PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 1
1.1 Lí do chọn đề tài 1
CHƯƠNG 1: "THUỶ HỬ TRUYỆN" VÀ VẤN ĐỀ KẾT CẤU 3
1.1 VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 3
1.2 GIỚI THUYẾT VỀ KẾT CẤU CỦA MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC. 9
CHƯƠNG 2 : KẾT CẤU VỚI HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG 12
2.1 NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CÁC TUYẾN NHÂN VẬT. 12
2.2 HÌNH TƯỢNG NGƯỜI DẪN CHUYỆN 30
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT KẾT CẤU VỚI XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN 41
3.1 NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC ĐOẠN, CHƯƠNG HỒI 41
3.2 NHÁNH CỐT TRUYỆN VÀ CỐT TRUYỆN THUỶ HỬ 48
3.3 THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT. 53
PHẦN KẾT LUẬN: 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2144 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu Thuỷ Hử truyện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lên Lương Sơn Bạc”....
Một đặc điểm dễ nhận thấy ở hồi thường có hai câu thơ đầu và mấy dòng thơ cuối. Một sự kiện còn dang dở, một nhân vật được giải thích nhưng cha xuất hiện thường được gài lại ở cuối hồi với một lời hẹn của người kể : “Muốn biết sự việc ra sao xin xem hồi sau sẽ rõ...”. Kết thúc này đã tạo ra tâm lí chờ đợi, bị kìm hãm rất đặc trưng của tiểu thuyết cổ điển, càng có sức lôi cuốn độc giả xưa và nay.
Giữa hồi tác giả thường chêm vào mấy câu thơ, mấy lời bình giá nhân vật. Thuỷ Hử có rất nhiều đoạn thơ, nó không đơn thuần là sự bình giá trước một sự kiện, một hiện tượng mà còn mang tính chất nghệ thuật giải đáp những vướng mắc, mâu thuẫn, hoặc mang ý nghĩa chuyển đoạn trong hồi.
Chẳng hạn hồi 22, khi Tống Giang, Võ Tòng chia tay nhau, những lời thơ đã mang tính chất rẽ ngang của câu chuyện Võ Tòng:
“Trông chừng trời đổ non tây
Anh hùng này lúc chia tay cũng sầu
Rồi đây một bước xa nhau
Kinh trời, động đất biết đâu có người”
Khi Võ Tòng lên núi biết có hổ, nhưng chàng không sợ mà quyết tâm đi qua:
“Ruợu này sức ấy tài kia
Trời còn bé huống chi vật thường
Gánh sao cho nổi tang thương với đời”
Những lời bình luận ấy đã mở ra một trường đoạn mới với hành động lẫm liệt của Võ Tòng đả hổ. Điều ấy, khiến cho tiểu thuyết chương hồi có sắc thái riêng, nó là bộ phận không thể tách rời trong kết cấu tác phẩm. Với những tên gọi của các hồi có nhịp điệu, mang tính chất tóm tắt nội dung chính của hồi, người ta thường nói chỉ cần nhớ hai câu mở đầu hồi là có thể biết được nội dung. Mặt khác, mỗi một hồi đều nằm trong tổng thể của câu chuyện cho nên chúng cũng mang sắc thái chung đều có khởi, có kết, có thực, có hư, có kìm hãm, li kì, có tiếp nối.
Chẳng hạn hồi 9: “Một mũi dao moi gan quân tàn bạo
Ba chén rợu say tít cả giang sơn”
Hồi này mở đầu cho biết người gọi lâm Xung cuối hồi 8 là Lý Tiểu Nhị khi trước ở Đông Kinh được Lâm Xung cứu giúp. Tiếp đó, xung đột càng được đẩy lên cao hơn khi Cao Cầu sai bọn Lục Ngu Hầu, Quản Doanh, Sai Bát... cho Lâm Xung ra thảo trường làm rồi đốt cháy hòng hãm hại Lâm Xung và kết thúc bằng việc Lâm Xung giết chết ba tên công sai tế miếu sơn thần. Xung đột giảm dần và tiếp nối bằng việc Lâm Xung say ruợu ngã xuống dưới khe. Hồi này dừng lại ở đây tạo sự tò mò cho độc giả: Không biết Lâm Xung rơi vào tay ai?
Sự việc Lâm Xung giết chết ba tên công sai tế miếu sơn thần rồi trốn thoát đợc gói gọ trong một hồi, phản ánh được đỉnh cao của sự phát triển tính cách. Không những thế, nó còn bao gồm nhiều sự kiện khác như : Lâm Xung vác đao đi tìm Lục Ngu Hầu trong ba ngày liền không thấy, gặp miếu thì cúi đầu khấn vái...Đó chính là những kìm hãm hành động nhân vật để làm bật lên sự dữ dội trong hành động giết chết ba tên công sai. Sự ly kì biểu hiện ở chỗ tác giả không miêu tả bọn Sai Bát đốt thảo trường như thế nào mà chỉ cho thấy khi Lâm Xung đang uống ruợu thì “Nghe thấy tiếng nổ lốp bốp ở gần đấy, chàng liền ngó cổ ra chỗ vách miếu để xem thì thấy bên thảo trường, lửa cháy rần rật bốc lên khác gì trận Xích Bích hoả công mà Tào Tháo bị khốn với Chu Lang vậy”[4;160]. Đồng thời, sự vật bên ngoài tác động vào cũng góp phần tạo ly kỳ, chẳng hạn đoạn Tiểu Nhị nghe lén ba người nói chuyện câu được, câu chăng, còn tại miếu sơn thần, Lâm Xung đã nghe rõ mồn một những kẻ định hãm hại mình:Bút pháp tả cảnh vật rất đặc trưng tạo hoàn cảnh tương ứng, làm nền cho tính cách nhân vật phát triển, tả lạnh thì lạnh thấu xương,tả nóng thì nóng rát mặt.
Trong nghệ thuật tổ chức hồi như vậy,tài năng của tác giả cũng được thể hiện một cách rõ ràng.Từ khởi tới kết tựa như làn sóng cuộn trào lúc lên, lúc xuống, các mâu thuẫn xung đột có khi kéo dài nhưng cũng có khi được giải quyết chóng vánh. Nói như Kim Thánh Thán: "Ôi!Văn tả từ trước nhằm mục đích về sau thì phải biết đương gợi mối văn sau, chẳng phải riêng hồi này vậy.Đoạn văn còn rớt sau mà nhằm theo đích trước thì phải biết văn trước chưa hết, cho nên nó thuộc về tiền văn chẳng phải hậu văn. Có như thế, mới khiến trong lòng độc giả xét thấy như có kim, có chỉ, mà tin tức giả đã biến ra hai ba việc được.Tả việc nào hết việc ấy thì sao thấy sâu xa của sự diễn tả trong phép văn chương”[6;164].
Tác phẩm văn học bao giờ cũng là một chỉnh thể thẩm mỹ thống nhất và toàn vẹn. Nằm trong dòng văn học truyền thống phương Đông, Thi Nại Am cũng như các tác giả khác rất coi trọng mở đầu và kết thúc trong tổ chức nghệ thuật của tác phẩm. Hầu như, chủ đề tư tưởng, quan niệm của tác giả về một sự kiện nào đấy trong xã hội mà mình định nói tới đều được phản ánh rất nhiều trong hồi mở đầu.Đó là đầu mối, là điểm xuất phát cho ý đồ nghệ thuật của mình.
Hồi một của Tây Du Kí chính là sự lý giải về vũ trụ và sự ra đời cua con Khỉ đá theo quan niệm âm dương, ngũ hành. Sự ra đời ấy đã báo hiệu những điều kì lạ sẽ xảy đến với người đọc dương thế. Còn ở “Thuỷ Hử truyện” thì hồi đầu chính là dụng ý nghệ thuật mà tác giả tập trung thể hiện trong toàn bộ tác phẩm, nói như Kim Thánh Thán: “ một bộ sách gồm 70 hồi tả 108 vị anh hùng. Khi mới mở đầu câu chuyện không thể tả ngay ra hết, hãy tả một người Cao Cầu như khởi điểm, nếu chẳng Cao Cầu mà tả một trăm linh tám vị anh hùng, thì ra mối loạn bắt đầu từ kẻ dưới. Chẳng tả ngay kẻ anh hùng mà tả Cao Cầu trước thì thấy mối loạn sinh ra vốn từ người trên [6;30]. Rõ ràng, việc tả Cao Cầu ngay từ hồi mở đầu “Thuỷ Hử truyện”là một dụng ý nghệ thuật của Thi Nại Am. Cao Cầu là một tên du đãng đầu đường, xó chợ nhờ tài đá cầu mà bước lên hàng thái uý, ỷ quyền cậy thế hãm hại Vương Tiến, Lâm Xung. Như vậy, nguyên nhân “quan bức” đã được thể hiện một cách trực tiếp ngay từ đầu. Hay tả Vương tiến bị Cao Cầu bức hại không dám phản kháng chỉ ôm nhau khóc và chạy trốn, cuối cùng không xuất hiện, càng làm nổi bật tính cách hảo hán, anh hùng các thủ lĩnh Lương Sơn.
“Thuỷ hử truyện” bắt nguồn từ truyện kể dân gian và biên niên cho lên luôn có sự tương ứng giữa hồi mở đầu và hồi kết thúc.Mặc dù, tác giả xây dựng cốt truyện trên mối liên hệ nhân quả, nhưng kết thúc của Thuỷ hử khác hẳn những bộ truyện khác.Đó kết thúc không có hậu, không có tôn vương, phong quan mà cũng không có đắc thắng, khải hoàn. Kể cả nếu “Thuỷ Hử truyện ” kết thúc ở hồi 70 đỉnh cao thắng lợi của nghĩa quân, các anh hùng phân ngôi thứ bậc nhưng phía trước không phải là cuộc sống ấm êm mà giấc mộng kinh hoàng của Lư Tuấn Nghĩa chính là điểm bao những tai biến sắp xảy ra. Hồi 120 là hồi kết thúc “Thuỷ hử toàn truyện” với sự tan rã của 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc. Kẻ thì bị chết trên thao trường, kẻ thì về quê vui thú điền viên, kẻ ở lại bị quan tham đầu độc, nhưng cuối cùng vẫn tập trung đông đủ ở đầm Lục Nhi và hình ảnh Lý Quỳ báo oán Tống Huy Tôn là một kết thúc mở. Điều cho thấy cuộc khởi nghĩa chưa hoàn toàn dập tắt, nhân dân vẫn còn có hy vọng vào những người anh hùng hảo hán ấy.
Như vậy, tài năng nghệ thuật của tác giả đã được khẳng định trong việc tổ chức chương hồi. Từng hồi một nối tiếp nhau móc xích phân bố đều đặn theo thời gian tự sự tạo nên tính chất “liên hoàn” cho “Thuỷ Hử truyện”. Mỗi một hồi đều chật ních các sự kiện các mối thuẫn xung đột, từ cá nhân cho tới xã hội, đồng thời đó cũng là sự giải quyết mâu thuẫn này và tiếp diễn một mâu thuẫn khác. Cứ thế, chương hồi tạo ra một kết cấu liền mạch “nhất khí” ,”nhất quán” của một chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn. Sự tồn taị lâu dài của tiểu thuyết chương hồi trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc cho thấy hiệu qủa của nó đối với sáng tác và thị hiếu truyền thống độc giả Trung Hoa.
Mặc dù, hồi là đơn vị của bố cục (kết cấu bên ngoài), đoạn là đơn của kết cấu(kết cấu bên trong) nhưng chúng đều gặp nhau ỏ nhịp tự sự. Nhịp của đoạn được tạo thành do những xung đột liên tiếp xảy ra, có khi dồn dập, mau lẹ, có khi chậm chạp, không nhất quán nhưng đối với hồi thì đó là sự phân chia đều đặn các xung đột tạo ra nhịp tự sự lúc lên, lúc xuống theo làn sóng nhấp nhô mà Kim Thánh Thán gọi là :”ba lãng khởi phục”.Đầu hồi là sự giảm yếu các xung đột nhằm giải quyết hết những điều chưa biết ở những hồi trước và tiếp tục tăng cường xung đột tiếp theo. Điều này, được thể hiện rõ nhất ở những hồi miêu tả các cuộc giao tranh đẫm máu giữa nghĩa quân và quan quân triều đình, giữa nghĩa quân và giặc Liêu, Điền Hổ, Phơng Lạp .... Nhịp tự sự ở đó trở nên nhanh, gấp gáp, lúc hùng hồn, hồi hộp, lúc lại trầm buồn, tĩnh lặng, tuỳ theo số lượng sự kiện phân bố ở từng hồi.
Tóm lại, kết cấu đoạn, chương hồi là một sản phẩm độc đáo, giàu tính sáng tạo của tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa nói chung và Thuỷ Hử nói riêng, dựa trên truyền thống sử biên niên và truyện kể dân gian cũng như quan niệm nghệ thuật và quan niệm vũ trụ của người Trung Hoa cổ xưa. Đoạn là đơn vị cốt truyện, chương hồi ứng với một lần kể chuyện. Tất cả đều dựa trên trục thời gian tuyến tính, sự việc nào xảy ra trước nói trước, sự việc nào xảy ra sau, nói sau, tạo nên sự mạch lạc, liên kết trong ngoài chặt chẽ theo chủ đề, tư tưởng của kết cấu tác phẩm. Điều ấy, đã tạo ra một kết cấu hoàn chỉnh, thống nhất của các câu chuyện riêng biệt thành một cốt truyện duy nhất. Tìm hiểu nghệ thuật dàn dựng nhiều nhánh cốt song song tồn tại với cốt truyện trung tâm ta thấy rõ điều ấy.
3.2 NHÁNH CỐT TRUYỆN VÀ CỐT TRUYỆN THUỶ HỬ
“Thuỷ Hử truyện”, một mặt bắt nguồn từ truyền thống sử biên niên và truyện kể dân gian, mặt khác đây là thể loại tự sự nên nó có một cốt truyện chặt chẽ với khởi kết tương ứng, trong ngoài liên quan, hơn nữa nó còn là sự chắp nối các câu chuyện riêng lẻ thành một cốt truyện thống nhất xoay quanh chủ đề, tư tưởng tác giả...Cốt truyện của Thuỷ Hử đã đào sâu mối mối liên hệ nhân quả để khái quát lên quá trình phát sinh, phát triển và thất bại của cuộc khởi nghĩa nông dân thời bấy giờ, đặc biệt là số phận của những người anh hùng trong xã hội phong kiến.
Cả câu chuyện về cuộc khởi nghĩa anh hùng của anh em Tống Giang đã được đặt trong logic nhân quả, mỗi một chương, đoạn cũng đều có mối liên hệ nhân quả. Chính sự đàn áp bóc lột dữ dội, hãm hại người hùng một cách vô cớ của bọn quan quân đã khiến cho các anh hùng hảo hán ở khắp mọi nơi như dòng thác tuôn trào về miền Thuỷ Bạc với tinh thần phản kháng mạnh mẽ đòi quyền sống, thực hiện chân lí có “áp bức có đấu tranh”.
Để tạo nên cốt truyện trung tâm là cuộc khởi nghĩa của 108 anh hùng Lương Sơn, Thi Nại Am đã tạo dựng nhiều câu chuyện nhỏ khác nhau về các số phận riêng lẻ. “Tiểu thuyết trường thiên Trung Quốc được các nhà nghiên cứu hình dung như một liều thuốc bắc có nhiều thang,trong mỗi gói lớn có nhiều gói nhỏ, mỗi gói sắc uống một vài lần, cứ thế hết gói này đến gói khác. Tuy liên tục nhưng mỗi gói có tính độc lập và nhiều khi khác nhau ở sự gia giảm”[19;200]. Quả vậy, những câu chuyện lớn nhỏ mà Thuỷ Hử đã tả, mỗi một chuyện đều có tính độc lập tương đối nhưng lại có mối liên hệ hữu cơ giữa chuyện này với chuyện kia. Sự xuất hiện của mỗi chuyện nhằm biểu đạt một nội dung trọng tâm chung là sự áp bức của bọn thống trị phong kiến và phản kháng của các anh hùng. Công lao của Thi Nại Am là sắp đặt những mẩu chuyện vốn có sao cho hợp lí, hợp tình lại có sức hấp dẫn độc giả. Thí dụ như chuyện kể đời Tống, trước khi tụ nghĩa Lương Sơn, Lâm Xung và Lỗ Trí Thâm chưa hề gặp nhau. Thi Nại Am đã khéo sắp xếp để trong khi kể chuyện Lâm Xung mắc nạn thì Lỗ Trí Thâm xuất hiện rồi bẵng đi mấy hồi chúng ta gặp lại nhà sư hổ mang vung dao cứu Lâm Xung ở rừng Lợn Lòi, cuối cùng hai người gặp nhau trên Lương Sơn Bạc. Chuyện Dương Chí tương tự. Dương Chí phụng mệnh vua Thái Hồ chở đá hoa cương về kinh đô, dọc đường gặp bão lớn, chìm thuyền, đang lang thang tìm kế thoát thân thì chẳng may qua Lương Sơn Bạc. Bấy giờ Lâm Xung đã lên Lương Sơn nhưng chủ trại Vương Luân buộc phải lấy “đầu danh trang”. Đón chờ mãi mấy hôm mới gặp người qua đường thì đấy là Dương Chí, nhưng Dương Chí từ chối ở lại nơi bến nước và trở về kinh mong phục chức, bị Cao Cậu cự tuyệt, anh ta lâm vào cảnh không nhà cửa, không tài sản, buộc phải đi bán đao và giết chết tên Đường Ngưu Nhị. Từ đó, tác giả đã khéo sắp xếp một loạt các sự kiện khác để tạo con đường đưa Dương Chí lên Lương Sơn một cách ngẫu nhiên: Dương Chí được nhân dân yêu mến làm chứng cho tội giết người của mình, bị quan phủ xử tội phải đi đày, có tài nên được Lương Trung Thư trọng dụng, phụng mệnh áp tải mười một gánh kim ngân châu báu về kinh chúc thọ, bị bọn Tiều Cái lập mưu cướp, Dương Chí thực sự lúc này mới lâm vào con đường cùng không lối thoát, theo Tào Chính lên núi Nhị Long nhập bọn.Sau cùng bọn Lỗ Trí Thâm, Vỗ Tòng “bức thướng Lương Sơn”.
Như vậy, hiện thực của dòng lịch sử đang vận động và số phận chung của những người anh hùng đã khiến cho các câu chuyện móc nối với nhau nhờ mô típ gặp gỡ của các nhân vật để cuối cùng họ đều tụ nghĩa nơi miền Thuỷ Hử. Xét trong toàn truyện, những câu chuyện ấy như hàng trăm con sông đổ về biển lớn từ phân đến hợp, từ hợp đến tan, từ cao trào phân ngôi thứ bậc ở Lương Sơn đến thoái trào là các anh hùng tụ hồn ở đầm Lục Nhi.
Trong “Thuỷ Hử truyện”, câu chuyện này móc nối với câu chuyện kia như một móc xích. Đôi khi mỗi chuyện lại xuất hiện một nhân vật anh hùng chủ yếu với sự phát triển tính cách và bước đường đời của nhân vật. Đó là, Lỗ Trí Thâm, Lâm Xung, Dương Chí, Tống Giang, Võ Tòng...có thể tách mỗi câu chuyện về các nhân vật ấy thành một cốt truyện riêng biệt có khởi kết, có hô ứng liền mạch, nhưng chúng vẫn đảm bảo sự thống nhất trong tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Việc xây dựng các tuyến cốt truyện trên bình diện đời thường đã phản ánh một cách rõ nét xung đột hàng ngày trong từng số phận cá nhân riêng biệt nhưng từ đó chúng được nâng lên và chuyển hoá trên bình diện xã hội rộng lớn. Số phận của những con người như Lâm Xung,Võ Tòng, Dương Chí... hay Vận Kha, Hà Cửu Thúc, Võ Đại... chính là bộ mặt của toàn xã hội lúc bấy giờ. Trong Thuỷ Hử, những yếu tố mang tính chất móc nối, liên kết đều được tác giả sử dụng một cách nhuần nhuyễn không hề khiên cưỡng cũng như không để lộ một tí dấu vết chắp vá nào. Chẳng hạn, từ câu chuyện của Võ Tòng chuyển sang câu chuyện của Tống Giang tác giả chỉ dùng một chi tiết Võ Tòng say ruợu bị anh em Khổng Minh, Khổng Lượng bắt và gặp Tống Giang, sau Tống Giang giới thiệu lên núi Nhị Long đồng thời câu chuyện của Võ Tòng chấm dứt ở đây,câu chuyên của Tống Giang nối tiếp một cách tự nhiên. Thủ pháp này được Kim Thánh Thán gọi là “tiếp cây liền cành”, tác giả đã sử dụng một cách đắc lực trong việc sắp xếp, tổ chức các tuyến cốt chuyện thành một cốt chuyện duy nhất hoàn chỉnh.Từ cốt chuyện trung tâm cho đến cốt chuyện nhỏ của Thuỷ Hử đều bao gồm nhiều thành phần chính như trình bày,thắt nút, phát triển, diểm đỉnh, kết thúc. Đây là một đặc điểm nổi trội của kết cấu chương hồi. Để làm rõ điều này, ta có thể phân tích một truyện tiêu biểu- câu chuyện về cuộc đời và số phận cùng bước đường thay đổi tính cách của Võ Tòng
Phần trình bày đã được tác giả giới thiệu khái quát về bối cảnh xuất hiện của nhân vật (hồi 22). Võ Tòng xuất hiện ở nhà Sài Tiến trong sự gặp gỡ với Tống Giang ở một hoàn cảnh khó khăn. Trong phần trình bầy này mặc dù, mâu thuẫn chưa vận động và phát triển, chưa có những sự kiện làm thay đổi tình thế, nhưng với sự kiện Võ Tòng đả hổ trên đồi Cảnh Dương đã đặt mốc cho hàng loạt sự kiện sau này. Hành động của Võ Tòng biểu hiện khí khái anh hùng, sức mạnh vô địch, tinh thần không chịu khuất phục trước mọi khó khăn của nhân dân lao động.
Phần thắt nút là sự vận động của mâu thuẫn và xung đột . Trong toàn bộ cốt truyện, phần này chiếm một trường độ khá dài nhưng nó đã chuẩn bị cho hành động Sát tẩu của Võ Tòng. Sự kiện này khiến cho tính cách của nhân vật nổi trội:(không những có dũng mà còn có mưu, làm việc cẩn thận có suy nghĩ ).Đồng thời cũng có ý nghĩa đưa nhân vật tiến dần tới con đường “bức thướng Lương Sơn”.
Phần phát triển là phần quan trọng của cốt truyện bao gồm nhiều cảnh ngộ, nhiều sự kiện và biến cố khác nhau- sự kiện Võ Tòng vào nhà lao Thương Châu giúp Thi Ân đánh Tưởng Môn Thần, làm việc trong nhà Trương Đô Giám. Hình ảnh Võ Tòng trong nhà lao Thương Châu cho thấy nghĩa dũng tuyệt vời của tràng cũng như thái độ coi khinh bọn cai tù, khác hẳn với hành động của Lâm Xung và Tống Giang. Hành động Võ Tòng nhấc bổng tảng đá ba bồn người ôm không xuể và bắt con cọp Khoái Hoạt Lâm qui phục đã khẳng định sức mạnh vô địch của Võ Tòng. Phần phát triển này cũng cho thấy ý thức giai cấp của Võ Tòng chưa rõ rệt. Đó cũng là đặc điểm chung của Thuỷ Hử truyện vì vậy, sau khi đánh hổ ở Cảnh Dương, đánh “cọp ở Khoái Hoạt Lâm”,Võ Tòng cam chịu xin hầu dưới trướng Trương Đô Giám.
Đỉnh điểm của cốt truyện là mâu thuẫn đã phát triển đến cao trào của cả quá trình vận động. Tình thế, xung đột đặt ra có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của nhân vật đồng thời chủ đề, tư tưởng được thể hiện rõ. Võ Tòng đã cam tâm, ngoan ngoãn theo hầu Trương Đô Giám nhưng lại bị hắn hãm hại khiến cho mối thù giai cấp tích luỹ trong tâm can chàng đã biến thành sự phản kháng mãnh liệt. Người hảo hán ấy giờ đây hiểu được bản chất giả dối, ác độc của giai cấp thống trị, chàng đã vùng lên phản kháng bằng việc làm bến Phi Vân đẫm máu bốn tên công sai, giết mười lăm người nhà Trương Đô Giám khiến “huyết tẩm lầu Uyên Ương”, công khai viết tám chữ “Sát nhân giả đả hổ Võ Tòng dã”. Đó là đỉnh cao trong quá trình Võ Tòng tìm đường tới Lương Sơn.
Phần kết thúc xoá bỏ mâu thuẫn, là sự giải quyết cụ thể của mâu thuẫn nhưng nó cũng phải trải qua nhiều sự kiện mới có thể giải quyết được xung đột, từ đó, đưa nhân vật vào một tình huống khác. Đó là, sự kiện Võ Tòng suýt bị tay chân Trương Thanh – Tôn Nhị Nương giết thịt, giả làm sư để tránh sự truy nã của quan quân, giết Phi Thiên Ngô Công đạo nhân và gây gổ với gia nhân nhà Khổng Mục. Những sự kiện nhỏ xảy ra là nấc bậc tiếp theo đưa Võ Tòng tới gặp Tống Giang một cách hoàn toàn ngẫu nhiên cũng mang tính tất yếu.
Với các phần như trên, cốt truyện nhằm phơi bày các xung đột xã hội và thể hiện được số phận cũng như tính cách của nhân vật. Đó là cả một quá trình vận động của tính cách từ chỗ cam chịu tới phản kháng mạnh mẽ, dữ dội. Đồng thời, cũng là con đường chính của toàn cốt truyện Thuỷ Hử. Nhà nghiên Mỹ Andrew H.plaks đã có nhận xét về quá trình phát triển của cốt truyện tiểu thuyết chương hồi như sau:”loại kỳ thư ấy có quy mô nói chung là một trăm hồi, cứ 10 hồi kể một sự kiện lớn nối tiếp nhau.Trong mỗi 10 hồi thì hồi thứ ba, thứ tư có một cao trào.Cao trào toàn tác phẩm diễn ra vào 10 hồi thứ bảy, thứ tám khi nhân vật chính chết, tiếp theo là một kết cục kéo dài diễn tả mọi suy sụp tan vỡ.Cao trào toàn tác phẩm chia tác phẩm thành hai nửa, nửa đầu thịnh, nửa cuối suy, nửa đầu doanh, nửa sau hư”[9;203]. Đó cũng là đặc điểm của cốt truyện Thuỷ Hử mang nặng văn hoá truyền thống Phương Đông.Thuỷ Hử từ xưa tới nay vẫn được coi có kết cấu “đoản thiên liên hoàn tiểu thuyết” là nhờ liên kết những câu chuyện riêng lẻ như vậy. Có cốt truyện chỉ là đường của một nhân vật như Võ Tòng, Lâm Xung, Dương Chí, Tống Giang ... Nhưng cũng có cốt truyện của một nhóm nhân vật như câu chuyện của Lý Quỳ,Tiều Cái ...Điều ấy là một minh chứng ở giai đoạn đầu của Thuỷ Hử đã có các câu chuyện độc lập xoay quanh một chủ đề nhưng khi xuất hiện như những bộ phận của một tác phẩm hoàn chỉnh thì sự chắp nối những câu chuyện đó không được tuỳ tiện và có tính chất ngẫu nhiên mà phải chịu sự chi phối ý đồ sáng tạo của tác giả. Hồi hai xuất Cao Cầu như là cái mốc, nền, nguyên nhân của sự tập hợp 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc.Thắt nút của truyện là hồi mười Lâm Xung thay đổi tính cách, hồi 40 Tống Giang được giải thoát ...từ đó kéo theo xuất hiện biết bao người anh hùng thuộc nhiều thành phần khác nhau tụ nghĩa. Kiểu kết cấu đoản thiên liên hoàn rõ ràng đã phục vụ đắc lực cho tập hợp lượng của nghĩa quân.
Tuy nhiên,"Hậu Thuỷ Hử” kiểu kết trên đã trở nên lỏng lẻo bằng việc liệt kê các trận đánh với Điền Hổ, Phơng Lạp, Vơng Khánh một cách ngẫu nhiên, không ăn nhập hoàn toàn xa lạ với chủ đề tư tưởng, ý định ban đầu của tác giả . Các xung đột trong những cốt truyện nhỏ có xảy ra nhưng đều được giải quyết một cách chóng vánh đơn giản dựa vào những yếu tố hư ảo, tính cách của nhân vật trở nên mờ nhạt không rõ nét, các sự kiện đưa ra hoàn toàn ngẫu nhiên, rời rạc, có sự móc nối nhưng rất khiên cưỡng và cứng nhắc.Chẳng hạn, đoạn Lý Quỳ, Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm phản đối chiêu an một cách dữ dội nhưng sau đó họ vẫn bằng lòng chiêu an mà không hề có sự chuyển đổi. Hay những đoạn nghĩa quân đi đánh giặc Liêu, Đường Hổ, Vương Khánh là hoàn toàn vô nghĩa không hề có sự chắp đoạn hay sắp xếp chúng trong ý đồ tư tưởng
Tóm lại, khi nói về cốt truyện, M.gorki gọi nó là"những liên hệ, những mâu thuẫn, những thiện cảm, những ác cảm, nói chung là những mối liên hệ qua lại của con người lịch sử tổ chức tính cách này hay khác ” [6;275].Cốt truyện là do cuộc sống quy định nhưng, xét cụ thể thì tính cách lại lý giải nó. Xây dựng một cốt truyện với nhiều nhánh cốt truyện như vậy, có tác dụng mở rộng diện phản ánh hiện thực xã hội, giúp độc giả nhìn nhận thấy nhiều tầng lớp xã hội khác nhau nhiều cảnh đời khác nhau.
3.3 THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT.
Trong cuộc sống , thời gian và không gian vốn là một hiện tượng phong phú, đa dạng. Sự phong phú và đa dạng này cũng được phản ánh vào tác phẩm văn học một cách chọn lọc, có gọt giũa theo một ý đồ sáng tạo nghệ thuật nhất định. Khi đó, thời gian và không gian hiện thực đã trở thành thời gian và không gian nghệ thuật – hình tượng nghệ thuật được tái tạo và tái hiện dưới đôi mắt người nghệ sĩ. Với một tác phẩm cụ thể của một nhà văn cụ thể, thời gian và không gian đều có những nét đặc trưng rất độc đáo
Là một thể loại nằm trong dòng văn học truyền thống, Thuỷ Hử truyện cũng có thời gian và không gian nghệ thuật in đậm trong hình thức kết cấu chương hồi, đồng thời nó cũng mang màu sắc truyền của văn hoá Phương Đông. Trật tự không gian và thời gian nghệ thuật đã trở thành yêú tố liên kết các đơn vị tạo thành xương sống của truyện hay nói cách khác, thời gian và không gian nghệ thuật có vai trò kết cấu làm nổi bật chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
3.3.1 Thời gian nghệ thuật trong “Thuỷ Hử truyện”
Thời gian nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng của hình thức nghệ thuật, thuộc về hình tượng văn học, là phương tiện để nhà văn triển khai hình thức cấu trúc tác phẩm. Nhà văn sẽ phải tính toán, thống kê một cách chặt chẽ, kĩ càng, điều gì nói trước, điều gì nói sau, nói như thế nào, nói để làm gì....Tất cả phải vận dụng thời gian như là biện pháp đắc lực nhất : “Thời gian nghệ thuật là hình thức liên hệ, nối liền mọi sự vật và hiện tượng . Do đó, nó cho phép ta hình dung được hình thức tổ chức của tác phẩm và kĩ xảo sắp xếp sự vật, hiện tượng của tác giả trong hệ thống kết cấu đó ”[9;93]. Mặt khác, thời gian nghệ thuât còn là công cụ khám phá qui luật tự nhiên của đời sống, giúp ta nhận thức sâu hơn về cuộc sống.
Khác với Tam Quốc của La Quán Trung, “Thuỷ Hử truyện” vừa là tiểu thuyết anh hùng ca, vừa là tiểu thuyết sinh hoạt, cho nên thời gian lịch sử ít được quan tâm hơn, nhất là các niên đại, mà chủ yếu là thời gian sự kiện- Thời gian hiện tại gần với việc kể chuyện của tác giả, trong đó có thời gian sinh hoạt, thời gian chiến đấu....
Trước hết, thời gian lịch sử của Thuỷ Hử là thời gian trần thuật các sự việc, hiện tượng xảy ra trên một trục tuyến tính và tất nhiên không phải bao giờ cũng trùng khớp với sự thật lịch sử, cho dù “Thuỷ Hử truyện” viết về một đề tài có thực trong lịch sử, đó là cuộc khởi nghĩa nông dân do Tống Giang cầm đầu cuối thời Bắc Tống.Tính niên biểu nếu có của tác phẩm phải nằm trong hệ qui chiếu của văn bản nghệ thuật chứ không phải thời gian lịch sử của một đất nước, một dân tộc trong thời gian khách quan vũ trụ. Trong Thuỷ Hử, thời gian lịch sử được nói đến rất ít, một là do phạm vi của đề tài, hai do chủ đề, tư tưởng thế giới quan tác giả qui định. Ta chỉ biết rằng cuộc khởi nghĩa do Tống Giang cầm đầu xuất hiện từ thời Tống Huy Tôn, tức năm Tuyên Hoà thứ ba, chứ hoàn toàn không hề có bất cứ một niên biểu nào khác. Phần “Hậu Thuỷ Hử” chỉ thấy xuất hiện một số niên biểu không rõ ràng trong chiếu chiêu an.
Thời gian lịch sử là sự diễn tiến của lịch sử trên văn bản nghệ thuật. Nó tạo ra ảo tưởng về bước nhảy ngắn lịch sử, về sự vận động của cả thời đại lịch sử, con đờng khởi nghĩa của nông dân thời bấy giờ.Thời hiện tại khi ta cảm thụ chúng chỉ là thời gian diễn xuất, tức là, thời gian làm cho các sự kiện quá khứ tái hiện lại trước cảm quan của chúng ta, còn giữa sự kiện đó với người đọc là những hiện thực khác thời tuyệt đối. Vì thế, nó đã tạo ra tính lịch sử trong thời gian kể chuyện bởi cuộc khởi nghĩa của Tống Giang xảy ra vào thế kỉ XII (nhà Tống Huy Tôn), nhưng được Thi Nại Am lượm lặt những câu chuyện riêng lẻ tạo thành bộ tiểu thuyết này vào thế kỉ XIV (đời Minh).
Bên cạnh thời gian lịch sử là thời gian sự kiện – thời gian tuyến tính móc nối các sự kiện lại với nhau. Đối với một tác phẩm tự sự thì thời gian sự kiện chủ yếu là thời gian hiện tại gắn liền với việc kể chuyện của tác giả. Theo Trần Đình Sử thì “sự xuất hiện tương quan sự kiện với thời gian là một bước phát triển của ý thức về hiện thực, về cụ thể hoá và cá biệt hoá”[19; 166], nó khiến cho mọi suy nghĩ, liên tưởng của người đọc đều gắn với thực tại với cái bây giờ. Chặng đường lên Lương Sơn được cụ thể hoá qua số phận của các nhân vật hảo hán, mỗi số phận đều phải thử thách qua nhiều biến cố, nhiều xung đột diễn ra trong thời gian dài chứ không phải là một sớm, một chiều mà có thể bước hẳn cuộc đời mình từ chỗ chịu đựng đến phản kháng.
Thời gian sự kiện ở đây gắn liền với thời gian sinh hoạt của nhân vật bởi mỗi sự kiện, xung đột đều xảy ra trong cuộc sống bình thường hàng ngày của nhân dân lao động. Việc tính thời gian ở đây theo đơn vị ngày, buổi, năm, tháng....trong đời sống sinh hoạt bình thường của thực tại và thường mang tính chất ước lệ như ngày tháng lân la, sớm hôm, khoảng giữa buổi trưa, bấy giờ, hôm đó,...hoặc thời gian mà Võ Tòng áp giải các đồ kim ngân, châu báu tới Đông Kinh chỉ được miêu tả bằng câu : “Khi đi trời còn tàn đông nên lạnh lẽo, đến khi trở về đã bắt đầu sang tiết tháng ba”[6;455]. Các sự kiện, biến cố, xung đột xảy ra thường được ấn định trong khuôn thời gian nhất định, ban ngày hoặc ban đêm...thời gian mang tính chất định lợng khiến tính hiện thực được nâng lên rõ nét.
Trong Thuỷ Hử, có những nhân vật được miêu tả trong thời gian tương đối dài, nhưng cũng có nhân vật thỉnh thoảng mới xuất hiện trong một khoảnh khác nào đó. Thời gian dài đi liền với những tính cách phức tạp, làm rõ cuộc đấu tranh giằng xé trong con ngời nhân vật, đó là trường hợp Tống Giang, Dương Chí, Lâm Xung, Võ Tòng....Đối với nhân vật Tống Giang, thời gian trải dài theo con đường lên Lương Sơn Bạc cho thấy sự khó khăn, băn khoăn khi quyết định bước vào con đường “làm phản”. Thời gian dài đủ cho nhân vật bộc lộ hết tính cách, thể hiện sự biến đổi tính cách ở những thời điểm khác nhau. Giai đoạn đầu (hồi 17), Tống Giang là một anh áp ty luôn luôn làm tròn bổn phận của mình nhưng vẫn giao du, kết nghĩa anh hùng hảo hán, sau đó đến hồi 20, trải qua hàng loạt các sự kiện của “Thất tinh tụ nghĩa”, Tống Giang lại xuất hiện với hành động giết Diêm Bà Tích để bảo vệ thanh danh. Hồi 32 mới xuất khi gặp Võ Tòng và chia tay Võ Tòng, trải qua các thử thách ở Thanh Phong trại, về quê bị bắt, ngâm thơ phản trên lầu Tầm Dương,được nghĩa quân cứu thoát khỏi Vô Vi Quận, lúc bấy giờ Tống Giang mới hoàn toàn bước tạm trên con đường Lương Sơn.
Nhân vật Lâm Xung, Võ Tòng, Dương Chí cũng được tác giả đặt vào trong từng thời kì khác nhau của số phận để khái quát được tính cách nhân vật một cách tích cực. Thời gian ngắn lại với những tính cách thuần nhất, ít biến động, không mang mâu thuẫn trong nội bộ tính cách. Thời gian gắn với nhân vật Lí Quỳ bao giờ cũng là thời gian ngắn. Nhân vật này thỉnh thoảng mới xuất hiện xen kẽ với nhân vật khác và thường chỉ xuất hiện trong chớp nhoáng, tính cách của nhân vật đã được định hình ngay từ lúc mới xuất hiện .
Như vậy, dù gián tiếp hay trực tiếp, thời gian nghệ thuật đã tham gia vào biểu hiện tính cách nhân vật qua những sự kiện, biến cố mà nhân vật phải trải qua, nó kết hợp với những yếu tố nghệ thuật khác để tạo nên hoàn cảnh điển hình cho tính cách nhân vật hoạt động. Mặt khác, thời gian sinh hoạt gắn với các sinh hoạt trong cuộc sống thường nhật của nhân dân. Trong đó, những biến cố có tính chất bước ngoặt thường diễn ra trong khoảng thời gian tự sự tương đối lâu dài, đủ cho các sự kiện diễn ra một cách li kì, lôi cuốn người nghe. Thí dụ, thời gian của câu chuyện Võ Tòng sát tẩu làm một chuỗi các sự kiện diễn ra trong cuộc sống hàng ngày chẳng hạn như việc Võ Đại đi bán bánh buổi sớm, Vận Kha bán lê để kiếm tiền nuôi cha, chuyện tự tình của Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên...Trong một chuỗi các sự kiện nối tiếp nhau như vậy, miêu tả là một thành tố của chuyện cũng là dấu hiệu xác định sự có mặt của người phát ngôn và thời gian phát ngôn trong truyện. Đó là, thời gian hiện tại gắn với cái nhìn miêu tả, dù thực tế có ở thời gian nào đi chăng nữa, miêu tả có khả năng khiến cho thời gian trở nên ngưng đọng, khép kín và dừng hành động lại trong chốc lát. Thời gian của miêu tả không có sự diễn tiến so với sự kiện mà chỉ là kế tiếp đối với miêu tả khác gắn với sự kiện mà thôi. Chẳng hạn, những miêu tả: “Khi đem ra đứng ở phố Quần ngựa có đến mấy giờ đồng hồ cũng không thấy ai đến hỏi mua cả. Chàng lấy làm nóng ruột, lại vác ra một chỗ náo nhiệt Thiên Hán để bán”[4;186] . Hay “bấy giờ hai người uống ruợu hồi lâu...sáng hôm sau khi mặt trời mọc, chúng đều trở dậy sắp sửa ra đi...bấy giờ đương độ trung tuần tháng năm, trời tuy tạnh ráo mà nóng bức lạ thường. Dương Chí quyết tâm đi cho kịp ngày sinh nhật, là ngày rằm tháng sau cho nên cũng phải dông dả đi mau. Từ khi ở thành Bắc Kinh bước chân ra, trong năm bảy ngày trời, hôm nào cũng đầu trống canh năm dậy đi cho mát đến giữa trưa lại nghỉ”[4;244].
Như vậy, thời gian tự sự đã khiến cho cốt truyện phát triển một cách tự nhiên. Các sự kiện xảy ra và được lý giải với tính tất yếu khách quan.Vậy việc tổ chức thời gian nghệ thuật của tác phẩm như thế nào? Thuỷ hử nh phần trên đã nói có hệ thống nhân vật đồ sộ đợc phân thành nhiều tuyến, nhiều nhóm khác nhau. Mỗi nhân vật có những sự kiện riêng của mình, tính cách được thử thách qua xung đột cá nhân đến xung đột tập thể, xã hội. Nếu tách riêng ra với tuyến thời gian sự kiện của mình đủ sức tạo thành cốt truyện riêng. Tuy vậy, muốn tác phẩm mang một sức mạnh nghệ thuật có giá trị, tác giả đã bố trí sự kiện của nhân vật trùng nhau tức là, các nhân vật có thể tham gia vào cùng sự kiện khiến cho thời gian dường nh trở nên cô đúc và cấu trúc tác phẩm cũng mạch lạc trong sáng hơn.Tác giả luôn bám sát vào đường đời nhân vật, không bỏ lỡ một thời gian nào, tuy nhiên, chỉ tập trung miêu tả thời gian có tính chất bước ngoặt,còn lại, thời gian rút ngắn trong sự miêu tả với các đơn vị mang tính chất ước lệ như trải qua.., đã qua...,mấy hôm sau...trong "Thuỷ Hử truyện" bên cạnh thời gian sinh hoạt tác giả còn tập trung miêu tả thời gian chiến đấu. Thời gian chiến đấu của nghĩa quân Lương Sơn Bạc chống lại mọi thế lực thường là thời gian thu gọn trong một ngày, một đêm, nhưng trong khoảng thời gian ấy có biết bao sự kiện xảy ra. Thời gian chiến đấu kéo dài với những tình huống gay go, ác liệt, đầy kịch tính như "Ba lần đánh Chúc Gia Trang", hai lần đánh Tăng đầu thị, dẹp giặc Liêu...Thời gian giao tranh của các tướng được tính bằng hiệp, ví dụ thường có câu “hai bên đánh nhau hơn hai mươi hiệp,chưa phân thắng bại ”.
Thời gian chiến đấu do tính cấp bách của chiến trận nên không dàn trải như thời gian sinh hoạt, nhân vật hiện ra theo đúng trình tự thời gian, các biến cố có thể được ghi chép giữa thanh thiên bạch nhật hoặc trong những đêm tối trời, tiếng gươm khua, ngựa hí, tiếng hò reo của quân sĩ đã đem lại màu sắc sử thi trầm hùng. Thời gian nghệ thuật ở đây là thước đo của sự kiện tạo ra nét rất dặc trưng của nền tiểu thuyết Trung Hoa.Thời gian sự kiện lúc thì nhanh chóng, dồn dập, chậm rãi, nó khiến cho các sự kiện trong đó được trình bầy theo trình tự trước sau và có một khoảng cách nhất định. Mặc dù, tác giả dùng nhiều quan hệ thông qua để thay thế, liên kết thời gian song xét cho tới cùng, các biến cố, các sự kiện trong Thuỷ Hử truyện vẫn được sắp xếp theo thời gian tuần tự. Cũng qua nghệ thuật tổ chức tác giả đã tạo nhịp tự sự, nhịp vận động của cuộc sống của những mâu thuẫn xung đột điển hình trong xã hội đương thời, tạo ra cảm giác khẩn trương, bức bối phù hợp việc diễn tả một cách quan chân lí “có áp bức có đấu tranh ”. Những biến cố lớn lao, những tính cách phi thường, số phận điển hình trong xã hội đương thời còn được thể hiện trong không gian rộng lớn muôn màu muôn vẻ...
3.3.2 Không gian nghệ thuật trong "Thuỷ Hử truyện"
Không gian nghệ thuật là một hình thức tồn tại của tác phẩm văn học để nhà văn tái hiện cuộc sống bằng hình tượng. “Không gian nghệ thuật là mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con người đang sống, đang cảm nhận vị trí, số phận của mình ở trong đó. Không gian nghệ thuật gắn liền với quan niệm về con người và góp phần biểu hiện cho quan niệm ấy”[19;143]. Không gian nghệ thuật chẳng những là hình thức tồn tại của sự con người, góp phần định hình được những giá trị thẩm mĩ mà còn có vai trò quan trọng trong việc thể hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả, bộc lộ tài năng lựa chọn, sắp xếp bố trí tình tiết nhân vật một cách hiệu quả nhất.
Trong "Thuỷ Hử truyện" xuất hiện nhiều không gian:Không gian vũ trụ, không gian địa lí, không gian sinh hoạt, không gian chiến đấu...
Trước hết, không gian địa lí của Thuỷ Hử truyện được biểu hiện qua những tên, địa danh như đời nhà Tống, vua Triết Tôn Hoàng Đế, Phủ Khai Phong, Đông Kinh... Giúp người đọc hình dung được bối cảnh diễn ra câu chuyện một cách cụ thể thời vua Tống Huy Tôn- một xã hội rối ren và bạo loạn dữ dội, những tội ác hiểm độc, những mưu đồ đen tối luôn bao trùm trong cuộc sống con người. Đó chính là bối cảnh, không gian làm nền cho câu chuyện về cuộc khởi nghĩa của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc. Mặc dù, tác giả không hề dùng một dòng nào khắc hoạ không khí xã hội thời đó nhưng qua số phận của mỗi nhân vật, chúng ta đều thấy được bối cảnh của không gian xã hội ấy. Mặt khác, trong Thuỷ Hử xuất hiện rất nhiều địa danh như Đông King, Tứ Xuyên, Sơn Đông, Vận Thành, Tế Châu, Kinh Châu, Giang Châu.. Điều ấy cho thấy, dường như mỗi người đều đại diện cho một miền quê của mình tập hợp trên đất Lương Sơn, thực hiện hào khí anh hùng, thoả mơ ước, nguyện vọng của nhân dân, phản ánh được chân lí chung của thời đại : “có áp bức, có đấu tranh”.
Không gian dường như không bó hẹp mà dàn trải trên một trường độ vô cùng rộng lớn và bao quát từ chốn kinh thành cho đến những thôn quê, xóm nhỏ, gia trang, từ rừng núi tới miền Thuỷ Bạc. Một địa danh lại gắn với nhiều nhân vật, nhiều sự kiện có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với việc phản ánh chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
Như vậy , không gian địa lí như một bản đồ hoành tráng làm nền cho nhân vật hoạt động, bộc lộ tính cách của mình mà Lương Sơn Bạc là địa diểm tập trung cao độ những con người thuộc nhiều miền đất khác nhau tụ họp nơi đây mến nghĩa khinh tài, ghét bỏ quan tham. Tất cả được tác giả lựa chọn và sắp xếp một cách hợp lí, hài hoà trong tổng thể đồ sộ, mang tầm vĩ mô của tác phẩm.
Đặc biệt, những địa danh, tên núi, tên sông đều được tác giả miêu tả địa thế với sự dữ dội, nguy hiểm..chẳng hạn như khoảng hồ ở thôn Thạch Kiệt tiếp giáp với Lương Sơn Bạc là một vùng hồ sâu rộng, lau cỏ um tùm, trong hồ toàn thị kênh ngang, ngòi tắt, nước rộng, vũng nhiều, là một địa thế thuỷ chiến đã làm cho quan quân khiếp đảm, hay rừng Dã Trư cây cối um tùm, khói mây mờ mịt, là nơi rất hiểm ác, hiu quạnh...đồi Cảnh Dương, núi Nghi Lĩnh là nơi tập hợp biết bao mãnh thú hung ác. Tất cả đã tạo ra một không gian hoang sơ, hiểm độc. Nhưng những không gian ấy lại là nơi các hảo hán ra tay tung hoành, chọc trời khuấy nước, thực hiện đạo trời.
Bên cạnh không gian địa lí, còn có một không gian vô cùng sống động gắn với lực lượng siêu nhiên, đó là không gian vũ trụ, không gian mộng ảo. Không gian vũ trụ gắn với hình tượng bầu trời bí hiểm và thật vô cùng, vô tận, có 36 vì sao Thiên Cang, 72 vì sao địa sát giáng lâm thay trời hành đạo. Thuỷ Hử bắt nguồn từ truyện kể dân gian mang màu sắc truyền kì rõ nét, vì vậy, suốt từ đầu đến cuối tác phẩm, không gian mộng ảo chiếm số lượng lớn, đồng thời đóng vai trò tích cực trong kết cấu tác phẩm. Hai lần Tống Giang gặp Cửu Thiên huyền nữ thì không gian hoàn toàn là tiên giới đối lập với sự dữ dội, hoang dã của không gian hiện thực : “Hai bên trồng toàn thông lớn quá ôm, ở giữa có một con đường mai rùa rộng rãi...Tiếng nước khe róc rách, hai bên cầu có lan can đỏ, trên bờ trông toàn hoa tươi cỏ lạ, trúc đẹp, tùng xanh, cùng các giống liễu rất đẹp. Dưới khe có ngọn nước trắng như tuyết ở trong động chạỷ ra, trông càng ngoạn mục vô cùng”[4;123]. Sự xuất hiện của loại không gian này càng khẳng định thêm tính chất phi phàm của 108 anh hùng đất Lương Sơn, đồng thời, nó làm cho tác phẩm giảm đi phần nào không gian dữ dội, ác liệt...không gian mộng ảo còn xuất hiện vô số trong tác phẩm. Đó là, không gian Võ Đại hiện về báo mộng cho Võ Tòng trả thù, Tiều Cái báo mộng cho Tống Giang hay như giấc mơ của Tống Huy Tôn tới đầm Lục Nhi...dùng mộng ảo để khắc hoạ không gian như vậy có vai trò kết cấu rất lớn. Nó có thể thay đổi trình tự của cốt truyện tạo ra bước ngoặt trong kết cấu, toạ đàm cho những tình tiết sự kiện tiếp theo. Hơn nữa, không gian mộng ảo còn góp phần làm chức năng cởi nút cho mọi xung đột hoá thành thực, nên kết các câu chuyện riêng lẻ thành một tác phẩm hoàn chỉnh thống nhất. Nhân vật hiện lên trong không gian ấy càng trở nên sống động, các tính cách, hành động đựơc triển khai triệt để từ góc độ không gian đó, nó phản ánh quan niệm tư duy mang tính chất tôn giáo khởi nguyên của người Trung Hoa cổ. Bên cạnh không gian thần tiên mộng ảo không có thực là không gian của cuộc chiến đấu dữ dội của đời sống sinh hoạt bình thường hàng ngày. Đây là tác phẩm vừa mang tính chất anh hùng ca vừa mang tính chất sinh hoạt cho nên loại không gian đó thể hiện một cách rõ rệt, đồng thời, tính cách, phẩm chất anh hùng đựơc bộ lộ sâu sắc. Không gian chiến đấu được tác giả khắc hoạ rất dữ dội , bao giờ cũng là cảnh thây chất thành đống máu chảy thành sông. Đó là bức tranh có sức mạnh tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn tham quan ô lại tranh giành quyền lực, đàn áp nhân dân. Không gian chiến trường còn là "sân khấu" để các nhân vật xuất hiện hoàn toàn ngẫu nhiên mà tất yếu như Sách Siêu, Đổng Bình, Hồ Diên Chước...Mặt khác, đó là ngã ba thử thách và lập công của những anh hùng. Không gian chiến trận tương ứng với thời gian chiến trận ở trên đã tạo nên không khí chiến trận trong tác phẩm, đặc biệt là, các trận đánh Điền Hổ, Phương Lạp ...Không gian được triển khai trên quy mô rộng lớn với các thế trận ly kỳ biến hoá khôn lường. Một Lý Quỳ xông xáo trận tiền với đôi búa dũng mãnh, một Đại Đao Quan Thắng uy nghi lẫm liệt là hình ảnh tái hiện của quan Vân Trường lấy đầu giặc dễ như trở bàn tay, một Lý Tuấn mưu lược hơn ngời...Không gian chiến trận chuyển đổi một cách liên tục, đặc biệt, xuất hiện pháp thuật hô phong hóan vũ khiến cho không gian mang màu sắc hư ảo, thực hư đan xen góp phần làm nổi bật các sự kiện tạo dòng mạch cho cốt truyện phát triển một cách tự nhiên. Trận đánh Cao Liêm, Tăng Đầu Thị, Mãn Trường Sơn....
Không gian sinh hoạt được coi là nét mới so với văn chương truyền thống, nó gắn bó với từng số phận, đường đời nhân vật. Qua đó, tính cách của chúng bộc lộ một cách rõ rệt trong từng tình huống,từng hoàn cảnh điển hình. Mảng không gian này gắn với thời gian sinh hoạt đã góp phần xâu chuỗi móc nối các sự kiện làm cho chủ đề tư tưởng được thể hiện rõ nét. Đối với nhân vật Lâm Xung, không gian mang sắc thái nặng nề, lạnh lẽo là không gian bao trùm lên toàn bộ cuộc đời nhân vật. Không gian lạnh lẽo ở Bạch Hổ đường, không gian nặng nề theo bước Lâm Xung ở quán trọ, không gian hoang vắng ở rừng Dã Trư. Không gian rộng nhưng trống rỗng, lạnh lùng giữa mùa tuyết ở Thảo Liệu Đường. Tất cả như đẩy Lâm Xung, một mình đối chọi với các thế lực đen tối làm cho nỗi gian truân cay đắng tăng nhân lên gấp bội. Đơn độc giữa không gian ấy là các mặt của một tính cách và sự phát triển tính cách của nhân vật. Tại nhà lao Thương Châu, đứng trong không gian phòng điểm danh Lâm Xung thu nhỏ mình lại, hạ thấp mình cả hành động lẫn lời nói phản ánh trung thực tính cách an phận nhu nhược.Trái lại, ở nhà lao Mạnh Châu, lớn tiếng thách đố bọn giám trại là tính cách khẳng khái, dũng cảm, không khuất phục trước bạo lực của Võ Tòng. Còn trong không gian phòng điểm danh nhà lao Thương Châu, hành động Tống Giang được xem như đối sách giữa giám trại Sài Phát, Đới Tung tạo nên tính cách của con người biết xử thế hợp thời.
Không gian sinh hoạt gắn với tính chất lưu lạc giang hồ - một không gian rất đặc trưng cho tiểu thuyết. Con ngời buộc phải sống bên ngoài các giới hạn khuôn khổ vốn có của mình, một mình phải đương đầu với tất cả khó khăn nguy hiểm.Trong hệ thống nhân vật Thuỷ Hử ta thấy ít có nhân vật nào có một gia đình trong ấm ngoài êm mà toàn là sự bạo loạn đã đẩy anh hùng tới chỗ lưu lạc nơi đất khách quê người. Dương Chí chỉ vì sở thích sưu tầm mà trở thành người phải trốn tránh chui lủi, không gia đình, không họ hàng thân thích. Những người như Tống Giang, Lâm Xung, Tiều Cái trở thành “vô gia khả quy, hữu quốc nan đầu”, bị đày ải từ nơi này đến nơi khác bản thân bị vùi dập đau đớn không kể xiết. Còn những kẻ khác thì chiếm cứ một vùng rừng núi làm nơi cư ngụ.
Mặt khác, tác giả thường cho nhân vật hoạt động trên một không gian rộng lớn, không cần độ sâu của không gian. Đặc biệt,không gian chuyển đổi nhanh chóng, cả không gian,thời gian đều bị dồn nén cao vì thế tạo nên tiết tấu gấp gáp, khẩn trương, nhảy vọt sự kiện để tạo sự cô đúc, hấp dẫn của tác phẩm, những hoàn cảnh có tính chất phức tạp của quá trình chuyển đối tính cách thường được tác giả đặt vào trong không gian có phần dữ dội bị dồn nén trong một hoàn cảnh nhất định. Loại không gian dồn nén và tĩnh lược này rất phù hợp với tiểu thuyết anh hùng. Toàn bộ câu chuyện sát tẩu của Võ Tòng là một hành động tiêu biểu đều được diễn ra trong ngôi nhà chật hẹp của Võ Đại. Không gian có tính chất dồn nén sự kiện từ chỗ Kim Liên ghẹo Võ Tòng, mưu kế đầu độc của Võ Đại, Võ Đại báo mộng Võ Tòng giết Kim Liên tế hồn anh...
Kết hợp nhịp điệu thời gian và độ to nhỏ của không gian, tác giả đã tạo nên âm hưởng hào hùng của sử thi. Mặt khác, không gian, thời gian còn là yếu tố lên kết các sự kiện, tình tiết, tạo cho kết cấu tác phẩm vừa có dòng mạch, vừa có tầng thứ, trước sau, trong ngoài biến hoá dẫn dắt người đọc đi từ kỳ thú này đến kỳ thú khác.
Không gian sinh hoạt và thời gian sinh hoạt trong "Thuỷ Hử truyện" chính là một nhân tố khiến cho tác phẩm có bước phát triển to lớn so với sử biên niên và truyện kể dân gian cũng như so với các tiểu thuyết anh hùng trước. Việc xuất hiện yếu tố sinh hoạt trong không gian và thời gain như vậy một lần nữa đã khẳng định cho vai trò nền móng của Thuỷ Hử đối với vai trò tiểu thuyết sinh hoạt sau này như "Chuyện làng Nho", "Kim Bình Mai"...
Với nghệ thuật tổ chức tác phẩm dựa trên truyền thống sử biên niên và truyện kể dân gian, Thi Nại Am đã tạo ra một cốt truyện thống nhất và hoàn chỉnh về cuộc khởi nghĩa của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc. Chính ở đây, tài năng của tác giả được khẳng định một sâu sắc và rõ nét trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, các mối xung đột xã hội qua từng con người cụ thể tạo những cốt truyện riêng biệt, độc đáo nhưng lại có mối liên hệ sâu sắc, xoay quanh xương sống của tác phẩm là sự áp bức của bọn thống trị và sự phản kháng mạnh mẽ của các anh hùng hảo hán. Theo đó, nghệ thuật tổ chức đoạn, chương hồi, không gian và thời gian nghệ thuật - một sản phẩm đặc trưng của nền nghệ thuật Phương Đông - đã trở nên thích hợp cho việc thể hiện tính cách những con người anh hùng trong một xã hội đầy biến động và bạo loạn, đồng thời nó cũng tạo thành tính nhất quán và trọn vẹn của nghệ thuật tác phẩm.
PHẦN KẾT LUẬN:
Với sự khảo sát, phân tích ở góc độ mối quan hệ giữa kết cấu và hệ thống và hệ thống hình tượng, giữa kết cấu và cốt truyện "Thuỷ Hử truyện", khoá luận đã cho thấy những đặc điểm độc đáo và đặc sắc trong kết cấu tác phẩm bất hủ ấy. Tài năng nghệ thuật tổ chức, xây dựng kết cấu "Thuỷ Hử truyện" của Thi Nại Am đã được khẳng định từ việc sắp xếp hệ thống nhân vật đồ sộ tới việc tổ chức đoạn, chương hồi, từ việc chắp nối, sáng tạo những câu chuyện có sẵn trong dân gian thành một cốt truyện duy nhất tới việc tổ chức không gian và thời gian nghệ thuật....
Về nghệ thuật tổ chức hệ thống hình tượng, bằng kì tài của mình, Thi Nại Am đã tạo dựng một số lượng nhân vật đồ sộ thuộc nhiều tầng lớp, giai cấp khác nhau trong xã hội nhưng đều nhất quán, logic theo tư tưởng tác giả. Mặc dù,tuyến nhân vật chính diện là bình diện tác phẩm, tuyến nhân vật phản diện đóng vai trò thứ yếu nhưng hai tuyến này luôn luôn bổ xung, hỗ trợ, nâng đỡ nhau để làm nổi bật chân lí nghệ thuật "quan bức dân phản, bức thướng Lương Sơn". Đặc biệt, hình tượng dẫn chuyện đã có những màu sắc mới mẻ so với văn chương truyền thống bởi hệ thống ngôn ngữ và điểm nhìn trần thuật.
Cốt truyện "Thuỷ Hử truyện" rất độc đáo bởi đó là sự sắp xếp, móc nối các câu chuyện riêng lẻ thành một cốt truyện li kì, hấp dẫn, hoàn chỉnh, thống nhất, có giá trị thẩm mỹ và nhận thức sâu sắc. Nghệ thuật tổ chức đoạn, chương hồi, một đặc trưng nghệ thuật truyền thống phương Đông, đã được tác giả khai thác triệt để ở nhiều khía cạnh khác nhau. Mặt khác, một điểm khác biệt của Thuỷ Hử so với các tác phẩm trước kia đã xuất hiện thời gian và không gian sinh hoạt góp phần phản ánh một cách trung thực cuộc sống bình thường hàng ngày của nhân dân lao động. Đó là bước ngoặt, là chiếc cầu nối giữa tiểu thuyết anh hùng và tiểu thuyết sinh hoạt sau này.
Vượt qua mọi không gian và thời gian, "Thuỷ Hử truyện" ngày được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, nó không chỉ được nhân lao động yêu thích mà còn cả các trí trức say mê nghiên cứu bởi giá trị hiện thực và nhận thức vô cùng sâu sắc. "Thuỷ Hử truyện" không chỉ có ảnh hưởng mạnh mẽ và trở thành nỗi khiếp sợ kinh hoàng của bè lũ thống trị phong kiến, khiến chúng ra sức xuyên tạc, căm ghét nó đến tận xương tuỷ, mà còn có ảnh hưởng tích cực đối với cuộc sống hiện thực, với tất cả hoạt động muôn màu, muôn vẻ, chống lại giai cấp thống trị của quần chúng nhân dân muôn đời về sau. Đó là minh chứng hùng hồn cho người hảo hán "đầu đội trời, chân đạp đất"một thời.Mặt khác, hồn tính dân tộc đã được khẳng định một cách mạnh mẽ, từ việc phản ánh chủ đề, tư tưởng tới việc xây dựng cốt truyện đều thấm đẫm màu sắc li kì và thần hoá.
Tuy vậy, "Thuỷ Hử truyện" nói riêng và tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc nói chung vẫn có những hạn chế nhất định. Đây là hình thức kết cấu tiểu thuyết chương hồi bắt nguồn từ những chuyện kể dân gian, do tính chất chuyện kể mà người kể chuyện không có thời gian dừng lại để phân tích tâm lí dài dòng mà chủ yếu lấy hành động, ngôn ngữ, cử chỉ, lời nói để khắc hoạ tính cách nhân vật. Tính cách nhân vật nhiều khi trở nên đơn độc, nhất quán, không sinh động, cốt truyện cũng như tình tiết, sự kiện xuôi theo thời gian tuyến tính, một chiều....Bên cạnh đó, như nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đã nói, Thi Nại Am đã quá tự nhiên chủ nghĩa trong việc miêu tả những hành động giết người dã man của Lí Quỳ, Võ Tòng và nhiều nhân vật khác trong tác phẩm. Đó cũng là một hạn chế trong thế giới quan nhà văn.
Tuy có những hạn chế nhất định như vậy, nhưng từ xưa tới nay, "Thuỷ Hử truyện" vẫn giữ vị trí xứng đáng là một trong bốn bộ sách "tuyệt lạ" của kho tàng văn học Trung Quốc và có ảnh hưởng không nhỏ tới nền văn học dân tộc cũng như các nước lân cận trong đó có Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khâu Chấn Thanh - Lí luận văn học cổ điển - Nhà xuất bản Giáo Dục 1994
2. La Quán Trung - Tam Quốc chí diễn nghĩa- Nhà xuất bản Phổ Thông Hà Nội 1962.
3. Lỗ Tấn - Sơ lược tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa - Nhà xuất bản Văn Hoá Hà Nội 1993.
4. Thi Nại Am - Thuỷ Hử - (2 tập) - Nhà xuất bản Văn Học Hà Nội 2001.
5.Thi Nại Am - La Quán Trung - Hậu Thuỷ Hử - (2 tập) - Nhà xuất bản Văn học 1999.
6. L.I.Timôfeep - Nguyên lí lí luận văn học - (2 tập)- Nhà xuất bản Văn hoá, viện Văn học - 1962
7. Trương Quốc Phong - Tiểu thuyết sử thoại các thời đại Trung Quốc - Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh 2001.
8. A.Xâytlin - Lao động nhà văn - (2 tập) - Nhà xuất bản văn học Hà Nội 1967 - 1968.
9. Trần Lê Bảo - Đặc điểm kết cấu Tam Quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung - Luận án phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội 1993.
10. Phan Cự Đệ - Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại - Nhà xuất bản Giáo Dục 2001.
11. Trần Xuân Đề - Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc - (2 tập) - Nhà xuất bản Giáo Dục Hà Nội 1968.
12. Hà Minh Đức - Lí luận văn học - Nhà xuất bản Giáo Dục 2000.
13. Lê Bá Hán - Cơ sở lí luận Văn Học - Nhà xuất bản Giáo Dục 1977.
14. Nguyễn Huy Khánh - Khảo luận về tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa - Nhà xuất bản Văn Học 1991.
15 Phương Lựu - Tinh hoa lí luận văn học cổ điển Trung Quốc - Nhà xuất bản GIáo dục 1989.
16. NGuyễn Khắc Phi - Lương Duy Thứ - Lịch sử văn học Trung Quốc (tập 2)- Nhà Xuất bản Giáo dục 1999.
17. Vương Hồng Sển - Thú xem truyện Tàu - Nhà xuất bản Đằ Nẵng 1967.
18. Trần Đình Sử - Thi pháp thơ Tố Hữu - Nhà xuất bản tác phẩm mới 1987.
19. Trần đình Sử - Thi pháp truyện Kiều - Nhà xuất bản Giáo Dục 2002>
21. L Trần Đình Sử - Nguyễn Xuân Nam - Phương Lựu - Lí luận văn học - (2 tập) - Nhà xuất bản Giáo Dục 1987
22. Lê Huy Tiêu (chủ biên) - Lịch sử văn học Trung Quốc (tập 2) - Nhà xuất bản Giáo Dục 2000
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- VHDOCS 9.doc