Khóa luận Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại VPBank chi nhánh Thăng Long

LỜI MỞ ĐẦU Ngân hàng là trung gian tài chính giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO, nền kinh tế mở cửa hội nhập, các ngân hàng có điều kiện thuận lợi trong việc huy động nguồn vốn, và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đó. Được thành lập năm 1993, trải qua hơn 15 năm tồn tại và phát triển, VPBank đã xây dựng cho mình một vị thế nhất định trong thị trường tài chính Việt Nam. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân, hộ gia đình là đối tượng hướng tới của VPBank. Và thành công của VPBank chính là phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng. Hoạt động này đã đem lai nguồn thu nhập cao cho VPBank. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra vô cùng gay gắt, ngày càng nhiều tổ chức tài chính phát triển dich vụ này, vì vậy để có thể cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác VPBank cần có biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng. Đề tài “Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại VPBank chi nhánh Thăng Long” được chọn làm đề tài cho khóa luận. Ngoài lời mở đầu, mục lục, khóa luận gồm ba chương Chương 1: Tổng quan về chất lượng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng về chất lượng cho vay tiêu dùng tại VPBank Chi nhánh Thăng Long Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại VPBank Chi nhánh Thăng Long MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2 1.1. Ngân hàng thương mại 2 1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại 2 1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 3 1.2. Cho vay tiêu dùng tại NHTM 6 1.2.1. Khái niệm và đặc diểm cho vay tiêu dùng(CVTD) 6 1.2.2. Vai trò của CVTD 9 1.2.3. Phân loại 10 1.2.4. Quy trình cho vay tiêu dùng 12 1.3. Chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 14 1.3.1. Khái niệm 14 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá 15 1.3.2.1. Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng 15 1.3.2.2. Các chỉ tiêu nợ quá hạn. 17 1.3.2.3. Thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng. 18 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng CVTD tại NHTM 18 1.4.1. Nhân tố chủ quan 19 1.4.2. Nhân tố khách quan 23 Chương II: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NGOÀI QUỐC DOANH – CHI NHÁNH THĂNG LONG 26 2.1. Tổng quan về VPBank – chi nhánh Thăng Long 26 2.1.1. Thông tin chung về VPBank 26 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 26 2.1.3. VPBank chi nhánh Thăng Long 29 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank – chi nhánh Thăng Long trong những năm gần đây 34 2.1.3.1. Tình hình huy động vốn 34 2.1.3.2. Tình hình hoạt động tín dụng 36 2.2. Thực trạng về chất lượng cho vay tiêu dùng tại VPBank – Chi nhánh Thăng Long 37 2.3. Đánh giá về chất lượng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh 46 2.3.1. Kết quả đạt được 46 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 47 2.3.2.1. Hạn chế 47 2.3.2.3. Nguyên nhân 48 Chương III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VPBANK – CHI NHÁNH THĂNG LONG 52 3.1. Những thuận lợi, khó khăn của chi nhánh– định hướng phát triển của VPBank Thăng Long 52 3.1.1. Thuận lợi 52 3.1.2. Khó khăn 52 3.1.3. Định hướng phát triển 53 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh 54 3.3. Một số kiến nghị 57 3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 57 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng VPBank 59 KẾT LUẬN 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2169 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại VPBank chi nhánh Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao dịch Khánh Hội ( trực thuộc chi nhánh Hồ Chí Minh), phòng giao dịch Cẩm Phả ( trực thuộc chi nhánh Quảng Ninh), phòng giao dịch Phạm Văn Đồng ( trực thuộc chi nhánh Thăng Long), phòng giao dịch Hưng Lợi ( trực thuộc chi nhánh Cần Thơ). Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng khoán. Tính đến tháng 6 năm 2008, VPBank đã đưa vào hoạt động thêm 29 điểm giao dịch của VPBank (so với cuối năm 2007) lên 129 điểm giao dịch hoạt động trên toàn quốc. Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có khoảng 2.900 người trong đó phần lớn là các cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học ( chiếm 89%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được với cạnh trạnh, nhất là trong giai đọan đầy thử thách khi Việt Nam hội nhập kinh tế Quốc tế. Chính vì vậy, trong những năm qua, VPBank luôn quan tâm đến cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cán bộ nhân viên.VPBank đảm bảo mức thu nhập ổn định có tính cạnh tranh cao trong thị trường lao động ngành tài chính ngân hàng.Đảm bảo người lao động thường xuyên được chăm lo nâng cao trình độ nghiệp vụ, đảm bảo được phát triển cả quyền lợi chính trị và văn hóa…. VPBank khẳng định kiên trì thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ. Phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc và nằm trong nhóm 5 ngân hàng dẫn đầu các NHTM CP trong cả nước,một ngân hàng có tầm cỡ khu vực Đông Nam Á về chất lượng, hiệu quả, độ tin cậy. 2.1.3. VPBank chi nhánh Thăng Long VPBank chi nhánh Thăng Long (VPBank) là chi nhánh cấp II của VPBank được NHNN cho phép thành lập trong năm 2005 cùng với chi nhánh Thanh Xuân theo công văn chấp thuận số 365/NHNN-HAN7. Chi nhánh Thăng Long được khai trương ngày 21 tháng 10 năm 2005,có trụ sở đây là chi nhánh đầu tiên tại địa bàn Hà Nội được khai trương với một hệ thống nhận diện thương hiệu ứng dụng hoàn chỉnh hình ảnh biểu tượng mới của VPBank. Trong quá trình hoạt động và phát triển, VPBank Thăng Long luôn theo đường lối cải tổ toàn diện đặt ra, nhất quán thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ, không ngừng phấn đấu phát triển tăng trưởng về mọi mặt năm sau cao hơn năm trước. Biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của Chi nhánh là một trong những biện pháp quan trọng nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, tăng doanh thu lợi nhuận nâng cao vị thế của VPBank trong thị trường tài chính ngân hàng. BAN GIÁM ĐỐC P.HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC P. KHÁCH HÀNG P. KẾ TOÁN P. THẨM ĐỊNH TÀI SẢN P. GIAO DỊCH KHO QUỸ P. THANH TOÁN QUỐC TẾ P. TÍN DỤNG Cơ cấu tổ chức của VPBank – chi nhánh Thăng Long Chức năng của một số phòng ban: Phòng hành chính tổ chức: Tham mưu cho ban giám đốc trong việc thực hiện các văn bản chế độ của Nhà nước, của các nghành về tổ chức bộ máy, cán bộ, tiền lương, đào tạo, hành chính quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Chi nhánh. Nhiệm vụ của phòng được quy định cụ thể như sau: -Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động; theo dõi thực hiện nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể; Theo dõi tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn lực đảm bảo nhu cầu phát triển của Chi nhánh theo quy định -Đầu mối đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với hoạt động và điều kiện cụ thể của Chi nhánh (tuyển dụng bố trí sắp xếp, quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm..) và các văn bản hướng dẫn quy trình về tổ chức, cán bộ, chính sách đối với người lao động theo Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Công tác thi đua khen thưởng. - Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm và trực tiếp hoàn tất thủ tục mở Điểm giao dịch, Quỹ tiết kiệm, Phòng giao dịch, Chi nhánh mới. -Quản lý và lập báo cáo lien quan đến nhiệm vụ của Phòng theo quy định. Phòng khách hàng: Chia theo đối tượng bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp phòng thực hiện nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là cá nhân và các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay và quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ngân hàng VPB. Trong phòng, mỗi cán bộ nhân viên sẽ đượng phân chia theo dõi và quản lý một số khách hàng nhất định. Nhiệm vụ cụ thể của phòng như sau: - Tiếp xúc, hướng dẫn khách hàng, tư vấn, góp ý và đề xuất sản phẩm dịch vụ phục vụ yêu cầu của khách hàng, kiến nghị các sản phẩm dịch vụ mới. - Thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên theo dõi các hoạt động của khách hàng, kịp thời phát hiện các dấu hiệu để có biện phát xử lý và xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng. - Tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn, bảo lãnh của khách hàng, thẩm định cho ý kiến đề xuất để cấp trên có cở sở xem xét giải quyết thẩm định hồ sơ của khách hàng. - Chịu trách nhiệm về mặt pháp lý liên quan đến hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng. - Thường xuyên kiểm tra giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng sau khi đã cấp tín dụng. - Phân tích, tổng hợp báo cáo tình hình tín dụng tại chi nhánh. - Lưu trữ các chứng từ, tài liệu giấy tờ liên quan đến khách hàng, đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, lưu trữ các giấy tờ tài sản đảm bảo và các chứng từ liên quan. Phòng kế toán: Nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán được quy định như sau: - Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp -Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động hạch toán kế toán của Chi nhánh -Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính Phòng thẩm định tài sản: - Nắm vững các quy định nghiệp vụ, kỹ năng phân tích, tìm hiểu các quy định liên quan để đảm bảo kết quả thẩm định tốt nhất. - Nghiên cứu hồ sơ do khách hàng nộp, tham khảo thêm các thông tin từ các phương tiện thông tin, hệ thống thông tin rủi ro của NHNN, thông tin từ các đồng nghiệp và các nguồn khác để đảm bảo kết quả thẩm định có độ tin cậy cao. - Đánh giá độ tin cậy của các chứng cứ. - Xem xét hoạt động giao dịch của khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng tại ngân hàng. Phòng giao dịch kho quỹ: - Chào đón khách hàng, giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. - Giải đáp và hướng dẫn khách hàng sử dụng các tiện ích về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. - Thực hiện mở và quản lý các loại tài khoản trong quan hệ giao dịch với khách hàng. - Thực hiện các yêu cầu thanh toán và chi trả đối với khách hàng không có tài khoản. - Thực hiện việc giải ngân, thu vốn thu lãi trên tài khoản tiền vay. - Thực hiện nghiệp vụ kho quỹ (thu, chi, kiểm đếm và bảo quản tiền). - Bảo mật số liệu, lưu trữ an toàn về số liệu, thông tin liên quan đến khách hàng, bảo quản sổ sách chứng từ kinh tế và các mẫu biểu kế toán thống kê theo đúng chế độ quy định. - Tổ chức mạng lưới kho quỹ và đảm bảo hệ thống kho quỹ trong toàn chi nhánh tuyệt đối an toàn. - Chỉ đạo, tổ chức thực hiện kiểm tra và hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ kho quỹ. Phòng thanh toán quốc tế: - Thực hiện các giao dịch với khách hàng đúng quy trình tài trợ thương mại và hạch toán kế toán những nghiệp vụ liên quan mà phòng thực hiện trên cơ sở hạn mức khoản vay, bảo lãnh đã được phê duyệt, thực hiện nghiệp vụ phát hành bảo lãnh đối ứng theo đề nghị của ngân hàng nước ngoài, thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế - Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh, chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng đắn, đảm bảo an toàn tiền vốn tài sản của ngân hàng, khách hàng trong các giao dịch kinh doanh đối ngoại - Tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu sản phẩm, tiếp thu, tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, trước hết là các dịch vụ liên quan đến đối ngoại; tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng và đề xuất cách giải quyết. Tư vấn cho khách hàng về các giao dịch đối ngoại, hợp đồng thương mại quốc tế… - Thực hiện quản lý thông tin (lưu trữ hồ sơ phân tích, bảo mật, cung cấp) liên quan đến công tác của Phòng và lập các loại báo cáo theo quy định - Tham gia ý kiến, phối hợp với các Phòng trong quy định tín dụng và quy trình quản lý rủi ro theo chức trách của Phòng Phòng tín dụng: Nhiệm vụ của phòng quản lý tín dụng được quy định cụ thể như sau: - Thực hiện công tác quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh theo quy trình, quy định của VP và của Chi nhánh - Đầu mối tham mưu, đề xuất với Giám đốc xây dựng chính sách tín dụng, các văn bản hướng dẫn công tác tín dụng, kế hoạch phát triển tín dụng, giải pháp quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh, tham gia nghiên cứu, đề xuất đối với sản phẩm tín dụng mới. - Đầu mối trong việc tham gia ý kiến đối với văn bản chế độ, quy trình, nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tín dụng; đầu mối nghiên cứu, áp dụng thực hiện văn bản chế độ, quy trình nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tín dụng tại Chi nhánh theo quy định của VPBank. - Tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong quy trình tín dụng, quy trình quản lý rủi ro tín dụng theo nhiệm vụ của Phòng 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank – chi nhánh Thăng Long trong những năm gần đây 2.1.3.1. Tình hình huy động vốn Huy động vốn là hoạt động quan trọng trong việc phát triển của Chi nhánh cũng như toàn VPBank. Trong những năm gần đây, việc huy động vốn diễn ra vô cùng gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, các phòng giao dịch trong và ngoài hệ thống. Một trong số nguyên nhân đó là do ngày càng có nhiều các ngân hàng được thành lập, các kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn như: đầu tư thị trường chứng khoán, thị trường vàng, thị trường bất động sản… Tuy nhiên với lỗ lực, chính sách phù hợp, bằng cách sử dụng nhiều hình thức huy động vốn với lãi suất phù hợp với từng thời kỳ như tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi rút gốc linh hoạt … với lãi suất hấp dẫn, cải tiến các mặt nghiệp vụ, đổi mới phong cách phục vụ khách hàng và mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm khai thác ngồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Nhờ vậy mà tình hình huy động vốn của Chi nhánh vẫn tăng trưởng và phát triển với những con số ấn tượng. Bảng 1 - Tình hình huy động vốn từ năm 2006 đến năm 2008 của VPBank – chi nhánh Thăng Long (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nguồn vốn huy động 1.131.992 100 1.931.000 100 2.046.860 100 Phân theo kỳ hạn: - Ngắn hạn -Trung, dài hạn 905.568 226.424 80% 20% 1.469.543 461.457 77 % 23% 1.514.676 532.184 74% 26% Phân theo cơ cấu: - Huy động thị trường cấp I - Huy động thị trường cấp II 703.797 428.195 63% 37% 1.595.546 335.454 84% 16% 1.555.614 491.246 76% 24% (Theo nguồn báo cáo thường niên của VPBank) Nguồn vốn là một yếu tố sống còn đối với một Ngân hàng. Nhìn vào báo cáo tình hình huy động vốn trong 3 năm vừa qua của Chi nhánh ta có thể thấy nguồn vốn huy động gia tăng liên tục từ 1.131.992 triệu đồng vào năm 2006 lên 2.046.860 triệu đồng năm 2008 (tăng 181%). Trong đó nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư chiếm phần lớn trong lượng vốn huy động, năm 2006 là 703.797 triệu đồng (chiếm 63%), năm 2007 là 1.595.546 triệu đồng (chiếm 84%), năm 2008 là 1.555.614 triệu đồng (chiếm 76%). Tiền gửi của các tổ chức tín dụng và tiền gửi khác chiếm tỉ trọng nhỏ do thị trường tài chính của nước ta phát triển chưa hoàn chỉnh. 2.1.3.2. Tình hình hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng vẫn luôn là hoạt động chủ yếu đem lại nguồn thu cho Ngân hàng. Vì thế việc chú trọng tăng trưởng và phát triển hoạt đông tín dụng luôn được VPBank Thăng Long chú trọng với nhiều biện pháp như tăng cường đào tạo cho nhân viên, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường quảng bá hình ảnh, uy tín…nên VPBank Thăng Long đã đạt được những mức tăng trưởng tín dụng tương đối khả quan.Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng trong các năm qua liên tục tăng. Bảng 2 - Cơ cấu dư nợ tín dụng từ năm 2006 đến năm 2008. (Đơn vị: tiệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng dư nợ 625.825 1.665.460 1.765.388 Theo loại hình cho vay Cho vay ngắn hạn 311.056 869.941 922.138 Cho vay trung và dài hạn 314.769 795.519 843.250 Cho vay khác - - - Theo tiền tệ Cho vay bằng VNĐ 592.087 1.590.854 1.686.305 Cho vay bằng ngoại tệ 33.738 74.606 79.083 (Theo nguồn báo cáo thường niên của VPBank) Bám sát mục tiêu tăng trưởng an toàn và hiệu quả, hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong ba năm gần đây đã đạt được những kết quả khả quan. Tổng dư nợ luôn đạt mức cao, cụ thể năm 2006 là 625.825 triệu đồng, lên tới 1.665.460 triệu đồng năm 2007 (tăng 1.039.635 triệu đồng hay 166,12%), năm 2008 đạt 1.765.388tỷ đồng (tăng 99.928 triệu đồng hay 6%). Năm 2008 tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ cho vay giảm đi cho thấy ngân hàng đã bị ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và những biến động bất lợi khác nữa của nền kinh tế. Về cơ cấu theo thời hạn: Cho vay ngắn hạn tăng từ 311.056 triệu đồng năm 2006 lên đến 869.941 triệu đồng năm 2007 (tăng 558.885 triệu đồng hay 179,67%), đạt 922.138 triệu đồng năm 2008 (tăng 52.197 triệu đồng hay 6%). Trong khi đó, cho vay trung và dài hạn tăng từ 314.769 triệu đồng năm 2006 lên tới 795.519 triệu năm 2007 (tăng 480.750 triệu đồng hay 152,73%), năm 2008 đạt 843.250 triệu đồng (tăng 47.731 triệu đồng hay 6%). Tuy có tốc độ tăng của cho vay ngắn hạn cao hơn tốc độ tăng của cho vay trung và dài hạn nhưng tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng dần, còn tỷ trọng của cho vay trung và dài hạn giảm dần phù hợp với mục tiêu giảm dần cho vay trung và dài hạn của VPBank. Tỷ trọng tiền vay VND chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay ngoại tệ (năm 2006 cho vay bằng VND là 94,6%, năm 2008 là 95,5%). Về chất lượng tín dụng của Chi nhánh luôn được duy trì ở mức đảm bảo an toàn.Tỷ lệ nợ xấu năm 2007 là 0,48%, năm 2008 là 0,80% do Chi nhánh áp dụng bằng cách sàng lọc khách hàng tốt, từ chối nhu cầu tín dụng của các khách hàng không đáp tứng đủ tiêu chuẩn về tín dụng hoặc đáp ứng ở mức thấp, tạm dừng cho vay đối với khách hàng liên quan đến lĩnh vực rủi ro… 2.2. Thực trạng về chất lượng cho vay tiêu dùng tại VPBank – Chi nhánh Thăng Long Hoạt động cho vay tiêu dùng có nhiều đặc điểm khác với các hoạt động cho vay khác, lãi suất của nó thường cao hơn các khoản cho vay cùng kỳ hạn, do vậy nó mang lại mức lợi nhuận khá cao cho ngân hàng. Đặc biệt trong thời gian tới, khi thu nhập của người dân tăng ngày càng cao, thúc đẩy chi tiêu, tiêu dùng tăng tạo cho ngân hàng nguồn thu nhập lớn trong tương lai. Cũng giống như các ngân hàng khác, VPBank nói chung và VPBank chi nhánh Thăng Long nói riêng cũng chú trọng phát triển hoạt động CVTD. Các hoạt động CVTD của VPBank đang được triển khai như: cho vay mua nhà, sửa chữa xây dựng nhà, cho vay mua ôtô, cho vay du học … Trong đó, cho vay mua nhà, mua ô tô chiếm tỷ trọng cao. Nó đem lại nguồn thu nhập lớn cho VPBank. Để đạt được điều đó, ngân hàng đã không ngừng nâng cao chất lượng của các khoản vay, nâng cao chất lượng CVTD. Điều này thể hiện rõ ở những con số thực tế, những chỉ số thông kê trong thời gian vừa qua. a. Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời gian Bảng 3: Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng doanh số CVTD 282.203 100 728.069 100 644.127 100 Cho vay ngắn hạn 51.078 18,1 122.316 16,8 126.893 19,7 Cho vay trung và dài hạn 231.125 81,9 605.753 83,2 517.234 80,3 (Theo nguồn báo cáo thường niên của VPBank) Doanh số CVTD tăng mạnh qua các năm, năm 2006 đạt 282.203 triệu đồng, năm 2007 đạt 728.069 triệu đồng (tăng gấp hơn 2,5 lần), năm 2008 đạt 644.127 triệu đồng tăng 362.104 triệu đồng (tăng 128%). Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, năm 2006 chiếm 18,1%, năm 2007 chiếm 16,8% và năm 2008 chiếm 19,7%. Tỷ trọng của cho vay trung và dàn hạn chiếm tỷ trọng lớn (năm 2006 là 81,9%, năm 2007 là 83,2%, năm 2008 chiếm 80,3%) phản ánh đúng thực trạng về nhu cầu mua sắm các tài sản lâu bền như ô tô, nhà cửa… Năm 2007 doạnh số cho vay trung và dài hạn tăng do chính sách mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng, nhưng đến năm 2008 việc thắt chặt trong cho vay đã làm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn giảm xuống từ 81,9% năm 2006, 83,2% năm 2007 xuống còn 80,3%. Bảng 4: Doanh số cho vay theo mục đích (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng doanh số cho vay 282.203 100 728.069 100 644.127 100 Mua nhà 182.020,9 64,5 485.622 66,7 416.106,2 64,6 Ô tô 89.740,5 31,8 222.061,1 30,5 209.341,2 32,5 Du học 3.386,6 1,2 9.464,9 1,3 7.085,4 1,1 Khác 7.055 2,5 10.921 1,5 11.594,2 1,8 (Theo nguồn báo cáo thường niên của VPBank) Theo mục đích, cho vay mua nhà chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số CVTD của VPBank Thăng Long. Năm 2006 là 182.020,9 triệu đồng chiếm 64,5%, năm 2007 tăng lên 484.622 triệu đồng chiếm 66,7%, năm 2008 đạt 416.106,2 triệu đồng đóng góp 64,6% trong tổng doanh số. Tốc độ tăng trưởng của hoạt động cho vay mua nhà đã góp phần lớn vào tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay của Chi nhánh. Năm 2007 đã tăng 267% so với năm 2006, tăng cao hơn mức tăng doanh số cho vay của Chi nhánh. Năm 2008 do khủng hoảng thị trường tài chính và thị trường bất động sản, doanh số cho vay mua nhà giảm xuống (giảm 14,3% so với năm 2007) khiến tổng doanh số cho vay cũng giảm xuống. Cho vay ô tô là hoạt động phát triển mạnh mẽ nhất trong thời gian vừa qua ở các NHTM vì mức sống người dân tăng cao, nhu cầu mua sắm ô tô để phục vụ hoạt động đi lại hàng ngày và công việc là tăng nhanh. Năm 2006 doanh số cho vay ô tô chỉ đạt 89.740,5 triệu đồng, đến năm 2007 tăng lên 222.061,1 triệu đồng (tăng 147% so với năm 2006), năm 2008 là 209.341,2 triệu đồng (tăng 133% so với năm 2006). Năm 2008 doanh số giảm so với năm 2007 (giảm 6%) vẫn nhỏ hơn mức giảm 11,4% của tổng doanh số cho vay, điều này cho thấy hoạt động cho vay ô tô sẽ phát triển trong tương lai. Hoạt động cho vay du học và cho vay khác chiếm tỷ trọng nho trong tổng doanh số cho vay của Chi nhánh. Cả hai hoạt động này chỉ chiếm khoảng 3% tổng doanh số cho vay, nhưng các hoạt động đó vẫn có sự tăng trưởng mạnh qua các năm (năm 2008 cho du học và cho vay khác tăng so với năm 2006 lần lượt là 109% và 64%) chứng tỏ nhu cầu tiêu dung của người dân ngày càng cao và phong phú. b. Dư nợ cho vay tiêu dùng Dư cho vay tiêu dùng của VPBank Thăng Long tăng dần qua các năm, thể hiện sự tăng trưởng về số lượng của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh. Năm 2006, doanh số là 212.781 triệu đồng, đến năm 2007 đã tăng lên 532.947 triệu đồng, tăng 320.166 triệu đồng (tăng 150,46%) so với 2006. Năm 2008, doanh số cho vay tiêu dùng đạt 476.654 triệu đồng, giảm so với năm 2007 (giảm 56.293 triệu đồng) nhưng vẫn tăng 263.873 triệu đồng so với năm 2006. Sở dĩ doanh số giảm là do ngân hàng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, các ngân hàng thắt chặt trong hoạt động cho vay. Bảng 5: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Dư nợ CVTD 212.781 100 532.947 100 476.654 100 Cho vay ngắn hạn 36.811 17,3 81.008 15,2 103.433,9 21,7 Cho vay trung và dài hạn 175.970 82,7 451.939 84,8 373.220,1 78,3 (Theo nguồn báo cáo thường niên của VPBank) Theo thời hạn cho vay, cho vay tiêu dùng được chia thành ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong đó cho vay trung hạn và dài hạn có tỉ trọng lớn, năm 2006 là 82,7%, tăng lên 84,8% năm 2007. Doanh số trung hạn năm 2006 là 175.970 triệu đồng, nhưng đến năm 2007 đã có sự tăng trưởng ngoạn mục đạt tới 451.939 triệu đồng, tăng 275.969 triệu đồng (tăng 156,8%). Năm 2007 đánh dấu sự mở rộng trong chi tiêu cho tiêu dùng của người dân đối với các hàng hoá lâu bền. Đến năm 2008, tốc độ tăng dư nợ trung và dài hạn đã giảm xuống nhưng vẫn đạt ở mức cao, tăng 112,1% so với năm 2006 và đạt tới giá trị 373.220,1 triệu đồng. Dư nợ cho vay ngắn hạn có tỉ trọng nhỏ hơn trong tổng dư nợ CVTD của chi nhánh. Đối với ngắn hạn: tỉ trọng lần lượt trong 3 năm là 17,3%, 15,2%, 21,7%. Tuy nhiên tốc độ gia tăng của năm 2007 so với năm 2006 và của năm 2008 so với năm 2006 ở mức cao, lần lượt là 150,5% và 124%. Điều này chứng tỏ nhu cầu chi tiêu của người dân ngày càng tăng cao. Bảng 6: Dư nợ CVTD theo mục đích (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng dư nợ CVTD 212.781 100 532.947 100 476.654 100 Mua nhà 135.754,3 63,8 368.799,3 69,2 312.208,4 65,5 Ô tô 65.323,7 30,7 158,818,2 29,8 149.669,4 31,4 Du học 2.978,9 1,4 9.060,1 1,7 5.719,8 1,2 Khác 6.724,1 3,1 6.928,3 1,3 9.056,2 1,9 (Theo nguồn báo cáo thường niên của VPBank) Cho vay mua nhà là một trong những sản phẩm phát triển nhanh nhất hiện nay của các ngân hàng thương mại, vì cùng với mức sống ngày càng tăng cao nhu cầu mua nhà của người dân phục vụ việc ăn ở ngày càng cao. Vì thế tốc độ tăng trưởng của hoạt động này ở chi nhánh tăng nhanh, từ doanh số 135.754,3 triệu đồng năm 2006 đã tăng lên 368.799 triệu đồng năm 2007, mức tăng tuyệt đối là 233.044,7 triệu đồng (tăng 171,7%). Trong năm 2008 dư nợ giảm xuống so với năm 2007 nhưng vẫn ở mức cao là 312.208,4 triệu đồng, tăng 129,9% so với năm 2006. Tuy nhiên tỉ trọng cho vay mua ô tô vẫn còn thấp so với cho vay mua nhà nhưng vẫn đạt được tốc độ tăng cao. Tốc độ tăng của năm 2008, 2007 so với năm 2006 lần lượt là: 143,1%, 129,1%. Hứa hẹn thị trường này sẽ phát triển trong tương lai với tốc độ tăng cao hơn nữa. Tỷ trọng của khoản vay du học và cho vay khác chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn cho vay, nhưng nó vẫn có sự tăng trưởng mạnh (cho vay du học năm 2008 tăng 92% so với năm 2006, cho vay khác năm 2008 tăng 34% so với năm 2006). c. Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh chất lượng của hoạt động cho vay đối với mỗi ngân hàng. Trong hoạt động cho vay tiêu dùng, nợ quá hạn có đặc trưng là cao vì tính rủi ro của nó so với các loại cho vay khác. Bảng 7: Tỉ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Nợ quá hạn CVTD (NQH) 1.261,66 2.451,56 3.384,25 Dư nợ CVTD 212.781 532.947 476.654 NQH/Dư nợ (%) 0,59 0,46 0,71 (Theo nguồn báo cáo thường niên của VPBank) Tỉ lệ nợ quá hạn CVTD trên dư nợ trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Thăng Long lần lượt là 0,59%; 0,46%; 0,71%. Năm 2007, tỉ lệ này đạt mức thấp nhất do các chính sách cho vay chặt chẽ của ngân hàng nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng, nhưng đến năm 2008, tỉ lệ này tăng lên 0,71% là do có nhiều khoản vay mà khách hàng không thể thanh toán cho ngân hàng do chịu sự ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế. Bảng 8: Tỉ lệ NQHCVTD theo đối tượng (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 NQHCVTD Tỷ trọng(%) NQHCVTD Tỷ trọng(%) NQHCVTD Tỷ trọng(%) Mua nhà 762,04 60,4 1.573,90 64,2 2.558,49 75,6 Ô tô 449,15 35,6 804,11 32,8 419,65 12,4 Du học 11,35 0,9 34,32 1,4 6,77 0,2 Khác 39,11 3,1 39,22 1,6 60,92 1,8 (Theo nguồn báo cáo thường niên của VPBank) Tỷ trọng NQH của các món vay cho mua nhà chiếm tỷ trong cao (năm 2006 là 60,4%, năm 2007 là 64,2%, năm 2008 là 75,6%) so với các món vay dành cho ô tô, du học và cho vay khác. Năm 2008, NQH của cho vay mua nhà tăng cao (từ 64,2% lên 75,6%) là do khách hàng gặp khó khăn trong điều kiện kinh tế suy thoái không có điều kiện thanh toán cho ngân hàng đúng thời hạn. Bảng 9: Tỉ lệ NQHCVTD/ Tổng NQH (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Nợ quá hạn CVTD (NQHCVTD) 1.261,66 2.451,56 3.384,25 Tổng NQH 3.504,62 7.661,12 12.534,25 NQHCVTD/Tổng NQH (%) 36 32 27 (Theo nguồn báo cáo thường niên của VPBank) Nợ quá hạn của các khoản CVTD trong tổng NQH của Chi nhánh giảm dần theo các năm: năm 2006 là 36%, năm 2007 là 32%, năm 2008 là 27%. Lí do là do việc thắt chặt trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng,chỉ cho vay đối với những trường hợp đánh giá là tốt vì vậy khả năng thu hồi nợ là tốt. d. Tỉ trọng lợi nhuận hoạt động cho vay tiêu dùng Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp quan trọng nhất phản ánh sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng cả về số lượng và chất lượng. Bảng 10: Tỉ trọng lợi nhuận cho vay tiêu dùng (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tốc độ tăng (%) 07/06 08/06 Lợi nhuận CVTD 2.075,9 3.517,9 4.097,9 69,5 97,4 Tổng lợi nhuận 8.109 11.572,2 12.765,9 42,7 57,4 Tỉ trọng(%) 25,6 30,4 32,1 (Theo nguồn báo cáo thường niên của VPBank) Tỉ trọng lợi nhuận CVTD trong tổng lợi nhuận tăng đều và ổn định từ 25,6% năm 2006, lên 30,4% năm 2007 và đạt mức 32,1% vào năm 2008. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận từ hoạt động CVTD nhanh hơn tốc độ tăng lợi nhuận bình quân của cả chi nhánh. Sự tăng trưởng trong doanh số, dư nợ, nợ quá hạn được tổng hợp lại trong sự gia tăng lợi nhuận CVTD của chi nhánh. Lợi nhuận từ hoạt động này của chi nhánh tăng theo thời gian với tốc độ ngày càng cao, phản ánh sự mở rộng hoạt động CVTD trong chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ của VPBank. 2.3. Đánh giá về chất lượng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh 2.3.1. Kết quả đạt được Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank Thăng Long nhìn chung là đã phát triển khá tốt. Cho vay tiêu dùng trở thành một hoạt động chính trong mục tiêu phát triển cho vay cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng. Sau đây là một số kết quả cụ thể mà VPBank Thăng Long đã đạt được: Thứ nhất, lợi nhuận từ hoạt động CVTD của chi nhánh ngày càng tăng và chiếm một tỉ trọng ngày càng cao trong tổng lợi nhuận. Đây là tiêu chí quan trọng nhất phản ánh hiệu quả hoạt động của bất cứ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường. CVTD là một hoạt động có rủi ro lớn nhưng có khả năng đem lại lợi nhuận cho ngân hàng là cao, vì vậy phát triển cho vay tiêu dùng là một chiến lược đúng đắn đối với một ngân hàng như VPBank. Hai là, các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về số lượng của hoạt động cho vay tiêu dùng đều tăng. Doanh số cho vay, dư nợ cho vay tiêu dùng đều có tốc độ tăng cao. Bên cạnh đó, tỉ trọng dư nợ trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh ngày càng cao, cho thấy ngân hàng ngày càng dành nhiều nguồn lực vào việc phát triển cho vay tiêu dùng trong quá trình hoạt động Ba là, tỷ lệ nợ quá hạn của CVTD thấp (ở mức < 1%), NQHCVTD/ tổng NQH có xu hướng giảm qua các năm chứng tỏ chất lượng của các món vay cho tiêu dùng của Chi nhánh ngày càng cao. Bốn là, chất lượng tín dụng tiêu dùng nhìn chung đã được cải thiện tốt hơn khi mà ngân hàng đã ban hành các thể lệ cho vay tiêu dùng: thể lệ cho vay mua, sữa chữa nhà; thể lệ cho vay mua ô tô; thể lệ cho vay du học. Bên cạnh đó Ngân hàng còn ban hành bảng xếp hạng tín dụng, nhờ vậy nhân viên tín dụng có thể đánh giá khách hàng tốt hơn, các thủ tục vay vốn được chặt chẽ rút, rút ngắn được thời gian, thủ tục nhanh gọn mà vẫn đảm bảo an toàn. Sáu là, trong quá trình phát triển cho vay tiêu dùng VPBank Thăng Long đã tạo được các mối quan hệ rộng rãi và mật thiết với khách hàng, tạo ra được các lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng thương mại cổ phần khác trên cùng địa bàn. VPBank Thăng Long trở thành một trong những ngân hàng có hoạt động tiêu dùng phát triển tại Hà Nội. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng do còn những hạn chế nhất định chất lượng cho vay tiêu dùng vẫn chưa đạt được mức cao so với tiềm năng và đúng với phương trâm của một Ngân hàng bán lẻ. Đó là: - Mặc dù chất lượng hoạt động tín dụng đã đạt kết quả nhất định nhưng còn chứa nhiều nguy cơ xảy ra rủi ro. Bên cạnh sự gia tăng của dư nợ, nợ quá hạn cũng tăng theo với tốc độ khá nhanh, làm cho tỉ lệ nợ quá hạn ở mức cao. - Tỷ trọng của CVTD chưa hợp lý (chiếm khoảng 30%), chưa tương xứng với tiềm năng, với phương châm phát triển của VPBank đó là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu. - Cơ cấu CVTD chưa được hợp lý, các khoản cho vay theo thời gian chưa hợp lý, tỷ trọng của các món vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao; NQH cho vay mua ô tô, mua nhà chiếm tỷ trọng cao, lớn hơn 85%. Điều này là tiềm ẩn rủi ro với Ngân hàng. - Cho vay du hoc và hoạt động cho vay khác chiếm tỷ trọng nhỏ, chưa phát triển. 2.3.2.3. Nguyên nhân Lí do chất lượng của các món vay cho vay tiêu dùng chưa được cao là do các nguyên nhân sau: a. Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, quy mô ngân hàng còn nhỏ bé So với các tổ chức tín dụng khác thì vốn tự có của VPBank là thấp. Vốn ít sẽ ảnh hưởng tới việc huy động vốn của Ngân hàng, nguồn vốn huy động được là hạn chế làm ảnh hưởng tới hoạt động cho vay, làm hạn chế hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Thứ hai, hoạt động marketing của ngân hàng còn yếu kém, chưa hiệu quả Hoạt động marketing của ngân hàng dùng để chỉ các hệ thống các chiến lược, biện pháp, chương trình, hoạt động tác động vào toàn bộ quá trình tổ chức cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm sử dụng nguồn nhân lực ngân hàng một cách tốt nhất trong việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Việc sử dụng các biện pháp marketing hiệu quả góp phần quảng bá hình ảnh ngân hàng, thu hút khách hàng đến với ngân hàng ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên hoạy động ngân hàng VPBank còn nhiều yếu kém và thụ động. Khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các khách hàng quen, đã có quan hệ, ngân hàng chưa chủ động tìm kiếm các khách hàng mới. Thỉnh thoảng ngân hàng có phát tờ rơi, thư ngỏ nhưng làm một cách tự phát, chưa có kế hoạch.. Việc trông chờ vào trụ sở trong việc tiếp thị hình ảnh và giới thiệu sản phẩm là chưa đủ, VPBank Thăng Long phải tích cực hơn trong việc quảng bá hình ảnh đến với khách hàng trên địa bàn Hà Nội để có thêm nhiều hơn nữa khách hàng đến với mình nhằm nâng cao lợi nhuận thu được. Thứ ba, các sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng còn đơn điệu, kém phong phú Các hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng chủ yếu mua, xây, sửa chữa nhà, mua ôtô chiếm tỷ trọng lớn, chưa có nhiều sản phẩm tích hợp công nghệ cao, chứa đựng nhiều chức năng khác nhau. Ngân hàng chưa chú trọng tập trung phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng khác ngoài ba sản phẩm truyền thống, với tâm lý ngại các khoản cho vay nhỏ, có rủi ro cao. Chính điều này đã hạn chế quy mô CVTD của ngân hàng. Thứ tư, việc kiểm tra, kiểm soát cho vay của ngân hàng còn chưa tốt Khi thẩm định và ra quyết định cho vay, ngân hàng xem xét ở khách hàng ở tình trạng hiện tại. Nhưng việc sử dụng vốn, việc trả nợ ngân hàng lại phụ thuộc vào tình hình khách hàng trong tương lai. Do vậy, công việc kiểm soát khách hàng là rất cần thiết, và đặc biệt được quan tâm. Tuy nhiên, trên thực tế việc kiểm tra, kiểm soát sau cho vay của ngân hàng còn nhiều mặt chưa được tốt. Các nhân viên tín dụng chưa thật sự quan tâm tới việc xem khách hàng có sử dụng tài sản đúng mục đích hay không, cũng như thẩm định lại tài sản đảm bảo định kỳ và nguồn thu nhập trả nợ. Việc này sẽ ảnh hưởng tới nguy cơ khách hàng suy giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng. Thứ năm, chất lượng nguồn lực còn chưa thực sự tốt Mặc dù có đội ngũ nguồn nhân lực năng động, nhiệt tình sáng tạo nhưng đội ngũ đó phần lớn mới tuyển dụng là đông. Với tuổi đời trẻ, 28- 30 tuổi, nhất là phòng tín dụng, điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong quá tình làm việc bởi cán bộ tín dụng cần phải có kinh nghiệm trong công việc cũng như trong cuộc sống. Do thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống mà đôi lúc chưa biết cách ứng xử mềm mỏng, linh hoạt với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Đặc biệt trong việc phân tích tài chính của khách hàng thì kinh nghiệm lại càng cần thiết. Việc thiếu kinh nghiệm sẽ có những quyết định sai lầm gây ra những rủi ro cho Ngân hàng. Ngoài ra, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ ngân hàng chưa được hoàn thiện, cơ chế động viên khuyến khích cán bộ nhân viên phát triển tuy được quan tâm nhưng chưa được xây dựng thành hệ thống. Thứ sáu, thời hạn giải quyết một khoản vay, từ khi tiếp xúc khách hàng đến khi giải ngân còn khá dài so (hai đến ba ngày)với các ngân hàng khác (như EximBank với sản phẩm cho vay trong 24 giờ). Trong khi các ngân hàng cạnh tranh đưa ra các dịch vụ tương tự với chất lượng cao hơn (rút ngắn thời gian, thủ tục) thì chất lượng dịch vụ của VPBank Thăng Long hầu như chưa thay đổi nhiều nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác. c. Nguyên nhân khách quan - Thư nhất, đó là nguyên nhân đến từ phía khách hàng. Do mức thu nhập bình quân đầu người của người dân Việt Nam còn thấp, nên so với các sản phẩm dịch vụ tiêu dùng có giá trị cao như nhà, ô tô… thì khả năng đáp ứng tài chính của khách hàng là tương đối khó khăn. Bên cạnh đó, nguồn thông tin để chứng minh tài chính của người đến vay cũng không được rõ ràng, do vậy ảnh hưởng tới khả năng ra quyết định cho vay của ngân hàng. Một yếu tố nữa đến từ khách hàng đó là tâm lý ngại đến ngân hàng của người tiêu dùng, họ thường vay tiền của họ hàng người thân, bạn bè, có khi vay ngoài … để chi tiêu thay vì đến ngân hàng. Vì vậy cần có chính sách marketing phù hợp để thu hút khách hàng, để cho khách hàng thấy được lợi ích khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. - Thứ hai, là môi trường pháp lý. Các thủ tục hành chính của nhà nước gây nhiều khó khăn cho cả khách hàng và ngân hàng. Việc xác minh các giấy tờ như quyền sử dụng đất, đăng ký giao dịch bảo đảm thường gây rất nhiều phiền phức và thời gian, ảnh hưởng tới thời gian làm thủ tục, xét duyệt và giải ngân của ngân hàng. - Thứ ba, về nền kinh tế. Môi trường kinh tế vĩ mô, nền kinh tế có nhiều biến động lớn như lạm phát, biến động lãi suất, biến động giá cả...đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Vì đây là những yếu tố quan trọng trong việc xác định lãi suất cho vay, giá trị tài sản đảm bảo của món vay do đó bất cứ sự biến động nào của các nhân tố này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới món cho vay của ngân hàng. Lạm phát liên tục tăng làm cho chi phí đầu vào tăng nên lãi suất cho vay đầu ra tăng, ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển tín dụng của ngân hàng, đặc biệt là tín dụng tiêu dùng. - Thứ tư, về môi trường cạnh tranh. Trong thời cuộc hiện nay, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng lớn và diễn ra ngầy càng gay gắt không những giữa các ngân hàng trong nước với nhau mà còn với các ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng trong nước đều tập trung vào hoạt động cho vay tiêu dùng, xem đây là một thị trường tiềm năng, đem lại lợi nhuận cao trong tương lai. Do vậy các ngân hàng ra sức tăng cạnh tranh bằng sản phẩm và chất lượng dịch vụ, làm cho thị trường cho vay tiêu dùng thu hẹp lại với mỗi ngân hàng. Việc phát triển cho vay tiêu dùng của VPBank sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó các ngân hàng nước ngoài, với ưu thế vốn lớn và kinh nghiệm lâu năm sẽ là một đối thủ mà các ngân hàng trong nước nói chung và VPBank nói riêng sẽ gặp phải. Chương III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VPBANK – CHI NHÁNH THĂNG LONG 3.1. Những thuận lợi, khó khăn của chi nhánh– định hướng phát triển của VPBank Thăng Long 3.1.1. Thuận lợi - Nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì được tốc độ phát triển cao và ổn định, GDP tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 7%, môi trường kinh tế được cải thiện tích cực, sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn.Gói kích cầu với giá trị lên tới 1tỷ USD của Chính phủ sẽ hỗ trợ hệ thống Ngân hàng nói chung, VPBank Thăng Long nói riêng trong việc tăng trưởng tín dụng. - Các công cụ chính sách tiền tệ có sự chuyển biến đồng bộ phù hợp với quy luật thị trường, từng bước thực hiện theo thông lệ quốc tế. Các quy chế cho vay, quy định về đảm bảo tiền vay từng bước tạo thế chủ động trong hoạt động tín dụng. Việc xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng đã tạo được bước đột phá, làm lành mạnh hóa tài chính của Ngân hàng. - Chi nhánh có hệ thống phòng giao dịch ở vị trí thuận lợi, ở trên các con phố chính, gần khu dân cư tập trung, gần các trung tâm thương mại - Đội ngũ CBCNV có trình độ chuyên môn, được đào tạo cơ bản là thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 3.1.2. Khó khăn - Ngày càng nhiều có các chi nhánh của các Ngân hàng được thành lập, sự phát triển của các Công ty Tài chính, các quỹ làm thu hẹp dần thị trường.Đặc biệt sự tham gia của của các Ngân hàng nước ngoài càng làm cho sự cạnh tranh trên thị trường trở nên khốc liệt hơn, đó chính là thách thức không nhỏ đối với Chi nhánh trong thời gian tới. - Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động tới toàn nền kinh tế, sản xuất kinh doanh chậm chạp, thu nhập của người dân giảm ảnh hưởng tới khả năng tiêu dùng và hoạt động của Chi nhánh cũng giảm sút. 3.1.3. Định hướng phát triển VPBank tiếp tục duy trì chiến lược ngân hàng bán lẻ, tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình và cá nhân. Để xây dựng VPBank Thăng Long nói riêng ngày càng phát triển, VPBank nói chung trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu ở khu vực phía Bắc và tiến tới là ngân hàng thuộc nhóm đầu trong hệ thống NHTNCP trong cả nước, VPBank Thăng Long cần tập trung vào các nhiệm vụ sau: - VPBank cần tiếp tục hướng đến đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân và hộ gia đình ở tầng lớp trung lưu. Đối với một ngân hàng có qui mô vừa như VPBank thì đây là những đối tượng khách hàng tiềm năng, đem lại lợi nhuận lớn. - Triển khai, tổ chức tốt các hoạt động ngân hàng theo sơ đồ đã phê duyệt. - Khai thác các tính năng của phần mềm mới (T24) để phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện đại phục vụ nhu cầu của khách hàng. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để góp phần nâng cao chất lượng của các phòng giao dịch đảm bảo hoạt động an toàn bền vững. - Nghiên cứu và phát triển các dịch vụ và sản phẩm tín dụng mới, đồng thời đảm bảo nâng cao chất lượng các sản phẩm truyền thống - Đưa ra chuỗi các sản phẩm tiết kiệm mới - Phát triển các dịch vụ và sản phẩm mới mang tính đột phá dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ - Mở rộng phát triển công nghệ để hỗ trợ các sản phẩm mới được đưa ra và để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng - VPBank sẽ phát triển hơn nữa thị trường sản phẩm dịch vụ thẻ gồm thẻ rút tiền, thẻ đa năng, thẻ thanh toán. Đây là một thị trường tiềm năng mà hầu hết các ngân hàng đều hướng tới. Trong thời gian tới ngân hàng sẽ đầu tư vào thiết bị hiện đại như ATM, POS, đồng thời liên kết với Vietcombank để phát triển thẻ. - Ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động bằng cách mở thêm các chi nhánh tại các khu vực có đông dân cư sinh sống và buôn bán. Tại những khu vực này ngân hàng có thể cho vay kinh doanh đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể và cho vay tiêu dùng đối với những người có thu nhập cao. - Tăng cường quảng bá hình ảnh và tiếp thị đối với các nhóm khách hàng tiềm năng, tạo ra ấn tượng tốt về một ngân hàng có chất lượng cao trong tất cả các hoạt động, đặc biệt là hoạt động cho vay tiêu dùng. 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Để nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng VPBank nói chung và của VPBank Thăng Long nói riêng cần tìm ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động của chi nhánh. Những hạn chế đó không thể tồn tại một cách độc lập một cách nhất định, do vậy các biện pháp phải thực hiện một cách đồng bộ và nhất quán. Sau đây là các các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng là: Thứ nhất, nâng cao công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát nội bộ Công tác kiểm tra, quản trị của ngân hàng phải được tiến hàng thường xuyên và có chất lượng. Phải rà soát lại chương trình, quy định nội bộ trong chi nhánh để hoàn thiện, bổ sung, nâng cấp và tránh sơ hở dễ bị lợi dụng. Kiểm tra, kiểm soát nội bộ xem Chi nhánh có thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và quy định của ngân hàng không. Cấp trên cần có các chương trình điều hành hoạt động của chi nhánh một cách thích hợp, khoa học sao cho hiệu quả đạt được là cao nhất. Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở nhân viên đặc biệt là nhân viên tín dụng để xem xét thái độ làm việc cũng như các công việc đã làm có đúng không, bởi chất lượng cho vay phụ thuộc rất nhiều vào các cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng là người có năng lực, trách nhiệm luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình theo đúng quy định thì chất lượng của các khoản vay sẽ là rất tốt. Thứ hai, thực hiện tốt các quy trình thẩm định tín dụng Thẩm định giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định cho vay. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là cần có một quy trình thẩm định chặt chẽ để giảm thiểu tối đa các rủi ro mà ngân hàng có thể gặp. Khi thẩm định cán bộ tín dụng cần tìm hiểu ở nhiều phương diện như: - Thẩm định xem khách hàng có đủ năng lực pháp luật dân sự không, hành vi dân sự và chịu trách nhiệm trước pháp luật hay không? - Thẩm định mục đích sử dụng vốn của khách hàng có đúng hay không, có hợp pháp hay không? - Thẩm định về năng lực tài chính cả khách hàng để xem khả năng trả nợ ngân hàng trong tương lai có tốt hay không - Xem xét về giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng. Cán bộ tín dụng cần đánh giá đúng giá trị tài sản đảm bảo không đánh giá quá cao cũng như quá thấp giá trị của nó. Ngoài ra, quy trình thẩm định này cần phải được tiến hành một cách linh hoạt, mềm dẻo tùy từng đối tượng khách hàng khác nhau mà có những biện pháp xử lý mà vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng mà lại vừa mang lợi ích cho cả hai bên là khách hàng và ngân hàng. Thứ ba, phát triển công nghệ ngân hàng Ngân hàng là một lĩnh vực ứng dụng nhiều công nghệ tin học, do vậy trong quá trình hoạt động ngân hàng phải không ngừng nâng cao mức độ hiện đại hóa công nghệ. Một phần là để phù hơp với lĩnh vực tài chính của ngân hàng, phù hợp với mặt bằng chung của công nghệ cả nước, đảm bảo xu thế phát triển của quốc tế. Cần nhận thức rằng, chất lượng dịch vụ của ngân hàng phụ thuộc vào yếu tố công nghệ. Có cán bộ tín dụng tốt nhưng hệ thống máy móc thiết bị không hiên đại, trình độ công nghệ không tiên tiến không thể là cho hệ thông dịch vụ hoạt động tốt được. Việc ứng dụng công nghệ mới cũng giúp ngân hàng có thể giảm bớt được chi phí về nhân công mà lại đem lại độ chính xác cao, an toàn và đúng theo quy định của pháp luật. Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu, ngân hàng cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực một cách phù hợp, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của ngân hàng. Con người là yếu tố quyết định đến chất lượng dịch vụ ngân hàng. Để nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tiêu dùng, trước hết phải nâng cao chất lượng, trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên trong chi nhánh.VPBank có những buổi đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên. Ngân hàng cũng phải có chính sách thu hút người tài, người có năng lực để về hoạt động trong ngân hàng mình, có những chính sách đãi ngộ hợp lý để khuyến khích cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện cho họ có thể phát huy hết năng lực của mình. Thứ năm, Ngân hàng hoàn thiện cơ chế chính sách, các quy định cho thống nhất, đồng bộ, hợp lý và nhanh gọn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc triển khai thực hiện hoạt động cho vay của mình Thứ sáu, phát triển sản phẩm CVTD. Sự đa dạng của sản phẩm CVTD sẽ tạo cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn khi đến với ngân hàng, thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng, nâng cao vị thế, tăng tính cạnh tranh và tạo ra thu nhập lớn. Ngoài các sản phẩm đã có, VPBank nên phát triển các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân hơn nữa như cho vay du lịch, cho vay y tế … Thứ bảy, tăng cường các biện pháp quảng cáo, tiếp thị … nhằm thu hút sự chú ý của mọi người tới VPBank, có những chính sách, chương trình cho vay đặc biệt như: cho vay với lãi suất ưu đãi, thời gian vay dài… nhằm khuyến khích mọi người vay vốn của ngân hàng, mở rộng thị trường của ngân hàng nhằm nâng cao uy tín và tăng doanh thu. 3.3. Một số kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước NHNN là cơ quan đại diện cho Nhà nước trong lĩnh vực Ngân hàng, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các Ngân hàng, vì vậy Ngân hàng Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. - NHNN cần sớm hoàn thiện các văn bản pháp quy về hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng và hoạt động của Ngân hàng nói chung. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy sẽ tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển. Cần có những văn bản cụ thể về đối tượng, loại hình cho vay tiêu dùng, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thông thoáng cho hoạt động này. Đối với các văn bản khác thì nên nghiên cứu kỹ tình hình thị trường và có những dự đoán chính xác xu hướng thay đổi của thị trường để ra những văn bản chính xác và có tuổi đời kéo dài. - NHNN cần có sự nỗ lực trong việc phối kết với các Bộ, Ngành có liên quan trong hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng để cho ra đời những Thông tư liên bộ tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho hoạt động cho vay phát triển. - NHNN cần phát triển hệ thống thông tin liên Ngân hàng. NHNN nên tăng cường mối quan hệ với các Ngân hàng thương mại và giữa các Ngân hàng thương mại với nhau, thiết lập nên mối quan hệ mật thiết từ đó nắm bắt thông tin về hoạt động Ngân hàng cũng như thông tin về khách hàng trong và ngoài nước. Trong thời gian tới, NHNN nên khuyến khích tất cả các Ngân hàng thương mại tham gia hệ thống nối mạng thông tin liên Ngân hàng, hệ thống cho phép các Ngân hàng có khả năng thanh toán, trao đổi thông tin về hoạt động Ngân hàng cũng như về khách hàng với tất cả các Ngân hàng có tham gia nối mạng. - NHNN nên linh hoạt hơn nữa trong việc điều hành và quản lý các công cụ của chính sách tiền tệ như: công cụ lãi suất, công cụ tỷ giá, công cụ dự trữ bắt buộc để hoạt động của các Ngân hàng thay đổi kịp với thị trường. - NHNN nên hỗ trợ, tạo điều kiện cho các Ngân hàng Thương mại phát triển hoạt động của mình thông qua các biện pháp như: tăng khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh cho các Ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, NHNN cũng nên thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, những khóa học, những buổi nghe ý kiến của các Ngân hàng Thương mại về những văn bản chính sách mà NHNN đưa ra nhằm phổ biến những chủ trương mới của NHNN tới các Ngân hàng Thương mại và hoàn thiện những chủ trương này. Cử cán bộ của NHNN đi học ở các nước có hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển để học hỏi kinh nghiệm, vận dụng sáng tạo vào điều kiện của Việt Nam 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng VPBank - VPBank cần hoàn thiện chính sách CVTD, đảm bảo an toàn, các thủ tục đơn giản, nhanh gọn vừa đem lại lợi ích cho ngân hàng vừa đem lại tiện ích cho khách hàng khi đến giao dịch. - Phát triển, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ hiện đại như internetbanking, SMS Banking, dịch vụ phục vụ khách hàng 24/24h … để có thể phục vụ các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, để cho khách hàng thấy được các tiện ích khi sử dụng dịch vụ của VPBank từ đó sẽ thu hút được ngày càng nhiều người đến với ngân hàng. - Các cán bộ tín dụng cần linh hoạt trong các hoạt động cho vay hơn nữa, tạo điều kiện cho khách hàng đến vay vốn. Có những trường hợp khách hàng đến vay vốn gặp khó khăn không thể hoàn thành hồ sơ đúng theo quy định, nhưng đó có thể là khách hàng lâu năm, có uy tín hoặc trường hợp khách hàng đó hiện tại đang khó khăn về tài chính nhưng trong tương lai thì rất tốt thì cán bộ ngân hàng cần xem xét kỹ, có thể linh hoạt trong các trường hợp đó tạo điều kiện cho khách hàng có thể vay được vốn của ngân hàng nhưng vẫn phải đảm bảo chắc chắn là thu hồi được vốn. - VPBank hỗ trợ chi nhánh Chi nhánh trong việc đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ, nhân viên. Nguồn nhân lực là yếu tố tác động trực tiếp tới hiệu quả công việc, tới kết quả kinh doanh của ngân hàng, do vậy cần chú trọng tới công tác đào tạo cán bộ, đảm bảo chất lượng nghiệp vụ, hiệu quả trong công việc. Bên cạnh đó, VPBank cũng cần có chính sách khen thưởng để khuyến khích cán bộ ngân hàng. VPBank nên có những phần thưởng kịp thời thỏa đáng cho những đóng góp tích cực của các nhân viên. - Đổi mới công nghệ, tiếp nhận những công nghệ từ các đối tác để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công việc. - Nâng cao hình ảnh ngân hàng VPBank trong lòng khách hàng hơn nữa bằng các biện pháp marketing, quảng bá, tiếp thị tới khách hàng. VPBank có chiến lược đưa cổ phiếu của ngân hàng lên niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán. KẾT LUẬN Trong thời gian tới, nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển không ngừng về mọi mặt, mức sống của người dân sẽ tăng lên. Đế đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của người dân thì việc phát triển, nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng là một tất yếu. Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng chính là biện pháp tốt nhất để thu hút khách hàng đến với VPBank. Đạt được điều đó cũng chính là đóng góp vào mục tiêu đề ra của ngân hàng trong thời gian tới. Chuyên đề này cơ bản đã giải quyết được nội dung cơ bản về CVTD là: - Giới thiệu về chất lượng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại - Giới thiệu hực trạng về chất lượng cho vay tiêu dùng tại VPBank Chi nhánh Thăng Long - Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại VPBank Chi nhánh Thăng Long Em xin chân thành cảm ơn T.S. Lê Thị Lan Hương và các anh chị đang công tác tại VPBank đã giúp em hoàn thành kháo luận này! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Ngân hàng thương mại- chủ biên PGS.TS. Phan Thị Thu Hà-NXB Thống Kê-2005 Frederic S.Mishkin, Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB, Khoa học và kỹ thuật, 2001. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo của VPBank Thăng Long Tạp chí Ngân hàng Tạp chí Tài chính Website : www.sbv.gov.vn www.mof.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 8.DOC
Tài liệu liên quan