PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, nước ta có nhiều nhà máy đường tạo ra một sản lượng lớn về đường
kết tinh. Bên cạnh đó một lượng không nhỏ mật rỉ đường mà các nhà máy này thải ra
làm ô nhiễm môi trường. Với những ứng dụng Công nghệ Sinh học đã sử dụng những
phế liệu mật rỉ để lên men tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị như L-lysine, acid citric,
acid glutamic.v.v. và đặc biệt là acid lactic được quan tâm nhiều trong những năm gần
đây.
Nhu cầu cung cấp acid lactic ngày càng nhiều, bởi vì chúng được ứng dụng rộng
rãi trên nhiều lĩnh vực như bảo quản và chế biến thực phẩm, trong y học, môi trường
(acid polylactic thay thế các loại sản phẩm nhựa PE, PP, đĩa CD, bịch nilon), mỹ
phẩm.v.v.
Tổng thị trường thế giới về acid lactic 86.000 tấn vào năm 2001, 500.000 tấn vào
năm 2010. Ở Việt Nam: vào năm 2006, đại diện công ti dược IIdong (Hàn Quốc) xuất
khẩu một số lượng lớn chế phẩm acid lactic sang hãng MERAP phân phối dược ở Việt
Nam với giá trị hợp đồng 3,7 triệu USD [38], [39], [40].
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của Bộ môn Công nghệ Sinh
học trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Dưới sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn Đức
Lượng trường Đại học Bách Khoa và Thầy Phan Vĩnh Hưng Trường Cao đẳng Công
nghiệp Thực Phẩm TP.HCM. Chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu quá trình lên
men lactic từ mật rỉ đường”.
1.2. Mục đích của đề tài
Chọn vi khuẩn có khả năng sinh acid lactic nhiều nhất để sản xuất acid lactic.
1.3. Yêu cầu
- Phân lập vi khuẩn lactic
- Tuyển chọn các khuẩn lạc có khả năng lên men lactic
- Khảo sát các điều kiện tối ưu cho quá trình lên men
- So sánh sự tạo acid tổng của các khuẩn lạc
- Sản xuất acid lactic từ mật rỉ
LUÂN VĂN GỒM 4 CHƯƠNG VÀ 69 TRANG HOÀN CHỈNH
“Nghiên cứu quá trình lên men lactic từ mật rỉ đường”
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2307 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu quá trình lên men lactic từ mật rỉ đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hiện đề tài
3.1.1. Thời gian
Thời gian tiến hành từ ngày 14/04/2005 đến ngày 15/09/2005
3.1.2. Địa điểm
Thí nghiệm đƣợc tiến hành tại phòng thí nghiệm vi sinh, khoa Chăn nuôi Thú y
và Trung tâm phân tích Hóa Sinh trƣờng Đại học Nông Lâm Tp.HCM.
3.2. Vật liệu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Vi khuẩn có khả năng tạo acid lactic
3.2.2. Vật liệu nghiên cứu
- Chế phẩm Biolactyl của Pháp
- Chế phẩm Antibio của Hàn Quốc
- Đại mạch của trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thực Phẩm Tp. HCM
3.2.3. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm
- Thiết bị: tủ cấy vô trùng, tủ ấm, tủ sấy, kính hiển vi, cân điện tử, máy đo pH,
máy li tâm, máy đo OD, nồi hấp áp suất, tủ lạnh, máy cất nƣớc và bếp điện.
- Dụng cụ: ống eppendorf, erlen, cốc, bình định mức, ống đong, đĩa petri, ống
nghiệm, buret, phễu chiết, pipet và pipetman.
3.2.4. Môi trường nuôi cấy
- Môi trƣờng MRS broth (de Man, Rogosa and Sharpe broth) [36]
- Môi trƣờng MRS agar (de Man, Rogosa and Sharpe agar)
- Môi trƣờng YGC agar (Yeast extract Glucose Calcium carbonat) [37]
- Môi trƣờng thử khả năng lên men đƣờng [11]
- Môi trƣờng thạch nitrate bán lỏng
- Môi trƣờng thử khả năng phân giải gelatin
- Môi trƣờng thạch bán lỏng di động
- Môi trƣờng thử khả năng sinh indol
Thành phần và tỉ lệ môi trƣờng nuôi cấy đƣợc trình bày ở mục 1 phần phụ lục.
22
3.2.5.Thuốc nhuộm và thuốc thử
- Dung dịch thuốc nhuộm Bromocresol Purple 0,2% [11]
- Thuốc nhuộm Gram [11]
- Thuốc thử uphenmen [11]
- Thuốc thử DNS [10]
- Thuốc thử và hóa chất dùng chuẩn độ
Thành phần và tỉ lệ của thuốc nhuộm và thuốc thử đƣợc trình bày ở mục 2 phần phụ lục.
3.3. Phương pháp thí nghiệm
3.3.1. Phân lập và sơ chọn giống
3.3.1.1. Quan sát đại thể
- Môi trƣờng MRS agar và YGC agar
+ Nguyên tắc: dựa vào đặc tính sinh acid của các khuẩn lạc. Giống phân lập trên môi
trƣờng YGC agar, CaCO3 sẽ bị tan khi tác dụng với acid tạo nên vòng trong suốt quanh
khuẩn lạc.
+ Thực hiện
* Pha loãng mẫu trong nƣớc cất vô trùng với các độ pha loãng khác nhau.
* Trãi đều 0,1 ml mẫu ở các nồng độ pha loãng lên môi trƣờng MRS agar. Nuôi
cấy ở nhiệt độ 37o C và theo dõi sự phát triển khuẩn lạc sau 48 giờ.
* Chọn những khuẩn lạc mọc riêng lẻ, cấy ria trên môi trƣờng YGC agar. Nuôi cấy
ở nhiệt độ 37o C. Sau 48 giờ, chọn các khuẩn lạc sinh acid nhờ vào vòng trong suốt xuất
hiện quanh khuẩn lạc. Vòng trong suốt càng lớn chứng tỏ lƣợng acid sinh ra càng nhiều.
- Môi trƣờng MRS broth
Cấy vi khuẩn vào ống nghiệm chứa 10 ml môi trƣờng MRS dịch thể. Nuôi cấy
tĩnh ở nhiệt độ 37o C. Ghi nhận các đặc điểm sinh trƣởng trong 24 giờ.
3.3.1.2. Quan sát vi thể
Hình thái: Nhuộm Gram để quan sát hình thái tế bào ở vật kính x100 [5] (Xem ở
mục 3.2 phần phụ lục).
3.3.2. Chọn giống có khả năng sinh acid lactic [6], [11], [31]
- Thực hiện
+ Cấy vi khuẩn đã phân lập đƣợc vào ống nghiệm chứa 10 ml môi trƣờng MRS
dịch thể. Nuôi cấy tĩnh ở nhiệt độ 37o C trong 24 giờ.
+ Li tâm thu dịch trong.
23
+ Lấy 5 ml dịch cho vào ống nghiệm, thêm 3 ml thuốc thử uphenmen. Quan sát sự đổi màu.
Tiến hành đồng thời 2 ống đối chứng:
+ Ống 1: 5 ml môi trƣờng MRS (không nuôi vi khuẩn) thêm 3 ml thuốc thử uphenmen.
+ Ống 2: 5 ml acid lactic tinh khiết, thêm 3 ml thuốc thử uphenmen.
3.3.3. Phương pháp xác định hàm lượng acid tổng [11]
- Nguyên tắc: Hàm lƣợng acid trong dịch lên men có thể định lƣợng đƣợc bằng
dung dịch kiềm chuẩn nhờ có sự đổi màu của dung dịch thuốc thử phenolphtalein.
- Thực hiện: ( xem ở mục 3.1 phần phụ lục)
3.3.4. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo acid tổng và đặc điểm sinh hóa
3.3.4.1. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo acid tổng
- Ảnh hƣởng pH
Điều chỉnh pH môi trƣờng bằng CH3COOH và NaOH sao cho pH ban đầu là : 4,
5, 6, 7 (pH sau khi khử trùng ). Lấy 10 % giống cho vào 10 ml môi trƣờng (gồm có 10
% mật rỉ và 0,5 % cao nấm men). Nuôi cấy ở 37o C. Sau 24 giờ, xác định lƣợng acid
tổng tích lũy đƣợc trong dịch nuôi cấy tƣơng ứng với các độ pH khác nhau. Chọn pH
thích hợp cho sự tích lũy acid của các khuẩn lạc.
- Ảnh hƣởng nhiệt độ
Sau khi chọn đƣợc pH thích hợp cho các khuẩn lạc, khảo sát ở nhiệt độ phòng, 37o C,
45
o
C, 50
o C. Lấy 10 % giống cho vào 10 ml môi trƣờng (gồm có 10 % mật rỉ và 0,5 % nấm
men). Sau 24 giờ, xác định lƣợng acid tổng tích lũy đƣợc trong dich nuôi cấy tƣơng ứng.
- Ảnh hƣởng tỉ lệ mật rỉ
Chọn đƣợc pH, nhiệt độ thích hợp cho các khuẩn lạc. Khảo sát tỉ lệ mật rỉ: 5 %,
10 %, 15 %, 20 %. Lấy 10 % giống cho vào 10 ml môi trƣờng (gồm có tỉ lệ mật rỉ nhƣ
trên và 0,5 % nấm men). Sau 24 giờ, xác định lƣợng acid tổng tích lũy đƣợc trong dịch
nuôi cấy tƣơng ứng.
- Ảnh hƣởng tỉ lệ giống
Chọn đƣợc pH, nhiệt độ, tỉ lệ mật rỉ. Khảo sát tỉ lệ giống: 5 %, 10 %, 15 %, 20 %. Lấy
tỉ lệ giống nhƣ trên cho vào 10 ml môi trƣờng (gồm có tỉ lệ mật rỉ đã chọn và 0,5 % nấm
men). Sau 24 giờ, xác định lƣợng acid tổng tích lũy đƣợc trong dịch nuôi cấy tƣơng ứng.
- Ảnh hƣởng thời gian
Chọn đƣợc pH, nhiệt độ, tỉ lệ mật rỉ, tỉ lệ giống. Lấy tỉ lệ giống đã chọn cho vào
10 ml môi trƣờng (gồm có mật rỉ đã chọn và 0,5 % nấm men). Đem khảo sát ở các thời
24
điểm 12 giờ, 24 giờ, 36 giờ, 48 giờ. Xác định lƣợng acid tổng tích lũy đƣợc trong dịch
nuôi cấy tƣơng ứng.
3.3.4.2. Đặc điểm sinh hóa
- Thử phản ứng catalase
- Kiểm tra khả năng sinh indol
- Xem khả năng di động
- Khả năng khử nitrate
- Khả năng phân giải gelatin
- Khả năng đông vón sữa
- Khả năng lên men nguồn carbohydrate
Cách tiến hành các phản ứng sinh hóa (xem mục 3.5 phần phụ lục)
3.3.5. So sánh về sự tạo acid tổng của các khuẩn lạc: A, B, D
- Môi trƣờng cấp 1
Với các điều kiện đã khảo sát nhƣ pH, nhiệt độ tối ƣu cho từng khuẩn lạc. Cho
10 % giống vào 10 ml môi trƣờng MRS (môi trƣờng cấp 1) đem ủ ở các điều kiện
thích hợp của chúng, trong 24 giờ.
- Môi trƣờng cấp 2
Cho 10 % giống từ môi trƣờng cấp 1 vào 50 ml môi trƣờng gồm 5 ml mật rỉ và 45 ml
MRS (gọi là môi trƣờng cấp 2). Đem ủ ở các điều kiện thích hợp của chúng trong 24 giờ.
- Môi trƣờng sản xuất
Cho 10 % giống từ môi trƣờng cấp 2 vào 50 ml môi trƣờng gồm 45 ml mật rỉ và 5
ml MRS (môi trƣờng sản xuất). Đem ủ các điều kiện thích hợp của chúng, trong 24 giờ.
3.3.6. Sản xuất acid lactic từ mật rỉ
3.3.6.1. Định lượng đường khử [10]
+ Nguyên tắc: Có một vài tác nhân đƣợc sử dụng để định lƣợng đƣờng nhờ các
đặc tính khử của đƣờng. 3,5 - dinitrosalicylic acid (DNS) có màu vàng trong dung dịch
kiềm sẽ bị khử thành acid 3 - amino - 5 - nitrosalicylic có màu đỏ cam.
+ Thực hiện: (xem mục 3.3 phần phụ lục)
3.3.6.2. Định lượng vi sinh vật [16]
- Xác định mật độ tế bào bằng phƣơng pháp đếm khuẩn lạc
Cách tiến hành: (xem mục 3.4 phần phụ lục)
- Thiết lập mối tƣơng quan giữa mật độ tế bào và OD 610 nm của dịch huyền phù tế bào.
25
+ Nguyên tắc của máy đo mật độ quang: vi sinh vật trong môi trƣờng nuôi cấy có
thể vừa hấp thu hoặc vừa phân tán ánh sáng làm cho ánh sáng truyền suốt bị giảm.
Nhƣ vậy, số lƣợng ánh sáng đƣợc hấp thu hoặc phân tán có quan hệ tỉ lệ thuận với số
lƣợng vi sinh vật trong dịch nuôi cấy.
+ Tƣơng quan giữa mật độ tế bào và OD 610 nm : Để hạn chế thao tác đếm số tế
bào mỗi khi lấy mẫu, mật độ tế bào sẽ đƣợc suy ra từ độ đục của dịch nuôi cấy bằng
cách dựa vào đồ thị tƣơng quan giữa mật độ tế bào và độ đục của dịch huyền phù ở các
OD khác nhau khi đo ở bƣớc sóng 610 nm.
+ Thực hiện
* Pha loãng dịch nuôi cấy vi khuẩn sau 24 giờ sao cho thu đƣợc dịch huyền phù
có các giá trị OD = 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5.
* Đếm số lƣợng tế bào bằng phƣơng pháp đếm khuẩn lạc tƣơng ứng với 5 giá trị
OD = 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5. Suy ra mật độ tế bào trong 1 ml dịch huyền phù.
* Dựng đồ thị tƣơng quan tuyến tính giữa log mật độ tế bào (trục y) và độ đục
của dịch huyền phù ở các OD khác nhau (trục x).
3.3.6.3. Qui trình sản xuất
Mật rỉ
Xử lý
Lên men
Trung hòa
Lactat canxi
Lọc
Dung dịch
H2SO4
Vi khuẩn
CaCO3
H2SO4
Dung dịch acid lactic
Than hoạt tính
26
- Chuẩn bị môi trƣờng lên men
Trƣớc tiên phải xử lý mật rỉ: Mật rỉ đem pha loãng tỉ lệ 1 : 3, cho H2SO4 vào với
tỉ lệ 3,5 ml H2SO4 trong 1000 ml mật rỉ. Khuấy liên tục trong 1giờ, sau đó để lắng thu
đƣợc phần dịch và pha loãng dung dịch xuống phù hợp với tỉ lệ mật rỉ đã chọn, cho 0,5
% cao nấm men vào (điều chỉnh pH sau khi khử trùng bằng pH tối ƣu của khuẩn lạc
đem sản xuất acid lactic).
- Giai đoạn lên men
+ Chuẩn bị giống để lên men
* Giống cấp 1
Với các điều kiện đã khảo sát nhƣ pH, nhiệt độ tối ƣu cho từng khuẩn lạc. Cho 10
% giống vào 10 ml môi trƣờng MRS (môi trƣờng cấp 1) đem ủ ở các điều kiện thích
hợp của chúng, trong 24 giờ.
* Giống cấp 2
Cho 10 % giống từ môi trƣờng cấp 1 vào 50 ml môi trƣờng gồm 5 ml mật rỉ và
45 ml MRS (gọi là môi trƣờng cấp 2). Đem ủ ở các điều kiện thích hợp của chúng
trong 24 giờ.
* Giống sản xuất
Cho 10 % giống từ môi trƣờng cấp 2 vào 50 ml môi trƣờng gồm 45 ml mật rỉ và
5 ml MRS (môi trƣờng sản xuất). Đem ủ các điều kiện thích hợp của chúng, trong 24
giờ.
+ Cho 10 % giống sản xuất vào môi trƣờng chuẩn bị lên men, tiến hành lên men
ở pH, nhiệt độ tối ƣu trong thời gian 7 ngày.
- Giai đoạn tạo lactat canxi
Trong thời gian lên men, lƣợng acid tạo ra liên tục nên ta phải trung hòa bằng
CaCO3 để cho pH ổn định cho khuẩn lạc đó. Sau khi kết thúc quá trình lên men, loại
bỏ dịch trên, thu đƣợc phần lactat canxi. Đem trung hòa lƣợng lactat canxi bằng H2SO4
, thu đƣợc phần dịch, đem lọc bằng than hoạt tính thu đƣợc dung dịch acid lactic.
27
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Phân lập và sơ chọn giống
4.1.1. Quan sát đại thể
4.1.1.1. Môi trường MRS agar và YGC agar
Từ các nguồn: Biolactyl, Antibio, Đại mạch, quá trình phân lập và làm thuần đƣợc
3 dạng khuẩn lạc sinh acid. Ký hiệu A, B, D. Khuẩn lạc A phân lập từ Antibio, khuẩn
lạc B từ Biolactyl và khuẩn lạc D từ Đại mạch.
Các khuẩn lạc trên đƣợc phân biệt dựa vào sự khác nhau về hình dạng và kích
thƣớc của khuẩn lạc.
- Trên môi trƣờng MRS agar
+ Khuẩn lạc A: Đƣợc ủ 48 giờ ở 37o C đặc điểm khuẩn lạc nhƣ sau: màu trắng
sữa, bóng ƣớt, bề mặt phẳng, hơi nhô lên, đƣờng kính khuẩn lạc 1,1 mm.
Hình 4. 1: Hình dạng khuẩn lạc A
+ Khuẩn lạc B: Đƣợc ủ 48 giờ ở 50o C đặc điểm khuẩn lạc nhƣ sau: tròn, bề mặt
khuẩn lạc hơi lồi, láng bóng, vun tròn và mép khuẩn lạc có bề phẳng và nhẵn bóng,
đƣờng kính khuẩn lạc 1,4 mm.
Hình 4. 2: Hình dạng khuẩn lạc B
28
+ Khuẩn lạc D: Đƣợc ủ 48 giờ ở 37o C đặc điểm khuẩn lạc nhƣ sau: tròn, màu
trắng sữa, bóng ƣớt, đƣờng kính khuẩn lạc 0,5 mm.
Hình 4. 3: Hình dạng khuẩn lạc D
- Trên môi trƣờng YGC agar
Khả năng tạo acid làm tan CaCO3 của 3 khuẩn lạc nhƣ sau:
Hình 4. 4: Khả năng làm tan CaCO3 của khuẩn lạc A
Hình 4. 5: Khả năng làm tan CaCO3 của khuẩn lạc B
Hình 4. 6: Khả năng làm tan CaCO3 của khuẩn lạc D
29
Từ hình 4.4, 4.5 và 4.6 chúng tôi thấy khuẩn lạc A có vòng trong suốt rộng nhất,
kế đến khuẩn lạc D, cuối cùng khuẩn lạc B. Do khuẩn lạc A, B và D có khả năng
chuyển hóa đƣờng thành acid nên phân giải CaCO3 trong môi trƣờng tạo nên vòng
trong suốt. Vòng trong suốt càng lớn chứng tỏ lƣợng acid sinh ra càng nhiều.
4.1.1.2. Môi trường MRS broth
Sau khi nuôi vi khuẩn trên môi trƣờng MRS dịch thể chúng tôi thu đƣợc kết quả
sau:
Hình 4. 7: Khả năng phát triển trong môi trƣờng MRS dịch thể của các khuẩn lạc A,
B và D.
Từ hình 4.7 chúng tôi thấy:
Khuẩn lạc A: Làm đục môi trƣờng, lắng nhiều sinh khối ở đáy, không tạo váng.
Khuẩn lạc B: Làm đục môi trƣờng, lắng ít sinh khối ở đáy, không tạo váng.
Khuẩn lạc D: Làm đục môi trƣờng, lắng rất ít sinh khối ở đáy, không tạo váng.
Do khuẩn lạc A thích nghi nhanh trên môi trƣờng MRS, phát triển tốt cho nên tạo
sinh khối nhiều hơn khuẩn lạc B và D.
4.1.2. Quan sát vi thể
Sau khi tiến hành nhuộm Gram của các khuẩn lạc A, B và D chúng tôi thu đƣợc
kết quả sau:
Hình 4. 8: Nhuộm Gram của khuẩn lạc A, xem ở vật kính x 100
30
+ Khuẩn lạc B: Tế bào hình que, tạo chuỗi dài, Gram dƣơng, không sinh bào tử
Hình 4. 9: Nhuộm Gram của khuẩn lạc B, xem ở vật kính x 100
+ Khuẩn lạc D: Tế bào hình cầu, đơn hoặc đôi, Gram dƣơng, không sinh bào tử.
Hình 4. 10: Nhuộm Gram của khuẩn lạc D, xem ở vật kính x 100
4.2. Chọn giống có khả năng sinh acid lactic
Sau khi tiến hành định tính acid lactic bằng thuốc thử uphenmen chúng tôi thu
đƣợc kết quả nhƣ sau:
Hình 4. 11: Khả năng sinh acid lactic, làm đổi màu thuốc thử uphenmen
Từ hình 4.11 chúng tôi thấy màu của khuẩn lạc A, B và D giống với màu của
acid lactic tinh khiết, khác với màu của môi trƣờng là do cả 3 khuẩn lạc đều có khả
năng tạo acid lactic, khi kết hợp với thuốc thử uphenmen thì chuyển từ màu xanh
dƣơng đậm sang vàng.
31
4.3. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo acid tổng và đặc điểm sinh hóa
4.3.1. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo acid tổng
Sau khi khảo sát các điều kiện pH, nhiệt độ, tỉ lệ mật rỉ, tỉ lệ giống, thời gian.
Chúng tôi thu đƣợc một số kết quả sau:
4.3.1.1. Ảnh hưởng của pH lên sự tạo acid tổng
Bảng 4. 1: Ảnh hƣởng của pH lên sự tạo acid tổng của khuẩn lạc A
Các yếu tố
pH
Nhiệt độ
(
o
C)
Mật rỉ: 10 % + Cao
nấm men 0,5 % (ml)
Tỉ lệ
giống (%)
Thời gian
(giờ)
Acid tổng
(g/l)
4 37 10 10 24 1,53
5 37 10 10 24 2,88
6 37 10 10 24 10,17
7 37 10 10 24 9,36
Qua bảng 4.1 chúng tôi thấy khuẩn lạc A tạo acid tổng nhiều nhất ở pH = 6 nên chọn
tối ƣu cho khuẩn lạc A.
Bảng 4.2: Ảnh hƣởng của pH lên sự tạo acid tổng của khuẩn lạc B
Các yếu tố
pH
Nhiệt độ
(
o
C)
Mật rỉ: 10 % + Cao
nấm men: 0,5 % (ml)
Tỉ lệ
giống (%)
Thời gian
(giờ)
Acid tổng
(g/l)
4 45 10 10 24 1,08
5 45 10 10 24 1,98
6 45 10 10 24 7,65
7 45 10 10 24 5,67
Qua bảng 4.2 chúng tôi thấy acid tổng tạo nhiều nhất ở pH = 6 nên chọn pH tối ƣu cho khuẩn lạc B.
Bảng 4.3: Ảnh hƣởng của pH lên sự tạo acid tổng của khuẩn lạc D
Các yếu tố
pH
Nhiệt độ
(
o
C)
Mật rỉ: 10 % + Cao
nấm men: 0,5 % (ml)
Tỉ lệ giống
(%)
Thời gian
(giờ)
Acid tổng
(g/l)
4 37 10 10 24 2,25
5 37 10 10 24 13,59
6 37 10 10 24 12,51
7 37 10 10 24 9,45
32
Từ bảng 4.3 chúng tôi thấy ở pH = 5 lƣợng acid tổng nhiều nhất nên chọn pH tối
ƣu cho khuẩn lạc D pH = 5.
0
2
4
6
8
10
12
14
16
A B D
Chủng
Ac
id
tổ
ng
(g
/l)
pH 4
pH 5
pH 6
pH 7
Biểu đồ 4.1Ảnh hƣởng pH lên sự tạo acid tổng của khuẩn lạc: A, B và D
4.3.1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự tạo acid tổng
Bảng 4.4: Ảnh hƣởng của nhiệt độ lên sự tạo acid tổng của khuẩn lạc A
Các yếu tố
Nhiệt độ (o C)
pH
Mật rỉ: 10 % +Cao nấm
men: 0,5 % (ml)
Tỉ lệ giống
(%)
Thời gian
(giờ)
Acid tổng
(g/l)
(t
o) Phòng 6 10 10 24 7,29
37 6 10 10 24 14,04
45 6 10 10 24 9,36
50 6 10 10 24 1,37
Qua bảng 4.4 lƣợng acid tổng tạo nhiều nhất ở 37o C nên chọn nhiệt độ tối ƣu cho khuẩn lạc A: 37o C.
Bảng 4.5: Ảnh hƣởng của nhiệt độ lên sự tạo acid tổng của khuẩn lạc B
Các yếu tố
Nhiệt độ (o C)
pH
Mật rỉ: 10 % +Cao
nấm men: 0,5 % (ml)
Tỉ lệ giống
(%)
Thời gian
(giờ)
Acid tổng
(g/l)
(t
o) Phòng 6 10 10 24 2,07
37 6 10 10 24 4,59
45 6 10 10 24 7,83
50 6 10 10 24 6,3
33
Từ bảng 4.5 chúng tôi thấy ở nhiệt độ 45o C thì lƣợng acid tổng tạo nhiều nhất
nên chọn nhiệt độ tối ƣu cho khuẩn lạc B: nhiệt độ 45o C.
Bảng 4.6: Ảnh hƣởng của nhiệt độ lên sự tạo acid tổng của khuẩn lạc D
Các yếu tố
Nhiệt độ (o C)
pH
Mật rỉ: 10 % +Cao nấm
men: 0,5 % (ml)
Tỉ lệ giống
(%)
Thời gian
(giờ)
Acid tổng
(g/l)
(t
o) Phòng 5 10 10 24 9,72
37 5 10 10 24 14,13
45 5 10 10 24 1,08
50 5 10 10 24 0,81
Từ bảng 4.6 chúng tôi thấy lƣợng acid tổng tạo nhiều nhất ở 37o C nên chọn nhiệt độ tối ƣu cho khuẩn lạc D.
0
2
4
6
8
10
12
14
16
A B D
Chủng
A
ci
d
tổ
ng
(g
/l)
Độ phòng
37 độ C
45 độ C
50 độ C
Biểu đồ 4.2 Ảnh hƣởng nhiệt độ lên sự tạo acid tổng của các khuẩn lạc A, B và D
4.3.1.3. Ảnh hưởng của tỉ lệ mật rỉ lên sự tạo acid tổng
Bảng 4.7: Ảnh hƣởng của tỉ lệ mật rỉ lên sự tạo acid tổng của khuẩn lạc A
Các yếu tố
Môi trƣờng (10 ml)
pH
Nhiệt
độ (o C)
Tỉ lệ giống
(%)
Thời gian
(giờ)
Acid tổng
(g/l)
5 %mật rỉ + 0,5 % cao nấm men 6 37 10 24 7,11
10 %mật rỉ +0,5 % cao nấm men 6 37 10 24 16,65
15 %mật rỉ +0,5 % cao nấm men 6 37 10 24 14,22
20 %mât rỉ +0,5 % cao nấm men 6 37 10 24 11,16
34
Qua bảng 4.7 chúng tôi thấy lƣợng acid tổng tạo nhiều nhất ở tỉ lệ mật rỉ 10 %
nên chọn tỉ lệ này phù hợp cho quá trình lên men của khuẩn lạc A.
Bảng 4.8: Ảnh hƣởng của tỉ lệ mật rỉ lên sự tạo acid tổng của khuẩn lạc B
Các yếu tố
Môi trƣờng (10 ml) pH
Nhiệt độ
(
o
C)
Tỉ lệ giống
(%)
Thời gian
(giờ)
Acid tổng
(g/l)
5 % mật rỉ + 0,5 % cao nấm men 6 45 10 24 4,23
10 % mật rỉ +0,5 % cao nấm men 6 45 10 24 6,84
15 % mật rỉ +0,5 % cao nấm men 6 45 10 24 3,15
20 % mật rỉ + 0,5 % cao nấm men 6 45 10 24 2,52
Qua bảng 4.8 chúng tôi thấy lƣợng acid tổng tạo nhiều nhất ở tỉ lệ mật rỉ 10 %
nên chọn tỉ lệ này phù hợp cho quá trình lên men của khuẩn lạc B.
Bảng 4.9: Ảnh hƣởng của tỉ lệ mật rỉ lên sự tạo acid tổng của khuẩn lạc D
Các yếu tố
Môi trƣờng (10 ml) pH
Nhiệt độ
(
o
C)
Tỉ lệ giống
(%)
Thời gian
(giờ)
Acid tổng
(g/l)
5 % mật rỉ +0,5 % cao nấm men 5 37 10 24 7,47
10 % mật rỉ + 0,5 % cao nấm men 5 37 10 24 12,6
15 % mật rỉ + 0,5 % cao nấm men 5 37 10 24 9,72
20 % mật rỉ +0,5 % cao nấm men 5 37 10 24 8,64
Qua bảng 4.9 chúng tôi thấy ở tỉ lệ mật rỉ 10 % thì lƣợng acid tổng tạo nhiều
nhất nên chọn tỉ lệ này phù hợp cho quá trình lên men cho khuẩn lạc D.
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
A B D
Chủng
Ac
id
tổ
ng
(g
/l) Mật rỉ 5 %
Mật rỉ 10 %
Mật rỉ 15 %
Mật rỉ 20 %
Biểu đồ 4.3 Ảnh hƣởng mật rỉ lên sự tạo acid tổng từ các khuẩn lạc A, B và D
35
4.3.1.4. Ảnh hưởng của tỉ lệ giống lên sự tạo acid tổng
Bảng 4.10: Ảnh hƣởng của tỉ lệ giống lên sự tạo acid tổng của khuẩn lạc A
Các yếu tố
Tỉ lệ giống (%)
pH
Nhiệt độ
(
o
C)
Mật rỉ: 10 % +Cao nấm
men: 0,5 % (ml)
Thời gian
(giờ)
Acid tổng
(g/l)
5 6 37 10 24 9,45
10 6 37 10 24 13,23
15 6 37 10 24 14,76
20 6 37 10 24 14,94
Qua bảng 4.10 chúng tôi thấy acid tổng tạo nhiều nhất ở tỉ lệ giống 20 %. Tuy
nhiên, với lƣợng giống nhiều sẽ tốn kém cho nên chúng tôi quyết định chọn tỉ lệ giống
10 % phù hợp cho quá trình lên men của khuẩn lạc A
Bảng 4.11: Ảnh hƣởng của tỉ lệ giống lên sự tạo acid tổng của khuẩn lạc B
Các yếu tố
Tỉ lệ giống (%) pH
Nhiệt độ
(
o
C)
Mật rỉ: 10 % +Cao
nấm men: 0,5 % (ml)
Thời gian
(giờ)
Acid tổng
(g/l)
5 6 45 10 24 3,69
10 6 45 10 24 6,57
15 6 45 10 24 7,38
20 6 45 10 24 7,47
Qua bảng 4.11 chúng tôi thấy ở tỉ lệ giống 20 % lƣợng acid tổng nhiều nhất. Tuy
nhiên, về kinh tế chúng tôi quyết định chọn tỉ lệ giống 10 % phù hợp cho quá trình lên
men.
Bảng 4.12: Ảnh hƣởng của tỉ lệ giống lên sự tạo acid tổng của khuẩn lạc D
Các yếu tố
Tỉ lệ giống (%) pH
Nhiệt độ
(
o
C)
Mật rỉ: 10 % +Cao
nấm men: 0,5 % (ml)
Thời gian
(giờ)
Acid tổng
(g/l)
5 5 37 10 24 8,01
10 5 37 10 24 14,13
15 5 37 10 24 16,02
20 5 37 10 24 16,29
36
Qua bảng 4.12 chúng tôi thấy lƣợng acid tổng tạo nhiều nhất ở tỉ lệ giống 20 %.
Tuy nhiên, về kinh tế thì tốn kém nên chúng tôi quyết định chọn tỉ lệ giống 10 % phù
hợp cho quá trình lên men.
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
A B D
Chủng
A
ci
d
tổ
ng
(g
/l)
Giống 5 %
Giống 10 %
Giống 15 %
Giống 20 %
Biểu đồ 4.4 Ảnh hƣởng tỉ lệ giống lên sự tạo acid tổng của các khuẩn lạc A, B và D
4.3.1.5. Ảnh hưởng của thời gian lên sự tạo acid tổng
Bảng 4.13: Ảnh hƣởng của thời gian lên sự tạo acid tổng của khuẩn lạc A
Các yếu tố
Thời gian (giờ)
pH
Nhiệt độ
(
o
C)
Mật rỉ: 10 % +Cao nấm
men: 0,5 % (ml)
Tỉ lệ giống
(%)
Acid tổng
(g/l)
12 6 37 10 10 1,62
24 6 37 10 10 13,14
36 6 37 10 10 14,58
48 6 37 10 10 14,85
Qua bảng 4.13 chúng tôi thấy khuẩn lạc A ở 12 giờ acid tổng tạo thành ít, tạo
acid tổng mạnh ở thời gian 24 giờ. Ở thời gian 36 giờ và 48 giờ lƣợng acid tổng tạo
thành không tăng nhiều, có thể ở thời điểm này bắt đầu ở tỉ lệ cân bằng (pha ổn định),
không có sự gia tăng mật độ của tế bào do tốc độ tăng trƣởng bằng tốc độ tế bào chết
đi. Ở pha này, các chất dinh dƣỡng bị cạn kiệt trong khi các sản phẩm biến dƣỡng ức
chế tăng trƣởng lại đƣợc tích lũy, nên acid tổng tạo thành yếu dần.
37
Bảng 4.14: Ảnh hƣởng của thời gian lên sự tạo acid tổng của khuẩn lạc B
Các yếu tố
Thời gian (giờ)
pH
Nhiệt độ
(
o
C)
Mật rỉ: 10 % +Cao nấm
men: 0,5 % (ml)
Tỉ lệ giống
(%)
Acid tổng
(g/l)
12 6 45 10 10 1,35
24 6 45 10 10 7,47
36 6 45 10 10 8,64
48 6 45 10 10 8,73
Qua bảng 4.14 chúng tôi thấy khuẩn lạc B ở 12 giờ lƣợng acid tổng tạo ra rất
thấp. Chỉ tạo nhiều ở 24 giờ . Ở thời điểm 36 giờ và 48 giờ acid tổng tạo thành tăng
không nhiều. Chứng tỏ ở các thời điểm này bắt đầu đạt trạng thái cân bằng.
Bảng 4.15: Ảnh hƣởng của thời gian lên sự tạo acid tổng
Các yếu tố
Thời gian (giờ)
pH
Nhiệt độ
(
o
C)
Mật rỉ: 10 % +Cao nấm
men: 0,5 % (ml)
Tỉ lệ giống
(%)
Acid tổng
(g/l)
12 5 37 10 10 3,78
24 5 37 10 10 14,04
36 5 37 10 10 16,2
48 5 37 10 10 16,83
Qua bảng 4.15 chúng tôi thấy khuẩn lạc D ở 12 giờ lƣợng acid tổng tạo ra thấp,
tạo nhiều ở 24 giờ, còn 36 giờ và 48 giờ lƣợng acid tổng tạo thành không tăng nhiều.
Chứng tỏ ở thời điểm này bắt đầu vào pha cân bằng.
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
A B D
Chủng
Ac
id
tổ
ng
(g
/l) 12 giờ
24 giờ
36 giờ
48 giờ
Biểu đồ 4.5 Ảnh hƣởng thời gian lên sự tạo acid tổng bởi các khuẩn lạc A, B và D
38
4.3.2. Đặc điểm sinh hóa
Qua quá trình thử nghiệm các phản ứng sinh hóa chúng tôi thu đƣợc một số kết
quả sau:
- Khả năng đông vón sữa:
Bảng 4.16: Khả năng tạo acid tổng từ sữa của các khuẩn lạc: A, B, D
Các yếu tố
Các khuẩn lạc pH
Nhiệt
độ (o C)
Môi trƣờng
sữa : ml
Tỉ lệ giống
(%)
Thời gian
(giờ)
Acid tổng
(g/l)
A 6 37 10 10 24 23,04
B 6 45 10 10 24 25,65
D 5 37 10 10 24 15,39
0
5
10
15
20
25
30
A B D
Chủng
Ac
id
tổ
ng
(g
/l)
Biểu đồ 4.6. So sánh khả năng tạo acid tổng trên môi trƣờng sữa bởi các khuẩn lạc A, B và D
Qua biểu đồ 4.6 chúng tôi thấy khuẩn lạc B lên men sữa tạo acid tổng nhiều
nhất, kế đến khuẩn lạc A và cuối cùng khuẩn lạc D. Chứng tỏ khuẩn lạc B phù hợp với
môi trƣờng sữa nhất, kế đến khuẩn lạc A và cuối cùng khuẩn lạc D. Chúng tôi thấy cả
3 khuẩn lạc đều có khả năng đông vón sữa.
Khả năng đông vón: do các khuẩn lạc A, B và D đều có khả năng lên men đƣờng
tạo thành các loại acid hữu cơ (trong đó lƣợng acid lactic nhiều nhất). Chính các acid
hữu cơ này càng đƣợc tích lũy càng làm tăng nhanh quá trình tách canxi ra khỏi
casein, khi lƣợng acid hữu cơ đủ nhiều, tạo pH đến điểm đẳng điện của casein thì sữa
bị vón cục trở lại.
39
- Khả năng lên men các nguồn carbohydrate khác nhau
Sau khi tiến hành thử phản ứng lên men đƣờng chúng tôi thu đƣợc một số kết quả sau:
Hình 4. 12: Khả năng lên men các nguồn carbohydrate khác nhau của khuẩn lạc A
Qua hình 4.12 chúng tôi thấy khuẩn lạc A có vật liệu di truyền tổng hợp nên các
enzyme đồng hóa các loại đƣờng glucose, fructose, lactose, saccharose và maltose tạo
acid nên làm môi trƣờng có chất chỉ thị phenol red từ màu đỏ chuyển sang vàng. Đối với
các ống nghiệm chứa các loại đƣờng còn lại môi trƣờng vẫn còn màu của chất chỉ thị
phenol red, do nó không có vật liệu di truyền tổng hợp các enzyme phân giải các loại
đƣờng này. Kết quả trên phù hợp với Kulp và Rettger (trích dẫn bởi B. S. Robert, 1948).
Hình 4. 13: Khả năng lên men các nguồn carbohydrate khác nhau của khuẩn lạc B
Qua hình 4.13 chúng tôi thấy các ống nghiệm có chứa đƣờng glucose, fructose,
lactose và saccharose chuyển thành màu vàng. Chứng tỏ khuẩn lạc B có vật liệu di
truyền tổng hợp nên các enzyme biến đổi các loại đƣờng này tạo thành acid nên từ môi
trƣờng chứa chất chỉ thị phenol red màu đỏ chuyển vàng. Đối với các loại đƣờng còn
lại nó không có khả năng đồng hóa nên có màu đỏ. Kết quả trên phù hợp với Gigoroff
và Cohendy (trích dẫn bởi B. S. Robert, 1948).
40
Hình 4. 14: Khả năng lên men các nguồn carbohydrate khác nhau của khuẩn lạc D
Qua hình 4.14 chúng tôi thấy khuẩn lạc D có vật liệu di truyền tổng hợp các enzyme
có khả năng chuyển hóa các loại đƣờng glucose, fructose, lactose và maltose thành acid,
nên từ môi trƣờng có chất chỉ thị phenol red (màu đỏ) chuyển sang vàng. Đối với các ống
nghiệm có chứa các loại đƣờng còn lại vẫn không thay đổi màu, do không có enzyme
đồng hóa các loại đƣờng này. Kết quả trên phù hợp với (B. S. Robert, 1948).
Bảng 4.17: Bảng tóm tắt các đặc tính của các khuẩn lạc A, B, D
Khuẩn lạc
Đặc điểm
A B D
Gram + + +
Khả năng sinh bào tử - - -
Khả năng sinh hơi - - -
Khả năng di động - - -
Khả năng khử nitrate - - -
Khả năng phân giải gelatin - - +
Phản ứng indole - - -
Khả năng đông vón sữa + + +
Khả năng phân giải carbohydrate
Glucose + + +
Fructose + + +
Maltose + - +
Lactose + + +
Saccharose + + -
Mannitol - - -
Sorbitol - - -
Dextrin - - -
Glycerol - - -
41
Qua các khảo sát về một số đặc điểm để phân loại của các khuẩn lạc mà chúng tôi
phân lập đƣợc, chúng tôi chỉ xác định đƣợc loài của 2 khuẩn lạc A, B mà phân lập từ chế
phẩm, đối với khuẩn lạc D phân lập từ Đại mạch, vì không có điều kiện nên chỉ xác định
tới giống.
- Khuẩn lạc A
+ Họ: Lactobacillaceae
+ Tộc: Lactobacilleae
+ Giống: Lactobacillus
+ Loài: Lactobacillus acidophilus
- Khuẩn lạc B
+ Họ: Lactobacillaceae
+ Tộc: Lactobacilleae
+ Giống: Lactobacillus
+ Loài: Lactobacillus bulgaricus
- Khuẩn lạc D
+ Họ: Lactobacillaceae
+ Tộc: Streptococceae
+ Giống: Diplococcus
4.4. So sánh về sự tạo acid tổng của L. acidophilus, L. bulgaricus và giống
Diplococcus
Từ việc khảo sát các điều kiện tối ƣu cho 3 khuẩn lạc chúng tôi tiếp tục so sánh
trên 3 môi trƣờng cấp 1, cấp 2 và môi trƣờng sản xuất chúng tôi thu đƣợc một số kết
quả sau:
- Môi trƣờng cấp 1
Bảng 4.18: So sánh lƣợng acid tổng đƣợc tạo bởi L. acidophilus, L. bulgaricus và Diplococcus.
Các yếu tố
Các khuẩn lạc
pH
Nhiệt độ
(
o
C)
Môi trƣờng cấp 1
(ml)
Giống
(%)
Thời gian
(giờ)
Acid tổng
(g/l)
L. acidophilus 6 37 10 MRS 10 24 10,41
L. bulgaricus 6 45 10 MRS 10 24 7,8
Diplococcus 5 37 10 MRS 10 24 13,26
42
Qua bảng 4.18 chúng tôi thấy lƣợng acid tổng đƣợc tạo ra bởi Diplococcus nhiều
nhất, kế đến L. acidophilus và cuối cùng là L. bulgaricus
- Môi trƣờng cấp 2
Bảng 4.19: So sánh lƣợng acid tổng đƣợc tạo ra bởi L. acidophilus, L. bulgaricus và
Diplococcus
Các yếu tố
Các khuẩn lạc
pH Nhiệt độ
(
o
C)
Môi trƣờng
cấp 2 (50 ml)
Giống
(%)
Thời
gian (giờ)
Acid
tổng (g/l)
L. acidophilus 6 37 45 MRS+ 5 mật rỉ 10 24 12,24
L. bulgaricus 6 45 45 MRS+ 5 mật rỉ 10 24 6,75
Diplococcus 5 37 45 MRS + 5 mật rỉ 10 24 13,02
Qua bảng 4.19 chúng tôi thấy lƣợng acid tổng đƣợc tạo bởi Diplococcus nhiều
nhất, kế đến L. acidophilus và cuối cùng là L. bulgaricus.
- Môi trƣờng sản xuất
Bảng 4.20: So sánh lƣợng acid tổng đƣợc tạo ra bởi L. acidophilus, L. bulgaricus và
Diplococcus
Các yếu tố
Các khuẩn lạc
pH Nhiệt
độ (oC)
Môi trƣờng sản xuất
(50 ml)
Giống
(%)
Thời gian
(giờ)
Acid
tổng (g/l)
L. acidophilus 6 37 5 MRS + 45 mật rỉ 10 24 22,2
L. bulgaricus 6 45 5 MRS + 45 mật rỉ 10 24 5,28
Diplococcus 5 37 5 MRS +45 mật rỉ 10 24 23,5
Từ bảng 4.20 chúng tôi thấy lƣợng acid tổng tạo bởi Diplococcus nhiều nhất, rồi
tới L. acidophilus và cuối cùng là L. bulgaricus.
43
0
5
10
15
20
25
Cấp 1 Cấp 2 Sản xuất
Môi trƣờng
Ac
id
tổ
ng
(
g/
l )
L. acidophilus
L. bulgaricus
Diplococcus
Biểu đồ: 4.7. So sánh lƣợng acid tổng tạo thành của 3 khuẩn lạc trên 3 môi
trƣờng
Qua biểu đồ 4.7 chúng tôi thấy Diplococcus tạo acid tổng nhiều nhất trên cả 3
môi trƣờng, tới L. acidophilus và cuối cùng L. bulgaricus.
L. bulgaricus tạo acid tổng giảm dần từ môi trƣờng cấp 1 cho đến môi trƣờng sản
xuất, môi trƣờng có chứa mật rỉ càng nhiều thì khả năng tạo acid tổng càng giảm, nên
môi trƣờng mật rỉ không phù hợp, có thể môi trƣờng sữa phù hợp cho L. bulgaricus
tạo acid hơn.
Diplococcus tạo acid tổng nhiều nhất, tuy nhiên chƣa định danh đƣợc loài của nó
nên không chọn để sản xuất acid lactic.
L. acidophilus tạo acid tổng tăng nhiều từ môi trƣờng cấp 1 cho đến môi trƣờng
sản xuất. Lƣợng acid tổng tạo thành cao hơn L. bulgaricus rất nhiều và chỉ thấp so với
Diplococcus với số lƣợng nhỏ, hơn thế nó là vi khuẩn lactic đồng hình tạo acid lactic
là chủ yếu từ quá trình lên men đƣờng. Chúng tôi thấy L. acidophilus phù hợp để lên
men lactic nên chọn để sản xuất acid lactic.
4.5. Sản xuất acid lactic từ mật rỉ
4.5.1 Xác định đường khử
- Thực hiện nhƣ phần phƣơng pháp, chúng tôi dựng đƣợc đồ thị tƣơng quan giữa
nồng độ đƣờng và độ hấp thu OD 540 nm.
44
Bảng 4.21: Nồng độ glucose tƣơng ứng OD 540 nm
Nồng độ glucose (mg/ml) OD 540
nm
0 0
0,1 0,172
0,2 0,475
0,3 0,791
0,4 1,037
0,5 1,308
Từ kết quả trên ta có đồ thị nhƣ sau:
y=-0,0936+2,834x
0,1
0,2
0,3
0,4
0,5
0,6
0,7
0,8
0,9
1
1,1
1,2
1,3
1,4
0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6
Nồng độ glucose (mg/ml)
O
D
5
40
n
m
Đồ thị 4. 1: Đƣờng tƣơng quan tuyến tính giữa OD 540 nm và nồng độ glucose (mg/ml)
- Dựa vào đồ thị chúng tôi đo đƣợc hàm lƣợng đƣờng khử của các mẫu nhƣ sau:
+ Mẫu mật rỉ chƣa xử lý có đƣờng khử: 176 mg/ml
+ Mẫu mật rỉ đã xử lý bằng H2SO4 có đƣờng khử : 244 mg/ml
+ Mẫu sau lên men có đƣờng khử : 198 mg/ml
Lƣợng đƣờng khử trong mật rỉ ban đầu là 176 mg/ml. Sau khi xử lý mật rỉ lƣợng
đƣờng khử là 244 mg/ml. Lƣợng đƣờng khử tăng là do H2SO4 biến đƣờng saccharose
thành đƣờng glucose và fructose. Sau khi lên men lƣợng đƣờng khử còn 198 mg/ml.
R
2
= 0,998
45
4.5.2. Định lượng vi sinh vật
Các bƣớc tiến hành nhƣ phần phƣơng pháp, chúng tôi dựng đƣợc đƣờng chuẩn
tƣơng quan giữa mật độ tế bào và độ hấp thu ở bƣớc sóng 610 nm.
Bảng 4.22: Mật độ tế bào tƣơng ứng với OD 610 nm của khuẩn lạc L. acidophilus
OD 610 nm Mật độ tế bào (N/ml) Log (N/ml)
0 0x10
6
0
0,1 32,2x10
6
7,508
0,2 61,9x10
6
7,792
0,3 110,4x10
6
8,043
0,4 175,7x10
6
8,245
0,5 321,9x10
6
8,508
Từ kết quả trên ta có đồ thị nhƣ sau:
y=7,2833+2,453x
7,4
7,5
7,6
7,7
,8
7,9
8
8,1
8,2
8,3
8,4
8,5
8,6
0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6
OD 610 nm
Lo
g
(N
/m
l)
Đồ thị 4.2: Đƣờng tƣơng quan tuyến tính giữa OD 610 nm và mật độ tế bào của
khuẩn lạc L. acidophilus.
- Dựa vào đồ thị ta xác định đƣợc số lƣợng vi sinh vật
+ Số lƣợng vi sinh vật trƣớc khi lên men : 2877,5 x 106 tế bào/ml
+ Số lƣợng vi sinh vật sau khi lên men : 40,25 x 106 tế bào/ml
R
2
= 0,997
46
- Tiến hành lên men
Hình 4.15: Quá trình lên men lactic
+ Kết quả của quá trình lên men lactic từ mât rỉ đƣờng
Lƣợng đƣờng khử cho vào lên men: 244 g/l, lƣợng đƣờng khử sau khi lên men:
198 g/l. Vậy hiệu suất chuyển hóa đƣờng khử: 18,85 %. Lƣợng giống cho vào lên
men: 2877,5 x 10
6
tế bào/ml, lƣợng giống sau khi lên men: 40,25 x 106 tế bào/ml. Hiệu
suất chuyển hóa đƣờng khử thấp và số lƣợng giống giảm do thiết bị lên men không có
cánh khuấy làm cho quá trình trao đổi chất giữa L. acidophilus và đƣờng diễn ra chậm
và bị ức chế nên L. acidophilus dễ tiến đến phase suy tàn và lƣợng đƣờng còn lại
nhiều.
Sau khi lên men thu đƣợc lƣợng acid lactic: 9,7 g. Lƣợng acid lactic thu đƣợc
thấp do không có cánh khuấy làm giảm tiếp xúc giữa chất dinh dƣỡng và tế bào vi sinh
vật. Cho nên khả năng trao đổi chất xảy ra chậm nên lƣợng acid lactic tạo thấp. Theo
sơ đồ chuyển hóa acid lactic từ 1 phân tử glucose hoặc fructose chuyển hóa theo con
đƣờng EMP cho ra 2 phân tử acid lactic, 180 g đƣờng glucose hoặc fructose tạo ra 180
g acid lactic vậy 46 g đƣờng glucose hoặc fructose chuyển hóa thành 46 g acid lactic.
Hiệu suất chuyển hóa thành acid lactic: 21,1 %. Theo (Hui H. Y và ctv, 1994) cho rằng
vi khuẩn lactic đồng hình chuyển hóa đƣờng tạo thành 90 % acid lactic. Lƣợng acid
lactic thu đƣợc và hiệu suất của nó cao có thể do thiết bị lên men tốt (thiết bị có cánh
khuấy) hay giống có chất lƣợng cao và thiết bị tách acid lactic bằng phƣơng pháp hiện
đại. Nên quá trình trao đổi chất giữa vi sinh vật và cơ chất diễn ra mạnh hơn, bên cạnh
đó chất lƣợng giống tốt làm cho quá trình lên men diễn ra nhanh hơn và cho năng suất
cao hơn. Trong quá trình tách acid lactic, nếu tách acid lactic bằng thiết bị hiện đại thì
giảm hao hụt acid lactic.
47
Đối với hiệu suất acid lactic của chúng tôi thu đƣợc thấp hơn của tác giả trên do
thiết bị lên men không có cánh khuấy làm hạn chế khả năng tiếp xúc giữa L.
acidophilus và cơ chất nên lƣợng acid lactic thu đƣợc thấp và có thể do quá trình tách
và lọc acid lactic không đƣợc tốt nên lƣợng acid lactic thu đƣợc bị hao hụt.
48
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Từ các kết quả thu đƣợc chúng tôi rút ra một số kết luận nhƣ sau:
- Phân lập và định danh đƣợc 3 dạng khuẩn lạc: L. acidophilus, L. bulgaricus và
Diplococcus từ Antibio, Biolactyl và Đại mạch.
- Đã khảo sát các điều kiện tối ƣu cho:
+ L. acidophilus: nhiệt độ tối ƣu 37o C, pH tối ƣu = 6, tỉ lệ mật rỉ = 10 %, tỉ lệ
giống = 10 % và thời gian 24 giờ.
+ L. bulgaricus: nhiệt độ tối ƣu 45o C, pH tối ƣu = 6, tỉ lệ mật rỉ = 10 %, tỉ lệ
giống = 10 % và thời gian 24 giờ.
+ Diplococcus: nhiệt độ tối ƣu 37o C, pH tối ƣu = 5, tỉ lệ mật rỉ = 10 %, tỉ lệ
giống = 10 % và thời gian 24 giờ.
- Diplococcus tạo acid tổng nhiều nhất, kế đến L. acidophilus và cuối cùng là L.
bulgaricus trên 3 môi trƣờng cấp 1, cấp 2 và sản xuất.
- Chọn L. acidophilus sản xuất acid lactic.
5.2. Đề nghị
- Phân lập thêm nhiều khuẩn lạc tự nhiên để tuyển chọn các chủng vi khuẩn tạo
acid lactic nhiều để phục vụ cho qui mô công nghiệp
- Thiết kế bồn lên men mang tính qui mô công nghiệp
- Hƣớng ứng dụng của sản phẩm acid lactic thu đƣợc:
+ Bảo quản và chế biến thực phẩm (dùng sản xuất dƣa chua, ủ chua rau quả, sản
xuất các sản phẩm lên men từ sữa.v.v.)
+ Y học (trong phẩu thuật chỉnh hình, trong nha khoa.v.v.)
+ Mỹ phẩm
+ Môi trƣờng
49
PHẦN 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bùi Ái, 2003. Công nghệ lên men ứng dụng trong công nghệ thực phẩm. Nhà xuất
bản Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh, trang 9-11.
2. Kiều Hữu Anh, 1999. Giáo trình vi sinh vật công nghiệp. Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật, trang 113-118.
3. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến và Phạm Văn Ty, 2000. Vi sinh vật học.
Nhà xuất bản Giáo Dục, trang 141-160, 221-229.
4. Nguyễn Thị Nam Định, 2000. Phân lập-nhân giống vi khuẩn lactic từ dưa chua
dùng cho sản phẩm lên men. Khóa luận tốt nghiệp Kỹ sƣ Thực phẩm, Đại học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh, trang 5-8.
5. Vƣơng Thị Việt Hoa, 2002-2003. Thực tập vi sinh đại cương. Tủ sách Trƣờng Đại
học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, trang 7-14, 39-49.
6. Dƣ Lý Thùy Hƣơng, 2000. Chọn và khảo sát vài đặc tính của vi khuẩn lactic để
muối chua nấm rơm, măng, đậu. Luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành vi sinh, Đại
học Khoa Học Tự Nhiên TP.Hồ Chí Minh, trang 13-17.
7. Lý Thành Kiệt và Huỳnh Văn Thuận, 2002. Bước đầu nghiên cứu phân lập và nhân
giống hai khuẩn lạc vi khuẩn lactic streptococcus thermophilus và Lactobacillus
bulgaricus để cung cấp giống cho chế biến yogurt ở quy mô nhỏ. Khóa luận tốt nghiệp
Kỹ sƣ Thực phẩm, Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, trang 7-8.
8. Nguyễn Đức Lƣợng, 2001. Công nghệ sinh học. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia
TP.Hồ Chí Minh, trang 278-280.
9. Nguyễn Đức Lƣợng, 2002. Công nghệ vi sinh, tập 2, Vi sinh vật học công nghiệp.
Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh, trang 322-336.
10. Nguyễn Đức Lƣợng và Cao Cƣờng, 2003. Thí nghiệm công nghệ sinh học, tập 1,
thí nghiệm Hóa sinh. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh, trang 33-34.
11. Nguyễn Đức Lƣợng, Phan Thị Huyền và Nguyễn Ánh Tuyết, 2003. Thí nghiệm
công nghệ sinh học, tập 2, thí nghiệm Vi sinh vật học. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia
TP.Hồ Chí Minh, trang 72-73, 414-434, 450-461.
12. Nguyễn Đức Lƣợng và Nguyễn Thị Thùy Dƣơng, 2003. Công nghệ sinh học môi
trường, tập 2, Xử lý chất thải hữu cơ. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí
Minh, trang 195-209.
50
13. Bùi Thị Ngọc Phƣơng và Lê Thị Thủy, 2003. Thử nghiệm sản xuất bột giống vi
khuẩn lactic streptococcus thermophilus và Lactobacillus bulgaricus dùng trong chế
biến yaourt. Khóa luận tốt nghiệp Kỹ sƣ Thực phẩm, Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí
Minh, trang 6-10.
14. Lê Xuân Phƣơng, 2001. Vi sinh vật công nghiệp. Nhà xuất bản Xây dựng, trang
157-161.
15. Trần Minh Tâm, 2000. Công nghệ vi sinh ứng dụng. Nhà xuất bản Nông nghiệp,
trang 111-115.
16. Trần Linh Thƣớc, Nguyễn Đức Hoàng, Phan Thị Phƣợng Trang và Phạm Thị
Hồng Tƣơi, 2001. Thực tập vi sinh vật học. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP.Hồ
Chí Minh, trang 52-56.
17.Lê Thị Hồng Tuyết, 2004. Nghiên cứu Bacteriocin sản xuất bởi Lactobacillus
acidophilus NRRL B-2092. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành vi sinh, Đại học Khoa Học
Tự Nhiên TP.Hồ Chí Minh, trang 4-9.
TIẾNG ANH
18. Breed S. Robert, Murray D. G. E, and Hitchens Parker. A, 1948. Bergey
’
s manual
determinative bacteriology. Sixth edition, The Williams &Wilkins Company. p. 305-
331, 349-361.
19. Hui H. Y, and Khachatourians G. George, 1994. Food Biotechnology
Microorganisms. p. 249-254.
20. Jay M. James, 1996. Modern Food Microbiology. Fifth edition, ITP International
Thomson Publishing. p.131-145.
21. Klein Harley Prescott, 1996. Microbiology. Third Edition, volumne two. p.124-
126.
22. Pelczar J. Michael, Chan E. C. S. Jr, and Krieg R. Noel, 1993. Microbiology
concepts and applications. p. 873-874.
23. Salminen Seppo, 1961. Lactic Acid Bacteria, microbiology and functional Aspects.
p. 4-15, 22-29.
24. Somogyi P. L, Ramaswamy S. H, and Hui H. Y, 1958. Biology, Principles and
Applications.
25. Stanier Y. Roger, Doudoroff Michael, and Adelberg A. Edward, 1957. The
Microbial World. p. 225-229.
51
Tài liệu trên mạng internet
26. ( -->)
27.
28. VACS Tạp chí Thế giới Phụ nữ.
29. -->
Báo Ngƣời Lao Động - Tin thế giới
<META content="text/html;
30. Sippy Kaur. Lactic acid fermentation
2001/Sippy/mikro400/sippy.htm
31.
32. Niju Narayanan, Pradip K. Roychoudhury, Aradhana Srivastava
*
, 2004. L(+) lactic
acid fermentation and its product polymerization. Electronic Journal of Biotechnology
ISSN: 0717-3458, 2004, vol. 17.
33. Niju Narayanan, Pradip K. Roychoudhury, Aradhana Srivastava
*
. Isolation of adh
mutant of Lactobacillus rhamnosus for production of L(+) lactic acid. Electronic
Journal of Biotechnology ISSN: 0717-3458, 2004, vol. 7.
-->
Full Text - Isolation of adh mutant of Lactobacillus
rhamnosus for production of L(+) Lactic acid
34. Ralph P. Tittsler, Carl S. Pederson, Esmond E. Snell, David Hendlin, and Charles
F. Niven, Jr. Symposium on the Lactic acid Bacteria
1
. Bublished by the American
Society for Microbiology.1952 December, v 16(4): 227-260.
180749 -->
symposium on the lactic acid bacteria bacteria1
<META http-equiv=Content-Type content="text/html
35. -->
Ralph P. Tittsler, Carl S. Pederson, Esmond E. Snell, David Hendlin, and Charles F.
Niven, Jr, 1952. symposium on the lactic acid bacteria
1
36.
52
37.
38. -->
39. -->
40. -->
[Report] Global Fermentation Ingredients Market
Research, Trends, Analysis
<META content=text/html.
53
PHỤ LỤC
1. Thành phần một số loại môi trường
1.1. Môi trường MRS Broth (de Man, Rogosa and Sharpe Broth) [36]
Pepton 10 g
Cao thịt 10 g
Cao nấm men 5 g
Glucose 20 g
Tween 80 1 g
K2HPO4 2 g
Sodium acetate 5 g
Amonium citrate 2 g
MgSO4.7H2O 0,2 g
MnSO4.H2O 0,05 g
Nƣớc cất 1000 ml
Khử trùng ở 121o C trong 15 phút.
Điều chỉnh pH = 6,2 - 6,5
1.2. Môi trường MRS agar (de Man, Rogosa and Sharpe agar)
Từ môi trƣờng MRS Broth có bổ sung 2 % agar. Khử trùng ở 121o C trong 15
phút.
1.3. Môi trường YGC agar (Yeast extract Glucose Calcium carbonat) [37]
Cao nấm men 10 g
Glucose 20 g
CaCO3 20 g
Agar 15 g
Nƣớc cất 1000 ml
1.4. Môi trường thử khả năng lên men đường [11]
Pepton 10 g
NaCl 5 g
Cao thịt 1 g
Phenol red (7,2 ml dung dịch phenol red 0,25 %): 0,018 g
Nƣớc cất 1000 ml
54
Hòa tan 10g carbohydrate cho vào môi trƣờng dịch thể cơ bản này. Lấy từng thể
tích 2,5 ml cho vào các ống nghiệm có chứa ống durham lật ngƣợc với ống nghiệm.
Hấp tiệt trùng trong 10 phút ở 118o C. pH cuối = 7,4 ± 2
1.5. Môi trường thạch nitrate bán lỏng
Cao thịt 3 g
Pepton bột 5 g
KNO3 1 g
Nƣớc cất 1000 ml
Điều chỉnh pH sau khi hấp: 6,8 - 7,2
1.6. Môi trường thử khả năng phân giải gelatin
Môi trƣờng NB tổng hợp 10 g
10 % gelatin
Nƣớc cất 1000 ml
Điều chỉnh pH sau khi hấp: 6,8 - 7,2
1.7. Môi trường thạch bán lỏng di động
Môi trƣờng NB tổng hợp 13 g
Agar 5 g
Nƣớc cất 1000 ml
pH = 7,2
1.8. Môi trường thử khả năng sinh indol
Môi trƣờng Nutrient Broth (NB)
Cao thịt 5 g
Pepton 10 g
NaCl 5 g
Nƣớc cất 1000 ml
pH = 7,0 ± 0,2
2. Thuốc nhuộm và thuốc thử
2.1. Dung dịch thuốc nhuộm Bromocresol Purple 0,2% [11]
Thuốc nhuộm tím bromocresol Purple 0,2 g
Nƣớc cất (vô khuẩn) 100 ml
Hòa tan 0,2 g thuốc nhuộm trong nƣớc cất và pha loãng đến 100 ml.
55
2.2. Thuốc nhuộm Gram [11]
- Tím kết tinh Hucker
+ Dung dịch A
Crystal violet (chất nhuộm chiếm 90 %) 2 g
Ethanol 95 % 20 ml
+ Dung dịch B
Ammonium oxalate 0,8 g
Nƣớc cất 80 ml
Trộn các dung dịch A và B lại với nhau. Bảo quản 24 giờ rồi lọc qua giấy lọc thô.
Gram’s iodine:
Iodine 1 g
KI 2 g
Nƣớc cất 300 ml
Cho KI vào cối, thêm iodine và nghiền bằng chày trong 5 - 10 giây. Thêm 1 ml
nƣớc rồi nghiền. Cho dung dịch này vào lọ, rửa cối và chày với lƣợng nƣớc đủ để đạt
thể tích 300 ml.
- Hucker’s counterstain (dung dịch sẵn)
Safranin O 2,5 g
Ethanol 95% 100 ml
Thêm 10 ml dung dịch sẵn vào 90 ml nƣớc cất.
2.3. Thuốc thử Griess [5]
Griess A
Acid sulfanilic: Hòa tan 0,5 g acid sulfanilic vào 30 ml acid acetic bổ sung thêm
100 ml nƣớc cất, đem lọc. Dung dịch đƣợc bảo quản trong 1 tháng.
Griess B
α-naphtylamin: Hòa tan 0,1 g α-naphtylamin trong 100 ml nƣớc cất đun sôi. Để
nguội rồi bổ sung thêm 30 ml acid acetic, đem lọc. Bảo quản trong 1 tuần
2.4. Thuốc thử uphenmen [11]
Phenol 5 % 10 ml
FeCl3 5 % 2 ml
Nƣớc cất 25 ml
2.5. Thuốc thử DNS [10]
56
- Sodium potassium tartrate (hòa tan 300 g muối này vào 500 ml nƣớc).
- 3,5-dinitrosalicylic acid: Hòa tan 10 g DNS vào 200 ml dung dịch NaOH 2 M.
- Dinitrosalicylic dùng cho phản ứng:Trộn (1) và (2), thêm nƣớc cất cho đủ 1 lít.
2.6. Thuốc thử và hóa chất dùng chuẩn độ
NaOH 0,1 N, phenolphtalein 1 %
3. Các phương pháp thực hiện
3.1. Phương pháp xác định hàm lượng acid tổng
Thực hiện: Định lƣợng acid lactic bằng dung dịch NaOH 0,1 N với chất
chỉ thị phenolphtalein 1 %: cho vào bình tam giác dung tích 100 ml: 10 ml dịch
lên men vi khuẩn, thêm vào 2 - 3 giọt phenolphtalein và 20 ml nƣớc cất trung
tính. Chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1 N cho đến khi xuất hiện màu hồng
nhạt bền vững.
Thực hiện mẫu đối chứng là dung dịch chƣa lên men.
Hàm lƣợng acid tổng (∑ a g/l) qui về acid lactic (xem nhƣ acid lactic là acid chủ
yếu đƣợc tích lũy trong dịch lên men) là:
∑a =(Vt-V0) x 0,1 x 90/10 =(Vt-V0) x 0,9
Trong đó: Vt: Số ml dung dịch NaOH dùng trung hòa 10 ml dịch lên men;
V0 : Số ml dung dịch NaOH dùng trung hòa 10 ml dịch đối chứng
(dịch chƣa lên men).
3.2. Phương pháp nhuộm Gram
- Dàn mỏng vi khuẩn thành vết bôi, để khô trong không khí
- Cố định nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn (tránh làm nóng quá)
- Nhuộm tiêu bản bằng crystal violet (tím kết tinh) trong 1 phút
- Nhuộm lugol trong 1 phút
- Rửa nƣớc
- Tẩy bằng cồn trong khoảng 30 giây (hoặc để nghiêng tiêu bản, nhỏ từng giọt cồn
cho đến khi thấy màu vừa hết trong các giọt nƣớc chảy ra)
- Rửa nƣớc
- Nhuộm bổ sung trong 10 - 30 giây bằng phẩm safranin hay fuschin
- Rửa nƣớc
- Làm khô, soi kính với vật kính dầu
57
Kết quả: vi khuẩn bắt màu tím là Gram dƣơng (G+). Vi khuẩn có màu hồng là
Gram âm (G-).
3.3. Phương pháp xác định đường khử
- Hút 3 ml dung dịch mẫu có chứa đƣờng vào một ống nghiệm.
- Thêm vào 1 ml thuốc thử DNS.
- Chuẩn bị ống thử không bằng cách thêm 1 ml thuốc thử DNS vào 3 ml nƣớc cất.
- Dùng một miếng nilon sạch bịt kín đầu ống nghiệm, đặc vào nồi nƣớc đang sôi
trong 5 phút.
- Làm lạnh về nhiệt độ phòng và đo độ hấp thụ OD ở bƣớc sóng 540 nm. Dùng
ống thử không để chuẩn độ truyền suốt về 100 %.
- Dựa vào đƣờng chuẩn suy ra nồng độ đƣờng có trong dung dịch.
Dựng đồ thị chuẩn
+ Cân chính xác 1 g glucose (dạng khô không ngậm nƣớc) hòa tan thành 200 ml
với nƣớc. Sử dụng bình định mức.
+ Hút lần lƣợc 1, 2, 3, 4 và 5 ml dung dịch đƣờng này vào 5 bình định mức 50
ml. Thêm nƣớc cho đến vạch định mức.
+ Các dung dịch đƣờng mới pha này có nồng độ glucose lần lƣợc là 0,1; 0,2; 0,3;
0,4 và 0,5 mg/ml.
+ Thực hiện phản ứng nhƣ trên .
+ Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến thiên giữa nồng độ đƣờng và độ hấp thu OD 540 nm.
3.4. Phương pháp đếm khuẩn lạc
- Tiến hành pha loãng bậc 10 liên tiếp mỗi huyền phù có độ đục xác định thành
các độ pha loãng 10-5, 10-6, 10-7 nhƣ sau:
+ Chuẩn bị các ống eppendorf vô trùng chứa 0,9 ml NaCl 0,85% vô trùng đƣợc
đánh số từ -1 đến -7.
+ Dùng pipetman và đầu tip 0,1 ml vô trùng hút 0,1 ml huyền phù tế bào vào ống -
1. Đậy nắp eppendorf, lắc kỹ. Nhƣ vậy ống -1 chứa huyền phù tế bào có độ pha loãng là
10
-1
.
+ Tiếp theo, dùng pipetman và đầu tip 0,1 ml vô trùng hút 0,1 ml huyền phù tế
bào của ống -1 cho vào ống -2. Đậy nắp Eppendorf, lắc kỷ. Khi đó ống -2 chứa huyền
phù tế bào có độ pha loãng là 10-2.
+ Thực hiện tƣơng tự để có các huyền phù tế bào với các độ pha loãng 10-2 - 10-7.
58
+ Ứng với các huyền phù đƣợc pha loãng từ huyền phù ban đầu có OD 610 nm
là 0,1 (hoặc xấp xỉ 0,1), dùng pipetman và đầu tip 0,1 ml vô trùng hút 0,1 ml các
huyền phù có độ pha loãng 10-5, 10-6, 10-7 tuần tự vào 3 hộp petri môi trƣờng MRS
agar đƣợc ghi chú độ pha loãng và mẫu huyền phù ban đầu (OD 610 nm 0,1).
+ Thực hiện tƣơng tự cho các mẫu huỵền phù ban đầu có OD 610 nm là 0,2; 0,3;
0,4; 0,5.
+ Thao tác vô trùng dùng que cấy trang trải đều dịch chứa tế bào lên bề mặt môi
trƣờng. Để khô, ủ 37oC trong 24 giờ.
- Tính mật độ tế bào tƣơng ứng với các độ đục khác nhau.
+ Đếm số khuẩn lạc xuất hiện ở mỗi hộp petri. Sử dụng số liệu của độ pha loãng
sao cho có 20 - 300 khuẩn lạc/hộp.
Tính số tế bào (N) có trong 1 ml huyền phù ở mỗi độ đục từ số liệu của mỗi độ
pha loãng nhƣ sau:
Ndi= A x 10 x di (tế bào/ ml mẫu)
A: Số khuẩn lạc đếm đƣợc trên đĩa.
d: Số lần pha loãng i.
+ Tính mật độ tế bào trung bình ứng với mỗi độ đục từ các số liệu Ndi
3.5. Một số đặc điểm sinh hóa
3.5.1. Thử phản ứng catalase
- Cách tiến hành: Dùng que cấy lấy một ít vi khuẩn, phết lên giữa lame kính sạch
và khô, sau đó nhỏ H2O2 30 % lên vết vi khuẩn. Đọc kết quả khoảng 15 giây.
- Kết quả
+ Catalase dƣơng tính: Có hiện tƣợng sủi bọt
+ Catalase âm tính : Không có hiện tƣợng sủi bọt.
3.5.2. Kiểm tra khả năng sinh indol
- Cách tiến hành: Cấy vi khuẩn vào ống nghiệm chứa môi trƣờng NB nuôi cấy ở
37
o C trong 24 giờ, sau đó nhỏ vài giọt thuốc thử Kowac’s vào môi trƣờng.
- Kết quả
+ Phản ứng dƣơng tính: Lớp mặt môi trƣờng có màu đỏ.
+ Phản ứng âm tính: Lớp mặt có màu vàng.
3.5.3. Xem khả năng di động
59
- Cách tiến hành: Dùng que cấy thẳng lấy vi khuẩn và cấy nhẹ nhàng từ trên
xuống dƣới môi trƣờng NB (cách ống nghiệm khoảng 1 cm thì dừng lại) cho vào tủ
ấm ở 37o C trong 24 giờ.
- Kết quả:
+ Phản ứng dƣơng tính vi khuẩn mọc lan ra khỏi đƣờng cấy
+ Phản ứng âm tính vi khuẩn chỉ mọc trên đƣờng cấy
3.5.4. Khả năng khử nitrate
- Cách tiến hành: Dùng que cấy thẳng lấy vi khuẩn cấy sau vào trong môi trƣờng
thạch nitrate bán lỏng, nuôi ở 37o C trong 24 giờ, nhỏ vào môi trƣờng 2 - 3 giọt Griess
A, sau đó nhỏ tiếp 2 - 3 giọt Griess B.
- Kết quả
+ Phản ứng dƣơng tính chuyển sang màu hồng
+ Phản ứng âm tính không đổi màu
3.5.5. Khả năng phân giải gelatin
- Cách tiến hành: Cấy vi khuẩn vào ống nghiệm chứa môi trƣờng canh NB đã có
bổ sung 10 % gelatin, nuôi ở 37oC trong 24 giờ. Sau đó để ống nghiệm vào ngăn mát
tủ lạnh.
- Kết quả:
+ Phản ứng dƣơng tính ở nhiệt độ < 20oC gelatin vẫn lỏng.
+ Phản ứng âm tính ở nhiệt độ < 20oC gelatin đông đặc
3.5.6. Khả năng đông tụ sữa
- Cách tiến hành: Lấy 10 % giống vi khuẩn cho vào 10 ml sữa, ủ ở nhiệt độ 37o C
trong 24 giờ.
- Kết quả
+ Phản ứng dƣơng tính có đông vón
+ Phản ứng âm tính không có đông vón
3.5.7.Khả năng lên men nguồn carbohydrate
- Khả năng đồng hóa và lên men các nguồn carbohydrate của vi khuẩn thƣờng
không giống nhau. Đây là một trong những đặc tính quan trọng dùng để định danh vi
60
khuẩn. Sự khác nhau về khả năng sử dụng các nguồn thức ăn này phản ánh sự khác
nhau về vật liệu di truyền của vi khuẩn qua việc tạo thành enzyme giúp cho quá trình
đồng hóa thức ăn.
- Pha chế môi trƣờng chứa các nguồn carbohydrate khác nhau: glucose, fructose,
maltose, lactose, saccharose, mannitol, sorbitol, dextrin, glycerol với chỉ thị phenol
red.
- Cách tiến hành
Cấy từng loại vi khuẩn vào các ống nghiêm chứa những môi trƣờng có các nguồn
carbohydrate này. Nuôi cấy 4 ngày ở nhiệt độ 37o C. Môi trƣờng trƣớc khi cấy có màu
đỏ. Sau khi nuôi cấy môi trƣờng ngả sang vàng tức là pH thay đổi nghiêng về phía
acid, chứng tỏ sự lên men bởi vi khuẩn lactic đã xảy ra.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LACTIC ACID BACTERIA.pdf