Khóa luận Một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khu công nghiệp ở Việt Nam

Cần tập trung lấp đầy và phát triển hệ quả các KCN đã có, khi nào các KCN lấp đầy 60% - 70% diện tích thì mới cho phép triển khai các KCN tiếp theo. Để tránh ô nhiễm môi trường, những dự án đầu tư vào KCN phải hoàn tất các hạng mục công trình xử lý chất thải mới được phép hoạt động. Khi cho thuê được 50% diện tích thì phải tiến hành xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung. Cần có biện pháp phối hợp giữa các KCN và các địa phương trong bảo vệ môi trường, tránh gây ô nhiễm cho nhau.

doc83 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khu công nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, trong đó có công tác thu hút và sử dụng vốn ĐTNN. Đối với lĩnh vực xây dựng luật pháp, chính sách về đầu tư, Thủ tướng Chính phủ đã dành nhiều thời gian để trực tiếp chỉ đạo xây dựng các nghị định hướng dẫn. Đối với hạot động xúc tiến đầu tư, Thủ tướng Chính phủ đã tham dự và phát biểu tại các hội thảo ở nước ngoài, đặc biệt, các hội thảo tại Nhật Bản, tại Châu Âu, Tại Trung Quốc, gây ấn tượng lớn trong các nhà đầu tư. Lãnh đạo Chính phủ đã dành thời gian gặp mặt và đối thoại với các doanh nghiệp, nhất là các diễn đàn doanh nghiệp. Chính phủ cũng đã chỉ đạo các Bộ, ngành rà soát các cam kết của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế và có cơ chế thực hiện đầy đủ theo đúng tiến độ. Đặc biệt, theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan tổ chức thành công tuần lễ cấp cao APEC tháng 11 năm 2006, trong đó có các diễn đàn đầu tư kinh doanh với sự tham dự của đại biểu hàng trăm tập đoàn lớn trên thế giới đã tác động trực tiếp tới hoạt động ĐTNN tại nước ta. Thực hiện nghị định 108/2006/NĐ-Chính phủ ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư về việc phân cấp quản lý Nhà nước đối với hoạt động ĐTNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã bàn giao dự án ĐTNN cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và Ban Quản lý các KCN-KCX địa phương; phối hợp với các địa phương trong giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện phân cấp, chỉ đạo các cơ quan quản lý đầu tư tại địa phương thực hiện rà soát các dự án sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tư để có biện pháp sử lý thích hợp. Tập trung sức phối hợp cùng các bộ, ngành xử lý các dự án vướng mắc, vi phạm pháp luật. Về công tác xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế: Công tác vận động xúc tiến đầu tư năm 2006 đã có những chuyển biến tích cực. Hoạt động xúc tiến đầu tư được tiến hành qua nhiều kênh khác nhau từ Trung ương đến địa phương và các doanh nghiệp, gắn kết chặt chẽ với các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và được thực hiện dưới các hình thức phong phú, thiết thực hơn. Ngoài các hạot động như tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư, hội trợ triển lãm ở trong và ngoài nước, các Bộ, ngành địa phương còn mở trang web, thực hiện băng hình, CD-ROM, tờ rơi… giới thiệu tiềm năng của mình cho các nhà đầu tư quan tâm. Trong năm 2006 riêng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp đón, làm việc và hướng dẫn cho hơn 400 đoàn khách vào tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam, trong đó có nhiều đoàn lớn với sự tham gia của một số tập đoàn xuyên quốc gia. Các hội thảo quốc tế quy mô lớn tại Việt Nam đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức như: Diễn đàn Euromoney (tháng 3/2006), Hội thảo về các tập đoàn đa quốc gia – TNCs bên lệ hội nghị APEC tại Thành phố Hồ Chí Minh (tháng 5/2006), Diễn đàn APEC Investment Forum 2006 trong 2 ngày 15-16/11/2006 tại Hà Nội. Các hội thảo kêu gọi đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm: Nhật Bản, một số nước Châu Âu, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc… Các tài liệu xúc tiến đầu tư đã được chỉnh sửa, biên soạn cập nhật các chính sách mới và tiềm năng, cơ hội đầu tư các nước cũng như từng vùng, địa phương. Đánh giá thực trạng thu hút FDI vào các KCN Việt Nam Ưu điểm trong thu hút FDI vào các KCN Về hoạt động đầu tư nước ngoài: Năm 2006, hoạt đọng đầu tư nước ngoài tại nước ta có nhiều chuyển biến mạnh mẽ theo hướng tích cực, thể hiện trên các mặt sau: Dòng vốn FDI vào KCN tăng trưởng cao, vốn thực hiện và vốn đăng ký mới đạt mức cao nhất kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nươc ngoài tại Việt Nam năm 1987. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI đạt kết quả khả quan với tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã của nước ta, thể hiện qua các chỉ tiêu về doanh thu, xuất khẩu và nộp ngân sách nhà nước. Chất lượng và quy mô của các dự án mới và các dự án tăng vốn trong năm 2006 được nâng cao so với năm trước; đã thu hút được một số dự án quy mô lớn của các tập đoàn xuyên quốc gia, sử dụng công nghệ tiên tiến như dự án nhà máy sản xuất chip điện tử Intel Products Việt Nam, dự án sản xuất thép Posco, dự án sản xuất thép Tycoons Worldwide Steel, dự án tăng vốn của Canon, Matsushita, Nidec… Số dự án do các tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư mới và đầu tư mở rộng sản xuất tại Việt Nam có xu hướng gia tăng. Quy mô các dự án mới có mức vốn bình quân và gấp 2 lần so với năm 2005 và gấp 3 lần so với năm 2004 là một tín hiệu tích cực về xu hướng gia tăng các dự án lớn trọng điểm, phù hợp với định hướng thu hút đầu tư. Cơ cấu đầu tư nước ngoài trong năm nay tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (chiếm 68,3%), trong đó ngành công nghiệp công nghệ cao chiếm tỷ trọng cao hơn năm trước; lĩnh vực dịch vụ chiếm 26,6% tổng vốn đăng ký. Về quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các dự án FDI trong các KCN. Môi trường pháp lý và đầu tư kinh doanh tiếp tục được hoàn thiện theo xu hướng hội nhập sâu vào quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư nước ngoài vào và ra khỏi Việt Nam. Việc phân cấp triệt để về địa phương quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài bước đầu đã góp phần nâng cao vai trò và tính chủ động của các địa phương, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Công tác chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, các ngành và địa phương đối với hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng sâu sát và cụ thể hơn. Hoạt động Xúc tiến đầu tư ngày càng bổ sung phong phú hơn, thiết thực và đi vào hiệu quả hơn. Tuy thời gian phát triển chưa lâu nhưng các KCN đã đem lại những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ. các KCN không chỉ là địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư mà còn góp phần đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH đất nước, từng bước đưa nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Tồn tại trong thu hút FDI vào các KCN Tốc độ tăng của vốn FDI trong các KCN đạt thấp và tăng gảm thất thường. Trong 5 năm trở lại đây vốn FDI vào các KCN năm tăng, năm giảm, ba năm gần đây có hướng tăng khá mạnh, nhưng trước năm 2004 thì tốc độ tăng không đáng kể từ 6% - 11%. Vốn đầu tư thực hiện tăng so với năm trước, nhưng vẫn còn thấp so với vốn đăng ký; tỷ trọng vốn FDI thực hiện trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội chưa tăng so với năm trước. Quy mô bình quân luôn thấp hơn số bình quân chung của cả nước. Điều đó thể hiện các KCN Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Nhìn chung, tiến độ thực hiện dự án còn chậm so với cam kết, đặc biệt, một số dự án bất động sản triển khai rất chậm do vướng cơ chế chính sách. Một số dự án gặp vướng mắc kéo dài chưa đựơc xử lý rứt điểm gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư. Tình trạng tự phát trong thu hút FDI diễn ra khá phổ biến. Vì trong những năm gần đây, để khuyến khiách các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào các KCN, KCX, các cấp, các ngành đã không ngừng nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách ưu đãi đầu tư trong các KCN. Tuy nhiên, hiện tại đang nổi lên một thực tế là các địa phương đang ra sức cạnh tranh để thu hút được nhiều vốn FDI vào các KCN của địa phương mình nên nhiều địa phương đã ban hành những ưu đãi riêng vượt quá khuôn khổ của pháp luật. Điều này làm ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước, thậm chí còn dẫn đến tình trạng chen lẫn, ngáng chân nhau trong việc thu hút đầu tư và làm ảnh hưwngr không tốt đến môi trường đầu tư chung. Công tác quản lý đầu tư nước ngoài, nhất là quản lý sau cấp giấy phpe, khả năng hậu kiểm còn hạn chế do thiếu sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương, giữa các ngành chức năng. Cơ cấu đầu tư trong các KCN còn nhiều bất cập. Đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ chưa tăng nhanh như dự báo, do còn nhiều vướng mắc về chính sách; đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm lâm thuỷ không đáng kể, tỷ trọng nông – lâm – ngư trong tổng vốn đăng ký giảm. Hầu hết các dự án đầu tư vào các KCN là các dự án công nghiệp nhẹ, công, công nghiệp thực phẩm, tiêu dùng như dệt sợi, da giầy, may mặc… còn rất ít trong các dự án công nghiệp nặng, hay những ngành đòi hỏi công nghệ tiên tiến. Đây thực sự là vấn đề đáng lưu tâm. Trong những năm gần đây thì cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào các KCN, KCX chủ yếu là vốn FDI nhưng gần đây nguồn vốn này đang có xu hướng giảm. Thực tế này cho thấy KCN, KCX ở nước ta vẫn chưa đủ sức hấp dẫn những nhà đầu tư là các công ty lớn hoặc các tập đoàn xuyên quốc gia nắm những công nghệ gốc, sản xuất những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. Mặc dù 45 quốc gia đầu tư vào các KCN nhưng phần lớn là từ Châu Á (chiếm khoảng 80%), các quốc gia Châu Âu, Bắc Mỹ… Nhưng nước có kỹ thuật cao, kỹ thuật hiện đại lại chiếm tỷ lệ đầu tư khá khiêm tốn trong cơ cấu đầu tư vào các KCN, KCX ở nước ta. Đây là một hiện tượng cần quan tâm nghiên cứu. Nguyên nhân và các tồn tại Nguyên nhân khách quan Có thể kể đến các vấn đề sau: Thiếu kinh nghiệm về tổ chức và quản lý KCN Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Biến động trên thị trường thế giới ở một số sản phẩm mà chúng ta chưa thể dự báo được. Dịch bệnh và thiên tai hoành hành: SARS, cúm gia cầm, bão Chan chu… Nguyên nhân chủ quan: Cơ chế, thủ tục hành chính trong các KCN chưa thông thoáng, chưa hợp lý nên chưa khuyến khích được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư lớn, các TNCs đầu tư vào… Công tác xúc tiến đầu tư vào các KCN thiếu hệ thống tổ chức chung của Nhà nước và chính sách chưa phù hợp. Cụ thể là: Thiếu đầu mối quản lý chung về xúc tiến đầu tư vào KCN nên các cuộc hội thảo về FDI trong đo nội dung giới thiệu và vận động đầu tư vào các KCN đã được tổ chức một cách tự phát ở từng KCN; Công tác xây dựng và quy hoạch danh mục gọi vốn FDI đã được quan tâm bước đầu nhưng việc triển khai còn chậm, chất lượng chưa cao, chưa tính đến nhu cầu và điều kiện cụ thể của nhà đầu tư nước ngoài, không dự báo hết diễn biến của tình hình nên chưa thực sự trở thành công cụ định hướng vận động đầu tư có hiệu quả; Nội dung và phương thức tổ chức vận động đầu tư còn quá đơn giản, nặng về tuyên truyền luật pháp, chính sách, chưa tập trung vận động theo từng chương trình, lĩnh vực, đối tác cụ thể nên hiệu quả chưa cao; Hoạt động xúc tiến đầu tư ở nước ngoài còn hạn chế, không có cán bộ chuyên trách và kinh phí, thiếu sự liên kết giữa hoạt động ngoại giao, xúc tiến thương mại và vận động đầu tư; Các phương tiện thông tin ở trong và ngoài nước chưa phục vụ hiệu quả cho hoạt động đầu tư, tài liệu tuyên truyền đầu tư chưa đầy đủ, không được phổ biến bằng phương tiện hiện đại nên không thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư; Còn tồn tại lợi ích cục bộ nên đã ban hành các quy định riêng vượt khung pháp luật gây tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương, các KCN. Thiếu lao động có trình độ cao cung cấp cho các KCN. Theo số liệu điều tra, hầu hết lực lượng lao động ở các địa phương có KCN chưa đáp ứng được trình độ chuyên môn, không quen với môi trường lao động công nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghệ quản lý và sản xuất hiện đại của các doanh nghiệp trong các KCN. Ham quy mô lớn trong khi chưa đủ sức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế. Xuất hiện nhiều vấn đề xã hội bức xúc xung quanh các KCN, KCX: Đó là việc phát triển các KCN không hài hoà với việc phát triển các công trình xh ( Nhà ở, giáo dục, y tế phục vụ người lao động và đời sống gia đình họ). Vì hầu hết công nhân làm việc trong các KCN là người dân nhập cư từ các tỉnh khác không có nhà ở làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Đó là vấn đề trong và xung quanh các KCN cũng gây những bức xúc trong xã hội. Đây là nơi tập trung nhiều nhà máy xí nghiệp, nên nếu chất thải công nghiệp không được xử lý tốt xẽ dẫn đến môi trường bị ô nhiễm trong phạm vi rộng, ảnh hưởng không chỉ tới sức khoẻ người lao động mà còn cả nhân dân trong vùng. Đó là tình trạng công nhân đình công đòi tăng lương và tăng thêm tiền phụ cấp độc hại diễn ra không chỉ ở các doanh nghiệp FDI mà lan sang cả các doanh nghiệp trong nước. Đây cũng là những vấn đề gây bức xúc cần được nghiên cứu giải quyết. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO KCN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI. Một số vấn đề trong xây dựng , phát triển và phương hướng hoàn thiện các KCN ở Việt Nam Cùng với quá trình phát triển các KCN ở nước ta trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước ở các KCN đồng thời cũng là một quá trình nghiên cứu thử nghiệm, do vậy vẫn còn tồn tại những bất cập hạn chế, yếu kém ở mặt này hay mặt khác. Có thể đề cập đến một số bất cập về việc thể chế hoá chủ trương phát triển, đó là cơ chế “một cửa, tại chỗ” trong quản lý đối với các KCN chưa được thực hiện một cách triệt để, không tạo được tính năng động của Ban quản lý trong việc quản lý, chỉ đạo các KCN. Nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là do cơ chế phân cấp, cơ chế uỷ quyền giữa chính quyền các địa phương và Ban quản lý đối với việc quản lý nhà nước hoạt động của các KCN chưa thực sự đồng bộ; vẫn tồn tại hai bộ máy quả lý đối với hoạt động đầu tư của các KCN làm cho cơ chế phối hợp giữa các đầu mối cấp giấy phép trong nội bộ tỉnh, thành phố chưa tốt. Xây dựng KCN đang là mục tiêu của nhiều địa phương, như công tác quy hoạch lại thực hiện chưa tốt. Việc quy hoạch KCN chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật và xã hội dẫn đến sự phát triển không bền vững. Một số địa phương (như Hưng Yên, Hải Dương, Đồng Nai, Long An…) do quy hoạch phát triển các KCN chưa hợp lý, sử dụng nhiều đất chuyên trồng lúa, đất có ưu thế trong sản xuất nông nghiệp, đất đang có khu dân cư tại những vị trí có hạ tầng kỹ thuật. Một số KCN không đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ theo quy hoạch chung của KCN (một số KCN của Hà Tây). Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều hộ nông dân bị thu hồi đất vài lần trong năm, ảnh hưởng đến đời sống và gây tâm lý bất ổn trong nhân dân. Do đó, để phát triển KCN theo đúng mục tiêu và tăng tính hiệu quả thì công tác quy hoạch phải được quan tâm chú trọng. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong cương lĩnh chính trị và các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ có quy hoạch tổng thể định hướng cho cả nước và từng địa phương thu hút đầu tư sẽ là cơ sở quan trọng để các địa phương triển khai thực hiện nhằm thể hiện rõ nội dung, bước đi của lộ trình CNH, HĐH, HĐH đất nước theo đường lối của Đảng. Cũng liên quan đến vấn đề quy hoạch, nhiều địa phương đã “xé rào” ban hành một số chính sách ưu đãi đón các nhà đầu tư vượt mức quy định chung của Chính phủ và các bộ, ngành. Có thể khẳng định, việc xây dựng và phát triển các KCN là chủ trương đúng đắn của Đảng nhưng tình trạng “cạnh tranh” giữa các địa phương với những ưu đãi riêng “xé rào” để thu hút đầu tư, chấp nhận dùng ngân sách địa phương bù lỗ, làm ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước, thu hẹp diện tích đất nông nghiệp là một thực tế cần nghiêm túc xem xét để các KCN nước ta phát triển theo hướng chất lượng, bền vững chứ không dừng ở việc tăng số lượng. Tình hình đầu tư phát triển các KCN không theo quy hoạch tổng thể chung, thiếu sự phối hợp giữa các địa phương trong vùng nên không tận dụng được lợi thế so sánh, dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt để thu hút đầu tư, hiệu quả KCN bị giảm sút, xây dựng kết cấu hạ tầng đắt hơn, vốn bị chon lâu, những vướng mắc trong khâu giải toả, đền bù, giá thuê đất khá cao… tất cả những nguyên nhân này đã làm cho việc thu hút FDI vào các KCN ở các địa phương trong cả nước sẽ bị ảnh hưởng không tốt, làm tổn hại đến lợi ích chung của quốc gia, còn các nhà đầu tư trong nước thì quan tâm không nhiều. Để khắc phục tình trạng này, càn rà soát chi tiết quy hoạch sử dụng đất để xây dựng và phát triển các KCN trên phạm vi cả nước để điều chỉnh cho phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và từng vùng kinh tế. Quy hoạch này mang tính tổng thể, liên kết được sự phát triển kinh tế - xã hội chung, dựa trên sự phân công, căn cứ vào tiềm năng, lợi thế phát triển trong tương lai của từng tỉnh, thành phố và toàn khu vực; có tính toàn diện, bao gồm quy hoạch bên trong và bên ngoài các KCN, bao gồm cả vùng dân cư, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Trong các quy hoạch này cần xác định mục tiêu và nguồn thu hút đầu tư trong những năm sắp tới. Ngoài việc nhà nước hỗ trợ từ nguồn ngân sách, phải dựa trên các tiêu chí hợp lý chặt chẽ, có thể huy động vốn ứng trước của các doanh nghiệp. Đa dạng hoá phương thức đầu tư xây dựng hạ tầng KCN và hình thức cho thuê đất trong một KCN. Ngoài ra, có thể xem xét đến việc thực hiện của người dân có đất nằm trong quy hoạch KCN được góp vốn bằng đất và tài sản của họ nằm trên đất thay thế bằng tiền đền bù. Tránh lấy đất nông nghiệp làm các KCN ở những nơi có quỹ đất khác có thể làm KCN. Trong quá trình xây dựng và phát triển KCN vẫn chưa có sự gắn kết với việc bảo vệ môi trường. Nhiều KCN chưa thực sự quan tâm đến vấn đề môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường khi tiến hành sản xuất, vi phạm các cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Trong số hơn 100 KCN được Chính phủ phê duyệt đang hoạt động hiện nay mới chỉ có khoảng 20 KCN đã xây dựng nhà máy nước thải tập trung (chiếm tỷ lệ 20%), còn nhiều KCN bị kéo dài thời gian đầu tư trạm xử lý nước thải. Chưa có địa phương nào có hệ thống quản lý riêng đối với chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hiểm. Một vấn đề khác cũng rất khó khăn và phức tạp là việc bồi thường đền bù, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các KCN. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ cần ban hành chính sách cho phép người đang sử dụng đất hợp pháp góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với nhà đầu tư xây dựng hạ tầng KCN. Thực hiện đúng chính sách tái định cư theo quy định của luật đất đai. Nghiên cứu thành lập quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống cho người có đất bị thu hồi; quỹ được hình thành một phần từ nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thu đất KCN của các doanh nghiệp nộp ngân sách Nhà nước. Đối với các địa phương, cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, mở rộng thâm canh, chuyển đổi cây trồng, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác; phát triển mạnh mẽ các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp, tạo nhiều việc làm ở địa phương, gắn cơ sở sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Kết hợp các hình thức, tổ chức dịch vụ việc làm, cho vay vốn để giải quyết việc làm theo các chính sách ưu đãi. Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ tại chỗ nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của KCN, khu đô thị mới. Có sự hỗ trợ kinh phí cho các lao động trong độ tuổi, ưu tiên tuyển chọn xuất khẩu lao động. Xuất phát từ thực tiễn ở nước ta và căn cứ vào mục tiêu phát triển các KCN trong giai đoạn đến 2010, phương hướng hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các KCN Việt Nam cần được thực hiện trên tất cả các phương diện. Đó là: hoàn thiện hệ thống thể chế phát triển KCN; đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước các KCN; hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước, phương thức điều hành, tăng cường năng lực công tác và phẩm chất đạo đức cán bộ, công chức quản lý các KCN. Việc đổi mới hệ thống quản lý và hoàn thiện các KCN cần đáp ứng được những yêu cầu chủ yếu sau: Phản ánh được tính đặc thù của đối tượng quản lý, nhưng phải gắn chặt với hệ thống quản lý nhà nước trong nền kinh tế quốc dân. Hợp lý, rõ đầu mối, đủ thực quyền và trách nhiệm để đủ sức đảm đương nhiệm vụ quản lý các yếu tố đa dạng cấu thành hệ thống KCN như các ban quản lý KCN, các KCN với quy mô và loại hình rất phong phú, đa dạng, các doanh nghiệp KCN, các công ty phát triển hạ tầng KCN… Gọn nhẹ, theo nguyên tắc “Một cửa, tại chỗ, tính độc lập cao, phân cấp nhiệm vụ rõ ràng, khả năng xử lý mau lẹ, nhằm tạo ra được sự hấp dẫn để thu hút đầu tư, nhất là FDI vào các KCN. Đủ trình độ và năng lực để điều hành, quản lý những thực thể gắn với sản xuất kinh doanh và các sản phẩm công nghệ cao của các ngành công nghiệp kỹ thuật cao. Hệ thống pháp luật, chính sách KCN phải đồng bộ, minh bạch, phù hợp với thực tiễn và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, từng bước tạo một mặt bằng pháp lý cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Rà soát, sửa đổi các văn bản pháp lý có liên quan đến các KCN, sửa đổi những quy định hạn chế cạnh tranh, phân biệt đối xử, không còn phù hợp với kinh tế thị trường và cam kết quốc tế, trước hết về ngành nghề kinh doanh, vay vốn, đất đai… tạo điều kiện thực thi pháp luật một cách nhất quán, phù hợp với tình hình thực tiễn. Tiếp tục tích cực đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước của các KCN. Đây là đối tượng quản lý đặc biệt bởi tính đặc thù của nó (Quản lý Nhà nước đa ngành, BQL KCN cấp tỉnh chỉ được thành lập ở tình nào có đủ điều kiện, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và bổ nhiệm Trưởng Ban), đòi hỏi phải có mô hình tổ chức quản lý đặc biệt thể hiện qua vị trí, tính chất loại hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ. Gắn chặt hơn nữa sự chỉ đạo của chính quyền địa phương đối với BQL KCN cấp tỉnh, nhất là trong giai đoạn đầu mới thành lập, khi KCN có thu hút đầu tư và có nhiều doanh nghiệp hoạt động thì cần tăng cường sự hỗ trợ, hướng dẫn cụ thể của các ngành trung ương. Như vậy, để có thể nâng cao hiểu quả và vị thế của các KCN trong nền kinh tế, tạo động lực phát triển mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả cho các KCN phát triển bền vững trong tương lai, góp phần quan trọng thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, để đến năm 2020, nước ta cơ bản là một nước công nghiệp, đòi hỏi phải có sự tích cực đổi mới từ cơ chế chính sách đến quá trình thực thi. Bảng 3.1. Quy hoạch phát triển KCN đến năm 2010 của các vùng trên cả nước TT Vùng Tổng số KCN Trong đó Tổng diện tích (ha) Thành lập mới Mở rộng 1 Trung du miền núi phía Bắc 16 15 1 2.058 2 Đồng bằng sông Hồng 31 25 6 6.084 3 Duyên hải Trung Bộ 30 22 8 4.834 4 Tây Nguyên 3 3 0 354 5 Đông Nam Bộ 23 18 5 4.381 6 Đông bằng sông Cửu Long 25 18 7 5.102 7 Cả nước 128 101 27 22.813 Nguồn: Vụ Quản lý KCN-KCX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Mục tiêu , triển vọng phát triển và thu hút FDI vào các KCN đến 2010 Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc phát triển các KCN thời gian tới nhằm vào các mục tiêu cơ bản là: Hình thành hệ thống các KCN vừa và nhỏ tạo điều kiện phát triển khu vực nông thôn; Nâng cao tỷ lệ lấp đầy các KCN, phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản lấp đầy diện tích các KCN đã được thành lập; thành lập mới và mở rộng một cách có chọn lọc các KCN tập trung trên các vùng lãnh thổ, các địa phương với tổng diện tích tăng thêm khoảng 25.000 ha; Tăng tỷ lệ đóng góp của các KCN vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp từ mức 26% hiện nay lên khoảng 35% vào năm 2010. Tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp từ 19% giá trị xuất khẩu quốc gia hiện nay lên 32% vào năm 2010. Căn cứ tình hình thực tế, dự báo về tình hình thực hiện và triển vọng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các KCN như sau: Triển vọng thu hút FDI nói chung vào các KCN nói riêng từ nay đến năm 2010 là tương đối sang sủa. Đối với đầu tư trong nước, Luật doanh nghiệp tiếp tục phát huy hiệu quả, được đánh giá là có tiềm năng to lớn. Đó là chưa kể nguồn kiều hối với mức tăng trưởng bình quân kỷ lục 22% - giai đoạn từ 2001 đến 2004. Theo dự báo, những lĩnh vực có triển vọng hơn cả trong việc thu hút vào các KCN trong 5 năm tới sẽ là ngành công nghiệp năng lượng (điện, than và dầu khí); tiếp đến là công nghiệp ôtô; Công nghiệp dệt may, dự án giày cũng có tiềm năng lớn, song cần tăng tốc đầu tư để tăng tỷ lệ sản xuất nguyên liệu, phụ liệu trong nước phục vụ cho phát triển. Cơ khí đóng tàu, sản xuất máy móc, thiết bị điện tử, thiết bị thông tin, phần mềm và vật liệu xây dựng cũng là những lĩnh vực kinh tế hứa hẹn, nếu có chính sách khuyến khích đầu tư đúng mức. Trong 5 năm tới, thu hút FDI mới và mở rộng tăng vốn dự kiến đạt khoảng 12 tỷ USD (trong đó thu hút mới 1.550 dự án) với đặc điểm là sẽ tăng trong giai đoạn từ 2005 – 2007 phù hợp với xu thế phục hồi kinh tế thế giới, những cải cách về môi trường đầu tư nước ngoài của Việt Nam, những ngành và lĩnh vực có khả năng thu hút thêm vốn đầu tư và nhất là khi Việt Nam đã là thành viên của WTO. Thu hút đầu tư trong nước dự kiến đạt 7 tỷ USD ( trong đó thu hút mới 2.450 dự án) với đặc điểm là sẽ tăng trong giai đoạn từ 2005 – 2008 phù hợp với những cải cách về môi trường đầu tư và kinh doanh trong nước trong thời gian qua, một số dự án trong nước lớn có khả năng triển khai như khí hoá lỏng, điện, phân đạm, thép. Dự kiến trong thời kỳ 2009 – 2010 sẽ giảm xuống khi các dự án lớn đã triển khai. Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào các KCN Việt Nam trong thời gian tới. Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư vào KCN Đẩy mạnh vận động và xúc tiến đầu tư vào các KCN Đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương pháp vận động, xúc tiến đầu tư; chú trọng xúc tiến đầu tư theo lĩnh vực, địa bàn và đối tác cụ thể, chú trọng thu hút đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xây dựng quỹ xúc tiến đầu tư trên cơ sở ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ kết hợp với huy động đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp. Giải quyết, xử lý và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đang xây dựng hoặc đang sản xuất kinh doanh. Thực hiện thống nhất, chủ động công tác vận động, xúc tiến đầu tư vào KCN với sự tham gia tích cực, đồng bộ của các bộ, ngành và chính quyền địa phương. Cần thành lập một cơ quan chuyên môn làm công tác vận động, xúc tiến vào KCN và xúc tiến vào các khu vực khác. Nhà nước cần giành kinh phí thoả đáng tư ngân sách nhà nước cho công tác vận động xúc tiến đầu tư; tổ chức công bố rộng rãi quy hoạch chi tiết, danh mục dự án ưu tiên đầu tư và các chính sách khuyến khích đầu tư vào các KCN để các nhà đầu tư và người dân được biết; cung cấp miễn phí các thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư; hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân có công thu hút các nhà đầu tư vào trong KCN. Tăng cường bộ phận xúc tiến đầu tư tại các cơ quan đại diện của nước ta ở một số nước và địa bàn trọng điểm để chủ động vận động, xúc tiên đầu tư đối với từng dự án, từng tập đoàn, từng nhà đầu tư có tiềm năng, nhất là các tập đoàn xuyên quốc gia. Cần tiến hành tiếp thị các KCN của nước ta ở những nơi là xuất phát điểm chính của đầu tư trong nước và FDI như các tỉnh thành phố trong nước và ngoài nước như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore… Học tập các nước trong khu vực, tăng cường quảng bá điểm khác biệt của KCN mình, phát huy “giá trị cộng thêm” để thu hút đầu tư. Giá cho thuê đất rẻ ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long không phải là yếu tố quyết định trong việc thu hút đầu tư (giá cho thuê đất thấp hơn giá thành đầu tư xây dựng hạ tầng của ha đất công nghiệp). Xây dựng KCN trong khu vực nghèo (vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long) rẻ hơn trong khu vực phát triển (TP.HCM, TP. Hà Nội), có chi phí lao động, đất đai, vật liệu thấp hơn, ngược lại có chi phí hạ tầng cơ sở và vận chuyển cao hơn, do đó các nhà đầu tư thường hướng đến các khu vực phát triển hơn. Áp dụng các biện pháp tăng sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư Để môi trường đầu tư ở nước ta được hấp dẫn hơn, ngoài những khu kinh tế mở hay khu kinh tế (với diện tích rộng như Chu Lai và Dung Quất), Việt Nam có thể thiết lập các khu mậu dịch tự do hay các khu tự do trong một KCN. Những người sống trong khu mậu dịch tự do trong một KCN có thể được mua hàng nhập khẩu miễn thuế. Khu tự do dành riêng cho hàng hoá và nguyên vật liệu. Nhà nước có thể thu tiền kho chứa cũng như các phí liên quan đến việc chuyên trở, các thủ tục giấy tờ… Cần lưu ý là không có người ở trong khu tự do như trong trường hợp khu mậu dịch tự do. Điều kiện cần để cho khu tự do được hình thành là khu đó phải nằm gần sân bay hoặc cảng nước sâu quốc tế. Có vậy hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu mới được chuyển giao nhanh chóng. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách thu hút đầu tư, thu hút FDI: giảm giá đầu vào nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu, cước viễn thông quốc tế, giá thuê đất chi phí lưu thông hàng hoá, mà hiện nay Việt Nam cao hơn hẳn các nước trong khu vực, chính sách thuế thu nhập của người nước ngoài (Việt Nam cao nhất tại khu vực ASEAN). Nâng cao chất lượng quy hoạch và danh mục dự án gọi vốn FDI Nâng cao chất lượng quy hoạch và Danh mục dự án gọi vốn FDI làm cơ sở thực hiện chương trình vận động đầu tư. Cần thống nhất quan điểm và phương pháp luận xây dựng quy hoạch đầu tư nước ngoài vào KCN. Thao đó FDI là một bộ phận không tách rời của nền kinh tế quốc dân và quy hoạch thu hút nguồn vốn này cần đặt trong tổng thể các nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội cũng như quy hoạch phát triển từng lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm và địa bàn, kết hợp này xác định ngay từ đầu theo yêu cầu phát triển kinh tế, đầu tư phát triển với an ninh, quốc phòng. Mặt khác, để tăng cường tính minh bạch, ổn định và có thể dự đoán trước được môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc lựa chọn cơ hội đầu tư, cần thực hiện đúng quy định của Nghị định 24/2000/NĐ-CP, theo đó danh mục dự án gọi vốn FDI vào KCN khi được công bố thì được coi là đã thống nhất về chủ trương và phù hợp với quy hoạch ngành, lãnh thổ. Để đảm bảo tính khả thi của quy định này, danh mục phải được xây dựng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ, đồng thời phải tính đến nhu cầu và khả năng thực tế của nhà đầu tư. Nhưng thông tin về mục tiêu, địa điểm, hình thức, đối tác thực hiện dự án… trong danh mục phải có độ chính xác và tin cậy cao. Chính phủ cần đặt rõ vấn đề phát triển ngành nghề nào và phát triển ở đâu dựa trên cơ sở tiết kiệm đất nông nghiệp. Đất tốt chỉ dành cho sản xuất nông nghiệp không nên sử dụng cho công nghiệp. cần tập trung lấp đầy và phát triển hiệu quả các KCN hiện có. Khi nào các KCN tập trung đã lấp đầy từ 60% đến 70% diện tích sử dụng thì mới cho phép triển khai xây dựng các KCN mới. Hoặc từng bước thí điểm mở rộng phạm vi hoạt động của KCN đã phát triển thành công theo hướng mở rộng các lĩnh vực kinh doanh trong các KCN. Mặt khác, các KCN cần được xây dựng gần các khu sản xuất nguyên vật liệu, gần vùng nguyên liệu, gần thị trường tiêu thụ hoặc gần trục lộ giao thông (cảng biển, đường sắt, đường bộ, cảng hàng không); đồng thời phải chú trọng đến việc bảo vệ môi trường sinh thái xung quanh. Ngoài ra, Chính phủ cần phải quy hoạch các KCN vừa đủ lớn ở các địa phương có điều kiện đất đai, môi trường; đồng thời huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư trong nước từ nhiều địa phương khác nhau và cả nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhằm tạo ra sự phân công lao động hiệu quả nhất. Như vậy, chính phủ cần có quy hoạch tổng thể và chi tiết các vùng kinh tế cho cả nước ( vùng Đồng bằng Sông Hồng, Vùng Đông Nam Bộ, vùng Duyên Hải Trung Bộ, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Tây Nguyên và Đồng bằng song Cửu Long), cho các vùng kinh tế trọng điểm (có thể xây dựng các KCN chuyên ngành như cơ khí, điện, điện tử, dệt may, da giầy, công nghệ cao…) và cho cả 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trong đó cần làm rõ các khu vực kinh tế đặc thù như kinh tế du lịch, kinh tế công nghiệp, kinh tế nông nghiệp, kinh tế kỹ thuật cao… Xây dựng các vùng kinh tế chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thuỷ sản; các vùng kinh tế sản xuất các nguyên vật liệu, năng lượng các KCN hoá chất, các khu dịch vụ dào tạo, nghiên cứu… Nghĩa là cần đa dạng hoá các mô hình phát triển các KCN nhằm tăng thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư, đáp ứng yêu cầu của sự công nghiệp hoá theo hướng hiện đại hoá đất nước. Theo quan điểm này việc phát triển các KCN ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là không thích hợp so với việc phát triển các dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch, văn hoá nghệ thuật, báo chí, công nghệ thông tin, thương mại ngân hàng… Mặt khác, quy hoạch cần dựa trên một số các chỉ tiêu: theo địa giới hành chính (tỉnh, thành phố, quận huyện, thị xã, xã, thị trấn); theo địa hình (miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển, hải đảo); theo trình độ phát triển (vùng kinh tế trọng điểm, vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn). từ đó chúng ta có một số vấn đề sau: Phát triển các KCN theo quy hoạch: cần xoá bỏ quan điểm thu hút đầu tư trong nước và FDI về mặt số lượng, bất kể vào lĩnh vực nào và quy mô bao nhiêu, miễn là đầu tư vào các KCN; bởi vì đã đến lúc chúng ta cần phải tăng thu hút đầu tư và FDI về chất lượng theo quy hoạch; nên các KCN phải có tính chuyên ngành và cơ cấu hợp lý phù hợp với khả năng và lợi thế của mình. Xây dựng chuẩn mực mô hình KCN; đồng thời cơ cấu lại các KCN theo hướng phát triển đồng bộ các loại hình tập trung công nghiệp: KCN, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở; đặc khu kinh tế; cụm công nghiệp lớn, vừa và nhỏ; làng nghề công nghiệp… Kết hợp chặt chẽ phát triển các KCN với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và quá trình đô thị hoá; phát triển nông nghiệp, nông thôn đồng bộ với việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật – kinh tế - xã hội, đảm bảo tính khả thi và nâng cao hoạt động của các KCN tăng cường hơn nữa các công tác vận động, thu hút đầu tư để lấp đầy KCN đã được thành lập. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch và điều hành thực hiện quy hoạch. Đối với các KCN gặp khó khăn trong việc triển khai, cần tập trung giải quyết các vướng mắc để được tiếp tục triển khai. Nếu không triển khai được cần thay chủ đầu tư hoặc giải thể, thu hồi giấy phép, chuyển đối mục đích sử dụng… Đa dạng hoá và đổi mới các phương thức tổ chức xúc tiến Thực hiện các chương trình vận động trực tiếp đối với từng lĩnh vực, dự án và đối tác cụ thể theo hướng: Tiếp xúc trực tiếp ở các cấp độ khác nhau (kể cả chính phủ, Nhà nước), với các Công ty, các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ để xúc tiến thực hiện một số dự án quan trọng được lựa chọn, đồng thời cam kết hỗ trợ thực hiện có hiệu quả các dự án này nhằm mở đường cho việc thu hút các Công ty trực thuộc hoặc có quan hệ kinh doanh với các tập đoàn nói trên đầu tư vào KCN; Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng, tổ chức tài chính, các Công ty tư vấn, xúc tiến đt nước ngoài… để phối hợp vận động các khách hàng của họ đầu tư vào Việt Nam; Chuẩn bị thông tin chi tiết về một số dự án có tính khả thi cao để đưa ra giới thiệu với các nhà đầu tư có tiềm năng nhân dịp các chuyến thăm của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chính phủ đi các nước. Kết hợp vận động đầu tư trong các dịp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, triển lãm, hội trợ; Nâng cao hiệu quả hoạt động vận động đầu tư gian tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng cách hợp tác với các cơ quan, hãng thông tấn, báo chí truyền hình trong và ngoài nước để tăng tần xuất thông tin về môi trường và cơ hội đầu tư vào KCN. Kịp thời chuẩn xác thông tin, khắc phụ tình trạng đưa tin sai hoặc cố tình bóp méo sự thật về KCN Việt Nam; Duy trì và nâng cao chất lượng các cuộc đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư, đặc biệt là trong khuôn khổ diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, hiệp hội doanh nghiệp có vốn FDI… nhằm kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của các doanh nghiệp, coi đó là giải pháp hữu hiệu nhằm xây dựng hình ảnh, tạo sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư mới; tiếp tục tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước về kinh nghiệm thành công cũng như thất bại trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam. Kịp thời khen thưởng các cá nhân, doanh nghiệp có đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển KCN ở Việt Nam. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường và đối tác đầu tư Để thực hiện có hiệu quả chủ trương mở rộng, đa dạng hoá đối tác đầu tư, cần tổ chức nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thực trạng và xu hướng đầu tư của các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia từ các nước và khu vực quan trọng như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ… Mặt khác, cần nghiên cứu tình hình, xu hướng đầu tư nước ngoài trên thế giới, kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước trong khu vực, đặc biệt là cơ chế pháp lý song phương và đa phương điều chỉnh quan hệ hợp tác đầu tư quốc tế mà Việt Nam đã và đang trong quá trình tham gia. Đây là quá trình nghiên cứu quan trọng, không chỉ phục vụ cho công tác vận động, xúc tiến đầu tư mà còn tạo điều kiện cho việc xây dựng và triển khai thực hiện các cam kết quốc tế về đầu tư. Nâng cao chất lượng thông tin, ấn phẩm tuyên truyền về đầu Khẩn trương xây dựng trang web của Tạp chí KCN Việt Nam, đồng thời kết nối mạng trang web của tạp chí KCN Việt Nam với trang web của các ban quản lý KCN cấp tỉnh, cũng như trang web của các công ty phat triển hạ tầng các KCN của của cả nước hình thành hệ thống mạng thông tin chung về KCN của Việt Nam. Cải cách hành chính, nhanh chóng áp dụng cơ chế một cửa một dấu tại chỗ, tạo môi trường đầu tư thuận lợi. Chính phủ cần ban hành các chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài cụ thể và thông thoáng, nhằm cạnh tranh với các nước trong khu vực để thu hút FDI như giảm giá đầu vào nhiên liệu, nguyên vật liệu, cước viễn thông quốc tế, giá thuê đất, chi phí lưu thông hàng hoá, thuế thu nhập cao mà hiện nay ở nước ta còn cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực. Mặt khác, Chính phủ không ngừng hoàn thiện các chính sách tác động quan trọng đến sự phát triển các KCN, KCX như đẩy mạnh việc chuyển từ công tác quản lý hành chính sang công tác dịch vụ theo cơ chế một cửa một dấu tại chỗ trong công tác quản lý các KCN nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN. Xử lý quan hệ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước đối với các KCN ở trung ương và địa phương nhằm tăng cường tính thống nhất quản lý các KCN theo quy hoạch, cơ chế, chính sách chung cho các KCN. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của các KCN. Cải cách hành chính và công nghệ thông tin; các chính sách ưu đãi các nhà đầu tư trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN (giá thuê đất, thuế, hỗ trợ vốn, lãi suất ưu đãi…); chính sách phát triển cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào đầu nối với các KCN, phát triển các công trình xã hội phục vụ phát triển các KCN; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là hỗ trợ về mặt tài chính. Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với KCN Chính sách nhà nước tác động quan trọng đến phát triển các KCN cần không ngừng hoàn thiện các chính sách. Đẩy mạnh chuyển từ công tác quản lý hành chính sang công tác dịch vụ theo cơ chế “một cửa” trong quản lý phát triển các KCN. cải cách hành chính và công nghệ thông tin trong quản lý. Đảm bảo quản lý thống nhất các KCN. Ngoài ra cần từ bỏ quan điểm nới lỏng đầu vào quản lý chặt đầu ra, hậu kiểm thay thế tiền kiểm như các nhà đầu tư nước ngoài từng nói Việt Nam chỉ khuyến khích đầu tư không khuyến khích sản xuất. Học tập kinh nghiệm Trung Quốc là trước cho, sau lấy có tính làm ăn lâu dài trong thu hút đầu tư, FDI vào các KCN. Xác định các mặt bằng chính sách chung cho các KCN trong cả nước, tránh tình trạng các địa phương “cạnh tranh” lẫn nhau, đưa ra các chính sách ưu đãi, chính sách thuế thường là vượt khung, trái với Luật khuyến khích đầu tư chung. Đồng thời, ban hành các chính sách ưu đãi các nhà đầu tư trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN: giá thuê đất, thuế, hỗ trợ vốn, lãi xuất ưu đãi. Tiến tới giảm sự phân biệt trong các chính sách ưu đãi giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt hỗ trợ tài chính để thu hút các doanh nghiệp vào KCN. Áp dụng cho các doanh nghiệp trong KCX xuất khẩu vào thị trường trong nước được hưởng thuế suất CEPT để có thể cạnh tranh được với hàng hoá của các nước ASEAN xuất vào Việt Nam. Các chính sách áp dụng cần thiết thực và đồng bộ, có tác dụng lâu dài. Sự thống nhất giữa các bộ, ngành và sự thực thi của chính quyền địa phương là rất quan trọng nhằm tránh sự chồng chéo và chậm chễ gây cản trở cho doanh nghiệp. Tham gia tích cực và chủ động hơn vào các chương trình xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ các tổ chức, diễn đàn khu vực. Tăng cường hợp tác hợp tác song phương và đa phương về xúc tiến đầu tư. Sửa đổi Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư đã ký với Hàn Quốc theo những nguyên tắc về đối xử đã thoả thuận với Hoa Kỳ, xem xét áp dụng nguyên tắc đối xử nói trên với các nhà đầu tư EU. Tiếp tục duy trì và mở rộng quan hệ hợp tác xúc tiến đầu tư song phương đã được thiết lập trong thời gian qua với JICA và JETRO (Nhật Bản), Trung tâm xúc tiến đầu tư và du lịch ASEAN, OPIC, GTZ (Đức)… nhằm tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của các tổ chức này trong việc thực hiện các trương trình vận động đầu tư trực tiếp với từng đối tác đầu tư, lĩnh vực cụ thể. Nghiên cứu thực trạng và xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các công ty đa quốc gia, hỗ trợ đào tạo về kỹ thuật xúc tiến đầu tư… Nối lại quan hệ hợp tác xúc tiến đầu tư với các cơ quan Chính phủ ở các nước trong khu vực như văn phòng Hội đồng đầu tư Thái Lan (OBOI), Cơ quan phát triển công nghiệp Malaysia (MIDA), Hội đồng phát triển kinh tế Singapore (EDB). Tham gia tích cực và chủ động hơn nữa vào các chương trình xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ các tổ chức, diễn đàn khu vực theo hướng sau: Xây dựng và cập nhật thường xuyên các chương trình hành động quốc gia về tự do hoá, thuận lợi hoá và xục tiến đầu tư mà Việt Nam đã cam kết trong khuôn khổ ASEAN, APEC và ASEM. Tham gia tích cực vào chương trình hợp tác và tham vấn giữa cơ quan quản lý đầu tư của các nước thành viên, đồng thời tăng cường đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, diễn đàn quốc tế khác để xác định các rào cản đối với đầu tư và kiến nghị các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư của khu vực nói chung và từng nước thành viên nói riêng. Duy trì, mở rộng quan hệ hợp tác xúc tiến đầu tư với các tổ chức quốc tế như WB, IFC, FIAS, MIGA, ESCAP theo chương trình đã thoả thuận. Xây dựng chuẩn mực và cơ cấu lại các KCN Xây dựng chất lượng KCN ngang tầm khu vực và quốc tế, xác định tiêu chuẩn các xí nghiệp đầu tư vào KCN về quy mô, ngành nghề và công nghệ để tạo được hiệu quả đầu tư cao. Đối với một số KCN cần định hướng phát triển các ngành sản xuất tư liệu sản xuất, các ngành công nghiệp nặng, các ngành có hàm lượng khoa học và vốn cao. Phát triển các KCN phải kết hợp chặt chẽ với quy hoạch và quá trính đô thị hoá, phân bố dân cư theo hướng hình thành mạng lưới đô thị hài hoà, rộng thoáng, kiên quyết tránh tập trung xây dựng các đô thị quá lớn tạo ra sự quá tải về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở đô thị. Không thể mỗi KCN đều xây dựng các cụm dân cư riêng rẽ, điều đó đưa đến phá vỡ quy hoạch đô thị hoá, cũng như làm tăng chi phí xây dựng KCN, giảm hiệu quả các KCN. Cải thiện cơ sở hạ tầng tại KCN Cơ sở hạ tầng đảm bảo là một trong những điều kiện quan trọng nhằm tăng cường thu đầu tư vào các KCN. Vì vậy, cần đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật dịch vụ và xã hội trong KCN, đảm bảo tính đồng bộ, thuận tiện thoả mãn khách hàng. Cần lưu ý: kết quả hoạt động và phát triển KCN không được gây hệ quả tiêu cực cho khu vực về giao thông, môi trường và tệ nạn xã hội. Sử dụng đất và tình trạng ô nhiễm môi trường ở các KCN Cần tập trung lấp đầy và phát triển hệ quả các KCN đã có, khi nào các KCN lấp đầy 60% - 70% diện tích thì mới cho phép triển khai các KCN tiếp theo. Để tránh ô nhiễm môi trường, những dự án đầu tư vào KCN phải hoàn tất các hạng mục công trình xử lý chất thải mới được phép hoạt động. Khi cho thuê được 50% diện tích thì phải tiến hành xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung. Cần có biện pháp phối hợp giữa các KCN và các địa phương trong bảo vệ môi trường, tránh gây ô nhiễm cho nhau. DANH MỤC TÀI LIỆU THAMKHẢO Đỗ Đức Bình, chủ biên (2002), Giáo trình kinh tế quốc tế Tr. ĐHKTQD, NXB Tài Chính, Hà Nội Nguyễn thị Bằng, chủ biên (2002), Giáo trình kinh tế quốc tế, Học viện tài chính, NXB tài chính Hà Nội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1999) Báo cáo tình hình thực hiện và giải pháp thu hút vốn FDI (từ năm 1998 đến 1/1999), Vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài, Hà Nội tháng 11. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2000) Báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (1991-2000) và kế hoạch 5 năm (1996-2000) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2000) cơ cấu đầu tư nước ngoài theo vùng kinh tế thực trạng và giải pháp, vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài, tháng 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004, 2005, 2006): Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Cục đầu tư nước ngoài. Chính phủ (2000) Nghị định 24/2000/NĐ-Chính phủ ngày 31/7/2000 quy định chi tiết chi tiết việc thi hành luật ĐTNN tại Việt Nam Chính phủ (2001), Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP Ngày 28/8/2001 của Chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả FDI thời kỳ 2001-2005 Trần Hồng Kỳ (2001), Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển KCN, KCX ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế. Gs.Ts Nguyênx Thành Độ (2003), Phát triển khu kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, KCN, KCX ở Việt Nam , Tạp chí kinh tế và phát triển số tháng 5/2003 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (7/2006), 15 năm (1991-2006) Xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam , Kỷ yếu hội nghị - Hội thảo quốc gia, NXB Long An Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004), phát triển KCN, KCX ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, kỷ yếu hội thảo khoa học, Đồng Nai. Vũ Quốc Huy, Những chuyển biến trong ưu đãi đầu tư vào KCN, KCX ở Việt Nam , tạp chí thông tin KCN 10/2005 Trần Ngọc hưng, Đổi mới và tăng cường công tác xúc tiến đầu tư vào các KCN, tạp chí thông tin KCN tháng 2/2006 Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB chính trị quốc gia,Hà Nội. Trung Đức (2003), Đánh thức nguồn vốn lớn, Báo đầu tư 16/6 Trung Đức (2005), Hoạt động đầu tư nước ngoài có bước nhảy mới về quy mô và cơ cấu. Báo đầu tư 29/4 Ngô Văn Giang 2002, Một số vấn đề đặt ra đối với hệ thống pháp luật của Việt Nam khi thực hiện hiệp địng thương mại Việt-Mỹ, Tạp chí kinh tế và dự báo, số tháng 5 Thu hương (2004), Môi trường kinh doanh đang chuyển biến tích cực. Báo đầu tư số 71, 14/6 Hà Linh (2004), đầu tư nước ngoài phục hồi, thời báo kinh tế Việt Nam số 77 ngày 28/10 Nguyễn Duy lợi (2005), FDI 2005 những hy vọng lớn, thời báo tài chính ngày 18/02 Nguyễn Mại (2004), Chính sách thhu đầu tư nước ngoài của Việt Nam thành quả và việc hoàn thiện chính sách. diễn đàn cải cách kinh tế Việt Nam – Trung Quốc từ 13-14/5/2004 tại Khách sạn Sofitel Plaza Hotel-Hà Nội. Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo luật doanh nghiệp và luật đầu tư; Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư. Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng; Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 về việc ban hành quy chế khu đô thị mới; Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở, Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28.2.2006 về tổ chức hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 quy định thi hành luật thương mại về văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam Tổng cục thống kê, niên giám thống kê 2003,2004,2005,2006. UNIDO (1999), Hỗ trợ bước đầu: tăng cường năng lực phát triển các KCN ở Việt Nam, dự án US/VIE/99/050. Lê tuyển Cử 2003, phát triển KCN: một số kinh nghiệm quốc tế , tạp chí công nghiệp tháng 10. Nguyễn thị Tuệ Anh, VŨ xuân Nguyệt, Trần Toàn Thắng, Nguyễn Mạnh Hải- Báo cáo nghiên cứu tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, 2005. VS,TS Nguyễn Chơn Trung-Pgs,Ts Trương Giang Long: phát triển các KCN, KCX trong quá trình CNH, HĐH, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. Phát triển các KCN, KCX ở các tỉnh phía Bắc- Những vấn đề lý luậ và thực tiễ (Kỷ yếu hội thảo khoa học), Thanh Hoá, 6-2004. Đặng Đình Đào (2006), Một số vấn đề phát triển KCN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, ĐH KTQD, Kỷ yếu Hội Nghị, Hội Thảo Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2005, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010, Hà Nội,2005 Bộ Thương mại (2005), Dự thảo đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010, Hà Nội tháng 6/2006 PGS.Ts. Nguyễn Thường Lạng(2006), Phát triển KCN ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập tổ chức thương mại thế giới: Những quan điểm chủ yếu, ĐH KTQD, Kỷ yếu Hội Nghị, Hội Thảo Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư PGs,TS Ngô Thắng Lợi, Ths Bùi Đức Tuân, Th.s Vũ Thành Hưởng, Th.s Vũ Cương, ĐH KTQD, Kỷ yếu Hội Nghị, Hội Thảo Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư T ạp chí KCN Việt Nam, Tháng 1, 2 năm 2006 Một số địa chỉ Trang Web www.hapi.gov.vn/portals/default www.diza.org.vn www.phuyen-izs.gov.vn STT Tªn KCN, KCX §Þa ®iÓm §Þa ph¬ng Chñ ®Çu t x©y dùng CSHT DiÖn tÝch më réng (ha) DiÖn tÝch thµnh lËp míi (ha) Tæng diÖn tÝch (ha) DiÖn tÝch ®Êt CN (ha) 1 KCN Yªn Phong Yªn Phong, B¾c Ninh B¾c Ninh ViÖt Nam 341 341 220 2 KCN §ång V¨n ThÞ trÊn §ång V¨n, huyÖn Duy Tiªn, tØnh Hµ Nam Hµ Nam ViÖt Nam 264 264 178 3 KCN Quang Ch©u X· Quang Ch©u, huyÖn ViÖt Yªn, tØnh B¾c Giang B¾c Giang ViÖt Nam 426 426 277 4 KCN S«ng HËu HuyÖn Ch©u Thµnh, tØnh HËu Giang HËu Giang ViÖt Nam 126 126 80 5 Mü Xu©n B1 - TiÕn Hïng X· Mü Xu©n, huyÖn T©n Thµnh, BR-VT BR-VT ViÖt Nam 200 200 140 6 KCN Nh¬n Tr¹ch II - Léc Khang X· HiÖp Phíc vµ Phï Héi, huyÖn Nh¬n Tr¹ch, §ång Nai §ång Nai ViÖt Nam 70 70 50 7 KCN Phíc Nam X· Phíc Nam, huyÖn Ninh Phíc, tØnh Ninh ThuËn Ninh ThuËn ViÖt Nam 370 370 247 8 KCN Sa §Ðc ThÞ x· Sa §Ðc, tØnh §ång Th¸p §ång Th¸p ViÖt Nam 62 62 42 9 KCN Khai Quang Phêng Khai Quang-ThÞ x· VÜnh Yªn; x· QuÊt Lu, x· Tam Hîp - huyÖn B×nh Xuyªn, tØnh VÝnh Phóc VÜnh Phóc ViÖt Nam 262 262 171 10 KCN Mü Trung Mü Trung, Mü Léc, Nam §Þnh Nam §Þnh ViÖt Nam 144 144 100 11 KCN Long HËu X· Long HËu, huyÖn CÇn Giuéc, tØnh Long An Long An ViÖt Nam 142 142 135 12 KCN Th¨ng Long II x· Liªu X·, huyÖn Yªn Mü vµ x· DÞ Sö, huyÖn Mü Hµo, tØnh Hng Yªn Hng Yªn NhËt B¶n 200 200 140 Tæng 526 2081 2607 1780 c¸c Khu c«ng nghiÖp ®îc thµnh lËp míi vµ më réng trong n¨m 2006 Lêi c¶m ¬n Tôi xin trân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Như Bình và TS. Trần Hồng Kỳ đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32060.doc
Tài liệu liên quan