Tuy mô hình C-V-P có những hạn chế nhất định, thế nhưng với điều kiện hiện tại của công ty thì có thể áp dụng được mô hình này. Bởi vì các chi phí được xem là biến phí tại công ty cũng đã được xây dựng trên định mức do đó rất dễ tập hợp, từ đó ta có thể tách thành định phí và biến phí. Cho dù chi phí đầu vào gần đây tăng nhưng do công ty có mối quan hệ rất tốt với nhà cung cấp nên vẫn được cung cấp nguyên vật liệu kịp thời với giá ưu đãi hơn; từ đó quá trình sản xuất không bị gián đoạn, sản lượng tiêu thụ tăng do chính sách bán hàng hợp lý làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng. Điều đó đồng nghĩa với việc mối quan hệ biến động của chi phí, sản lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận là quan hệ tuyến tính. Hơn nữa công ty dự đoán việc tiêu thụ sản phẩm tương đối chính xác nên số lượng sản xuất thường như kế hoạch nên sản phẩm tồn kho là ít biến động. Thêm vào đó, công suất máy móc thiết bị và số lượng công nhân biến động nhỏ trong kỳ sản xuất. Như vậy, việc vận dụng mô hình phân tích C-V-P tại công ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng là có tính khả thi cao.
71 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2443 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số ứng dụng khác của phân tích mối quan hệ C-V-P tại công ty cổ phần cao su Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phân tích C-V-P tại công ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng năm 2007
Trong thời đại bùng nổ thông tin, việc cung cấp thông tin không kịp thời sẽ gây khó khăn cho nhà quản trị nhưng sẽ càng sai lầm hơn nếu thông tin cung cấp không chính xác. Để làm được điều này em nghĩ cần phải có những điều kiện cần thiết làm tiền đề cho phân tích C-V-P như: Chi tiết thêm tài khoản, phân loại chi phí theo cách ứng xử, xác lập thêm bộ phận kế toán quản trị.
1.Về tài khoản kế toán:
Nhìn chung tài khoản 627, 641,642 là 3 khoản mục có chi phí cố định chiếm tỷ trọng cao hơn biến phí. Để tiện trong quá trình hạch toán và phân tích ứng xử nên chi tiết thêm 3 tài khoản để tập hợp biến phí riêng từng khoản mục:
627A: Tập hợp biến phí của chi phí sản xuất chung
641A: Tập hợp biến phí của chi phí bán hàng
642A: Tập hợp biến phí của chi phí quản lý hoặc doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp để phân tích chi phí thành biến phí và định phí rồi xây dựng phương trình dự đoán chi phí thành dạngY= a + bx.
2. Về phân loại chi phí thành biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp:
Quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của kế toán quản trị để kiểm soát và dự đoán chi phí, nhằm tìm ra các biện pháp quản lý chi phí có hiệu quả nhất. Do đó chi phí phải được phân lại thành biến phí và định phí. Cách phân loại này đã được trình bày ở phần II của đề tài và được thể hiện ở bảng sau (Bảng 1)
Bảng 1: Bảng phân loại chi phí theo cách ứng xử
Nội dung chi phí
Số hiệu TK
Biến phí
Định phí
Chi phí hỗn hợp
I. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
621
x
II.Chi phí tiền lương và kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất
622
x
III. Chi phí sản xuất chung
627
1.Lương và KPCĐ của nhân viên phân xưởng
x
BHXH,BHYT
x
2.Khấu hao TSCĐ
x
3.Dầu nhờn mỡ máy
x
4.Bồi dưỡng độc hại
x
5. Cơm ca 3 phục vụ sản xuất
x
6.Văn phòng phẩm
x
7. Sữa chữa bảo trì máy móc thiết bị
x
8. Vật tư phục vụ sản xuất
x
9.Điện
x
10. Chi phí khác
x
IV. Chi phí bán hàng
641
1. Lương và KPCĐ của nhân viên bán hàng
x
BHXH, BHYT
x
2.Khấu hao TSCĐ
x
3. Phục vụ cho công tác quảng cáo sản phẩm
x
4. Xuất hàng khuyến mãi
x
5. Vận chuyển lốp
x
6. Chi phí hội nghị khách hàng
x
7..Văn phòng phẩm
x
8. Lệ phí chuyển tiền
x
9.Chi phí khác
x
V. Chi phí quản lý doanh nghiệp
642
1. Lương và KPCĐ của nhân viên quản lý
x
.BHXH, BHYT
x
2.Khấu hao TSCĐ
x
3.Văn phòng phẩm
x
4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
x
5. Cơm ca quản lý
x
6. Điện thoại
x
7. Chi cho công tác bảo vệ công ty
x
9. Nộp thuế đất, thuế môn bài
x
10. Trợ cấp thương tật, trợ cấp thôi việc
x
12. Lãi vay
x
13. Chi phí khác
x
3.Xây dựng bộ máy kế toán doanh nghiệp:
Do mô hình kế toán quản trị còn mới mẽ đối với doanh nghiệp Việt Nam nên bộ máy tổ chức kế toán ở doanh nghiệp hiện nay chỉ tập trung thiết kế thu thập các thông tin của kế toán tài chính, còn việc xây dựng bộ máy kế toán quản trị hầu như không có. Để có được thông tin kế toán sử dụng cho hoạt động quản trị, thì bộ máy kế toán doanh nghiệp cần thiết phải có bộ phận kế toán quản trị để thu thập xử lý thông tin cung cấp theo yêu cầu quản trị. Qua quá trình nghiên cứu sách vở và tìm hiểu thực tế em mạnh dạn đưa ra sơ đồ tổ chức kế toán kết hợp tại công ty cổ phần cao su Đà Nẵng như sau:
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán
Kế toán phải thu , phải trả
Tổ kế toán chi phí
Kế toán TSCĐ và nghiên cứu dự án
Tổ kế toán tổng hợp
Tổ dự toán và phân tích C-V-P
Các thống kê xí nghiệp
Kế toán các chi nhánh
a.Kế toán trưởng: Điều hành chung phòng kế toán, là người tư vấn cho hoạt động quản trị, cần phải được cung cấp thường xuyên các thông tin của kế toán quản trị.
b. Phó phòng kế toán: là người giúp việc cho kế toán trưởng, theo dõi đôn đốc bộ phận kế toán tài chính.
c.Tổ kế toán tổng hợp: Gồm kế toán tiền lương, kế toán tiêu thụ, thuế và lập các báo cáo tài chính.
d. Tổ kế toán chi phí: Kế toán các khoản chi phí, kế toán giá thành
e. Tổ kế toán các khoản phải thu, phải trả: Gồm đối tượng người mua, người bán, và kế toán tiền.
f. Dự toán và phân tích C-V-P:Được kế toán tổng hợp và tổ kế toán chi phí của kế toán tài chính cung cấp báo cáo thực hiện, cung cấp các dữ liệu về chi phí, doanh thu, lợi nhuận để làm cơ sở xây dựng các bảng dự toán cho hoạt động kinh doanh tiếp theo như: dự toán tiêu thụ, dự toán sản lượng sản xuất, dự toán nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung,dự toán giá vốn hàng bán, dự toán chi phí bán hàng, dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp
g. Kế toán TSCĐ và nghiên cứu dự án : Theo dõi về TSCĐ đồng thời tổ này nhận được thông tin từ tổ dự toán và phân tích C-V-P làm cơ sở xây dựng hoàn thiện các chuẩn mực chi phí, các tiêu thức phân bổ chi phí, căn cứ vào các báo cáo cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định.
4. Phân tích mối quan hệ C- V- P tại công ty cổ phần Cao Su Đà Nẵng
4.1 Số liệu của công ty về chi phí, doanh thu, lợi nhuận:
Trên cơ sở thực tế 2006, công ty rà soát lại việc xây dựng các định mức, số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ dự kiến trong năm 2007. Phòng kế hoạch vật tư tiến hành lập dự toán về chi phí, phòng bán hàng lập dự toán doanh thu, lợi nhuận. Do đó việc lấy dự toán năm 2007 làm đối tượng phân tích là hoàn toàn phù hợp.
DỰ TOÁN CHI TIẾT VỀ MỘT SỐ CHI PHÍ DỰ KIẾN PHÁT SINH CHO TỪNG LOẠI SẢN PHẨM
STT
Khoản mục
Kế hoạch
năm 2007
Lốp xe đạp
Lốp xe máy
Lốp ô tô
Sản phẩm khác
I/
CP NVLTT
545.000.000.000
46.000.000.000
22.000.000.000
450.000.000.000
3.000.000.000
II/
CP NCTT
119.875.021.330
13.010.549.000
3.230.454.220
50.937.930.000
4.327.000.150
1
Tiền lương và KPCĐ
99.496.267.704
10.798.755.670
2.681.277.003
42.278.481.900
3.591.410.125
2
BHXH,BHYT
20.378.753.626
2.211.793.330
549.177.217
8.659.448.100
735.590.026
III/
CPSXC
128.500.628.000
14.800.245.320
2.946.502.317
55.750.450.314
2.550.320.450
1
Tiền lương và KPCĐ
55.000.000.000
9.000.000.000
550.000.000
18.500.000.000
850.000.000
2
BHXH,BHYT
9.350.000.000
1.360.000.000
144.500.000
6.100.000.000
144.500.000
3
Khấu hao TSCĐ
2.500.000.000
95.000.000
30.000.000
1.950.000.000
35.000.000
4
Điện năng
13.000.000.000
1.100.000.000
350.000.000
7.500.000.000
100.000.000
5
Chi phí dầu nhờn,mỡ máy
8.450.857.520
920.000.550
200.748.140
3.250.125.000
250.000.000
6
Vật tư phục vụ sản xuất
6.240.230.000
141.734.594
80.640.341
3.004.288.272
550.000.000
7
Bồi dưỡng độc hại
10.155.260.000
1.050.674.000
250.320.000
2.250.125.000
95.125.000
8
Cơm ca 3 phục vụ sx
6.160.000.000
450.250.000
185.250.000
3.851.450.000
25.350.000
9
Chi phí chống nóng
7.160.125.000
250.650.000
95.421.000
5.500.471.000
12.250.000
10
Chi phí chế tạo khuôn lốp
9.189.132.000
680.650.000
400.350.000
4.940.253.000
450.125.000
11
Văn phòng phẩm XN
5.369.142.000
350.100.452
250.741.255
2.925.455.000
25.000.000
12
Chi phí khác
9.925.881.480
401.185.724
708.531.581
6.078.283.042
12.970.450
IV/
CPBH
20.000.000.000
1.400.000.000
450.152.250
15.000.000.000
100.000.000
1
Tiền lương và KPCĐ
9.000.000.000
750.000.000
185.000.000
4.000.000.000
55.000.000
2
BHXH,BHYT
2.700.000.000
127.500.000
31.450.000
1.530.000.000
9.350.000
3
Khấu hao TSCĐ
1.250.000.000
46.000.000
21.731.800
1.050.000.000
15.000.000
4
Xuất hàng khuyến mãi
5.493.885.398
55.546.000
112.250.000
3.374.859.775
12.150.000
5
Chi phí khác
6.556.114.602
420.954.000
299.720.450
5.345.140.225
8.500.000
V/
CPQLDN
8.200.000.000
600.000.000
257.109.232
6.100.000.000
40.000.000
1
Tiền lương và KPCĐ
2.500.000.000
270.000.000
45.000.000
1.000.000.000
10.000.000
2
BHXH,BHYT
670.000.000
45.900.000
7.650.000
355.000.000
1.700.000
3
Khấu hao TSCĐ
830.000.000
45.000.000
36.000.000
655.000.000
9.000.000
5
Chi phí khác
1.950.000.000
79.100.000
298.459.232
1.490.000.000
2.300.000
TỔNG CỘNG
821.575.649.330
75.810.794.320
28.884.218.019
577.788.380.314
10.017.320.600
DỰ TOÁN VỀ CHI PHÍ KẾ HOẠCH PHÁT SINH NĂM 2007
STT
Khoản mục
Kế hoạch
Lốp xe đạp
Lốp xe máy
Lốp ô tô
…
Sản phẩm khác
năm 2007
1
CP NVLTT
510.000.000.000
45.000.000.000
20.000.000.000
425.000.000.000
3.000.000.000
2
CP NCTT
133.875.021.330
13.010.549.000
4.530.454.220
60.937.930.000
4.327.000.150
3
CP SXC
142.500.628.000
15.800.245.320
3.246.502.317
65.850.450.314
2.550.320.450
4
CP BH
25.000.000.000
1.400.000.000
650.152.250
19.000.000.000
100.000.000
5
CP QLDN
10.200.000.000
600.000.000
457.109.232
7.000.000.000
40.000.000
Tổngcộng
821.575.649.330
75.810.794.320
28.884.218.019
577.788.380.314
10.017.320.600
DỰ TOÁN VỀ DOANH THU ĐƠN GIÁ KẾ HOẠCH CÁC SẢN PHẨM
STT
Khoản mục
Kế hoạch năm 2007
Lốp xe đạp
Lốp xe máy
Lốp ô tô
Sản phẩm khác
…
1
Sản lượng
4.800.000
610.000
530.000
350.000
2
Giá bán
15.898
49.263
1.096.973
31.601
3
Doanh thu
828.000.000.000
76.310.400.000
30.050.430.000
581.395.690.000
10.130.400.000
4
Lợi nhuận
6.424.350.670
499.605.680
1.166.211.981
3.607.309.686
112.079.400
4.2 Xử lý số liệu kế toán tài chính ở trên của công ty để phân tích C-V- P:
Như em đã phân tích ở phần II về các chi phí tại công ty là biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. Điều thuận lợi ở đây là các chi phí được xem là biến phí đã được công ty theo dõi riêng cho từng nhóm sản phẩm, là dễ dàng trong phân tích C-V-P
-Tập hợp biến phí:
Khoản mục
Kế hoạch
năm 2007
Lốp xe đạp
Lốp xe máy
Lốp ô tô
…
Sản phẩm
khác
CPNVLTT
545.000.000.000
46.000.000.000
22.000.000.000
450.000.000.000
3.000.000.000
Tiền lương và KPCĐ
156.996.267.704
18.318.755.670
2.761.277.003
55.778.481.900
4.506.410.125
Điện năng
8.000.000.000
1.100.000.000
350.000.000
5.500.000.000
100.000.000
CP dầu nhờn mỡ máy
6.450.857.520
920.000.550
200.748.140
3.250.125.000
250.000.000
Vật tư phục vụ sx
6.240.230.000
141.734.594
80.640.341
2.004.288.272
550.000.000
Xuất hàng khuyến mãi
3.493.885.398
550.546.000
23.250.000
3.374.859.775
12.150.000
-Tập hợp định phí:
Định phí trực tiếp: Các chi phí được xem là định phí trực tiếp cũng đã được trình bày ở phần II, sau đó tập hợp và phân bổ cho các sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Định phí trực tiếp = giá trị TK627 – lương nhân viên phân xưởng- KPCĐ của nhân viên phân xưởng- dầu nhờn mỡ máy- vật tư phục vụ sản xuất- điện- biến phí bảo trì máy móc thiết bị (tách ra từ chi phí hỗn hợp) + BHXH và BHYT của công nhân trực tiếp sản xuất sau đó phân bổ theo các sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Định phí chung = Định phí bán hàng + Định phí quản lý doanh nghiệp
+ Định phí bán hàng = Giá trị TK641- Xuất hàng khuyến mãi - KPCĐ ở bộ phận bán hàng - Lương nhân viên bán hàng.
+ Định phí quản lý doanh nghiệp = Giá trị TK642 - KPCĐ ở bộ phận quản lý- Lương nhân viên quản lý - Biến phí điện thoại (Tách ra từ chi phí hỗn hợp).
Sau đó phân bổ cho các sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
-Chi phí hỗn hợp:Gồm chi phí điện thoại và chi phí bảo trì máy móc thiết bị.
+ Chi phí điện thoại: Dự tính chi phí này phát sinh là 520.211.023.
Trong đó: Định phí = 26 x 27.000 x 12 =8.424.000
Biến phí điện thoại = 520.211.023 – 8.424.000 = 511.787.023
Ta phân bổ biến phí điện thoại theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí bảo trì máy móc thiết bị:Dự tính chi phí này phát sinh là 1.639.927.211, khối lượng bán thành phẩm sản xuất là 9.044.650.
Ta sử dụng phương pháp bình phương bé nhất để phân tích chi phí hỗn hợp này bởi đây là phương pháp cho kết quả có độ tin cậy cao nhất.
y:Là chi phí sữa chữa bảo trì máy móc thiết bị
b: biến phí đơn vị
a: Định phí
x: Khối lượng bán thành phẩm sản xuất
Phương trình biểu diễn chi phí hỗn hợp: y =a +bxi
Trong đó:
Bằng phương pháp hồi quy ta có hệ phương trình:
Hay 9.044.650a+7.322.882.194.270b =1.311.679.878.405.930 12 a +9.044.650 b = 1.639.927.211
Giải hệ phương trình trên ta được Biến phí b = 149,5480. Định phí12* a =287.317.706.
Ta tiến hành phân bổ biến phí bảo trì máy móc thiết bị cho từng sản phẩm theo số lượng sản phẩm sản xuất và phân bổ biến phí điện thoại theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Gọi TVC: Là tổng biến phí (biến phí bảo trì máy móc thiết bị và biến phí điện thoại) TVCi: Là biến phí bảo trì máy móc thiết bị
TVCj : Là biến phí điện thoại.
QSX : Tổng sản lượng sản phẩm sản xuất.
TVCi =
TVC
QSX
x QSXi
QSXi : Sản lượng sản phẩm sản xuất sản phẩm i
Ta có:
Sau đây là bảng số liệu về tổng định phí và tổng biến phí kế hoạch năm 2007.
Tên sản phẩm
Tổng định phí
Tổng biến phí
Lốp Xe Đạp
8.658.908.277
67.151.886.043
Lốp Xe Máy
3.268.279.288
25.615.938.731
Lốp Ô Tô
66.772.716.892
511.015.663.422
…
…
SP khác
974.972.918
9.042.347.682
Tổng sản phẩm
94.840.676.412
726.734.972.918
4.3. Phân tích mối quan hệ C-V-P tại Công ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng năm 2007:
4.3.1.Xác định số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí, lợi nhuận:
Từ bảng tập hợp định phí, biến phí, doanh thu ta lập bảng số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí, lợi nhuận:
BẢNG SDĐF, TỶ LỆ SDĐP,LỢI NHUẬN
Chỉ tiêu
Lốp Xe Đạp
Lốp Xe Máy
Lốp Ô Tô
…
SP khác
Tổng
1.Sản lươngtiêu thụ
4.800.000
610.000
530.000
…
350.000
2.Giá bán
15.898,0
49.263,0
1.096.973,0
…
31.601
3.DTT
76.310.400.000
30.050.430.000
581.395.690.000
…
10.130.400.000
828.000.000.000
4Kết cấu theo doanh thu (%)
9,22
3,63
70,22
…
1,22
100
5.Tổng biến phí
67.151.886.043
25.615.938.731
511.015.663.422
…
9.042.347.682
726.734.972.918
6.Biến phí đơn vị
13.989,98
41.993,34
964.180,50
…
25.835,28
7.Tổng SDĐP
9.158.513.957
4.434.491.269
70.380.026.578
…
1.088.052.318
101.265.027.082
8.SDĐP đơn vị
1.908,02
7.269,66
132.792,50
…
5.765,32
9.Tỷ lệ SDĐP%
12,002
14,757
12,105
…
10,740
12,23
10.Định phí
8.658.908.277
3.268.279.288
66.772.716.892
…
974.972.918
94.840.676.412
11.Lợi nhuận
499.605.680
1.166.211.981
3.607.309.686
…
113.079.400
6.424.350.670
Ba mặt hàng lốp xe đạp, lốp xe máy, lốp ô tô là ba mặt hàng lớn của công ty . Chúng tạo ra phần lớn doanh thu và lợi nhuận của công ty . Do đó ta chỉ xem xét mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận của ba mặt hàng này. Từ bảng số liệu trên ta thấy: Lợi nhuận do mặt hàng lốp ô tô mang lại là lớn nhất còn thấp nhất là lốp xe đạp. Số dư đảm phí của lốp xe máy là nhỏ nhất nhưng tỷ lệ số dư đảm phí lại lớn nhất. Còn mặt hàng ô tô có số dư đảm phí lớn nhất nhưng tỷ lệ số dư đảm phí lại nhỏ hơn lốp xe máy. Như vậy ta không thể nhìn vào số dư đảm phí mà cho rằng mặt hàng nào có số dư đảm phí lớn thì khi doanh thu tăng lên nó sẽ đóng góp vào lợi nhuận lớn hơn. Khi đó ta cần xem xét chúng trong mối quan hệ với doanh thu và đó chính là tỷ lệ số dư đảm phí. Để cụ thể hơn ta đi sâu phân tích cho từng sản phẩm.
Đối với lốp xe ô tô: Doanh thu và lợi nhuận mang lại trong kỳ là lớn nhất. Tỷ lệ số dư đảm phí là 12,105% (nhỏ hơn lốp xe máy). Điều đó có nghĩa là khi doanh thu tăng lên 100.000 đồng thì trong đó chỉ có 12.105 đồng thuộc về mức tăng của số dư đảm phí. Như vậy phần đóng góp vào lợi nhuận là 12.105 đồng.
Lốp xe máy: Dù số dư đảm phí của mặt hàng này là nhỏ nhất nhưng tỷ lệ số dư đảm phí là lớn nhất (14,75%), cho nên phần đóng góp vào lợi nhuận là lớn nhất. khi doanh thu tăng lên100.000 đồng thì lợi nhuận tăng lên 14.757 đồng.
Lốp xe đạp: Số dư đảm phí của nó lớn hơn của lốp xe máy nhưng số dư đảm phí(12,002%) lại nhỏ hơn của xe máy. Do đó mặt hàng này đóng góp vào lợi nhuận12.002 đồng khi doanh thu tăng lên 100.000 đồng.
Qua phân tích tỷ lệ số dư đảm phí ta thấy khi tăng cùng một lượng doanh thu, sản phẩm nào có tỷ lệ số dư đảm phí lớn hơn thì sẽ đóng góp vào lợi nhuận nhiều hơn. Với phân tích như vậy công ty nên gia tăng doanh thu của lốp xe máy để được mức lợi nhuận cao nhất.
4.3.2.Phân tích điểm hoà vốn:
Phân tích điểm hoà vốn nhằm xác định trước mức doanh thu tiêu thụ vừa đủ để bù đắp chi phí trong điều kiện giá bán được thị trường chấp nhận. Từ đó, doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh cụ thể để đạt được mức lợi nhuận mong muốn. Trước tiên trong phân tích hoà vốn là xác định điểm hoà vốn. Nghĩa là xác định mức doanh thu hoặc sản lượng bán ra mà tại đó doanh thu đủ bù đắp chi phí.
a. Xác định điểm hoà vốn của Công ty .
Điểm hoà vốn chung của tất cả các mặt hàng sẽ bị ảnh hưởng bởi kết cấu của chúng. Khi kết cấu của các mặt hàng thay đổi trong điều kiện khác không đổi thì điểm hoà vốn chung sẽ thay đổi. Do vậy, ta lấy kết cấu hàng bán năm 2006 và kết cấu theo dôanh thu để phân tích.
Do đặc điểm, tính chất của mặt hàng tại Công ty cổ phần DRC là khác nhau nên ta không thể tính được sản lượng hoà vốn chung mà chỉ tính được doanh thu chung cho Công ty .
TFC
Tỷ lệ SDĐFbq
0,1223
94.840.676.412
=
=
=
775.497.971.884
Shvc
Dựa vào bảng số liệu đã tập hợp ta xác định được doanh thu hoà vốn chung kế hoạch của công ty năm 2007 như sau:
Tỷ lệ SDĐPbq = S Tỷ lệ SDĐPspi x Kết cấu spi
Như thế công ty bán hàng với mức doanh thu 775.497.971.844 đồng thì hoà vốn. Ta thấy: Tỷ lệ số dư đảm phí càng lớn thì doanh thu hoà vốn sẽ càng nhỏ. Vì vậy, công ty nên sản xuất mặt hàng có tỷ lệ số dư đảm phí lớn sẽ làm tăng lợi nhuận.
Lúc này doanh thu an toàn = Doanh thu đạt được – Doanh thu hoà vốn
= 828.000.000.000 – 775.497.971.844 = 52.502.028.116 đồng.
Công ty cổ phần Cao Su Đà Nẵng có doanh thu an toàn là khá cao. Mức độ an toàn trong kinh doanh là lớn. Vì thế doanh thu giảm nhanh thì lợi nhuận cũng chỉ biến động ở mức nhỏ.
b. Xác định doanh thu hoà vốn cho từng mặt hàng:
Để Công ty có chiến lược kinh doanh hợp lý, ta cần phải phân tích hoà vốn cho từng loại sản phẩm.
+ Doanh thu hoà vốn: Shvi = Shvc x Kết cấu theo doanh thu của mặt hàng i
Qhvi =
Shvi
P
+ Sản lượng hoà vốn:
Ta có bảng tổng hợp sản lượng và doanh thu hoà vốn năm 2007 như sau:
Lốp Xe Đạp
Lốp Xe Máy
Lốp Ô Tô
1. DTT
76.310.400.000
30.050.430.000
581.395.690.000
2.Kết cấu theo doanh thu (%)
9,22
3,63
70,22
3.Giá bán
15.898,0
49.263,0
1.096.973,0
4.Doanh thu hoà vốn Si
71.500.913.008
28.150.576.379
544.554.675.857
5. Sản lượng hoà vốn Qhvi
4.497.478
571.434
496.416
6. Doanh thu an toàn
4.809.486.992
1.899.853.621
36.841.014.143
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy sản lượng tiêu thụ của lốp ô tô chỉ cần đạt 496.416 chiêc tương ứng với mức doanh thu là: 544.544.675.857 đồng là hoà vốn. Theo dự kiến, công ty tiêu thụ 530.000 chiếc nên đạt mức lợi nhuận là 3.607.309.686 đồng. Như thế công ty kinh doanh trên mức hoà vốn thì sẽ có lãi và thấp hơn mức này sẽ bị lỗ, đối với các sản phẩm xe đạp, xe máy cũng vậy. Vì mức tiêu thụ thực tế của các sản phẩm này đều lớn hơn điểm hoà vốn nên đều có lãi với mức lãi lầ lượt là : 499.605.679 đồng và 1.166.211.981 đồng. Khi biết được điểm hoà vốn nhà quản trị dễ dàng ra quyết định kinh doanh. Cũng từ việc biết được doanh thu hoà vốn ta xác định được doanh thu an toàn. Ta thấy lốp ô tô chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu (70,22%) và có doanh thu an toàn rất cao 36.841.014.143 đồng và lốp xe máy chiếm tỷ trọng thấp nhất (3,63%) và doanh thu an toàn là thấp nhất (1.899,853.621 đồng). Tuy nhiên doanh thu an toàn cao hay thấp còn phụ thuộc vào kết cấu mặt hàng. Nếu ta tăng tỷ trọng của mặt hàng có số dư đảm phí cao thì tỷ lệ số dư đảm phí bình quân sẽ tăng lên và khi đó doanh thu hoà vốn sẽ giảm và doanh thu an toàn sẽ cao, lúc đó sản lượng hoà vốn cũng sẽ giảm, đồng thời lợi nhuận sẽ tăng.
4.3.3.Phân tích đòn bẩy kinh doanh (ĐBKD):
Đòn bẩy kinh doanh là công cụ thể hiện những tác động của chi phí, sản lượng tiêu thụ, doanh thu đến lợi nhuận của Công ty .
Độ lớnĐBKD =
% thay đổi LN
% thay đổi DT
SDĐF
SDĐF - TFC
=
Phân tích đòn bẩy kinh doanh là một trong những nội dung quan trọng trong phân tích C-V-P. Bởi vì Công ty có thể xác định được mức lợi nhuận mong muốn từ sự thay đổi doanh thu. Đòn bẩy kinh còn đánh giá được rủi ro kinh doanh của Công ty . Đòn bẩy kinh doanh càng lớn thì rủi ro kinh doanh càng lớn.
Từ số liệu đã tập hợp ở trên, ta lập bảng xác định độ lớn đòn bẩy kinh doanh của các nhóm sản phẩm như sau
Biểu số 5:
Tên sản phẩm
Số dư đảm phí
TFC
Độ lớn ĐBKD
Lốp xe đạp
9.158.513.957
8.658.908.277
18,331
Lốp xe máy
4.434.491.269
3.268.279.288
3,802
Lốp ô tô
70.380.026.578
66.772.716.892
19,510
…….
…….
……..
……….
Sản phẩm khác
1.088.052.318
974.972.918
9,622
Tổng
15,763
Nhận xét: Ta thấy định phí chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí (11,54%) nên đòn bẩy kinh doanh nhỏ. Vì thế mức độ an toàn của công ty là rất cao. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh của tất cả các sản phẩm là 15,763 có nghĩa là khi doanh thu thay đổi 1% thì lợi nhuận thay đổi 15,763%. Trường hợp khi doanh thu gặp nhiều điều kiện thuận lợi doanh thu tăng lên thì lợi nhuận tăng lên không đáng kể. ngược lại khi gặp khó khăn, doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm không đáng kể. Xét cụ thể, lốp ô tô có đòn bẩy kinh doanh lớn nhất cũng bởi công ty đã đầu tư tài sản cố định nhiều nhất, dây chuyên sản xuất phức tạp hơn. Điều đó cũng cho thấy rằng sản phẩm lốp ô tô sẽ đem lại lợi nhuận nhiều nếu doanh thu tăng nếu không nó sẽ là sản phẩm gặp rủi ro lớn nhất và lốp xe đạp cũng vậy. Đối với lốp xe máy đòn bẩy kinh doanh là nhỏ nhất, cũng đồng nghĩa với việc doanh thu tăng, giảm ít ảnh hưởng đến lợi nhuận. Chuyển sang công ty cổ phần, công ty cổ phần DRC cũng đang có kế hoạch đầu tư nâng cao năng suất dây chuyền sản xuất lốp ô tô tải nhẹ theo công nghệ Radial; phấn đấu đến năm 2008 đạt công suất trên 200.000 bộ/ năm. Như đã phân tích độ lớn đòn bẩy kinh doanh tỷ lệ với định phí. Do đó với việc đầu tư như vậy sẽ làm cho đòn bẩy kinh doanh của mặt hàng ô tô càng lớn. Đây là hướng đi đúng của DRC bởi thị trường tiêu thụ của mặt hàng này là rộng lớn và công ty thường xuyên nhận được đơn đặt hàng lớn từ Châu Âu và Nam Mỹ. Ta có thể hy vọng vào sự đóng góp lớn vào lợi nhuận của lốp ô tô. Thiết nghĩ công ty cần có các chính sách về bán hàng, khuyến mãi, chiết khấu, tiếp thị mở rộng thị trường trong nước để giành lấy thị phần cho lốp xe máy đang dần mất vị thế trong cạnh tranh..
Đầu tư trang thiết bị cho lốp xe máy để nâng cao đòn bẩy kinh doanh và từ đó làm tăng lợi nhuận.
III. Một số ứng dụng khác của phân tích mối quan hệ C-V-P tại công ty cổ phần cao su Đà Nẵng:
1. Xem xét độ nhạy của các yếu tố chi phí đến lợi nhuận của công ty :
1.1.Phân tích độ nhạy, xem xét ảnh hưởng của sự thay đổi của biến phí và sản lượng tiêu thụ đến lợi nhuận của công ty :
Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng hoàn thành cổ phần hoá. Năm 2007, công ty có nhiều chính sách bán hàng nhằm tăng sản lượng tiêu thụ để gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Một trong những chính sách đó là chi phí hoa hồng bán hàng. Để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ của lốp ô tô 900-20, công ty quyết định tăng chi phí hoa hồng bán hàng 1000đ/sản phẩm và dự đoán sản lượng tiêu thụ lốp ô tô này tăng 10%.
Khi đó số dư đảm phí đơn vị phương án mới = 132.792 – 10.000 = 122.793
Tổng số dư đảm phí đơn vị phương án mới = 530.000 x 10% x 122.793
= 71.588.319.000
Định phí không đổi nên sự gia tăng lợi nhuận chính là sự gia tăng của số dư đảm phí = 71.588.319.000 – 70.380.026.578 = 1.208.292.422
Vì vậy, công ty nên tiến hành phương án mới.
Căn cứ vào kết quả trên ta nên có mô hình tổng quát lựa chọn phương án kinh doanh khi có sự thay đổi của biến phí và số lượng:
(X1)
Số dư đảm phí phương án mới do thay đổi biến phí,
sản lượng
=
Sản lượngtiêu thụphương án kinh doanh cũ
x
[100% +Tỷ lệ tăng sản luợng]
x
Số dư đảm phí mới của một sản phẩm
Gọi X0 là số dư đảm phí phương án cũ
Nếu X1> X0 nên tiến hành phương án mới sẽ gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Nếu X1£ X0 không nên tiến hành phương án mới vì lợi nhuận không gia tăng và giảm một khoản X1- X0
1.2.Phân tích độ nhạy, xem xét ảnh hưởng của sự thay đổi định phí và sản lượng tiêu thụ:
Để thực hiện quảng bá thương hiệu DRC, cũng như đẩy mạnh công tác tiêu thụ vào đối tượng lắp rắp ô tô, khách hàng sử dụng lốp ô tô chuyên dùng, đây là một lợi thế riêng của DRC. Công ty đã lên kế hoạch thực hiện đợt quảng cáo với chi phí là 1,80 tỷ và dự tính sản lượng tiêu thụ tăng 15%.
Phân tích:
Sản lượng tăng 3%, đơn giá bán không đổi, doanh thu gia tăng 3% số dư đảm phí phương án mới tăng lên một lượng:
581.395.690.000 x 3% x 12.105% = 2.111.338.448
Định phí gia tăng thêm 1.800.000.000 đồng
Trong trường hợp này, sự gia tăng lợi nhuận của phương án chính là sự chênh lệch giữa sự gia tăng số dư đảm phí với sự gia tăng định phí:
2.111.338.448 – 1.800.000.000 = 311.338.448 đồng
Như thế phương án mới đã làm tăng lợi nhuận 311.338.448 đồng. Vậy công ty nên tiến hành phương án kinh doanh mới.
Căn cứ vào phân tích trên ta xây dựng mô hình trong trường hợp thay đổi định phí và sản lượng.
(X1)
Mức gia tăng số dư đảm phí phương án mới do thay đổi sản lượng
=
Doanh thu phương án cũ
x
Tỷ lệ tăng sản lượng tiêu thụ
x
Tỷ lệ số dư đảm phí phương án cũ
Gọi X0 là mức tăng định phí phương án mới
Nếu X1> X0 nên tiến hành phương án mới sẽ gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Nếu X1£X0 không nên tiến hành phương án mới vì lợi nhuận không gia tăng và giảm một khoản X1- X0
1.3.Phân tích độ nhạy, xem xét sự thay đổi của định phí, biến phí và sản lượng:
Theo nghiên cứu và phân tích của bộ phận chuyên môn của công ty cổ phần DRC thì thị trường Tây Nguyên là thị trường tiềm năng trong việc tiêu thụ lốp xe máy. Công ty có kế hoạch thuê thêm năm chửa hàng để giới thiệu sản phẩm ở những vị trí trọng điểm của Tây Nguyên. Dự toán rằng chi phí này là 120.000.000 đồng Đặc biệt với lốp xe máy đang được sản xuất có tính năng chống mòn cao nên có thể sản lượng tiêu thụ dự kiến tăng 15%. Để đạt được tính năng này, công ty cho rằng phải tăng chi phí vật tư, chi phí nguyên vật liệu, chi phí dầu nhờn mỡ máy và cả chi phí lương nữa lên 35.000 đồng/ sản phẩm. Công ty muốn biết lợi nhuận từ việc thay đổi này là bao nhiêu
* Phân tích:
+ Biến phí tăng lên : 35.000 đồng.
+ Số dư đảm phí đơn vị mới = 41.993,34 – 35.000 = 6.993,34
+ Tổng số dư đảm phí phương án mới = 610.000SP x 115% x 6.993,34
= 4.905.828.010 đồng
+ Tổng số dư đảm phí phương án cũ = 4.434.491.269 đồng
+ Mức gia tăng số dư đảm phí = 4.905.828.010 – 4.434.491.269
= 471.336.741 đồng
+ Mức tăng định phí: 120.000.000 đồng
+ Lợi nhuận tăng: 471.336.741 – 120.000.000 = 351.336.741 đồng
Như vậy công ty nên tiến hành phương án mới.
Từ đó, em đưa ra mô hình tổng quát lựa chọn phương án kinh doanh khi thay đổi biến phí, định phí và sản lượng như sau:
(X1)
Số dư đảm phí phương án mới do thay đổibiến phí,
sản lượng
=
Sản lượngtiêu thụphương án cũ
x
[100% +Tỷ lệ gia tăng sản luợng]
x
Số dư đảm phí mới của một sản phẩm
Gọi X0 là số dư đảm phí phương án cũ
Tổng tăng giảm định phí phương án mới (DB).
=
Tổng tăng giảm định phí ở các khâu sản xuất, tiêu thụ, quản lý.
Nếu [(X1-X0)-DB] >0 nên tiến hành phương án mới sẽ gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Nếu [(X1-X0)-DB] £0 không nên tiến hành phương án mới vì lợi nhuận không gia tăng và giảm một khoản X1- X0 -DB
2. Thiết lập thông tin nội bộ và báo cáo bộ phận:
2.1 Thiết lập thông tin nội bộ:
Để lập được báo cáo bộ phận thì nhất thiết: khi phát sinh chi phí của bộ phận nào phải được tập hợp riêng biệt cho bộ phận đó còn chi phí gián tiếp thì phải qua quá trình phân bổ theo tiêu thức thích hợp. Tiêu thức phân bổ phải được lựa chọn một cách thích hợp nếu không sản phẩm này có thể gánh định mức của sản phẩm kia hoặc ngược lại dẫn đến việc xác định lợi nhuận sẽ không chính xác. Ở công ty cổ phần DRC thì tiêu thức thích hợp là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bởi chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Đồng thời chi phí phải được phân thành biến phí và định phí như đã trình bày ở phần trên.
2.2. Báo cáo bộ phận theo các nhóm sản phẩm :
Báo cáo sản phẩm của một đơn vị hoặc mặt hoạt động trong một tổ chức doanh nghiệp mà nhà quản trị cần quan tâm để họ có thể kiểm soát và quản lý chi phí và thu nhập của bộ phận đó. Với báo cáo này chỉ ra được thu nhập của toàn công ty và của từng bộ phận chủ yếu của nó. Trong báo cáo này định phí được phân thành định phí bộ phận và định phí chung.
+ Định phí bộ phận: là định phí phát sinh do sự tồn tại của một bộ phận và do đó có thể nhận diện cùng với bộ phận đó. Ví dụ như khấu hao máy móc thiết bị dùng riêng cho từng bộ phận….
+ Định phí chung: Là định phí không thể xác định cho từng bộ phận riêng biệt nào mà phát sinh do hoạt động chung như chi phí quảng cáo cho lợi ích toàn công ty …
Việc phân biệt định phí bộ phận và định phí chung rất quan trọng trong báo cáo bộ phận, do chỉ có định phí bộ phận mới chuyển đến các bộ phận còn định phí chung thì không.Việc tập hợp số liệu của định phí này cũng được trình bày ở phần II.
Căn cứ vào số liệu đã được tập hợp ta lập báo cáo bộ phận cho các nhóm sản phẩm như sau
Biểu số 6:
BÁO CÁO BỘ PHẬN CHO CÁC NHÓM SẢN PHẨM NĂM 2007
Chỉ tiêu
LỐP XE ĐẠP
LỐP XE MÁY
LỐP Ô TÔ
….
SẢN PHẨM KHÁC
TỔNG
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1.Doanh thu
76.310.400.000
100
30.050.430.000
100
581.395.690.000
100
10.130.400.000
100
828.000.000.000
2.Biến phí
67.151.886.043
88
25.615.938.731
85,2
511.015.663.422
87,9
9.042.347.682
89
726.724.972.918
3.Số dư đảm phí
9.158.513.957
12,002
4.434.491.269
14,757
70.380.026.578
12,105
1.088.052.318
11
101.265.027.082
4.Định phí trực tiếp
4.937.633.363
1.863.695.091
38.076.300.628
555.966.024
54.081.700.954
5.Số dư bộ phận
4.220.880.594
5,53
2.570.796.178
8,54
32.303.725.950
5,56
532.086.294
5,25
47.183.326.128
6.Định phí chung
40.758..975..458
7.Lợi nhuận
6.424.350.670
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, khi doanh nghiệp đạt được điểm hoà vốn thì: tỷ lệ số dư đảm phí của lốp xe máy là lớn nhất sau đó đến lốp ô tô và xe đạp. Điều đó có nghĩa là khi doanh thu tăng lên thì lốp xe máy sẽ đóng góp vào lợi nhuận nhiều hơn. Cụ thể là: khi doanh thu tăng lên 100.00 đồng thì lốp xe máy đóng góp vào lợi nhuận là 14.757 đồng, còn lốp ô tô là 12.105 đồng và lốp xe đạp chỉ có 12.002 đồng. Như vậy, công ty cần có chính sách đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ của lốp xe máy để thu về lợi nhuận là lớn nhất.
Trong báo cáo bộ phận trên: Số dư bộ phận là phần còn lại của số dư đảm phí bộ phận sau khi trừ đi tất cả định phí bộ phận. hay có thể nói số dư bộ phận là số tiền còn lại của doanh thu mà bộ phận đó kiếm được sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí phát sinh trực tiếp để tạo ra doanh thu đó. Như thế số dư bộ phận được xem là chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh thành quả của việc đầu tư vào một bộ phận, chỉ tiêu này giúp ta đánh giá quá trình sinh lời của từng bộ phận. Vì chỉ tiêu này phản ánh kết quả đạt được từ những chi phí trực tiếp phát sinh ở từng bộ phận.
Ta thấy số dư bộ phận của lốp xe máy là lớn nhất (8,55%).Điều này đồng nghĩa với việc chi phí cần để tạo ra doanh thu của lốp xe máy là thấp nhất (sau đó là lốp ô tô,lốp xe đạp ). Do đó, xét về lâu dài kinh doanh lốp xe máy là mang lại hiệu quả nhất.
Chỉ tiêu số dư bộ phận cho phép nhà quản trị có chiến lượt kinh doanh trong dài hạn như thay đổi tiềm lực, đánh giá dài hạn…Nhưng nếu như công ty Cổ Phần DRC muốn lợi nhuận trong ngắn hạn thì cần gia tăng sản xuất và tiêu thụ lốp ô tô bởi sản phẩm này có số dư đảm phí lớn nhất.
3. Xây dựng mẫu định giá bán sản phẩm trong trường hợp đặc biệt bằng cách tính theo phương pháp trực tiếp.
Phạm vi đề tài của em là phân tích C-P-V năm 2007 (năm kế hoạch ) nhằm đưa ra các quyết định sản xuất và kinh doanh nhanh chóng chính xác dựa trên số liệu phân tích kế hoạch tại công ty , sau đó xử lý số liệu này thành biến phí và định phí để phân tích C-P-V. Do đó, em không đưa ra giá kế hoạch hay sản lượng tiêu thụ cấn thiết để đạt được lợi nhuận mong muốn. Ỏ đây, em chỉ đưa ra công thức để trong những trường hợp cụ thể công ty có thể phân tích nhanh chóng sản lượng tiêu thụ kế hoạch hay giá bán kế hoạch (trong điều kiện chi phí đã được phân loại theo cách ứng xử).
Qtiêu thụ cần thiết(KH)
P - vc
LNmm + TFC
=
PKH
LNmm + TFC
QTiêu thụ cần thiết
=
+
vc
Hay
Năm 2007, công ty DRC vừa nhận được đơn đặt hàng với số lượng lớn lốp xe máy , với giá đặc biệt trong điều kiện năng lực sản xuất còn nhàn rỗi (vì công ty cho rằng lốp xe máy đem lại lợi nhuận thấp so với các sản phẩm khác nên hạn chế việc sản xuất sản phẩm này). Công ty MIGASA của Australia vừa đặt mua 1000 chiếc lốp xe máy với giá đặc biệt 45.215 đồng/ chiếc. Công ty cần được tư vấn có thực hiện đơn đặt hàng vày hay không?
Như vậy, đòi hỏi công ty phải có phương pháp xác định giá bán trong các trường hợp đặt biệt như vậy. Để xác định giá bán trong trường hợp như vậy, ta thường sử dụng cách tính trực tiếp (cách tính đảm phí) hơn là cách tính toàn bộ. Để thấy được điều này ta lập phiếu tính giá thành của một đơn vị sản phẩm lốp xe máy theo đơn đặt hàng ở trên theo hai cách tính như sau:
Phương pháp toàn bộ
Phương pháp trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
38.626,3 (1)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
2.050,14 (2)
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
5.426,56 (3)
Biến phí sản xuất chung
Biến phí bán hàng và quản lý
Tổng chi phí sản xuất
46.103 (4)
Cộng chi phí khả biến
41.993,34(7)
Số tiền tăng thêm(6,5%)
3.007 (5)
Số tiền tăng thêm (16.94%)
7.116,68 (8)
Giá bán
49.110 (6)
Giá bán
49.110 (9)
Giá bán sản phẩm = chi phí nền +số tiền tăng thêm
*Theo phương pháp tính giá toàn bộ:
- Chi phí nền:bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,chi phí sản xuất chung
- Số tiền tăng thêm: phải đủ bù đắp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, đồng thời phải đảm bảo cho công ty có một mức lợi nhuận mong muốn.
Tỷ lệ % số tiền tăng thêm =
Chi phí BH +chi phí QL+ lợi nhuận mong muốn
Tổng chi phí nền
X 100%
Số tiền tăng thêm = chi phí nền * tỷ lệ % số tiền tăng thêm
* phương pháp tính giá trực tiếp:
- Chi phí nền: gồm biến phí nguyên vật liệu trực tiếp, biến phí nhân công trực tiếp, biến phí sản xuất chung, biến phí bán hàng và quản lý
- Số tiền tăng thêm: Phải đủ bù đắp định phí sản xuất chung, định phí bán hàng, định phí quản lý doanh nghiệp, và phải đảm bảo cho công ty có mức lợi nhuận mong muốn.
Tỷ lệ % số tiền tăng thêm =
Tổng chi phí bất biến+ lợi nhuận mong muốn
Tổng chi phí nền
x 100%
* Ta có cách tính theo phương pháp toàn bộ:dòng (1)= tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm lốp xe máy /số lượng sản xuất lốp xe máy (tương tự cho dòng (2),(3))
Dòng (4)= dòng (1+2+3)
Tỷ lệ% số tiền tăng thêm=
707.261.482 +1.116.211.981
623.112*41.993,34
X 100%
= 6,5%
Với chi phí bán hàng và quản lý dự tính cho năm 2007 cho lốp xe máy là 707.261.482 đồng, lợi nhuận mong muốn =1.116.211.981
Tổng chi phí nền= giá thành đơn vị * số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ
ta có
Số tiền tăng thêm (dòng 5) = 6,5%*46.103=3.007
Gía bán (dòng6)=dòng(4) +dòng (5)
* Ta có theo phương pháp trực tiếp:
Tổng chi phí bất biến= 3.268.279.288 (lấy từ bảng tổng định phí kế hoạch năm 2007).
Tổng chi phí nền =41.993,34*623.112=26.166.554.074
Theo công thức trên ta tính được tỷ lệ =16,94%.
Dòng (8)= 16,94%*41.993,34= 7.116,68
Giá bán(dòng(9))= dòng (7)+ dòngv(8)
Nhận xét:
- phương pháp tính giá toàn bộ: Công ty DRC có chấp nhận đơn đặt hàng này hay không khi công ty đang có năng lực sản xuất nhàn rỗi. Phiếu tính giá theo cách tính toàn bộ không cung cấp những thông tin hữu ích cho quá trình ra quyết định. Bởi vì nếu dựa vào cách tính giá thành này và giá đề nghị thì kết quả không được hấp dẫn.
Cụ thể:
+ Doanh thu : 10.000sp x 45.215= 452.150.000
+ Tổng chi phí sản xuất 10.000sp x 46.103 =462.103.000
+ Lỗ từ đơn đặt hàng 8.880.000
Tuy nhiên trong điều kiện năng lực sản xuất nhàn rỗi thì có thể chấp nhận đơn đặt hàng này. Vấn đề đặt ra nhận hay không là tốt. Như thế với cách tính đảm phí sẽ cung cấp thông tin cụ thể hơn.
- Cách tính theo phương pháp trực tiếp: Phiếu tính giá thành được xây dựng theo cách ứng xử của chi phí nên phù hợp với mối quan hệ chi phí- sản lượng- lợi nhuận, tạo điều kiện cho nhà quản lý đưa ra các quyết định mà không cần phải xem xét nghiên cứu các tài liệu chi phí. Doanh thu từ đơn đặt hàng này chỉ cần bù đắp biến phí, phần còn lại chính là lợi nhuận từ đơn đặt hàng, bởi vì khi năng lực sản xuất nhàn rỗi thì không cần phải tính trong quyết định chấp nhận hay không ?. Ta giả sử rằng biến phí /1 đơn vị sản phẩm tính cho đơn đặt hàng này không thay đổi trong điều kiện sản xuất bình thường của công ty . Lúc đó:
+ Doanh thu : 10.000sp x 48.150 = 452.150.000
+ Chi phí khả biến: 10.000sp x 41.993,34 = 419.933.400
+ Số dư đảm phí từ đơn đặt hàng: 32.216.600
Vì định phí không tăng thêm khi sản xuất 10.000sp nên lợi nhuận thu được là:32.216.600
Vậy, công ty nên chấp nhận đơn đặt hàng này. Sau đây là mô hình tổng quát: cách tính theo phương pháp trực tiếp để định giá.
Mô hình tổng quát: Cách tính theo phương pháp trực tiếp để định giá
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
xx
Chi phí nhân công trực tiếp
xx
Biến phí sản xuất chung
xx
Biến phí bán hàng và quản lý
xx
Tổng biến phí
xxx (nền) phạm vi linh động
Số tiền tăng thêm
xx
Giá bán sp
xx (Đỉnh)
Trong mẫu định giá trên, giá bán sản phẩm có thể xác định từ nền đến đỉnh, trong đó giá bán tại đỉnh là giá bán mà nhà quản lý muốn đạt được. Nhưng nhà quản lý có thể linh động trong giới hạn từ nền đến đỉnh, giới hạn thấp nhất là nền trong một số trường hợp sau:
Trường hợp 1: Khi công ty có năng lực sản xuất nhàn rỗi nhưng lại không sử dụng để tăng doanh thu. Công ty nên vận dụng vấn đề này trong trường hợp giá nhận từ đơn đặt hàng lớn hơn chi phí khả biến.
Trường hợp 2: Khi công ty hoạt động trong điều kiện khó khăn, thị trường trở nên bất lợi đối với các sản phẩm do công ty sản xuất ra. Lúc này bất kỳ một khoản số dư đảm phí nào công ty thu được cũng đều tốt hơn là ngưng hoạt động.
Trường hợp 3: Khi công ty hoạt động trong điều kiện cạnh tranh đấu thầu, mẫu định giá được xác định ở trên đặc biệt có ích trong trường hợp cạnh tranh đấu thầu vì phạm vi linh hoạt của giá từ đó đưa ra giá trúng thầu đảm bảo tăng lợi nhuận. Trong tình huống cạnh tranh, công ty có thể hạ giá vẫn có thể đạt hiệu quả sinh lời. Thậm chí ngay cả công ty hoạt động ở mức hạch toán lỗ (số dư đảm phí không bù đắp được định phí ), mẫu định giá trên vẫn cung cấp thông tin cho thấy rằng công ty nên hoạt động hơn là không có số dư đảm phí nào để bù đắp phần định phí đã đầu tư.
IV. Một số biện pháp đưa ra nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty.
Thông qua việc phân tích mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận tại Công ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng, em nhận thấy rằng để khắc phục những hạn chế hiện nay và tăng thêm lợi nhuận thì công ty nên có nhiều chính sách bán hàng, tiếp thị linh hoạt đồng thời khai thác và mở rộng thị trường trong nước. Đẩy mạnh công tác tiêu thụ vào các đối tượng lắp ráp ô tô, khác hàng sử dụng lốp ô tô chuyên dùng, đây là lợi thế riêng của DRC. Thêm vào đó công ty cần được thực hiện tiết kiệm tối đa các loại chi phí nhằm giảm mức tổng chi phí phát sinh trong kỳ. Đây là 2 công việc rất thiết thực nhằm giúp công ty nâng cao lợi nhuận.
1. Các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ
Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty em thấy đây là công ty có quy mô lớn về vốn và hoạt động kinh doanh của khu vực miền Trung nhưng chưa sử dụng hết những lợi thế sẵn có của mình. Công ty chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường Tây Nguyên nơi có vựa cà phê lớn nhất cả nước. Do đó, mở rộng thị trường lên các tỉnh Tây Nguyên và xây dựng mạng lưới tiêu thụ để tăng doanh số bán và lợi nhuận.
1.1 Mở rộng thị trường lên các tỉnh Tây Nguyên:
Các tỉnh Tây Nguyên với hai thị trường mà công ty chưa có dịp khai thác: Thị trường Buôn Mê Thuột và Pleiku. Nền kinh tế ở khu vực này rất phát triển bởi đây là những vựa cà phê, tiêu, ca cao…lớn. Thu nhập bình quân đầu người cũng rất cao từ 500 - 550USD/người/năm. Từ đó kéo theo các mặt văn hoá xã hội cũng được nâng lên. Như thế đây là cơ hội lớn mà công ty cần nắm bắt và khai thác. Để mở rộng thị trường lên đó theo em công ty nên đặt cửa hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ đại diện giao dịch với khách hàng lớn. Việc thành lập cửa hàng không phải là việc dễ dàng vì thủ tục đăng ký và đầu tư vào phương án này phải có hiệu quả nếu không sẽ gây thiệt hại cho công ty.Nếu chưa chắc chắn có thể thuê cửa hàng để bán và giới thiệu sản phẩm và theo kết quả kinh doanh trong một thời gian rồi đó quyết định đầu tư theo phương án nào. Chú ý rằng khi thành lập cửa hàng thì phát sinh các khoản chi phí sau:
- Chi phí thành lập và trang thiết bị phục vụ cho việc kinh doanh cửa hàng.
- Chi phí thuê nhà và kho chứa hàng
- Chi phí thuê nhân viên: Công ty nên tuyển dụng tại địa phương và làm theo hợp đồng không nên đưa lao động chính thức của công ty lên để tránh trường hợp khó sa thải khi kinh doanh không có hiệu quả.
- Chi phí vận chuyển hàng hoá
- Chi phí điện, nước, điện thoại
- Chi phí quà tặng khi khai trương cửa hàng
- Chi phí quảng cáo
Đó là toàn bộ chi phí chắc chắn sẽ phát sinh công ty cần nghiên cứu và lập kế hoạch cụ thể .
Trên cơ sở tìm hiểu về thị trường công ty dự báo sản lượng tiêu thụ dựa trên các tiêu chí sau đây.
- Khả năng chiếm thị phần của công ty về giá cả, chất lượng hàng hoá, chất lượng phục vụ.
- Thu nhập bình quân đầu người, tình hình phát triển kinh tế để biết được mức tiêu dùng của họ.
- Tình hình cạnh tranh trên thị trường này: hai thị trường này chưa có nhiều nhà đầu tư khai thác do đó đây là điều kiện rất thuận lợi cho công ty. Ở đây chỉ có một số cửa hàng nhỏ lẻ nên công ty yên tâm đầu tư vào thị trường này.
- Căn cứ vào khả năng đáp ứng nhu cầu của các cửa hàng có cùng quy mô tại các vùng khác để có thể dự báo mức tiêu thụ ở cửa hàng này.
Để đẩy nhanh tốc độ ở thị trường này: cần có chính sách hỗ trợ khách hàng. Bởi cửa hàng mới thành lập nên việc tiêu thụ gặp khó khăn. Do đó đối với đội ngũ nhân viên bán hàng tại đây, cần khuyến khích họ gia tăng sản lượng bán và doanh thu. Thưởng cho họ ngoài lương nếu họ bán vượt qua một mức doanh thu nào đó nhằm làm cho họ tích cực hơn trong việc tìm kiếm khách hàng. Đối với những khách hàng sử dụng sản phẩm lần đầu: công ty nên quy định chiết khấu cụ thể hoặc bán hàng trả góp nhằm tạo mối quan hệ với khách hàng.
1.2. Xây dựng mạng lưới đại lý tại khu vực Đà Nẵng:
Hiện nay, công ty vẫn chưa chú trọng nhiều đến việc xây dựng mạng lưới đại lý. Ở Đà Nẵng vẫn còn rất ít các đại lý phân phối sản phẩm của công ty , nơi mà mọi nguồn lực của công ty đều tập trung ở đó. Việc thành lập đại lý có thể xem là biện pháp rẻ nhất trong các biện pháp. Bởi khi thành lập đại lý thì:
* Về phía công ty
+ Không tốn chi phí thành lập ban đầu
+ Công ty cung cấp hàng với giá bán cố định của công ty và chỉ trả cho đại lý lương theo một tỷ lệ trên doanh số bán
+ Nếu kinh doanh không có hiệu quả thì công ty không lo về vấn đề cơ sở vật chất
* Về phía chủ đại lý
+ Hưởng hoa hồng theo doanh số bán và nếu bán không hết thì trả lại cho công ty nên không sợ hàng bán không được. Đại lý không cần phải chi tiền mua hàng nên không tốn vốn đầu tư ban đầu.
+ Thông thường giá bán ở các đại lý sẽ thấp hơn các cơ sở tư nhân khác vì không phải qua trung gian.
1.3.Thu thập thông tin từ các thị trường:
Công tác thu thông tin từ các thị trường được thực hiện chủ yếu qua các trung tâm thông tin. Các trung tâm thông tin ở đây chính là các hệ thống đại lý, các gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm, các chi nhánh trên toàn quốc. Từ đó để lắng nghe sự phản hồi kết quả từ khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm của công ty. Tuy nhiên các khách hàng khác nhau trên những đoạn thị trường khác nhau sẽ cung cấp một mức giá khác nhau. Vì thế công ty nên tập trung vào ý kiến của khách hàng ở thị trường trọng điểm, tiềm năng.
Một trong biện pháp thu thập thông tin từ các thị trường là thăm dò đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp sẽ xem xét và so sánh giá cả, chủng loại, chất lượng và thăm dò chiến lược của đối thủ hiện hữu cũng như tiềm ẩn để từ đó đưa ra chính sách giá.Công ty có thể lập phiếu thăm dò từ khách hàng bằng cách đưa ra các câu hỏi trên phiếu câu hỏi: + Giá thấp nhất mà anh chị không mua sản phẩm này và cho rằng chất lượng không đảm bảo.
+ Giá cao nhất bắt đầu từ đó anh chị không mua sản phẩm này vì cho rằng nó quá đắt.
Việc nghiên cứu, thăm dò, nắm bắt nhu cầu của khách hàng về sản phẩm mình đã và sẽ có cũng như đặc tính của nó… giúp cho công ty đánh giá đối thủ cạnh tranh cũng như những mặt hàng cạnh tranh trên thị trường.
1.4. Một số biện pháp khác nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ:
- Không ngừng củng cố,ổn định hệ thống phân phối hiện có của công ty. Giữ vững và củng cố mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng truyền thống, có chính sách ưu đãi đặc biệt với họ. Đồng thời tăng cường thiết lập mối quan hệ với bạn hàng mới và dần biến họ thành khách hàng truyền thống như chiết khấu, thanh toán tiền hàng…Mặt khác, công ty cần có chính sách chào hàng cụ thể đến khách hàng tiềm năng.
- Đẩy mạnh công tác quảng cáo, tiếp thị để kích thích nhu cầu người tiêu dùng.
- Khuyến khích các đại lý tích cực trong việc tìm kiếm thị trường, thưởng cho họ nếu vượt doanh số bán nào đó…
2.Các biện pháp tiết kiệm chi phí.
Ngày nay, doanh nghiệp đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp thường chọn chiến lược cạnh tranh là hạ giá thành sản phẩm. Bởi thế, các doanh nghiệp phải kiểm soát tốt chi phí đồng thời có những biện pháp nhằm giảm chi phí có hiệu quả.
2.1. Các kỹ thuật cần vận dụng trong tính giá thành sản phẩm .
a.Kỹ thuật ABC (Activity Based Costing): Đây là phương pháp tính giá thành dựa trên mức độ hoạt động khi phân bổ chi phí chung cho các đối tượng chi phí dựa trên sự tiêu dùng các nguồn lực cho các hoạt động. Khác với phương pháp tính giá thành truyền thống tại công ty là phân bổ chi phí chung theo một tiêu thức. Phương pháp tính giá thành ABC phân bổ chi phí sản xuất chung không theo một tiêu thức nào cả mà căn cứ vào chi phí nguồn lực tiêu tốn mà phân bổ.Ví dụ như: số giờ máy chạy, % thời gian tiếp nhận, ngày sản xuất, thời gian đóng gói và vận chuyển…Việc tính giá thành không chính xác sẽ ảnh hưởng không tốt đến quản lý chi phí, tối ưu hoá sản xuất và định giá bán sản phẩm. Một khi vận dụng phương pháp ABC không những xác định đúng chi phí mà còn cung cấp thông tin xác thực kịp thời giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh.
b.Kỹ thuật ABM (Activity Based Management):Là quản trị trên cơ sở hoạt động thực hiện việc phân tích các hoạt động và việc tạo ra giá trị của các hoạt động, xem xét, định lượng những tác động của các nguồn phát sinh chi phí. Với kỹ thuật ABM điều khiển và hoàn thiện các mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ việc phân tích hiệu quả của các hoạt động giúp nhà quản trị tìm ra các biện pháp tốt nhất để giảm chi phí. Mục tiêu của kỹ thuật này là ngày càng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong khi tốn nguồn lực của tổ chức ngày càng ít hơn.
c.Kỹ thuật chi phí (Kai Zen Costing): Đây là kỹ thuật được sử dụng phổ biến ở Nhật để cắt giảm và quản trị chi phí. Với kỹ thuật này gia tăng sản lượng và lợi tức nhỏ hơn là cải thiện chi phí lớn một lần và được ứng dụng trong suốt kỹ sản xuất. Nội dung cốt lõi của phương pháp này là khuyến khích công nhân đưa ra các sáng kiến kỹ thuật để cắt giảm chi phí. Bởi công nhân là người trực tiếp phục vụ dây chuyền sản xuất, am hiểu một cách tường tận nhất hoạt động cả từng công đoạn. Kỹ thuật trên gọi là: “Kai Zen Costing”. Cũng như với kỹ thuật ABM các nhà sản xuất thường quan tâm đến nhiều chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, xác định hoạt động nào tạo ra giá trị sản phẩm và hạn chế những hoạt động nào tiêu tốn nguồn lực của công ty mà không tạo ra giá trị sản phẩm.
d.Kỹ thuật chi phí mục tiêu (Target Costing): Kỹ thuật chi phí mục tiêu giúp nhà quản trị quản tri chi phí chặt chẽ hơn, vừa đáp ứng được mức mà khách hàng mong đợi vừa đạt được lợi nhuận đề ra. Công cụ này hỗ trợ trong việc mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh. Nếu bên trong tổ chức mà đạt được chi phí mục tiêu thì sẽ khuyến khích các bộ phận làm việc tích cực hơn, thông tin kịp thời từ đó góp phần thúc đẩy lợi nhuận của công ty.
2.2. Các biện pháp khác:
Để tiết kiệm chi phí cần thực hiện:
Kế hoạch hoá tốt hơn quá trình chế tạo sản phẩm .
- Lựa chọn đầu tư hợp lý.
- Lựa chọn công nghệ phù hợp mang lại hiệu suất cao.
- Vận dụng hệ thống sản xuất kịp thời để loại trừ các chi phí phát sinh do chờ đợi các yếu tố sản xuất, chờ đợi một giai đoạn sản xuất nào đó.
- Áp dụng hệ thống quản trị chất lượng toàn diện để tránh lãng phí chi phí.
Các kỹ thuật vận dụng trong tính giá thành được nêu ra mang tính gợi ý và nếu doanh nghiệp quan tâm thì tìm hiểu. Thiết nghĩ đây là những kỹ thuật hay mà doanh nghiệp cần nên tìm hiểu để vận dụng làm vũ khí cạnh tranh nhằm nâng cao lợi nhuận cho mình. Đó cũng là một xu hướng tất yếu đối với quản trị một khi yêu cầu và tổ chức quản lý doanh nghiệp phát triển đến mức độ cần thiết.
V. Về việc ứng dụng mô hình phân tích C-V- P tại công ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng :
Tuy mô hình C-V-P có những hạn chế nhất định, thế nhưng với điều kiện hiện tại của công ty thì có thể áp dụng được mô hình này. Bởi vì các chi phí được xem là biến phí tại công ty cũng đã được xây dựng trên định mức do đó rất dễ tập hợp, từ đó ta có thể tách thành định phí và biến phí. Cho dù chi phí đầu vào gần đây tăng nhưng do công ty có mối quan hệ rất tốt với nhà cung cấp nên vẫn được cung cấp nguyên vật liệu kịp thời với giá ưu đãi hơn; từ đó quá trình sản xuất không bị gián đoạn, sản lượng tiêu thụ tăng do chính sách bán hàng hợp lý làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng. Điều đó đồng nghĩa với việc mối quan hệ biến động của chi phí, sản lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận là quan hệ tuyến tính. Hơn nữa công ty dự đoán việc tiêu thụ sản phẩm tương đối chính xác nên số lượng sản xuất thường như kế hoạch nên sản phẩm tồn kho là ít biến động. Thêm vào đó, công suất máy móc thiết bị và số lượng công nhân biến động nhỏ trong kỳ sản xuất. Như vậy, việc vận dụng mô hình phân tích C-V-P tại công ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng là có tính khả thi cao.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 18043.doc