- Giảm lãi suất vay tín dụng trong việc đầu tư xây dựng cơ bản nhà máy và xây dựng vùng nguyên liệu mía thành vốn vay với lãi suất ưu đãi 5,4%/năm.
- Đề nghị Chính phủ xem xét một số nhà máy đặc biệt khó khăn cho khoanh nợ 10 năm và mạnh dạn xoá bỏ những nhà máy làm ăn không có hiệu quả trong một thời gian dài.
- Cho người nông dân mua cổ phần trong các nhà máy đã tiến hành cổ phần hoá để thắt chặt thêm mối quan hệ ràng buộc giữa nhà máy sản xuất đường và người nông dân trồng mía.
- Có thể từng bước bán nhà máy đường cho tư nhân nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hoặc tích cực tiến hành cổ phần hoá.
Tóm lại, có thể nói rằng công nghiệp mía đường là một ngành kinh tế, xã hội quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đưa nông thôn tiến lên con đường cơ giới hoá, hiện đại hoá.
Sản xuất đường là ngành công nghiệp gắn bó với nông thôn, có liên quan đến hàng triệu người trồng mía và người sản xuất đường. Đặc điểm của mía là nguyên liệu không thể dự trữ được và cồng kềnh với lượng vận chuyển lớn nên phải chế biến tại chỗ mà biểu tượng lý tưởng nhất là nhà máy đường phải nằm giữa cánh đồng mía. Do ưu thế của cây mía có thể sinh trưởng trên những vùng đất xấu, ngay cả những vùng nông thôn chậm phát triển cũng có thể hình thành những cụm liên hợp sản xuất công-nông nghiệp, thay đổi hoàn toàn cảnh quan hoạt động kinh tế, đời sống văn hoá-tinh thần và vật chất của cả một khu vực rộng lớn.
Một nhà máy đường được thiết lập ở nông thôn sẽ hình thành một vùng chuyên canh mía và một khu công nghiệp mía-đường tổng hợp sẽ kéo theo sự cải tạo cơ sở hạ tầng (đường sá, cầu cống, điện, nước,.), tạo nên những khu dân cư với trường học, thư viện, bệnh viện, các cơ sở thương mại, dịch vụ, giải trí,.đưa khoa học kỹ thuật về nông thôn, tạo thêm công ăn việc làm cho lực lượng lao động dư thừa trong nông nghiệp. Có thể nói cây mía là cây nguyên liệu có nhiều tiềm năng nhưng chỉ có thể trở thành “cây xoá đói giảm nghèo”, “cây phát triển nông thôn” khi gắn bó với công nghiệp chế biến. Sự gắn bó trong liên minh công-nông nghiệp này sẽ hình thành các thị trấn sản xuất và công nghiệp văn hoá, thương mại và dịch vụ là con đường đô thị hoá nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của đất nước.
101 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1908 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ngành công nghiệp mía đường Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớp… phù hợp với yêu cầu của ngành mía đường. Về cơ bản, công tác đào tạo đã đáp ứng được về số lượng và chất lượng cán bộ, công nhân cho các nhà máy mới vào sản xuất, góp phần quan trọng vào kết quả của chương trình. Số cán bộ, kỹ sư, công nhân đào tạo mới được tuyển chọn ngay tại địa phương có nhà máy nên an tâm công tác lâu dài. Đây không chỉ là cán bộ, công nhân của nhà máy mà còn là một nguồn cán bộ tương lai cho các địa phương. Mô hình đào tạo theo nhu cầu và địa chỉ cụ thể của Chương trình mía đường thực sự phù hợp và có hiệu quả, đang được nhân rộng và áp dụng ở các trường. Đến nay, đã đào tạo được 15.000 người gồm Giám đốc, trưởng phó phòng, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, công nghiệp và công nhân. Trong đó, cán bộ quản lý, kỹ sư, trung cấp có 2.000 người, nhân viên nông vụ, công nhân công nghệ đường và sau đường, công nhân cơ điện có 13.000 người. Ngoài ra, còn đưa 400 cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân đi đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài, tổ chức tập huấn hơn 56.000 lượt người cho nông dân, công nhân nông nghiệp về kĩ thuật canh tác mía và sử dụng máy nông nghiệp. Tổng chi phí cho công tác đào tạo là 50 tỉ đồng.
Song song với việc đào tạo tại các trường, Bộ đã điều động một lực lượng cán bộ, công nhân lành nghề của các nhà máy cũ trực tiếp hướng dẫn, kèm cặp công nhân các nhà máy mới, đưa sản xuất vào ổn định. Với biện pháp này, đội ngũ công nhân mới đã từng bước trưởng thành, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Hầu hết các nhà máy vào sản xuất vụ thứ hai đã tự đảm nhận điều hành sản xuất an toàn và hiệu quả.
1.4. Một số thành tựu khác.
1.4.1. Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.
Các đơn vị tư vấn, thiết kế nước ta, từ chỗ chưa có kinh nghiệm trong xây dựng nhà máy đường, dần dần đã đảm nhận được nhiệm vụ, phát huy năng lực của hàng trăm kỹ sư, kỹ thuật viên và đạt doanh số tới 130 tỉ đồng, hình thành được một đội ngũ cán bộ, kỹ sư có kinh nghiệm, có khả năng tham gia thiết kế nhà máy đường.
Các đơn vị xây dựng và lắp máy đã sử dụng khoảng gần 20.000 lao động trên công trường, thực hiện lắp đặt được trên 100.000 tấn thiết bị, xây dựng khoảng 900.000 m2 nhà (kể cả nhà làm việc, sinh hoạt), doanh số đạt khoảng 2.000 tỉ đồng.
1.4.2. Phối hợp tốt các lực lượng cơ khí trong cả nước.
Trong quá trình thực hiện chương trình, đã phối hợp được các lực lượng cơ khí cả nước, từng bước thực hiện phân công theo năng lực chuyên môn để tham gia chế tạo thiết bị cho các nhà máy đường. Ngành cơ khí nước ta đã chế tạo được 20.000 tấn thiết bị, phụ tùng với doanh thu đạt trên 380 tỉ đồng. Các thiết bị chế tạo đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý và cung cấp kịp tiến độ lắp đặt của các nhà máy đường. Do tích luỹ được kinh nghiệm, đến nay ngành thiết kế-chế tạo cơ khí nước ta đã có thể tự đảm nhận chế tạo trên 70% khối lượng thiết bị toàn bộ của nhà máy đường.
1.4.3. Đề ra nhiều chính sách phù hợp hỗ trợ cho ngành mía-đường.
Trong 5 năm thực hiện chương trình mía đường, Nhà nước thường xuyên đề ra các chính sách thích hợp nhằm hỗ trợ giải quyết khó khăn tài chính cho ngành mía đường:
- Đối với người trồng mía: Ngân hàng cho một hộ vay đến 10 triệu đồng không phải thế chấp tài sản, địa phương và nhà máy có các chính sách và ngân sách trợ giá đối với giống mía mới, trợ giá đối với những diện tích chuyển đổi, diện tích trồng mía lần đầu, miễm giảm thuế sử dụng đất nông ngiệp…Trích lại 10% giá mía để phát triển vùng nguyên liệu.
- Đối với cơ sở chế biến: Miễn giảm thuế cho các cơ sở chế biến thủ công. Đối với chế biến công nghiệp, để giải quyết khó khăn cho các nhà máy đường, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 194/1999/QĐ-TTg và Chỉ thị 27/1999/CT-TTg ngày 23/9/1999, Quyết định 65/2000/QĐ-TTg và công văn 562/CP-NN ngày 7/6/2000 cho giảm lãi suất, tăng thời hạn cho vay, bù chênh lệch tỉ giá, cho vay ưu đãi trả nợ nước ngoài, giảm thuế năm 1999,2000, cấp đủ vốn lưu động cho các nhà máy đường, dự trữ đường hàng năm và một số biện pháp khác.
- Đã cổ phần hoá được 3 đơn vị (công ty đường Lam Sơn, công ty mía đường La Ngà, phân xưởng bánh kẹo thuộc công ty đường Biên Hoà) và đang hoàn chỉnh hồ sơ để tiếp tục cổ phần hoá các công ty khác trong thời gian tới.
Những tồn tại, hạn chế.
2.1. Những tồn tại, hạn chế trong ngành trồng mía.
Một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới việc sản xuất của các nhà máy là việc cung cấp nguyên liệu. Nếu nguồn cung mía đầy đủ và chất lượng tốt thì các nhà máy sẽ chạy đủ công suất, tiết kiệm chi phí vận hành và giá thành thấp. Tuy nhiên, cho đến nay đây vẫn là một khúc mắc lớn đối với các nhà máy mà nguyên nhân chủ yếu là do:
- Việc phát triển vùng nguyên liệu rất khó khăn do không có đất, diện tích trồng mía manh mún, kết cấu hạ tầng vùng mía quá yếu kém làm cho giá thành nguyên liệu cao, trồng mía kém hiệu quả. Công tác quy hoạch chưa tốt, nơi có nhà máy thì thiếu nguyên liệu, nơi nhiều mía thì lại không có nhà máy.
- Giám đốc một số nhà máy chưa quan tâm tới công tác xây dựng vùng nguyên liệu, không có quan hệ gắn bó với địa phương, chưa có chính sách hoàn chỉnh đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, hỗ trợ, gắn bó người trồng mía với nhà máy.
- Công tác tuyển chọn giống phù hợp còn nhiều hạn chế, khâu canh tác nhiều nơi làm chưa tốt, chưa phổ biến cho nông dân nắm vững và thực hiện đúng.
- Về cơ giới hoá khâu canh tác còn chậm, nhiều nhà máy chưa có kế hoạch đầu tư máy cày và thiết bị cơ giới canh tác mía, còn nhiều diện tích trồng mía phải làm đất thủ công. Vì vậy, thâm canh tăng năng suất mía còn nhiều hạn chế.
- Về thuỷ lợi tưới mía: việc xây dựng, triển khai các dự án thuỷ lợi tưới cho cây trồng cạn trong đó có mía còn rất ít, diện tích mía được tưới chủ động xấp xỉ 10%, còn lại vẫn phụ thuộc vào nước mưa.
- Công tác phòng trừ sâu bệnh chưa được xử lý triệt để.
2.2. Những tồn tại, hạn chế trong ngành công nghiệp chế biến đường.
2.2.1. Công nghệ lạc hậu.
Một đặc điểm nổi bật trong ngành mía đường Việt Nam là sự tồn tại của rất nhiều lò đường thủ công. Công nghệ của các lò đường thủ công này rất thô sơ, việc ép mía được thực hiện bằng sức người hay trâu bò. Qúa trình đun nước mía và kết tinh đường cũng được thực hiện thủ công. Vì thế đầu ra của các lò đường này chỉ là đường vàng, mật và một số loại đường dân gian như đường phèn, đường phổi. Vấn đề nổi cộm đối với khu vực này là do kỹ thuật chế biến lạc hậu nên tỉ lệ thu hồi đường rất thấp, theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì phải tiêu hao 21,74 kg mía mới chế biến được 1 kg đường (trong khi tỉ lệ này ở khu vực công nghiệp là 12 kg mía/1 đường). Sở dĩ tuy tốn kém là vậy song các lò thủ công vẫn tồn tại là do sự bất cập về nguồn cung nguyên liệu.
Công nghệ ở khu vực chế biến công nghiệp tất nhiên hiện đại hơn nhiều song còn ở mức rất khiêm tốn so với thế giới. Ngoại trừ một số ít nhà máy có vốn đầu tư và công nghệ của những nước lớn như úc, Nhật, Pháp, Anh, hầu hết đều sử dụng thiết bị của Trung Quốc hoặc thiết bị nhập đã lâu năm. Ngoài các nhà máy đường của Trung Quốc có cùng công nghệ, các nhà máy đường khác của Việt Nam rất đa dạng về công nghệ, từ đơn giản nhất đến hiện đại nhất. Vì lý do tài chính hạn hẹp mà chúng ta buộc phải bằng lòng với thiết bị chất lượng thấp. Đơn cử một ví dụ là năm 1993, công ty FCB của Pháp chào hàng cho công ty đường Lam Sơn một máy xé tơi có độ xé tơi tới 85-95% với giá 1,4 triệu FRF tức là 7 tỉ VND. Do giá quá cao chúng ta đành phải mua hai máy xé tơi của Trung Quốc hơn 1 tỉ VND song độ xé tơi chỉ đạt 65-70%.
Trong thời điểm hiện tại, những nhà máy mới thành lập thường có công nghệ hiện đại cho nên phần khấu hao công nghệ lớn, vì thế giá thành bị đội lên. Còn các nhà máy nhỏ thì hầu như đã hết khấu hao nếu không tính phần mở rộng.
2.2.2. Vốn đầu tư tràn lan, thiếu quy hoạch.
Hoạt động đầu tư cho ngành mía đường khá tràn lan, tự phát, thiếu quy hoạch khoa học. Cách đây 5 năm, hưởng ứng chủ trương 1 triệu tấn đường năm 2000, ngành mía đường đã tiếp nhận rất nhiều dự án xây dựng mới hoặc mở rộng nhà máy. Các nhà máy được xây dựng ở những nơi chưa sẵn có vùng nguyên liệu. Trái lại, có những địa phương do dự tính sắp mở nhà máy nên đã đầu tư cho trồng mía song cho tới bây giờ, mía ở những nơi này vẫn chỉ có thể bán cho các lò thủ công. Trước thực tế sản lượng mía quá nhiều, Chính phủ đã ra lệnh ngừng xây thêm nhà máy.
Nhìn ở tầm vĩ mô, việc đầu tư của các nhà máy cho vùng nguyên liệu chưa được tốt. Hầu hết các nhà máy đều đầu tư vốn cho việc trồng và chăm sóc mía song tổng diện tích được đầu tư mới chỉ chiếm trên dưới 60% diện tích vùng nguyên liệu. Hơn thế nữa, việc giải quyết vốn lại không kịp thời. Nhiều hộ nông dân không được đầu tư, không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp ngân hàng nên phải vay vốn nóng, nặng lãi của tư nhân. Nếu cuối vụ, nhà máy không chịu thu mua hết mía hoặc không tìm được đầu ra nào khác, họ trở nên mất khả năng thanh toán nợ, phải lấy đất cấn trừ.
Có nhiều trường hợp vào đầu vụ nhà máy còn thiếu nguyên liệu thì tìm cách giữ mía không cho đơn vị khác tranh mua. Đến khi có mía nhiều thì bỏ mặc bà con nông dân, chỉ mua với đúng số lượng hợp đồng, đẩy người nông dân lâm vào tình thế rất khó khăn, chính vì thế mà nguồn cung cấp nguyên liệu trở nên bấp bênh, rất khó quản lý.
2.2.3. Gía thành sản xuất đường cao.
Bảng 28: Tổng chi phí sản xuất đường.
Chi phí
Nhà máy đã khấu hao xong
% của tổng
Nhà máy xây dựng mới
% của tổng
Trung bình
% của tổng
Chi phí nguyên liệu
Chi phí nhà máy biến đổi
Chi phí cố định
-Nhân công
-Khấu hao
-Lãi
-Chi phí chung
-Thuế
Chi phí nhà máy gộp
Thu từ mật rỉ
CPNM ròng
(257)
14,9
107,3
30,2
55,1/ 57,5
2,4
18,6
1,1
122,2
-27,0
95,2
73,0
4,2
30,4
8,6
15,6
0,7
5,3
0,3
34,7
7,6
27,0
(2,17)
18,1
250,6
16,5
107 /195,4
88,4
13,4
25,4
268,7
-27,0
241,7
47,3
3,9
54,6
3,6
23,3
19,2
2,9
5,5
58,6
5,9
52,7
(230)
17
203
21
90 /15
60
15
17
220
-27,0
193
54,3
4,0
48
5
21,2
14,2
3,5
4,0
52
6,4
45,7
Tổng CPSX
352,2
100
458,7
100
423
100
Nguồn: Nghiên cứu ngành mía đường Việt Nam đến năm 2010-2020
Từ bảng trên, ta có thể thấy chi phí công nghiệp khác nhau theo từng loại nhà máy: đã khấu hao xong hoặc nhà máy mới xây dựng.
Các nhà máy cũ chi nhiều hơn cho mía, nhân công và chi phí chung. Đây là điều có thể lý giải được vì ở những nhà máy này thiết bị lạc hậu, năng suất ép thấp, để hao hụt nhiều. Mặt khác biên chế cồng kềnh vì quá nhiều cấp quản lý nên giá thành bị đội lên. Ngược lại ở các nhà máy mới, công nghệ và bộ máy tổ chức tiên tiến hơn nên giảm nhẹ được các hạng mục chi phí này. Một nghịch lý là các nhà máy mới xây dựng chi tiêu nhiều hơn cho vật tư (chi phí biến đổi) như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nhiên liệu và thiết bị nhỏ: 18,1 USD/tấn so với 14,9 USD/tấn của các nhà máy cũ. Thuế phải nộp của những nhà máy mới này cũng lớn hơn dù rằng chiếm 2/3 trong tổng số này là các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài và cũng được hưởng chế độ ưu đãi khuyến khích của Nhà nước.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý hơn cả là phần khấu hao và chi phí tài chính (trả lãi vay). ở các nhà máy mới xây dựng, chi phí cho các hạng mục này rất lớn: khấu hao 107 USD/tấn đường và trả lãi 88,4 USD/tấn so với 55,1 USD và 2,4 USD của các nhà máy cũ. Sở dĩ như vậy là vì tất cả các nhà máy mới đều áp dụng thời hạn khấu hao ngắn (5-7 năm) và thời gian hoàn vốn vay cũng ngắn. Tuy nhiên sự chênh lệch này sẽ được xoá bỏ nhanh chóng và sau khi các nhà máy mới khấu hao hết, giá thành sản xuất của chúng sẽ thấp hơn cả các nhà máy mới. Như vậy chỉ riêng tổng chi phí sản xuất xuất xưởng trung bình của tất cả những nhà máy đường của Việt Nam là 423 USD/tấn đường, gấp đôi giá đường bán buôn trên thị trường thế giới. Bây giờ chúng ta thử so sánh với giá thành của ba nước láng giềng là ấn Độ, Thái Lan và úc.
Bảng 29: So sánh gía thành sản xuất đường
Đơn vị : USD/tấn đường
Hạng mục chi phí
ấn Độ
Thái Lan
úc
Việt Nam
Chi phí mía
Chi phí vận chuyển
139
34
131
145
122
13
195
35
Chi phí nguyên liệu
Chi phí nhà máy
173
118
176
72
135
76
230
220
Nguồn thu từ mật rỉ
-30
-20
-11
-27
Tổng chi phí
261
228
200
423
Nguồn: Nghiên cứu ngành mía đường Việt Nam đến 2010-2020
Như vậy, chi phí sản xuất ở Việt Nam là rất cao, gấp đôi so với Thái Lan và úc (2 trong số 3 nhà xuất khẩu đường lớn nhất thế giới). Ngoại trừ chi phí vận chuyển, mọi loại chi phí khác của ta đều lớn gấp 1,5 đến 2 lần các nước này.
Chương iii
Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp mía - đường việt nam
I. Đánh giá khả năng phát triển.
1. Đánh giá khả năng phát triển sản xuất.
1.1. Sản lượng mía.
Như đã phân tích ở chương II, sản lượng mía của Việt Nam rất lớn, chủ yếu do quảng canh.
Theo nghiên cứu của cơ quan phát triển Pháp, Việt Nam đã có đủ thậm chí thừa diện tích trồng mía cần thiết để đáp ứng mức tiêu thụ nội địa với điều kiện là năng suất mía phải tăng liên tục và khu vực tiểu thủ công năng suất thấp bị xoá bỏ. Như vậy, về sản lượng mía đường, hiện nay và trong tương lai chúng ta đã có thể đảm bảo đủ cho nhu cầu trong nước, thậm chí còn dư hàng trăm nghìn tấn để lưu kho và nếu được thì có thể xuất khẩu nữa.
1.2. Năng suất mía.
Năng suất mía của Việt Nam vẫn còn có khả năng tăng lên đến mức tiềm năng 70 tấn/ha nếu được tưới nước đầy đủ, bón phân hợp lý. Cùng với việc áp dụng các giống mới thì chúng ta không khó khăn lắm để có thể đạt năng suất cao ở mức này, dự kiến sản lượng mía sẽ vượt mức 17 triệu tấn/năm. Qúa trình này sẽ diễn ra đồng thời với sự xoá bỏ dần dần các lò đường thủ công vì các nhà máy đường sẽ khấu hao xong và giá thành giảm hẳn. Khi khu vực tiểu thủ công giảm, vùng mía nguyên liệu của các chủ lò thủ công cũng mất dần, như thế các nhà máy cần chú ý quy hoạch lại vùng nguyên liệu từ bây giờ để tương lai 3 đến 5 năm nữa không còn sự bất cập về vùng nguyên liệu và nhà máy như hiện nay. Sau năm 2005, nhu cầu về mía sẽ vượt mức hiện nay (11,7 triệu tấn) nhưng với sự tăng năng suất, nhu cầu về đất vẫn sẽ giữ nguyên như hiện có.
Bảng 30: Dự kiến nhu cầu về đất và mía
Năm
Năng suất mía (tấn/ha)
Tiêu thụ đường (1000 tấn)
Nhu cầu về mía (triệu tấn)
Nhu cầu về đất (1000 ha)
1998
47,0
615
10,2
217
2000
49,2
672
10,0
203
2005
55,1
914
11,2
204,3
2010
61,7
1.190
13,2
214
2015
68,1
1.405
15,1
221
2020
75,2
1.685
17,2
229
Nguồn: Nghiên cứu ngành mía đường Việt Nam đến năm 2010-2020
1.3. Chất lượng mía.
Chất lượng mía của Việt Nam còn ở dưới mức tiềm năng, vì vậy ảnh hưởng tới tỉ lệ thu hồi đường. Đây là nguyên do chính giải thích sản lượng đường của ta chưa tương xứng với sản lượng mía.
Hàm lượng đường của nước ta hiện nay mới chỉ đạt 8,7 CCS trong khi tiềm năng là 10,1 CCS; tỉ lệ thu hồi đường hiện là 10,9 song có thể lên đến 12,5. Về mặt chất lượng, cả ba loại đường thông dụng trong buôn bán quốc tế là đường thô, đường trắng đồn điền và đường tinh luyện chúng ta đều có khả năng cung ứng với số lượng lớn. Miễn là giá thành được giảm xuống thì việc xuất khẩu không có gì là khó khăn.
1.4. Công suất nhà máy.
Tổng công suất hiện tại của các nhà máy cũng đã vượt quá xa so với cầu.
Bảng 31: Tổng hợp công suất các nhà máy sản xuất đường
Tên nhà máy
Công suất
Tên nhà máy
Công suất
Cao Bằng
Tuyên Quang
Sơn Dương
Thái Nguyên-Đài Loan
Sơn La
Việt Trì
Hoà Bình
Thanh Hoá-Đài Loan
Lam Sơn
Nông Cống
Nghệ An-Anh
Sông Con
Sông Lam
Linh Cảm
Quảng Bình
Thừa Thiên Huế - ấn Độ
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Nam Quảng Ngãi
Kon Tum
Bình Định
Gia Lai-Pháp
Đồng Xuân
Tuy Hoà
Sơn Hoà
Eaknốp
700,0
700,0
1.000,0
2.000,0
1.000,0
500,0
700,0
6.000,0
6.000,0
1.500,0
6.000,0
1.250,0
350,0
1.000,0
1.500,0
2.500,0
1.000,0
4.500,0
1.000,0
1.000,0
1.000,0
2.800,0
100,0
1.250,0
3.000,0
500,0
Đăk Lăk
Ninh Hoà
Diên Khánh
Cam Ranh
Đức Trọng
Ninh Thuận-ấn Độ
Phan Rang
Bình Thuận
Bình Phước
La Ngà
Trị An
Bình Dương
Nước Trong
Tây Ninh-Pháp
Thô Tây Ninh
Hiệp Hoà
Long An – ấn Độ
Bến Tre
Trà Vinh-ấn Độ
Sóc Trăng
Phụng Hiệp
Vị Thanh
Kiên Giang
Thới Bình
Vạn Điểm (đường luyện)
Biên Hoà (đường luyện)
Khánh Hội (đường luyện)
1.000,0
1.250,0
400,0
3.000,0
2.500,0
2.500,0
350,0
1.000,0
2.000,0
2.000,0
1.000,0
2.000,0
900,0
8.000,0
2.500,0
2.000,0
3.500,0
1.000,0
2.500,0
1.000,0
1.250,0
1.000,0
1.000,0
1.000,0
200,0
300,0
180,0
Chú thích:
- Công suất nhà máy đường tính theo TMN (tấn mía/ngày).
- Công suất nhà máy đường luyện tính theo TTPN (tấn thành phẩm/ngày).
Việt Nam hiện nay đã có công suất chế biến đủ cho đến năm 2010 để đáp ứng lượng tiêu thụ của mình.
Thật vậy, căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ, độ CCS và tiến triển của nó đồng thời lấy độ dài của vụ ép là 132 ngày (155 x 0,85) ta xác định được công suất chế biến để đáp ứng nhu cầu như sau:
Bảng 32: Khả năng đáp ứng nhu cầu về công suất chế biến
Năm
Tiêu thụ CN (1000 tấn đường)
CCS (%)
Triệu tấn mía để ép
CS cần thiết (1000 TMN)
Công suất đã được xây lắp
Đã xây lắp/ nhu cầu
1998
385
8,7
4,4
33.500
48.800
145%
1999
452
8,8
5,1
38.900
68.050
175%
2000
499
8,9
5,6
42.500
87.850
207%
2001
551
9,0
6,1
46.400
93.600
202%
2010
1.180
10,0
11,8
89.400
93.600
105%
2020
1.680
10,5
16,8
121.600
?
Nguồn: Nghiên cứu ngành mía đường Việt Nam đến năm 2010-2020
1.5. Khả năng giảm giá thành.
1.5.1. Khả năng giảm giá thành trong khâu sản xuất nguyên liệu.
Như đã chỉ ra ở những mục trước, giá thành sản xuất đường có thể được giảm bớt ở một số hạng mục.
Trước hết về chi phí nguyên liệu, hiện trung bình là 230 USD/tấn đường trong đó 30 USD là chi phí vận chuyển.
Nếu giảm lượng phân bón quá mức cần thiết hiện nay sẽ tiết kiệm được 1 triệu đồng/ha tức là 77 USD/ha, vậy tổng chi phí cho 1 ha mía là 613 USD/ha. Trong tương lai gần từ 2 đến 3 năm nữa chúng ta có thể đạt năng suất 50 tấn/ha và hàm lượng đường 9 CCS. Như thế chi phí nguyên liệu cho một tấn đường sẽ chỉ còn 137 USD so với 200 USD hiện tại, còn chi phí vận chuyển sẽ giảm xuống mức 28 USD/tấn đường.
1.5.2. Khả năng giảm giá thành trong công nghiệp chế biến đường.
Chiếm tỉ trọng lớn hơn cả trong chi phí nhà máy là khấu hao và lãi, đặc biệt ở các nhà máy mới xây dựng. Do thời gian khấu hao và trả nợ áp dụng ngắn, nếu có thể, dự đoán sau 5 năm nữa các khoản mục này sẽ được giảm mạnh, thậm chí có thể thấp hơn cả các nhà máy cũ.
Vì vậy, dự kiến chi phí cố định sẽ hạ thấp từ 203 USD/tấn đường hiện tại xuống 105 USD/tấn đường, nghĩa là thấp hơn 2 USD so với các nhà máy cũ, hiện nay chi phí biến đổi (nhiên liệu, phân bón,…) là 15 USD/tấn.
Đồng thời, do chất lượng đường tốt hơn, các quá trình chế biến khoa học hơn, lượng mật rỉ sẽ ít đi, thu hồi từ nguồn này chỉ còn 22 USD/tấn đường.
Đánh giá khả năng xuất khẩu.
Trong tương lai 5 đến 6 năm tới, Việt Nam có thể đuổi kịp ấn Độ nhưng còn thua xa Thái Lan và úc.
Việt Nam hiện nay đang có sự dư thừa đường không tiêu thụ hết. Một vấn đề đặt ra: Liệu Việt Nam có thể xuất khẩu đường được hay không?
Với mức giá thành 423 USD/tấn đường như hiện nay, nếu cứ xuất khẩu đường sẽ phải chịu lỗ nặng. Ngay cả khi loại trừ thuế VAT (Nhà nước đã cho phép) thì giá xuất xưởng sẽ là 410 USD/tấn (VAT 5% trên chi phí nhà máy ròng là 193 USD/tấn) vẫn rất cao so với các nước xuất khẩu đường. Hơn thế, chúng ta sẽ còn phải chi thêm chừng 20 USD/tấn đường cho việc tìm bạn hàng, đàm phán, ký kết hợp đồng và vận chuyển ra kho cảng.
Như vậy ta có:
Chi phí xuất khẩu hiện nay: 430 USD/tấn FOB
Chi phí xuất khẩu năm 2005-2007: dự tính giảm xuống và dao động ở mức 283 USD/tấn FOB.
( 263 USD + 20 USD = 283 USD )
Bảng 33: So sánh với khả năng của các nước xuất khẩu
Đơn vị: USD/tấn đường
ấn Độ
Thái Lan
úc
Việt Nam hiện nay
Việt Nam trong tương lai
Chi phí mía
Chi phí vận chuyển
139
34
131
45
122
13
200
30
137
28
Chi phí nguyên liệu
Chi phí nhà máy
173
118
176
72
135
76
230
220
165
120
Thu từ mật rỉ
Tổng chi phí
-30
261
-20
228
-11
200
-27
423
-22
263
Nguồn: Nghiên cứu ngành mía đường Việt Nam đến 2010-2020
Tham khảo sự biến động giá đường trắng trên thị trường thế giới trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, ta thấy:
+ 85% khoảng thời gian này giá thị trường thế giới thấp hơn 430 USD/tấn FOB.
+ 63% khoảng thời gian này giá thị trường thế giới thấp hơn 283 USD/tấn FOB.
Như vậy, với mức giá hiện nay, cứ 5 năm Việt Nam mới có thể cạnh tranh xuất khẩu được 1 năm (1 niên vụ). Thậm chí sau 5 đến 7 năm nữa thì xác suất cạnh tranh mới chỉ là một trên ba năm. Hoạt động xuất khẩu sẽ rất bất ổn, không theo kế hoạch vì thực tế rất khó có thể đoán định tương lai ngành mía đường thế giới và giá đường trong 3 đến 5 năm tới. Mục tiêu xuất khẩu để giảm lượng tồn đọng cũng không thể đạt được.
Dù rằng chúng ta có thể chọn ra qua hình thức đấu thầu xuất khẩu một số nhà sản xuất có chi phí thấp song thực tế nhà máy có giá thành thấp nhất hiện nay là Quảng Ngãi cũng lên tới: 330,8 USD/tấn đường trắng trước thuế. Công ty đường Lam Sơn: 349 USD/tấn, nhà máy đường thô Tây Ninh: 352 USD/tấn. Vậy thì muốn xuất khẩu không thể không có tài trợ từ phía Nhà nước.
Việt Nam hiện có thể lựa chọn con đường mà phần đông các nước khác đã đi: trợ giá xuất khẩu để có thể bán ngang với giá thế giới đồng thời tăng giá bán trong nước để bù đáp lại.
Gía xuất khẩu FOB là 250 USD/tấn, chi phí xuất khẩu thực tế tính trung bình cho các nhà máy là 430 USD/tấn đường, nếu xuất khẩu phải trợ giá : 430 – 250 = 180 USD/tấn đường.
+ Nếu xuất 10% sản lượng, cần tăng giá thêm 28 USD/tấn.
Lý giải: (75 tấn x 180 USD/tấn) : (750 – 75 – 200*) = 28 USD/tấn
* Lượng đường sản xuất thủ công, do không xuất khẩu nên nếu tăng giá cũng không giúp bù đắp chi phí trợ giá cho các nhà máy.
+ Tương tự nếu xuất 20% sản lượng cần tăng giá trong nước thêm 34 USD/tấn.
+ Nếu xuất 30% cần tăng giá thêm 41 USD/tấn
+ Nếu xuất 40% cần tăng giá thêm 54 USD/tấn.
( Số liệu năm 1999 )
Đến đây ta thấy có một số trở ngại lớn cho việc thực thi dự kiến này.
Thứ nhất, giá trong nước tăng sẽ làm ảnh hưởng xấu tới tiêu thụ. Nhu cầu có thể không tăng thêm trong khi chúng ta đang cố gắng tìm mọi biện pháp để kích cầu.
Thứ hai, giá đường do các nhà máy sản xuất tăng sẽ dẫn tới việc chuyển hướng tiêu dùng sang đường sản xuất thủ công. Vì đường thủ công chất lượng kém, không xuất khẩu được nên không cần bù giá. Gía đường nội địa tăng có thể kéo giá đường thủ công thêm ít nhiều song chắc chắn vẫn thấp hơn đường công nghiệp. Đây sẽ là một chiều hướng không tốt vì chúng ta đang cố gắng tìm cách thu hẹp khu vực sản xuất thủ công do tình trạng lãng phí nguyên liệu ở đây. Mặt khác khi tiêu dùng chuyển hướng sang đường thủ công thì doanh thu đường công nghiệp sẽ không đủ bù đắp cho chi phí trợ giá.
Thứ ba, việc trợ giá xuất khẩu cùng đồng nghĩa với việc phải bảo vệ thị trường nội địa. Gía trong nước cao sẽ khuyến khích việc nhập lậu đường đặc biệt từ những nước láng giềng có chi phí sản xuất thấp hơn hẳn. Chính đường nhập lậu sẽ làm tăng thêm lượng đường dư thừa khiến cho việc xuất khẩu cùng hàng chục ngàn đôla trợ giá trở nên vô nghĩa và mất không. Đây thực sự là vấn đề cần lo nghĩ vì công tác chống buôn lậu của nước ta chưa tốt.
Tóm lại, phương án xuất khẩu đường Việt Nam không thể thực hiện được ít nhất là trong thời điểm hiện tại. Vì chỉ trong trường hợp có các chính sách biện pháp thoả đáng thì mới có thể xuất khẩu đường trong 5 đến 7 năm tới.
II. Mục tiêu, phương hướng.
Mục tiêu vụ 2002-2003:
- Diện tích mía cả nước xấp xỉ 315 nghìn ha (tăng hơn vụ 2001 - 2002 gần 9.000 ha), diện tích vùng nguyên liệu của các nhà máy bằng 258.768 ha. Sản lượng đạt 15,7 triệu tấn, các nhà máy công nghiệp ép được 9,5 triệu tấn mía, sản xuất ra 850 nghìn tấn đường, sản lượng đường thủ công là 300 nghìn tấn, tổng sản lượng đường cả nước đạt 1,1 triệu tấn. Ngoài lượng đường đáp ứng tiêu dùng trong nước, còn dư thừa khoảng 200 nghìn tấn cần xuất khẩu.
- Gía mía 10 CCS tại bàn cân từ 230.000 – 250.000 đồng /tấn, giá thành sản xuất trước thuế của đường trắng thấp hơn 4.200.000 đồng /tấn, đường luyện RE dưới 4.600.000 đồng/tấn, giá bán chưa thuế của đường trắng là trên 4.500 đồng/kg, đường luyện trên 5.000 đồng/kg, bảo đảm không quá cao để hạn chế nạn nhập lậu đường.
- Đẩy mạnh phát triển sản xuất các sản phẩm sau đường, doanh thu đạt trên 1.000 tỉ đồng.
Phương hướng.
2.1. Kế hoạch nghiên cứu trung hạn về mía:
- Quy hoạch các vùng trồng mía nguyên liệu tập trung có hiệu quả kinh tế nhất cho từng vùng. Những vùng có điều kiện thuận lợi nhất cho việc trồng mía: Miền núi và trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
- Chọn lọc và đề xuất bộ giống mía có năng suất cao và tỉ lệ đường cao với thời gian sinh trưởng khác nhau cho mỗi vùng, góp phần tăng sản lượng và rải vụ.
- Nghiên cứu thị trường đường và ảnh hưởng của hội nhập đối với thị trường đường nội địa.
- Tăng cường khuyến nông về phương pháp trồng và chăm sóc mía.
- Đánh giá hiệu quả marketing về đường, nhất là thị trường nội địa.
- Mặc dù có tiềm năng to lớn nhưng việc mở rộng và phát triển cây mía cũng đang gặp nhiều khó khăn và thách thức. Để vượt qua những trở ngại này không chỉ cần có các chính sách đúng đắn của Nhà nước và thực thi các chính sách đó mà còn cần tăng cường sự đóng góp của khoa học và công nghệ với những biện pháp cụ thể như: nghiên cứu kỹ thuật tâm canh cây mía, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật và công nghệ chế biến đường,...
2.2. Chương trình và dự án phát triển cây mía giai đoạn 2001 – 2005:
2.2.1. Tên: Phát triển các giống mía có năng suất và chất lượng cao phù hợp với các vùng sinh thái.
2.2.2. Người hưởng lợi: Nông dân các vùng trồng mía và các công ty mía - đường.
2.2.3. Cơ sở đề xuất: Chính phủ đã có chương trình mía - đường 1996-2000 và đã đạt được mục tiêu là sản xuất 1 triệu tấn đường vào năm 2000 (trong đó có hơn 700.000 tấn đường chế biến công nghiệp). Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại như năng suất, chất lượng mía nguyên liệu thấp, khả năng rải vụ kém và chi phí sản xuất cao. Vì vậy, nghiên cứu chọn các giống mía có năng suất và chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến cũng như các biện pháp thâm canh cây mía là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn tới.
2.2.4. Mục đích: Chọn lọc các giống mía có năng suất và chất lượng cao và xác định được cơ cấu bộ giống tốt nhất cho các vùng trồng mía chính.
2.2.5. Nội dung:
- Đánh giá hiện trạng giống mía ở các vùng sinh thái và khả năng chọn tạo, mở rộng.
- Thu thập, nhập nội, khảo nghiệm và nhân giống ở các vùng nguyên liệu tập trung.
- Xây dựng mô hình trình diễn với công nghệ canh tác tiên tiến, phù hợp.
2.2.6. Kết quả mong muốn:
- Xây dựng vườn ươm lưu giữ quỹ gien với khoảng 600 dòng, giống mía.
- Khảo nghiệm 20 giống tốt ở các vùng sinh thái khác nhau.
- Kiến nghị khu vực hoá 7 giống mía có năng suất chất lượng cao (năng suất: 80-100 tấn/ha; CCS > 12).
- 5 giống mía tốt được công nhận là giống quốc gia.
- Xây dựng quy trình trồng mía thâm canh.
- Xây dựng mô hình cơ cấu giống và thâm canh điển hình ở 7 vùng sinh thái.
2.2.7. Phương pháp nghiên cứu: Lai tạo và chọn lọc, nhập nội các giống có chất lượng cao và phổ biến các giống cho các vùng.
2.2.8. Cơ quan thực hiện: Viện nghiện cứu mía - đường. Cơ quan phối hợp chính: Viện di truyền nông nghiệp và các công ty mía - đường.
2.2.9. Hợp tác quốc tế: Hợp tác song phương với Cuba, Trung Quốc, ấn Độ, Đài Loan để trao đổi giống, tham quan thực tập.
2.2.10. Dự kiến kinh phí: Năm 2002: 500 triệu đồng
Từ năm 2001 đến năm 2005 (5 năm): 2,5 tỉ đồng.
II. giải pháp.
1. Về nguyên liệu mía.
1.1. Cần có chiến lược thích hợp để phát triển cây mía.
Đường được sản xuất từ đồng mía. Cây mía của ngành nông nghiệp chính là nhà máy sản xuất ra đường còn nhà máy đường chỉ làm nhiệm vụ trích lấy lượng đường có sẵn đó và chế biến thành các dạng sản phẩm tiêu dùng.
Năm 1924 hai ông Pretre và Guillaume đã tóm tắt kết quả công nghệ chế biến đường theo công thức sau:
S = C x J x s
S: Trọng lượng đường thu được trong chế biến mía
C: Trọng lượng mía thu được trên 1 ha gieo trồng
J: % lượng nước mía ép được so với lượng mía đưa vào sản xuất
s: % hàm lượng đường trong cây mía
Như vậy muốn thu được nhiều đường (tăng S) thì phải làm cho các yếu tố C, J, s tăng càng lớn càng tốt. Nhưng C và s thì tuỳ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật nông nghiệp, còn kỹ thuật công nghiệp thì chỉ có một yếu tố chính là J. Tất cả các nhà công nghệ và quản lý chế biến mía-đường đều cho rằng các điều kiện để tăng s lên 1-2% thì dễ đạt được hơn là tăng 0,1-0,2% J trong nhà máy đường và thông thường J có thể tăng khi C, S tăng. Do đó, một nhà máy đường muốn hoạt động có hiệu quả, vấn đề quan trọng đầu tiên là phải lo xây dựng vùng mía bảo đảm đủ số lượng mía có chất lượng cao cho nhà máy chạy hết công suất thiết kế và kéo dài hợp lý vụ sản xuất. Muốn thực hiện được như vậy, các nhà máy phải kế hoạch hoá công tác trồng và cung cấp nguyên liệu, có chính sách giá khuyến khích mua mía đảm bảo chất lượng (từ 8 CCS trở lên).
Để xây dựng được một vùng nguyên liệu chuyên canh, phải có các chính sách phù hợp khuyến khích, hỗ trợ nông dân trong việc trồng mía, hướng vào sự tập trung thâm canh, nâng năng suất và chất lượng cây mía với các giống được chọn thích hợp với từng vùng, không lấy giống mía bị sâu bệnh để tránh lây lan. Một nhà máy đường muốn hoạt động có hiệu quả, phải chú ý phát triển đồng bộ ở cả ba khâu: mía – vận tải – chế biến. Một trong ba khâu này yếu sẽ dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp, chi phí sản xuất cao và có thể đưa đến thua lỗ.
Các nước trên thế giới đều thành lập Viện nghiên cứu mía và ở Việt Nam từ năm 1970 đã cho thành lập Viện nghiên cứu mía-đường tại Bến Cát. Gần 30 năm qua, Viện đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu lai tạo giống mới, thuần hoá các giống được nhập và theo dõi diễn biến các giống đã được trồng phổ biến ở các địa phương. Tuy nhiên, do chưa được chú ý đầu tư đúng mức cùng tình trạng khó khăn như ở các Viện nghiên cứu khác trong nước, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của công nghiệp mía đường nước ta hiện nay.
Ngoài ra, cũng cần chú ý tới sự quản lý, điều hành của Bộ Nông nghiệp ở cấp vĩ mô. Đó là Bộ Nông nghiệp cần phối hợp với các địa phương tiếp tục kiểm tra và có phương án xử lý đối với một số nhà máy quá khó khăn về phát triển nguyên liệu, qua nhiều vụ sản xuất vẫn thiếu mía.
1.2. Cần chú ý tới đặc tính không dự trữ được của cây mía.
Cây mía là một thực vật sống có chu kỳ sinh trưởng, phát triển, tích tụ đường từ thấp đến điểm cao nhất rồi giảm dần đến mức không còn đường để thu hồi nữa nên không phải là loại nguyên liệu có thể dự trữ để chế biến lâu dài.
Nhiều thí nghiệm cho thấy lượng đường trong mía bị hao hụt nhiều sau khi đốn chặt chậm vận chuyển về nhà máy. Các nhà chế biến mía đường đều mong muốn khi thu hoạch, mía phải đủ độ chín, gốc còn ở ngoài ruộng, ngọn đã vào máy ép, khoảng thời gian giữa đốn chặt và ép mía tốt nhất là trong vòng 24 giờ, tối đa không quá 48 giờ.
Do đó khâu vận chuyển mía bao gồm: đường sá, phương tiện vận chuyển, tổ chức bốc xếp cần phải được bố trí đồng bộ, phù hợp với quy mô nhà máy và vùng nguyên liệu. Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng cho vùng nguyên liệu để tăng năng suất, chất lượng và giảm chi phí vận chuyển. Vùng mía tập trung, cự li vận chuyển gần, phương tiện vận chuyển có trọng tải lớn là điều kiện tốt nhất để tăng hiệu quả sản xuất, giảm giá thành sản phẩm. Mía còn là loại nguyên liệu cồng kềnh khoảng 10 trọng lượng mía mới được 1 trọng lượng đường thành phẩm, tốn nhiều công đốn chặt, bốc xếp và vận chuyển về nhà máy. ở những nước chưa có điều kiện cơ giới hoá cao, khâu này đòi hỏi nhiều lao động khoẻ, vừa thu hoạch lại phải vừa chăm sóc và trồng mới. Do đó, cần có kế hoạch đầu tư cơ giới hoá các khâu làm đất, băm lá, bón phân, rạch hành, thực hiện tốt thâm canh, tăng năng suất chất lượng mía và cơ giới hoá khâu chặt, bốc xếp trong thu hoạch mía. Khi nhà máy bắt đầu vào vụ sản xuất, bất kỳ một trục trặc nào ở khâu thu hoạch, bốc xếp, vận chuyển làm ngưng trệ việc cung cấp mía đều là tai hoạ cho sản xuất.
1.3. Đầu tư, xây dựng, phát triển đồng bộ giữa khâu sản xuất nông nghiệp và khâu sản xuất công nghiệp.
Công nghệ sản xuất đường là theo dây chuyền nước chảy liên tục ngày đêm mà ở nước ta nền sản xuất nông nghiệp còn ở dạng cá thể và khá lạc hậu so với khâu sản xuất công nghiệp đã được cơ giới hoá đồng bộ và đang tiến dần đến hiện đại hoá. Do vậy, việc xây dựng vùng nguyên liệu phải có chính sách và biện pháp thiết thực để từng bước cơ giới hoá các khâu đang làm bằng thủ công nặng nhọc như: làm đất, trồng mới và chăm sóc, đốn chặt và vận chuyển mía về nhà máy và tốn nhiều lao động. Riêng khâu trồng, chăm sóc mía nếu muốn có 1 triệu tấn đường phải trồng 220.000 ha mía, riêng công trực tiếp sản xuất cũng mất 32 triệu công bằng 25.000 người lao động làm suốt trong năm . Nhưng trong thời vụ, số người tăng cao hơn, ngoài ra bộ máy phục vụ vài ngàn người nữa.
Để đáp ứng yêu cầu của một vùng nguyên liệu mía cho công nghệ sản xuất đường hiện đại, cần coi trọng và thực hiện việc đầu tư cho khâu nông nghiệp song song với việc đầu tư xây dựng nhà máy, đồng thời phải có các chính sách thích hợp cho vùng mía như:
1.3.1. Lựa chọn đúng vùng sản xuất nguyên liệu mía. Nói chung cây trồng nào cũng cần có đất tốt để cho sản lượng và chất lượng cao. Tuy nhiên, cây mía có ưu thế là có thể phát triển trên những vùng đất xấu như vùng trung du cằn cỗi, vùng đất chua phèn, đem lại giá trị kinh tế cao hơn những cây trồng khác. Ưu thế đó đã đưa cây mía và công nghệ sản xuất đường trở thành một ngành kinh tế xã hội quan trọng, có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp phát triển, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân, đưa nông thôn tiến dần lên đô thị hoá, hiện đại hoá.
Một vùng nguyên liệu tốt phải gần cơ sở sản xuất đường, đảm bảo cung cấp đầy đủ mía theo công suất thiết kế của nhà máy với chất lượng tốt, chính rải vụ tạo điều kiện cho nhà máy luôn luôn được ép mía với độ đường cao nhất, có hệ thống đường sá và tổ chức thu hoạch tốt để đưa mía về nhà máy nhanh nhất và có vụ thu hoạch mía dài ngày nhằm kéo dài thời gian ép mía trong năm.
1.3.2. Coi trọng công tác nghiên cứu giống mía mới, cải tạo và phục tráng các giống hiện có, nghiên cứu kỹ thuật gieo trồng, chăm bón, thu hoạch mía; đánh giá hiện trạng giống mía ở các vùng sinh thái và khả năng chọn tạo, mở rộng; thu thập, nhập nội, khảo nghiệm và nhân giống ở các vùng nguyên liệu tập trung; xây dựng vườn ươm lưu giữ quỹ gien; xây dựng mô hình trình diễn với công nghệ canh tác tiên tiến, phù hợp.
1.3.3. Cần có chính sách khuyến nông để hướng dẫn và giúp đỡ người trồng mía, làm cho họ gắn bó với nhà máy như: chính sách đầu tư phát triển KHKT - chính sách giá khuyến khích mua mía đảm bảo chất lượng (từ 8 CCS trở lên) – chính sách bảo hiểm, quỹ bảo trợ người trồng mía khi gặp thiên tai, khi có biến động về giá đường trên thị trường đường trong nước và trên thế giới – chính sách phân chia lợi nhuận hợp lý giữa người trồng mía và nhà sản xuất đường – chính sách bảo hộ sản xuất đường trong nước như: thuế XNK, mức thuế nông nghiệp, thuế GTGT và các biện pháp giúp đỡ khác như: hướng dẫn nông dân xử lý mía giống trước khi trồng; mở các lớp tập huấn để nâng cao kiến thức về trồng mía,...
1.3.4. Vốn đầu tư xây dựng nhà máy, vùng mía đòi hỏi khá lớn. Khả năng của Nhà nước, các công ty đường địa phương và Trung ương không thể đáp ứng nhanh chóng và đầy đủ. Cần có chính sách thu hút nhân dân và người trồng mía góp sức như vấn đề bán cổ phần, góp vốn dưới dạng cổ phần để thành lập các liên doanh sản xuất mía đường giữa người trồng mía và người sản xuất đường.
2. Về sản xuất đường.
2.1. Hiện đại hoá công nghệ chế biến và thiết bị sản xuất đường.
Gần 100 năm nay kỹ thuật công nghệ sản xuất đường chỉ có hai phương pháp chủ yếu là phương pháp các-bô-nát đối với đường củ cải và phương pháp sulfit hoá đối với đường mía. Gần đây, trong năm 1999, đường sản xuất trong nước do không cạnh tranh nổi với đường nhập lậu nên bị tồn dài ngày với khối lượng trên 200 ngàn tấn đã bị ngã vàng, giảm chất lượng. Đó là điều không tránh khỏi đối với lưu trình công nghệ hai lần sulfit hoá.
Xu hướng mới hiện đang được chú ý áp dụng từ mía sản xuất ra đường thô bằng phương pháp vôi và tiếp đó sản xuất ra đường tinh luyện. Một xu hướng khác là xử lý chè đặc sau bốc hơi bằng phương pháp phốt phát hoá với thiết bị lắng nổi và các chất loại trừ màu, chất trợ lắng nổi để sản xuất đường kính trắng. Công nghệ loại trừ màu bằng resin trao đổi ion để thay thế hoặc bổ sung cho công nghệ dùng than hoạt tính, áp dụng các hoá chất chuyên dùng để diệt vi khuẩn, chống chuyển hoá đường ở dàn ép, ức chế đóng cặn ở hệ thống bốc hơi, giảm độ nhớt, tăng hiệu suất kết tinh ở khâu nấu đường, dùng các enzym để loại trừ tinh bột và dextran, dùng nhiều chất trợ lắng chìm, trợ lắng nổi, các chất làm kết tủa màu…đã bước đầu đem lại hiệu quả đáng kể cho các nhà máy. Để công nghệ mía đường trong nước bắt kịp với trình độ thế giới, cần tập trung vào khâu cải tiến thiết bị trong dây chuyền sản xuất, thực hiện cơ giới hoá đồng bộ, từng bước tự động hoá, xây dựng các nhà máy có công suất lớn để có sản lượng đường cao, tổn thất thấp, chất lượng tốt và giảm bớt lao động thủ công mới có khả năng hạ giá thành, cạnh tranh với công nghiệp mía đường trong khu vực và thế giới để tồn tại và phát triển.
Chủ trương đưa đất nước đi lên công nghiệp hoá và hiện đại hoá, vấn đề hội nhập với thị trường các nước ASEAN và thế giới đặt ngành mía đường Việt Nam trước những thử thách to lớn. Phần lớn các nhà máy đường hiện nay ở mức công suất nhỏ và quá nhỏ, thuộc thế hệ cách đây gần 1/2 thế kỷ, tuy còn thích hợp với trình độ sản xuất trước mắt nhưng sẽ là mâu thuẫn to lớn trong tương lai gần vì thiếu sức cạnh tranh và vấn đề chuyển đổi sang một thế hệ các nhà máy đường mới không phải là điều đơn giản. Tuy nhiên vấn đề con người là rất quan trọng. Lực lượng khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế ngành mía đường vừa không được đào tạo chuyên sâu vừa không được tận dụng đúng mức. Tuy chúng ta có nhập được công nghệ mới và một số thiết bị sản xuất tiên tiến ở một vài nước nhưng phần lớn công nghệ và thiết bị sản xuất mà các địa phương nhập về đều lạc hậu, trong khi đó nếu được sự phối hợp tốt của ngành cơ khí trong nước, chúng ta hoàn toàn có khả năng tự lập chứng khả thi, tự thiết kế nhà máy, tự chế tạo được khoảng 70% thiết bị cho các nhà máy đường cỡ 1.000-2.000 tấn mía/ngày và lớn hơn.
2.2. Đảm bảo hệ số an toàn thiết bị luôn ở mức cao.
Ngay sau vụ sản xuất, các nhà máy tập trung tổ chức kiểm tra, lập kế hoạch sửa chữa, mua đầy đủ phụ tùng, làm tốt công tác sửa chữa thiết bị. Đảm bảo từ vụ tới hệ số an toàn thiết bị trên 96%.
2.3. Đẩy mạnh hiệu quả sản xuất đường.
Chỉ sản xuất khi mía đã chín, không mua mía có chữ đường thấp. Có kế hoạch thu mua, vận chuyển hợp lý để phát huy hết công suất, tiết kiệm hơi, điện, nước, lao động và thời gian ngừng máy. Tăng hiệu suất ép, nấu, tổng thu hồi, giảm giá sản xuất. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường và an toàn lao động. Đối với các nhà máy đường luyện, cần có kế hoạch chủ động ký hợp đồng mua đường thô của các nhà máy và lò đường thủ công trước khi vào vụ. Đối với các lò đường thủ công, cần hỗ trợ nông dân về mặt kỹ thuật. Xây dựng cơ chế quản lý giám sát tài chính, tính thuế đúng, đủ theo công suất, số ngày hoạt động đối với lò đường thủ công, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng trong sản xuất kinh doanh.
3. Đẩy mạnh tổng hợp lợi dụng, đa dạng hoá sản phẩm của ngành công nghiệp mía đường.
Ngoài đường là mặt hàng chính, các sản phẩm phụ “sau đường” và bên “cạnh đường” đã thực sự đem lại lợi ích cho nhà máy, cung cấp thêm sản phẩm cho xã hội, tận dụng lao động, giải quyết công ăn việc làm cho con em cán bộ công nhân viên chức trong ngành và tại địa phương, tạo được sự đa dạng và phong phú trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty đường trong cả nước. Một số vấn đề cần chú ý thêm trong việc phát triển thêm các sản phẩm ngoài đường là:
- Nâng cao sản lượng, chất lượng và hiệu suất thu hồi của các mặt hàng hiện có.
- Mở rộng thêm các mặt hàng mới như: axit citric, axit axetic, lyzin,..
- Các ngành hữu quan cần xem vấn đề đưa một lượng bã mía dư thừa của các nhà máy đường làm nguyên liệu bổ sung cho bột giấy mà còn có thể chuyển một số lượng lớn cho ngành công nghiệp giấy để giảm bớt phần khai thác rừng. Vấn đề này chỉ có thể giải quyết khi có nguồn nhiên liệu thay thế đốt lò hơi cho sản xuất đường từ khí đốt, dầu cặn của công nghiệp hoá dầu và ngay cả nguồn than đã có với giá cả hợp lý.
- Đối với mặt hàng chính hiện nay của công nghiệp mía đường là đường kính bao gồm:
+ Đường tinh luyện
+ Đường trắng các loại
+ Đường váng có độ pol cao.
+ Đường thô
- Tiếp tục tìm kiếm thị trường, lập các dự án khả thi để phát triển các sản phẩm khác phù hợp với khả năng nguyên liệu, thị trường đạt hiệu quả kinh tế xã hội như: điện, ván ép, giấy,..
Cần đa dạng hoá thêm các mặt hàng phù hợp với nhu cầu tiêu thụ như:
- Tổ chức cung cấp sirrô đường tinh luyện trong vụ sản xuất cho các nhà máy sữa, đồ hộp,...và chỉ sử dụng mặt hàng đường kính tinh luyện cho nhu cầu tiêu dùng trực tiếp.
- Đối với các cơ sở thủ công, nửa cơ giới đang trong quá trình chuyển đổi dần lên sản xuất công nghiệp, cần chú trọng mặt hàng đường kết tinh, mật nguyên làm nguyên liệu cho các nhà máy đường công nghiệp và giữ lại một số vùng sản xuất các loại đường đặc sản truyền thống như: đường thẻ có tinh độ cao, đường phèn, đường phổi, kẹo gương cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
4. Các giải pháp khác.
4.1. Các khâu ngoài sản xuất.
- Thực hiện tốt công tác tiếp thị và marketing để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thường xuyên tiến hành nghiên cứu thị trường nhằm nắm bắt và đáp ứng kịp thời nhu cầu người tiêu dùng.
- Từng bước tham gia vào thương mại điện tử như: thành lập website,…
- Xúc tiến thành lập các văn phòng đại diện, các chi nhánh ở nước ngoài để đẩy mạnh công tác thăm dò thị trường nước ngoài.
- Tăng cường quảng cáo cho các sản phẩm từ đường và sau đường.
4.2. Đào tạo nhân lực.
- Đào tạo lại và nâng cao kiến thức
- Xử lý kỉ luật đối với những trường hợp được cử đi học mà bỏ học không có lý do.
- Hàng năm tổ chức thi nâng bậc cho công nhân.
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về trồng mía cho người nông dân.
- Cử những nông dân giỏi hay công nhân có tay nghề cao đi học ở nước ngoài để tiếp thu kiến thức, kỹ thuật mới và tích luỹ kinh nghiệm định kỳ hàng năm.
4.3. Về công tác tổ chức.
Tổ chức theo hướng thống nhất các tổng công ty, công ty đường gọn nhẹ, đảm bảo điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả gồm cả Trung ương và địa phương. Hiệp hội mía - đường Việt Nam phát huy vai trò phối hợp điều hành, gắn kết các doanh nghiệp Trung ương với địa phương, trong nước với nước ngoài,..
Các tổng công ty, công ty có phương án sớm cổ phần hoá các doanh nghiệp đường, phấn đấu trong giai đoạn 2002 – 2003 cổ phần từ 3 đến 4 doanh nghiệp đường làm ăn có hiệu quả.
4.4. Tích cực chống buôn lậu.
Các cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp chống buôn lậu cũng như nạn nhập lậu đường. Về phía nhà sản xuất, nên thường xuyên tiến hành cải tiến bao bì, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm để tránh bị giả mạo và chống nhập lậu.
4.5. Xử lý tốt các chất thải, chống ô nhiễm môi trường.
Các chất thải của công nghiệp đường không có mức độ ô nhiễm cao so với các chất thải của một số công nghiệp “sau đường” như cồn-rượu, men thực phẩm,...nhưng nói chung các chất thải này đều có thể xử lý để cho các sản phẩm hữu ích:
- Bùn lọc đem bón thẳng cho mía hoặc chế biến thành phân vi sinh.
- Các loại nước thải trong nhà máy có thể xử lý qua hệ thống hồ nhân tạo nhiều ngăn hoặc các hệ thống xử lý vi sinh.
- Các loại nước thải có mức độ ô nhiễm cao hơn như nước thải của các nhà máy cồn-rượu, men thực phẩm…có thể xử lý qua các hệ thống xử lý vi sinh hoặc phối trộn với một lượng bã mía dư, tuỷ bã được ủ với vi khuẩn phân huỷ thành phân hữu cơ.
- Riêng tuỷ bã và một phần bùn lọc còn là thành phần phối trộn làm thức ăn cho gia súc trong mùa khô thiếu cỏ trùng với mùa thu hoạch và chế biến mía đường.
* Kiến nghị:
Đề nghị Chính phủ xem xét chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương có liên quan giải quyết cho các công ty, nhà máy đường.
- Kéo dài thời gian khấu hao lên 20 năm (vì 1 năm nhà máy chỉ sản xuất 5 tháng).
- Được vay vốn ngân hàng để trả hết cho Nhà nước một lần và được tính bù chênh lệch tỉ giá để tránh trả chênh lệch tỉ giá nhập thiết bị.
- Chuyển vốn vay ODA, ADB sang vốn do Ngân sách Nhà nước cấp.
- Giảm lãi suất vay tín dụng trong việc đầu tư xây dựng cơ bản nhà máy và xây dựng vùng nguyên liệu mía thành vốn vay với lãi suất ưu đãi 5,4%/năm.
- Đề nghị Chính phủ xem xét một số nhà máy đặc biệt khó khăn cho khoanh nợ 10 năm và mạnh dạn xoá bỏ những nhà máy làm ăn không có hiệu quả trong một thời gian dài.
- Cho người nông dân mua cổ phần trong các nhà máy đã tiến hành cổ phần hoá để thắt chặt thêm mối quan hệ ràng buộc giữa nhà máy sản xuất đường và người nông dân trồng mía.
- Có thể từng bước bán nhà máy đường cho tư nhân nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hoặc tích cực tiến hành cổ phần hoá.
Tóm lại, có thể nói rằng công nghiệp mía đường là một ngành kinh tế, xã hội quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đưa nông thôn tiến lên con đường cơ giới hoá, hiện đại hoá.
Sản xuất đường là ngành công nghiệp gắn bó với nông thôn, có liên quan đến hàng triệu người trồng mía và người sản xuất đường. Đặc điểm của mía là nguyên liệu không thể dự trữ được và cồng kềnh với lượng vận chuyển lớn nên phải chế biến tại chỗ mà biểu tượng lý tưởng nhất là nhà máy đường phải nằm giữa cánh đồng mía. Do ưu thế của cây mía có thể sinh trưởng trên những vùng đất xấu, ngay cả những vùng nông thôn chậm phát triển cũng có thể hình thành những cụm liên hợp sản xuất công-nông nghiệp, thay đổi hoàn toàn cảnh quan hoạt động kinh tế, đời sống văn hoá-tinh thần và vật chất của cả một khu vực rộng lớn.
Một nhà máy đường được thiết lập ở nông thôn sẽ hình thành một vùng chuyên canh mía và một khu công nghiệp mía-đường tổng hợp sẽ kéo theo sự cải tạo cơ sở hạ tầng (đường sá, cầu cống, điện, nước,...), tạo nên những khu dân cư với trường học, thư viện, bệnh viện, các cơ sở thương mại, dịch vụ, giải trí,...đưa khoa học kỹ thuật về nông thôn, tạo thêm công ăn việc làm cho lực lượng lao động dư thừa trong nông nghiệp. Có thể nói cây mía là cây nguyên liệu có nhiều tiềm năng nhưng chỉ có thể trở thành “cây xoá đói giảm nghèo”, “cây phát triển nông thôn” khi gắn bó với công nghiệp chế biến. Sự gắn bó trong liên minh công-nông nghiệp này sẽ hình thành các thị trấn sản xuất và công nghiệp văn hoá, thương mại và dịch vụ là con đường đô thị hoá nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của đất nước.
Kết luận
Cho tới nay, kể cả khi nền kinh tế Việt Nam đang có những bước tiến lớn, thể hiện rõ nhất ở tốc độ tăng trưởng GDP, sự ra đời của nhiều ngành sản xuất mới và sự ứng dụng mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật vào kinh tế nói riêng cũng như trong đời sống nói chung thì ngành công nghiệp mía - đường vẫn luôn là một ngành sản xuất không thể thiếu.
Trải qua nhiều thăng trầm, ngành công nghiệp mía - đường Việt Nam đã dần dần khẳng định được vị trí của mình. Chúng ta có thể vui mừng trước những thành tựu khả quan mà ngành mía – đường đã đạt được. Kế hoạch 5 năm đã hoàn thành vượt mức, với tổng số 1.014.000 tấn đường sản xuất năm 2000, đường trắng có 474.000 tấn (chiếm 46,7%), đường luyện 290.000 tấn (chiếm 28,6%) và đường thủ công 250.000 tấn (chiếm 24,7%), chất lượng đường đạt tiêu chuẩn của Việt Nam và Quốc tế. Đặc biệt, giá thành đường trắng đã hạ được 20% so với vụ 1999-2000 (vụ 1999-2000 giá thành bình quân là 4.100 đ/kg tương đương 290 USD/tấn, vụ 1998-1999 là 5.300 đ/kg). Có tới 62% số nhà máy đang hoạt động đạt công suất từ 80% trở lên khiến cho sản lượng đường sản xuất ra tăng gấp 7,6 lần so với năm 1994, tỉ lệ tiêu hao 11,6 mía/đường. Công tác trồng mía nguyên liệu được làm tốt, làm diện tích mía cả nước tăng tới 134% và chất lượng mía cũng được cải thiện đáng kể.
Tuy vậy, bên cạnh đó vẫn còn không ít những hạn chế khách quan cũng như chủ quan đã gây tác động tiêu cực tới sự phát triển của ngành công nghiệp mía - đường.
Vấn đề nổi trội nhất vẫn là cái vòng luẩn quẩn giữa việc trồng mía và các loại cây trồng khác. Vào những thời điểm có nhiều nhà máy đi vào hoạt động, cuộc chiến thu mua mía diễn ra sôi động giữa các nhà máy chế biến mía với nhau và giữa nhà máy với các lò đường thủ công. Sau những vụ như thế, nông dân đổ xô vào trồng mía bất chấp quy hoạch và cũng không quan tâm tới nguồn giống ở đâu, trữ lượng đường trong mía chỉ đạt từ 5 đến 6 chữ đường người ta vẫn trồng. Vì vậy, giá mía rớt thảm hại. Từ chỗ thừa mía không ai mua nên vụ mía sau các hộ nông dân không ai bảo ai tự mình cứu lấy mình nên đồng loạt chuyển đổi cây trồng khác khiến cho giá mía được nâng cao liên tục. Nhiều nhà máy phải ngưng hoạt động vì thiếu nguyên liệu.
Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khác làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của ngành chế biến đường như: vốn đầu tư chưa tương xứng, người lãnh đạo chưa quan tâm đến việc thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa nông dân trồng mía và nhà máy chế biến đường, công suất không được sử dụng hết gây lãng phí, giá thành sản xuất cao,… Vì vậy, trong thời gian tới, ngành đường sẽ phải phối hợp với các địa phương tìm cách tháo gỡ, khắc phục cho được trong một thời gian ngắn các khó khăn về mặt khách quan và các yếu kém về chủ quan đã bộc lộ khá rõ trong thời gian qua đảm bảo cho các nhà máy hoạt động ổn định, khai thác hết công suất, sản xuất có lãi, trả được nợ vốn vay xây dựng nhà máy. Đây cũng có thể coi là những biện pháp giúp người trồng mía tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống và gắn bó với cây mía lâu dài để cây mía luôn luôn là cây cho mật ngọt với đời.
Với kinh nghiệm thực tiễn trong việc xây dựng ngành chế biến mía - đường trong cả nước hơn 70 năm qua, cộng với quyết tâm vươn lên của đội ngũ cán bộ, công nhân ngành mía - đường với sự lãnh đạo theo đường lối đổi mới của Đảng, chúng ta tin tưởng rằng trong một thời gian không xa, ngành mía - đường Việt Nam sẽ có vị trí xứng đáng trong khu vực và trên thế giới.