Khóa luận Một số giải pháp tăng vốn chủ sở hữu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm phù hợp với sức ép tăng vốn của bối cảnh hội nhập

LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VýỀ VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ HỆ SỐ AN TOÀN VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI I. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 1. Khái niệm 2. Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại 3. Ngân hàng _ ngành kinh doanh có độ rủi ro cao II. Vốn chủ sở hữu và Hệ số an toàn vốn (CAR) của ngân hàng thương mại 1. Vốn chủ sở hữu đối với ngân hàng thương mại 2. Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio_CAR) II. Kinh nghiệm tăng VCSH của NHTM tại một số nước và bài học cho Việt Nam 1. Trung Quốc 2. Thái Lan 3. Hàn Quốc 4. Ba Lan 5. Hình thức liên kết vốn “Tập đoàn tài chính” tại một số nước phát triển 6. Bài học cho Việt Nam CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM I. Tổng quan về hệ thống NHTM Việt Nam 1. Lịch sử hình thành và phát triển 2. Khái quát những thành tựu của hệ thống NHTM Việt Nam thời gian qua 3. Phân tích SWOT của các NHTM Việt Nam II. Thực trạng VCSH và Hệ số an toàn vốn của các NHTM Việt Nam 1. Thực trạng 2. Đánh giá thực trạng VCSH và hệ số an toàn vốn của các NHTM Việt Nam 3. Nguyên nhân của thực trạng VCSH và hệ số an toàn vốn của các NHTM Việt Nam CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNGVỐN CHỦ SỞ HỮU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NHẰM PHÙ HỢP VỚI SỨC ÉP TĂNG VỐN CỦA BỐI CẢNH HỘI NHẬP I. NHTM Việt Nam trước sức ép tăng vốn trong bối cảnh hội nhập 1. Xu hướng tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế 2. Hội nhập trong lĩnh vực Ngân hàng ở Việt Nam 3. Sức ép tăng vốn trong bối cảnh hội nhập III. Một số giải pháp tăng VCSH và Hệ số an toàn vốn cho các NHTM Việt Nam 1. Đẩy mạnh triển khai cổ phần hóa đối với bộ phận NHTMNN 2. Đối với bộ phận NHTMCP và Liên doanh 3. Hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tài chính 4. Tăng cường hệ số an toàn vốn III. Một số kiến nghị nhằm góp phần tăng VCSH và hệ số an toàn vốn đối với các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập KẾT LUẬN

docChia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2319 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Một số giải pháp tăng vốn chủ sở hữu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm phù hợp với sức ép tăng vốn của bối cảnh hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H. Nếu việc xác định nợ khó đòi theo các chuẩn mực quốc tế của một NHTM nào đó quá cao (chẳng hạn tới 20 - 30%) thì sẽ khó còn hấp dẫn nhà đầu tư và chủ sở hữu (Nhà nước) cũng không dễ chấp nhận _ do nợ xấu nhiều sẽ phải trừ khỏi giá trị NH và có thể Nhà nước sẽ mất vốn, sẽ “thiệt”. - Giá trị NHTM được CPH có thể tăng thêm khi đánh giá lại tài sản cố định mà trước hết là nhóm bất động sản. Giá trị còn lại (sau khi khấu hao) của các trụ sở, văn phòng, tài sản xiết nợ (nếu đã chuyển thành cổ phiếu, tài sản cố định của NH phải được tính lại theo giá thị trường và chắc chắn sẽ tăng hơn vì giá trị danh nghĩa của chúng đã quá lỗi thời. Tuy vậy, khung giá mới theo Luật Đất đai mới liệu đã sẵn sàng và hợp lý để có thể định giá lại. - VCSH cũ (Nhà nước) về nguyên tắc phải là vốn thực. Nhưng thực tế, qua 4 đợt tăng vốn bổ sung của Đề án tái cơ cấu NHTMNN, Nhà nước đã cấp loại trái phiếu đặc biệt" cho các NH này. Về bản chất, đây chỉ là vốn danh nghĩa (vốn ghi sổ) nên chúng không thể tạo nên giá trị doanh nghiệp. Vậy liệu Nhà nước có chấp nhận loại trừ vốn này khỏi giá trị doanh nghiệp để rồi sau khi CPH, vốn không tăng mà lại giảm. Trong khi nếu không loại trừ thì nhà đầu tư cũng khó mà chấp nhận. - Lựa chọn tổ chức đánh giá lại NH trước khi CPH cũng là vấn đề không dễ. Rõ ràng phải có các tổ chức kiểm toán độc lập làm việc này. Tuy vậy, có thể dự đoán trước được sự phức tạp sẽ xảy ra sau khi kết quả kiểm toán được hoàn thành mà trọng tâm là nhóm tài sản có là nợ khó đòi và nhóm tài sản nợ là vốn của chủ sở hữu Nhà nước. Nhưng những khó khăn này sẽ được tập trung giải quyết trong thời gian sắp tới khi một trong những vấn đề vướng mắc nhất của quá trình CPH đã được tháo gỡ: lựa chọn các tổ chức tư vấn CPH (có vai trò giúp xác định giá trị NH, xây dựng phương án cổ phần hóa, tiến hành IPO trong nước và quốc tế, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược). Ngay sau khi việc chọn nhà tư vấn hoàn tất thì tiến trình cổ phần hoá sẽ diễn ra nhanh chóng hơn rất nhiều. Đến nay, VCB đã chọn được nhà tư vấn CPH là Credit Suisse (Thụy Sỹ), MHB đã chọn được Deutsche Bank (Đức), BIDV chọn Morgan Stanley Dean Witter Asia Pte (Singapore), và ICB thỏa thuận sử dụng dịch vụ của nhà tư vấn JP Morgan Securities Asia Pacific Limited. (iii) Trình tự CPH các NHTMNN Việc thử nghiệm trước ở VCB là một bước đi hợp lý: Là NH có bề dày kinh nghiệm về hoạt động kinh doanh tiền tệ, kể cả kinh doanh ngoại tệ, thay đổi trong VCB sẽ tránh được, hay đúng hơn là có khả năng chống đỡ tốt hơn với những cú sốc thay đổi, và cả những bất ổn từ phía thị trường tài chính thế giới, nhất là trong tình hình thế giới có nhiều biến động về kinh tế, xã hội như hiện nay. Đồng thời, là NH hàng đầu ở Việt Nam cả về quy mô hoạt động, thị phần, vị trí trên thị trường trong nước và thị trường tài chính quốc tế (Tính đến cuối 2006, tổng tài sản của VCB đạt 171.862 tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 3.600 tỷ đồng, sau thuế đạt 2.470 tỷ đồng, lần lượt tăng 14,5% và 88,7% so với năm ngoái. Lượng tín dụng cung ứng cho nền kinh tế cùng thời gian này lên đến 62.400 tỷ đồng [40], và S&P cũng đã công nhận VCB xếp hạng ở mức BB/B, triển vọng ổn định và năng lực nội tại ở mức D_ đây là mức xếp hạng cao nhất của S&P đối với một định chế tài chính Việt Nam [24]), các nhà đầu tư hàng đầu, nhất là các NH lớn trên thế giới sẽ rất quan tâm và sẵn sàng tham gia cổ phần hóa VCB, tạo bước thay đổi đột phá về mọi mặt trong NH, làm cơ sở đẩy nhanh quá trình tích tụ vốn và tài sản để NH có khả năng cạnh tranh với các NH nước ngoài, đảm bảo cho hệ thống NH Việt Nam chiếm vị thế áp đảo trên thị trường trong nước và nhanh chóng thâm nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Chính vì vậy, việc hoàn thành tư nhân hóa VCB sẽ là tiền đề cho việc tiếp tục CPH các NHTMQD. Song, sau đợt IPO không thành công của Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt, cùng sự việc hàng loạt các phiên đấu giá của các công ty lớn như Tổng công ty CP tái bảo hiểm quốc gia VN (Vinare), Công ty CP Lương thực và công nghiệp thực phẩm, Công ty CP đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà, hay Nhà máy nước Bảo Lộc, v.v...không được các nhà đầu tư quan tâm, VCB có quyền cẩn trọng đến mức tối đa để tránh trở thành một “Bảo Việt thứ 2”. Tuy nhiên, mặt khác, khi VCB chậm lại tiến trình IPO, cũng có nghĩa là các NHTMNN còn lại khó mà phát hành cổ phiếu đúng hẹn ra công chúng: BIDV dự kiến cùng nhà tư vấn tiến hành các hoạt động xác định giá trị và lập phương án CPH trình Chính phủ phê duyệt vào tháng 9/2007 để có thể bán cổ phần lần đầu vào quý IV/2007. Trong khi đó, ICB cũng đang thúc đẩy công việc để hoàn thành CPH và thực hiện IPO vào cuối năm 2007. Vô hình trung, đầu tàu VCB có thể trở thành vật cản đối với những sự chờ đợi ở phía sau. Thị trường hiện tại có thể chưa thực sự thuận lợi để VCB hoàn tất tiến độ cổ phần hóa, nhưng bất cứ đợt IPO nào cũng phải đối mặt với các bất lợi khác nhau. Thực tế, thay vì cẩn trọng quá mức, VCB nên tự tin hơn về cơ hội thành công của mình với tất cả những gì họ đã có. 2. Đối với bộ phận NHTMCP và Liên doanh 2.1. Phát hành cổ phiếu, và trái phiếu có khả năng chuyển đổi Đối với các NHTMCP, phát hành cổ phiếu là một trong những biện pháp giúp NH tăng được quy mô VCSH nhanh nhất, ngoài tăng vốn điều lệ theo mệnh giá cổ phiếu còn thu được thặng dư vốn. Trong điều kiện của các NHTMCP Việt Nam hiện nay, đây là một phương án rất khả thi, vì nhiều NH có uy tín và tiềm lực khá lớn vẫn chưa phát hành cổ phiếu ra công chúng, trong khi thứ “hàng hóa” này lại này lại đang hết sức khan hiếm trên thị trường. Song, cũng có nhiều vấn đề cần cân nhắc: - Quy mô, uy tín của NH sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí phát hành (thường các NH lớn, uy tín cao có chi phí phát hành thấp hơn các NH nhỏ), và quan trọng nhất là đến khả năng thành công của đợt phát hành. Cũng giống các doanh nghiệp nhỏ nói chung, đối với một NH nhỏ và không có tiếng tăm cổ phiếu của họ khó được thị trường chú ýý. Nếu hiện nay tất cả các NHTMCP tại Việt Nam đều tính đến việc bổ sung vốn điều lệ bằng cách bán cổ phiếu ra công chúng, việc những NH có số vốn điều lệ và VCSH thấp, hoạt động trong phạm vi hẹp sẽ khó được chấp nhận, bởi các nhà đầu tư thiếu thông tin về những NH đó, lo ngại trước thực tế rất nhiều các doanh nghiệp đang ồ ạt phát hành cổ phiếu chỉ nhằm hút tiền của công chúng phục vụ cho những tổ chức hoạt động kém hiệu quả, hoặc vì những mục đích không hợp pháp khác; Như vậy, cổ phiếu của NH dễ lâm vào tình trạng “ế ẩm”, chi phí phục vụ cho đợt phát hành sẽ bị lãng phí, đồng thời tạo dư luận không tốt cho giới NH. Chỉ có một số NH đã có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc gia, hoặc những NH lớn mới có thể dễ dàng sử dụng phương án này. Ví dụ, nếu những NHTMCP hàng đầu hiện nay như Sacombank, Techcombank, NHTMCP Quân đội, NH Đông Á, và một số NH khác với số vốn điều lệ cao, uy tín rộng khắp trong cả nước (xét về quy mô và phạm vi hoạt động, số lượng khách hàng, lợi nhuận, các giải thưởng được bình chọn,v.v..) hoặc những NH đã niêm yết trên sàn giao dịch như ACB phát hành cổ phiếu bổ sung, thì khả năng thành công sẽ rất cao. - Trong các đợt phát hành bổ sung, nếu các cổ đông hiện tại không có khả năng mua toàn bộ cổ phiếu mới được phát hành thì việc này sẽ làm “loãng” quyền sở hữu NH, ảnh hưởng tới quyền bỏ phiếu, quyền kiểm soát hoạt động NH và đến lợi nhuận của cổ đông hiện hữu. Chính vì vậy, trong thời gian gần đây, các NH còn quan tâm đến việc phát hành trái phiếu dài hạn có khả năng chuyển đổi (trái phiếu bổ sung). Lợi thế của hình thức này là tạo ra một nguồn vốn có thể sử dụng lâu dài, không làm thay đổi quyền sở hữu của các cổ đông trong thời gian chưa chuyển đổi, phần trả lãi được tính vào chi phí trước thuế nên giúp giảm số thuýế phải nộp. Nhưng, so với cổ phiếu, lãi suất của các trái phiếu này lại không phụ thuộc vào việc NH có kinh doanh có lãi hay không. Để lựa chọn được phương pháp tăng VCSH có lợi và phù hợp nhất, cần phải phân tích chúng trong quan hệ với mục đích, chiến lược của các NH. Những NH chưa phát hành CP ra công chúng khi tiến hành IPO cần cân nhắc xem các biện pháp khác nhau sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của NH ra sao; các NH đã bán CP ra công chúng thì ngoài vấn đề trên còn phải cân nhắc ảnh hưởng của cách tăng vốn này đến lợi nhuận của cổ đông hiện hữu. Ví dụ: Giả sử một NH đang có 50 triệu đôla($) VCSH, 8 triệu CP thường mệnh giá $5/CP, hoạt động với thuế suất 35%, cần tăng VCSH thêm $20 triệu. Khi đó, NH có 3 lựa chọn: Phát hành mới 2 triệu CP thường mệnh giá $10/CP; hoặc phát hành 1 triệu CP ưu đãi mệnh giá $20/CP với lãi suất cổ phần 8%; hoặc phát hành 20 triệu đôla trái phiếu có khả năng chuyển đổi với lãi suất trái phiếu là 10%. Khi đó, các phương án sẽ cho các kết quả khác nhau: Thu nhập & Chi phí CP thường CP ưu đãi TP dài hạn có khả năng chuyển đổi Thu nhập ước tính $100 triệu $100 triệu $100 triệu Chi phí hoạt động $80 triệu $80 triệu $80 triệu Thu nhập ròng $20 triệu $20 triệu $20 triệu Chi phí trả lãi 0 0 $2 triệu Thu nhập trước thuế ước tính $20 triệu $20 triệu $18 triệu Thu nhập sau thuế $13 triệu $13 triệu $11,7 triệu Cổ tức cho CP ưu đãi 0 $1,6 triệu 0 Thu nhập ròng cho cổ đông $13 triệu $11,4 triệu $11,7triệu Thu nhập mỗi CP $1,3 $1.43 $1,46 ROE 0,186 1,163 0,167 Như vậy, nếu NH muốn tăng VCSH đi cùng với mức tỷ suất sinh lời của VCSH cao nhất thì nên chọn phát hành cổ phiếu thường, nhưng nếu muốn giữ cho thu nhập của các cổ đông hiện hữu cao nhất và bảo vệ quyền các quyền lợi (bỏ phiếu, quản lýý hoạt động của NH) cho họ thì lại nên chọn phát hành trấi phiếu dài hạn có khả năng chuyển đổi. Song, có thể nói cả cách phát hành cổ phiếu và trái phiếu dạng này đều có thể giúp các NH bổ sung VCSH một cách đáng kể và nhanh chóng nhất. 2.2. Thu hút đối tác chiến lược Việc này đã được chú ýý và nằm trong chủ trương của các kế hoạch CPH các NHTMNN, và bước đầu được áp dụng trong bộ phận các NHTMCP, nhưng vẫn chưa rộng rãi. Đây có thể nói là một trong những biện pháp hữu hiệu và khôn ngoan nhất để giúp các NHTM tăng tiềm lực tài chính một cách hết sức hiệu quả, vì những lýý do dễ phân tích: - Thứ nhất, với năng lực tài chính hùng mạnh của các NHTM nước ngoài, chỉ cần một vài nhà đầu tư rót vốn là lập tức NHTMCP Việt Nam chuyển sang một trạng thái vốn hoàn toàn khác. - Ngoài ra, phương án này còn đem lại rất nhiều lợi ích cho các NH trong quản lý và hoạt động _ Những điều này giúp nâng cao chất lượng tài sản, ảnh hưởng tới hệ số an toàn, giảm áp lực tăng vốn; đồng thời tích lũy từ lợi nhuận tăng, từ đó lại giúp VCSH lớn thêm, quy mô NH càng được mở rộng hơn nữa. Cụ thể của những lợi ích này là: + Việc phân tán VCSH cho quá nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ hoặc chỉ đơn thuần bán cổ phiếu ra công chúng cũng sẽ không có tác dụng gì nhiều, thậm chí có thể làm suy yếu năng lực quản trị của NH. Một nhà đầu tư chiến lược có thể cam kết đóng vai trò chủ đạo trong quản lýý và cung cấp chuyển giao kỹ thuật chyên môn cho các cán bộ của NH. Với những ưu thế về kinh nghiệm và tập quán kinh doanh hiện đại, các nhà đầu tư nước ngoài đóng góp vào công tác quản trị những ưu thế kinh doanh nổi trội. Nhờ đó, các NH trong nước tự hoàn thiện mình trong công tác chăm sóc khách hàng, nâng cao hàm lượng dịch vụ trong mỗi sản phẩm tài chính đưa ra công chúng. Ví dụ trường hợp của Techcombank: Có HSBC là đối tác chiến lược, Techcombank không chỉ thu được những lợi ích trong thời điểm hiện tại mà cả trong tương lai. Chỉ trong vòng vài tháng kể từ khi HSBC tham gia vào NH từ cuối năm 2005, giá cổ phiếu của Techcombank trên thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) đã tăng gấp gần 8 lần so với mệnh giá, đạt xấp xỉ 8 triệu đồng/cổ phiếu. Đồng thời, với cam kết của HSBC về việc hỗ trợ Techcombank mỗi năm 1 triệu USD trong vòng 3 năm (2006-2008) cho các chi phí về hỗ trợ nâng cao kỹ thuật, công nghệ, Techcombank đã liên tục mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ và tiện ích phục vụ khách hàng, tăng nhanh các loại hình dịch vụ công nghệ cao. Với Eximbank cũng vậy: SMBC cam kết trợ giúp Eximbank về mặt kỹ thuật, công nghệ, quản trị NH và đã SMBC cử một đại diện tham gia Hội đồng quản trị của Eximbank để thực hiện sự hỗ trợ đó. + Khi các NH nước ngoài tham gia mua cổ phần, danh tiếng của họ cũng là một thứ “nhãn mác” làm tăng giá trị của các NH nội địa, từ đó đem lại nhiều sức hút cho NH và có tác động tích cực tới hoạt động của NH. + NH cơ hội “tận dụng ngược” khách hàng của các đối tác này. Chiến lược của Eximbank được đánh giá rất cao bởi nó khác hẳn với cách đi của các NHTM cổ phần khác khi mà chỉ chọn có 1-2 cổ đông là tập đoàn lớn trong nước, trong khi Eximbank chọn tới 17 cổ đông lớn, trong đó có: Tổng công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1, Công ty dịch vụ hàng không Saco, Công ty đầu tư chứng khoán Biển Việt, Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn, Công ty TNHH địa ốc Phú Long, Công ty kiều hối Tân Vạn Hưng, Công ty tài chính dầu khí, NHTMCP ACB, Công ty cổ phần đầu tư thương mại Nguyễn Kim,Tập đoàn Kinh Đô,v.v... Các tập đoàn kinh doanh này có hàng trăm nghìn khách hàng cá nhân và thể nhân khác nhau trong cả nước, cho phép Eximbank cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ đa dạng và tiện ích. + Trong nhiều trường hợp, nhiều NHTM Việt Nam hoạt động theo từng ngành nghề hoặc lĩnh vực kinh tế, như: chuyên về lĩnh vực ngoại thương, lĩnh vực xuất nhập khẩu, lĩnh vực hàng hải,v.v…Khi đó, việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược còn là một “nước cờ đôi” cho sự phát triển và mở rộng quy mô NH. Ví dụ, vẫn với thương vụ kể trên của Eximbank, việc chọn cổ đông chiến lược là một tập đoàn NH hàng đầu của Nhật Bản không chỉ cho phép Eximbank tăng thêm tiềm lực về tài chính, quản trị điều hành và công nghệ, mà còn cho phép đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ, đặc biệt là thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, chuyển tiền, kiều hối, đầu tư,... cho các doanh nghiệp Việt Nam là khách hàng của Eximbank xuất nhập khẩu, du lịch, xuất khẩu lao động và làm ăn với các đối tác Nhật Bản, trong khi Nhật Bản đang là một trong những thị trường xuất khẩu, một đối tác thương mại, đầu tư, du lịch hàng đầu của Việt Nam. Trong giai đoạn sắp tới, chính sách linh hoạt hoàn chỉnh về quy định nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các NHTMCP sẽ có tác động tích cực đến quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực tài chính ngân hàng - vốn dĩ là một trong những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận rất cao. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư nước ngoài cho rằng NHNN nên để người mua (NH nước ngoài) và người bán (NH trong nước) tự thỏa thuận với nhau mức tỷ lệ mà họ mong muốn và cho phép NH trong nước được quyền tự quyết định có thể chỉ bán cổ phần cho một hay nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, có những biện pháp mà tất cả các NHTM nói chung, không phân biệt khu vực quốc doanh hay phi quốc doanh cần thực hiện: 3. Hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tài chính 3.1. Hợp nhất, sáp nhập để cải thiện năng lực tài chính Đây là một giải pháp hữu hiệu cho các NH nhỏ, khó tồn tại trong môi trường cạnh tranh, và khó có khả năng thu hút được các nhà đầu tư thông qua cách phát hành chứng khoán như đã nêu. Việc hợp nhất tạo ra các NH mạnh, có khối lượng vốn tự có khổng lồ, tiềm lực tài chính to lớn, mở rộng hoạt động và tăng cường tính cạnh tranh và phát triển. Trong tình hình của Việt Nam hiện nay, việc các NH nhỏ, hoạt động trên một địa bàn hẹp và năng lực cạnh tranh kém tiếp tục duy trì lẻ tẻ, cạnh tranh lẫn nhau thì sẽ như những chiếc đũa mảnh, càng dễ bị các NH nước ngoài bẻ gãy. Tuy nhiên, một điều phải lưu tâm là cần sáp nhập, hợp nhất đến một mức độ nhất định, vì ngay cả khi tất cả các NH của Việt Nam hợp lại cũng chỉ bằng một NH lớn của nước ngoài; Khi đó, việc chỉ còn một số ít ỏi các NH nội địa tồn tại trên thị trường lại càng tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính nước ngoài bẻ gãy những chiếc đũa của chúng ta nhanh chóng và gọn nhẹ hơn. Do vậy, phù hợp nhất là chỉ áp dụng biện pháp này với những NH nhỏ, còn với những NH lớn muốn tăng cao tiềm lực hơn nữa thì chỉ nên thực hiện giữa một số ít NH với nhau mà thôi. 3.2. Hợp nhất, sáp nhập để thành lập tập đoàn tài chính mạnh: Trong thời gian gần đây, làn sóng sáp nhập và hợp nhất giữa các định chế tài chính diễn ra hết sức mạnh mẽ trên toàn thế giới _ nhất là tại các nước phát triển. Trước kia, đây chỉ là một biện pháp được thực hiện để giúp các tổ chức tài chính trở nên mạnh hơn nhờ cải thiện quy mô, từ đó tránh được sự đổ vỡ hoặc bị thôn tính bởi đối thủ. Tuy nhiên, hiện nay, nó đã trở thành một xu thế thường xuyên được áp dụng bởi các tổ chức đã có sẵn quy mô lớn, uy tín cao nhằm hình thành nên những tập đoàn tài chính khổng lồ, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, chiếm lĩnh trọn vẹn thị trường, có quyền lực chi phối không chỉ nền kinh tế của một mà là nhiều quốc gia. Tập đoàn tài chính là một sự kết hợp chặt chẽ của nhiều công ty trong một tổ chức thống nhất. Mô hình tập đoàn tài chính ở mỗi nước là không giống nhau và cách định nghĩa cũng không thống nhất. Song, có thể hiểu “Tập đoàn tài chính” là một liên kết đáp ứng được hai điều kiện: 1) bao gồm ít nhất hai trong số các lĩnh vực tài chính: NH, bảo hiểm, chứng khoán; 2) NH, chứng khoán, hoặc/và bảo hiểm là cốt lõi kinh doanh của liên kết này. Thông thường, tập đoàn tài chính được tổ chức theo một trong ba mô hình: NH đa năng, Công ty mẹ - con, Công ty sở hữu tài chính (xem Phụ lục_Bảng phụ 4), và phần lớn các tập đoàn tài chính do NH đứng đầu. Tập đoàn là một cấu trúc có tính lỏng về tổ chức nhưng lại có quan hệ rất chặt chẽ về chiến lược thị trường và chiến lược luân chuyển vốn. Mục tiêu chung của việc thành lập tập đoàn tài chính là tăng vốn để mở rộng quy mô và đầu tư hiện đại hóa công nghệ, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng và loại hình dịch vụ, mở rộng kênh phân phối sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh. Có nhiều hướng đi khác nhau để xây dựng một tập đoàn tài chính như: - Một NHTM nếu có đủ năng lực sẽ tự mình phát triển thành một tập đoàn tài chính. - Thông qua việc cổ phần hóa những NHTMNN mà Nhà nước cho phép, hoặc tự liên doanh, liên kết. - Hợp nhất một số NHTM để trở thành một tập đoàn tài chính. - Hợp nhất các NHTM và công ty bảo hiểm để tạo ra những tập đoàn tài chính. Việc sáp nhập và hợp nhất có thể không chỉ tiến hành một lần mà thực hiện nhiều lần trong suốt quá trình tồn tại của tập đoàn tài chính đó để có được kết quả kinh doanh ngày càng cao hơn. Tại Việt Nam, hiện nay các NHTM cũng đang phát triển theo mô hình này khi tự thành lập các công ty con là công ty chứng khoán. Tuy nhiên, các NHTM còn có thể tận dụng nguồn vốn của một số định chế tài chính tiềm lực rất mạnh đang tồn tại độc lập, một điển hình là Công ty bảo hiểm Bảo Việt _ cũng do Nhà nước nắm quyền sở hữu đa số. Nếu có thể sáp nhập một NHTMNN sau khi cổ phần hóa với một công ty như vậy, quy mô của cả hai sẽ tăng lên rất nhiều _ đó là chưa kể đến những lợi ích khác như tận dụng được các mạng lưới giao dịch và khách hàng của nhau. Vấn đề là giải pháp này không thể tiến hành tùy tiện mà phải tuân thủ một số nguyên tắc: Các tổ chức được sáp nhập phải tự nguyện và cùng có lợi, không phải bằng cưỡng ép hay áp dụng máy móc _ đặc biệt khi thành lập một tập đoàn tài chính: một mệnh lệnh hành chính không phải là điều kiện để chuyển một NHTM (dù lớn) thành tập đoàn tài chính, mà phải xuất phát từ nhu cầu tự thân của tổ chức trên cơ sở hội tụ được các điều kiện thiết yếu. Ngoài ra, tuy đặc trưng của các tập đoàn là hoạt động đa ngành, nhưng trong điều kiện của Việt nam hiện nay, các tập đoàn tài chính ngân hàng không nên mở rộng vào nhiều lĩnh vực, mà chỉ nên tập trung vào một số chuyên ngành có khả năng phát triển nhất (ví dụ chứng khoán, bảo hiểm), sau một thời gian ổn định sẽ từng bước mở rộng sang các lĩnh vực khác_ như vậy sẽ đảm bảo tập trung được vốn và tăng được sức mạnh tài chính, tạo dựng thương hiệu ổn định. 3.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động, từ đó tăng lợi nhuận tích lũy Ngoài giải pháp tăng vốn điều lệ, xét về lâu dài, tăng VCSH thông qua tích lũy là rất cần thiết đối với NH. Lợi nhuận tích lũy là lợi nhuận ròng của các NH sau khi đã trừ đi mọi khoản trích lập dự phòng, các quỹ, cũng như phần đem chia. Trong tương lai, có thể nói hầu hết các NHTM của ta sẽ được cổ phần hóa; Khi đó, một nguồn bổ sung vốn cơ bản chính là những khoản lợi nhuận không chia sau khi NH đã tiến hành chia cổ tức. Nguồn vốn phát sinh từ nội bộ có thuận lợi là giúp NH không phải phụ thuộc vào thị trường vốn và nhờ vậy tránh được chi phí huy động vốn. Không những có chi phí thấp, phương thức tăng cường vốn từ nguồn nội còn không làm thay đổi quyền bỏ phiếu, không gây ra tình trạng loãng quyền sở hữu _ giúp các cổ đông của NH yên tâm về tỷ lệ sở hữu và thu nhập tương lai từ cổ phiếu của họ. Để tăng cường lợi nhuận, việc quan trọng nhất chính là nâng cao hiệu quả hoạt động, và việc này lại đòi hỏi hàng loạt những nỗ lực khác như: đa dạng hóa và cải thiện chất lượng dịch vụ, cắt giảm chi phí, nâng cao chất lượng quản lýý, đội ngũ cán bộ nhân viên, cải thiện công nghệ ngân hàng, v.v... trong đó, việc phối hợp với đối tác chiến lược như đã trình bày ở trên là một biện pháp rất hiệu quả để NH thành công trong nhiệm vụ này. 4. Tăng cường hệ số an toàn vốn Từ công thức tính hệ số CAR, có thể thấy muốn nâng cao hệ số này ngoài cách tăng VCSH, NH còn có thể giảm “Tài sản có điều chỉnh theo tỷ lệ rủi ro” bằng cách áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro với các tài sản, trong đó những vấn đề chính là: - Nợ khó đòi: NH cần hạn chế số lượng và quy mô các khoản nợ xấu này thông qua những quy định chặt chẽ hơn trong nghiệp vụ tài sản có, trong đó quan trọng nhất là phải tìm hiểu thật đầy đủ và phân tích kỹ tính khả thi của dự án cũng như khả năng chi trả của chủ thể đi vay và yêu cầu có tài sản đảm bảo cho khoản vay. NH cũng nên mở rộng phạm vi khách hàng và chú trọng những đối tượng có độ an toàn cao, như vậy sẽ giúp NH san bớt rủi ro, ví dụ như tìm hiểu xếp hạng tín nhiệm của khách hàng để có sự đánh giá hợp lý. Đối với các khoản nợ xấu đang tồn tại, NH cần phân loại và xử lý dứt điểm, không để tình trạng lưu từ năm này qua năm khác. - Các danh mục tài sản chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái (như hợp đồng mua bán ngoại tệ): NH cần có những biện pháp phòng ngừa biến động tiêu cực của tỷ giá như kýý các hợp đồng kỳ hạn, tương lai hay quyền chọn để đảm bảo giá trị tài sản không bị sụt giảm cùng thời gian khi hợp đồng đáo hạn. Đối với các khoản đầu tư (vào chứng khoán, kinh doanh,…) hay các khoản mục ngoại bảng (bảo lãnh, phát hành tín dụng thư, v.v..): NH cũng cần áp dụng những biện pháp như đối với các khoản cho vay nói trên _cần phải có đầy đủ thông tin, phân tích chi tiết dự án đầu tư, và lựa chọn lĩnh vực đầu tư với mức độ rủi ro không vượt quá khả năng NH có thể đảm đương được. Các khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh hay phát hành tín dụng thư cũng phải được tìm hiệu mức độ an toàn hay xếp hạng tín nhiệm, khả năng tài chính, hoặc có tài sản đảm bảo. III. Một số kiến nghị nhằm góp phần tăng VCSH và hệ số an toàn vốn đối với các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Để thực hiện thành công các giải pháp nêu trên, không chỉ cần nỗ lực từ phía bản thân các NHTM, mà môi trường pháp lý và các chính sách của Nhà nước đóng một vai trò rất quan trọng. Trước hết, Chính phủ cần dứt điểm cho triển khai CPH các NHTMNN. Ngoài ra, bên cạnh việc nghiêm khắc thực hiện những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tăng cường vốn điều lệ và đảm bảo các mức độ an toàn đã ban hành trong thời gian gần đây, cơ quan quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực NH (hàng đầu là NH Nhà nước) cần nghiên cứu tìm ra mức độ hợp lý trong các giới hạn và định mức đối với các nhà đầu tư nước ngoài, sao cho môi trường cạnh tranh được công bằng để giúp các NHTM Việt Nam dần dần tự lực tìm cách thiết lập chỗ đứng cho mình _ những chính sách thúc đẩy cạnh tranh sẽ làm các NH cải thiện chất lượng hoạt động , nâng cao hiệu quả và tăng cường tích lũy, mở rộng hơn ; đồng thời cũng thu hút được các nhà đầu tư lớn. Thêm vào đó, các cơ quan này cũng có thể xem xét đưa ra những định hướng rõ ràng và cụ thể về bộ phận NHTMCP, như việc có nên duy trì sự tồn tại của quá nhiều tổ chức nhỏ lẻ hay cần tập hợp thành một số định chế lớn mạnh mà thôi. Trong mọi trường hợp, các cơ quan quản lý Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào từng bước đi của các NH, mà nên đóng vai trò là người dẫn đường, đưa ra các định hướng giúp các NH không bị áp lực cạnh tranh sớm làm sụp đổ trong điều kiện bắt đầu mở cửa sâu rộng thị trường tài chính ngân hàng cũng như nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước cần xem xét đưa thành quy định bắt buộc việc triển khai áp dụng những đề xuất của Basel II, có thể gồm lộ trình để các ngân hàng trong nước đủ thời gian điều chỉnh và nâng cấp kịp thời chất lượng hoạt động và quản lýý của mình. Tiểu kết: Xét về lýý thuyết, có rất nhiều biện pháp để tăng VCSH của các NHTM, nhưng với điều kiện của nền kinh tế và thị trường Việt Nam hiện nay cũng như tương lai trước mắt, đó phải là những biện pháp có tác dụng nhanh chóng và mang lại nguồn vốn rất lớn, vì các NHTM Việt Nam hiện đang có tiềm lực tài chính rất khiêm tốn. Đối với NHTMNN, biện pháp cấp thiết là cổ phần hóa; Với các NHTMCP và Liên doanh, có thể áp dụng phát hành cổ phiếu bổ sung trong đó quan tâm tới việc niêm ýyết trên thị trường chứng khoán để tăng sức hút của các NH, tiến hành sáp nhập những định chế nhỏ thành các tổ chức lớn hơn, và cần tăng cường thu hút nhà đầu tư chiến lược. Ngoài ra, tất cả các bộ phận NH nói trên đều cần nâng cao hiệu quả hoạt động để tăng cường tích lũy nhằm tạo nguồn lâu dài để tăng VCSH. Bên cạnh đó, các NHTM cần luôn chú trọng việc mở rộng quy mô VCSH phải đi kèm với tăng cường hệ số an toàn vốn, nhằm đảm bảo sự hoạt động và phát triển ổn định cho NH. KẾT LUẬN Vốn chủ sở hữu là một bộ phận sống còn của các ngân hàng thương mại, vì vậy đảm bảo duy trì một mức vốn chủ sở hữu đủ lớn là nhiệm vụ hết sức quan trọng mà các tổ chức này cần phải thực hiện để tăng tiềm lực tài chính của mình. Các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong một tương lai gần, khi mà quá trình hội nhập kinh tế diễn ra sâu rộng hơn nữa, thị trường tài chính ngân hàng sẽ được mở cửa rất mạnh, đem lại một môi trường kinh doanh mới, nhưng cũng hứa hẹn những sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Giữ một vai trò trọng yếu đối với nền kinh tế, hệ thống các ngân hàng thương mại của Việt Nam không thể chậm trễ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, mà một trong những bước quan trọng hàng đầu chính là cải thiện sức mạnh tài chính. Nhìn nhận thực trạng khách quan của năng lực vốn chủ sở hữu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó hiểu được vị trí của mình trong thế giới tài chính - ngân hàng là điều cần thiết để các định chế này thấy rõ hơn những gì mình có thể phải đối mặt trong tương lai. Điều này sẽ thôi thúc các ngân hàng chủ động và quyết tâm hơn trong nỗ lực tăng cường quy mô vốn chủ của mình. Có lợi thế là trung gian tài chính của một nền kinh tế đang phát triển rất mạnh và tiềm năng vô cùng lớn, các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể tin tưởng vào khả năng thành công trong việc triển khai các biện pháp nâng cao tiềm lực tài chính, thông qua việc áp dụng một cách linh hoạt và chọn lọc những bài học kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài. Khi năng lực tự thân này được củng cố, các ngân hàng sẽ tạo dựng được một tâm thế sẵn sàng hơn trong việc đón nhận những thử thách sắp tới, tiếp tục thực hiện tốt vai trò chủ đạo của mình trên thị trường tài chính - ngân hàng, là nguồn lực to lớn đóng góp vào những bước đi lên vững chãi của nền kinh tế - xã hội nước nhà. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt: Báo cáo thường niên năm 2004 đến năm 2006 của 5 NHTM Nhà nước; năm 2005 - 2006 của 12 NHTM cổ phần đô thị: Á Châu (ACB), An Bình (ABbank), Đông Á (EAB), Đông Nam Á (Seabank), Kỹ thương (Techcombank), Nhà Hà Nội (Habubank), Phương Nam (Southern bank), Quân Đội (MBank), Quốc tế (VIB), Sài Gòn (SCB), Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Xuất nhập khẩu (Eximbank); năm 2006 của danh sách các NHTM nước ngoài được liệt kê trong mục 42 của tài liệu tham khảo này. Trong nội dung khóa luận cũng trích dẫn cụ thể các trang: * Ngân hàng Việt Nam: (i) NHTMCP ACB năm 2006 trang 18 (ii) NH Agribank năm 2006 trang 15, tóm lược giai đoạn đầu năm 2007 trang 14 (iii) NH BIDV năm 2006 trang 35- 41- 64 (iv) NHTMCP Đông Á năm 2006 trang 11 (v) NH ICB năm 2004 năm 2005 trang 3 (vi) NH VCB năm 2004 trang 11, năm 2005 trang 10 * NH nước ngoài: (vii) Bank of China’ Annual Report 2006, trang 103. (viii) ICBC’s Annual Report 2006, trang 5 - 6 - 7 - 51. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Phụ lục G_Bảng lộ trình cam kết thương mại dịch vụ cụ thể_ Phần VI: Các dịch vụ tài chính_B: Các dịch vụ Ngân hàng và tài chính khác. GATS: Phần III_Điều XVI, và phần Phụ lục về các dịch vụ tài chính. PGS.TS.Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, trang 247. PGS.TS.Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội, trang 5. PGS.TS.Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập (Sách chuyên khảo), NXB Lýý luận chính trị, Hà Nội, trang 25- 66 - 67 - 69 - 71 - 72 - 73. Edward W.Reed PH.D & Edward K.Gill PH.D (2004), Ngân hàng thương mại, Sách dịch, NXB Thống kê, Hà Nội, trang 244 - 250. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Vai trò của hệ thống NH trong 20 năm đổi mới ở Việt Nam, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, trang 4-7-13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam; NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, trang 18 - 40 -132-159. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Sách dịch, NXB Tài chính, trang 7- 557- 558. PGS.TS.Lê Văn Tề chủ biên (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội, trang 85. PGS.TS .Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội, trang 595. GS.TS Lê Văn Tư (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội, trang 68. P.TS Nguyễn Quốc Việt _ Nguyễn Thành (1993), Công nghệ ngân hàng thương mại Mỹ, NXB Giáo dục, Hà Nội, trang 21. Thường trực Hội đồng KH&NC Ngân hàng _Vụ chiến lược phát triển Ngân hàng _ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Tái cơ cấu các NHTM Nhà nước: Thực trạng và triển vọng”, NXB Phương Đông, Hà Nội, trang 36-67-71-102-113-144-171-173. Viện nghiên cứu khoa học Ngân hàng (2003), Kỷ yếu hội thảo khoa học: Những thách thức của NHTM Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế, NXB Thống Kê, Hà Nội, trang 80. Tài liệu tiếng Anh: Bank for international settlements, International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards,A revised framework, June 2004, trang 1-18. (Pdf version: Alicia García-Herrero, Sergio Gavilá, and Daniel Santabárbara (2006), China's Banking Reform: An Assessment of its Evolution and Possible Impact, CESifo Economic Studies, Volume 52, Number 2, Pp 304-363, Oxford Journals _ Oxford University Press, trang 33-313-314-320-322. (Pdf version: ) Dietrich Domanski (2005), Foreign banks in emerging market economies: changing players, changing issues, BIS Quarterly Review December 2005. (Pdf version: ) Maher Hasan, (To be presented in the Credit Alliance/ Information Alliance Regional Meeting in Amman 3-4 April 2002),The Significance of Basel 1 and Basel 2 for the future of the banking industry with special emphasis on credit Information, Central Bank of Jordan. Sakulrat Montreevat (2000), Impact of Foreign Entry on the Thai Banking Sector: Initial Stage of Bank Restructuring, Economics & Finance No.5(2000), Institute of South East Asian Studies, trang 9 - 10 -11-12-21. (Pdf version: ) Trang web (Ngày truy cập, Nội dung, Đường dẫn): (25/9/2007) “Bán cổ phần cho NH nước ngoài” (27/9/2007) “Cổ phần hóa để ‘tăng sức đề kháng’ cho các ngân hàng” (28/9/2007) “Credit Suisse tư vấn cổ phần hóa cho Vietcombank” (3/9/2007) “Deadline for banks to reach capital ratio” www.china.com.cn/market/news/458825.htm (27/9/2007) “Gia nhập WTO – Thách thức chất lượng dịch vụ tài chính ngân hàng Việt Nam” (3/9/2007) Hệ thống các tổ chức tín dụng (19/9/2007) “Hội nhập ngân hàng: Không thể chậm trễ” (27/9/2007) “HSBC – Ngân hàng nước ngoài tốt nhất tại Việt Nam” (20/9/2007) “Lập Ngân hàng: vượt được rào thì hãy qua” (10/9/2007) “Lời giải nào cho thách thức ngành ngân hàng khi Việt Nam là thành viên của WTO” : Object=4&news_ID=5755383 (10/9/2007) “Những điểm yếu của hệ thống Ngân hàng” (9/9/2007) “ Những thiếu sót của Basel I và nội dung cơ bản của Basel II” (3/9/2007) “Overview of reform in China's banking industry in 2005” (27/9/2007)“Thách thức đợi ngân hàng mới” : com/taichinhvietnam/modules.php?name=News&file=article&sid=10300 (30/8/2007)“Thấy gì qua ‘quả bom tấn’ Eximbank?” (16/9/2007) “The Banker: TOP 1000 World Banks” : com/news/fullstory.php/aid/5050/TOP_1OOO__World_Banks_O7.html (1/10/2007) The Illinois Business Law Journals: “Strategies behind Foreign Banks Acquiring Equity Stakes in Chinese Banks” : com/illinois_business_law_soc/2006/11/on_november_26_.html (15/9/2007) “Tình hình hoạt động của tổ chức tham gia BHTG là các NHTM quýý 2/2006” (28/9/2007) “Vietcombank chọn Credit Suisse tư vấn cổ phần hóa” (4/9/2007) Wikipedia_the free encyclopedia: www.wikipedia.org (i) “ Shareholders’ equity”: (ii) , (iii) (iv) (v) (vi) Yahoo finance (6/9/2007): (i) (ii) Website các NH: * Các NH Việt Nam (5-15/9/2007): ACB: ; Agribank: AnBinh Bank: BIDV: Dai A Bank: Eab: ; Eximbank: ; Habubank: Eximbank: Incombank: Military bank: MHB: Sacombank: Saigon bank: Seabank: Southernbank: Techcombank: VIB: Vietcombank: * Các Ngân hàng nước ngoài: ABN Amro bank: Agricultural Bank of China: /fid=20000021/sid=105000874/index.html BarclaysPLC: Bangkok Bank: For+Shareholders/Financial+Results/Default.htm Bank for international settlements: Bank BNI: Report%202007/BNI%20Published%20Report%201H2007-eng.pdf Bank Mandiri: Bank of the Philippine Islands: BPIAbout.nsf/Annual+Report/FinancialHighLights?OpenDocument Bank of China: Chinese Construction Bank: second.jsp?column=ROOT%3E%D3%A2%CE%C4%CD%F8%D5%BE%3EInvestor+Relations%3EFinancial+Highlights&miniset_column=ROOT%3E%D3%A2%CE%C4%CD%F8%D5%BE%3EInvestor+Relations DBS: Deutsche Bank: Industrial and Commercial Bank of China: load/nianbao/2007/ICBC_H%20share%20engi-as%20printed%20Final.pdf KBank: Krung Thai Bank: Maybank: OCBC: Overview.shtm?bcid=M Public Bank: Reserve bank of New Zealand: RHB Bank: _annual.jsp&_ExCache=clear Siam City Bank: Financial-Information-En UOB: Danh mục bảng biểu Bảng: Trang: Bảng 1: Tỷ lệ đóng góp của VCSH và Tài sản của các tập đoàn tài chính vào GDP ở một số nước Châu Á (2004) 31 Bảng 2: VCSH của các NHTMNN giai đoạn 2003-2006 42 Bảng 3: Hệ số CAR của NH Đầu tư và phát triển BIDV 43 Bảng 4: Vốn điều lệ của các NHTMCP Nông thôn hiện nay 45 Bảng 5: Vốn điều lệ và VCSH của những NHTMCP lớn nhất 45 Bảng 6: Vốn điều lệ của các NHTM Liên doanh của Việt Nam hiện nay 48 Bảng 7: Mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng 51 Bảng 8: 25 NH hàng đầu thế giới năm 2007 xét về quy mô vốn cơ sở 53 Bảng 9: 10 ngân hàng hàng đầu Đông Nam Á năm 2006 54 Bảng 10: CAR của 3 NHTMNN lớn nhất của Trung Quốc 55 Bảng 11: VCSH của một số ngân hàng khác trong khu vực 55 Biểu đồ: Trang: Biểu đồ 1: VCSH của các NHTMNN giai đoạn 2003-2006 42 Biểu đồ 2: Tỷ trọng các thành phần chính của VCSH tại một số NHTMNN 43 Biểu đồ 3: Tương quan các thành phần chủ yếu của VCSH tại một số NHTMCP lớn 46 Biểu đồ 4: Hệ số an toàn vốn CAR của NHTMCP Sacombank qua các năm 47 Biểu đồ 5: Hệ số CAR của các NHTMCP lớn của Việt Nam so với một số nước trên thế giới 50 Biểu đồ 6: Tương quan VCSH của Vietcombank và một số NH khu vực 56 Biểu đồ 7: Tương quan hệ số CAR của BIDV và một số NH khu vực 56 Phụ lục 1: Danh mục các bảng biểu phụ Bảng phụ 1: VCSH trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (tại thời điểm 31/12/2006) VỐN CHỦ SỞ HỮU 2006 2005 (triệu đồng) (triệu đồng) Vốn điều lệ 4.356.737 4.279.127 Vốn khác 1.180.827 1.158.253 Các quỹ dự trữ 5.227.449 2.728.353 Quỹ chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi báo cáo tài chính 90.371 90.220 Quỹ đánh giá lại tài sản 13.741 11.914 Lợi nhuận để lại 258.123 148.034 Tổng vốn chủ sở hữu 1.127.248 8.415.901 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006 của VCB. Bảng phụ 2: VSCH trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất ngân hàng Deutsche Bank 2006 Vốn chủ sở hữu (đơn vị: triệu EURO) 2006 Cổ phiếu thường _ giá trị danh nghĩa (không xét mệnh giá): € 2,56/CP Phát hành: năm 2006, 524,8 triệu cổ phần 1.343 Thặng dư vốn 14.424 Lợi nhuận giữ lại 25.069 Lỗ từ bán trái phiếu chính phủ (2.378) Vốn được phân loại riêng dành để mua cổ phiếu quỹ (3.457) Các khoản lời (lỗ) tích lũy không xuất phát từ VCSH nhưng có ảnh hưởng đến VCSH: Thuế được hoãn lại đối với thu nhập ròng từ cổ phiếu sẵn sàng bán liên quan tới đợt thay đổi thuế suất tại Đức năm 1999 & 2000. Thu nhập ròng ròng từ cổ phiếu sẵn sàng bán do giá thị trường thay đổi, tính theo thuế suất và các khoản khác có thể được áp dụng. Thu nhập (thua lỗ) ròng do giá thị trường thay đổi của các công cụ phái sinh phục vụ mục đích tự bảo vệ. Điều chỉnh để áp dụng SFAS 158. Điều chỉnh do chuyển đổi tỷ giá hối đoái. (2.165) 2.779 (44) (549) (2.214) Tổng cộng các khoản thu nhập bổ sung khác (2.193) Tổng cộng vốn chủ sở hữu 32.808 Nguồn: Bảng phụ 3: Ba mô hình chủ yếu của tập đoàn tài chính Loại hình Ngân hàng đa năng (Universal Banking) Công ty mẹ - con (Parent - Subsidiary) Công ty sở hữu tài chính (Financial Holding Company) Mô hình Cổ đông Ngân hàng Kinh doanh Kinh doanh chứng khoán Kinh doanh Ngân hàng Cổ đông Ngân hàng Cty bảo hiểm Cty chứng khoán Cty chứng khoán C.ty bảo hiểm Ngân hàng Công ty mẹ Cổ đông Ban điều hành Ban điều hành trực tiếp điều hành các hoạt động kinh doanh (kinh doanh ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) Ban điều hành trực tiếp điều hành hoạt động của ngân hàng và gián tiếp điều hành công ty bảo hiểm, chứng khoán thông qua quyền nắm giữ cổ phần tại các công ty này Ban điều hành thực hiện quyền nắm giữ cổ phần trong tất cả các công ty con. Mối quan hệ về vốn giữa các công ty con Không có quy định riêng về vốn giữa các công ty con. Các công ty con nắm giữ vốn chủ sở hữu. Các công ty con nắm giữ vốn chủ sở hữu. Việc cách ly rủi ro giữa các công ty con Rất khó để có thể ngăn ngừa rủi ro lan truyền giữa các công ty con. Việc lan truyền rủi ro có thể được ngăn ngừa ở mức độ nhất định. Công ty mẹ có tác động lên công ty con Dễ dàng ngăn ngừa sự lan truyền rủi ro giữa các công ty. Giữa các công ty có sự độc lập tương đối và không chịu tác động rủi ro trực tiếp lẫn nhau. Phụ lục 2: Cách phân loại vốn và “tài sản có” (nội và ngoại bảng) điều chỉnh theo tỷ lệ rủi ro theo luật Việt Nam Trích: Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (Ban hành kèm theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam) II. Mục I. Vốn tự có Điều 3: 1. Vốn tự có của tổ chức tín dụng bao gồm: 1.1. Vốn cấp 1: a. Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp). b. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. c. Quỹ dự phòng tài chính. d. Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ. đ. Lợi nhuận không chia. Vốn cấp 1 được dùng làm căn cứ để xác định giới hạn mua, đầu tư vào tài sản cố định của tổ chức tín dụng. 1.2. Vốn cấp 2: a. 50% phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định được định giá lại theo quy định của pháp luật. b. 40% phần giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp) được định giá lại theo quy định của pháp luật. c. Trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn những điều kiện sau: (i). Có kỳ hạn ban đầu, thời hạn còn lại trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông tối thiểu là 5 năm; (ii) Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng; (iii) Tổ chức tín dụng không được mua lại theo đề nghị của người sở hữu hoặc mua lại trên thị trường thứ cấp, hoặc tổ chức tín dụng chỉ được mua lại sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản; (iv) Tổ chức tín dụng được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ; (v) Trong trường hợp thanh lý tổ chức tín dụng, người sở hữu trái phiếu chuyển đổi chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tín dụng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ có bảo đảm và không có bảo đảm khác; (vi) Việc điều chỉnh tăng lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày phát hành và được điều chỉnh một (1) lần trong suốt thời hạn trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. d. Các công cụ nợ khác thỏa mãn những điều kiện sau: (i) Là khoản nợ mà chủ nợ là thứ cấp so với các chủ nợ khác: trong mọi trường hợp, chủ nợ chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tín dụng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ có bảo đảm và không bảo đảm khác; (ii) Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm; (iii) Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng; (iv) Tổ chức tín dụng được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ; (v) Chủ nợ chỉ được tổ chức tín dụng trả nợ trước hạn sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản; (vi) Việc điều chỉnh tăng lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng và được điều chỉnh một (1) lần trong suốt thời hạn của khoản vay. đ. Dự phòng chung, tối đa bằng 1,25% tổng tài sản "Có" rủi ro. 2. Các giới hạn khi xác định vốn tự có: 2.1. Giới hạn khi xác định vốn cấp 1: Vốn cấp 1 phải trừ đi lợi thế thương mại. 2.2. Giới hạn khi xác định vốn cấp 2: a. Tổng giá trị các khoản quy định tại mục c và d, khoản 1.2 Điều này tối đa bằng 50% giá trị vốn cấp 1. b. Trong thời gian 5 năm cuối cùng trước khi đến hạn thanh toán, chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông, giá trị các công cụ nợ khác và trái phiếu chuyển đổi được tính vào vốn cấp 2 sẽ phải khấu trừ mỗi năm 20% giá trị ban đầu. c. Tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% giá trị vốn cấp 1. 3. Các khoản phải trừ khỏi vốn tự có: 3.1. Toàn bộ phần giá trị giảm đi của tài sản cố định do định giá lại theo quy định của pháp luật. 3.2. Toàn bộ phần giá trị giảm đi của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp) được định giá lại theo quy định của pháp luật. 3.3. Tổng số vốn của tổ chức tín dụng đầu tư vào tổ chức tín dụng khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần. 3.4. Phần góp vốn, liên doanh, mua cổ phần của quỹ đầu tư, doanh nghiệp khác vượt mức 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. 3.5. Khoản lỗ kinh doanh, bao gồm cả các khoản lỗ lũy kế. MỤC II. TỶ LỆ AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU Điều 4. 1. Tổ chức tín dụng, trừ chinh nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản "Có" rủi ro. 2. Tại thời điểm Quy định này có hiệu lực thi hành, ngân hàng thương mại nhà nước có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn mức quy định tại Khoản 1 điều này thì trong thời hạn tối đa là 3 năm phải tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bằng mức quy định. Mức tăng tỷ lệ hàng năm tối thiểu bằng một phần ba (1/3) số tỷ lệ còn thiếu. 3. Cách xác định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được nêu tại Phụ lục A Quy định này. Điều 5. Tài sản "Có" rủi ro của các cam kết ngoại bảng: 1. Các cam kết bảo lãnh, tài trợ cho khách hàng: 1.1. Hệ số chuyển đổi: 1.1.1. Hệ số chuyển đổi 100%: Các cam kết không thể hủy ngang, thay thế hình thức cấp tín dụng trực tiếp, nhưng có mức độ rủi ro như cấp tín dụng trực tiếp, gồm: a. Bảo lãnh vay. b. Bảo lãnh thanh toán. c. Các khoản xác nhận thư tín dụng; Thư tín dụng dự phòng bảo lãnh tài chính cho các khoản cho vay, phát hành chứng khoán; Các khoản chấp nhận thanh toán bao gồm các khoản chấp nhận thanh toán dưới hình thức ký hậu, trừ các khoản chấp nhận thanh toán hối phiếu quy định tại điểm 1.1.3.b Khoản 1 điều này. 1.1.2. Hệ số chuyển đổi 50%: Các cam kết không thể hủy ngang đối với trách nhiệm trả thay của tổ chức tín dụng, gồm: a. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. b. Bảo lãnh dự thầu. c. Bảo lãnh khác. d. Thư tín dụng dự phòng ngoài thư tín dụng quy định tại điểm 1.1.1.c Khoản 1 điều này. đ. Các cam kết khác có thời hạn ban đầu từ 1 năm trở lên. 1.1.3. Hệ số chuyển đổi 20%: Các cam kết liên quan đến thương mại, gồm: a. Thư tín dụng không hủy ngang. b. Chấp nhận thanh toán hối phiếu thương mại ngắn hạn, có bảo đảm bằng hàng hóa. c. Bảo lãnh giao hàng. d. Các cam kết khác liên quan đến thương mại. 1.1.4. Hệ số chuyển đổi 0%: a. Thư tín dụng có thể hủy ngang. b. Cam kết có thể hủy ngang vô điều kiện khác, có thời hạn ban đầu dưới 1 năm. 1.2. Hệ số rủi ro: Hệ số rủi ro của giá trị các cam kết ngoại bảng sau khi chuyển đổi theo quy định tại khoản 1.1.1, 1.1.2 và khoản 1.1.3 điều này như sau: 1.2.1 Được Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bảo lãnh hoặc được bảo đảm hoàn toàn bằng tiền mặt, sổ tiết kiệm, tiền ký quỹ, giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành: Hệ số rui ro là 0%. 1.2.2. Có tài sản bảo đảm bằng Bất động sản của bên vay: Hệ số rủi ro 50%. 1.2.3. Trường hợp khác: Hệ số rủi ro 100%. 2. Các hợp đồng giao dịch lãi suất và hợp đồng giao dịch ngoại tệ: 2.1. Hệ số chuyển đổi: 2.1.1. Hợp đồng giao dịch lãi suất: a. Có kỳ hạn ban đầu dưới 1 năm: 0,5% b. Có kỳ hạn ban đầu từ 1 năm đến dưới 2 năm: 1,0% c. Có kỳ hạn ban đầu từ 2 năm trở lên: 1,0% cho phần kỳ hạn dưới 2 năm cộng thêm (+) 1,0% cho mỗi năm tiếp theo. 2.1.2. Hợp đồng giao dịch ngoại tệ: a. Có kỳ hạn ban đầu dưới 1 năm: 2,0% b. Có kỳ hạn ban đầu từ 1 năm đến dưới 2 năm: 5,0% c. Có kỳ hạn ban đầu từ 2 năm trở lên: 5,0% cho phần kỳ hạn dưới 2 năm cộng thêm (+) 3,0% cho mỗi năm tiếp theo. 2.2. Hệ số rủi ro: Hệ số rủi ro đối với giá trị các hợp đồng giao dịch lãi suất và hợp đồng giao dịch ngoại tệ sau khi chuyển đổi nêu tại khoản 2.1 điều này là 100%. Điều 6. Tài sản "Có" được phân nhóm theo các mức độ rủi ro như sau: 1. Nhóm tài sản "Có" có hệ số rủi ro 0% gồm: a. Tiền mặt. b. Vàng. c. Tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng nhà nước đã duy trì tại Ngân hàng chính sách xã hội theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. d. Các khoản cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư theo các hợp đồng ủy thác trong đó tổ chức tín dụng chỉ hưởng phí ủy thác và không chịu rủi ro. đ. Các khoản phải đòi bằng Đồng Việt Nam đối với Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. e. Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành. g. Các khoản phải đòi bằng Đồng Việt Nam được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành; Các khoản phải đòi được bảo đảm hoàn toàn bằng tiền mặt, sổ tiết kiệm, tiền ký quỹ, giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành. h. Các khoản phải đòi đối với Chính phủ Trung ương, Ngân hàng Trương ương các nước thuộc khối OECD. i. Các khoản phải đòi được bảo đảm bằng chứng khoán của Chính phủ Trung ương các nước thuộc khối OECD hoặc được bảo lãnh bởi Chính phủ Trung ương các nước thuộc khối OECD. 2. Nhóm tài sản "Có" có hệ số rủi ro 20% gồm: a. Các khoản phải đòi đối với tổ chức tín dụng khác ở trong nước và nước ngoài, đối với từng loại đồng tiền. b. Các khoản phải đòi đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các khoản phải đòi bằng ngoại tệ đối với Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. c. Các khoản phải đòi được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng khác thành lập tại Việt Nam phát hành. d. Các khoản phải đòi đối với tổ chức tài chính nhà nước; các khoản phải đòi được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do các tổ chức tài chính nhà nước phát hành. đ. Kim loại quý (trừ vàng), đá quý. e. Tiền mặt đang trong quá trình thu. g. Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng IBRD, IADB, ADB, AfDB, EIB, EBRD và Các khoản phải đòi được các được các ngân hàng này bảo lãnh hoặc được bảo đảm bằng chứng khoán do các ngân hàng này phát hành. Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ở các nước thuộc khối OECD và các khoản phải đòi được bảo lãnh bởi các ngân hàng này. i. Các khoản phải đòi đối với các công ty chứng khoán được thành lập ở các nước thuộc khối OECD có tuân thủ những thỏa thuận quản lý và giám sát về vốn trên cơ sở rủi ro và những khoản phải đòi được các công ty này bảo lãnh. k. Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ngoài các nước thuộc khối OECD, có thời hạn còn lại dưới 1 năm và các khoản phải đòi có thời hạn còn lại dưới 1 năm được các ngân hàng này bảo lãnh. 3. Nhóm tài sản "Có" có hệ số rủi ro 50% gồm: a. Các khoản đầu tư cho dự án theo hợp đồng, quy định tại Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính. b. Các khoản phải đòi có bảo đảm bằng Bất động sản của bên vay. 4. Nhóm tài sản "Có" có hệ số rủi ro 100% gồm: a. Các khoản cấp vốn điều lệ cho các công ty trực thuộc không phải là tổ chức tín dụng, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập. b. Các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần vào các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác. c. Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ở các nước không thuộc khối OECD, có thời hạn còn lại từ 1 năm trở lên. d. Các khoản phải đòi đối với chính quyền Trung ương của các nước không thuộc khối OECD, trừ trường hợp cho vay bằng đồng bản tệ và nguồn cho vay cũng bằng đồng bản tệ của các nước đó. đ. Bất động sản, máy móc, thiết bị và tài sản cố định khác. e. Các khoản phải đòi khác ngoài các khoản phải đòi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. Thực trạng và một số giải pháp tăng vốn chủ sở hữu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm phù hợp với sức ép tăng vốn của bối cảnh hội nhập MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNganHang 88.doc
Tài liệu liên quan