Khóa luận Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh

MỤC LỤC Chương 1: TỔNG QUAN 1 1.1 Cơ sở hình thành đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2 1.4 Ý nghĩa thực tiễn 2 1.5 Kết cấu của luận văn 3 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4 2.1 Giới thiệu 4 2.2 Khái niệm về thái độ 4 2.3 Ảnh hưởng của tâm lý đến thái độ 5 2.3.1 Động cơ 5 2.3.2 Cá tính 5 2.3.3 Nhận thức 6 2.3.4 Sự hiểu biết (kinh nghiệm) 6 2.4 Những ảnh hưởng của xã hội đến thái độ 6 2.4.1 Yếu tố tâm lý xã hội 6 2.4.2 Yếu tố nhân khẩu học 7 2.5 Mô hình nghiên cứu 7 2.6 Tóm tắt 8 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10 3.1 Giới thiệu 10 3.2 Thiết kế nghiên cứu 10 3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ 10 3.2.2 Nghiên cứu chính thức 11 3.3 Nghiên cứu sơ bộ 12 3.3.1 Nhận thức của học sinh phổ thông đối với ngành QTKD 12 3.3.2 Cảm tình của học sinh phổ thông đối với ngành QTKD 13 3.3.3 Xu hướng hành vi của học sinh phổ thông đối với ngành QTKD 13 3.4 Nghiên cứu chính thức 14 3.4.1 Mẫu 14 3.4.2 Thông tin mẫu 14 3.5 Tóm tắt 16 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17 4.1 Giới thiệu 17 4.2 Mô tả thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành QTKD 17 4.2.1 Nhận thức của học sinh phổ thông đối với ngành QTKD 17 4.2.2 Cảm tình của học sinh phổ thông đối với ngành QTKD 20 4.2.3 Xu hướng hành vi của học sinh phổ thông đối với ngành QTKD 21 4.3 Phân tích quan hệ giữa các thành phần của thái độ 22 4.3.1 Nhận thức có quan hệ với xu hướng hành vi 22 4.3.2 Cảm tình có quan hệ với xu hướng hành vi 24 4.3.3 Mức độ tìm kiếm thông tin cũng như đã từng suy nghĩ sẽ chọn ngành QTKD có quan hệ với xu hướng quyết định 24 4.4 Phân tích sự khác biệt về các thành phần của thái độ 25 4.4.1 Sự khác biệt về nhận thức của học sinh đối với ngành QTKD 25 4.4.2 Sự khác biệt về cảm tình của học sinh đối với ngành QTKD 27 4.4.3 Sự khác biệt về xu hướng hành vi của học sinh đối với ngành 27 4.5 Tóm tắt 28 Chương 5: Ý NGHĨA VÀ KẾT LUẬN 29 5.1 Giới thiệu 29

pdf54 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
53.7% cũng như xu hướng hiện nay thì đa số học sinh thích khối khoa học xã hội nhiều hơn khối khoa học tự nhiên. Nhìn chung, số lượng từng nhóm là thỏa điều kiện cho việc phân tích tiếp theo. Tuy nhiên, riêng nhóm học sinh có trình độ học lực loại xuất sắc và yếu cũng như nhóm học sinh có nghề nghiệp gia đình làm giáo viên và chăn nuôi sẽ không được xét đến khi tiến hành phân tích sự khác biệt do không đủ độ tin cậy cho phân tích vì số lượng của từng nhóm này chiếm tỷ lệ rất thấp. Trang 24 Biểu đồ 3-1: Biểu đồ thông tin về mẫu Trang 25 Nam 42% Nữ 58% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50% Xuất sắc Giỏi Khá T.Bình Yếu 2% 23% 49% 24% 2% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 24% 6% 54% 14% 2% Cán bộ Giáo Buôn Làm Chăn CNV viên bán ruộng nuôi 16% 84% Không thích Thích 90% Không thích Thích KHTN 24% KHXH 76% Giới tính Trình độ năng lực học tập Nghề nghiệp chính gia đình Tỷ lệ học sinh thích tham gia HĐDN Tỷ lệ học sinh thích tham gia HĐXH Tỷ lệ học sinh ưa thích khối KHXH và KHTN 10% 3.5 Tóm tắt Chương 3 tập trung trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Quá trình này bao gồm hai bước: (1) nghiên cứu sơ bộ định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi để từ đó điều chỉnh các biến đo lường của các khái niệm; (2) nghiên cứu chính thức định lượng thực hiện bằng phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi với phương pháp lấy mẫu thuận tiện, sau đó dữ liệu sẽ được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 13.0. Đồng thời chương này cũng trình bày một số thông tin về mẫu. Như vậy mô hình có tổng cộng 30 biến: 22 biến nhận thức về ngành quản trị kinh doanh trong đó 5 biến về nhận thức đặc tính công việc; 7 biến nhận thức về môi trường làm việc; 1 biến về cường độ công việc và 3 biến về triển vọng ngành quản trị kinh doanh; 6 biến nhận thức những yêu cầu về phẩm chất và kỹ năng của ngành, 4 biến về cảm tình và 4 biến về xu hướng hành vi của học sinh đối với ngành quản trị kinh doanh. Trang 26 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Giới thiệu Sau khi trình bày phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu sơ bộ và giới thiệu về nghiên cứu chính thức ở chương 3, chương 4 sẽ tập trung phân tích dữ liệu nhằm mô tả thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh; phân tích mối quan hệ giữa các thành phần của thái độ và cuối cùng là phân tích sự khác biệt theo biến nhân khẩu học. Nội dung chương 4 bao gồm 3 phần chính: (1) mô tả thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh; (2) phân tích quan hệ giữa các thành phần của thái độ và (3) phân tích sự khác biệt theo giới tính; trình độ năng lực học tập; nghề nghiệp chính của gia đình học sinh;... 4.2 Mô tả thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh Nhìn chung đa số học sinh phổ thông hiện nay đều nghe nói hay biết đến ngành quản trị kinh doanh. Cụ thể là qua kết quả điều tra thì có tới 84.3% số học sinh trả lời là đã từng nghe nói hay biết đến ngành quản trị kinh doanh. Như đã trình bày ở chương 2 thì thái độ gồm có ba thành phần cơ bản: Nhận thức; cảm tình và cuối cùng là xu hướng hành vi. Vì vậy sẽ trình bày một cách tuần tự từng thành phần. 4.2.1 Nhận thức của học sinh đối với ngành quản trị kinh doanh * Về đặc tính công việc của ngành Từ biểu đồ trên ta nhận thấy: Trang 27 Mua bán hàng hóa Ghi chép sổ sách Quản lý công việc trong công ty Giao dịch, ký kết hợp đồng Làm công việc có tính chất phức tạp 2.61 3.18 3.97 4.08 2.97 Hoàn toàn sai Sai một phần Trung hòa Đúng một phần Hoàn toàn đúng 19% 18% 22% 31% 11% 2%8% 13% 33% 44% 5%10% 12% 32% 42% 14% 19% 21% 31% 16% 31% 20% 12% 33% 5% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Biểu đồ 4-1: Nhận thức của học sinh về đặc tính công việc Đa số học sinh phổ thông hiện nay đều nghĩ rằng ngành quản trị kinh doanh có thể làm được hầu hết các công việc trên. Điều đặc biệt là đa số học sinh đều cho rằng công việc thích hợp nhất của ngành quản trị kinh doanh là công việc “giao dịch, ký kết hợp đồng” (mean = 4.08), kế đến là công việc “quản lý công việc trong công ty” (mean = 3.97). Vì vậy, có thể nói rằng nếu so sánh với những công việc thực tế mà ngành quản trị kinh doanh có thể làm được thì đa số học sinh phổ thông đều có nhận thức theo chiều hướng tích cực về đặc tính công việc của ngành. * Về môi trường làm việc của ngành. 5% 7% 17% 30% 42% 8% 15% 11% 37% 29% 4% 7% 11% 37% 41% 28% 20% 16% 22% 15% 19% 11% 19% 38% 13% 24% 31% 15% 26% 5% 10% 14% 9% 20% 48% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Có thể thấy rằng tuyệt đại đa số học sinh phổ thông đều nghĩ rằng môi trường làm việc của ngành quản trị kinh doanh là ở bất kỳ một công ty nào và nơi làm việc là ở văn phòng công ty và làm việc với khách hàng của công ty. Ngoài ra, học sinh phổ thông cũng còn cho rằng là ngành quản trị kinh doanh vẫn có thể làm việc được ở các cơ quan hành chính của nhà nước và làm việc được với cấp lãnh đạo trong công ty. Điều đáng lưu ý là đa số học sinh đều nghĩ rằng môi trường làm việc của ngành quản trị kinh doanh là “ở văn phòng công ty và làm việc với khách hàng của công ty” với mức độ đánh giá cao nhất (mean = 4.05 và mean = 3.96). Tóm lại, xét về môi trường làm việc thực tế của ngành quản trị kinh doanh thì có thể cho rằng học sinh phổ thông có nhận thức và hiểu biết đáng kể về môi trường làm việc của ngành quản trị kinh doanh. * Nhận thức về cường độ công việc và triển vọng của ngành quản trị kinh doanh. Trang 28 Ở bất kỳ một công ty nào Chỉ ở công ty sản xuất Ở cơ quan hành chính NN Ở một số bộ phận trong công ty Làm việc ở văn phòng công ty Làm việc với cấp lãnh đạo Làm việc với khách hàng Hoàn toàn sai Sai một phần Trung hòa Đúng một phần Hoàn toàn đúng 3.84 2.57 3.17 2.78 4.05 3.63 3.96 Biểu đồ 4-2: Nhận thức của học sinh về môi trường làm việc 0%5% 14% 38% 43% 3% 10% 17% 36% 34% 6% 7% 20% 44% 23% 3% 9% 16% 35% 38% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Biểu đồ 4-3: Nhận thức về cường độ công việc và triển vọng của ngành Từ biểu đồ trên ta thấy khuynh hướng chung là đa số học sinh phổ thông đều nghĩ rằng cường độ công việc cũng như triển vọng của ngành quản trị kinh doanh là rất cao. Điều đặc biệt là đa số học sinh đều nghĩ rằng ngành sẽ tạo điều kiện có được thu nhập cao với mức đánh giá cao nhất (mean = 4.18). Vì vậy, có thể nói nhìn chung đa số học sinh phổ thông đều có nhận thức theo chiều hướng tích cực về triển vọng của ngành quản trị kinh doanh. * Nhận thức về những yêu cầu kỹ năng, phẩm chất của ngành 4% 21% 75% 2%3% 20% 75% 1%1%3% 16% 79% 1%1%7% 27% 65% 2%4%3% 29% 62% 3%2%2% 16% 79% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Biểu đồ 4-4: Nhận thức về những yêu cầu kỹ năng, phẩm chất của ngành Nhìn chung đa số học sinh phổ thông đều nghĩ rằng tất cả những kỹ năng, phẩm chất trên là rất cần thiết đối với người quản trị kinh doanh. Điều đặc biệt là đa số học sinh nghĩ rằng những kỹ năng, phẩm chất quan trọng hàng đầu đối với người quản trị kinh doanh là những kỹ năng, phẩm chất: “năng động sáng tạo (mean = 4.72); giải quyết tốt mọi công việc (mean = 4.71) và cuối cùng là kỹ năng thông thạo vi tính văn phòng và ngoại ngữ (mean = 4.71). Trang 29 Cường độ công việc cao Cơ hội có việc làm cao Có điều kiện thăng tiến nhanh Có được thu nhập cao Hoàn toàn sai Sai một phần Trung hòa Đúng một phần Hoàn toàn đúng 3.97 3.71 3.87 4.18 Năng động, sáng tạo Quyết đoán, không do dự Khả năng ăn nói Giải quyết tốt mọi công việc Giỏi tính toán Thông thạo vi tính, anh văn Hoàn toàn sai Sai một phần Trung hòa Đúng một phần Hoàn toàn đúng 4.72 4.48 4.53 4.71 4.68 4.71 Tóm lại, qua những phân tích về nhận thức của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh thì có thể nói rằng đại đa số học sinh phổ thông đều có nhận thức theo hướng tích cực về ngành quản trị kinh doanh. 4.2.2 Cảm tình của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh Để có cái nhìn tổng quát về thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh thì một trong những thành phần của thái độ cần đáng được quan tâm, phân tích nữa là thành phần tình cảm. Và kết quả phân tích như sau: Bảng 4-1: Cảm tình của học sinh đối với ngành quản trị kinh doanh Tỷ lệ (%) Hoàn toàn đồng ý Nói chung là đồng ý Trung hòa Nói chung là phản đối Hoàn toàn phản đối Tên ngành rất hấp dẫn 26 50 21 2 1 Tên ngành rất ấn tượng 24 55 20 1 1 Tôi rất tự hào nếu được học ngành QTKD 30 39 28 2 1 Tôi rất thích những công việc của ngành QTKD 17 42 26 14 1 Qua bảng dữ liệu ta thấy khuynh hướng chung hiện nay là đa số học sinh phổ thông đều có cảm tình rất tốt đối với ngành quản trị kinh doanh với mức độ đồng ý rất cao về tính hấp dẫn, ấn tượng đối với tên ngành và các học sinh cũng cảm thấy rất tự hào nếu được học ngành quản trị kinh doanh cũng như rất thích những công việc của ngành. 4.2.3 Xu hướng hành vi của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh Phải chăng là khi đã có cảm tình tốt thì dẫn đến xu hướng hành vi của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh sẽ càng cao. Kết quả phân tích cho thấy như sau: - Về mức độ tìm kiếm thông tin và giới thiệu bạn bè đăng ký thi vào ngành quản trị kinh doanh. 4% 12% 48% 33% 3% 6% 14% 32% 42% 6% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Biểu đồ 4-5: Mức độ tìm kiếm thông tin và giới thiệu bạn bè về ngành Trang 30 Tôi tìm kiếm rất nhiều thông tin về ngành QTKD Tôi giới thiệu rất nhiều bạn bè đăng ký thi vào ngành QTKD Hoàn toàn Nói chung là Trung hòa Nói chung là Hoàn toàn đồng ý đồng ý phản đối phản đối 3.27 3.19 Mặc dù đa số học sinh phổ thông đều có cảm tình rất tốt đối với ngành quản trị kinh doanh nhưng nhìn chung thì mức độ tìm kiếm thông tin hay giới thiệu bạn bè đăng ký thi vào ngành là rất thấp. Do đó, vấn đề đặt ra là tại sao có tình trạng như thế ? Phải chăng là do học sinh không có đủ điều kiện hay do công tác hướng nghiệp của các trường phổ thông là chưa đầy đủ về các ngành nghề hoặc do các trường đại học chưa hay ít có các chương trình quảng cáo cung cấp thông tin về các ngành nghề mà trường đang đào tạo, đặc biệt là ngành quản trị kinh doanh. - Xu hướng hành vi của học sinh đối với ngành quản trị kinh doanh: Tuy mức độ tìm kiếm thông tin và giới thiệu bạn bè đăng ký thi vào ngành quản trị kinh doanh là rất thấp nhưng còn đối với bản thân mỗi học sinh đã từng suy nghĩ sẽ chọn và quyết định thi vào ngành quản trị kinh doanh hay không thì như thế nào ? Vâng, rõ ràng thì đa số học sinh phổ thông đều có suy nghĩ về ngành và có mong muốn hay quyết định thi vào ngành quản trị kinh doanh trong kỳ thi đại học của mình. Cụ thể với số liệu phân tích thì có tới 58% học sinh đã từng suy nghĩ và 26% học sinh có sự suy nghĩ rất nhiều về ngành quản trị kinh doanh, riêng hành vi quyết định thi vào ngành thì lại chiếm tỷ lệ khá cao (53%). 4.3 Phân tích quan hệ giữa các thành phần của thái độ Thái độ gồm có ba thành phần: nhận thức; cảm tình và xu hướng hành vi, thế thì các thành phần này có mối quan hệ với nhau như thế nào cũng là một vấn đề đáng được xem xét, tìm hiểu. Trong phần này chủ yếu sử dụng phân tích quan hệ bằng hệ số Pearson với kiểm định hai phía. 4.3.1 Nhận thức có quan hệ với xu hướng hành vi. * Nhận thức về đặc tính công việc có quan hệ với xu hướng hành vi Bảng 4-2: Hệ số tương quan giữa nhận thức về đặc tính công việc với xu hướng hành vi Mức độ tìm kiếm thông tin Đã từng suy nghĩ về ngành Mức độ giới thiệu bạn bè Làm công việc mua bán hàng hóa Ghi chép sổ sách 0.198** Quản lý công việc trong công ty -0.224** -0.171** -1.00* Giao dịch, ký kết hợp đồng -0.99* -0.109* Làm những việc có tính chất phức tạp -0.108* - Không thể hiện sự tương quan có mức ý nghĩa >0.05 - *: Tương quan đạt mức ý nghĩa 0.05 - **: Tương quan đạt mức ý nghĩa 0.01 Qua kết quả cho thấy các thành phần của nhận thức về đặc tính công việc của ngành quản trị kinh doanh có tương quan với xu hướng hành vi nhưng đều là tương quan âm. Điều này có ý nghĩa là đặc công việc của ngành quản trị kinh doanh không phải là yếu tố quan trọng để lôi cuốn, khuyến khích học sinh phổ thông có những hành vi đáp lại đối với ngành. * Nhận thức về môi trường làm việc có quan hệ với xu hướng hành vi Trang 31 Bảng 4-3: Hệ số tương quan giữa nhận thức về môi trường làm việc với xu hướng hành vi Mức độ tìm kiếm thông tin Đã từng suy nghĩ về ngành Mức độ giới thiệu bạn bè Ở bất kỳ công ty nào Chỉ làm ở công ty sản xuất 0.127* Ở cơ quan hành chính của Nhà Nước Ở một số bộ phận trong công ty -0.128* Nơi làm việc là ở văn phòng của công ty Làm việc với cấp lãnh đạo trong công ty -0.119* Làm việc với khách hàng của công ty - Không thể hiện sự tương quan có mức ý nghĩa >0.05 - *: Tương quan đạt mức ý nghĩa 0.05 - **: Tương quan đạt mức ý nghĩa 0.01 Kết quả cho thấy đa số các thành phần của nhận thức về môi trường làm việc của ngành quản trị kinh doanh không có sự tương quan hay quan hệ với xu hướng hành vi, nếu có thì sự tương quan này chỉ là tương quan âm. Vì vậy, vấn đề môi trường làm việc cũng không phải là yếu tố quyết định để học sinh phổ thông có những hành vi đáp lại đối với ngành. * Nhận thức về cường độ công việc và triển vọng của ngành có quan hệ với xu hướng hành vi. Bảng 4-4: Hệ số tương quan giữa nhận thức về cường độ công việc và triển vọng với xu hướng hành vi Mức độ tìm kiếm thông tin Đã từng suy nghĩ về ngành Mức độ giới thiệu bạn bè Cường độ công việc của ngành QTKD rất cao Cơ hội có được việc làm cao -0.115* Có điều kiện thăng tiến nhanh -0.181** Có được thu nhập cao -0.130** - Không thể hiện sự tương quan có mức ý nghĩa >0.05 - *: Tương quan đạt mức ý nghĩa 0.05 - **: Tương quan đạt mức ý nghĩa 0.01 Căn cứ vào kết quả bảng trên ta thấy các thành phần của nhận thức về triển vọng của ngành quản trị kinh doanh đều tương quan âm với xu hướng hành vi, điều này có nghĩa là mặc dù các học sinh phổ thông nhận thức được rằng triển vọng của ngành là rất cao nhưng điều này vẫn chưa phải là yếu tố quan trọng để học sinh có những hành động đáp lại theo xu hướng triển vọng của ngành. Phải chăng nó còn tùy thuộc vào sở thích hay phải có cảm tình với ngành thì học sinh phổ thông mới có những hành động đáp lại đối với ngành. Trang 32 Tóm lại, nhìn chung thì nhận thức không có quan hệ với xu hướng hành vi, nếu có thì quan hệ này chỉ là quan hệ âm. Vì vậy, có thể kết luận rằng nhận thức không phải là yếu tố quyết định để học sinh phổ thông có những hành động như tìm kiếm thông tin, suy nghĩ cũng như giới thiệu bạn bè về ngành quản trị kinh doanh, phải chăng vấn đề tình cảm mới là yếu tố quyết định để học sinh có những hành động cụ thể đối với ngành. Do đó việc phân tích, xem xét cảm tình có quan hệ với xu hướng hành vi hay không cũng là một vấn đề đáng được lưu ý. 4.3.2 Cảm tình có quan hệ với xu hướng hành vi Bảng 4-5: Hệ số tương quan giữa cảm tình với xu hướng hành vi Mức độ tìm kiếm thông tin Đã từng suy nghĩ về ngành Xu hướng quyết định thi Mức độ giới thiệu bạn bè Tên ngành rất hấp dẫn 0.125* 0.427** 0.328** 0.183** Tên ngành rất ấn tượng 0.150** 0.458** 0.327** 0.124* Rất tự hào nếu được học ngành QTKD 0.120* 0.373** 0.350** Rất thích những công việc của ngành QTKD 0.199** 0.326** 0.291** 0.162** - Không thể hiện sự tương quan có mức ý nghĩa >0.05 - *: Tương quan đạt mức ý nghĩa 0.05 - **: Tương quan đạt mức ý nghĩa 0.01 Tất cả 4 thành phần của cảm tình đều có tương quan dương với xu hướng hành vi của học sinh phổ thông. Điều này có nghĩa là khi học sinh phổ thông cảm thấy rằng tên ngành quản trị kinh doanh càng hấp dẫn; càng ấn tượng cũng như càng cảm thấy tự hào nếu được học ngành quản trị kinh doanh và cuối cùng là càng thích thú với những công việc của ngành thì xu hướng tìm kiếm thông tin; suy nghĩ sẽ chọn ngành quản trị kinh doanh và xu hướng quyết định thi vào ngành cũng như mức độ giới thiệu bạn bè đăng ký thi vào ngành sẽ càng cao. 4.3.3 Mức độ tìm kiếm thông tin cũng như đã từng suy nghĩ sẽ chọn ngành QTKD có quan hệ với xu hướng quyết định thi vào ngành. Bảng 4-6: Hệ số tương quan giữa mức độ kiếm thông tin cũng như đã từng suy nghĩ với xu hướng quyết định thi vào ngành Xu hướng quyết định thi Mức độ tìm kiếm thông tin về ngành QTKD 0.182** Đã từng suy nghĩ sẽ chọn ngành QTKD 0.527** Rõ ràng kết quả cho thấy mức độ tìm kiếm thông tin và xu hướng suy nghĩ sẽ chọn ngành quản trị kinh doanh có tương quan dương với xu hướng quyết định thi vào ngành, điều này có ý nghĩa là khi mức độ tìm kiếm thông tin cũng như đã từng suy nghĩ sẽ chọn ngành quản trị kinh doanh của học sinh phổ thông càng nhiều thì xu hướng thi vào ngành sẽ càng cao. Tóm lại, qua quá trình phân tích mối quan hệ giữa các thành phần của thái độ ta nhận thấy rằng nhận thức không phải thành phần quyết định mà cảm tình mới là thành phần quyết định để học sinh phổ thông có những hành động đáp lại đối với ngành quản trị kinh doanh. Trang 33 4.4 Phân tích sự khác biệt về các thành phần của thái độ Trong phần này chủ yếu sử dụng kỹ thuật phân tích T-test hay ANOVA. 4.4.1 Sự khác biệt về nhận thức của học sinh đối với ngành quản trị kinh doanh * Sự khác biệt nhận thức về đặc tính công việc Bảng 4-7: Trung bình nhận thức đặc tính công việc theo biến nhân khẩu học Giới tính Năng lực học tập Nghề nghiệp chính của gia đình Nam Nữ Xuấtsắc Giỏi Khá T. Bình Yếu Cán bộ CNV Giáo viên Buôn bán Làm ruộng Chăn nuôi Làm công việc mua bán hàng hóa 2.66 2.56 2.43 2.66 2.67 2.43 2.67 2.66 2.91 2.43 3.04 2.78 Ghi chép sổ sách 3.38 3.03 3.14 3.11 3.21 3.16 3.33 3.06 3.23 3.17 3.44 2.67 Quản lý công việc trong công ty 3.91 4.01 4.43 4.20 3.82 4.00 4.33 4.15 3.64 3.99 3.56 4.78 Giao dịch ký kết hợp đồng 4.04 4.11 4.71 4.18 4.01 4.13 3.50 4.08 4.00 4.13 3.93 4.00 Làm công việc có tính chất phức tạp 2.99 2.95 2.71 3.05 2.88 3.07 3.33 2.95 2.91 3.03 2.89 2.33 In đậm: khác biệt có ý nghĩa 0.05 Như đã trình bày ở phần thông tin mẫu nhóm học sinh có trình độ học lực loại xuất sắc và yếu cũng như nhóm học sinh có nghề nghiệp chính của gia đình là giáo viên và chăn nuôi sẽ không được xét đến khi tiến hành phân tích sự khác biệt do không đủ độ tin cậy cho phân tích vì số lượng của từng nhóm này chiếm tỷ lệ rất thấp. Qua dữ liệu cho thấy chỉ có duy nhất đặc tính công việc của ngành làm “quản lý công việc trong công ty” là có sự khác nhau về nhận thức theo giới tính và nghề nghiệp chính của gia đình học sinh. Điều đặc biệt là học sinh nữ có đánh giá hay đồng ý công việc của ngành là làm quản lý công việc trong công ty cao hơn học sinh nam và nhóm học sinh có nghề nghiệp chính của gia đình là cán bộ công nhân viên thì có mức độ đánh giá cao hơn nhóm học sinh có nghề nghiệp gia đình làm ruộng. * Sự khác biệt nhận thức về môi trường làm việc của ngành. Trang 34 Bảng 4-8: Trung bình nhận thức về môi trường làm việc theo biến nhân khẩu học Qua bảng số liệu thì ta nhận thấy không có sự khác biệt trong nhận thức của học sinh phổ thông về môi trường làm việc của ngành quản trị kinh doanh hay nói cách khác thì đa số học sinh phổ thông đều nhận thức như nhau về môi trường làm việc của ngành quản trị kinh doanh. * Sự khác biệt nhận thức về cường độ công việc và triển vọng của ngành. Bảng 4-9: Trung bình nhận thức về cường độ công việc và triển vọng của ngành Giới tính Năng lực học tập Nghề nghiệp chính của gia đình Nam Nữ Xuấtsắc Giỏi Khá T. Bình Yếu Cán bộ CNV Giáo viên Buôn bán Làm ruộng Chăn nuôi Cường độ công việc cao 3.87 4.04 5.00 4.02 3.86 4.02 4.50 4.16 4.36 3.90 3.88 3.11 Cơ hội có việc làm cao 3.70 3.72 4.43 3.77 3.75 3.57 3.17 3.69 3.73 3.71 3.75 3.67 Có điều kiện thăng tiến nhanh 3.88 3.87 4.71 3.95 3.83 3.86 3.33 3.92 3.95 3.80 4.07 3.67 Có được thu nhập cao 4.16 4.19 4.86 4.46 4.12 4.08 2.67 4.15 4.18 4.19 4.14 4.56 In đậm: khác biệt có mức ý nghĩa 0.05 Qua bảng số liệu cho thấy chỉ có sự khác biệt trong nhận thức về cường độ công việc của ngành theo giới tính và sự khác biệt trong nhận thức về ngành giúp có được thu nhập cao theo trình độ năng lực học tập. Điều đặc biệt là học sinh nữ nghĩ rằng ngành có cường độ công việc cao cao hơn sinh nam và sự khác biệt về ngành giúp có được thu nhập cao có ý giữa nhóm học sinh có năng lực học tập loại giỏi với nhóm học sinh có năng lực học tập loại trung bình. Trang 35 Giới tính Năng lực học tập Nghề nghiệp chính của gia đình Nam Nữ Xuấtsắc Giỏi Khá T. Bình Yếu Cán bộ CNV Giáo viên Buôn bán Làm ruộng Chăn nuôi Ở bất một công ty nào 3.91 3.78 3.86 3.82 3.77 4.09 2.00 3.82 3.73 3.79 4.04 4.11 Chỉ làm ở công ty sản xuất 2.76 2.42 3.43 2.60 2.51 2.60 2.33 2.59 2.27 2.59 2.49 3.00 Ở cơ quan hành chính của NN 3.37 3.02 3.29 3.09 3.09 3.42 2.67 3.24 3.00 3.20 2.89 3.67 Ở một số bộ phận trong 2.88 2.71 2.71 2.68 2.72 2.98 3.00 2.91 2.27 2.72 2.98 2.67 Nơi làm việc ở văn phòng 4.20 3.94 4.14 4.05 3.97 4.19 4.17 4.02 3.77 4.04 4.21 4.33 Làm việc với cấp lãnh đạo 3.60 3.65 4.00 3.71 3.51 3.81 3.00 3.58 3.68 3.60 3.79 3.89 Làm việc với khách hàng 4.05 3.89 4.00 3.74 3.95 4.16 4.33 3.86 3.32 4.06 4.09 3.56 Tóm lại, qua những phân tích trên có thể thấy rằng các yếu tố nhân khẩu học không có ảnh hưởng nhiều đến nhận thức về ngành quản trị kinh doanh của học sinh phổ thông. 4.2.2 Sự khác biệt về cảm tình của học sinh đối với ngành quản trị kinh doanh Bảng 4-10: Trung bình cảm tình theo biến nhân khẩu học Giới tính Năng lực học tập Nghề nghiệp chính của gia đình Nam Nữ Xuấtsắc Giỏi Khá T. Bình Yếu Cán bộ CNV Giáo viên Buôn bán Làm ruộng Chăn nuôi Tên ngành rất hấp dẫn 2.18 1.89 1.70 1.90 2.10 2.10 1.80 2.05 1.80 2.02 1.98 2.11 Tên ngành rất ấn tượng 2.17 1.86 1.70 2.00 2.00 2.00 1.80 2.08 1.60 2.02 1.91 1.78 Rất tự hào nếu được học ngành QTKD 2.31 1.86 2.10 2.00 2.10 2.00 2.50 2.26 2.10 1.99 1.91 2.11 Rất thích những công việc của ngành QTKD 2.30 2.47 2.40 2.30 2.40 2.50 3.00 2.55 2.40 2.39 2.23 2.11 In đậm: khác biệt có ý nghĩa 0.05 Qua bảng số liệu ta nhận thấy: Có sự khác biệt trong cảm tình của học sinh phổ thông theo giới tính, trong đó học sinh nam có cảm tình tốt đối với ngành quản trị kinh doanh hơn học sinh nữ, riêng cảm tình đối với tính chất công việc của ngành thì giữa nam và nữ đều có cảm tình như nhau. Trình độ năng lực học tập và nghề nghiệp của gia đình không có ảnh hưởng lên cảm tình của học sinh đối với ngành quản trị kinh doanh, Tóm lại, qua phần phân tích trên ta thấy chỉ có ảnh hưởng giới tính lên cảm tình của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh. 4.4.3 Sự khác biệt về xu hướng hành vi của học sinh đối với ngành QTKD. Bảng 4-11: Trung bình xu hướng hành vi theo biến nhân khẩu học Giới tính Năng lực học tập Nghề nghiệp chính của gia đình Trang 36 Nam Nữ Xuấtsắc Giỏi Khá T. Bình Yếu Cán bộ CNV Giáo viên Buôn bán Làm ruộng Chăn nuôi Tìm kiếm thông tin về ngành 3.30 3.26 2.90 3.10 3.30 3.40 3.30 3.25 3.10 3.27 3.53 2.44 Đã từng suy nghĩ sẽ chọn ngành 2.15 2.06 2.00 2.10 2.10 2.10 2.20 2.11 1.90 2.09 2.19 1.89 Xu hướng quyết định thi vào ngành 1.51 1.45 1.40 1.50 1.50 1.50 1.80 1.53 1.50 1.46 1.47 1.33 Tôi đã từng giới thiệu bạn bè thi vào ngành 3.14 3.23 3.70 3.20 3.10 3.30 3.00 3.22 3.10 3.19 3.18 3.11 Từ dữ liệu phân tích cho thấy không có ảnh hưởng của biến nhân khẩu học lên xu hướng hành vi của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh. Hay không có sự khác biệt trong xu hướng hành vi của học sinh đối với ngành. Kết luận chung, qua phân tích sự khác biệt về các thành phần của thái độ theo biến nhân khẩu học thì ta thấy chỉ có giới tính là ảnh hưởng lên cảm tình của học sinh đối với ngành quản trị kinh doanh, ngược lại thì các biến nhân khẩu học không có ảnh hưởng lên nhận thức cũng như không hề ảnh hưởng đến xu hướng hành vi của học sinh phổ thông đối với ngành. 4.5 Tóm tắt Trong toàn bộ chương 4, chúng ta đã lần lượt thực hiện việc mô tả lại thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh; phân tích quan hệ giữa các thành phần của thái độ và phân tích sự khác biệt theo biến nhân khẩu học. Kết quả đáng chú ý là nhìn chung đa số học sinh phổ thông đều có nhận thức theo chiều hướng tích cực về ngành quản trị kinh doanh cũng như có cảm tình rất tốt đối với ngành và có những suy nghĩ, quyết định thi vào ngành là tương đối cao, Khi phân tích mối quan giữa các thành phần của thái độ, ta nhận thấy tất cả 4 thành phần của cảm tình đều có mối quan hệ dương với xu hướng hành vi. Nghĩa là cảm tình của học sinh đối với ngành càng tốt thì xu hướng thi vào ngành sẽ càng cao. Khi phân tích sự khác biệt theo biến nhân khẩu học thì chỉ có sự khác biệt về cảm tình của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh theo giới tính. Còn nhận thức cũng như xu hướng hành vi thì không có sự khác biệt theo biến nhân khẩu học hay đa số học sinh đều có nhận thức và xu hướng hành vi là như nhau đối với ngành quản trị kinh doanh. Trang 37 Chương 5 Ý NGHĨA VÀ KẾT LUẬN 5.1 Giới thiệu Trọng tâm của nghiên cứu này là xoay quanh tìm hiểu thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh và xem xét sự khác biệt về thái độ của học sinh theo các biến nhân khẩu học. Chương 1 tập trung trình bày các vấn đề chính về sự cần thiết của đề tài từ đó nêu lên mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu cũng như những ý nghĩa thực tiễn hay sự đóng góp của đề tài nghiên cứu. Chương 2 đã giới thiệu về các cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Trước hết, các cơ sở lý thuyết về thái độ, các yếu tố về tâm lý cũng như các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến thái độ được trình bày. Sau đó một mô hình nghiên cứu về thái độ đã được đề nghị và qua mô hình ta thấy có 3 thành phần để đo lường thái độ đó là: nhận thức; cảm tình và xu hướng hành vi. Ngành học được chọn cho nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông là ngành quản trị kinh doanh. Và học sinh phổ thông tại các trường phổ thông trung học ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang chủ yếu là trường phổ thông trung học Long Xuyên, Thoại Ngọc Hầu và Bình Khánh được chọn làm đối tượng lấy mẫu cho nghiên cứu. Chương 3 trình bày về phương pháp sử dụng cho nghiên cứu, gồm hai bước chính: (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức. Phương pháp sơ bộ dùng phương pháp định tính với kỹ thuật thảo luận tay đôi thông qua dàn bài chuẩn bị sẵn. Bước này nhằm bổ sung, hiệu chỉnh mô hình cũng như các khái niệm đo lường và sau đó, xây dựng bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính thức thực hiện bằng phương pháp định lượng với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với học sinh qua việc trả lời bảng câu hỏi. Mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện, ngẫu nhiên. Kết quả thu được kích thước mẫu N = 400. Và dữ liệu thu được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 13.0. Các công việc chính trong quá trình phân tích là: (1) mô tả thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh và (2) phân tích mối quan hệ giữa các thành phần của thái độ; cuối cùng là phân tích sự khác biệt về các thành phần của thái độ theo biến nhân khẩu học. Sau cùng, các kết quả cụ thể của nghiên cứu chính thức được tập trung trình bày ở chương 4. Chương 5 là phần cuối cùng của luận văn, có nhiệm vụ trình bày các kết quả chủ yếu và một số kết luận, bao gồm hai phần chính: (1) Các kết quả chủ yếu, các đóng góp cũng như một số ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu, (2) các hạn chế của nghiên cứu này và gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo. 5.2 Kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu 5.2.1 Thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh Nhìn chung thì đa số học sinh phổ thông đều có thái độ tích cực đối với ngành quản trị kinh doanh. Điều này được rút ra từ quá trình phân tích ba thành phần của thái đô. Về nhận thức của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh thì ta thấy đa số học sinh phổ thông đều nhận thức theo hướng tích cực hay có sự hiểu biết đáng kể về đặc tính công Trang 38 việc, môi trường làm việc cũng như cường độ công việc và triển vọng của ngành quản trị kinh doanh. Về cảm tình của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh thì hầu như đa số học sinh phổ thông đều có cảm tình tốt đối với ngành. Về xu hướng hành vi của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh, ta thấy đa số học sinh đều có suy nghĩ và quyết định thi vào ngành. 5.2.2 Nhận thức, cảm tình với xu hướng hành vi Kết quả đáng quan tâm là cảm tình có tương quan dương với xu hướng vi của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh. Như vậy, có nghĩa là học sinh có cảm tình tốt đối với ngành thì xu hướng suy nghĩ và quyết định thi vào ngành quản trị kinh doanh sẽ càng cao. Riêng đối với nhận thức về ngành thì nhìn chung đa số các thành phần của nhận thức đều tương quan âm với xu hướng hành vi, điều này có nghĩa là mặc dù học sinh phổ thông có nhận thức về đặc tính công việc, môi trường làm việc cũng như triển vọng của ngành quản trị kinh doanh là cao nhưng vẫn chưa phải là yếu tố quan trọng để học sinh có những xu hướng hành động đáp lại đối với ngành mà cảm tình mới là yếu tố quan trọng, quyết định để học sinh có những hành động đáp lại đối với ngành. 5.2.3 Nhận thức, cảm tình, xu hướng hành vi và biến nhân khẩu học Kết quả nghiên cứu cho thấy: Không có sự khác biệt nhiều trong nhận thức của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh theo biến nhân khẩu học. Và riêng xu hướng hành vi của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh là hoàn toàn không có sự khác biệt theo biến nhân khẩu học. Điều đáng quan tâm trong nghiên cứu này là có sự khác biệt về cảm tình của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh: học sinh nam có cảm tình tốt đối với ngành hơn học sinh nữ. 5.2.4 Thảo luận Từ kết quả thu thập được đã phần nào góp phần giúp cho sở Giáo Dục - Đào Tạo và Ban Giám Hiệu cũng như giáo viên ở các trường phổ thông có sự hiểu biết hơn về học sinh của mình, đặc biệt là các trường đại học phần nào đã thấy được thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh. Kết hợp các thông tin này thì các trường phổ thông có thể xây dựng các chương trình hướng nghiệp cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, bên cạnh đó thì các trường đại học có thể đề ra các chương trình tiếp thị để nhằm thu hút học sinh thi vào ngành quản trị kinh doanh. 5.4 Các hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp sau. Bên cạnh các kết quả đạt được thì nghiên cứu cũng bộc lộ một số hạn chế: Trang 39 Có thể có nhiều khái niệm đo lường quan trọng khác ảnh hưởng đến nhận thức, cảm tình và xu hướng hành vi nhưng chưa được đưa vào bảng câu hỏi phỏng vấn. Do đó điều này cần được quan tâm, bổ sung cho các hướng nghiên cứu tiếp sau. Do phạm vi đối tượng nghiên cứu tương đối hẹp nên sự tổng quát hóa kết quả nghiên cứu chưa cao. Vì vậy cần có các nghiên cứu tiếp theo với đối tượng rộng rãi hơn, địa bàn lớn hơn đề từ đó có thể tạo được hình ảnh toàn diện về thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh. Trang 40 PHỤ LỤC 1. Dàn bài thảo luận tay đôi Xin chào bạn… Tôi tên là Võ Trường Giang, sinh viên ngành quản trị kinh doanh thuộc trường Đại Học An Giang. Hiện nay tôi đang tiến hành thực hiện luận văn tốt nghiệp với chủ đề chính là “ Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh“. Cuộc phỏng vấn trực tiếp này rất quan trọng của nghiên cứu. Do đó, bằng cách trả lời một số câu hỏi dưới đây, bạn đã góp phần vào sự thành công của đề tài. Xin lưu ý, trong cuộc phỏng vấn này, không có quan điểm, thái độ đúng hay sai mà tất cả đều là những thông tin rất hữu ích. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn. 1. Bạn đã biết hay nghe nói đến ngành Quản Trị Kinh Doanh hay chưa ? 2. Bạn có nhận xét và đánh giá gì về ngành Quản Trị Kinh Doanh ?  Ngành Quản Trị Kinh Doanh là ngành làm những công việc gì ? - Ngành Quản Trị Kinh Doanh làm công việc mua bán hay ghi chép sổ sách, giao dịch ký kết hợp đồng,… ? - Ngành làm công việc quản lý công ty phải không ? - Ngành làm những công việc quan trọng, phức tạp hay đơn giản trong công ty ?  Môi trường làm việc của ngành là ở đâu, như thế nào và làm việc với ai ? - Ngành có thể làm việc được ở bất kỳ công ty nào hay ngành chỉ có thể làm việc trong các công ty sản xuất ? - Theo bạn thì ngành có thể làm việc được trong các cơ quan hành chính sự nghiệp của Nhà Nước không ? - Theo bạn thì ngành có thể làm được việc ở tất cả các bộ phận trong công ty hay chỉ làm việc được ở một số bộ phận trong công ty ? - Cường độ công việc của ngành thì căng thẳng hay thoải mái ? - Công việc của ngành là sẽ làm việc cùng với khách hàng của công ty hay những người cấp cao trong công ty ?  Ngành Quản Trị Kinh Doanh yêu cầu những kỹ năng và phẩm chất nào ? (gợi ý: kỹ năng tính toán, thành thạo vi tính văn phòng và anh văn,…, phẩm chất năng động, sáng tạo, quyết đoán, khả năng giải quyết tốt mọi vấn đề trong công việc, khả năng ăn nói,…) 3. Bạn có cảm nghĩ hay suy nghĩ về ngành Quản Trị Kinh Doanh ? - Bạn cảm thấy tên ngành Quản Trị Kinh Doanh hấp dẫn không ? - Bạn có thích ngành Quản Trị Kinh Doanh này không ? - Bạn thấy ngành Quản Trị Kinh Doanh này ấn tượng không ? Trang 41 - Bạn có cảm thấy tự hào nếu bạn được học ngành Quản Trị Kinh Doanh hay không ? - Theo bạn thì cơ hội có được việc làm và thăng tiến của ngành cao hay thấp ? 4. Qua những hiểu biết của mình thì xu hướng hành động sắp tới của bạn như thế nào ? - Bạn có tìm hiểu hay tìm kiếm thông tin về ngành Quản Trị Kinh Doanh không ? - Bạn đã từng suy nghĩ chọn ngành Quản Trị Kinh Doanh chưa ? - Bạn nhất thi vào ngành Quản Trị Kinh Doanh phải không ? - Bạn sẽ giới thiệu bạn bè đăng ký thi vào ngành Quản Trị Kinh Doanh chứ ? Cuộc trao đổi của chúng ta dừng ở đây, xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của bạn qua việc dành thời gian và cung cấp ý kiến cho đề tài nghiên cứu. 2. Bảng câu hỏi Xin chào bạn… Trang 42 Tôi tên là Võ Trường Giang, sinh viên ngành quản trị kinh doanh thuộc trường Đại Học An Giang. Hiện nay tôi đang tiến hành thực hiện luận văn tốt nghiệp với chủ đề chính là “ Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh“. Cuộc phỏng vấn trực tiếp này rất quan trọng của nghiên cứu. Do đó, bằng cách trả lời một số câu hỏi dưới đây, bạn đã góp phần vào sự thành công của đề tài. Xin lưu ý, trong cuộc phỏng vấn này, không có quan điểm, thái độ đúng hay sai mà tất cả đều là những thông tin rất hữu ích. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn. 1. Mở đầu, xin bạn vui lòng cho biết bạn đã từng nghe ai nói hay biết đến ngành Quản Trị Kinh Doanh chưa ? Có Không 2. Tiếp theo, bạn vui lòng trả lời bằng cách cho biết mức độ đúng sai của các phát biểu dưới đây bằng cách KHOANH TRÒN vào MỘT trong các số TỪ 1 ĐẾN 5 với quy ước như sau: (chú thích: QTKD: Quản trị kinh doanh) 1 2 3 4 5 HOÀN TOÀN SAI SAI MỘT PHẦN TRUNG HÒA ĐÚNG MỘT PHẦN HOÀN TOÀN ĐÚNG Đặc tính công việc của ngành QTKD là 1 Làm công việc mua bán hàng hóa 1 2 3 4 5 2 Ghi chép sổ sách hàng ngày cho công ty 1 2 3 4 5 3 Quản lý các công việc trong công ty 1 2 3 4 5 4 Giao dịch, ký kết hợp đồng cho công ty. 1 2 3 4 5 5 Làm những công việc có tính chất phức tạp 1 2 3 4 5 Môi trường làm việc của ngành QTKD là 6 Ở bất kỳ một công ty nào 1 2 3 4 5 7 Chỉ làm ở công ty sản xuất 1 2 3 4 5 8 Ở các cơ quan hành chính của Nhà Nước 1 2 3 4 5 9 Ở một số bộ phận trong công ty 1 2 3 4 5 10 Nơi làm việc là ở văn phòng của công ty 1 2 3 4 5 11 Làm việc với cấp lãnh đạo trong công ty 1 2 3 4 5 12 Làm việc với khách hàng của công ty 1 2 3 4 5 Cường độ công việc và triển vọng của ngành QTKD 13 Cường độ công việc của ngành QTKD là rất cao 1 2 3 4 5 14 Cơ hội có việc làm cao 1 2 3 4 5 15 Có điều kiện thăng tiến nhanh 1 2 3 4 5 16 Có được thu nhập cao 1 2 3 4 5 Những yêu cầu về kỹ năng, phẩm chất của ngành QTKD 17 Bạn phải năng động, sáng tạo. 1 2 3 4 5 18 Bạn phải có tính quyết đoán, không do dự 1 2 3 4 5 19 Bạn phải có khả năng ăn nói. 1 2 3 4 5 20 Bạn phải có kỹ năng giải quyết tốt mọi công việc 1 2 3 4 5 21 Bạn phải giỏi về tính toán. 1 2 3 4 5 22 Bạn phải thông thạo vi tính văn phòng và anh văn. 1 2 3 4 5 3. Kế đến, bạn vui lòng trả lời bằng cách cho biết mức độ đồng ý của các phát biểu dưới đây bằng cách KHOANH TRÒN vào MỘT trong các số TỪ 1 ĐẾN 5 với quy ước như sau: (chú thích: QTKD: Quản trị kinh doanh) Trang 43 1 2 3 4 5 HOÀN TOÀN ĐỒNG Ý NÓI CHUNG LÀ ĐỒNG Ý TRUNG HÒA NÓI CHUNG LÀ PHẢN ĐỐI HOÀN TOÀN PHẢN ĐỐI 1 Tôi cảm thấy tên ngành QTKD rất hấp dẫn 1 2 3 4 5 2 Tôi cảm thấy tên ngành QTKD rất ấn tượng 1 2 3 4 5 3 Tôi rất tự hào nếu được học ngành QTKD 1 2 3 4 5 4 Tôi rất thích những công việc của ngành QTKD 1 2 3 4 5 5 Tôi tìm kiếm rất nhiều thông tin về ngành QTKD 1 2 3 4 5 6 Tôi giới thiệu rất nhiều bạn bè đăng ký thi vào ngành QTKD 1 2 3 4 5 4. Bạn đã từng suy nghĩ sẽ chọn ngành Quản Trị Kinh Doanh hay chưa ? Suy nghĩ rất nhiều Đã từng suy nghĩ Không nghĩ đến 5. Bạn nhất định sẽ thi vào ngành QTKD trong kỳ thi đại học phải không ? Phải Không 6. Cuối cùng, xin bạn cho biết thêm một số thông tin cá nhân: 1. Môn học mà bạn yêu thích nhất: (Có thể chọn nhiều ô) Toán Lý Hóa Sinh Sử Địa Anh Văn 2. Môn học mà bạn ghét nhất: (Có thể chọn nhiều ô) Toán Lý Hóa Sinh Sử Địa Anh Văn 3. Bạn có thích tham gia các hoạt động xã hội hay không ? Có Không 4. Bạn có thích tham gia các hoạt động dã ngoại hay không ? Có Không 5. Nghề nghiệp chính của gia đình bạn là: Cán bộ CNV Giáo viên Mua – bán Làm ruộng Chăn nuôi 6. Kết quả xếp loại học kỳ I vừa qua của bạn: Xuất sắc Giỏi Khá T.Bình Yếu 7. Giới tính: Nam Nữ Sau cùng, Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của các bạn và chúc các bạn đạt được nhiều thành công trong học tập 3. Thống kê mô tả các biến Mean Std. Dev Skewness Std. ErrorKurtosis Std. Error Trang 44 1. Nhận thức Đặc tính công việc NT-1 Mua bán hàng hóa 2.16 1.34 0.09 0.12 -1.49 0.24 NT-2 Ghi chép sổ sách 3.18 1.29 -0.26 0.12 -1.05 0.24 NT-3 Quản lý công việc 3.97 1.16 -1.03 0.12 0.13 0.24 NT-4 Giao dịch, ký hợp đồng 4.08 1.04 -1.07 0.12 0.44 0.24 NT-5 Làm công việc có tính chất phức tạp 2.97 1.29 -0.17 0.12 -1.14 0.24 Môi trường làm việc MT-1 Ở bất kỳ công ty nào 3.84 1.4 -0.85 0.12 -0.72 0.24 MT-2 Chỉ ở công ty sản xuất 2.57 1.23 0.26 0.12 -1.17 0.24 MT-3 Ở cơ quan hành chính Nhà Nước 3.17 1.32 -0.44 0.12 -1.02 0.24 MT-4 Ở một số bộ phận trong công ty 2.78 1.44 0.15 0.12 -1.37 0.24 MT-5 Nơi làm việc ở văn phòng công ty 4.05 1.07 -1.20 0.12 0.85 0.24 MT-6 Làm việc với lãnh đạo công ty 3.63 1.26 -0.71 0.12 -0.62 0.24 MT-7 Làm việc với khách hàng công ty 3.96 1.15 -1.02 0.12 0.27 0.24 Cường độ và triển vọng TV-1 Cường độ công việc rất cao 3.97 1.06 -0.89 0.12 0.08 0.24 TV-2 Có cơ hội việc làm cao 3.71 1.08 -0.87 0.12 0.31 0.24 TV-3 Có điều kiện thăng tiến nhanh 3.87 1.10 -0.82 0.12 -0.10 0.24 TV-4 Có được thu nhập cao 4.18 0.87 -0.91 0.12 0.24 0.24 Phẩm chất kỹ năng KN-1 Năng động, sáng tạo 4.72 0.63 -2.79 0.12 8.80 0.24 KN-2 Quyết đoán, không do dự 4.47 0.86 -2.02 0.12 4.24 0.24 KN-3 Khả năng ăn nói 4.53 0.77 -2.01 0.12 4.97 0.24 KN-4 Giải quyết tốt mọi công việc 4.71 0.66 -2.91 0.12 10.06 0.24 KN-5 Giỏi tính toán 4.68 0.64 -2.44 0.12 6.87 0.24 KN-6 Thông thạo vi tính văn phòng và anh văn 4.71 0.54 -1.71 0.12 2.01 0.24 2. Cảm tình CT-1 Tên ngành rất hấp dẫn 2.01 0.79 0.59 0.12 0.60 0.24 CT-2 Tên ngành rất ấn tượng 1.99 0.72 0.46 0.12 0.69 0.24 CT-3 Rất tự hào nếu được học ngành QTKD 2.05 0.88 0.53 0.12 0.13 0.24 CT-4 Tôi rất thích làm công việc có tính chất phức tạp 2.40 0.96 0.35 0.12 -0.55 0.24 3. Xu hướng hành vi XH-1 Tôi tìm kiếm rất nhiều thông tin về ngành QTKD 3.28 0.98 -0.60 0.12 -0.13 0.24 XH-2 Giới thiệu bạn bè đăng ký thi vào ngành QTKD 3.19 0.83 -0.47 0.12 0.40 0.24 XH-3 Đã từng suy nghĩ thi vào ngành QTKD 2.10 0.64 -0.09 0.12 -0.60 0.24 XH-4 Tôi nhất định thi vào ngành QTKD 1.47 0.50 0.11 0.12 -2.00 0.24 4. Kết quả tổng hợp kết quả nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh C1: Bạn đã từng nghe nói hay biết đến ngành quản trị kinh doanh hay chưa ? Frequency Percent ValidPercent Cumulative Percent Trang 45 Có 337 84 % 84 % 84 % Không 63 16 % 16 % 100 % Total 400 100 % 100 % C2: Nhận thức của học sinh phổ thông về ngành quản trị kinh doanh. * Về đặc tính công việc C2.1 Làm công việc mua bán hàng hóa Frequency Percent ValidPercent Cumulative Percent Hoàn toàn sai 124 31 % 31 % 31 % Sai một phần 78 20 % 20 % 51 % Trung hòa 49 12 % 12 % 63 % Đúng một phần 130 33 % 33 % 95 % Hoàn toàn đúng 19 5 % 5 % 100 % Total 400 100 % 100 % C2.2 Ghi chép sổ sách hàng ngày cho công ty Frequency Percent ValidPercent Cumulative Percent Hoàn toàn sai 54 14 % 14 % 14 % Sai một phần 75 19 % 19 % 32 % Trung hòa 82 21 % 21 % 53 % Đúng một phần 125 31 % 31 % 84 % Hoàn toàn đúng 64 16 % 16 % 100 % Total 400 100 % 100 % C2.3 Quản lý các công việc trong công ty Frequency Percent ValidPercent Cumulative Percent Hoàn toàn sai 18 5 % 5 % 5 % Sai một phần 40 10 % 10 % 15 % Trung hòa 46 12 % 12 % 26 % Đúng một phần 129 32 % 32 % 58 % Hoàn toàn đúng 167 42 % 42 % 100 % Total 400 100 % 100 % C2.4 Giao dịch, ký kết hợp đồng cho công ty Frequency Percent ValidPercent Cumulative Percent Hoàn toàn sai 9 2 % 2 % 2 % Sai một phần 32 8 % 8 % 10 % Trang 46 Trung hòa 52 13 % 13 % 23 % Đúng một phần 131 33 % 33 % 56 % Hoàn toàn đúng 176 44 % 44 % 100 % Total 400 100 % 100 % C2.5 Làm những công việc có tính chất phức tạp Frequency Percent ValidPercent Cumulative Percent Hoàn toàn sai 75 19 % 19 % 19 % Sai một phần 71 18 % 18 % 37 % Trung hòa 88 22 % 22 % 59 % Đúng một phần 123 31 % 31 % 89 % Hoàn toàn đúng 43 11 % 11 % 100 % Total 400 100 % 100 % * Về môi trường làm việc C2.6 Ở bất kỳ một công ty nào Frequency Percent ValidPercent Cumulative Percent Hoàn toàn sai 38 10 % 10 % 10 % Sai một phần 54 14 % 14 % 23 % Trung hòa 37 9 % 9 % 32 % Đúng một phần 78 20 % 20 % 52 % Hoàn toàn đúng 193 48 % 48 % 100 % Total 400 100 % 100 % C2.7 Chỉ làm ở công ty sản xuất Frequency Percent ValidPercent Cumulative Percent Hoàn toàn sai 95 24 % 24 % 24 % Sai một phần 125 31 % 31 % 55 % Trung hòa 58 15 % 15 % 70 % Đúng một phần 103 26 % 26 % 95 % Hoàn toàn đúng 19 5 % 5 % 100 % Total 400 100 % 100 % C2.8 Ở các cơ quan hành chính của Nhà Nước Frequency Percent ValidPercent Cumulative Percent Hoàn toàn sai 74 19 % 19 % 19 % Trang 47 Sai một phần 45 11 % 11 % 30 % Trung hòa 75 19 % 19 % 49 % Đúng một phần 153 38 % 38 % 87 % Hoàn toàn đúng 53 13 % 13 % 100 % Total 400 100 % 100 % C2.9 Ở một số bộ phận trong công ty Frequency Percent ValidPercent Cumulative Percent Hoàn toàn sai 110 28 % 28 % 28 % Sai một phần 79 20 % 20 % 47 % Trung hòa 62 16 % 16 % 63 % Đúng một phần 88 22 % 22 % 85 % Hoàn toàn đúng 61 15 % 15 % 100 % Total 400 100 % 100 % C2.10 Nơi làm việc là ở văn phòng của công ty Frequency Percent ValidPercent Cumulative Percent Hoàn toàn sai 15 4 % 4 % 4 % Sai một phần 29 7 % 7 % 11 % Trung hòa 42 11 % 11 % 22 % Đúng một phần 149 37 % 37 % 59 % Hoàn toàn đúng 165 41 % 41 % 100 % Total 400 100 % 100 % C2.11 Làm việc với cấp lãnh đạo trong công ty Frequency Percent ValidPercent Cumulative Percent Hoàn toàn sai 33 8 % 8 % 8 % Sai một phần 59 15 % 15 % 23 % Trung hòa 45 11 % 11 % 34 % Đúng một phần 149 37 % 37 % 72 % Hoàn toàn đúng 114 28 % 28 % 100 % Total 400 100 % 100 % C2.12 Làm việc với khách hàng của công ty Frequency Percent ValidPercent Cumulative Percent Hoàn toàn sai 21 5 % 5 % 5 % Trang 48 Sai một phần 26 7 % 7 % 12 % Trung hòa 67 17 % 17 % 29 % Đúng một phần 120 30 % 30 % 59 % Hoàn toàn đúng 166 41 % 41 % 100 % Total 400 100 % 100 % * Về cường độ công việc và triển vọng C2.13 Cường độ công việc của ngành quản trị kinh doanh là rất cao Frequency Percent ValidPercent Cumulative Percent Hoàn toàn sai 10 3 % 3 % 3 % Sai một phần 35 9 % 9 % 11 % Trung hòa 65 16 % 16 % 28 % Đúng một phần 138 35 % 35 % 62 % Hoàn toàn đúng 152 38 % 38 % 100 % Total 400 100 % 100 % C2.14 Cơ hội có việc làm cao Frequency Percent ValidPercent Cumulative Percent Hoàn toàn sai 23 6 % 6 % 6 % Sai một phần 29 7 % 7 % 13 % Trung hòa 81 20 % 20 % 33 % Đúng một phần 174 44 % 44 % 77 % Hoàn toàn đúng 93 23 % 23 % 100 % Total 400 100 % 100 % C2.15 Có điều kiện thăng tiến nhanh Frequency Percent ValidPercent Cumulative Percent Hoàn toàn sai 13 3 % 3 % 3 % Sai một phần 41 10 % 10 % 14 % Trung hòa 67 17 % 17 % 30 % Đúng một phần 142 36 % 36 % 66 % Hoàn toàn đúng 137 34 % 34 % 100 % Total 400 100 % 100 % C2.16 Có được thu nhập cao Frequency Percent ValidPercent Cumulative Percent Trang 49 Hoàn toàn sai 1 Sai một phần 20 5 % 5 % 5 % Trung hòa 56 14 % 14 % 19 % Đúng một phần 152 38 % 38 % 57 % Hoàn toàn đúng 171 43 % 43 % 100 % Total 400 100 % 100 % * Về những kỹ năng, phẩm chất C2.17 Bạn phải năng động, sáng tạo Frequency Percent ValidPercent Cumulative Percent Hoàn toàn sai 1 Sai một phần 8 2 % 2 % 2 % Trung hòa 9 2 % 2 % 5 % Đúng một phần 65 16 % 16 % 21 % Hoàn toàn đúng 317 79 % 79 % 100 % Total 400 100 % 100 % C2.18 Bạn phải có tính quyết đoán, không do dự Frequency Percent ValidPercent Cumulative Percent Hoàn toàn sai 6 2 % 2 % 2 % Sai một phần 16 4 % 4 % 6 % Trung hòa 13 3 % 3 % 9 % Đúng một phần 115 29 % 29 % 37 % Hoàn toàn đúng 250 63 % 63 % 100 % Total 400 100 % 100 % C2.19 Bạn phải có khả năng ăn nói Frequency Percent ValidPercent Cumulative Percent Hoàn toàn sai 5 1 % 1 % 1 % Sai một phần 4 1 % 1 % 2 % Trung hòa 26 7 % 7 % 9 % Đúng một phần 106 27 % 27 % 35 % Hoàn toàn đúng 259 65 % 65 % 100 % Total 400 100 % 100 % C2.20 Bạn phải có kỹ năng giải quyết tốt mọi công việc Frequency Percent Valid Cumulative Trang 50 Percent Percent Hoàn toàn sai 3 1 % 1 % 1 % Sai một phần 5 1 % 1 % 2 % Trung hòa 12 3 % 3 % 5 % Đúng một phần 65 16 % 16 % 21 % Hoàn toàn đúng 315 79 % 79 % 100 % Total 400 100 % 100 % C2.21 Bạn phải giỏi về tính toán Frequency Percent ValidPercent Cumulative Percent Hoàn toàn sai 1 Sai một phần 7 2 % 2 % 2 % Trung hòa 12 3 % 3 % 5 % Đúng một phần 78 20 % 20 % 25 % Hoàn toàn đúng 302 75 % 75 % 100 % Total 400 100 % 100 % C2.22 Bạn phải thông thạo vi tính văn phòng và anh văn Frequency Percent ValidPercent Cumulative Percent Hoàn toàn sai Sai một phần Trung hòa 17 4 % 4 % 4 % Đúng một phần 82 21 % 21 % 25 % Hoàn toàn đúng 301 75 % 75 % 100 % Total 400 100 % 100 % C3 Cảm tình của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh C3.1 Tôi cảm thấy tên ngành quản trị kinh doanh rất hấp dẫn Frequency Percent ValidPercent Cumulative Percent Hoàn toàn đồng ý 105 26 % 26 % 26 % Nói chung là đồng ý 199 50 % 50 % 76 % Trung hòa 85 21 % 21 % 97 % Nói chung là không đồng ý 8 2 % 2 % 99 % Hoàn toàn không đồng ý 3 1 % 1 % 100 % Total 400 100 % 100 % C3.2 Tôi cảm thấy tên ngành quản trị kinh doanh rất ấn tượng Frequency Percent Valid Cumulative Trang 51 Percent Percent Hoàn toàn đồng ý 96 24 % 24 % 24 % Nói chung là đồng ý 219 55 % 55 % 79 % Trung hòa 80 20 % 20 % 99 % Nói chung là không đồng ý 3 1 % 1 % 100 % Hoàn toàn không đồng ý 2 1 % 1 % Total 400 100 % 100 % C3.3 Tôi rất tự hào nếu được học ngành quản trị kinh doanh Frequency Percent ValidPercent Cumulative Percent Hoàn toàn đồng ý 120 30 % 30 % 30 % Nói chung là đồng ý 157 39 % 39 % 69 % Trung hòa 110 28 % 28 % 97 % Nói chung là không đồng ý 8 2 % 2 % 99 % Hoàn toàn không đồng ý 5 1 % 1 % 100 % Total 400 100 % 100 % C3.4 Tôi rất thích làm những công việc có cường độ cao Frequency Percent ValidPercent Cumulative Percent Hoàn toàn đồng ý 69 17 % 17 % 17 % Nói chung là đồng ý 167 42 % 42 % 59 % Trung hòa 104 26 % 26 % 85 % Nói chung là không đồng ý 56 14 % 14 % 99 % Hoàn toàn không đồng ý 4 1 % 1 % 100 % Total 400 100 % 100 % * Xu hướng hành vi của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh. C3.5 Tôi tìm kiếm rất nhiều thông tin về ngành quản trị kinh doanh Frequency Percent ValidPercent Cumulative Percent Hoàn toàn đồng ý 24 6 % 6 % 6 % Nói chung là đồng ý 56 14 % 14 % 20 % Trung hòa 128 32 % 32 % 52 % Nói chung là không đồng ý 169 42 % 42 % 94 % Hoàn toàn không đồng ý 23 6 % 6 % 100 % Total 400 100 % 100 % C3.6 Tôi giới thiệu rất nhiều bạn bè đăng ký thi vào ngành quản trị kinh doanh Frequency Percent ValidPercent Cumulative Percent Trang 52 Hoàn toàn đồng ý 16 4 % 4 % 4 % Nói chung là đồng ý 48 12 % 12 % 16 % Trung hòa 192 48 % 48 % 64 % Nói chung là không đồng ý 132 33 % 33 % 97 % Hoàn toàn không đồng ý 12 3 % 3 % 100 % Total 400 100 % 100 % C4 Bạn có từng suy nghĩ sẽ thi vào ngành quản trị kinh doanh hay không ? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Suy nghĩ rất nhiều 65 16 % 16 % 16 % Đã từng suy nghĩ 231 58 % 58 % 74 % Không nghĩ đến 104 26 % 26 % 100 % Total 400 100 % 100 % C5 Bạn nhất định thi vào ngành quản trị kinh doanh trong kỳ thi sắp tới phải không ? Frequency Percent ValidPercent Cumulative Percent Phải 211 53 % 53 % 53 % Không 189 47 % 47 % 100 % Total 400 100 % 100 % Trang 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS-TS Trần Minh Đạo, Marketing - Đại học kinh tế quốc dân – NXB thống kê. 2. David J.Luck / Ronald S.Rubin, Nghiên cứu Marketing – NXB thống kê. 3. Nguyễn Đình Thọ, Nghiên cứu Marketing. 4. Christian – Lê Thị Đông Mai với sự cộng tác của Marc Dupuis – Ngô Chân Lý, Marketing căn bản – NXB Thanh Niên. 5. Các mô hình nghiên cứu: - Th.s Nguyễn Thành Long - Tính vị chủng trong hành vi tiêu dùng của người Việt Nam đối với hàng hóa Trung Quốc. - Chủ biên Đào Xuân Sâm, Nhìn nhận của xã hội đối với thị trường kinh doanh, NXB thống kê, Hà Nội – 2000. 5. Hoàng Trọng (2002), Xử lý dữ liệu nghiên cứu với SPSS for Windows – NXB thống kê. Trang 54

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNGHIEN CUA THAI DO CUA HS PHO THONG DOI NGANH QUAN TRI KINH DOANH.PDF
Tài liệu liên quan