Khóa luận Nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng

PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Người Trung Hoa có câu rằng “Khai đàm bất thuyết Hồng lâu mộng, độc tận thi thư diệc uổng nhiên !” (mở miệng mà không nói chuyện Hồng lâu mộng thì đọc hết cả sách vở cũng vô ích). Ở Trung Quốc, có một chuyên ngành nghiên cứu Hồng lâu mộng - gọi là Hồng học, có lẽ trên thế giới chỉ có Shakespeare và Sholokhov là có vinh dự lớn lao như thế vì có Shakespeare học và Sholokhov học Điều đó cho thấy ảnh hưởng xã hội rộng lớn của Hồng lâu mộng. Và ảnh hưởng của Hồng lâu mộng không chỉ dừng lại trong biên giới Trung Hoa, tính đến nay trên thế giới đã có ít nhất 16 thứ ngôn ngữ khác nhau như Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật, Italia, Hungari, Hà Lan, Rumani, Triều Tiên, Việt Nam dịch toàn văn hoặc trích dịch Hồng lâu mộng. Bách khoa toàn thư Pháp đánh giá Hồng lâu mộng là một tấm gương của xã hội Trung Quốc thế kỉ XVIII, là một cột mốc lớn trên văn đàn thế giới” ( Tào Tuyết Cần. 1996. Tr.17). Ở Việt Nam hiện nay, Hồng lâu mộng được giảng dạy và nghiên cứu trong các trường Đại học, Cao đẳng như một nội dung quan trọng của bộ môn văn học Trung Quốc. Tác giả chính của Hồng lâu mộng, Tào Tuyết Cần, giống như phần lớn các nhà văn lớn Trung Hoa trong lịch sử, viết văn là để giải toả nỗi niềm cô phẫn, là để ký thác những suy tư về con người và thời đại. Vì thế có thể xem Hồng lâu mộng là sự thể hiện tư tưởng thời đại: tinh thần dân chủ, tinh thần phê phán đời sống xã hội phong kiến mục nát, phê phán những giáo điều truyền thống đã ăn sâu bén rễ hàng ngàn năm, đòi tự do yêu đương, đòi giải phóng cá tính, đòi tự do bình đẳng, khát khao một cuộc sống lý tưởng Trong Hồng lâu mộng, những khát vọng sâu xa của con người thời đại và sự biểu hiện nó ra một cách nghệ thuật đã có một cuộc hẹn hò tuyệt diệu. Nhận xét về nghệ thuật văn chương Hồng Lâu Mộng, Hồng Thu Phiên trong Hồng lâu mộng quyết vi đã viết “Hồng lâu mộng lập ý mới, bố cục khéo, từ ngữ đẹp, đầu mối rõ, khởi kết kì, đan cài diệu, miêu tả thật, sắp xếp tài, kể việc thực, nói tình thiết, đặt tên sát, dùng bút kín, cái tài tình không kể xiết ” ( Tào Tuyết Cần. 1996. Tr.12). Còn Thôi Đạo Di thì lại nhận xét “đối với tôi không có một tác phẩm văn học nào có thể so tài với Hồng lâu mộng về cách sáng tạo câu chuyện và nhân vật chân thật, sống động, bền bỉ . Có thể nói, đọc Hồng lâu mộng không chỉ khiến chúng ta hiểu lịch sử mà còn giúp chúng ta hiểu hiện thực cuộc sống”. (Phan Thanh Anh. 2006. Tr.131). Một trong những yếu tố góp phần làm nên thành công của Hồng lâu mộng là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Mỗi nhân vật trong tác phẩm đều có tính cách riêng không ai giống ai. Có thể nói Hồng lâu mộng đã miêu tả hàng trăm trạng thái tâm con người, không chỉ miêu tả sự suy tàn của xã hội phong kiến mà còn lột tả những tâm trạng buồn thương cho thân phận con người. Đáng chú ý ở đây là nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật phụ nữ. Chính tác giả đã tỏ bày trong hồi 1 của tác phẩm “Nay tôi sống cuộc đời gió bụi, không làm nên được trò trống gì. Chợt nghĩ đến những người con gái ngày trước cùng sống với tôi, so sánh kỹ lưỡng thấy sự hiểu biết và việc làm của họ đều hơn tôi. Tôi đường đường là bậc tu mi; lại chịu kém bạn quần thoa, thực đáng hổ thẹn! Bây giờ hối cũng vô ích, biết làm thế nào! Tôi nghĩ trước kia được ơn trời, nhờ tổ, mặc đẹp ăn ngon mà phụ công nuôi dạy của mẹ cha, trái lời răn bảo củathầy bạn, đến nỗi ngày nay một nghề cũng không thành, nửa đời long đong, nên muốn đem những chuyện đó chép thành một bộ sách bày tỏ với mọi người. Tôi biết rằng tôi mang tội nhiều. Nhưng trong khuê các còn biết bao người tài giỏi, tôi không thể nhất thiết mượn cớ ngu dại muốn che giấu lỗi của mình, để cho họ bị mai một. Cho nên, đám cỏ lều tranh, giường tre bếp đất, cùng cảnh gió sớm trăng chiều, sân hoa thềm liễu, đều thúc giục thực hiện lòng mong ước dùng bút mực viết ra lời ”. Trong suốt chiều dài Hồng lâu mộng, ta luôn bắt gặp bóng dáng những người phụ nữ mà cuộc đời, số phận họ đã được dự báo, tóm tắt trong hồi thứ 5 của tác phẩm. Ẩn đằng sau hình tượng xinh đẹp ấy là sự xung đột tư tưởng giữa các nhân vật phụ nữ được miêu tả đậm nét và giàu ý nghĩa. Thế nhưng, những vấn đề ấy không phải bao giờ cũng được đánh giá xác đáng. Xuất phát từ niềm đam mê Hồng lâu mộng, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng”, với mong muốn khám phá phần nào ý nghĩa và giá trị to lớn của tác phẩm để từ đó có một cái nhìn toàn diện hơn về thiên tiểu thuyết tuyệt diệu này. Cũng hy vọng rằng đề tài này sẽ tiếp thêm lửa trong trái tim của những ai đã từng yêu mến Hồng lâu mộng và thắp lên ngọn lửa yêu thích trong trái tim những ai chưa một lần đọc Hồng lâu mộng. Như con ong làm mật cho đời,chúng tôi mong công trình nhỏ bé này sẽ góp thêm một tiếng nói trên diễn đàn Hồng học đang tưng bừng rộn rã.

pdf84 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2262 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ của Bảo Thoa có «đế thành», có «oanh đậu cành cao», có «chim phượng đậu cành trúc» đều là những hình ảnh ước lệ quen thuộc của thơ cổ. Hơn thế nữa, Bảo Thoa còn khéo léo ca ngợi sự hiếu thảo và «tài tiên» của Nguyên Xuân. Cô tự nhận phần thua kém về mình «thẹn mình còn dám thêm lời nữa sao», đây là một cách nói hay gặp trong thơ cổ. Bài thơ của Bảo Thoa xét về mặt nghệ thuật thì hay đã đành mà về mặt nội dung cũng rất «trọn vẹn» bởi nó không chỉ ca tụng «bề trên» mà còn thể hiện sự khiêm nhường của tác giả. Chứng tỏ Bảo Thoa là một người rất tôn trọng chuẩn mực, tuân thủ lễ giáo phong kiến và luôn biết người biết ta. Bài thơ của Đại Ngọc thì khác hẳn. Từ đầu, Đại Ngọc «đã có ý định trổ hết tài thơ để lấn át mọi người». Và khi làm thơ, Đại Ngọc đã thể hiện cái tôi đầy cá tình của mình: Biển đề THẾ NGOẠI TIÊN NGUYÊN Dạo chơi người lại thêm vui Cõi tiên nào phải là nơi bụi hồng! Đẹp thay mượn cảnh non sông, Điểm tô cảnh lại lạ lùng đẹp hơn. Rượu kim cúc ngát mùi hương, Chào mừng người ngọc ngỡ ngàng hoa tươi. Mong sao trên đội ơn trời, Vườn này thường được đón mời xe loan. (Dịch thơ : Nhóm Vũ Bội Hoàng) Ngay ở tựa đề cũng đã thể hiện một tư tưởng phóng khoáng, lãng mạn: «Suối cõi tiên ở ngoài cõi trần». Đại Ngọc xem khu vườn Đại Quan xinh đẹp là một chốn đào nguyên xa xăm và hư vô, trong tâm tư nàng dường như mang một ước muốn lánh thế, thoát tục của chủ nghĩa lãng mạn thoát li. Trong thơ nàng cũng sử dụng lặp đi lặp lại hình ảnh của «cõi tiên», «bụi hồng», vẻ đẹp của non sông hoa lá. Đại Ngọc nhắc tới những thú vui rất tài tử như «dạo chơi», «uống rượu», «thưởng hoa». Và đặc biệt nếu Bảo Thoa ca ngợi tính cách hiếu thảo của Nguyên Xuân thì Đại Ngọc lại nhắc đến vẻ đẹp hình thể hoa nhường nguyệt thẹn của «người ngọc» này.Chúng ta đều biết, chữ hiếu là một trong những phẩm chất hàng đầu của con người được đạo đức phong kiến ca ngợi còn sắc đẹp của người phụ nữ là thứ «tai hoạ» mà các nhà Nho bảo thủ phong kiến nghi ngờ, e ngại. Xem xong hai bài thơ, Nguyên Xuân đã chấm ngay Tiết Bảo Thoa dù thừa nhận Bảo Thoa và Đại Ngọc đều có tài cả. Nguyên Xuân đã tinh ý nhận ra rằng cái tài của Bảo Thoa là cái tài của một đứa con trung thành với chế độ phong kiến; còn cái tài của Đại Ngọc là tài năng của một «con ngựa bất kham». Chế độ phong kiến và GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 55 giai cấp thống trị không thể dung dưỡng một con người có tư tưởng tự do như Đại Ngọc được mà họ cần một người như Bảo Thoa. Cho nên, Nguyên Xuân đã ngấm ngầm bày tỏ sự chọn lựa của mình qua việc tặng quà cho mọi người: Bảo Ngọc và Bảo Thoa được quà như nhau là một đôi quạt hạng nhất, hai chuỗi hạt châu xạ hương, hai tấm là, một bức mành phù dung. Đại Ngọc thì như Nghênh Xuân, Thám Xuân và Tích Xuân một cái quạt và vài hạt châu ( hồi 28). Hồi 37, Thám Xuân mở Hải Đường thi xã, mọi người làm thơ vịnh hoa hải đường dưới sự chủ trì của Lý Hoàn. Lần này, bài thơ của Bảo Thoa cũng lại đứng ở vị trí cao nhất: Cửa khép vì hoa khép suốt ngày Tưới hoa bình nước sẵn cầm tay Phấn son rửa sạch thềm thu nọ Băng tuyết vời về mực móc đây Lạt thếch hoa càng thêm đượm vẻ Buồn tênh ngọc cũng phải chau mày Muốn dâng Bạch đế mầu trong trắng Lẳng lặng chờ đây lúc xế tây. (Dịch thơ : Nhóm Vũ Bội Hoàng) Lời thơ hàm súc hồn hậu, và từ bài thơ này người ta dễ dàng tưởng tượng ra phẩm chất đoan trang, cẩn trọng, đôn hậu nhu mì vốn có của Bảo Thoa. Đồng thời bài thơ còn toát lên tư tưởng xử thế với khí chất tiềm tàng, trong ngoài chân chất, lấy thối để tiến của cô. Quả đúng là một bài thơ đậm chất cổ điển. Còn bài thơ Vịnh hoa hải đường của Đại Ngọc lại tình tứ phong lưu hơn nhiều: Lơ lửng rèm Tương cửa khép hờ Đất băng chậu ngọc khéo xinh chưa Lê đầy nhị trắng đành vay ngọt Mai sẵn hồn thơm cứ mượn bừa Cõi nguyệt tiên may tay áo trắng Buồn thu khách gạt hạt châu sa Ngượng ngùng biết ngỏ cùng ai nhỉ? Giá lạnh đêm mờ đứng ngẩn ngơ. (Dịch thơ : Nhóm Vũ Bội Hoàng) Đại Ngọc đã thổi cả hồn mình vào trong hoa, nên hoa cũng mang đầy tâm sự của nàng. Không chỉ tả hoa mà bài thơ của Đại Ngọc còn ẩn chứa hình ảnh một con người cô độc, âu sầu, ngẩn ngơ đủ mọi xúc cảm vui buồn. Và trong bài thơ này một lần nữa Đại Ngọc nhắc đến cõi tiên. Các nhà thơ lãng mạn khi buồn chán và bế tắc trước cuộc đời thực tại thường mơ về một cõi tiên xa xăm. Nàng Giáng Châu «lấy nước mắt rửa mặt hàng ngày» có lẽ cũng mang một tư tưởng thoát li như thế. GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 56 Hồi 38, mọi người trong vườn Đại Quan cùng nhau làm thơ Vịnh Cúc. Một lần nữa Đại Ngọc và Bảo Thoa được dịp trổ tài. ỨC CÚC (Nhớ cúc) Ngóng gió tây về luống ngẩn ngơ Nhìn lau liễu tốt ruột vò tơ Vườn hoang, giậu vắng thu đâu nhỉ Trăng lạnh, sương trong mộng thấy chưa ? Lòng vương vít theo đàn nhạn khuất, Tai văng vẳng lọt tiếng chày thưa Thương mình gầy cũng vì hoa đấy Này tiết tùng dương hãy đợi chờ. (Bảo Thoa) ( Dịch thơ : nhóm Vũ Bội Hoàng) HOẠ CÚC (Vẽ cúc) Thơ rồi lại vẽ thực ngông cuồng Xanh đỏ lòng sao khéo vấn vương ? Chụm lá vẩy ra nghìn giọt mực Trổ hoa nhuộm hẳn mấy hằn sương. Nhạt nồng vẻ trội hoa vờn gió. Gân guốc tay đưa thu đượm hương. Đừng tưởng vườn đông mà hái bậy, Dáng bình ta thưởng tiết trùng dương. (Bảo Thoa) ( Dịch thơ : nhóm Vũ Bội Hoàng) Bảo Thoa vẫn dùng lối «mượn vật ngụ tình» kín đáo. Cô sử dụng những thi liệu quen thuộc của các nhà thơ xưa khi viết về mùa thu như liễu, trăng, sương. Và hình như người đọc bắt gặp một Bảo Thoa sống rất nguyên tắc «thưởng hoa thì phải đợi đến tiết Trùng dương», Bảo Thoa không chỉ là một cô gái trẻ tài hoa mà Bảo Thoa còn hiện lên trong thơ như một nhà Nho phong kiến thực thụ và tài tình. Đại Ngọc làm thơ cũng khác với mọi người, nàng có phong thái của một nghệ sĩ phóng khoáng, khi mọi người làm thơ thì nàng thản nhiên uống rượu và câu cá để tìm cảm xúc. Thơ Đại Ngọc luôn chú trọng đến cảm xúc và luôn dào dạt ý tình: VẤN CÚC (Hỏi cúc) Chẳng biết thu đâu để hỏi chào Vườn đông lẩm nhẩm chắp tay vào GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 57 Xa đời ngất ngưởng cùng ai đấy? Biếng nở lừ đừ khéo chậm sao? Vườn móc sân sương buồn kể mấy? Nhạn về sầu ốm nhớ chăng nào? Đừng cho không đáng cùng đời truyện, Biết nói thì đây truyện chút nao. (Đại Ngọc) (Dịch thơ : Nhóm Vũ Bội Hoàng) CÚC MỘNG (Cúc mơ) Bên rào say giấc tiết thu trong Trăng đấy hay mây hãy đợi cùng, Hoa bướm tiên nào màng Tất lại Nặng thề bạn nhữ nhớ Đào công. Mơ màng theo nhạn đàn xao xác Sửng sốt thương sâu tiếng não nùng, Tỉnh giấc, nỗi niềm ai đã tỏ? Cỏ khô khói lạnh ngổn ngang lòng! (Đại Ngọc) (Dịch thơ : Nhóm Vũ Bội Hoàng) Đại Ngọc sử dụng cách nói mới rất khác người, nàng cho rằng không phải những gì người xưa đã từng đề cập đến thì mới đáng được đưa vào thơ, mọi thứ đều có thể là thơ, quan trọng là nhà thơ sử dụng cách nói như thế nào! Hai bài thơ mang sự «ngất ngưởng» của một cái tôi đầy ý thức cá nhân lại manh chút gì của sự bất đắc chí muốn thoát li vào cõi tiên, cõi mộng. Đặc sắc hơn cả là bài Vịnh Cúc: VỊNH CÚC Sớm tối ma thơ lẩn quất hoài Quang rào tựa đá khẽ ngâm chơi Sương kề ngọn bút thơ giàu tứ, Trăng rọi trên môi giọng ngát mùi Mối hận ngấm ngầm để chật giấy, Lòng thu giải toả biết chăng ai? Phẩm bình từ lúc nhờ Đào lệnh Cao tiết nghìn thu rộn khắp nơi. (Đại Ngọc) (Dịch thơ : Nhóm Vũ Bội Hoàng) GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 58 Thơ làm mới, tứ lại mới, lắt léo mà không ra vẻ rườm rà. Không chỉ sử dụng thi liệu cũ như trăng, nhạn mà trong thơ Đại Ngọc còn có cả tiên và ma, có nước mắt và nỗi buồn, có sự bâng khuâng và thậm chí là lòng oán hận. Thơ Đại Ngọc không tuân theo khuôn sáo, không bắt chước người xưa mà luôn vùng vẫy sáng tạo với lối nói riêng của mình. Qua một số bài thơ của Đại Ngọc và Bảo Thoa người đọc có thể nhận rõ tư tưởng khác biệt giữa hai người. Trước đó, các nhà văn nhà thơ vẫn thường mượn thơ để nói lên phẩm chất của con người. Đây là một biện pháp nghệ thuật không mới. Nhưng tác giả Hồng lâu mộng đã vận dụng hết sức sáng tạo và nhuần nhuyễn. Nếu không là một người tài hoa thì không thể viết được như thế. Bởi làm thơ nói lên tư tưởng của mình thì dễ, còn làm thơ nói lên tư tưởng của người khác rất khó. Tác giả vừa phải làm thơ thể hiện tư tưởng tự do dân chủ của Đại Ngọc, vừa phải làm thơ thể hiện tư tưởng bảo thủ phong kiến của Bảo Thoa; trong cùng một đề tài cùng một hoàn cảnh mà phải phân biệt rạch ròi, không cho phép lẫn lộn. Cách viết tài hoa ấy đã đem đến cho người đọc một cảm nhận đầy thi vị. Đằng sau những vần thơ mềm mại kia ẩn chứa hai luồng tư tưởng đối lập nhau của hai con người thuộc cùng một giai cấp. Từ đó toát lên những xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa một cách gián tiếp, kín đáo nhưng sâu sắc và triệt để. 3. KẾT QUẢ, Ý NGHĨA CỦA NHỮNG XUNG ĐỘT TƯ TƯỞNG GIỮA HAI KIỂU NHÂN VẬT PHỤ NỮ QUÝ TỘC TÀI HOA TRONG TIỂU THUYẾT HỒNG LÂU MỘNG Có thể nói xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng là những xung đột triệt để và quyết liệt. Từ chỗ tư tưởng đối lập nhau họ đi đến chỗ phủ định nhau và cuối cùng chỉ có một trong hai người tồn tại, điều đó cũng đồng nghĩa với việc chỉ có một tư tưởng được thừa nhận trong xã hội ấy. Tuy nhiên, xét đến cùng thì sự thắng bại ở đây rất khó phân định, dù nhìn bề ngoài thì có vẻ như tư tưởng bảo thủ phong kiến của Tiết Bảo Thoa đã giành thắng lợi. Đại Ngọc ấp ôm tư tưởng tự do dân chủ, lúc nào cũng muốn khẳng định cái tôi cá nhân của mình, lúc nào cũng sống hết lòng vì tình yêu tự do. Đại Ngọc dám thẳng thắn phản kháng những lề thói phong kiến đã lỗi thời và lạc hậu bằng một cái tôi tự do dân chủ. Nàng dám nghĩ, dám làm, tính cách quyết liệt, kiêu kì, cô độc chẳng bao giờ chịu hoà nhập vào những thói giả dối xấu xa của những kẻ thống trị. Thế nhưng cuối cùng, Đại Ngọc vẫn không thoát khỏi một kết cục bi thương. Xã hội phong kiến hàng ngàn năm vững bền ấy đã giày vò, đày đoạ nàng không thôi, Đại Ngọc với tư tưởng tự do dân chủ của mình đã phải sống một cuộc sống đầy nước mắt và chết một cái chết thật thương tâm. Đại Ngọc suốt cuộc đời thanh khiết và cao ngạo, không bao giờ chấp nhận ai coi thường mình. Đại Ngọc đã đấu tranh cho tình yêu của mình được sống. Cuối cùng nàng lìa đời trong sự giằng xé thảm thương của tâm hồn nơi quán Tiêu Tương buồn u ám. Đại Ngọc đã ôm mối hận tình một mình và chết đi âm thầm trong khi các bậc bề trên của gia đình họ Giả đang náo nức chuẩn bị lễ cưới cho Bảo Ngọc và Bảo Thoa. Giai cấp thống trị phong kiến không chấp nhận một người mang tư tưởng tự do như nàng, họ càng không để tâm đến mối tình si tha thiết trong tim nàng. Lúc Đại Ngọc tắt thở là giờ ăn cưới của Bảo Thoa, quán Tiêu Tương cách quá xa phòng tân hôn nên chẳng ai nghe thấy tiếng khóc thê lương đưa tiễn một GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 59 linh hồn nhỏ bé, tội nghiệp. Ngoài trời chỉ có gió lay cành trúc, trăng xế đầu tường, cảnh tượng thê lương ảm đạm. Màu đỏ của hỉ phục mà Bảo Thoa đang mặc tưởng như đã đánh dấu thắng lợi huy hoàng của cô trên màu trắng tang tóc mà cuộc đời dành cho Đại Ngọc. Bảo Thoa có được tất cả những gì mình muốn nhưng thật sự cô không hề thắng lợi. Cô được làm mợ Hai nhà họ Giả, nhưng họ Giả đã lâm vào bước đường suy kiệt không gì cứu vãn nổi. Cô lấy được Bảo Ngọc nhưng đêm tân hôn chồng cô lại gọi tên một người con gái khác, cô sống triền miên trong sự bất an của một cuộc hôn nhân không tình yêu thương. Chồng cô thi cử đỗ đạt đúng như cô mong muốn nhưng cuối cùng anh ta cũng bỏ đi vào chốn đại hoang. Tất cả những gì cô có chỉ là phù phiếm. Bảo Thoa chỉ còn một niềm an ủi duy nhất là đứa con trong bụng, đó là cái hy vọng nhỏ nhoi, le lói để khôi phục gia đình họ Giả và duy trì bức tranh phong kiến trong buổi xế tàn. Cái chết của Đại Ngọc chỉ là sự thất bại tạm thời của tư tưởng tự do dân chủ. Cuộc hôn nhân của Bảo Thoa cũng chỉ là thắng lợi tạm thời của tư tưởng bảo thủ phong kiến mà thôi. Bảo Thoa thắng thế vì sau lưng cô có sự yểm trợ hùng hậu của thế lực thống trị phong kiến. Họ ủng hộ cô vì cô sẽ phục vụ tận tuỵ cho chế độ phong kiến, sẽ phát huy những «khuôn vàng thước ngọc» và nhờ có những người bảo thủ như cô mà luân lý phong kiến mới tiếp tục được duy trì. Xung đột tư tưởng vẫn chưa kết thúc bởi tư tưởng tự do dân chủ mà Đại Ngọc ấp ủ vẫn còn tiếp tục âm ỉ, nhen nhóm trong lòng xã hội phong kiến suy tàn. Và khi đó giai cấp thống trị bảo thủ phong kiến như Bảo Thoa vẫn còn phải đấu tranh và tìm mọi cách triệt tiêu nó. Nhưng làm sao có thể ngăn lại vòng quay của bánh xe lịch sử khi mà chế độ phong kiến đang đi vào buổi thoái trào. Mặc cho những đứa con trung thành ra sức cứu vãn, tư tưởng bảo thủ phong kiến vẫn không thể mang lại cho chế độ suy tàn một gam màu tươi sáng hơn. Như vậy có thể thấy xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng không chỉ giới hạn trong khuôn khổ xung đột giữa hai cá nhân, hai con người cá biệt mà còn mang một ý nghĩa xã hội rộng lớn. Hai kiểu nhân vật đại diện cho hai kiểu người trong cùng một giai cấp nhưng không cùng tư tưởng. Một bên mang tư tưởng tự do dân chủ đang nhen nhóm hình thành còn quá lẻ loi, yếu thế. Một bên mang tư tưởng bảo thủ phong kiến đã ăn sâu bén rễ hàng ngàn năm giờ đến lúc rệu rã, lụi tàn. Đứng về phe Đại Ngọc có Bảo Ngọc. Đứng về phe Bảo Thoa có Giả Mẫu, Nguyên Xuân, Vương phu nhân, Phượng Thư, Giả Chính và cả một giai cấp thống trị hùng hậu. Xung đột tư tưởng của hai kiểu nhân vật này không diễn ra đơn độc mà gắn liền với cả một lớp người trong xã hội đương thời. Và tất nhiên trong xã hội ấy không thiếu những xung đột tư tưởng kiểu như thế. Có thể nói, xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng là xung đột giữa cái mới chưa đủ sức lớn mạnh và cái cũ đang suy tàn nhưng chưa sụp đổ. Điều đó cho thấy rằng, trong buổi thoái trào, xã hội phong kiến không chỉ đầy rẫy những xung đột giữa giai cấp thống trị với giai cấp bị trị mà còn có những xung đột mang tính phân hoá giữa nội bộ giai cấp thống trị với nhau. Giai cấp thống trị đã có những con người tiến bộ và bước đầu đã biết lên GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 60 tiếng cho quyền tự do, dân chủ của con người sau hàng ngàn năm «khắc kỉ phục lễ» như một cỗ máy. Tư tưởng tự do dân chủ thất bại là do nó chưa đủ sức lớn mạnh để lay chuyển tư tưởng bảo thủ phong kiến và do chưa có đủ tiền đề xã hội hậu thuẫn. Nhưng nhìn vào bức tranh thảm đạm mà tác giả vẽ ra trong tác phẩm, người đọc có thể dự đoán một ngày tàn không xa của chế độ phong kiến già nua và lạc hậu. Tóm lại, việc miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa đã góp phần đưa Hồng lâu mộng vượt lên khỏi tầm của một tiểu thuyết tình yêu thông thường, chuyển tải những vấn đề nhức nhối của thời đại. Đó là một tiến bộ mà không phải quyển tiểu thuyết nào cũng có được. Và phần nào cũng nhờ mang «nỗi đau đời» ấy mà Hồng lâu mộng sống mãi cùng thời gian vượt qua mọi biên giới và ngôn ngữ trên quả đất này. GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 61 KẾT LUẬN Qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu chúng tôi nhận thấy Hồng lâu mộng đúng là một bức tranh nghệ thuật đặc sắc và đậm tính nhân văn được vẽ nên bởi ngòi bút tài hoa, tinh tế, khéo léo và đầy tâm huyết của tác giả. Hồng lâu mộng, trước hết là một câu chuyện tình yêu nam nữ. Nhưng đằng sau cái ái tình riêng tư ấy là cả một bức tranh hiện thực vô cùng phong phú với đầy những xung đột và mâu thuẫn. Và một trong những xung đột chính được miêu tả một cách đặc sắc trong tác phẩm là «xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa». Xung đột này đan kết với xung đột của Giả Bảo Ngọc – chàng trai đơn độc chống lại xã hội phong kiến. Xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa không chỉ giới hạn trong phạm vi cá nhân mà còn mang tầm vóc xã hội bởi hai nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa đại diện cho hai kiểu người mang hai kiểu tư tưởng khác nhau trong nội bộ giai cấp quý tộc phong kiến. Và thực tế trong xã hội ấy có khá nhiều con người mang những xung đột tư tưởng như thế - xung đột giữa tư tưởng tự do dân chủ và tư tưởng bảo thủ phong kiến. Vào buổi thoái trào, giai cấp thống trị phong kiến càng siết chặt vòng kềm toả để củng cố địa vị đang lung lay của mình thì những xung đột tư tưởng càng diễn ra quyết liệt hơn. Để miêu tả những xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa, tác giả Hồng lâu mộng đã kết hợp sử dụng một cách khéo léo và nhuần nhuyễn nhiều biện pháp nghệ thuật. Trong đó đáng chú ý nhất là việc xây dựng hệ thống chi tiết. Tác giả đã cùng một lúc xây dựng các chi tiết tương đồng và tương phản. Các chi tiết tương đồng về thành phần xuất thân, hoàn cảnh sống, môi trường giáo dục, phẩm chất tài hoa hơn người... tạo một cái nền chung cho hai kiểu nhân vật. Và trên cái nền chung đó tác giả lại tiếp tục triển khai các chi tiết tương phản: tương phản trong thái độ đối với công danh khoa cử, sách vở thánh hiền, văn chương lãng mạn, và tình yêu nam nữ tự do, tương phản trong cách đối xử với giai cấp thống trị và tầng lớp bị trị. Thông qua những chi tiết đó người đọc sẽ dần dần nhận rõ xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ này. Một biện pháp nữa được tác giả sử dụng rất thành công là xây dựng các lớp độc thoại nội tâm và đối thoại của hai nhân vật để làm bộc lộ xung đột tư tưởng giữa họ, bởi vì lời nói là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá một con người và thông thường những suy nghĩ cùng với những lời nói sẽ bộc lộ tính phần nào tính cách và tư tưởng của con người ấy. Để khách quan và thuyết phục hơn, tác giả còn mượn lời nhận xét của các nhận vật khác để miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ. Các nhân vật xung quanh cũng tự chia làm hai phe, mỗi phe ủng hộ tư tưởng của một người. Và thông qua những lời nhận xét của họ mà người đọc nhận ra những xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa này. Cuối cùng, không thể không kể đến một biện pháp cổ điển được tác giả vận dụng tài tình là: xây dựng những bài thơ bộc lộ xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ tài hoa.Vì mỗi bài thơ đều mang tư tưởng của người đã tạo ra chúng. Hai kiểu nhân vật phụ có tài ngâm vịnh nên tác giả đã mượn ngay những bài thơ họ làm GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 62 để người đọc gián tiếp thấy được những xung đột tư tưởng ngấm ngầm mà quyết liệt giữa họ. Tất nhiên là vẫn còn một số biện pháp khác được tác giả sử dụng để miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ tài hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng. Khám phá hết cái hay cái đẹp của Hồng lâu mộng là ước muốn muôn thuở của những người nghiên cứu chúng tôi. Nhưng do biển học là vô bờ và thời gian thì có hạn nên chúng tôi chỉ tìm được một số nét đặc sắc như thế. Nếu có điều kiện chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu một cách toàn diện hơn nữa. Tuy nhiên, qua những vấn đề đã khám phá nghiên cứu chúng tôi vẫn có thể khẳng định rằng tác giả Hồng lâu mộng là một bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả. Và trong bối cảnh xã hội suy tàn thời Mãn Thanh thì những xung đột tư tưởng được miêu tả trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng đã trở thành những bức tranh hiện thực sinh động và đầy chất người, phần nào giúp người đọc cảm nhận được tình hình đất nước và con người Trung Hoa thời ấy. Tinh hoa nối với tinh hoa đã đưa Hồng lâu mộng vượt ra khỏi biên giới Trung Quốc, tình người nối với tình người đã đưa Hồng lâu mộng đến với mọi trái tim. Hồng lâu mộng hôm qua, hôm nay và ngày mai vẫn mãi là bông hoa thơm ngát, là tia sáng lung linh cuốn hút mọi người khám phá và tìm hiểu vẻ đẹp bất tận của mình.  GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 63 PHỤ LỤC Phác thảo chân dung các nữ nhân vật chính trong Hồng lâu mộng (Hồi 5: có 14 bài thơ đề vịnh và 14 hí khúc miêu tả và dự báo số phận nhân vật nữ chính trong Hồng lâu mộng) 14 BÀI ĐỀ VỊNH NHÂN VẬT CHÍNH Bài 1 đề vịnh Hựu phó sách (Hựu phó sách đề vịnh chi nhất) Nguyên tác , ,   ,  Phiên âm Hán Việt Tế nguyệt nan phùng, thái vân dị tán. Tâm tỉ thiên cao, thân vi hạ tiện. Phong lưu linh xảo chiêu nhân oán. Thọ yểu đa nhân phỉ báng sinh. Đa tình công tử không khiên niệm. Dịch nghĩa Trăng thanh khó gặp, mây rực rỡ dễ tan. Tâm hồn ví trời cao, thân phận thấp hèn. Phong lưu, khéo léo khiến người ghét. Thọ yểu khác nhau đều bị phỉ báng Công tử đa tình chỉ than phiền Dịch thơ Trăng trong khó gặp, mây đẹp dễ tan Lòng sao cao quý, phận lại đê hèn Tinh khôn, đài các tất người ghen Chịu tiếng ong ve đành tổn thọ Đa tình công tử luống than phiền Bài 2 đề vịnh Hựu phó sách (Hựu phó sách đề vịnh chi nhị)     Uổng tự ôn nhu hoà thuận. Không vân tự quế như lan. Kham tiện ưu linh hữu phúc Thuỳ tri công tử vô duyên. Bản tính dịu dàng, hoà thuận cũng vô ích, Nói rằng như hoa quế, hoa lan cũng như không, Khá khen cho con hát có phúc, Ai biết công tử vô duyên nợ ! Nhũn nhặn, ôn hoà đều uổng cả, Lan thơm, quế ngát, thừa thôi. Khen cho ưu linh tốt phúc, Ngờ đâu công tử vô duyên GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 64 Bài 1 đề vịnh phó sách (Phó sách đề vịnh chi nhất)     Căn tịnh hà hoa nhất hành hương, Bình sinh tao tế thực kham thương, Tự tòng lưỡng địa sinh cô mộc, Trí sử hương hồn phản cố hương. Chùm rễ sen gộp sức mọc một nhánh cỏ thơm Đường đời gặp gỡ chịu đau thương Từ lúc cây đơn trồng hai xứ muốn hương hồn trở lại cố hương . Sen thơm liền gốc nở chùm hoa, Gặp gỡ đường đời thật xót xa, Từ lúc cây trồng hai chỗ đất, Hương hồn trở lại chốn quê nhà. Bài 1 đề vịnh Chính sách (Chính sách đề vịnh chi nhất)     Khả thán đình cơ đức, Kham liên vịnh nhứ tài. Ngọc đới lâm trung quải, Kim trâm tuyết lý mai. Than ôi có đức mà phải dừng khung cửi giữa chừng, Đáng tiếc cái tài ngâm thơ vịnh hoa. Đai ngọc treo giữa rừng, Trâm vàng vùi trong tuyết. Than ôi có đức dừng thoi, Thương ôi cô gái có tài vịnh bông. Ai treo đai ngọc giữa rừng, Trâm vàng ai đã vùi trong tuyết này. Bài 2 đề vịnh Chính sách (Chính sách đề vịnh chi nhị)     Nhị thập niên lai biện thị phi, lựu hoa khai xứ chiếu cung vi. Tam xuân tranh cập sơ xuân cảnh, hổ thố tương phùng đại mộng quy Sau hai mươi tuổi đã biết suy xét đúng sai, hoa thạch lựu nở soi nơi cung điện Ba xuân khó tranh cảnh đầu xuân, hùm thỏ gặp nhau giấc mộng lớn kết thúc. Sau hai mươi tuổi đã trải đời, kìa hoa lựu nở cửa cung soi. Ba xuân nào được bằng xuân mới, thở gặp hùm kia giấc mộng xuôi. GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 65 Bài 3 đề vịnh Chính sách (Chính sách đề vịnh chi tam)   ,  Tài tự tinh minh, chí tự cao, Sinh vu mạt thế vận thiên tiêu. Thanh minh di tống giang biên vọng, Thiên lý đông phong nhất mộng dao. Tài thì sáng suốt, chí thì cao, Sinh nhằm lúc thời hết, vận tan. Trời đẹp đi ra bến sông trông ngóng Gió đông ngàn dặm (thổi) giấc mộng đi xa. Chí cao tài giỏi có ai bì, Gặp lúc nhà suy, vận cũng suy. Nhớ tiếc thanh xuân ra bến khóc, Gió đông nghìn dặm mộng xa đi. (Bài 4 đề vịnh Chính sách) Chính sách đề vịnh chi tứ     Phú quý hựu hà vi, cưỡng bảo chi gian phụ mẫu vi. Chuyển nhãn điếu tà huy, Tương Giang thuỷ thệ, Sở vân phi. Giàu sang thì đã sao, lúc còn trong nôi đã cách biệt cha mẹ. Quay lại nhìn bóng mặt trời chiều mà thương xót, nước sông Tương chảy không trở lại, mây Sở bay đi không về. Giàu sang cũng thế thôi, từ bé mẹ cha bỏ đi rồi. Nhìn bóng chiều ngậm ngùi, sông Tương nước chảy, mây Sở bay. Bài thứ 5 đề vịnh Chính sách (Chính sách đề vịnh chi ngũ)    . Dục khiết hà tằng khiết, Vân không vị tất không. Khả liên kim ngọc chất, chung hãm náo nê trung. GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 66 Muốn giữ mình trong sạch mà chưa trong sạch, nói rằng không chưa hẳn là không. Đáng thương cho tấm thân vàng ngọc, cuối cùng bị vùi lấp trong bùn nhơ. Muốn sạch mà không sạch, rằng không chửa hẳn không. Thương thay mình vàng ngọc, bùn lầy sa vào trong. Bài 6 đề vịnh Chính sách (Chính sách đề vịnh chi lục)     Tử hệ Trung Sơn lang, đắc chí tiện xương cuồng. Kim khuê hoa liễu chất, nhất tái phó hoàng lương. Giống chó sói núi Trung Sơn, tiện lúc đắc chí càn rỡ ngông cuồng. Tấm thân hoa liễu phòng khuê, Một chuyến đi vào giấc mộng hoàng lương. Rõ ràng giống sói Trung Sơn, gặp khi đắc ý ngông cuồng lắm thay. Làm cho thân hoa liễu này, hoàng lương giấc mộng mới đầy một năm Bài 7 đề vịnh Chính sách (Chính sách đề vịnh chi thất)     Khám phá tam xuân cảnh bất trường, Truy y đốn cải tích niên trang. Khả liên tú hộ hầu môn nữ, Độc ngoạ thanh đăng cổ Phật bà. Biết được mùa xuân không thể kéo dài, Áo tu thay thế quần áo năm xưa Đáng thương người con gái quí tộc thêu thùa. Một ngọn đèn xanh ngồi bên cạnh tượng Phật cổ. Biết rõ ba xuân cảnh chóng già. Thời trang đổi lấy áo cà sa. Thương thay con gái nhà khuê các. Một ngọn đèn xanh cạnh Phật bà. GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 67 Bài 8 đề vịnh Chính sách (Chính sách đề vịnh chi bát)     Phàm điểu thiên tòng mạt thế lai, đô tri ái mộ thử sinh tài. Nhất tòng, nhị lệnh, tam nhân mộc; khốc hướng Kim Lăng sự cánh ai. Loài chim bình thường tới lúc hết thời, (ai nấy) đều biết yêu mến cái tài này. Lúc đầu nói gì ai cũng nghe, sau sai khiến được người, cuối cùng bị người bỏ; ngoảnh về Kim Lăng khóc càng buồn thương Chim phượng kìa sau đến lỗi thời; người người đều yêu mến bậc tài cao. Một theo, hai lệnh, ba thôi cả; nhìn lại Kim Lăng luống ngậm ngùi. Bài 9 đề vịnh Chính sách (Chính sách đề vịnh chi cửu)     Thế bại hưu vân quý, gia vong mạc luận thân. Ngẫu nhân tế thôn phụ, xảo đắc ngộ ân nhân. Tình thế thất bại đừng nói cao sang, nhà mất đừng nghĩ đến họ hàng thân thuộc. Người đàn bà quê mùa tình cờ cứu giúp, khéo gặp được ân nhân. Vận suy đừng kể rằng sang, nhà suy chớ kể họ hàng gần xa. Tình cờ cứu giúp người ta, khéo sao Lưu thị lại là ân nhân. Bài 10 đề vịnh Chính sách (Chính sách đề vịnh chi thập)     Đào lý xuân phong kết tử hoàn, đáo đầu thuỳ tự nhất bồn lan. Như băng thuỷ hảo không tương đố, uổng dữ tha nhân tác tiếu đàm. Gió xuân hoa đào hoa lê đã kết quả, Gặp xuân đào lý quả muôn vàn, GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 68 Rốt cuộc ai như một chậu hoa lan,. Như băng, nước sạch, không ghen ghét; Mặc kệ người đời cứ chê khen . rốt cuộc sao bằng một chậu lan. Nước sạch, băng trong ghen ghét hão, tiếng tăm còn để lại nhân gian. Bài 11 đề vịnh Chính sách (Chính sách đề vịnh chi thập nhất)     Tình thiên tình hải ảo tình thân, tình ký tương phùng tất chủ dâm. Mạn ngôn bất tiêu giai Vinh xuất, tạo hấn khai đoan thực tại Ninh. Trời tình, biển tình, tình thân cũng ảo, Tình gặp nhau ắt sẽ (làm) cho người dâm dục. Lời nói buông tuồng không hẳn phát ra từ phủ Vinh gây hiềm khích, bày đặt chuyện thực tại phủ Ninh . Trời tình, bể tình là mộng ảo mà tội dâm kia cũng bởi tình. Đầu têu nào phải Vinh hư hỏng, mở lối khơi nguồn thực tại Ninh Œ GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 69 14 bài hí khúc (Khúc giáo đầu, khúc kết + Hồng lâu mộng thập nhị khúc       Khúc giáo đầu Nguyên tác  ,? . , ,, ,  “” Phiên âm Hán Việt Hồng lâu mộng dẫn tử Khai tịch hồng mông, thuỳ vi tình chủng? Đô chỉ vị phong nguyệt tình nùng. Sấn khán giá nại hà thiên, thương hoài nhật, tịch liêu thì, thí khiển ngu trung. Nhân thử thượng, diễn xuất giá bi kim điệu ngọc “Hồng lâu mộng” Dịch nghĩa Lời mở đầu Hồng lâu mộng hí khúc Thuở trời đất mịt mùng, ai gieo trồng giống tình ? Đều chỉ vì gió trăng thương yêu nồng nàn. Đuổi theo cõi trời nào, ngày thương nhớ, lúc lặng lẽ, Thử giãi bày tấm lòng si khờ thành thật của tôi. Nhân đây, diễn xuất vở “Hồng lâu mộng” để thương vàng tiếc ngọc. Dịch thơ Giáo đầu Hồng lâu mộng Mịt mùng khi mới mở toang, giống tình ai đã chịu mang vào mình? Chỉ vì tình lại gặp tình, gió trăng nồng đượm không đành xa nhau. Khi vắng vẻ, lúc buồn rầu, thua trời nên giãi mối sầu thơ ngây. “Mộng hồng lâu” diễn khúc này, Thương vàng tiếc ngọc tỏ bày nỗi riêng. Khúc 1   ,    , Chung thân ngộ Đô đạo thị kim ngọc lương nhân,yêm chỉ niệm mộc thạch tiền minh. Không đối trước, sơn trung cao sĩ tinh oánh tuyết, chung thân bất vong, thế ngoại tiên xu, tịch mịch lâm. Thán nhân gian, mỹ trung bất túc kim phương tín. Túng nhiên thị tề mi cử án, đáo để ý nan bình. GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 70 Suốt đời lầm lẫn Người ta đều nói vàng-ngọc là cuộc hôn nhân tốt; ta đây chỉ nhớ lời thề cây-đá lúc xưa. Khoảng không trước mặt; người cao sĩ trong núi tuyết, ngọc sáng trong; cả đời không quên, nàng tiên xinh đẹp ngoài cõi đời, trong rừng tịch mịch. Than thở (với) cuộc đời, đến nay mới tin trong cái đẹp không hề đủ. Mặc cho như án đặt ngang mày, tận đáy lòng ý nghĩ (vẫn) khó bình lặng. Lầm lỡ suốt đời Ai rằng vàng ngọc duyên ưa, Ta quên cây đá thề xưa được nào. Trơ trơ rừng tuyết trên cao, Ngoài đời rừng vắng khuây sao được nàng. Cuộc đời ngán nỗi tang thương. Đẹp không hoàn đẹp lời càng đúng thay. Dù cho án đặt ngang mày, Cuối cùng vẫn thấy lòng này băn khoăn. Khúc 2  , , ,  , ,  ,  Uổng ngưng mi Nhân cá thị lãng uyển tiên ba, nhất cá thị mỹ ngọc vô hà. Nhược thuyết một kỳ duyên, kim sinh thiên hựu ngộ khán tha. Nhược thuyết một kỳ duyên, như hà tâm sự chung hư hoá ? Nhất cá uổng tự ta nha, nhất cá không lao khiên quải. Nhất cá thị thuỷ trung nguyệt, nhất cá thị kính trung hoa, tương nhãn trung năng hữu đa thiểu lệ châu nhi. Chẩm cẩm đắc thu lưu đáo đông tận, xuân lưu đáo hạ. Chau mày oan ức Một bên là hoa trong vườn thần tiên, một bên là ngọc quý không tì vết. Bảo rằng không có mối duyên lạ, sao kiếp này tình cờ gặp gỡ người ấy ? Bảo rằng có mối duyên lạ, sao cuối cùng lại nói lời thay đổi, giả dối ? Một bên uổng công than thở một mình, một bên làm những việc rắc rối hư không. Một bên là trăng trong nước, một bên là hoa trong gương. Trong mắt có được bao nhiêu giọt lệ (Làm) sao chảy được từ mùa thu đến hết mùa đông, từ mùa xuân đến mùa hạ ? Hoài công biết nhau Một bên hoa nở vườn tiên, một bên ngọc đẹp không hoen ố màu. Bảo rằng chẳng có duyên đâu, thì sao lại đuợc gặp nhau kiếp này. Bảo rằng sẵn có duyên may, thì sao lại đổi lại thay lời nguyền. Một bên ngầm ngấm than phiền, một bên đeo đuổi hão huyền uổng công. Một bên trăng rọi bên sông, một bên hoa nở bóng lồng trong gương. Mắt này có mấy giọt sương, mà dòng chảy suốt năm trường được chăng ? GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 71 Khúc 3          Hận vô thường Hỉ vinh hoa chính hảo, hận vô thường hựu đáo Nhãn tĩnh tĩnh, bả vạn sự toàn phao. Đãng du du, bả phương hồn tiêu hao. Vọng gia hương, lộ viễn sơn cao Cố hương ta nương mộng lý tương tầm cáo: Nhi mệnh dĩ nhập hoàng tuyền, thiên luân a, Tu yếu thoái bộ trừu thân cảo. Oán hận sự đời đổi thay Đang giữa lúc vui vẻ tốt đẹp,nỗi oán giận sự đổi thay lại đến. Mắt trợn trừng, mọi việc đã xong. Hồn thơm tan không hết dằng dặc đu đưa. Trông ngóng quê nhà, đường xa núi cao. Tìm về cha mẹ, trong giấc mộng tìm bảo rằng: Mạng con đã nhập vào suối vàng, chết non, Nên lùi bước, rút lui sớm. Bực tức cuộc đổi thay Đương vui đã chợt buồn ngay, Chợt nhìn mọi việc thôi rày bỏ qua. Hồn thơm dằng dặc bay xa, Non cao trời rộng đây là quê hương, Tìm nơi báo mộng gia nương Suối vàng con đã lỡ đường thần hôn, Mau mau lùi bước là hơn. Khúc 4        , ,     Phân cốt nhục Nhất phàm phong vũ lộ tam thiên, bả cốt nhục gia viên tề lai phao thiểm. Khủng khốc tổn tàn niên, cáo ta nương hưu bả nhi huyền niệm. Tự cổ cùng thông giai hữu định, ly hợp khởi vô duyên Tòng kim phân lưỡng địa, các tự bảo bình an. Nô khứ dã, mạc khiên liên. Thân thích phân ly Một cánh buồm trên đường mưa gió ba ngàn (dặm) đem người thân vườn nhà đều bỏ lại. Sợ hãi khóc cả năm, xin cha mẹ đừng thương nhớ Từ xưa khốn quẫn hay may mắn đã sắp đặt sẵn rồi, chia ly, sum họp lẽ nào không có duyên cớ ? Từ nay chia cách hai nơi, tự mình giữ lấy bình yên. Vậy con đi, (xin) chớ lo phiền . Cốt nhục phân ly Đường xa mưa gió một chèo, Cửa nhà, ruột thịt thôi đều bỏ qua. Con đành lỗi với mẹ cha, Khóc thương chỉ thiệt thân già đấy thôi, Cùng thông số đã định rồi, Hợp tan âu cũng duyên trời chi đây? Phân làm hai ngả từ đây, Dám mong giữ được những ngày bình yên. Con đi, xin chớ lo phiền GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 72 Khúc 5      ,     , Lạc trung bi Cưỡng bảo trung, phụ mẫu thán song vong. Tung cư na ỷ la tùng, thuỳ tri kiều dưỡng? Hạnh sinh lai, anh hào khoát đại khoan hoành lượng. Tòng vị thương nhi nữ tư tình, lược oanh tâm thượng. Hảo nhất tự, tế nguyệt quang phong diệu ngọc đường. Tư phối đắc tài mạo tiên lang, bác đắc cá địa cửu thiên trường. Chuẩn chiết đắc ấu niên thời khảm khá hình trạng.. Chung cửu thị vân tán cao đường, thuỷ hạc Tương Giang. Giá thị trần hoàn trung tiêu trường sổ ưng đương, hà tất uổng bi thương ? Buồn trong cảnh vui Cha mẹ đều đã chết từ lúc (con) còn trong nôi. Dù rằng ở nơi lụa là, ai người yêu thương nuôi nấng ? May được sinh thành, anh hào mang tính phóng khoáng đaị lượng, Từ đó, tình riêng chưa vướng bận trong tâm Con một được cưng chiều, trăng trong nắng gió soi nhà ngọc. Chàng tiên mong được (sống cùng) với trời đất lâu dài. Đã chịu thời niên thiếu gian nan, Cuối cùng thì mây tan quê cũ, nước cạn dòng Tương Cõi trần số phận cũng phôi pha, cớ gì mà phải bi thương ?! Buồn trong cảnh vui Mồ côi từ lúc lọt lòng, Dù nơi khuê các, chớ hòng ai thương. Anh hào được tính hiên ngang, Tình riêng nhi nữ chưa vương vít lòng. Thân này trăng sáng gió trong, Chàng tiên mong được sánh cùng lứa đôi. Những mong trời đất lâu dài, Bõ khi trẻ lại gặp thời gian nan. Ngờ đâu nước cạn mây tan, Tương Giang lạnh ngắt, cao đường vắng tanh. Trần hoàn may rủi đã đành, Việc gì khóc quẩn lo quanh một mình ?!. Khúc 6  ,    , , ,,   ,  Thế nan dung Khí chất mỹ như lan, tài hoa phụ bỉ tiên. Thiên sinh thành cô tích nhân giai hãn. Nhĩ đạo thị đạm nhục thực tinh thiên, Thị ỷ la tục yếm, khước bất tri thái cao nhân dũ đố, quá khiết thế đồng hiềm. Khả thán giá, thanh đăng cổ điện nhân thương lão, cô phụ liễu, hồng phấn chu lâu xuân sắc lan. Đáo đầu lai, y cựu thị phong trần khảng tảng vi tâm nguyện. Hảo nhất tự, vô hà bạch ngọc tao nê hãm, hựu hà tu, vương tôn công tử thán vô duyên. O GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 73 Đời không ưa Phẩm chất đẹp như hoa lan, tài hoa lớn như tiên Người cô độc bẩm sinh thật hiếm. Anh nói rằng ăn thịt sống hôi tanh. Xem lụa gấm là thô tục, chối từ (mà) không biết rằng cao nhân bị người ghét, trong sáng bị người xung quanh bực mình. Đáng thương, đèn xanh điện cổ, người càng già, phụ lòng rồi, phấn hồng lầu đỏ nhan sắc đều tàn. Đã đến rồi, vẫn là dơ dáy phong trần trái với tâm nguyện. Com một cưng, ngọc trắng không vết rớt xuống bùn, làm sao chùi ? Thật buồn cho vương tôn công tử vô duyên . Đời không ưa Lan ví chất, tiên ví tài Chỉ hiềm cô tịch, tính trời bẩm sinh. Cho là ăn thịt hôi tanh Lụa the, là lượt coi khinh không thèm. Biết đâu cao quá đời ghen, Biết đâu sạch quá đời khen da mà. Đèn xanh, đền cổ, người già Uổng công trang điểm, xuân đà kém xuân. Ngán cho cái kiếp phong trần , Sau này cũng lại xấu dần mãi đi Ngọc kia bùn trét đen sì, Vương tôn công tử còn gì là duyên. Khúc 7     ,   Hỉ oan gia Trung sơn lang, vô tính thú, toàn bất niệm đương nhật căn do. Nhất vị đích kiều xa dâm đãng tham hoan cấu. Thứ trước na, hầu môn diễm chất đồng bồ liễu, tác tiện đích, công phủ thiên kim tự hạ lưu. Thán phương hồn diễm phách, nhất tái đãng du du. Mừng lầm oan gia Giống sói Trung Sơn, loài thú vô tình, ngày ấy chẳng ai nghĩ đến nguồn cội. Chỉ một thích xa xỉ, dâm đãng tham lam gây nên. Hãy nhìn xem, nhà công hầu toàn thân gái đẹp thơ ngây, chà đạp lên, ngàn vàng quí tộc như hạ lưu. Hỡi vía đẹp hồn thơm, hãy đi du ngoạn một phen. Gặp oan gia không đáng lại mừng Người đâu hung ác lạ lùng, Khác gì giống sói ở vùng Trung San. Bấy lâu tình ái quên tràn, Kiêu dâm chỉ việc mê man tháng ngày. Cửa hầu bồ liễu thơ ngây, Thân ngàn vàng nỡ đọa đày cho đang. Một năm duyên đã bẻ bàng, Hồn thơm phách đẹp suối vàng rong chơi. GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 74 Khúc 8  ,  , , ,  ,,     ,    ,, Hư hoa ngộ Tương na tam xuân khán phá, đào hồng liễu lục đãi như hà ? Bả giá thiều hoa đả diệt, mịch na thanh đạm thiên hoà. Thuyết thậm ma thiên thượng yêu đào thịnh, vân trung hạnh nhị đa. Đáo đầu lai, thuỳ bả thu nhai quá ? Tắc khán na, bạch dương thôn lý nhân minh yết, thanh phong lâm hạ ngâm nga. Canh kiêm khán, liên thiên suy thảo già phần mộ. Giá đích thị, tác bần kim phú nhân lao lụu. Xuân vinh thu tạ hoa chiết ma. Tự giá bàn, sinh quan tử kiếp, thuỳ năng đoá ? Văn thuyết đạo, tây phương bảo thụ hoán sa bà, thượng kết trường sinh quả. Biết tuổi hoa là không đúng Sắp thấy rõ mùa xuân rồi, đào hồng liễu xanh hãy đợi chờ. Vứt bỏ hết cảnh hoa đẹp, tìm nơi trời đất thanh đạm. Kể chi đào non nở rộ trên trời, trong mây nhị hoa hạnh nở nhiều. Rốt cùng, ai đã kéo mùa thu đến mau. Thử coi xem, trong xóm bạch dương có người kêu khóc . Rừng phong xanh xuống ngâm nga Đêm thấy cảnh cỏ gai ngút trời che phầm mộ. Đây chính là, đã nghèo nay người chịu lao lực. Xuân tốt tươi, thu đến hoa héo dập vùi. Như sự quẩn quanh, sống hết chết cướp đi, ai trốn được ? Nghe nói rằng, cõi Tây phương có nơi gọi là Bà sa, có cây quí sau kết quả tên là “trường sinh”. Biết tuổi hoa là không thật Cảnh xuân nhìn đã rõ rồi, Liễu xanh, đào thắm hãy ngồi xem sao. Thiều hoa đuổi sạch đi nào, Tìm nơi nhã đạm thanh cao khác đời. Kể chi nhị đào nở trên trời, Kể chi nhị hạnh lựng mùi trong mây ? Rốt cùng nào có ai hay Tiết thu đâu đã kéo ngay đến rồi. Xóm dương than khóc tiếng người Rừng phong vẳng tiếng ma ngồi ngâm nga. Lại còn cảnh khác bày ra, Ngút trời cỏ héo che qua nấm mồ. Đó là biến đổi lắm trò, Trước nghèo sau có chăm lo suốt đời. Dày vò hoa cũng thế thôi, Xuân mời hoa đến thu mời hoa đi. Tử sinh lẽ ấy đem suy, Dù ai muốn trốn, trốn chi được mà. Phương Tây có cõi Bà Sa, Nghe đồn có quả tên là Trường Sinh. GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 75 Khúc 9  ,  ,  ,  ,   ,    Thông minh luỵ Cơ quan toán tận thái thông minh, phản toán liễu khanh khanh tính mệnh. Sinh tiền tâm dĩ toái, tử hậu tính không linh. Gia phú nhân ninh, chung hữu cá gia vong nhân tản, các bôn đằng. Uổng phí liễu ý huyền huyền bán thế tâm. Hảo nhất tự, đãng du du tam canh mộng. Hốt lạt lạt tự đại hạ khuynh, hôn thảm thảm tự đăng tương tận. Nha! Nhất trường hoan hỉ hốt bi hạnh Thán nhân thế, chung nan định! O Nỗi khổ nhọc bởi thông minh Tính toán hết rồi, thông minh quá thì bị phản lại. Cuộc sống đã nghĩ nát ruột, chết rồi tiếng khôn rỗng tuếch. Nhà giàu người an khang, cuối cùng một nhà tan, người mất, kẻ bỏ chạy nhanh. Uổng phí tâm trí nửa đời hồ đồ, Đúng là giấc mộng suốt ba canh lo lắng. Bỗng kèn thổi như ngôi nhà lớn nghiêng đổ, Tối thảm đạm như đèn cạn dầu. A ha, một cảnh sân khấu đời hoan hỉ bỗng buồn vui Ôi đời người, khó biết biết hồi kết cục ra sao ! Mắc lụy bởi thông minh Việc đời tính rất thông minh, Còn mình,mình tính phận mình vẫn sai. Sống lần ruột đã nát rồi Chết mang tiếng hão là người tinh ranh. Trước kia giàu có khang ninh, Bây giờ cơ nghiệp tan tành khắp nơi. Uổng công áy náy nửa đời, Khác gì một giấc mộng dài thâu canh. Ầm ầm như sấm đổ đình Chập chờn như ngọn đèn xanh cạn dầu. Vừa vui vẻ, đã âu sầu, Đời người biến đổi biết đâu mà lường. Khúc 10  ,, ,, ,  , Lưu dư khánh Lưu dư khánh, lưu dư khánh, hốt ngộ ân nhân. Hạnh nương thân, tích đắc âm công. Khuyến nhân sinh, tế khốn phù cùng. Hưu tự yêm na ái ngân tiền vong cốt nhục đích ngoan cữu gian huynh! Chính thị thừa trừ gia giảm, thượng hữu thương khung. O GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 76 Phúc thừa sót lại Phúc thừa còn sót, bỗng gặp ân nhân May có chỗ nương thân, giữ được phúc sau khi chết. Khuyên người đời giúp kẻ khốn, đỡ người cùng Đừng như ta đây yêu tiền, anh gian cậu ác bán người thân ! Chính là luật bù trừ, trên đầu còn có trời xanh. Phúc thừa sót May sao gặp được ân nhân Là nhờ dư phúc nương thân đó mà. Âm công vun lấy phúc nhà Hết lòng cứu giúp người ta khi nghèo. Anh gian, cậu ác chớ theo Nhãng tình máu mủ chỉ yêu bạc tiền. Có trời báo ứng ở trên. Khúc 11  ,   ,, ,, ,, ,,     Vãn thiều hoa Cảnh lý ân tình, canh na kham mộng lý công danh! Na mỹ thiều hoa khứ chi hà tấn ! Tái hưu đề tú trướng uyên khâm. Chỉ giá đới châu quan, phi phụng áo, dã để bất liễu vô thường tính mệnh. Tuy thuyết thị, nhân sinh mạc thụ lão lai bần, dã tu yêu âm chất tích nhi tôn. Khí ngang ngang, đầu đới trâm anh quang xán xán, hung huyền kim ấn. Uy hách hách, tước lộc cao đăng, hôn thảm thảm, hoàng tuyền lộ cận. Vấn cổ lai tương tướng khả hoàn tồn ? Dã chỉ thị hư danh nhi hậu nhân khâm kính. Cảnh xuân về cuối Ân tình trong gương, trải qua sao được công danh trong mộng ! Cảnh hoa đẹp sao trôi đi nhanh thế ! Lại bỏ qua thêu chăn uyên màn gấm. chỉ mũ châu, áo phượng sao chống lại tính mệnh vô thường. Tuy nói rằng, người ta không chịu già vẫn nghèo, cũng nên tu lấy âm đức cho con cháu về sau. Tính ngang tàng đầu đội trâm ngọc sáng lấp lánh, ngực đeo ấn vàng. Uy quyền hống hách, tước lộc cao sang, trời tối sầm đường xuống suối vàng kề bên Hỏi xưa nay khanh tướng có còn ai ? Cũng chỉ là cái hư danh vậy đời sau kính trọng. Cảnh xuân về cuối Còn gì ân ái trong gương Còn gì giấc mộng trên đường công danh. Cảnh thiều hoa đi sao nhanh, Chăn uyên màn gấm thôi đành bỏ qua. Mũ châu áo phượng thướt tha, Chống làm sao nổi vận nhà bấp bênh. Già, nghèo khó chịu đã đành, Cũng nên tích đức để dành về sau. Ngông nghênh trâm ngọc trên đầu Ấn vàng trước ngực muôn màu sáng trưng. Uy quyền lộc vị lẫy lừng, Suối vàng buồn thảm đường chừng gần thôi. Xưa nay khanh tướng còn ai, Hoạ còn tiếng hão cho đời ngợi khen. Khúc 12 GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 77  , ,, ,   Hảo sự chung Hoạ lương xuân tận lạc hương trần. Thiện phong tình, bỉnh nguyệt mạo, tiện thị bại gia đích căn bản. Cơ cừu đồi đoạ giai tòng Kính, gia sự tiêu vong thủ tội Ninh. Túc nghiệt tổng nhân tình. Việc hay chấm dứt Hoa văn mùa xuân tàn, rụng bụi hương Gây việc trai gái, giữ vẻ trăng, muốn yên là nguyên nhân căn bản khiến bại gia. Áo cừu rách mướp đều do Kính, việc nhà tiêu vong là tội Ninh. Gây nghiệt đều vì tình Việc hay chấm dứt Xuân đi hương vẫn còn tươi, Nguyệt hoa gây vạ suy đồi vì ai? Nhà suy bởi tại Kính rồi Nhà tan truớc hết tội thời tại Ninh. Gây nên oan trái vì tình. Khúc kết  ,,,, ,,, ,   , ,, , Thu vĩ. Phi điểu các đầu lâm Vi quan đích, gia nghiệp điêu linh, phú quý đích, kim ngân táng tận, hữu ân đích, tử lý đào sinh, vô tình đích, phân minh báo ứng. Khiếm mệnh đích, mệnh dĩ hoàn, khiếm lệ đích, lệ dĩ tận. Oan oan tương báo thực phi khinh, phân ly tụ hợp giai tiền định. Tri mệnh đoản vấn tiền sinh, lão lai phú quý dã chân nghiêu hạnh. Khán phá đích, độn nhập không môn, si mê đích, uổng tống liễu tính mệnh. Hảo nhất tự, thực tận điểu đầu lâm, lạc liễu phiến bạch mang mang đại địa chân can tịnh. O GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 78 Gác bút. Chim bay tất cả về rừng Làm quan thì gia nghiệp điêu tàn, giàu có thì tiền bạc cạn hết; Có ơn thì trong cái chết sinh ra sự sống, vô tình thì báo ứng phân minh. Nợ số mệnh thì vận mệnh trở lại, nợ nước mắt thì lệ chảy cạn. Oán lại báo oán thực không nhẹ, chia ly gặp gỡ đều định trước. Biết mệnh ngắn hỏi kiếp trước, tuổi già giàu có thật là may mắn. Nhìn rõ thì vào được nơi cửa Phật, si mê thì uổng phí cả tính mệnh. Có thể nói rằng, hết lộc chim bay về rừng, nơi đất rộng man mác một màu yên tĩnh. Chim bay về rừng Quan thì cơ nghiệp suy tàn, Giàu thì vàng bạc cũng ta hết rồi. Có ơn, chết để trốn đời Rành rành báo ứng những ai phụ lòng. Mạng đền mạng đã trả xong. Lệ đền lệ đã ròng ròng tuôn rơi. Oan oan đừng lấy làm chơi Hợp tan đã trốn được trời hay chưa? Gian nan là bởi kiếp xưa Già mà phú quý là nhờ vận may. Khôn thì vào cửa không này Dại thì tính mệnh có ngày mất toi. Như chim khi đã mệt rồi. Bay về rừng thẳm đậu nơi yên lành  Chép nguyên tác Hán văn, phiên âm Hán Việt và dịch nghĩa: Nguyễn Hoàn Anh, Phùng Hoài Ngọc Phần dịch thơ: rút trong bản Hồng lâu mộng, Nxb Văn học, Hà Nội, 1996 GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO Lâm Ngữ Đường. Nhân sinh quan và thơ văn Trung Hoa. 1994. Hà Nội. NXB Văn Hóa. Lê Nguyên Cẩn, Nguyễn Thị Diệu Linh. 2006. Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường - Tào Tuyết Cần. Hà Nội. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. Lê Tiến Dũng. 1998. Giáo trình lý luận văn học phần tác phẩm văn học. Hà Nội. NXB Giáo dục. Lỗ Tấn. 1996. Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc. Hà Nội. NXB Văn hóa. Lương Duy Thứ. 2002. Bài giảng văn học Trung Quốc.Thành phố Hồ Chí Minh. NXB Đại học Quốc gia TPHCM. Phan Thanh Anh. 2006. 60 cuốn sách nên đọc. Hà Nội. NXB Hà Nội. Phùng Hoài Ngọc. 2005. Đề cương Văn học Trung Quốc. Đại Học An Giang, Phùng Hoài Ngọc. 2008. Thi ca từ Trung Hoa. Thành phố Hồ Chí Minh. NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Huy Quý. 2001. Lịch sử Trung Quốc. Hà Nội. NXB Giáo dục. Nguyễn Khắc Phi, Lương Duy Thứ. 1998. Văn học Trung Quốc (tập 2). Hà Nội. NXB Giáo dục. Nguyễn Khắc Phi, Lưu Đức Trung, Trần Lê Bảo. 2002. Lịch sử văn học Trung Quốc (tập 2). Hà Nội. NXB Đại học sư phạm Hà Nội. Nguyễn Thị Thu Giang. 2007. Hình tượng nhân vật nho sinh và hình tượng nhân vật phụ nữ trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh. Luận văn tốt nghiệp đại học Sư phạm Ngữ văn. GV hướng dẫn: Phùng Hoài Ngọc, Đại học An Giang. Nguyễn Thị Thu Thủy. 2000. Một vài phương diện nghệ thuật của kết cấu Hồng lâu mộng. Luận văn tốt nghiệp đại học sư phạm Ngữ Văn. Đại học Sư phạm Hà Nội. Nhật Chiêu. 2003. Câu chuyện văn chương phương Đông. Hà Nội. NXB Giáo dục. Nhiều tác giả. 1997. Lịch sử văn học Trung Quốc (tập 2). Hà Nội. NXB Giáo dục. Nhiều tác giả. 2004. Từ điển văn học bộ mới. Hà Nội. NXB Thế giới. Tào Tuyết Cần (người dịch: nhóm Vũ Bội Hoàng). 1996. Hồng lâu mộng,. Hà Nội. NXB Văn học. GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 80 Trần Thị Thu Hiền.2001. Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng . Luận văn tốt nghiệp đại học sư phạm Ngữ Văn. Đại học Sư phạm Hà Nội Trần Xuân Đề. 2002. Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Hà Nội. NXB Giáo dục Trịnh Ân Ba, Trịnh Thu Lôi. 2002 Văn học Trung Quốc. Hà Nội. NXB Thế giới. Trương Khánh Thiện, Lưu Vĩnh Lương. 2001. Mạn Đàm Hồng lâu mộng. Thừa Thiên- Huế. NXB Thuận Hóa. Trương Quốc Phong. Tiểu thuyết sử thoại các thời đại Trung Quốc. Thành phố Hồ Chí Minh. NXB Văn nghệ TPHCM WWW.VNTHUQUAN.NET Hết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNGHE THUAT MIEU TA XUNG DOT TU TUONG GIUA HAI KIEU NHAN VAT PHU NU QUY TOC TAI HOA TRONG TIEU TH.PDF