Năm 1992, William Rees cho xuất bản ấn phẩm chuyên ngành đầu tiên đề cập đến khái niệm dấu chân sinh thái nhưng dưới tên gọi khác là “khả năng tải hợp lí” - appropriated carrying capacity [3]. Sau này, Rees đổi tên thuật ngữ thành “dấu chân sinh thái”, lấy cảm hứng từ việc một kĩ sư tin học đã gọi chiếc máy tính cá nhân của anh ta là “dấu chân nhỏ trên bàn làm việc”. Dưới sự hướng dẫn của Rees, Mathis Wackernagel (Đại học British Columbia, Canada) trong luận văn tiến sĩ của mình đã xây dựng được công thức tính toán dấu chân sinh thái [3]. Vào đầu năm 1996, Wackernagel và Rees đã xuất bản cuốn “Our Ecological Footprint: Reducing Human Impact on the Earth” [3]. Sách giới thiệu “dấu chân sinh thái” như là một phương pháp mới để đánh giá tác động của con người lên Trái Đất đồng thời là một công cụ hữu dụng trong việc đo lường và hiện thực hoá nhu cầu về tài nguyên của từng hộ gia đình, cộng đồng, khu vực và các quốc gia.
Rees (1994) định nghĩa khái niệm dấu chân sinh thái như sau: "Dấu chân sinh thái là diện tích tương ứng các hệ sinh thái thủy sinh và trên cạn cần thiết để tái tạo các nguồn tài nguyên và đồng hóa các chất thải được sử dụng và thải ra bởi một cộng đồng dân cư xác định với mức sống vật chất nhất định, bất kể diện tích đó ở đâu trên Trái đất"[2].
Nói cách khác, dấu chân sinh thái được tính bằng diện tích cần thiết để cung ứng cho con người các dịch vụ sản xuất lương thực, đồng cỏ chăn nuôi và mặt nước cung cấp thủy sản, lâm sản, đất xây dựng và diện tích rừng để hấp thụ chất thải (CO2) do con người thải ra liên quan đến sản xuất năng lượng.
Như vậy, dấu chân sinh thái là một phép đo ẩn dụ mức độ tác động của con người lên hệ sinh thái, đánh giá tính bền vững sinh thái của các hoạt động phát triển, giúp định hướng cho những thay đổi vì sự phát triển bền vững.
116 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1887 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu một số tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái và khả năng áp dụng trong điều kiện Việt Nam nghiên cứu điển hình tại khu đô thị mới Linh Đàm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác vấn đề vừa nêu trên nảy sinh vì tiêu chí của một đô thị sinh thái khắt khe hơn rất nhiều so với một đô thị kiểu mẫu hay một đô thị thân thiện với môi trường.
7. Việc đánh giá một đô thị theo hướng đô thị sinh thái ở Việt Nam hiện tại gặp rất nhiều khó khăn và bất cập. Khó khăn trước hết là khó khăn về cơ sở dữ liệu; thứ hai, chưa có một quy chuẩn nào cho một đô thị sinh thái, do đó, chưa có một định hướng nào cho các dự án theo hướng đô thị sinh thái. Cụm từ “sinh thái” do đó thường được gắn vào đằng sau các khu đô thị như một thương hiệu nhiều hơn là thực chất.
Kiến nghị
Các giải pháp trước mắt có thể thực hiện được để thành phố trở lên sinh thái hơn:
1. Tăng cường công tác quản lý môi trường và năng lực quản lý ở các cấp và đặc biệt nâng cao vai trò của quy hoạch. Tăng cường vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý môi trường.
2. Tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng môi trường, xử lý chất thải theo hướng sinh thái, tăng tái chế, tái sử dụng.
3. Khuyến khích biện pháp thành phần để xây dựng đô thị sinh thái như phát triển nông nghiệp đô thị, các sản phẩm thân thiện với môi trường và sử dụng các nguồn năng lượng vô tận thay thế nhiên liệu hóa thạch, khuyến khích giao thông sinh thái…
Các giải pháp lâu dài:
4. Nâng cấp từ khu đô thị kiểu mẫu lên khu đô thị sinh thái, có văn bản hướng dẫn thực hiện xây dựng khu đô thị sinh thái.
5. Trong các tiêu chí xây dựng đô thị sinh thái, vấn đế quản lý môi trường, các vấn đề xã hội và các công cụ hỗ trợ đánh giá cần được quan tâm.
Khóa luận đã bước đầu tiếp cận với mô hình đô thị sinh thái và các tiêu chí đánh giá một đô thị sinh thái. Trong khi xem xét tất cả các khía cạnh của phát triển, hệ thống đánh giá tập chung vào khía cạnh môi trường và năng lực quản lý. Hệ thống cũng có thể được chia ra làm ba bộ để thuận tiện cho việc đánh giá một đô thị: Các tiêu chí về các chương trình hành động cấp địa phương đánh giá khả năng của địa phương trong việc giải quyết các vấn đề môi trường, các tiêu chí về quản lý môi trường và cuối cùng là các tiêu chí về chất lượng môi trường. Tác giả hi vọng đây là một trong những cơ sở cho các bước tiếp theo để xây dựng khu đô thị Linh Đàm cũng như các đô thị ở Việt Nam thành những đô thị sinh thái.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ tài nguyên môi trường (2004), Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam 2004 - “Chất thải rắn”, Hà Nội.
2. Bộ tài nguyên môi trường (2007), Báo cáo môi trường quốc gia 2007- Môi trường không khí đô thị Việt Nam, Hà Nội.
3. Bộ Xây Dựng (2005), Thông tư 20/2005/TT-BXD “Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị”, Hà Nội.
4. Phan Thị Hương Linh (2008), Đánh giá tính hợp lý về môi trường của khu đô thị mới Linh Đàm trong quá trình đô thị hóa Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên.
5. Ngô Hoàng Long (2006), Hiện trạng rác thải sinh hoạt tại khu đô thị mới Linh Đàm và Trung Hòa Nhân Chính, Khóa luận tốt nghiệp 2006, ĐH KHTN.
6. Hàn Tất Ngạn (1996), Kiến trúc cảnh quan đô thị. NXB Xây Dựng, tr 168.
7. Phòng phân tích chất lượng môi trường, Viện Công nghệ Môi trường (2008), Đánh giá hiện trạng và xây dựng kế hoạch hành động BVMT quận Hoàng Mai đến năm 2015, Hà Nội.
8. UBND thành phố Hà Nội (2000), Quyết định 04/2000/QĐ-UB “Về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm, tỉ lệ 1:500 (Khu 106,09 Ha - Địa điểm: Xã Đại Kim - Xã Hoàng Liệt, huyện Thanh Trì, Hà nội), Hà Nội.
9. UBND thành phố Hà Nội (2000), Quyết định : 05/2000//QĐ-UB “Ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo Quy hoạch chi tiết Khu dịch vụ tổng hợp nhà ở Hồ Linh Đàm Tỷ lệ:1/500 (Khu 160,09ha - Địa điểm: Xã Đại Kim, Xã Hoàng Liệt - Huyện Thanh Trì),. Hà Nội.
10. Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp (2007), Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp xe máy, Bộ Công Nghiệp, Hà Nội.
11. Dang Thi Sy, Tran Duc Vien, Nguyen Vinh Quang, Environment and food safety in peri-urban Hanoi, EU 5th Framework INCO2 funded research project, contract no.: ICA4-CT-2002-10025, Centre for Agricultural Research and Ecological Studies (CARES) , Hanoi Agricultural University.
12. Institute of geography (2006), Present status of Hanoi water environment, Vietnamese Academy of Science & Technology, Hanoi.
13. Jay Withgott, Scott Brennan (1998), The science behind the stories, Pearson benjamin cummings.
14. Sebastian Moffat (1998), the Sheltair Group Inc. Creating an eco-city: Methods and principles, Vancouver, Canada.
15. Urban Ecology Australia.
16. GS.TSKH Lê Huy Bá, Xây dựng đô thị sinh thái.
17. The Ecopolis Development Principles
18. Characteristics of Ecocities
19. The San Francisco Ecocity Declaration
20. Ecological Cities
21. Southeast False Creek & Olympic Village
22. City of Vancouver, policy report Building and Development
23. Christie Walk EcoCity Project
24. Christie Walk.
25. Inner City Residential Energy Performance
26. Smart Energy Zones, Case Study, Dong Tan China.
27. The World’s First Carbon Neutral Sustainable City
28. Dongtan Eco-City, Shanghai.
29. Buildings Dongtan, near Shanghai, China “The world's first carbon neutral sustainable city”.
30. Sustainable City Race, Part 3: Dongtan.
31. LEED Rating Systems.
32. LEED 2009 for new construction and major renovations.
33. LEED 2009 for existing building, operations and mantainances.
34. LEED Canada, Green building rating system for new constructions and major renovations.
35. Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
36. Hiện trạng không gian xanh đô thị thành phố Hà Nội
37. Hanoi ‘s committee Asian Development bank – ADB, World Resources Institude – WRI, Partnership for sustainable urban transport in Asia Hanoi city, Vietnam.
38. Marina Alberti, Measuring urban sustainability, Center for Conservation Biology, Stanford University.
Phụ lục 1: Thông tư 10/2008/TT-BXD
Bộ xây dựng
___________
Số: 10/2008/TT-BXD
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________________________
Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2008
THÔNG TƯ
Hướng dẫn về việc đánh giá,
công nhận Khu đô thị mới kiểu mẫu
_________________________________
Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Khu đô thị mới;
Căn cứ Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ về Quản lý kiến trúc đô thị;
Căn cứ nhu cầu thực tế phát triển khu đô thị mới ở nước ta hiện nay. Nhằm xây dựng, nhân rộng mô hình khu đô thị mới chất lượng cao, kiểu mẫu ra phạm vi cả nước, Bộ Xây dựng hướng dẫn việc đánh giá, công nhận Khu đô thị mới kiểu mẫu như sau:
I . Quy định chung
1. Thông tư này hướng dẫn điều kiện, tiêu chí, trình tự thủ tục, lập hồ sơ, thẩm định, công nhận Khu đô thị mới kiểu mẫu trên phạm vi cả nước.
2. Khu đô thị mới kiểu mẫu là khu đô thị mới được cơ quan có thẩm quyền công nhận đạt được các tiêu chí tại mục III và các quy định liên quan khác của thông tư này.
3. Đối tượng áp dụng bao gồm: Uỷ ban nhân dân các cấp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng, quản lý các khu đô thị mới.
II. Điều kiện được xem xét công nhận
1. Diện tích khu đô thị mới phải từ 50 ha trở lên, nếu khu vực cải tạo đô thị hiện tại thì có thể nhỏ hơn nhưng không nhỏ hơn 20 ha.
2. Quy mô dân số hoặc số lượng căn hộ thuộc khu đô thị từ 5.000 người trở lên hoặc tương đương khoảng 1.000 căn hộ, hộ gia đình các loại, có diện tích sử dụng lớn, trung bình và nhỏ, được tính cho các nhà chung cư cao tầng, thấp tầng, các loại biệt thự, nhà ở phân lô đất theo quy hoạch chi tiết.
3. Vị trí khu đô thị mới phù hợp với quy hoạch xây dựng.
III. Tiêu chí đánh giá Khu đô thị mới kiểu mẫu
1. Sự hình thành khu đô thị tuân thủ pháp luật
a) Có chủ trương, chính sách và các văn bản mang nội dung liên quan đến cơ sở pháp lý để hình thành khu đô thị mới.
b) Quá trình hình thành, xây dựng khu đô thị mới tuân thủ pháp luật về xây dựng.
c) Phù hợp quy hoạch xây dựng chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hạ tầng xã hội đầy đủ
a) Yêu cầu xây dựng hạ tầng kỹ thuật với tỷ lệ lấp đầy theo quy hoạch tính theo diện tích lớn hơn 70%, đối với khu vực dân cư đạt 100 %. Đã xây dựng đồng bộ, đúng theo quy hoạch xây dựng, sẵn sàng đấu nối cho các công trình xây dựng. Đảm bảo sự tiếp cận sử dụng các công trình hạ tầng công cộng, dịch vụ chung đối với người khuyết tật. Đảm bảo hệ thống phòng cháy chữa cháy chung của khu đô thị và riêng đối với công trình.
b) Tỷ lệ đất giao thông, chỗ để xe tính theo người, độ rộng vỉa hè phù hợp quy chuẩn quy hoạch xây dựng. Khoảng cách tiếp cận với các phương tiện giao thông công cộng từ nơi ở, làm việc không quá 500 m.
c) Tiêu chuẩn cấp nước từ 150 lít/người/ngày trở lên. Chất lượng nước phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam. áp lực nước trong hệ thống đường ống tại điểm bất lợi nhất phải đạt tối thiểu là 10 m cột nước (áp lực tương đương 1atm). Đảm bảo liên tục 24/24 h.
d) Đảm bảo khả năng tiêu thoát nước bề mặt. Có hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, khác (y tế, công nghiệp…).
e) Tỷ lệ cây xanh công cộng từ 7 m2/người trở lên. Đảm bảo sự phù hợp về cây xanh chức năng, cây xanh đường phố; đảm bảo mỹ quan.
g) Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom đạt 100%, có phân loại tại nguồn, xử lý thu gom rác độc hại. Phương tiện vận chuyển đúng tiêu chuẩn môi trường; đảm bảo đường phố luôn luôn sạch, đẹp.
h) Cấp điện liên tục, điện áp ổn định.
i) Chiếu sáng đủ 100% tại khu vực dân cư và khu vực công cộng đảm bảo độ rọi theo tiêu chuẩn, tạo cảnh quan đẹp, tiết kiệm, an toàn.
k) Quảng cáo ngoài trời đúng quy định về vị trí, độ lớn, màu sắc, nội dung quảng cáo lành mạnh.
l) Thông tin liên lạc (truyền hình cáp, điện thoại, internet ...) đầy đủ, đáp ứng yêu cầu cuộc sống đô thị hiện đại.
m) Về hạ tầng xã hội: các công trình như hành chính, thương mại, dịch vụ, trường học các cấp, bệnh viện, nhà văn hoá, các công trình thể thao phù hợp đúng theo quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn về số lượng, quy mô diện tích.
3. Xây dựng các công trình kiến trúc phù hợp quy hoạch, hài hoà cảnh quan
a) Các công trình kiến trúc tại khu khu đô thị mới khi xây dựng phù hợp với quy hoạch chi tiết được phê duyệt hoặc theo chấp thuận của cấp có thẩm quyền về cốt nền, chiều cao, mật độ, khoảng lùi.
b) Các công trình đã xây dựng có tính thống nhất và hài hoà, trật tự.
c) Mức độ hoàn thiện mặt ngoài nhà tốt, hài hoà với không gian kề cạnh, phù hợp thiết kế đô thị hoặc Quy chế quản lý kiến trúc đô thị tại khu vực. Công trình kiến trúc phù hợp với điều kiện khí hậu; khai thác tốt đặc điểm tự nhiên của vùng, miền.
d) Mức độ phủ đầy các công trình kiến trúc theo quy hoạch là 70% trở lên.
e) áp dụng phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
g) Có các giải pháp nhằm tiết kiệm tài nguyên, năng lượng; tận dụng năng lượng tự nhiên và bảo vệ môi trường.
4. Quản lý xây dựng và bảo trì công trình
a) Quản lý hoạt động xây dựng đúng quy định hiện hành về đầu tư, chất lượng công trình, an toàn lao động, vệ sinh môi trường khi xây dựng. Có chứng nhận phù hợp chất lượng đối với những công trình phải có theo quy định pháp luật, có nghiệm thu chất lượng công trình trước khi giao cho người mua sử dụng.
b) Có kiểm soát việc thực hiện chế độ bảo trì theo định kỳ và thường xuyên theo quy định đối với công trình hạ tầng kỹ thuật chung toàn khu và các công trình khác theo quy định.
5. Môi trường văn hoá đô thị lành mạnh, thân thiện
a) Có xây dựng chế độ người dân tự quản;
b) Không có tệ nạn xã hội.
c) Nếp sống đô thị văn minh trật tự.
d) Quan hệ cộng đồng thân thiện.
6. Quản lý, khai thác sử dụng khu đô thị mới vì lợi ích công cộng, xã hội
a) Có Cơ quan quản lý khu đô thị mới (Ban quản lý) được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc quản lý khu đô thị mới theo chức năng.
b) Có lực lượng bảo vệ đủ số lượng cần thiết và chuyên môn; có biện pháp an ninh chung, đảm bảo an toàn cho con người khi có cháy nổ; có phương tiện cấp cứu khi có sự cố xảy ra.
c) Có quy định giá dịch vụ cho từng loại đối tượng, có mức sử dụng tiện nghi khác nhau; quy định mức thu các loại phí dịch vụ công cộng tối thiểu như: thu gom rác, bảo vệ, gửi xe máy, xe đạp.
IV. trình tự lập hồ sơ, đánh giá đề nghị công nhận Khu đô thị mới kiểu mẫu
1. Bước 1:
Cơ quan quản lý khu đô thị mới lập hồ sơ đề nghị công nhận Khu đô thị mới kiểu mẫu trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đánh giá chất lượng khu đô thị mới. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ trình gửi UBND cấp tỉnh của cơ quan quản lý khu đô thị mới đề nghị công nhận Khu đô thị mới kiểu mẫu.
b) Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện theo các tiêu chí trên của các khu đô thị đề nghị công nhận Khu đô thị mới kiểu mẫu do cơ quan quản lý khu đô thị mới đó lập.
c) Văn bản xác nhận của UBND cấp huyện, cấp xã tại khu đô thị mới xin công nhận khu đô thị kiểu mẫu.
d) Bản vẽ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và phần thuyết minh, phần mô tả đặc điểm khu đô thị, phim ghi hình thực tế bằng đĩa CD, các ảnh chụp minh hoạ kèm theo.
2. Bước 2:
Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ đề nghị công nhận Khu đô thị mới kiểu mẫu quy định tại bước 1, UBND cấp tỉnh thực hiện:
a) Điều tra xã hội đối với người dân sống tại khu đô thị (theo mẫu phiếu điều tra ban hành kèm Thông tư):
- Thành lập tổ điều tra xã hội, thành phần bao gồm: đại diện UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tại địa bàn khu đô thị mới.
- Số lượng phiếu điều tra gửi tới các hộ gia đình, chủ công trình, không nhỏ hơn 70% tổng số hộ dân cư đang sinh sống, làm việc tại khu đô thị. Trước khi trình lên cấp trên xem xét, công nhận khu đô thị mới kiểu mẫu, Tổ điều tra lấy ý kiến có trách nhiệm làm báo cáo ghi rõ tỷ lệ cụ thể từng vấn đề được hỏi và được chứng thực của UBND các cấp đang quản lý khu đô thị vào văn bản tổng hợp.
- Lưu phiếu điều tra tại cơ quan quản lý khu đô thị mới.
b) Đánh giá đề nghị công nhận Khu đô thị mới kiểu mẫu:
- Thành lập Hội đồng đánh giá khu đô thị mới, thành phần bao gồm các thành viên đại diện các sở liên quan về chuyên môn như: Quy hoạch - Kiến trúc (đối với Hà Nội, TP Hồ Chí Minh), Xây dựng, Giao thông, Tài nguyên - Môi trường, Văn hoá - Thông tin, đại diện các Hội nghề nghiệp: Hội Kiến trúc sư, Hội Quy hoạch, Hội Xây dựng cấp tỉnh và thành viên Hiệp hội các Đô thị Việt Nam tại địa phương, đại diện chính quyền cấp xã, cấp huyện tại khu đô thị mới.
- Căn cứ hồ sơ, báo cáo, kết quả điều tra của Tổ điều tra, Hội đồng họp đánh giá, cho điểm phân loại chất lượng khu đô thị mới theo thang điểm sau:
+ Thực hiện tốt, đầy đủ các nội dung trong mỗi tiêu chí tại mục III thì được cho điểm tối đa là 15 điểm. Nếu thực hiện chưa tốt, không đầy đủ các nội dung theo các tiêu chí thì tuỳ theo mức độ mà cho điểm thấp hơn, nhưng điểm cho mỗi tiêu chí phải đạt tối thiểu là 8/15 điểm.
+ Điểm tối đa cho sự hài lòng của dân cư thông qua phiếu điều tra xã hội là 10 điểm nếu có 100% dân cư hài lòng trên tổng số phiếu điều tra nhận được về đô thị họ đang sống, mức thấp hơn được tính cho 10% tương đương 1 điểm.
Tổng số điểm của 6 tiêu chí và điểm hài lòng của dân cư thông qua phiếu điều tra xã hội nếu đạt từ 80 điểm trở lên là đủ tiêu chuẩn xét Khu đô thị mới kiểu mẫu để UBND cấp tỉnh trình Bộ Xây dựng xem xét công nhận.
3. Bước 3:
UBND cấp tỉnh trình Bộ Xây dựng hồ sơ xem xét công nhận Khu đô thị mới kiểu mẫu. Thành phần hồ sơ bao gồm:
a) Tờ trình UBND cấp tỉnh quản lý Khu đô thị mới lập gửi Bộ Xây dựng đề nghị công nhận Khu đô thị kiểu mẫu.
b) Hồ sơ đề nghị công nhận Khu đô thị mới kiểu mẫu bao gồm các thành phần ghi tại bước 1, số lượng 20 bộ.
c) Biên bản đánh giá, cho điểm của Hội đồng cấp tỉnh ghi tại điểm b bước 2.
d) Văn bản tổng hợp của Tổ điều tra xã hội đánh giá các mặt chất lượng sống của dân cư về khu đô thị mới có đủ chứng thực của UBND các cấp nơi đang quản lý khu đô thị.
V. Thẩm định và công nhận khu đô thị mới kiểu mẫu
Bộ Xây dựng quyết định thành lập Hội đồng thẩm định trên cơ sở Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch của Bộ Xây dựng và các thành viên khác liên quan để thẩm định hồ sơ xem xét, ra quyết định công nhận Khu đô thị mới kiểu mẫu.
Trước phiên họp thẩm định, Bộ Xây dựng tổ chức khảo sát thực tế tại khu đô thị mới được đề nghị công nhận khu đô thị mới kiểu mẫu, tổ khảo sát lập báo cáo trình Hội đồng làm căn cứ đánh giá công nhận.
Quyết định công nhận Khu đô thị kiểu mẫu có thời hạn hiệu lực 05 năm; trước khi hết thời gian hiệu lực 01 năm danh hiệu khu đô thị kiểu mẫu được cấp có thẩm quyền xem xét, đánh giá lại.
VI. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương gửi ý kiến về Bộ Xây dựng nghiên cứu, giải quyết.
Nơi nhận:
- Thủ tướng CP, các Phó Thủ tướng CP,
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc CP,
- HĐND, UBND các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương,
- VP Chủ tịch nước,
- VP Chính phủ,
- Văn phòng Quốc hội,
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể,
- Website Chính phủ,
- Sở XD các tỉnh, Thành phố trực thuộc TƯ
- Sở QHKT TP HN & TP HCM
- Cục KT văn bản Bộ Tư pháp
- Công báo
- Lưu: VP, KTQH, PC, HTKT.
Kt. Bộ trưởng
Thứ trưởng
Đã ký
Nguyễn Văn Liên
Phụ lục 2: Hệ thống đánh giá công trình mới của LEED, USA (lược dịch cách đánh giá cụ thể cho các tiêu chí)
Vị trí bền vững
þYếu tố tiên quyết 1: Có các hành động phòng chống ô nhiễm trong xây dựng
Mục tiêu: Giảm ô nhiễm từ những hoạt động xây dựng bằng việc kiểm soát xói mòn, trầm tích, kiểm soát ô nhiễm không khí.
Tài liệu: Có bản kế hoạch phòng chống ô nhiễm trong quá trình thực hiện dự án. Kế hoạch phải phù hợp với các văn bản pháp luật và phải đưa ra được cách đánh giá quá trình thực hiện.
- Có văn bản báo cáo thực hiện
¨ Credit 1 Lựa chọn vị chí
Mục tiêu: Chọn được một vị trí thích hợp và giảm thiểu tác động của sự án lên môi trường khu vực.
Yêu cầu:
- Văn bản pháp luật quy định việc lựa chọn vị trí xây dựng.
- Hiện trạng sử dụng đất khu vực trước khi có dự án.
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
¨ Credit 2 Mật độ phát triển và sự kết nối cộng đồng
Mục tiêu: Tạo ra sự cân bằng giữa phát triển với khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên và việc bảo vệ các hệ sinh thái.
Yêu cầu:
Mật độ phát triển: Được tính toán dựa trên mật độ phát triển của khu vực chứa dự án.
Sự kết nối cộng đồng: Khoảng cách đến các khu vực dân cư lân cận nằm trong khoảng 800 m.
- Nằm trong phạm vi nửa dặm tới ít nhất 10 dịch vụ cơ bản.
- Có khu vực dành cho người đi bộ ở giữa các tòa nhà, giữa các tòa nhà và khu vực dịch vụ.
Chú ý: Phải có ít nhất 8 dịch vụ cơ bản đang hoạt động, hai dịch vụ còn lại có thể được dự đoán sẽ phát triển, nhưng phải đảm bảo sẽ hoạt động trong vòng một năm sau dự án.
Một số dịch vụ cơ bản có thể lấy ví dụ như: Ngân hàng, cửa hàng tạp hóa, trạm cứu hỏa, trung tâm chăm sóc sắc đẹp, thư viện, dịch vụ y tế, nha khoa, cửa hàng thuốc, công viên, nhà hàng, trường học, bưu điện, siêu thị, bảo tàng, các trung tâm cho các hoạt động cộng đồng, phòng tập thể dục, nhà hát…
Độ gần được xác định bằng khoảng cách nửa dặm tình từ cổng tòa nhà tới dịch vụ đó.
Ưu tiên đặc biệt được dành cho việc phát triển khu vực đô thị với các dịch vụ được phát triển trong khu vực đi bộ.
¨ Credit 3 Tái thiết các khu vực bị ô nhiễm
Mục tiêu: Tái sinh lại các khu vực có các vấn đề môi trường và giảm áp lực lên các vùng chưa phát triển.
Yêu cầu:
- Tài liệu chính thống về hiện trạng môi trường khu vực trước xây dựng.
- Tài liệu liên quan đến quá trình lựa chọn vị trí.
- Tài liệu công nhận lợi ích về môi trường và kinh tế đạt được từ dự án..
¨ Credit 4.1 Các phương tiện giao thông thay thế - Sử dụng các
phương tiện công cộng
Mục tiêu: Giảm ô nhiễm và các tác động môi trường khác từ việc sử dụng các phương tiện có động cơ.
Yêu cầu
- Gần với ga xe điện: Các tòa nhà đều nằm trong khoảng cách 800 m đi bộ (tính từ cửa chính tòa nhà) tới các ga xe điện, ga tàu đang hoạt động hoặc sẽ đi vào hoạt động.
- Gần bến xe buýt: Các tòa nhà đều nằm trong khoảng cách 400 m đi bộ tới ít nhất một bến xe buýt.
¨ Credit 4.2 Các phương tiện giao thông thay thế - Có các biện
pháp khuyến khích xe đạp
Mục tiêu: Khuyến khích việc sử dụng xe đạp
Yêu cầu:
- Có nơi để xe đạp trong khoảng cách 200 yard (182 m) đến tòa nhà.
- Trong bản thiết kế có chỉ ra sự ưu tiên dành cho đường đi xe đạp và đường đi bộ.
¨ Credit 4.3 Các phương tiện giao thông thay thế - Các phương
tiện xả thải ít và sử dụng nhiên liệu hiệu quả
Mục tiêu: Khuyến khích sử dụng các phương tiện xả thải ít hoặc các phương tiện sử dụng nhiên liệu hiệu quả.
Yêu cầu:
- Có trạm nhiên liệu thay thế đủ cho ít nhất 3% xe trong khu vực.
- 3% người dân sử dụng các loại phương tiện hiệu quả (tính là cac loại phương tiện hiệu quả hoặc ô tô dùng chung).
- Có chế độ khuyến khích các loại phương tiện này, chẳng hạn như giảm chi phí gửi xe, có khu vực gửi xe ưu tiên cho các phương tiện này).
- Có tài liệu ước tính số lượng các phương tiện.
- Có tài liệu về biện pháp khuyến khích sử dụng các phương tiện hiệu quả.
- Trong bản quy hoạch và bản đồ khu vực, tô rõ các khu vực dành cho người đi bộ, nói rõ khoảng cách.
¨ Credit 4.4 Các phương tiện giao thông thay thế - Khả năng của
các khu vực đỗ xe
Mục tiêu: Hạn chế diện tích của khu vực đỗ xe, giảm thiểu các phương tiện cá nhân.
Yêu cầu:
- Bãi đỗ xe phải đủ đáp ứng nhu cầu của người dân, nhưng không vượt quá.
- Bãi đỗ xe có các chính sách ưu đãi cho xe đạp, các phương tiện hiệu quả, xe dùng chung, có khu vực dành cho người khuyết tật.
¨ Credit 5.1 Phát triển khu vực – Bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái
Mục tiêu: Bảo tồn các khu vực tự nhiên sẵn có, phục hồi các khu vực bị hủy hoại, tăng tính đa dạng sinh học.
Yêu cầu:
- Đối với khu vực “xanh”, tức là những khu vực môi trường tự nhiên còn tương đối nguyên vẹn, không làm xáo trộn các khu vực này nếu khoảng cách từ đó đến các tòa nhà là 1.200 m, đến các tuyến đường đi bộ, khu vực đỗ xe là 10 feet, đến các tuyến đường cơ bản là 450 m, đến các khu vực xây dựng bề mặt như khu trữ nước mưa, sân chơi là 762 m.
- Đối với các khu vực phát triển, tức là các khu vực trước đó đã chịu tác động mạnh mẽ của con người, phục hồi hoặc bảo vệ tối thiểu 50% khu vực này hoặc 20% tổng diện tích khu vực.
- Xây dựng dấu chân sinh thái.
- Khuyến khích sử dụng các loài sinh vật bản địa.
- Có bản đồ các khu vực mà hệ sinh thái còn tương đối nguyên vẹn và có biện pháp bảo vệ các khu vực này trong quy hoạch.
¨ Credit 5.2 Phát triển khu vực - Tối đa các khoảng không gian mở
Mục tiêu: Tăng tính đa dạng sinh học bằng việc tạo ra tỷ lệ không gian mở cao trong dấu chân sinh thái pháp triển ( được xác định bằng tổng khu vực dấu chân sinh thái xây dựng, đường, khu đỗ xe, tường bao…).
Yêu cầu:
Những khu vực yêu cầu có không gian mở bên trong: Giảm dấu chân sinh thái và tạo ra những mảng không gian xanh trong phạm vi khu vực vượt 25 % so với yêu cầu.
Những khu vực không yêu cầu không gian mở bên trong: tạo ra những mảng xanh cho khu vực đó tương đương với dấu chân sinh thái xây dựng.
Với những dự án thỏa mãn credit 2, cây xanh trên mái, lối cho người đi bộ được tính.
Tối thiểu 25% không gian mở phải được trồng cây.
Vùng đất ngập nước hoặc ao hồ hoặc đất dốc với tỷ lệ chiều cao: chiều dài ≤ ¼ và được trồng cây có thể được tính như không gian mở.
¨ Credit 6.1 Thiết kể sử dụng nước mưa - Quản lý về số lượng
Mục đích:
- Giảm tác động lên tài nguyên nước bằng việc giảm bê tông hóa bề mặt, tăng khả năng thấm nước ngay trong khu vực, loại bỏ ô nhiễm nước bề mặt.
- Thiết kế khu vực nhằm bảo vệ các dòng chảy tự nhiện, tăng khả năng lọc tự nhiên của rễ cây, bề mặt lát và giảm thiểu đến mức có thế bề mặt không thấm nước.
- Tái sử dụng nước mưa cho các mục đích như tưới tiêu, xối toilet…
Yêu cầu:
Trường hợp 1: Khu vực có 50% hoặc ít hơn không thấm nước
Có kế hoạch quản lý nước mưa, chiến lược hành động phải bao gồm sự ngăn cản sự thất thoát nước mưa quá mức, việc bảo vệ các dòng chảy chính và kiếm soát về số lượng nước mưa.
Trường hợp 2: Khu vực có nhiểu hơn 50% không thấm nước
Thực hiện kế hoạch quản lý nước mưa nhằm giảm đước 25% lượng nước chảy bề mặt.
¨ Credit 6.2 Thiết kế sử dụng nước mưa - Quản lý về chất lượng
Mục đích: Quản lý nước chảy bề mặt nhằm giảm thiểu và dần loại bỏ ô nhiễm nước tự nhiên.
Yêu cầu:
Thực hiện kế hoạch quản lý nước mưa nhằm làm giảm bề mặt không thấm nước, tăng khả năng lọc tự nhiên, giữ lại và xử lý 90% lượng mưa trung bình năm bằng những biện pháp hiệu quả.
Những biện pháp xử lý hiệu quả dùng để xử lý nước chảy bề mặt phải loại bỏ được 80% chất rắn lơ lửng dựa trên bảo cáo monitoring. Hoặc phải có số liệu monitoring ở khu vực lân cận nhưng được sự chấp nhận của các cơ quan có thẩm quyền về tính phù hợp. Những biện pháp xử lý này được thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn nhưng phải đảm bảo phù hợp với đặc trưng của địa phương đó.
- Xử dụng các bề mặt thay thế ( rễ cây, vỉa hè thấm nước, hệ thống lát theo vỉ) và các kĩ thuật khác (như các khu vườn, các khu vực trồng cây, các dải thấm nước giữa các khu không thấm nước, quay vòng sử dụng nước mưa) nhằm làm giảm sự không thấm nước, tăng khả năng lọc tự nhiên, giảm sự vận chuyền chất ô nhiễm trong nước.
- Có các chiến dịch thiết kế bền vững (như phát triển ít tác động đến môi trường, thiết kế thích ứng với môi trường) tạo ra những hệ thống xử lý kết hợp giữa tự nhiên và nhân tạo như các vùng đất ngập nước nhân tạo, các khu vực lọc nước bằng thực vật, các kênh thoát nước mưa.
¨ Credit 7.1 Giảm hiệu ứng đảo nhiệt - Không mái
Mục tiêu: Giảm hiệu ứng đảo nhiệt và tối thiểu hóa tác động tiêu cực của vi khi hậu lên con người và các hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt chú trọng vào hiện tượng hấp thụ nhiệt của các vật liệu bao ngoài.
Yêu cầu:
Kết hợp các chiến lược sau cho ít nhất 50% cho các khu vực như đường đi, lối đi bộ, sân chơi, khu đỗ xe…
- Tạo ra bóng mát từ cây xanh.
- Tạo ra bóng mát từ các công trình được che phủ bằng các tấm pin mặt trời.
- Tạo ra bóng mát từ các thiết bị kiến trúc có chỉ số phản xạ ánh sáng mặt trời (SRI solar reflectance index) ít nhất là 29.
- Sử dụng các vật liệu xây dựng các khu vực nêu trên với chỉ số SRI ít nhất 29.
- Sử dụng hệ thống vỉa hè theo kiểu đan tấm (ít nhất 50% thấm nước).
- 50% diện tích bãi đỗ xe được che. Các mái che phải có chỉ số SRI ít nhất 29 hoặc được bao phủ bởi cây xanh, hoặc bằng các tấm pin mặt trời.
- Xem xét các biện pháp thay thế các bề mặt xây dựng truyền thống bằng các bề mặt phủ cây xanh hoặc các vật liệu giảm sự hấp thụ nhiệt.
Hiệu ứng đảo nhiệt (heat islands) được xác định như sự khác biệt rõ rệt về nhiệt độ giữa khu vực phát triển và khu vực không phát triển trong cùng một vùng khí hậu.
Chỉ số phản xạ ánh sáng mặt trời SRI được đo bằng khả năng của bề măt phản xạ nhiệt từ mặt trời, thể hiện qua sự tăng nhiệt độ. Nếu lấy một bề mặt đen tiêu chuẩn (phản xạ 0.05) là 0 và một bề mặt trằng tiêu chuẩn (phản xạ 0.8) là 100. Để tính toán SRI cho một vật liệu cho trước, người ta sẽ đo độ phản xạ và độ hấp thụ sau đó tính toán.
¨ Credit 7.2 Giảm hiệu ứng nhiệt - Có mái
Yêu cầu:
Sử dụng những vật liệu mái với chỉ số SRI tương đương hặc lớn hơn giá trị ở bảng sau cho ít nhất 75% bề mặt mái.
Loại mái
Độ dốc
SRI
Mái dốc ít
≤ 2:12
78
Mái dốc nhiều
≥ 2:12
29
Hoặc sử dụng mái phủ thực vật cho ít nhất 50% diện tích mái.
Hoặc thiết lập một hệ thống vừa sử dụng biện pháp phủ thực vật vừa sử dụng biện pháp phản xạ cao sao cho:
¨ Credit 8 Giảm ô nhiễm ánh sáng
Mục tiêu:
- Duy trì mức độ an toàn và thoải mái của ánh sáng nhân tạo, trành ô nhiễm ánh sáng.
- Giảm đến mức có thể các khu vực chiếu sáng, sử dụng máy tính để điều khiển việc chiếu sáng ở các khu vực.
- Ứng dụng khoa học công nghệ để giảm ô nhiễm ánh sáng, ví dụ như các thiết bị chiếu sáng tự động, các bề mặt phản xạ ít, đèn pha có góc thấp.
Đối với ánh sáng bên trong: Giảm năng lượng đầu vào của các thiết bị chiếu sáng có đường chiếu trực tiếp qua vỏ bóng đèn, cả bóng mờ và bóng trong ít nhất là 50% từ 11giờ đêm đến 5 giờ sáng. Các thiết bị chiếu sáng nên có tấm phủ xung quanh.
Đối với ánh sáng bên ngoài công trình: Chỉ chiếu sáng các khu vực cần thiết. Mật độ chiếu sáng phải phù hợp với tiêu chuẩn chiếu sáng đô thị cho các khu vực đòi hỏi ánh sáng khác nhau.
Ô nhiễm ánh sáng ở đấy có thể tạm hiểu là quá nhiều ánh sáng nhân tạo và gây tác động xấu đến con người và các hệ sinh thái. Các hiện tượng thường thấy như màu trời màu hồng, giảm tầm nhìn vào buổi tối (chẳng hạn ở thành phố thường không thấy nhiều sao như ở nông thôn)…
Nguồn gây ô nhiễm: ánh sáng nhân tạo từ bên trong và bên ngoài các công trình, các pano quảng cáo, đèn đường, công sở… Ô nhiễm ánh sáng được chia thành 2 loại là bên ngoài và bên trong công trình.
Sử dụng nước hiệu quả
þ Yếu tố tiên quyết 1: Giảm lượng nước sử dụng
Mục đích: Tăng hiệu quả sử dụng nước trong các tòa nhà và giảm áp lực lên hệ thống cung cấp nước và xử lý nước thải thành phố.
Yêu cầu:
- Thực hiện chiến dịch tiết kiệm nước, sử dụng ít hơn 20% lượng nước tính toán sử dụng cho các công trình (không bao gồm nước tưới). Việc tính toán dựa trên đường sử dụng nước cơ sở cho khu dân cư và thương mại và chỉ bao gồm các thiết bị cố dịnh như vòi nước, toilet, chấu rửa mặt, vòi tắm…
- Sử dụng các thiết bị nước tiết kiệm nước.
- Xem xét các khả năng thay thế, như sử dụng nước mưa, nước hồ cho các mục đích ngoài mục đích nước uống. Chất lượng của các nguồn nước thay thế phải đáp ứng được nhu cấu sử dụng.
Như vậy yếu tố tiên quyết 1 đòi hỏi phải có một đường tiêu thụ nước cơ sở cho các khu vực khác nhau, đường tiêu thụ nước mang tính địa phương rõ rệt nên không thế tham khảo từ nước này sang nước khác. Từ đường tiêu thụ nước cơ sở, các tính toán cho việc tiết kiệm nước được thực hiện.
¨ Credit 1 Giảm lượng nước sinh hoạt dùng cho tưới tiêu
Mục đich: Hạn chế hoặc loại bỏ việc sử dụng nước uống để làm nước tưới cây.
Yêu cầu:
Trường hợp 1: (2 điểm) Giảm 50% lượng nước uống dùng để tưới cây, tính cho lượng nước cần thiết vào mùa hè. Việc làm giảm lượng nước tưới bao gồm các yếu tố sau:
- Yếu tố vi khí hậu, mật độ, thành phần loài của cây, sự phù hợp với các điều kiện tự nhiên nhằm làm giảm nhu cầu tưới.
- Sự hiệu quả trong việc tưới.
- Sử dụng nước mưa.
- Sử dụng nước thải đã qua xử lý không đạt đến tiêu chuẩn uống.
Việc bơm nước ngầm trực tiếp trong khu vực của công trình để làm nước tưới được tính với điều kiện không làm ảnh hưởng đến hệ thống quản lý nước mưa.
Trường hợp 2: (4 điểm) Không sử dụng nước uống để tưới cây
Các biện pháp áp dụng cũng như trường hợp 1.
- Thiết kế khu vực sao cho không cần tưới thường xuyên. Hệ thống tưới tạm thời được sử dụng khi mới trồng cây chỉ được sử dụng trong 1 năm.
¨ Credit 2 Các công nghệ mới trong xử lý nước
Mục đích:
- Giảm nhu cầu sử dụng nước, nhất là nước đạt tiêu chuẩn uống và lượng nước thải, tăng sự cung cấp nước cho tầng nước ngầm ngay tại chỗ.
- Xem xét việc sử dụng nước mưa và nước qua xử lý nhưng chưa đạt tiêu chuẩn uống trong một số mục đích.
Yêu cầu: Có thể lựa chọn:
- Giảm 50% nhu cầu sử dụng lượng nước đạt tiêu chuẩn uống bằng việc sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước và các loại nước thay thế.
- Hoặc xử lý 50% nước thải theo tiêu chuẩn khu vực, nước thải đã qua xử lý phải được sử dụng ngay trong khu vực.
¨ Credit 3 Giảm lượng nước sử dụng
Mục đích: Tăng cường hơn nữa hiệu suất sử dụng nước trong các công trình nhằm làm giảm áp lực lên hệ thống cung cấp và xử lý nước.
Yêu cầu:
Thực hiện chiến dịch tiết kiệm nước và sử dụng nước dưới đường tiêu dùng nước cơ sở:
% giảm Điểm
30% 2
35% 3
40% 4
Tính toán đường tiêu dùng nước cơ sở dựa theo nhu cầu sử dụng nước trung bình trong khu vực.
Năng lượng và không khí
þ Yếu tố tiên quyết 1: Có ủy ban năng lượng riêng
Mục đích:
- Để thẩm tra sự thiết lập và hoạt động của hệ thống năng lượng của dự án theo yêu cầu của dự án, các tài liệu cơ sở về thiết kế và xây dựng.
- Mục đích của ủy ban gồm có: giảm năng lượng tiêu thụ, hạ thấp chi phí vận hành, nâng cao chất lượng của các tài liệu, tăng tính minh bạch và hiệu quả cho người sử dụng.
Yêu cầu:
Quá trình hoạt động của ủy ban phải bao gồm việc kiểm soát ít nhất các hệ thống sau:
- Hệ thống làm lạnh, điều hòa, nhiệt, thông gió.
- Hệ thống chiếu sáng.
- Hệ thống đun nước nóng.
- Hệ thống năng lượng tái sinh.
þ Yếu tố tiên quyết 2: Tối thiếu hóa năng lượng sử dụng
Mục đích: Thiết lập mức thấp nhất của hiệu suất sử dụng năng lượng cho công trình và cả hệ thống nhằm giảm các tác động kinh kế và môi trường liên quan đến việc sử dụng năng lượng quá mức.
Yêu cầu:
- Cho cả công trình: Công trình mới có hiệu suất cao hơn 10%, các cải tiến cao hơn 5% so với đường cơ bản, có thể tính toán dựa trên chi phí phải trả cho nhu cầu sử dụng năng lượng.
- Hoặc thực hiện theo các hướng dẫn thiết kế hiệu quả vể năng lượng cho dự án.
- Hoặc thực hiện theo các hướng dấn thiết kế hiệu quả về năng lượng cho các công trình.
þ Yếu tố tiên quyết 3: Quản lý việc làm lạnh
Mục tiêu: Giảm thiểu sự phá hủy tầng ozone bình lưu.
Yêu cầu:
- Sử dụng các thiết bị làm lạnh không dùng CFC đối với các công trình mới.
- Có hướng thay thế dần các thiết bị làm lạnh dùng CFC.
¨ Credit 1 Tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng
Mục đích: Đạt được mức hiệu suất sử dụng cao hơn nữa so với yếu tố tiên quyết.
Yêu cầu:
- Cho cả công trình: Đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn so với hiệu suất sử dụng tiêu chuẩn, hoặc tính theo chi phí năng lượng tiết kiệm được so với mức thông thường.
Công trình mới Những cái tiến cho công trình cũ Điểm
12% 8% 1
14% 10% 2
16% 12% 3
18% 14% 4
20% 16% 5
22% 18% 6
24% 20% 7
26% 22% 8
28% 24% 9
30% 26% 10
32% 28% 11
34% 30% 12
36% 32% 13
38% 34% 14
40% 36% 15
42% 38% 16
44% 40% 17
46% 42% 18
48% 44% 19
- Hoặc (1 điểm) thực hiện theo các hướng dẫn thiết kế hiệu quả vể năng lượng cho dự án kết hợp với thực hiện theo các hướng dẫn thiết kế hiệu quả về năng lượng thích hợp với khí hậu khu vực.
- Hoặc (1 – 3 điểm) thực hiện theo các hướng dấn thiết kế hiệu quả về năng lượng cho các công trình và xác định các yêu tố để đo đạc theo các văn bản hướng dẫn.
1 điểm: cho việc thực hiện tái các trung tâm chăm sóc sức khỏe, nhà kho, phòng thí nghiệm.
1 điểm: cho việc thực hiện tại các văn phòng, trường học, các công trình đơn lẻ khác.
1 điểm: cho việc thực hiện bất cứ hành động nào nhằm đạt được mục đích xác định trong phần này.
¨ Credit 2 Tái sử dụng năng lượng ngay trong khu vực
Mục đích:
- Để biết được và nâng cao mức độ sử dụng năng lượng tái tạo từ chính trong khu vực nhằm giảm thiểu các tác động kinh tế và môi trường do sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
- Đánh giá tiềm năng của các dự án năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, năng lượng sinh khối, bio-gas
Yêu cầu:
- Sử dụng năng lượng tái tạo để bù đắp chi phí xây dựng hệ thống. Tính toán hiệu suất của dự án, so sánh năng lượng tạo ra với tổng chi phí năng lượng cho công trình và cho điểm theo bảng dưới đây:
% năng lượng tái tạo Điểm
1% 1
3% 2
5% 3
7% 4
9% 5
11% 6
13% 7
¨ Credit 3 Có các biện pháp tăng cường vai trò của ủy ban năng lượng
Mục đích: Bắt đầu quá trình hoạt động của ủy ban sngay từ quá trình thiết kế và có thêm các hoạt động sau khi quá trình kiểm định kết thúc.
Yêu cầu:
- Thực hiện hoặc có hợp đồng thực hiện các quá trình hoạt động như ở điều kiện tiên quyết 1 của mục này, thêm vào đó phải tuân theo các hướng dẫn của LEED về ủy ban năng lượng cho thiết kế và xây dựng công trình xanh bao gồm:
+ Ưu tiên cho quá trình xây dựng tài liệu, chỉ định các thành viên lãnh đạo, xem xét lại toàn bộ quá trình hoạt động.
+ Thỏa mãn các yêu cầu về ủy ban và các thành viên trong ủy ban
+ Ủy ban phải bảo cáo kết quả, nhận xét trực tiếp cho chủ dự án.
+ Ủy ban phải nắm được ít nhất các yêu cầu cơ bản về thiết kế của dự án, các tài liệu trước giai đoạn xây dựng, kiểm tra lại các lời chỉ trích, phê bình về lĩnh vực của mình trong giai đoạn sau của dự án.
+ Ủy ban phải xem xét việc thực hiện của chủ thầu có đúng với yêu cầu của chủ dự án không. Việc xem xét này có thể làm cùng lúc với bên giám sát công trình.
+ Ủy ban hoặc các thành viên của đội dự án phải tạo ra một hệ thống thông tin sao cho các thành viên hoạt động trong tương lai có được các thông tin cần thiết và do đó ủy ban có thể hoạt động một cách tối ưu.
+ Ủy ban phải kiếm tra việc đào tạo và hoạt động của đội ngũ cán bộ của mình.
+ Ủy ban phải thực hiện việc giám sát quá trình hoạt động của dự án 10 tháng sau khi dự án hoàn thành, phải có kế hoạch giải quyết các vấn đề còn tồn tại.
¨ Credit 4 Tăng cường quản lý việc sử dụng chất làm lạnh
Mục đích: Giảm quá trình suy giảm tầng ozone, giảm thiểu sự tác động lên sự thay đổi khí hậu.
Yêu cầu:
- Không sử dụng chất làm lạnh.
- Hoặc lựa chọn chất làm lạnh, các thiết bị làm lạnh, sưởi, thông gió phát thải ít nhất các chất làm ảnh hưởng đến tầng ozone và sự biến đổi khí hậu. Các thiết bị nói trên phải tuân theo công thức tính toán cho ngưỡng ảnh hưởng tối đa:
LCGwP + LCoDP x 105 ≤ 100
Trong đó:
LCGwP = [GwPr x (Lr x Life +Mr) x rc]/Life
LCoDP = [oDPr x (Lr x Life +Mr) x rc]/Life
LCoDP: có khả năng làm suy thoái tầng ozone (Lifecycle ozone Depletion Potential) (lb CfC 11/tấn-năm)
LCGwP: có khả năng góp phần tạo lên sự nóng lên toàn cầu (Lifecycle Direct Global warming Potential) (lb CO2/tấn.năm)
GwPr: khả năng làm nóng lên toàn cầu của chất làm lạnh (Global warming Potential of refrigerant) (0 to 12,000 lb CO2/lbr)
oDPr: khả năng phá hủy tầng ozone của chất làm lạnh (ozone Depletion Potential of refrigerant) (0 to 0.2 lb CfC 11/lbr)
Lr: Tỷ lệ thất thoát (refrigerant Leakage rate) (0.5% - 2.0%, mặc định 2% trừ các trường hợp cần tính riêng)
Mr: lượng chất làm lạnh mất đi sau cùng (End-of-life refrigerant Loss (2% - 10%, mặc định 10% trừ các trường hợp cần tính riêng)
rc: Lượng chất làm lạnh (refrigerant Charge) (0.5 to 5.0 lbs chất làm lạnh/ 12,000 BTU's/giờ)
Life: tuổi thọ của thiết bị (Equipment Life) (10 năm, mặc định cho loại thiết bị, các trường hợp khác được tính riêng)
1 lb (pounds) = 0.45359237 kilogram
1 BTU = 1 055.05585 jun
Hoặc
[ Σ (LCGWP + LCODP x 105) x Qunit ] / Qtotal ≤ 100
Qunit = Khả năng làm lạnh của một thiết bị làm lạnh (“tấn” = 12 000 BTU)
Qtotal = Tổng khẳ năng làm lạnh của tất cả các thiết bị
¨ Credit 5 Đo đạc và kiểm tra việc sử dụng năng lượng
Mục đích: Tạo ra khả năng tính toán năng lượng tiêu thụ của công trình theo thời gian.
- Phát triến kế hoạch đánh giá hoạt dộng của hệ thống năng lượng của công trình.
- Mô tả công trình và hệ thống năng lượng của nó thông qua mô hình phân tích.
- Thiết lập hệ thống các thiết bị đo đạc cần thiết.
- So sánh thực tế với dự báo, nếu có thể thì làm đối với từng thành phần của hệ thống.
- Đánh giá hiệu suất sử dụng năng lượng bằng cách so sánh với đường hiệu suất cơ sở.
- Trong quá trình khắc phục những tồn tại, xem xét các hiện tượng trong hệ thống và có những cảnh bảo nếu các thiết bị không hoạt động tối ưu.
Yêu cầu: Có kế hoạch đo đạc kiểm tra, quá trình này phải thực hiện trong ít nhất 1năm sau khi dự án hoàn tất và có người sinh sống. Có quá trình khắc phục những tồn tại, khiếm khuyết trong quá trình sử dụng.
¨ Credit 6 Sử dụng năng lượng xanh
Mục đích: Khuyến khích phát triển và sử dụng nhiều nguồn năng lượng, năng lượng tái tạo, năng lượng không gây ô nhiễm.
Yêu cầu: Có hợp đồng sử dụng năng lượng tái tạo trong ít nhất 2 năm, cung cấp tối thiểu 35% năng lượng cho công trình. Năng lượng tính theo lượng sử dụng, không tính theo chi phí phải trả.
Vật liệu và tài nguyên
þ Yếu tố tiên quyết 1: Thu gom và bảo quản các vật liệu có thể tái chế
Mục đích: Góp phần giảm thiểu lượng rác thải phát sinh và chôn lấp.
Yêu cầu:
Tạo ra một hoặc những khu vực thuận tiện cho thu gom và chứa các vật liệu có thể tái sinh cho toàn khu nhà. Các vật liệu tài sinh ít nhất phải bao gồm: giấy, bìa, tôn, thủy tinh, nilon và kim loại.
¨ Credit 1 Tái sử dụng các công trình
Mục đích: Kéo dài tuổi thọ cho những phần của công trình cũ, bảo tồn tài nguyên, duy trì những giá trị truyền thống, giảm chất thải và các tác động môi trường của công trình mới.
¨ Credit 2 Quản lý chất thải xây dựng
Mục đích: Giảm tỷ lệ chôn lấp các loại phế thải xây dựng, quay vòng sử dụng các vật liệu này vào các mục đích thích hợp.
Yêu cầu: Tái chế hoặc tận dụng các chất thải từ xây dựng. Tạo ra và thực hiện một chương trình quản lý chất thải xây dựng, ít nhất phải xác định và phân loại được những vật liệu không chôn lấp ngay tại chỗ. Đất đào lên không tính trong trường hợp này.
% tái chế Điểm
50% 1
75% 2
¨ Credit 3 Tái sử dụng vật liệu
Mục đích: Tái sử dụng các sản phẩm và vật liệu từ các công trình, nhằm làm giảm nhu cầu sử vật liệu mới, giảm chất thải, do đó giảm nhẹ các tác động liên quan đến việc sử dụng vật liệu mới.
Yêu cầu: Các vật liệu được tận dụng phải chiếm ít nhất 5 – 10% tổng số vật liệu cho dự án, tính theo chi phí.
% tái sử dụng Điểm
5% 1
10% 2
¨ Credit 4 Sử dụng các sản phẩm tái chế
Mục đích: như trên.
Yêu cầu: Sử dụng những vật liệu tái chế chiếm ít nhất 10 – 20% tổng vật liệu dùng cho công trình, tính theo chi phí.
% vật liệu tái chế Điểm
10% 1
20% 2
¨ Credit 5 Sử dụng vật liệu của địa phương
Mục đích: tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm và vật liệu xây dựng được khai thác và sản xuất trong khu vực, giúp tăng khả năng sử dụng nguồn tài nguyên bản địa và giảm thiểu tác động đến môi trường từ việc vận chuyển.
Yêu cầu: Việc sử dụng vật liệu địa phương, tức là với bán kính 800 km, được tính điểm như sau:
% vật liệu địa phương (theo chi phí) Điểm
10% 1
20% 2
¨ Credit 6 Sử dụng các vật liệu có thể tái tạo nhanh chóng
Mục đích: Giảm sử dụng và sự cạn kiệt nguyên liệu thô và các nguyên liệu có chu trình tái sinh dài bằng việc sử dụng các nhiên liệu có chu trình tái sinh ngắn hơn.
Yêu cầu: Sử dụng các vật liệu và sản phẩm có thể tái sinh nhanh cho ít nhất 2,5% tổng giá trị vật liệu của toàn dự án. Nếu vật liệu đó là gỗ thì trong vòng 10 năm phải cho thu hoạch.
¨ Credit 7 Bảo vệ rừng
Mục đích: Tăng cường trách nhiệm quản lý với môi trường và rừng.
Yêu cầu: Sử dụng ít nhất có thể vật liệu và các sản phẩm từ gỗ.
Chất lượng môi trường trong nhà
þ Yếu tố tiên quyết 1: Giảm đến mức có thể ô nhiễm không khi trong nhà Yêu cầu
Thiết kế hệ thống thông gió đáp ứng tiêu chuẩn. Sự thông gió phải có tác dụng tối ưu hóa năng lượng sử dụng, nâng cao chất lượng không khí trong nhà và đáp ứng được nhu cầu của người dân.
þ Yếu tố tiên quyết 2: Kiểm soát việc hút thuốc lá
Mục đích: Ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tác hại của thuốc lá đến sức khỏe của người dân.
Yêu cầu:
Xác đinh rõ phạm vi cấm hút thuốc lá trong tòa nhà, phạm vi được phép hút thuốc lá, có các biển hiệu cấm.
¨ Credit 1 Quan trắc chất lượng không khí
¨ Credit 2 Tăng sự thông thoáng
Nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng không khí trong nhà và đảm bảo sức khỏe cho người dân.
¨ Credit 3.1 Quy hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí
trong nhà - trong quá trình xây dựng
¨ Credit 3.2 Quy hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí
trong nhà - Trước khi có chủ sở hữu
¨ Credit 4.1 Sử dụng những vật liệu ít phát thải - Các chất hàn, dính
¨ Credit 4.2 Sử dụng những vật liệu ít phát thải - Sơn
¨ Credit 4.3 Sử dụng những vật liệu ít phát thải - Hệ thống sàn
¨ Credit 4.4 Sử dụng những vật liệu ít phát thải - Các sản phẩm
từ gỗ và sợi tổng hợp.
¨ Credit 5 Kiểm soát nguồn chất gây ô nhiễm trong nhà
¨ Credit 6.1 Kiếm soát hệ thống - Ánh sáng
¨ Credit 6.2 Kiểm soát hệ thống - Nhiệt
¨ Credit 7.1 Kiểm soát nhiệt độ - Thiết kế
¨ Credit 7.2 Kiểm soát nhiệt độ - Sự thông thoáng
¨ Credit 8.1 Ánh sáng mặt trời và tầm nhìn - Ánh sáng mặt trời
¨ Credit 8.2 Ánh sáng mặt trời và tầm nhìn - Tầm nhìn
Phụ lục 4: Dấu chân sinh thái - ecofootprint
1. Sự ra đời khái niệm dấu chân sinh thái
Năm 1992, William Rees cho xuất bản ấn phẩm chuyên ngành đầu tiên đề cập đến khái niệm dấu chân sinh thái nhưng dưới tên gọi khác là “khả năng tải hợp lí” - appropriated carrying capacity [3]. Sau này, Rees đổi tên thuật ngữ thành “dấu chân sinh thái”, lấy cảm hứng từ việc một kĩ sư tin học đã gọi chiếc máy tính cá nhân của anh ta là “dấu chân nhỏ trên bàn làm việc”. Dưới sự hướng dẫn của Rees, Mathis Wackernagel (Đại học British Columbia, Canada) trong luận văn tiến sĩ của mình đã xây dựng được công thức tính toán dấu chân sinh thái [3]. Vào đầu năm 1996, Wackernagel và Rees đã xuất bản cuốn “Our Ecological Footprint: Reducing Human Impact on the Earth” [3]. Sách giới thiệu “dấu chân sinh thái” như là một phương pháp mới để đánh giá tác động của con người lên Trái Đất đồng thời là một công cụ hữu dụng trong việc đo lường và hiện thực hoá nhu cầu về tài nguyên của từng hộ gia đình, cộng đồng, khu vực và các quốc gia.
Rees (1994) định nghĩa khái niệm dấu chân sinh thái như sau: "Dấu chân sinh thái là diện tích tương ứng các hệ sinh thái thủy sinh và trên cạn cần thiết để tái tạo các nguồn tài nguyên và đồng hóa các chất thải được sử dụng và thải ra bởi một cộng đồng dân cư xác định với mức sống vật chất nhất định, bất kể diện tích đó ở đâu trên Trái đất"[2].
Nói cách khác, dấu chân sinh thái được tính bằng diện tích cần thiết để cung ứng cho con người các dịch vụ sản xuất lương thực, đồng cỏ chăn nuôi và mặt nước cung cấp thủy sản, lâm sản, đất xây dựng và diện tích rừng để hấp thụ chất thải (CO2) do con người thải ra liên quan đến sản xuất năng lượng.
Như vậy, dấu chân sinh thái là một phép đo ẩn dụ mức độ tác động của con người lên hệ sinh thái, đánh giá tính bền vững sinh thái của các hoạt động phát triển, giúp định hướng cho những thay đổi vì sự phát triển bền vững.
2. Phép đo lường và đơn vị của dấu chân sinh thái
Các diện tích khác nhau được quy đổi về cùng một đơn vị tính là hecta toàn cầu (global hecta) thông qua đại lượng yếu tố cân bằng (có đơn vị tính bằng gha/ha, thể hiện tiềm năng cho năng suất trung bình của một diện tích sản xuất sinh học) và yếu tố sản lượng, đặc trưng cho chênh lệch năng suất của một diện tích địa phương so với trung bình quốc tế, tạo ra được do sự khác biệt về điều kiện khí hậu hoặc phương pháp quản lí sản xuất.
Dấu chân sinh thái được dùng để mô tả định lượng hóa mức độ áp lực của việc tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên lên sinh quyển trái đất. Ngoài đơn vị đo là gha, dấu chân sinh thái còn được đo bằng một đại lượng khác, được hiểu là số trái đất cần thiết cho nhu cầu sản phẩm sinh thái của con người, tính bằng tỷ số giữa số đo dấu chân sinh thái bằng gha và sức tải sinh thái khu vực vào cùng thời điểm tính toán. Giá trị của dấu chân sinh thái tính theo cách này nhỏ hơn hay bằng một trái đất thì phát triển là bền vững.
3. Dấu chân sinh thái của toàn cầu và Việt Nam
Theo Living Planet [4], năm 2003 sức tải sinh thái toàn cầu (the average biologically productivity) xấp xỉ 1,8 gha/người trong khi dấu chân sinh thái là 2,2 gha/người. Dấu chân sinh thái của một người Mĩ là 9,6 gha; Thụy Điển là 5.1 gha trong khi Trung Quốc là 1,6 gha [1]. WWF khẳng định rằng tiêu dùng của con người chắc chắn đã vượt quá khả năng tải của Trái là 20%. Nói cách khác, cần phải mất hơn một năm và hai tháng thì Trái Đất mới phục hồi lại được những gì con người sử dụng trong một năm [1].
Hình 1: Sự thay đổi trong tương quan giữa nhu cầu sử dụng tài nguyên với sức tải sinh thái của Trái Đất qua các năm từ 1961 đến 2003.
Hình 1 cho thấy Được thể hiện theo đơn vị là “số Trái Đất cần thiết” nên sức tải sinh thái của Trái Đất luôn là 1(đường màu xanh). Biểu đồ thể hiện khuynh hướng gia tăng trong nhu cầu sử dụng hành tinh của con người, từ 0,5 (1961) đến 1,25 hành tinh (2003). Con số 0,25 thể hiện sự quá tải trong nhu cầu sử dụng tài nguyên toàn cầu.
Hình 2: Những thay đổi trong tương quan giữa dấu chân sinh thái và sức tải sinh thái tính trên đầu người của Trái Đất trong 40 năm qua.
Thời kì từ năm 1995 đến 1998 đánh dấu bước ngoặt “đen tối” của nhân loại khi mà dấu chân sinh thái của con người bắt đầu vượt quá sức tải sinh thái của Trái Đất (thời kì không bền vững ).
Theo “Living Planet Report, 2006” [4], dấu chân sinh thái của Việt Nam năm 2003 là 0,91 gha/người, nhỏ hơn so với dấu chân sinh thái trung bình toàn cầu (2,2 gha/người). Tuy nhiên, xét trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam, dấu chân sinh thái của người Việt đã lớn hơn so với sức tải sinh thái, bắt đầu từ sau năm 2000, nghĩa là đang gây tác động xấu cho tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái quốc gia. Trong dấu chân sinh thái trung bình toàn cầu, dấu chân sinh thái cho lương thực là 0,9 gha/người, chiếm khoảng 35% tổng giá trị, dấu chân năng lượng nhiên liệu hóa thạch mà các hộ gia đình sử dụng tương đương 12% giá trị dấu chân toàn cầu. Dấu chân sinh thái thành phần lớn nhất của người Việt hiện nay là việc sử dụng đất trồng trọt, chăn nuôi và đốt nhiên liệu hóa thạch, chúng đóng góp vai trò chính làm dấu chân sinh thái quốc gia lớn hơn sức tải sinh thái quốc gia. Đây cũng là những lĩnh vực Việt Nam có thể xem xét giảm nhẹ nhu cầu khai thác, để giảm được dấu chân sinh thái xuống bằng với sức tải sinh thái quốc gia. Từ đây có thể đưa ra những khuyến cáo cho các cá nhân tham gia vào việc làm giảm dấu chân sinh thái toàn cầu, bằng những cách như chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông thân thiện môi trường, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo…
Tài liệu tham khảo
1. Youth, Sustainable consumption and production - submitted by Sweden as one of the lead countries in cooperation with UNEP through the Ad Hoc Working Group of Senior Officials UNITED NATIONS, November 2000.
2. Một số kết quả nghiên cứu đánh giá sự sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật và phát triển bền vững bằng công cụ Dấu chân sinh thái và thước đo bền vững BS (Barometer of Sustainability) - Nguyễn Thị Phương Loan .
3.
4.Living Planet Report 2006 outlines scenarios for humanity's future.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14185.DOC