MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trong đời sống xã hội, lịch sử đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nó vừa là một công cụ của công tác sư phạm, lại có tác dụng giáo dục trí tuệ và tình cảm. Tri thức lịch sử là một trong những bộ phận quan trọng nhất của nền văn hóa chung của nhân loại và không có bộ phận quan trọng này thì không thể coi việc giáo dục con người đã hoàn thành đầy đủ. Bác Hồ, lúc sinh thời đã rất quan tâm đến việc học và truyền bá kiến thức lịch sử nước nhà. Câu thơ mở đầu trong quyển “Lịch sử nước ta” của Bác được xem là “Tuyên ngôn”, “Lời chỉ dẫn sư phạm” trong giáo dục lịch sử nói chung, trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông nói riêng: "Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam" Trước hết phải “biết” và trên cơ sở ấy để “tường” (“hiểu sâu sắc”) lịch sử, từ nguồn gốc dân tộc, từ thuở ban đầu dựng nước và rút ra những bài học, kinh nghiệm quý báu cho cuộc sống hiện tại và tương lai Lịch sử không chỉ góp phần phát triển trí tuệ mà trong một chừng mực không nhỏ, còn là công cụ giáo dục tình cảm , đạo đức, phẩm chất. Đó là giáo dục lòng yêu nước, trung thành với dân tộc, với cách mạng, với Đảng ; là việc noi gương người xưa để hành động trong ngày nay. Vì vậy, từ xưa, lịch sử được xem là “triết lí của việc noi gương” (lịch sử treo “một tấm gương sáng” để người đời sau noi theo, qua những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá khứ).
Lịch sử có vai trò to lớn như vậy, nhưng hiện nay trong xã hội và nhà trường, môn Lịch sử vẫn còn bị xem là môn phụ. Học sinh thì học chiếu lệ, dạy học Lịch sử thì chưa được quan tâm đúng mức. Giới trẻ hầu như chỉ tiếp cận với lịch sử đất nước qua các bài giảng của thầy cô trong nhà trường và sách giáo khoa Lịch sử. Trong khi đó, học sinh lại biết nhiều về lịch sử Trung Hoa qua các con đường đa dạng và dễ tiếp nhận. Làm sao không bị hấp dẫn bởi những trang lịch sử Trung Hoa được trình bày sinh động qua những bộ phim dã sử đầy kịch tính cùng những diễn viên nổi tiếng, xinh đẹp? . Thật ngạc nhiên khi lịch sử nước ta không thiếu những vị anh hùng, những tích
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phương pháp dạy học Lịch sử
Trang 7
trạng nguyên nhưng không được khai thác thành những bộ phim hay, những tác phẩm dễ xem, dễ hiểu. Vậy thực trạng đó bắt nguồn từ đâu? Đã có rất nhiều ý kiến thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề dạy sử và học sử từ trước đến nay. Đặc biệt trong những năm gần đây, khi nhìn vào kết quả học tập nói chung ở các khối trường phổ thông và nhìn vào kết quả của các kỳ thi đại học nói riêng, toàn xã hội đã không thể không chú ý đến bộ môn Lịch sử. Một thực trạng đó là: Kết quả học tập môn lịch sử của học sinh rất yếu kém và đáng báo động. Vậy nguyên nhân là do đâu? Phải chăng dạy sử và học sử hiện nay chưa tìm ra một “kim chỉ nam” chuẩn xác để định một hướng đi chung? Như vậy, chúng ta thấy rằng: Dạy sử và học sử hiện nay đang thu hút sự chú ý của toàn xã hội. Xuất phát từ thực trạng đó, Bộ Giáo dục - Đào tạo và các ban ngành liên quan đã có những biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy sử và học sử ở trường phổ thông. Đã và đang có rất nhiều cá nhân và tổ chức chú ý đến vấn đề này. Đặc biệt, đội ngũ những nhà giáo, mà trực tiếp nhất là các thầy cô giáo dạy sử hiện nay cũng đang nỗ lực để tìm ra con đường và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử. Và trên thực tế đã xuất hiện nhiều quan niệm, phương pháp dạy và học Lịch sử mới đáp ứng phần nào những đòi hỏi đó. Tuy vậy, khoa học luôn đòi hỏi phải tìm ra nhiều con đường, biện pháp mới để áp dụng vào thực tiễn cho kết quả cao. Vì thế, việc tìm ra những con đường, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy bộ môn lịch sử là hết sức quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian sắp tới.
“Với tinh thần không chờ đợi và cầu toàn chúng ta có thể làm ngay được những gì để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử thì các thầy cô dạy sử cũng không nề hà”1. Đó cũng là những trăn trở, suy tư của PGS.TS Ngô Minh Oanh (Trưởng khoa Lịch Sử) và các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi thầy cô giáo hay nhiều nhà giáo dục, nhà khoa học, những người quan tâm đến nền giáo dục đều có những suy nghĩ và hành động thực tế để góp phần chung tay đưa môn Lịch Sử được đạt đúng với vị trí và vai trò của nó.
1 PGS.TS Ngô Minh Oanh (Chủ biên)_“Con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường phổ thông”, NXB ĐHSP tp HCM, trang 2
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phương pháp dạy học Lịch sử
Trang 8
Là một sinh viên đang học tập, nghiên cứu về bộ môn Lịch sử và trong năm tới đây sẽ bắt đầu là một giáo viên trực tiếp tham gia vào quá trình giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THPT, tôi cũng đang có những suy nghĩ về việc dạy sử và học sử hiện nay. Tôi cũng mong muốn tìm sẽ tìm ra con đường, biện pháp tích cực, hiệu quả áp dụng cho công việc của mình sau này và tìm ra được nhiều hướng đi hơn cho tư duy của bản thân trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch Sử ở trường phổ thông. Ở các trường phổ thông hiện nay, nhiều quan niệm, phương pháp dạy học, nhiều phương tiện kỹ thuật mới đã được áp dụng và bước đầu đã mang lại những hiệu quả thiết thực cho quá trình giảng dạy và học tập bộ môn. Quá trình sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học bộ môn là một xu thế tất yếu hiện nay và trong tương lai đã mang lại những hiệu quả to lớn. Hay áp dụng nguyên tắc dạy học liên môn, dạy học nêu vấn đề, dạy học theo nhóm cũng đã góp phần tích cực vào quá trình tìm ra con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch Sử. Trong những năm gần đây, đặc biệt là ở các thành phố lớn, một hướng góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn ở trường THPT là việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử. Đó có thể coi là một biện pháp góp phần “tích cực hóa” các hoạt động của học sinh. Việc tổ chức các cuộc thi phù hợp với học sinh các khối lớp hoặc học sinh toàn trường sẽ gây được hứng thú cho học sinh đối việc việc đọc tài liệu tham khảo, tạo cho mỗi học sinh, mỗi tập thể lớp, khối lớp tinh thần thi đua với nhau để đạt thành tích cao Như vậy, nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT qua việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Lịch sử cũng là một hướng đi nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn và góp phần thu hút đông đảo sự quan tâm của học sinh, phụ huynh, gia đình và xã hội. Với những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT qua việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử” để thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Từ việc tìm hiểu về thực trạng của việc dạy và học môn Lịch sử hiện nay, tôi nêu ra một “hướng đi mới” góp phần vào quá trình tìm ra những con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn ở trường THPT hiện nay.
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phương pháp dạy học Lịch sử
Trang 9
II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mong muốn tìm ra những con đường, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông là vấn đề chung của những nhà giáo dục - đào tạo và nhiều tổ chức, ban ngành có liên quan. Đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tất cả những bài viết, những công trình nghiên cứu ấy đều hướng tới việc tìm hiểu thực trạng của việc dạy và học Lịch sử hiện nay, từ đó đi tìm nguyên nhân và cuối cùng nêu ra những đề xuất, giải pháp nhằm khắc phục thực trạng của việc dạy và học bộ môn Lịch sử. Những công trình nghiên cứu ấy là tâm huyết của nhiều nhà giáo dục có trách nhiệm với nghề nghiệp của bản thân và tương lai của đất nước. Giáo trình “Phương pháp dạy học Lịch sử”_GS Phan Ngọc Liên (Chủ biên) cũng đã trình bày nhiều vấn đề về lý luận, quan niệm tư tưởng, tri thức về nghiệp vụ Ở đó cũng trình bày một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn. Cuốn sách phản ánh tình hình thực tế của công tác giảng dạy Lịch sử ở trường phổ thông và việc rèn luyện nghiệp vụ. Đây là nguồn tư liệu hết sức quý báu cho những giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử, giúp người tiếp cận nó đúc rút được về mặt lý luận và kinh nghiệm dạy học để tác nghiệp Với mong muốn góp phần nhỏ giúp giáo viên lịch sử ở các trường PT có thể thực hiện công việc dạy học của mình đạt kết quả tốt và giúp sinh viên, học sinh có nguồn tài liệu tham khảo, GS Nguyễn Thị Côi cùng các đồng nghiệp đã viết cuốn sách “Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường PT”. Nội dung gồm 2 phần: Phần I (4 chương): Trên cơ sở những vấn đề lý luận cần thiết, tác giả đi sâu gợi mở các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở phổ thông; Phần II: Bài học lịch sử trong thực tiễn dạy học ở trường phổ thông. Tác giả đi sâu giới thiệu, phân tích những bài học lịch sử trong thực tiễn dạy học ở trường phổ thông đã được đánh giá đạt hiệu quả.
Cuốn sách “Con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông” - PGS.TS Ngô Minh Oanh (Chủ biên) và các tác giả thuộc tổ Lí luận và Phương pháp dạy học Lịch sử, khoa Lịch sử trường Đại học sư phạm thành
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phương pháp dạy học Lịch sử
Trang 10
phố Hồ Chí Minh xuất bản tháng 1/2006 đã trình bày một số con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử ở trường THPT như:dạy học lịch sử theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh; vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn để nâng cao hiệu quả học tập dạy học lịch sử; sử dụng kiến thức lịch sử thế giới để dạy tốt lịch sử Việt Nam ở trường THPT, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử Những công trình nghiên cứu trên đây đã góp phần phục vụ rất hữu ích cho công việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của nhiều giáo viên bộ môn, sinh viên các trường Đại học – Cao đẳng (những người có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập bộ môn Lịch sử ở trường THPT) . Trong những năm gần đây, với sự phát triển của khoa học công nghệ và truyền thông, thì việc nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn đã gặp được những thuận lợi nhất định. Đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy và học bộ môn Lịch sử. Những ứng dụng ấy đã phần nào mang lại những kết quả tích cực. Giáo viên phổ thông sử dụng phần mềm Powerpoint để đưa nội dung bài giảng và những minh họa sinh động như hình ảnh, các thước phim tư liệu trong quá trình giảng dạy từ đó đã thu hút sự chú ý học tập của học sinh nhiều hơn. Với xu hướng đó, nhiều công trình nghiên cứu về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử, xây dựng thư viện điện tử trực tuyến trên các trang web đã được thực hiện. Khoa Lịch Sử, trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh có những bài tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp trình bày về các vấn đề liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử như: Sinh viên Lưu Văn Hóa với đề tài “Ứng dụng công nghệ thông để nâng cao hiệu quả dạy - học bộ môn Lịch Sử ở trường THPT hiện nay” (Tiểu luận năm học 2007 – 2008); Sinh viên Lê Thị Hà và Lê Thị Anh Thư với đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng thư viện điện tử hỗ trợ việc dạy và học Lịch sử ở trường THPT hiện nay” (Khóa luận tốt nghiệp năm học 2007 - 2008) Những đề tài như vậy đã góp phần tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THPT.
Ngoài ra, các quan niệm như: Dạy học nêu vấn đề; Dạy học liên môn; Dạy học lấy học sinh làm trung tâm cũng được nghiên cứu và trình bày trong nhiều công
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phương pháp dạy học Lịch sử
Trang 11
trình khoa học. Những công trình ấy cũng đã góp phần tích cực vào việc tìm ra con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông. Với mong muốn tiếp tục tìm ra con đường, biện pháp, những hướng đi mới nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT, đề tài: “Nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT qua việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử” cũng nhằm vào múc đích đó. Việc tổ chức các cuộc thi không còn xa lạ với nhiều người. “Hội thi nghiệp vụ sư phạm” được tổ chức hàng năm ở khoa Lịch Sử trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, cuộc thi “Sinh viên học sử biết điều hay” do Nhà văn hóa sinh viên tổ chức, cuộc thi “Hát sử ca” trên báo Tuổi trẻ và rải rác ở một số trường THPT cũng có tổ chức các cuộc thi kiến thức cho học sinh các khối lớp với những chủ đề khác nhau Những cuộc thi này thực sự thu hút được đông đảo sự quan tâm chú ý và tham gia của sinh viên, học sinh ở các trường Đại học – Cao đẳng, trường Trung học phổ thông Tuy vậy, những cuộc thi như vậy vẫn còn rất ít, quy mô và hình thức tổ chức chưa phong phú, đa dạng. “Nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT qua việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử” là một vấn đề mới mẻ, ít có tài liệu đề cập tới. Đề tài hướng vào việc tìm hiểu thực trạng của việc dạy học Lịch sử hiện nay, nêu ra nguyên nhân và từ đó hướng tới một biện pháp mới là tổ chức các cuộc thi trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT, với việc đi sâu vào nghiên cứu các bước tiến hành tổ chức một cuộc thi tìm hiểu về Lịch sử ở trường THPT và có những thực nghiệm minh họa cụ thể
III. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài hướng tới việc tìm ra một biện pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả học tập bộ môn lịch sử ở trường THPT hiện nay. Chương I của đề tài góp phần tìm hiểu thực trạng của việc dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay, từ thực trạng ấy đặt ra vấn đề: Nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT – Một yêu
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phương pháp dạy học Lịch sử
Trang 12
cầu cấp thiết. Chương II của đề tài hướng vào việc đưa ra khái niệm về các cuộc thi, tìm hiểu về mục đích, nội dung một số cuộc thi đã được tổ chức, nêu lên ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Lịch sử ở trường THPT và cách thức tiến hành tổ chức một cuộc thi tìm hiểu về Lịch sử ở trường THPT. Chương III của đề tài hướng vào việc vận dụng tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Lịch sử ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp giáo dục học, phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, tổng hợp, phân tích, để trình bày các vấn đề. Ngoài ra phương pháp liệt kê, sưu tầm tài liệu cũng được sử dụng khi tiến hành bài khóa luận này.
V. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của Khoá luận được chia làm 3 chương, cụ thể như sau: CHưƠNG I – TÌNH HÌNH DẠY-HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT VIỆT NAM HIỆN NAY. NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ - MỘT YÊU CẦU CẤP THIẾT I – Tình hình dạy học môn Lịch Sử ở trường THPT Việt Nam hiện nay II – Nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch Sử - Một yêu cầu cấp thiết CHưƠNG II - NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT QUA VIỆC TỔ CHỨC CÁC CUỘC THI TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ I – Quan niệm về các cuộc thi tìm hiểu nói chung
I.1 – Quan niệm về các cuộc thi tìm hiểu
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phương pháp dạy học Lịch sử
Trang 13
I.2 – Giới thiệu một số cuộc thi tìm hiểu đã được tổ chức II – Nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường THPT qua việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử II.1 – Ý nghĩa của việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT II.2 - Cách thức tổ chức một cuộc thi tìm hiểu về lịch sử ở trường THPT II.2.1 - Cách thức tổ chức một cuộc thi tìm hiểu về lịch sử nói chung II.2.2 - Cách thức tổ chức một số cuộc thi tìm hiểu về lịch sử cụ thể III - Một số cuộc thi tìm hiểu về lịch sử đã được tổ chức CHưƠNG III – VẬN DỤNG TỔ CHỨC “CUỘC THI TÌM HIỂU VỀ ĐẢNG VÀ BÁC HỒ” Ở TRƯỜNG THPT I – Lý do chọn tổ chức “Cuộc thi tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ” II – Cách thức tiến tổ chức cuộc thi III – Tổ chức “Cuộc thi tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ” ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh IV – Kết quả thu được từ cuộc thi
MỤC LỤC
MỤC LỤC . 5
MỞ ĐẦU . 6
I. Lý do chọn đề tài 6
II.Lịch sử nghiên cứu vấn đề 9
III. Phạm vi nghiên cứu 11
IV. Phương pháp nghiên cứu . 12
V. Bố cục 12
CHưƠNG I: TÌNH HÌNH DẠY-HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT VIỆT NAM HIỆN NAY. NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ - MỘT YÊU CẦU CẤP THIẾT . 14
I. Tình hình dạy – học môn Lịch sử ở trường THPT Việt Nam hiện nay 14
II.Nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT – Một yêu cầu cấp thiết 20
CHưƠNG II: NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT QUA VIỆC TỔ CHỨC CÁC CUỘC THI TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ . 27
I. Quan niệm về các cuộc thi tìm hiểu nói chung 27
I.1. Quan niệm về các cuộc thi tìm hiểu . 27
I.2. Giới thiệu một số cuộc thi tìm hiểu đã được tổ chức 27
II.Nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường THPT qua việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử 33
II.1. Ý nghĩa của việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT 33
II.2. Cách thức tổ chức một cuộc thi tìm hiểu về lịch sử ở trường THPT . 38
III. Một số cuộc thi tìm hiểu về lịch sử đã được tổ chức 52
CHưƠNG III : VẬN DỤNG TỔ CHỨC “CUỘC THI TÌM HIỂU VỀ ĐẢNG VÀ BÁC HỒ” Ở TRƯỜNG THPT 61
I. Lý do chọn tổ chức “Cuộc thi tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ” 61
II.Cách thức tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ tại trường THPT 69
II.1. Công tác chuẩn bị 69
II.2. Phổ biến cuộc thi . 71
II.3. Tổ chức cuộc thi 72
III. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh . 72
IV. Kết quả thu được từ cuộc thi . 73
KẾT LUẬN . 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 83
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phương pháp dạy học Lịch sử
Trang 6
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1862 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT qua việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức” (đội thi tham
gia trả lời các câu hỏi do BTC đưa ra); “Thi văn nghệ” (các đội thi sẽ cử đại diện tham
gia biểu diễn các tiết mục văn nghệ liên quan đến chủ đề của cuộc thi); “Thi tái hiện
lịch sử” (các đội thi tham dự sẽ phải tái hiện lại bằng hoạt cảnh một nhân vật, hoặc
một sự kiện lịch sử liên quan đến chủ đề của cuộc thi); “Thi thuyết trình” (hình thức
này có thể sử dụng để thay cho phần thi “Tái hiện lịch sử”, “Thi thuyết trình” với nội
dung liên quan đến chủ đề của cuộc thi).
23
Keá hoaïch toå chöùc hoäi thi cuûa BCN khoa Lòch Söû
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 59
III.6. Cuộc thi: “Sinh viên hoc sử biết điều hay”
24
Cuộc thi nhằm chào mừng và kỷ niệm các ngày Lễ lớn của dân tộc, Nhà văn
hoá Sinh viên thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các đơn vị tổ chức cuộc thi: “Vui
cùng Lịch Sử”. Nội dung của cuộc thi như sau:
Về mục đích, yêu cầu:
Mục đích:
- Nhằm chào mừng ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930),
chào mừng Xuân năm mới, chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
(26/03/1931).
- Tăng cường hơn nữa mối quan hệ giao lưu giữa HS-SV, các đơn vị với Nhà
văn hoá Sinh viên thành phố Hồ Chí Minh.
- Tìm hiểu thực trạng học tập bộ môn Lịch Sử hiện nay của HS-SV các trường
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Yêu cầu:
- Các đơn vị triển khai Kế hoạch này đến toàn thể HS-SV của trường mình.
- Các đội thi và cá nhân tham gia cuộc thi: thực hiện nghiêm túc, nhiệt tình và
hiệu quả…
- Mọi thắc mắc và ý kiến đóng góp của các đơn vị hay cá nhân xin liên hệ với
BTC cuộc thi.
Về nội dung của cuộc thi:
Đối tƣợng tham gia: Tất cả HS-SV các trường ĐH, CĐ, THCN. THPT trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Chủ đề và hình thức thi:
- Chủ đề: tập trung vào những nội dung kiến thức sau:
Những kiến thức về Đảng Cộng sản Việt Nam
Những kiến thức về Bác Hồ
Những kiến thức về Đoàn-Hội, truyền thống Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
- Hình thức: cuộc thi sẽ diễn ra theo 2 vòng: Vòng sơ khảo và Vòng Chung kết
24
Keá hoaïch toå chöùc cuoäc thi taïi Nhaø vaên hoùa Sinh vieân_643_Ñieän Bieân Phuû_Q3_Tp Hoà Chí Minh
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 60
Ở trường THPT, tùy thuộc vào yêu cầu và mục đích đặt ra, người giáo viên
giảng dạy bộ môn Lịch sử giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục
truyền thống hào hùng của dân tộc, khơi gợi niềm tự hào cho học sinh, hướng học sinh
biết nhìn vào các sự kiện của quá khứ, hiện tại để có thể có được những đoán định về
tương lai. Người giáo viên trên con đường tìm kiếm các biện pháp nâng cao hiệu quả
dạy học bộ môn cần hướng tới nắm bắt và xây dựng chương trình tổ chức các hội thi
tìm hiểu về lịch sử kết hợp với các kiến thức liên ngành khác tùy theo nội dung
chương trình, đảm bảo với việc liên hệ với hiện tại. Việc nắm vững về cách thức tổ
chức các cuộc thi tìm hiểu và vận dụng linh hoạt trong quá trình giảng dạy bộ môn sẽ
góp phần tích cực nâng cao kết quả giảng dạy và gây những hứng thú cần thiết đối với
học sinh trong việc học tập bộ môn Lịch sử ở trường THPT.
Như vậy, tầm quan trọng của việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu là điều mà ai
cũng nhận thấy. Tổ chức các cuộc thi tại các trường học mang lại nhiều ý nghĩa to lớn.
Trong đó, ý nghĩa lớn mang tính thực tiễn đó là thông qua các cuộc thi, nhà trường có
thể đánh giá được kết quả học tập của học sinh, sinh viên mà mình trực tiếp đào tạo.
Qua mỗi cuộc thi như vậy nhà trường có dịp phát hiện ra những cá nhân, tập thể có
năng lực học tập xuất sắc, có tư chất, phẩm chất tốt… để tiếp tục bồi dưỡng, sử dụng
họ một cách hữu ích cho nhà trường và xã hội.
Trường trung học phổ thông Việt Nam các cuộc thi cũng đã được tổ chức, xong
còn rải rác và chưa được chú trọng. Hầu như việc tổ chức các cuộc thi chỉ gắn với hoạt
động của tổ chức đoàn và được tổ chức trong một số ngày lễ, nhìn chung còn mang
tính hình thức. Như trên chúng ta đã thấy được tầm quan trong đặc biệt của việc tổ
chức các cuộc thi, vậy tại sao chúng ta lại chưa sử dụng hình thức tổ chức các cuộc thi
vào việc nâng cao hiệu quả dạy học các môn học. Thiết nghĩ đó là một vấn đề đáng
quan tâm, suy nghĩ.
Với bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay, nhất là khi nhìn vào thực
trạng của việc dạy và học bộ môn, chúng ta thấy việc sử dụng các cuộc thi kết hợp với
dạy học trên lớp là một biện pháp tích cực góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ
môn. Tổ chức các cuộc thi phù hợp với nội dung khóa trình đã được đưa ra sẽ mang lại
những hiệu quả thiết thực trong việc dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay.
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 61
CHƢƠNG III : VẬN DỤNG TỔ CHỨC “CUỘC THI TÌM HIỂU
VỀ ĐẢNG VÀ BÁC HỒ” Ở TRƢỜNG THPT
I. Lý do chọn tổ chức “Cuộc thi tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ”
Tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ luôn là một chủ đề lớn đối với người Việt Nam và
nhiều tổ chức, cá nhân khác trên thế giới. Là người Việt Nam ai cũng đều biết rất rõ
về vai trò của Bác Hồ và Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, xây dựng đất nước cả trong chiến tranh và giai đoạn hoà bình như hiện
nay.
Nguyễn Ái Quốc (19/5/1890 – 02/9/1969) quê ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn,
tỉnh nghệ An. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị giặc ngoại xâm chiếm
đóng, đời sống của nhân dân ta vô cùng cực khổ. Xuất phát từ lòng yêu nước, yêu quê
hương tha thiết, Người đã ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911. Và sau nhiều năm
bôn ba đầy gian khổ, tháng 7/1920 Người đã đọc được bản “Sơ thảo luận cương về
vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin. Từ đây Người đã tìm ra con đường cứu nước
đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, đó là con đường cách mạng vô sản. Bằng những
hoạt động không biết mệt mỏi của mình, Người đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác –
Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cbho sự thành lập
Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ngày 3/2/1930, Người đã hợp nhất các tổ chức cộng sản ở
Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam - nhân tố đầu tiên đảm bảo cho sự thắng lợi
của cách mạng Việt Nam cả trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng
đất nước.
Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cách mạng
Việt Nam giành được những thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và
Bác Hồ cùng với sự đoàn kết một lòng của quân và dân ta đã lam2 nên thắng lợi hào
hùng của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc bản Tuyên
ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà; giành thắng lợi quyến
định trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 62
Giơnevơ công nhận độc lập, chủ quyền của dân tộc ta và vĩnh viễn rút khỏi Việt Nam.
Tiếp đến là đánh đổ đế quốc Mỹ hùng mạnh sau 21 năm trường kỳ kháng chiến, làm
nên chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, lập lại hoà bình, thống nhất đất nước.
Sau năm 1975, hoà bình được lập lại, đất nước thống nhất, Đảng Cộng sản Việt
Nam tiếp tục lãnh đạo đất nước vững vàng tiến bước theo con đường cách mạng xã hội
chủ nghĩa đã chọn và giành được nhiều thành tựu to lớn. Đảng Cộng sản Việt Nam đã
lãnh đạo đất nước tiến hành công cuộc đổi mới đất nước năm 1986 và đạt được
những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, đưa nước ta ra nhập ASEAN tháng 7/1995
và gần đây là gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2006… tạo ra cho đất
nước ta bước vào công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế và là bệ phóng cho những bước
phát triển nhảy vọt trong thời gian sắp tới. Như vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội; đời sống của nhân dân ta ngày càng được nâng
cao.
Hình tượng của Đảng, của bác Hồ luôn là chủ đề của nhiều lĩnh vực nghệ thuật,
đặc biệt là trong lĩnh vực âm nhạc với nhiều ca khúc bất hủ.
Và đặc biệt, trong dòng chảy của văn học nghệ thuật Việt Nam thời hiện đại (từ
sau 1945 đến nay), hình tượng Hồ Chủ tịch là một nguồn cảm hứng lớn. Biết bao thế
hệ nghệ sĩ đều muốn thử thách trí tuệ và tấm lòng của mình với những tác phẩm viết
về vị lãnh tụ kính yêu, người Cha già dân tộc. Nếu như trong thơ, chúng ta không thể
quên hình ảnh Bác được khắc họa bằng tượng đài ngôn ngữ dưới ngòi bút thần tình
của Tố Hữu, Chế Lan Viên... thì với ca khúc cách mạng Việt Nam, các nhạc sĩ cũng
cất lên ngàn vạn lời ca dâng Bác. Mỗi bài hát đều thể hiện nhãn quan riêng của người
sáng tác và khai thác chân dung Hồ Chủ tịch ở nhiều khía cạnh khác nhau; song tất cả
đều toát lên khá đậm nét hình ảnh một con người mang dáng hình dân tộc, tiêu biểu
cho trí tuệ và tâm hồn Việt Nam.
Trong mạch nguồn ca khúc về Người, các nhạc sĩ đặc biệt “khai thác” vai trò
của lãnh tụ đối với lịch sử và vận mệnh dân tộc. Bởi lẽ vào những năm đầu thế kỷ XX,
khi cả nước còn đang trong vòng nô lệ, thì: “Từ làng Sen, có một ngƣời trai chí lớn,
mang lý tƣởng cách mạng, giải phóng quê hƣơng. Ra đi tìm khắp bốn phƣơng, đƣờng
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 63
đi cho cả dân tộc, dặm trƣờng mà xông pha...”25 . Mỗi lần, ca sĩ ngân lên tiếng hát của
mình, mọi người con Việt Nam đều rưng rưng một niềm xúc động và lòng cảm phục
vô bờ bến đối với Bác Hồ kính yêu. Vào thời điểm ấy, Người chỉ là một chàng thanh
niên 21 tuổi, nhưng đã sớm nhận thức được những vấn đề lớn lao và bức thiết của dân
tộc mình. Và rồi từ một làng nhỏ ở miền Trung, Người đã rời mái nhà tranh, rời cánh
đồng gió Lào cát trắng, xuống một con tàu ở bến nhà Rồng, bước ra thế giới. Giây
phút này, khoảnh khắc này thật ý nghĩa biết bao! Nó như còn in dấu ấn mãi trong tâm
thức người Việt Nam.
“… Khi tôi còn là hạt bụi, Ngƣời đã lên tàu đi xa
Khi quê hƣơng còn chìm nổi, Ngƣời đã lên tàu đi xa
Khi tôi còn là hạt bụi, Ngƣời đã lên tàu đi xa
Khi bến Nhà Rồng đầy nƣớc mắt, bƣớc chân Bác đặt chốn này…”
Những cặp câu đối lập nhau, liên tiếp được nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn sử dụng:
“Khi tôi còn/... Ngƣời đã; / Khi quê hƣơng còn.../ Ngƣời đã; / Khi bến Nhà Rồng .../ ...
bƣớc chân Bác...” như muốn nhấn mạnh thêm tầm nhìn, vai trò của Hồ Chủ tịch trước
vận mệnh đất nước. Quả thực, vào thời điểm ấy, cả dân tộc đang trong vòng nô lệ với
bao kiếp người cơ cực, lầm than. Nhưng làm thế nào đây? Sự ra đi của Bác chính là
một câu trả lời. Bởi vì sau hơn 30 năm “đi vào thế giới”, Bác Hồ của chúng ta đã “tìm
đƣờng đi cho dân tộc theo đi”. Hơn ai hết, chính “Bác đã là ngƣời đi trƣớc, khai rừng
băng sông mở lối” đem lại tự do và ánh sáng cho muôn đời.
Cùng trong mạch nguồn suy tưởng này, từ hiện thực nghe hát đò đưa xứ Nghệ,
nhạc sĩ An Thuyên đã khéo dựng lên một khung cảnh sinh động, giàu tính biểu tượng,
ước lệ nhưng chân thực về tâm hồn, tình cảm: “Đêm trăng lên nghe tiếng đò đƣa ngân
rất gần, nhớ chuyện Ngƣời thuở xa xƣa…/ Tuổi ấu thơ Bác đã đi suốt chiều dài câu đò
đƣa. Tuổi ấu thơ Bác đã sống suốt chiều rộng câu dân ca.../ Nay hát câu đò đƣa, thấy
đời đẹp mênh mang, càng nhớ Bác, nhớ ơn Ngƣời sâu nặng quê hƣơng”. Và hình ảnh
Người trong cơn bão táp của hai cuộc chiến tranh vệ quốc cũng thật ấn tượng, sắc nét
qua hàng loạt những ca khúc mang đậm sắc màu sử thi lớn lao, kỳ vĩ. Người được ví
như “ánh thái dƣơng”, “đuốc lửa thiêng” hay “màu xanh bất tử”, mang ý nghĩa kết
25
Trích từ bài hát: “Từ làng Sen” – Nhạc sĩ Phạm Tuyên
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 64
tinh dáng hình xứ sở, non nước ngàn năm. Nguyễn Tài Tuệ quả rất thần tình khi khám
phá: “Suối reo dƣới chân Ngƣời qua/ Đất rung tiếng ca nở hoa tháng Tám/... Bát cơm
mong chờ ngƣời già ƣớc mơ/ Líu lo i tờ môi đọng trẻ thơ/ Bác ơi! Tóc sƣơng bạc phơ/
Núi cao, suối sâu, thủ đô yêu dấu/ Khuổi Nậm còn vang lời ca mong nhớ Ngƣời”.
Đúng là một không gian nghệ thuật cách mạng với núi đèo, sông suối, với bước chân
Người qua. Tưởng như lời ca cũng “vắt vẻo lƣng chừng núi” theo dặm dài kháng
chiến của Người. Và chúng ta không thể không nhận ra: chân dung Hồ Chí Minh
“Ngƣời cao hơn núi” như gắn liền với đất trời vũ trụ, giữa thủ đô gió ngàn cách mạng.
Qua các ca khúc Việt Nam, từng lời nói, giọng điệu của Bác đều mang sức nặng
phi thường, giúp quốc dân Việt Nam tiến lên phía trước, chiến thắng kẻ thù... Ta quên
sao được lời ca đẹp đẽ: “Ôi! Thiêng liêng tiếng Bác nghe nhƣ lời Tổ quốc/ Xuyên đêm
tối, dắt đƣờng ta tiến tới/ Cho mƣa tuôn, cho bom rơi, dẫu có chết ta chẳng sờn/...
Tình Bác sáng đƣờng ta đi. Tình Bác sáng đời ta đi...” hay một khúc ca trên đƣờng ra
trận “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”26; “Trên xóm làng miền Nam/ Hình
Ngƣời nhƣ tiếng quân ca/ Rực lòng vƣơn cánh bay xa/ Vùng lên giải phóng quê
nhà...” 27- thật là tài hoa, điêu luyện. Tình người, câu hát cứ bay theo bát ngát bờ tre,
mái rạ, bát ngát cánh đồng tít tắp, phì nhiêu. Hình như người nhạc sĩ muốn cất tiếng:
mỗi tấc đất, xóm làng miền Nam đều hướng về Bác kính yêu.
Hẳn là không còn băn khoăn, nghi ngại khi khẳng định: âm nhạc Việt Nam
dành phần thiêng liêng, trang trọng nhất để cất tiếng hát về Người với những gì yêu
thương sâu lắng nhất; mà đáng nói hơn, tình cảm hướng về Người cũng luôn bao la,
thánh thiện, câu chữ như muốn bật tung khỏi khuông nhạc hữu hình. Vâng! Người là
“niềm tin tất thắng” cho cả hôm nay và mai sau.
Bên cạnh nguồn cảm hứng Ca ngợi Hồ Chủ tịch thì một phương diện khác - rất
lớn lao, phong phú là cảm thức người - nhân loại của Bác, cũng ghi một dấu ấn khá
đậm nét trong các ca khúc cách mạng Việt Nam. Những câu hát đầy chất suy tư - khi
khái quát, lúc lại cụ thể: “Bác Hồ, Ngƣời là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và
trong trái tim nhân loại. Cả cuộc đời, Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân. Cả cuộc
26
Trích từ bài hát: “Tình Bác sáng đời ta”_Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và Diệp Minh Tuyền
27 Trích từ bài hát: “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”_ Nhạc sĩ Trần Kiết Tường
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 65
đời, Bác hy sinh cho dân tộc Việt Nam. Bác thƣơng các cụ già, xuân về dâng biếu lụa;
Bác thƣơng đàn cháu nhỏ, trung thu gửi cho quà...”28. Chúng ta nói, tình yêu của
Người bao la, chính là vì lý do đó.
Song điều đặc biệt hơn, muôn vàn tình cảm yêu thương đối với muôn người ấy,
tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi vẫn nồng nàn nhất, như điều nhạc sĩ Phong Nhã
thể hiện: “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh?”. Một câu hỏi, nhưng chỉ là cái cớ
để tìm ra lời đáp: Bác Hồ luôn yêu thương các cháu thiếu niên, nhi đồng. Mượn “mơ”
để nói thực, những câu hát vô cùng tinh tế với giấc mơ trẻ thơ: “Đêm qua em mơ gặp
Bác Hồ/ Râu Bác dài, tóc Bác bạc phơ/ Em âu yếm hôn lên má Bác/ Bác gật đầu, Bác
khen em ngoan/ Bác mỉm cƣời, Bác khen em ngoan…”29. Người nghe cảm nhận trong
câu hát hình ảnh một vị lãnh tụ dành muôn vàn tình yêu thương cho các cháu thiếu nhi:
nụ cười hồn nhiên, ánh mắt trìu mến, tấm lòng Bác trong trái tim trẻ thơ là di sản tinh
thần vô giá, không phai nhạt.
Song có lẽ đẹp hơn cả, là hình ảnh của một ngày về chiến thắng, xúc động, hào
hùng - Người được nhắc tới như biểu tượng của sum họp, kết đoàn:“Từ thành phố này,
Ngƣời đã ra đi. Bao năm ƣớc mong đón Bác trở về. Trong chiến dịch này, Bác đã
cùng về với những đoàn quân. Bác vẫn đến từng nhà thăm các cụ già, cầm tay chúng
con Bác bắt nhịp bài ca kết đoàn...” 30.
Lời ca reo vui! Với khúc ca ấy, người nhạc sĩ đặt những âm thanh cuối cùng
góp phần hoàn thiện chân dung lãnh tụ. Bài hát vẫn là sản phẩm của trí tưởng tượng,
của niềm rung động sâu xa, nhưng rất tự nhiên, hợp lý như một sự thật không thể nào
khác, bởi Cao Việt Bách hiểu được nét đặc sắc nhất trong tâm hồn, trong cuộc đời Bác:
“Cả đời Ngƣời là của nƣớc non”...
Không còn nghi ngờ gì nữa, dòng ca khúc viết về Người - Hồ Chí Minh là gia
tài âm nhạc quý báu của nhiều thế hệ các nhạc sĩ Việt Nam. Và cũng không thể phủ
nhận, muốn biết về Người đã có hàng ngàn, hàng vạn trang viết. Nhưng thử hỏi, có gì
28
Trích trong bài “Bác Hồ - một tình yêu bao la”_ Nhạc sĩ Thuận Yến
29
Trích từ bài hát: “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ”_Nhạc sĩ Xuân Giao
30
Trích từ bài hát: “Tiếng hát từ thành phố mang tên Người”_Nhạc sĩ Cao Việt Bách.
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 66
đẹp hơn những tiếng hát, lời ca? Có hình tượng nào đẹp hơn Người - Hồ Chí Minh vĩ
đại? Hỏi, tức là ta đã trả lời!
Đảng Cộng sản Việt Nam trong nguồn cảm hứng của giới văn nghệ sỹ, chúng ta
cũng có thể tìm thấy rất nhiều ca khúc viết về Đảng với một niềm xúc động chân thành
như: “Vùng trời Đông”, “Đảng là cuộc sống của tôi”,… Những ca khúc ấy đã đi vào
lòng người dân Việt nam từ bao thế hệ đến nay. Thế mới thấy sự trân trọng và tôn kính
giành cho Đảng, cho Bác Hồ của bao thế hệ người Việt Nam. Ở nhiều lĩnh vực khác
hình tượng về Đảng và Bác Hồ cũng được thể hiện một cách rất sinh động và tất cả
đều toát lên sự trân trọng, biết ơn với Đảng, với Bác Hồ.
Trong giáo dục và đào tạo con người, những nội dung kiến thức về Đảng và
Bác Hồ cũng được đưa vào các cấp học một cách phù hợp. Ở bậc Tiểu học, nội dung
kiến thức về Đảng và Bác Hồ được trình bày qua những câu chuyện, những bài văn,
bài hát… ngắn gọn, xúc tích dễ được các em học sinh tiếp nhận một cách hào hứng.
Nhưng những nội dung kiến thức còn rất ít. Ở bậc Trung học cơ sở, nội dung kiến thức
về Đảng và Bác Hồ cũng đã được đưa vào chương trình SGK Lịch sử lớp 9, nhưng nội
dung kiến thức còn ở dạng tổng quát, rất ít tư liệu về Đảng và Bác Hồ. Đến bậc Trung
học phổ thông, nội dung kiến thức về Đảng và Bác Hồ đã được trình bày nhiều hơn
trong chương trình SGK Lịch sử lớp 12. Ở SGK Lịch sử lớp 12 do GS Đinh Xuân
Lâm (Chủ biên)_NXB GD năm 2005, nội dung kiến thức về Đảng và Bác Hồ đã được
trình bày ở các bài học: Bài 2: Phong trào cách mạng Việt Nam từ sau chiến tranh thế
giới thứ nhất, mục 4 – Nguyễn Ái Quốc và việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về
trong nước 1919 – 1925 (trang 12 – 13 – 14); Bài 3: Phong trào cách mạng Việt Nam
trong những năm trước thành lập Đảng 1925 – 1930, phần I – Hội Việt Nam Cách
mạng thanh niên và Tân Việt Cách mạng đảng (trang 14 – 15 – 16); Bài 4: Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời (trang 23 – 24 – 25). Và trong các bài sau đó có trình bày đôi nét
về vai trò của Đảng và Bác Hồ , xong những kiến thức đó còn chưa nhiều.
Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 do GS Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên)_NXB
GD năm 2007, nội dung kiến thức về Đảng và Bác Hồ được trình bày ở các bài học:
Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925, mục 3 -
Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (trang 81 – 82). Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 67
Việt Nam từ 1925 đến năm 1930, mục 1 – Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (trang
83 – 84); phần II – Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã trình bày những kiến thức về
Đảng và Bác Hồ ở các mục 1 và 2 (trang 86 – 87 – 88). Các bài học sau đó có trình
bày về vai trò và ảnh hưởng của Đảng và Bác Hồ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc và xây dựng đất nước. Bài 26: Đất nước trên con đường đổi mới đi lên chủ
nghĩa xã hội (1986 – 2000), nội dung kiến thức về Đảng được trình bày ở phần I –
Đường lối mới của Đảng (trang 208 – 209).
Như vậy, khi nhìn vào nội dung kiến thức về Đảng và Bác Hồ trong chương
trình Lịch sử phổ thông chúng ta thấy những kiến thức về Đảng và Bác Hồ mới chỉ
được trình bày ở dạng khái quát, sơ lược. Những kiến thức về Đảng và Bác Hồ được
trình bày trong chương trình Lịch sử phổ thông chưa tương thích với vai trò và tầm
ảnh hưởng to lớn của Đảng và Bác Hồ. Vì vậy, việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về
Đảng và Bác Hồ với những hình thức phù hợp sẽ là sự bổ sung hết sức cần thiết, góp
phần vào việc nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử ở trường TH phổ thông.
Những cuộc thi tìm hiểu sẽ góp phần hướng cho các em học sinh tìm hiểu, sưu tầm tư
liệu, thể hiện suy nghĩ của mình qua các bài dự thi về Đảng và Bác Hồ. Từ đó các em
học sinh sẽ tích luỹ được những nội dung kiến thức quan trọng, phát huy khả năng của
bản thân và ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam, biết ơn và kính trọng những công lao to lớn của Đảng và Bác Hồ…
Từ sau ngày đất nước giành lại độc lập đến nay, nhiều cuộc thi tìm hiểu về
Đảng và Bác Hồ đã được tổ chức. Có nhiều cuộc thi đã được tổ chức quy mô thu hút
được đông đảo các cá nhân, tổ chức tham gia. Trong những năm gần đây, nhiều cuộc
thi tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ đã được tổ chức như: Cuộc thi
“Kể chuyện về tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” do Ban tuyên giáo Trung ương phát
động, cuộc thi sau đó đã được tổ chức rộng rãi ở nhiều ban ngành, công ty và các cơ
quan trường học trên cả nước; Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh” do Đảng bộ tỉnh Bình Định tổ chức; Cuộc thi “Sinh viên với cội nguồn” ở khoa
Lịch Sử trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh…
Những cuộc thi như vậy là dịp tuyên truyền sâu rộng trong toàn xã hội về đạo
đức, tác phong của Bác, qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 68
luyện phẩm chất của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên,
học sinh... đẩy lùi sự suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí
và các tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Ở trường THPT, những cuộc thi tìm hiểu cũng đã được tổ chức nhưng về quy
mô vẫn chưa được sâu rộng, về hình thức cũng chưa có những đổi mới nhiều. Nhất là
khi xác định “tổ chức các cuộc thi tìm hiểu” là một biện pháp, một hướng đi để nâng
cao chất lượng dạy và học bộ môn thì điều đó lại cần một sự chú ý đầu tư đặc biệt.
Cuộc thi tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ cũng đã được nhiều trường THPT tổ chức trong
các ngày lễ kỷ niệm, xong về quy mô và hình thức cũng chưa mang tính phổ biến rộng
rãi.
Trong Chƣơng III – Vận dụng tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về Đảng và Bác
Hồ” ở trƣờng TH phổ thông của khóa luận tốt nghiệp này tôi đã chọn xây dựng kế
hoạch tổ chức một cuộc thi tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ để thực hiện cũng là nhằm
hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm việc theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí
Minh” đã được nêu ra trong những năm gần đây. Xây dựng kế hoạch tổ chức các cuộc
thi tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ là điều hết sức cần thiết trong quá trình dạy và học
môn Lịch sử ở trường TH phổ thông.
Nội dung kiến thức về Đảng và Bác Hồ rất gần gũi với học sinh phổ thông.
Những nội dung kiến thức về Đảng và Bác Hồ cũng có trong giáo trình sách giáo khoa
lớp 12 ở cả chương trình cơ bản và nâng cao. Riêng đối với học sinh khối lớp 10 và
lớp 11 thì việc hướng dẫn về các nguồn tài liệu liên quan đến Đảng và Bác Hồ cho học
sinh tìm và đọc sẽ góp phần thúc đẩy sự tìm tòi và tham gia của các em.
Tổ chức một cuộc thi cho các em học sinh phổ thông tham gia như một hoạt
động ngoại khóa, đó là tổ chức hội thi tìm hiểu. Tổ chức cuộc thi nhằm kỷ niệm các
ngày lễ lớn (trong tháng 2 và tháng 3) của dân tộc ta, những sự kiện có liên quan đến
Đảng và Bác Hồ (những ngày lễ kỷ niệm như ngày thàng lập Đảng Cộng sản Việt
Nam 3/2/1930, ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3/1931…).
Qua cuộc thi nhằm đánh giá một phần về thái độ học tập và kết quả học tập bộ
môn Lịch sử của học sinh ở trường THPT hiện nay. Cũng từ đó nêu ra một số biện
pháp tích cực để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học bộ môn.
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 69
Tổ chức cuộc thi nhằm tuyên truyền, giáo dục học sinh phổ thông nâng cao
nhận thức về lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam; thân thế, sự nghiệp và tư
tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua đó nâng cao lòng tự hào, niềm tin vào sự
lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng, tích cực tham
gia xây dựng Đảng…
II. Cách thức tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ tại
trƣờng THPT
II.1. Công tác chuẩn bị
- Khoảng thời gian tháng 2 và tháng 3/2009, trong đợt thực tập sư phạm kỳ 2 tôi
có điều kiện trực tiếp tổ chức một cuộc thi tại các khối lớp và cùng với sự hỗ trợ của
các bạn tham gia thực tập tại các trường khác, chúng tôi đã tổ chức cho các em học
sinh phổ thông tham gia cuộc thi này để từ đó có những nhận định khách quan về kết
quả của cuộc thi. Hình thức tổ chức cuộc thi này là thi kiến thức với việc cho học sinh
làm các câu hỏi tự luận và viết bài cảm nhận theo chủ đề của cuộc thi. Ban tổ chức
cuộc thi phối hợp cùng BCH đoàn trường ở phổ thông phổ biến cuộc thi đến toàn thể
các em học sinh.
- Xây dựng Kế hoạch tổ chức cuộc thi:
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC CUỘC THI TÌM HIỂU VỀ ĐẢNG VÀ BÁC HỒ
I - Mục đích – ý nghĩa:
- Nhằm kỷ niệm các ngày lễ lớn như ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam (3/2/1930 ), ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931).
- Nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của học sinh về lịch sử vẻ
vang của Đảng Cộng sản Việt Nam; thân thế, sự nghiệp và tư tưởng vĩ đại của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua đó nâng cao lòng tự hào, niềm tin vào sự lãnh đạo của
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 70
Đảng, trách nhiệm thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng, tích cực tham gia xây
dựng Đảng…
- Nhằm tạo ra một sân chơi ngoại khóa cho các em học sinh có dịp thể hiện
những hiểu biết của mình về Đảng, Bác Hồ; tích cực, chủ động tìm tòi tài liệu về
Đảng, Bác Hồ để tham gia cuộc thi…
II – Nội dung và hình thức tổ chức cuộc thi:
1. Đối tƣợng: Là các em học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2. Chủ đề cuộc thi: Những kiến thức về Đảng và Bác Hồ.
3. Hình thức tổ chức cuộc thi: Cuộc thi được tổ chức theo hình thức thí sinh
tham gia cuộc thi sẽ làm một bài thi (câu hỏi của cuộc thi do BTC cuộc thi soạn,
trình bày ở phần cuối Kế hoạch này), Đề thi bao gồm các câu hỏi tự luận liên quan
đến chủ đề của cuộc thi.
4. Yêu cầu: Bài tham dự cuộc thi được viết bằng tay hoặc đánh máy trên giấy A4
hoặc giấy viết bình thường có dòng kẻ. Bài dự thi trình bày sạch sẽ, chữ viết đẹp
sẽ được ưu tiên cộng điểm vào phần đánh giá chung cả bài dự thi.
5. Cơ cấu giải thƣởng: Gồm có 1 Giải nhất, 1 Giải nhì, 2 Giải ba và 5 Giải
khuyến khích.
6. Địa điểm nhận bài dự thi:
- BCH Đoàn các lớp ở trường THPT (nơi có giáo sinh thực tập ngành học Lịch
Sử).
- Địa chỉ mail: quoctruong030784@yahoo.com
III – Thành phần Ban tổ chức và Ban giám khảo cuộc thi:
1. Lò Đức Quốc Trường Giáo sinh thực tập trường TH Thực hành
2. Lưu Văn Hóa Giáo sinh thực tập trường TH Thực hành
3. Lưu Thị Kim Phượng Giáo sinh thực tập trường TH Thực hành
4. Các giáo sinh thực tập ngành Lịch Sử ở các trường THPT khác.
IV – Tiến độ thực hiện:
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 71
- Ngày 29/01/2009: Lên Kế hoạch tổ chức cuộc thi
- Ngày 02/02/2009: Xin ý kiến Thầy Cô tại trường phổ thông và triển khai kế
hoạch
- Ngày 20/02/2009: Bắt đầu nhận bài tham dự cuộc thi
- Ngày 10/03/2009: Hạn chót nhận bài tham dự cuộc thi
- Ngày 15/03/2009: Công bố giải thưởng và chuyển giải thưởng đến BCH đoàn
trường có thí sinh đạt giải cuộc thi.
CÂU HỎI CỦA CUỘC THI
Câu 1: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào thời gian nào? Ở đâu? Trình bày
những hiểu biết của em về Người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 2: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có
đƣợc sánh vai các cƣờng quốc năm châu đƣợc hay không, chính là nhờ một
phần rất lớn ở công học tập của các cháu…”31.
1. Em hiểu về lời dạy trên của Bác Hồ như thế nào?
2. Theo lời dạy trên, em cần làm những gì để đóng góp công sức của mình
vào sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay và mai sau, làm cho đất nước ta
được trở nên “vẻ vang”, “sánh vai với các cƣờng quốc năm châu”… như
lời Bác dạy.
- Sau khi lên xong kế hoạch, BTC nhờ giáo viện bộ môn Lịch sử kiểm tra lại các
câu hỏi dự thi và tiếp đó là báo cáo và xin ý kiến tổ chức cuộc thi với BGH nhà trường
THPT về kế hoạch tổ chức cuộc thi tại trường.
II.2. Phổ biến cuộc thi
BTC liên hệ với BCH đoàn trường THPT, BCH các chi đoàn để phối hợp tổ
chức cuộc thi. Đồng thời tranh thủ sự trợ giúp kinh phí vật chất và các điều kiện khác
của các đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội khác.
31
Lời Bác Hồ trong buổi khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 72
Triệu tập cuộc họp cán bộ Đoàn mở rộng và các đại diện của các lớp tham gia
cuộc thi, quán triệt chủ trương phổ biến kế hoạch, bàn biện pháp thực hiện.
Lên danh mục tài liệu tham khảo của cuộc thi (những tài liệu về Đảng và Bác
Hồ), nhờ BCH đoàn trường THPT đính Kế hoạch tổ chức cuộc thi, danh mục tài liệu
tham khảo trên bảng tin đoàn trường.
II.3. Tổ chức cuộc thi
Khi tiến hành cuộc thi cần thực hiện các việc sau:
- Theo đúng Kế hoạch thực hiện cuộc thi tại trường THPT (sau khi đã được
BGH nhà trường THPT đồng ý và nhận được sự hỗ trợ từ BCH đoàn trường, BCH các
lớp tại trường Trung học phổ thông.
- Khi cuộc thi kết thúc tiến hành công tác tổng kết, đánh giá…
III. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ ở một số trƣờng
THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Theo cách thức tổ chức cuộc thi đã trình bày ở phần trên, chúng tôi tổ chức
cuộc thi tại một số trường THPT trên địa bàn thành phố sau khi đã được sự đồng ý của
BGH nhà trường, tổ Lịch Sử ở trường THPT và sự giúp đỡ của BCH đoàn trường phổ
thông, giáo sinh thực tập thuộc ngành học Lịch Sử tại các trường THPT nơi tổ chức
cuộc thi).
“Cuộc thi tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ” được tổ chức tại 3 trường Trung học
phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Trường Trung học thực hành – ĐHSP,
Trường trung học phổ thông Nguyễn Chí Thanh và Trường trung học phổ thông Trần
Khai Nguyên. Thời gian tổ chức cuộc thi: tháng 2 và tháng 3 năm 2009. Ban tổ chức
cuộc thi đã phối hợp cùng các giáo sinh thực tập tại 3 trường trên để tổ chức “Cuộc
thi tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ”. Chúng tôi đã chủ động xin ý kiến Ban giám hiệu nhà
trường và cùng BCH đoàn trường để phổ biến cuộc thi tới toàn thể các em học sinh.
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 73
IV. Kết quả thu đƣợc từ cuộc thi
Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu cùng BCH đoàn trường phổ
thông, sau hơn một tháng phát động cuộc thi, Ban tổ chức đã nhận được một số lượng
khá lớn bài dự thi của các em học sinh chủ yếu dưới các hình thức là: nhận bài thi đã
được đánh máy và nhận bài dự thi qua Email. Tổng số bài dự thi mà Ban tổ chức cuộc
thi nhận được là: 537 bài. Trường Trung học thực hành – ĐHSP có số bài tham dự
cuộc thi đông đảo nhất: 295 bài dự thi. Trong đó có hơn 300 bài dự thi nhận được qua
Email, còn lại là bài học sinh đánh máy, in và nộp bằng giấy A4. Và đây có thể coi là
một thành công bước đầu trong quá trình tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử ở
trường Trung học phổ thông. Thiết nghĩ, nếu được đầu tư đúng hướng và có quy mô
hơn, kết quả thu được từ việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử sẽ cao hơn nữa.
Nhưng theo chúng tôi thì kết quả lớn nhất thu được từ “Cuộc thi tìm hiểu về
Đảng và Bác Hồ” vừa qua tại trường Trung học phổ thông đó là sự chú ý, tích cực
tham gia tìm hiểu, sưu tầm tư liệu về Đảng và Bác Hồ của học sinh các trường có tổ
chức cuộc thi. Hình thức tổ chức “Cuộc thi tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ” được lựa
chọn phù hợp, học sinh không bị ảnh hưởng đến việc học tập các môn học khác, thời
gian rảnh các em học sinh đọc tài hoặc lên mạng tìm kiếm các tài liệu liên quan đến
chủ đề của cuộc thi. Các bài dự thi của các em đã thể hiện sự hiểu biết của các em học
sinh về những kiến thức liên quan đến Đảng và Bác Hồ. Có rất nhiều bài dự thi của
các em trả lời xuất sắc ở cả hai câu hỏi. Điều đó thể hiện sự quan tâm, chú ý và có đầu
tư của các em học sinh khi tham gia cuộc thi.
Về kết quả cụ thể như đã nêu ở trên, tổng số bài thu được sau cuộc thi là 537
bài dự thi, trong đó: Trường Trung học thực hành – ĐHSP: 295 bài; Trường trung học
phổ thông Nguyễn Chí Thanh: 128 bài; Trường trung học phổ thông Trần Khai
Nguyên: 114 bài. Bài dự thi của các em học sinh đều trả lời đầy đủ hai câu hỏi mà Ban
tổ chức đưa ra, nhưng mức độ trả lời câu hỏi của các em học sinh có sự khác nhau.
Chúng ta có thể theo dõi mức độ trả lời đúng – sai của học sinh về Câu hỏi 1 của cuộc
thi qua bảng thống kê dưới đây:
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 74
Phần
trả lời
Trƣờng
Câu hỏi 1
Phần trả lời về Đảng Phần trả lời về Bác Hồ
Trả lời
đúng
Trả lời
sai
Trả lời
đúng
Trả lời
sai
Trung học
thực hành-ĐHSP
283 12 286 9
THPT Trần
Khai Nguyên
108 6 109 5
THPT Nguyễn
Chí Thanh
120 8 122 6
Tổng 511 26 517 20
Bảng thống kê phần trả lời Câu hỏi 1 của học sinh
tham gia “Cuộc thi tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ”
(Đơn vị thống kê: bài dự thi)
Từ bảng thống kê trên chúng ta thấy: tỉ lệ học sinh trả lời đúng câu hỏi là rất
cao (Phần trả lời về Đảng: có 511 bài dự thi trả lời đúng chiếm gần 95,2%, có 26 bài
dự thi trả lời sai chiếm 4,8%; Phần trả lời về Bác Hồ: có 517 bài dự thi trả lời đúng
chiếm gần 96,3%, chỉ có 20 bài dự thi trả lời sai chiếm 3,7%). Những bài làm của học
sinh ở câu hỏi 1 đã trình bày khá chi tiết về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và
những hiểu biết về Bác Hồ. Điều đó thể hiện sự hiểu biết của các em học sinh phổ
thông về những kiến thức liên quan đến Đảng và Bác Hồ.
Đặc biệt ấn tượng và sâu đậm hơn là việc các em thể hiện những suy nghĩ,
những dự định của mình trong phần viết về Câu hỏi 2: "Non sông Việt Nam có trở nên
vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có đƣợc sánh vai các cƣờng quốc năm châu
đƣợc hay không, chính là nhờ một phần rất lớn ở công học tập của các cháu…".
1. Em hiểu về lời dạy trên của Bác Hồ như thế nào?
2. Theo lời dạy trên, em cần làm những gì để đóng góp công sức của mình vào
sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay và mai sau, làm cho đất nước ta được trở
nên “vẻ vang”, “sánh vai với các cƣờng quốc năm châu”… như lời Bác dạy.
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 75
Trong phần trả lời câu hỏi 2, các em học sinh đã thể hiện nhận thức sâu sắc về
lời dạy của Bác Hồ. Bài viết về câu hỏi 2 của em Trần Thanh Huy lớp 11A2 trường
Trung học thực hành – ĐHSP đã viết: “…Lời Bác Hồ đã đƣợc bao thế hệ học sinh ghi
nhớ và cố gắng thực hiện. Bác chỉ rõ cho lớp trẻ hiểu rằng, việc học tập của học sinh
hôm nay sẽ quyết định tƣơng lai đất nƣớc ngày mai. Vì thế, học sinh phải học tập tốt
để làm vẻ vang cho đất nƣớc.
Trong thời đại hiện nay, sức mạnh của mỗi dân tộc không chỉ ở lòng dũng cảm
và số lƣợng quân đội đông đảo để bảo vệ Tổ quốc nhƣ trƣớc nay mà sức mạnh của
mỗi dân tộc còn là sức mạnh của trí tuệ, của khoa học kỹ thuật, của kinh tế phồn vinh.
Các cƣờng quốc trên thế giới đều là những nƣớc kimh tế phát triển cao. Đối với nƣớc
ta, điều đó chỉ thƣc hiện đƣợc khi chủ nhân đất nƣớc là những ngƣời có trình độ văn
hoá khoa học kỹ thuật cao, có khả năng hoà nhập với nền văn minh thế giới. Muốn vậy,
không có cách nào khác là chúng ta phải ra sức học tập thật tốt, học liên tục không
ngừng. Học, học nữa, học mãi. Những năm tháng dùi mài kinh sử trên ghế nhà trƣờng
chính là thời gian để mỗi ngƣời tiếp thu kiến thức mà nhân loại đã tích luỹ đƣợc qua
hàng ngàn năm lịch sƣ, làm một tiền đề, hành trang thật chắc chắn ban đầu. Nhờ học
tập tích cực trong nhà trƣờng, khi lớn lên học sinh sẽ trở thành những công dân có
kiến thức, có trình độ cao để xây dựng đất nƣớc tiến kịp thời đại. Gia đình và xã hội
cũng hết sức quan tâm, chăm lo tạo điều kiện cho tất cả trẻ em đến tuổi đều đƣợc đi
học, phổ cập giáo dục,… cũng chính là vì tƣơng lai lâu dài của đất nƣớc…”.
Ở phần nói về trách nhiệm của mình em Huy viết: “Qua lời dạy trên, em càng
thấy rõ trách nhiệm của mình: phải cố gắng, quyết tâm trên con đƣờng học vấn, học
cho chính bản thân mình, không phải học cho ai cả, phải học thật ; đồng thời phải học
hỏi, tìm tòi không ngừng: học không phải chỉ vì tấm bằng Đại học, không phải để có
một việc làm nhàn hạ cho tƣơng lai, những gì bạn biết chỉ là hạt cát trên sa mạc rộng
lớn, đừng vội tự mãn, hài lòng với bản thân. Ngoài ra, học đi đôi với hành, không phải
học chỉ để khảo bài, lấy điểm cao để rồi sa lầy vào cách học vẹt trên lý thuyết, mà phải
biết ứng dụng vào thực tế, học từ chính cuộc sống, từ đó hình thành đƣợc phản xạ
trong bạn, bạn có thể nhớ lâu, từ đó kiến thức của bạn mới có tác dụng. Và cuối cùng,
luôn ghi nhớ: Để thành công trong học vấn là cả 1 quá trình gian khổ, kiên nhẫn, bền
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 76
bỉ. "Trên con đƣờng của thành công, không có dấu chân của kẻ lƣời biếng”. Còn là
học sinh, nhiệm vụ quan trọng nhất là học tập, tiếp thu kiến thức để có một hành trang
vững chắc cho mai sau, vậy bạn còn chờ gì nữa, hãy quyết tâm, bền bĩ phấn đấu không
ngừng, trƣớc hết là vì chính bản thân bạn, rộng hơn nữa là gia đình, xã hội và cả đất
nƣớc Việt Nam đang chờ đón những thế hệ măng non tiếp theo để xây dựng đất nƣớc
mai sau tƣơi đẹp, bƣớc lên bục vinh quang sánh vai cùng các cƣờng quốc năm châu,
nhƣ lời căn dặn và hy vọng lớn nhất Bác đã để lại cho chúng ta, các cháu thân yêu
của Bác…”.
Em Huỳnh Mỹ Duyên lớp 11B1 trường Nguyễn Chí Thanh cũng đã nói về trách
nhiệm của mình như sau: “…Là một ngƣời công dân của nƣớc Việt Nam, trƣớc tiên là
em cần đặt mục tiêu cố gắng trong học tập, nỗ lực học hành sẽ là những viên gạch đầu
tiên làm nền móng cho những bƣớc tiến xa hơn, cao hơn ngày mai để có thể trở thành
ngƣời đi xây dựng đất nƣớc nhƣ lời Hồ Chủ Tịch, đƣa non sông Việt Nam trở nên vẻ
vang, dân tộc trở nên vẻ vang sánh vai cùng các cƣờng quốc năm châu. Tuy nhiên, em
cũng cần rất nhiều sự hỗ trợ từ các thế hệ đàn anh, cha mẹ, thầy cô, mong lớp ngƣời
đi trƣớc cùng cố gắng tạo điều kiện tốt nhất chắp cánh cho đàn em có thể tiến tới, tre
già măng mọc, lớp sau tiến xa hơn lớp trƣớc, để tƣơng lai không xa có thể tự hào rằng
mình đã có công xây dựng bảo vệ quê hƣơng tƣơi đẹp, tỏa sáng, để mỗi ngƣời con đất
Việt có thể tự hào khi nói rằng mình là công dân của Tổ quốc thân yêu…”.
Qua đó chúng ta thấy các em học sinh đều có những suy nghĩ và dự định của
của riêng mình, trong đó có những điều rất giản dị, cũng có những điều hết sức lớn
lao…Nhưng tất cả các em đều muốn noi theo gương Bác Hồ và các bậc anh hùng
trong lịch sử để đem phần sức mình ra xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp.
Qua mỗi bài dự thi các em cũng đã thể hiện được khả năng xử lý thông tin qua mạng
Internet và khả năng hành văn của mình khá tốt.
Như vậy, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử ở trường Trung học phổ thông
thực sự là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần vào việc giáo dục truyền
thống hào hùng của dân tộc, giáo dục lòng yêu mến và kính trọng lãnh tụ, yêu quê
hương đất nước… cho thế hệ trẻ hiện nay. Khi tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử
ở trường Trung học phổ thông cần lưu ý đến vấn đề thời gian tổ chức và hình thức lựa
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 77
chọn để tổ chức cuộc thi. Đó là hai yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự thành công
của cuộc thi. Như ở “Cuộc thi tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ”, hình thức tổ chức cuộc
thi là cho câu hỏi để học sinh về nhà có thời gian tìm hiểu, thu thập tài liệu và sau đó
viết bài, học sinh có thể làm bài dự thi những lúc rảnh vì thời gian kéo dài của cuộc thi
này hơn 1 tháng. Ngoài ra, các yếu tố khác như: nhờ sự phổ biến của BCH đoàn
trường phổ thông, nội dung cuộc thi và cơ cấu giải thưởng phù hợp… cũng là những
yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của mỗi cuộc thi.
Từ việc tổ chức “Cuộc thi tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ” tại một số trường
Trung học phổ thông, chúng tôi nhận thấy: các em học sinh không hề thờ ơ với môn
học Lịch sử. Điều quan trọng là ở việc tổ chức dạy và học môn Lịch sử như thế nào để
thu hút được các em học sinh mới là điều “cốt yếu”. Việc phát động những cuộc thi
tìm hiểu về lịch sủ cũng là một biện pháp hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả dạy
học bộ môn. Trong đó, hình thức tổ chức các cuộc thi hợp lý sẽ lôi cuốn học sinh hào
hứng tham gia... Và nếu như nhà trường phổ thông và tổ bộ môn mạnh dạn đề ra các
hình thức khuyến khích phù hợp với tâm lý học sinh như: cộng điểm cho các bài dự thi
đạt kết quả tốt, tặng giấy khen và biểu dương trước toàn trường…thì học sinh sẽ tích
cực tham gia các cuộc thi như vậy. Và kết quả học tập bộ môn Lịch sử ở trường trung
học phổ thông sẽ ngày càng được nâng cao. Việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu như thế
cũng có thể áp dụng ở tất cả các môn học khác trên cơ sở cân đối hợp lý về mặt thời
gian và hình thức tổ chức cuộc thi phù hợp với nội dung kiến thức ở trường phổ thông.
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 78
KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông hiện nay
là một yêu cầu cấp thiết đòi hỏi sự cố gắng của nhiều tổ chức, cá nhân. Tìm hiểu thực
trạng dạy – học môn Lịch sử, từ đó tìm hiểu nguyên nhân và hướng tới vạch ra những
con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ
thông là hướng đi đã và đang được thực hiện rất tích cực, hợp logic, phần nào đã mang
lại những hiệu quả tích cực trong dạy và học bộ môn.
Ngày nay, với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế, việc ứng dụng các
phương pháp dạy học hiện đại như chương trình “dạy học cho tƣơng lai” của Intel, sử
dụng các chương trình hỗ trợ dạy học khác như Powerpoint… đã góp phần nâng cao
hiệu quả dạy học. Điều đó thực sự mang lại những kết quả tích cực trong quá trình dạy
học các môn học nói chung và môn học Lịch sử nói riêng. Vai trò của Lịch sử trong
đời sống xã hội ngày càng được nhận thức đúng đắn hơn. Vị trí của môn học ngày
càng được nâng cao, song vẫn chưa tương xứng ý nghĩa, tầm quan trọng, nhu cầu và
xu thế phát triển của môn học Lịch sử. Vấn đề đặt ra đó là: Làm thế nào để nâng cao
hơn nữa hiệu quả dạy – học môn Lịch sử ở trƣờng Trung học phổ thông hiện nay?
Đây là vấn đề thu hút sự quan tâm của rất nhiều tổ chức, ban ngành và nhiều cá nhân.
Đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Lịch Sử ở trƣờng THPT qua việc
tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử” cũng nhằm góp phần nhỏ vào việc trả lời câu
hỏi trên. Việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử ở trường THPT trong quá trình
dạy học môn Lịch sử thực sự sẽ mang lại những hiệu quả tích cực. Hình thức tổ chức
các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử rất phong phú và đa dạng (như đã trình bày ở Chƣơng
II). Điều đó đặc biệt hiệu quả khi kết hợp với việc sử dụng công nghệ thông tin trong
quá trình tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, làm sinh động hơn cho các cuộc thi
này. Những nội dung câu hỏi, những đoạn phim tư liệu và các nhân vật, sự kiện lịch
sử… được đưa lên máy chiếu sẽ tác động rất lớn đến tư duy và nhận thức của học sinh
phổ thông. Qua đó sẽ thu hút đông đảo sự tham gia của các em. Việc tổ chức các cuộc
thi tìm hiểu về lịch sử cũng rất sinh động, bởi vì trong một năm học có rất nhiều ngày
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 79
lễ kỷ niệm, chúng ta sẽ dễ dàng lựa chọn những hình thức tổ chức các cuộc thi phù
hợp nhất (thi viết bài cảm nhận, thi hùng biện, thi đố kiến thức tập trung, thi hát…).
Tất cả sẽ mang lại một bầu không khí thi đua sôi nổi trong học tập, tìm hiểu ở trường
Trung học phổ thông. Qua mỗi cuộc thi như vậy học sinh có một môi trường để phát
huy những phẩm chất năng khiếu đặc biệt của bản thân… Cũng chính từ việc tổ chức
các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử sẽ giúp học sinh có dịp tìm hiểu sâu hơn về các nhân
vật, sự kiện lịch sử mà ở sách giáo khoa mới chỉ trình bày ở dang sơ lược. Điều quan
trọng nhất là là tạo ra cho các em học sinh ở trường THPT thói quen sưu tầm và tìm
kiếm tài liệu trong quá trình học tập và sự say mê học tập môn Lịch sử.
Như vậy, dạy và học Lịch sử hiện nay đòi hỏi phải tìm ra nhiều biện pháp tích
cực để thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Chỉ khi môn học Lịch sử xuất hiện trong
tâm lý xã hội với ý nghĩa mang lại những lợi ích cho bản thân thì nó mới thu hút đông
đảo mọi người tham gia học tập và nghiên cứu. Đây không chỉ là vấn đề mà giới Sử
học và những người có liên quan một mình thực hiện, nó đòi hỏi ở tất cả mọi người
một sự quan tâm và yêu thích, cùng học, cùng vận dụng vào thực tiễn cuộc
sống…Điều đó trước hết bắt đầu từ những chính sách của nhà nước, tiếp theo là chú ý
giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống yêu nước qua những kiến thức lịch sử, mà kể
chuyện lịch sử ở lứa tuổi này là một biện pháp hữu hiệu…
Ngoài những con đường, biện pháp mà các nhà nghiên cứu đã nêu ra thì trước
hết những người trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử cũng cần tìm ra một con đường,
biện pháp riêng cho mình trong quá trình dạy học, từ việc tham khảo và chắt lọc những
kinh nghiệm và biện pháp mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra. Việc hình thành dần cho
học sinh một tâm lý lợi ích và tâm lý hứng khởi khi học tập bộ môn Lịch sử là hết sức
quan trọng. Nó sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy và học
bộ môn Lịch sử trong giai đoạn hiện nay và tương lai.
Lịch sử cần một sự phản ánh khách quan, trung thực những gì đã diễn ra trong
quá khứ, việc cải tiến sách giáo khoa và giáo trình môn Lịch sử là hết sức cấp thiết,
bởi hệ thống sách giáo khoa và sách giáo trình hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, nó chưa
trở thành công cụ hữu ích nhất trong quá trình dạy và học Lịch sử hiện nay. Điều đó
cũng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả môn học.
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 80
Học tập phương pháp dạy học hiện đại của thế giới trên cơ sở phù hợp với thực
tế Việt Nam cũng là một hướng đi tích cực hiện nay. Là một giáo viên trong tương lai,
tôi thấy mình cần phải luôn chú ý học tập và rèn luyện về chuyên môn - nghiệp vụ, kết
hợp với việc tìm ra con đường, biện pháp cho qua trình dạy học của bản thân sẽ góp
thêm một phần vào việc dạy học Lịch sử một cách hiệu quả về sau. Ngoài ra, trong
quá trình đào tạo ở bậc đại học cũng cần phải có những điều chỉnh, những cải cách, đổi
mới nhất là ở các trường ĐH-CĐ Sư phạm hiện nay. Hầu như trong quá trình đào tạo
quá nghiêng về lý thuyết mà ít thực hành, rèn luyện các kỹ năng để trở thành những
giáo viên dạy giỏi…Chú ý đến những vấn đề này là hết sức cần thiết và quan trọng
trong quá trình đào tạo. Và với môn học Lịch sử thì việc tìm ra các con đường, biện
pháp để nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn là một vấn đề của nhiều ban ngành có liên
quan và của toàn xã hội. Điều đó sẽ góp phần to lớn vào giáo dục truyền thống lịch sử
hào hùng của dân tộc Việt Nam nói riêng và sự nghiệp giáo dục – đào tạo của đất
nước nói chung.
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Ngô Minh Oanh (Chủ biên), (2006), Con đƣờng và biện pháp nâng cao
hiệu quả dạy học Lịch Sử ở trƣờng THPT, NXB ĐHSP tp HCM
2. GS.TS Nguyễn Thị Côi (Chủ biên), (2006), Các con đƣờng, biện pháp nâng cao
hiệu quả dạy học Lịch Sử ở trƣờng PT, NXB Sư phạm
3. GS.TS Phan Ngọc Liên (Chủ biên), (2004), Phƣơng pháp dạy học Lịch Sử, NXB
Giáo dục
4. GS.TS Phan Ngọc Liên (Chủ biên), (1998), Lịch Sử và Sử học, NXB Giáo dục
5. TS. Lê Vinh Quốc (2008), Các yếu tố cơ bản trong quá trình giáo dục hiện đại và
vấn đề đổi mới dạy học ở Việt Nam, NXB ĐHSP tp HCM
6. Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên), (2006), Đổi mới phƣơng pháp dạy học và kiểm
tra đánh giá môn Lịch Sử 10, NXB Giáo dục
7. Khoa Lịch Sử, ĐH Sư phạm Hà Nội, (2002), Một số vấn đề Lịch Sử, NXB ĐHQG
Hà Nội
8. N.A. Êrôphêep (1981), Lịch sử là gì, NXB Giáo dục
9. Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), (2006), Đại cƣơng Lịch Sử Việt Nam, NXB GD
10. GS Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), (2005), Lịch Sử lớp 12, NXB Giáo dục
11. GS Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên), (2007), Lịch Sử lớp 12, NXB Giáo dục
12. Phạm Viết Vượng (1997), Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB ĐHQG
Hà Nội
13. GS.TS Phan Ngọc Liên (Chủ biên), (2003), Phƣơng pháp luận sử học, NXB ĐH
Sư phạm Hà Nội
14. Lê Nguyên Long (2002), Thử đi tìm một phƣơng pháp dạy học hiệu quả, NXB GD
15. Phan Ngọc Liên – Trịnh Đình Tùng – Nguyễn Thị Côi – Trần Vĩnh Tường (2003),
Một số chuyên đề phƣơng pháp dạy học lịch sử, NXB ĐHQG Hà Nội
16. Nguyễn Khánh Toàn (2002), Bàn về giáo dục Việt Nam, NXB Lao động
17. Debie Candau – Jennifer Doherty – Robert Hannanfin – John Judge – Judi Yost –
Paige Kuni (2007), Intel Teach to the Future (Chương trình Dạy học cho Tương lai
của Intel), NXB Thanh niên
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 82
18. Những công trình khoa học tiêu biểu (1976 – 2006) – Khoa Lịch Sử, Trường ĐH
Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, NXB GD, 2006
19. Các Tạp chí khoa học xã hội, Tạp chí khoa học giáo dục
20. Hoàng Hương, Dạy và học lịch sử: Bức xúc!, Báo Tuổi trẻ số ra ngày ngày 9-11-
2005
21. Dương Trung Quốc, Thách thức đối với việc dạy và học sử, Báo Lao Động , Thứ
ba, ngày 22/08/2006
22. Các website tư liệu:
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 83
PHỤ LỤC
Phụ lục gồm có: Kế hoạch tổ chức “Cuộc thi tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ” và
một số bài dự thi của học sinh phổ thông.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- loduquoctruong.pdf