Cũng như mọi loại hình giao dịch kinh tế xã hội khác tín dụng thư dự phòng cũng cần có môi trường pháp lý thuận lợi để nó có thể thực sự hình thành và phát triển, giảm thiểu những tranh chấp pháp lý phát sinh khi không có nguồn dẫn chiếu và mang lại hiệu quả đích thực cho các bên tham gia.
Tín dụng thư dự phòng là một loại giao dịch khá đơn giản và dễ sử dụng song chứa đựng không ít những rủi ro có thể gây tranh ra những chấp pháp lý đặc biệt trong bối cảnh kinh doanh rất phức tạp như hiện nay. Vì vậy để nó được phát huy vai trò tích cực của mình thì bên cạnh những quy tắc có tính chất hướng dẫn về nghiệp vụ, không có tính chất áp chế hay thay thế luật quốc gia và không có quy định gì về xử lý của pháp luật trong trường hợp có gian lận lừa gạt như ISP 98, các nhà làm luật cần ý thức được sự cần thiết của việc ban hành những quy định đầy đủ và thống nhất về giao dịch bảo lãnh trong đó có giao dịch tín dụng thư dự phòng. Những quy định này cần đảm bảo một số nội dung sau:
ã Thừa nhận giao dịch tín dụng thư dự phòng về mặt pháp lý tại thị trường nước ta bằng một văn bản pháp luật cụ thể do NHNN ban hành hoặc ít nhất khái niệm "tín dụng thư dự phòng" và những vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc của giao dịch như hình thức phạm vi giao dịch, địa vị pháp lý của các bên, thẩm quyền kí kết bảo lãnh bằng TDDP, lựa chọn luật áp dụng và giải quyết xung đột pháp luật phải được đề cập trong những sửa đổi bổ sung của những quy định hiện hành về giao dịch bảo lãnh. Điều đó sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp tham gia giao dịch tín dụng thư dự phòng có cơ sở để tiến hành giao dịch cả trong và ngoài nước cũng như trong giải quyết những tranh chấp có thể phát sinh từ giao dịch.
ã Cần có những hướng dẫn thủ tục pháp lý cụ thể các bước thực hiện quyền của người hưởng lợi, nghĩa vụ của người xin mở thư tín dụng, thời hạn hiệu lực của tín dụng thư dự phòng, thủ tục thế chấp ký quỹ, phí mở SLC, cách thức đòi tiền, các chứng từ xuất trình, cách thức giải quyết khi có gian lận lừa đảo, loại hình tín dụng thư dự phòng.Những quy định cụ thể này sẽ giúp cho các bên tham gia giao dịch có quy chế hướng dẫn cụ thể về mặt nghiệp vụ cũng như những thủ tục pháp lý trong quá trình thực hiện, tránh những tranh cãi hiểu nhầm và dẫn đến lạm dụng gian lận lừa đảo.
ã Những quy định này cần có sự thống nhất với quan điểm của luật pháp và thông lệ giao dịch tín dụng thư dự phòng trên phạm vi quốc tế như ISP 98 và Công ước UNCITRAL vì bản thân tinh thần chung của các văn bản có tính chất quốc tế này là "bổ sung cho luật pháp áp dụng ở chừng mực mà pháp luật đó không cấm" và tính hữu dụng của chúng đã được khẳng định trên phạm vi quốc tế. Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng hệ thống những quy định này của chúng ta phải được thiết lập dụ trên cơ sở đặc thù nền kinh tế nước nhà để tránh gây bất lợi cho ngân hàng cũng như doanh nghiệp trong nước một khi giao dịch với đối tác nước ngoài.
NHNN nên chăng học tập cách làm của HSCB trong việc ban hành một mẫu biểu chung đăng ký đặc định cho giao dịch tín dụng thư dự phòng ở các ngân hàng thương mại nước ta với nội dung thống nhất, chuẩn về mặt pháp lý để tránh sự suy diễn giải thích khác nhau của các ngân hàng và các doanh nghiệp khi tham gia giao dịch.
Các nhà làm luật cũng nên lưu ý tới việc điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật khác có liên quan đến giao dịch bảo lãnh nói chung như những quy định trong Luật sở hữu tài sản, Luật đất đai để có thể tạo điều kiện cho giao dịch tín dụng thư dự phòng thực sự trở nên tiện dụng.
Cuối cùng để phát huy tác dụng của những quy định của nhà nước trong lĩnh vực còn mới mẻ này cần quan tâm tới việc đảm bảo tính nghiêm minh, chặt chẽ và công bằng cho tất cả các bên. Điều này đòi hỏi có sự tăng cường giáo dục và phổ biến pháp luật cho các tổ chức và cá nhân có liên quan. Có như vậy tính cưỡng chế của các phán quyết của toà án mới được thực thi một cách nghiêm túc nhằm hạn chế những hành vi gian lận trong các giao dịch và đảm bảo và nâng cao hiệu quả sử dụng bảo lãnh và tín dụng thư dự phòng trong hoạt động của các bên.
101 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2434 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số vấn đề về tín dụng thư dự phòng trong thanh toán quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân hàng thương mại và các quĩ tín dụng Mĩ chỉ là 148 tỷ USD thì một năm sau khi ISP 98 ra đời con số này đã tăng lên 99,8% đạt mức 232,297 tỷ USD. Cuối năm 2001 tổng giá trị tín dụng thư dự phòng còn có hiệu lực tại các ngân hàng và quỹ tín dụng Hoa Kỳ đã đạt 296,254 tỷ USD gấp 12,7 lần tổng giá trị thư tín dụng thương mại và tăng gần 100% so với giá trị tín dụng thư dự phòng còn có hiệu lực tại thời điểm năm 1993. Cho tới ngày 31/6 năm 2002 giá trị tín dụng thư dự phòng còn có hiệu lực đã ở mức 307,895 tỷ USD, đạt mức tăng 3,92% so với tại thời điểm cuối năm 2001.
Trong khi đó giá trị thư tín dụng thương mại còn hiệu lực tại các ngân hàng thương mại và các quỹ tín dụng lại có xu hướng giảm về cả giá trị theo từng năm và về tỷ lệ tương quan với tín dụng thư dự phòng. Trong khoảng thời gian từ 1993 đến giữa năm nay tại các tổ chức tài chính tín dụng Mĩ, tổng giá trị thư tín dụng thương mại cao nhất cũng chỉ dừng ở mức 30,915 tỷ USD1 Tất cả các số liệu taị trang này được trích dẫn từ FIDC Statistics 7/2002 và tính toán dựa trên số liệu đó
tức là bằng 18,87% giá trị tín dụng thư dự phòng trong cùng năm và kể từ năm đó giá trị thư tín dụng thương mại liên tục giảm cho tới mức thấp nhất là 23,331 tỷ USD năm 2001.
Ngân hàng thương mại là những tổ chức tài chính chủ yếu phát hành tín dụng thư dự phòng cho các khách hàng. Nước Mĩ với số lượng ngân hàng thương mại khổng lồ lớn nhất thế giới đã phát hành những tín dụng thư dự phòng với giá trị hàng chục triệu USD do đó trị giá thuần giao dịch tín dụng thư dự phòng (Net SLC) tại một số các ngân hàng lên đến con số hàng chục tỷ USD và tăng nhanh qua mỗi năm. Trong số hơn 10000 ngân hàng thương mại Mĩ, đứng đầu về khối lượng thuần giao dịch tín dụng thư dự phòng là các ngân hàng lớn và rất có uy tín trong giới ngân hàng trên thế giới. Vị trí số một trong danh sách Top US. BANK SLC OUTSTANDINGS thuộc về Bank of America NC với con số Net SLC tới 6/2002 là 41,573 tỷ USD trong số 45,531 tỷ USD giá trị các loại thư tín dụng mà BA.NC phát hành, đạt tỷ lệ 90,3%. Cuối năm 2001 Bank of America đã phải nhường vị trí số một này cho JPMorgan Chase NY với con số Net SLC lên tới 42,727 tỷ và tới 6/2002 con số này đã là 40,903 tỷ USD chiếm 94,35% tổng giá trị LC mà ngân hàng này phát hành và IP Morgan Chase xếp vị trí số hai . Đứng sau JPMorgan Chase là Citibank NY với con số Net SLC là 30,817 tỷ USD vào cuối quý hai năm nay, chiếm 77,07% tổng giá trị các LC được ngân hàng này phát hành. Ngoài ra tiếp theo danh sách là các ngân hàng như Watchovia NC ( Net SLC là 20,645 tỷ USD 6/20020), Fleet RI( 11,272 tỷ USD), Bony NY(9tỷ USD), US Bank OH (8,751 Tỷ USD), HSBC NY (5,022Tỷ), Wells Fargo CA (3,607tỷ USD) ...và hàng chục ngân hàng thương mại khác với SLC vài tỷ USD. Những con số này thực sự là minh chứng cho sự phát triển không ngừng của tín dụng thư dự phòng trong các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng thương mại đem lại cho khách hàng trên thị trường Mĩ.
Một điểm khác đáng lưu ý là trên thị trường cung cấp bảo lãnh bằng tín dụng thư dự phòng cho khách hàng Mĩ còn có sự góp mặt của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài với giá trị tín dụng thư dự phòng còn hiệu lực không nhỏ.
Cho đến 9/2001 con số tổng SLC của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Mĩ là 138,128 tỷ USD chiếm tới 95.82% tổng giá trị LC phát hành còn hiệu lực cùng kì (144,150 tỷ USD). Điều này cho thấy do làm ăn tại thị trường mà việc sử dụng tín dụng thư dự phòng đã trở thành một thói quen như thói quen ăn bánh Hamberger của người Mĩ thì các ngân hàng nước ngoài không thể bỏ qua một thị trường màu mỡ như thế. Tới thời điểm 9/2001 đứng đầu danh sách những chi nhánh với Net SLC lớn nhất có Dexia Pub Fin (9,813 tỷ USD)1 Veribanc, Inc. Statistics
, SocGen (8,790 tỷ USD), ABN Amro Chicago (8,243 tỷ USD). Một số chi nhánh ngân hàng Châu á cũng có mặt trong danh sách này như Fuji Bank, Bank of Tokyo Mitsubishi, Sumimoto Bank NY, Industrial Bank of Japan với con số tương ứng là 3,772 tỷ ; 3,180 tỷ; 3,888tỷ; 2,969 tỷ USD.
Tất cả những con số biết nói trên đã cho thấy sự phát triển vượt trội của tín dụng thư dự phòng để trở thành sản phẩm tài chính được ưa chuộng nhất trong vài năm gần đây tại Mĩ.
Do tính chất linh hoạt và thuận lợi, tín dụng thư dự phòng được các ngân hàng và các tổ chức tín dụng phát hành rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhằm đảm bảo nghĩa vụ thực hiện hợp đồng cơ sở của người xin mở thư tín dụng ( bao gồm cả nghĩa vụ tài chính lẫn nghĩa vụ phi tài chính).
Những lĩnh vực mà tín dụng thư dự phòng được sử dụng cụ thể như sau:
* Trong các hợp đồng mua bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ tín dụng thư dự phòng dùng để bảo đảm cho người hưởng lợi (có thể là người mua hay người bán) về việc thực hiện nghĩa vụ giao hàng hoá hay cung cấp dịch vụ của người bán hay nghĩa vụ trả tiền hàng dịch vụ của người xin mở thư tín dụng.
* Trong hợp đồng xây dựng cung ứng thiết bị máy móc tín dụng thư dự phòng được sử dụng như công cụ bảo đảm cho nghĩa vụ thực hiện công trình khi người xin mở trúng thầu hay đảm bảo cho khả năng trúng thầu, nghĩa vụ duy tu bảo hành công trình.
* Trong hợp đồng thuê mua tín dụng thư dự phòng đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền phí thuê mua.
* Trong hợp đồng vay nợ viện trợ tín dụng thư dự phòng đảm bảo nghĩa vụ trả tiền vay và lãi suất của người đi vay cho người cho vay.
* Trong hợp đồng khác như liên doanh liên kết , đầu tư, gia công , mua bán trao đổi bù trừ (compensation trade), gia công chế biến xuất khẩu, trong lĩnh vực phát hành chứng khoán, hợp đồng bảo hiểm hay tái bảo hiểm tín dụng thư dự phòng có thể sử dụng nhằm bảo vệ quyền lợi cho người hưởng khi người xin mở không thực hiện hợp đồng.
Ngoài ra trong các giao dịch có tính chất không phải là hợp đồng như thuế vụ, hải quan... tín dụng thư dự phòng được dùng để đảm bảo nghĩa vụ nộp thuế phí theo yêu cầu của nhà nước. Có thể thấy tín dụng thư dự phòng có thể ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực tới mức tại Mĩ hầu như không một ngân hàng thương mại nào bỏ qua cơ hội kinh doanh nó. Trên các website của các ngân hàng Mĩ luôn có mặt phần hướng dẫn và cách thức phát hành tín dụng thư dự phòng trong danh mục sản phẩm và dịch vụ mà các ngân hàng đó cung cấp.
Hiệp hội tài chính quốc tế IFSA đã tiến hành khảo sát khối lượng tín dụng thư dự phòng do hơn 90 % các ngân hàng thương mại của Hoa Kì phát hành trong các giao dịch xuất nhấp khẩu thời kì 1995 đến 2000. Kết quả cho thấy năm 2000 có 94,751 tỷ USD giá trị tín dụng thư dự phòng được sử dụng trong các giao dịch xuất nhập khẩu.
Không chỉ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau mà do tính chất của một loại hình bảo lãnh, người Mĩ còn sử dụng nó trong nhiều công đoạn của một quá trình kinh doanh từ lúc vay tiền để mua nguyên vật liệu ứng trước tiền lương đến mua bảo hiểm, giao hàng, bán hàng, bảo hành và phân phối sản phẩm...
Người Mĩ không những có thói quen sử dụng tín dụng thư dự phòng trong các giao dịch quốc tế mà trong giao dịch nội địa nó được dùng khá phổ biến như là sự kết hợp với những phương thức thanh toán khác sử dụng phiếu uỷ nhiệm, cheque hay nhờ thu...
Tuy còn là một loại hình giao dịch còn hết sức mới mẻ về tính chất nghiệp vụ song tín dụng thư dự phòng đã bắt đầu phổ biến tại khu vực Trung Đông từ những năm 70 do sự phát triển của các quốc gia dầu mỏ trong việc thực hiện những dự án lớn xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp vũ khí, các dịch vụ viễn thông và tiện ích công cộng khác trong nhiều lĩnh vực công nông nghiệp và quốc phòng. Ngay từ cuối những năm 70 giá trị các bảo lãnh bằng tín dụng thư dự phòng ở một số nước thuộc khu vực này đã lên tới hàng chục triệu USD. Có thể lấy một số ví dụ điển hình như giao dịch tín dụng thư dự phòng trị giá 38,8 triệu USD1 International Law for Business, Mc Graw Hill, 1998.
giưã Cộng hoà hồi giáo Iran và American Bell năm 1979, hợp đồng tín dụng thư dự phòng giữa Gulf Bank và Mitshubishi năm 1994 trị giá 55 triệu Bảng Anh (tương đương với gần 100 triệu USD tại thời điểm đó )...
Tại các khu vực khác trên thế giới như các nước Mĩ La Tinh và một số nước châu á như ấn độ, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Pakistan, ả Rập Xê- ut, Đài Loan, Thái Lan... và đặc biệt tại những quốc gia có nền mậu dịch chịu ảnh hưởng của phương thức và phong cách giao dịch kiểu Mĩ thì khối lượng giao dịch tín dụng thư dự phòng tăng mạnh không chỉ bởi các chi nhánh các ngân hàng Mĩ, Nhật tại các thị trường này cung cấp mà còn do chính những ngân hàng bản địa sử dụng. Tại Hồng Kông, chính HSCB là ngân hàng đầu tiên đã tiến hành nghiên cứu phát triển một mẫu đăng kí đặc định cho giao dịch tín dụng thư dự phòng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong vấn đề thủ tục. SCB tại Anh đã đánh giá cao cách làm của HSCB và dự đoán nó sẽ nhanh chóng xâm nhập vào toàn bộ các ngân hàng trong hệ thống SCB trên thế giới.
Riêng với các quốc gia châu Âu do thói quen sử dụng đã lâu loại hình bảo lãnh truyền thống nên tín dụng thư dự phòng không được ưa chuộng như Mĩ. Tại các quốc gia Tây Âu tín dụng thư dự phòng chỉ hạn chế ở mục đích làm phương tiện thanh toán như thư tín dụng thương mại và các ngân hàng châu âu cũng chỉ coi nó là một dạng đặc biệt của thư tín dụng thương mại mà thôi. Tuy nhiên trước xu thế mà tín dụng thư dự phòng đã được ưa chuộng trên phạm vi rộng lớn như vậy có lẽ trong thời gian không xa các ngân hàng châu âu sẽ phải vào cuộc một cách mạnh mẽ để cạnh tranh cùng các ngân hàng khác đang thu lợi nhuận không nhỏ từ hoạt dộng bảo lãnh bằng tín dụng thư dự phòng.
Hơn nữa trong điều kiện kinh tế Mĩ vẫn giữ vai trò số một trên toàn cầu như hiện nay thì phong cách kinh doanh kiểu Mĩ vẫn không ngừng tác động lên phần còn lại của thế giới. Và khi nhu cầu bảo lãnh ngày càng tăng thì nhu cầu cho sự phát triển các dạng thức bảo lãnh tiên tiến hiện đại như tín dụng thư dự phòng là điều tất yếu tại tất cả các quốc gia. Theo giáo sư James Byrne, tổng giá trị tín dụng thư dự phòng tại các ngân hàng không phải là ngân hàng Mĩ còn vượt trội hơn cả giá trị thư tín dụng còn hiệu lực tại các ngân hàng Mĩ. Điều này chứng tỏ những con số khổng lồ ở trên cũng chỉ là phần tỷ lệ của tổng giá trị giao dịch tín dụng thư dự phòng trên phạm vi toàn thế giới và nó cũng đã và sẽ làm nên một xu thế sử dụng tín dụng thư dự phòng phổ biến trên khắp thế giới và là một trong những điều kiện tất yếu cho sự phát triển của nó tại Việt Nam khi tiến hành mở rộng cửa với bên ngoài.
2.1.2. Sự tiến triển mạnh mẽ trong quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam với các nước khác trên thế giới đặc biệt là quan hệ thương mại Việt Mĩ.
Là một quốc gia đang trên đà phát triển Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới thông qua quá trình mở cửa nền kinh tế với phần còn lại của thế giới. Hàng năm kim ngạch xuất nhập khẩu nước ta vào khoảng từ 35- 40 tỷ USD. Hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng có sức tăng trưởng mạnh mẽ, Việt Nam trở thành một thị trường đầu tư hấp dẫn hàng đầu thế giới. Ngày càng có nhiều dự án quốc tế được thực hiện tại Việt Nam với sự có mặt của những tập đoàn tài chính tiền tệ hàng đầu. Kể từ khi bắt đầu tiến hành mở cửa cho tới nay nước ta đã tiến hành thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới và kí kết các hiệp định hợp tác thương mại đầu tư... Những mối quan hệ kinh tế thương mại và dịch vụ được mở rộng cũng đồng nghĩa với một thị trường thế giới rộng lớn để chúng ta được học tập, thử nghiệm và thành công với những sản phẩm mới.
Trong quan hệ thương mại quốc tế một dấu mốc hết sức quan trọng là việc bình thường hoá quan hệ với Mĩ (1995) và kí kết hiệp định thương mại Việt Mĩ(7/ 2000). Đây chính là cơ hội cho xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Mĩ đầy tiềm năng với những cơ hội không nhỏ. Chúng ta sẽ được hưởng Quy chế tối huệ quốc MFN về thương mại hàng hoá dịch vụ và đầu tư mà theo đó thuế suất xuất nhập khẩu sẽ giảm xuống tối đa giúp cho hàng hoá Việt Nam tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường thế giới. Cùng với sự gia tăng giao dịch thương mại và dịch vụ, hoạt động đầu tư mở rộng kéo theo sự xuất hiện hàng loạt các doanh nghiệp lớn mang theo phong cách kinh doanh Mĩ, các tổ chức tài chính tín dụng tầm cỡ và có uy tín của Mĩ đã có mặt tại Việt Nam như Bank of America, Citibank , JPMorgan Chase Manhattan...Điều đó cũng đồng nghĩa với những phương thức phong cách kinh doanh kiểu Mĩ đã và sẽ du nhập và phổ biến tại Việt Nam khi quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ trong đó có thói quen sử dụng tín dụng thư dự phòng trong các giao dịch. Thật vậy, do tín dụng thư dự phòng là sản phẩm được người Mĩ ưa chuộng nên một điều chắc chắn nếu phía ta muốn thành công trong giao dịch với người Mĩ thì việc nắm bắt tâm lý đó để hình thành thói quen sử dụng tín dụng thư dự phòng thay thế cho bảo lãnh độc lập kiểu Châu Âu hay các loại thư tín dụng truyền thống trong giao dịch với phía Mĩ sẽ được đối tác đánh giá cao. Hơn nữa, bằng kinh nghiệm và sự nhạy bén có tính chất nghiệp vụ, các ngân hàng Mĩ có mặt tại Việt Nam cũng sẽ nhận ra một thị trường bảo lãnh bằng tín dụng thư dự phòng còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác như Việt Nam và tìm cách không bỏ lỡ cơ hội phục vụ khách hàng với sản phẩm ưu việt này. Tất cả các yếu tố đó sẽ góp phần làm cho công nghệ ngân hàng mới mẻ và hiện đại như giao dịch tín dụng thư dự phòng có cơ hội phổ biến tại nước ta.
2.2. Những tiền đề thuận lợi từ bên trong
2.2.1. Nhu cầu đối với sản phẩm tín dụng thư dự phòng trên thị trường Việt Nam đang dần có sự biến đổi theo hướng tích cực.
Nếu như các khách hàng nước ngoài như các doanh nghiệp Mĩ, Nhật, Canada, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore... làm ăn tại Việt Nam đã là khách hàng thường xuyên của loại sản phẩm tài chính mới mẻ này thì các doanh nghiệp của chúng ta vẫn chưa lưu tâm và có nhu cầu đối với nó. Tuy nhiên nhu cầu sử dụng tín dụng thư dự phòng đối với các doanh nghiệp Việt Nam trên thực tế là rất cao chỉ có điều chưa nhiều doanh nghiệp nhận thức được nhu cầu đó và nhu cầu ấy chưa được khơi dậy bởi các nhà cung cấp.
ở nước ta cùng với những thay đổi bên ngoài tác động tới nền kinh tế thì những biến đổi đời sống kinh tế xã hội trong nước cũng làm nảy sinh ngày cnàg nhiều nhu cầu bảo đảm cho các giao dịch có sự tham gia của các doanh nghiệp kể cả trong khu vực kinh tế nhà nước lẫn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Trong sự phát triển mạnh mẽ của thương mại đầu tư xây dựng như hiện nay, đa số các doanh nghiệp của ta lại có qui mô nhỏ về vốn, nhân lực và công nghệ nên nhu cầu tài trợ là không thể thiếu đặc biệt khi doanh nghiệp tham gia vào những thương vụ làm ăn phức tạp và tầm cỡ. Chỉ có các ngân hàng mới đủ tài lực để cung cấp nguồn tài trợ đó thông qua các hình thức bảo lãnh khác nhau. Trong các loại hình bảo lãnh, tín dụng thư dự phòng lại dễ sử dụng tiện lợi và ứng dụng rộng rãi nên các doanh nghiệp sẽ thay đổi dần nhận thức của mình về nhu cầu đối với loại sản phẩm tài chính còn mới mẻ song đầy tính ưu việt này.
Mặt khác từ trước tới nay trong các giao dịch trong nước cũng như ngoài nước các doanh nghiệp đều sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C thương mại và ghi sổ. Ghi sổ (open account) là phương thức thanh toán đơn giản về thủ tục và nghiệp vụ nhưng có nhược điểm là chứa quá nhiều rủi ro vì khi mối quan hệ giữa hai bên không có độ tin cậy nhất định thì cả hai bên dễ chịu tổn thất về việc không thực hiện hợp đồng. Hơn nữa nó chỉ được sử dụng trong một số lĩnh vực nhất định như buôn bán hàng đổi hàng, gia công chế biến hàng xuất khẩu, gửi bán đại lý ăn hoa hồng và các hợp đồng phi thương mại. Trong giao dịch theo phương thức ghi sổ, ngân hàng thương mại không phát huy được chức năng của mình trong việc điều hoà dòng chảy tài chính tiền tệ trong nền kinh tế và việc doanh nghiệp xuất khẩu theo phương thức này sẽ vi phạm nghị định 63 của chính phủ về quản lý ngoại hối. Trong khi đó giao dịch nội địa nếu sử dụng thư tín dụng thương mại truyền thống thì an toàn song lại phức tạp và tốn kém. Vì thế nhu cầu cho một loại sản phẩm tài chính trung hoà giữa hai loại sản phẩm dịch vụ trên sẽ không ngừng tăng lên. Thực tiễn sử dụng loại hình tín dụng thư dự phòng tại Mĩ, Nhật Bản và một số nước khác ở Châu á và Mĩ La Tinh đã cho thấy tín dụng thư dự phòng đã đáp ứng được những yêu cầu đó.
Và một lần nữa cần phải nhấn mạnh một lần nữa rằng trong những năm gần đây quan hệ kinh tế thương mại của nước ta và Mĩ, Nhật Bản, các nước trong khu vực Đông Nam châu á đã có nhiều thành tựu và vì thế nhu cầu cao hơn trong việc sử dụng tín dụng thư dự phòng phát sinh từ sự phát triển của những mối quan hệ đó cũng là điều tự nhiên để thích ứng với sự phổ cập của nó tại các thị trường này.
2.2.2. Khả năng cung cấp sản phẩm tín dụng thư dự phòng của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Nhu cầu sử dụng tín dụng thư dự phòng sẽ chỉ thực sự phát triển khi nó là sản phẩm được những tổ chức tài chính tín dụng (tại Việt Nam là các ngân hàng thương mại) sẵn sàng cung cấp và có đủ khả năng đảm bảo chất lượng và uy tín của sản phẩm.
Thực tiễn sử dụng vượt trội sản phẩm tín dụng thư dự phòng cho thấy rõ ràng nó phải mang lại lợi ích không nhỏ cho những nhà cung cấp. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là trong khi doanh số giao dịch tín dụng thư dự phòng có thể mang lại cho các tổ chức tại chính tín dụng Mĩ và Nhật Bản lớn như vậy liệu khi được tung ra tại thị trường mới như ở Việt Nam hiệu quả của nó sẽ đến đâu. Câu hỏi không khó trả lời vì có thể thấy trong giao dịch dự phòng ngân hàng gặp rất ít rủi ro. Khi ngân hàng phát hành tín dụng thư dự phòng như một phương tiện thanh toán cho khách hàng thì đối với các bên trong giao dịch cơ sở để không làm mất lòng nhau sẽ lập tức ghi nợ của bên kia để không phải thanh toán qua ngân hàng. Hơn nữa trên thực tế việc ngân hàng phải thanh toán trong các giao dịch dự phòng chỉ ở mức thấp và kể cả khi ngân hàng phải thanh toán thì họ vẫn thu lợi nhuận qua số tiền kí quỹ đặt cọc và thu phí mở L/C. Do đó so với việc cung cấp bảo lãnh thông thường đang hết sức phổ biến tại thị trường ngân hàng nước ta thì tín dụng thư dự phòng chứa đựng ít rủi ro hơn.
Ngoài ra với trình độ nghiệp vụ thông thạo trong cung cấp dịch vụ thư tín dụng thương mại và bảo lãnh ngân hàng những năm qua thì việc cung cấp sản phẩm tín dụng thư dự phòng vốn không quá phức tạp không phải là không thể làm được. Sự có mặt của những tập đoàn tài chính tiền tệ lớn trên thị trường ngân hàng nước ta cũng tạo ra tính cạnh tranh mạnh mẽ trong việc thu hút khách hàng bằng những loại hình sản phẩm dịch vụ mới và tiện ích. Chính vì thế việc cung cấp loại hình bảo lãnh có nguồn gốc Mĩ này không chỉ mang những nguồn lợi tài chính đơn thuần mà còn là sự khẳng định uy tín trình độ nghiệp vụ của các ngân hàng Việt Nam trong quá trình phục vụ mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội trong thời kì mới mở cửa và hội nhập.
2.3. Những lợi ích mà tín dụng thư dự phòng có thể mang lại cho thị trường Việt Nam
2.3.1. Góp phần tích cực đa dạng hoá và hoàn thiện thị trường bảo lãnh nói riêng và thị trường tài chính tiền tệ nói chung
Với những đặc điểm chưa hoàn thiện như hiện tại của thị trường bảo lãnh Việt Nam sự có mặt và phổ biến của tín dụng thư dự phòng sẽ góp phần đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh hiện có, tạo ra sức canh tranh cao hơn trên thị trường vì có nhiều loại hình sản phẩm cho khách hàng lựa chọn và vì không chỉ có các nhà cung cấp đến từ các nước khác mà các ngân hàng thương mại nước ta cũng cùng cạnh tranh cung cấp sản phẩm tín dụng thư dự phòng cho khách hàng. Khi đó chất lượng và hiệu quả tín dụng thư dự phòng sẽ khiến nhu cầu đối với nó tăng cao hơn nữa đòi hỏi các nhà cung cấp phải không ngừng đổi mới cách thức cung cấp sản phẩm sao cho thật hiệu quả và sinh lời. Nhờ vậy thị trường bảo lãnh nước ta sẽ không ngừng được hoàn thiện, góp phần hoàn thiện thị trường tài chính tiền tệ nói chung.
Trên thực tế, dù mới chỉ xuất hiện với khối lượng giao dịch còn hạn chế tại Việt Nam song có thể thấy đó là dấu hiệu cho nhu cầu sẽ không ngừng trong thời gian tới đối với sản phẩm tài chính này. Lợi ích mà nó mang lại cho ngân hàng, cho các bên tham gia giao dịch không chỉ dừng lại ở những con số doanh thu lợi nhuận mà còn là sự khẳng định khả năng nghiệp vụ và quản lý ngân hàng, uy tín cho doanh nghiệp. Nó góp phần phát huy đầy đủ chức năng của ngân hàng trong vai trò là người cung cấp dịch vụ đồng thời là trung gian điều tiết dòng chảy tài chính tiền tệ của toàn bộ nền kinh tế.
2.3.2 Góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế thương mại đặc biệt trong quan hệ kinh tế đối ngoại.
Với đặc trưng của một loại hình tài trợ và công cụ bảo đảm tín dụng thư dự phòng giúp cho các giao dịch được tiến hành thuận lợi vì nó được thiết lập trên có sở sự tin cậy lẫn nhau giữa các bên. Từ đó các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh nói riêng và góp phần phát triển vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
Ngày nay do tín dụng thư dự phòng đã trở thành một sản phẩm tài chính phổ cập tại Mĩ và nhiều nước trên thế giới nên việc khách hàng Việt Nam sử dụng nó trong các giao dịch thương mại dịch vụ với nước ngoài cũng trở thành nhu cầu tự nhiên để thích ứng với những xu thế chung khi hoà mình vào cơ chế hội nhập và phát triển.
2.4. Những điểm thuận lợi khi sử dụng tín dụng thư dự phòng tại thị trường Việt Nam
Là sản phẩm tài chính quốc tế thực thụ nên tín dụng thư dự phòng thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức cá nhân trong và ngoài giới ngân hàng quốc tế trong vài năm đổ lại đây. Đó là điều kiện thuận lợi giúp các ngân hàng, các doanh nghiệp và những người làm luật tại Việt Nam có cơ hội tiếp cận và bước đầu sử dụng tín dụng thư dự phòng khi mà công nghệ ngân hàng quốc tế có cơ hội được cập nhật tại Việt Nam trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên phải thấy rằng không chỉ là một loại sản phẩm dịch vụ tài chính quốc tế ưu việt về nhiều mặt mà vấn đề cơ bản để tín dụng thư dự phòng có thể được vận dụng có hiệu quả tại thị trường Việt Nam là nó phải thực sự phù hợp với những điều kiện thực tế ở nước ta .
2.4.1. Lợi thế của người đi sau
Trong bối cảnh hiện nay khi thị trường ngân hàng nước nhà sôi động với sự tham gia của một loạt các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng từ nhiều tập đoàn lớn có uy tín trên thế giới như Citibank, Bank of America, SCB, ANZ, ACB, L'loyd, Credit Lionaire, Deustche Bank ... các ngân hàng thương mại của ta đã có cơ hội làm quen và sử dụng loại dịch vụ ngân hàng do các ngân hàng nước ngoài này khởi xướng. Là người đi sau trong quá trình sử dụng chắc hẳn chúng ta tận dụng được lợi thế mà người đi trước đã mở ra đó là việc đúc rút và học tập kinh nghiệm để tối thiểu hoá rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng nó.
Ngoài ra vì tín dụng thư dự phòng đã trở thành xu thế bảo lãnh vượt trội nhất trong những hình thức bảo đảm của ngân hàng trong vài năm trở lại đây trên thế giới nên trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của nước ta vào nền kinh tế toàn cầu chúng ta chúng ta có cơ hội tận dụng hết những lợi ích mà nó có thể mang lại đó là đặc tính đảm bảo uy tín và vốn, là loại hình tài trợ dịch vụ mang lại lợi nhuận không nhỏ.
2.4.2 Sự phù hợp với đặc thù nền kinh tế nước ta
* Sự phù hợp của loại hình tín dụng thư dự phòng với nhu cầu phát triển và những đặc trưng của thị trường bảo lãnh Việt Nam .
Đối với một thị trường đang trên đà phát triển như Việt Nam nhu cầu thương mại, dịch vụ, đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng cao là tất yếu. Tính chất linh hoạt trong phạm vi sử dụng của tín dụng thư dự phòng sẽ đáp ứng được yêu cầu sử dụng nó trong mọi lĩnh vực và công đoạn kinh doanh nhằm giảm thiểu những rủi ro đi kèm với các thương vụ làm ăn. Trong khi đó các hoạt động kinh tế thương mại nước ta ngày càng đa dạng và phức tạp khi mở rộng giao lưu kinh tế xã hội với nhiều quốc gia và khu vực mới thì giá trị của các thương vụ ngày càng lớn với sự tham gia của nhiều bên hơn dẫn tới tính chất phức tạp hàm chứa nhiều rủi ro hơn thì việc sử dụng các công cụ bảo lãnh với đủ mọi hình thái của nó càng có ý nghĩa.
Ngoài ra một đặc điểm cơ bản của thị trường bảo lãnh nước ta là tình trạng khách hàng thiếu vốn do đa số là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, thiếu uy tín do ít kinh nghiệm làm ăn trên thương trường và do làm ăn chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, tín dụng thư dự phòng thực sự là hình thức bảo lãnh có nhiều đặc trưng phù hợp với nhu cầu và đặc điểm thị trường Việt Nam.
* Khả năng thể hiện tính ưu việt của nó trên thị trường.
Là một loại hình sản phẩm mới phổ biến không lâu việc xâm nhập vào thị trường mới và rụt rè như Việt Nam là điều không dễ nhưng với sự linh hoạt và dễ sử dụng tín dụng thư dự phòng có nhiều điều kiện thuận lợi khi đưa vào thị trường 80 triệu dân này.
Nhờ có tính chất đa dạng và linh hoạt trong phạm vi sử dụng, tín dụng thư dự phòng có thể được sử dụng trong các giao dịch dù lớn hay nhỏ và trong nhiều lĩnh vực từ thương mại dịch vụ đến thuê mua hàng hoá bảo hiểm tín dụng vay nợ viện trợ... Trong các giao dịch đó tín dụng thư dự phòng không những có thể được dùng như một công cụ bảo đảm mà còn có thể được sử dụng như một công cụ thanh toán trực tiếp (loại direct-pay standby). Ngoài ra nhờ có tính chất của giao dịch bảo lãnh ngân hàng nó có thể được sử dụng cho mọi công đoạn của quá trình kinh doanh từ vay vốn để sản xuất đến đặt cọc, trả trước, thuê mua , giao hàng, thanh toán, mua bảo hiểm , nộp thuế phí , bảo hành duy tu...Chính nhờ khả năng xâm nhập dễ dàng vào từng công đoạn cũng như mọi lĩnh vực của hoạt động kinh doanh nên tín dụng thư dự phòng đã phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới dù mới ra đời được không lâu và khi phổ biến tại thị trường nước ta chắc hẳn những đặc tính ưu việt của nó sẽ được phát huy.
Thêm vào đó tính năng dễ sử dụng góp phần làm cho những cản trở trong việc áp dụng tín dụng thư dự phòng tại Việt Nam giảm đi đáng kể. Như đã phân tích tại phần đầu của bài luận này, thực chất tín dụng thư dự phòng là sản phẩm bảo lãnh biến thể dưới dạng thư tín dụng vì thế các ngân hàng đã quen thuộc với sử dụng bảo lãnh và thư tín dụng đều cảm thấy sự tiện lợi và dễ dàng trong việc phát hành tín dụng thư dự phòng. Với người sử dụng, cách thức đăng kí thực hiện tín dụng thư dự phòng tương tự như thư tín dụng thông thường và chứng từ yêu cầu để xuất trình hết sức đơn giản nên nó có thể mang lại sự tiện lợi và hiệu quả không nhỏ.
2.4.3. Sự đầy đủ của nguồn pháp lý quốc tế điều chỉnhgiao dịch TDDP
Như chúng ta đã biết một trong những minh chứng cho sự phát triển vượt trội của tín dụng thư dự phòng là có rất nhiều văn bản pháp lý quốc tế điều chỉnh giao dịch này. Tiếp sau các thông lệ và tập quán thương mại quốc tế như UCP, URDG sự ra đời của ISP 98 và Công ước LHQ về bảo lãnh độc lập và tín dụng thư dự phòng UNCITRAL một lần nữa khẳng định sự thuận lợi cho giao dịch tín dụng thư dự phòng khi được áp dụng tại Việt Nam vì đây là những hành lang pháp lý quốc tế chuẩn mực để bổ sung cho những thiếu sót còn nằm trong những quy định về bảo lãnh còn chung chung của nước ta. ISP 98 với những ưu điểm rõ ràng và được công nhận rộng rãi trên thị trường quốc tế tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các bên sử dụng tín dụng thư dự phòng và khắc phục được những thiếu sót của UCP 500 điều chỉnh phương thức thanh toán bằng thư tín dụng nói chung. Vì thế chúng ta có điều kiện học tập xu hướng sử dụng ISP 98 của các quốc gia khác nhằm giải quyết những vấn đề có tính pháp lý và nghiệp vụ của thanh toán có sử dụng tín dụng thư dự phòng và cả những loại hình bảo lãnh độc lập khác hơn là dùng UCP hay URDG.
3. Những đề xuất nhằm nhanh chóng phổ cập giao dịch tín dụng thư dự phòng tại thị trường Việt Nam.
3.1. Những khó khăn thách thức khi sử dụng tín dụng thư dự phòng tại Việt Nam.
a. Trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm giao dịch và hiểu biết pháp luật của công chức ngân hàng và của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.
Là người đi sau trong việc sử dụng tín dụng thư dự phòng, chúng ta có thể tận dụng cơ hội, kế thừa và học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia phát triển nhằm tối thiểu hoá rủi ro trong giao dịch. Tuy nhiên với trình độ nghiệp vụ còn chưa cập nhật và theo kịp với xu thế mới của công nghệ ngân hàng thế giới hiện đại và sự non yếu trong quản lý của cán bộ ngân hàng thì việc các ngân hàng thương mại Việt Nam cạnh tranh cùng các ngân hàng khác trên thị trường bảo lãnh bằng tín dụng thư dự phòng không phải là đơn giản. Những yếu kém đó còn có thể là nguyên nhân khiến ngân hàng chịu những rủi ro không nhỏ trong quá trình cung cấp sản phẩm tài chính mới mẻ này. Và cũng chính vì thế tâm lý vốn đã luôn dè dặt trước cái mới và bảo thủ cố hữu với những gì đã quá quen thuộc lại càng ăn sâu vào tiềm thức của họ.
Trong khi đó từ phía các doanh nghiệp của ta đa phần đều hạn chế về trình độ kinh doanh hiện đại cũng như trình độ hiểu biết và tuân theo pháp luật nên yếu kém trong điều tra, thẩm định độ tin cậy trong quan hệ làm ăn với đối tác, trong việc soạn thảo chứng từ xuất trình, làm thủ tục xin bảo lãnh ...dẫn tới những nguy cơ tiềm ẩn trong giao dịch. Điều này giải thích cho sự thụ động của các doanh nghiệp nước ta trong việc tìm hiểu, cập nhật và hình thành nhu cầu đối với những sản phẩm dịch vụ tiện ích và hiện đại như tín dụng thư dự phòng.
b. Chưa có một hành lang pháp lý quốc gia đầy đủ, thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế cho giao dịch bảo lãnh nói chung và tín dụng thư dự phòng nói riêng.
Khó khăn này xuất phát từ những tồn tại về cơ sở pháp lý cho giao dịch bảo lãnh ở nước ta. Như đã đề cập tại thực trạng thị trường bảo lãnh, có thể nhận thấy rằng sự thiếu vắng của một khung pháp lý đầy đủ và thống nhất cho giao dịch bảo lãnh nói chung và tín dụng thư dự phòng nói riêng là một rào cản không nhỏ cho sự phát triển của nó.
Giao dịch bảo lãnh bằng tín dụng thư dự phòng rất tiện dụng và đơn giản song đó lại là nguyên nhân dẫn đến những rủi ro cho người xin mở do bị lạm dụng gian lận hay lừa gạt. Do đó trong giao dịch tín dụng thư dự phòng nội địa các bên sẽ không biết giải quyết tranh chấp phát sinh từ vấn đề này ra sao. Trong giao dịch với đối tác nước ngoài rõ ràng thường do phía ta còn yếu thế nên phía nước ngoài sẽ chủ động chọn luật nước họ vì ta chưa có quy định về giao dịch tín dụng thư dự phòng. Mà trình độ hiểu biết về luật pháp nói chung và luật pháp các nước cụ thể nói riêng của ta còn hết sức hạn chế dẫn tới vấn đề doanh nghiệp và ngân hàng của ta bị bất lợi trong giao dịch với nước ngoài.
c. Khó khăn và thách thức của loại sản phẩm dịch vụ mới khi cạnh tranh với bảo lãnh truyền thống đã có vị thế khá vững vàng trên thị trường
Đối với một loại hình sản phẩm tài chính ưu việt nhưng còn mới mẻ này thì việc cung cấp và phổ cập nó tại thị trường tài chính còn rụt rè và chưa phát triển như Việt Nam là điều không đơn giản. Tại Việt Nam bảo lãnh ngân hàng tuy không được coi là truyền thống lâu đời như quê hương châu âu của nó song cũng đủ hình thành nên một thị trường bảo lãnh khá đa dạng do các ngân hàng thương mại cung cấp với nhiều dạng thức khác nhau như bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Performance Guarantee), bảo lãnh tài chính (Financial Guarantee), bảo lãnh hợp đồng bảo hiểm (Insuarance Guarantee), bảo lãnh dự thầu (Bid Guarantee), bảo lãnh bảo hành duy tu (Retention Guarantee)...Trong khi đó tín dụng thư dự phòng mới chỉ thấy xuất hiện trong danh mục sản phẩm dịch vụ do các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cung cấp. Tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam cũng như một số ngân hàng khác tín dụng thư dự phòng chỉ sử dụng hạn chế trong những giao dịch phi thương mại như vay nợ viện trợ với những đối tác hay có thói quen sử dụng tín dụng thư dự phòng như Mĩ và Nhật Bản. Do đó tín dụng thư dự phòng chưa được phát huy sử dụng theo đúng tính chất đa năng của nó và khó có thể cạnh tranh với bảo lãnh ngân hàng đang có vị thế khá vững chắc tại thị trường bảo lãnh Việt Nam. Vì vậy mặc dù xu hướng phổ biến của tín dụng thư dự phòng đã lan rộng trên phạm vi toàn cầu thì việc đó có tác động lên xu thế phổ biến của bảo lãnh ngân hàng (Bank Guarantee) ở Việt Nam hay không vẫn không thể diễn ra trong ngày một ngày hai.
Từ những khó khăn và thử thách đã nêu có thể thấy để có thể đưa tín dụng thư dự phòng trở thành một bộ phận cấu thành thị trường bảo lãnh và phát huy tối đa vai trò tích cực của nó đối với nền kinh tế thì cần phải nhanh chóng có những biện pháp khắc phục từ khâu nhận thức tới những hành động cụ thể. Trong điều kiện hạn chế về nhiều mặt, dưới đây xin được trình bày một số đề xuất để khắc phục những khó khăn thử thách trên.
2. Những đề xuất nhằm nhanh chóng phổ cập loại hình giao dịch tín dụng thư dự phòng tại thị trường bảo lãnh Việt Nam
* Đối với các ngân hàng thương mại.
- Nâng cao trình độ hiểu biết cập nhật xu thế mới của công nghệ ngân hàng tiên tiến hiện đại cho cán bộ công chức ngân hàng.
Như chúng ta đã biết sở dĩ tín dụng thư dự phòng chỉ được sử dụng trong phạm vi hẹp và chỉ ở một vài ngân hàng thương mại nước ta có một nguyên nhân là do trình độ kỹ năng nghiệp vụ và kinh nghiệm của cán bộ công chức ngân hàng còn hạn chế. Do đó muốn xoá bỏ rào cản đối với sự phát triển của tín dụng thư dự phòng thì trình độ kinh doanh, kinh nghiệm và công tác quản lý của cán bộ công chức ngân hàng cần phải có sự thay đổi.
Để có sự thay đổi đó yếu tố con người cần phải được phát huy cao nhất.
Cán bộ công chức ngân hàng phải được đào tạo, hướng dẫn cập nhật thường xuyên những công nghệ ngân hàng mới, tiện ích và hiện đại như tín dụng thư dự phòng. ở đây vấn đề cụ thể là họ phải được đào tạo về nghiệp vụ và kinh nghiệm sử dụng tín dụng thư dự phòng một cách có hệ thống ở trong và ngoài nước để họ có thể nắm vững những nguyên tắc cơ bản của giao dịch, những vấn đề pháp lý có liên quan, những vấn đề thường nảy sinh trong giao dịch, những biện pháp phòng ngừa rủi ro và giải quyết những vấn đề phát sinh ấy.
Kinh nghiệm quản lý và đạo đức kinh doanh của cán bộ công chức ngân hàng cũng cần được các ngân hàng lưu ý vì chúng cũng có tác động lên hiệu quả của việc phát hành tín dụng thư dự phòng từ khâu đánh giá thẩm định uy tín, khả năng tài chính của khách hàng, làm thủ tục... cho đến kiểm tra chứng từ thanh toán.
Tất nhiên những hoạt động này không thể tiến hành trong thời gian ngắn và với chi phí thấp. Vì vậy ngân hàng cần phải kết hợp chúng cùng những hoạt động khác.
- Phối hợp với các tổ chức kinh tế- xã hội khác, các trường đại học kinh tế như ĐHNT, Học viện ngân hàng, ĐHKTQD..., các cơ quan trong lĩnh vực in ấn xuất bản để xây dựng các khoá đào tạo, giới thiệu và cung cấp tài liệu và các thông tin một cách hệ thống và phổ biến về tín dụng thư dự phòng vốn dĩ còn hiếm hoi tại nước ta. Một khi có được những thông tin hệ thống và cập nhật liên tục về công nghệ ngân hàng tiên tiến, hiện đại và tiện ích như tín dụng thư dự phòng chắc chắn cũng như các khách hàng là các doanh nghiệp, cán bộ công chức ngân hàng không thể thờ ơ trước một loại hình sản phẩm dịch vụ phù hợp với thị trường nước ta và nhiều ích lợi như thế.
- Hợp tác trong nhiều mặt với các ngân hàng khác trong việc trao đổi học tập nghiệp vụ và kinh nghiệm quản lý qua các hội nghị chuyên đề về công nghệ ngân hàng như ngành ngân hàng vừa tiến hành trong thời gian vừa qua, cùng tham gia tài trợ những sản phẩm tín dụng thư dự phòng có giá trị lớn để khắc phục hạn chế về quỹ bảo lãnh và nhằm cùng nhau chia sẻ rủi ro đồng thời tạo ra sự hấp dẫn đối với nhu cầu của khách hàng. Nhờ đó các ngân hàng sẽ thấy rõ lợi ích mà dịch vụ này có thể mang lại và thay đổi thói quen làm ăn nhỏ, nhiều khi còn nặng về tiền trao tay của mình.
- Việc tung dịch vụ ngân hàng còn mới như tín dụng thư dự phòng ra thị trường bảo lãnh còn rụt rè và chưa thực sự phát triển như ở nước ta đòi hỏi ngân hàng phải thiết lập chiến lược Marketing dịch vụ một cách cụ thể trong đó cần lưu ý ở một số điểm như sau:
Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và xác định nhu cầu tiềm năng đối với tín dụng thư dự phòng, các ngân hàng thương mại nước ta nên tập trung thu hút vào đoạn thị trường tiềm năng nhất là bộ phận doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. SME là bộ phận doanh nghiệp tuy vốn ít song là bộ phận làm ăn sản xuất kinh doanh rất có hiệu quả và cơ bản là họ có nhu cầu rất cao đối với mọi loại hình bảo lãnh. Điều này không đồng nghĩa với việc bỏ qua đối tượng thu hút là các doanh nghiệp kinh tế quốc doanh và các doanh nghiệp nước ngoài vì các doanh nghiệp này cũng có nhu cầu không nhỏ khi họ tham gia các giao dịch ngày càng phức tạp và tầm cỡ như hiện nay.
Trong quá trình xúc tiến thương mại, ngân hàng cần cải tiến thủ tục bảo lãnh hiện còn quá nặng về đánh giá tài sản thế chấp đặt cọc mà chưa lưu ý đến tính khả thi của dự án cần bảo đảm để có thể mở rộng quy mô bảo lãnh và hấp dẫn nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó các ngân hàng phải nỗ lực đa dạng hoá danh mục và nâng cao chất lượng những dịch vụ hiện có đồng thời thường xuyên quảng bá giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới tới khách hàng thông qua các hình thức quảng cáo, hội nghị khách hàng nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng và hướng dẫn khách hàng làm quen với việc sử dụng sản phẩm. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sử dụng giao dịch này một lần nữa đòi hỏi ngân hàng phải liên tục đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao khả năng nắm bắt các yếu tố có tính chất nghiệp vụ, cập nhật thông tin công nghệ ngân hàng hiện đại đối với quá trình cung ứng sản phẩm cho cán bộ công chức ở ngân hàng mình.
Nếu làm được những điều này sự hấp dẫn của dịch vụ ngân hàng mới sẽ khiến tâm lý dè dặt đối với một loại sản phẩm mới như tín dụng thư dự phòng của khách hàng sẽ dần được gỡ bỏ và họ sẽ chủ động có nhu cầu với nó.
* Đối với các doanh nghiệp
Sở dĩ các doanh nghiệp còn dè dặt chưa chủ động tìm đến dịch vụ tín dụng thư dự phòng của ngân hàng là do họ chưa nhận thức được nhu cầu thực sự của mình đối với nó. ở nước ta thông thường giao dịch bảo lãnh nói chung chỉ được doanh nghiệp yêu cầu khi có các hợp đồng xây dựng với đối tác nước ngoài hay với những hợp đồng có giá trị lớn mà bỏ qua sự cần thiết của công cụ tài trợ hiệu quả này trong các giao dịch kinh tế hàng ngày. Vì vậy chỉ khi doanh nghiệp ý thức được vai trò tích cực của tín dụng thư dự phòng trong việc là công cụ bảo đảm đem lại hiệu quả cao và chi phí thấp cho doanh nghiệp và biết cách đề phòng hạn chế rủi ro phát sinh từ nó thì thói quen chỉ sử dụng bảo lãnh truyền thống sẽ thay đổi và tác động tới nhu cầu thực sự của họ, giúp cho tín dụng thư dự phòng trỏ thành một loại hình dịch vụ ngân hàng thực sự được ưa chuộng tại thị trường nước ta.
- Khi doanh nghiệp đóng vai trò người xin mở tín dụng thư dự phòng.
Nếu doanh nghiệp của ta có nhu cầu sử dụng tín dụng thư dự phòng như một công cụ bảo lãnh thì doanh nghiệp sẽ giữ vai trò của người xin mở- người luôn ở vào thế rủi ro nhất như đã phân tích tại chương 2. Đây là nhu cầu trực tiếp đối với ngân hàng phát hành và có tác động chủ yếu đến sự hình thành và phát triển của tín dụng thư dự phòng. Vì thế để hình thành nhu cầu thì doanh nghiệp phải ý thức được vai trò tài trợ đắc lực về vốn và uy tín làm ăn của tín dụng thư dự phòng đối với mình và biết cách phòng ngừa, tối thiểu hoá rủi ro trong giao dịch. Do vậy, những người chủ doanh nghiệp, những người làm công tác xuất nhập khẩu và những người khác có liên quan đến việc tiến hành giao dịch của doanh nghiệp phải nỗ lực học hỏi nghiên cứu các đặc điểm có tính chất nghiệp vụ và pháp lý của giao dịch bảo lãnh nói chung và tín dụng thư dự phòng nói riêng, đúc rút kinh nghiệm của những người đi trước. Cụ thể là:
Nghiên cứu, tìm hiểu cách thức quy định điều khoản điều kiện của hợp đồng gốc và lưu ý đến việc thẩm tra địa vị pháp lý, khả năng tài chính của đối tác- người hưởng lợi để tránh bị lạm dụng gian lận và lừa đảo thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau.
Tìm hiểu kỹ lưỡng các quy định của luật pháp quốc gia, quốc tế và thông lệ giao dịch quốc tế hiện hành để tránh bị đẩy vào thế bất lợi khi có tranh chấp pháp lý.
Tiến hành lập các báo cáo tài chính, luận chứng kinh tế rõ ràng, chính xác để thể hiện uy tín, thực lực của mình và làm cơ sở đánh giá tính khả thi của giao dịch cơ sở trước ngân hàng phát hành.
Nghiên cứu tìm hiểu và tiến hành một số biện pháp hạn chế rủi ro cho chính mình như yêu cầu bên đối tác phát hành một tín dụng thư dự phòng hay một loại hình bảo đảm khác có tính chất đối ứng, mua bảo hiểm ...
Chỉ khi làm được những điều này thì những rủi ro hạn chế của tín dụng thư dự phòng sẽ được giảm thiểu, vai trò và tác dụng của tín dụng thư dự phòng sẽ được doanh nghiệp ý thức và phát huy trong quá trình sử dụng. Từ đó doanh nghiệp sẽ không còn dè dặt và thụ động trong việc hình thành nhu cầu và tiếp cận với nó.
- Là người hưởng lợi
Khi doanh nghiệp là người hưởng lợi, tuy không phải là người trực tiếp có nhu cầu sử dụng dịch vụ TDDP với nhà cung cấp là ngân hàng nhưng họ lại có tác động gián tiếp đến sự hình thành và phổ biến của tín dụng thư dự phòng trên thị trường, đặc biệt khi họ là người giữ ưu thế trong giao dịch với đối tác. Vì vậy để nhu cầu tạm gọi là có tính chất gián tiếp này hình thành và tác động tích cực đến sự phát triển của tín dụng thư dự phòng trên thị trường thì doanh nghiệp phải nhận thức rõ ràng vai trò đảm bảo rất cao của tín dụng thư dự phòng cho bản thân họ và cũng phải hiểu được những nghĩa vụ của mình để không bị mất những quyền lợi từ giao dịch.
Để làm được điều đó doanh nghiệp là người hưởng lợi cũng cần thường xuyên tự học hỏi và cập nhật thông tin khoa học và công nghệ ngân hàng mới thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Ngoài ra họ cũng cần tìm hiểu kinh nghiệm những thương vụ cụ thể đã phát huy được tính hữu dụng của nó. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lưỡng tính logic chặt chẽ trong các quy định của tín dụng thư dự phòng để tránh bị mất đi quyền lợi được bảo đảm vốn dĩ là vai trò tác dụng của tín dụng thư dự phòng cho người hưởng lợi.
Nói tóm lại, đối với các doanh nghiệp điều cốt lõi là họ phải nâng cao hiểu biết về từng quy định có tính chất nghiệp vụ như bản chất, quy trình tiến hành các bên tham gia giao dịch, những vấn đề có tính đặc thù khi sử dụng, những quy định mang tính chất pháp lý để làm cơ sở hình thành giao dịch và giải quyết tranh chấp phát sinh, những xu hướng sử dụng mới nhằm rút ra những bài học quý báu để giảm thiểu những hạn chế và mặt trái của giao dịch tín dụng thư dự phòng. Có vậy thói quen chỉ sử dụng bảo lãnh truyền thống như một công cụ bảo đảm cho hợp đồng sẽ thay đổi và họ sẽ chủ động sử dụng sản phẩm dịch vụ còn mới mẻ như tín dụng thư dự phòng. Khi nhu cầu thực sự được xác định chứ không chỉ ở dạng tiềm năng như hiện tại tín dụng thư dự phòng sẽ có khả năng phát triển hơn nữa.
* Đối với những nhà làm luật
Cũng như mọi loại hình giao dịch kinh tế xã hội khác tín dụng thư dự phòng cũng cần có môi trường pháp lý thuận lợi để nó có thể thực sự hình thành và phát triển, giảm thiểu những tranh chấp pháp lý phát sinh khi không có nguồn dẫn chiếu và mang lại hiệu quả đích thực cho các bên tham gia.
Tín dụng thư dự phòng là một loại giao dịch khá đơn giản và dễ sử dụng song chứa đựng không ít những rủi ro có thể gây tranh ra những chấp pháp lý đặc biệt trong bối cảnh kinh doanh rất phức tạp như hiện nay. Vì vậy để nó được phát huy vai trò tích cực của mình thì bên cạnh những quy tắc có tính chất hướng dẫn về nghiệp vụ, không có tính chất áp chế hay thay thế luật quốc gia và không có quy định gì về xử lý của pháp luật trong trường hợp có gian lận lừa gạt như ISP 98, các nhà làm luật cần ý thức được sự cần thiết của việc ban hành những quy định đầy đủ và thống nhất về giao dịch bảo lãnh trong đó có giao dịch tín dụng thư dự phòng. Những quy định này cần đảm bảo một số nội dung sau:
Thừa nhận giao dịch tín dụng thư dự phòng về mặt pháp lý tại thị trường nước ta bằng một văn bản pháp luật cụ thể do NHNN ban hành hoặc ít nhất khái niệm "tín dụng thư dự phòng" và những vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc của giao dịch như hình thức phạm vi giao dịch, địa vị pháp lý của các bên, thẩm quyền kí kết bảo lãnh bằng TDDP, lựa chọn luật áp dụng và giải quyết xung đột pháp luật phải được đề cập trong những sửa đổi bổ sung của những quy định hiện hành về giao dịch bảo lãnh. Điều đó sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp tham gia giao dịch tín dụng thư dự phòng có cơ sở để tiến hành giao dịch cả trong và ngoài nước cũng như trong giải quyết những tranh chấp có thể phát sinh từ giao dịch.
Cần có những hướng dẫn thủ tục pháp lý cụ thể các bước thực hiện quyền của người hưởng lợi, nghĩa vụ của người xin mở thư tín dụng, thời hạn hiệu lực của tín dụng thư dự phòng, thủ tục thế chấp ký quỹ, phí mở SLC, cách thức đòi tiền, các chứng từ xuất trình, cách thức giải quyết khi có gian lận lừa đảo, loại hình tín dụng thư dự phòng...Những quy định cụ thể này sẽ giúp cho các bên tham gia giao dịch có quy chế hướng dẫn cụ thể về mặt nghiệp vụ cũng như những thủ tục pháp lý trong quá trình thực hiện, tránh những tranh cãi hiểu nhầm và dẫn đến lạm dụng gian lận lừa đảo.
Những quy định này cần có sự thống nhất với quan điểm của luật pháp và thông lệ giao dịch tín dụng thư dự phòng trên phạm vi quốc tế như ISP 98 và Công ước UNCITRAL vì bản thân tinh thần chung của các văn bản có tính chất quốc tế này là "bổ sung cho luật pháp áp dụng ở chừng mực mà pháp luật đó không cấm" và tính hữu dụng của chúng đã được khẳng định trên phạm vi quốc tế. Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng hệ thống những quy định này của chúng ta phải được thiết lập dụ trên cơ sở đặc thù nền kinh tế nước nhà để tránh gây bất lợi cho ngân hàng cũng như doanh nghiệp trong nước một khi giao dịch với đối tác nước ngoài.
NHNN nên chăng học tập cách làm của HSCB trong việc ban hành một mẫu biểu chung đăng ký đặc định cho giao dịch tín dụng thư dự phòng ở các ngân hàng thương mại nước ta với nội dung thống nhất, chuẩn về mặt pháp lý để tránh sự suy diễn giải thích khác nhau của các ngân hàng và các doanh nghiệp khi tham gia giao dịch.
Các nhà làm luật cũng nên lưu ý tới việc điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật khác có liên quan đến giao dịch bảo lãnh nói chung như những quy định trong Luật sở hữu tài sản, Luật đất đai để có thể tạo điều kiện cho giao dịch tín dụng thư dự phòng thực sự trở nên tiện dụng.
Cuối cùng để phát huy tác dụng của những quy định của nhà nước trong lĩnh vực còn mới mẻ này cần quan tâm tới việc đảm bảo tính nghiêm minh, chặt chẽ và công bằng cho tất cả các bên. Điều này đòi hỏi có sự tăng cường giáo dục và phổ biến pháp luật cho các tổ chức và cá nhân có liên quan. Có như vậy tính cưỡng chế của các phán quyết của toà án mới được thực thi một cách nghiêm túc nhằm hạn chế những hành vi gian lận trong các giao dịch và đảm bảo và nâng cao hiệu quả sử dụng bảo lãnh và tín dụng thư dự phòng trong hoạt động của các bên.
Kết luận
Tuy chỉ mới xuất hiện không lâu nhưng trong vài năm gần đây tín dụng thư dự phòng (TDDP) đã có những bước phát triển vượt trội hơn bất cứ loại sản phẩm dịch vụ tài trợ bảo đảm thanh toán nào khác trên thị trường quốc tế. Qua quá trình tìm hiểu về mặt lý luận và thực tiễn sử dụng nó có thể rút ra một số điểm sau đây:
1. Sự phát triển của TDDP có nhiều căn nguyên chủ quan và khách quan. Bản thân TDDP là một loại hình giao dịch có những ưu điểm nổi trội hơn hẳn các loại hình bảo lãnh độc lập và bảo lãnh có điều kiện trong mức độ bảo đảm cho người hưởng lợi. Nhờ tính chất đa năng dễ sử dụng nó có nhiều ưu điểm so với LC truyền thống. Những tính năng ưu việt đó đã khiến cho nó trở thành sản phẩm dịch vụ tài chính rất được ưa chuộng tại thị trường Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Sự ra đời của những nguồn pháp lý quốc tế như ISP 98 và công ước UNCITRAL cùng những nguồn luật các quốc gia điều chỉnh TDDP cũng là minh chứng cho sự phát triển chín muồi của sản phẩm tài chính này trong cộng đồng tài chính quốc tế.
2. Nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới tất nhiên không thể đứng ngoài xu thế phổ biến của tín dụng thư dự phòng ở khắp nơi trên thế giới và trong mọi lĩnh vực và công đoạn sản xuất kinh doanh đặc biệt khi các mối quan hệ song phương và đa phương đã và đang có những chuyển biến mạnh mẽ. Vì vậy trên thị trường nước ta đang hình thành những nhân tố tích cực tác động lên cung cầu bảo lãnh bằng TDDP giúp cho nó có thể được phổ cập nhiều hơn nữa trong thời gian tới.
3. Để phổ biến và phát huy tối đa lợi ích của TDDP, điều cốt yếu là phải phổ cập thông tin về bản chất tính năng ưu việt của nó nhằm tác động lên nhận thức của cộng đồng các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại. Ngoài ra một điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển của tín dụng thư dự phòng tại thị trường nước ta là phải thiết lập một hành lang pháp lý quốc gia cụ thể, đầy đủ, thống nhất và phù hợp với luật pháp và thông lệ giao dịch quốc tế nhằm tạo ra môi trường phát triển thuận lợi và là cơ sở pháp lý trong việc giải quyết những tranh chấp có thể phát sinh trong giao dịch. Cuối cùng chính các bên tham gia giao dịch cũng phải nhận thức rõ vai trò của trình độ kinh nghiệm và đạo đức kinh doanh của chính mình để có thể tối thiểu hoá rủi ro và hạn chế của loại hình giao dịch còn hết sức mới mẻ này.
tài liệu tham khảo
* Đặng Lan Anh, Khoá luận tốt nghiệp 2000 "TDDP và khả năng áp dụng tại Việt Nam" , ĐHNTHN
* David H. Friedman, Money & Banking, American bankers association
* Gumer Dufei&Ian-H.Giddy, Cases in International Finance, 2nd Edition
* Hary VenediKian & Gerald A. Warfiel, TohnWiley & Sons,Inc. Export- import financing, 4th Edition
* Hongkong Bank, ABC Guide to Trade Finance
* Michael Melvin, International Money and Finance, 5th Edition, Addison Wesley
* PGS. Nhà giáo ưu tú Đinh Xuân Trình, Thanh toán quốc tế trong ngoại thương, NXBGD,1998.
* Những tình huống đặc biệt trong thanh toán quốc tế, NXB Thống kê.
* Công ước Liên Hợp quốc về bảo lãnh độc lập và tín dụng thư dự phòng UNCITRAL
* Quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ UCP 500
* Luật thương mại Mĩ UCC
* Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu, URDG, ICC Pub. 458
* Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu, URCG, ICC Pub. 590
* Quy chế bảo lãnh tái bảo lãnh vay vốn- QĐNH14 (21/2/94)
* International Law for Business, Mc. Graw Hill 1998
* Tạp chí ngân hàng số 1+2/ 2000, số 6/2001
* Các trang web
-www.dcprofessionals.com
-www.doccredit.com
-www.documentarycreditinsight.com
-www.LC Connect.com
-www.lcmonitor.com
Các file đính kèm theo tài liệu này: