Khóa luận Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả biện pháp kỹ thuật lâm sinh và vật lý cơ giới trong công tác phòng trừ sâu hại măng tại xã Đồng Bảng-Huyện Mai Châu –Tỉnh Hòa Bình

- Thời gian tiến hành nghiên cứu còn hạn chế, chưa khắc phục được mức độ ảnh hưởng của thời tiết. - Phạm vi tiến hành nghiên cứu còn hẹp, đối tượng loài tác động chưa đầy đủ. - Chưa áp dụng được một số biện pháp phòng trừ sinh học yêu cầu thời gian, kỹ thuật cao. - Chưa tiến hành điều tra đầy đủ các chỉ tiêu sinh trưởng của loài cây tác động như: Độ dầy thành, Hàm lượng chất dinh dưỡng. của măng cũng như cây thành thục. Thời gian điều tra và số liệu thu thập được để so sánh còn hạn chế - Chưa đánh giá hiệu quả cụ thể từng mô hình trồng xen trong khu vực, đặc biệt là giá trị sinh thái môi trường mà biện pháp Kỹ Thuật Lâm Sinh mang lại.

doc73 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2126 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả biện pháp kỹ thuật lâm sinh và vật lý cơ giới trong công tác phòng trừ sâu hại măng tại xã Đồng Bảng-Huyện Mai Châu –Tỉnh Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng loài ở những vị trí khác nhau (chân ,sườn, đỉnh, dông, khe) trong cùng một lập địa để rút ra mức độ ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng và khả năng chống chịu sâu bệnh của cây chủ. Kết quả điều tra thể hiện rõ trong biểu sau: Biểu 5.05: Kết quả điều tra chỉ tiêu sinh trưởng tại các vị trí địa hình Vị trí Chỉ tiêu Chân đồi Sườn đồi Đỉnh đồi Đỉnh dông Giữa khe 21% 35% 43% 45% 20% D00 18. cm 17cm 15cm 15.9cm 18.7cm Hvn 17m 15m 14m 14.3m 16.2m - Theo kết quả điều tra OTC với số lượng 10 khóm tại các vị trí khác nhau tỷ lệ cây bị hại trong 1 bụi giảm dần từ đỉnh đồi xuống chân đồi (giảm từ 43% xuống 21%)và từ đỉnh dông xuống khe (từ 45% giảm xuống 20%). Điều này có nghĩa là tỷ lệ cây măng không bị sâu hại và phát triển thành cây thành thục ở vị trí chân đồi, giữa khe cao hơn so với ở dông, sườn và đỉnh đồi. - Tiến hành điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng của cây mẹ (D00; Hvn) trên hai đối tương loài ở 3 vị trí chân ,sườn, đỉnh trong cùng một lập địa rồi dùng tiêu chuẩn K (Kruskal & wallis) để so sánh sự khác biệt của chúng tại các vị trí khác nhau đó. Với H = Nếu = H ≤ (k-1) Nghĩa là sinh trưởng chiều cao và đường kính của cây măng trồng trên 3 vị trí địa hình khác nhau là thuần nhất với nhau. Nếu = H ≥ (k-1) Nghĩa là sinh trưởng chiều cao và đường kính của cây măng trồng trên 3 vị trí địa hình khác nhau có sự khác biệt rõ rệt. Qua xử lý tinh toán ta có kết quả: H = 22.48; H = 22.7 (K = 3-1 = 2) = 5.99 Như vậy = H ≥ (k-1) Nghĩa là sinh trưởng chiều cao và đường kính của cây trồng trên 3 vị trí địa hình chân, sườn, đỉnh có sự khác nhau rõ rệt. - Cũng tương tự điều tra 2 chỉ tiêu sinh trưởng của cây mẹ là D00; Hvn trên hai đối tương loài ở 2 vị trí giữa khe và đỉnh dông trong cùng một lập địa rồi dùng tiêu chuẩn U của phân bố chuẩn tiêu chuẩn để so sánh sức sinh trưởng chiều cao và đường kính của măng trồng trên vị trí địa hình khác nhau Với U = Nếu ≤ 1.96, kết luận: Sinh trưởng của cây trồng trên các vị trí địa hình không có sự sai khác Nếu >1.96, kết luận: Có sự khác biệt nhau rõ rệt Kết quả được thể hiện ở biểu sau: Biểu 5.06: Kết quả so sánh sinh trưởng trên hai vị trí địa hình Chỉ tiêu Vị trí Đường kính Chiều cao S S Đỉnh dông 0.338 16.09 1.170 6.394 Giữa khe 0.891 1.191 Từ bảng trên ta thấy giá trị của cả 2 chỉ tiêu sinh trưởng đều có giá trị lớn và lớn hơn rất nhiều so với 1.96. Điều này chứng tỏ sinh trưởng của cây trồng trên các vị trí địa hình đỉnh dông và giữa khe có sự khác biệt nhau rất lớn. Các chỉ tiêu phản ánh sinh trưởng của chúng đều có giá trị tăng từ đỉnh đồi xuống chân đồi và từ đỉnh dông xuống khe. Mặt khác tại những vị trí như chân đồi, giữa khe, nơi có nhiều đá lộ đầu cũng như thảm thực bì dầy (chủ yếu là cỏ, rau) qua điều tra cho thấy mật độ sâu hại trong đất thấp hơn so với những vị trí khác, cũng qua đo đếm các chỉ tiêu phản ánh sinh trưởng lại cho thấy sức sinh trưởng của cây chủ tại những vị trí đó cao hơn ở những nơi bằng phẳng hay thảm thực bì thưa. Điều này chứng tỏ tại những vị trí như chân đồi, giữa khe, nơi có mật độ gây trồng cao, thảm thực bì càng dầy, địa hình nhiều đá phức tạp thì mức độ gây hại bị hạn chế, điều kiện lập địa phù hợp làm tăng sức sinh trưởng và đề kháng cho cây. Nâng cao tỷ lệ măng phát triển thành cây thành thục cũng như năng suất trồng và khai thác rừng Qua những kết quả nghiên cứu nêu trên và qua tham khảo ý kiến của các chuyên gia chúng tôi mạnh dạn đề xuât một số giải pháp kỹ thuật nhằm phát huy tối đa hiệu quả của công tác phòng trừ bằng KTLS mà chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Đồng Bảng _ Mai Châu _ Hòa Bình. - Điều chỉnh mật độ gây trồng từ 200 khóm/ha lên 250 đến 300 khóm/ha. Đây là mật độ gây trồng hợp lý đã được đánh giá mang lại hiệu quả ở một số khu vực lân cận như ở Quan Hóa (Thanh Hóa), Tân Lạc, Cao Phong (Hòa Bình) là những vùng có đặc điểm tự nhiên khá tương đồng so với Đồng Bảng _ Mai Châu. Mức độ điều chỉnh tùy thuộc vào tình hình khai thác và vị trí địa hình từng khu vực. Tại chân đồi, giữa khe hoặc những quả đồi có hướng phơi Đông _Tây mật độ có thể đạt 300 khóm/ha, càng đi lên theo hướng đỉnh dông đỉnh đồi mật độ giảm dần đạt khoảng 250 khóm/ha. - Tăng cường trồng xen dưới tán tập đoàn cây phụ trợ như: Lát, Cỏ, Ngô, Mía, Rau...nhằm nâng cao độ phong phú của thảm thực bì, kéo theo sự đa dạng của các loài thiên địch sống trong sinh cảnh tham gia trong công tác phòng trừ sâu hại. Ngoài ra thảm thực bì dầy, tốt sẽ làm giảm tốc độ, phạm vi di chuyển cũng như gây hại, làm giảm tần số bắt gặp giữa sâu trưởng thành với thân măng và khả năng sâu non tìm vị trí thích hợp để vào đất hóa nhộng. Đó là chưa kể đến hiệu quả kinh tế mang lại từ thu hoạch sản phẩm và hiệu quả sinh thái môi trường ( giữ đất, giữ nước, điều hòa khí hậu...) của các loài cây trồng dưới tán này. - Kết hợp canh tác làm đất, rắc vôi bột xung quang gốc đặc biệt là những gốc có điều kiện quốc xới. khi măng xuất hiện có thể dùng vôi tôi pha loãng quét lên lên thân măng. Đó cũng là biện phàp bảo vệ hữu hiệu đã được Trung Quốc nghiên cứu và ứng dụng. - Trong quá trình canh tác sản xuất dưới tán rừng thường xuyên theo dõi nắm tình hình sâu bệnh hại của khu vực, báo cáo kịp thời với cán bộ phụ trách nông lâm nghiệp của xã để có phương án phòng trừ kịp thời hiệu quả. Nhận xét: Các biện pháp KTLS áp dụng trên thực tế đã mang lại hiệu quả ở nhiều mức độ khác nhau.Tuy đã phát huy khá tốt những ưu điểm sắn có đáp ứng được yêu cầu của công tác phòng trừ sâu hại, đảm bảo môi trường sinh thái nhưng bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ một số khuyết điểm tồn tại cần giải quyết - Biện pháp quốc xới đất, vun gốc và phát dọn thực bì cho từng bụi tre luồng đã mang lại hiệu quả khá toàn diện. Khi tiến hành không những tìm diệt được sâu hại ở giai đoạn nhộng đảm bảo yêu cầu trực tiếp của việc phòng trừ sâu bệnh, mà việc quốc xới đất cũng mang ý nghĩa gián tiếp trong công tác này. Nó đã làm thay đổi tính chất vật lý của đất, dẫn đến làm tăng khả năng ra rễ, kích thích sinh trưởng và sinh sản, làm tăng sức đề kháng cho cây. Việc cây mẹ được kích thích nên đẻ sớm, đẻ nhiều cho ra cây măng khỏe sinh trưởng tốt mang lại giá trị dinh dưỡng, kinh tế và nâng cao tỷ lệ măng phát triển thành cây thành thục. Đặc biệt việc măng mọc sớm, mọc nhiều so với chính vụ sẽ tránh được thời điểm gây hại chính của sâu bệnh (vì thời điểm gây hại chính của sâu bệnh thường trùng với chính vụ của loài cây chủ), làm giảm tỷ lệ cây bị hại, nâng cao hiệu quả phòng trừ và năng suất trồng rừng. Nhưng biện pháp đào xới tác động vào vùng đất dốc sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu đến môi trường như xói mòn rửa trôi do vậy với biện pháp này nên tiến hành ở những nơi có độ dốc thấp, độ tàn che lớn, thực bì dầy, áp dụng với loài có giá trị cao như Điềm Trúc, Lục Trúc... và mục đích lấy măng là chủ yếu vì khi cây măng lớn lên vẫn sẽ phải chịu tác động của sâu hại. Hơn nữa việc quốc xới tốn khá nhiều thời gian nhân lực và kinh phí, lại khó triển khai rộng rãi trên diện tích tương đối lớn của khu vực. - Việc nghiên cứu ảnh hưởng của lập địa và cây phụ trợ đến loài cây trồng chính đẵ mở ra nhiều hướng nghiên cứu và mang lại hiệu quả một cách trực tiếp cũng như gián tiếp trong công tác quản lý phòng trừ sâu bệnh hại. Tuy trong cùng điều kiện lập địa nhưng tại những vị trí khác nhau, mật độ gây trồng khác nhau mức độ bị hại cũng khác nhau. Ngoài ra mức độ gây hại và hiệu quả kinh tế sinh thái của loài cây trồng chính trong một mô hình phụ thuộc rất lớn vào loài cây phụ trợ. Như vậy, các biện pháp bảo vệ măng nêu trên nhằm nâng cao năng suất cây trồng, kích thích khả năng sinh sản của cây mẹ cũng như sức sinh trưởng và đề kháng của cây con. Lợi dung tối đa mối quan hệ tương hỗ giữa loài cây chiến lược với loài phụ trợ cũng như các loài thiên địch sống trong cùng một sinh cảnh. Kiểm soát tình hình sâu bệnh hại cũng như hiệu quả sinh thái môi trường và hiệu quả kinh tế từ loài cây chiến lược này mang lại một cách bền vững 5.6. Đánh giá tác động của các biện pháp bảo vệ đến khả năng sinh trưởng của cây măng non * Để đánh giá được hiệu quả của biện pháp bọc bảo vệ măng bằng túi nilon nếu chỉ dựa vào kết quả tổng số cây không bị sâu hại cắn đẻ trứng thì chưa thể đánh giá hiệu quả của nó một cách toàn diện được. Một câu hỏi đặt ra là liệu cây măng được bọc lại như vậy có thể tránh được sự tấn công của sâu hại nhưng liệu nó có sinh trưởng phát triển một cách bình thường được hay không? Nếu tránh được sâu trưởng thành gây hại nhưng cây măng lại bị chết hoặc ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển thì điều này đồng nghĩa với việc biện pháp tác động đó thất bại không mang lại ý nghĩa trong công tác phòng trừ. Nhằm trả lời cho câu hỏi trên tôi đã tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính và chiều cao của những cây măng được bọc bảo vệ so với những cây đối chứng. Kết quả thể hiện rõ trong biểu sau: Biểu 5.07: Kết quả điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng của biện pháp tác động theo thời gian và đối chứng Chỉ tiêu Thời gian Biện pháp bọc bảo vệ Đối chứng D00 D1.3 Hvn D00 D1.3 Hvn Trước khi đo 6.683 0.348 6.717 0.345 Lần 1 7.315 0.664 7.458 0.691 Lần 2 7.391 1.332 7.500 1.372 Lần 3 7.841 1.915 7.938 2.005 Qua đo đếm giá trị các chỉ tiêu sinh trưởng của măng nhận thấy không có sự khác biệt quá lớn giữa những cây được “mặc áo nilon” trong ô thí nghiêm biện pháp bọc bảo vệ so với những cây không tác động trong ô đối chứng. Theo biểu kết quả trên ta thấy chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính và chiều cao của măng khi mặc áo nilon tính trung bình sau 3 tuần theo dõi là: D00= 7.3075cm, Hvn= 1.06475m. Hai chỉ tiêu sinh trưởng này khi đo đếm trên những cây măng đối chứng cũng cho giá trị xấp xỉ so với khi mặc áo nilon, và đạt D00 = 7.40325cm, Hvn= 1.10325m Từ số liệu điều tra để đánh giá sức sinh trưởng của cây măng non tôi tiến hành sử dụng tiêu chuẩn U phân bố chuẩn tiêu chuẩn để đáng giá: U = Nếu < 1.96 kết luận: Sinh trưởng của cây trồng trên các vị trí địa hình không có sự sai khác Nếu > 1.96 kết luận: Có sự khác biệt nhau rõ rệt Kết quả thu được thể hiện rõ trong biểu sau: Biểu 5.08: Kết quả so sánh sức sinh trưởng của cây măng có áp dụng biện pháp tác động và đối chứng Trước lúc bọc 0.157 0.268 Lần 1 0.784 1.666 Lần 2 0.517 1.588 Lần 3 0.534 1.195 Qua biểu kêt quả trên ta thấy các cặp chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính và chiều cao sau 3 lần đo đều nhỏ hơn 1.96. Điều này chứng tỏ không có sự khác biệt về sinh trưởng khi áp dụng biện pháp bọc bảo vệ và đối chứng. Như vậy sức sinh trưởng bình quân về các chie tiêu đường kính, chiều cao giữa những cây măng trong ONC và ODC là tương đương nhau. Điều này chứng tỏ các biện pháp tác động không gây ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển của cây măng. Hay nói cách khác biện pháp bọc bảo vệ măng đã thực sự mang lại hiệu quả trong công tác phòng trừ sâu bệnh mà không ảnh gây ảnh hưởng xấu tới quá trình sinh trưởng phát triển của chúng. Theo đánh giá ban đầu tuy cây măng bị bọc kín bao lấy thân nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả phòng trừ sâu hại và sinh trưởng phát triển bình thường vì một số lý do sau: - Với chất liệu may áo bọc cho măng là nilon trắng nên độ dầy áo là không lớn, màu sắc áo là màu trăng nên ánh sáng vẫn có thể xuyên qua đảm bảo cho cây quang hợp cũng như hấp thụ nhiệt. - Khoảng cách giữa áo bọc và thân măng được thiết kế tạo một khoảng cách vừa đảm bảo an toàn cho cây măng trước sâu hại, vừa tạo lập một môi trường trong áo và môi trường ngoài gần như đồng nhất. Điều này đảm bảo cho cây có thể hô hấp bình thường tránh tình trạng cây hô hấp và toát mồ hôi không lưu thông được ứ đọng gây nên hiên tượng úng hoặc héo úa. - Chất liệu may áo được chọn là nilon nên dai và bền đáp ứng được yêu cầu của công tác bảo vệ và bền vững trước những tác động của điều kiện tự nhiên( va đập, mưa gió...) * Biện pháp KTLS là tập hợp những tác động lên các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chủ. Nhằm thúc đẩy những nhân tố có ảnh hưởng theo chiều hướng thuận lợi, kìm hãm hoặc đào thải những nhân tố có ảnh hưởng bất lợi đến quá trình sống của đối tượng tác động. Việc tiến hành biện pháp quốc xới đất, vun gốc và phát dọn thực bì cho từng bụi tre luồng đã mang lại hiệu quả khá toàn diện. Khi tiến hành không những tìm diệt được sâu hại ở giai đoạn nhộng đảm bảo yêu cầu trực tiếp của việc phòng trừ sâu bệnh, mà việc quốc xới đất còn mang lại hiệu quả cao trong việc thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển của đối tượng tác động. Công tác đào xới đất vun gốc đã làm thay đổi tính chất vật lý của đất (làm thay đổi kết cấu, tăng tính thẩm thấu, độ tơi xốp....) tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng ra rễ và hấp thụ chất dinh dưỡng (đặc biệt có ý nghĩa đối với những loài cây rễ chùm như các loài thuộc họ tre trúc), kích thích sinh trưởng và sinh sản, làm tăng sức đề kháng cho cây. Việc cây mẹ được kích thích nên đẻ sớm, đẻ nhiều cho ra cây măng khỏe sinh trưởng tốt mang lại giá trị dinh dưỡng, kinh tế và nâng cao năng suất cây trồng . Qua 3 lần điều tra ta thấy tại các bụi trong ONC được xới đất, vun gốc không những măng mọc sớm hơn1 tuần mà còn mọc nhiều hơn những bụi không có biện pháp tác động (so sánh với cùng chỉ tiêu ngày tuổi sau 3 tuần tỉ lệ số cây măng trên tổng số bụi xuất hiện măng tại ONC là 28/15 còn ở ODC chỉ là 17/10). Điều này chứng tỏ việc quốc xới đất xung quang gốc đã kích thích khả năng sinh sản của cây mẹ và thúc đẩy sinh trưởng của cây con, kết quả thu được là số lượng măng mọc nhiều hơn, sinh trưởng nhanh hơn và đặc biệt măng mọc sớm hơn so với mùa vụ đã tránh được mùa gây hại chính của sâu bệnh nên làm giảm tỷ lệ măng bị sâu hại và tỷ lệ cây trưởng thành tăng lên. Điều này chứng tỏ biện pháp tác động không những đem lại hiệu quả trong công tác phòng trừ mà còn nâng cao năng suất trồng rừng. - Tăng cường trồng xen dưới tán tập đoàn cây phụ trợ như: Lát, Cỏ, Ngô, Mía, Rau...nhằm nâng cao độ phong phú của thảm thực bì, giữ đất giữ nước nâng cao độ phì tạo điều kiện cho sự sinh trưởng phát triển. Kéo theo sự đa dạng của các loài thiên địch sống trong sinh cảnh tham gia trong công tác phòng trừ sâu hại. 5.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế mang lại cho người dân khi áp dụng các biện pháp bảo vệ măng Từ những kết quả trên ta thấy biện pháp bảo vệ măng bằng bọc túi nilon là cho hiệu quả cao và rõ rệt nhất. Tỷ lệ măng phát triển thành cây thành thục là khá cao, cao hơn rất nhiều khi không sử dụng biện pháp bảo vệ. Khi áp dụng biện pháp bảo vệ măng thì tỷ lệ măng non phát triển thành cây thành thục đạt 75% trong khi đó nếu không sử dụng biện pháp bảo vệ thì tỷ lệ này chỉ đạt tối đa là 30%. Vì vậy mà chúng tôi tiến hành hoạch toán lợi ích kinh tế khi sử dụng biện pháp bọc bảo vệ bằng túi nilon cho măng, với nội dung tiến hành như sau: Điều tra kết hợp phỏng vấn người dân về thị trường lâm sản ngoài gỗ thuộc họ tre trúc của khu vực và một số vùng lân cận kết quả cho thấy: Giá cây Luồng, Bương thành thục được phân làm 3 loại bán với giá như sau: Cây loại 1 giá 11.000 đồng/ cây Cây loại 2 giá 9.000 đồng/ cây Cây loại 3giá 8000 đồng/ cây Như vậy giá thành trung bình bán ra trên thị trường là lớn hơn 9.000 đồng / cây. Kết quả điều tra cho thấy trung bình có 200 khóm /ha. + Qua điều tra và phỏng vấn người dân được biết mỗi khóm Bương, Luồng vào mùa măng trung bình cho 9 cây măng/khóm. Như vậy số cây măng/ha sẽ là: 200 x 9 = 1.800 (cây/ha) + Giá trị trung bình của mỗi cây thành thục theo giá thị trương là 9.000 (đồng/cây) + Nếu như không dùng biện pháp bảo vệ thì chỉ khoảng 30% số măng này phát triển thành luồng, nghĩa là sẽ có 30 x 1.800/100 = 540 (cây/ha) Với số lượng này khi đem bán sẽ thu được số tiền là: 540 x 9.000 = 4.860.000 (đồng/ha) + Nếu như áp dụng biện pháp bọc bảo vệ bằng túi nilon thì hiệu quả sẽ đạt 75% số măng phát triển thành cây thành thục. Nghĩa là sẽ có 75 x 1.800/100 = 1.350 (cây/ha) Khi đem bán số tiền thu được sẽ là: 1.350 x 9.000 = 12.150.000 (đồng/ha) * Các chi phí bỏ ra khi sử dụng biện pháp bọc bảo vệ 100% măng mọc bằng túi nilon (tính trên 1 ha). - Tiền mua nilon: 36 (kg) x 25.000 (đồng) = 900.000 (đồng). - Tiền công may túi: 200 đồng/túi vậy tổng tiền công may túi là: 360000 đồng - Tiền công bọc: 18 (công) x 25.000 (đồng) = 450.000 (đồng). Vậy tổng chi phí sẽ là: 900.000 + 360.000 + 450.000 = 1.710.000(đồng/ha). Từ đó ta có thể tính ra được lợi nhuận: LN = TN - CP = 12.150.000 - 1.710.000 = 10.440.000 (đồng/ha). Trong đó: LN = Lợi nhuận TN = Thu nhập CP = Chi phí Như vậy sau khi trừ đi chi phí chúng ta đạt được 10.440.000 (đồng/ha), trong khi đó nếu không có biện pháp bọc bảo vệ măng thì chỉ đạt 4.860.000 (đồng/ha). Nghĩa là thu nhập được trên 1 ha khi sử dụng biện pháp bọc bảo vệ măng cao gấp 2,15 lần khi không dùng biện pháp tác động. Đây là một kết quả khả quan và có ý nghĩa rất lớn, nhất là đối với đồng bào dân tộc vùng cao. Họ có thế mạnh về diện tích đất, lao động hơn nữa cây họ tre luồng là loài cây dễ tính thích hợp với nhiều loại đất, không yêu cầu kỹ thuật và chăm sóc phức tạp , thị trường đa dạng và rộng lớn... Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển loài cây trồng chiến lược này. Qua những dẫn chứng trên chúng ta có thể thấy rằng đây là một biện pháp đơn giản, dễ làm, ít có tác động đến môi trường. Khi áp dụng đồng loạt các biện pháp bảo vệ, kết hợp với biện pháp kỹ thật lâm sinh sẽ giúp cho người dân có được năng suất cao, giảm được chi phí tiền công may túi, tiền công đi bọc bảo vệ măng bởi vì người dân sẽ sử dụng lao động gia đình, lao động và thời gian nhàn rỗi nhằm giảm chi phí xuống mức thấp nhất đồng nghĩa với việc tăng năng suất lao động từ đó sẽ nâng cao thu nhập cho người dân. Theo chúng tôi tính toán, nếu giảm được chi phí bỏ ra do công may túi và thuê nhân công tức là giảm được 1.710.000 đồng, đồng thời tập trung với số lượng lớn bán trực tiếp cho nhà máy bột giấy HAPACO – Hải Phòng đóng trên địa bàn huyện tránh tư thương ép giá thì hiệu quả sẽ tăng hơn gấp 3 lần. * Còn đối với biện pháp kỹ thuật lâm sinh thì hiệu quả kinh tế mang lại cũng không phải là nhỏ thậm chí còn lớn hơn rất nhiều so với biện pháp vật lý cơ giới. Tuy không thực sự thấy rõ và dễ hoạch toán như biện pháp Bọc Bảo Vệ nhưng hiệu quả sinh thái môi trường mà nó mang lại là rất lớn và rõ rệt. - Theo kết quả nghiên cứu sau khi áp dụng biện pháp KTLS tỷ lệ măng bị hại giảm từ 75% xuống 60% tức là năng suất tăng 15% và đạt gần 45%. Với giá măng của 2 loài Lục Trúc và Điềm Trúc tính trung bình cho cả đầu vụ, giữa vụ, và cuối vụ sẽ là 6.000 đồng/kg. Với 15% năng suất đạt được tổng số cây măng không bị sâu hại tăng lên trên 1 ha rừng trồng là: 15% x 3.000 = 450 cây/ha. Theo điều tra khối lượng trung bình mỗi cây măng là 0.6kg. Vậy giá trị kinh tế mang lại từ 15% năng suất của việc áp dụng biện pháp KTLS là: 450 x 6.000 x 0.6 =1.620.000 (đồng/ha) Như vậy giá trị mang lại trên toàn diện tích sẽ là khá lớn, và điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những loài gây trồng với mục đích lấy măng là chính và có giá trị như Điềm Trúc, Lục Trúc. - Trong chuyên đề này qua tổng kết đánh giá chúng tôi đã đề xuất giải pháp điều chỉnh mật độ gây trồng với đối tượng loài thuộc họ tre trúc, lựa chọn vị trí gây trồng và giải pháp trồng xen tập đoàn cây phù trợ (Lát, Mía, Cỏ Voi...) dưới tán trên khu vực nghiên cứu. Tuy chỉ mới là giải pháp đề xuất nhưng chúng ta có thể nhận thấy rõ hiệu quả to lớn về sinh thái môi trường( Giữ đất, giữ nước), hiệu quả trong công tác phòng trừ sâu bệnh hại (Hạn chế sự di chuyển của sâu non vào đất hóa nhộng, sâu trưởng thành bay đi tìm hại măng, phạm vi cũng như tốc độ gây hại) và hiệu quả kinh tế trực tiếp từ việc thu hoạch sản phẩm của tập đoàn cây phụ trợ mang lại. Cây phụ trợ lựa chọn là những loài cây ngắn ngày sớm cho thu hoạch nên giải quyết được vấn đề kinh tế hàng ngày khi đó người dân không phải thường xuyên lên rừng khai thác Bương, Luồng về để lo trang trải. Từ đó người dân có thể tập trung bán sản phẩm của mình với số lượng lớn, bán trực tiếp không qua trung gian, hoặc chờ thời điểm thuận lợi mới bán tránh được tình trạng bán bị tư thương ép giá khi mình cần và hiệu quả kinh tế thu đươc rất lớn sẽ không bị dàn trải có thể sử dụng vào những mục đích có tầm chiến lược. Như vậy cây phụ trợ không những mang lại giá trị trực tiếp từ chính bản thân nó mà còn góp phần nâng cao giá trị của loài cây chủ yếu chiến lược họ tre trúc nay. Do có sự hạn chế về nhân lực và thời gian nên trong chuyên đề này chưa thể tiến hành áp dụng thử nghiệm và đánh giá hiệu quả sinh thái môi trường khu vực bằng công nghệ ĐTM (Đánh giá tác động môi trường) và hiệu quả kinh tế trực tiếp từ việc thu hoạch sản phẩm của trồng xen. Trên thực tế đã có rất nhiều mô hình trồng xen đem lại hiệu quả khả quan có thể ứng dụng nhân rộng như một số mô hình ở huyện Đà Bắc (Cỏ trồng xen Luồng), Cao Phong( Lát trồng xen Luồng, Bương).... Hiệu quả cụ thể từng mô hình phụ thuộc vào đối tượng loài cây phụ trợ và thế mạnh từng vùng. Trên thực tế chúng ta dễ nhận ra hiệu quả và giá trị từ thu hoạch sản phẩm trồng xen, nhưng hiệu quả đó nếu đem so sánh với giá trị sinh thái môi trường và hiệu quả trong công tác phòng trừ sâu bệnh hại là rất nhỏ và quá chênh lệch. Giải pháp nêu trên xuất phát từ thực tế sản xuất, cần có nhiều nghiên cứu đánh giá cụ thể để nhân rộng những mô hình phù hợp, mang lại giá trị kinh tế và sinh thái môi trường cho khu vực. Việc sử dụng nguồn tài nguyên tre nứa này trên địa bàn xã còn rất lãng phí, người dân mới chỉ chú ý đến việc sử dụng và khai thác thân và măng còn các bộ phận khác như lá và mo nang hầu như chưa sủ dụng đến. Theo tác giả Ngô Quang Đê, lá tre khô chứa lượng protein nhiều gấp 4 lần so với cỏ nên có thể làm thức ăn cho gia súc, làm phân bón cho cây trồng, mo nang có thể dùng làm nón... Vì vậy đây là một tiềm năng có giá trị của nguồn tài nguyên này mà người dân chưa chú ý khai thác tới. Qua đây chúng ta có thể thấy được giá trị nhiều mặt của loài cây chiến lược đa tác dụng này, chính vì vậy cần có nhiều nghiên cứu ứng dụng nâng cao hiệu quả phát huy tối đa thế mạnh của dạng tài nguyên thực vật này. Đặc biệt là khi tiến hành áp dụng các biện pháp KTLS vào sản xuất hiệu quả kinh tế cũng như môi trường xã hội đều được nâng cao. Khi vấn đề kinh tế được đảm bảo thì người dân sẽ chú ý tới công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng... lúc đó cây măng tre luồng không chỉ biết đến với mục đích kinh tế mà nó mang một giá trị tổng hợp to lớn. Tại xã Đồng Bảng - huyện Mai Châu mà chúng tôi nghiên cứu là một xã miền núi, diện tích đất đồi núi chưa sử dụng và đất rừng sản xuất là khá lớn, đây là nguồn tư liệu sản xuất phong phú để phát triển lâm nghiệp. Cùng với sự phát triển các loài cây thuộc họ tre trúc trên địa bàn xã, cộng thêm việc nghiên cứu thành công biện pháp bảo vệ sâu hại cho măng sẽ là một thuận lợi tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở vùng miền núi này. Nghiên cứu chuyên đề này có ý nghĩa thực tế rất lớn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân ở xã Đồng Bảng nói riêng và đồng bào dân tộc miền núi nói chung, cải thiện tác động tốt đến môi trường sinh thái, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn từ đó nhằm xoá đói giảm nghèo cho bộ phận khá lớn người dân miền núi. 5.8. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và phòng trừ sâu bệnh hại cho khu vực nghiên cứu Trên cơ sở phân tích những điều kiện thực tế của xã Đồng Bảng, đồng thời tham khảo ý kiến của các chuyên gia chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và phòng trừ sâu bệnh hại cho khu vưc, nhằm quản lý và phát triẻn bền vững tài nguyên rừng, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân địa phương, làm giảm sự phụ thuộc vào rừng, cải thiện đời sống văn hóa, phát triển kinh tế xã hội cho người dân trong xã. Một số giải pháp chủ yếu được đưa ra như sau: 5.8.1. Nhóm các giải pháp về kỹ thuật Đứng trước những mối đe dọa thường trực và phức tạp của tình hình sâu bệnh hại người dân cũng như các tổ chức đều nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác phòng trừ sâu bệnh hại nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nguồn tài nguyên này. Cũng như đảm bảo sự thành công cho những dự án, những mô hình vay vốn kinh tế, những chương trình hành động về sinh thái và môi trường.... Vì vậy việc hỗ trợ cho cộng đồng nghiên cứu về công tác quản lý, dự tính dự báo tình hình và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại là rất cần thiết. Từ đó đề tài đưa ra một số giải pháp về kỹ thuật sau: Mở lớp tập huấn nâng cao trình độ về công tác quản lý, phòng chống sâu bệnh dịch. Cán bộ phụ trách nông lâm nghiệp của thôn, xóm và xã cần thường xuyên phối hợp với cán bộ KNKL huyện tổ chức các đợt điều tra tình hình sâu bệnh hại trên khu vực quản lý từ đó phát hiện sớm để có biện pháp xử lý kịp thời tránh gây tổn thất to lớn về kinh tế giúp người dân yên tâm đầu tư sản xuất, cũng như mang lại hiệu quả sinh thái môi trường cho khu vực. Phát huy những kiến thức bản địa của người dân trong công tác phòng trừ sâu bệnh hại. Tạo điều kiện cho người dân trong xã giao lưu, trao đổi những kiến thức và kinh nghiệm của mình với nhau và với các địa phương khác làm phong phú kiến thức của họ, trao đổi thông tin góp phần kiểm soát tình hình sâu bệnh hại và phát triển nguồn tài nguyên này tại địa phương. Xác định tập đoàn cây trồng phù hợp với điều kiện từng thôn, xóm. Vừa đảm bảo ổn định cấu trúc rừng vừa lợi dụng được mối quan hệ tương hỗ giữa loài cây chủ lực và loài cây phụ trợ cũng khả năng kiểm soát tình hình sâu bệnh hại nhờ các loài thiên địch sống trong cùng sinh cảnh. Nhằm đảm bảo giữ vững mục đích kinh doanh, đáp ứng các yêu cầu sinh thái (bảo vệ đất , nước, khí hậu...). Xây dựng các mô hình thử nghiệm về quản lý sâu bệnh cộng đồng phù hợp với trình độ dân trí và điều kiện xã hội. Đồng thời tổ chức cho người dân đi tham quan các mô hình hoạt động hiệu quả ở các địa phương để người dân có dịp “ mắt thấy, tai nghe” từ đó xây dựng các mô hình hợp lý tại địa phương. Cần có điều tra đánh giá chính xác về các yếu tố như: nguồn giống, kỹ thuật gây trồng, chăm sóc bảo vệ, khai thác...so sánh với điều kiện và tình hình sâu bệnh hại trong khu vực nhằm tìm ra loài cây trồng chính phù hợp mục tiêu đề ra. 5.8.2. Nhóm các giải pháp về chính sách * Chính sách về đất đai Hoàn thiện công tác giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình. Để sử dụng có hiệu quả, chính quyền xã giao cho các hộ gia đình nhận và bảo vệ rừng hỗn giao gỗ và tre nứa nhằm tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập đồng thời vẫn khôi phục được rừng. Cần chú ý làm rõ diện tích ranh giới khoán giữa các hộ, chỉ rõ cho người dân được biết để tránh tranh chấp. *Chính sách về vốn Vốn là điều kiên không thể thiếu trong hoạt động kinh tế đặc biệt là đối với các hộ gia đình ở xã Đồng Bảng. Để chính sách vốn thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển nguồn tài nguyên tre nứa tại địa phương cần thực hiện tốt các biện pháp sau: - Khuyến khích, thu hút các chương trình, dự án trong và ngoài nước đầu tư vào địa phương thông qua việc cung cấp vốn, kỹ thuật, ....từ đó người dân sẽ chủ động trong việc gây trồng, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên này - Cần có chính sách vay vốn dài hạn với lãi suất thấp để ngưới dân ổn định cuộc sống, có vốn làm ăn, mạnh dạn đầu tư vào các mô hình dài ngày mang lại năng suất cao. - Cần khuyến khích các tổ chức đoàn thể (Hội phụ nữ, Hội nông dân tập thể, Hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên...)và người dân thành lập quỹ tín dụng để giúp dỡ nhau quay vòng vốn, hỗ trợ lúc khó khăn, giữ sản phẩm khi bị tư thương ép giá, mua vật liệu thuốc men khi xuất hiện bệnh dịch...vv. 5.8.3. Nhóm giải pháp về tổ chức Tuyên truyền cho người dân trong xã về vai trò và lợi ích của công tác phòng chống sâu bệnh hại một cách thường xuyên liên tục với nhiều hình thức, nội dung phong phú phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau: Tổ chức họp dân, loa phát thanh, giáo dục trong nhà trường, tờ rơi,...nhằm nâng cao nhận thức về tác hại và lợi ích to lớn mang lại từ công tác quản lý, phòng chống sâu bệnh hại. Hình thành các nhóm, tổ, hoạt động thường xuyên để nắm rõ tình hình sâu bệnh hại. Thường xuyên trao đổi và cập nhật thông tin về tình hình sâu bệnh khu vực chuẩn bị lên phương án đối phó và hỗ trợ lẫn nhau trong công tác phòng trừ, dập dịch Vận động, khuyến khích các tổ chức xã hội và người dân tham gia vào công tác quản lý sâu bệnh. Đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức xã hội như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ...có ảnh hưởng trực và gián tiếp trong công tác phòng trừ sâu bệnh hại của khu vực. Tổ chức điều hành và quản lý tốt các chương trình, dự án đã có sẵn trên địa bàn như dự án OXPAM, 327, 661...thiết lập chính sách thông thoáng nhằm khuyến khích, thu hút các chương trình, dự án và các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đầu tư vào địa phương thông qua nhiều hình thức khác nhau. phần vi Kết luận - tồn tại- kiến nghị 6.1. Kết luận Sau thời gian nghiên cứu chuyên đề đã đạt được những kết quả sau: 1. Đã tiến hành điều tra thực trạng, đánh giá tình hình sâu bệnh hại măng và rút ra loài sâu hại chủ yếu trên địa bàn khu vực nghiên cứu. Có 3 loài gây hại chủ yếu, cả 3 loài đều thuộc họ Vòi voi (Curculionidae). Bộ cánh cứng (Coleoptera) bao gồm: Vòi voi lớn chân dài: Cyrtotrachelus longimanus (Fabricius) Vòi voi sọc: Otidognathus đaviii Fairmaire Vòi voi nhỏ: O. nigripictus Fairmaire 2. Đã tiến hành thử nghiệm được một số biện pháp phòng trừ sâu hại măng đó là: + Bọc bảo vệ măng bằng túi nilon hoá học, bằng giấy, bằng mo măng. + Biện pháp kỹ thuật lâm sinh. 3. Đánh giá hiệu quả cụ thể khi sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu hại măng như sau: + Bọc bằng túi nilon tỷ lệ măng không bị sâu hại đạt: 75%. + Bọc bằng mo và giấy tỷ lệ măng không bị sâu hại đạt: 50 - 55%. + Biện pháp kỹ thuật lâm sinh tỷ lệ măng không bị sâu hại đạt: 35%. Trong các biện pháp thì biện pháp bọc bảo vệ măng bằng túi nilon đạt hiệu quả cao nhất. 4. Đã đánh giá được hiệu quả kinh tế khi sử dụng biện pháp bọc bảo vệ măng bằng túi nilon, giá thành kinh tế thu được gấp hơn 2 đến 3 lần so với khi không sử dụng biện pháp bảo vệ. 5. Đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các biện pháp bảo vệ đến sức sinh trưởng, phát triển của cây măng non. Đưa ra được chỉ số trung bình về sức sinh trưởng của măng non (D00; Hvn) từ 1 tuần tuổi đến 3 tuần tuổi. Đề xuất biện pháp gây trồng hợp lý với mật độ từ 250 đến 300 khóm/ha, loài cây trồng phụ trợ là Lát, Mía, Cỏ, Rau... 6. Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và phòng trừ sâu bệnh hại cho khu vực nghiên cứu. Bao gồm nhóm giải pháp về kỹ thuật, về chính sách, và về công tác tổ chức xã hội. 6.2. Tồn tại - Thời gian tiến hành nghiên cứu còn hạn chế, chưa khắc phục được mức độ ảnh hưởng của thời tiết. - Phạm vi tiến hành nghiên cứu còn hẹp, đối tượng loài tác động chưa đầy đủ. - Chưa áp dụng được một số biện pháp phòng trừ sinh học yêu cầu thời gian, kỹ thuật cao. - Chưa tiến hành điều tra đầy đủ các chỉ tiêu sinh trưởng của loài cây tác động như: Độ dầy thành, Hàm lượng chất dinh dưỡng... của măng cũng như cây thành thục. Thời gian điều tra và số liệu thu thập được để so sánh còn hạn chế - Chưa đánh giá hiệu quả cụ thể từng mô hình trồng xen trong khu vực, đặc biệt là giá trị sinh thái môi trường mà biện pháp Kỹ Thuật Lâm Sinh mang lại. 6.3. kiến nghị Từ những kết luận và tồn tại nêu trên, đề tài đưa ra một số kiến nghị sau: - Cần tiếp tục có những nghiên cứu, chuyển giao công nghệ gây trồng căm sóc và kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cho người dân địa phương. Địa bàn cân có những phối hợp chặt chẽ với trung tâm khuyến nông khuyến lâm, hạt kiểm lâm, lâm trường huyện cũng như các vùng lân cận mở các lớp tập huấn, tổ chức điều tra quản lý tình hình sâu bệnh hại của khu vực. - Nhà nước cần có những hỗ trợ người dân về giống, vốn, kỹ thuật. Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân làm giảm sức ép của họ vào rừng, mở rộng thị trường tiêu thụ để tăng hiệu quả sản xuất và phát triển nèn lâm nghiệp bền vững. - Cần tiên hành nghiên cứu hiệu quả của các mô hình chuyển giao áp dụng kỹ thuật và đánh giá tác động môi trường (ĐTM) những mô hình đã triển khai để nhân rộng phát triển các mô hình có hiệu quả và quy hoạch sản xuất tập trung với quy mô lớn. - Cải thiện nâng cấp cơ sở hạ tầng, chính sách thông thoáng nhằm khuyến khích, thu hút các chương trình, dự án và các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đầu tư vào địa phương thông qua nhiều hình thức khác nhau. tài liệu tham khảo 1. Phạm Ngọc Anh, 1967 - Côn trùng lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp. 2. Đặng Vũ Cẩn, 1973 - Sâu hại rừng. NXB Nông nghiệp. 3. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000 - Thực vật rừng. Giáo trình trường Đại học Lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp. 4. Đường Hồng Dật, Phạm Bình Quyền, Nguyễn Thị Sâm, Vũ Bích Trang, 1978 - Những nghiên cứu về bảo vệ thực vật. NXB KHKT - Hà Nội. 5. Lê Khắc Đông, 2004 - Điều tra sâu hại dưới rừng thuộc họ tre luồng và một số thử nghiệm phòng trừ bằng thuốc thảo mộc. Khoá luận tốt nghiệp - ĐHLN. 6. Trần Quang Hùng, 1999 - Thuốc bảo vệ thực vật. NXB Nông nghiệp. 7. Nguyễn Văn Kiên, 1999 - Điều tra phát hiện các loài côn trùng trong rừng luồng. Khoá luận tốt nghiệp - ĐHLN. 8. Trần Công Loanh, Nguyễn Thế Nhã, 1997 - Côn trùng rừng. Giáo trình trường ĐHLN. NXB Nông nghiệp. 9. Nguyễn Thế Nhã, 2001 - Bài giảng kỹ thuật phòng trừ sâu hại. Trường ĐHLN. 10. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, Trần Văn Mão, 2000 - Điều tra, dự tính, dự báo sâu bệnh trong lâm nghiệp. Giáo trình ĐHLN. NXB Nông nghiệp. 11. Nguyễn Thế Nhã, Trần Văn Mão, 2004 - Bảo vệ thực vật, Giáo trình ĐHLB. NXB Nông nghiệp. 12. Lê Trường, 1985 - Thuốc bảo vệ thực vật và sinh cảnh. NXB KHKT. 13. Nguyễn Văn Tuấn, Lê Văn Thuyết, 2001 - Sản xuất chế biến thuốc bảo vệ thực vật thảo mộc và sinh học. NXB Nông nghiệp. 14.Tạp chí Lâm nghiệp số 10/1999 và bản tin Lâm sản ngoài gỗ số 1 tháng 7 năm 2004 15. Trần Trung Hậu. 2001- Theo luận văn thạc sĩ Trung Quốc. Tác giả đã đưa ra nhiều dẫn liệu quan trọng trong các công trình nghiên cứu của một số tác giả như: - Koichiro Uede (Nhật Bản).1960 - Nghiên cứu sinh lý tre trúc. Trường Đại học Tokyo Nhật Bản - ES.Haig; MA.Huleman; U.aungdis. 1995 - Rừng tre nứa. FAO (Food and Agriculture Organization) - Gamble.1896 - Những bài học nhỏ về sinh lý tre nứa ấn Độ g Nam á - Zhou Fangchun. 1998 - Chăm sóc rừng Tre Trúc ở Trung Quốc 16. Phạm Văn Chương, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Dương Văn Tài, Nguyễn Quý Nam và Nguyễn Trung Kiên . 2006 - Nghiên cứu đánh giá thực trạng sử dụng mây tre đan làm hàng thủ công mỹ nghệ . Trường Đại học lâm nghiệp 17. Trần Ngọc Hải đã. 2000 - Phân tích giá trị dinh dưỡng của măng Vầu Đắng và so sánh hàm lượng một số chất (Protein, Lipit, Xenluloza) trong măng của các loài khác so với măng Vầu Đắng. 18. Trần Ngọc Hải. 2001- Một số loài tre lấy măng hiện nay ở Việt Nam 19. Nguyễn Hải Tuất- Ngô Kim Khôi. 1996 – Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong Nông Lâm Nghiệp trên máy vi tính. NXB Nông nghiệp 20. Phạm Quang Vinh – Kiều Chí Đức – Per Rubdejec. 2002 – Nông lâm kết hợp. NXB Nông nghiệp. Phụ lục Bọc bảo vệ bằng túi nilon trắng Bọc bảo vệ bằng túi nilon đen Bọc bảo vệ bằng mo nang Bọc bảo vệ bằng giấy Thử nghiệm biện pháp KTLS Thử nghiệm biện pháp KTLS Sâu non trong thân măng Lỗ sâu non chui ra khỏi măng Hình thái sâu non Tổ nhộng Sâu trưởng thành Sâu trưởng thành Phụ biểu01 : Theo dõi tình hình sâu hại và các chỉ tiêu phản ánh sinh trưởng của cây măng non ONC số: 01 Người thực hiện: Nguyễn Xuân Minh Biện pháp phòng trừ: Bọc nilon trắng Đối tượng bảo vệ: Măng Luồng stt Cây đựoc bọc bảo vệ Đối chứng D00 Hvn D00 Hvn 1 6.0 0.3 6.5 0.37 2 6.0 0.27 6.0 0.31 3 5.5 0.34 6.0 0.38 4 6.5 0.40 6.5 0.42 5 5.5 0.28 6.5 0.29 6 6.0 0.32 6.0 0.35 7 6.5 0.40 7.0 0.30 8 7.0 0.35 7.0 0.29 9 6.5 0.27 5.5 0.31 10 6.0 0.34 6.0 0.36 11 5.5 0.31 7.0 0.37 12 7.5 0.38 8.0 0.42 13 8.0 0.37 7.5 0.31 14 5.0 0.29 5.5 0.28 15 6.0 0.34 5.0 0.31 16 6.5 0.38 6.5 0.29 17 7.5 0.39 7.5 0.40 18 7.5 0.41 7.5 0.42 19 6.5 0.36 6.5 0.38 20 6.0 0.30 6.0 0.34 21 8.0 0.29 7.5 0.37 22 7.5 0.37 7.5 0.39 23 7.5 0.36 8.0 0.34 24 8.0 0.35 7.5 0.37 25 6.5 0.39 6.5 0.32 26 6.5 0.41 5.5 0.29 27 7.0 0.39 7.0 0.37 28 8.0 0.39 8.0 0.38 29 7.5 0.32 7.0 0.34 30 6.5 0.37 7.0 0.29 Phụ biểu02 : Theo dõi tình hình sâu hại và các chỉ tiêu phản ánh sinh trưởng của cây măng non ONC số: 01 Người thực hiện: Nguyễn Xuân Minh Biện pháp phòng trừ: Bọc nilon trắng Đối tượng bảo vệ: Măng Luồng stt Bọc bảo vệ Đối chứng số vết cắn D00 Hvn số vết cắn D00 Hvn. 1 0 6.5 0.69 0 7.0 0.71 2 0 7.0 0.65 0 7.0 0.66 3 0 6.5 0.70 0 7.0 074 4 0 7.0 0.71 0 7.5 0..76 5 0 7.0 0.64 0 7.5 0.69 6 0 6.5 0.65 0 7.0 0.71 7 0 7.5 0.72 0 8.0 0.69 8 0 8.0 0.69 0 8.0 0.59 9 0 7.5 0.59 0 6.5 0.61 10 0 6.5 0.61 2 7.0 0.69 11 0 6.5 0.64 0 7.5 0.71 12 0 8.0 0.69 0 8.0 0.77 13 0 6.5 0.68 0 7.5 0.71 14 0 7.0 0.59 0 6.0 0.61 15 0 7.0 0.67 0 6.0 0.62 16 0 7.5 0.71 0 7.0 0.57 17 0 8.0 0.72 0 8.0 0.79 18 1 8.5 0.75 0 8.0 0.80 19 0 7.0 0.69 3 7.5 0.71 20 0 7.0 0.64 1 7.5 0.68 21 0 8.5 0.61 0 7.5 0.69 22 1 8.5 0.70 0 8.0 0.64 23 0 8.0 0.68 0 8.5 0.68 24 0 8.0 0.73 1 8.5 0.65 25 0 7.5 0.75 0 7.5 0.72 26 0 7.5 0.70 0 6.5 0.76 27 0 7.5 0.75 0 7.5 0.71 28 0 7.5 0.76 0 8.5 0.77 29 1 8.0 0.69 3 8.0 0.74 30 0 7.5 0.71 0 8.0 0.64 Phụ biểu03 : Theo dõi tình hình sâu hại và các chỉ tiêu phản ánh sinh trưởng của cây măng non ONC số: 01 Người thực hiện: Nguyễn Xuân Minh Biện pháp phòng trừ: Bọc nilon trắng Đối tượng bảo vệ: Măng Luồng stt Bọc bảo vệ Đối chứng số vết cắn D00 Hvn số vết cắn D00 Hvn. 1 0 6.5 1.20 0 7.5 1.38 2 0 7.0 1.29 0 7.0 1.30 3 0 7.0 1.24 2 7.0 1.42 4 1 7.0 1.31 0 7.5 1.40 5 0 7.0 1.32 0 7.5 1.29 6 0 6.5 1.28 2 7.5 1.37 7 1 7.5 1.40 0 8.0 1.30 8 0 8.0 1.36 0 8.0 1.24 9 0 7.5 1.29 0 6.5 1.30 10 0 6.5 1.29 3 7.0 1.31 11 0 6.5 1.30 2 7.5 1.34 12 0 8.0 1.40 1 8.0 1.38 13 0 6.5 1.32 0 8.5 1.42 14 0 7.0 1.28 0 6.0 1.31 15 1 7.0 1.40 0 6.0 1.34 16 0 7.5 1.41 0 7.0 1.28 17 0 8.0 1.42 0 8.0 1.37 18 2 8.5 1.44 2 8.0 1.36 19 0 7.0 1.29 3 7.5 1.34 20 0 7.0 1.31 2 7.5 1.29 21 0 8.5 1.32 0 7.5 1.42 22 2 8.5 1.36 0 8.0 1.40 23 0 8.0 1.30 0 8.5 1.39 24 0 8.0 1.34 2 8.5 1.24 25 0 7.5 1.40 0 7.5 1.46 26 0 7.5 1.39 3 6.5 1.38 27 0 7.5 1.39 0 7.5 1.47 28 1 8.5 1.41 0 8.5 1.61 29 2 8.0 1.36 5 8.0 1.41 30 0 7.5 1.50 0 8.0 1.38 Phụ biểu04 : Theo dõi tình hình sâu hại và các chỉ tiêu phản ánh sinh trưởng của cây măng non ONC số: 01 Người thực hiện: Nguyễn Xuân Minh Biện pháp phòng trừ: Bọc nilon trắng Đối tượng bảo vệ: Măng Luồng stt Bọc bảo vệ Đối chứng số vết cắn D00 Hvn số vết cắn D00 Hvn 1 0 8.5 1.84 2 7.0 1.91 2 0 7.5 1.80 0 7.5 1.89 3 0 7.5 1.83 3 7.0 1.92 4 1 7.0 1.74 2 8.0 1.94 5 0 8.0 1.80 0 8.5 1.91 6 0 8.0 1..79 3 7.5 1.79 7 1 8.0 1.84 0 8.0 1.92 8 0 8.5 1.91 2 8.5 1.74 9 0 8.5 1.79 1 7.5 1.89 10 0 7.0 1.81 4 7.0 1.79 11 0 7.0 1.91 3 7.5 1.91 12 1 8.5 1.92 2 8.0 1.90 13 0 7.5 1.84 1 8.5 2.27 14 0 7.5 1.81 2 7.5 1.87 15 1 7.5 1.89 2 6.5 1.94 16 0 8.0 1.91 0 8.0 1.79 17 0 8.5 2.04 3 8.0 1.97 18 3 8.0 1.91 4 8.0 1.81 19 0 7.5 1.78 4 7.5 1.74 20 0 7.0 1.89 3 7.5 1.69 21 0 8.5 1.91 0 8.0 2.01 22 2 7.5 1.81 1 8.5 2.00 23 0 8.0 1.96 0 8.5 1.95 24 0 8.0 1.99 3 8.0 1.71 25 0 8.0 2.12 0 7.5 2.37 26 0 8.0 1.97 4 7.0 1.72 27 0 8.0 2.00 0 7.5 2.22 28 2 8.5 1.96 2 8.5 2.38 29 4 8.0 1.89 5 7.5 1.99 30 0 7.5 2.44 1 8.0 2.03 Phụ biểu05 : Theo dõi tình hình sâu hại măng ONC số: 01 Người thực hiện: Nguyễn Xuân Minh Biện pháp phòng trừ: Bọc nilon trắng Đối tượng bảo vệ: Măng Bương STT Măng Bương Măng Luồng Ktra lần1 Ktra lần2 Ktra lần3 Ktra lần1 Ktra lần2 Ktra lần3 1 0 1 1 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 3 1 1 2 0 0 0 4 0 0 0 0 1 1 5 0 0 0 0 0 0 6 0 0 0 0 0 0 7 0 0 0 0 1 2 8 0 0 1 0 0 0 9 0 0 0 0 0 0 10 0 0 0 0 0 0 11 0 0 0 0 0 0 12 0 1 3 0 0 1 13 0 0 0 0 0 0 14 0 0 0 0 0 0 15 0 0 0 0 1 1 16 0 0 0 0 0 0 17 0 0 0 0 0 0 18 0 1 1 1 0 3 19 0 0 0 0 0 0 20 0 0 0 0 0 0 21 0 0 0 0 0 0 22 2 0 0 1 1 2 23 0 1 2 0 0 0 24 0 0 0 0 0 0 25 0 0 0 0 0 0 26 0 2 3 0 0 0 27 0 0 0 0 0 0 28 0 0 0 0 1 2 29 0 1 1 1 2 4 30 0 0 0 0 0 0 Phụ biểu06 : Theo dõi tình hình sâu hại và các chỉ tiêu phản ánh sinh trưởng của cây măng non Đối tượng bảo vệ: Măng Luồng + Măng Bương ONC số: 01 Biện pháp phòng trừ: Bọc nilon Đen Người thực hiện: Nguyễn Xuân Minh STT Măng Luồng Măng Bương Ktra lần1 Ktra lần2 Ktra lần3 Ktra lần1 Ktra lần2 Ktra lần3 1 0 0 0 0 1 1 2 1 2 2 0 0 0 3 0 0 0 0 0 0 4 0 0 0 0 0 0 5 0 0 1 1 1 2 6 0 0 0 0 0 0 7 0 0 0 0 0 0 8 0 0 0 0 0 0 9 0 1 3 0 0 0 10 0 0 1 0 0 2 11 0 0 0 0 0 0 12 0 0 0 0 1 4 13 0 0 0 0 0 0 14 0 0 0 0 0 0 15 0 0 0 1 1 2 16 0 0 1 0 0 0 17 2 2 3 0 0 0 18 0 0 0 0 0 0 19 0 0 0 0 0 0 20 0 0 0 0 0 0 21 0 0 0 0 0 1 22 0 0 0 0 0 0 23 1 1 2 0 0 0 24 0 0 0 0 2 2 25 0 1 1 0 0 0 26 0 0 0 0 0 0 27 0 0 0 1 1 2 28 0 1 1 0 0 1 29 0 0 0 0 0 0 30 0 0 0 0 0 0 Phụ biểu07 : Theo dõi tình hình sâu hại và các chỉ tiêu phản ánh sinh trưởng của cây măng non ONC số: 01 Người thực hiện: Nguyễn Xuân Minh Biện pháp phòng trừ: Bọc bảo vệ Vật liệu bọc bảo vệ: Giấy và Mo măng STT Bọc Mo măng Bọc giấy Ktra lần1 Ktra lần2 Ktra lần3 Ktra lần1 Ktra lần2 Ktra lần3 1 0 0 1 2 2 2 2 1 2 2 0 0 1 3 0 1 1 0 0 0 4 0 0 0 0 0 0 5 0 0 0 0 0 1 6 2 2 3 2 4 5 7 0 0 0 0 0 0 8 0 0 0 0 0 0 9 0 0 1 0 0 0 10 1 2 4 1 3 2 11 0 0 0 0 0 0 12 0 0 0 1 3 4 13 0 1 2 0 2 2 14 0 1 1 0 0 0 15 0 0 0 0 0 0 16 0 0 0 0 1 3 17 0 1 3 0 0 1 18 1 2 2 0 0 0 19 0 0 1 0 0 0 20 0 0 0 1 1 2 21 0 0 0 0 0 1 22 0 2 1 0 0 0 23 0 0 0 0 0 0 24 0 0 2 0 0 1 25 0 0 0 0 2 5 26 0 0 0 2 3 3 27 2 2 5 0 0 0 28 0 1 2 0 0 0 29 0 0 0 0 2 3 30 1 3 4 1 1 2 Phụ biểu08 : Theo dõi tình hình sâu hại của cây măng non ONC số: 01 Người thực hiện: Nguyễn Xuân Minh Biện pháp phòng trừ: KTLS Đối tượng bảo vệ: Lục trúc + Điềm trúc STT Biện pháp KTLS Đối chứng Ktra lần1 Ktra lần2 Ktra lần3 Ktra lần1 Ktra lần2 Ktra lần3 1 0 0 1 0 0 2 2 0 0 0 0 0 0 3 1 1 1 0 2 3 4 0 0 2 0 0 2 5 0 0 0 0 0 0 6 1 2 3 0 2 3 7 0 0 0 0 0 0 8 0 0 2 0 0 2 9 2 3 5 0 0 1 10 0 1 2 2 3 4 11 0 0 0 0 2 3 12 1 2 2 0 1 2 13 0 0 1 0 0 1 14 0 0 0 0 0 2 15 0 0 2 0 0 2 16 0 0 0 0 0 0 17 0 3 4 0 1 3 18 0 0 0 0 2 4 19 2 2 2 3 3 4 20 1 2 3 1 2 3 21 0 0 0 0 0 0 22 0 0 1 0 0 1 23 0 0 0 0 0 0 24 1 3 3 1 2 3 25 0 0 0 0 0 0 26 1 1 2 1 3 4 27 0 0 0 0 0 0 28 0 0 0 0 0 2 29 3 4 4 3 5 5 30 0 1 2 0 0 1 Phụ biểu 09 : Tốc độ mọc măng và sinh trưởng của cây măng non ONC số: 01 Người thực hiện: Nguyễn Xuân Minh Biện pháp phòng trừ: Bọc nilon trắng Đối tượng bảo vệ: Măng Luồng stt Ô nghiên cứu Đối chứng kt lần 1 lần 2 lần 3 kt lần 1 lần 2 lần 3 1 0 0 2 0 0 0 2 0 1 3 0 0 2 3 0 0 0 0 0 0 4 0 3 5 2 3 5 5 0 0 0 0 0 0 6 0 0 1 0 0 0 7 0 0 0 0 0 0 8 2 3 5 0 0 0 9 0 0 0 0 0 1 10 0 0 1 0 0 0 11 0 2 3 0 0 0 12 0 0 0 0 2 4 13 0 0 0 0 0 0 14 0 0 2 0 0 0 15 0 0 0 0 0 0 16 0 2 3 0 0 0 17 0 0 0 0 0 2 18 0 0 0 0 0 0 19 0 0 0 0 0 0 20 0 0 2 0 3 3 21 0 0 0 0 0 0 22 3 5 6 0 0 0 23 0 1 2 0 0 0 24 0 0 0 0 0 3 25 0 0 0 0 0 0 26 0 0 1 0 0 0 27 0 0 0 0 0 0 28 0 4 5 0 2 4 29 0 0 0 0 0 0 30 0 21 2 0 0 1 Phụ biểu 10 : Bảng xếp hạng chỉ tiêu sinh trưởng D00 của cây măng trồng tại trên những địa hình khác nhau STT Chân đồi Xếp hạng Sườn đồi Xếp hạng Đỉnh đồi Xếp hạng 1 18,5 25,0 17,4 18,0 13,9 1,0 2 16,9 15,0 18,1 24,0 14,3 2,0 3 17,6 20,0 17,5 19,0 14,6 3,0 4 17,8 21,5 17,0 16,5 14,7 4,5 5 17,9 23,0 16,3 11,5 14,7 4,5 6 18,7 26,0 15,8 10,0 15,0 6,0 7 18,8 27,0 16,7 14,0 15,2 7,0 8 19,2 28,0 16,4 13,0 15,6 8,0 9 19,6 29,0 17,0 16,5 15,7 9,0 10 20,0 30,0 17,8 21,5 16,3 11,5 Phụ biểu : Bảng xếp hạng chỉ tiêu sinh trưởng Hvn của cây măng trồng tại trên những địa hình khác nhau STT Chân đồi Xếp hạng Sườn đồi Xếp hạng Đỉnh đồi Xếp hạng 1 17,5 29,0 13,8 5,0 12,5 1,0 2 17,7 30,0 14,6 11,5 15,1 15,5 3 16,8 25,0 15,5 18,0 14,2 7,0 4 17,1 27,0 15,3 17,0 14,3 8,0 5 16,7 23,5 14,7 13,5 13,7 4,0 6 17,0 26,0 14,6 11,5 14,7 13,5 7 17,3 28,0 15,9 19,0 13,6 3,0 8 16,6 21,5 15,1 15,5 13,5 2,0 9 16,7 23,5 14,5 10,0 14,4 9,0 10 16,6 21,5 16,0 20,0 14,0 6,0 Phụ biểu 11: Bảng xử lý số liệu so sánh chỉ tiêu sinh trưởng D00 ở hai vị trí địa hình đỉnh dông và giữa khe STT Đỉnh dông Giữa khe D00 (x) f f.x f.x2 D00 (x) f f.x f.x2 1 15,3 2 30,6 468,18 17,3 2 34,6 598,58 2 15,45 3 46,35 716,108 17,55 3 52,65 924,008 3 15,6 2 31,2 486,72 18,3 6 109,8 2009,34 4 15,75 4 63 992,25 18,55 9 166,95 3096,92 5 15,9 7 111,3 1769,67 19,3 4 77,2 1489,96 6 16,05 5 80,25 1288,01 19,55 2 39,1 764,405 7 16,2 3 48,6 787,32 20,3 3 60,9 1236,27 8 16,35 2 32,7 534,645 20,55 1 20,55 422,303 9 16,5 1 16,5 272,25 30 561,75 10541,8 10 16,65 1 16,65 277,223 30 477,15 7592,38 Phụ biểu : Bảng xử lý số liệu so sánh chỉ tiêu sinh trưởng Hvn ở hai vị trí địa hình đỉnh dông và giữa khe STT Đỉnh dông Giữa khe Hvn (x) f f.x f.x2 Hvn (x) f f.x f.x2 1 12,7 2 25,4 322,58 14,5 1 14,5 210,25 2 12,95 4 51,8 670,81 14,68 2 29,36 431,005 3 13,7 7 95,9 1313,83 15,5 6 93 1441,5 4 13,95 5 69,75 973,013 15,68 7 109,76 1721,04 5 14,7 3 44,1 648,27 16,5 5 82,5 1361,25 6 14,95 2 29,9 447,005 16,68 2 33,36 556,445 7 15,7 3 47,1 739,47 17,5 2 35 612,5 8 15,95 2 31,9 508,805 17,68 3 53,04 937,747 9 16,7 2 33,4 557,78 18,5 1 18,5 342,25 10 30 429,25 6181,56 18,68 1 18,68 348,942 11 30 487,7 7962,93 Một số ký hiệu sử dụng trong luận văn Ký hiệu Nội dung Ghi chú D00 Đường kính đo tại vị trí gốc D13 Đường kính đo tại vị trí ngang ngực, cách gốc 1.3m Hvn Chiều cao vút ngon LSNG Lâm sản ngoài gỗ KTLS Kỹ thuật lâm sinh VLCG Vật lý cơ giới NLKH Nông lâm kết hợp UBND ủy ban nhân dân U Tiêu chuẩn U của phân bố chuẩn tiêu chuẩn H Giả thiết để so sánh K mẫu độc lập S Sai tiêu chuẩn R Tổng hạng của mẫu thứ i K Tiêu chuẩn Krurkal & Wallis (k-1) Giá trị chuẩn với bậc tự do K-1, dùng để kiểm tra giả thuyết H MụC LụC Lời nói đầu 1 Phần I: đặt vấn đề 2 Phần II: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 4 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 4 2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 6 Phần III: điều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu 9 3.1 Đặc điểm tự nhiên 9 3.1.1 . Ranh giới hành chính 9 3.1.2. Địa hình 9 3.1.3. Khí hậu thời tiết 10 3.1.4. Nguồn nước, thủy văn 10 3.1.5. Các nguồn tài nguyên 10 3.1.6. Đặc điểm thực vật rừng 12 3.2. Điều kiện dân sinh – kinh tế 12 3.2.1. Cơ cấu ngành nghề 12 3.2.2. Tình hình thu nhập và đời sống 13 Phần IV: Mục tiêu, địa điểm, thời gian, nội dung và phương pháp nghiên cứu 14 4.1. Mục tiêu nghiên cứu 14 4.2. Địa điểm - Thời gian nghiên cứu 14 4.3. Nội dung nghiên cứu 14 4.4. Phương pháp nghiên cứu 15 4.4.1. Công tác chuẩn bị 15 4.4.2. Điều tra đánh giá tình hình sâu hại măng trên khu vực nghiên cứu và rút ra loài sâu hại chính 16 4.4.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài sâu hại măng chính trên khu vực 17 4.4.4. Các biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu hại măng 17 4.4.4.1. Thử nghiệm biện pháp vật lý cơ giới 18 4.4.4.2. Phương pháp kỹ thuật lâm sinh 20 phần v: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 23 5.1. Kết quả điều tra đánh giá thực trạng, tình hình sâu hại măng trên địa bàn nghiên cứu và rút ra loài sâu haị chính 23 5.2. Đặc điểm hình thái & tập tính của các loài sâu gây hại chủ yếu 24 5.3. Cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp kỹ thuật phòng trừ đối với loài sâu hại măng chính trong khu vực 25 5.4. Kết quả nghiên cứu đối với biện pháp vật lý cơ giới 27 5.4.1.Biện pháp bọc măng bằng túi nilon hoá học 27 5.4.2. Kết quả biện pháp bọc măng bằng mo măng và giấy 30 5.5. Kết quả nghiên cứu đối với biện pháp kỹ thuật lâm sinh 32 5.6. Đánh giá tác động của các biện pháp bảo vệ đến khả năng sinh trưởng của cây măng non 40 5.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế mang lại cho người dân khi áp dụng các biện pháp bảo vệ măng 44 5.8. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và phòng trừ sâu bệnh hại cho khu vực nghiên cứu 49 5.8.1. Nhóm các giải pháp về kỹ thuật 49 5.8.2.Nhóm các giải pháp về chính sách 50 5.8.3. Nhóm giải pháp về tổ chức 51 phần vi: Kết luận - tồn tại- kiến nghị 53 6.1. Kết luận 53 6.2. Tồn tại 54 6.3. kiến nghị 54 tài liệu tham khảo 55 một số hình ảnh minh họa Phụ biểu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29496.doc
Tài liệu liên quan