số này là 0%. Vì tỷ số nợ dài hạn trên vốn CSH có giá trị nhỏ hơn tỷ số nợ trên vốn CSH điều này có nghĩa là phần lớn nợ của Xí Nghiệp là nợ ngắn hạn. Trong năm 2009, Xí Nghiệp không vay nợ dài hạn, điều này làm giảm bớt về rủi ro tài chính nếu lợi nhuận của Xí Nghiệp làm ra không đủ trả lãi vay, tuy nhiên đây cũng không phải là biện pháp tốt vì Xí Nghiệp đã bỏ qua cơ hội để gia tăng vốn của mình bằng cách vay dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. 4.4 Sử dụng các tỷ số tài chính để phân tích 4.4.1 Tình hình thanh toán của Xí Nghiệp qua các năm Dựa vào tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh sẽ cho thấy có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Các tỷ số này đo lường khả năng trả nợ của Xí Nghiệp. Bảng 4.19: Khả năng thanh toán của Xí Nghiệp ĐVT:Triệu đồng Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tài sản ngắn hạn 3.259 6.816 9.516 3.557109% 2.700 40% Hàng tồn kho 1.745,4 4.572,3 6.545,6 2.827162% 1.973 43% Nợ ngắn hạn 1.890 6.409 8.354 4.519239% 1.945 30% Tỷ số t.toán hiện hành 1,72 1,06 1,14 -0,7 -38% 0,076 7% Tỷ số thanh toán nhanh 0,80 0,35 0,36 -0,45 -56% 0,005 2% Nguồn: P. Kế toán của Xí Nghiệp Bao Bì An Giang Hiệu quả sử dụng vốn tại Xí Nghiệp Bao Bì An Giang GVHD: Ths. Ngô Văn Quí Biểu đồ 4.11: Khả năng thanh toán của Xí Nghiệp 1,14 1,06 1,72 0,35 0,36 0,8 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tỷ số t.toán hiện hành Tỷ số thanh toán nhanh Lần Khả năng thanh toán của Xí Nghiệp phản ánh nguồn vốn ngắn hạn để đáp ứng cho nhu cầu thanh toán khi các khoản nợ đến hạn. Nhìn chung các chỉ số thanh toán của Xí Nghiệp có sự biến động trong ba năm 2007, năm 2008 và năm 2009. Cao nhất đạt 1,72 lần và thấp nhất đạt 0,35 lần. Chứng tỏ rằng, khi các khoản nợ tới hạn trả thì Xí Nghiệp có thể bỏ ra ngay 0,35 đồng cho một đồng nợ, tuy không đáp ứng việc trả nợ tức thời, song khi các khoản nợ tới hạn trả thì Xí Nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu trả nợ với 1,72 đồng ngắn hạn cho một đồng nợ. Qua số liệu ở bảng 4.19 tỷ số thanh toán hiện hành qua các năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ khả năng thanh toán của Xí Nghiệp là bình thường, chấp nhận được. Tỷ số thanh toán hiện hành của Xí Nghiệp năm 2007 là 1,72, năm 2008 giảm xuống còn 1,06 và năm 2009 là 1,14; tuy tỷ số thanh toán hiện hành vẫn còn lớn hơn 1 nhưng lại có chiều hướng giảm sút. Nguyên nhân là do Xí Nghiệp hiện đang tồn tại quá cao các khoản phải thu và hàng tồn kho đã làm tăng tài sản ngắn hạn hiện có trong Xí Nghiệp, Xí Nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều. Thêm vào đó khả năng thanh toán nhanh của Xí Nghiệp được đánh giá là thấp dù Xí Nghiệp đã tăng vốn vay ngân hàng hơn các năm trước (chủ yếu là vay ngắn hạn). Tỷ số này quá thấp là biểu hiện của tình hình tài chính khó khăn, hiện tại các khoản phải trả của Xí Nghiệp gia tăng cũng rất nhanh, điều này cho thấy Xí Nghiệp chưa có khả năng hoàn toàn chủ động trước các khoản nợ khi tới hạn, khả năng huy động các nguồn tiền đáp ứng cho nhu cầu trả nợ là chưa cao, tuy nhiên do uy tín làm ăn lâu dài và có trách nhiệm Xí Nghiệp vẫn chiếm được lòng tin từ các chủ nợ. Xí Nghiệp cần tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục. Thông qua bảng cân đối kế toán, trong mục TSNH thì hai khoản HTK và KPT chiếm tỷ trọng rất lớn cho thấy việc đảm bảo trả nợ ngắn hạn của Xí Nghiệp chủ yếu là do các KPT và HTK, mà hai khoản này cần phải có thời gian và chi phí để chuyển đổi thành tiền. Do vậy, để đánh giá chính xác khả năng thanh toán của Xí Nghiệp cần phải so sánh tỷ số thanh toán với khả năng chuyển đổi thành tiền của hai khoản mục này. SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 48 Lớp : 7TC Hiệu quả sử dụng vốn tại Xí Nghiệp Bao Bì An Giang GVHD: Ths. Ngô Văn Quí 4.4.2 Hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của Xí Nghiệp 4.4.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn luân lưu Sơ đồ 4.1: Sơ đồ biểu hiện vốn luân lưu dương ở Xí Nghiệp SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 49 Lớp : 7TC TSNH Nợ NH TSDH Vốn DH TSNH Nợ NH TSDH Vốn DH VLL dương Bảng 4.20: Vốn luân lưu ĐVT:Triệu đồng Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Nguồn vốn dài hạn 6.968 9.215 10.231 2.247 32% 1.016 11% TSDH 5.599 8.807 9.069 3.208 57% 262 3% TSNH 3.259 6.816 9.516 3.557109% 2.700 40% Nợ ngắn hạn 1.890 6.409 8.354 4.519239% 1.945 30% Vốn luân lưu 1.369 407 1.162 -962 -70% 755 186% Nguồn: P. Kế toán của Xí Nghiệp Bao Bì An Giang Qua bảng 4.20 cho thấy vốn luân lưu của Xí Nghiệp dương qua các năm, chứng tỏ việc tài trợ từ nguồn vốn là rất tốt. Toàn bộ TSDH được tài trợ từ nguồn vốn dài hạn một cách rất ổn định. Xí Nghiệp không những đủ vốn dài hạn tài trợ cho các TSDH của mình mà còn thừa để tài trợ cho các nhu cầu ngắn hạn khác. Đồng thời khi vốn luân lưu dương cũng có nghĩa là tổng TSNH lớn hơn nợ ngắn hạn. Điều đó chứng tỏ Xí Nghiệp có khả năng thanh toán tốt, có khả năng trang trãi được các khoản nợ ngắn hạn với tài sản quay vòng nhanh. Hiệu quả sử dụng vốn tại Xí Nghiệp Bao Bì An Giang GVHD: Ths. Ngô Văn Quí Biểu đồ 4.12: Vốn luân lưu SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 50 Lớp : 7TC 1,369 407 1,162 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Vốn luân lưu Triệu đồng Vốn luân lưu dương trong ba năm, tuy nhiên lại bị giảm qua từng năm. Năm 2007, vốn luân lưu là 1.369 triệu đồng; năm 2008 để đáp ứng cho nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên Xí Nghiệp vay nợ ngắn hạn tăng 239% và TSDH tăng 57% trong khi nguồn vốn dài hạn chỉ tăng 32% so với năm 2007 do đó làm giảm vốn luân lưu xuống còn 407 triệu đồng. Tuy vốn luân lưu giảm mạnh nhưng vẫn còn dương. Mặt khác, trong năm 2008, Xí Nghiệp đầu tư phát triển thêm 4 dây chuyền sản xuất mới dẫn đến TSDH tăng mạnh và nhanh hơn nguồn vốn dài hạn. Vốn luân lưu giảm mạnh vào năm này làm cho mức độ an toàn tài chính của Xí Nghiệp giảm xuống. Tuy vậy, việc giảm vốn này là nhằm tài trợ cho các khoản đầu tư sinh lợi mới, góp phần nâng cao vị thế của Xí Nghiệp. Nên nếu trong đà phát triển, Xí Nghiệp sinh ra được lợi nhuận hoặc huy động được thêm nguồn vốn dài hạn, thì đây chỉ là hiện tượng nhất thời, không đáng ngại. Vì vốn dài hạn sẽ dần dần tăng lên bằng mức TSDH đem đầu tư và vốn luân lưu sẽ tăng cao trở lại. Sang năm 2009, tốc độ tăng của nguồn vốn dài hạn nhanh hơn tốc độ tăng của TSDH làm cho vốn luân lưu tăng từ 407 triệu đồng lên 1.162 triệu đồng. Điều này là do nguồn vốn tự có của Xí Nghiệp tăng 11% so với năm 2008 (từ 9.215 triệu đồng lên 10.231 triệu đồng) trong khi TSDH chỉ tăng thêm có 3%. Sự gia tăng vốn ngắn hạn dựa trên nguồn vốn tự có của Xí Nghiệp là rất tốt. Điều này có nghĩa rằng Xí Nghiệp hoạt động thu được lợi nhuận hay huy động được thêm vốn từ bên ngoài. Nguồn vốn luân lưu dương, thấp nhất đạt 407 triệu đồng năm 2008, điều này cho thấy Xí Nghiệp có khả năng chi trả nợ khi tới hạn trả. Tóm lại, vốn luân lưu dương phản ánh TSDH được tài trợ một cách vững vàng, nợ ngắn hạn ít. Qua 3 năm tổng TSNH lớn hơn nợ ngắn hạn và đến năm 2009 khả năng thanh toán của Xí Nghiệp tốt, sự độc lập tài chính ở mức cao. Xí Nghiệp còn có khả năng vay dài hạn vì vào năm 2009 Xí Nghiệp không có vay dài hạn. Hiệu quả sử dụng vốn tại Xí Nghiệp Bao Bì An Giang GVHD: Ths. Ngô Văn Quí 4.4.2.2 Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) Để đánh giá đúng đắn hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh cần phải kết hợp bản chất của ngành với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Ta hãy xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm (2007 – 2009) trong bảng dưới đây: Bảng 4.21: Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu ĐVT:Triệu đồng Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Lợi nhuận ròng -29 87,2 898,6116,2 -401% 811,4 931% Doanh thu thuần 22.591 29.712 33.8147.121,0 32% 4.102,0 14% ROS (%) -0,13% 0,29% 2,66%0,4% -329% 2% 805% Nguồn: P. Kế toán của Xí Nghiệp Bao Bì An Giang Biểu đồ 4.13: Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu % 0,29% 2,66% -0,13% -0,50% 0,00% 0,50% 1,00% 1,50% 2,00% 2,50% 3,00% Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 ROS (%) Tỷ số này phản ánh 1 đơn vị doanh thu đem lại mấy đơn vị lợi nhuận. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lợi của đồng vốn càng cao. Trong năm 2007, tổng doanh thu thấp hơn so với tổng chi phí chính điều này làm cho lợi nhuận bị âm, kéo theo tỷ suất sinh lợi trên doanh thu âm, cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được lợi nhuận ở mức thấp nhất là -0,13 đồng lợi nhuận, một con số khá thấp nhưng lại được gia tăng qua các năm, năm 2008 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được lợi nhuận là 0,29 đồng lợi nhuận. Năm 2009, cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được lợi nhuận là 2,66 đồng doanh thu. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu bị âm, vì thực tế trong năm 2007 Xí Nghiệp đã đầu tư thêm dây chuyền sản xuất mới và giá nguyên liệu đầu vào tăng nên làm gia tăng SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 51 Lớp : 7TC Hiệu quả sử dụng vốn tại Xí Nghiệp Bao Bì An Giang GVHD: Ths. Ngô Văn Quí chi phí nhưng điều này mang tính khách quan nên không đáng lo ngại, thực tế đã chứng minh là đúng khi năm 2008, 2009 tỷ suất này tăng lên trở lại, tuy tỷ suất sinh lợi không lớn nhưng lại đạt tỷ lệ thay đổi phần trăm rất cao, năm 2008 tỷ suất này tăng lên là 0,29, tăng 329% so với năm 2007; năm 2009 tỷ suất này là 2,66 tăng 805% so với năm 2008. Nhìn chung, qua các năm hoạt động sản xuất kinh doanh lợi nhuận đem về là rất thấp, có năm bị âm. Điều này làm cho tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của Xí Nghiệp là rất thấp tuy nhiên ROS vẫn đang tăng trưởng, đây cũng là dấu hiệu đáng mừng cho Xí Nghiệp, Xí Nghiệp cần có chính sách cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết và đẩy nhanh tốc độ bán hàng để gia tăng thêm ROS. 4.4.2.3 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) Vốn trong doanh nghiệp được dùng để tiến hành sản xuất kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có thể thực hiện việc tái sản xuất, mở rộng quy mô của mình. Mức độ tái sản xuất, mở rộng quy mô hoạt động như thế nào còn phụ thuộc vào khả năng sinh lợi của tài sản của đơn vị. Vì vậy, đánh giá khả năng sinh lợi của tài sản qua các năm (2007 – 2009) là cần thiết và được thể hiện thông qua bảng và biểu đồ bên dưới: Bảng 4.22: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ĐVT:Triệu đồng Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Lợi nhuận ròng -29 87,2 898,6 116,2 -401% 811,4 931% Tổng tài sản 8.858 15.624 18.585 6.766 76% 2.961 19% ROA (%) -0,33% 0,56% 4,84% 0,89% -270% 4% 766% Nguồn: P. Kế toán của Xí Nghiệp Bao Bì An Giang Biểu đồ 4.14: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản % 0,56% 4,84% -0,33% -1,00% 0,00% 1,00% 2,00% 3,00% 4,00% 5,00% 6,00% Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 ROA (%) SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 52 Lớp : 7TC Hiệu quả sử dụng vốn tại Xí Nghiệp Bao Bì An Giang GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 53 Lớp : 7TC Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là đo lường khả năng 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản của Xí Nghiệp sẽ thu được bao nhiêu lợi nhuận ( khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư). Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của Xí Nghiệp không được cao thậm chí còn bị âm trong năm 2007 (-0,33%). Nguyên nhân là trong năm tình hình sản xuất kinh doanh thay đổi, giá nguyên vật liệu tăng nhưng lại khan hiếm nguồn nguyên vật liệu, Xí Nghiệp có những thời kỳ không sản xuất kinh doanh mà vẫn phải trả lương cho công nhân viên, trích khấu hao tài sản dài hạn, chính các khoản này đã làm cho phần lợi nhuận của Xí Nghiệp giảm xuống và bị lỗ trong năm. Nhưng đến năm 2008 tỷ số này đã có chiều hướng tốt, tăng 0,89% so với năm 2007 đây là biểu hiện khả quan trong hoạt động kinh doanh của đơn vị. Khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư vào Xí Nghiệp trong năm 2009 là 4,84%, tỷ suất sinh lợi tăng 4% so với năm 2008. Nguyên nhân là lợi nhuận ròng trong năm 2009 gia tăng cao đạt 898,6 triệu đồng tương đương tăng 931%, trong khi tổng tài sản chỉ tăng 19% so với năm 2008. Lợi nhuận tăng do hoạt động kinh doanh đầu tư tài chính và các lợi nhuận từ những hoạt động thanh lý, thu bán tài sản, thu hồi được những khoản nợ đã khóa sổ,… Nhìn chung, với đồng vốn bỏ ra đầu tư đều có mang lại lợi nhuận cho Xí Nghiệp nhưng với một tỷ lệ rất thấp, nhưng trong năm 2009 là tăng cao nhất, đây là tình trạng biểu hiện tốt, do vậy các nhà quản lý Xí Nghiệp cần tập trung hơn nữa để phát huy sức mạnh, lợi thế để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn. 4.4.2.4 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu phản ánh hiệu quả của vốn tự có của doanh nghiệp, tỷ số này càng cao càng tốt và được thể hiện cụ thể thông qua bảng dưới đây: Bảng 4.23: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ĐVT:Triệu đồng Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Lợi nhuận ròng -29 87,2 898,6 116,2 -401% 811,4 931% Vốn CSH 5.221 8.056 10.231 2.835 54% 2.175 27% ROE (%) -0,56% 1,08% 8,78% 2% -295% 8% 711% Nguồn: P. Kế toán của Xí Nghiệp Bao Bì An Giang Hiệu quả sử dụng vốn tại Xí Nghiệp Bao Bì An Giang GVHD: Ths. Ngô Văn Quí Biểu đồ 4.15: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu % 1.08% 8.78% -0.56% -2.00% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 ROE (%) Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư quan tâm vì khả năng sinh lợi của nó trên vốn nhà đầu tư bỏ ra kinh doanh, tỷ suất sinh lợi này tăng dần qua các năm thể hiện đồng vốn đầu tư có hiệu quả. Ta thấy rõ có sự biến động liên tục trong 3 năm qua. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cao nhất là năm 2009, đạt 8,78%, tức là cứ 100 đồng vốn bỏ ra kinh doanh thì đem lại 8,78 đồng lợi nhuận thuần. Nhưng con số này bị âm trong năm 2007 và chỉ đạt -0,56% nguyên nhân là do doanh thu năm 2007 giảm mạnh, chi phí lớn dẫn tới lợi nhuận ròng bị âm làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong năm đạt kết quả không tốt. Nhưng đến năm 2008 tỷ số này lại tăng lên 2% và đạt 1,08%, tức 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào đầu tư kinh doanh đem lại 1,08 đồng lợi nhuận thuần. Do hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp đã dần ổn định trở lại và còn phát triển mạnh hơn nữa, thể hiện qua doanh thu trong năm 2008 tăng 32% so với 2007, làm cho lợi nhuận ròng tăng 401%, kéo theo sự tăng trưởng của tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu là 1,08%. Năm 2009 khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư tăng cao, cứ 100 đồng vốn đầu tư chi ra thu được 8,78 đồng lợi nhuận, tăng 8% so với năm 2008. Năm 2007 giảm khả năng sinh lợi do Xí Nghiệp mua nhiều thiết bị hiện đại làm gia tăng chi phí khấu hao, tác động làm lợi nhuận ròng giảm. Bên cạnh đó, còn có sự cạnh tranh từ các công ty cùng ngành, giảm doanh thu. Sự tăng cao của tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu năm 2008 và 2009 là do Xí Nghiệp đã sử dụng tốt tất cả các loại tài sản có hiệu quả, nâng cao hiệu suất tài sản làm tăng doanh thu. Nhưng nói chung, mức sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của Xí Nghiệp là khá tốt, chứng tỏ vốn chủ sở hữu bỏ ra đầu tư là đạt hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, Xí Nghiệp cần phải duy trì và phát huy hơn nữa để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 54 Lớp : 7TC Hiệu quả sử dụng vốn tại Xí Nghiệp Bao Bì An Giang GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 55 Lớp : 7TC 4.4.2.5 Khả năng sinh lợi căn bản của Xí Nghiệp Bảng 4.24: Khả năng sinh lợi căn bản của Xí Nghiệp ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 EBIT 779 1.566,2 1.380,1 Tổng tài sản 8.858 15.624 18.585 Khả năng sinh lợi căn bản 8,79% 10,02% 7,43% Nguồn: P. Kế toán của Xí Nghiệp Bao Bì An Giang Bảng 4.24 cho thấy khả năng sinh lợi căn bản của Xí Nghiệp có nhiều biến động, cụ thể khả năng sinh lợi căn bản năm 2007 là 8,79%, điều này cho biết từ một đồng tài sản bỏ ra Xí Nghiệp thu được 0,0879 đồng lợi nhuận. Năm 2008 tỷ số này tăng lên 10,02%, tức là cứ một đồng tài sản bỏ ra thì thu được 0,1002 đồng lợi nhuận, lợi nhuận thu được chính là lợi nhuận trước thuế và có tính thêm lãi vay. Tuy nhiên, tỷ số này lại giảm mạnh vào năm 2009 nguyên nhân là do năm 2009 Xí Nghiệp không vay dài hạn nên làm cho tỷ số này giảm đáng kể. Mặt khác, thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, sau khi loại trừ đi phần thu nhập bất thường, cho thấy hiệu quả kinh doanh của Xí Nghiệp tăng qua các năm. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2007 là -29.486.112 đồng thì sang năm 2008 đã tăng lên 87.239.300 đồng và đạt 898.683.801 đồng vào năm 2009. Tỷ suất lợi nhuận của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hàng năm cũng thay đổi đáng kể. Điều này chứng tỏ Xí Nghiệp vẫn khai thác một cách hiệu quả về năng lực vốn, lao động, cơ sở vật chất, kỹ thuật… Bảng 4.25: So sánh khả năng sinh lời của vốn CSH với của TTS Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Khả năng sinh lời của vốn CSH -0,56% 1,08% 8,78% 1,64% -294,87% 7,7% 711,43% Khả năng sinh lời của tổng tài sản -0,33% 0,56% 4,84% 0,89% -270,48% 4,28% 766,32% * Vào năm 2007 Xí Nghiệp sử dụng 3.636 triệu đồng vốn vay. Nếu so sánh lợi nhuận với tổng vốn sử dụng thì khả năng sinh lời của tổng tài sản là -0,33% cao hơn khả năng sinh lời của vốn CSH là -0,56%. * Vào năm 2008 Xí Nghiệp sử dụng 7.567 triệu đồng vốn vay. Nếu so sánh lợi nhuận với tổng vốn sử dụng thì khả năng sinh lời của tổng tài sản là 0,56% thấp hơn Hiệu quả sử dụng vốn tại Xí Nghiệp Bao Bì An Giang GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 56 Lớp : 7TC khả năng sinh lời của vốn CSH là 1,08%. Như vậy, có thể nói với 1 đồng vốn từ mọi nguồn đem lại 0.108 đồng lợi nhuận. * Vào năm 2009 Xí Nghiệp sử dụng 8.354 triệu đồng vốn vay. Nếu so sánh lợi nhuận với tổng vốn sử dụng thì khả năng sinh lời của tổng tài sản là 4,84% thấp hơn khả năng sinh lời của vốn CSH là 8,78%. Như vậy có thể nói với 1 đồng vốn từ mọi nguồn đem lại 0.0878 đồng lợi nhuận. Tóm lại: Trong năm 2008, Xí Nghiệp đã gia tăng đòn cân nợ để tăng khả năng sinh lời của vốn CSH, việc sử dụng vốn vay này cho thấy Xí Nghiệp đã tận dụng tốt được cơ hội trên thị trường. Trong năm 2008, để giảm rủi ro tài chính, Xí Nghiệp đã giảm các khoản vay bên ngoài, cụ thể là Xí Nghiệp giảm vay dài hạn. Trong năm 2009 với sự tăng lên của doanh thu và lợi nhuận, Xí Nghiệp có thể vay vốn bên ngoài để gia tăng thêm tỷ suất sinh lời trên vốn CSH nhưng Xí Nghiệp lại tiếp tục giảm các khoản nợ phải trả bằng cách không vay dài hạn. Sự gia tăng đòn cân nợ trong lúc tình hình kinh doanh của Xí Nghiệp đang thuận lợi là động lực thúc đẩy Xí Nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, Xí Nghiệp đã không tận dụng được điều này, các khoản vay tiếp tục giảm đã khiến Xí Nghiệp không tận dụng được cơ hội gia tăng thêm ROE. 4.5 Phân tích Dupont: Sơ đồ phân tích Dupont là một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của Xí Nghiệp, trong đó các chỉ số tài chính đều có sự tương tác lẫn nhau, qua đó cho biết được nguyên nhân sâu xa của việc tăng hay giảm của từng tỷ số. Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Xí Nghiệp, chúng ta xem xét chỉ tiêu về tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE). Hiệu quả sử dụng vốn tại Xí Nghiệp Bao Bì An Giang GVHD: Ths. Ngô Văn Quí Sơ đồ 4.2: Phân tích Dupont so sánh các tỷ số tài chính trong 2 năm 2007 và 2008 của Xí Nghiệp bao bì An Giang ROA Tăng 0,89% TTS/VCSH Giảm 7% ROS Tăng 0,4% Vòng quay tài sản Giảm 65% Lãi ròng Tăng 3,01 lần Doanh thu Tăng 1,32 lần Doanh thu Tăng 1,32 lần Tổng tài sản Tăng 1,76 lần Giá vốn hàng bán Tăng 1,29 lần Thuế thu nhập DN Lãi vay Tăng 1,83 lần Chi phí HĐTC Tăng 1,82 lần TS dài hạn Tăng 1,57 lần TS Ngắn hạn Tăng 2 lần Tiền Tăng 25 lần Tài sản ngắn hạn khác Giảm 4,91 lần Hàng tồn kho Tăng 2,6 lần Khoản phải thu Tăng 10,2 lần Doanh thu Tăng 1,32 lần Tổng chi phí Tăng 1,31 lần ROE Tăng 2% SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 57 Lớp : 7TC Hiệu quả sử dụng vốn tại Xí Nghiệp Bao Bì An Giang GVHD: Ths. Ngô Văn Quí Sơ đồ 4.3: Phân tích Dupont so sánh các tỷ số tài chính trong 2 năm 2008 và 2009 của Xí Nghiệp bao bì An Giang ROA Tăng 4% TTS/VCSH Tăng 3% ROS Tăng 2,37% Vòng quay tài sản Giảm 8% Lãi ròng Tăng 10,3 lần Doanh thu Tăng 1,14 lần Doanh thu Tăng 1,14 lần Tổng tài sản Tăng 1,19 lần Giá vốn hàng bán Tăng 1,14 lần Thuế thu nhập DN Lãi vay Giảm 3,076 lần Chi phí HĐTC Giảm 3,07 lần TS dài hạn Tăng 1,03 lần TS Ngắn hạn Tăng 1,4 lần Tiền Tăng 1,3 lần Tài sản ngắn hạn khác Hàng tồn kho Tăng 1,43 lần Khoản phải thu Tăng 1,4 lần Doanh thu Tăng 1,14 lần Tổng chi phí Tăng 1,1 lần ROE Tăng 8% Giảm 1,36 lần SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 58 Lớp : 7TC Hiệu quả sử dụng vốn tại Xí Nghiệp Bao Bì An Giang GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 59 Lớp : 7TC Sơ đồ Dupont trên thể hiện số lần chênh lệch các chỉ số tài chính của năm 2008 so với năm 2007. Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần càng cao chứng tỏ đồng vốn đầu tư vào Xí Nghiệp đem lại lợi nhuận càng cao, sơ đồ Dupont cũng chính là sự thể hiện phần trăm thay đổi của suất sinh lợi thể hiện qua hai chỉ số: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và chỉ số (tổng tài sản / vốn CSH). Trên cùng là ROE, ROE này là kết quả của ROA nhân cho (Tổng TS/Vốn CSH), vì vậy ROE tăng hay giảm là do 2 yếu tố trên quyết định. Muốn tăng ROE thì phải tăng một trong hai nhân tố ROA hoặc tăng tỷ số tổng tài sản/vốn CSH, tuy nhiên ROA lại phụ thuộc vào các chỉ số phía dưới, vì vậy để cải thiện ROE thì phải cải thiện những nhân tố cơ bản nhất, là những nhân tố ảnh hưởng lên tất cả các nhân tố khác như: Doanh thu, Tổng chi phí, lãi ròng, …, tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn. Nhìn vào sơ đồ 4.2, ta nhận thấy rằng: nhân tố tác động tới tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu chính là lợi nhuận ròng (doanh thu - tổng chi phí) và tài sản của Xí Nghiệp. ROE tăng là do lợi nhuận ròng tăng, nó tác động tốt tới tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. ta thấy được chuỗi ảnh hưởng liên hoàn sau: ROE năm 2008 tăng 2% so với ROE 2007, nguyên nhân của sự tăng nhẹ này là do sự gia tăng của ROA (ROA tăng 0,89% so với 2007), chủ yếu nguyên nhân tăng ROA là do ROS tăng 0,4%, mà ROS tăng là do lãi ròng tăng 3,01 lần, sự gia tăng của lãi ròng chính là nhờ sự gia tăng của doanh thu cao hơn chi phí, tuy nhiên sự gia tăng của doanh thu không lớn hơn sự gia tăng của chi phí là bao nhiêu (doanh thu tăng 1,32 lần trong khi chi phí cũng tăng 1,31 lần), do giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động tài chính và lãi vay đều tăng nên đã làm cho chi phí tăng gần như tương đương doanh thu. Ngoài ra, một yếu tố làm ảnh hưởng đến ROE là vòng quay tổng tài sản, ta thấy vòng quay tổng tài sản giai đoạn 2007-2008 giảm (từ 2,55 vòng năm 2007 giảm xuống 1,9 vòng năm 2008) do tốc độ tăng doanh thu thuần chưa theo kịp tốc độ tăng của tổng tài sản (tốc độ doanh thu tăng 32% trong khi tốc độ tăng của tổng tài sản là 76%) vì chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho giá nguyên vật liệu tăng cao kéo theo giá thành sản phẩm tăng nên làm cho tốc độ tăng doanh thu bị chậm lại. Cũng trong năm 2008 Xí Nghiệp đang tập trung đầu tư tài sản, thiết bị, máy móc mới nên đây cũng là nguyên nhân làm tăng tổng tài sản. Năm 2008, cứ 100 đồng tài sản Xí Nghiệp đem đi đầu tư thì thu về 0,56 đồng lợi nhuận tăng 0,89% so với năm 2007 (là – 0,33 đồng lợi nhuận). Điều này cho thấy tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của Xí Nghiệp có xu hướng tăng, tuy nhiên hiệu suất sử dụng tổng tài sản lại giảm đáng kể. Vậy, do năm 2008 chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động không tốt đến tốc độ tăng doanh thu. Bên cạnh đó, các khoản chi phí tăng mạnh đặc biệt là chi phí tài chính và giá vốn hàng bán đã làm cho ROE năm 2008 chỉ tăng nhẹ khoảng 2% so với năm 2007. Xí nghiệp nên điều chỉnh hoặc cắt giảm bớt đến mức có thể các khoản mục như: giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động tài chính và lãi vay nếu muốn gia tăng ROE. Tuy nhiên đây cũng không phải là cách duy nhất để tăng ROE, Xí nghiệp có thể gia tăng vòng quay tài sản bằng cách giảm tổng tài sản, chẳng hạn như giảm bớt lượng tiền mặt tại quỹ, giảm khoản phải thu, giảm lượng hàng tồn kho trong kho hay thanh lý một số tài sản không cần thiết để tăng ROE. Sang năm 2009, theo sơ đồ 4.3 bên dưới, ta tiếp tục thấy chuỗi ảnh hưởng liên hoàn sau: ROE có sự gia tăng đáng phấn khởi hơn, tăng 8% so với 2008, nguyên nhân là ROA tăng khá đến 4% so với 2008, ROA tăng là do ROS tăng 2,37%, mà nguyên nhân của sự gia tăng ROS là do lãi ròng tăng lên 10,3 lần so với năm 2008, có được sự gia tăng đó của lãi ròng chính là nhờ doanh thu có tỷ lệ tăng cao hơn so với chi phí và tỷ Hiệu quả sử dụng vốn tại Xí Nghiệp Bao Bì An Giang GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 60 Lớp : 7TC lệ này cao hơn giai đoạn 2007-2008 (07/08 doanh thu tăng 1,32 lần thì chi phí cũng tăng gần bằng là 1,31 lần, 09/08 doanh thu tăng đến 1,14 lần thì chi phí chỉ còn tăng khoảng 1,1 lần), sở dĩ có được khoản chi phí tăng ít này là do sự sụt giảm của chi phí hoạt động tài chính và lãi vay ( chi phí hoạt động tài chính giảm 3,07 lần còn lãi vay giảm 3,076 lần) và do Xí nghiệp đã có những chính sách cắt giảm các chi phí phù hợp với tình hình kinh doanh. Tóm lại, ROE năm 2009 được cải thiện và tăng 8% so với năm 2008 là do Xí nghiệp đã cắt giảm được chi phí lãi vay và chi phí hoạt động tài chính, do trong năm Xí nghiệp không có vay dài hạn như các năm trước nên Xí nghiệp chỉ phải trả lãi vay hoạt động ngắn hạn, do đó đã làm cho ROE được cải thiện. Ngoài ra Xí nghiệp có thể làm tăng thêm ROE bằng con đường tăng vòng quay tài sản bằng cách tăng doanh thu và giảm hơn nữa lượng tiền mặt tại quỹ, khoản phải thu, giảm lượng hàng tồn kho trong kho. Tuy nhiên trong thực tế, việc giảm lượng tiền mặt cũng không nên quá thấp vì như thế sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của Xí nghiệp khi có việc cần chi trả. Nhìn chung, hiệu quả sử dụng vốn thể hiện qua chỉ tiêu về suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, chỉ số này của đơn vị chưa được cao trong cả ba năm. Và trước tình hình thực tế của đơn vị, ta nhận thấy có sự tiến bộ rõ rệt trong năm vừa qua, các chỉ tiêu liên quan tới hiệu quả sử dụng vốn đã không ngừng được nâng cao. Hy vọng trong thời gian tới hiệu quả sử dụng vốn của Xí Nghiệp sẽ được nâng cao hơn nữa. 4.6 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí Nghiệp bao bì An Giang: Trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt của nền kinh tế thị trường, bảo toàn vốn là một yêu cầu rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Việc sử dụng có hiệu quả vốn phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý vốn. Qua quá trình phân tích và đánh giá tình hình sử dụng vốn tại Xí Nghiệp bao bì An Giang cho thấy việc quản lý và sử dụng nguồn vốn là tương đối tốt. Ngoài các giải pháp mà Xí Nghiệp đã đề ra và với tình hình dự báo năm 2010 tôi xin đề ra một số giải pháp sau đây nhằm giúp Xí Nghiệp có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa: - Xí Nghiệp cần tăng vòng quay toàn bộ vốn, đặc biệt là tăng tốc độ chu chuyển vốn ngắn hạn nhanh hơn nữa để tăng lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn. Qua phân tích cho thấy muốn thực hiện điều đó biện pháp cần làm trước tiên là Xí Nghiệp phải tăng nhanh vòng quay của HTK, bởi vì đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong TSNH. HTK tăng qua các năm làm giảm kết quả hoạt động của Xí Nghiệp do đó cần phải đánh giá lại các khoản mục hàng hóa để xem khoản mục nào làm cho HTK tăng cao mà xây dựng chính sách tồn kho hợp lý hơn trong tương lai bằng cách giảm hàng tồn kho, chuyển đổi HTK thành tiền để bù đắp cho nợ ngắn hạn ngân hàng, để tăng vòng quay tài sản từ đó tăng ROE và tăng hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó Xí Nghiệp cần chủ động hơn trong khâu tiêu thụ nhằm hạn chế đến mức có thể tình trạng tồn kho cao như hiện nay. Để làm được điều này đòi hỏi đội ngũ nhân viên bán hàng phải chuyên nghiệp, chủ động tìm kiếm khách hàng trong lẫn ngoài tỉnh, có thể chủ động chào mời sang hai nước láng giềng như Campuchia, Lào. - Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn qua các năm của Xí Nghiệp đa phần theo tỷ lệ gần như là 5:5. Với cơ cấu này thì có thể coi là khá rủi ro cho Xí Nghiệp, thể hiện ở chổ nếu Xí Nghiệp hoạt động có hiệu quả không tốt thì nó chẳng những làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm mà nó còn kéo theo việc Xí Nghiệp phải gánh chịu thêm một khoản lãi vay từ một khoản vay không hiệu quả. Do đó, Xí Nghiệp cần thay Hiệu quả sử dụng vốn tại Xí Nghiệp Bao Bì An Giang GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 61 Lớp : 7TC đổi lại cơ cấu vốn, việc thay đổi nguồn vốn CSH là điều không thể vì nguồn vốn đó từ công ty mẹ chuyển xuống nên Xí Nghiệp chỉ có thể thay đổi cơ cấu nợ phải trả. Năm 2009, Xí Nghiệp không vay dài hạn nhưng nhờ tận dụng được chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ nên Xí Nghiệp đã mạnh dạng vay nợ ngắn hạn làm cho nợ ngắn hạn năm 2009 tăng hơn 30% so với năm 2008. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp tốt cho Xí Nghiệp vì phải gánh chịu chi phí lãi vay quá cao (khoảng 481.486.563 đồng) và sang năm 2010 chính phủ đã bỏ chính sách hỗ trợ lãi suất nên sẽ gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp do đó việc giảm HTK để trả nợ vay ngân hàng hạn chế lãi vay là điều Xí Nghiệp cần làm trước tiên. Xí Nghiệp cũng có thể tận dụng hết hạn mức của khoản mục khoản phải trả người bán thay cho vay nợ ngắn hạn như thế sẽ không chịu chi phí lãi vay. - Ngoài ra, Xí Nghiệp có thể tăng hiệu quả sử dụng vốn bằng cách thanh lý những tài sản không cần thiết hoặc những tài sản đã hết thời gian khấu hao. Chẳng hạn, Xí Nghiệp có thể thanh lí dây chuyền máy móc cũ, các thiết bị không còn sử dụng đi kèm với dây chuyền máy móc cũ, các phụ phẩm, phế phẩm,… Nhằm gia tăng tối đa hiệu quả của nguồn vốn đến mức có thể. - Khoản phải thu của Xí Nghiệp là quá cao trong khi vòng quay khoản phải thu lại thấp, điều này nghĩa là Xí nghiệp cho khách hàng nợ nhiều mà khả năng thu hồi nợ thì lại kém. Lúc này KPT khách hàng có qui mô lớn nhưng doanh số đã giảm và lợi nhuận có thể thấp hơn mức đáng lẽ phải đạt được. Do vậy, trong năm tới Xí Nghiệp phải thay đổi chính sách thu tiền sao cho hợp lí hơn, nhằm rút ngắn thời gian thu tiền và hạn chế tình trạng nợ xấu. Nói cách khác Xí Nghiệp cần xây dựng chính sách bán chịu sao cho KPT có thể chuyển hoá thành tiền trong một khoản thời gian hợp lý trong mối quan hệ với chính sách bán hàng và chính sách quản trị KPT khách hàng nhưng đồng thời không ảnh hưởng tới doanh thu. Cụ thể, Xí Nghiệp có thể lập ra một bảng kê thời hạn của các tài khoản KPT khách hàng nhằm quản lý các khoản phải thu khách hàng quá hạn và chưa quá hạn. Cách này phân loại KPT khách hàng vào thời điểm nhất định theo tỷ lệ phần trăm hóa đơn nợ của các tháng trước. Tùy vào kết luận rút ta từ bảng kê, Xí Nghiệp sẽ đưa ra quyết định tiếp tục chính sách tín dụng hay phải tiến hành thu hồi nợ đối với khách hàng. Ngoài ra Xí Nghiệp có thể thu hút thêm lượng khách hàng bằng cách giảm giá đối với những khách hàng trả nợ trước thời hạn với mức chiết khấu do Xí Nghiệp định ra. Mặt khác, hiệu quả sử dụng nguồn vốn thể hiện qua tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE). Như vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Xí Nghiệp cần đặc biệt chú trọng nâng cao chỉ số ROE của Xí Nghiệp bằng cách: Tăng doanh thu: Nhìn chung bằng những nỗ lực, cố gắng hết mình, Xí Nghiệp không những đã đưa tổng doanh thu tăng dần qua các năm, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của mình với các doanh nghiệp trong cùng ngành. Tuy nhiên với xu thế mở cửa hội nhập như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành là không thể tránh khỏi, do đó Xí Nghiệp cần có những biện pháp đối phó nhất là đối với các đối thủ trong lĩnh vực sản xuất bao bì. Ngoài ra, Xí Nghiệp cũng cần tập trung khai thác tốt điểm mạnh của mình trong lĩnh vực sản xuất chủ lực của Xí Nghiệp để không ngừng nâng cao doanh số bán ra. Như vậy để tăng doanh thu thì yêu cầu trước tiên là tăng lượng tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Xí Nghiệp cần mở rộng thêm thị trường tiêu thụ sang các tỉnh thành lân cận có các khu chế xuất, khu công nghiệp lớn như Cần Thơ, Vĩnh long và tân dụng lợi thế về vị trí của tỉnh vùng biên giới mà tăng cường xuất khẩu sang Campuchia. Được biết tại Phnômpênh đã khởi công xây dựng nhà máy xi măng từ Hiệu quả sử dụng vốn tại Xí Nghiệp Bao Bì An Giang GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 62 Lớp : 7TC năm 2009. Xí Nghiệp có thể chủ động tìm kiếm và chào mời trước để tìm đầu ra cho sản phẩm bao xi măng. Giảm chi phí: Tổng chi phí tại Xí Nghiệp qua 3 năm có xu hướng tăng cao, sự gia tăng này chủ yếu là do chi phí nguyên vật liệu mua vào có giá cao nên giá vốn hàng bán cao. Do đó Xí Nghiệp cần phải có chính sách thu mua và tồn trữ nguyên vật liệu hợp lý để có thể kiểm soát chi phí giá vốn hàng bán, nâng cao lợi nhuận. Ngoài ra, tổng chi phí tăng còn do sự gia tăng quá lớn trong chi phí lãi vay. Đây cũng là nhân tố Xí Nghiệp cần xem xét kỹ khi quyết định đi vay, làm sao cho việc sử dụng vốn vay có hiệu quả nhất. Xí Nghiệp cần có các biện pháp chủ động hơn trong việc kiểm soát chi phí nguyên vật liệu, chẳng hạn như tìm kiếm các hợp đồng bao tiêu giá cả nguyên vật liệu đầu vào trong dài hạn khi giá nguyên vật liệu đầu vào tăng để tránh sự gia tăng quá cao khoản mục phí này. Đồng thời tận dụng tối đa nguồn nguyên vật liệu đầu vào trong quá trình sản xuất, phải có kế hoạch hạn chế thất thoát, hao phí nguyên vật liệu trong khi vận hành sản xuất cũng như khi vận chuyển. Hiệu quả sử dụng vốn tại Xí Nghiệp Bao Bì An Giang GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 63 Lớp : 7TC CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ F G 5.1 Kết luận Cùng với xu thế hội nhập của cả nước trong nền kinh tế thị trường nhiều khó khăn và thử thách. Tất cả các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đều gặp khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhà nước đang trong giai đoạn cổ phần hóa như hiện nay thì điều này càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc Xí Nghiệp, và tinh thần làm việc của tất cả các Công Nhân Viên trong Xí Nghiệp mà Xí Nghiệp đã vượt qua được những trở ngại trước mắt và vươn lên có chỗ đứng trên thị trường trong cả nước. Xí Nghiệp luôn đạt doanh thu cao trong năm gần đây, bên cạnh đó, nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng lên cao chủ yếu là từ nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu. Qua quá trình thực tập và phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Xí Nghiệp bao bì An Giang qua ba năm 2007, 2008, 2009 ta có thể thấy được việc sử dụng vốn tại Xí Nghiệp tương đối hiệu quả, lợi nhuận mang về có xu hướng tăng mặc dù có năm bị âm. Chứng tỏ Xí Nghiệp biết cách quản lý, cũng như đánh giá đúng tình hình thực lực của chính mình mà đề ra các chỉ tiêu doanh thu để đạt đến kết quả cuối cùng là lợi nhuận. Trước sự chuyển đổi của nền kinh tế theo cơ chế thị trường, Xí Nghiệp bao bì An Giang cũng như nhiều đơn vị khác đã gặp không ít khó khăn, thị trường là nơi buộc các doanh nghiệp xem xét lại tình hình sản xuất kinh doanh của chính mình. - Doanh thu là một chỉ tiêu tiên quyết hết sức quan trọng để Xí Nghiệp làm cơ sở trang trãi các khoản chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh và đem lại một khoản lợi nhuận nhất định cho doanh nghiệp. Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Xí Nghiệp đã cho thấy phần nào những thuận lợi và khó khăn trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Song, Xí Nghiệp đã khẳng định được vị trí của mình trên thương trường bằng cách luôn đạt doanh thu cao trong tình hình kinh tế khó khăn. - Lợi nhuận là giai đoạn cuối cùng của Xí Nghiệp, đây là nhân tố quan trọng mà mọi doanh nghiệp đều hướng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với Xí Nghiệp chẳng những kinh doanh để kiếm lời mà còn tạo công ăn việc làm và giúp tỉnh hoàn thành tốt các mục tiêu kinh tế xã hội đề ra. - Bên cạnh đó Xí Nghiệp vẫn còn nhiều mặt hạn chế như: chưa đầu tư đúng mức cho việc nghiên cứu thị trường, chưa tận dụng hết công suất máy móc thiết bị hiện có, nguồn vốn chưa được khai thác tối ưu vì còn bị khách hàng chiếm dụng nhiều, chi phí sản xuất còn khá cao,… - Với sự năng động, sáng tạo, đoàn kết của Đảng Ủy, Ban Giám Đốc và sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên nên Xí nghiệp vẫn ổn định và đứng vững trên thương trường, đời sống người lao động không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên, qua phân tích ta cũng nhận thấy hiệu quả sử dụng vốn của Xí Nghiệp là chưa cao, cần phải không ngừng khai thác và phát huy sức mạnh, lợi thế về tính đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình. Trong hoàn cảnh như hiện tại, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thì Xí Nghiệp cần phải tăng Hiệu quả sử dụng vốn tại Xí Nghiệp Bao Bì An Giang GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 64 Lớp : 7TC doanh thu và đồng thời cắt giảm chi phí một cách hiệu quả và hợp lý hơn nữa để có thể cạnh tranh với các DN cùng ngành, và có thể đứng vững trên thị trường. Hy vọng trong thời gian tới đơn vị sẽ sử dụng nguồn vốn ngày càng hiệu quả hơn trước và khi đối mặt với những thách thức, gian nan mới Xí Nghiệp sẽ vượt qua được và chiến thắng, vững vàng bước vào xu thế hội nhập. Qua quá trình thực tập và thực hiện đề tài này đã giúp tôi liên kết hệ thống kiến thức đã học trong bốn năm qua, tạo cho tôi có cái nhìn sâu sắc hơn về hiệu quả sử dụng vốn cũng như sự khác biệt của thực tế kinh doanh và lý thuyết đã học, qua đó giúp tôi vận dụng linh hoạt hơn những kiến thức đã học vào thực tiễn. Với đề tài này tôi hy vọng đã trình bày phần nào về hiệu quả sử dụng vốn của Xí Nghiệp bao bì An Giang. Tuy nhiên do thời gian hạn chế cũng với kiến thức chưa chuyên sâu nên đề tài còn nhiều hạn chế, tôi rất mong được sự chỉ dạy của quý thầy cô và Ban Giám Đốc Xí Nghiệp góp phần làm cho đề tài thêm hoàn chỉnh. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ dạy nhiệt tình của thầy Ngô Văn Quí và sự hỗ trợ nhiệt tình của tập thể cán bộ công nhân viên Xí Nghiệp bao bì An Giang. 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Đối với nhà nước Cần có những chính sách ưu tiên trong lĩnh vực sản xuất bao bì trong nước như: - Giảm thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu đầu vào cũng như các dây chuyền công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh. - Song song đó, cần có chính sách ưu tiên cho việc nghiên cứu cũng như sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ sinh học để có thể tự tạo ra nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước. - Khuyến khích xuất khẩu bằng cách giảm thuế xuất khẩu đối với sản phẩm bao bì. - Sáp nhập hoặc cho giải thể đối với các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. - Sử lý thích đáng các trường hợp vi phạm đạo đức kinh doanh, gian lận, không đảm bảo vấn đề môi trường. 5.2.2 Đối với Xí Nghiệp Trong điều kiện nền kinh tế đang mở cửa và có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, buộc các doanh nghiệp phải tìm phương thức kinh doanh co hiệu quả để tồn tại và phát triển. Để làm được điều đó phải có những chiến lược kinh doanh khác nhau như: giá cả cạnh tranh, đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã,… Tronh thời gian thực tập tại Xí Nghiệp bao bì An Giang đã giúp tôi học hỏi rất nhiều về hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế, sau đây tôi xin có một vài ý kiến nhằm nâng cao hơn hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn tại Xí Nghiệp Bao Bì An Giang GVHD: Ths. Ngô Văn Quí SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 65 Lớp : 7TC - Xí Nghiệp nên tham khảo xem việc tính toán và đưa ra nhận xét bao bì hiện đang sử dụng hoặc dự kiến thiết kế/sản xuất với các chất liệu khác nhau, đã tiết kiệm hay chưa? Bằng cách tham khảo trang web tính toán định mức bao bì: do các chuyên gia thuộc các tập đoàn sản xuất bao bì Mỹ và Canada phát hành. Trang web hoàn toàn miễn phí và hữu ích cho Xí Nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất bao bì. - Xí nghiệp nên gia nhập hiệp hội bao bì Việt Nam để cùng hổ trợ nhau trong quá trình phát triển chung của hiệp hội. - Do xí nghiệp đã nâng cấp hệ thống vi tính của đơn vị nên cần phải khai thác triệt để và có hiệu quả hơn trong việc công nghệ hóa tin học quá trình quản lý, cụ thể là Xí Nghiệp nên quản lý bằng các phần mềm quản lý chuyên nghiệp cho nghành sản xuất và kinh doanh bao bì. - Do quá trình sản xuất phải qua nhiều công đoạn nên việc thất thoát là có khả năng xảy ra, Xí Nghiệp nên có nhân lự chuyên kiểm tra việc sử dụng nguyên liệu, nhằm hạn chế nguyên liệu tiêu hao và giảm bớt chi phí sản xuất. - Xí Nghiệp cũng nên phân công theo dõi tình hình thu hồi nợ chặt chẽ, hạn chế trường hợp chiếm dụng vốn quá lâu làm ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của đơn vị. Việc này có thể thực hiện dễ dàng và đỡ phải mất thời gian và nhân lực nếu Xí Nghiệp áp dụng phương pháp quản lý thu nợ bằng công cụ tin học. Tham khảo phần mềm quản lí kho, công nợ Vpar CRM tại trang web: www.bscsoft.com.vn/ để quản lý tốt hơn khoản phải thu và hàng tồn kho, phần mềm được cung cấp hoàn toàn miễn phí. - Xí Nghiệp không những sản xuất mà còn phải quan tâm bảo vệ môi trường - Tận dụng các phế phẩm thừa để tạo ra các sản phẩm có giá thành rẽ, qua đó còn góp phần đem lại doanh thu cho Xí Nghiệp. - Thiết lập bộ phận Marketing ở khâu tiêu thụ cũng như tìm kiếm thị trường tiêu thụ. - Đa dạng hóa sản phẩm và cải thiện mẫu mã để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. - Nên có chính sách ưu tiên đối với khách hàng lâu năm nhằm giữ chân khách hàng. - Nên có chính sách khen thưởng hợp lý cũng như sử phạt thích đáng các cá nhân vi phạm, cố ý làm trái quy chế của Xí Nghiệp. PHỤ LỤC 1. Bảng cân đối kế toán của Xí Nghiệp Bao bì An Giang (năm 2007 – 2009) ĐVT: Đồng NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 TÀI SẢN A/ TSNH & ĐTNH 3.358.507.365 5.400.881.268 9.671.139.952 I. Tiền 1.273.222 29.272.800 42.127.360 1.Tiền mặt tại quỹ 1.273.222 29.272.800 42.127.360 2.Tiền gửi ngân hàng - - - II. Đầu tư ngắn hạn - - III. Các khoản phải thu 190.517.459 749.351.384 2.832.161.350 1. Phải thu của khách hàng 170.244.035 568.743.620 2.374.757.205 2. Trả trước cho người bán 16.752.000 22.112.640 132.650.000 3. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ - 4. Phải thu nội bộ - - 5. Các khoản phải thu khác 3.521.424 158.495.124 324.754.145 IV. Hàng tồn kho 1.744.888.064 4.353.259.071 6.600.215.643 1. Hàng hóa tồn kho 1.744.888.064 4.353.259.071 6.600.215.643 V. Tài sản ngắn hạn khác 1.421.828.620 268.998.013 196.635.599 B. TSDH & ĐTDH 5.599.682.570 9.807.789.872 9.069.169.907 1. Tài sản dài hạn hữu hình 5.599.682.570 9.093.169.872 8.354.549.907 Nguyên giá 10.131.349.522 21.517.173.349 21.422.697.709 Giá trị hao mòn lũy kế (4.531.666.952) (12.424.003.477) (13.068.147.802) 2.Tài sản dài hạn vô hình - 709.620.000 709.620.000 3. Đầu tư tài chính dài hạn - 5.000.000 5.000.000 TỔNG TÀI SẢN 8.958.189.935 15.208.671.140 18.740.309.859 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 3.191.722.836 6.509.270.203 8.206.264.925 I. Nợ ngắn hạn 1.680.197.382 6.509.270.203 8.206.264.925 1.Nợ phải trả ngân hàng 680.000.000 4.385.614.066 5.323.261.102 2.Khoản phải trả người bán 28.567.337 1.521.795.311 2.061.933.929 3.Người mua trả tiền trước - 5.787.025 3.685.520 4.Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước 431.718.143 155.842.137 82.352.994 5.Phải trả công nhân viên - 325.739.500 485.504.700 6.Phải trả các đơn vị nội bộ - - - 7.Các khoản phải trả, phải nộp khác 539.911.902 114.492.164 249.526.680 II. Nợ dài hạn 1.511.525.454 - - Bảng cân đối kế toán(tiếp theo) 1.Vay dài hạn 1.400.000.000 - - 2.Nợ dài hạn khác 111.525.454 - - B. Nguồn vốn chủ sở hữu 5.766.467.099 7.461.004.616 8.711.204.349 I. Nguồn vốn và quỹ 5.701.834.321 7.370.518.716 8.593.621.359 1.Vốn kinh doanh 5.139.318.061 6.855.361.756 7.257.854.157 2.Thặng dư vốn cổ phần - 437.083.401 437.083.401 3.Lợi nhuận chưa phân phối 562.516.260 78.073.559 898.683.801 II.Nguồn kinh phí, quỹ khác 64.632.778 90.485.900 117.582.990 1.Quỹ khen thưởng và phúc lợi 11.450.995 25.031.390 36.274.540 2.Quỹ quản lý của cấp trên 53.181.783 65.454.510 81.308.450 TỔNG NGUỒN VỐN 8.958.189.935 13.970.274.819 16.917.469.274 Nguồn: P. Kế toán của Xí Nghiệp Bao Bì An Giang 2. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh (năm 2007 – 2009) ĐVT:Đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Doanh thu 22.591.223.084 29.712.258.227 33.814.501.598 2. Các khoản giảm trừ: 3. Doanh thu thuần 22.591.223.084 29.712.258.227 33.814.501.598 4. Giá vốn hàng bán 21.182.983.385 27.335.283.668 31.266.542.248 5. Lợi nhuận gộp 1.408.239.699 2.376.974.559 2.547.959.350 6. Doanh thu HĐTC 6.140.000 7. Chi phí HĐTC 811.781.325 1.481.360.387 481.486.563 Trong đó: chi phí lãi vay 808.293.825 1.479.675.387 481.486.563 8. Chi phí bán hàng 180.303.822 262.175.674 270.697.945 9. Chi phí QLDN 445.640.664 530.258.701 898.126.041 10. Lợi nhuận từ HĐKD -29.486.112 109.319.797 897.648.801 11. Thu nhập khác 60.000.000 1.035.000 12. Chi phí khác 82.080.497 13. Lợi nhuận khác -22.808.467 1.035.000 14. Lợi nhuận trước thuế -29.486.112 87.239.300 898.683.801 15. Thuế TNDN 16. Lợi nhuận sau thuế -29.486.112 87.239.300 898.683.801 Nguồn: P. Kế toán của Xí Nghiệp Bao Bì An Giang TÀI LIỆU THAM KHẢO o Nguyễn Hải Sản. 2003. Quản trị tài chính. TPHCM: NXB thống kê. o JOSETTE, PYMAR. 2000. Phân tích tài chính doanh nghiệp. TPHCM: NXB thống kê. o Các bài luận văn của các anh chị khóa III, IV, V- Trường Đại học An Giang. o Các tài liệu của Xí Nghiệp cung cấp. o Ngô Thị Cúc. 2000. Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp. NXB Thanh Niên. o Huỳnh Đức Lộng. 1997. Phân tích hoạt động kinh doanh. TPHCM: NXB thống kê. o PGS, TS. Trần Ngọc Thơ; TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang; TS. Phan Thị Bích Nguyệt; TS. Nguyễn Thị Liên Hoa và TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên. 2005. Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại. Tái bản lần 2. NXB Thống Kê. o Trần Thị Nhã. 2001. “Tổ Chức Tài Chính Doanh Nghiệp” trong TS. Nguyễn Văn Các; Cử nhân kinh tế Vương Thị Vinh và Trần Thị Nhã. Giáo Trình Tài Chính Doanh Nghiệp. NXB Xây Dựng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMOT SO GIAI PHAP NHAM NANG CAO HIEU SU DUNG VON TAI XI NGHIEP BAO BI AN GIANG.PDF
Tài liệu liên quan