Khóa luận Nghiên cứu phân loại rừng theo nguy cơ cháy cho huyện Hoành Bồ và huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh

Được sự đồng ý của ban giám hiệu trường Đại học Lâm Nghiệp, ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên rừng & Môi trường. Tôi đã thực hiện khoá luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu phân loại rừng theo nguy cơ cháy cho huyện Hoành Bồ và huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh” Nhân dịp hoàn thành khoá luận, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo T.S. Bế Minh Châu, thầy giáo PGS.TS. Vương Văn Quỳnh, Các CBCNV Trung tâm Bảo vệ rừng số I, UBND, Lâm trường & Hạt Kiểm lâm Hoành Bồ, Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh và các thầy cô, bạn đồng nghiệp trong khoa QLTNR&MT đã giúp đỡ tận tình để tôi hoàn thành khoá luận này. Mặc dù đã hết sức cố gắng song do khả năng và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy, cô và các bạn đồng nghiệp góp ý, bổ sung để khoá luận được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát sinh, tồn tại và sự phát triển của sinh vật nói chung và con người nói riêng. Vậy mà, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong thời gian gần đây diện tích cũng như chất lượng rừng ngày càng bị giảm sút. Một trong những nguyên nhân đó là do cháy rừng. Cháy rừng là hiện tượng phổ biến, xảy ra ở hầu hết các quốc gia có rừng trên thế giới, trong đó có Việt Nam, cho dù vấn đề này đã nhận được sự quan tâm lớn của các chính phủ, các tổ chức, các nhà quản lý, những nhà chuyên môn và những người quan tâm đến lĩnh vực lâm nghiệp. Cháy rừng đã gây nên những hậu quả tiêu cực lớn đến môi trường sống, nguồn tài nguyên thiên nhiên và thậm chí cả tính mạng con người. Theo số liệu công bố của các tổ chức IUCN, UNDP và WWF (1991) trung bình mỗi năm trên thế giới mất đi khoảng 18 triệu ha rừng, trong đó diện tích mất đi do cháy rừng chiếm khoảng 23%. Ở Việt Nam, theo báo cáo hàng năm của cục Kiểm lâm. trung bình mỗi năm mất đi khoảng từ 30.000- 50.000 ha rừng, trong đó khoảng 10% diện tích rừng mất đi là hậu quả của cháy rừng. Theo số liệu thống kê trên cả nước, trung bình mỗi năm xảy ra 1.413 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 3.616 ha rừng tự nhiên và 3.032 ha rừng trồng. Chính vì những thiệt hại to lớn kể trên mà công tác phòng cháy chữa cháy rừng luôn được coi là một nhiệm vụ quan trọng ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc điểm rừng có liên quan mật thiết với vật liệu cháy- một trong 3 yếu tố hình thành nên đám cháy rừng, tính chất và khối lượng vật liệu cháy chủ yếu do loại hình rừng quyết định. Các khu rừng trồng Thông, Trám, Bạch đàn ., là những loài có chứa tinh dầu hoặc nhựa thường rất dễ bắt lửa và khi cháy thì cháy đượm. Ở những khu rừng tre nứa thuần loài hoặc tre nứa chiếm ưu thế, ngoài thành phần vật liệu rơi rụng còn có trường hợp tre nứa bị “Khuy”, lúc này vật liệu dễ cháy là toàn bộ khu rừng. Các khu rừng trồng thuần loài khả năng cháy thường cao hơn rừng hỗn giao, rừng tự nhiên thường khó cháy hơn rừng trồng. Rừng có mật độ trồng thấp khoảng không gian trống nhiều, cây bụi thảm tươi phát triển mạnh dẫn đến các loại rừng này thường dễ cháy hơn rừng có mật độ cây gỗ lớn.Thực tế cho thấy ở mỗi trạng thái rừng khác nhau thì khả năng cháy của chúng cũng khác nhau. Điều này đặt ra vấn đề là cần phải phân loại rừng theo nguy cơ cháy để có những biện pháp quản lý rừng nói chung và công tác quản lý lửa rừng nói riêng hợp lý và hiệu quả. Quảng Ninh là tỉnh có diện tích rừng lớn của cả nước, tồn tại nhiều loại hình rừng có khả năng xảy ra cháy khác nhau. Trong nhiều năm trở lại đây, cháy rừng vẫn xảy ra, mặc dù ở đây đã nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong vấn đề dự báo cháy rừng, song việc nghiên cứu một cách tổng thể khả năng cháy của các trạng thái rừng cho khu vực chưa được thực hiện một các hệ thống. Để bổ sung thêm cơ sở phục vụ cho công tác quản lý lửa tại khu vực này tôi đã tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu phân loại rừng theo nguy cơ cháy cho huyện Hoành Bồ và huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.”

docx61 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2401 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu phân loại rừng theo nguy cơ cháy cho huyện Hoành Bồ và huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lạng, Phong Dụ, Tiên Lãng, TT Tiên Yên, Yên Than, Đông Ngũ 4 IIa 8260.4 Diễn Xá, Đông Hải, Hà Lâu, Hải Lạng, Phong Dụ, Tiên Lãng, TT Tiên Yên, Yên Than, Đại Đức 5 IIIa1 1425.9 Hà Lâu, Hải Lạng, Yên Than, Diễn Xá 6 Keo 1345.7 Hải Lạng, Phong Dụ, Tiên Lãng, TT Tiên Yên, Yên Than, Đông Hải, Đông Ngũ 7 Quế 851.2 Hà Lâu, Tiên Lãng, Yên Than, Phong Dụ, Đông Ngũ, Diễn Xá, 8 Rừng ngập mặn 2283.1 Tiên Lãng, Đông Ngũ, Hải Lạng 9 Thông 5582.7 Yên Than, Đông Ngũ, Đông Hải, Phong Dụ, Hà Lâu 10 Thông Keo 2376 Phong Dụ, Tiên Lãng, Đông Ngũ, Hà Lâu 11 Sa mộc 9 Hà Lâu Qua biểu 01 và 02 cho thấy, các trạng thái rừng phân bố ở hai huyện Tiên Yên và Hoành Bồ tương đối đồng nhất. Với các trạng thái rừng chủ yếu: * Rừng trồng: Rừng Bạch đàn, rừng Thông, rừng Keo, rừng hỗn giao Thông + Keo, rừng hỗn giao Keo+Bạch đàn, rừng Quế... - Rừng Keo, rừng Thông, rừng hỗn giaoThông + Keo: Đây là những trạng thái rừng chính có diện tích trồng lớn tại khu vực nghiên cứu, các trạng thái rừng này phân bố ở hầu hết các xã: rừng Keo phân bố ở 12/13 xã thuộc huyện Hoành Bồ (13634.3 ha), và ở Tiên Yên 7/11 xã (1345.7 ha). Rừng Thông phân bố ở 8/13 xã ở Hoành Bồ (2203.9ha) và ở Tiên Yên trạng thái rừng này phân bố ở 5/11 xã với tổng diện tích 5582.7 ha. - Rừng Quế: Quế là loài cây trồng đặc sản, cho giá trị kinh tế cao, ở Hoành Bồ loại rừng này được trồng khá nhiều (2578.4ha) và phân bố ở 5/13 xã. Ở Tiên Yên loại rừng này được trồng ít hơn (851.2 ha) được phân bố ở 6/11 xã. - Rừng Bạch đàn và rừng hỗn giao Keo+Bạch đàn: Hiện nay, các loại rừng này đang được dần thay thế bằng Keo nên diện tích đã bị thu hẹp. Ở Hoành Bồ diện tích rừng Bạch đàn còn 983.6 ha phân bố ở 10/13 xã, rừng hỗn giao Keo+Bạch đàn diện tích là 263.48 ha có ở 5/13 xã. Ở Tiên Yên, diện tích hai trạng thái này ít hơn. Rừng Bạch đàn 382.2 ha phân bố ở 5/11 xã, rừng hỗn giao Bạch đàn + Keo có diện tích 108.7 ha phân bố 3/11 xã. * Rừng tự nhiên gồm các trạng thái: IIa, IIb, IIIa1, IIIa2, Ic. - Rừng tự nhiên ở hai huyện bị tác động nhiều, cấu trúc bị phá vỡ. Đặc biệt, diện tích đất trống có trảng cỏ, cây bụi (Ic) phát triển mạnh: Ở Hoành Bồ 13/13 xã (21746.8 ha) và ở Tiên Yên có diện tích là 32721.6 ha phân bố ở 10/11 xã. Ngoài ra, diện tích rừng IIa và IIIa1 ở hai huyện còn khá nhiều. Hoành Bồ trạng thái rừng IIa là 18245.9ha phân bố ở 12/13 xã, diện tích trạng thái IIIa1 7280.3 ha, phân bố ở 9/13 xã. Ở Tiên Yên, rừng IIa còn 8260.4 ha phân bố ở 9/11 xã, trạng thái IIIa1 có diện 1425.9 ha, phân bố ở 4/11 xã. Các trạng thái rừng IIIa2 và IIb hiện ít phân bố ở Tiên Yên. Ngoài các trạng thái trên, khu vực nghiên cứu còn có các trạng thái rừng khác như: Rừng ngập mặn, rừng trồng các loài cây đặc sản khác và các mô hình trồng hỗn giao cây gỗ với các loài cây ăn quả. Qua điều tra thực tế và số liệu thu thập được, đề tài thấy rằng các trạng thái Rừng Bạch đàn, rừng Thông, rừng Keo, rừng hỗn giaoThông + Keo, rừng hỗn giao Keo+Bạch đàn, rừng Quế ,rừng tự nhiên: IIa, IIb, IIIa1, IIIa2, Ic. Là những trạng thái rừng chính ở khu vực nghiên cứu, cháy rừng chủ yếu xảy ra đối với các trạng thái này, nên để phân loại rừng theo nguy cơ cháy chúng tôi nghiên cứu các trạng thái rừng chủ yếu sau: Rừng Thông lớn tuổi (>10 năm), rừng hỗn giao Thông + Keo, rừng Thông non (< 6 năm), rừng Keo lớn tuổi, rừng Keo non (< 4 năm), rừng Quế, rừng Bạch đàn, rừng hỗn giao Keo+Bạch đàn. Các trạng thái rừng tự nhiên: IIa, IIb, IIIa1, IIIa2, Ic. 5.2. Tình hình cháy rừng trong 6 năm qua (2000- 2005) của khu vực nghiên cứu Theo số liêu thống kê của Hạt Kiểm lâm Hoành Bồ và Tiên Yên, từ năm 2000 đến năm 2005 đã xảy ra 110 vụ cháy rừng. Ở Hoành Bồ xảy ra 77 vụ cháy và ở Tiên Yên là 33 vụ. Đây là hai khu vực trọng điểm cháy của Tỉnh Quảng Ninh. Số liệu về tình hình cháy rừng được tổng hợp tại biểu 03: Biểu 03: Tình hình cháy rừng ở huyện Hoành Bồ và Huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh (2000 - 2005) Huyện Năm Số vụ Diện tích (ha) Trạng thái bị cháy Địa điểm (xã) RT RTN Tổng Tiên Yên 2000 2 6 6 IIa Hải Lạng 2001 2 6 6 IIa Đông Hải 2002 6 35.5 4.8 40.3 IIa, Ic, Bạch đàn, Thông + Keo Đông Hải, Đông Ngũ, Hải Lạng. 2003 17 40.5 6.1 46.6 IIIa1, Ic, Thông, Thông + Keo, Keo Hà Lâu, Đông Hải, Đông Ngũ, Đông Xá, Hải Lạng. 2004 2 6.33 6.33 Thông + Keo Đông Hải, Tiên Lãng. 2005 4 19.6 3.5 23.1 Ic, Thông Yên Than, Hải Lạng Hoành Bồ 2000 29 58.9 40.13 99.02 Ic, Thông + Keo, Thông Non, Thông+ Keo, Keo non, Bạch đàn Bằng Cả, Đại Yên, TT Trới, Việt Hưng, Đồng Lâm, Quảng La, Lê Lợi 2001 16 7.64 2.92 10.56 Thông + Keo,Thông non, Thông, Việt Hưng, Đồng Lâm, Sơn Dương, Đại Yên, Quảng La, Bằng Cả. 2002 4 9.3 9.3 Thông + Keo,Thông non Bằng Cả, Dân Chủ, Thống Nhất, Hoà Bình 2003 10 22.2 1.5 23.71 Ic,Thông + Keo, Thông non, Keo Tân Dân, Lê Lợi, TT Trới, Thống Nhất, Hoà Bình 2004 13 22.2 4.5 26.73 IIa, Thông + Keo, Thông non, Keo, Bạch đàn+Keo, Dân Chủ, Bằng Cả, TT Trới, Quảng La, Việt Hưng, Thống Nhất, Tân Dân. 2005 5 20 0.3 20.03 Ic, Thông non, Thông + Keo, Thông Sơn Dương, Bằng Cả, Thống Nhất, Hoà Bình Hình 01: Phân bố số vụ cháy ở các trạng thái rừng (2000- 2005) Qua biểu 03, hình 01 và phụ biểu 01 có thể thấy rằng: - Tình hình cháy rừng ở khu vực diễn ra ở mức độ cao trong 6 năm qua. Tổng số vụ cháy rừng ở cả hai huyện là 110 vụ, trong đó ở Hoành Bồ xảy ra 77 vụ, lớn hơn so với huyện Tiên Yên (33 vụ). Chủ yếu cháy rừng xảy ra với các loại rừng trồng, trong đó rừng Thông lớn tuổi (19vụ), rừng Thông non (12 vụ), rừng hỗn giaoThông + Keo (40 vụ). Ngoài ra, cháy trảng cỏ cây bụi cũng rất lớn (19 vụ), các trạng thái rừng khác như: IIa (6 vụ), IIb (2 vụ), IIIa1 (1 vụ), Bạch đàn hỗn giao Keo (1 vụ), Bạch đàn (1 vụ). - Cháy rừng xảy ra ở hầu hết các xã: ở Hoành Bồ tất cả các xã đều xảy ra cháy nhưng tập chung chủ yếu ở các xã: Đại Yên (11 vụ), Bằng Cả (14vụ), Việt Hưng (12 vụ), Quảng La (7 vụ), Tân Dân (6 vụ), TT Trới (5 vụ), các xã còn lại xảy ra từ 3- 4 vụ. Trong khi đó, Huyện Tiên Yên 7/11 xã xảy ra cháy: Hải Lạng (10 vụ), Đông Hải (9 vụ), Đông Ngũ (6 vụ), Hà Lâu (2 vụ), Đông Xá (2 vụ), Tiên Lãng (1 vụ), Yên Thân (3 vụ). Chủ yếu các vụ cháy xảy ra đối với rừng trồng, qua đây thấy được rằng công tác PCCCR chưa được quan tâm chú trọng, cần phải có biện pháp PCCCR hợp lý đối với các loại rừng trồng dễ cháy đặc biệt là rừng Thông hỗn giao Keo và rừng Thông thuần loài, để đảm bảo hiệu quả toàn diện cả về mặt kinh tế và sinh thái. Điều kiện dân sinh, xã hội của hai khu vực tương đối đồng nhất, đồng bào dân tộc miền núi sinh sống nhiều, điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, trình độ học vấn còn hạn chế, cuộc sống của họ sống chủ yếu dựa vào rừng. Hiện tượng đốt nương làm rẫy, vào rừng kiếm củi, chăn thả gia súc, bắt ong làm cho nguy cơ cháy rừng cao và diễn ra phức tạp. Đây là vấn đề làm cho các nhà quản lý phải mất nhiều công sức và tiền của cho công tác PCCCR, tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa cao. Vì vậy, đòi hỏi cần phải chia các trạng thái rừng nào dễ cháy rừng nào khó cháy để có biện pháp quản lý lửa rừng cho phù hợp. Kết quả điều tra về tình hình cháy rừng trong những năm qua ở cả hai khu vực Hoành Bồ và Tiên Yên cho thấy có sự phân bố khác nhau về số vụ cháy theo thời gian trong năm Kết quả điều tra được tổng hợp ở biểu 04 và thể hiện ở các hình vẽ 02, 03. Biểu 04: Số vụ cháy rừng theo các tháng trong 6 năm (2000 -2005) tại huyện Hoành Bồ Tháng Số vụ cháy Tỷ lệ (%) Hoành Bồ Tiên Yên Hoành Bồ Tiên Yên 1 17 5 22.1 15.1 2 14 2 18.2 6.1 3 7 1 9.1 3 4 4 0 5.2 0 5 3 0 3.8 0 6 1 1 1.3 3 7 0 0 0 0 8 1 0 1.3 0 9 0 2 0 6.1 10 3 6 3.9 18.2 11 16 7 20.8 21.2 12 11 9 14.3 27.3 Hình 02: Phân bố tỷ lệ số vụ cháy theo tháng tại huyện Hoành Bồ ơ Hình 03: Phân bố tỷ lệ số vụ cháy theo tháng tại huyện Tiên Yên Qua số liệu ở biểu 04 và các hình vẽ 02, 03 cho thấy, trong 6 năm qua huyện Hoành Bồ cháy rừng xảy ra ở hầu hết các tháng trong năm, chỉ có tháng 7 và tháng 9 là không có vụ cháy nào.Tuy nhiên, có sự khác nhau rất rõ nét về số vụ cháy theo các tháng. Trong đó, các tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là cháy rừng xảy ra nhiều nhất từ 5,2% (tháng 4) đến 22.1% (tháng 1). Thời gian này cũng trùng với thời kỳ khô hạn của khu vực Hoành Bồ (Theo GS.TS. Thái văn Trừng). Còn ở Tiên Yên, số vụ cháy rừng tuy có ít hơn nhưng cũng khá tập trung vào các tháng từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Trong đó, vào tháng 9 đến tháng 1 năm sau là cháy rừng xảy ra nhiều nhất (đều trên 15%). Đặc biệt, trong tháng 6 và tháng 3 cũng có 1 vụ cháy xảy ra với nguyên nhân là người dân làm nương rẫy có sử dụng lửa để xử lý thực bì và cháy lan vào rừng. Như vậy có thể thấy, có sự chênh nhau về mùa cháy rừng tính theo các yếu tố khí tượng và thời gian tập trung số vụ cháy đã xảy ra trong thực tế ở khu vực Tiên Yên. Qua kết quả điều tra chúng tôi cho rằng, để xác định mùa cháy rừng cho một địa phương, ngoài căn cứ vào điều kiện khí tượng cần căn cứ vào tình hình cháy rừng cũng như điều kiện kinh tế, xã hội, đặc biệt liên quan tới việc sử dụng lửa khi canh tác hoặc phục vụ các hoạt động phát triển khác. 5.3.Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng tại khu vực nghiên cứu Cháy rừng luôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, sự tác động của các yếu tố này tới khả năng hình thành và phát triển của các đám cháy rừng lại không giống nhau. Vì vậy, trong công tác phòng và chữa cháy rừng cần hiểu rõ bản chất và mức độ tác động của các yếu tố đó đến quá trình phát sinh, phát triển và lan tràn của đám cháy. 5.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến nguy cơ cháy rừng Nhóm nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng gồm nhiều nhân tố. Sự tác động của từng nhân tố tới nguy cơ cháy rừng rất phức tạp và khác nhau. Đề tài mới chỉ nghiên cứu một số nhân tố sau: Cấu trúc của các trạng thái rừng, độ dốc, khối lượng vật liệu cháy, và tính chất dễ cháy của loại rừng. 5.3.1.1. Đặc điểm cấu trúc rừng Thực tế cho thấy đặc điểm cấu trúc rừng có ảnh hưởng rất lớn tới đặc điểm của tiểu khí hậu rừng, từ đó ảnh hưởng tới đặc trưng của VLC như: khối lượng, độ ẩm, thành phần hoá học cũng như sự phân bố của VLC trong rừng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở các lâm phần rừng tự nhiên, rừng cây lá rộng thường xanh có tổ thành loài đa dạng, kết cấu nhiều tầng tán, độ ẩm VLC trong rừng cao, khối lượng VLC khô ít...làm cho rừng tự nhiên thường khó cháy hơn rừng trồng. Phần lớn rừng tự nhiên ở hai huyện Hoành Bồ và Tiên Yên trải qua thời gian khai thác dài, rừng bị tác động nhiều đã làm thay đổi cấu trúc, kết cấu bị phá vỡ xuất hiện nhiều lỗ trống trong rừng. Rừng tự nhiên ở khu vực nghiên cứu hiện gồm các trạng thái Ic, IIa, IIb, IIIa1, IIIa2. Thực tế cho thấy, diện tích rừng trồng ở cả hai huyện đều chiếm tỷ lệ lớn (huyện Tiên Yên khoảng 19.36% diện tích rừng của huyện, Hoành Bồ khoảng 27 % diện tích rừng của huyện) bao gồm các trạng thái chủ yếu như: rừng Thông, rừng Bạch đàn, rừng Keo trồng thuần loài hoặc hỗn giao. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng sẽ góp phần cung cấp cơ sở khoa học để đánh giá nguy cơ cháy cho các trạng thái rừng hiện có ở khu vực này. Kết quả nghiên cứu về một số đặc điểm cấu trúc của các trạng thái rừng tại khu vực Hoành Bồ và Tiên Yên được tổng hợp ở biểu 05 và biểu 06. Biểu 05: Kết quả điều tra tầng cây cao ở các trạng thái rừng Stt Trạng thái rừng Hvn Hdc ĐTC D1.3 Dt Mật độ 1 Thông non 2.07 0.3 0.3 2.83 1.23 1447 2 Keo non 3.1 0.5 0.6 3.25 1.75 1820 3 Thông lớn tuổi 10.9 8.5 0.55 21.4 3.22 670 4 Keo lớn tuổi 10 7 0.6 15.8 2.64 1412 5 Bach đàn 11.5 6 0.6 16.5 3 1350 6 Thông + Keo 10 7.74 0.65 10.4 2.375 2340 7 Keo+Bạch đàn 7.6 6 0.7 5.12 2.11 1660 8 Quế 8.5 5 0.6 13 3.5 950 9 IIa 9.54 6.5 0.25 13.8 5.5 260 10 IIb 10.2 7 0.3 12.5 4.55 295 11 IIIa1 11.5 9 0.3 18 6 354 12 IIIa2 13.7 10.5 0.5 23.5 6.55 412 Ghi chú: Hvn - chiều cao vút ngọn Hdc - chiều cao dưới cành ĐTC - độ tàn che D1.3 - đường kính thân ở chiều cao 1.3m Dt - đường kính tán Biểu 06: Kết quả điều tra tần cây bụi thảm tươi ở các trạng thái rừng stt Trạng thái rừng Loài cây H(m) ĐCP 1 Thông non Ràng ràng, Cỏ tranh, xim, Mua, Cỏ tre, Lau, trọng đũa, các loại dây gai… 0.95 0.67 2 Keo non Mua, dền sai, Bọt ếch, Chanh rừng, lấu, Mít ma, Hà thủ ô, Dây dất mật, Tre nứa 0.32 0.23 3 Thông lớn tuổi Ràng ràng, Sim, Mua, Dây hoa bướm, Ba gạc, Mẫu đơn, Cỏ tranh, Lau sậy, Bồ cu vẽ, Bùm bụp, Ba soi, Ba bét, Đẻn gai, Cỏ tranh, Thao kén, Trọng đũa… 1.4 0.76 4 Keo lớn tuổi Ràng ràng, Mãi táp,Mẫu đơn, Trọng đũa, Sim, Mua, Dương xỉ, Cỏ tranh, Chanh rừng, Bọt ếch, Ba gạc, Cỏ lào… 0.658 0.59 h5 Bạch đàn Cỏ tranh, Lau, Xim, trinh nữ, Ba bét, Cỏ lá tre, … 0.5 0.4 6 Thông + Keo Ràng ràng, xim, Mua, lấu, Bưởi bung, Mẫu đơn, Cỏ lào, Bọt ếch. 1.2 0.66 7 Keo+Bạch đàn Cỏ tranh, Lau, trọng đũa, cỏ xước, Ràng ràng… 0.29 0.42 8 Quế Mua, Dất lụa, Ba gạc, Ruối rừng, Bùm bụp, Cỏ tranh, Cỏ lào … 0.45 0.35 9 IIa Dương xỉ, Dẻ cau, Song mật , Sâm đất, Lau, Mẫu đơn, Lấu, Lim xanh, Vạng trứng, Tam tầng, Sảng nhung, Ba bét, Mò roi, Cậm cang, Côm trâu, Chẹo tía, Sau sau… 0.9 0.67 10 IIb Lim xanh, trọng đũa, Côm trâu, Dẻ, Lau sậy, Tre nứa, Bọt ếch, Chẹo tía, Trám chim, ,Mán đỉa, Chanh rừng, Guột, Thanh thất, Thẩu tấu… 0.7 0.54 11 IIIa1 Táu ruối, Dẻ gai, Thanh thất, Lau, Nanh chuột, Côm Trâu, Trọng đũa, Bọt ếch, Chanh rừng, Mẫu đơn, Bứa, Ôrô, Quả Nổ… 0.65 0.3 12 Ic Cỏ rác, Cỏ tranh, Sim, Ràng ràng, Mua, Cỏ lào, các loài dây leo, dây gai khác… 0.75 0.8 13 IIIa2 Táu ruối, Chanh rừng, Thanh thất, Hoắc quang, Mán đỉa, Côm trâu, Lọng bàng, Guột, Lau... 0.45 0.3 Qua biểu 05 và 06 thấy rằng, rừng Thông lớn tuổi mật độ cây ( 670 cây/ha) và độ tàn che thấp tạo điều kiện cho lớp cây bụi thảm tươi phát triển mạnh, chiều cao lớp cây bụi thảm tươi lên tới 1.4m với các loài cây dễ cháy như: Ràng ràng, Cỏ tranh, Lau sậy... Trạng thái rừng Thông non và Thông hỗn giao với Keo, mật độ còn khá (1447- 2340 cây/ha), tuy nhiên lớp cây bụi thảm tươi dưới tán rừng phát triển mạnh chiều cao lớp cây bụi thảm tươi 0.95- 1.2 m. Đặc biệt với trạng thái rừng Thông non chiều cao tầng cây bụi thảm tươi cao sấp xỉ với chiều cao thân cây và gồm nhiều loài cây dễ cháy như: Ràng ràng, Lau sậy, Cỏ tranh,... Vào mùa khô các trạng thái này tiềm ẩn nguy cơ cháy cao. Vì vậy, cần có biện pháp làm giảm chiều cao lớp cây bụi thảm tươi nhằm hạn chế lượng VLC vào mùa khô và giảm được nguy cơ cháy ở các trạng thái này. Các trạng thái rừng tự nhiên nhìn chung cấu trúc rừng đã bị phá vỡ, mật độ thấp (260- 412 cây/ha), cây tái sinh phân bố nhiều, lượng cây bụi thảm tươi dễ cháy ít. Tuy nhiên, nơi phân bố của các trạng thái này thường gần với khu vực đốt nương làm rẫy của người dân nên nguy cơ cháy lan vào rừng luôn tiềm ẩn. Trạng thái rừng Keo non, rừng Keo lớn tuổi, rừng Bạch đàn, rừng Keo hỗn giao Bạch đàn và rừng Quế là những loại rừng mang mục đích sản xuất là chính, vì vậy luôn nhận được sự tác động tích cực của con người, lượng thảm tươi cây bụi không nhiều, mật độ cây lớn và nguy cơ cháy thường thấp hơn. Đặc biệt, ở khu vực nghiên cứu trạng thái trảng cỏ cây bụi phân bố rộng khắp, chiều cao trung bình khoảng 0.75m, độ che phủ lên tới 0.8. Đây là trạng thái được đánh giá có nguy cơ cháy rất cao. Lượng cây bụi thảm tươi dễ cháy lớn, chủ yếu là các loài cây: Ràng ràng, Lau sậy, Cỏ tranh, Sim, Mua..., vào mùa khô cây bụi thảm tươi thường rụng lá và chết khô nên lượng vật liệu cháy vào mùa khô là rất lớn. 5.3.1.2. Độ dốc Độ dốc có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự phát sinh và phát triển của các đám cháy rừng. Độ dốc càng lớn, khả năng lan tràn của đám cháy càng lớn và càng gây khó khăn cho công tác chữa cháy. ngoài ra độ dốc còn ảnh hưỏng nhất định tới sự sinh trưởng và phát triển của lớp thảm thực vật, từ đó ảnh hưởng tới cháy rừng. Qua điều tra chúng tôi nhận thấy rằng, có sự khác biệt khá rõ về độ dốc giữa một số trạng thái rừng. Đặc biệt giữa rừng trồng và rừng tự nhiên. Các trạng thái rừng tự nhiên thường phân bố nơi xa, có độ dốc lớn hơn (170- 200) còn các loại rừng trồng chủ yếu phân bố ở độ dốc thấp hơn (khoảng 80- 140) 5.3.1.3. Khối lượng VLC Vật liệu cháy bao gồm cành khô lá rụng và các bộ phận của cây, mùn, than bùn, cây bụi thảm tươi chúng được coi là yếu tố quyết định đến sự phát sinh, phát triển của đám cháy. VLC càng lớn thì nguy cơ cháy càng cao, cường độ cháy càng mạnh và thiệt hại càng lớn. Nhìn chung, tất cả các sản phẩm hữu cơ có trong rừng đều có thể trở thành VLC khi có đủ ôxy, nguồn nhiệt. Tuy nhiên, đề tài quan tâm chủ yếu đến hai dạng VLC là vật liệu khô và VL tươi dễ cháy dưới tán rừng. Kết quả điều tra VLC dưới các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp ở biểu 07. Biểu 07: Thành phần và khối lượng VLC ở các trạng thái rừng STT Trạng thái rừng Khối lượng VLC ( tấn/ha) Tổng Bề dày VLK(cm) Khô Tươi dễ cháy 1 Thông non 1.66 12.65 14.31 1.5 2 Keo non 1.3 2.9 4.2 2.5 3 Thông lớn tuổi 5.83 14.35 20.18 5 4 Keo lớn tuổi 2.7 5.7 8.4 3.5 5 Bach đàn 3.4 4.8 8.2 4 6 Thông + Keo 6.31 18.32 24.63 6.2 7 Keo+Bạch đàn 4.54 4.3 8.84 3.4 8 Quế 2.5 3.7 6.2 2.7 9 IIa 1.2 4 5.2 2 10 IIb 0.8 3.4 4.2 1.7 11 IIIa1 1.15 3.35 4.5 1.5 12 Ic 1.5 11 12.5 2.5 13 IIIa2 0.65 1.85 2.5 1.3 Qua biểu 07 cho thấy: Khối lượng VL dễ cháy ở các trạng thái rừng có sự biến động khá lớn. Ở rừng trồng Thông lớn tuổi (> 10 tuổi) và hỗn giao Thông + Keo, lượng VLC khá nhiều (trong khoảng 20.18 đến 24.63 tấn/ ha).Thành phần VLC không chỉ có cành lá rơi rụng mà còn phổ biến Ràng ràng, Lau sậy, với bề dày của lớp thảm khô (Bề dày VLK) trung bình 5- 6.2 cm. Ở trạng thái rừng trồng Thông non (< 5 năm) cũng có Mvlc khá lớn (14.31 tấn/ ha). Nhìn chung, ở trạng thái rừng này có độ tàn che nhỏ nên cây bụi thảm tươi phát triển mạnh làm tăng Mvlc. Phần lớn các trạng thái rừng tự nhiên có lượng VLC thấp (2.5- 5.2 tấn/ ha). Rừng trồng Keo non có khối lượng VLC tương đối thấp (4.2 tấn/ha), do lâm phần này thường được các chủ rừng quan tâm và có những biện pháp tác động tới lớp thảm tươi cây bụi. Qua đây, có thể thấy ở trạng thái rừng Thông, Thông Keo hỗn giao và trảng cỏ cây bụi vào mùa cháy rừng của khu vực cần phải được đặc biệt quan tâm và có biện pháp làm giảm VLC. Từ đó làm giảm nguy cơ cháy. 5.3.2. Yếu tố xã hội Theo thống kê của hạt Kiểm lâm Tiên Yên và hạt Kiểm lâm Hoành Bồ đa số vụ cháy rừng là do hoạt động sử dụng lửa ở trong rừng và bìa rừng của con người như: Đun nấu, đốt nương làm rẫy, chăn thả gia xúc, xử lý thực bì, sưởi ấm hoặc do trẻ em vô tình hay cố ý nghịch lửa gây ra. Trong khi đó VLC ở các trạng thái rừng có khối lượng lớn và dễ bắt lửa. Vì vậy, nếu có nguồn lửa, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát thành đám cháy. Từ những nguyên nhân trên cho thấy yếu tố xã hội góp phần không nhỏ vào sự xuất hiện của các đám cháy rừng. Yếu tố xã hội ảnh hưởng đến cháy rừng có thể với nhiều chỉ tiêu như: trình độ học vấn, điều kiện sống, tập quán canh tác, khoảng cách từ các khu tập chung dân cư đến các trạng thái rừng. Tuy nhiên, hiện rất khó có thể sử dụng chúng để đánh giá nguy cơ cháy rừng một cách định lượng. Trong đề tài này, chúng tôi chỉ sử dụng chỉ tiêu khoảng cách đến khu dân cư của các trạng thái rừng. Kết quả điều tra được ghi trong biểu 08. Biểu 08: Khoảng cách từ khu dân cư đến các trạng thái rừng stt Trạng thái rừng KCĐKDC (m) 1 Thông non 1000 2 Keo non 800 3 Thông lớn tuổi 1200 4 Keo lớn tuổi 1000 5 Bach đàn 1500 6 Thông + Keo 850 7 Keo+Bạch đàn 900 8 Quế 1100 9 IIa 2500 10 IIb 3000 13 IIIa1 6200 12 Ic 1600 13 IIIa2 6500 Trong thực tế tại cả hai địa điểm nghiên cứu, các trạng thái rừng tự nhiên thường phân bố ở trên cao và thường được quy hoạch vào mục đích phòng hộ, nên hầu hết các trạng thái rừng tự nhiên đều có khoảng cách xa khu dân cư (từ 2500- 6500m). Tuy nhiên, khu vực nghiên cứu có nhiều thành phần dân tộc. Một số hộ gia đình sống phân tán cả ngoài bìa rừng và trong rừng để tiện cho việc khai thác, đốt nương làm rẫy, đốt ong, lấy củi, săn bắt động vật để phục vụ cho cuộc sống. Các hoạt động này thường gắn liền với việc sử dụng lửa nên mặc dù ở xa khu dân cư, nhưng các trạng thái rừng tự nhiên tuy khó cháy hơn nhưng tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Nhìn chung, khoảng cách khu dân cư đến trạng thái rừng càng gần thì nguy cơ cháy của trạng thái đó càng cao. 5.4. Phân loại rừng theo nguy cơ cháy cho huyện Hoành Bồ và huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh Mỗi trạng thái rừng có nguy cơ cháy khác nhau, và chịu sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Để phân loại được các trạng thái rừng theo nguy cơ cháy, đề tài tiến hành phân tích mối quan hệ của 8 yếu tố: Mvlc, ĐD, KCĐKDC, SVC rừng trong 6 năm qua, Hdc, Hcbtt, ĐTC, TDC. Trong đó tính dễ cháy của các trạng thái rừng phụ thuộc vào tính, chất thành phần loài cây, được cho điểm theo phương pháp chuyên gia: Trạng thái rừmg nào có các loài cây chứa nhiều nhựa hoặc tinh dầu dễ cháy thì cho 3 điểm, có cây chứa nhiều tinh dầu hoặc nhựa dễ cháy hỗn giao với cây không chứa nhựa hoặc tinh dầu dễ cháy cho 2 điểm, các trạng thái còn lại cho 1 điểm. Đề tài đã điều tra 13 trạng thái rừng chủ yếu tại khu vực nghiên cứu sau: Rừng tự nhiên IIa, IIb, IIIa1, IIIa2, Trảng cỏ cây bụi (Ic); rừng trồng Thông non (10 năm), rừng Keo non( 5 năm), rừng hỗn giaoThông + Keo, rừng hỗn giao Keo+Bạch đàn, rừng Bạch đàn thuần loài, rừng Quế thuần loài. Kết quả thống kê các chỉ tiêu dùng để phân loại rừng theo nguy cơ cháy được ghi trong biểu 09. Biểu 09: Thống kê các chỉ tiêu phân loại rừng theo nguy cơ cháy tại khu vực nghiên cứu stt Trạng thái rừng Hdc ĐTC KLvlc SVC Hcbtt TDC ĐD KCĐ 1 Thông non 0.3 0.3 14.31 12 0.95 3 13 1000 2 Keo non 0.5 0.6 4.2 3 0.32 1 12 800 3 Thông lớn tuổi 8.5 0.55 20.18 19 1.4 3 14 1200 4 Keo lớn tuổi 7 0.6 8.4 5 0.658 1 8 1000 5 Bach đàn 6 0.6 8.2 2 0.5 3 11 1500 6 Thông + Keo 7.74 0.65 24.63 40 1.2 2 12 850 7 Keo+Bạch đàn 6 0.7 8.84 1 0.29 2 10 900 8 Quế 5 0.6 6.2 0 0.45 3 12 1100 9 IIa 6.5 0.25 5.2 6 0.9 1 18 2500 10 IIb 7 0.3 4.2 2 0.7 1 17 3000 11 IIIa1 9 0.3 4.5 1 0.65 1 19 6200 12 Ic 0.001 0.001 12.5 19 0.75 2 13 1600 13 IIIa2 10.5 0.5 2.5 0 0.45 1 20 6500 5.4.1. Phân loại rừng theo nguy cơ cháy theo phương pháp chỉ số Ect không trọng số Trong phương pháp này, đề tài tiến hành xác định các chỉ số Fij và Ect đối với từng yếu tố và những trạng thái như đã trình bày ở phần phương pháp xử lý số liệu. Các chỉ tiêu tăng có lợi bao gồm: Mvlc, SVC, Hcbtt, TDC, ĐD. Các chỉ tiêu này càng cao thì nguy cơ cháy càng lớn. Các chỉ tiêu giảm có lợi gồm có: Hdc, ĐTC, KCĐKDC. Các chỉ tiêu này càng nhỏ thì nguy cơ cháy càng lớn và ngược lại. Kết quả tính toán các chỉ số Fij và Ect được thể hiện ở biểu 10. Biểu 10: Kết quả tính toán chỉ số Fij và Ect ở các trạng thái rừng stt Trạng thái rừng Hdc ĐTC Mvlc SVC Hcbtt TDC ĐD KCĐ KDC Tổng 1 Thông non 0.003 0.0033 0.581 0.3 0.6786 1 0.65 0.8 4.016 2 Keo non 0.002 0.0017 0.1705 0.075 0.2286 0.333 0.6 1 2.411 3 Thông lớn tuổi 1E-04 0.0018 0.8193 0.475 1 1 0.7 0.6667 4.663 4 Keo lớn tuổi 1E-04 0.0017 0.341 0.125 0.47 0.333 0.4 0.8 2.471 5 Bach đàn 2E-04 0.0017 0.3329 0.05 0.3571 1 0.55 0.5333 2.825 6 Thông + Keo 1E-04 0.0015 1 1 0.8571 0.667 0.6 0.9412 5.067 7 Keo+Bạch đàn 2E-04 0.0014 0.3589 0.025 0.2071 0.667 0.5 0.8889 2.648 8 Quế 2E-04 0.0017 0.2517 0 0.3214 1 0.6 0.7273 2.902 9 IIa 2E-04 0.004 0.2111 0.15 0.6429 0.333 0.9 0.32 2.561 10 IIb 1E-04 0.0033 0.1705 0.05 0.5 0.333 0.85 0.2667 2.174 11 IIIa1 1E-04 0.0033 0.1827 0.025 0.4643 0.333 0.95 0.129 2.088 12 Ic 1E-04 1 0.5075 0.475 0.5357 0.667 0.65 0.5 4.335 13 IIIa2 1E-04 0.002 0.1015 0 0.3214 0.333 1 0.1231 1.881 Căn cứ vào phạm vi biến động của chỉ số Etc, đề tài tiến hành phân chia các trạng thái rừng vào 4 cấp tuỳ thuộc vào mức độ nguy hiểm đối với lửa. Kết quả được tổng hợp ở biểu 11. Biểu 11: Phân loại rừng theo khả năng cháy của các trạng thái rừng dựa vào phương pháp chỉ số Ect không trọng số Cấp Ect Nguy cơ cháy Trạng thái I ≤ 1.881 Nguy cơ cháy thấp IIIa2 II 1.881- 2.678 Nguy cơ cháy trung bình Keo non, Keo lớn tuổi, IIa, IIb, IIIa1 III 2.678-3.474 Nguy cơ cháy cao Quế, Keo+ Bạch đàn, Bạch đàn IV > 3.474 Nguy cơ cháy rất cao Thông non, Thông lớn tuổi, Thông + Keo, Ic Qua biểu 11, có thể thấy các trạng thái rừng Thông lớn tuổi, rừng Thông non, rừng hỗn giao Thông + Keo và trạng thái Ic là nhóm có giá trị Etc cao nhất, thuộc vào cấp nguy hiểm IV cấp có nguy cơ cháy rất cao (Ect > 3.474). Cấp nguy cơ cháy III gồm rừng Quế, rừng hỗn giao Keo+ Bạch đàn, rừng Bạch đàn.Trạng thái rừng có nguy cơ cháy thấp nhất là IIIa2 thuộc cấp có nguy cơ cháy thấp (cấp I). Các trạng thái rừng còn lại của khu vực thuộc cấp II cấp có nguy cơ cháy trung bình (1.881 ≤ Ect < 2.678). Phương pháp phân cấp này chưa nói lên được tầm quan trọng của các chỉ tiêu trong quá trình đánh giá, các chỉ tiêu đều đựơc coi có mức độ ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng là như nhau. Thực tế thì không phải hoàn toàn như vậy, mà các chỉ tiêu (yếu tố) khác nhau có sự tác động hay có sự ảnh hưởng nhiều ít khác nhau đối với nguy cơ cháy rừng. Chính vì vậy, để khắc phục được nhược điểm này, đồng thời để tìm ra yếu tố tác động chủ đạo đến nguy cơ cháy rừng và có thể so sánh kết quả trong quá trình phân loại rừng theo nguy cơ cháy, đề tài tiến hành nghiên cứu áp dụng phương pháp chỉ số Ect có trọng số. 5.4.2. Áp dụng phương pháp chỉ số Ect có trọng số trong phân loại rừng theo nguy cơ cháy Trọng số trong phương pháp này được xác định theo hệ số tương quan giữa các yếu tố tác động đến nguy cơ cháy của các trạng thái rừng với nhau. Các yếu tố (chỉ tiêu) này đã được tổng hợp ở biểu 09. Để xác định được trọng số cần phải lập được bảng ma trận các hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu tham gia. Kết quả tính toán được trình bày ở biểu 12: Biểu 12: Ma trận của các hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu Hdc ĐTC Mvlc SVC Hcb TDC ĐD KCĐ KDC Hdc 1 0.3403 -0.0543 -0.074 0.1511 -0.253 0.4102 0.5628 ĐTC 0.3403 1 0.1362 -0.041 -0.205 0.1863 -0.488 -0.3 Mvlc -0.054 0.1362 1 0.9158 0.7843 0.5393 -0.367 -0.506 SVC -0.074 -0.041 0.9158 1 0.7616 0.2631 -0.19 -0.366 Hcb 0.1511 -0.205 0.7843 0.7616 1 0.2902 0.1049 -0.176 TDC -0.253 0.1863 0.5393 0.2631 0.2902 1 -0.418 -0.511 ĐD 0.4102 -0.488 -0.3669 -0.19 0.1049 -0.418 1 0.8479 KCĐ KDC 0.5628 -0.3 -0.5061 -0.366 -0.176 -0.511 0.8479 1 Qua quá trình tính toán được kết quả các trị số như sau: Max R0 = S3 = 3.157 Max R1 = S7 = 1.7555 Max R2 = S1 = 1.0515 Max R3 = S6 = 0.4547 Max R4 = S2 = 0.1659 Max R5 = S5 = 0.0394 Max R6 = S8 = 0.0104 Max R7 = S4 = 0.0024 Từ các trị số Si, đề tài tính được các trọng số tương quan của các chỉ tiêu như sau: Biểu 13: Bảng tính trọng số của các chỉ tiêu Stt Chỉ tiêu Si Pi 1 Hdc 1.0515 0.1314 2 ĐTC 0.1659 0.0207 3 Mvlc 3.157 0.3946 4 SVC 0.0024 0.0003 5 Hcbtt 0.0394 0.0049 6 TDC 0.4547 0.0568 7 ĐD 1.7555 0.2194 8 KCĐKDC 0.0104 0.0013 Từ bảng 13, ta có trọng số của từng chỉ tiêu, các trọng số này được nhân với chỉ số Fij đã tính ở biểu 10 theo công thức: Ei = Kết quả được tổng hợp ở biểu 14: Biểu 14: Bảng tính điểm Etc có trọng số stt Trạng thái rừng Hdc ĐTC Mvlc SVC Hcb TDC ĐD KCĐ KDC Tổng 1 Thông non 0.0004 6.9E-05 0.2293 9E-05 0.0033 0.057 0.143 0.001 0.434 2 Keo non 0.0003 3.5E-05 0.0673 2E-05 0.0011 0.019 0.132 0.0013 0.221 3 Thông lớn tuổi 2E-05 3.8E-05 0.3233 0.0001 0.0049 0.057 0.154 0.0009 0.54 4 Keo lớn tuổi 2E-05 3.5E-05 0.1346 4E-05 0.0023 0.019 0.088 0.001 0.245 5 Bach đàn 2E-05 3.5E-05 0.1314 1E-05 0.0018 0.057 0.121 0.0007 0.311 6 Thông + Keo 2E-05 3.2E-05 0.3946 0.0003 0.0042 0.038 0.132 0.0012 0.57 7 Keo+Bạch đàn 2E-05 3E-05 0.1416 7E-06 0.001 0.038 0.11 0.0012 0.291 8 Quế 3E-05 3.5E-05 0.0993 0 0.0016 0.057 0.132 0.0009 0.29 9 IIa 2E-05 8.3E-05 0.0833 4E-05 0.0032 0.019 0.197 0.0004 0.303 10 IIb 2E-05 6.9E-05 0.0673 1E-05 0.0025 0.019 0.187 0.0003 0.276 11 IIIa1 1E-05 6.9E-05 0.0721 7E-06 0.0023 0.019 0.208 0.0002 0.302 12 Ic 1E-05 0.02074 0.2003 0.0001 0.0026 0.038 0.143 0.0006 0.405 13 IIIa2 1E-05 4.1E-05 0.0401 0 0.0016 0.019 0.219 0.0002 0.28 Từ kết quả biểu 14, đề tài tiến hành phân mức nguy cơ cháy cho từng trạng thái rừng như ở biểu 15. Biểu 15: Phân mức nguy cơ cháy rừng cho các trạng thái rừng theo phương pháp Etc có trọng số Cấp Ect Nguy cơ cháy Trạng thái I ≤ 0.221 Nguy cơ cháy thấp Keo non II 0.221- 0.308 Nguy cơ cháy trung bình Keo lớn tuổi, Quế, IIa, IIb, IIIa1, Keo+ Bạch đàn, IIIa2 III 0.308- 0.3953 Nguy cơ cháy cao Bạch đàn IV > 0.3953 Nguy cơ cháy rất cao Thông non, Thông lớn tuổi, Thông + Keo, Ic Từ kết quả ở biểu 15 cho thấy, Các trạng thái rừng hỗn giao Thông + Keo, rừng Thông non, rừng Thông lớn tuổi và trạng thái Ic là nhóm trạng thái có nguy cơ cháy cao hơn hẳn, trong đó trạng thái Thông hỗn giao với Keo có mức nguy hiểm cao nhất, giá trị chỉ số Ect có trọng số là 0.553. Đây là nhóm trạng thái cần phải được quan tâm đặc biệt vào mùa cháy. Qua điều tra thực tế cho thấy. Các trạng thái này đều có lớp thảm tươi cây bụi phát triển mạnh, vào mùa khô lượng vật liệu cháy khô ở các trạng thái này là rất lớn, cần có biện pháp dọn thực bì vào mùa khô để hạn chế được nguy cơ cháy. Cấp nguy cơ cháy III chỉ có rừng Bạch đàn. Đây là trạng thái có nguy cơ cháy cao (Ect có trọng số = 0.311). Bạch đàn là loài cây có chứa tinh dầu, có khả năng bắt lửa mạnh, tầng thảm tươi gồm nhiều loài cây dễ cháy, thảm khô dễ bắt lửa. Tuy nhiên, đây là loại hình rừng thường có sự tác động từ bên ngoài nên lượng vật liệu cháy phần nào được giảm bớt, tầng cây bụi thảm tươi ít hơn trạng thái rừng Thông, Thông hỗn giao và chúng lại phân bố không đồng đều, nên nếu đám cháy có phát sinh thì cũng khó phát triển được. Trạng thái rừng có nguy cơ cháy thấp nhất là rừng Keo non. Rừng Keo nói chung và trạng thái rừng Keo non nói riêng là những loại rừng luôn được sự tác động một cách tích cực của các chủ rừng. Nên lượng cây bụi thảm tươi dễ cháy phân bố ở các trạng thái này thường ít, khả năng bắt lửa của loài cây thấp nên nguy cơ cháy của trạng thái này là thấp. Còn phần lớn các trạng thái rừng của khu vực nằm trong mức nguy cơ cháy cấp II, cấp có nguy cơ cháy trung bình (0.221< Ect ≤ 0.308) Từ việc ứng dụng hai phương pháp chỉ số Ect không trọng số và phương pháp hiệu quả canh tác cải tiến có trọng số ta thấy rằng, đã có sự khác biệt rõ rệt về mức độ nguy hiểm đối với cháy rừng của các trạng thái. Các trạng thái rừng Thông non, rừng Thông lớn tuổi, rừng hỗn giao Thông + Keo, trạng thái rừng Ic vẫn ở mức nguy cơ cháy cao nhất (cấp nguy cơ cháy rất cao). Rừng Bạch đàn ở cấp có nguy cơ cháy cao. Còn các trạng thái IIIa2, rừng hỗn giao Keo+Bạch đàn, rừng Keo non đã có sự thay đổi về mức nguy hiểm đối với cháy rừng. Trạng thái IIIa2 từ cấp nguy cơ cháy thấp lên cấp nguy cơ cháy trung bình, rừng Keo từ cấp nguy cơ cháy trung bình trở về cấp có nguy cơ cháy thấp. Còn các trạng thái rừng Quế, rừng Keo hỗn giao với Bạch đàn từ cấp có nguy cơ cháy cao chuyển về cấp có nguy cơ cháy trung bình. Qua đây có thể thấy được rằng, Phương pháp chỉ số canh tác cải tiến có trọng số có ưu điểm hơn ở chỗ là đã phân tích và đưa ra được tầm quan trọng hay mức độ ảnh hưởng đến nguy cơ cháy của các chỉ tiêu. Qua biểu 13 cho ta thấy: Vật liệu cháy luôn là yếu tố quan trọng và có mức độ ảnh hưởng cao nhất đối với nguy cơ cháy rừng. Trọng số của yếu tố Khối lượng vật liệu cháy cao nhất đạt 0.3946, điều này cho thấy, khối lượng vật liệu cháy càng cao thì nguy cơ cháy rừng càng lớn và khi đám cháy xảy ra thì tốc độ lan tràn và thiệt hại do đám cháy là rất cao, gây rất nhiều khó khăn cho công tác dập lửa. Chỉ tiêu số vụ cháy rừng đạt giá trị trọng số thấp nhất 0.0003, đây là yếu tố gián tiếp và là căn cứ cho công tác PCCCR, tuy có trọng số thấp nhưng cháy rừng là hiện tượng xảy ra do nhiều yếu tố tác động một cách tổng hợp. Cần phải có căn cứ tiền lệ tức số vụ cháy đã xảy ra trong quá khứ làm cơ sở cho việc xác định các loại rừng dễ cháy. Trong 8 chỉ tiêu tham gia vào quá trình nghiên cứu thì mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ như sau: Cao nhất, có mức độ ảnh hưởng lớn nhất là Mvlc tiếp đến là ĐD, Hdc, TDC của các trạng thái rừng, ĐTC, Hcbtt, KCĐKDC, nhỏ nhất là SVC. Qua việc ứng dụng hai phương pháp nghiên cứu có trọng số và không trọng số cho thấy phương pháp chỉ số Ect có trọng số ưu điểm hơn so với phương pháp chỉ số Ect không trọng số. Phương pháp này cho ta thu được nhiều Thông tin hơn về mối quan hệ và thứ tự ưu tiên đối với các chỉ tiêu, kế thừa được các ưu điểm của phương pháp Ect không trọng số. Chính vì vậy, để phân loại rừng theo nguy cơ cháy rừng có thể sử dụng phương pháp canh tác cải tiến có trọng số. 5.4.3.Lập bản đồ phân loại rừng theo nguy cơ cháy cho huyện Hoành Bồ và Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh Dựa vào kết quả phân loại rừng theo nguy cơ cháy của các trạng thái rừng, đề tài ứng dụng phần mềm tin học làm bản đồ Mapinfo để tiến hành xây dựng bản đồ phân loại rừng theo nguy cơ cháy cho huyện Hoành Bồ và huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Từ bản đồ hiện trạng rừng của khu vực nghiên cứu (bản đồ số), đề tài tiến hành tạo thêm trường cơ sở dữ liệu cho bản đồ với tên trường là cấp cháy. Thông qua trường dữ liệu này tiến hành xây dựng bản đồ chuyên đề (tô màu theo cấp cháy cho từng trạng thái): “Phân loại rừng theo nguy cơ cháy cho huyện Hoành Bồ và huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh”. Màu sắc thể hiện các cấp nguy cơ cháy rừng như sau: Màu xanh lá cây: Cấp nguy cơ cháy thấp. Màu xanh da trời : Cấp nguy cơ cháy trung bình. Màu vàng: Cấp nguy cơ cháy cao Màu đỏ: Cấp nguy cơ cháy rất cao BẢN ĐỒ PHÂN LOẠI RỪNG THEO NGUY CƠ CHÁY CHO HUYỆN HOÀNH BỒ VÀ HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH Cấp cháy Mức độ nguy hiểm Màu thể hiện Cấp I Nguy cơ cháy thấp CấpII Nguy cơ cháy trung bình Cấp III Nguy cơ cháy cao Cấp IV Nguy cơ cháy rất cao 5.5. Đề xuất một số biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng cho huỵên Hoành Bồ và huyện Tiên Yên, Tỉnh Quảng Ninh 5.5.1.Thực trạng công tác PCCCR tại hai huyện Hoành Bồ và Tiên Yên. Đây là hai huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh, nên có các đặc trưng về điều kiện tự nhiên và xã hội của cá huyện miền núi, tài nguyên rừng phong phú, địa hình phức tạp, diện tích rừng lớn Các trạng thái rừng chủ yếu là: IIIa1, IIIa2, IIa, IIb, rừng trồng chủ yếu gồm: Thông, Keo,Thông hỗn giao Keo, Bạch đàn, Bạch đàn hỗn giao Keo, và một số loài cây đặc sản khác như: Quế...rừng trồng chủ yếu do các lâm trường quản lý và có giao một phần cho nhân dân địa phương chủ yếu cung cấp gỗ trụ mỏ cho Ngành than của tỉnh Quảng Ninh. Song song với sản xuất lâm nghiệp, các huyện đã chú trọng quan tâm đến công tác PCCCR, dần kiện toàn bộ máy quản lý rừng từ huyện đến tận thôn bản, mỗi huyện có một hạt Kiểm lâm riêng đặt tại trung tâm huyện là các thị trấn: Trới (Hoành Bồ), Tiên Yên (Tiên Yên). Hầu hết các xã đều có Kiểm lâm địa bàn phối hợp với các đơn vị sản xuất của lâm trường và nhân dân trong huyện trong công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung và quản lý lửa rừng nói riêng. Công tác tuyên truyền trong nhân dân về lợi ích của việc bảo vệ rừng và tác hại của cháy rừng luôn được thực hiện . Đồng thời, đã thành lập các lực lượng PCCCR tại chỗ để có thể huy động khi xảy ra cháy. Trong quá trình trồng rừng các lâm trường đã quan tâm đến việc xây dựng các đường băng cản lửa ngay từ khâu thiết kế trồng rừng. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác PCCCR nhưng cháy rừng vẫn xảy ra, như đã trình bày ở phần tình hình cháy rừng trong 6 năm qua (2000-2005) riêng huyện Hoành Bồ đã xảy ra 77 vụ cháy lớn nhỏ, Tiên Yên 33 vụ. Nguyên nhân chủ yếu vẫn do yếu tố con người: xử lý thực bì không đúng kỹ thuật, đốt nương làm rẫy, đốt lửa sưởi ấm, săn bắt, đặc biệt còn do sự thù hằn cá nhân của các chủ rừng đã gây ra cháy rừng, gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng như sinh thái. Thành phần dân tộc của hai huyện hết sức đa dạng, với nhiều dân tộc anh em chung sống, tập quán đốt nương làm rẫy của đồng bào vẫn tồn tại, ý thức của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng còn kém. Mặt khác, đới sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, đặt ra cho các cấp các Ngành nhiều bài toán khó phải giải quyết. Trong công tác công tác Quản lý bảo vệ rừng tại các địa phương còn nhiều hạn chế. Mặc dù đã quan tâm đến công tác tuyên truyền về vấn đề PCCCR trong nhân dân song còn chưa sâu rộng, phương tiện dùng để dập lửa khi có cháy xảy ra còn thô sơ như: cuốc, xẻng, cành cây,... vì vậy, hiệu quả của công tác PCCCR chưa cao. Các băng cản lửa đã được xây dựng, song việc tu bổ dọn vệ sinh, xử lý thực bì lại ít được tiến hành đặc biệt vào mùa cháy các trạng thái rừng Thông, rừng Thông hỗn giao Keo luôn có khối lượng VLC lớn. Khi có cháy xảy ra chắc chắn các băng cản lửa không còn phát huy được tác dụng của nó nữa. Các bể chứa nước chưa được xây dựng, chủ yếu vẫn dựa vào các hồ, khe suối tự nhiên để lấy nước chữa cháy. Việc quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy chưa hợp lý, hiện tượng đốt nương làm rẫy vẫn xảy ra. Từ những thực trạng trên cho thấy, đối với vấn đề PCCCR còn nhiều khó khăn bất cập, đòi hỏi các cơ quan chức năng địa phương cần phải có những giải pháp tích cực hơn nữa để giảm tới mức tối đa cháy rừng xảy ra. 5.5.2. Đề xuất các biện pháp tác động cho từng trạng thái rừng. Từ những số liệu đã điều tra và những kết quả nghiên cứu đạt được đề tài tiến hành đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế nguy cơ cháy rừng xảy ra cho các trạng thái rừng ở khu vực nghiên cứu như sau: - Đối với các trạng thái rừng có nguy cơ cháy rất cao: rừng Thông non, rừng Thông lớn tuổi, rừng hỗn giaoThông + Keo. Vào trước mùa cháy rừng (đầu tháng 8-9) cần phải tiến hành các biện pháp làm giảm khối lượng vật liệu cháy, phát dọn cây bụi thảm tươi dưới tán rừng. Đối với trạng thái rừng Thông non cần dọn sạch cây bụi thảm tươi, vì trong giai đoạn này chiều cao cây vượt quá chiều cao lớp cây bụi thảm tươi là không nhiều, như vậy vừa làm cho cây sinh trưởng, phát triển tốt vừa làm giảm được nguồn VLC. - Rừng tự nhiên ở cả hai huyện còn rất nhiều, tuy nhiên đã bị tác động không còn giữ được cấu trúc ban đầu, vì vậy cần phải lập kế hoạch khoanh nuôi xúc tiến tái sinh đối với các trạng thái IIa, IIb, IIIa1, IIIa2. Nghiêm cấm việc sử dụng lửa vô ý, quy hoạch hợp lý vùng sản xuất nương rẫy cho bà con dân tộc miền núi tránh hiện tượng đốt nương làm rẫy bừa bãi dễ dẫn tới cháy lan sang các trạng thái rừng khác. - Đặc biệt đối với loại hình trảng cỏ cây bụi, đây là trạng thái luôn tiềm ẩn cháy rừng xảy ra. Vào mùa khô, cây bụi, cỏ thường chết khô để lại nguồn vật liệu khô dễ cháy, chỉ cần vô ý có tàn lửa là có thể gây cháy. Vì vậy, cần có biện pháp làm giảm VLC bằng cách phát đốt có kiểm soát, chăn thả gia súc và các biện pháp khác như xây dựng các băng cản lửa, đặc biệt tại nơi có tiếp giáp với rừng tự nhiên hoặc rừng trồng, cần có kế hoạch, dự án trồng rừng hỗn giao vào diện tích phân bố của trạng thái rừng này. - Các trạng thái rừng Quế, rừng Keo, rừng hỗn giao Keo+ Bạch đàn, rừng Bạch đàn, cần định kỳ dọn vệ sinh rừng, tỉa cành, thu dọn cành khô lá rụng, Vào đầu các chu kỳ kinh doanh, muốn xử lý thực bì bằng phát đốt cần chú ý đảm bảo không để cháy lan sang các trạng thái rừng có nguy cơ cháy cao hay các trạng thái rừng non chưa đến tuổi khai thác đặc biệt là Thông non, Keo non. Cần tạo các băng trắng tại các vùng tiếp giáp đó trước khi đốt. 5.5.3. Các biện pháp cụ thể 5.5.3.1. Biện pháp làm giảm VLC - Vệ sinh rừng Vệ sinh rừng nhằm mục đích làm giảm nguồn VLC trong mùa khô. Hàng năm trước mùa cháy rừng (từ tháng 8 đến tháng 9), Tiến hành tỉa cành kết hợp với thu dọn cành khô lá rụng ở các trạng thái rừng dễ cháy. Phát bớt chiều cao của lớp cây bụi thảm tươi. Tuy nhiên cần chú ý điều chỉnh sao cho vừa giảm khối lượng VLC vừa duy trì được lớp thảm tươi chống xói mòn đất. Đối với trạng thái rừng Thông non cần thường xuyên phát dọn. Dọn thực bì theo dải theo băng rộng từ 10 đến 15m dọc theo các đường lô, khoảng, tiểu khu. Những năm đầu khi rừng chưa kép tán có thể sử dụng biện pháp nông lâm kết hợp để tăng thu nhập và làm giảm VLC. - Chăn thả gia súc: Các loài gia súc như: Trâu, Bò, Dê...chăn thả trên các trảng cỏ cây bụi sẽ làm giảm tích cực nguồn vật liệu cháy đồng thời làm tăng được độ phì của đất tạo điều kiện thuận lợi cho công tác trồng rừng sau này. 5.5.3.2.Xây dựng các công trình phòng cháy, chữa cháy -Tại những vùng trọng điểm cháy cần nghiên cứu xây dựng các bể chứa nước, thuận tiện cho việc chữa cháy khi có đám cháy xảy ra. - Xây dựng các đường băng xanh băng trắng cản lửa quanh các đường biên của khoảnh, lô đặc biệt là ở các khoảnh, lô có trạng thái rừng có nguy cơ cháy cao. Đối với băng xanh tốt nhất là lựa chọn các loài cây phòng cháy tại địa phương. 5.5.3.3.Tổ chức lực lượng - Lực lượng Kiểm lâm. Lực lượng Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách về quản lý bảo vệ rừng. Mỗi xã trên địa bàn đều có Kiểm lâm viên chịu trách nhiệm hướng dẫn đôn đốc việc thực hiện các biện pháp phòng bảo vệ và cháy chữa cháy rừng. Phối hợp với các lực lượng quần chúng thực hiện việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho nhân dân. Thực tế tại địa bàn các xã: Đại Yên, Bằng Cả, Việt Hưng phân bố nhiều diện tích các trạng thái rừng dễ cháy, và số vụ cháy thường cao so với các xã khác trong huyện Hoành Bồ. Các xã: Hải Lạng, Đông Hải, Đông Ngũ của huyện Tiên Yên cũng là các xã có số vụ cháy lớn. Chính vì vậy, vào mùa cháy rừng cần tăng cường thêm lực lượng Kiểm lâm cho khu vực này, nhằm tăng cường thêm lực lượng chuyên trách hướng dẫn người dân đồng thời tham mưu cho lãnh đạo các xã thực hiện các biện pháp PCCCR. - Lực lượng quần chúng Đây là lực lượng chính trong công tác PCCCR. + Mỗi thôn bản, khu phố thành lập 1 tổ, đội xung kích chữa cháy rừng do đồng chí trưởng thôn làm tổ trưởng, mỗi tổ từ 10 - 15 người, sẵn sàng tham gia hoạt động chữa cháy khi được huy động. + Mỗi xã và thị trấn tổ chức 1 lực lượng xung kích 10-15 người khi cần thiết ban chỉ đạo của huyện sẽ huy động lực lượng nói trên. + Các xã, thị trấn phải có phương án phối kết hợp với các vùng giáp ranh theo ranh giới quản lý hành chính xã. + Các lâm trường (Hoành Bồ, Tiên Yên) chủ động xây dựng phương án PCCCR của đơn vị mình đồng thời phải có kế hoạch phối kết hợp với ban chỉ đạo PCCCR ở các xã, thị trấn thật cụ thể trong việc huy động lực lượng tham gia chi viện ứng cứu. + Lực lượng quân đội đóng quân trên địa bàn có kế hoạch và phương án phối kết hợp với chính quyền, tổ chức lực lượng tham gia chữa cháy rừng cùng địa phương. 5.5.3.4. Tuyên truyền giáo dục người dân địa phương về PCCCR Công tác này luôn được coi là quan trọng nhất, bởi lẽ hầu hết các vụ cháy rừng trên địa bàn là do người dân địa phương gây ra. Trình độ văn hóa và điều kiện để tiếp xúc với các Thông tin và kỹ thuật mới còn hạn chế, ý thức bảo vệ rừng chưa cao, cuộc sống của họ phụ thuộc vào rừng, hoạt động đốt nương làm rẫy vẫn được duy trì. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho người dân là hết sức cần thiết, đặc biệt ở các khu vực có diện tích rừng dễ cháy cao nhằm nâng cao sự hiểu biết, giác ngộ tinh thần tự giác của người dân với công tác PCCCR. Muốn đạt được những kết quả như vậy đòi hỏi công tác này phải được làm thường xuyên liên tục và sâu rộng trong nhân dân. Hình thức tuyên truyền phải dễ hiểu, dễ nhớ Thông qua các phương tiện Thông tin đại chúng, biển báo, khẩu hiệu hoặc qua các cuộc gặp gỡ trực tiếp… Nội dung tuyên truyền bao gồm: -Tác hại và nguyên ngân gây ra cháy rừng và tầm quan trọng của công tác PCCCR. - Tuyên truyền chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước về quản lý bảo vệ rừng. - Tuyên truyền và hướng dẫn một số kỹ thuật đơn giản, dễ áp dụng trong phòng chống cháy rừng. - Đề nghị, khuyến khích, việc xây dựng các hương ước thôn bản về bảo vệ rừng. Song song với việc tuyên truyền, các cấp lãnh đạo cần có những chính sách ưu tiên đối với bà con dân tộc miền núi, hướng dẫn họ các kỹ thuật sản xuất mới, cấp vốn cho họ làm ăn… 5.5.3.5. Theo dõi và phát hiện lửa rừng Phần lớn số vụ cháy rừng đều do nhân dân địa phương phát hiện, vì vậy cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân trong công tác PCCCR, phải có hình thức khen thưởng xử phạt nghiêm minh. Để phát hiện lửa từ xa, các hạt Kiểm lâm cần nghiên cứu xây dựng các chòi canh lửa và trạng bị điện đàm cho các nhân viên canh gác, khi phát hiện đám cháy có thể Thông báo nhanh chóng kịp thời đến ban chỉ đạo PCCCR. 5.5.4. Lịch PCCC. Từ tài liệu thu thập được, kết hợp với điều tra thực tế về tình hình cháy rừng tại khu vực nghiên cứu cho thấy: Có sự khác nhau về sự xuất hiện của cháy rừng ở hai huyện Tiên Yên và Hoành Bồ. Ở Tiên Yên cháy rừng xuất hiện và kết thúc sớm hơn hai tháng so với huyện Hoành Bồ. Vì vậy, để công tác PCCCR được chủ động và đạt hiệu quả cao chúng ta cần phải có kế hoạch, mục tiêu cụ thể và phương án tối ưu cho từng huyện nhằm hạn chế tới mức tối đa thiệt hại về tài nguyên rừng và tính mạng con người do cháy rừng gây ra. Các công việc cần thực hiện trong mùa cháy gồm: Kiện toàn các lực lượng PCCCR; tuyên truyền giáo dục PCCCR, chuẩn bị phương tiện; tập huấn PCCCR; tu sửa, cải tạo các công trình PCCCR, dự báo lửa rừng; trực cảnh báo lửa rừng; thanh tra, kiểm tra, đôn đốc; tổng kết rút kinh nghiệm. Tại Hoành Bồ cháy rừng chủ yếu tập trung từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau nên thời gian cụ thể đối với từng công việc cần phải được tiến hành cho các tháng là: Kiện toàn lực lượng PCCCR thực hiện trong tháng 9 và 10 Tuyên truyền, giáo dục PCCCR trong các tháng 9, 10, 11, 12, 1, 2, 3 Chuẩn bị phương tiện thực hiện trong các tháng 9 và 10. Tập huấn PCCCR thực hiện trong các tháng 9 và 10 Tu sửa, cải tạo công trình PCCCR trong các tháng 8, 9, 10 Dự báo lửa rừng: 10, 11, 12, 1, 2, 3, 4 Trực cảnh báo lửa rừng: 10, 11, 12, 1, 2, 3, 4 Trực PCCCR: 10, 11, 12, 1, 2, 3, 4 Thanh tra, kiểm tra, đôn đốc: 10, 11, 12, 1, 2, 3, 4 Tổng kết rút kinh nghiệm: 5 Biểu 16: Lịch PCCCR cho huyện Hoành Bồ STT Tháng Công việc Kiện toàn lực lượng PCCCR 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 Tuyên truyền, giáo dục PCCCR 3 Chuẩn bị phương tiện 4 Tập huấn PCCCR 5 Tu sửa, cải tạo công trình PCCCR 6 Trực cảnh báo lửa rừng 7 Dự báo lửa rừng 8 Trực PCCCR 9 Thanh tra, kiểm tra, đôn đốc 10 Tổng kết rút kinh nghiệm Ở huyện Tiên Yên cháy rừng xuất hiện chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. So với Hoành Bồ thì các công việc được tiến hành sớm hơn 2 tháng. Biểu 17: Lịch PCCCR cho huyện Tiên Yên STT Tháng Công việc 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 1 Kiện toàn lực lượng PCCCR 2 Tuyên truyền, giáo dục PCCCR 3 Chuẩn bị phương tiện 4 Tập huấn PCCCR 5 Tu sửa, cải tạo công trình PCCCR 6 Trực cảnh báo lửa rừng 7 Dự báo lửa rừng 8 Trực PCCCR 9 Thanh tra, kiểm tra, đôn đốc 10 Tổng kết rút kinh nghiệm PHẦN VI: KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ. 6.1. Kết luận Qua điều tra nghiên cứu, đề tài đã đạt được những thành quả sau: - Các trạng thái rừng chủ yếu tại khu vực nghiên cứu gồm: + Rừng Thông non, rừng Thông lớn tuổi, rừng Thông hỗn giao Keo, rừng Keo đã khép tán, rừng Keo non, rừng Bạch đàn thuần loài, rừng Bạch đàn hỗn giao Keo, rừng Quế thuần loài, Rừng tự nhiên IIa, Rừng tự nhiên IIb, Rừng tự nhiên IIIa1, Trạng thái rừng Ic, rừng IIIa2. - Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ cháy của các trạng thái rừng đề tài sử dụng: +Khối lượng VLC, Độ tàn che, Độ dốc, Chiều cao dưới cành, Chiều cao lớp cây bụi thảm tươi, Khoảng cách đến khu dân cư của các trạng thái rừng, Tính dễ cháy của các trạng thái rừng, Số vụ cháy rừng trong 6 năm gần đây (2000 – 2005) - Các trạng thái rừng được phân thành 4 cấp theo nguy cơ cháy: + Cấp I: Trạng thái rừng Keo non. + Cấp II gồm các trạng thái: Quế, Keo lớn tuổi, IIIa1, IIb, Bạch đàn hỗn giao Keo, IIIa2. + Cấp III gồm các trạng thái: Bạch đàn + Cấp IV gồm: Thông lớn tuổi, Thông non, Thông hỗn giao Keo. Ic - Bản đồ phân loại rừng theo nguy cơ cháy Đề tài đã ứng dụng phần mềm làm bản đồ Mapinfo để thể hiện các cấp nguy cơ cháy của các trạng thái rừng. - Trong công tác phân loại rừng theo nguy cơ cháy nên sử dụng phương pháp canh tác cải tiến có trọng số. - Đề tài đã đề xuất một số biện pháp cho công tác quản lý rừng nói chung và PCCCR nói riêng. 6.2. Tồn tại. Mặc dù đề tài đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại sau: 1. Do đề tài được tiến hành ở hai huyện cách xa nhau, diện tích các huyện lại lớn, các trạng thái rừng không tập trung, xa đường mà thời gian nghiên cứu lại có hạn nên đề tài chưa điều tra hết được các trạng thái rừng ở tất cả các xã khác nhau. 2. Đề tài mới sử dụng 8 nhân tố để phân loại rừng theo nguy cơ cháy rừng. Trong đó chưa tính đến độ ẩm VLC của các trạng thái rừng. 3. Chưa có điều kiện đốt thử để đánh giá khả năng cháy của vật liệu dưới các trạng thái rừng. 6.3. Kiến nghị 1. Khi xác định mùa cháy cho một khu vực cần kết hợp phương pháp xác định mùa cháy rừng dựa vào các yếu tố khí tượng và số vụ cháy xảy theo các tháng trong nhiều năm. 2. Tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm các chỉ tiêu phân loại rừng theo nguy cơ cháy khác nhau để tăng độ chính xác. 3. Khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến nguy cơ cháy của các trạng thái rừng cần nghiên cứu sâu hơn về điều kiện kinh tế, xã hội như: khoảng cách đến nương rẫy, số lượng người dân vào rừng,... 4. Đề tài mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu, cần có những nghiên cứu tiếp theo trên tất cả các trạng thái rừng phân bố ở các xã tại khu vực nghiên cứu, để có đủ cơ sở thấy được sự thay đổi của nguy cơ cháy rừng khi các yếu tố ảnh hưởng thay đổi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxDAMT.docx
Tài liệu liên quan