LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Tài liệu nghe - nhìn là một loại hình tài liệu có ý nghĩa quan trọng trong Phông Lưu trữ Quốc gia Việt Nam. Tài liệu nghe - nhìn chiếm khối lượng lớn trong toàn bộ khối lượng trong Phông Lưu trữ Quốc Gia Việt Nam. Chính vì vậy, đây là loại hình tài liệu phản ánh các mặt đời sống chính trị, văn hoá, tinh thần bằng hình ảnh động, hình tượng âm thanh, nên nó tác động trực tiếp và nhanh chóng đến thế giới quan của con người. Những âm thanh và hình ảnh của sự kiện được phản ánh trong tài liệu đúng thời điểm mà sự kiện diễn ra nên thời gian qua đi khi nghe và xem lại các hình ảnh, âm thanh về các sự kiện đó, ta vẫn hình dung được không khí ấy, con người ấy, sự kiện ấy như đang diễn ra trước mắt. Việc ghi lại những hình ảnh, âm thanh về các sự kiện như nó đang diễn ra là ưu điểm nổi trội mà tài liệu giấy không thể có được.
Tài liệu nghe - nhìn được sản sinh ra trong hoạt động của các cơ quan văn hoá, thông tin, tuyên truyền, các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan nghiên cứu khoa học và những người chụp ảnh, quay phim và ghi âm, ghi hình nghiệp dư có giá trị khoa học, lịch sử và thực tiễn không kể thời gian, địa điểm sản sinh và trên những vật liệu gì mà nó mang tin, được nộp lưu và các kho (viện) Lưu trữ Nhà nước theo các chế độ nhất định.
Do tính chất và tầm quan trọng của tài liệu nghe - nhìn được Nhà nước khẳng định như vậy, nên bảo quản an toàn, kéo dài tuổi thọ cho tài liệu lưu trữ quốc gia nói chung và tài liệu nghe-nhìn nói riêng đã, đang và sẽ mãi mãi là một trong những nhiệm vụ khó khăn, nặng nề, phức tạp của toàn ngành lưu trữ. Vì muốn gìn giữ tài liệu lâu dài, vĩnh viễn để phục vụ các mục đích phát triển xã hội thì cần có những biện pháp bảo quản an toàn tài liệu khỏi sự phá hoại do tự nhiên hoặc do con người gây ra. Đặc biệt, vị trí nước ta lại nằm trong khu vực nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa nên tài liệu lưu trữ bị lão hoá và hư hỏng rất nhanh. Nếu không có biện pháp bảo quản tốt thì tài liệu lưu trữ có thể sẽ bị mất mát, hư hỏng toàn bộ.
Thành tựu của các ngành khoa học hiện nay đang được ứng dụng vào công tác bảo quản an toàn cho tài liệu. Muốn bảo quản an toàn những tài liệu quý giá của đất nước, ngành lưu trữ còn rất nhiều việc phải làm như: Xây dựng các tiêu chuẩn, chế độ bảo quản cho các kho lưu trữ. Do vậy, muốn lưu giữ hàng trăm năm và lâu hơn thế nữa tài liệu lưu trữ nguồn di sản văn hoá quý báu của Đảng và Nhà nước, ngoài việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến, còn phải khai thác cả các kinh nghiệm cổ truyền của ông cha ta để lại.
Nhiều năm qua, Nhà nước ta đã chi hàng chục tỉ đồng cho công tác bảo quản an toàn tài liệu như: Đầu tư xây dựng mới Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III ở Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II ở Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV ở Đà Lạt và hàng chục Trung tâm Lưu trữ tỉnh như Hà Tây, Hà Tĩnh, Trà Vinh .Nhà nước cũng đã cho phép Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước mời các chuyên gia hàng đầu thế giới về bảo quản tài liệu lưu trữ của Anh, Nhật Bản đến Việt Nam tập huấn cho cán bộ lưu trữ của chúng ta về nghiệp vụ bảo quản tài liệu. Đồng thời, cử nhiều đoàn cán bộ lưu trữ Việt Nam đi các nước để khảo sát, học tập kinh nghiệm. Hơn thế nữa, không ít cán bộ nghiệp vụ của Việt Nam cử sang Nhật Bản, Malaysia, Cộng hoà Pháp . để thực tập, tu nghiệp dài ngày về chuyên đề công tác bảo quản tài liệu.
Mặc dù vậy, tài liệu lưu trữ vẫn đang hàng ngày, hàng giờ bị lão hoá, bị hư hỏng. Nhiều tài liệu lưu trữ thuộc danh mục tài liệu đặc biệt quý, hiếm đã bị ố vàng, giòn, mờ, cong, mối, mọt Trước tình hình đó, phải nghiên cứu những phương pháp bảo quản cụ thể để khắc phục, đặc biệt là tài liệu nghe – nhìn, do được cấu tạo bằng những vật liệu đặc biệt, nên chế độ bảo quản cũng khác so với tài liệu chữ viết.
Qua nghiên cứu, khảo sát thực tế tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, cho thấy công tác lưu trữ ở đây nói chung và công tác bảo quản tài liệu nói riêng còn hạn chế. Mặc dù được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III chỉ mới xử lý được một số khối và phông tài liệu quan trọng còn trong tình trạng lộn xộn, chưa được phân loại, chỉnh lý, xác định, giá trị và bị hư hỏng đã tồn đọng nhiều năm qua. Số tài liệu còn lại, do những nguyên nhân như chiến tranh, thiên tai, môi trường, khí hậu khắc nghiệt, điều kiện bảo quản không đáp ứng yêu cầu . nên phần lớn tài liệu nghe – nhìn cũng bị xuống cấp nghiêm trọng, một bộ phận đáng kể đã bị hư hỏng hoặc đang bị hư hỏng ở các mức độ khác nhau.
Từ những lý do trên, với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu các phương pháp bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
Với đề tài này, vì thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ tập trung vào việc nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo quản đối với loại hình tài liệu ảnh, phim điện ảnh và ghi âm được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III do Phòng Phim-Ảnh-Ghi âm đang trực tiếp quản lý.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Cụ thể, với đề tài này chúng tôi hướng đến những mục đích cơ bản sau:
- Giới thiệu khái quát thành phần, nội dung tài liệu nghe – nhìn hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III; qua đó thấy được tình trạng tài liệu nghe-nhìn bị hư hỏng, mất mát và tìm ra nguyên nhân gây hư hỏng đó;
- Tìm hiểu tình hình bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III;
- Nghiên cứu và đưa ra các phương pháp bảo quản tài liệu nghe – nhìn với mục đích nhằm hoàn thiện công tác bảo quản tài liệu nghe - nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III;
- Mục đích cuối cùng mà tác giả muốn đề cập là thông qua đề tài này sẽ được bồi dưỡng thêm kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về công tác lưu trữ nói chung và công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn nói riêng.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Công tác lưu trữ tài liệu nghe – nhìn nói chung và công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng. Công tác bảo quản làm tốt sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của tài liệu lưu trữ, một nguồn di sản văn hóa của dân tộc. Do vậy, từ trước đến nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, bài viết đăng trên tạp chí ngành, các luận văn thạc sĩ và khoá luận tốt nghiệp, giáo trình giảng dạy, tập bài giảng ở bậc đại học chuyên ngành lưu trữ đã đề cập cả phương diện lý luận và thực tiễn. Cụ thể:
Về mặt lý luận: Công tác bảo quản đã được đề cập trong các sách chuyên khảo, giáo trình như: “Công tác Lưu trữ Việt Nam” của Cục Lưu trữ Nhà nước và Vũ Dương Hoan làm chủ biên, năm 1987 của Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội; “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ” của các tác giả Đào Xuân Chúc - Nguyễn Văn Hàm - Vương Đình Quyền - Nguyễn Văn Thâm, năm 1990 của Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội; “Lưu trữ tài liệu nghe – nhìn” Tập bài giảng của PGS.TS Đào Xuân Chúc; tư liệu Khoa lưu trữ học và Quản trị văn phòng. Qua giáo trình và tập bài giảng đã cung cấp những cơ sở lý luận chung nhất về công tác bảo quản tài liệu lưu trữ cũng như công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn.
Bên cạnh đó, về mặt thực tiễn các luận văn thạc sĩ và khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng đã đề cập và nghiên cứu với một số đề tài liên quan đến lưu trữ tài liệu nghe - nhìn như: Luận văn Thạc sĩ “Công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình - Thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Thị Thuý Bình năm 2002, “Ứng dụng chương trình photoshop để xử lý tài liệu ảnh lưu trữ bị hư hỏng” của Dương Mạnh Hùng năm 2004, “Tổ chức khoa học tài liệu ảnh tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III” của Nguyễn Minh Sơn năm 2003; khoá luận tốt nghiệp: “Tổ chức và quản lý tài liệu phim, ảnh, ghi âm ở nước ta hiện nay” của sinh viên Lê Thị Vân Anh, “Công tác lưu trữ tài liệu nghe – nhìn ở Trung tâm Nghe nhìn thông tấn xã Việt Nam-Thực trạng và giải pháp” của sinh viên Nguyễn Thị Việt Hoa, “Công tác lưu trữ tài liệu ghi âm ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III - Thực trạng và giải pháp” của sinh viên Nguyễn Lan Phương, “Bước đầu tìm hiểu về tài liệu ghi âm và quá trình ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III” của sinh viên Đỗ Thị Thơm, “Bước đầu xây dựng những nguồn tài liệu ảnh cần giao nộp vào Kho Lưu trữ Trung ương” của sinh viên Nguyễn Thị Bích Vi. Các đề tài của các tác giả trên chủ yếu tập trung nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá về tổ chức khoa học lưu trữ tài liệu nghe – nhìn, ứng dụng công nghệ thông tin trong tài liệu nghe – nhìn. Đối với công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn có một đề tài cũng đề cập một phần nhỏ trong đề tài nghiên cứu của mình, còn tìm hiểu sâu về vấn đề này thì có ít tác giả nghiên cứu.
Ngoài ra, trên Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam còn có một số bài viết, bài nghiên cứu của một số tác giả đề cập cũng liên quan ít nhiều tới nội dung của khoá luận tốt nghiệp như: “Công tác bảo quản và phục vụ khai thác băng ghi âm từ tính” của tác giả Đặng Anh Đào, Tạp chí Văn thư – Lưu trữ số 01/1978; “Bảo quản phim điện ảnh” của tác giả Xuân Lâm, Tạp chí Văn thư – Lưu trữ số 3/1979; “Cần quan tâm hơn nữa đến công tác lưu trữ tài liệu ảnh, phim điện ảnh và ghi âm” của tác giả Đào Xuân Chúc, Tạp chí Văn thư – Lưu trữ số 3/1983; “Một số lưu ý trong việc bảo quản các tư liệu ảnh” của Joref Hanus do Nguyễn Ngọc Hường dịch theo Tạp chí ATLANTI số 5, được đăng trên Tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 2/1998 . Những bài viết, bài nghiên cứu của các tác giả được đăng trên tạp chí ngành đã góp phần khẳng định công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn có vị trí rất quan trọng trong việc bảo quản an toàn và sử dụng tài liệu lưu trữ có hiệu quả.
Công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn của nước ta hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu. Những công trình và các bài viết chỉ giải quyết từng vấn đề cụ thể. Chính vì vậy, để có cái nhìn toàn diện hơn về lĩnh vực bảo quản, chúng tôi đã nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.
4. Nguồn tài liệu tham khảo và phương pháp nghiên cứu:
Do tài liệu nghe – nhìn có giá trị đặc biệt về nội dung nên bảo quản và phát huy giá trị của loại hình tài liệu này là rất quan trọng. Tuy nhiên, nguồn tài liệu để phục vụ cho đề tài nghiên cứu còn chưa nhiều, nên quá trình viết khoá luận, chúng tôi chỉ tập trung vào những nguồn tài liệu tham khảo sau:
- Các văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác lưu trữ;
- Các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước;
- Tài liệu giảng dạy của lớp tập huấn về bảo quản và tu bổ tài liệu của Cục Lưu trữ nhà nước năm 1995;
- Luận văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp liên quan đến tài liệu nghe – nhìn
- Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam;
- Tư liệu khảo sát thực tế ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: Chúng tôi dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và phương pháp luận của Lưu trữ học, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phỏng vấn và phương pháp điều tra, khảo sát để nắm được số lượng, thành phần, nội dung của tài liệu nghe – nhìn cũng như tình trạng vật lý của tài liệu nghe – nhìn hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.
5. Bố cục khoá luận:
Khoá luận ngoài phần lời nói đầu và kết luận, phần nội dung chính được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tình hình tài liệu nghe-nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III
Chương này sẽ tập trung trình bày tình hình tài liệu nghe-nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, cụ thể là tìm hiểu thành phần, nội dung; đặc điểm của tài liệu nghe-nhìn; tình trạng vật lý của tài liệu nghe-nhìn hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III; từ đó tìm ra nguyên nhân gây hư hỏng, xuống cấp tài liệu nghe-nhìn và đưa ra những nhận xét về tình hình tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.
Chương 2: Thực trạng bảo quản tài liệu nghe-nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III
Chương này, chúng tôi tập trung nêu tình hình bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, cụ thể là nghiên cứu tìm hiểu các văn bản về chế độ bảo quản, kho bảo quản, trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản, thực hiện các biện pháp kỹ thuật bảo quản, hệ thống thiết bị chống cháy . Chính vì vậy, chương này chính là cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.
Chương 3: Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III
Đây là chương quan trọng nhất mà khoá luận hướng tới, trong chương này, chúng tôi tập trung trình bày các phương pháp bảo quản tài liệu nghe – nhìn nhằm mục đích hoàn thiện công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Để đưa ra những phương pháp bảo quản đối với tài liệu nghe – nhìn, chúng tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tế và cùng một số kinh nghiệm của các chuyên gia bảo quản, các nước trên thế giới .Từ đó đưa ra những kiến nghị về công tác bảo quản để công tác lưu trữ nói chung và công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn nói riêng ngày càng hoàn thiện và phát triển.
Trong quá trình hoàn thành khoá luận, do hạn chế về mặt thời gian và nhận thức, khóa luận không tránh khỏi những sai sót nhất định, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn. Thực hiện đề tài này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, chú trong Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Qua đây tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các cô, chú trong Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, các thầy cô giáo trong Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng và đặc biệt cảm ơn PGS.TS Đào Xuân Chúc - Người thầy đã tận tình hướng dẫn và định hướng cho tôi làm khoá luận này.
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4406 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu các phương pháp bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Trang thiết bị bảo quản đối với tài nghe - nhìn;
- Tổ chức tài liệu trong kho;
- Thực hiện cụ thể các biện pháp, kỹ thuật bảo quản đối với tài liệu nghe – nhìn;
- Xây dựng các quy trình nghiệp vụ đối với tài liệu nghe - nhìn…
2.2. Tình hình bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III:
Sau khi Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III được thành lập vào năm 1995, Trung tâm chưa bố trí được kho tàng nên phần lớn khối tài liệu nghe - nhìn được bảo quản tại kho của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I.
Đến tháng 9 năm 2002, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đã khánh thành nhà kho lưu trữ 10 tầng để bảo quản các loại hình tài liệu trong đó có tài liệu nghe – nhìn. Toàn bộ khối tài liệu nghe – nhìn của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III do Phòng Phim - Ảnh - Ghi âm quản lý và bảo quản tại tầng 1, nhà A1 của Trung tâm. Đây là khối tài liệu phim, ảnh khá lớn thuộc các phông lưu trữ của các Bộ, ngành chuyển giao sang và thu trong các dịp giải thể các Liên khu 3, 4 Tả Ngạn, các khu Tự trị Việt - Bắc, Tây - Bắc và tài liệu của các tỉnh miền Nam do cán bộ và chiến sĩ tập kết mang ra.
Qua nghiên cứu, khảo sát thực tế cho thấy tình hình bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III như sau:
Về kho tàng và trang thiết bị bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III:
Có thể nói, kho lưu trữ và các trang thiết bị được Nhà nước đầu tư tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III rất phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta.. Kho Lưu trữ tại Trung tâm được thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cho việc bảo quản tài liệu lưu nói chung và tài liệu phim, ảnh, ghi âm nói riêng. Kho được trang bị giá compak hiện đại, tủ đựng tài liệu nghe – nhìn cùng với hệ thống điều hoà trung tâm, bên trong kho có những phòng lạnh sâu thích hợp cho việc bảo quản tài liệu nghe – nhìn. Không khí đưa vào kho được qua hệ thống lọc, bảo đảm tinh khiết trong lành. Nhiệt độ trong kho luôn luôn dưới 200C Ngoài ra, kho có hệ thống hút ẩm độc lập với hệ thống điều hoà và hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động bằng khí CO2, hệ thống báo đột nhập được lắp đặt để bảo vệ an toàn trong kho và tài liệu.
Hiện nay, trang thiết bị phục vụ cho việc xử lý nghiệp vụ tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III bao gồm các loại máy móc trang thiết bị như:
- Máy in sao băng cối các loại băng từ tính;
- Máy xử lý âm thanh tín hiệu;
- Hệ thống máy vi tính hiện đại để sao chuyển dữ liệu;
- Đầu câm Mixer:
- Máy ảnh, máy camera...
Sắp tới Trung tâm sẽ đề nghị trang bị thêm các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại như: Máy lau đảo mốc phim điện ảnh, máy lau ẩm, hệ thống máy ảnh hiện đại…
Về hoạt động nghiệp vụ đối với tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III:
Tài liệu ảnh ở Trung tâm đã được xác minh chú thích, lập mục lục, quét ảnh để phục chế các loại ảnh bị hư hỏng và xuống cấp. Tài liệu ảnh đều được bảo quản trong giấy hút ẩm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ảnh chưa được xác minh, chú thích. Vì có một số cơ quan, cá nhân khi nộp vào đã không chú thích nên gây khó khăn cho cán bộ lưu trữ khi xác minh nội dung.
Đối với hoạt động nghiệp vụ tài liệu phim điện ảnh chủ yếu được tiến hành là tua, đảo băng và lập mục lục thống kê cho tài liệu phim điện ảnh. Ngoài ra một số băng đã bị mốc và cũ, lại không có loại máy lau mốc phim điện ảnh nên Trung tâm đã ký Hợp đồng lau mốc với Viện phim Việt Nam nhằm khôi phục lại những băng quá cũ.
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đang tiến hành đề án nâng cấp tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III trong đó tài liệu ghi âm được coi là một phần trọng điểm. Mục tiêu của đề án là ứng dụng công nghệ thông tin để chỉnh lý, lập cơ sở dữ liệu nhằm bảo quản an toàn và tổ chức sử dụng có hiệu quả loại hình tài liệu này. Nội dung của đề án gồm 2 bước sau:
Bước 1: Xử lý tài liệu tiền máy bao gồm các công việc như phân loại và hệ thống hoá toàn bộ khối lượng băng; nghe băng, gỡ băng và biên mục phiếu tin; xử lý kỹ thuật, nâng cao chất lượng âm thanh, in sao băng sang băng bảo hiểm.
Bước 2: Đưa tài liệu vào đĩa CD-ROM.
Chính vì vậy, để thực hiện Đề án này Cục Lưu trữ Nhà nước (nay là Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) đã ban hành văn bản hướng dẫn quy trình xử lý tài liệu ghi âm. Kết quả, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đã được Hội đồng nghiệm thu sản phẩm của Cục Lưu trữ nhà nước công nhận đạt yêu cầu về chất lượng. Ngoài ra, Trung tâm còn tiến hành sao các băng ghi âm tài liệu quan trọng sang loại băng có chất lượng cao để đưa vào bảo hiểm cũng như bảo hiểm trên cả ổ cứng của máy tính. Công việc này đã đem lại hiệu quả rất cao trong việc sử dụng tài liệu ghi âm tại Trung tâm như: Độc giả hoàn toàn có thể tra tìm tự động tài liệu ghi âm; ngoài phần âm thanh, độc giả có thể nhìn thấy và sao in nội dung bài mà mình được nghe và nghiên cứu.
Khối lượng tài liệu nghe – nhìn hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III do phòng Phim - Ảnh - Ghi âm quản lý là lớn. Trong khi đó, Trung tâm chỉ bố trí một số cán bộ phụ trách, lại không được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực tài liệu nghe – nhìn. Do đó vấn đề cán bộ nghiệp vụ có đủ năng lực và trình độ để đảm đương các khâu nghiệp vụ đối với loại hình tài liệu này tại Trung tâm đang là một khó khăn lớn. Bởi lẽ, xã hội phát triển sẽ kèm theo những công nghệ kỹ thuật hiện đại. Khi đưa công nghệ kỹ thuật hiện đại vào chuyên môn đòi hỏi phải có những người có trình độ thực sự để đảm đương các khâu nghiệp vụ này, đồng thời tiếp cận những máy móc hiện đại phục vụ cho công tác lưu trữ nói chung và công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn nói riêng.
2.3. Nhận xét về ưu nhược điểm trong bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III:
Tài liệu nghe – nhìn là một trong số thành phần tài liệu của phông lưu trữ Quốc gia. Nó có giá trị về nhiều mặt nên việc bảo quản an toàn và khai thác sử dụng một cách hiệu quả là nhiệm vụ hết sức quan trọng của ngành lưu trữ Việt Nam nói chung và của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III nói riêng.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu tình hình bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III chúng tôi rút ra một số nhận xét về những ưu nhược điểm trong bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm như sau:
* Về ưu điểm:
Trong những năm qua Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đã rất quan tâm và chỉ đạo về công tác bảo quản tài liệu nghe - nhìn như:
- Bảo quản tài liệu nghe - nhìn được Trung tâm thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước cũng như sự chỉ đạo và hướng dẫn của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước;
- Trung tâm đã ban hành một số văn bản về công tác bảo quản tài liệu như: Nội quy ra vào kho; quy định về phòng cháy, chữa cháy; quy định về xuất, nhập tài liệu và một số nghiệp vụ khác liên quan...;
- Hệ thống kho tàng để bảo quản tài liệu nghe – nhìn luôn được nâng cấp, xây mới nhằm bảo quản an toàn và kéo dài tuổi thọ cho tài liệu;
- Kho tàng luôn được vệ sinh theo định kỳ và có sự phân công cán bộ vệ sinh rõ ràng;
- Các trang thiết bị bảo quản tài liệu nghe – nhìn luôn được đầu tư để phục vụ cho công tác bảo quản tài liệu ngày càng tốt hơn.
* Tuy nhiên trong bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III còn một số hạn chế sau:
- Tài liệu nghe – nhìn ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng nhưng chưa được quản lý tập trung thống nhất trong lưu trữ nhà nước. Các Trung tâm lưu trữ không có khả năng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình đối với loại hình tài liệu này, vì cơ sở pháp lý chưa hoàn thiện và chưa có sự thống nhất về chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền giữa các cơ quan. Mặc dù Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đã ban hành một số văn bản liên quan đến công tác bảo quản tài liệu, nhưng các quy định này chủ yếu chỉ áp dụng đối với tài liệu quản lý hành chính, còn tài liệu nghe – nhìn chưa có quy định cụ thể;
- Những tài liệu đang bị hư hỏng và xuống cấp, Trung tâm cũng chưa có biện pháp kỹ thuật cụ thể để nhằm hạn chế những ảnh hưởng của các nguyên nhân gây hư hỏng cho tài liệu. Mặc dù, một số tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm đã được khắc phục nhưng các biện pháp áp dụng rất đơn giản như sao băng, lưu dữ liệu, đảo băng bằng một số máy móc được trang bị từ trước đã cũ và lạc hậu hoặc làm thủ công lau khăn mềm khi băng có hiện tượng mốc...;
- Hiện nay, các loại tài liệu hành chính, tài liệu khoa học kỹ thuật... được bảo quản ở phòng, kho lưu trữ tại Trung tâm còn toàn bộ tài liệu nghe – nhìn do phòng Phim - Ảnh – Ghi âm bảo quản riêng. Do đó gây khó khăn cho công tác bảo quản và tra tìm tài liệu;
- Trình độ cán bộ chuyên môn còn thấp và hạn chế;
- Trang thiết bị bảo quản chưa đủ và chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng do vậy phần lớn tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm còn trong tình trạng vật lý không được tốt.
CHƯƠNG 3:
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO QUẢN
TÀI LIỆU NGHE – NHÌN TẠI TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA III
Hiện nay, mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến công tác lưu trữ nói chung và công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn nói riêng, song cùng với thời gian, tài liệu vẫn đang hàng ngày, hàng giờ bị tác động của yếu tố môi trường làm hư hỏng và xuống cấp. Nhiều tài liệu nghe - nhìn rất quý đã bị mất màu, bong lớp thuốc, khô, giòn, loang ố, mối, mọt, bốc mùi chua của dấm...
Thấy rõ được tình hình đó, việc đề ra các phương pháp bảo quản tài liệu tại các trung tâm lưu trữ cũng như đưa ra những phương pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III là rất quan trọng và cần thiết. Sau đây, chúng tôi xin đi sâu và phân tích các phương pháp bảo quản tài liệu nghe – nhìn như sau:
3.1. Nghiên cứu xây dựng các chế độ bảo quản cho phù hợp với từng loại tài liệu nghe – nhìn:
3.1.1. Các yêu cầu về kho bảo quản tài liệu nghe – nhìn:
Khi xây dựng kho bảo quản tài liệu nghe – nhìn phải chú ý các tiêu chuẩn kỹ thuật thích hợp đối với kho bảo quản tài liệu.
Trước khi xây dựng kho bảo quản tài liệu nghe – nhìn phải tìm những địa điểm khô ráo, tránh chỗ ẩm ướt như gần ao hồ, sông suối, xa khu công nghiệp và những nơi ô nhiễm môi trường. Khi thiết kế kho cho loại tài liệu này phải chú ý đến khả năng khắc phục sự cố thiên tai hoả hoạn xảy ra. Những người được giao nhiệm vụ làm việc trong kho phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt như không hút thuốc lá, không đun, nấu gần kho...
Khi xây dựng kho bảo quản ảnh, phim điện ảnh và ghi âm phải chú ý thiết kế cửa sổ phù hợp, nếu có nhiều cửa sổ, phải khắc phục bằng cách dùng rèm che cửa màu vàng để giảm tiếp xúc của loại tài liệu này với tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời. Trong kho nên đầu tư máy lọc khí cùng với việc dọn dẹp và lau chùi thường xuyên sẽ làm giảm bụi bẩn.
Về giao thông phải thuận tiện cho việc chuyên chở tài liệu, ô tô cứu hoả khi cần, các phòng kho phải hoàn toàn ngăn cách với nhau nhưng thiết kế phải làm cho không khí dễ lưu thông, việc vận chuyển tài liệu trong kho dễ dàng thuận tiện.
Hệ thống điện trong kho phải sử dụng cáp ngầm, có biện pháp kỹ thuật bảo vệ tốt, đèn chiếu sáng dùng loại bóng tròn có chụp bảo vệ. Hệ thống máng, cống thoát nước phải đảm bảo tiêu thoát nước nhanh chóng, dễ dàng, tránh gây ẩm ướt ảnh hưởng đến công tác bảo quản.
Hệ thống thiết bị điện luôn ở điều kiện vận hành tốt đảm bảo đủ công suất hoạt động của các thiết bị dùng điện trong kho. Có máy phát điện để hoạt động khi mất điện lưới.
Chính vì vậy, việc xây dựng kho bảo quản tài liệu nghe – nhìn phải đảm bảo các yêu cầu về nhà kho bảo quản là rất cần thiết.
3.1.2. Biện pháp duy trì môi trường tối ưu cho việc bảo quản tài liệu nghe - nhìn:
Có thể nói, tuổi thọ của tài liệu nói chung và tài liệu nghe – nhìn nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường bảo quản. Tài liệu nghe – nhìn là những vật liệu dễ bị hư hỏng do tác động của môi trường, khí hậu và do bản thân những chất cấu tạo nên những vật mang tin đó cũng bị tự huỷ hoại. Cho nên, cần phải có những điều kiện môi trường đặc biệt để bảo quản loại tài liệu này. Ảnh, phim điện ảnh và ghi âm cũng như loại tài liệu khác không phải tồn tại vĩnh viễn. Thời gian tồn tại của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chất liệu làm ra, ánh sáng tử ngoại, mùn gỗ, giấy có axít, bụi bẩn, nhiệt độ và độ ẩm quá cao hoặc quá thấp làm cho tài liệu nghe – nhìn bị hư hỏng ở nhiều dạng khác nhau dẫn đến làm giảm giá trị của loại tài liệu này. Như vậy, biện pháp duy trì môi trường tối ưu cho từng loại tài liệu ảnh, phim điện ảnh và ghi âm là biện pháp rất quan trọng và cần thiết.
3.1.2.1.Thứ nhất là nhiệt độ, độ ẩm, không khí và ánh sáng thích hợp đối với bảo quản tài liệu ảnh:
Chất lượng không khí trong sạch, nhiệt độ và độ ẩm phù hợp sẽ quyết định đến độ bền của tài liệu ảnh. Các loại ảnh có thể tồn tại trong nhiều thập kỷ nếu chúng được bảo quản ở những điều kiện quy định nghiêm ngặt về nhiệt độ và độ ẩm. Những bức ảnh trơn, phẳng được coi là bền nhất cũng có thể bị hư hại nghiêm trọng nếu để ở môi trường không khí quá ô nhiễm và ẩm ướt
- Nhiệt độ: Nói chung, vật liệu làm ảnh đòi hỏi trong kho nhiệt độ thấp. Nếu nhiệt độ tăng lên 100C tỷ lệ phản ứng hoá học tăng lên 2 lần. Trái lại, nhiệt độ trong kho hạ thấp thì làm giảm nhiều tỷ lệ hư hỏng tài liệu ảnh. Nhiệt độ có sức phá huỷ đặc biệt, bởi vì nó gây ra sự mở rộng và sự co lại của phim. Trong lớp phủ khác nhau của bức ảnh, tạo nên kiểu khác nhau vì tình trạng vật lý của bức ảnh. Hiện nay qua tìm hiểu nhiệt độ trong kho 40C. Sự biến thiên nhiệt độ không quá 40C và nhiệt độ trong kho không quá 210C. Nhiệt độ trong kho 10-150C là tốt nhất cho tài liệu phim và ảnh mầu khác. Tài liệu ảnh mầu yêu cầu nhiệt độ thấp hơn 20C so với ảnh đen trắng. Tuy nhiên, sự tiếp xúc gắn với thực tế là cần thiết, nhiệt độ có thể duy trì tối thiểu cần thiết thuận tiện cho con người. Sự thay đổi nhanh chóng về nhiệt độ khi tài liệu đưa từ kho lạnh ra chỗ ấm sẽ làm hỏng tài liệu.
- Độ ẩm: Đây là yếu tố môi trường là rất quan trọng đối với việc bảo quản ảnh. Nó cũng giống như nhiệt độ. Độ ẩm thấp có thể là nguyên nhân dẫn đến bị tróc từng mảng ảnh trên tấm ảnh, nhưng khi độ ẩm cao lại gây ra nhiều vấn đề hơn. Độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện cho sự hư hỏng như lão hoá giấy, sự phát sinh của mốc và sự bám dính của lớp gelatin trên các bức ảnh không tốt. Những thứ đó gây hư hại cho ảnh rất nghiêm trọng. Độ ẩm 35-40% thì thích hợp cho việc bảo quản tài liệu ảnh. Độ ẩm không bao giờ tăng lên 65%, bởi vì như thế mốc sẽ có điều kiện phát triển.
- Không khí trong sạch: Thành phần hoá học có trong không khí có khả năng làm oxi hoá trắng các tấm ảnh. Các chất này có chứa chất peroxit, ozon, sunpua (làm tăng axít sunpua và hydrosunphat) và axít nitrogen. Tất cả những chất này đều có tác động đến môi trường. Giới hạn tối đa để tạo nên sự ô nhiễm không khí là không quá 10Mgm3 đối với chất dioxít sunpua và dioxít nitrogen, trong khi đó chất ozon sẽ giảm các vết nếu giới hạn ở mức 0,2Mgm. Để đảm bảo tốt những điều kiện này thì hiệu quả hơn hết là dùng hệ thống điều hoà không khí.
- Ánh sáng: Lớp bọc bằng nhựa thì không giữ được sự ổn định ánh sáng nhưng quá trình làm bạc màu tài liệu lưu trữ thì lớp gelatin làm ổn định cơ bản ánh sáng nhạt. Những chất liệu làm phim màu thì đặc biệt dễ bị tác động của ánh sáng có oxygen và hơi nước trên mặt phim, ánh sáng tia cực tím quang phổ thì tác động mạnh đến vật liệu ảnh. Tuy nhiên tính trong suốt của phim màu bị tác động nhiều của ánh sáng tuỳ theo mức độ trưng bày ra ánh sáng nhiều hay ít. Một số chất trong suốt biến màu rất dễ nhận thấy sau 20 phút dùng đèn chiếu. Loại chất trong suốt cần được lựa chọn cẩn thận. Một số loại chất giữ được màu gốc rất lâu trong khi chiếu sáng; còn loại chất khác sẽ giữ được màu lâu hơn khi để trong kho tối.
Qua tham khảo các sách, tư liệu và các đề tài nghiên cứu về loại hình tài liệu nghe – nhìn này, chúng tôi xin đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự hư hại của tài liệu ảnh:
Yếu tố
Nguyên nhân
Chất nhạy cảm
Kiểu hư hại
- Độ ẩm thấp (<20%)
- Các chất nền xenlulo axetat, ảnh giấy dương bản, gelatin, anbumin, phim âm bản kính
- Vật lý: Bị sấy khô, giòn, biến dạng, phân lớp
Độ ẩm
- Độ ẩm cao (>50%)
- Các chất nền xenlulo axetat và nitơrat;
- Muối bạc, các chất hoá học dư lại
- Hoá học: Bị thuỷ phân;
- Hoá học: Bị oxy hoá-khử tạo gương bạc, lưu hoá, mất hoặc làm trong suốt kính ảnh;
- Độ ẩm rất cao (>70%)
- Protein (gelatin, anbumin(, giấy
- Sinh học: Sự phát triển của vi sinh vật
- Vật lý: Bị mềm và dính với lớp gelatin
Nhiệt độ
- Nhiệt độ thường
- Các chất nền xenlulo axetat, các loại thuốc ảnh nhiễm sắc
- Hoá học: Bị thuỷ phân và ôxy hoá
- Nhiệt độ và độ ẩm tương đối biến đổi
- Ảnh giấy dương bản, phim, gelatin, anbumin
- Vật lý: Sự ngưng tự hơi nước, sự co giãn khác bất thường, biến dạng, bị sấy khô, rạn nứt.
- Hoá học: Bị oxy hoá
Các chất gây ô nhiễm
- Các chất khí oxy hoá
- Bụi
- Muối bạc
- Các bề mặt có chất dẻo, phim và ảnh dương bản
- Hoá học: Bị oxy hoá khử
- Vậy lý: Bị ố bẩn, trầy xước
- Hoá học: Bị oxy hoá
Ánh sáng
- Ánh sáng thường
- Tia tử ngoại
- Thuốc ảnh
- Thuốc ảnh, giấy côlôphan
- Hoá học: Bị phai màu, ố vàng
- Hoá học: Bị phai màu, ố vàng, biến màu do bị oxy hoá, rạn nứt
Các thảm hoạ
- Hoả hoạn
- Ngập lụt
- Tất cả các loại chất nền
- Tất cả các loại chất nền
- Bị huỷ hoại
- Bị biến dạng, dính với nhau, trôi đi, biến màu, phân lớp, vi sinh vật phát triển
3.1.2.2. Thứ hai là nhiệt độ và độ ẩm thích hợp đối với bảo quản phim điện ảnh:
Như chúng ta tìm hiểu phim điện ảnh cũng như các vật liệu bắt sáng khác thường bị thay đổi về tính chất lý hoá. Trong đó, cấu trúc của loại phim đều được cấu tạo từ 2 thành phần chính ở dạng các lớp mỏng là đế phim và lớp nhũ tương (còn gọi là lớp emulsilon) lớp đế phim có độ dầy khoảng từ 0,125mm – 0,135mm có nhiệm vụ làm nền để bảo vệ cho phim. Muốn bảo đảm tính chất lý học và tính chất hoá ảnh của phim thì điều kiện quan trọng nhất là làm sao loại trừ được nhiệt độ và độ ẩm cao của môi trường xung quanh.
Nhiệt độ cao đặc biệt là độ ẩm làm giảm độ nhậy sáng. Độ ẩm cao có thể gây ra những tác hại như đã trình bày các dạng hư hỏng của tài liệu phim điện ảnh ở phần trên. Trong việc bảo quản phim màu, nhiệt độ và độ ẩm cao ảnh hưởng lớn đến các lớp thuốc nhậy sáng, kết quả làm mất màu cân đối màu sắc của phim. Độ ẩm thấp làm phim khô, giòn, cong. Khi độ ẩm cao có thể làm hộp phim bị rỉ hoặc làm nhãn hộp bong, tróc. Nhưng nếu ở nhiệt độ luôn thay đổi cuốn phim sẽ “thở” tức là cứ mỗi lần nhiệt độ thay đổi dẫn theo hơi nước trong không khí vào hoặc ra ngoài hộp và như vậy phim dễ bị phân huỷ.
Nơi để phim âm bản và phim tiếng đen trắng trong sát tháng, độ ẩm tương đối phải từ 50-70%, nhiệt độ từ 14-160C, đối với phim đen trắng dương bản không quá 200C, phim màu không quá 140C. Trên 6 tháng phim âm bản, phim tiếng hoặc phim màu phải được bảo quản trong buồng có nhiệt độ từ 10-120C, phim dương bản đen trắng có thể từ 16-180C. Khi phim được bảo quản trong kho, nếu đưa phim ra khỏi kho mà nhiệt độ cao hơn ta phải để nguyên gói tại đó trong một vài giờ (tốt nhất khoảng một đêm) mới đem ra sử dụng. Vì khi ta đưa phim tới nơi có nhiệt độ có hơn, mở ngay thì hơi nước sẽ đọng lại trên mặt phim, làm cho phim dính lại với nhau tạo ra những đốm nhạt đậm về màu hoặc độ đen trắng.
3.1.2.3. Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp đối với bảo quản tài liệu ghi âm:
Có thể nói, tài liệu ghi âm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường bảo quản. Vì tài liệu ghi âm được cấu tạo bằng hoá chất, do đó dễ bị ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu. Theo các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thì điều điều kiện bảo quản thích hợp trong môi trường nhiệt độ đối với tài liệu ghi âm là 15-200C và độ ẩm là 40-50%. Việc bảo quản sẽ không được đảm bảo nếu tài liệu được lưu giữ trong môi trường có sự thay đổi lớn hơn 40C và nhiệt độ lớn hơn 5% về độ ẩm. Đồng thời tài liệu ghi âm phải được bảo quản trong môi trường không có bụi, khô, ráo và ít chịu ảnh hưởng của các nguồn sáng, nguồn nhiệt.
Ánh sáng chỉ được sử dụng ánh sáng nhân tạo trong các phòng, kho bảo quản. Tránh tuyệt đối ánh sáng mặt trời chiếu vào tài liệu. Ánh sáng nhân tạo (ánh sáng điện) cũng chỉ sử dụng hạn chế, nói chung bảo quản loại tài liệu này trong bóng tối là tốt nhất.
Ví như băng ghi âm từ tính là loại tài liệu quan trọng nhất trong số các loại tài liệu ghi âm hiện nay ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Nó có thể bị xoá sạch dưới tác dụng của điện trường mạnh, vì thế không nên để băng ghi âm từ tính gần các loại biến áp, động cơ điện đang chạy, micrô, loa v.v….không nên đặt băng ghi âm từ tính lên giá bằng sắt vì giá sắt có thể gây hiện tượng từ xung. Những băng từ nên đựng trong hộp sắt để chống lại tác động của từ trường bên ngoài. Ngoài ra, phải chống bụi cho băng ghi âm, vì bụi phá huỷ tài liệu, làm âm thanh sai lệch và bụi cũng làm băng ghi âm mất dần từ tính.
Chính vì vậy, chúng ta phải luôn kiểm tra thường xuyên điều kiện nhiệt độ, độ ẩm trong kho lưu trữ để bảo quản tốt tài liệu nghe - nhìn như sử dụng máy điều hoà không khí và máy điều chỉnh độ ẩm có thể giúp điều chỉnh do tác động của môi trường. Nếu kiểm tra độ ẩm tương đối bằng cách sử dụng máy đo độ ẩm. Để tạo và duy trì trong kho một môi trường khí hậu theo yêu cầu người ta có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Dùng máy lạnh và máy hút ẩm: Khi sử dụng phương pháp này người ta có thể điều chỉnh chính xác và độc lập hai thông số nhiệt độ và độ ẩm không khí trong kho một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, khi sử dụng máy lạnh và máy hút ẩm thì công suất thiết bị phải lớn, đầu tư sẽ gây tốn kém vì loại máy này cũng khá đắt.
- Dùng máy lạnh và dây đốt điện: Phương pháp này chỉ sử dụng duy nhất hệ máy làm lạnh có trang bị thêm sợi dây điện trở sinh nhiệt. Theo từng chu kỳ nhất định, ta chỉ việc thải loại nước đóng băng ra ngoài nhờ một sợi dây điện trở đốt nóng khối băng đó. Ưu điểm khi sử dụng phương pháp này là hiệu suất sử dụng của thiết bị cao, dẫn đến việc tiết kiệm được kinh phí đầu tư và cả kinh phí vận hành máy. Tuy nhiên, việc điều chỉnh một cách độc lập nhiệt độ và độ ẩm là rất khó. Nhưng phương pháp thứ hai này có thể trang bị trong kho bảo quản phim ảnh tương đối tốt và phù hợp.
Dưới đây chúng tôi xin đưa ra bảng chỉ số nhiệt độ, độ ẩm cho từng loại hình tài liệu mà qua tham khảo và nghiên cứu tại Trung tâm Thông tin tư liệu - Bộ Quốc phòng:
STT
Loại hình tài liệu
Nhiệt độ
Độ ẩm
1
Phim đen trắng
150C ± 20C
40% ± 5%
2
Phim ảnh màu
130C ± 20C
40% ± 5%
3
Ảnh đen trắng
150C ± 30C
40% ± 5%
4
Ảnh màu
130C ± 20C
40% ± 5%
5
Đĩa CD
180C ± 50C
40% ± 5%
3.1.2.4. Bên cạnh việc duy trì nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thì biện pháp chống bụi cho tài liệu nghe – nhìn cũng rất cần thiết. Vì bụi hay ô nhiễm không khí trong kho lưu trữ đều gây hại cho tài liệu ảnh, phim điện ảnh và ghi âm như:
- Bụi xâm nhập từ bên ngoài vào kho qua các kẽ hở, hoặc cửa sổ, cửa ra vào... mà mắt thường không nhìn thấy được; hoặc là giầy dép, quần áo của người bảo quản không được vệ sinh thường xuyên cũng là nguồn bụi khi vào phòng bảo quản.
- Bụi phát sinh từ bên trong: Vì qua nhiều năm, lớp sơn và xi măng có thể bong tróc gây ra bụi và làm ảnh hưởng đến tài liệu nghe – nhìn.
- Bụi bẩn mang cả những bào tử nấm mốc bay trong không khí khi nắp hộp phim được mở ra thì chúng có thể rơi xuống và bám ngay vào phim, ảnh làm cho chúng bị xước và phát triển nấm mốc trên phim, ảnh, băng ghi âm.
Chính vì vậy, chúng ta phải có những biện pháp chống bụi tốt trong kho lưu trữ như: Dùng máy hút bụi để làm sạch sàn kho bảo quản; dùng khăn lau ẩm để lau định kỳ cho sạch bụi bẩn các nắp hộp phim, ảnh, băng ghi âm nhằm loại trừ những bụi bẩn do môi trường và do con người gây ra.
3.1.3. Hệ thống thiết bị an toàn:
Hệ thống thiết bị an toàn sẽ giúp cho việc bảo vệ và kéo dài tuổi thọ cho tài liệu nghe – nhìn một cách hiệu quả.
Trong kho bảo quản tài liệu nhất là đối với tài liệu nghe – nhìn thì phải đảm bảo hệ thống thiết bị an toàn như: Hệ thống phòng cháy, chữa cháy; hệ thống phát hiện cháy; các hệ thống chữa cháy tự động; các thiết bị chống cháy thủ công...
Có thể nói, lửa đã từng huỷ hoại nhiều tài liệu lưu trữ dạng phim và phim điện ảnh. Chúng dễ dàng bị tổn hại nhiều so với các loại tài liệu lưu trữ khác, vì đặc tính tự nhiên của các nguyên liệu lưu giữ, đặc biệt là các chất nền nitơrat xenlulo. Ví như: Phim axetat bén lửa sau 12 phút ở nhiệt độ 3000C, ngược lại phim nitơrat bốc cháy ở nhiệt độ đó trong vòng 7 giây. Chỉ có phun khí Co2 dập lửa mới không làm ảnh hưởng đến phim điện ảnh. Nên cách ly phim cũng như phim điện ảnh ở nơi bảo quản thích hợp, có sự bảo vệ chặt chẽ hơn với những bình phun nước tự động.
Có rất nhiều nguồn gây cháy như sự cố ý gây hoả hoạn, việc bảo dưỡng kém, mạch điện quá tải...Có thể giảm thiệt hại do lửa và phạm vi lửa cháy lan rộng nếu thực hiện các biện pháp phòng cháy.
Việc duy trì, bảo dưỡng các khu vực cất giữ, các mạch điện, hệ thống phòng cháy và việc kiểm tra thường xuyên các thiết bị chống cháy là rất cần thiết. Mức độ thiệt hại phụ thuộc vào việc phát hiện ra lửa nhanh như thế nào và sau tiếng chuông báo cháy thì làm gì? Vì vậy, chất lượng của hệ thống phòng cháy, chữa cháy là điều quan trọng đầu tiên.
Hệ thống phòng cháy, chữa cháy bao gồm một số hệ thống cơ bản sau:
- Mạng điện độc lập;
- Hệ thống phát hiện cháy;
- Hệ thống cảnh báo và chuông báo động để báo cho người sử dụng biết;
- Hệ thống dập lửa;
- Hệ thống điều khiển tự động;
- Hệ thống chuông báo động cho các cơ quan chữa cháy
Tuy nhiên, với tình hình thực tế ở nước ta việc trang bị hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho các phòng, kho lưu trữ của các Trung tâm lưu trữ để bảo quản tài liệu còn nhiều khó khăn và phức tạp. Vì để đầu tư các trang thiết bị này là rất đắt và còn nhiều vấn đề khác nữa.
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số kiểu máy phát hiện chống cháy, các chất dập lửa và các máy dập lửa cơ động của một số nước trên thế giới đã và đang sử dụng, Ví như ở nước Anh:
Các kiểu máy phát hiện cháy
Loại
Kiểu
Nguyên tắc phát hiện
Máy phát hiện khói
- Sự ion hoá
- Sự khuyếch tán ánh sáng
- Vùng mây mù
- Sự suy giảm ánh sáng quang điện
- Sự thay đổi độ dẫn của không khí ion hoá
- Sự phát hiện ánh ánh khuyếch tán do khói
- Sự hình thành đám mây mù do sự ngưng tụ nước trên khói
- Sự giảm mật độ ánh sáng do khói
Máy phát hiện khí
- Chất bán dẫn
- Chất xúc tác
- Sự thay đổi tính dẫn của chất bán dẫn
- Sự oxy hoá chất khí do chất xúc tác gây ra
Máy phát hiện lửa
- Tia hồng ngoại
- Tia tử ngoại
- Pin nhạy cảm với sự bức xạ của tia hồng ngoại
- Pin nhạy cảm với sự bức xạ của tia tử ngoại
Máy phát hiện hơi nóng
- Cầu chì
- Lưỡng kim
- Kim loại
- Lốp hơi
- Chất bán dẫn
- Sự nóng chảy của kim loại hoặc nguyên liệu cách lý
- Sự cong vênh của dải lưỡng kim
- Sự giãn nở của kim loại
- Sự giãn nở của khí
- Sự thay đổi của suất điện trở
Các chất dập lửa
Loại
Hợp chất
Các hoạt động
Tiện lợi
Bất lợi
Chất rắn
Các loại bột và bọt
Kiềm chế phản ứng, ủ dập lửa
Vô hại cho con người
Để lại cặn bã, tác động chưa được biết đến đối với tài liệu ảnh
Chất lỏng
Nước (+ các chất phụ gia)
Làm mát, dội nước, ủ dập lửa
Chi phí thấp
Gây hư hại cho tài liệu nhất là tài liệu ảnh
Khí
Hydro cacbon, halogen
Kiềm chế phản ứng, ủ dập lửa
Vô hại cho con người và tài liệu
Chi phí cao, CFCs không được luật phát cho phép sử dụng
Khí
Cacbon điôxit (CO2)
Ủ dập lửa, làm mát, dội nước
Vô hại cho tài liệu
Chất làm ngạt ngưng tụ lớn hơn 90%
Khí
Các loại khí trơ (Inergen)
Ủ dập lửa
Vô cho con người và tài liệu
Chi phí cao, đòi hỏi kho lưu trữ phải có không gian rộng
Các máy dập lửa cơ động
Loại
Chất dập lửa
Tiện lợi/bất lợi
Rắn (bột)
Amoniắc sunfat, Mono amoniắc, Phốtphat
Là chất đa năng nhưng để lại cặn, lắng sau khi sử dụng
Rắn (bột)
Kali cacbonat hoặc cacbamat hoặc kali clorua
Hiệu quả nhưng có chất cặn lắng và ăn mòn
Bọt
Bọt giãn nở
Ít độc hại hơn nước nhưng không hiệu quả bằng nước
Lỏng
Nước AFFF (màng mỏng tạo thành bọt)
Hiệu quả nhưng có thể làm hư hại cho tài liệu
Khí
CO2
Không có cặn lắng; ít độc hại hơn nước nhưng không hiệu quả bằng nước
3.1.4. Trang thiết bị bảo quản tài liệu:
Trang thiết bị bảo quản tài liệu trong kho lưu trữ vừa là phương tiện để bảo quản vừa là phương tiện để quản lý tài liệu lưu trữ, đặc biệt đối với tài liệu nghe – nhìn thì trang thiết bị bảo quản phải quy định cụ thể và chặt chẽ.
- Thứ nhất là giá: Giá để tài liệu phải bảo đảm các yêu cầu bền vững, tiết kiệm được diện tích bảo quản và vật liệu. Nên dùng giá kim loại để tránh được sự tác động của côn trùng ẩm mốc. Giá thiết kế hai mặt (giá đôi), tháo lắp được để tuỳ theo diện tích mà có thể lắp ráp 2, 3, 4 khung, khi thiết kế nên thiết kế chân cao.
- Thứ hai là hộp đựng phim ảnh: Mục đích giúp cho việc bảo vệ phim khi sử dụng, di chuyển hay bảo quản tại kho, tránh bụi, bẩn, ánh sáng...Hộp phim bằng nhựa Polypropylene, hộp có hình trụ, được đúc thành hai nửa nắp hộp hình tròn, độ dày của hộp từ 2-3mm.
- Thứ ba là dùng tủ sắt để bảo quản ảnh, trong đó bảo quản ảnh bằng quyển sổ bìa cứng, đựng túi ni-lon dán kín, ép plasic, quyển Album...Mỗi loại đều có những ưu điểm và nhược điểm của nó.
Ví như dùng túi ni-lon để bảo quản ảnh là giúp cho ảnh trong, ảnh không tiếp xúc trực tiếp với độ ẩm môi trường bên ngoài. Ni-lon là chất có tính trơ, không xúc tác với ảnh. Túi ni-lon đủ độ dày theo tiêu chuẩn thì côn trùng, nấm mốc không thể xâm nhập vào để phá hoại ảnh. Các ảnh có kích thước to ta có thể cuộn lại và cho vào túi ni-lon mỏng hơn và buộc miệng túi lại. Khi khác thác, sử dụng ảnh không cần phải đeo khẩu trang, găng tay. Tuy nhiên, cách ghi thông tin hoặc in vào giấy dán lên túi ni-lon nhanh bị mờ, bị bong. Cho nên, gây khó khăn cho việc quản lý và tìm kiếm ảnh.
- Tiếp theo là bảo quản băng ghi âm bằng hộp nhựa PE, PP hay bằng hộp catton, tránh sử dụng trang thiết bị bảo quản bằng kim loại. Khi xếp lên giá bảo quản, ta phải xếp nằm hộp băng để cho các lớp dây băng không đè lên nhau, các băng đỡ bị dính bết vào nhau.
- Ngoài ra còn có các loại máy móc để xử lý khi tài liệu nghe - nhìn bị hư hỏng và xuống cấp như:
+ Máy rửa phim bằng siêu âm;
+ Máy lau ẩm;
+ Máy phục hồi phim (tráng viết xước nhỏ);
+ Máy in sao băng cối các loại băng từ tình;
+ Máy xử lý âm thanh tín hiệu...
3.1.5. Các biện pháp xử lý đối với tài liệu ảnh, phim điện ảnh và ghi âm bị hư hỏng:
Khi tài liệu ảnh, phim điện ảnh và ghi âm có hiện tượng bị nấm mốc, chua, loang ố, khô, giòn, ngả màu... chúng ta phải có những biện pháp kịp thời để xử lý, nhằm bảo quản an toàn và kéo dài tuổi thọ cho tài liệu. Tuy nhiên, tài liệu ảnh, phim điện ảnh và ghi âm là loại hình tài liệu đặc biệt. Cho nên chúng ta không thể áp dụng các biện pháp xử lý đối với loại tài liệu này cho loại tài liệu kia. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra các biện pháp xử lý đối với từng loại hình tài liệu nghe – nhìn như sau:
3.1.5.1. Các biện pháp xử lý đối với tài liệu ảnh bị hư hỏng:
Như đã trình bày và phân tích ở chương 2, tài liệu ảnh hư hỏng ở nhiều mức độ khác nhau như: Bị nấm mốc, ố, bẩn, uế, ảnh bị ngấm nước...Chính vì vậy, chúng ta phải có biện pháp xử lý thích hợp nhằm khắc phục tài liệu ảnh bị hư hỏng. Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp xử lý đối với tài liệu ảnh bị hư hỏng:
* Khử nấm mốc trên ảnh:
- Sự phát triển của nấm mốc phụ thuộc vào chủng loại, giống cũng như rất nhiều yếu tố môi trường khác nhau. Tuy nhiên, thực tế yếu tố quyết định duy nhất trong sự phát triển của những vi sinh vật này là độ ẩm tương đối. Khi có nấm mốc sinh sản và phát triển ở điều kiện độ ẩm tương đối phù hợp. Hầu hết các loại nấm mốc có thể sinh sôi nảy nở ở ngay nhiệt độ bình thường. Sự lưu thông không khí có thể ngăn sự phát triển của nấm mốc, vì vậy, hệ thống thông gió tốt sẽ hạn chế nấm mốc phát triển. Cho nên, nấm không chỉ là mối nguy cơ tiềm tàng đe doạ đến sức khoẻ của con người, nấm mốc còn là nguồn gốc gây ra sự hư hại nghiêm trọng cho tài liệu ảnh. Sự phá hoại của nấm mốc làm cho ảnh bị bong lớp thuốc ảnh, bay màu, mất hình. Ảnh bị nhiễm nẫm mốc thường có màu bạc trắng lúc đầu, sau chuyển sang màu vàng đen. Khi tài liệu ảnh bị nấm mốc, chúng ta phải dùng hoá chất diệt nấm mốc như parafomaldehyd, ở hai dạng viên nén và dạng bột.
- Quy trình tiến hành khử nấm mốc trên ảnh: Trước tiên chúng ta xếp ảnh theo chiều thẳng đứng trên các giá, giữa ảnh có khoảng cách để cho hoá chất tiếp xúc trực tiếp với ảnh. Xếp các giá ảnh vào tủ kín và đặt các viên hoá chất kèm theo tỷ lệ: 2gam hoá chất cho 500 ảnh (ảnh chuẩn theo kích cỡ 12 x 18cm). Sau đó đóng kín tủ và ủ hoá chất từ 15-20h. Cuối cùng nấm mốc bị diệt, chúng ta phải làm vệ sinh lại ảnh.
* Khôi phục lại tài liệu ảnh khi bị ngấm nước:
Tài liệu ảnh có chứa các nguyên liệu có tính thấm nước. Khi bị thấm nước, giấy và lớp gelatin nở phồng và mềm hơn, mực và thuốc ảnh bị loang ra. Ví dụ như trong trường hợp những bức ảnh cũ, dễ bị hỏng, gãy có lớp đế axetat hoặc xenlulo nitrat, hoặc nếu nhiệt độ bị tăng do sự rò rỉ những ống nước nóng, lớp gelatin sẽ bị mềm đi và có thể bị hoà tan. Các ảnh dương bản trên giấy dễ bị hư hại hơn những phim âm bản có những lớp đế linh hoạt. Các bức ảnh màu có thể bị hỏng nghiêm trọng, với những quá trình tráng rửa nhất định như các bức ảnh dương bản nhuộm màu hoặc các bức ảnh dương bản bằng mực đen, thuốc ảnh bị loang ra khi bị ngấm nước. Khi bức ảnh bị ngấm nước, chúng ta phải nhanh chóng có biện pháp xử lý để ngăn chặn.
Theo các chuyên gia bảo quản khi ảnh bị ngấm nước xử lý bằng những máy sấy khô riêng. Trước khi sấy khô phải rửa sạch các bức ảnh bị lem do nước bẩn (nên dùng nước cất ở nhiệt độ 180C). Hoặc chúng ta có thể xử lý bằng cách làm khô tự nhiên các bản ảnh dương bằng giấy thấm. Cần thông gió và ngăn không để bụi vào khu vực để tài liệu ảnh. Các phim âm bản có lớp đế phức hợp nên để thẳng không cuộn lại, tách chúng ra khỏi bao đựng và treo lên để phơi khô. Có thể rửa sạch các cuộn phim ướt bẩn trong nước lạnh và hong khô chúng trong máy xử lý phim. Không được phép làm khô phim khi đang cuộn. Nên làm khô các tấm phim theo chiều thẳng đứng.
* Kỹ thuật phục hồi khi tài liệu ảnh bị hư hỏng:
- Phục chế ảnh bằng phương pháp thủ công: Trước kia khi chưa có biện pháp gì để xử lý ảnh bị hư hỏng và xuống cấp người ta sử dụng bằng phương pháp thủ công để phục chế. Phục chế bằng phương pháp này người ta sử dụng bút lông hoặc bút chì để chấm, sửa những chỗ ảnh bị hư hỏng. Ưu điểm của của phương pháp này chi phí mua dụng cụ để sửa giá thành không cao, nhưng nhược điểm của nó chỉ phục chế những bức ảnh đơn giản và ở mức độ hư hỏng nhẹ.
- Khôi phục ảnh đen - trắng, ảnh màu bằng phương pháp quang học: Việc phục hồi các bức ảnh bằng phương pháp quang học cần phải có kiến thức sâu rộng về đặc trưng của từng quá trình và các đặc điểm của chúng. Khi sao chép hình ảnh bị phai màu, đôi khi có thể cải thiện sự xuất hiện các yếu tố tái tạo bằng việc sử dụng các thiết bị lọc chỉnh sửa. Ví dụ: Độ tương phản của bản ảnh bị ố vàng, bị bạc màu. Hiện tượng này có thể cải thiện bằng cách sử dụng thiết bị lọc màu. Bộ lọc màu cho phép ánh sáng tương thích với màu của chính bức ảnh có thể đi qua khi bắt được các bức xạ từ các màu kết hợp.
Các thiết bị lọc này có thể kết hợp với nhau, nhưng không nên sử dụng quá hai thiết bị lọc trên một máy ảnh vì nếu không sẽ dẫn đến tình trạng mất ánh sáng và độ nét. Thiết bị lọc có thể đặt ở các cạnh bên thấu kính của máy ảnh, một thiết bị lọc dùng cho bề mặt trong của thấu kính và thiết bị lọc còn lại thì dùng cho bề mặt ngoài. Có thể trang bị một thiết bị lọc sáng nguồn ánh sáng khi sao chép kiểu tiếp xúc. Có thể chọn thuốc tráng ảnh dựa vào yêu cầu phục chế (độ tương phản tăng hoặc giảm). Để thực hiện sao chụp có hiệu quả, trước đó cần phải sắp xếp, xác định các đặc điểm riêng (kích cỡ, mật độ màu, loại màu...) của bản gốc.
Khôi phục ảnh màu: Sự hư hại của tài liệu ảnh thường biểu hiện hai hiện tượng: Ngả màu vàng, có thể thấy ở những nơi nhạt màu và hiện tượng ngả màu có thể thấy sự thay đổi màu sắc. Việc khôi phục lại màu sắc có thể đạt được bằng cách sử dụng lọc màu khi chụp. Hiệu quả thiết bị lọc có thể được xác định bằng việc quan sát hình ảnh qua thiết bị lọc. Sự mất màu phụ thuộc vào mật độ quang học của bản gốc và sự mất mật độ ở vùng tối và vùng sáng không giống nhau.
- Khôi phục ảnh bị hư hỏng bằng kỹ thuật số: Việc khôi phục ảnh bằng kỹ thuật số linh hoạt hơn rất nhiều đã thay thế các phương pháp truyền thống, tạo lại trạng thái ban đầu của các bức ảnh đã bị hư hỏng. Việc xử lý, phục chế được độ sắc nét, màu sắc, phối cảnh, các vị trí mất và sự xuất hiện nét độc đáo riêng biệt mà phương pháp truyền thống không có. Phục hồi ảnh bằng phương pháp kỹ thuật số đòi hỏi không chỉ có một trình độ hiểu biết nhất định mà còn phải có kiến thức về lịch sử kỹ thuật và nội dung.
Những năm gần đây, người ta sử dụng rộng rãi phần mềm Photoshop để phục chế lại những ảnh bị phai màu, bị vết rách, nấm mốc, ảnh bị bẩn, ố rất nhanh và thuận tiện. Việc xử lý ảnh bằng chương trình này có ưu điểm như: Làm cho các bức ảnh bị phai mờ trở lại như cũ, xoá đi các viết rách và nấm mốc, làm cho hình ảnh đẹp trở lại mà không mất đi nguyên bản của nó; khi đã xử lý xong các tấm ảnh đạt yêu cầu có thể chuyển sang phim để in ảnh và lưu giữ bằng các thiết bị như ổ cứng, USB, đĩa CD... Nhất là khi chúng ta sử dụng phần mền để xử lý những bức ảnh đang bị hư hỏng tại các Trung tâm lưu trữ thì yêu cầu là phải đảm bảo độ trung thực với sự kiện của ảnh gốc và không làm mất đi giá trị của ảnh gốc.
3.1.5.2. Các biện pháp xử lý đối với tài liệu phim điện ảnh và băng ghi âm bị hư hỏng:
* Các phương pháp khắc phục “Hội chứng dấm” trên phim điện ảnh và băng ghi âm:
Như đã trình bày ở trên phim điện ảnh và ghi âm bị hư hại do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Do con người trong quá trình bảo quản và sử dụng tài liệu phim điện ảnh, băng ghi âm đã làm chúng bị xước, rách, đứt, cháy hoặc ướt...
Do môi trường xung quanh làm ảnh hưởng đến tài liệu phim điện ảnh và ghi âm như bị nấm mốc, bị chua “hội chứng dấm”, bị phai màu, giòn, co ngót, biến dạng...
Hiện nay, qua tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu phim điện ảnh và băng ghi âm phần lớn bị hư hại do tự nhiên gây ra và làm cho chúng bị “Hội chứng dấm”.
“Hội chứng dấm” là quá trình phân ở nhóm Acetate của phân tử Cellulose Triacetate (CTA) để tạo ra Acidacetate dẫn đến sự phân huỷ phân tử này. Mỗi phân tử Acid acetate được tạo ra do phản ứng này sẽ trở thành vật xúc tác làm thúc đẩy sự tạo ra các phân tử Acidacetate mới hay còn gọi đây là phản ứng tự xúc tác. Phương trình hoá học của phản ứng đó là:
[C6H7O2(CH3COO)3] + HOH= [C6H7O2OH(CH3COO)2] + CH3COOH
Đây chính là quá trình xuất phát của hiện tượng tự phân huỷ hay còn gọi là “Hội chứng dấm” vì trong sản phẩm của phản ứng có axid acetic.
Khi phim ảnh, băng ghi âm đã bị nhiễm “Hội chứng dấm” cần thiết phải loại trừ lượng acid acetic đã tạo thành trên phim nhằm hạn chế tốc độ của phản ứng, kéo dài tuổi thọ của phim ảnh, ghi âm. Tuy nhiên, phản ứng gây “Hội chứng dấm” đối với băng ghi âm chậm hơn phim ảnh.
Những giai đoạn của “Hội chứng dấm” như:
- Bốc mùi chua như dấm;
- Mọc tinh thể trong suốt;
- Dính ướt;
- Chảy thành mật màu đen.
Thực tế quá trình này không những dẫn đến sự huỷ hoại dần các cuốn phim, băng ghi âm bị nhiễm “hội chứng dấm” mà còn gây ô nhiễm không khí môi trường trong kho, làm lây lan. Ngoài ra, còn thấy sự bong, tróc lớp Gelatin ra khỏi đế, sự phai nhạt dần màu sắc của phim màu, sự co ngót phim, sự biến dạng cong vênh, phim trở nên giòn, dễ đứt gẫy…
Để phòng tránh “Hội chứng dấm” tốt nhất là bảo quản phim, băng ghi âm trong môi trường nhiệt độ và nhất là độ ẩm như chúng ta đã phân tích nhiệt độ và độ ẩm ở phần trên. Ngoài ra, phim bị chua chúng ta có thể dùng phương pháp đóng gói tách riêng và in chuyển sang bản mới để tránh lây lan sang các bản khác. Việc xử lý phim, băng ghi âm bị nhiễm “Hội chứng dấm” chỉ thực hiện có hiệu quả khi phim ở mức độ nhẹ (giai đoạn đầu), còn khi đến giai đoạn nặng dù có xử lý được acid nhưng phim, băng ghi âm cũng không thể sử dụng được nữa.
Sau đây, chúng tôi xin đưa ra phương pháp khử chua cho tài liệu phim điện ảnh và băng ghi âm.
Nhằm xử lý tài liệu phim điện ảnh và băng ghi âm bị chua “Hội chứng dấm” chúng ta tiến hành loại trừ acid trên phim và băng ghi âm bằng hai phương pháp:
- Phương pháp rửa ướt để trung hoà acid acetic;
- Phương pháp hong khô để đẩy acid ra khỏi phim, băng ghi âm.
Thực tế dung dịch kiềm được dùng để rửa phim là carbonate, natrium nồng độ từ 8-10gram/lít và thời gian rửa từ 6-7phút tuỳ thuộc vào mức độ chua nặng hay nhẹ của phim.
Việc xử lý khử chua được thực hiện bằng phương pháp hong khô. Công cụ được dùng ở đây là những buồng kín được bố trí thông gió bằng hệ thống quạt điện thổi gió ở nhiệt độ và độ ẩm của không khí.
*Phương pháp khử nấm mốc cho tài liệu phim điện ảnh và băng ghi âm:
Phim ảnh, băng ghi âm dễ bị phá huỷ bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như nguyên nhân vật lý, hoá học và nguyên nhân vi sinh vật. Tác hại của nấm mốc đối với phim điện ảnh và băng ghi âm là rất lớn như đối với phim chúng ăn mòn mặt gelatine vàt thải ra acid amine. Nếu ở mức bị nấm mốc nhẹ thì làm cho phim, băng ghi âm bị giảm độ sáng nét hình ảnh, âm thanh và làm tăng mức độ “Hội chứng dấm”. Còn ở mức độ nặng, nó sẽ bị phá huỷ hoàn toàn. Chính vì vậy biện pháp phòng chống và khử nấm mốc là công việc hết sức quan trọng trong công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn.
Để diệt nấm mốc ta có thể dùng 2 loại hoá chất bay hơi là parafomaldehyd cho phim đen trắng và bifenyl cho phim màu.
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu quy trình chống nấm mốc cho phim điện ảnh như sau:
Đầu tiên chúng ta bỏ các cuộn phim ra khỏi hộp. Đặt từ cuộn nọ sang cuộn kia 2-3cm trong tủ kín. Đặt một gói thuốc parafomaldehyd hoặc bifenyl cho 100 cuộn phim. Nếu chúng ta muốn khử nhiều cuộn phim cùng một lúc có thể xếp các cuộn phim và đặt thuốc trong phòng, kho kín. Thời gian ủ thuốc từ 15-20 ngày. Khi đó chúng ta thấy nấm mốc bị tiêu diệt sẽ chuyển sang màu xanh đen. Khi đã diệt nấm mốc, chúng ta đưa phim vào các máy rửa phim để vệ sinh sạch các sợi mốc. Sau khi đã làm xong các thao tác trên chúng ta đưa phim vào hộp sạch hoặc mới để bảo quản. Định kỳ 3 năm phải quay đảo lại các cuộn phim. Mỗi lần khi xuất phim chúng ta lấy ra phải để trước 01 ngày để tránh phim bị ẩm và khó sử dụng.
Ngoài các biện pháp trên, qua thực tế tìm hiểu và một số kinh nghiệm của cán bộ tại Viện Phim Việt Nam thì công tác bảo quản tài liệu phim điện ảnh còn sử dụng một số biện pháp như:
- Phim bị ẩm người ta lau ẩm cho phim bằng dung dịch Isoproplylalcohol;
- Phim có hiện tượng bị hư hỏng người ta xử lý bằng việc sử dụng máy phục hồi; lau xà phòng trung tính, lau bằng tay với têta và cồn có nồng độ 900C khi phim ở dạng hư hỏng nhẹ;
- In chuyển: Theo Luật lưu chiểu thì phải nộp bản gốc Negative hình và bản gốc Positive tiếng. Khi in chuyển ta có bản gốc Negative sau đó in sang bản Positive ghép Negative. Bản Positieve có tiếng dùng để phát hành. Còn bản Dup Negative, Dup Positieve để tái bản, bản Negative gốc thì cất đi.
3.2. Việc quản lý, khai thác và sử dụng tài liệu nghe - nhìn:
Việc quản lý, khai thác và sử dụng tài liệu cũng là một trong số những biện pháp để bảo quản an toàn cho tài liệu nghe - nhìn. Vì nếu chúng ta không có biện pháp cụ thể thì chính nó cũng là một trong những nguyên nhân gây hư hại tài liệu. Trong đó có những nguyên nhân có ý thức, có mục đích rõ ràng như: sự phá hoại của kẻ địch, đánh cắp tài liệu lưu trữ; có những nguyên nhân vô tình như: sự cẩu thả, thiếu trách nhiệm của các nhân viên lưu trữ và người sử dụng tài liệu; việc chấp hành không nghiêm chế độ quy định của Nhà nước về công tác lưu trữ nói chung và công tác bảo quản nói riêng. Vậy quản lý tài liệu như thế nào? Tổ chức, sử dụng tài liệu ra sao? chúng ta sẽ đi tìm hiểu những vấn đề cơ bản trong việc quản lý, khai thác và sử dụng tài liệu nghe - nhìn.
3.2.1. Việc quản lý tài liệu:
Trong công tác bảo quản tài liệu thì công việc quan trọng của việc quản lý tốt thường phải nhìn nhận tổng quát. Để có biện pháp quản lý tốt đối với tài liệu nghe – nhìn, chúng ta phải chú ý những điểm sau:
- Việc bảo quản tài liệu khi nghiên cứu và trong vùng kho có ánh sáng phải chú ý khi những vết bẩn bên ngoài có thể dần dần tạo nên các vết trên tài liệu, và sẽ tạo nên những vết xước trên phim, băng…
- Việc kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm phải thường xuyên. Thông thường kiểm tra đối với các dấu hiệu của sự hư hỏng như mốc, côn trùng…Khi phát hiện những hiện tượng trên phải chuyển tài liệu đó tách ra khỏi những tài liệu khác trong kho bảo quản để đem đi xử lý.
- Không được để kho bảo quản tài liệu gần nguồn nhiệt như ống dẫn nhiệt, lò sưởi và không được để tài liệu trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
3.2.2. Việc sử dụng:
Việc sử dụng tài liệu nghe – nhìn cũng như tài liệu giấy được quy định rất rõ đối với những người muốn nghiên cứu, sử dụng như:
- Phải có giấy giới thiệu và chứng minh thư;
- Người nghiên cứu khi muốn xem ảnh, băng ghi âm trích ghi những nội dung cần thiết thì phải đăng ký vào phiếu yêu cầu.
- Cán bộ phụ trách kho lưu trữ phải theo dõi đọc, ghi chép của người nghiên cứu và nhắc nhở khi làm không đúng quy định.
- Đối với những người đến khai thác, sử dụng tài liệu muốn chụp, sao nguyên văn tài liệu phải được phê duyệt của thủ trưởng đơn vị quản lý kho lưu trữ đó. Bản sao phải có xác nhận của cơ quan quản lý kho lưu trữ mới có giá trị.
- Trong quá trình sử dụng vận hành máy, thiết bị để đọc tài liệu nghe – nhìn như tài liệu ghi âm người nghiên cứu không được vận hành tự động mà phải có sự hướng dẫn của người cán bộ lưu trữ. Tránh máy móc bị hỏng do người sử dụng.
3.3. Công tác đào tạo cán bộ trong bảo quản tài liệu nghe – nhìn:
Bảo quản là một lĩnh vực khoa học kỹ thuật, mà trong thời đại ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng. Do đó, đào tạo cán bộ trong công tác lưu trữ nói chung và công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn nói riêng là nhiệm vụ quan trọng.
Hiện nay, việc đào tạo cán bộ phục vụ trong lưu trữ tài liệu nghe nhìn đang là vấn đề đặt ra đối với ngành lưu trữ Việt Nam. Chúng ta có đào tạo chính quy bậc đại học, cao đẳng, trung học ngành lưu trữ song sinh viên tốt nghiệp các trường này chỉ có thể làm nghiệp vụ lưu trữ đối với tài liệu hành chính và một số tài liệu giấy còn những tài liệu có vật liệu và kỹ thuật chế tác đặc biệt thì không có cán bộ có trình độ chuyên sâu về lĩnh vực đó.
Chính vì vậy, chúng ta phải tìm hiểu trên thế giới họ đã đào tạo cán bộ như thế nào? tại sao chúng ta không học tập, và nghiên cứu các kỹ thuật mới để áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mà họ đã và đang sử dụng rộng rãi vào thực tế ở Việt Nam?
Do đó, việc tổ chức các khoá học đào tạo về bảo quản tài liệu, các kỹ thuật bảo quản căn bản, sử dụng các loại máy móc thiết bị sẽ giúp cho cán bộ làm công tác bảo quản ý thức được mình đang làm công việc rất quan trọng và ý nghĩa là bảo quản an toàn những tài liệu có giá trị của quốc gia, của nhân loại.
Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ có đầy đủ trình độ nghiệp vụ trong điều kiện khoa học và công nghệ hiện đại như hiện nay là rất quan trọng.
KẾT LUẬN
Thời đại chúng ta đang sống là thời đại khoa học kỹ thuật; các thành tựu khoa học kỹ thuật mới, công nghệ mới đang từng ngày, từng giờ làm đất nước ta thay da đổi thịt. Nhưng chính vì vậy, hàng ngày, hàng giờ khối lượng tài liệu nghe – nhìn đã và đang hình thành với tốc độ rất nhanh. Trong khi đó, tài liệu nghe - nhìn là một loại hình tài liệu lưu trữ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu khoa học, lịch sử và là những căn cứ quan trọng trong việc tái dựng lại sự kiện lịch sử để tìm đến những ký ức của quốc gia và ký ức thế giới. Đây là thời cơ và thách thức đối với mỗi cán bộ lưu trữ chúng ta. Cho nên, nó đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng tìm ra các biện pháp nhằm góp phần làm cho công tác bảo quản nói chung và bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III nói riêng ngày càng tốt hơn.
Đặc biệt, nước ta ở điều kiện khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm nên việc lưu trữ, bảo quản tài liệu nghe – nhìn càng phức tạp hơn nhiều. Hiện nay, tài liệu nghe – nhìn chưa được tập trung bảo quản trong các cơ quan lưu trữ Nhà nước, mà còn phân tán ở nhiều cơ quan trong các điều kiện kỹ thuật bảo quản chưa bảo đảm, do vậy dẫn đến nguy cơ tài liệu bị mất mát, hư hỏng. Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia đã quy định tài liệu nghe – nhìn là tài liệu lưu trữ Quốc gia nên cần được sự chỉ đạo toàn diện thống nhất của Chính phủ và ngành lưu trữ để tài liệu được tập trung bảo quản trong các cơ quan lưu trữ và được xử lý thống nhất về nghiệp vụ nhằm bảo quản an toàn và sử dụng có hiệu quả khối tài liệu này.
Từ kết quả nghiên cứu được, chúng tôi xin đưa ra một số nguyên nhân, từ đó đề xuất một số kiến nghị sau:
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, hiện nay trong công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III còn hạn chế vì ngành còn thiếu nhiều văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể, đặc biệt là đối với tài liệu nghe – nhìn.
Tài liệu nghe – nhìn phân tán ở nhiều cơ quan, không thống nhất kỹ thuật bảo quản, dẫn đến mất mát hư hỏng tài liệu.
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III trong một thời gian khá dài không có đủ kho tàng để bảo quản tài liệu nghe – nhìn nên ảnh hưởng đến công tác bảo quản khối tài liệu này.
Trình độ cán bộ chuyên môn còn thiếu và hạn chế…
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, chúng tôi xin đưa ra những kiến nghị sau:
1. Cần phải có văn bản quản lý, hướng dẫn đối với tài liệu nghe – nhìn trong phạm vi cả nước.
2. Cơ quan lưu trữ nhà nước cần phải có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật. Nhà nước cần đầu tư kinh phí để đảm bảo việc xây dựng kho tàng, trang thiết bị phù hợp cho việc bảo quản đối với loại hình tài liệu này.
3. Cần ưu tiên thu thập sớm và bảo quản tốt tài liệu ảnh, phim điện ảnh và ghi âm.
4. Chụp sao bảo hiểm đối với những tài liệu ảnh, phim điện ảnh và ghi âm quý hiếm.
5. Tăng cường đầu tư kinh phí để nghiên cứu sâu về nghiệp vụ lưu trữ tài liệu nghe – nhìn.
6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong xã hội về vai trò và ý nghĩa của tài liệu nghe – nhìn để nâng cao nhận thức của mọi người dân đối với việc bảo quản và sử dụng loại tài liệu này.
7. Cần tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo quản tài liệu nghe – nhìn.
8. Đào tạo cán bộ lưu trữ chuyên sâu về kỹ thuật của tài liệu nghe – nhìn để có thể thực thi các nhiệm vụ theo yêu cầu./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noidungkhoaluan_chuandasua__456.doc