Khóa luận Nghiên cứu xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương Các định luật bảo toàn trong chương trình vật lý lớp 10

nghiên cứu xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương các định luật bảo toàn trong chương trình vật lý lớp 10PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Thực tế cho thấy một số quốc gia giàu có là nhờ vào chất lượng nguồn nhân lực vì chất lượng nguồn nhân lực có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực lại phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng giáo dục – đào tạo của nền giáo dục quốc gia. Để biết được chất lượng nguồn nhân lực đạt đến mức độ nào thì công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục là vô cùng quan trọng. Hiện nay, nhìn chung các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới đều lựa chọn phương thức kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục bằng hình thức cho người học làm những bài trắc nghiệm khách quan. Do vậy, việc tiếp cận nền giáo dục của họ để từ đó tiếp thu, học hỏi, chọn lọc những phương án, phương pháp, nội dung bổ ích về giáo dục là hết sức cần thiết, nhất là đối với khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong giai đoạn hiện nay, nền giáo dục nước ta cũng đã bắt đầu hòa nhập theo xu hướng chung của các nước có nền giáo dục tương đối hoàn chỉnh trên thế giới. Đã có nhiều trường học, nhiều cơ sở giáo dục áp dụng việc kiểm tra đánh giá đối tượng của mình bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và vấn đề này đang được phổ biến rộng rãi từ các bậc học đến cả các bộ môn. Với xu hướng đổi mới hiện nay thì việc áp dụng hình thức kiểm tra đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan cần được nghiên cứu nghiêm túc để sử dụng một cách có hiệu quả trong giảng dạy và học tập ở nhà trường. Theo nghị quyết số 40/2000/QH – X (09/12/2000) của Quốc Hội khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới đã được đưa ra thí điểm năm 2003 và thực hiện đại trà năm 2006. Đến năm 2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành kiểm tra kết quả học tập của học sinh bằng hình thức thi trắc nghiệm đối với một số môn trong các kỳ thi học kỳ ở trường phổ thông và đặc biệt là kỳ thi tuyển sinh đại học trên toàn quốc. Vì vậy, việc nghiên cứu tiếp cận chương trình và hình thức thi trắc nghiệm mới là nhiệm vụ của tất cả giáo viên cũng như sinh viên ngành sư phạm nhằm trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và cần thiết trong giai đoạn đổi mới của nền giáo dục hiện nay. Tại hội nghị toàn quốc về giáo dục đại học (Hà Nội 10/20001) Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị các trường đại học đẩy mạnh hơn nữa hình thức tuyển sinh bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan. Điều đó cho thấy sự quyết tâm của ngành trong việc đổi mới giáo dục bao gồm đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, phương tiện dạy học và quan trọng nhất là đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Vài năm gần đây, nhiều hoạt động nhằm cải tiến phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh – sinh viên đã được triển khai ở các trường phổ thông, cao đẳng và đại học. Nhiều hội thảo tập huấn về vấn đề này đã được tổ chức, ở một số trường phổ thông đã yêu cầu giáo viên bộ môn xây dựng ngân hàng câu hỏi và tổ chức thi, kiểm tra cho nhiều môn học bằng các đề trắc nghiệm khách quan, nhìn chung đây sẽ là một xu thế phát triển tất yếu trong những năm tới. Trong thời gian học tập ở giảng đường Đại học An Giang và thời gian đi kiến tập, thực tập ở một số trường trung học phổ thông, tôi đã được tiếp cận nhiều hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua các lần kiểm tra và thi học kỳ với nhiều phương pháp khác nhau như: thực hành, tự luận, trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan Trong số các phương pháp đó tôi nhận thấy phương pháp trắc nghiệm khách quan là phương pháp tương đối phù hợp với chuyên môn vật lý mà tôi đang học. Theo tôi nếu xây dựng được bài trắc nghiệm khách quan đúng kỹ thuật, đáp ứng được mục tiêu giáo dục và nội dung bài học thì khi sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan cho nhiều bài thi chất lượng học tập sẽ đạt được kết quả tốt. Từ những lý do trên cho thấy việc xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan được xem là vấn đề cần thiết và mang tính cấp thiết. Là sinh viên ngành sư phạm vật lý tôi cảm nhận được điều này nên đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp là “nghiên cứu xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương các định luật bảo toàn trong chương trình vật lý lớp 10”. Với đề tài này tôi hy vọng sẽ mang lại nhiều thông tin, số liệu bổ ích giúp tôi có thêm cơ sở để kiểm tra đánh giá hiện trạng học tập của học sinh sau khi học xong chương này, từ đó có những giải pháp và bước đi thích hợp với mục đích cuối cùng là sự chuyển biến về chất trong dạy và học môn vật lý ở trường phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của bộ môn lý nói riêng và chất lượng giáo dục ở trường PTTH nói chung.

pdf78 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2174 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương Các định luật bảo toàn trong chương trình vật lý lớp 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c công của một vật. ¾ Mức độ biết. Trang44 - Đáp án B: 00 18090 ≤< α Công cản khi A < 0 hay 0<αcoa suy ra 00 18090 ≤< α - Câu A: 0900 ≤< α Nếu học sinh nắm được biểu thức tính công A: αcos.sFA = và công A có giá trị âm khi αcos có giá trị âm nhưng không nắm được giá trị lượng giác αcos và cho rằng 0cos <α khi 0900 ≤< α thì sẽ chọn câu này. - Câu C: 00 18090 ≤≤ α Nếu học sinh nắm được biểu thức tính công A: αcos.sFA = như không học kỹ bài và không nắm được giá trị của αcos khi 090=α thì 0cos =α do đó công A cũng bằng không (nghĩa là lực không sinh công) thì sẽ chọn câu này. - Câu D: 0180=α Nếu học sinh nắm được biểu thức tính công A: αcos.sFA = nhưng không học kỹ bài và cho rằng công cản chỉ xuất hiện khi 1cos −=α hay 0180=α thì sẽ chọn câu này Câu 19: Hai vật có cùng khối lượng m, ở cùng độ cao h, với cùng vận tốc ban đầu bay xuống đất theo những quỹ đạo khác nhau. Kết luận nào là sai: A. Độ lớn vận tốc chạm đất của hai vật bằng nhau. B. Công của trọng lực của hai vật đều bằng nhau. C. Thời gian rơi của hai vật bằng nhau. D. Gia tốc rơi bằng nhau. ¾ Câu này để kiểm tra kiến thức thế năng. ¾ Mức độ hiểu. - Đáp án C: Thời gian rơi của hai vật bằng nhau. Khi vật rơi từ trên cao xuống với vận tốc ban đầu thì thời gian rơi sẽ khác nhau phụ thuộc vào quỹ đạo rơi, chỉ có trường hợp đối với sự rơi tự do thì thời gian rơi của hai vật mới bằng nhau mặc dù quỹ đạo chuyển động của vật khác nhau. - Câu A: Độ lớn vận tốc chạm đất của hai vật bằng nhau. Nếu học sinh cho rằng vận tốc của vật phụ thuộc vào quãng đường vật dịch chuyển và thời gian dịch chuyển tsv .= thì sẽ suy ra vận tốc chạm đất của các vật là khác nhau và chọn câu này. - Câu B: Công của trọng lực của hai vật đều bằng nhau. Trong trường hợp này công của trọng lực bằng độ giảm thế năng trọng trường, mà thế năng trọng trường chỉ phụ thuộc vào độ cao h chứ không phụ thuộc hình dạng đường đi. Do đó độ giảm thế năng của hai vật là như nhau hay công của trọng lực của hai vật là bằng nhau. Nếu học sinh không nắm được tính chất công của trọng lực và cho rằng vật bay theo những đoạn đường khác nhau thì công của trọng lực cũng sẽ khác nhau và chọn câu này. Trang45 - Câu D: Gia tốc rơi bằng nhau. Vật bay từ trên cao xuống với vận tốc ban đầu thì nó sẽ chuyển động nhanh dần đều cho đến khi chạm đất do đó gia tốc rơi là như nhau. Nếu học sinh cho rằng trong quá trình bay xuống đất vật chuyển động thẳng biến đổi đều thì sẽ cho rằng gia tốc thay đổi và chọn câu này. Câu 20: Hai vật có cùng khối lượng ở hai vị trí M và N nằm ngang như hình vẽ: M N hM hN Thế năng của hai vật tại vị trí M và N là: A. ( ) ( )NWMW tt = B. ( ) ( )NWMW tt > C. Không thể so sánh được. D. ( ) ( )NWMW tt < ¾ Câu này kiểm tra về kiến thức thế năng. ¾ Mức độ hiểu. - Đáp án A: ( ) ( )NWMW tt = Đối với các vật có cùng độ cao so với một điểm mốc bất kỳ thì thế năng của vật sẽ bằng nhau. - Câu B: ( ) ( )NWMW tt > Nếu học sinh chọn gốc thế năng tại M và cho rằng khi đó thế năng sẽ có giá trị âm, trên hình vẽ hN > hM suy ra Wt (M) > Wt (N) thì sẽ chọn câu này. - Câu C: Không thể so sánh được. Nếu học sinh cho rằng độ cao h của các vật như trên hình vẽ được tính so với các gốc thế năng khác nhau nên không thể so sánh thế năng thì sẽ chọn câu này. - Câu D: ( ) ( )NWMW tt < Nếu học sinh cho rằng hN > hM suy ra Wt (M) < Wt (N) thì sẽ chọn câu này. Trang46 Chương III : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM I. Khái niệm Trong thực nghiệm sư phạm người ta chủ động gây ra những tác động vào quá trình dạy học và giáo dục để xem xét kết quả của những tác động đó. Những tác động đó có thể xảy ra trong những điều kiện có thể khống chế, điều chỉnh, thay đổi được ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên khác nhau. Thực nghiệm sư phạm thường được dùng để kiểm tra đánh giá tính đúng đắn của giả thuyết được rút ra từ nghiên cứu lý luận. Thực nghiệm sư phạm là phương pháp nghiên cứu rất có hiệu lực, việc thực hiện nó rất công phu và gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do nhà sư phạm thực hiện một tác động lên những con người cụ thể nên kết quả thu được có thể không giống nhau và phụ thuộc nhiều vào yếu tố tâm lý. Như vậy, những kết quả thực nghiệm thường chỉ có ý nghĩa xác suất nên phải xử lý bằng phương pháp thống kê. Nhưng muốn sử dụng phương pháp thống kê cần phải đo lường được, lượng hóa được các dấu hiệu. Đây cũng chính là một việc làm rất khó khăn nhưng kết quả thu được vừa có sức thuyết phục về mặt lí luận vừa có ý nghĩa thực tiễn. II. Mục đích Thực nghiệm sư phạm chủ yếu là nhằm vào các mục đích sau : - Kiểm tra lại tính đúng đắn của giả thuyết được rút ra từ nghiên cứu lí luận. - Kiểm tra độ giá trị và độ tin cậy của bài trắc nghiệm, xác định xem bài trắc nghiệm được soạn tốt hay không ? Và có đạt yêu cầu đề ra hay không ? - Kiểm tra hệ số khó và hệ số phân biệt của từng câu hỏi trắc nghiệm để chọn ra những câu hỏi có giá trị. III. Đối tượng Tôi đã tiến hành thực nghiệm tại lớp 10A1 trường PTTH Nguyễn Bỉnh Khiêm với 40 học sinh tham gia. Thực nghiệm sư phạm khi lớp 10A1 vừa học xong chương Các định luật bảo toàn và được ôn tập 1 tiết để làm bài kiểm tra cho chương này. IV. Phương pháp thực nghiệm Để đảm bảo tính khách quan và trung thực của kết quả kiểm tra, tránh sự trao đổi, gian lận và làm bài theo nhóm của học sinh khi tiến hành thực nghiệm sư phạm tôi đã in đề kiểm tra ra thành 4 đề với những câu hỏi có nội dung giống nhau nhưng thứ tự của các câu hỏi ấy đã bị đảo lộn và đảo lộn cả vị trí của các câu trả lời. Mỗi đề gồm có 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, mỗi học sinh làm một đề (không sử dụng tài liệu) và học sinh chọn câu trả lời trên phiếu trả lời sau đó tôi tiến hành chấm bài bằng các phiếu đáp án khoét lỗ ở những câu trả lời tương ứng. V. Tiến trình thực nghiệm ¾ Địa điểm thực nghiệm : tại phòng học của lớp 10A1 _ Trường PTTH Nguyễn Bỉnh Khiêm _ Huyện Châu Thành _ Tỉnh An Giang. ¾ Thời gian thực nghiệm : 7h30 sáng, thứ 5 ngày 20 tháng 03 năm 2008. Trang47 ¾ Thành phần cán bộ coi kiểm tra : Đỗ Thị Bích Hồng (sinh viên lớp DH5L _ Người ra đề kiểm tra), Nguyễn Thị Tuyết Nga (sinh viên lớp DH5L). ¾ Thời gian làm bài : 45 phút (không kể thời gian phát đề). ¾ Cách phát đề kiểm tra : các đề kiểm tra được phát xen kẽ và để đảm bảo được tính công bằng về thời gian của học sinh khi làm bài kiểm tra các đề kiểm tra được phát úp xuống mặt bàn và học sinh không được cầm viết trong thời gian phát đề. Sau khi phát hết các đề cho từmg học sinh tôi mới cho phép các em bắt đầu làm bài và tính giờ. Khi hết giờ làm bài các bài kiểm tra được nộp ra đầu bàn và được tổ trưởng ở mỗi dãy đi thu các bài kiểm tra, sau khi kiểm tra lại đủ số bài kiểm tra thì các em học sinh được ra về. VI. Tiêu chí đánh giá bài trắc nghiệm và câu hỏi trắc nghiệm Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá chất lượng câu hỏi trắc nghiệm và đề thi trắc nghiệm như đã trình bày ở mục III chương I phần nội dung. VII. Kết quả thực nghiệm sư phạm Theo chương trình phân tích bài Test (PTBAI.EXE) của thầy Lý Minh Tiên _ Giảng viên khoa Tâm Lý Giáo Dục _ Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, ta thu được các số liệu sau : ™ Các chỉ số trung bình và độ khó tính trên điểm toàn bài nghiệm: Trung Binh = 11.350 Do lech TC = 5.280 Do Kho bai TEST = 56.8% Trung binh LT = 12.500 Do Kho Vua Phai = 62.5% ¾ Từ kết quả trên ta thấy: • Độ lệch tiêu chuẩn của bài trắc nghiệm tương đối nhỏ cho thấy sự phân tán các điểm số không cao nên có thể chấp nhận được. • Độ khó của bài trắc nghiệm ở mức tương đối, không quá khó cũng không quá dễ. • Giá trị trung bình của bài trắc nghiệm tương đối cao gần bằng với giá trị trung bình lý tưởng. • Độ khó vừa phải của bài trắc nghiệm phù hợp với lý thuyết. ™ Hệ số tinh cậy của bài (re) theo công thức Kuder – Richardson cơ bản: He so tin cay = 0.872 ¾ Hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm rất tốt. ™ Sai số tiêu của chuẩn đo lường: SEM (SEm ) = 1.891 ¾ Sai số tiêu chuẩn của đo lường tương đối nhỏ (độ tin cậy của bài trắc nghiệm cao) có thể chấp nhận được. Trang48 ™ Bảng độ khó và độ phân cách từng câu trắc nghiệm: Cau TDcau MEAN(cau) SD(cau) | Mp Mq Rpbis 1 24 0.600 0.496 | 14.000 7.375 0.615 ** 2 23 0.575 0.501 | 14.087 7.647 0.603 ** 3 22 0.550 0.504 | 15.182 6.667 0.802 ** 4 17 0.425 0.501 | 15.059 8.609 0.604 ** 5 21 0.525 0.506 | 14.571 7.789 0.641 ** 6 14 0.350 0.483 | 14.857 9.462 0.487 ** 7 17 0.425 0.501 | 15.176 8.522 0.623 ** 8 25 0.625 0.490 | 12.920 8.733 0.384 * 9 18 0.450 0.504 | 14.889 8.455 0.606 ** 10 28 0.700 0.464 | 13.143 7.167 0.519 ** 11 29 0.725 0.452 | 12.414 8.545 0.327 * 12 26 0.650 0.483 | 13.154 8.000 0.466 ** 13 20 0.500 0.506 | 13.150 9.550 0.341 * 14 22 0.550 0.504 | 15.182 6.667 0.802 ** 15 28 0.700 0.464 | 12.893 7.750 0.446 ** 16 25 0.625 0.490 | 12.720 9.067 0.335 * 17 26 0.650 0.483 | 12.962 8.357 0.416 ** 18 30 0.750 0.439 | 12.867 6.800 0.498 ** 19 18 0.450 0.504 | 14.889 8.455 0.606 ** 20 21 0.525 0.506 | 13.810 8.632 0.490 ** ¾ Ghi chú: 9 TDcau(i) = tổng điểm câu i = số người làm đúng câu này 9 Mp = trung bình tổng điểm những người làm đúng câu i 9 Mq = trung bình tổng điểm những người làm sai câu i 9 Mean (cau) = độ khó câu Trang49 9 Rpbis = độ phân cách câu 9 Ý nghĩa của hệ số Rpbis : - Các trị số có dấu (*) là có ý nghĩa mức xác suất = 0.5 - Các trị số có dấu (**) là có ý nghĩa mức xác suất = 0.1 ¾ Từ bảng số liệu trên ta thấy: • Hệ số Rpbis của các câu đều đủ lớn (tất cả các câu hỏi đều có *) cho thấy sự phân cách tốt. • Độ khó của các câu hỏi gần bằng độ khó vừa phải của bài trắc nghiệm nên bài trắc nghiệm có giá trị và đáng tin cậy. • Phần lớn các câu hỏi có độ phân biệt rất tốt (lớn hơn 0.40), các câu hỏi còn lại cũng có độ phân biệt khá tốt cho thấy độ phân biệt của các câu hỏi trong bài trắc nghiệm có thể chấp nhận được. VIII. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm Theo chương trình phân tích bài Test (PTBAI.EXE) của thầy Lý Minh Tiên _ Giảng viên khoa Tâm Lý Giáo Dục _ Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, ta thu được các số liệu sau : ¾ Câu 1: Lua chon A B C* D Missing Tan so 4 6 24 6 Ti le % 10.0 15.0 60.0 15.0 Pt-biserial -0.13 -0.25 0.61 -0.48 Muc xacsuat NS NS <.01 <.01 0 ¾ Các số liệu thu được ta nhận thấy: • Đa số học sinh đã nắm được kiến thức về “cơ năng” và vận dụng tốt công thức để tính độ biến thiên cơ năng trong trường hợp vật chịu tác dụng của lực ma sát (đạt 60%), vẫn còn một số học sinh chưa nắm được công thức nên nhầm lẫn đã chọn A, B và D (chiếm tỉ lệ 10%, 15%,15%). • Không có học sinh bỏ trống câu này (Missing = 0). • Hệ số tương quan điểm nhị phân là phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị dương khá cao (0.61) còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm. • Mức xác suất của lựa chọn C và D tốt còn của lựa chọn A và B phân cách chưa cao. • Độ khó của câu thì tương đối (0.600), còn độ phân biệt rất tốt (0.615). ☺ Như vậy, câu này có giá trị. Trang50 ¾ Câu 2: Lua chon A B C* D Missing Tan so 4 10 23 3 Ti le % 10.0 25.0 57.5 7.5 Pt-biserial -0.24 -0.40 0.60 -0.20 Muc xacsuat NS <.05 <.01 NS 0 ¾ Các số liệu thu được ta nhận thấy: • Đa số học sinh đã nắm được kiến thức về “thế năng đàn hồi” và vận dụng tốt công thức để tính thế năng đàn hồi trong trường hợp lò xo bị biến dạng (đạt 57.5%), vẫn còn một số học sinh chưa nắm được công thức thế năng đàn hồi nên nhầm lẫn đã chọn A, B và D (chiếm tỉ lệ 10%, 25%, 7.5%). • Không có học sinh bỏ trống câu này (Missing = 0). • Hệ số tương quan điểm nhị phân là phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị dương khá cao (0.60) còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm. • Mức xác suất của lựa chọn B và C tốt còn của lựa chọn A và D phân cách chưa cao. • Độ khó của câu thì tương đối (0.575), còn độ phân biệt rất tốt (0.603). ☺ Như vậy, câu này có giá trị. ¾ Câu 3: Lua chon A B C D* Missing Tan so 6 7 5 22 Ti le % 15.0 17.5 12.5 55.0 Pt-biserial -0.24 -0.48 -0.40 0.80 Muc xacsuat NS <.01 <.05 <.01 0 ¾ Các số liệu thu được ta nhận thấy: • Đa số học sinh đã nắm được kiến thức về “cơ năng” (đạt 55%) và vận dụng tốt công thức tính cơ năng để tính độ cao của con lắc khi cơ năng đạt giá trị cực đại từ đó suy ra được chiều dài con lắc, vẫn còn một số học sinh chưa nắm được công thức nên nhầm lẫn đã chọn A, B và C (chiếm tỉ lệ 15%, 17.5%, 12.5%). • Không có học sinh bỏ trống câu này (Missing = 0). • Hệ số tương quan điểm nhị phân là phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị dương khá cao (0.80) còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm. Trang51 • Mức xác suất của lựa chọn B, C và D tốt còn của lựa chọn A phân cách chưa cao. • Độ khó của câu thì tương đối (0.550), còn độ phân biệt rất tốt (0.802). ☺ Như vậy, câu này có giá trị. ¾ Câu 4: Lua chon A B* C D Missing Tan so 4 17 11 8 Ti le % 10.0 42.5 27.5 20.0 Pt-biserial -0.07 0.60 -0.50 -0.14 Muc xacsuat NS <.01 <.01 NS 0 ¾ Các số liệu thu được ta nhận thấy: • Một số học sinh đã nắm được kiến thức về “va chạm mềm” (đạt 42.5%), vẫn còn một số học sinh chưa nắm được bản chất của va chạm mềm nên nhầm lẫn đã chọn A, C và D (chiếm tỉ lệ 10%, 27.5%, 20%). • Không có học sinh bỏ trống câu này (Missing = 0). • Hệ số tương quan điểm nhị phân là phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị dương khá cao (0.60) còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm. • Mức xác suất của lựa chọn B và C tốt còn của lựa chọn A và D phân cách chưa cao. • Độ khó của câu thì tương đối (0.425), còn độ phân biệt rất tốt (0.604). ☺ Như vậy, câu này có giá trị ¾ Câu 5: Lua chon A B C D* Missing Tan so 8 7 4 21 Ti le % 20.0 17.5 10.0 52.5 Pt-biserial -0.29 -0.28 -0.32 0.64 Muc xacsuat NS NS <.05 <.01 0 Trang52 ¾ Các số liệu thu được ta nhận thấy: • Đa số học sinh đã nắm được kiến thức về “cơ năng” (đạt 52.5%), vẫn còn một số học sinh chưa nắm được điều kiện để cơ năng bảo toàn nên nhầm lẫn đã chọn A, B và C (chiếm tỉ lệ 20%, 17.5%, 10%). • Không có học sinh bỏ trống câu này (Missing = 0). • Hệ số tương quan điểm nhị phân là phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị dương khá cao (0.64) còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm. • Mức xác suất của lựa chọn C và D tốt còn của lựa chọn A và B phân cách chưa cao. • Độ khó của câu thì tương đối (0.525), còn độ phân biệt rất tốt (0.641). ☺ Như vậy, câu này có giá trị. ¾ Câu 6: Lua chon A* B C D Missing Tan so 14 10 10 6 Ti le % 35.0 25.0 25.0 15.0 Pt-biserial 0.49 -0.15 -0.15 -0.29 Muc xacsuat <.01 NS NS NS 0 ¾ Các số liệu thu được ta nhận thấy: • Một số học sinh đã nắm được kiến thức về “va chạm mềm” (đạt 35%), vẫn còn đa số học sinh chưa nắm được bản chất của va chạm mềm nên nhầm lẫn đã chọn B, C và D (chiếm tỉ lệ 25%, 25%, 15%). • Không có học sinh bỏ trống câu này (Missing = 0). • Hệ số tương quan điểm nhị phân là phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị dương khá cao (0.49) còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm. • Mức xác suất của lựa chọn A tốt còn của lựa chọn B, C và D phân cách chưa cao. • Độ khó của câu thì tương đối (0.350), còn độ phân biệt rất tốt (0.487). ☺ Như vậy, câu này có giá trị. Trang53 ¾ Câu 7: Lua chon A B C D* Missing Tan so 9 5 9 17 Ti le % 22.5 12.5 22.5 42.5 Pt-biserial -0.26 -0.34 -0.21 0.62 Muc xacsuat NS <.05 NS <.01 0 ¾ Các số liệu thu được ta nhận thấy: • Một số học sinh đã nắm được kiến thức về “động lượng” (đạt 42.5%) và vận dụng tốt công thức tính độ biến thiên động lượng để tính độ biến thiên động lượng của một vật sau thời gian 1 chu kỳ, vẫn còn một số học sinh chưa nắm được công thức động lượng và độ biến thiên động lượng nên nhầm lẫn đã chọn A, B và C (chiếm tỉ lệ 22.5%, 12.5%, 22.5%). • Không có học sinh bỏ trống câu này (Missing = 0). • Hệ số tương quan điểm nhị phân là phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị dương khá cao (0.62) còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm. • Mức xác suất của lựa chọn B và D tốt còn của lựa chọn A và C phân cách chưa cao. • Độ khó của câu thì tương đối (0.425), còn độ phân biệt rất tốt (0.623). ☺ Như vậy, câu này có giá trị. ¾ Câu 8: Lua chon A B C D* Missing Tan so 4 6 5 25 Ti le % 10.0 15.0 12.5 62.5 Pt-biserial -0.32 -0.13 -0.13 0.38 Muc xacsuat <.05 NS NS <.05 0 ¾ Các số liệu thu được ta nhận thấy: • Đa số học sinh đã nắm được kiến thức về “xung lượng” (đạt 62.5%) và vận dụng tốt công thức tính xung lượng, vẫn còn một số học sinh chưa nắm được công thức nên nhầm lẫn đã chọn A, B và C (chiếm tỉ lệ 10%, 15%, 12.5%). • Không có học sinh bỏ trống câu này (Missing = 0). • Hệ số tương quan điểm nhị phân là phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị dương khá cao (0.38) còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm. Trang54 • Mức xác suất của lựa chọn A và D tốt còn của lựa chọn B và C phân cách chưa cao. • Độ khó của câu thì tương đối (0.625), còn độ phân biệt rất tốt (0.384). ☺ Như vậy, câu này có giá trị. ¾ Câu 9: Lua chon A B* C D Missing Tan so 8 18 8 6 Ti le % 20.0 45.0 20.0 15.0 Pt-biserial -0.36 0.61 -0.22 -0.19 Muc xacsuat <.05 <.01 NS NS 0 ¾ Các số liệu thu được ta nhận thấy: • Một số học sinh đã nắm được kiến thức về “công” (đạt 45%) và áp dụng vào công của trọng lực, vẫn còn một số học sinh chưa nắm được tính chất công của trọng lực nên nhầm lẫn đã chọn A, C và D (chiếm tỉ lệ 20%, 20%, 15%). • Không có học sinh bỏ trống câu này (Missing = 0). • Hệ số tương quan điểm nhị phân là phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị dương khá cao (0.61) còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm. • Mức xác suất của lựa chọn A và B tốt còn của lựa chọn C và D phân cách chưa cao. • Độ khó của câu thì tương đối (0.450), còn độ phân biệt rất tốt (0.606). ☺ Như vậy, câu này có giá trị. ¾ Câu 10: Lua chon A* B C D Missing Tan so 28 6 5 1 Ti le % 70.0 15.0 12.5 2.5 Pt-biserial 0.52 -0.32 -0.30 -0.16 Muc xacsuat <.01 <.05 NS NS 0 Trang55 ¾ Các số liệu thu được ta nhận thấy: • Đa số học sinh đã nắm được kiến thức về “động lượng” (đạt 70%) và nhận biết được dạng khác của định luật bảo toàn động lượng, vẫn còn một số học sinh chưa nắm vững kiến thức nên nhầm lẫn đã chọn B, C và D (chiếm tỉ lệ 15%, 12.5%, 2.5%). • Không có học sinh bỏ trống câu này (Missing = 0). • Hệ số tương quan điểm nhị phân là phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị dương khá cao (0.52) còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm. • Mức xác suất của lựa chọn A và B tốt còn của lựa chọn C và D phân cách chưa cao. • Độ khó của câu thì tương đối (0.700), còn độ phân biệt rất tốt (0.519). ☺ Như vậy, câu này có giá trị. ¾ Câu 11: Lua chon A B* C D Missing Tan so 1 29 4 6 Ti le % 2.5 72.5 10.0 15.0 Pt-biserial -0.07 0.33 -0.12 -0.28 Muc xacsuat NS <.05 NS NS 0 ¾ Các số liệu thu được ta nhận thấy: • Đa số học sinh đã nắm được kiến thức về “công suất” (đạt 72.5%) và vận dụng tốt công thức tính công suất để tính xông suất của một lực, vẫn còn một số học sinh chưa nắm được công thức nên nhầm lẫn đã chọn A, C và D (chiếm tỉ lệ 2.5%, 10%, 15%). • Không có học sinh bỏ trống câu này (Missing = 0). • Hệ số tương quan điểm nhị phân là phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị dương khá cao (0.33) còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm. • Mức xác suất của lựa chọn B tốt còn của lựa chọn A, C và D phân cách chưa cao. • Độ khó của câu thì tương đối (0.725), còn độ phân biệt rất tốt (0.327). ☺ Như vậy, câu này có giá trị. Trang56 ¾ Câu 12: Lua chon A B C* D Missing Tan so 6 4 26 4 Ti le % 15.0 10.0 65.0 10.0 Pt-biserial -0.16 -0.27 0.47 -0.27 Muc xacsuat NS NS <.01 NS 0 ¾ Các số liệu thu được ta nhận thấy: • Đa số học sinh đã nắm được kiến thức về “động năng” (đạt 65%) và vận dụng tốt công thức tính động năng để tính vận tốc của vật, vẫn còn một số học sinh chưa nắm được công thức nên nhầm lẫn đã chọn A, B và D (chiếm tỉ lệ 15%, 10%, 10%). • Không có học sinh bỏ trống câu này (Missing = 0). • Hệ số tương quan điểm nhị phân là phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị dương khá cao (0.47) còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm. • Mức xác suất của lựa chọn C tốt còn của lựa chọn A, B và D phân cách chưa cao. • Độ khó của câu thì tương đối (0.650), còn độ phân biệt rất tốt (0.466). ☺ Như vậy, câu này có giá trị. ¾ Câu 13: Lua chon A B C D* Missing Tan so 5 5 10 20 Ti le % 12.5 12.5 25.0 50.0 Pt-biserial 0.00 -0.01 -0.39 0.34 Muc xacsuat NS NS <.05 <.05 0 ¾ Các số liệu thu được ta nhận thấy: • Đa số học sinh đã nắm được kiến thức về “động lượng” (đạt 50%) và vận dụng tốt công thức tính động lượng, vẫn còn một số học sinh chưa nắm được công thức nên nhầm lẫn đã chọn A, B và C (chiếm tỉ lệ 12.5%, 12.5%, 25%). • Không có học sinh bỏ trống câu này (Missing = 0). • Hệ số tương quan điểm nhị phân là phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị dương tương đối cao (0.34), các lựa chọn sai (lựa chọn B) thì có giá trị âm và bằng không ( lựa chọn A cho thấy độ phân cách chưa tốt). Trang57 • Mức xác suất của lựa chọn C và D tốt còn của lựa chọn A và B phân cách chưa cao. • Độ khó của câu thì tương đối (0.500), còn độ phân biệt rất tốt (0.341). ☺ Như vậy, câu này có giá trị. ¾ Câu 14: Lua chon A B* C D Missing Tan so 3 22 7 8 Ti le % 7.5 55.0 17.5 20.0 Pt-biserial -0.20 0.80 -0.43 -0.46 Muc xacsuat NS <.01 <.01 <.01 0 ¾ Các số liệu thu được ta nhận thấy: • Đa số học sinh đã nắm được kiến thức về “động năng” (đạt 55%), vẫn còn một số học sinh chưa nắm được tính chất của động năng nên nhầm lẫn đã chọn A, C và D (chiếm tỉ lệ 7.5%, 17.5%, 20%). • Không có học sinh bỏ trống câu này (Missing = 0). • Hệ số tương quan điểm nhị phân là phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị dương khá cao (0.80) còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm. • Mức xác suất của lựa chọn B, C và D tốt còn của lựa chọn A phân cách chưa cao. • Độ khó của câu thì tương đối (0.550), còn độ phân biệt rất tốt (0.802). ☺ Như vậy, câu này có giá trị. ¾ Câu 15: Lua chon A* B C D Missing Tan so 28 7 3 2 Ti le % 70.0 17.5 7.5 5.0 Pt-biserial 0.45 -0.29 -0.23 -0.15 Muc xacsuat < .01 NS NS NS 0 Trang58 ¾ Các số liệu thu được ta nhận thấy: • Đa số học sinh đã nắm được kiến thức về “động năng” (đạt 70%), vẫn còn một số học sinh chưa nắm được tính chất của động năng nên nhầm lẫn đã chọn B, C và D (chiếm tỉ lệ 17.5%, 7.5%, 5%). • Không có học sinh bỏ trống câu này (Missing = 0). • Hệ số tương quan điểm nhị phân là phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị dương tương đối cao (0.45) còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm. • Mức xác suất của lựa chọn A tốt còn của lựa chọn B, C và D phân cách chưa cao. • Độ khó của câu thì tương đối (0.700), còn độ phân biệt rất tốt (0.446). ☺ Như vậy, câu này có giá trị. ¾ Câu 16: Lua chon A* B C D Missing Tan so 25 4 1 10 Ti le % 62.5 10.0 2.5 25.0 Pt-biserial 0.33 -0.23 -0.22 -0.14 Muc xacsuat <.05 NS NS NS 0 ¾ Các số liệu thu được ta nhận thấy: • Đa số học sinh đã nắm được kiến thức về “va chạm đàn hồi” (đạt 62.5%) và vận dụng tốt định luật bảo toàn động lượng để tính vận tốc của vật sau va chạm, vẫn còn một số học sinh chưa nắm được bản chất của va chạm đàn hồi và nhầm lẫn về định luật bảo toàn động lượng nên đã chọn B, C và D (chiếm tỉ lệ 10%, 2.5%, 25%). • Không có học sinh bỏ trống câu này (Missing = 0). • Hệ số tương quan điểm nhị phân là phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị dương khá cao (0.33) còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm. • Mức xác suất của lựa chọn A tốt còn của lựa chọn B, C và D phân cách chưa cao. • Độ khó của câu thì tương đối (0.625), còn độ phân biệt rất tốt (0.335). ☺ Như vậy, câu này có giá trị. Trang59 ¾ Câu 17: Lua chon A B C* D Missing Tan so 1 6 26 7 Ti le % 2.5 15.0 65.0 17.5 Pt-biserial -0.16 -0.29 0.42 -0.18 Muc xacsuat NS NS <.01 NS 0 ¾ Các số liệu thu được ta nhận thấy: • Đa số học sinh đã nắm được kiến thức về “chuyển động bằng phản lực” (đạt 65%), vẫn còn đa số học sinh chưa nắm được kiến thức nên nhầm lẫn đã chọn A, B và D (chiếm tỉ lệ 2.5%, 15%, 17.5%). • Không có học sinh bỏ trống câu này (Missing = 0). • Hệ số tương quan điểm nhị phân là phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị dương tương đối cao (0.42) còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm. • Mức xác suất của lựa chọn C tốt còn của lựa chọn A, B và D phân cách chưa cao. • Độ khó của câu thì tương đối (0.650), còn độ phân biệt rất tốt (0.416). ☺ Như vậy, câu này có giá trị. ¾ Câu 18: Lua chon A B* C D Missing Tan so 1 30 6 3 Ti le % 2.5 75.0 15.0 7.5 Pt-biserial -0.22 0.50 -0.40 -0.14 Muc xacsuat NS <.01 <.05 NS 0 ¾ Các số liệu thu được ta nhận thấy: • Đa số học sinh đã nắm được kiến thức về “công” (đạt 75%), vẫn còn một số học sinh chưa nắm được tính chất và đặc điểm của công nên nhầm lẫn đã chọn A, C và D (chiếm tỉ lệ 2.5%, 15%, 7.5%). • Không có học sinh bỏ trống câu này (Missing = 0). • Hệ số tương quan điểm nhị phân là phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị dương tương đối cao (0.50) còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm. Trang60 • Mức xác suất của lựa chọn B và C tốt còn của lựa chọn A và D phân cách chưa cao. • Độ khó của câu thì tương đối (0.750), còn độ phân biệt rất tốt (0.498). ☺ Như vậy, câu này có giá trị. ¾ Câu 19: Lua chon A B C* D Missing Tan so 6 12 18 4 Ti le % 15.0 30.0 45.0 10.0 Pt-biserial -0.19 -0.37 0.61 -0.21 Muc xacsuat NS <.05 <.01 NS 0 ¾ Các số liệu thu được ta nhận thấy: • Một số học sinh đã nắm được kiến thức về “động năng” (đạt 45%), vẫn còn một số học sinh chưa nắm được tính chất của động năng nên nhầm lẫn và đã chọn A, B và D (chiếm tỉ lệ 15%, 30%, 10%). • Không có học sinh bỏ trống câu này (Missing = 0). • Hệ số tương quan điểm nhị phân là phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị dương khá cao (0.61) còn các lựa chọn sai thì có giá trị âm. • Mức xác suất của lựa chọn B và C tốt còn của lựa chọn A và D phân cách chưa cao. • Độ khó của câu thì tương đối (0.450), còn độ phân biệt rất tốt (0.606). ☺ Như vậy, câu này có giá trị. ¾ Câu 20: Lua chon A* B C D Missing Tan so 21 4 7 8 Ti le % 52.5 10.0 17.5 20.0 Pt-biserial 0.49 -0.26 0.11 -0.52 Muc xacsuat <.01 NS NS <.01 0 Trang61 ¾ Các số liệu thu được ta nhận thấy: • Đa số học sinh đã nắm được kiến thức về “thế năng” (đạt 52.5%), vẫn còn một số học sinh chưa nắm được tính chất của thế năng nên nhầm lẫn và đã chọn B, C và D (chiếm tỉ lệ 10%, 17.5%, 20%). • Không có học sinh bỏ trống câu này (Missing = 0). • Hệ số tương quan điểm nhị phân là phù hợp: lựa chọn đúng có giá trị dương khá cao (0.49) còn các lựa chọn sai (B và D) thì có giá trị âm và giá trị dương nhỏ (lựa chọn C cho thấy độ phân cách chưa cao). • Mức xác suất của lựa chọn A và D tốt còn của lựa chọn B và C phân cách chưa cao. • Độ khó của câu thì tương đối (0.525), còn độ phân biệt rất tốt (0.490). ☺ Như vậy, câu này có giá trị. IX. Nhận xét – kết luận Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá chất lượng câu hỏi trắc nghiệm và đề thi trắc nghiệm như đã trình bày ở mục III chương I phần nội dung ta thấy : - Bài trắc nghiệm trong đề có giá trị và đáng tin cậy. - Hệ thống 20 câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn trong đề tài đều có giá trị. Tuy nhiên, khi dùng các câu hỏi này vào việc kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh sau khi học xong chương các định luật bảo toàn hoặc các kỳ thi học kỳ thì người sử dụng nếu muốn thì có thể trau chuốt thêm các câu hỏi bằng cách chỉnh sửa lại các câu mồi có mức xác suất là NS và các câu mồi có hệ số tương quan điểm nhị phân có giá trị gần bằng không. ™ TIỂU KẾT Nội dung chủ yếu trong chương này là trình bày về việc tổ chức thực nghiệm sư phạm và xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm. Kết quả là: bài trắc nghiệm trong đề tài có giá trị và đáng tin cậy, hệ thống 20 câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn đều có giá trị. Dựa vào các số liệu thu được, các câu hỏi được phân tích một lần nữa và đảm bảo được các yêu cầu sau : ¾ Phân tích từng lựa chọn. ¾ Tần số và tỉ lệ các lựa chọn có phù hợp không? ¾ Hệ số tương quan điểm nhị phân của các lựa chọn cáo phù hợp hay không? ¾ Mức xác suất của các lựa chọn có tốt không? ¾ Độ khó của bài có phù hợp không? ¾ Độ phân biệt của từng câu hỏi có phù hợp không? Trang62 PHẦN III : KẾT LUẬN Trong giai đoạn hiện nay hầu hết các trường phổ thông trung học đều đã đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh dưới hình thức cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm khcách quan. Đặc biệt là trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và kỳ thi tuyển sinh đại học _ cao đẳng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã áp dụng hình thức thi bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan cho thấy sự quyết tâm cao của ngành trong việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trước tình hình đó, yêu cầu đặt ra cho người giáo viên là phải biết cách soạn thảo, đánh giá và chọn ra câu hỏi trắc nghiệm khách quan có giá trị để phục vụ cho công việc giảng dạy và giáo dục học sinh, giúp học sinh làm quen với phương pháp học tập theo xu hướng mới đồng thời rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích câu hỏi, kỹ năng làm bài trắc nghiệm, chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và kỳ thi tuyển sinh có chất lượng và hiệu quả. Từ đó cho thấy việc áp dụng hình thức kiểm tra và thi bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan cho các môn học nói chung và môn vật lý nói riêng là điều cấp thiết và hợp thời đại. I. Những kết quả đạt được của việc nghiên cứu đề tài Qua quá trình nghiên cứu đề tài "nghiên cứu xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương các định luật bảo toàn trong chương trình vật lý lớp 10" tôi đã đạt được một số kết quả sau: Nhận thức của bản thân từ quá trình nghiên cứu đề tài - Đề tài là cơ sở lý thuyết về vai trò của phương pháp trắc nghiệm khách quan trong dạy học và tại sao phải dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, từ đó thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong dạy và học các môn học nói chung và môn vật lý nói riêng. Ngoài ra, đề tài còn giúp cho người đọc làm quen với phương pháp đo lường trong giáo dục mà cụ thể là phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi một chương của môn học vật lý lớp 10, kết quả đã chọn ra được 20 câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn đúng với dự kiến ban đầu đã đề ra. Trong chương các đinh luật bảo toàn gồm có 5 bài với 7 đơn vị kiến thức đó là : xung lượng, động lượng (bao gồm cả định luật bảo toàn động lượng, va chạm đàn hồi và không đàn hồi, chuyển động bằng phản lực), công , công suất, động năng, thế năng, cơ năng. Mỗi đơn vị kiến thức đều có mục tiêu cần đạt được ở các mức độ khác nhau và các câu hỏi được soạn đều dựa trên mục tiêu ấy, các lựa chọn của mỗi câu đều được phân tích và sau khi thực nghiệm các câu hỏi đều được phân tích thêm một lần nữa để xem câu hỏi đưa ra có giá trị hay không? Kết quả là 20 câu hỏi này đều có giá trị. - Do thời gian để làm một câu hỏi trắc nghiệm của học sinh là rất ngắn nên trong đề tài này về phần bài tập tôi chỉ chọn những câu hỏi nhỏ học sinh chỉ cần nhớ công thức và biến đổi qua vài bước trung gian đơn giản, thay số vào là có thể tìm ra được kết quả. Nhưng để phân biệt được trình độ nhận thức của học sinh thì tôi có đưa vào những câu hỏi bài tập đòi hỏi học sinh phải tư duy, phải có định hướng trước khi giải bài tập và có vài câu học sinh phải nhớ lại một số kiến thức cơ bản ở những chương trước mới có thể giải được. Đây là những câu hỏi để phân biệt học sinh khá – giỏi. - Qua việc nghiên cứu đề tài tôi được tiếp cận và hiểu rõ hơn về kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Đó chính là cách thức xây Trang63 dựng, cách viết câu hỏi, cách trình bày và chấm một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (cụ thể là câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn mà tôi đã xây dựng). Đồng thời trải qua công việc thực nghiệm tôi đã biết được công việc cụ thể của người giám thị khi tiến hành coi kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan. Đây có thể nói là một kinh nghiệm vô cùng quý giá đối với công tác giảng dạy của tôi sau này. - Hiểu được phương pháp xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, cụ thể là các ưu và nhược điểm của từng loại câu trắc nghiệm từ đó vận dụng linh hoạt vào từng trường hợp cụ thể để đạt kết quả tốt nhất. - Biết cách soạn và đánh giá câu hỏi trắc nghiệm và bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn từ đó chọn ra những câu hỏi có giá trị góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cụ thể là ở trường phổ thông. - Hiểu được phương pháp lý luận của vấn đề nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có giới hạn và với cương vị là một sinh viên trình độ nhận thức cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên: - Trong quá trình soạn thảo chưa qui hoạch được tốt bài trắc nghiệm và chưa phân tích tốt nội dung chương các định luật bảo toàn, kết quả là số lượng câu hỏi được chọn trong đề tài tuy đạt đúng theo dự kiến đề ra nhưng còn ít so với số câu hỏi trắc nghiệm được đem đi thực nghiệm (40 câu) và một số câu hỏi ở mức độ trí lực có độ khó chưa phù hợp, câu hỏi ở mức độ biết (hiểu) lại có độ khó nhỏ hơn các câu hỏi ở mức độ hiểu (vận dụng)... - Do điều kiện không cho phép tôi chưa có điều kiện thực nghiệm bài trắc nghiệm với số lượng học sinh đủ lớn có trình độ ngang nhau ở các lớp khác nhau hay ở các trường khác nhau nên các kết quả thu được chỉ có tính tương đối. Sau khi ra trường, nếu có điều kiện nghiên cứu sâu hơn tôi sẽ khắc phục được một phần nào đó những nhược điểm trên, từ đó sẽ lựa chọn được nhiều câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn tốt hơn cả về mặt số lượng và chất lượng. Nhận thức của bản thân sau quá trình thực nghiệm sư phạm Soạn các câu hỏi trắc nghiệm khách quan để áp dụng vào việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một công việc không đơn giản, đòi hỏi phải nghiên cứu thật sâu, thật kĩ kiến thức, câu hỏi phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh nhất là những học sinh trung bình. Ngoài ra, phương pháp trắc nghiệm khách quan còn giúp cho tôi phân loại được trình độ học sinh, đồng thời rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ, khả năng phân tính, nhận định tình huống và khả năng làm việc nhanh chóng, chính xác..... hiểu chính xác kiến thức vật lý trên cơ sở khoa học. Từ đó, tôi có thể đề ra những phương pháp cơ bản để giải quyết những vướng mắc có khả năng gặp phải khi tiến hành phương pháp trắc nghiệm khách quan. II. Những đóng góp của việc nghiên cứu đề tài ¾ Với 20 câu hỏi trắc nghiệm khách quan được chọn trong đề tài đã góp phần nhỏ vào ngân hàng câu hỏi dùng trong các lần kiểm tra và thi học kỳ cho môn vật lý lớp 10. ¾ Thúc đẩy việc thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, góp phần thực hiện thành công mục tiêu đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trong giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra trong giai đoạn hiện nay. Trang64 ¾ Cung cấp những điều kiện và phương tiện nhằm nâng cao hiểu biết của giáo chức, sinh viên ngành sư phạm... để mọi người có quan niệm đúng đắn về hoạt động trắc nghiệm khách quan. ¾ Cung cấp những hiểu biết cơ bản cho những người muốn làm quen với phương pháp trắc nghiệm khách quan đặc biệt là sinh viên ngành sư phạm, giúp cho sinh viên ngành sư phạm có thể tập dợt cách soạn thảo và đánh giá các câu hỏi trắc nghiệm khách quan trước khi bước vào nghề dạy học. ¾ Người đọc đề tài này sẽ thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan vào quá trình dạy học mà cụ thể là kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. ¾ Đây là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành sư phạm, các giáo viên và cán bộ giảng dạy trong ngành giáo dục, thậm chí có thể dành cho cả những sinh viên các ngành khác làm việc có liên quan đến việc khảo sát, thu thập thông tin, điều tra lấy ý kiến... III. Kiến nghị Đối với các cấp chính quyền, các nhà quản lý giáo dục • Cần trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc biên soạn và chấm bài trắc nghiệm. Trong tương lai, có thể cung cấp thêm cho các trường phổ thông phòng chức năng chuyên phục vụ cho việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hình thức cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan trực tiếp ngay trên máy tính để học sinh có thể biết ngay kết quả bài làm của mình từ đó có thể điều chỉnh ngay việc học của mình mà không phải chờ đợi kết quả chấm bài của giáo viên, đồng thời giúp giáo viên đỡ mất thời gian chấm bài và có nhiều thời gian đầu tư, nghiên cứu tìm giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy. • Giúp sinh viên ngành sư phạm có điều kiện tiếp cận với phương pháp và kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan bằng cách đưa các học phần có liên quan đến việc soạn thảo và đánh giá bài trắc nghiệm khách quan, đánh giá câu hỏi trắc nghiệm khách quan vào chương trình đào tạo. Đối với cán bộ giảng dạy • Trang bị các tư liệu có liên quan đến việc soạn thảo và xử lí số liệu thu thập được như: các phần mềm trắc nghiệm, phần mềm đánh giá bài Test, đánh giá câu Test, các tài liệu thu thập trên mạng….. • Giới thiệu và hướng dẫn cho sinh viên đặc biệt là sinh viên ngành sư phạm những kiến thức về phương pháp trắc nghiệm khách quan, kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, cách sử dụng các phần mềm trong việc soạn thảo và đánh giá câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Đối với sinh viên • Cần nhận thức đúng đắn vai trò của việc áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá, tiếp thu nhanh và sáng tạo, từ đó mà đưa ra phương pháp học tập cho phù hợp. • Riêng sinh viên ngành sư phạm cần trang bị cho bản thân tri thức chuyên môn vững vàng, những kiến thức cần thiết về phương pháp và kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để áp dụng vào công việc dạy học sau này. PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỂM CỦA BÀI KIỂM TRA CHƯƠNG CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN Lớp 10A1 Giáo viên giảng dạy: Trần Thị Thúy Nga Học kỳ II Năm học: 2007_2008 STT Họ và Tên Học Sinh Điểm 01 Nguyễn Hoàng An 6.5 02 Nguyễn Ngân Băng 7.5 03 Khưu Linh Bằng 7 04 Lê Quốc Cẩn 5.5 05 Trần Lê Trường Đoan 6.5 06 Nguyễn Ngọc Điệp 6 07 Lê Lâm Quang Điền 9 08 Nguyễn Thị Thùy Dương 4.5 09 Đinh Thị Thu Hạnh 7 10 Trần Văn Hiện 8 11 Đỗ Tấn Hưng 5.5 12 Nguyễn Thị Ngọc Em 5.5 13 Nguyễn Thị Mai 6 14 Đông Kiều Nhi 5.5 15 Nguyễn Thị Kiều 4.5 16 Nguyễn Thị Mỹ Nữ 4.5 17 Huỳnh Thị Nhanh 4.5 18 Trương Thi Bích Loan 4.5 19 Nguyễn Thị Luyến 5 20 Võ Thị Thùy Linh 4 21 Võ Thị Kiều 4.5 22 Trần Mai Phương 4 23 Nguyễn Thanh Phong 6 24 Dương Hào Phú 5 25 Nguyễn Thế Lê Phong 3.5 26 Lê Phú 4 27 Nguyễn Kim Phụng 6.5 28 Phan Phị Phụng 4.5 29 Ngô Thị Giàu 6.5 30 Lê Giang 5 31 Hồ Thị Mỹ Giang 3.5 32 Phạm Ngọc Quý 3 33 Phùng Trí Sách 4.5 34 Nguyễn Anh Trường 6.5 35 Nguyễn Văn Thẳng 4.5 36 Nguyễn Thị Kim Trúc 5.5 37 Trần Hoàng Bích Trăm 5.5 38 Lư Thanh Tuấn 4 39 Đoàn Thị Thảo Trang 5.5 40 Nguyễn Đinh Tiến 5.5 PHỤ LỤC 2 CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐƯỢC XÂY DỰNG === & === Câu 1: Một vật nhỏ có khối lượng 2kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc cao 5m, khi xuống tới chân dốc vật có vận tốc 6 m/s. Chọn gốc thế năng tại chân dốc, công của lực cản khi đó là: A. 64 (J) B. – 28 (J) C. – 64 (J) D. 28 (J) Câu 2: Một lò xo có độ cứng k = 32 N/m, khi lò xo bị nén lại theo phương ngang một đoạn l∆ = 0,2 cm. Chọn gốc thế năng tại vị trí trước khi lò xo bị nén, thế năng đàn hồi của lò xo là: A. 3,2.10-2 (J) B. –6,4.10-5 (J) C. 6,4.10-5 (J) D. – 3,2.10-2 (J) Câu 3: Một con lắc đơn từ vị trí mà dây hợp với phương thẳng đứng một góc 060=α được thả cho chuyển động tự do. Biết con lắc đạt vận tốc cực đại là 2m/s. Bỏ qua lực cản của không khí. Chiều dài của con lắc là: A. 0,8 (m) B. 0,2 (m) C. 0,1 (m) D. 0,4 (m) Câu 4: Trong va chạm mềm đại lượng nào bảo toàn? A. Động năng. B. Động lượng. C. Cả động năng và động lượng được bảo toàn. D. Không đại lượng nào được bảo toàn. Câu 5: Cơ năng của hệ vật và Trái Đất bảo toàn khi A. Không có lực cản, lực ma sát. B. Vận tốc của vật không đổi. C. Vật chuyển động theo phương ngang. D. Lực tác dụng lên hệ chỉ có trọng lực. Câu 6 : Va chạm nào sau đây là va chạm mềm? A. Một hòn bi rơi từ trên cao xuống dính vào đỉnh của một lò xo, lò xo bị nén lại và bắt đầu dao động. B. Một hòn bi chuyển động với vận tốc vr đến va chạm vào hòn bi khác đang đứng yên, sau va chạm hai hòn bi chuyển động cùng vận tốc 'vr . C. Một viên đạn bay với vận tốc vr xuyên qua bao cát đang treo trên một xà ngang đứng yên. D. Một xe tải đang chuyển động đâm vào một thùng hàng làm cho thùng hàng di chuyển về phía trước. Câu 7 : Vật có khối lượng m chuyển động tròn đều với vận tốc v. Sau thời gian bằng một chu kì, độ biến thiên động lượng của vật là : A. – mv B. mv C. – 2mv D. 0 Câu 8 : Một quả bóng nặng 0,5kg bay ngang tới chân người cầu thủ với vận tốc 2m/s. Cầu thủ này đá quả bóng làm cho nó bay ngược trở lại với vận tốc với vận tốc 3m/s. Chọn chiều dương là chiều chuyển động lúc sau của quả bóng. Tính xung lượng của lực mà người cầu thủ đó đá quả bóng. A. 0,5 (N) B. – 2,5 (N) C. 1,5 (N) D. 2,5 (N) Câu 9: Công của trọng lực khi vật có khối lượng m trượt xuống theo mặt phẳng nghiêng góc α từ độ cao h là: A. m.g.cosα .h B. m.g.h C. m.g.sinα .h D. m.g.cosα . αsin h Câu 10 : Đối với hệ kín gồm nhiều vật thì định luật bảo toàn động lượng được viết: A. ''22 ' 112211 ...... nnnn vmvmvmvmvmvm rrrrrr ++=++ với n là số vật trong hệ. B. Cp =r với C là hằng số C. nppppp rrrrr .......21 +++= với n là số vật trong hệ D. Cpppp =+∆+∆+∆=∆ ........321 rrrr với C là hằng số Câu 11 : Một lực F r không đổi liên tục kéo một vật chuyển động với vận tốc vr theo hướng của lực F r . Công suất của lực F r là: A. F.t B. F.v C. F.v2 D. F.v.t Câu 12: Một vật có trọng lượng 1N, có động năng 1J. Lấy g = 10 m/s2, khi đó vận tốc của vật bằng: A. 0,45 (m/s) B. 1 (m/s) C. 4,5 (m/s) D. 1,4 (m/s) Câu 13 : Một vật nhỏ có khối lượng 2 kg trượt xuống một đường dốc nhẵn tại một thời điểm xác định có vận tốc 3 m/s, sau đó 4s vật có vận tốc 7 m/s, tiếp ngay sau đó 3s vật có động lượng là : A. 6 (kg.m/s) B. 28 (kg.m/s) C. 10 (kg.m/s) D.20 (kg.m/s) Câu 14: Chọn câu phát biểu đúng nhất: A. Động năng của vật càng lớn khi khối lượng của vật càng lớn. B. Động năng của vật có tính tương đối, giá trị của nó phụ thuộc vào gốc ta chọn để tính vận tốc. C. Động năng của vật càng lớn khi vận tốc chuyển động của vật càng lớn. D. Động năng của vật có tính tương đối, giá trị của nó phụ thuộc vào mốc ta chọn để tính động năng. Câu 15 : Các đại lượng nào sau đây là đại lượng vô hướng luôn dương: A. Động năng. B. Hình chiếu của động lượng. C. Công. D. Thế năng. Câu 16 : Toa xe thứ nhất có khối lượng 3 tấn chạy với vận tốc 4 m/s đến va chạm đàn hồi với toa xe thứ hai đứng yên có khối lượng 5 tấn làm toa này chạy với vận tốc 3 m/s. Chọn chiều dương là chiều chuyển động ban đầu của toa xe thứ nhất. Sau va chạm toa thứ nhất chuyển động với vận tốc: A. – 1 (m/s) B. – 9 (m/s) C. 9 (m/s) D. 1 (m/s) Câu 17 : Một súng có khối lượng M có thể chuyển động trên mặt bàn nằm ngang. Súng bắn ra viên đạn có khối lượng m theo phương ngang với vận tốc vr . Vận tốcV r của súng lúc đó là: A. v m MV r r −= B. v m MV r r = C. v M mV r r −= D. v M mV r r = Câu 18 : Công cản xuất hiện khi: A. 0900 ≤< α B. 00 18090 ≤< α C. 00 18090 ≤≤ α D. 0180=α Câu 19: Hai vật có cùng khối lượng m, ở cùng độ cao h, với cùng vận tốc ban đầu bay xuống đất theo những quỹ đạo khác nhau. Kết luận nào là sai: A. Độ lớn vận tốc chạm đất của hai vật bằng nhau. B. Công của trọng lực của hai vật đều bằng nhau. C. Thời gian rơi của hai vật bằng nhau. D. Gia tốc rơi bằng nhau. Câu 20: Hai vật có cùng khối lượng ở hai vị trí M và N nằm ngang như hình vẽ: M N hM hN Thế năng của hai vật tại vị trí M và N là: A. ( ) ( )NWMW tt = B. ( ) ( )NWMW tt > C. Không thể so sánh được. D. ( ) ( )NWMW tt < Câu 21: Khi một vật chuyển động có vận tốc tức thời biến thiên từ 1v r đến 2v r thì công của các ngoại lực tác dụng lên vật được tính bằng công thức: A. 12 vmvmA rr −= B. 21 2 2 mvmvA −= C. 12 mvmvA −= D. 22 2 1 2 2 mvmvA −= Câu 22: Động lượng của vật biến thiên khi: A. lực với cường độ đủ mạnh tác dụng lên vật trong một khoảng thời gian ngắn. B. lực với cường độ vừa đủ gây ra sự biến đổi chuyển động của vật trong khoảng thời gian ngắn. C. lực với cường độ đủ mạnh tác dụng lên vật trong khoảng thời gian dài D. lực với cường độ vừa đủ để gây ra sự biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian dài. Câu 23: Cách viết thứ hai của định luật II Newton là: A. t pF ∆ ∆= rr B. tFp ∆=∆ rr C. t Fp ∆=∆ r r D. tất cả đều đúng. Câu 24: Một viên đạn có khối lượng m bằng 2kg đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc 250m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh thứ nhất bay theo phương nằm ngang với vận tốc v1 = 500 m/s , mảnh thứ hai bay theo phương hợp với phương thẳng đứng một góc: A. 900 B. 600 C. 450 D. 1800 Câu 25: Công có giá trị lớn nhất khi: A. 00=α B. 090=α C. 0180=α D. Cả A và C đều đúng Câu 26 : Công thức tính công đúng cho mọi trường hợp: A. sFA .= B. mghA = C. αcos..sFA = D. 22 2 1 2 2 mvmvA −= Câu 27: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất: A. kg.m2/s3 B. J.s C. N.m/s D. HP Câu 28: Trong công thức tính động năng có sự xuất hiện của hệ số 2 1 là do: A. vật chuyển động thẳng đều có hệ thức: asvv 222 2 1 =− B. vật chuyển động thẳng biến đổi đều có hệ thức: asvv 221 2 2 =− C. xuất phát từ biểu thức độ biến thiên động năng: 21 2 2 2 1 2 1 mvmvA −= D. công của lực F thực hiện độ dời s là: sF a vv ma . 2 2 1 2 2 =− Câu 29: Chọn phát biểu sai: động năng của vật không đổi khi A. vật chuyến động thẳng đều. B. vật chuyển động với gia tốc không đổi. C. vật chuyển động tròn đều. D. vật chuyển động cong đều. Câu 30: Độ cao của vật tăng khi: A. 00≥α B. 00 900 << α C. 00 18090 << α D. 0180≤α Câu 31: Một con lắc đơn dao động tuần hoàn quanh vị trí cân bằng như hình vẽ: A O Động năng của con lắc đạt giá trị cực đại khi: A. vừa đến vị trí O. B. vừa đến vị trí A. C. vừa rời khỏi vị trí O. D. vừa rời khỏi vị trí A. Câu 32: Cơ năng của vật chịu tác dụng đồng thời cả lực đàn hồi và trọng lực là: A. ( ) mghlkmvW +∆+= 22 2 1 B. ( ) mghlkmvW −∆−= 22 2 1 2 1 C. ( ) mghlkmvW +∆+= 22 2 1 2 1 D. ( ) mghlkmvW −∆−= 22 2 1 Câu 33: Cơ năng là đại lượng: A. vô hướng, luôn dương. B. vô hướng, luôn âm. C. có thể âm hoặc dương hoặc bằng không. D. luôn luôn lớn hơn hoặc bằng không. Câu 34: Trường hợp nào sau đây thì động lượng được bảo toàn: A. ôtô tăng tốc. B. ôtô chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát. C. ôtô chuyển động tròn đều. D. ôtô giảm tốc. Câu 35: Khi vận tốc của vật tăng gấp đôi thì: A. gia tốc của vật tăng gấp đôi. B. động lượng của vật tăng gấp đôi. C. động năng của vật tăng gấp đôi. D. cơ năng của vật tăng gấp đôi. Câu 36: Khi một vật chuyển động thẳng đều thì: A. động năng bảo toàn B. động lượng bảo toàn C. cơ năng bảo toàn D. thế năng bảo toàn Câu 37: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công ? A. J B. kJ C. N/m D. N.m Câu 38: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào lực sinh công âm? A. Lực cần cẩu đưa vật từ dưới đất lên. B. Trọng lực của vệ tinh bay vòng tròn quanh Trái Đất. C. Trọng lực của một vật khi nó rơi tự do. D. Trọng lực khi vật chuyển động lên dốc. Câu 39: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào lực sinh công âm? A. Lực cần cẩu đưa vật từ dưới đất lên. B. Trọng lực của vệ tinh bay vòng tròn quanh Trái Đất. C. Trọng lực của một vật khi nó rơi tự do. D. Trọng lực khi vật chuyển động lên dốc. Câu 40: Một vật có khối lượng 5kg bắt đầu chuyển động trên mặt nhẵn nằm ngang từ trạng thái nghỉ dưới tác dụng của một lực theo phương ngang F = 5N. Tính công của lực F thực hiện sau 2s ? A. 10 ( J ) B. 20 ( J ) C. - 10 ( J ) D. 5 ( J ) TÀI LIỆU THAM KHẢO Dương Thiệu Tống. 1995. Trắc nghiệm đo lường thành quả học tập. TP HCM: ĐHTH THPT. Đỗ Văn Thông. 2005. Phương pháp nghiên cứu khoa học. ĐHAG Hoàng Đức Nhuận và PGS PTS Lê Đức Phúc.1995. Cơ sở lý luận của việc kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh phổ thông. Hà Nội Lương Duyên Bình. 2006. Sách giáo viên vật lý 10. NXB GD. Lương Duyên Bình. 2006. Sách giáo khoa vật lý 10. NXB GD. Lý Minh Tiên. 1998. Chương trình phân tích bài Test – câu Test. TPHCM. Nguyễn Thế Khôi. 2006. Vật Lý 10 Nâng Cao. NXB GD. Nguyễn Thị Cúc. 2004. Giáo dục học 2. ĐHAG Nguyễn Phụng Hoàng. Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá thành quả học tập. NXB GD. Nguyễn Xuân Nùng (Biên dịch) và GS.TS. Lâm Quang Thiệp (Hiệu đính và giới thiệu). Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong giáo dục. 1995. Hà Nội: Bộ Giáo Dục và Đào Tạo vụ Đại học. Phạm Viết Vượng. 1995. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Hà Nội. Trần Thuý Hằng và Đào Thị Thu Thuỷ. 2006. Thiết kế bài giảng vật lý 10 (tập hai). Hà Nội: NXB Hà Nội. Trần Văn Thạnh. 2005. Bài kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. ĐHAG. Tài liệu hướng dẫn thi trắc nghiệm. 10/2005. Sở Giáo Dục và Đào Tạo An Giang.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghiamp234n cuu xay dung cau hoi trac nghiem khach quan nhieu lua chon chuong cac dinh luat bao .PDF