Từ thực tế sản xuất và kinh doanh của công ty trong những năm qua và kết quả phân tích về thành phần đất, nước, các thành phần khí độc, độ ồn, độ bụi và chỉ tiêu vi khí hậu tại địa điểm hoạt động của công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng, kết hợp với tình hình kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng nơi đây cho thấy rằng:
1. Quá trình sản xuất và kinh doanh của công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng hiện tại không gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường đất, nước, không khí và độ ồn ở khu vực.
2. Sự hiện diện và hoạt động của công ty tại đây không ảnh hưởng tới cảnh quan du lịch, di tích lịch sử, giao thông công cộng, cũng như sức khoẻ cộng đồng trong khu vực.
3. Công ty đã chú ý thực hiện nghiêm túc các yêu cầu giải quyết về mặt môi trường tại cơ sở sản xuất : cải tạo tu sửa hệ thống thoát nước, trang bị một số thiết bị, phương tiện phòng cháy, chữa cháy trong công ty, tu sửa các bồn hoa và trồng cây xanh.
4. Hầu hết các chỉ tiêu khảo sát về hiện trạng môi trường trong phạm vi hoạt động của công ty đều nằm trong phạm vi cho phép về vệ sinh công cộng cũng như vệ sinh môi trường tại cơ sở sản xuất.
5. Hiện tại công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng đã đưa vào hoạt động bộ phận xử lí phế thải cao su, tận dụng các cao su phế phẩm để sản xuất các loại sản phẩm có tính năng cơ lí không cao như các loại thảm trải sân chơi thể thao, sàn tàu xe, .
75 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1715 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu khảo sát đánh giá sự tác động của sản xuất đến môi trường tại công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung cụ thể của các mục tiêu:
Bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học
Bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững rừng
Bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững biển, ven biển và hải đảo
Bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước
Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên và nâng cao qui hoạch và quản lí môi trường trong tất cả các vùng tự nhiên và kinh tế dưới sự hướng dẫn của các kế hoạch môi trường trong tất cả các vùng tự nhiên và kinh tế dưới sự hướng dẫn của các kế hoạch môi trường vùng
Nâng cao quản lí môi trường của khu vực công nghiệp thông qua sản xuất sạch hơn và các biện pháp khác
Bảo vệ khí quyển
Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên và nâng cao quản lí, qui hoạch môi trường ở tất cả các ngành phát triển
Bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn nước
1.3.2. Giáo dục môi trường
Con người hiện nay đang đối mặt với một vấn đề lớn liên quan đến đời sống toàn cầu là sự suy thoái một cách trầm trọng của môi trường. Nhận thức như thế nào và làm gì trước thực tế đó là vấn đề quan tâm của tất cả mọi người, trong đó có lực lượng tham gia công tác giáo dục : giáo dục môi trường. Giáo dục môi trường đã được Đảng và Chính phủ coi là một yếu tố quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chỉ thị 36-CT ngày 25.6.1998 của BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ mục tiêu tăng cường công tác bảo vệ môi trường: “ ngăn ngừa ô nhiêm môi trường, phục hồi và cải thiện môi trường của những nơi, những vùng đã bị suy thoái, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường ở các khu công nghiệp, đô thị và nông thôn, góp phần phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân”. Đồng thời chỉ thị cũng đưa ra các giải pháp để thực hiện mục tiêu:
Thường xuyên giáo dục,tuyên truyền, xây dựng thói quen nếp sống và phong trào quần chúng bảo vệ môi trường. Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, ban hành các chính sách về phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, nghiêm chỉnh thi hành luật bảo vệ môi trường.
Chủ động phòng chống ô nhiễm và sự cố môi trường, khắc phục tình trang suy thoái môi trường
Khai thác sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên.
Tăng cường và đa dạng hoá đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường
Tăng cường công tác quản lí nhà nước về bảo vệ môi truờng từ trung ương đến địa phương
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ. Đào tạo cán bộ, chuyên gia về lĩnh vực bảo vệ môi trường
Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường
Giáo dục môi trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là: mỗi người được trang bị một ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của trái đất, một khả năng biết đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên và một giá trị nhân cách sâu sắc bởi một nền tảng đạo lí về môi trường. Có như vậy mới hi vọng ý thức và trách nhiệm trở thành thói quen và nếp sống hàng ngày, hàng giờ trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
Một trong những biện pháp tức thời là : Giảm tiêu thụ, tái sử dụng, tái chế. Bên cạnh đó, cần giáo dục ý thức tiết kiệm lâu bền : tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, tiết kiệm nhiên liệu…ở đây, giáo dục vì môi trường không nhằm giải quyết vấn đề suy thoái môi trường mà đề cập đến nguồn gốc của suy thoái môi trường bằng cách hướng thái độ, hành vi của mọi người đối với môi trường.
Chương 2
ảnh hưởng của quá trình gia công sản phẩm cao su đến môi trường
2.1. Cấu tạo và tính chất vật lý của cao su thiên nhiên (CSTN)
2.1.1. Cấu tạo
CSTN là một polyisopren trong đó 98% các mắt xích là cis-1,4-isopren:
Khối lượng phân tử trung bình của CSTN là 1,3.106, mức độ dao động phân tử từ 105 đến 106.
2.1.2. Tính chất vật lý
Khối lượng riêng 913 kg/m3
Nhiệt độ hoá thuỷ tinh - 700C
Hệ số giãn nở thể tích 6,56.10-2
Nhiệt dẫn riêng 0,14w/m.K
Nhiệt dung riêng 1,88 Kj/kg.K
Cao su thiên nhiên có màu vàng nhạt, không độc do đó có thể sử dụng trong y tế, công nghiệp thực phẩm,... [13].
2.2. Cao su tổng hợp
Ngoài cao su thiên nhiên chiết xuất từ mủ cây cao su, còn có cao su nhân tạo chủ yếu được tổng hợp từ các dien liên hợp, như cao su Buna; cao su Buna-S; cao su Buna-N; cao su isopren; cao su clopren [13, 20].
Ngành công nghiệp cao su tổng hợp phát triển được là dựa trên cơ sở phản ứng trùng hợp các dien liên hợp như butadien, isopren, cloropren và phản ứng đồngtrùng hợp chúng với monome khác:
- Cao su Buna:
- Cao su Buna-S:
- Cao su Buna-N:
- Cao su isopren:
- Cao su clopren:
Cao su tổng hợp thường không đàn hồi bằng cao su thiên nhiên, nhưng lại có thể điều chỉnh thành phần để tạo ra những tính chất khác vượt trội hơn cao su thiên nhiên. Chẳng hạn cao su Buna-N bền với dầu mỡ, cao su Buna-S có độ bền cơ học cao,...
2.3. Các chất phối hợp cho cao su
Cao su chưa lưu hoá có độ bền cơ học thấp. Biến dạng đàn hồi chưa được hình thành. Các tính chất cơ lý phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ và môi trường sử dụng. Để nâng cao tính chất cơ lý của cao su, người ta thường phối trộn với nhiều loại hoá chất. Trong đơn phối trộn cao su thường có các thành phần sau:
* Chất lưu hoá
* Chất xúc tiến lưu hoá
* Chất phòng lão
* Chất hoá dẻo
* Chất độn
* Chất tạo màu cho cao su
2.3.1. Chất lưu hoá và xúc tiến lưu hoá
2.3.1.1. Chất lưu hoá
Lưu hoá được hiểu theo nghĩa rộng là quá trình chuyển đổi cấu trúc của cao su sang mạng lưới không gian, đồng thời chuyển đổi tính chất đặc trưng cho trạng thái biến dạng dẻo, dạng chảy nhớt của vật liệu ban đầu, sang tính chất đặc trưng cho trạng thái biến dạng đàn hồi của vật liệu.
* Lưu huỳnh:
Lưu huỳnh tồn tại trong tự nhiên ở 3 dạng với mức độ ổn định nhiệt khác nhau. Dạng tồn tại nhiều là dạng a, các tinh thể hình thoi, màu vàng trong suốt. Khối lượng riêng là 2070kg/m2, tnc = 112,80C. Hoạt động hoá học của lưu huỳnh trong cao su phụ thuộc vào sự có mặt của chất xúc tiến lưu hoá.
* Các peoxit hữu cơ:
Để lưu hoá các loại cao su mà mạch đại phân tử của nó không chứa liên kết đôi hoặc chứa rất ít liên kết đôi (cao su silicon, cao su flor và cao su butyl) trong công nghệ gia công cao su sử dụng các peoxit hữu cơ làm chất lưu hoá. Các chất này có độ ổn định nhiệt lớn (~ 1000C) nhưng cũng rất dễ dàng phân huỷ thành các gốc ở nhiệt dộ lưu hoá (³ 1300C). Ví dụ các peoxit hữu cơ sau:
+ Peoxit đi tret-Butyl:
Có thể lưu hoá ở nhiệt độ từ 1400C á 1700C.
+ Peoxit đicumyl:
Có thể lưu hoá ở nhiệt độ từ 1350 á 2600C
+ Peoxit benzoin:
Có thể lưu hoá ở nhiệt độ từ 1000C á 3000C
* Nhựa phenol foocmaldehyt:
Nhựa phenol foocmaldehyt dùng để lưu hoá các loại cao su mạch cacbua hydro no hoặc chứa rất ít liên kết đôi trong mạch (cao su butyl). Nhựa phenol foocmaldehyt dùng để lưu hoá cao su có cấu tạo chung như sau:
Một trong những điều kiện quan trọng cho phép loại nhựa này có khả năng lưu hoá là hàm lượng các nhóm metylol và các ete metylic ³ 3%.
2.3.1.2. Chất xúc tiến lưu hoá
+ Dithiocacbamat:
Dithiocacbamat là nhóm siêu xúc tiến có hoạt tính cao ở nhiệt độ thấp và có công thức hoá học chung là:
R, R – Các gốc hydro cacbon
K – Kim loại hoặc NH+4
n – Hoá trị của K
Do hoạt tính của nhóm Dithiocacbamat rất cao ở nhiệt độ thấp nên xúc tiến loại này thường dùng nhiều trong lĩnh vực làm keo tự lưu với hàm lượng nhỏ. Ngoài ra Dithiocacbamat là nhóm xúc tiến rất hiệu quả để lưu hoá cao su có hàm lượng không no nhỏ như cao su butyl và cao su tổng hợp etylen propilen.
+ Thiuram sunfit:
Các hợp chất nhóm Thiuram sunfit là xúc tiến lưu hoá có hoạt động hoá học cao và được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp gia công cao su đặc biệt trong công nghiệp sản xuất dây dẫn điện. Trong cao su cách điện Thiuram sunfit còn được sử dụng như chất lưu hoá. Trong công nghệ gia công cao su sử dụng rộng rãi 3 loại Thiuram sunfit: Thiuramonosunfit, Thiuramdi sunfit và Thiurampoly sunfit.
Ví dụ: Tetrametylthiuramono sunfit (thiaram MM)
Thiaram MM có nhiệt độ nóng chảy trong khoảng 1010C á 1070C. Hoà tan tốt vào rượu, clorofooc. Nó dùng để hoạt hoá quá trình lưu hoá hỗn hợp cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp khác và các loại mủ cao su.
+ Xúc tiến lưu hoá nhóm thiazol:
Xúc tiến lưu hoá nhóm thiazol được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp gia công cao su vì thiazol là nhóm xúc tiến lưu hoá có độ hoạt động hoá học rất phù hợp để lưu hoá cao su thiên nhiên và các loại cao su tổng hợp. Ví dụ:
1. Mercaptobenzothiazol (captak):
Captak có nhiệt độ nóng chảy thay đổi từ 1650C á 1780C. Hoà tan tốt vào CHCl3, benzen, rượu, axeton, este nhưng không hoà tan trong xăng công nghiệp. Captak là xúc tiến lưu hoá hoạt tính cao và sử dụng rộng rãi trong công nghiệp gia công cao su.
2. Mercaptobenzothiazol thiolat kẽm:
Là xúc tiến lưu hoá không độc nên được sử dụng để lưu hoá các sản phẩm cao su trong y học và thực phẩm.
+ Xúc tiến lưu hoá nhóm sunfenamit:
Nhóm này có nhiều tính chất quý báu nên được sử dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp. Nhóm sunfenamit cho phép lưu hoá các sản phẩm nhiều lớp như băng chuyền, băng tải, dây curon, lốp ôtô, môtô,... mà vẫn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các lớp cao su, đảm bảo tính đồng nhất của sản phẩm cao su.
Ví dụ:
1. Sunfenamix hay xantakiu:
Sunfenamix dùng rộng rãi trong công nghiệp gia công cao su để sản xuất các sản phẩm chịu tác dụng lực động học như xăm lốp ôtô, xe máy,...
2. Sunfenamix M hay xantakiu Mor:
Sunfenamix M cũng tạo cho cao su khả năng chịu tác dụng lực động học vì vậy lĩnh vực sử dụng chủ yếu của xúc tiến này là công nghiệp sản xuất xăm lốp ôtô, xe máy, máy bay,...
2.3.2. Các chất độn và các chất phụ gia khác
* Chất trợ xúc tiến lưu hoá:
Để các chất xúc tiến lưu hoá hữu cơ trong quá trình lưu hoá cao su hoạt tính hơn và tạo cho cao su có tính năng kỹ thuật cao người ta cho vào hợp phần xúc tiến lưu hoá một số oxit và hydroxit của một vài kim loại hoá trị cao như ZnO, PbO, MgO, CaO,... những chất này gọi là trợ xúc tiến lưu hoá.
* Các chất hãm lưu hoá: Ví dụ như anhydric ftalic, N-Nitrozodifenylamin, N-xiclohexyl thioflalimid,...
* Các chất phòng lão: Như farafin, phenol, dẫn xuất của phenol, amin,...
* Chất hoá dẻo: Như nhựa ide-camaron, nhựa thông, etylenglycol,...
* Chất độn: Ví dụ như than hoạt tính, SiO2, CaCO3,...
* Chất tạo màu: Ví dụ như FeO, C,...
2.4. Các chất sinh ra từ các chất lưu hoá và xúc tiến lưu hoá trong quá trình gia công cao su
Để nâng cao tính cơ lý của cao su, trong công nghiệp sản xuất cao su người ta tiến hành lưu hoá cao su, để tạo mạng lưới không gian ba chiều. Các cầu nối (- S – S -) tham gia vào việc khâu các mạch đại phân tử lại với nhau. Trong công nghiệp người ta dùng chất lưu hoá là lưu huỳnh và hỗn hợp các chất xúc tiến lưu hoá hữu cơ như họ cacbamat, thiuram, xantogenat, nhóm thiozol, nhóm sunfenamid, ... Mục đích là tạo lưu huỳnh hoạt hoá để khâu mạch đại phân tử.
Ví dụ:
Quá trình lưu hoá cao su bằng lưu huỳnh với sự có mặt xúc tiến lưu hoá họ Cacbamat, Thiuram, Xantogenat:
Trong chất phòng lão có amin và các dẫn xuất amin bậc 3 phản ứng với cacbamat kẽm tạo phức chất, phá cấu trúc vòng của cacbamat kẽm, phản ứng như sau:
(Dialkyl dithiocacbamat kẽm)
Sau đó lưu huỳnh S8 phản ứng với dialkyl dithiocacbamat kẽm để giải phóng lưu huỳnh hoạt hoá cho quá trình khâu mạch:
Trong quá trình lưu hoá đều hình thành nên các gốc như , , , các khí như H2S,... các chất rắn như Zn, SiO2, PbS,... Đây chính là trung tâm hoạt động và một trong các tác nhân gây ảnh hưởng đến môi trường [13].
2.5. Các chất sinh ra từ các chất độn và các chất phụ gia khác
Như đã nêu ở trên trong quá trình gia công vật liệu cao su, ngoài những chất lưu hoá và xúc tiến lưu hoá người ta còn dùng các chất khác như: chất hãm lưu hoá, chất chống lão hoá, chất độn, chất tạo màu,... nhằm tăng tính bền của cao su với môi trường [13].
Chất phòng lão được sử dụng rộng rãi hơn cả là các chất hoá học có chứa hidro linh động như phenol, dẫn xuất của phenol, axit stearic, các amin,... các chất này dễ dàng tách hidro ra để tạo ra các gốc bền.
Ví dụ:
Các chất chống lão hoá thường dùng là than hoạt tính kỹ thuật, có tác dụng hấp thụ tất cả ánh sáng có bước sóng dài và ánh sáng nhìn thấy bằng mắt thường. Đồng thời phản xạ tốt ánh sáng ngắn và cực ngắn.
Trong quá trình sơ luyện và hỗn luyện cao su trên máy khi đạt tới nhiệt độ xác định, do sự khuấy trộn ở môi trường không khí, ngoài oxi còn có một lượng nhỏ ozon nó sẽ tham gia phản ứng với các nối đôi trong phân tử cao su nên các gốc tự do. Các gốc tự do này tham gia vào phản ứng chuyển gốc sang mạch đại phân tử làm đứt mạch đại phân tử theo mọi hướng như một phản ứng dây chuyền. Ngoài ra còn đứt mạch hydrocacbon:
Hoặc
Trong quá trình sơ luyện tiếp theo các gốc chứa oxi được hình thành do phản ứng kết hợp với hydrocacbon, phản ứng phân huỷ các peoxit và hydroxit tiếp tục tham gia vào phản ứng chuyển gốc oxi hoá mạch đại phân tử.
Như vậy trong quá trình sử dụng các chất lưu hoá, xúc tiến lưu hoá, chất độn, chất tạo màu,... đều có sự sinh ra gốc hoạt động, trong quá trình sơ luyện và hỗn luyện, có sinh ra bụi như bụi than, bụi oxit (ZnO, SiO2,...), các chất bay hơi (như phenol và dẫn xuất của nó, được sử dụng làm chất phòng lão). Bên cạnh đó còn có tiếng ồn trong quá trình vận hành máy móc.
Chương 3
Phương pháp phân tích và những kết quả thẩm định môi trường tại cơ sở sản xuất công ty cao su – nhựa hải phòng
3.1. Những nhận xét, đánh giá về khả năng gây ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất tại công ty cổ phần Cao su – Nhựa Hải Phòng
Xí nghiệp Cao su - Nhựa Hải Phòng được chính thức thành lập năm 1993 và nay lấy tên là công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng. Với diện tích mặt bằng là 7731 m2, trong đó diện tích nhà xưởng chiếm khoảng 50% diện tích bao gồm các phân xưởng sản xuất sau:
Phân xưởng cán luyện cao su.
Phân xưởng sản xuất dây curoa, các mặt hàng cao su kĩ thuật, săm xe.
Phân xưởng sản xuất quả lô.
Phân xưởng sản xuất lốp xe đạp.
Phân xưởng cơ khí.
Phân xưởng sản xuất nhựa.
Thông qua việc khảo sát hiện trạng môi trường tại địa điểm thực hiện của công ty, chúng tôi thấy rằng nguồn nguyên liệu bao gồm CSTN (dạng crêp), nhựa PE,PP (dạng hạt) không gây độc hại cho môi trường, còn các loại bột độn và phụ gia của công nghệ cao su trong trong quá trình vận chuyển và sản xuất có thể gây bụi cho môi trường. Phế liệu như xỉ than, vải vụn, cao su phế thải nếu không được thu gom xử lí có thể gây bụi và làm ô nhiễm môi trường đất . Riêng sản phẩm của xí nghiệp không có tác động gì đến môi trường.
Trong quá trình sản xuất, ở mỗi công đoạn mỗi bộ phận có đặc thù riêng và do vậy cũng có tác động khác nhau đến môi trường, đáng chú ý ở đây là các bộ phận xản xuất sau:
- Bộ phận nồi hơi có thể gây bụi, tạo ra khí độc như CO,CO2,H2S,…. Và toả nhiệt vào môi trường.
Bộ phận sơ chế, xử lí cao su phế thải gây bụi (do bột cao su và phụ gia được nghiền bay ra trong quá trình nghiền).
Bộ phận cán - luyện có thể gây bụi ( bao gồm bụi bột độn như than đen, bột nhẹ, bụi của các chất phụ gia như các loại xúc tiến, tác nhân lưu hoá, bột màu,…). Mặt khác ở đây còn có thể toả nhiệt vào môi trường (nhiệt do lực ma sát trong quá trình cán, luyện sinh ra), tuy nhiên lượng nhiệt này không đáng kể. Ngoài ra còn có một tác động đáng kể ở khu vực này là tiếng ồn do máy chạy.
Bộ phận lưu hoá có thể tạo ra các khí thải độc như CO2, SO2, một lượng nhỏ các chất hoá dẻo và các chất thấp phân tử khác cũng có thể thoát ra ở công đoạn này.
Từ những nhận định trên, để nghiên cứu khảo sát đánh giá tác động của sản xuất đến môi trường tại công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng, chúng tôi tiến hành kiểm tra toàn bộ hiện trạng môi trường trên toàn bộ mặt bằng công tyvới các nội dung sau :
Kiểm tra thành phần đất ở một số vị trí khác nhau trong công ty .
Kiểm tra chất lượng nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất của công ti cũng như nước thải sản xuất sinh hoạt tại công ty.
Đo các thành phần khí độc như CO, NO2, SO2, H2S cũng như độ bụi, độ ồn tại một số vị trí tiêu biểu trong toàn bộ mặt bằng công ty.
Đo các chỉ tiêu vi khí hậu tại một số vị trí tiêu biểu trong công ty.
Kiểm tra tình hình vệ sinh môi trường trên toàn mặt bằng công ty.
3.2. Phương pháp phân tích
Các phương pháp phân tích dưới đây được tham khảo ở các tài liệu :[14],[15],[16],[17].
3.2.1 Phương pháp phân tích môi trường đất
3.2.1.1. Quy trình lấy mẫu đất
Mẫu đất dùng để phân tích là mẫu tổng hợp của khu vực nghiên cứu , nó được lấy đại diện theo các cạnh và đường chéo của hình chữ nhật. Đất được làm nhỏ, loại bỏ rễ cây, đá và các thành phần khác. Khi đã chuẩn bị mẫu xong ta tiến hành xác định các thành phần sau:
3.2.1.2. Xác định pH
Cân 10g đất, hoà tan trong 100ml nước cất. Lọc lấy nước tiến hành xác định pH trên máy đo pH metrer.
3.2.1.3. Thành phần mất khi nung
Thành phần mất khi nung bao gồm : nước ẩm, nước hidrat, chất hữu cơ và còn có sự biến đổi khối lượng trong thành phần của đất. ở nhiệt độ khoảng 1000C thì có sự thoát hơi nước ẩm, ở 1200C trở lên có sự mất nước hidrat. Các hợp chất hữu cơ cháy ở nhiệt độ 4000C và còn có sự chuyển hoá các hợp chất vô cơ trong thành phần của đất gây nên sự tăng hoặc giảm khối lượng.
Ví dụ :
4FeO + O2 —> 2Fe2O3
4FeS + 7O2 —> 2Fe2O3 + 4SO2
3.2.1.4. Quy trình phá mẫu bằng phương pháp nung chảy với hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3
Sự phá huỷ mẫu bằng Na2CO3 và K2CO3 dựa trên sự tạo thành các muối kiềm của axit silicic và hợp chất tan khác.
K2O.Al2O3.SiO2… + Na2CO3 —> KAlO2 + Na2SiO3 + …..
Hỗn hợp nung được đựng trong chén platin, quá trình được thực hiện trong lò nung ở nhiệt độ 9000Cá10000C trong thời gian khoảng 30 phút.
Khi hỗn hợp đã được chảy hoàn toàn cho vào cốc 250ml đem hoà tan trong nước và axit hoá bằng HCl 1:1 để hoà tan hỗn hợp chảy.
Xác định hàm lượng silicdioxit (SiO2)
Hàm lượng silicdioxit được xác định theo phương pháp so màu, phương pháp trắc quang trên máy UVIS trong môi trường axit H2SO4, tạo phức dị đa amonimolipdat có màu xanh da trời. Với chất khử axit ascorbic 2%, axit ocxalic 10% loại ảnh hưởng của photpho.
Xác định hàm lượng nhôm oxit (Al2O3)
Để xác định hàm lượng nhôm, người ta dùng phương pháp chuẩn độ tạo phức với EDTA. Từ dung dịch sau khi đã tách Silic, cho một lượng chính xác EDTA, chuẩn đọ EDTA dư bằng Zn2+ với chỉ thị xilen da cam, trong môi trường đệm axetat pH=5 sau đó thêm Na vào đun sôi, để nguội. Chuẩn độ lượng EDTA bị đẩy ra bằng Zn2+ với chỉ thị trên, hàm lượng nhôm được tính theo lượng Zn2+ tiêu tốn vào phép chuẩn độ cuối.
Xác định hàm lượng sắt oxit tổng số tính ra Fe2O3
Có nhiều phương pháp để xác định sắt, ở đây dùng phương pháp trắc quang trên máy UVIS. Trong mẫu phân tích có ion Fe2+,Fe3+; dùng HNO3 oxi hoá hoàn toàn Fe2+về Fe3+, sau đó dùng NH4SCN 20% tạo phức màu đỏ máu với Fe3+ trong môi trường axit:
Fe3+ + 3SCN —> Fe(SCN)3
Xác định hàm lượng tổng số MgO và CaO trong đất
Xác định riêng Ca người ta tiến hành chuẩn độ với EDTA ở pH=13 (lúc đó Mg2+kết tủa hoàn toàn ở dạng Mg(OH)2 với chỉ thị murexit, dung dịch đổi từ hồng sang tím. Trong quá trình chuẩn độ phải thêm ion xianua để che các ion Cu2+, Fe2+,Fe3+,Zn2+….
Xác định tổng Ca, Mg theo phương pháp chuẩn độ tạo phức với EDTA, trong môi trường đệm ammoniac (pH=10) với chỉ thị eriocrom đen T, chỉ thị đổi từ màu xanh sang màu tím. Lượng Mg được tính bằng cách lấy tổng lượng Mg,Ca trừ đi lượng Ca tìm được trên.
Xác định hàm lượng K2O, Na2O, TiO2 và P2O5
Để xác định hàm lượng K2O, Na2O, TiO2 và P2O5 trong đất, ta tiến hành phá 8 mẫu bằng cách đun với hôn hợp axit HF và H2SO4, khi đó toàn bộ Silic được đuổi hết các chất này được xác định bằng phương pháp sau :
Na2O và K2O được xác định bằng phương pháp phát xạ ngọn lửa hoặc hấp thụ nguyên tử.
TiO2 được xác định bằng phương pháp so màu với thuốc thử H2O2, khi đó tạo ra phức Ti(H2O2)n có màu vàng, đo ở l = 410 á 420 nm.
P2O5 được xác định bằng phương pháp so màu, sau khi tác dụng với amoni molipdat rồi khử bằng SnCl2, khi đó dung dịch có màu xám xanh và được đo ở l = 720nm.
Xác định hàm lượng MnO2 trong đất
Vì hàm lượng Mn trong đất nhỏ nên ta thường dùng phương pháp so màu để xác định. Sau khi chuẩn hoá ion Mn2+ thành MnO4- có màu tím nhờ chất oxi hoá mạnh là amonipersunfat trong môi trường axit có Ag+ làm xúc tác. Ngoài ra còn dùng H3PO4 để ngăn cản sự tạo thành MnO2 và tạo phức với Fe3+.
3.2.2. Phương pháp phân tích môi trường nước
3.2.2.1. Quy trình lấy mẫu nước
Đối với nước sinh hoạt được lấy trong bể chứa lớn, đối với nước thải được lấy ở cống chính vàg đựng vào bình polietylen.
3.2.2.2. Xác định pH
Đo bằng máy pH metter
3.2.2.3. Xác định oxi hoà tan (DO)
- Tất cả vi sinh vật phụ thuộc vào oxi dưới dạng nào đó để duy trì các quá trình trao đổi chất để sinh sản và phát triển. DO là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm của nước.
- Phương pháp xác định: Dùng phương pháp iod-tiosunfat của Winkler dựa trên nguyên tắc sau:
Trong dung dịch kiềm có mặt oxi hoà tan, các ion Mn2+ dễ dàng bị oxi hoá thành dạng MnO2.
2Mn2+ + 4OH- + O2 —> 2MnO2 + 2H2O
MnO2 + 4H+ + 2I- —> Mn2+ + 2H2O + I2
Lượng iod tách ra tương đương với lượng oxi hoà tan trong nước được chuẩn độ bằng Na2S2O3 với chỉ thị hồ tinh bột.
3.2.2.4. Xác định COD ( nhu cầu oxi hoá học)
COD chủ yếu chỉ hàm lượng các chất hữu cơ có mặt trong nước
Đây cũng là chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng nước.
Lượng oxi tương đương với hàm lượng chất hữu cơ có thể bị oxi hoá và được xác định bằng cách sử dụng một tác nhân oxi hoá mạnh bicromat trong môi trường axit như sau:
Chất hữu cơ + Cr2O7 + H+ —> CO2 + H2O + 2Cr3+
Lượng dư Cr2O72- được chuẩn độ bằng dung dịch muối Fe2+ với ferrolin làm chất chỉ thị chuyển từ màu xanh sang đỏ nhạt.
3.2.2.5. Xác định chất rắn lơ lửng
Việc xác định chất rắn lơ lửng đặc biệt quan trọng khi nghiên cứu ô nhiễm nước. Để xác định lượng chất rắn lơ lửng trong nước, người ta lọc mẫu nước qua chén Gut rồi xác định khối lượng chất rắn có trong nước. Luợng chất rắn lơ lửng bằng hiệu giữa tổng lượng chất rắn có trong mẫu nước không lọc và mẫu lọc.
3.2.2.6. Xác định chỉ số BOD5, Ecoli
- BOD5 là lượng oxi mà vi sinh vật đã sử dụng trong quá trình oxi hoá các chất hữu cơ, được tiến hành trong 5 ngày ở điều kiện nhiệt độ 200C. BOD5 thường được xác định bằng phương pháp sinh học.
- Ecoli (Escherichia coli) là một loại vi khuẩn sống dai, sự có mặt của Ecoli trong nước được dùng làm dấu hiệu về khả năng tồn tại của các vi sinh vật gây bệnh khác.
Ecoli được xác định bằng phương pháp sinh học.
3.2.2.7. Xác định các kim loại nặng
- Xác định Cu, Zn, Cr
Dùng phương pháp hấp thụ nguyên tử
Xác định As, Hg, Cd, Sn
Dùng phương pháp cực phổ hỗn hống để xác định. Gồm 2 giai đoạn :
Giai đoạn 1: Điện phân dung dịch để làm giàu ion kim loại
Giai đoạn 2: Dùng thế thích hợp để hoà tan kim loại vừa điện phân ra và ghi dòng hoà tan. Dòng này tỉ lệ thuận với nồng độ ion trong dung dịch. Thế này thường bị sai lệch do có thế của oxi hoà tan trong dung dịch, vì vậy trước khi điện phân người ta sục khí Nitơ hoặc Hidro để tạo môi trường trơ, trong thời gian khoảng 5 phút.
Xác định Fe, Mn bằng phương pháp đo quang
Đối với Fe được chuyển hoàn toàn về Fe3+ rồi cho tạo phức với axit Salisilic, trong môi trường đệm amoniac. Với lượng sắt lớn thì phải dùng phương pháp chuẩn độ.
Đối với Mn được chuyển về MnO4- bằng chất oxi hoá là (NH4)2S2O8
3.2.3. Phương pháp phân tích môi trường không khí
3.2.3.1. Xác định độ bụi
Độ bụi được xác định bằng phương pháp trọng lượng, sử dụng máy hút bụi trọng lượng của hãng SYBATA của Nhật Bản.
Các giấy lọc và màng lọc được chế tạo từ các chất khác nhau, đều có khả năng giữ lại các hạt bị đi qua nó. Đem cân giấy lọc trước và sau khi lấy bụi ta tính được lượng bụi theo đơn vị mg/m3.
3.2.3.2. Xác định độ ồn
Độ ồn (hay cường độ âm thanh trong không gian) được đo trên máy 50517 BIOBLOCK của Pháp
3.2.3.3. Xác định các chỉ tiêu vi khí hậu
Một số chỉ tiêu vi khí hậu như : Độ ẩm, cường độ sáng được xác định bằng các máy đo nhanh CUSTOM CTH900 của Nhật Bản
3.2.3.4. Xác định thành phần một số khí độc
Quy trình lấy mẫu khí
Khí được lấy theo phương pháp ống hấp thụ, được đo trên máy hấp thụ khí HS7 hãng KIMOTO của Nhật Bản.
Lắp nối tiếp hai ống hấp thụ, cho vào mỗi ống một lượng dung dịch hấp thụ đặc trưng của mỗi khí. Lắp vào hệ thống bình hút khí và lấy mẫu không khí. Cho chạy với tốc độ 15l/h, chạy khoảng 30 phút.
Xác định thành phần khí CO
Khí CO tác dụng với PdCl2 tạo thành Pd kim loại:
CO + PdCl2 + H2O —> CO2 + 2HCl + Pd
Sau đó cho thuốc thử Photpho molipdic (thuốc thử Folin-Ciocacltew) vào thì Pd sẽ khử thuốc thử từ màu vàng thành màu xanh:
H3PO4.10MoO3 + 4HCl + 2Pd —> 2PdCl2 + 2H2O + (MoO3)4 (MoO3)H3PO4
Phản ứng này được thực hiện trong môi trường kiềm (Na2CO3).
Phân tích CO bằng phương pháp trắc quang.
Xác định thành phần khí CO2
Khí CO2 được xác định bằng phương pháp hấp thụ, sử dụng dung dịch Ba(OH)2 để hấp thụ.
CO2 + Ba(OH)2 —> BaCO3¯ + H2O
Dựa vào nguyên tắc trên do không khí có CO2 tác dụng với một lượng Ba(CO)2 dư bằng axit oxalic.
Ba(OH)2 + HOOC-COOH —> Ba(COO)2 + H2O
Biết được lượng Ba(OH)2 dư sẽ tính được lượng Ba(OH)2 đã tác dụng và từ đó tính được nồng độ CO2 trong không khí.
Xác định thành phần khí NO2
Phương pháp so màu dựa trên phản ứng của axit Nitơrơ (HNO2) với thuốc thử Griess-flossway cho một hợp chất màu hồng.
Trước hết, NO2 được hấp thụ vào dung dịch NaOH sau đó thêm CH3COOH để chuyển thành HNO2
NO2 + 2NaOH —> NaNO3 + NaNO2 + H2O
NaNO2 + CH3COOH —> HNO2 + CH3COONa
Axit HNO2 tác dụng với axit sunfanilic và α-Naphtyamin cho hợp chất Azoic màu hồng.
HSO3C6H4NH2 + NaNO2 + CH3COOH —> [NaSO3C6H4-N=N]+CH3COO- + H2O
[NaSO3C6H4-N=N]+CH3COO- + C10H7NH2—>CH3COOH +
NaSO3C6H4-N=N-C10H6NH2
Hợp chất azoic
Xác định lưọng NO2 bằng phương pháp trắc quang từ đó suy ra lượng NO2 cần xác định.
Xác định thành phần khí SO2
Khí SO2 được hấp thụ vào dung dịch tetraclomercurat tạo thành dicloromercurat
HgCl42- + SO2 + H2O —> [HgCl2SO3]2- + 2H+ + 2Cl-
Sản phẩm tạo thành cho tác dụng với pararosanilin-hidroclorua và foocmandehit tạo ra hợp chất màu tím pararosanilin metyl sunfonic axit. Sau đó dùng phương pháp trắc quang để xác định độ hấp thụ quang học.
3.3. Kết quả phân tích và đánh giá tác động môi trường tịa cơ sở sản xuất công ty cổ phần cao su - nhựa Hải Phòng
3.3.1. Kết quả phân tích đất và đánh giá tác động môi trường đất tại địa điểm thực hiện của công ty cổ phần cao su-nhựa Hải Phòng
Trước hết, qua đánh giá sơ bộ bằng trực quan, chúng tôi thấy vệ sinh môi trường trong công ty rất tốt. Để có thể kết luận một cách đầy đủ và chính xác về vấn đề này cũng như để đánh giá tác động của sản xuất kinh doanh tại công ty tới môi trường, chúng tôi đã lấy hai mẫu ở hai vị trí :
- Mẫu đất ở khu vực hành chính: Mẫu 1 (không chịu tác động trực tiếp của sản xuất)
- Mẫu đất giữa khu vực nồi hơi và phân xưởng cán luyện: Mẫu 2 (là khu vực chịu tác động của sản xuất nhiều nhất)
Cả hai mẫu đất, nhìn bề ngoài chúng tôi thấy đều có lẫn cát, sỏi và xỉ than, song ở mẫu gần nồi hơi có lẫn thêm chút ít than đen. Chúng tôi đem phân tích tại phòng phân tích ứng dụng thuộc Viện Hoá học. Bảng 4 là kết quả phân tích thành phần hoá học của đất ở khu vực công ty.
Bảng 4 : Thành phần đất trong khu vực công ty cổ phần Cao su-Nhựa Hải Phòng
TT
Thành phần
Đơn vị tính
Mẫu 1
Mẫu 2
1
pH
-
7,2
7,1
2
Mất khi nung
[%]
5,30
5,35
3
SiO2
[%]
81,00
80,80
4
Al2O3
[%]
6,80
6,85
5
Fe2O3
[%]
2,30
2,35
6
CaO
[%]
1,75
1,75
7
MgO
[%]
0,60
0,59
8
Na2O
[%]
0,48
0,48
9
K2O
[%]
1,15
1,15
10
MnO2
[%]
0,04
0,05
11
TiO2
[%]
0,51
0,56
12
P2O5
[%]
0,06
0,06
Từ kết quả trên ta thấy 2 mẫu đất có thành phần tương tự nhau. Điều này chứng tỏ các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không ảnh hưởng nhiều tới môi trường đất.
3.3.2. Kết quả phân tích nước và đánh giá tác động môi trường nước tại địa điểm thực hiện của công ty cổ phần cao su – nhựa Hải Phòng
Để đánh giá tác động của sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng tới môi trường nước, chúng tôi lấy các mẫu nước sinh hoạt (lấy trong bể chứa nước dự trữ của công ty) và nước thải (lấy trên hệ thống thoát nước trước khi đổ ra sông Tam Bạc) để phân tích thành phần các tác nhân gây ô nhiễm bằng các phương pháp trên tại phòng Nghiên cứu chất lượng môi trường thuộc Viện Công nghệ Môi trường. Phòng thí nghiệm Vi sinh môi trường (Viện Công nghệ sinh học) thuộc Viện KH & CN Việt Nam.
3.3.2.1. Thành phần một số tác nhân gây ô nhiễm trong nước sinh hoạt tại công ty cổ phần Cao su – Nhựa Hải Phòng
Những kết quả phân tích nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của công ty cô phần Cao su – Nhựa Hải Phòng được trình bày trong bảng dưới đây.
Bảng 5: Kết quả phân tích nước sinh hoạt trong khu vực thực hiện của công ty cổ phần Cao su – Nhựa Hải Phòng
TT
Thành phần
Đơn vị
Kết quả
TCVN 5942-1995
Giới hạn cho phép
A
B
1
pH
-
7,1
6 á 8
5,5 á 9
2
BOD5
mg/l
1.9
<4
<25
3
COD
mg/l
6.2
< 10
<35
4
Oxi hoà tan
mg/l
6.6
≥ 6
≥ 2
5
Chất rắn lơ lửng
mg/l
3.0000
20
80
6
Asen
mg/l
0.0051
0,05
0,1
7
Cadimi
mg/l
0.0002
0,01
0,02
8
Crôm(tổng)
mg/l
0.0055
0,05
0,05
9
Đồng
mg/l
0.0047
0,1
1
10
Kẽm
mg/l
0.0550
1
2
11
Mangan
mg/l
0.0350
0,1
0,8
12
Sắt
mg/l
0.2600
1
2
13
Thuỷ ngân
mg/l
0.00012
0,001
0,002
14
Thiếc
mg/l
0.0045
1
2
15
Xianua
mg/l
0.0020
0,01
0,05
16
Coliform
MPN/100ml
KPHD
5000
10000
KPHĐ: không phát hiện được
Cột A giới hạn cho phép được áp dụng đối với nguồn nước dùng làm nước sinh hoạt.
Cột B giới hạn cho phép được áp dụng đối với nguồn nước dùng làm cho môi trường thuỷ sản và công nghiệp.
Từ những kết quả phân tích trên thành phần nước sinh hoạt trong công ty nhìn chung chúng ta thấy các chỉ tiêu đều thấp hơn cột A (TCVN 5942-1995), ở đây có chỉ số sắt có cao hơn các ion vô cơ khác.
3.3.2.2. Thành phần nước thải trong khu vực công ty cổ phần Cao su – Nhựa Hải Phòng
Nước thải trong khu vực công ty bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất (nước làm mát thiết bị) được chảy gom vào hệ thống cống chính trước khi đổ ra sông Tam Bạc. Dưới đây là kết quả phân tích một số các chỉ tiêu chính để đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước thả tại công ty.
Bảng 6: Kết quả phân tích nước thải trong khu vực thực hiện của công ty cổ phần Cao su – Nhựa Hải Phòng
TT
Thành phần
Đơn vị
Kết quả
TCVN 5942-1995
Giới hạn cho phép
A
B
1
Nhiệt độ
0C
30
40
40
2
pH
-
7,5
6 á 9
5,5 á 9
3
BOD5
mg/l
8,5
20
50
4
COD
mg/l
18,3
50
100
5
Chất rắn lơ lửng
mg/l
8,2
50
100
6
Asen
mg/l
0.0058
0,05
0,1
7
Cadimi
mg/l
0.0004
0,01
0,02
8
Crôm(tổng)
mg/l
0,1000
0,05
0,1
9
Đồng
mg/l
0,0040
0,2
1
10
Kẽm
mg/l
0.0600
1
2
11
Mangan
mg/l
0.0550
0,2
1
12
Sắt
mg/l
0.2380
1
5
13
Thuỷ ngân
mg/l
0.0010
0,005
0,005
14
Thiếc
mg/l
0.0045
0,2
1
15
Xianua
mg/l
0.0030
0,05
0,1
16
Coliform
MPN/100ml
KPHD
5000
10000
Giá trị quy định ở cột A nước thải có thể đổ vào các khu vực nước dùng làm nguồn cung cấp nước sinh hoạt.
Giá trị quy định ở cột B nước thải có thể đổ vào các khu vực nước dùng cho các mục đích giao thông, thuỷ lợi, tưới tiêu….
Các kết quả phân tích trên cho thấy rằng hầu hết các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nước thải đều thấp hơn giới hạn cho phép loại A, riêng chỉ có Crom là cao hơn giới hạn cho phép loại A, bằng giới hạn cho phép loại B. Như vậy nước thải sản xuất và sinh hoạt của công ty được phép thải xuống sông Tam Bạc.
3.3.3. Chất lượng không khí tại khu vực thực hiện của công ty cổ phần Cao su – Nhựa Hải Phòng
Như chúng ta đã biết, khu vực thực hiện của công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng nằm trong khu công nghiệp Tám Quán, ngay cạnh công ty là những đơn vị sản xuất khác, nhhững đơn vị này đều có những bộ phận có thể sinh ra bụi và khí thải. Riêng tại công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng ở bộ phận nồi hơi và bộ phận lưu hoá có thải ra các khí độc ở sáu vị trí điển hình bao gồm:
+ Vị trí trước cổng cơ quan (để so sánh)
+ Vị trí ở khu hành chính
+ Vị trí ở gần máy cán chính trong phân xưởng cán luyện.
+ Vị trí gần nồi hơi.
+ Vị trí gần nồi hấp trong xưởng lưu hoá.
+ Vị trí xưởng ép phun nhựa.
Kết quả đo được trình bày trên các bảng dưới đây.
3.3.3.1. Hàm lượng một số khí độc trong không khí tại khu vực công tyi cổ phần Cao su – Nhựa Hải Phòng
Để xác định hàm lượng các khí độc tại công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng, chúng tôi dùng phương pháp hấp thụ khí với thiết bị HS7 KIMOTO của Nhật Bản. Dung dịch hấp thụ khí được phân tích bằng phương pháp trên tại phòng thí nghiệm phân tích môi trường, Viện Hoá học - Viện KH & CN Việt Nam. Những kết quả thu được, được trình bày trên bảng dưới đây.
Bảng 7: Kết quả đo thành phần nột số khí độc trong không khí ở các vị trí tiêu biểu trong công ty cổ phần Cao su – Nhựa Hải Phòng
Thành phần
CO
NO2
H2S
SO2
Điểm đo
[mg/m3]
[mg/m3]
[mg/m3]
[mg/m3]
Cổng công ty
1,75
0,08
KPHĐ
0,086
Khu hành chính
1,70
0,04
KPHĐ
0,085
Phân xưởng cán trộn
1,65
0,09
KPHĐ
0,100
Nồi hơi
1,75
0,09
KPHĐ
0,130
Phân xưởng lưu hoá
1,7
0,09
KPHĐ
0,150
Phân xưởng nhựa
1,7
0,05
KPHĐ
0,097
TCVN 5967-1995
40
0,4
2
0,5
Như vậy hàm lượng một số khí độc trong không khí của cả khu vực hành chính và khu vực sản xuất đều nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn về chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937-1995). Riêng hàm lượng CO và SO2 ở cổng công ty có phần cao hơn một số vị trí trong công ti do đây là khu công nghiệp, ngoài công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng còn nhiều đơn vị sản xuất khác thải ra khí độc trên, mặt khác dân cư quanh vùng thường đun than tổ ong, đây cũng chính là nguồn sinh ra các khí độc trên. Tuy nhiên tất cả còn thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn cho phép.
3.3.3.2. Hàm lượng bụi trong không khí tại khu vực công ty cổ phần Cao su – Nhựa Hải Phòng
Hàm lượng bụi trong không khí được xác định bằng phương pháp lấy bụi trọng lượng với thiết bị của hãng SYBATA của Nhật Bản. Kết quả kiểm tra được trình bày trên bảng 8.
Bảng 8: Kết quả đo độ bụi trong khu vực thực hiện của công ty cổ phần Cao su – Nhựa Hải Phòng
Điểm đo
Độ bụi [mg/m3]
Cổng công ty
1,26
Khu hành chính
1,24
Phân xưởng cán trộn
3,65
Nồi hơi
3,32
Phân xưởng lưu hoá
3,34
Phân xưởng nhựa
3,33
Theo quyết định 505 BYT/QĐ
6,00
Từ những kết quả đo đạc trên ta thấy rằng độ bụi trong mỗi bộ phận sản xuất của công ty khác nhau rõ rệt. Đối chiếu với quy định về độ bụi cho phép ở nơi sản xuất theo quyết định 505 BYT/QĐ ngày 13/4/1992 đối với các loại bụi không chứa Silic là 6mg/m3 thì hầu khắp các vị trí đo có độ bụi thấp hơn giới hạn cho phép.
3.3.4. Độ ồn tại khu vực sản xuất của công ty cổ phần Cao su – Nhựa Hải Phòng
Bên cạnh các yếu tố về thành phần chất độc, độ bụi trong không khí, độ ồn (hay cường độ âm thanh trong không gian) có ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người. Để xác định độ ồn, chúng tôi dùng máy đo độ ồn 50517 Bioblock của Pháp. Trên bảng dưới đây là kết quả đo cường độ âm thanh tại một số điểm tiêu biểu trên mặt bằng công ty.
Bảng 9: Độ ồn trong khu vực công ty cổ phần Cao su – Nhựa Hải Phòng
Điểm đo
Độ ồn [dBA]
Cổng công ty
63
Khu hành chính
64
Phân xưởng cán trộn
88
Nồi hơi
64
Phân xưởng lưu hoá
77
Phân xưởng nhựa
79
TCVN
90
Các kết quả đo đạc trên cho thấy rằng độ ồn trong toàn mặt bằng công ty nằm trong giới hạn cho phép về độ ồn trong khu vực sản xuất. Chỉ có giá trị độ ồn tại phân xưởng cán trộn là liền sát tiêu chuẩn cho phép (tiêu chuẩn cho phép cường độ âm thanh trong khu vực sản xuất là 90dBA). Từ các kết quả trên ta thấy rằng công ty co sự bố trí sản xuất phù hợp, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động ở đây.
3.3.5. Các chỉ tiêu vi khí hậu trong khu vực công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng
Các chỉ tiêu vi khí hậu tại công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng được xác định bằng các máy đo nhanh bằng máy đo CUSTOM CTH990 của Nhật Bản. Những kết quả đo vi khí hậu trong các bộ phận sản xuất và làm việc của công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng được trình bày trong bảng dưới đây.
Bảng 10: Những kết quả đo vi khí hậu ở một số vị trí tiêu biểu trong công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng
Thành phần
áp suất
Nhiệt độ
Độ ẩm
Cường độ sáng
Điểm đo
[mg/m3]
[0C]
[%]
[Lux]
Cổng công ty
748
26,0
75
-
Khu hành chính
748
26,0
75
-
Phân xưởng cán trộn
748
27,0
76
31
Nồi hơi
748
31,0
72
47
Phân xưởng lưu hoá
748
28,0
74
31
Phân xưởng nhựa
748
28,5
76
51
Từ các kết quả đo ta thấy rằng các chỉ tiêu về nhiệt độ, độ ẩm trong hầu khắp mặt bằng gần như nhau chỉ có nhiệt độ tại khu vực nồi hơi cao hơn một chút (song vẫn nằm trong giới hạn cho phép). Điều đó chứng tỏ mức độ thông thoáng rất tốt.
3.3.6. Chất thải và các yếu tố tác động khác trong khu vực công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng
3.3.6.1. Chất thải
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, tại công ty có chất thải ở tất cả các dạng rắn, lỏng, khí:
Chất thải rắn: Bao gồm các mẩu vải mành, vải bạt có tráng cao su, cao su chết, sản phẩm hỏng (do không đảm bảo chất lượng),….
Chất thải khí: Khí thải do than đốt nồi hơi tạo thành, khí thoát ra trong quá trình lưu hoá gồm: SO2, CO2, H2S, CO, các olephin, paraphin,….Ngoài ra còn các loại bụi do nguyên liệu dạng bột trong quá trình vận chuyển và sản xuất bay lên, bụi than, xỉ đun nồi hơi,….
Chất thải lỏng: Chỉ có nước thải sản xuất là nước làm mát thiết bị, nước thải sinh hoạt ,….Như kết quả phân tích ở phần trên, nguồn nước này bị ô nhiễm không đáng kể.
Tất cả các chất thải này ít nhiều gây tác động đến môi trường đất, nước và không khí trong khu vực. Tuy nhiên mức độ không nhiều như kết quả phân tích môi trường đất, nước và không khí ở các mục trên đã chỉ rõ. Mặt khác, khi chúng tôi tiến hành kiểm tra tại công ty thì thấy rằng vệ sinh công nghiệp ở đây thực hiện rất tốt, không có rác thải vung vãi, nguyên nhiên liệu cũng như nguyên vật liệu và sản phẩm được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp.
3.3.6.2. Các yếu tố tác động khác
Do vị trí địa lí của công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng là nằm xa khu dân cư đông đúc, xa trường học, xa đường giao thông chính. Quanh vùng không có khu du lịch, danh lam thắng cảnh vì vậy sự hoạt động của công ty không có ảnh hưởng tới cảnh quan du lịch, di tích lịch sử, giao thông công cộng, cũng như sức khoẻ cộng đồng. Các số liệu điều tra về tình hình sức khoẻ của anh chị em cán bộ, công nhân viên trong nhiều năm qua cũng như của nhân dân địa phương quanh vùng cũng đã chứng minh điều đó. Mặt khác, sự tồn tại và hoạt động có hiệu quả của công ty đã tạo công ăn việc làm ổn định đời sống cho hàng trăm lao động tại địa phương và có những đóng góp đáng kể cho nề kinh tế cho thành phố nói riêng và cả nước nói chung.
Chương 4
Những phương án nhằm giảm thiểu hơn nữa nhũng tác động đến môi trường do sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Cao su – Nhựa Hải Phòng
Như trên đã trình bày, mặc dù những chỉ tiêu mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát đều nằm dưới giới hạn cho phép. Nhưng trong quá trình sản xuất và kinh doanh của công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng vẫn có những ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, đặc biệt là sự tác động đến môi trường không khí, môi trường nước vì vậy công ty phải thực hiện những giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường như trình bày dưới đây.
4.1. Giải pháp cho môi trường không khí
Môi trường không khí ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người, mặc dù từ kết quả ta thấy đều nằm trong giới hạn cho phép (TCVN 5937-1995), nhưng nó vẫn ảnh hưởng tới sức khoẻ công nhân viên trong công ti cũng như đối với khu vực dân cư xung quanh nhà máy.
Chính vì vậy để giảm hàm lượng các khí độc xuống thấp hơn nữa, công ty nếu có thể trang bị thêm hệ thống xử lí khí nhất là đối với phân xưởng cán trộn, nồi hơi và phân xưởng lưu hoá, vì ở các vị trí này hàm lượng khí độc cao hơn so với các vị trí khác.
Về độ bụi trong công ti tuy dưới mức cho phép, song ở những bộ phân như phân xưởng cán trộn, nồi hơi phân xưởng lưu hoá, phân xưởng nhựa độ bụi tương đối cao, đặc biệt là phân xưởng cán trộn nên nó vẫn ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân viên trong công ti và dân cư xung quanh vùng. Vì vậy đối với khu vực cán trộn nên trang bị lại hệ thống hút lọc bụi hiện đang sử dụng.
4.2. Giải pháp cho vấn đề nước thải
Do nhà máy đóng bên sông Tam Bạc và nước thải của công ty đổ ra sông vì vậy để giảm bớt sự ô nhiễm đến môi trường nước, công ty cần cải tiến hệ thống xử lí để giảm bớt chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng và lượng Ecoli trong nước thải (vì Ecoli trong nước thải gần bằng giới hạn cho phép). Tuy các chỉ tiêu đều thấp hơn giới hạn ở cột A (theo TCVN 5945-1995) nhưng với lượng nước thải nhiều cũng gây ảnh hưởng đến môi trường nước.
4.3. Giải pháp cho vấn đề giảm độ ồn và các chỉ tiêu vi khí hậu
Đối với các xí nghiệp sản xuất kinh doanh thì việc giảm độ ồn và các chỉ tiêu vi khí hậu trong phân xưởng là một việc làm rất cần thiết.
Tuy độ ồn nằm dưới TCVN, ở khu vực phân xưởng cán trộn sát TCVN, song để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động tại phân xưởng này công ty cần sớm có giải pháp nhằm giảm thiểu độ ồn tại đây như căn chỉnh lại máy cán ( nếu chưa có điều kiện đổi mới).
Trong bộ phận sản xuất dây curoa, bộ phận sản xuất xăm cần phải bố trí thêm quạt thông gió và tăng thêm hệ thống đèn chiếu sáng, nhất là hệ thống chiêú sáng vào những ngày thời tiết xấu (vì ánh sáng còn yếu và thông thoáng còn kém nơi đây). Có như vậy mới đảm bảo cho việc sản xuất đảm bảo chất lượng cả trong những ngày mùa hè và những ngày thời tiết xấu.
4.4. Giải pháp cho việc xử lí cao su phế thải
Việc xử lí phế thải trong công ty là việc rất cần thiết vì có thể tận dụng vào việc sản xuất vật liệu khác, nhưng quan trọng hơn là giảm được sự ô nhiễm môi trường. Hiện tại công ty đã đưa vào hoạt động bộ phận xử lí phế thải cao su, tận dụng các loại cao su phế thải trong sản xuất các loại sản phẩm có yêu cầu tính năng cơ lí không cao như các loại thảm trải sân chơi thể thao, sàn tàu xe….
4.5. Củng cố hệ thống cây xanh trong toàn mặt bằng công ty
Trồng cây xanh là một trong những biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường, môi sinh, vì nó không những có tác dụng cản gió, làm giảm được lượng bụi mà cây xanh còn có khả ăng hấp thụ CO2 và một số khí độc khác, đồng thời nhả O2 cho môi trường. Mặt khác cây xanh còn hấp thụ bớt cái nóng gay gắt của mùa hè, che bóng mát, điều hoà nhiệt độ và không khí. Vì thế, mặc dù công ty đã có hệ thống cây xanh che bóng mát, nhưng chúng tôi thấy rằng công ty cần phải bổ sung thêm. Thực hiện trồng cây xanh không những đóng góp tích cực vào vấn đề bảo vệ môi trường mà còn tô đẹp thêm cho cảnh quan công ty và khu vực.
Kết Luận
Từ thực tế sản xuất và kinh doanh của công ty trong những năm qua và kết quả phân tích về thành phần đất, nước, các thành phần khí độc, độ ồn, độ bụi và chỉ tiêu vi khí hậu tại địa điểm hoạt động của công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng, kết hợp với tình hình kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng nơi đây cho thấy rằng:
Quá trình sản xuất và kinh doanh của công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng hiện tại không gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường đất, nước, không khí và độ ồn ở khu vực.
Sự hiện diện và hoạt động của công ty tại đây không ảnh hưởng tới cảnh quan du lịch, di tích lịch sử, giao thông công cộng, cũng như sức khoẻ cộng đồng trong khu vực.
Công ty đã chú ý thực hiện nghiêm túc các yêu cầu giải quyết về mặt môi trường tại cơ sở sản xuất : cải tạo tu sửa hệ thống thoát nước, trang bị một số thiết bị, phương tiện phòng cháy, chữa cháy trong công ty, tu sửa các bồn hoa và trồng cây xanh.
Hầu hết các chỉ tiêu khảo sát về hiện trạng môi trường trong phạm vi hoạt động của công ty đều nằm trong phạm vi cho phép về vệ sinh công cộng cũng như vệ sinh môi trường tại cơ sở sản xuất.
Hiện tại công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng đã đưa vào hoạt động bộ phận xử lí phế thải cao su, tận dụng các cao su phế phẩm để sản xuất các loại sản phẩm có tính năng cơ lí không cao như các loại thảm trải sân chơi thể thao, sàn tàu xe,….
Tuy nhiên để bảo vệ môi trường, trong thời gian tới đây công ty vẫn cần tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường như đã nêu ở mục trên. Thông qua đó để hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực đến môi trường, đảm bảo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Tạo điều kiện ổn định sản xuất, tăng năng suất lao động, cũng như giữ gìn môi sinh trong khu vực và cho cả cộng đồng.
Tài liệu tham khảo
Phạm Văn Thưởng, Đặng Đình Bạch(1999), Cơ sở hoá học môi trường, Nxb KH&KT.
Cục bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2005.
Văn phòng bảo vệ tầng Ôzôn và biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường - Vụ hợp tác quốc tế, Giới thiệu chung về bảo vệ tầng Ôzôn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục bảo vệ Môi trường, Nghiên cứu xu hướng biến động tầng Ôzôn khí quyển ở Việt Nam nhằm phục vụ phát triển bền vững; Khoa học và Tổ quốc, số 9 ngày 5 tháng 5 năm 2004.
Tin tức sự kiện môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Lỗ thủng Ôzôn ở nam cực nghiêm trọng hơn ở bắc cực.
Hoàng Hà - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hiệu ứng nhà kính và tác động của nó tới Môi trường.
Phùng Tiến Đạt, Trần Thị Bính, Hoá kỹ thuật đai cương, NXB Đại học sư phạm 2004.
Trần Thị Bính, Phùng Tiến Đạt, Lê Viết Phùng, Phạm Văn Thưởng, Hoá công nghệ và Môi trường, NXB Giáo dục năm 1999.
Hoàng Nhâm, Hóa vô cơ tập 1, NXB Giáo dục năm 1999.
Quỹ môi trường toàn cầu
Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam
Luật bảo vệ môiI trường, NXB Chính trị quốc gia Hà NôI 1994.
Ngô Phú Trù, Kĩ thuật chế biến và gia công cao su, NXB Đại học Bách khoa Hà Nội.
Nguyễn Văn Hải, Thí nghiệm Hóa học môi trường, Bộ môn hóa công nghệ & Môi trường - Khoa hoá học - Trường đại học sư phạm Hà Nội.
Trần Thị Bính, Phùng Tiến Đạt, Nguyễn Kim Vinh, Thực hành Hóa kĩ thuật và Hóa nông học, NXB Giáo dục 1990.
Lê Văn khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Lài Văn Tranh, Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng, NXB Giáo dục 1996.
Mai Thu Hương, Luận văn tốt nghiệp ĐHSPHN năm 2001.
Dương Trọng Hùng, Luận văn tốt nghiệp ĐHSPHN năm 2000.
Lê Thị Hoài Thu, Luận văn tốt nghiệp ĐHSPHN năm 2002.
Nguyễn Hữu Đĩnh, Đỗ Đình Rãng, Hóa học hữu cơ 1, NXB Giáo dục 2003.
TCVN - 1995.
Lời cảm ơn
Luận văn này được hoàn thành tại phòng Công nghệ Vật liệu Polyme viện Hóa học viện KH & CN Việt Nam, dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Đỗ Quang Kháng, TH.S Nguyễn Tiến Dũng.
Nhân dịp này, em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất đến PGS.TS Đỗ Quang Kháng, TH.S Nguyễn Tiến Dũng cùng toàn thể cán bộ phòng Công nghệ Vật liệu Polyme, phòng phân tích ứng dụng Viện Hóa học, phòng phân tích chất lượng môi trường thuộc Viện Công nghệ & MôI trường Viện KH & CN Việt Nam,phòng thí nghiệm Vi sinh môI trường Viện công nghệ sinh học Viện KH & CN Việt Nam và các thầy, cô giáo bộ môn Hóa Công nghệ và MôI trường – Khoa Hóa học – Trường đại học sư phạm Hà Nội 2, xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cao su – Nhựa Hải Phòng và các phòng ban khác đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 05 năm 2008
Phạm Thị Nguyệt Minh
Mục lục
Chương 1: môi trường, vấn đề ô nhiễm môi trường và phương pháp xử lí
Tổng quan về môi trường
Khái niệm môi trường
Sự ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường đất
Sự suy giảm tầng ozon
Hiệu ứng nhà kính
Đa dạng sinh học
ảnh hưởng của sản xuất công nghiệp đến môi trường và phương pháp xử lí
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường
Các hợp chất của lưu huỳnh
Các hợp chất của cacbon
Các hợp chất của nitơ
Các loại bụi
Chất thải rắn
Các phương pháp xử lí chất thải
Xử lí khí thải
Xử lí nước thải
Xử lí phế thải rắn
Giáo dục môi trường
Các chiếm lược về bảo vệ môi trường
Các chiến lược toàn cầu về bảo vệ môi trường
Giáo dục môi trường
Chương 2: ảnh hưởng của quá trình gia công sản phẩm cao su đến môi trường
2.1. Cấu tạo và tính chất vật lí của cao su thiên nhiên
2.1.1. Cấu tạo
2.1.2. Tính chất vật lí
2.2. Cao su tổng hợp
2.3. Các chất phối hợp cho cao su
2.3.1. Chất lưu hóa và xúc tiến lưu hóa
2.3.2. Các chất độn và các chất phụ gia khác
2.4. Các chất sinh ra từ các chất lưu hóa và xúc tiến lưu hóa trong quá trình gia công cao su
2.5. Các chất sinh ra từ các chất độn và các phụ gia khác
Chương 3: Phương pháp phân tích và những kết quả thẩm định môi trường tại cơ sở sản xuất công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng
3.1. Những nhận xét, đánh giá về khả năng gây ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất tại công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng
3.2. Phương pháp phân tích
3.2.1. Phương pháp phân tích môi trường đất
3.2.2. Phương pháp phân tích môi trường nước
3.2.3. Phương pháp phân tích môi trường không khí
3.3. Kết quả thực nghiệm và đánh giá tác động môi trường tại cơ sở sản xuất công tycổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng
3.3.1. Kết quả phân tích đất và đánh giá tác động môi trường đất tại địa điểm thực hiên của công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng
3.3.2. Kết quả phân tích nước và đánh giá tác động môi trường tại địa điểm thực hiện của công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng
3.3.2.1. Thành phần một số tác nhân gây ô nhiễm trong nước sinh hoạt tại công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng
3.3.2.2. Thành phần nước thải trong khu vực công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng
3.3.3. Chất lượng không khí tại khu vực thực hiện của công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng
3.3.4. Độ ồn tại khu vực sản xuất của công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng
3.3.5. Các chỉ tiêu vi khí hậu trong khu vực công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng
3.3.6. Chất thải và các yếu tố khác trong khu vực công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng
3.3.6.1. Chất thải
3.3.6.2. Các yếu tố tác động khác
Chương 4: Những phương án nhằm giảm thiểu hơn nữa những tác động đến môi trường do sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng
4.1. Giải pháp cho môi trường không khí
4.2. Giải pháp cho vấn đề nước thải
4.3. Giải pháp cho vấn đề giảm độ ồn và các chỉ tiêu vi khí hậu
4.4. Giải pháp cho việc xử lí cao su phế thải
4.5. Củng cố hệ thống cây xanh trong toàn mặt bằng công ty
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28924.doc