Khóa luận Nghiên cứu thái độ của doanh nghiệp về việc tuyển dụng lao động khuyết tật

MỤC LỤC Lời cảm ơn i Tóm tắt ii Mục lục iii Danh mục các bảng vii Danh mục các hình viii Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Cơ sở hình thành đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 1.5. Ý nghĩa thực tiễn 3 1.6. Kết cấu đề tài tốt nghiệp 3 Chương 2: NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ DOANH NGHIỆP TỈNH AN GIANG 2.1. Giải thích thuận ngữ và các chính sách Nhà nước về người khuyết tật 5 2.1.1. Người khuyết tật 5 2.1.2. Chính sách liên quan đến người khuyết tật 6 2.1.3. Những ý kiến xung quanh chính sách và việc làm dành cho người khuyết tật 7 2.2. Doanh nghiệp và tình hình lao động tỉnh An Giang 8 2.2.1. Doanh nghiệp tỉnh An Giang 8 2.2.2. Tình hình lao động tỉnh An Giang 9 2.3. Kết quả nghiên cứu sơ bộ 11 2.3.2 Quan điểm của các cán bộ đã từng tham gia công tác vì người khuyết tật 12 2.3.3. Quan điểm của bốn doanh nghiệp 12 Chương 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1. Cơ sở lý thuyết 15 3.1.1. Khái niệm thái độ 15 3.1.2. Tuyển dụng 16 3.2. Mô hình nghiên cứu 17 Chương 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Thiết kế nghiên cứu 19 4.1.1 Điều tra khởi đầu 20 4.1.2. Nghiên cứu sơ bộ 20 4.1.3. Nghiên cứu chính thức 21 4.2. Qui trình nghiên cứu 21 4.3. Cấu trúc bảng câu hỏi phỏng vấn 22 4.4. Mẫu 23 Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5.1. Tổng hợp thông tin mẫu 25 5.2. Nhận thức của doanh nghiệp đối với người khuyết tật 27 5.2.1. Tạo bình đẳng trong cơ hội việc làm 27 5.2.2 Quan điểm doanh nghiệp về người hưởng lợi đối với hành động tạo bình đẳng trong cơ hội việc làm 29 5.2.3. So sánh sự khác biệt giữa người lao động khuyết tật và người lao động không khuyết tật 30 5.2.4. Đánh giá về công việc dành cho người khuyết tật 32 5.2.5. Những khó khăn của doanh nghiệp có nhận người khuyết tật vào làm việc 32 5.2.6. Những khó khăn trong vấn đề tuyển dụng lao động khuyết tật 33 5.2.7. Sự khác biệt về nhận thức giữa doanh nghiệp có nhận và doanh nghiệp không nhận người khuyết tật vào làm việc 34 5.3. Nhận thức của doanh nghiệp về chính sách pháp luật 35 5.3.1. Quan điểm về chính sách pháp luật 35 5.3.2. Việc thi hành chính sách và quan điểm của doanh nghiệp 37 5.3.3. Sự khác biệt về nhận thức chính sách pháp luật giữa doanh nghiệp có nhận và doanh nghiệp không có nhận người khuyết tật vào làm việc. 38 5.4. Xu hướng hành vi của doanh nghiệp 40 5.4.1. Năng lực, phẩm chất, loại khuyết tật ảnh hưởng đến kết quả tuyển dụng của doanh nghiệp 40 5.4.2. Chế độ của doanh nghiệp dành cho người khuyết tật 42 5.4.3. Những kế hoạch và dự định tuyển dụng lao động là người khuyết tật 42 5.4.4. Sự khác biệt về xu hướng hành vi giữa doanh nghiệp có nhận và doanh nghiệp không nhận người khuyết tật vào làm việc 43 5.5. Nhận thức của doanh nghiệp về người khuyết tật có ảnh hưởng đến hành vi của doanh nghiệp 44 5.6. Nhận thức của doanh nghiệp về chính sách ảnh hưởng đến hành vi của doanh nghiệp 44 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết quả chính của nghiên cứu 47 6.1.1. Nhận thức của doanh nghiệp về người khuyết tật 47 6.1.2. Nhận thức của doanh nghiệp về chính sách pháp luật 47 6.1.3. Sự khác biệt giữa nhận thức và hành vi của doanh nghiệp có nhận và doanh nghiệp không nhận người khuyết tật vào làm việc 48 6.2. Kiến nghị 50 6.2.1. Đối với Nhà nước 50 6.2.2. Đối với doanh nghiệp 51 6.2.3. Đối với người khuyết tật 51 6.3. Hạn chế của nghiên cứu 51 TỔNG QUAN 1.1. Cơ sở hình thành đề tài Trong cuộc sống, con người luôn là trung tâm đóng vai trò hết sức quan trọng, là nhân tố quyết định trong mọi hoạt động thông qua mối quan hệ giữa con người với con người, con người và xã hội. Các mối quan hệ đó biểu hiện ở nguyên tắc bình đẳng bất kể con người khác nhau về trí lực, thể lực và các đặc điểm khác đều có giá trị và tầm quan trọng ngang nhau. Điều này có nghĩa là tất cả mọi người, cần được đối xử công bằng và có cơ hội bình đẳng để tham gia các hoạt động xã hội, kể cả thị trường lao động. Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật đã thừa nhận người khuyết tật có quyền được làm việc trên cơ sở bình đẳng như những người khác, quyền có cơ hội để kiếm sống do chính bản thân tạo ra, đặc biệt là quyền được thị trường lao động chấp nhận trong môi trường cởi mở và hòa nhập. Người khuyết tật là người mà khả năng lao động bị suy giảm từ 21% trở lên do tàn tật, được Hội đồng Giám định Y khoa xác nhận. Tuy bị khuyết tật nhưng họ vẫn có thể lao động và làm việc. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ ai muốn có một việc làm ổn định thì nhất thiết phải qua đào tạo, người khuyết tật cũng vậy. Họ cần được đào tạo để có một nghề phù hợp với khả năng của mình, tạo thêm cơ hội việc làm giúp ổn định cuộc sống. Thế nhưng, thực tế cho thấy tỷ lệ người khuyết tật có được việc làm ổn định hiện nay còn rất thấp. Bên cạnh đó, công tác đào tạo và dạy nghề cho người khuyết tật gặp nhiều khó khăn và bất cập. Theo điều tra của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội đến tháng 6/2006 mới chỉ có 6/64 tỉnh/thành phố thành lập quỹ việc làm dành cho người khuyết tật, nhưng chỉ có một tỉnh sử dụng quỹ đúng quy định. Nguyên nhân của sự chậm chạp trên và tỷ lệ người khuyết tật có việc làm thấp là do chưa có cơ chế chế tài đủ mạnh, các cơ quan hữu quan chưa làm tốt công tác đôn đốc, giám sát việc thực hiện quy định tại các địa phương, công tác dạy văn hóa, dạy nghề cho người khuyết tật còn thiếu và yếu, chưa có đủ nguồn nhân lực và vật lực để hỗ trợ. Nhưng nếu đã đào tạo, dạy nghề xong thì liệu có nơi nào nhận họ vào làm việc, có nơi nào chấp nhận người lao động làm việc tại doanh nghiệp mình là người khuyết tật. Hiện nay, nước ta có khoảng 5,3 triệu người khuyết tật, chiếm 6,5% dân số, tỷ lệ người khuyết tật trong độ tuổi lao động là 69,2%. Theo thống kê của Sở lao động - Việc làm ở An Giang tháng 12/2005 có khoảng 2.440 người khuyết tật đang trong tình trạng khó khăn cần sự trợ cấp của nhà nước. Đa số người khuyết tật ở An Giang sinh sống chủ yếu ở nông thôn chiếm khoảng 80%. Do vậy, tỷ lệ người khuyết tật được đào tạo nghề còn thấp mới chỉ có 3% trong độ tuổi lao động, còn đại bộ phận làm những công việc thủ công đơn giản và chủ yếu ở nông thôn họ vẫn là tăm tre, chổi đót Bởi vậy, khi họ muốn xin việc làm tại các doanh nghiệp là điều không dễ. Nhà nước đã ban hành rất nhiều nghị định, thông tư, luật dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động là người khuyết tật như: (1) Nghị định của chính phủ số 116/2004/NĐ – CP ngày 23 tháng 4 năm 2004 đã sửa đổi, bổ sung 7 điều của Nghị định số 81/CP ngày 23 tháng 11 năm 1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người khuyết tật có 19 điều; (2) Luật dạy nghề cho người tàn tật khuyết tật của quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 số 76/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006; (3) Thông tư liên bộ hướng dẫn chính sách cấp và cho vay vốn đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật Các văn bản pháp quy này ban hành nhằm bảo vệ quyền học nghề và làm việc cho người khuyết tật cũng như tạo nhiều ưu đãi cho cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có nhận người khuyết tật vào làm việc. Tuy nhiên, các văn bản pháp quy này đã thực sự đi vào cuộc sống hay chưa? Các doanh nghiệp có nhận thức và xu hướng hành vi thế nào đối với lao động là người khuyết tật? Hay nói cách khác thái độ của các doanh nghiệp về vấn đề tạo việc làm bình đẳng cho người khuyết tật hiện nay ra sao. Theo quan điểm các nhà marketing thái độ là một bẩm chất của con người được hình thành do tri thức để phản ứng một cách thức thiện cảm hay ác cảm với một vật, sự việc cụ thể. Thái độ có ba thành phần đó là nhận thức, tình cảm và xu hướng hành vi. Thái độ làm cho con người có thể sẵn sàng thích hoặc không thích một đối tượng nào đó, là sự đánh giá tốt hay xấu của cá thể, cảm thấy gần gũi hay xa lánh. Từ đó, con người có những phương hướng hành động khác nhau có thể có. "Nghiên cứu thái độ của doanh nghiệp về việc tuyển dụng lao động khuyết tật" là một công việc cần thiết để giải đáp các vấn đề nêu trên. Nó còn là cơ sở để các doanh nghiệp nhìn thấy được thái độ của mình để từ đó tạo bình đẳng trong cơ hội việc làm dành cho người khuyết tật.

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu thái độ của doanh nghiệp về việc tuyển dụng lao động khuyết tật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết cần có sự áp đặt của Nhà nước nếu có những điều kiện sau đây: Nhà nước tuyên truyền pháp luật đến doanh nghiệp. Nhà nước làm gương trong việc thực hiện các chính sách và việc tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Nói chung, qua nghiên cứu cho thấy có sự không tương đồng và nhất quán trong nhận thức và hành vi của doanh nghiệp về tạo việc làm cho người khuyết tật. Một bên là nhận thức của doanh nghiệp về tính chấp hành pháp luật, tính nhân đạo, nhân văn trong tuyển dụng người khuyết tật. Một bên, doanh nghiệp đắn đo về lợi ích, doanh thu và lợi nhuận. Sự không nhất quán trong nhận thức và hành vi được chứng minh qua các vấn đề sau: Về mặt nhận thức thì có 73% cho rằng nếu người khuyết tật đáp ứng được các yêu cầu về năng lực, phẩm chất và loại khuyết tật thì doanh nghiệp sẽ chấp nhận tuyển dụng. Nhưng trong 73% này chỉ có 30% doanh nghiệp có nhu cầu về nhân lực và chấp nhận tuyển dụng. Đa số còn lại vẫn đắn đo suy nghĩ liệu người khuyết tật có phải là nhân tố làm giảm doanh thu và lợi nhuận, giảm khả năng cạnh tranh. Chỉ có 27% doanh nghiệp nhận thấy người khuyết tật có thể mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp nên họ đã nhận trách nhiệm tạo việc làm bình đẳng cho nguồn lao động này. Đa số doanh nghiệp còn lại nhận trách nhiệm tạo việc làm bình đẳng cho người khuyết tật. Tuy nhiên, doanh nghiệp cho rằng công việc này sẽ là nguyên nhân chính tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp. Hiện tại, 70% doanh nghiệp không có nhu cầu tuyển dụng lao động khuyết tật nhưng lại muốn Nhà nước làm gương trước trong việc tuyển dụng. 90% doanh nghiệp còn đắn đo trong chính sách ưu đãi của Nhà nước do vậy họ không mong muốn có thêm ưu đãi nào khác. Họ cho rằng chính sách không có chế tài nên không tính hiệu lực cao, mặt khác sự ưu đãi dành cho doanh nghiệp lại quá thấp. Doanh nghiệp nhận thấy chính sách qui định hợp lý, cụ thể nhưng cuối cùng lại không mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp. Qua các kết quả trên cho thấy các doanh nghiệp còn phân vân và đắn đo rất nhiều trong việc tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Vấn đề về lợi ích của doanh nghiệp vẫn được đặt lên hàng đầu mặc dù doanh nghiệp vẫn nhận trách nhiệm tạo việc làm bình đẳng cho nguồn lao động này. Điều đó cho thấy, có thể tính nhân đạo, nhân văn, tính chấp hành pháp luật xét cho cùng cũng thấp hơn những lợi ích về doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp đặt ra. Tóm tắt Chương này trình bày kết quả nghiên cứu thái độ của doanh nghiệp đối với tuyển dụng lao động là người khuyết tật gồm 2 thành phần chính là nhận thức và xu hướng hành vi của doanh nghiệp. Kết quả cho thấy nhận thức của doanh nghiệp về người khuyết tật có ảnh hưởng đến hành vi của doanh nghiệp nhưng nhận thức của doanh nghiệp về chính sách pháp luật chỉ ảnh hưởng đến hành vi của doanh nghiệp trong tương lai. Qua nghiên cứu cũng khám phá được sự khác biệt lớn giữa nhận thức và hành vi của doanh nghiệp có nhận và doanh nghiệp không nhận người khuyết tật vào làm việc. Một số kết quả nổi bật như sau: 70% doanh nghiệp nhận thấy tạo việc làm cho người khuyết tật là trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, việc thực thi trách nhiệm này có nghĩa là doanh nghiệp có thêm gánh nặng và làm giảm sức cạnh tranh, doanh thu và lợi nhuận. Lao động là người khuyết tật bao giờ cũng khác với lao động bình thường ở thể lực, người khuyết tật làm việc năng suất kém hơn người bình thường từ 30% - 40%. Doanh nghiệp khẳng định người khuyết tật có khả năng làm được nhiều việc như người bình thường nếu bố trí việc làm thích hợp với những khiếm khuyết của họ. Qua tìm hiểu về mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi cho thấy vấn đề nổi bật sau đây, doanh nghiệp quyết định tuyển dụng người khuyết tật nếu họ đáp ứng đủ 3 điều kiện: năng lực, phẩm chất và loại khuyết tật. Nếu người khuyết tật đáp ứng được 3 yêu cầu này thì có 73% doanh nghiệp chấp nhận tuyển dụng. Qua nghiên cứu về nhận thức của doanh nghiệp đối với chính sách pháp luật đã trả lời được câu hỏi tại sao chính sách pháp luật ban hành đã 12 năm mà vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống. Nó cũng không có ảnh hưởng đến hành vi của doanh nghiệp ở hiện tại. Các doanh nghiệp nhận thấy rằng chính sách qui định đầy đủ và hợp lý nhưng không được sự quan tâm đúng mức của các cơ quan chức năng nên việc thi hành không đạt hiệu quả. Vì thế, đa số doanh nghiệp cũng không quan tâm đến các chính sách này. Nhận thức và hành vi của các doanh nghiệp có nhận người khuyết tật vào làm việc là rất thông thoáng trong tuyển dụng, có thể tiếp tục tuyển dụng nếu được hỗ trợ đúng qui định. Đối với doanh nghiệp chưa nhận người khuyết tật vào làm việc, mặc dù có nhận trách nhiệm tạo việc làm bình đẳng cho người khuyết tật và đề ra yêu cầu tuyển dụng nhưng hiện tại doanh nghiệp vẫn chưa có dự định hay kế hoạch sẽ nhận người khuyết tật. Doanh nghiệp còn phân vân và đắn đo rất nhiều trong việc tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Vấn đề về lợi ích của doanh nghiệp vẫn được đặt lên hàng đầu mặc dù họ vẫn nhận trách nhiệm tạo việc làm bình đẳng cho nguồn lao động này. Điều đó cho thấy, có thể tính nhân đạo, nhân văn, tính chấp hành pháp luật xét cho cùng cũng thấp hơn những lợi ích về doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp đặt ra. Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Phần này sẽ trình bày tóm tắt những kết quả và thành tựu nổi bật đã đạt được, những đóng góp, cũng như những hạn chế của nghiên cứu để định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo, gồm các nội dung chính sau: (1) kết quả nghiên cứu: nhận thức của doanh nghiệp đối với người khuyết tật, nhận thức của doanh nghiệp về chính sách pháp luật, sự khác biệt về nhận thức và hành vi của doanh nghiệp có nhận và doanh nghiệp không nhận người khuyết tật vào làm việc, (2) kiến nghị: đối với Nhà nước, doanh nghiệp và cả người khuyết tật để khắc phục những vấn đề còn tồn tại, (3) hạn chế của nghiên cứu. Kết quả chính của nghiên cứu Nhận thức của doanh nghiệp về người khuyết tật Trong xã hội hiện nay, hầu như các doanh nghiệp không quan tâm đến thị trường lao động là người khuyết tật, chính điều này đã tạo nên sự không công bằng trên thị trường lao động theo nguyên tắc bình đẳng “Bất kể con người khác nhau về trí lực, thể lực và các đặc điểm khác, đều có giá trị và tầm quan trọng ngang nhau. Điều này có nghĩa là tất cả mọi người, cần được đối xử công bằng và có cơ hội bình đẳng để tham gia các hoạt động xã hội, kể cả thị trường lao động”. Từ kết quả nghiên cứu đã khám phá ra đa số các doanh nghiệp trong tỉnh An Giang nhận trách nhiệm tạo bình đẳng trong cơ hội việc làm cho người khuyết tật chiếm tỷ lệ đến 70%. Điều này là thông điệp đáng mừng cho cộng đồng người khuyết tật. Nhưng đối với doanh nghiệp hành động này không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn tạo thêm gánh nặng có nghĩa là sẽ làm giảm doanh thu và lợi nhuận, giảm khả năng cạnh tranh. Doanh nghiệp cho rằng người khuyết tật là những người có khả năng lao động nhưng năng lực làm việc kém hơn người bình thường từ 30% - 40%. Nếu doanh nghiệp cố gắng bố trí một công việc phù hợp với từng dạng khuyết tật thì người khuyết tật có khả năng làm việc như những người bình thường. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp cá tính của người khuyết tật là hay tự ti, mặc cảm, sống khép kín, ít giao tiếp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường làm việc chung tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp yêu cầu người khuyết tật phải nhận thấy những điều này và tự khắc phục. Bên cạnh đó, người khuyết tật muốn có được một việc làm ổn định thì cần phải trang bị cho mình kiến thức, là những người có trình độ tham gia vào các công việc có liên quan đến trí óc phục vụ các công việc văn phòng. Doanh nghiệp rất ngại tuyển dụng người khuyết tật làm những công việc sử dụng nhiều đến cơ bắp, nguyên nhân chính là sợ xảy ra tai nạn lao động điều này sẽ ảnh hưởng đến hình tượng và vẻ đẹp của doanh nghiệp. Nhận thức của doanh nghiệp về chính sách pháp luật Chính sách pháp luật của Nhà nước dành cho người khuyết tật ban hành vào tháng 11 năm 1995 đến nay đã được 12 năm nhưng nó vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống. Nguyên nhân chính là do doanh nghiệp nhận thấy chính sách tuy được qui định đầy đủ và hợp lý nhưng không có tính hiệu lực cao, không có cơ chế và chế tài đủ mạnh. Doanh nghiệp cho rằng các cơ quan chức năng của nhà nước nên làm việc có trách nhiệm hơn, để chính sách có cơ chế và chế tài đủ mạnh, có tính hiệu lực cao để thực sự đi vào cuộc sống. Các chính sách Nhà nước về người khuyết tật ban hành nhằm khuyến khích doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh nhận người khuyết tật vào làm việc. Nhưng hiện nay số người khuyết tật có được việc làm trong tỉnh An Giang còn rất thấp. Tại sao lại có tình trạng này? Các chính sách này có thực sự khuyến khích được các doanh nghiệp hay không? Đa số các doanh nghiệp không biết đến: các chính sách của Nhà nước dành cho người khuyết tật, các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh có nhận người khuyết tật vào làm việc, cũng như các qui định về nộp phạt nếu không nhận đủ tỷ lệ lao động khuyết tật vào làm việc. Đa số doanh nghiệp nhận thấy chính sách qui định rất hợp lý nhưng việc thi hành thì không hiệu quả vì thế 90% không muốn ưu đãi nào khác ngoài ưu đãi trong chính sách qui định. Do vậy, các chính sách không tạo được sự hưng phấn, không khuyến khích được doanh nghiệp tuyển dụng người khuyết tật. Cũng chính vì chính sách pháp luật không có cơ chế chế tài đủ mạnh, không có tính hiệu lực cao nên đa số doanh nghiệp không thực thi chính sách đúng qui. Thật vậy, đa số doanh nghiệp chưa nhận người khuyết tật vào làm việc từ 2% - 3%, 100% chưa từng đóng khoản tiền nộp phạt do chưa nhận đủ người khuyết tật theo tỷ lệ. Vì nguyên nhân trên mà ở hiện tại chính sách pháp luật không làm ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của doanh nghiệp. Nhưng trong tương lai để khuyến khích doanh nghiệp tuyển dụng người khuyết tật thì Nhà nước cần tích cực hơn trong công tác tuyên truyền luật và làm gương trong việc thực hiện các chính sách và việc tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Nếu làm được như thế thì có 2/3 trong 30 doanh nghiệp sẽ tự nguyện tuyển dụng không cần Nhà nước phải áp đặt. Nếu doanh nghiệp nhận thấy người khuyết tật có năng lực đáp ứng tốt nhu cầu công việc có thể sẽ tuyển dụng nhiều hơn qui định. Sự khác biệt giữa nhận thức và hành vi của doanh nghiệp có nhận và doanh nghiệp không nhận người khuyết tật vào làm việc Hiện nay, tỉnh An Giang có khoảng 15 nơi nhận người khuyết tật vào làm việc. Trong đó, tiếp cận được 7 doanh nghiệp có nhận người khuyết tật làm việc và 23 doanh nghiệp chưa nhận người khuyết tật làm việc. Nghiên cứu sự khác biệt này giúp trả lời được các câu hỏi: tại sao có nơi chấp nhận tuyển dụng người khuyết tật có nơi lại không? Quan điểm của họ có gì khác nhau? Doanh nghiệp yêu cầu gì đối với tuyển dụng người khuyết tật? Kết quả nổi bật được trình bày trong bảng sau: Bảng 6.1. Sự khác biệt giữa nhận thức và hành vi của doanh nghiệp Doanh nghiệp có nhận người khuyết tật vào làm việc Doanh nghiệp không nhận người khuyết tật vào làm việc Nhận thức Nhận thấy trách nhiệm tạo việc làm bình đẳng cho người khuyết tật, người khuyết tật thực sự có mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. So sánh sự khác biệt giữa người khuyết tật và người lao động bình thường ở mặt trí lực và cá tính. Người khuyết tật năng lực lao động kém hơn người bình thường. Nhưng họ có thể làm việc tốt nếu tạo môi trường làm việc phù hợp. 100% biết các chính sách pháp luật dành cho người khuyết tật, mong muốn được hỗ trợ đúng qui định. Hành vi Rất thông thoáng trong tuyển dụng. Tính lương như người bình thường đôi lúc được ưu đãi thêm. Không có mâu thuẫn trong hành vi tuyển dụng, đa số chấp nhận tuyển dụng nếu được hỗ trợ thêm. Nhận thức Nhận thấy trách nhiệm tạo việc làm cho người khuyết tật nhưng cho rằng hành động này không mang lợi ích doanh nghiệp chỉ tạo thêm gánh nặng. Khác biệt lớn nhất là hình thể. Năng lực kém hơn người bình thường không có vị trí việc làm phù hợp. Đa số không biết đến các qui định, không mong muốn ưu đãi thêm vì: chính sách không có tính hiệu lực, ưu đãi thấp. Hành vi Yêu cầu tuyển dụng chi tiết và khó hơn. Tính lương thử việc trước, nghiên cứu thêm chính sách. Mẫu thuẫn: đặt ra yêu cầu tuyển dụng nếu thỏa mãn sẽ chấp nhận nhưng hiện tại không có ý định và kế hoạch tuyển dụng. Từ bảng trên cho thấy có sự khác biệt lớn trong nhận thức và hành vi của doanh nghiệp có nhận và doanh nghiệp không nhận người khuyết tật vào làm việc. Nhận thức và hành vi của các doanh nghiệp có nhận người khuyết tật vào làm việc thông thoáng và dễ chấp nhận người khuyết tật hơn. Các doanh nghiệp chưa nhận người khuyết tật vào làm việc thì yêu cầu cao hơn, chi tiết và khó hơn rất nhiều. Qua nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi của doanh nghiệp. doanh nghiệp có sự không tương đồng và nhất quán trong nhận thức và hành vi về tạo việc làm cho người khuyết tật. Một bên là nhận thức của doanh nghiệp về tính chấp hành pháp luật, tính nhân đạo, nhân văn trong tuyển dụng người khuyết tật. Một bên, doanh nghiệp đắn đo về lợi ích, doanh thu và lợi nhuận. Thế nhưng, trong 2 vấn đề này thì doanh nghiệp xem trọng và quan tâm đến vấn đề nào nhiều hơn? Liệu doanh nghiệp có đắn đo về vấn đề lợi nhuận mà không tuyển dụng người khuyết tật? Qua các kết quả trên cho thấy các doanh nghiệp còn phân vân và đắn đo rất nhiều trong việc tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Vấn đề về lợi ích của doanh nghiệp vẫn được đặt lên hàng đầu mặc dù doanh nghiệp vẫn nhận trách nhiệm tạo việc làm bình đẳng cho nguồn lao động này. Điều đó cho thấy, có thể tính nhân đạo, nhân văn, tính chấp hành pháp luật xét cho cùng cũng thấp hơn những lợi ích về doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp đặt ra. Kiến nghị Dựa vào những ý kiến và đề nghị của doanh nghiệp thông qua đề tài nghiên cứu, đưa ra kiến nghị: cho Nhà nước trong việc thực thi chính sách pháp luật, doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động là người khuyết tật, người khuyết tật trong vấn đề tìm kiếm việc làm. Từ kết quả nghiên cứu đã tổng hợp được những vấn đề tồn tại cần giải quyết: Nhận thức của doanh nghiệp về người khuyết tật chưa cao. Chính sách Nhà nước qui định không cơ chế và chế tài đủ mạnh, không có tính hiệu lực cao. Các cơ quan chức năng chưa làm hết trách nhiệm Nhà nước giao phó. Các doanh nghiệp không biết đến các chính sách dành cho người khuyết tật. Quỹ việc làm dành cho người khuyết tật vẫn chưa được lập. Đối với Nhà nước Nhà nước cần có những hành động và biện pháp cụ thể hơn trong việc điều hành chính sách, đôn đốc các cơ quan hữu quan làm tốt trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải giám sát chặt chẽ việc thi hành chính sách tại các địa phương. Trước tiên, Nhà nước cần phải có những hành động để nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp vì nhận thức của một người có ảnh hưởng đến hành vi của họ. Việc chấp nhận tuyển dụng người khuyết tật hay không phụ thuộc vào nhận thức của mỗi doanh nghiệp. Các đề xuất để nâng cao nhận thức là: Thúc đẩy việc tuyên truyền về kỹ năng, năng lực, phẩm chất của người khuyết tật, nêu gương người khuyết tật và các doanh nghiệp điển hình trên các phương tiện thông tin đại chúng. Khởi xướng các chiến dịch tuyên truyền, các chính sách nhằm nâng cao sự hiểu biết về quyền của người khuyết tật, quyền tham gia vào thị trường lao động. Để Nhà nước có nguồn kinh phí cho mọi hoạt động như dạy nghề, đào tạo người khuyết tật và hỗ trợ đúng qui định. Nhà nước cần đôn đốc các cơ quan ban ngành thành lập quỹ việc làm dành cho người khuyết tật, đây là công việc hết sức cần thiết để có nguồn kinh phí cho mọi hoạt động. Nhà nước có thể thu nguồn quỹ dưới dạng thuế doanh nghiệp đóng kèm theo hàng tháng. Nhà nước cần làm gương trong tuyển dụng người khuyết tật, quy định cụ thể việc tuyển dụng người khuyết tật để làm gương cho các doanh nghiệp khác. Các hành động và việc làm này có được hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào các cơ quan ban ngành của Nhà nước. Hãy làm và hành động vì những người khuyết tật tuy họ mất khả năng lao động nhưng họ vẫn khao khát được sống, lao động và học tập. Hơn hết, tầng lớp này cần có sự quan tâm và giúp đỡ của mọi tầng lớp khác trong xã hội. Thật vậy, tại điều (t) công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật đã nhấn mạnh một thực tế là phần lớn người khuyết tật sống trong điều kiện nghèo đói và do vậy nhận thấy nhu cầu cấp thiết phải giải quyết những tác động tiêu cực nghèo đói đối với người khuyết tật. Đối với doanh nghiệp Thái độ của doanh nghiệp rất khả quan về vấn đề tạo bình đẳng trong cơ hội việc làm dành cho người khuyết tật. Tuy nhiên, việc nhận người khuyết tật vào doanh nghiệp có thật sự là gánh nặng cho doanh nghiệp hay không nếu như người khuyết tật có khả năng làm tốt công việc. Để có thể biết hết khả năng lao động của người khuyết tật đề nghị: Các doanh nghiệp hãy thử nhận người khuyết tật vào làm việc và quan sát sự đóng góp của họ. Doanh nghiệp nên thông thoáng hơn trong các yêu cầu về tuyển dụng đối với lao động khuyết tật. Hãy tạo cho người khuyết tật bình đẳng trong việc làm để có cơ hội hòa nhập với cộng đồng, sống trong sự bình đẳng giữa người với người. Đối với người khuyết tật Theo điều tra sơ bộ cho thấy, các hoạt động vì người khuyết tật hầu như phổ biến và rộng rãi ở các thành phố lớn Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội... Nhưng đa số người khuyết tật đều sống ở nông thôn chiếm khoảng 80%. Thật vậy, phần lớn người khuyết tật ở An Giang sinh sống ở nông thôn, không có điều kiện để tiếp xúc hòa nhập cộng đồng. Đã sinh ra trong các gia đình nghèo lại bị khuyết tật cuộc sống người khuyết tật ngày một khó khăn hơn, sự hỗ trợ của nhà nước hàng tháng có giúp người khuyết tật cải thiện được cuộc sống? Để có thể sống và làm việc bình đẳng thì người khuyết tật phải chú ý: Yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp đối với người khuyết tật là năng lực, phẩm chất và loại khuyết tật. Nhưng quan trọng là người khuyết tật có thể xóa bỏ mọi rào cản về tâm lí, sự tự ti mặc cảm về bản thân, hòa nhập với cuộc sống. Doanh nghiệp mong muốn nhận được người khuyết tật có tri thức làm những công việc văn phòng hơn là người lao động làm những việc sử dụng nhiều đến sức lực và cơ bắp. Hạn chế của nghiên cứu Bên cạnh kết quả đạt được thì đề tài nghiên cứu có những hạn chế như sau: Vì đây là đề tài mang tính khám phá và tính nhạy cảm cao, là kết quả ban đầu về nghiên cứu thái độ của doanh nghiệp nên chọn phương pháp nghiên cứu định tính là thích hợp nhất. Chưa thực hiện được nghiên cứu định lượng. Thái độ gồm có 3 thành phần: nhận thức, tình cảm, hành vi trong đề tài chỉ nghiên cứu 2 thành phần đó là nhận thức và hành vi của doanh nghiệp. Vì đây là đề tài mang tính khám phá và tính nhạy cảm cao, do đó không nghiên cứu nhân tố tình cảm. Nghiên cứu chủ yếu trong địa bàn thành phố Long Xuyên chưa thể nghiên cứu khắp các huyện thị trong tỉnh. Có nhiều doanh nghiệp ngại tiếp xúc do liên quan đến những vấn đề mang tính xã hội, tính nhân đạo, tính nhân văn. Do đó, quan ngại về tính bí mật và khó tiếp cận với những doanh nghiệp mong muốn được nghiên cứu. Một số doanh nghiệp không được gặp trực tiếp mà phải tiến hành phỏng vấn qua điện thoại vì thế cuộc phỏng vấn không kéo dài được lâu và không thu được thông tin không bằng lời. Nghiên cứu bằng phương pháp định tính có thể gây thiên lệch thông tin với một số doanh nghiệp đầu do chưa có kinh nghiệm, chưa được tập huấn trong phỏng vấn. Chính vì những hạn chế nêu trên, tôi rất mong sẽ có nhiều nghiên cứu như thế nhưng với quy mô rộng hơn, đi sâu vào những vấn đề nghiên cứu bằng phương pháp định lượng để xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ hơn, tìm ra những nguyên nhân và giải pháp giúp người khuyết tật có được cơ hội làm việc và sống hòa nhập với cộng đồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách và các báo cáo: Philip Koler, 1999. Marketing căn bản. Hà Nội: NXB Thống kê. Lưu Văn Hân. 2004. Tình thương và cuộc sống. HCM. Cục xb: Bộ VHTT. Nguyễn Đông Phong. 1999. Marketing căn bản. HCM Thái Hà. 2006. Thái độ quyết định chất lượng dịch vụ. Hà Nội: NXB từ điển bách khoa. Ths.Nguyễn Văn Diềm và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân. Quản Trị Nhân Lực. NXB: Lao động-xã hội. Thanh Hà. 2006. Thái độ quyết định chất lược dịch vụ. NXB Từ điển bách khoa. Nguyễn Hữu Lam.1996. Hành vi tổ chức. HCM: NXB Giáo dục. Viện đại học mở OLA(Canađa) biên soạn. 2001.Thu hút, tìm kiếm và lựa chọn nguồn nhân lực. HN: NXB trẻ. Một số văn bản pháp quy pháp luật về người tàn tật và trẻ mồ côi VN. 2007. Hà Nội: NXB Lao động – xã hội. Hoàng Trọng. 2002. Xử lý dữ liệu nghiên cứu với SPSS for window. Hà Nội. NXB thống kê. Ngô Văn Tòng. 2005. Niên giám thống kê 2005. An Giang. NXB Sở văn hóa thông tin An Giang. Sở kế hoạch đầu tư An Giang. 2007. Danh bạ danh nghiệp An Giang Nguyễn Đình Liêu & Dương Tự Đam.2007. Vượt lên số phận. Hà Nội: NXB Lao động – xã hội Kỷ yếu Hội Nghị biểu dương người tàn tật trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc. 2007. Hà Nội: NXB Lao động – xã hội. Báo cáo liên hợp quốc bản dịch không chính thức. 2006. Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật. Tạp chí Người bảo trợ số 58. 2006. Tọa đàm về thực hiện chính sách liên quan đến việc làm của người khuyết tật. Hà Nội. Website tham khảo: “Không ngày tháng năm” Lao động là người tàn tật: Nguồn nhân lực tiềm năng Web: Nguyễn Hạnh, Phá vỡ rào cản, tạo điều kiện để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, web: 14/04/2004, Doanh nghiệp với người tàn tật, Phó TGĐ Hà Minh Huệ,web: www.nccdvn. org. www. Vietnamgateway. Org. “Không ngày tháng năm” Niềm tin cho người khuyết tật – web: Phụ lục Phụ lục 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu. Phụ lục 2: Kết quả chạy SPSS 13.0. Phụ lục 3: Danh sách các doanh nghiệp thực hiện phỏng vấn. Phụ lục 4: Nghị định của chính phủ 81/CP năm 1995. Phụ lục 5: Nghị định của chính phủ số 116/2004 tháng 4/2004 Sửa đổi, bổ sung nghị định của chính phủ 81/CP. Phụ lục 6: Thông tư số 16/LĐTBXH-TT ngày 05/09/1996 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Phụ lục 1: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU Xin chào ông/bà……… Tôi tên Dương Anh Tú, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học An Giang. Hiện tôi đang thực hiện Khóa luận tốt nghiệp với chủ đề việc tuyển dụng lao động là người khuyết tật tỉnh An Giang. Cuộc phỏng vấn này rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu. Ý kiến đóng góp của ông/bà rất quý giá đối với tôi trong việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, góp phần vào sự thành công của đề tài nghiên cứu. Nội dung phỏng vấn chỉ để phục vụ cho cuộc nghiên cứu, ngoài ra không phục vụ bất cứ mục đích nào khác. Do đó rất mong được sự hợp tác của ông/bà. Nhận thức về chính sách: 1. Đầu tiên, Ông/bà vui lòng cho biết hiện nay doanh nghiệp có bao nhiêu lao động đang làm việc………….? Từ trước đến giờ doanh nghiệp có tuyển dụng lao động là NKT không? Không 5 5 Có thì bao nhiêu? .................. 2. Hiện nay Nhà nước ta ban hành nhiều qui định ưu đãi cho các doanh nghiệp dành riêng cho NKT nhận vào làm việc và học nghề như: Được giảm thuế doanh thu từ công việc dạy nghề hay được vay vốn với lãi suất thấp. Ông/bà có biết đến qui định này chưa? Ông/bà có mong muốn được ưu đãi nào khác nữa hay không? Có biết 5 Chưa biết 5 Không mong muốn 5 Mong muốn ..............................………………………………………….. ……………………………………………………………………………. Nhà nước qui định doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải nhận NKT vào làm việc với tỷ lệ 2% - 3% (tỷ số giữa số NKT so với tổng số lao động có mặt bình quân tháng của doanh nghiệp). Ông/bà có nghe nói qui định này chưa? Theo ông/bà tỷ lệ này có phù hợp hay không? Có 5 Không 5 Phù hợp 5 Nếu chưa thì bao nhiêu mới phù hợp? ……………………………………… 4. Nếu doanh nghiệp nhận số lao động là NKT vào làm việc thấp hơn tỷ lệ qui định của Nhà nước thì phải nộp một khoản tiền tương ứng với mức lương tối thiểu chung nhân với số người còn thiếu vào quỹ việc làm dành cho NKT. Ông/bà có biết qui định này chưa? Nó có hợp lí hay không? Có 5 Không 5 Phù hợp 5 Nếu chưa thì như thế nào mới phù hợp?......................................................... .......................................................................................................................... Ông bà nghĩ như thế nào về qui định này? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 5. Nhà nước dành sự ưu đãi đối với doanh nghiệp có nhận NKT vào làm việc trên tỷ lệ qui định thì khi doanh nghiệp gặp khó khăn hay có một dự án phát triển sản xuất được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được hưởng chính sách hỗ trợ hoặc vay từ Quỹ. Ông/bà có biết qui định này chưa? Nó có hợp lí hay không? Ông bà nghĩ như thế nào về qui định này? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Người Khuyết Tật: Theo ông/bà trách nhiệm tạo việc làm bình đẳng cho người lao động khuyết tật là của ai? Doanh nghiệp………., Nhà nước…………., Các Tổ chức từ thiện………………… Việc làm này mang lại lợi ích cho ai? NKT…………, Doanh nghiệp……….., Nhà nước……….., Xã hội. Vì sao mang lại lợi ích cho họ? 7. Theo ông/bà một người lao động khuyết tật khác với người lao động bình thường ở những yếu tố nào? (Trí lực……, Thể lực………., Cá tính………, Hình thể……..). Vì sao có sự khác biệt đó? 8. Việc tuyển dụng lao động là NKT có khó khăn gì. Ông/bà có thể chia sẽ được không? Ông/bà vui lòng cho biết ở vị trí việc làm nào trong doanh nghiệp có thể phù hợp với NKT? Tại sao? 10. Hãy cho biết đâu là trở ngại đối với lao động NKT cho 1 công việc ở doanh nghiệp ông/bà? Khi đã nhận NKT vào làm việc thì có gặp khó khăn gì không? tại sao? 11. Nếu như tuyển dụng lao động là NKT thì ông bà sẽ tuyển dụng người như thế nào? có phẩm chất ra sao? Người khuyết tật loại nào? 12. Xin vui lòng cho biết cách xử sự của ông/bà khi có NKT đến xin việc, họ có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu công việc của doanh nghiệp? Ông/bà có tuyển dụng không? Vì sao? 5 Có 5 Không Vì Ý kiến khác 13. Nếu NKT có thể đáp ứng và làm tốt công việc tại doanh nghiệp, chế độ lương của họ có được tính như người bình thường không? Tại sao ông/bà quyết định như thế? 5 Có 5 Không Vì Ý kiến khác 14. Ông/bà có ý định hay kế hoạch nhận NKT vào làm việc thời gian tới hay không? Hiện nay doanh nghiệp có nhu cần nhân lực hay không? 5 Có (Cụ thể như thế nào ông/bà có thể chia sẽ được không?) 5 Không (Có phải vì những khó khăn đã nêu ở trên không hay còn nguyên nhân nào khác?) Ý kiến khác 15. Cuối cùng, Ông/bà có ý kiến nào khác xung quanh vấn đề việc làm dành cho NKT không? Chúc doanh nghiệp làm ăn phát đạt. Xin Chân Thành Cảm Ơn. Phụ lục 2: KẾT QUẢ CHẠY SPSS 13.0 Câu 1: Doanh nghiệp có tuyển dụng lao động là người khuyết tật không? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Co 7 23.3 23.3 23.3 Khong 23 76.7 76.7 100.0 Total 30 100.0 100.0 Câu 2.a: Nhà nước ưu đãi cho doanh nghiệp có nhận người khuyết tật vào học nghề: giảm thuế…Doanh nghiệp biết qui định này chưa? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Co biet 11 36.7 36.7 36.7 Chua biet 19 63.3 63.3 100.0 Total 30 100.0 100.0 Câu 2.b: Có mong muốn gì khác không? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Khong mong muon 27 90.0 90.0 90.0 Co muon muon 3 10.0 10.0 100.0 Total 30 100.0 100.0 Câu 3.a: Nhà nước qui định phải nhận tỷ lệ người khuyết tật làm việc là 2%-3% doanh nghiệp biết qui định này chưa? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Co biet 13 43.3 43.3 43.3 Chua biet 17 56.7 56.7 100.0 Total 30 100.0 100.0 Câu 3.b: Tỷ lệ này có phù hợp hay không? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Phu hop 20 66,7 66,7 66,7 Khong phu hop cao 3 10,0 10,0 76,7 Khong phu hop thap 7 23,3 23,3 100,0 Total 30 100,0 100,0 Câu 4.a: Doanh nghiệp nhận số lao động thấp hơn tỷ lệ Nhà nước qui định phải nộp một khoảng tiền vào quỹ việc làm dành cho người khuyết tật? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Co biet 13 43.3 43.3 43.3 Chua biet 17 56.7 56.7 100.0 Total 30 100.0 100.0 Câu 4.b: Qui định này có hợp lý hay không? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Phu hop 26 86.7 86.7 86.7 Chua phu hop 4 13.3 13.3 100.0 Total 30 100.0 100.0 Câu 5: Doanh nghiệp nhận số lao động cao hơn tỷ lệ Nhà nước qui định sẽ được ưu đãi khi có dự án hoặc mở rộng sản xuất? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Co biet 13 43.3 43.3 43.3 Chua biet 17 56.7 56.7 100.0 Total 30 100.0 100.0 Câu 6.1: Trách nhiệm tạo việc làm bình đẳng cho người khuyết tật là của ai? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Doanh nghiep 21 70.0 100.0 100.0 Missing System 9 30.0 Total 30 100.0 Câu 6.2: Trách nhiệm tạo việc làm bình đẳng cho người khuyết tật là của ai? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nha nuoc 25 83.3 100.0 100.0 Missing System 5 16.7 Total 30 100.0 Câu 6.3: Trách nhiệm tạo việc làm bình đẳng cho người khuyết tật là của ai? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid To chuc tu thien 19 63.3 100.0 100.0 Missing System 11 36.7 Total 30 100.0 Câu 6.a: Việc làm này mang lại lợi ích cho ai? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nguoi khuyet tat 30 100.0 100.0 100.0 Missing System 0 0 Total 30 100.0 Câu 6.b: Việc làm này mang lại lợi ích cho ai? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Doanh nghiep 8 26.7 100.0 100.0 Missing System 22 73.3 Total 30 100.0 Câu 6.c: Việc làm này mang lại lợi ích cho ai? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nha nuoc 18 60.0 100.0 100.0 Missing System 12 40.0 Total 30 100.0 Câu 6.d: Việc làm này mang lại lợi ích cho ai? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Xa hoi 19 63.3 100.0 100.0 Missing System 11 36.7 Total 30 100.0 Câu 7.a: Người lao động khuyết t ật khác với người lao động không khuyết tật ở những điểm nào? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Tri luc 2 6.7 100.0 100.0 Missing System 28 93.3 Total 30 100.0 Câu 7.b: Người lao động khuyết t ật khác với người lao động không khuyết tật ở những điểm nào? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid The luc 18 60.0 100.0 100.0 Missing System 12 40.0 Total 30 100.0 Câu 7.c: Người lao động khuyết t ật khác với người lao động không khuyết tật ở những điểm nào? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Ca tinh 7 23.3 100.0 100.0 Missing System 23 76.7 Total 30 100.0 Câu 7.d: Người lao động khuyết t ật khác với người lao động không khuyết tật ở những điểm nào? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Hinh the 7 23.3 100.0 100.0 Missing System 23 76.7 Total 30 100.0 Câu 7.e: Người lao động khuyết t ật khác với người lao động không khuyết tật ở những điểm nào? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Khong khac biet 3 10.0 100.0 100.0 Missing System 27 90.0 Total 30 100.0 Câu 7.f: Người lao động khuyết t ật khác với người lao động không khuyết tật ở những điểm nào? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Khong biet 6 20.0 100.0 100.0 Missing System 24 80.0 Total 30 100.0 Câu 8: Việc tuyển dụng lao động khuyết tật có khó khăn gì? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Khong co kho khan 15 50,0 50,0 50,0 Kho khan doi voi DN da tuyen dung NKT 7 23,3 23,3 73,3 Kho khan doi voi DN chua tuyen dung NKT 8 26,7 26,7 100,0 Total 30 100,0 100,0 Câu 10.a: Nếu tuyển dụng người khuyết tật sẽ tuyển dụng người như thế nào? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nang luc 16 53,3 100,0 100,0 Missing System 14 46,7 Total 30 100,0 Câu 10.b. Nếu tuyển dụng người khuyết tật sẽ tuyển dụng người như thế nào? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Pham chat 14 46,7 100,0 100,0 Missing System 16 53,3 Total 30 100,0 Câu 10.c. Nếu tuyển dụng người khuyết tật sẽ tuyển dụng người như thế nào? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Loai khuyet tat 12 40,0 100,0 100,0 Missing System 18 60,0 Total 30 100,0 Câu 10.d. Nếu tuyển dụng người khuyết tật sẽ tuyển dụng người như thế nào? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Khong yeu cau 10 33,3 100,0 100,0 Missing System 20 66,7 Total 30 100,0 Câu 12: Người khuyết tật có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu công việc có nhận không? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Co 22 73,3 73,3 73,3 Khong 6 20,0 20,0 93,3 Suy nghi lai 2 6,7 6,7 100,0 Total 30 100,0 100,0 Câu 13: Người khuyết tật làm tốt công việc chế độ lương được tính như thế nào? Có tính như người bình thường không? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Co 23 76,7 76,7 76,7 Khong 1 3,3 3,3 80,0 Uu dai 6 20,0 20,0 100,0 Total 30 100,0 100,0 Câu 14a: Ý định hay kế hoạch nhận lao động người khuyết tật làm việc? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Co 5 16,7 16,7 16,7 Khong 21 70,0 70,0 86,7 Suy nghi lai 4 13,3 13,3 100,0 Total 30 100,0 100,0 Câu 14 b: Nhu cầu nhân lực? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Co 9 30,0 30,0 30,0 Khong 21 70,0 70,0 100,0 Total 30 100,0 100,0 Phục lục 3: DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN PHỎNG VẤN TT Tên doanh nghiệp Chức vụ Số lao động Địa chỉ, điện thoại 1 CTY CP Nam Việt GĐ 12.000 19D Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Quý, LX, AG. (834054-0913683623) 2 CTY MXNK Đức Thành TP 1.300 18 Trần Hưng Đạo, Mỹ Thới, LX. (835812-833386) 3 CTY XNK AFA (AFASCO) TP 700 Quốc lộ 91, An Hưng, Mỹ Thới, LX 4 CTY TNHH Việt An TP 1000 Quốc lộ 91, Thạnh An, Mỹ Thới, LX 5 CTY MXNK Mỹ An PGĐ 360 Phường Mỹ Xuyên, LX, AG. (848818) 6 CTY Cổ Phần Dược AG TP 137 27 Nguyễn Thái Học, LX, AG. (857300-856966) 7 CTY Da Giày An Giang TP 350 54/20 Trần Hưng Đạo, Mỹ Thới, LX. (834262) 8 CTY Gạch Ceramic P.P 116 Quốc lộ 91, Mỹ Thạnh, LX, (833896) 9 CTY Xăng Dầu An Giang TP 185 145/1 Trần Hưng Đạo, Mỹ Phước, LX 10 CTY TNHH Kim Vi P.GĐ 12 522A Hà Hoàng Hổ, Mỹ Xuyên, TPLX, AG. (944988) 11 CTY Bảo Hiểm Bảo Việt TP 18 Trần Hưng Đạo, LX, AG. 12 CTY TNHH Vinh Lợi (Sx bê tông, phân bón) KT 6 129 An Thuận, Chợ Mới 13 CTY TNHH SX-TM Việt Hà GD 30 Long xuyên, An Giang. (932535) 1 DNTN Ngọc Tân GĐ 20 Long Xuyên, An Giang 2 DNTN nước mắm Thanh Liêm GĐ 25 Phường Mỹ Hòa, TPLX, AG. (846606) 3 DNTN lau bóng gạo Phú Vinh GĐ 45 Ấp Long Hoà, Chợ Mới, LX, AG. (0988.210541) 4 DNTN Nước Mắm Thanh Liêm GĐ 20 Mỹ Hoà, LX, Ag. (846606-0918.888406) 5 DNTN Võ Khôi Trâm (Bột giặc) GĐ 9 153/5 Trần Hưng Đạo, LX, Ag. (846552) 6 DNTN Tài Nga(SX quần áo) GĐ 20 4/2B Hà Hoàng Hổ, Mỹ Xuyên, LX. (841296) 7 DNTN Lập Thành GĐ 15 Ấp Long Hoà 2, Long Điền, Chợ Mới, LX. (0918.028289) 1 Tin học SV GĐ 6 115, Nguyễn Huệ, Long Xuyên, An Giang. (854665) 2 Nhà sách Nhân Văn GĐ 15 146 Trần Hưng Đạo, LX, AG. (955297-0914.272999) 1 Ngân hàng AGRIBANK TP 415 51B Tôn Đức Thắng, Mỹ Bình, TPLX. (852688) 2 Ngân Hàng Sacombank PGĐ 75 56B Tôn Đức Thắng, Mỹ Bình, LX. (956.518-0905.332737) 3 Ngân hàng Vietcombank TP 15 01, Hùng Vương, LX, AG. (841816) 1 Cơ sở Hoàng Cung Sản xuất thủ công mỹ nghệ GĐ 6 216, Hàm Nghi, Bình Khánh, TP. Long Xuyên, AG. (853234) 2 Cơ sở TP Miền Tây GĐ Số 378A Hà Hoàng Hổ, Mỹ Xuyên, TPLX, AG. (843203) 3 Cơ sở in lụa Tuấn Thành GĐ 6 65/4 Thoại Ngọc Hầu, Mỹ Phước, TPLX. (840225) 4 Cơ sở xe lăn xe lắc Bửu Sơn GĐ 12 Tịnh Biên, AG. (0918.585756) 1 HTX thêu may Kim Chi Chủ Nhiệm 4000 Long Xuyên, An Giang 30 Tổng 20.918 Phụ lục 4: NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 81/CP NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 1995 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI TÀN TẬT CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992; Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Theo đề nghị của Bộ tưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, NGHỊ ĐỊNH CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG   Điều 1.- Người tàn tật nói trong Nghị định này là người mà khả năng lao động bị suy giảm từ 21% trở lên do tàn tật, được Hội đồng giám định y khoa xác nhận. Điều 2.- 1. Cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật nói trong Nghị định này bao gồm các trường, các trung tâm do Nhà nước, tổ chức và cá nhân  lập ra để đào tạo, đào tạo lại, bổ túc nghề cho người tàn tật theo quy định  của pháp luật. 2. Cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tật phải thường xuyên có ít nhất 70% số học viên là người tàn tật. Điều 3.- 1. Cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người lao động là người tàn tật nói trong Nghị định này bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư  nhân, công ty, hợp tác xã, tổ sản xuất được lập  ra theo quy định của pháp  luật; 2. Cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người lao động là người tàn tật phải có đủ điều kiện sau đây: a. Có từ 10 lao động trở lên, trong đó có trên 51% số lao động là người tàn tật; b. Có quy chế hoặc điều lệ phù hợp với đối tượng lao động là người tàn tật. Điều 4.- Hàng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì cùng  Bộ tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch trình Chính phủ dành một khoản ngân sách để giúp đỡ người tàn tật phục hồi sức khoẻ, phục hồi chức năng lao động, học nghề, tạo việc làm; hỗ trợ các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật; hỗ trợ các doanh  nghiệp nhận số người tàn tật vào học nghề, vào làm việc cao hơn tỷ lệ quy  định tại Điều 14 Nghị định này. Điều 5.- 1. Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập quỹ việc làm cho người tàn tật để trợ giúp người tàn tật phục hồi chức năng lao động và tạo việc làm. 2. Quỹ việc làm cho người tàn tật được hình thành từ các nguồn sau đây: a. Từ ngân sách địa phương; b. Từ quỹ quốc gia về việc làm; c. Khoản thu từ các doanh nghiệp nộp hàng tháng do không nhận đủ số lao động là người tàn tật vào làm việc theo quy định tại Điều 14 Nghị định này. d. Các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước trợ giúp; e. Các nguồn thu khác. 3. Quỹ việc làm cho người tàn tật được sử dụng vào các mục đích: a. Cấp để hỗ trợ cho các đối tượng: - Các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu, duy trì việc dạy nghề và phát triển sản xuất; - Các doanh nghiệp nhận số lao động là người tàn tật vào làm việc cao hơn tỷ lệ quy định tại Điều 14 Nghị định này. b. Cho vay với lãi suất thấp đối với các đối tượng dưới đây: - Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật; - Cá nhân và nhóm lao động là người tàn tật; - Cơ sở dạy nghề có nhận người tàn tật vào học nghề; - Doanh nghiệp nhận số lao động là người tàn tật vào làm việc cao hơn tỷ lệ quy định tại Điều 14 Nghị định này. c. Các hoạt động phục hồi chức năng lao động cho người tàn tật. Điều 6.- 1. Bộ Tài chính chủ trì cùng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc lập và sử dụng quỹ việc làm cho người tàn tật của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng quỹ, bảo đảm quỹ được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng. CHƯƠNG II CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CƠ SỞ DẠY NGHỀ, CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH DÀNH RIÊNG CHO NGƯỜI TÀN TẬT Điều 7.- Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật được xét cấp hỗ trợ một phần kinh phí từ quỹ việc làm cho người tàn tật của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi có dự án đào tạo, đào tạo lại cho lao động là người tàn tật, duy trì và phát triển sản xuất, thu nhận thêm người tàn tật vào làm việc hoặc để tạo lập cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu. Mức cấp kinh phí theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Điều 8.- Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật khi có dự án dạy nghề, dự án phát triển sản xuất, được vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ việc làm cho người tàn tật của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các nguồn vốn của Nhà nước. Điều 9.- Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật được ưu tiên giao đất hoặc cho thuê đất ở những địa điểm thuận lợi cho việc tổ chức dạy nghề và sản xuất kinh doanh cho người tàn tật. Điều 10.- Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật được miễn các loại thuế. Thủ tục miễn thuế theo quy định của Bộ Tài chính. Điều 11.- Các nguồn vốn do Nhà nước cấp, do tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước trợ giúp là tài sản của Nhà nước giao cho cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật quản lý, sử dụng, nhằm phục vụ lợi ích chung cho tập thể, không được chia cho cá nhân. Điều 12.- 1. Người tàn tật học nghề, bổ túc nghề tại các cơ sở dạy nghề do Nhà nước quản lý được hưởng các chế độ sau: a. Được giảm 50% mức học phí đối với người mà khả năng lao động bị suy giảm từ 31% đến 40%; b. Được miễn nộp học phí đối với người mà khả năng lao động bị suy giảm từ 41% trở lên. Trong thời gian học nghề, bổ túc nghề, người tàn tật bị suy giảm khả năng lao động từ 41% trở lên nếu không hưởng lương, sinh hoạt phí hoặc học bổng thì hàng tháng được hưởng trợ cấp xã hội từ Ngân sách Nhà nước là 100.000 đồng. 2. Bộ giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc miễn, giảm học phí và trợ cấp xã hội quy định tại khoản 1 Điều này. CHƯƠNG III QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA CƠ SỞ DẠY NGHỀ VÀ DOANH NGHIỆP NHẬN NGƯỜI TÀN TẬT VÀO HỌC NGHỀ VÀ LÀM VIỆC  Điều 13.- 1. Những nơi nhận người tàn tật vào học nghề được xét giảm thuế doanh thu từ dạy nghề theo quy định của Bộ Tài chính. 2. Những nơi nhận người tàn tật vào học nghề được vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ việc làm cho người tàn tật của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi có dự án dạy nghề. Điều 14.- 1. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi hình thức sở hữu phải nhận một tỷ lệ lao động là người tàn tật vào làm việc, theo quy định sau đây: a. 2% đối với doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất điện năng, luyện kim, hoá chất, địa chất, đo đạc bản đồ, dầu khí, khai thác mỏ, khai thác khoáng sản, xây dựng cơ bản, vận tải; b. 3% đối với doanh nghiệp thuộc các ngành còn lại. 2. Tỷ lệ người tàn tật các doanh nghiệp phải tiếp nhận là tỷ số giữa số người tàn tật so với tổng số lao động có mặt bình quân tháng của doanh nghiệp. Điều 15.- 1. Doanh nghiệp tiếp nhận số người lao động là người tàn tật vào làm việc thấp hơn tỷ lệ quy định tại Điều 14 Nghị định này thì hàng tháng phải nộp vào quỹ việc làm cho người tàn tật một khoản tiền theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính. 2. Doanh nghiệp tiếp nhận số lao động là người tàn tật vào làm việc cao hơn tỷ lệ quy định tại Điều 14 Nghị định này, khi sản xuất kinh doanh gặp khó khăn hoặc có dự án phát triển sản xuất, được xét cho vay vốn với lãi suất thấp hoặc được xét hỗ trợ từ quỹ việc làm cho người tàn tật, theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính. Điều 16.- Những nơi dạy nghề cho người tàn tật hoặc sử dụng lao động là người tàn tật, ngoài việc tuân theo những quy định chung của Bộ Luật lao động còn phải tạo điều kiện thuận lợi cho người tàn tật làm việc như: bố trí máy móc, thiết bị; trang bị phương tiện bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với tâm, sinh lý đối với từng loại khuyết tật hoặc nhóm khuyết tật của người tàn tật. CHƯƠNG IV: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 17.- Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Những quy định về lao động là người tàn tật trái với Nghị định này đều bãi bỏ. Điều 18.- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này. Điều 19.- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Phụ lục 5: NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ (SỐ 116/2004/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 4 NĂM 2004)   VỀ VIỆC SỬA  ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/CP NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 1995 CỦA CHÍNH PHỦ QUI ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI TÀN TẬT Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, NGHỊ ĐỊNH: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/CP ngày 23 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người tàn tật như sau: 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau: "Điều 1. Lao động là người tàn tật theo qui định tại Nghị định này là người lao động không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được Hội đồng giám định y khoa hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận theo qui định của Bộ Y tế". 2. Sửa đổi, bổ sung tiết a khoản 2 Điều 3 như sau: "a) Có trên 51% số lao động là người tàn tật". 3. Sửa đổi bổ sung khoản 2 Điều 5 như sau: "2. Quỹ việc làm cho người tàn tật được hình thành từ các nguồn sau đây: a) Từ ngân sách địa phương; b) Khoản thu từ các doanh nghiệp nộp do không nhận đủ số lao động là người tàn tật vào làm việc theo qui định tại Điều 14 của Nghị định này; c) Trợ giúp của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; d) Các nguồn thu khác." 4. Bổ sung thêm Điều 5a như sau: "Điều 5a. Người tàn tật và cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật được vay vốn với lãi xuất ưu đãi từ nguồn cho vay xoá đói, giảm nghèo và tạo việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội để tạo việc làm." 5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 như sau: "2. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc miễn, giảm học phí và trợ cấp xã hội qui định tại khoản 1 Điều này." 6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 13 như sau: "1. Hàng năm, Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo dành một khoản kinh phí để hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho người tàn tật. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan có trách nhiệm bố trí và hướng dẫn thực hiện khoản kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho người tàn tật trong nguồn kinh phí dành cho dạy nghề hàng năm." 7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 15 như sau: "1. Doanh nghiệp tiếp nhận số lao động là người tàn tật vào làm việc thấp hơn tỷ lệ qui định tại Điều 14 Nghị định này thì hàng tháng phải nộp vào Quĩ việc làm cho người tàn tật một khoản tiền bằng mức tiền lương tối thiểu hiện hành do Nhà nước qui định nhân với số lao động là người tàn tật mà doanh nghiệp cần phải nhận thêm để đủ tỷ lệ qui định." Điều 2. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Điều 3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này. Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Phụ lục 6: THÔNG TƯ SỐ 16/LĐTBXH-TT NGÀY 05/09/1996 CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 72/CP ngày 31/10/1995 của Chính phủ về việc tuyển lao động (Trích)...      Căn cứ Nghị định số 72/CP ngày 31/10/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ Luật Lao động về việc làm, sau khi trao đổi ý kiến với các Bộ có liên quan và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về việc tuyển lao động như sau: II - TUYỂN LAO ĐỘNG:      2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động:          a. Khi tuyển lao động người sử dụng lao động phải thông báo đầy đủ công khai các điều kiện tuyển dụng , quyền lợi và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình làm việc bao gồm:             - Tiêu chuẩn: Trình độ nghề nghiệp, trình độ học vấn, sức khoẻ, tuổi đời và các điều kiện khác phù hợp với quy định của pháp luật;             - Hồ sơ;             - Thời gian, địa điểm tuyển lao động;             - Quyền lợi và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình làm việc: Công việc làm, tiền lương và thu nhập, đào tạo nghề, điều kiện làm việc, điều kiện ăn ở, đi lại, thời giờ làm việc và thời gian nghỉ ngơi, chế độ bảo hiểm xã hội, phúc lợi của đơn vị và các chế độ khác khi chấm dứt quan hệ lao động.         b. Khi tuyển lao động nếu thấy cần thiết hai bên thỏa thuận việc làm thử, trường hợp đạt yêu cầu, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động với người lao động theo quy định của pháp luật. Đối với người chưa được cấp sổ lao động mà ký hợp đồng lao động bằng văn bản từ tháng trở lên thì chậm nhất 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm làm thủ tục để người lao động được cấp sổ lao động.         c. Trường hợp nhiều người cùng có đủ điều kiện tuyển dụng, thì ưu tiên tuyển lao động như sau:             - Lao động là thương binh, bệnh binh, con liệt sĩ, con thương binh, bệnh binh, con em của gia đình có công với cách mạng;             - Lao động là người tàn tật;             - Lao động là phụ nữ;             - Lao động là người có quá trình tham gia lực lượng vũ trang (quân đội và công an nhân dân)             - Lao động là người có quá trình tham gia lực lượng vũ trang thanh niên xung phong;             - Lao động là người đã bị mất việc làm từ 1 năm trở lên.          d. Mọi chi phí về tuyển lao động (trừ hồ sơ xin việc làm) do người sử dụng lao động trả. Riêng đối với doanh nghiệp Nhà nước chi phí tuyển lao động được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông. (…)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT19.doc
Tài liệu liên quan